IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

5 Trang V  < 1 2 3 4 5 >  
Reply to this topicStart new topic
> Bài học từ cá hồi
Thelast
bài May 14 2007, 08:55 AM
Bài viết #21


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



21. Tha thứ và hôn nhân
Tháng 8, năm 1974


Tha thứ có phải là một đức tính tốt?

Chúng ta thường có cảm giác căm ghét, thù hận, uất ức, tức tối. Nhưng chúng ta không thể ở lâu trong các trạng thái đó vì chúng ta phải chịu đựng sự tra tấn tinh thần. Như vậy chúng ta cố gắng từ bỏ những trạng thái này để có tình yêu đích thực. Một trong những cách từ bỏ nó là tha thứ. Tha thứ làm cho tư tưởng trở nên hòa bình, dễ chịu và nhẹ nhàng. Cho nên nhiều tôn giáo đều dạy con người ta tha thứ và coi nó là một sự cúng dường. Sự tha thứ thật sự được gọi là tình yêu bao trùm tất cả và nó là điều rất khó có thể đạt tới. Bình thường người ta tha thứ nhưng không xuất phát từ tình yêu chân thật, người ta thường tha thứ vì người ta được các tôn giáo dạy bảo phải làm như vậy hoặc khi người ta không thể chịu đựng được việc khéo dài sự căm hận. Nó gây ra cho họ một sự tra tấn tâm lý nặng nề.

Nói cách khác họ tha thứ theo cảm xúc nhưng vẫn còn mang một sự không hài lòng từ trong sâu xa của tư tưởng.

Sau đó dấu vết này sẽ to dần lớn dần đến khi người ta không điều khiển nổi nó nữa - Và thay thế vào đó là một sự thù hằn, bởi vì họ đã tạo ra nó trong sự tha thứ. Rồi nó phô bày dần ra và người ta bỏ vợ, bỏ chồng, bỏ bạn.

Một người nói với tôi rằng tha thứ chỉ có trong các bài giảng đạo Kitô. Khi tôi nghe thấy điều này tôi cảm thấy hơi ngạo mạn. Ai có thể tha thứ được khi bị phản bội, hay con họ bị bắt cóc để tống tiền.

Nhiều người cảm thấy tội lỗi khi họ không tha thứ được cho người khác do ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo. Đây là điều cần lưu ý khi giảng đạo đức về sự tha thứ.

Vì sao chúng ta không xua đuổi được sự căm thù và oán giận. Chúng ta không thể đòi hỏi một điều mà chúng ta không có. Chúng ta tỏ ra giận dữ khi bên trong chúng ta giận dữ. Rồi sau đó chúng ta không để bụng - Như vậy tôi có thể nói đừng tha thứ theo kiểu tự nhủ lương tâm mình hãy tha cho họ vì họ đáng thương. Hãy tha thứ xuất phát tự tấm lòng rộng mở, từ trái tim chân thành để bạn có một tình yêu rộng lớn với mọi người chứ đừng tha thứ theo kiểu độ lượng và bao dung.

Vì sao chúng ta có nhiều phiền phức trong hôn nhân và gia đình. Một người bạn ở Miami hỏi tôi: “Vì sao có nhiều người Thực Dưỡng mắc phair những lủng củng trong gia đình và hôn nhân?”. Thực ra tôi nghe thấy 6 đôi Thực Dưỡng bị lủng củng và ly dị. Phải chăng là do sống theo Thực Dưỡng?

Để sống tiếp tục hạnh phúc trong hôn nhân, chúng ta phải tuân thủ những qui tắc sau đây:

Vợ và chồng phải hoàn toàn mạnh khoẻ và cân bằng về mặt thể chất và phải tương xứng với nhau về đời sống tình dục - Nói cách khác họ cần phải dương. Một bữa ăn Thực Dưỡng sẽ đảm bảo điều kiện này - Như thế nó sẽ không tạo vấn đề.

Thứ hai người chồng phải là người kiếm tiền chính cho gia đình và người vợ phải duy trì trật tự ngăn nắp trong gia đình. Để làm được điều này họ phải làm việc rất vất vả. Họ cần phải rất dương - Nếu thiếu điều này, hôn nhân có thể ngắn ngủi bởi vì làm việc nặng nhọc là một nhân tố dương sắp xếp vợ chồng phải xích lại gần nhau. Khi họ nhàn rỗi, hôn nhân sẽ dễ bị phân tán, tẻ nhạt vì mất yếu tố dương. Nó có chiều hướng ly rời nhau về mặt tâm lý - ly tâm.

Để giữ được hôn nhân, không chỉ có dương mà cần giữ cả yếu tố âm. Đó là tính chịu đựng, nhẫn nại. Hôn nhân đòi hỏi sự nhẫn nại và nhường nhịn. Không có sự nhẫn nại và sự chịu đựng, người ta không thể vượt qua được sự tranh chấp, sốc tâm lý và nhiều tình huống bất ngờ, sự bất đồng quan điểm của vợ và chồng. Những người quá dương thường thiếu sự nhẫn nại. Họ vội cưới và vội bỏ nhau. Tôi đã thấy nhiều phụ nữ Mỹ có lông chân và lông tay. Đó là do một lối ăn quá nhiều thịt, và động vật. Họ quá dương - nên không nghi ngờ sẽ dễ dẫn đến ly hôn.

