IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

5 Trang V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Bài học từ cá hồi
Thelast
bài Apr 23 2007, 08:05 PM
Bài viết #11


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



11. Lễ hội tưởng nhớ 7 năm ngày mất của Ohsawa
Tháng 3, năm 1972


Đã 7 năm trôi qua kể từ khi Tiên sinh Ohsawa rời trái đất này. Mỗi năm sau khi tiên sinh mất tôi đều tin rằng sẽ có một lễ hội tưởng nhớ đến cuộc đời và những bài giảng của ông nhưng điều này chỉ có năm nay mới thực hiện được. Kỷ niệm ngày mất của tiên sinh Ohsawa lần đầu được tổ chức tại nhà thờ Gedansu ở Sanfrancisco vào 16 - 4 do Eizan Kishida tổ chức. Đây là một ngày mùa xuân đẹp trời tràn đầy hạnh phúc và chúng tôi cố làm tái hiện lại những bài giảng của người thày.

Có vài lý do để tôi chọn địa điểm tại nhà thờ Gendatsu để làm lễ kỷ niệm và nhờ giám mục Kishida điều khiển chương trình.

Lý do đầu tiên là giáo sư Ohsawa đã chọn nhà thờ này để giảng đầu tiên về Thực Dưỡng năm 1963 theo lời mời của ngài Koda người sáng lập ra nông trường trồng lúa Koda ở California. Giáo sư Ohsawa đã gặp giám mục Kishida ở đây và rất ấn tượng về con người biểu lộ những phẩm tính tâm linh và thể chất thiên bẩm này. Sau khi gặp gỡ, giáo sư đã bảo tôi: “Aihara, hãy giữ mối quan hệ tốt với con người này”. Như thế tôi đã đến thăm giám mục Kishida ở Sanfrancisco năm sau đó và lúc đó tôi đồng thời trở thành thành viên của nhà thờ.

Lý do thứ hai là giáo lý của nhà thờ dựa trên đạo Khổng, đạo Lão, dạo Shinto ở Nhật và Đạo Phật, những tôn giáo nền tảng cho giáo trình thuyết giảng của Ohsawa. Gedatsu Kongo, người sáng lập ra nhà thờ, đã nói nhiều về tầm quan trọng của gạo đỏ ở Ise được tôn kính như thần thánh và nói rằng tất cả mọi người đều nhận ra tầm quan trọng này. Đó là điều không lạ gì khi giám mục Kishida khi giới thiệu về mình, người lãnh đạo cao cấp nhất của nhà thờ Gedasu ở Mỹ, là một thành viên của phong trào Thực Dưỡng.

Lý do thứ ba là nhà thờ Gedatsu và các giáo lý của giáo sư Ohsawa đều cùng giảng dạy về tầm quan trọng của sự nhận thức đúng đắn (chánh kiến), việc không lãng phí, tách rời ham muốn của bản ngã và sự khiêm nhường. Chúng đều từ chối việc nói nhiều mà chỉ chú trọng vào việc thực hành các nguyên tắc Thực Dưỡng trong đời sống. Cả hai bài giảng đều xúc tích và ngắn gọn. Những người chưa có được lợi ích từ Thực Dưỡng sẽ có sự bổ ích khi nghe các bài giảng của nhà thờ. Đó là lý do để tôi chọn nhà thờ làm nơi tiến hành lễ tưởng niệm.

Sau lễ tưởng niệm, một cuộc liên hoan được diễn ra và một vài người may mắn đã gặp Ohsawa phát biểu về các ấn tượng của mình về các bài giảng của Thày. Nhưng điều này không đủ nói về Ohsawa nhưng đã đủ gợi vài hình ảnh cho những người không được gặp giáo sư.

Tôi cũng muốn nói cảm nhận của tôi về giáo sư ở đây, và những điều quan trọng trong bài giảng của Thày Ohsawa.

Ai đó có thể nói về Thực Dưỡng. Ai đó có thể nói về trật tự vũ trụ, và có thể nói về sự đánh giá trân trọng Thực Dưỡng. Đây là điều xảy ra khi bạn sống hạnh phúc từ những bài học này. Nói cách khác, bài giảng quan trọng nhất là điều làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất vào bất cứ ở đâu và lúc nào. Con người cần phải lựa chọn những bài học làm cho mình hạnh phúc. Có một số bài học trong số nhiều bài học trở nên tốt cho từng con người. Bài giảng quan trọng nhất của giáo sư Ohsawa đối với tôi là việc cho người khác.

Nhiều môn sinh Thực Dưỡng cảm thấy không được thoải mái ngay cả khi họ mạnh khoẻ về thể chất. Lý do là họ không cho ra đủ. Họ nhận vào nhiều hơn là họ cho ra. Họ ăn nhiều hơn là họ tiêu hóa và dùng năng lượng. Họ đã học về âm và dương nhiều hơn là ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

Tiên sinh Ohsawa coi Lão Tử như một người tự do bậc nhất. Lão Tử đã tuyên bố trong Đạo Đức Kinh chương 48 là:

“Một người đi vào Đạo cần phải ngày càng thêm sự hiểu hiết và giảm thiểu đi những cái mình có - (gồm có ham muốn, bản ngã và chấp ngã). Người đó cuối cùng sẽ đạt tới trạng thái Vô Vi hay bản tính của tự nhiên. Tự nhiên thì chỉ có cho. Người cho luôn có mọi thứ bởi người đó là Tự nhiên”.

Giáo sư Ohsawa dạy chúng ta cách cho nhưng Thày cũng dạy chúng ta cách nhận thông qua ăn uống. Lão Tử chỉ dạy cách cho. Vậy ai thông thái hơn?

Theo tôi, Lão Tử là người thông thái, còn Thày Ohsawa của chúng ta thì gần gũi và thân thương hơn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Apr 23 2007, 08:06 PM
Bài viết #12


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



12. Phu nhân Lima
Tháng 5, năm 1972


Vào ngày 13 tháng 7 -1972, tại Anna Arbor - Bang Michigan, Mỹ - cuối cùng chúng tôi cũng gặp bà Lima, trông bà vẫn trẻ như 7 năm trước. Tôi rất hạnh phúc khi gặp lại bà. Bà Lima cũng dễ chịu như thế. ở bà toát ra một vẻ hạnh phúc và mạnh khoẻ, một minh chứng tốt đẹp về Thực Dưỡng - sự xuất hiện một mình của bà làm cho Thực Dưỡng có ý nghĩa.

Dù sao tôi cũng cảm thấy thiếu một cái gì đấy. Đó là thiếu Thày Ohsawa - Khi tôi gặp thày Ohsawa ở Mỹ, bà Lima luôn có ở đó. Tiên sinh Ohsawa rất dương - như một củ sâm, một người đàn ông tự lập. Phu nhân Lima là một bông hoa trong một căn nhà ấm cúng, như vậy họ hoàn toàn bổ xung cho nhau.

Tiên sinh Ohsawa thường giảng về hôn nhân và thời điểm sinh đẻ. Thời điểm đối lập hoàn toàn ngày sinh của nhau (tức 6 tháng) làm cho sự hấp thụ âm dương trở nên mạnh đến mức các cặp vợ chồng có ngày sinh cách nhau nửa năm khó có thể ly dị nhau. Trường hợp hôn nhân của ông là một ví dụ về sự cuốn hút và trói buộc nhau mạnh mẽ.

Mọi người đều bật cười khi nghe giáo sư nói: “Tôi đã nhiều lần cố bỏ bà Lima nhưng tôi đều thất bại”. Nhiều người có thể cho là đây là câu nói đùa. Nhưng đây không phải chuyện đùa. Nó là sự thật, giữa vợ chồng ông có rất nhiều vấn đề và lủng củng trong mọi lúc.

Khi Ohsawa yêu quí một người đàn bà dịu dàng, có năng lực người ta đưa chuyện và đồn đại ông có mối quan hệ với một cô thư ký hoặc một vài người đàn bà Thực Dưỡng khác - phu nhân Lima với tư cách của một người phụ nữ thường né tránh và chịu đựng những chuyện đồn đại như vậy. Vào một dịp bà đến gặp tôi và nói về những chuyện đồn đại như vậy làm bà chán nản và nghi ngờ Ohsawa.

