IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bảng so sánh giữa gạo lứt và gạo xát trắng
Diệu Minh
bài Mar 31 2014, 07:22 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



GẠO LỨT
Khắc tinh của bệnh nan y


Để thấy hết giá trị của hạt gạo lứt mà theo tổ chức Lương thực thế giới đã đánh giá là: Hạt của sự sống, Bây giờ bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ: cho gạo lứt và gạo xát trắng vào hai cái nắp hộp có bông để giữ nước ở trong. Sau vài ngày, gạo lứt nảy mầm thành cây mạ và có mùi thơm ngát dễ chịu. Trong khi gạo trắng trở thành cái gì? Bấy giờ bạn hãy suy nghĩ xem nên ăn loại gạo còn chứa sự sống hay gạo xát trắng không còn chứa sự sống? Gạo lứt có chứa một chất chỉ có trong sữa mẹ.

Theo các nhà Yoga và Huyền môn, gạo lứt còn được khuyên nên ăn thường xuyên vì nó chứa sự sống (prana): Gạo lứt rơi xuống đất mọc thành cây mạ, gạo trắng thì thành đất.

Chỉ riêng trong 100g bột mầm gạo lứt đã có tới:
- Sinh tố B1 (2,83 mg%) hiệu quả với chứng thiếu sinh tố và bệnh tê phù.
- Sinh tố B2 (0,56mg%) làm đẹp người.
- Sinh tố B6 (5,30%) chữa bệnh thần kinh, mất ngủ.
- Sinh tố E (37, 60mg%) làm trẻ lại và cường tính.
- Chất nai-amin (6,8mg%) phòng loét dạ dày mãn tính.
- Axit pangto tonic (24,60mg%) làm máu trong sạch, da dẻ mịn màng.
- Chất mangan (39mg%) đẩy mạnh sự phát dục.
- Ngoài ra còn có sinh tố B12 hiệu quả đối với chứng thiếu máu, cũng có glutation đề phòng phóng xạ, có axit glutamic tự nhiên làm tăng sự ngon ăn và làm xoa dịu hệ thần kinh, có thành phần sắt làm cho máu trở nên trong lành, có các chất khoáng như canxi v.v...

Theo bác sĩ Sallet, gạo lứt (riz complet) bổ và mát, giải nhiệt khát, giảm đau thần kinh và làm dịu mọi phiền não lo âu.

Theo Đông y, thì gạo tẻ điều hoà 5 tạng, bổ tỳ vị, bổ phế khí, ích thận tinh, mạnh tâm trí, cứng gân xương, thân thể cường tráng. Trong nội kinh có câu “Tinh sinh bởi 5 loại lúa”. Tinh khí đều bởi chất gạo mà biến hoá sinh ra cho nên chữ Tinh, chữ Khí đều có chữ Mễ cả.
- Chọn loại gạo canh tác theo thiên nhiên: không có bón phân hoá học, không phun thuốc trừ sâu. Gạo đỏ, hạt tròn, cơm thổi cứng (nhưng dương hơn) cần nhai kỹ lưỡng hơn loại gạo trắng, hạt dài, cơm thổi mềm dẻo khó nhai kỹ (cơm dẻo âm hơn).

Bảng so sánh giữa gạo lứt & gạo trắng


Cách nấu cơm lứt: vo đãi gạo lứt, nhặt sạch cát sạn, loại bỏ trấu và thóc… vớt ra rá để ráo nước qua đêm rồi sớm hôm sau nấu lên ăn, cho nhiều nước hơn bình thường, bỏ thêm chút muối ngay khi nấu cơm; cách khác: ngâm gạo từ 1 - 3 giờ rồi mới nấu cơm; có thể bỏ thêm vài hạt đỗ các loại… chỉ ăn duy nhất cơm này với muối vừng … nhai 3 miếng cơm đầu tiên mỗi miếng nhai 120 lần… thức ăn thì ăn vã riêng, không ăn lẫn lộn.

Thường ăn cơm lứt kiểu này tránh được nhiều bệnh tật và khỏe người, sống lâu hạnh phúc.