Điều cuối cùng và quan trọng nhất trong hôn nhân là thái độ đối với nhau: Cố gắng xuất phát từ tình yêu. ở cuộc hôn nhân đầu tiên, bất cứ vợ và chồng nào cũng đều yêu nhau. Rồi sau đó họ tách dần nhau ra - Tình yêu của họ không còn. Vì sao? Theo tôi có lẽ họ không cố gắng đủ sức để giữ tình yêu. Tình yêu của họ hoàn toàn mang tính bản ngã và cảm tính. Tình yêu dễ buột mất khi bạn nhìn thấy một người đàn ông đàn bà khác đẹp hơn và tốt bụng hơn.

Chúng ta không thể mong đợi tình yêu của họ một cách hoàn hảo và lâu bền mãi mãi. Chúng ta chỉ có thể trông chờ vào tình yêu hoàn thiện và vững bền của chính chúng ta. Vì điều này chúng ta cần cố giữ tình yêu.Tài năng và vận may của đàn ông có thể cuốn hút đàn bà trong giây lát nhưng nó không thể còn mãi nếu anh ta không giữ lấy tình yêu. Một lần chúng ta đã cố gắng giữ lấy tình yêu, vợ chồng chúng ta sẽ yêu chúng ta hơn. Không có người chồng nào yêu cái sắc đẹp của vợ mình quá 10 năm. Trái lại, anh ta chỉ yêu cái đời sống của cô ta một khi cô ta biết yêu chân thật mặc dù có thể hơi xấu xí. Không thể có tình yêu trong cái thế giới tương đối này nếu ta không cố trở thành một tình yêu. Chỉ có một hôn nhân đích thực khi cả hai biết trở thành tình yêu thực sự.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:56 AM
Bài viết #22


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



22. Thực Dưỡng và thể dục dưỡng sinh EST
Tháng 12 - 1974


Từ San Francisco, Seattle, Boston nhiều học viên Thực Dưỡng hỏi tôi về tập EST. Nhiều người hỏi vì sao nó được hoan nghênh đến thế. Lý do rất đơn giản. Vì họ không cảm thấy hạnh phúc khi sống theo Marcrobiotic - Vì sao? Vì họ dùng thực phẩm dưỡng sinh như một công cụ để sửa chữa lỗi lầm, sai trái của họ - Ví dụ khi họ mệt mỏi khi làm việc, đó là do họ đã ăn nhiều đồ âm quá và uống nhiều bia. Họ đổ lỗi cho họ bị sốt chứ không phải do việc ăn uống sai lầm của họ - người ta bao giờ cũng né tránh sai lầm và khuyết điểm của mình.

Có lần có một học viên Thực Dưỡng phạm phải sai lầm khi anh ta ăn quá nhiều. Anh ta nói Thực Dưỡng như một công cụ để tự tha thứ cho mình. Khi một người tha thứ cho lầm lỗi của mình một cách dễ dãi thì sẽ không bao giờ học được bài học từ nó và lần sau sẽ tái phạm khuyết điểm đó. Khi tự tha thứ, anh ta cảm thấy dễ chịu và cho là mình có khả năng. Anh ta có đủ khả năng để được khuyên bảo. Nếu anh ta chấp nhận rằng đó là sai lầm, thì dù có phải chịu khổ một chút, nhưng anh sẽ giữ được tình bạn, sự giúp đỡ và tính tương trợ. Thông thường sai lầm và tội lỗi là người bạn nếu ta biết học hỏi.

Một người biết nhận khuyết điểm là một người khiêm tốn. Người không khiêm tốn không thể có tình yêu. Người không có tình yêu thì không thể hạnh phúc. Người dùng Thực Dưỡng như một công cụ để tha thứ cho mình không bao giờ có tình yêu và hạnh phúc, kết quả là anh ta chỉ đi tìm kiếm các bài giảng. EST nói rằng mọi điều bạn đang làm hoặc đang gánh chịu là trách nhiệm chứ không phải là do thực phẩm. Từ đó họ không ăn uống theo Thực Dưỡng. Nó làm cho họ hạnh phúc đôi chút. Nhưng nếu tập EST và coi nó như một công cụ để tha thứ cho các lỗi lầm của mình thì sẽ không hạnh phúc.

Hạnh phúc hay không tuỳ thuộc vào bạn nghĩ như thế nào, ăn như thế nào ứng xử thế nào chứ nó không phụ thuộc vào bạn học thế nào.