Ohsawa muốn bà Lima trở thành một ví dụ về Thực Dưỡng nên ông chỉ bảo cho bà hết sức cẩn thận. Đôi khi chúng tôi cảm thấy ông hơi quá nghiêm khắc với bà và cảm thấy ái ngại cho phu nhân Lima, người phải đón nhận chân thành mọi sự rầy la và thực hành theo Ohsawa.

Sự kiên nhẫn nữ tính của bà Lima đã trở thành sự giúp đỡ lớn ở châu Phi và ấn Độ khi Ohsawa mắc căn bệnh định mệnh.. Không có bà Lima, giáo sư khó có thể sống nổi ở châu Phi. Sự kiên trì và tình yêu với Ohsawa đã giúp bà, tiếp sức cho bà tiếp tục phong trào Thực Dưỡng ở Nhật Bản và Mỹ.

Sự hạnh phúc toả ra từ phu nhân Lima đã tập hợp thu hút được nhiều người tìm kiếm Thực Dưỡng ở Ann Arbor và Chicago nơi bà mở các lớp dạy nấu ăn với sự giúp đỡ của bà Katherine Tanaka, Nobuko Ujiie, và Cornellia - Việc nấu ăn của bà hoàn hảo và tuyệt mỹ và khẩu vị thì rất vừa. Những món ăn của bà trông như những kiệt tác thực thụ.

Tất cả những người gặp bà đều cảm thấy hào hứng và tin tưởng vào con đường Thực Dưỡng.

Bà rời Chicago đến Boston và hứa rằng bà sẽ quay lại nước Mỹ. Những người không gặp bà và không được nếm các món ăn bà nấu trong năm nay thường muốn được gặp và ăn các món ăn của bà vào dịp năm sau.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:48 AM
Bài viết #13


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



13. Hai kiểu ký ức
Tháng 12 năm 1972


Có hai kiểu ký ức trong trí nhớ: Một ký ức vui và một ký ức buồn. Giáo sư George Ohsawa thường nói rằng những ký ức tốt đẹp là cơ sở cho hạnh phúc. Còn nếu chúng ta sống với những ký ức buồn, chúng ta sẽ buồn rầu. Như vậy con người theo ông nên sống cùng những ký ức vui. Làm thế nào để chúng ta sống với ký ức vui trong khi chúng ta lại có một ký ức buồn?

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta đề cập đến một vài khái niệm về trị liệu tinh thần trong đó có nói đến từ: sống trong hiện tại tức là sống “ ở đây và bây giờ”. Với một người có các ký ức buồn, họ có thể sống hạnh phúc hơn nhờ việc tập quên đi các ký ức đó. Sống “ở đây và lúc này” sẽ giúp nhiều cho họ.

Nếu chúng ta nhấn mạnh từ “ở đây và lúc này” một cách chung chung, chúng ta sẽ bị nhầm lẫn với một người sống không có quá khứ. Trong khi quá khứ là nền tảng của hiện tại. Khái niệm sống trong hiện tại “ở đây và bây giờ” có thể giải quyết nhiều vấn đề mà con người hiện đại phải chịu đựng làm cho họ quên mất những lợi ích từ quá khứ. Nó sẽ làm cho họ không biết tri ân và hạnh phúc của họ trở thành mộng huyễn, không thực. Nói cách khác sống “ở đây và bây giờ” trong hiện tại phải tràn đầy những ký ức về niềm vui và lòng tri ân với quá khứ.

Có lần tôi gặp lại một cô gái mà tôi biết từ lâu. Trước đây cô ta là một người buồn rầu và hướng nội. Nhưng bây giờ cô ta đã vui vẻ và cởi mở. Cô ta nói rằng đó không phải do Thực Dưỡng mà do cô ta đã luyện tập các bài tập về tinh thần. Sự luyện tập tinh thần xóa đi mọi quan niệm nhận thức âm dương và làm cô ta không còn cứng nhắc. Mọi thứ trở nên dịu và đẹp hơn. Nó đã tạo nên trong cô ta một sự biến đổi lớn. Tôi khâm phục việc này và việc luyện tập tinh thần của cô ta. Khi gặp tôi cô nói: “Tôi nghĩ việc phổ biến Thực Dưỡng thật là mất thời gian và tốn công sức”. Nó chẳng mang lại kết quả gì tốt đẹp. Tại sao Ngài còn tuyên truyền nó?

Tôi đã thực sự sửng sốt. Tôi thật tiếc cho cô ta nếu cô ta nhìn sự việc như vậy. Tôi tiếc cho cô ta vì cô không thu được lợi ích gì từ Thực Dưỡng. Tôi công nhận là những bài viết của tôi và những bài giảng của tôi không đủ mạnh mẽ để thay đổi tinh thần của những người phải chịu đựng những ký ức buồn. Đó không phải là lỗi của Thực Dưỡng mà là lỗi của tôi. Nhiều người đã có ích lợi từ cách sống theo Thực Dưỡng. Cô ta cũng phải có lợi ích từ nó. Nhưng cô ta đã quên mất ngày nào cô đến tôi để yêu cầu giúp cô lúc đầu tiên. Thời đó cô rất bất hạnh và ốm đau. Không có Thực Dưỡng cô không thể thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo trong vài năm. Không có Thực Dưỡng cô ta có thể phải chịu đựng nhiều sự thống khổ. Cô ta có nhiều ký ức buồn. Như vậy khái niệm sống “ở đây và bây giờ” không phải là sự giải quyết cuối cùng cho quan niệm của chúng ta. Chúng ta phải phát triển khái niệm về sự sống ở mức sâu hơn và cao hơn: tức là trạng thái siêu thức mà Ohsawa đã nói - Trạng thái siêu thức này mang đến sự biết ơn không thể quên được là rất khó hiểu đối với nhiều người bệnh ở Mỹ. Cuộc sống của họ luôn bị đặt điều kiện và buồn chán. Như vậy sống “ở đây và bây giờ” đối với họ là một khái niệm mang tính giải pháp: Đừng bận tâm quá khứ, sống trong hiện tại. “ở đây và bây giờ”. Thông thường đây là bước đầu tiên đến siêu tâm thức và trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu mà chúng ta hướng đến. Nhưng chỉ sống “ở đây và bây giờ” niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ không tồn tại mãi. Sớm muộn nó cũng biến mất. Cùng với việc sống trong hiện tại để có được niềm hạnh phúc mãi mãi, chúng ta cần phải học cách hồi tưởng và đánh giá lại quá khứ. Một cô gái nói với tôi rằng cô ta không thể đánh giá lại quá khứ vì quá khứ của cô ta rất khó chịu. Làm sao chúng ta có thể tận hưởng nhớ lại quá khứ một khi nó thật buồn rầu?

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải biết cơ cấu vận động của trí nhớ. Đó là nhận thức của chúng ta có liên quan đến kho tàng lưu trữ ký ức buồn và vui - không có sự nhận biết, ký ức sẽ không mang tính hiện tại. Khi tôi còn là một sinh viên tôi trèo núi và bị ngã bởi vấp phải một hòn đá và rơi từ độ cao 7 mét. Trong 1 giây đó, tôi nhớ lại hàng nghìn sự kiện trong quá khứ. Đây là một chức năng của nhận thức. Trong thời điểm đó, nhận thức của tôi liên kết lại những ký ức mà không có sự phân biệt. Nhận thức thường liên hệ tới các ký ức với một sự lựa chọn - các kỷ niệm vui hoặc buồn. Nếu như nhận thức luôn luôn kết nối lại các ký ức vui, chúng ta sẽ hạnh phúc. Điều này có thể xảy ra thế nào?

Đầu tiên chúng ta cần làm cho máu của chúng ta dương hay mang tính kiềm để cho các ký ức buồn mang tính âm sẽ bị trung hòa và không thể tác động tới tâm thức.

Nếu máu của chúng ta âm, có nhiều tính a xít nó sẽ “nhặt” những kỷ niệm buồn và mang nó vào tâm thức.

Điều thứ hai là chúng ta cần luyện tập xử lý để cho các ký ức vui xuất hiện. Đó là sự cầu nguyện.