Món cháo bổ dưỡng - thường nên ăn cháo gạo lứt

Đức Phật dạy: thân thể do 4 thứ tác động là nghiệp, tâm, vật thực và thời tiết

Nói đến việc thành đạo của Đức Phật là phải nói đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Đó là bát cháo sữa đã giúp sức cho Ngài tu tập đạt thành chánh quả.

Có lẽ nhờ bát cháo Sujata, mà cháo đã trở thành một món ăn quan trọng thường được Đức Thế Tôn nhắc đến trong kinh điển.

Lợi ích thực tiễn của cháo: Với cái nhìn siêu việt của bậc Đạo sư, Đức Phật đã nhận ra năm lợi ích của cháo là: trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bàng quang (và huyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại. Năm điều này đã được Ngài nói đến trong Tăng Chi Bộ Kinh (chương 5, phần Cháo).

Thực dưỡng khuyên ăn cháo gồm những thứ như sau:

- Gạo lứt, nếp cẩm, kê, đỗ đỏ, đỗ đen…muối vừa ăn…Người khỏe có thể bỏ thêm vài hạt lạc…Có thể ăn cháo với muối vừng, dưa…Nếu có rong biển phổ tai thì món cháo sẽ trở nên ngon ngọt, bổ dưỡng hơn.

Muốn mát gan thường ăn cháo bữa sáng với chút rau xanh!

Chỉ cần có những nguyên liệu nấu cháo (in đậm) cũng được, có nhiều càng tốt, không có cũng không sao…

Nồi nấu cháo lý tưởng: Có thể ngâm gạo đỗ trước khi nấu từ 1 - 3 giờ …

Chư tăng chùa Thiếu Lâm tự của Trung Quốc thường ăn cháo nên đã có bài thơ như sau:

Thiếu Lâm sư tăng ngày 3 bữa
Sáng thường cháo đặc 2 bát đầy
Trưa thì cháo loãng với bánh bột Ngũ cốc sinh tinh
Chiều dùng nửa bát đúc trộn rau
Sáng ăn bằng 8 phần ăn trưa
Bữa tối lại càng ít hơn nữa Tinh hóa khí
Bột trộn luôn luôn phải đổi bữa Khí hóa thần
Ngô gạo chớ phí hoài nửa hạt
Vào bữa đều phải chú tâm ăn
Tức giận đừng đụng đến bát đũa
Suốt năm phải kiêng thịt, rượu, thuốc
Nếu ai sai phạm chùa đuổi cút.


Gạo lứt nảy mầm?



Theo GS Hiroshi Kayahara (ĐH Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm và làm nảy mầm gạo lứt thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần. Từ năm 2000 trở lại đây khoa y học cổ truyền của Nhật và khoa y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm.

Nhai kỹ từ 100 lần trở lên chữa lành được rất nhiều bệnh, là thức ăn tạo kiềm dương và khử axít cho máu… chữa ho, cảm cúm, chống loãng xương, khô da, chữa khớp, trĩ, phòng chữa bệnh béo phì… là loại gạo cực kỳ bổ dưỡng.Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần so với gạo lứt.

Cách rang gạo lứt nảy mầm: đãi sạch cát sạn trấu thóc... ngâm gạo lứt 10 tiếng rồi vớt ra để vào rá, phủ khăn kín sau 12 giờ đem ra rang từng nắm nhỏ trên bếp thật nóng, trước khi rang sóc đều gạo với chút muối...

TÁC HẠI CỦA MÌ CHÍNH - BỘT NGỌT

Sau muối và tiêu, đây là thứ gia vị xếp hàng thứ ba và là thứ gia vị của thời đại chúng ta. Ở Mỹ nó được gọi là Monosodium glutamate, ở Nhật là Aji – no – moto, ở Việt Nam nó là bột ngọt, là mì chính, và còn mang nhiều tên gọi khác nhau ở quốc gia trên thế giới này.
Bột ngọt lần đầu tiên được triển khai tại phòng thí nghiệm của Kikunae Ikeda nguyên được phân lập từ rong biển để làm cho vị của món ăn thêm đậm đà. Tiến sĩ Ikeda nào có ngờ công trình của ông, nhằm nhận diện thứ hoạt chất trong rong biển mà các đầu bếp Nhật Bản đã sử dụng hàng ngàn năm nay, lại mở đường cho một ngành công nghiệp có khoản thu nhập lên hàng tỷ Mỹ kim trong thế kỷ XX này.
Không bao lâu sau khi phân lập được bột ngọt, Kikunae Ikeda trở thành người hùn vốn trong một cơ ngơi sau này biến thành công ty Aji – no – moto (có nghĩa: bản chất của vị). Sự thật là trên toàn thể các nước phương Đông, ai cũng biết là Aji–no -moto có nghĩa là bột ngọt, và trở thành tên gọi. Bột ngọt trở nên là thứ nguyên liệu thô cho nền công nghiệp thực phẩm hiện đại. Vậy sao chúng ta lại lo lắng về cái chất làm cho các thứ thực phẩm nhạt nhẽo thêm đậm đà, làm mất các mùi khó ưa của đồ hộp và kích thích các gai vị giác mệt mỏi của chúng ta? Tại sao lại có người muốn thách thức những đặc tính có vẻ lợi của bột ngọt?