Khi một người chưa khiếm tốn, dịu dàng, đáng yêu thì không bao giờ có hạnh phúc dù người đó là Thực Dưỡng hay Yoga hay Thiền hay ESST. Có nhiều con đường dẫn đến hạnh phúc và tự do. Bạn có thể chọn bất cứ phương pháp nào nếu bạn theo nó đủ một thời gian dài và phát triển nó trong đời sống cùng với việc tránh ăn đồ ăn hóa học và đồ thực phẩm tinh chế.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:57 AM
Bài viết #23


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



23. Kỷ niệm 9 năm ngày giỗ Ohsawa
Vê-ga, tháng 4, năm 1975


Những cây hạnh và cây mận đã ra hoa, và cây Seri cũng đang nở hoa. Một ngày tuyệt đẹp. ở đây thật tuyệt vời.

Con, giám đốc Viện Dinh dưỡng Vê-ga trịnh trọng tuyên bố trước Oomikuam, Sukunakito, No Kami, và OKuni Nushi No Kami rằng chúng con, những đệ tử của thày xin thành tâm kính cẩn mời vong linh của thày nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày giỗ của thày, chứng kiến ngày hội họp và vui mừng với chúng con.

Tất cả những đồ cúng ở đây đều được chế biến cùng sự hiện diện thông suốt mọi lúc mọi nơi của thày tôi. Chúng tôi làm những món ăn này để chứng tỏ lòng biết ơn của chúng tôi với món quà ban tặng của thày cho chúng tôi và xin nhận trách nhiệm với người thày Ohsawa của chúng tôi.

Thày kính yêu, thày đã dạy chúng tôi rằng cuộc sống là tuyệt diệu và làm thế nào để cuộc đời trở nên hạnh phúc. Chúng tôi khắc ghi mãi những lời giảng của thày. Ngày giỗ thày, chúng tôi thành kính dâng lên thày những món ăn để nói lên sự thực hành bé nhỏ của mình xin thày đón nhận lòng thành kính của chúng tôi và chung vui cùng chúng tôi như 10 năm trước đây thày vẫn thường làm.

Mặc dù thày không còn nói cho chúng tôi nghe nữa, nhưng chúng tôi vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây giọng nói của thày. Thày không còn cho chúng tôi thấy mặt, nhưng chúng tôi vẫn thấy thày. Chúng tôi luôn ở bên thày mọi lúc - Như thày đã từng dạy chúng tôi, khi chúng ta xa nhau là chúng ta luôn ở bên nhau và cùng nhau. Lời thày nói “không có cái chết” vẫn còn ở bên tai tôi. Thày dạy chúng tôi rằng con người vốn dĩ là loài hạnh phúc. Nếu không có hạnh phúc là do ở lỗi người đó. Trong ngày đặc biệt này chúng tôi đọc lại những lời giảng của thày và xin hứa với thày rằng sẽ mãi thực hiện lời dạy của thày. Xin thày hãy dẫn dắt chúng tôi thành con người can đảm và đáng yêu như thày.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:57 AM
Bài viết #24


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



24. Nhai kỹ là quay về với Thượng Đế
Tháng 5 -1975


Một hôm một học viên ở trại Vê-ga hỏi tôi vì sao mà chúng ta lại mất đi khả năng lựa chọn các thực phẩm thiên nhiên tốt đẹp hơn bất cứ lúc nào và việc chè chén quá mức để chúng ta phải phân loại thực phẩm theo âm dương - Thuở xa xưa khi ăn uống con người vốn có trí phán đoán tốt để lựa chọn thức ăn. Vậy vì sao người ta lại bắt đầu ăn uống sai trái khi đã có trí phán đoán tốt?

Tôi trả lời như sau:

Ngày xưa thực phẩm ở gần nơi họ sống và họ sống và họ ăn uống theo mùa nào thức ấy. Như vậy thì họ có ăn gì thì cũng còn trong trật tự. Điều này duy trì và phát triển khả năng lựa chọn tuỳ thuộc vào mức độ và thói quen nhưng dù sao nó cũng làm giảm bớt phần nào khả năng nhận thức bởi vì người ta không cần thiết phải nghĩ ngợi về những thực phẩm hợp lý cho họ.

Sau đó thực phẩm phát triển. Nó được vận chuyển từ vùng này đến vùng khác và rau quả trái mùa được vận chuyển từ vùng này tới vùng khác, người ta bảo quản thịt đông lạnh, công nghiệp thực phẩm đã làm cho thực phẩm biến chất sai với trật tự, các chất bảo quản và mầu hóa học cho vào thực phẩm để làm cho nó sạch sẽ, mềm mại, hấp dẫn bề mặt. Những thuốc tăng trưởng và sát khuẩn được dùng ngày càng bừa bãi trong các tranh trại tạo ra cho người nuôi trồng nhiều lợi nhuận hơn. Kết quả là làm cho không còn thức ăn thiên nhiên trong xã hội hiện đại của chúng ta.