Thứ ba chúng ta phải tập biến các ký ức buồn thành vui. Ohsawa đã phải chịu đựng nhiều sự bất hạnh nhưng ông vẫn sống với các ký ức tốt đẹp. Ông là một người hạnh phúc và tự do. Nhận thức của chúng ta và bữa ăn có thể làm điều này. Ông đã nuôi dưỡng chúng - chúng ta hãy trau dồi nhận thức.

Có lần tôi nhận được một bức thư từ một bà mẹ của hai cô gái mà tôi không nhớ tên (tôi có một trí nhớ kém). Bà ta viết trong thư “tôi không biết bây giờ ông còn nhớ không, hai năm trước con bé lớn của tôi bị ngã và nó không nhận ra được tôi khi tôi gặp nó. Tôi không biết điều gì xảy ra với nó và không biết phải làm gì. Nhờ ông và bà Cornellia giúp đỡ đã làm chúng tôi yên lòng về việc chỉ bảo phải làm gì. Tôi và chồng tôi không bao giờ quên ơn ông”.

Vì sao con người hạnh phúc? Họ hạnh phúc khi họ nhớ lại các tại nạn, sự giúp đỡ và sự hóa giải. Con người có thể buồn bã khi nhớ lại các tai nạn. Họ có thể hạnh phúc khi quên tất cả các rắc rối - đó là sự lựa chọn của tâm thức dù chúng ta có hạnh phúc hay không - sự lựa chọn này phụ thuộc vào các điều kiện vật lý cơ thể bạn và sự nhận thức (trí phán đoán). Qua trí phán đoán của chúng ta, ký ức trong quá khứ biến thành hiện tại “ở đây và bây giờ” - chúng ta hãy sống trong hiện tại cùng một ký ức tri ân sâu xa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:48 AM
Bài viết #14


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



14. sự thất bại của Nước Mỹ
Tháng 2, năm 1973


Hiệp định hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam cuối cùng cũng đã được ký kết vào ngày 28-1-1973. Mỹ bắt buộc phải xuống thang và lui quân sau khi mất đi 5000 người Mỹ trẻ tuổi 300.000 lính Mỹ bị thương, chi phí 150 tỉ cho cuộc chiến tranh xâm lược trong đó có các chất độc hóa học, vũ khí và ném 7 triệu tấn bom gấp 3 lần ném xuống trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Vì sao một nước hùng mạnh nhất trên thế giới lại chịu thua Việt Nam, một đất nước mà trang bị khí giới không hơn gì và chỉ có vài khẩu súng trường. Chưa có một cuộc chiến tranh nào lại chênh lệch nhau về vũ khí như vậy. Việt Nam như một con chuột trước con mèo hay một con thỏ trước một con sư tử.

Nhưng vì sao nước Mỹ thất bại trước một dân tộc nhỏ bé như vậy? Với tôi lý do thật rõ ràng. Nước Mỹ không có chính nghĩa trong cuộc chiến tranh Việt Nam và thanh niên Mỹ cảm thấy cuộc chiến này thật là phi nghĩa. Thanh niên Mỹ không có tinh thần chiến đấu ở mặt trận và ở quê nhà. Họ phản đối quân dịch, biểu tình, đập phá và trốn chạy vào ma tuý bởi họ cảm thấy sự bất công.

Trái lại với nước Mỹ, Việt Nam có lý do chính nghĩa để đấu tranh. Họ đã từng bị áp bức nhiều: bởi Trung Hoa, Pháp, và Nhật trong lịch sử. Những sự áp bức này làm cho họ có ý chí đấu tranh vì tự do và độc lập.

Độc lập với Mỹ, Việt Nam có khả năng chịu đựng chiến tranh lâu dài. Họ ăn uống nghèo nàn và đạm bạc mà theo nhiều người Mỹ là thiếu dinh dưỡng.

Thất bại của Mỹ trước Việt Nam là điều kỳ diệu lớn nhất thế kỷ 20. Nguyên nhân cần được xem xét cẩn thận vì con người có thể học được nhiều bài học từ đó. Nói cách khác cái tên nước Mỹ sẽ còn lại như một tên đồ tể trong lịch sử nhân loại. Nếu chúng ta học được bài học lớn từ sự thất bại này, thì từ chiến bại sẽ trở thành chiến thắng.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:49 AM
Bài viết #15


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



15 . Đôi mắt nằm ngang - cái mũi nằm dọc
Tháng 3 -1973


Khoảng 750 năm trước, Nhật Bản có một vài nhà sư Đạo Phật, đặc biệt một trong số họ là Dogen, người sáng lập Thiền Tào Động. Ông sinh ra ngày 2 - 2 - 1200 trong một gia đình quí tộc. Từ thời trẻ ông đã bị mất cha mẹ, nó gây sốc cho ông đến mức ông không còn những ham muốn trần tục như gia đình, giầu có và ổn định. Lên 13 tuổi ông ở cùng một người bác nhà ở Mt. Hiei nơi có một ngôi chùa nổi tiếng Enryaku-ji - Dogen quyết định trở thành một nhà sư. Ông chăm chú nghiên cứu đạo Phật - ông ngộ được những điều mà khi học người khác ông không trả lời được các câu hỏi. Vấn đề là tại sao mà con người lại cứ chăm chú nghiên cứu đạo Phật trong khi đạo Phật dạy rằng bản tính tự nhiên của con người chính là Phật tính.

Để giải đáp câu hỏi này, ông rời Mt. Hiei và đến Kenninij và trở thành đệ tử của thiền sư Myozen, người sáng lập thiền Lâm Tế (Rinzai) - không hài lòng với cách giải đáp của thày, ông mời thày đi cùng mình sang Trung Quốc - Mùa xuân 1223 ông theo thày rời Nhật Bản và đến Trung Hoa tháng 4 và học những bài học đầu tiên về Thiền.

Một ngày có một nhà sư già lên thuyền nơi Dogen sống để mua nấm. Ông ta là người nấu ăn trong một thiền viện. Dogen yêu cầu ông ta ở lại trên thuyền và nói chuyện về Thiền. Nhưng nhà sư già từ chối vì ông ta nói ngày mai ông ta phải quay về nấu ăn ở Thiền Viện và đây chính là công việc ông ta nghiên cứu. Dogen hỏi ông: “Ông nói rằng ông nghiên cứu nấu ăn à? Vì sao ông không để thì giờ mà thiền định và đọc kinh sách? Vì sao ông lại cho nấu nướng là quan trọng thế?”

Nhà sư già cười khà và nói: “ồ anh bạn trẻ ngoại quốc, dễ hiểu vì sao anh lại không biết nghiên cứu nghĩa thế nào. Nếu anh muốn biết câu trả lời, hãy rời khỏi nhà chùa, tôi sẽ bảo anh”.

Dogen có thêm câu hỏi khác: “Đạo Phật nghiên cứu cái gì?”

Để trả lời câu hỏi này - anh ta đã gặp gỡ nhiều vị thày - trên đường hành hương Dogen đã gặp gỡ nhiều vị thày trong đó có thày Ju Chinh (Từ Chính) năm 1227. Khi quay về Nhật từ Trung Hoa ông không mang theo cái gì mà trái lại mang theo những thực hành đạo Phật và một sự hài lòng - Ông nói: “Tôi đã học được ở Trung Hoa không có gì khác ngoài một điều: “Đôi mắt nằm ngang và cái mũi nằm dọc”. Có nhiều người đã giải thích câu này. Tôi hiểu câu này như sau:

Đó là câu trả lời cho câu hỏi: đạo Phật nghiên cứu cái gì?

Mắt ngang mũi dọc là bản tính của Tự nhiên trong đạo Phật - và câu nói đó là sự biểu hiện về bản chất của đạo Phật - Từ quan điểm này đem đối chiếu vào Thực Dưỡng thì nằm ngang là dương và nằm dọc là âm. Như thế ông muốn nói rằng cơ thể chúng ta biểu hiện bởi các yếu tố âm và dương. Nói cách khác bản chất đạo Phật có được biểu lộ ra ngoài bởi các biểu hiện âm và dương cùng các lực âm dương - sự tự nhiên của đạo Phật là Đạo, nó là sự tự nhiên của bất tận và nó biểu hiện thành âm dương theo bài dạy của Lão Tử.

Nhiều học giả nói rằng Thiền Trung Hoa chịu ảnh hưởng của đạo Lão. Do đó Dogen cũng bị ảnh hưởng bởi Đạo Lão. Nếu đúng vậy thì câu nói của ông là mô tả các nguyên tắc Âm Dương.