Câu trả lời: bột ngọt đơn giản là một chất độc với nhiều người mẫn cảm đối với các tác dụng của nó. Các phản ứng của cơ thể đối với bột ngọt là từ nhẹ đến rất nặng. Quả thật vậy, qua bài đầu tiên được đăng trên New England Journal of Medicine (Tạp chí Y học vùng Tân Anh Cát Lợi) vào năm 1968, Bác sĩ Ho Man Kwok tường trình các triệu chứng tương đối nhẹ như nhức đầu, da bừng bừng. Tuy nhiên, càng về sau này các công trình nghiên cứu tích luỹ nhiều tư liệu cho thấy bột ngọt gây ra những hậu quả tai hại hơn và kéo dài hơn như bệnh suyễn, nhức đầu như búa bổ và các tai biến về tim đe doạ tính mạng. Các loại triệu chứng khác thoạt nhìn có vẻ do tâm thần nhưng rà soát lại thì do dùng bột ngọt: tính khí thất thường một cách quá đáng, dễ nóng giận, trầm cảm, thậm chí cảm thấy mình bị thù ghét.

Nhiều ca bệnh trầm trọng vì bột ngọt đã được các bác sĩ đúc kết thành tài liệu và ngày càng có nhiều bài xuất hiện trong y văn mà các chuyên gia có thể dùng để nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên đại đa số những người bị mẫn cảm đối với bột ngọt lại không biết rằng những khổ sở khó khăn trong đời của mình rất có thể là do bột ngọt gây ra: họ đi khám bác sĩ mà vẫn không thấy khỏi, bác sĩ không sao giải thích được những lời than vãn của thân chủ nổi giận dữ và buồn bực do bột ngọt gây ra, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự vẫn nếu không tìm ra được nguyên nhân do đâu mà có những rối loạn tâm thần như vậy.

Một công trình nghiên cứu qua bản trả lời những câu hỏi đặt ra (được công bố vào tháng 4 năm 1977) cho thấy rất đông mẫu chọn do Tiến sĩ Liane Reif – Lenrer cho thấy có 30% người lớn và có từ 10 đến 20% trẻ em có phản ứng đối với thức ăn có chứa bột ngọt. Như vậy có nghĩa là hiện nay có hàng triệu sinh mạng đang bị đe doạ vì bột ngọt.

Bột ngọt được tìm thấy hầu hết trong các thức ăn liền trên quy mô cả nước. Những loại thức ăn liền này lại được trẻ em và thanh thiếu niên rất ưa chuộng, có thể trở thành “chất độc màu xanh” - một cụm từ mà các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia dùng để giải thích cho nguyên nhân gia tăng hội chứng trầm cảm trong số trẻ em và lứa tuổi niên thiếu. Những triệu chứng về thể chất và phong thái của trẻ em – như những cơn động kinh và mất khả năng tự chủ được định bệnh và chữa khỏi khi chúng được xem như là phản ứng đối với bột ngọt.