Thậm chí chúng ta còn mất cả trí phán đoán tốt đẹp để lựa chọn thực phẩm theo khả năng trực giác - Bạn có thĩ thấy nhiều người không thể ngừng ăn đường ngay cả khi anh ta quá âm mà không cần đường. Như thế nên áp dụng khái niệm âm dương trong việc lựa chọn thức ăn và nghiên cứu về dinh dưỡng. Nó tuỳ thuộc vào tính linh hoạt của trí phán đoán. Khi trực giác của trí phán đoán bị che phủ và biến dạng, chúng ta gặp trở ngại trong việc lựa chọn thức ăn và rơi vào việc ăn uống bừa bãi cho khoái khẩu. Để nâng cao khả năng lựa chọn thực phẩm theo trực giác, chúng ta phải thường xuyên ăn uống thực phẩm tốt trong một thời gian dài. Mặt khác để ăn được các thực phẩm tốt chúng ta phải có trực giác của trí phán đoán thật tốt. Đó là một cái vòng tương hỗ lẫn nhau.

Theo tôi, chỉ có một cách khác để phát triển trí phán đoán của chúng ta. Đó là việc nhai thức ăn thật kỹ. Việc nhai kỹ khi ăn có thể cho bạn khả năng phán đoán lựa chọn thực phẩm tốt cũng như phát triển nhận thức và tiềm thức. Khi nhai kỹ thức ăn được làm nhão và ngấm nhiều nước bọt. Điều này rất quan trọng cho sự tiêu hóa tạo nên các phản ứng hóa học diễn ra trong các chất lỏng. Nếu chúng ta nhai kỹ thức ăn được làm lỏng nhờ nước bọt, tạo nên các phản ứng hóa học cho tuyến nước bọt và chúng ta có thể phân biệt được độ mặn và độ mềm, độ đắng và vị chua.

Nếu chúng ta không nhai kỹ chỉ có phần bề mặt của thức ăn là vỡ ra và thức ăn chỉ được tiêu hóa từng phần. Khi nhai kỹ tất cả thức ăn được hóa lỏng và dịch vị thấm vào toàn bộ thức ăn. Khi đó chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa thức ăn thiên nhiên và thức an có chất hóa học. Khi nhai kỹ các thành phần hóa học phụ gia không được tiêu hóa hết trong khi đó các thành phần tự nhiên có trong thức ăn sẽ được hấp thụ nhiều hơn.

Với tôi Thực Dưỡng có nghĩa là ăn uống các chất nhão và ta tiêu hóa tốt hơn khi nhai kỹ.

Tầm quan trọng của việc nhai kỹ không dừng lại ở đây. Nhai kỹ có nghĩa là thiền định và cầu nguyện mà không có lời khấn. Khi nhai kỹ, tiềm thức của chúng ta xuất hiện cũng tác động cùng tác động của việc nhai đều giống như tác động cầu nguyện. Nó mang ý thức đi ra khỏi sự điều khiển của tiềm thức (phần lớn ý thức của chúng ta đều được điều khiển vô hình bởi tiềm thức trong mọi lúc). Khi ý thức tạo ra hoạt động mang tính bản ngã được giải phóng tự do khỏi chức năng tiềm thức. Chúng ta sẽ có một cơ hội lớn để kết nối tâm thức với vũ trụ, điều được gọi là trạng thái giải thoát hay đại định. Nhai kỹ là quay về với Thượng Đế.

Người Nhật từ xưa đã có cùng ý tưởng khi gọi từ nhai Kanu. Kanu là nhai và Kami là Thượng Đế.

Khi con người có thói quen nhai dối và nhai vội, họ bắt đầu một chế độ ăn tồi ngay cả khi họ có trí phấn đoán tốt theo trực giác.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:58 AM
Bài viết #25


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



25. Các nguyên lý của Thực Dưỡng
Bài giảng ở trại hè, tháng 7, năm 1975


Một điều quan trọng hơn ăn uống đối với bản thân bạn là cách ứng xử của bạn: Cuộc sống bạn cảm thấy thế nào, bạn có cảm thấy dễ chịu không, cuộc đời có tươi đẹp không, mặt trời và tuyết có đẹp không, bạn cần phải có cảm xúc này hàng ngày. Hiểu âm dương là rất quan trọng nhưng bạn phải khởi đầu từ những cảm giác kỳ diệu.

ăn uống trong hiện tại

Trong tâm lý học, sống “ở đây và bây giờ” là một kỹ thuật phổ biến, nhưng nóiees chưa được áp dụng cho ăn uống. ăn uống “ở đây và bây giờ” là Thực Dưỡng. Nếu bạn ăn thức ăn trái mùa cơ thể bạn sẽ mất cân bằng. Bạn cần ăn các thức ăn ở vùng bạn sống. Tốt nhất là nuôi trồng tại gia. ở Nhật biểu tượng thức ăn cho khách là “chạy ra sau nhà”. Như thé bạn có thể ra sau nhà để lấy các loại rau quả và cây nhà lá vườn để đãi khách.

ăn toàn bộ cây cỏ và thức ăn

Geoge Ohsawa nói rằng nên ăn thức ăn toàn phần. Nếu bạn ăn thịt bò bạn nên ăn cả đầu đến đuôi. Động vật ăn cả xương và lòng ruột để có nhiều chất kiềm. Đó là lý do vì sao chúng ta không chịu được a xít. Vì bạn ăn thức ăn chỉ theo từng phần, bạn sẽ gia tăng các thành phần a xít. Nếu bạn ăn cá bạn nên ăn cả vây. Do vậy cá khó tiêu nên bạn không muốn ăn nó.