Sự mô tả âm dương như vậy có trong tất cả các tôn giáo cổ xưa và các môn huyền học - Ví dụ đạo Phật có chữ Vạn, Thiên Chúa giáo có cây Thánh giá, đạo Cơ Đốc có tam giác gạch ngang dọc, và đạo Lão có hình bát qoái biểu hiện âm dương.

Điều mà Dogen mang được về Nhật Bản chính là điều mà ông sư già lần đầu tiên lên thuyền mua nấm nói tới khi Dogen lần đầu tiên tới Trung Hoa - Câu trả lời của vị sư già là đời sống hàng ngày chính là sự nghiên cứu của Đạo Phật. Đây chính là những nguyên tắc căn bản của các Thiền viện. Khi đề cập tới tầm quan trọng của đời sống hàng ngày có sự rèn luyện nhận thức nội tâm. Đây là sự thực hành về Thiền và nó giải thích vì sao mà có nhiều nghệ sĩ, bác học, thương gia, và chính trị gia ở Nhật Bản lại quan tâm đến Thiền.

Thực hành Thiền được mô tả kỹ trong cuốn sách: “Thiền là nghệ thuật sống” của Robert Linssen. Theo Linssen Thiền yêu cầu chúng ta quan tâm đến mọi thứ mà chúng ta gặp. Đúng ra mọi thứ ta trải qua từ thời điểm này tới thời điểm khác. Việc xác định sự nhận biết của ta phụ thuộc vào trạng thái tinh thần trong đời sống và công việc hàng ngày - kiểu công việc là nhân tố thứ hai, với mỗi hoàn cảnh và cảm nhận chúng ta đều có cơ hội dẫn đến Satori - Giác ngộ.

Như vậy khi Dogen mang tinh thần Thiền từ Trung Hoa, toàn bộ nền văn hóa Nhật đều chịu ảnh hưởng của Thiền. Linssen mô tả “Tâm linh Thiền trải rộng sự thực hanh thông qua các nghệ thuật khác nhau như thuật cắm hoa, trồng hoa Nhật Bản, hội hoạ, võ thuật, Aikido, Nhu đạo, phong tục, đấu kiếm....Linssen nói: “Để hiểu được khởi đầu tư tưởng của Judo và Aikido và quan hệ của chúng với Thiền và Đạo cần phải nhớ lại những người có đời sống tâm linh chịu ảnh hưởng mạnh bởi Triết lý Trung Hoa và Thiền Trung Hoa - Những câu nói sau đây của Lão Tử giúp người đọc có thể cảm nhận ý tưởng của Đạo Đức Kinh làm chỉ đạo tư tưởng cho các vị thày Aikido và Judo.

Lấy nhu chế cương, lấy yếu thắng mạnh
Mềm mỏng công dụng hơn là cứng nhắc.

Tóm lại Dogen là người thống nhất Đạo Phật và Đạo Lão và điều này biểu hiện trong mọi nghệ thuật Nhật Bản và trong mọi cách sống Nhật Bản. Một trong những thuật đó là y thuật phương Đông - một trong những nghệ thuật của nó là nghệ thuật nấu ăn Thực Dưỡng - Là một người Thực Dưỡng chúng ta phải học những người thày như Phật, Lão Tử, Dogen và các thiền sư Phật giáo khác. Họ là những người thày giải đáp các câu hỏi, dạy chúng ta có một đời sống tâm linh Thực Dưỡng chân chính. Từ những lời giảng của họ mà dẫn đến những nền tảng cơ bản của con đường Thực Dưỡng trong cuộc sống.

Một trong những con đường mà con người lựa chọn để kiến tạo làm xuất hiện ra bản tính tự nhiên của đạo Phật là Đạo, nó làm biểu lộ nhờ các lực âm dương - vậy y học phương Đông nhắm việc chữa trị bệnh tật vào việc biểu lộ bản tính tự nhiên của Phật tính - làm cho con người sống có tự do vô biên, tình yêu và công bằng tuyệt đối. Thông qua nghệ thuật nấu ăn con người đạt được các sự nhận biết sinh học và vật lý học về bản tính tự nhiên của Phật tính. Nó khác hẳn loại nấu ăn khoái khẩu. Nó là một nghệ thuật biểu lộ tình yêu tự do và công bằng thông qua việc điều chỉnh âm dương trong thực phẩm.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:50 AM
Bài viết #16


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



16. Vì sao Việt Nam chiến thắng trong chiến tranh?
Tháng 5 - 1973


Miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra cho thế giới rằng một cỗ máy chiến tranh khổng lồ, trang bị kỹ thuật tối tân, một nguồn chi phí khổng lồ, hàng tỉ đô la với hàng triệu tấn bom napan, bom hóa học không thể huỷ diệt một dân tộc bé nhỏ chỉ trồng lúa và có sự hiểu biết về âm dương. Chúng ta đã khám phá ra từ những kẻ chiến bại rằng sức mạnh và quyền lực không thể thống trị trong vũ trụ này. Quân đội phương Tây như chàng khổng lồ Goliah còn Davit phương Đông không được trang bị vũ khí bảo vệ ngoài sợi dây đeo nhỏ và vài hòn đá trơn, với một thân hình mềm dẻo và nhanh nhẹn, một tinh thần bất khuất, không biết sợ hãi, nhằm đúng kẻ thù mà bắn đã chiến thắng người khổng lồ Goliah mặc áo giáp và trang bị hiện đại.

Mềm dẻo, kiên trì, bền gan, vững chí, chịu đựng, trực giác và đáp ứng linh hoạt trước mọi sự thay đổi là vũ khí lợi hại nhất. Khả năng này là kết quả tự nhiên của việc ăn các thực phẩm tạo ra sự mềm dẻo từ gạo lứt và rau.

Về mặt triết học người Việt Nam rất khoẻ vì lượng đường mà họ được ăn là thấp nhất so với các nước văn minh.

Theo thuyết dinh dưỡng thì đường là một chất dinh dưỡng nhưng những kinh nghiệm của chúng ta cùng nhiều nhà dinh dưỡng hàng đầu đều phản bác điều này. Bác sĩ John Judkin lãnh đạo viện dinh dưỡng Luân đôn tại bệnh viện Nữ Hoàng Elizabeth, một trung tâm y học hàng đầu của Anh đã nói với tờ báo Enquire: “Có một sự nghi ngờ trong tôi là liệu có mối liên hệ nào giữa đường và các căn bệnh trầm kha - Ngày càng nhiều nhà khoa học đồng ý rằng đường gây nên các chứng bệnh nặng như đái đường và tắc nghẽn động mạch vành. Đường tinh chế rất nguy hại cho sức khoẻ nên việc sử dụng nó cần phải được luật pháp kiểm duyệt như là với ma tuý”. Nhà lãnh đạo vật lý và sinh hóa đã nói: 'Tôi cho đường là kẻ phạm pháp khi cần”, “Luật pháp không cho bạn dùng cocain vậy cũng phải nói một điều gì đó về đường”. Người ta không cho nhấn mạnh đến sự cảnh báo về đường. Bởi vì kết quả là bạn sẽ bảo người ta sẽ chết vì ăn nhiều đường gây tắc mạch vành và người ta sẽ nói: “ồ, thật là ngớ ngẩn” và người ta lại vớ lấy chén đường.

Bác sĩ Yudkin nói ông rất phân vân về các sản phẩm tư tưởng: cần thực hành hơn là kêu gọi - bạn không thể bán rượu lậu nếu cấm dùng đường. Nó có mối quan hệ với rượu vang - đường tinh chế là sản phẩm tinh xảo cao cấp đi kèm với việc buôn bán rượu lậu.

Ông nói về mối nguy hiểm của việc dùng đường tinh chế qua kết quả các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa đường với các chứng bệnh nhồi máu cơ tim và các bệnh nghẽn mạch vành - Đường tinh chế được giới thiệu cho con người mới 200 năm trước, khi mà chứng bệnh nghẽn mạch vành còn chưa ai biết đến. Về mặt sinh học, con người không có thời gian để chuyển sang ăn đường. Theo ông, trung bình một người Mỹ dùng 50 kg đường/1 năm. Vậy là nhiều gấp 25 lần so với chúng ta ăn đường trong hoa quả trong hai tuần.