Vào cuối thập niên 60, bột ngọt bị loại bỏ khỏi thức ăn cho trẻ con. TS Jean Mayer, một nhà khoa học thực phẩm hàng đầu thuộc Viện Đại học Harvard đã tuyên bố trong buổi họp phụ nữ tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia rằng: “Dù có cảm thấy hơi áy náy vì chưa có đủ bằng chứng nhưng tôi vẫn mong loại bỏ hẳn cái thứ trời đánh này (bột ngọt) ra khỏi thức ăn trẻ con”. Ngay tức khắc các nhà sản xuất thực phẩm Gerber Heinz và Beechnut tuyên bố không dùng bột ngọt trong việc chế biến thức ăn cho trẻ con nữa. Thế nhưng các cháu vẫn dùng bột ngọt qua các món ăn thường được gia đình nấu nướng.

Các sự kiện khoa học thu thập được từ các ca bệnh cần được quảng đại quần chúng quan tâm, chú y. Riêng ở Mỹ có ít ra là 20 triệu người và trên thế giới có ít ra là 100 triệu người có phản ứng đối với bột ngọt. Điều này có nghĩa rằng trong khi có người dùng bột ngọt mà không bị tác hại thì nhiều người lại bị thương tổn về mặt thể chất và tâm thần khi dùng bột ngọt làm gia vị mà không hề hay biết rằng đối với họ, bột ngọt có những tác động của một loại thuốc mạnh. Cuốn sách “Dở - hội chứng bột ngọt” là câu chuyện về những tác động tai hịa của bột ngọt đối với sức khoẻ và sự an lành của họ. Sách trình bày chi tiết những công trình của các nhà khoa học hiến trọn đời mình để khuyến cáo đừng dùng bột ngọt nữa. Cuốn sách còn đề cập đến một nền kinh tế liên hệ phụ thuộc vào việc sản xuất và tiêu thụ bột ngọt, và các nhà tâm lý học, các bác sĩ, các bệnh viện, trường học và luật sư liên hệ với nhau như thế nào trong vấn đề này do tác động sâu rộng của bột ngọt.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như trên hiện trường đều cho thấy một hình ảnh bất biến: 30% dân số có những triệu chứng khó chịu khi dùng bột ngọt theo liều lượng như được dùng để nêm nếm thức ăn. Những dữ kiện lâm sàng cho thấy rằng đối với một số người những triệu chứng không thuộc loại nhẹ hay chóng qua mà thuộc loại nặng và nguy hiểm, và rất có thể - dù không phải khi nào cũng vậy - dẫn đến những chứng bệnh mãn tính hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Ngày cnàg có nhiều người bị nguy hại do việc sử dụng bột ngọt ngày càng tăng. Hiện tượng không chịu được bột ngọt không phải là phản ứng quá mẫn cảm – nhưng đúng là một tác động do thuốc. Một liều đủ cao có khả năng gây bệnh cho bất cứ ai, và có nhiều người hơn nữa đang tiến dần tới cái liều nguy hại đó – nghĩa là khi có đủ lượng thì triệu chứng bệnh lộ ra – do tiêu thụ bột ngọt. Hội chứng bột ngọt không còn là thứ phản ứng khó tiêu của cơ thể đối với các món ăn Tàu.

Những ai có phản ứng với bột ngọt, trước hết phải nhận ra cho rõ các phản ứng đó của mình, và rồi học cách ăn không có bột ngọt.
Những ai không chịu được bột ngọt mà có những phản ứng mạnh mẽ thường phải chịu khổ sở liên miên với các triệu chứng tâm lý và sinh lý. Biết né tránh không dùng bột ngọt có khả năng thay đổi cục diện rất tốt đẹp.

Phản ứng của mì chính đối với cơ thể:

Mới đây một công trình khảo nghiệm khoa học của nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hàn Quốc Hwo Woong Zhong đăng trên tờ tạp chí Khoa học Mỹ số 7 – 1996 (Science No 7) với tên: “Hội chứng món ăn tài” (Chira Distres Symtoms) đã công bố những tác hại của việc dùng mì chính: Nếu dùng quá sẽ gây những tác hại cho các nơron thần kinh duy trì trí nhớ. Mặc dù muối Natri gốc Axít glutamic có tác dụng làm giảm lượng Amoniắc trong hệ tuần hoàn não nên phần nào có tác dụng làm giảm đau đầu (một thời có người đã chữa chứng đau đầu bằng... ăn nhiều mì chính). Nhưng sau đó, chính nó lại hạn chế khả năng trao đổi chất của các tế bào thần kinh, gây nên lão hoá. Đó chính là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.