Ngăn ngừa bệnh tật

Căn bệnh trầm kha nhất ở nước Mỹ là gì? Là đau tim. Nhưng các nhà khoa học không thấy có người da đen nào bị bệnh này ở Châu Phi - Bữa ăn của họ có nhiều chất xơ do họ ăn thức ăn toàn phần. Vì sao chất xơ lại giảm bệnh đau tim?

Các bác sĩ cảnh báo rằng bệnh tim do không tiêu hóa hoàn toàn colesteron - Nó sinh ra ở gan và đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá. Khi ăn các chất xơ nó biến thành mật. Nếu không có chất xơ nó không biến đổi, khi colesteron bám vào thành mạch máu, nó ngăn cản động mạch gây tắc làm cho tim phải làm việc quá tải.

Tim làm việc thế nào? Nó phải đập 70 lần/phút. 420 lần / giờ. 100800 lần/ngày. 36.792.000 lần/năm. Khi chúng ta ngủ trái tim được nghỉ ngơi. 2 tỉ lần đập trong 50 năm, để đập được như vậy nó cần nhiều oxy. Cái gì cung cấp o xi cho nó? Các mạch máu. Các colesteron cùng với chất độc có trong gạo, đường trắng, muối tinh tạo ra đau tim. Các bác sĩ nói rằng nên ăn cám và chất xơ. Nhưng nếu bạn ăn toàn phần thức ăn thì không cần ăn cám.

Ung thư phổ biến nhất tại Mỹ là ung thư ruột kết. Phần lớn các chất khó tiêu trong thức ăn toàn phần giúp làm giảm ung thư ruột kết. Nếu không có chúng, gan sẽ tạo ra 2 loại a xít có liên quan đến ung thư ruột kết. (a xít apcholic và a xít cholanthrene). Với sự có mặt của hai a xít này, các vi khuẩn độc tăng nhanh khi thức ăn còn đọng lại trong ruột 3 ngày. Nhờ những chất xơ trong bữa ăn, không có cặn bã thức ăn nào còn tồn tại trong ruột và chỉ có các vi khuẩn có lợi còn lại ở đó mà thôi.

Không có mùi hôi trong nhà xí của chúng ta. Các khách tham quan viện điều dưỡng Vê-ga thực sự ngạc nhiên khi thấy gian nhà xí của chúng tôi. Không có mùi thối mặc dù chúng tôi không dùng các chất phân huỷ hóa học.

Các bác sĩ nói rằng đi ngoài ra phân to là dấu hiệu của sức khoẻ. ở Nhật, nó gọi là thời kỳ chuyển hóa lớn từ miệng. Chuyển hóa nước tiểu là chuyển hóa nhỏ. Khi thận hấp thụ lại các chất lỏng từ máu thì sẽ làm cho nước tiểu ít đi và ít chất khoáng bị thải ra ngoài. Xã hội văn minh thì trái lại phân nhỏ và nước tiểu nhiều.

Người Thực Dưỡng thường theo dõi đồ ăn nhưng rất ít khi theo dõi phân thải. Hãy theo dõi phân của bạn để thiết lập lại sự quân bình. Khi bắt đầu có dấu hiệu đau tim và ung thư, bạn có thể tìm thấy chúng ở phân bạn.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:58 AM
Bài viết #26


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



26. Bài học từ cá hồi
3 - 9 - 1975


Một ngày sau khi trở lại Nhật Bản, tôi đi ra bờ sông Feather. Cá hồi tung tăng bơi lội trong dòng. Tia sáng cuối hè chiếu xuống làm cho một ngày trở nên nóng bức. Buổi trưa, mọi người đánh cá đều nghỉ ngoại trừ chỉ có tôi. Tôi ném một lưỡi câu vào nước và thấy có nhiều làn sóng lăn tăn. Tôi muốn dùng dây để móc vào một cái lưỡi câu ở dưới lòng sông và tôi bắt đầu kéo nó. Một đầu dây đã cảm thấy nặng và tôi bắt đầu nhấc cần câu lên. Tôi thấy dây càng giật mạnh và tôi thấy một con cá hồi ở đầu dây. Thật ngạc nhiên. Tôi đã câu được một con cá hồi. Nó bơi rất nhanh và nhanh hơn cả dòng nước chảy. Tôi muốn giữ chặt cái dây nhưng vô ích. Con cá hồi giật mạnh sợi dây cần câu đến mức làm các ngón tay tôi đau buốt. Tôi gọi Toe, Fred, và Kurosawa nhưng không ai trả lời rồi sau đó cần câu bị đứt. Con cá lại bơi vào dòng nước và lặn sâu xuống theo dòng.