“Đường giống như tinh bột, nó phân huỷ qua gan tạo ra Colesterol và Triglycerides bám vào các thành mạch và tim. Các phân tử từ đường nhỏ hơn các phân tử từ tinh bột và chúng dễ phân giải dưới tác động của gan. Nó nhỏ hơn nên các phân tử này chạy vào các chất béo nhanh hơn. Do đó chắc chắn, không còn nghi ngờ gì nữa có mối quan hệ giữa việc dùng đường và việc tăng Colesterol và Triglycerides.

Nếu chúng ta so sánh bữa ăn của một người sung túc và một người nghèo và lập bảng so sánh, chúng ta sẽ thấy những nước giầu có dùng nhiều đường hơn và mắc bệnh tim mạch nhiều hơn.

Không cần thiết phải cho đường vào gia vị và các món ăn. Tất cả các loại đường cần thiết cho con người có thể đến từ các nguồn hoa quả. Bác sĩ Yudkin đã giải thích như vậy.

Giải pháp đầu tiên là ông yêu cầu đánh thuế rất nặng vào việc sản xuất đường giống như thuế thuốc lá vậy. Nếu thuế 30% hoặc 50% thì tốt hơn là không có gì.

Hiệu ứng của đường được nhà hóa học Nhật, bác sĩ Chishima chỉ ra trong bảng - Theo ông hồng cầu con người bị phá huỷ bởi việc cho thêm vào 0,9 % đường. Như vậy đường không chỉ cướp đi dinh dưỡng phá huỷ Vitamin mà còn phá hủy máu và cơ thể chúng ta. Khi hồng cầu bị phá huỷ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ không được bù đắp. Sự miễn dịch của chúng ta sẽ bị phá huỷ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ không được bù đắp. Sự miễn dịch của chúng ta sẽ bị phá huỷ và rõ ràng là việc ăn đường dễ gây bệnh hơn là không ăn đường.

Từ nguyên tắc âm dương của Thực Dưỡng, Ohsawa đã cảnh báo sự nguy hiểm của đường từ hơn 50 năm trước. Ông nói đường âm gấp 100 lần so với nước. Khi ăn đường, chứng bệnh của nhiều bệnh nhân tăng lên ngay lập tức. Không thể nói gì thêm về sự ngu xuẩn của con người khi họ không thể từ bỏ được việc ăn đường vô tội vạ.

Tôi tin chắc rằng bảng so sánh sau cung cấp chứng cứ vì sao Việt Nam lại chiến thắng trong chiến tranh mặc dù không được trang bị vũ khí đầy đủ để chống lại một đất nước hùng mạnh nhất thế giới là Mỹ.

Lượng đường tiêu dùng theo đầu người trong năm:


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:51 AM
Bài viết #17


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



17. Sự lạm dụng trí nhớ
Tháng 8, năm 1973


Tôi đã nói chuyện với một học viên Thực Dưỡng trẻ tuổi ở một bài giảng trước. Anh ta là người trước đây rất phụ thuộc, ỷ lại, mơ mộng và không có thực hành. Anh ta được mời đến ở một ngôi nhà đẹp của cha anh theo luật pháp và làm công việc phụ vườn. Nhưng cha anh ta luôn để anh ta ngồi nhà vì anh ta luôn gây phiền phức và không làm đúng yêu cầu của ông.

Đây là loại người biến ngọc thành sỏi. Anh ta biến hạnh phúc thành bất hạnh. Anh ta không biết tri ân tí nào với điều kiện sống, công việc, và những món quà của cuộc sống. Vì sao anh ta không biết tri ân? Bởi vì anh ta nghĩ tình yêu của anh ta giành cho vợ là chân chính. Nhưng thực tế tình yêu của anh ta chỉ là tình yêu của bản ngã, nó không giành cho cô ta. Cho nên tình yêu đó đầy sự thất vọng, buồn chán, bất hạnh, và sợ hãi.

Làm thế nào để chữa trị ham muốn của bản ngã? Làm thế nào để tự do thoát khỏi sự bám víu bản ngã? Người giải thoát là người tự do khỏi bản ngã. Chúng ta làm gì để có được điều đó?

Anh ta là một người thông minh và tốt bụng với Thực Dưỡng. Anh ta đã từng hạnh phúc và làm những công việc tốt đẹp trong nghề nghiệp của mình. Sau đó anh ta đã gặp một cô gái xinh đẹp và yêu cô rồi lấy cô ta làm vợ vì tình yêu. Đó là một hôn nhân hạnh phúc, một hạnh phúc âm và một hạnh phúc dương đó là đúng. Nhưng sự bất hạnh của họ nảy sinh từ trong chính sự hạnh phúc của họ. Do quá yêu cô ta anh ta muốn tách rời cô ta khỏi cuộc sống xã hội mà những người khác có thể giúp đỡ cô ta. Anh ta không cho phép bất cứ ai nói chuyện với cô ta, ngay cả trên điện thoại. Anh ta gò bó cô ta trong căn phòng của họ. Anh ta kiểm soát giám sát mỗi khi cô ta ra ngoài đi chợ. Anh ta sống rất biệt lập. Vợ anh ta rất bất hạnh, sợ hãi và lo lắng. Cô ta trốn về nhà cha mẹ đẻ. Và anh ta cũng theo cô ta về đó. Anh ta không chấp nhận sự góp ý của bố mình. Rồi anh ta bỏ nhà đến viện nghiên cứu Thực Dưỡng, kết thúc thật là khốn khổ. Tại sao sự bất hạnh lại nảy sinh từ sự hạnh phúc? Anh ta đã có một sự huyễn hoặc ý tưởng hôn nhân qua Thực Dưỡng. Anh ta cố gắng tuân theo nó một cách cứng nhắc và sắp đặt bài bản, nó treo cứng tư tưởng anh ta. Anh ta hoàn toàn mất đi sự mềm mỏng. Anh ta không thể làm bất cứ việc gì ngoài các công việc vặt.. Anh ta không đủ sự mềm mỏng để đáp ứng mọi tình huống. Sự cứng nhắc đã chặn đứng mọi sự biến đổi của anh ta. Máu anh ta bị đông cứng. Sự chuyển hóa của anh ta trì trệ, năng lượng khí của anh ta bị bế tắc.

Vì sao anh ta bị cứng nhắc và mất sự mềm mỏng? Tôi đã thấy nhiều môn sinh Thực Dưỡng cũng bị các vấn đề như vậy. Họ biết rất rõ các nguyên tắc Thực Dưỡng và các trọng điểm Thực hành. Do họ biết quá rõ về nó, họ muốn giảng dạy cho người khác về Thực Dưỡng, bất kể một ai họ cũng không tha. Họ có thể thao thao bất tuyệt bởi vì họ nhớ rất kỹ về các bài giảng và các quyển sách, các điểm tâm đắc về Thực Dưỡng. Do họ có trí nhớ tốt nên họ không có trở ngại gì khi thuyết giảng trong khi chính họ còn không sống trong sự hiểu biết về Thực Dưỡng thực sự của họ.

Với họ, hiểu Thực Dưỡng và sống trong Thực Dưỡng là hai điều khác nhau. Họ nghĩ rằng họ hiểu Thực Dưỡng trong khi họ không hề sống trong những điều họ thuyết giáo. Sự hiểu biết của họ không đến từ cảm nhận thực tế từ một lối sống Thực Dưỡng mà đến từ trí nhớ các điều được nghe và được đọc về Thực Dưỡng của Ohsawa và một số người khác. Sự bất hạnh sinh ra từ trí nhớ quá chuẩn xác của họ. Tôi thấy có nhiều thanh niên Mỹ phải chịu đựng do họ có trí nhớ quá tốt. Trí nhớ đó giúp họ nghiên cứu mọi thứ kể cả Thực Dưỡng một cách dễ dàng. Họ cho rằng trí nhớ là vô địch. Họ có thể dễ dàng nhớ lại các bài giảng đến mức không cần phải suy nghĩ hay thực hành các bài giảng trong cuộc sống của họ.