Từ công trình nghiên cứu khoa học trên đây, ngày nay, tổ chức WHO (Tổ chức vì sức khoẻ của thế giới) và tổ chức Nông lương thế giới FAO đã khuyến nghị: Không nên dùng mì chính trong chế biến cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cũng tác giả bài báo này đã thống kê và chỉ ra rằng: Châu Âu và các nước phát triển hầu như không ăn mì chính. Các nước sản xuất nhiều mì chính chỉ đem....xuất khẩu (Mỹ tiêu thụ nội địa 0,7%; Pháp 0,9%; Braxin 1%). Ngay nước Nhật, nước phát minh ra mì chính cũng chỉ làm ra để bán chứ tiêu thụ nội địa có 1,5% lượng mì chính làm ra. Một số trắc nghiệm của các nhà hoá thực phẩm Anh - Mỹ còn chỉ ra rằng: Ăn nhiều mì chính trong thức ăn một lần có thể gây triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ngứa dị ứng toàn thân hoặc từng phần; đặc biệt là phản ứng tăng nhanh nhịp tim... rất nguy hiểm cho người cao huyết áp.

Hiện nay những kẻ thù của con người không phải là chỉ một con người … mà là cả một nền kinh tế hóa chất độc hại, do vài người hám lợi điều hành…và họ là ai? họ cấu kết với ai để làm hại con người? chúng ta hãy cảnh giác với những người tham ăn, mê ngủ …
Theo sách “Phương pháp ăn uống để phòng chống bệnh ung thư”, NXB VHTT, năm 2004

Vậy chúng tôi vẫn còn thích vị ngọt của bột ngọt thì phải làm sao?

Có một thứ rong biển nguyên gốc từ đầu - tức là họ lấy vị ngọt ngào đầu tiên từ nó là rong biển Phổ tai (Kombu) vị ngọt đó gọi là glutamat, các bạn hãy học cách sử dụng loại rong biển này trong nhà bếp để thay thế mì chính bột ngọt… có thể kết hợp với nấm và tương hoặc miso (một loại đỗ tương lên men) là thức ăn tương lai của nhân loại. Ngày nay tại hầu hết các cửa hàng Thực phẩm dưỡng sinh đều có hai lại thức ăn lý tưởng này.

Sau đây là độ ngọt của rong biển khi được so sánh với những thức ăn quen thuộc của chúng ta:

Kombu = phổ tai (2340 mg), phomat (1200), trà xanh (668), cá mòi (280), cà chua (246), cải xanh (171), bắp (106), đậu Hà Lan (106), hành củ (51), cải bắp (50), măng tây (49), cải bó xôi (48), bí đỏ (47), nấm rơm (42), cà-rốt (33), khoai tây (10).. tôm bạc (20), cua tuyết (19), trai (41), thịt gà (22), thịt bò (10), thịt lợn (9)... . Sữa mẹ có nhiều glutamat hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Tóm lại: không nên ăn bột ngọt dưới các hình thức: mì chính, bột nêm ngoài thị trường, bột canh, các loại gia vị sản xuất hàng loạt bày bán la liệt, mà nên sử dụng loại rong biển Phổ tai thường xuyên thay thế mì chính và những thứ tạo ngọt… Phổ tai là một trong những loại rong biển có vị ngon ngọt tự nhiên, đã sạch và sấy rất khô, là nguồn rau sạch của thế kỷ 21. Đây là loại rong giầu chất khoáng (Ca, P, Fe, muối), vitamin A, B1, B12, C…) làm tiêu hoá dễ dàng các chất carbonhydrat, thanh lọc cơ thể, loại trừ tác dụng axit của thức ăn hiện đại, nó giúp thiết lập chất kiềm của máu. Ngừa và cải thiện nhiều loại bệnh: áp huyết cao, xơ cứng động mạch, dị ứng, viêm khớp, phong thấp, rối loạn, thần kinh, stress. Rong biển giúp làm tan chất mỡ và chất nhầy lắng đọng do dùng quá nhiều thịt, sản phẩm của sữa và đường. Cách dùng: thả vào nấu canh, ninh lấy nước, xào nấu, nhân bánh cuốn,...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 2 2020, 05:56 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...=2839&st=10


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 2 2020, 05:57 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lứt chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 11:27 PM