Con cá thật khoẻ mạnh sau khi bơi 200 dặm từ biển vào sông. Nó không hề ăn suốt hành trình này. Lúc đó, tôi ngồi bên bờ sông và nghĩ về cuộc đời.

Cá hồi đẻ trứng ở đầu nguồn con sông và bơi ra biển trong quá trình trưởng thành. Khi đã trưởng thành, chúng bơi ngược trở lại con sông cho đến khi chúng tới được nơi chúng đã sinh ra đầu tiên. Chúng đẻ trứng và rồi chết đi ở đó.

Chúng sống toàn bộ cuộc đời ở biển giống như cuộc đời của chúng ta sau bài học ở trường đời. Cuộc sống của con cá hồi và của con người không khác nhau mấy, ngoại trừ về cuối đời: Cuộc sống cuối đời của con người là nghỉ ngơi, còn của cá hồi thì là cuộc phiêu lưu. Nó bơi ngược dòng sông, nó phải chiến đấu với các loại cá to, với người đánh cá, với các dòng nước. Nó giành toàn bộ nỗ lực cho con cái. Sau khi đẻ trứng, nó chết. Một cuộc đời giản dị và trong sạch nhưng ngầm chứa trong nó là một sự hiểu biết lớn lao. Nó giống một người giác ngộ. Sự hy sinh cho con cái của nó mới lớn lao làm sao. Sự hiểu biết trật tự của nó mới lớn lao làm sao. Con người hiện đại coi tình dục như một trò giải trí. Việc sinh ra con cái là điều họ không mong muốn, chúng là những sản phẩm thừa sau cuộc vui chơi, tạo cho họ gánh nặng trong cuộc đời - được thôi - Con người có thể làm mọi điều họ muốn.

Điều mà tôi học được từ cá hồi là nó sống rất nỗ lực vào cuối đời trong khi con người chỉ muốn nghỉ ngơi vào cuối đời mà lui vào sống một cuộc đời hưu trí và bảo hiểm, tiết kiệm.

Con người cần phải nỗ lực lớn hơn vào cuối đời. Nếu không cuộc sống sẽ mất sự hứng thú như cá hồi. Tôi biết có một con người như vậy. Đó là George Ohsawa.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:58 AM
Bài viết #27


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



27. Hãy tạo ngôi chùa riêng cho mình
Tháng 9 - 1975


Khi tôi hỏi giáo sư Ohsawa về các nhà thờ ở miền Đông Coast 15 năm trước, giáo sư nói: “ở đấy có rất nhiều nhà thờ”. Tôi đến thăm Nhật cùng 20 học viên Thực Dưỡng người Mỹ vào mùa hè năm đó. Tôi rất ngạc nhiên vì ở đó toàn là chùa”.

Các nhà thờ thiên chúa mô tả đời sống tinh thần phương Tây, cách sống và cảnh quan phương Tây. Các ngôi chùa Phật giáo mô tả đời sống môi trường phương Đông. Dù có nhiều sự khác nhau về cấu trúc, kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh giữa nhà thờ và các ngôi chùa, nhưng tôi thấy chúng hầu như có điểm tương đồng. Điểm tương đồng lớn nhất là hầu như chúng đều mang một trạng thái chết chóc. Các ngôi chùa lạnh lẽo chết chóc. Chúng giống như các bảo tàng nghệ thuật về tâm linh hoặc các nơi trưng bày cảnh quan thiên đường dùng cho việc quảng cáo.

Phật dạy con người một cách sống không thông qua chùa chiền và sư sãi. Nhưng ngày nay đạo Phật riêng ở Nhật Bản đã có hàng nghìn chùa và sư sãi. Đầu tiên các chùa là nơi học các giáo lý của Phật, về sau nó đã trở thành như các trường học nơi đó người ta dạy nhau cách cầu khấn xin xỏ bề trên ban phát cho cái này cái nọ. Và các nhà sư coi nhà chùa như một lãnh địa của riêng họ - mang tính sở hữu - khi đó người đến chùa coi như khách hàng của nhà sư. Ngôi chùa càng nổi tiếng nó càng có nhiều đệ tử là khách hàng. Một nhà sư được coi là có tài nếu ông ta kéo theo được nhiều người trở thành khách hàng của ông ta. Tài năng của ông không dùng cho việc khám phá ra sự minh triết của Phật tính cùng các trạng thái tâm thức cao cấp mà nó được dùng vào các phương cách lôi kéo các tín đồ, gây ảnh hưởng lên họ, lợi dụng các ham muốn tâm linh của họ để biến họ thành khách hàng của nhà chùa - Trở thành một nhà sư đồng nghĩa với trở thành một nhà buôn - Kinh doanh lớn nhất của họ là trấn an việc sợ chết của chúng sinh bằng cách hứa hẹn sẽ đem thiên đường thay thế cho địa ngục. Ai cũng chết và không ai muốn xuống địa ngục. 99,90% nếu không phải là 100% người Nhật sau khi chết đều được các nhà sư, họ không chỉ làm các dịch vụ mai táng mà còn làm các dịch vụ dọn đường cái chết để các nhà sư nhận được các tiền cúng dàng và công đức.