Trí nhớ tốt làm cho các công việc trí óc thay thế các công việc của cơ thể. Họ không bao giờ học cách kiếm ăn bằng mồ hôi. Do đó họ thường bị âm và lười biếng. Sự lười biếng làm họ phụ thuộc. Họ nghĩ các công việc chân tay thuộc về bọn vai u thịt bắp. Họ khôn ngoan trốn tránh các việc lao động của cơ thể vật lý.

Trí nhớ tốt làm cho họ nghĩ rằng họ quá biết về triết học, và kéo theo sự suy nghĩ này là sự kiêu ngạo bắt đầu.

Một người có trí nhớ tốt là một người hạnh phúc. Giáo sư Ohsawa nói: trí nhớ tốt là một biểu hiện của sức khoẻ, nhưng những thanh niên Mỹ đã lạm dụng nó. Con người phải dùng sức cơ thể để làm việc ban ngày và dùng trí óc vào ban đêm. Nếu họ sống như vậy họ có thể hạnh phúc.

Tôi gặp một người như vậy ở Los Angeles. Anh ta muốn trở thành một lãnh đạo phong trào Thực Dưỡng. Anh ta nghiên cứu Thực Dưỡng qua sách vở và nghe giảng. Đầu anh ta chứa đầy những kiến thức của người khác. Rồi một ngày anh ta ném đi tất cả những kiến thức đó, anh ta sống trên đôi chân của mình. Và anh ta sống hạnh phúc cùng vợ và con gái mình. Anh ta thành đạt trong kinh doanh. Anh ta không phải bận tâm với bất kỳ ý tưởng nào của ai ngoài cảm nhận hạnh phúc của mình.

Thái độ này với đời sống không phải là hoàn hảo. Sau vài năm, sự buồn chán sẽ sinh ra. Nhưng dù sao nó vẫn tốt cho nhiều người trẻ tuổi Mỹ muốn sống tự lập. Nó mang lại một chiều hướng lành mạnh cho thanh niên Mỹ, nghĩ và làm cần phải được cân bằng.

Một kết quả xấu của trí nhớ tốt là con người nhớ mãi các sai lầm của mình về tội lỗi trong thời gian trước đây. Nó là một điều tốt bởi nó làm phát triển những nhân cách tốt của chúng ta. Nhưng nếu lâu dài quá nó sẽ gây sự buồn phiền và mặc cảm tới tinh thần. Sau khi cảm thấy mặc cảm về tội lỗi của mình tốt nhất là nên quên nỗi buồn của nó. Nhưng vẫn có nhiều người phải chịu đựng sự ám ảnh của tội lỗi do trí nhớ tốt của họ.

Một trí nhớ tốt như vậy không tạo ra hạnh phúc. Theo tôi những kiểu trí nhớ như vậy có trong người ăn thịt nhiều hơn là ăn rau và ngũ cốc. Có một số người nhớ lâu về những việc làm ơn. Nhiều người dễ quên các ích lợi mà họ nhận được nhưng lại nhớ dai về các điều khó chịu. Một người có trí nhớ tốt về các ký ức đẹp và biết cảm ơn trong mọi lúc là một người hạnh phúc. Con người bất hạnh khi người đó không biết cảm ơn sự sống của mình ngay cả khi anh ta có trí nhớ tốt.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:51 AM
Bài viết #18


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



18. Giới thiệu về thế giới tâm linh Nhật Bản
Tháng 12, năm 1973


Thế giới tinh thần và tâm linh Nhật Bản rất khác lạ, huyền bí và gây sự khó hiểu đối với hầu hết người ngoại quốc. Những người Nhật sống ở Nhật không nhận ra điều này bởi họ không thể nhìn thấy bản thân họ từ bên ngoài. Nhưng với tôi một người Nhật sống ở Mỹ hơn 20 năm, tôi nghĩ là tinh thần Nhật Bản không có gì xa lạ nếu nó không bị làm rắm rối. Do đó tôi hoàn toàn thông cảm cho một người nước ngoài không hiểu được tinh thần và văn hóa Nhật Bản.

Lafcadio Hearn, một người yêu Nhật Bản đến mức ông đã cưới vợ người Nhật và viết quyển sách: “Một cố gắng diễn giải về Nhật Bản” trong đó có đoạn: từ lâu một người bạn thân Nhật Bản đã nói với tôi trước khi anh ta chết: “Nếu anh tìm hiểu Nhật Bản 4, 5 năm anh không thể hiểu Nhật Bản, chỉ sau đó anh mới biết thêm đôi điều về họ”.

Ohsawa cũng nói tương tự khi sáng lập phong trào Thực Dưỡng Mỹ. Ông viết trong bài báo nhan đề: “Hồn của một dân tộc là không thể nhìn thấy”, ông nói: “Hồn của một dân tộc là không thể nhìn thấy cũng giống như tính cách của dân tộc. Đặc tính linh hồn và tính cách cảm nhận và tính linh không là gì khác ngoài biểu hiện của tâm thức tinh hoa của dân tộc qua một thế giới vật lý hữu hạn tương ứng - và sự biểu hiện này biến đổi theo các điều kiện.

Nếu chúng ta muốn định nghĩa một bản tính của một dân tộc chúng ta cần phải nghiên cứu và hiểu triết học của dân tộc đó cùng các khái niệm của họ về thế giới cùng sự phát triển logic của tâm thức. Điều này cực kỳ phức tạp bất khả thi với người phương Tây khi nghiên cứu bản tính phương Đông. Vì sao? Bởi vì triết học và khái niệm thế giới và logic của phương Đông hoàn toàn trái ngược với phương Tây.

Giáo sư nói tiếp: “Tôi đã đọc rất nhiều sách về Nhật Bản về con người và văn hóa Nhật Bản, nghệ thuật và đọc nhiều sách của các tác giả phương Tây. Mỗi khi tôi đọc một quyển sách như vậy tôi thực sự ngạc nhiên, bởi vì nó trái ngược hoàn toàn với các tác giả Nhật Bản khi viết về vấn đề đó. Sau đó tôi tự bảo mình: “Mình cần phải giải thích”. Đó là lý do vì sao tôi phải viết và cố gắng giải thích về tâm hồn Nhật Bản như tôi đã hứa với ngài giáo sư Levi-Bruhl 3 năm trước.”

Về bên ngoài, Nhật Bản là đất nước Tây hóa nhất ở phương Đông. Con người Nhật ăn mặc kiểu phương Tây - mức sống Nhật còn cao hơn một số nước phương Tây. Công nghiệp và kỹ thuật tiến bộ vượt bậc làm nhiều nước phải học kỹ thuật của Nhật Bản. Không chỉ ngang hàng với phương Tây về văn minh vật chất, Nhật Bản còn đi đầu về tôn giáo, ít ra là ở bề ngoài. ở Nhật Bản có tất cả các loại tôn giáo - Thí dụ có 4000 nhà thờ chùa chiền. Có 700.000 tín đồ bao gồm công giáo, tin lành, 7 ngày phục sinh, Đạo nước Thánh,... ngoài ra còn có đạo Bahai, Hồi giáo, đạo Hindu, Phật Giáo và nhiều đạo khác.

Ngoài ra còn có hơn 30 tôn giáo mới, có đạo hơn 15 triệu tín đồ như đạo Soka Gakakai. Nhưng niềm tin lớn nhất là vào Thần đạo Shinto và Phật giáo. Các tôn giáo này không hề bị văn minh hiện đại hóa và giữ nguyên giá trị tinh thần của nó. Thần đạo Shinto có 70 triệu tín đồ, Phật giáo có 75 triệu tín độ. Hai đạo này ảnh hưởng đến hầu hết nhân dân Nhật Bản. Điều này có thể dễ hiểu, vì người dân theo cả hai đạo này cùng thời điểm. Họ cúng bái thực phẩm cho tổ tiên theo nghi lễ Thần đạo Shinto, nhưng cầu kinh theo đạo Phật - Lúa gạo, nước, muối và rau đều chế biến theo Shito nhưng hoa quả bày theo Phật giáo. Người công giáo có thể cưới người theo đạo Shinto, và người Shinto có thể cưới người Phật tử. Phật giáo để chuẩn bị cho khi chết, còn đạo Shinto để áp dụng khi sống.