Vì sao phải xây lên nhiều chùa chiền như vậy? Chùa xây nên là để học đạo Phật. Học đạo Phật là để vượt qua mọi sự hứa hẹn, bảo đảm và không còn sợ hãi. Chúng ta sợ hãi vì cuộc đời chúng ta không có gì chắc chắn, vô thường, không biết được ngày mai. Nhỡ chúng ta có thể bị tai nạn nay mai, nhỡ chúng ta có thể mất việc làm, họ hàng, vợ con, bất cứ lúc nào. Tôi sợ người khác vì tôi không biết họ nghĩ về tôi như thế nào.

Đạo Phật nguyên thuỷ không dạy con người những điều này. Phật dạy chúng ta phải phát hiện ra con đường trung đạo - Không quá âm và quá dương trong suy nghĩ, hành động, tốc độ và ăn uống. Con đường của Bát Chánh đạo. Đạo Phật chính đáng là có trong tư tưởng của chúng ta vào trong trái tim ta thông qua hành động và suy nghĩ. Không có suy nghĩ và hành động đúng, chúng ta không bao giờ có được cuộc đời hạnh phúc và cái chết thanh thản.

ở Nhật đạo Phật có hai loại trường học dạy người ta vượt qua sự sợ hãi. Một loại dựa trên những giới luật và một loại khác dựa trên đức tin và sự cứu rỗi của đức A Di Đà tựa như cha trời trong đạo Thiên Chúa. Giáo lý giới luật để giành cho những người có trí thức hơn và họ được dạy theo kiểu logic hơn, triết lý hơn và hợp lý hơn. Giáo lý kia giành cho những người kém văn hóa hơn và nó dạy con người thông qua sự ăn năn sám hối không cần có sự lý giải hợp lý nào. Với con người hiện đại biện pháp thứ hai là phổ biến và thông dụng - và nó lôi kéo nhiều người theo hơn là phương pháp kia. Trong Phật giáo phương pháp đầu là tiểu thừa, còn thứ hai là Phật giáo đại thừa. Đại thừa không cần sự nỗ lực cá nhân cao độ, nó không thông qua trạng thái tâm thức cao cấp mà dựa vào đức tin mù quáng của đám đông đi theo. Một người tin mù quáng thì dễ bỏ tiền công đức cho nhà chùa mà cứ tưởng mình thành tâm hơn là người tự tu, tự chứng. Và đồng tiền đó nhiều khi bị tiêu vào những mục đích sai trái và vô ích. Họ luôn phải tự nhủ lòng:”Mình đang bỏ tiền ra công đức để mình thêm hạnh phúc và niềm hạnh phúc này là do thờ phượng Đức Phật mà ra - ta chỉ cần ngài chứng minh chứng giám cho tấm lòng thành của ta - Ta xây chùa cho Phật Pháp - Ta chẳng cần biết các thày chùa có dùng tiền của ta vào việc hữu ích hay không”.

Niềm tin vào Phật A Di Đà của họ mạnh mẽ và cứng nhắc như một hòn đá và họ cho nó là đức tin kim cương bất hoại. Như thế họ cảm thấy không biết sợ là gì và họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng cái không sợ hãi này là lối tự dẫn dụ của một người kém hiểu biết. ở một Thiền viện theo cách khác người ta dạy môn sinh thực hành giới luật, thiền định, cầu nguyện và giảng kinh. Điều này đối với tôi xem ra kém hiệu quả. Vì sao? Vì những ông thày này quá logic, lý luận, và mang tính suy xét. Nó sẽ dẫn đến thói quen phân tích mổ xẻ mọi vấn đề và dẫn đến kết quả là sinh tâm phân biệt, âm và dương, anh và tôi là khác nhau, con người và Thượng đế là một trời một vực - Tư tưởng phân biệt làm cho con người bị chia xẻ náo loạn và không bao giờ hợp nhất được trong bản thân. Do đó mà không có hạnh phúc. Hiểu biết và con người không phải là một và mục đích của tôn giáo là trở nên con người chân thật khác hẳn những hiểu biết và lý luận về hạnh phúc. Con người hiện đại đặc biệt là người phương Tây cần sự hiểu biết để có lòng tin. Nhưng sau đó làm thế nào để thống nhất con người mình với sự hiểu biết đó thì họ không hề biết. Họ mãi là người cưỡi ngựa xem hoa. Làm thế nào để thống nhất cái tôi của mình với cái “không còn tôi” của Thượng Đế, của Phật thì họ không biết.