Với nhiều người ngoại quốc, điều này có thể làm họ than phiền. Nhưng hiểu được tập quán này là một chìa khóa để hiểu tâm linh Nhật Bản. Nhật Bản là một nước hiếm có, nơi mà không có sự đàn áp tôn giáo. Không có các cuộc chiến tranh tôn giáo như ở Do Thái, ả rập, Hồi Giáo, Hindu, Công giáo và Tin Lành. Lý do là vì con người tin rằng tất cả các tôn giáo đều là một và thế giới tâm linh là một. Điều này gọi là tôn giáo Nhật Bản (Đạo Nhật) mà Isaiah Bendare, một tác giả của cuốn “Nhật Bản và Do Thái” đã nói.

Một đặc tính quan trọng khác là quan niệm tâm linh và sự chân thành thờ kính tổ tiên mà Lafcadio Hearn đã nói trong cuốn “Nhật Bản, một cố gắng diễn giải” tôn thờ tổ tiên ở Nhật gồm 3 nguyên tắc về niềm tin:

1. Chết không phải là hết, linh hồn người chết còn lởn vởn ở mộ và tại nhà, mà người sống không thể thấy được.
2. Tất cả những người chết đều trở thành Thần, có những quyền năng và sức mạnh siêu nhiên, mà họ còn lại mọi đặc điểm để phân biệt họ trong cuộc sống.
3. Hạnh phúc của cái chết phụ thuộc vào sự phụng sự thờ cúng kính cẩn của con người khi sống, và hạnh phúc khi sống phụ thuộc vào lòng ngoan đạo tôn kính với cái chết.

Đây là quan niệm của con người văn minh mang tính phân tích và khoa học dựa trên cội nguồn tâm linh Nhật Bản. Mọi người Nhật đều tin như vậy vì họ cho rằng cái chết và sự sống là không tách rời nhau. Cái chết là bước tiếp theo của sự sống. Nên theo họ, từ chết chỉ có trong tiếng Anh. Khi một người chết, cơ thể anh ta tan rã trong thế giới vật chất, nhưng người đó không chết mà chuyển vào thế giới vô hình, không nhìn thấy được mà vật lý học hiện đại gọi là thế giới phản vật chất. Như thế người sống có thể nói với thế giới người chết và cúng các đồ thực phẩm.

Trong thực tế, quan niệm Nhật Bản cho rằng thế giới của sự chết mới là thế giới thật, còn thế giới chúng ta sống là một thế giới ảo, bởi vì nó huyễn hoặc vô thường và bị giới hạn. Với người Nhật, thờ cúng không chỉ là một tập tục mà nó còn đem lại niềm vui giống như niềm vui của người mẹ khi mang thức ăn về cho gia đình. ở đây một lần nữa chúng ta nhận ra khái niệm căn bản về tâm linh Nhật Bản. Đó là cuộc sống và cái chết là một. Nếu không hiểu khái niệm này, thì không thể hiểu nổi việc tự đâm kiếm vào bụng, “harakiri” và “kamikaze” của các chiến binh và các võ sĩ đạo Nhật Bản - Mục đích tối hậu của các võ sĩ đạo Nhật Bản là nhận ra sự sống và cái chết là một.

Khái niệm cơ bản thứ ba của Người Nhật là việc thống nhất con người và Thần Thánh là một khác với quan niệm của Thiên chúa giáo và Do Thái giáo. Tôi tin rằng tất cả mọi tôn giáo nguyên thuỷ đều có quan niệm này: Con người và Thượng đế là một. Với người Nhật, ai tin vào thiên nhiên với ánh sáng, nước, đất và thực vật đều sống thân thương và hạnh phúc, vui vẻ - mặc dù đạo Phật nói: cuộc đời là bể khổ.

Nhưng cũng vì đó mà quan niệm về sự sống Nhật Bản biến đổi mang tính thụ động hơn. Nhưng mặt tích cực của đạo Phật là đưa ra cho tinh thần Nhật Bản một cái nhìn về sự biểu hiện của thế giới chỉ là bề mặt và khái niệm triết học về sự biến đổi.

Tiếp theo, tinh thần Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của khái niệm âm dương: vui buồn, lạc quan và bi quan. Một trong những quan niệm đó xuất hiện vào một thời điểm nhất định mang tính địa phương và cá nhân. Nhưng dù sao chúng cũng hòa trộn vào nhau làm một, có sự xuất hiện một đấng kiến tạo sự sống và thiên nhiên. Sự kiến tạo này được coi là Thượng Đế khi con người sống cởi mở cùng thiên nhiên.

Quan niệm Thượng Đế, Trời Phật là cha mẹ thay thế cho quan niệm Thượng Đế là đấng toàn năng có quyền trừng phạt và lạnh lùng. Nhưng sự phát triển các chuẩn mực sống đã tách con người ra khỏi tự nhiên và Thượng Đế. Cuộc sống của chúng ta dần thiếu các điều kiện tự nhiên và ngày càng nhân tạo hoá, cuộc sống tiện nghi và buôn bán - mà quên đi mất tầm quan trọng của thực phẩm. Bản ngã và các chuẩn mực đánh giá con người ngày càng phát triển.

Ngày nay khó có thể tìm được mảnh đất và giống người như Lafcadio Hearn mong đợi. Ông viết: “Tôi mường tượng rằng nếu chúng ta có thể được biến vào một thành phố cổ Hy lạp, chúng ta có thể tìm thấy tôn giáo thuần tuý, ở đó sự hân hoan có thể thấy giống như các lễ hội văn hóa ngày nay ở Nhật. Tôi mường tượng các đứa trẻ Hy Lạp 3 nghìn năm trước cũng được chăm sóc nuôi dưỡng như những đứa trẻ Nhật Bản ngày nay để nhận được các món quà tốt đẹp từ tổ tiên chúng và tôi nghĩ rằng các vị cha mẹ Hy Lạp cũng từng dạy con cái một cách nhẹ nhàng và yên lặng như các bậc cha mẹ ở Nhật Bản ngày nay, nhưng ẩn sau sự dạy bảo đó là những tác động phi thường”.

Dù sao bất cứ ai có sự quan sát vô tư và tốt đẹp nào cũng có thể thấy sự thành kính lên ông bà tổ tiên dựa trên quan điểm hợp nhất giữa con người và Thượng Đế, sự sống và cái chết... sự phát hiện này mở ra cho bạn một chiều hướng mới về sự sống như nhà sử học Anh Arnold Toynbee sau khi đi thăm quan Nhật Bản 10 năm trước đã nói rằng Nhật Bản là đất mẹ hòa bình và thoải mái thứ hai của ông.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:52 AM
Bài viết #19


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



19. Chúc mừng năm mới 1974
Tháng 1, năm 1974


ở Nhật Bản, ngày đầu năm mới là ngày vui nhất đối với trẻ em. Nó không chỉ vui mà còn là ngày có ý nghĩa tâm linh - Tất cả mọi nhà và mọi thành phố đều tổ chức lễ hội tâm linh. Cổng vào của mỗi nhà đều chất đống đầy lúa để chứng tỏ mỗi gia đình đều có lòng ngưỡng mộ Thánh Thần.

Buổi sáng, đường phố vắng lặng, mọi người đều ở trong nhà làm lễ chúc mừng năm mới.

Người chủ gia đình ngồi ở phòng chính trong bộ kimono - mọi người khác chúc mừng ông ta với những lời chúc mừng năm mới và họ cũng uống rượu Sa-kê để tăng cường sức khoẻ và có một cuộc sống trường sinh.

Thực phẩm trong ngày Tết hoặc tuần đầu của năm mới hoàn toàn theo kiểu Thực Dưỡng, chỉ có một số gia đình kiểu mới có dùng thêm mì chính và đường vào thức ăn. Luôn luôn có món súp bao gồm các loại rau củ khác nhau tuỳ thuộc từng địa phương. Người thành phố dùng cá và nori (rong biển) và súp. Tôi nhớ rằng tôi thường được ăn súp trong đó có Táo, Khoai Tây, Đậu Đen, Ngưu Bàng, Củ sen, Rong Biển Kombu (Phổ Tai), đậu đỏ nhỏ hạt, cà rốt, cá nhỏ... được nấu từ đêm trước và chia ra ăn dần - Như thế người đàn bà có thể giảm thiểu được việc nấu nướng ít nhất là 3 ngày tết.

Sau buổi trưa trẻ con đi ra ngoài chơi hoặc chơi trong nhà. Chủ nhà bận rộn đón tiếp khách đến chơi chúc mừng năm mới. Việc chúc tết kéo dài ít nhất 3 ngày. Chúng tôi luôn cảm thấy sự việc như còn đây, đang xảy ra ở đây. Nhưng ngày nay ở Mỹ, người ta chẳng còn cảm giác đặc biệt nào cũng như bất kỳ sự phân biệt thay đổi nào. Một năm mới cứ việc trôi qua, không có sự phấn khởi nào, chẳng có dự dịnh năm mới nào.

Dù sao ngày tết chỉ hoàn toàn có ý nghĩa khi người ta nhớ lại năm cũ và dự định nhiều cho năm mới. Cuộc sống của chúng ta cân bằng giữa âm và dương - giữa thụ động và tích cực. Cuối năm chúng ta nhẩm tính lại xem trong năm mình đã ăn uống hoặc làm việc gì quá âm hoặc quá dương, và sang năm mới chúng ta có thể dự tính sơ đồ cân bằng âm dương cho năm mới... Nếu không người âm sẽ làm những việc âm hơn và người dương sẽ làm những việc dương hơn cho đến khi ốm đau, tai nạn, rủi ro xảy ra...

Theo âm lịch Nhật Bản, ngày tết là ngày đầu mùa xuân (bắt đầu tháng 2 tây). Trong những ngày này, người nông dân ủ lúa trong nước cho mọc mầm để gieo cấy. Như vậy ngày tết thực sự quan trọng như một kế hoạch cho năm - Nếu người nông dân gieo lúa sớm nó sẽ bị chết do lạnh, nếu gieo muộn, sẽ không đủ điều kiện thời tiết cho nó phát triển.

Trong cuộc sống hiện đại, cuộc sống của chúng ta tách rời đất trồng trọt và sự thay đổi các mùa. Để quay lại trật tự thiên nhiên, chúng ta cần phải nghĩ về tầm quan trọng của ngày Tết. Và chúng ta có thể đưa ra dự định năm mới để chúng ta có thể gặt hái thu hoạch vào mùa thu.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:53 AM
Bài viết #20


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



20. Chữ cái Nhật Bản và chức năng trí não
Tháng 2 năm 1974


Người Nhật cho rằng mỗi thứ đều tự mô tả nó qua âm thanh, tiếng, tên của nó - ngay cả những thứ vô tri như cỏ cây, dòng sông, ngọn núi. Dù sao con người cũng tiến hóa hơn loài vật nhờ biết tổ hợp tiếng nói và âm thanh để diễn đạt và giao lưu - Pavlop gọi ngôn ngữ là hệ thống thông tin thư hai, còn hình dáng và mầu sắc là hệ thống thông tin thứ nhất - như thế hệ thứ nhất có thể dễ dàng quấy dầy khi mệt mỏi hay khi ngủ. Khi ngủ chỉ có hệ thống thông tin thứ hai ngừng hoạt động còn hệ thứ nhất vẫn hoạt động.

Ngôn ngữ có thể diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của chúng ta thế nào? Sự thay đổi điện tích và hóa học trong não đã sản sinh ra ý nghĩ, cảm giác và tình cảm và gây tác động lại các dây thần kinh, hệ thần kinh lại tác động lên các nhóm cơ miệng - Tiếng nói được sinh ra từ toạ độ khác nhau của các cơ miệng khi chúng chuyển động và không khí thoát ra. Về mặt cơ học tiếng nói được điều khiển bởi các tín hiệu phát đi từ võ não - khi nghe tiếng nói, phần tương ứng trên vỏ não cũng đón nhận tín hiệu tương tự và giải mã lại trên não theo những mẫu quy định. Thông qua những mẫu của hoạt động trên não chúng ta có thể tái tạo lại suy nghĩ, cảm giác và tình cảm tương ứng với các điều muốn nói từ não người nói. Theo cách này lời nói mang đầy đủ các thông tin về ý nghĩ, cảm giác và tình cảm.

Tất cả các ngôn ngữ đều cấu tạo từ các nguyên âm và phụ âm. Phần lớn là nguyên âm. Khi bạn phát ra nguyên âm, bạn thở ra từ bụng còn khi bạn phát ra phụ âm bạn thở ra từ cổ họng - phụ âm phát ra do chuyển động của cơ cổ họng còn nguyên âm do chuyển động của toàn cơ thể. Như thế trong nhiều ngôn ngữ nguyên âm là âm nền tảng. Mọi ngôn ngữ đều bao gồm 5 nguyên âm chính A I E O U - A là Ah, E là Eh, O là Oh, I là Ih, và U là OOOO

Để tạo ra nguyên âm này, các cùng tương ứng của não sẽ hoạt động - nguyên âm A là kết quả từ chức năng hoạt động của thuỳ não trước. E là từ đỉnh não, I là từ giữa não, O là từ thái dương và tiểu não, và U là từ các nếp nhăn trên não.

Bất cứ khi nào âm A phát ra thì thuỳ não trước sẽ hoạt động và khi nghe âm thanh A, thuỳ não cũng hoạt động. Mỗi nguyên âm làm cho từng vùng não tương ứng hoạt động để tạo ra ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm.

Ví dụ thuỳ não trước hoạt động làm cho con người nhạy cảm hơn với các khả năng tư duy trừu tượng, khát vọng, trí tưởng tượng, cảm giác kỳ diệu, và lòng biết ơn - Não đỉnh liên quan đến sự tiếp nhận, thông minh, linh hoạt, và sự phân biệt. Não giữa liên quan đến tính tích cực hoạt động, ý chí - Não trung và các nếp nhăn liên quan đến các hoạt động cơ học, trực giác và các hoạt động mang tính tự động.

Trạng thái tâm thức liên quan đến trí tưởng tượng, khả năng tư duy, cảm giác huyền diệu, và lòng biết ơn được khuấy động khi nghe âm thanh A hoặc phát ra các âm A. Trong tiếng Phạn A là khởi nguồn của sự sống; trong Thiền của đạo Phật, môn thiền Aji được chú trọng tập trung vào ý nghĩa của nguyên âm A. Trong tiếng Anh “A” có nghĩa là sự kỳ diệu và khát vọng. Ai đó thấy cái bánh nằm trên bàn họ sẽ nói “ồ cái bánh” chứ không nói “cái bánh” - trong khi đó “cái”, “con” tượng trưng cho âm I, nó nói lên một cảm nhận mang tính phân biệt. Nó muốn nói lên cái bánh này là cái khác về mầu sắc và hình dạng so với các bánh khác. Như vậy cảm nhận phân biệt sinh ra từ âm I. Âm E gợi nhớ sự nhận biết, tính linh hoạt và ký ức như trí nhớ, hiểu biết và giáo dục - Âm O gợi nhớ cảm hứng, ý chí và hành động như làm việc, gây chiến, thực hiện. Âm U gợi nhớ các hoạt động mang tính tự động và trực giác. Khi chúng ta vẽ chúng ta hay trầm trồ: “ồ!”, “ừ!”.

Tóm lại: Âm A sinh ra khi miệng mở rộng, nó mô tả tâm trạng thán phục hoặc ngạc nhiên.
Âm E phát ra khi chúng ta cần tìm hiểu một vấn đề.
Âm I sinh ra khi chúng ta mô tả và dùng các tính từ. Nó chỉ các tính chất để phân biệt như xấu đẹp. Tính từ tiếng Nhật đều có âm I.
Âm O là một âm thanh của hành động. Động vật tấn công nhau thường kêu “O”.
Âm U là âm thanh của sự sống - khi bạn kêu “u,u” các động từ tiếng Nhật thường có chữ u.
Tiếng ấn Độ và tiếng Trung Hoa có nhiều chữ A và U.
Như vậy, chúng ít mang tính khái niệm, cảm xúc và mang tính trực giác hơn. Các ngôn ngữ phương Tây có nhiều âm E mang nhiều tính khái niệm và phân tích. Tiếng Nhật mang nhiều âm I hơn nên nó dịu, nhẹ, nhạy cảm và phân biệt. Điều này rất có lợi cho người phương Đông học tiếng Tây và người phương Tây học tiếng phương Đông.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

5 Trang V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th April 2024 - 07:45 AM