Một người đạt tới niềm tin vào Phật tính và tự nhiên cùng trật tự của Vũ trụ mà không cần thông qua sự hiểu biết trí óc nào là một người có diễm phúc may mắn. Nhưng con người hiện đại đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa và giáo dục cùng những tri thức làm méo mó nó. Chúng ta cần phải đạt được nó bằng cách tiếp cận khác. Sự thực hành trong tôn giáo như thiền định, cầu nguyện theo kinh nghiệm của tôi không phải là điều thiết yếu. Thiết yếu là hành động của chúng ta, ứng xử và tiêu chí của chúng ta làm thế nào để nó bộc lộ rõ ánh sáng nội tâm hay Phật tính tự nhiên của ta. Chúng ta không cần phải chú tâm lo làm điều thiện vì đó vốn là bản tính của ta. Và điều cần yếu là thông qua hành động, như sự tự nhiên bản tính cảu mình, chúng ta để cho bản tánh đó được thể hiện qua hành động. Công việc của chúng ta không phải rèn luyện đạo đức mà công việc của chúng ta là không ngăn cản ánh sáng của Phật tâm chiếu rọi trong công việc hàng ngày, để cho minh triết của tự nhiên tự biểu lộ thông qua ta. Nó đang bị trôn dấu trong tiềm thức của chúng ta do tác động của giáo dục và đời sống phong tục tập quán. Còn gì để bộc lộ ánh sáng của Phật tánh được?

Chỉ ăn uống đúng chưa đủ để trở thành con người hạnh phúc. Nếu chúng ta trả giá cho thực phẩm, tính tiền để đánh đổi lấy giá trị của nó, chúng ta không thể có ánh sáng hồn nhiên của Phật tánh bởi vì thức ăn không đổi được bằng tiền. Thức ăn là vô giá. Nó là món quà của thiên đường tới trái đất. Nó là sản phẩm của đất trời, nó được tạo ra từ ánh sáng, nước, đất, vi khuẩn và mồ hôi. Nếu trả giá của chúng ta không dựa trên mồ hôi chúng ta đã thủ lợi lừa đảo. Chúng là bổn phận của chúng ta. Chúng ta phải trả giá sòng phẳng cho nó, càng sớm càng tốt, nếu không sớm muộn nó sẽ đòi nợ và chúng ta sẽ không có tự do. Nhưng chúng ta không bao giờ nhìn rõ bổn phận của mình bởi vì nó là vô định. Khi nhìn nhận ra được bổn phận này thì Phật tính hồn nhiên của ta là ánh sáng của hạnh lạc.

Việc làm xuất hiện ánh sáng này là tạo ra một ngôi chùa đích thực. Chúng ta phải tạo ra một ngôi chùa của riêng ta nơi đó có ánh sáng bất tận của niềm vui chiếu xuống.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:58 AM
Bài viết #28


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



28. Tình bạn
Tháng 11, năm 1975


Một người bạn tôi quen từ mấy năm trước đến thăm tại Vê-ga. Hôm sau tôi ra vườn làm việc, anh ta đến muộn hơn. Anh ta hỏi về Thực Dưỡng và trang trại Vê-ga. Do bận việc nên tôi chỉ trả lời anh ta vắn tắt, cộc lốc.

Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng anh ta lại yêu cầu tôi nói chuyện. Anh ta hỏi tôi vì sao hôm qua tôi trả lời anh ta có vẻ cáu bực. Anh ta hơi buồn vì thái độ của tôi. Tôi trả lời anh ta vì anh ta quấy rầy công việc của tôi mà nhẽ ra anh ta nên hỏi tôi vào lúc nghỉ ngơi.

Do anh ta nghĩ đã quen tôi từ lâu nên anh ta có thể hỏi bất cứ lúc nào cần hỏi. Nhưng tôi lại không có cảm giác nhiều về tình bạn như thế. Bây giờ sau khi tôi đã nói rõ cho anh ta biết tôi cảm thấy chúng tôi hiểu nhau hơn. Anh ta cởi mở hơn và chúng tôi cảm thông với nhau, trở nên thân thiết hơn.

Hydro và Oxy khi cho vào nhau thì không tổ hợp ngay nhưng nếu có tia lửa điện kích vào thì chúng sẽ kết hợp nhau và tạo ra nước. Cuộc tranh luận trong tình bạn cũng giống như tia lửa điện vậy, nó làm cho con người kết hợp lại với nhau. Nó cũng giống như trường hợp của đàn ông và đàn bà khi họ kết hợp có những xung điện lớn xảy ra. Tranh luận giữa đàn ông và đàn bà, giữa chồng và vợ không khác gì một tiến trình đi tới sự thống nhất trong quan hệ của họ. Sự khác biệt về quan điểm càng lớn, tính cách càng khác nhau thì sự thống nhất càng lớn. Quan hệ giữa George Ohsawa và Lima là trường hợp này. Có nhiều tia lửa xung đột trong cuộc sống hàng ngày của họ, nó tạo nên các cuộc tranh cãi, xung đột mâu thuẫn giữa con người va nó được coi là điều không mong muốn.

Chúng ta không nên né tránh nó vì nó càng làm cho quan hệ của chúng ta mạnh mẽ và bền chặt hơn. Sự căng thẳng tự nhiên của các phản ứng hóa học tạo nên mối quan hệ hai bên càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Cũng giống như xung đột giữa các quốc gia. Chiến tranh giữa ấn Độ và Anh Quốc hoặc Nhật và Mỹ cũng giống như vậy. Chiến tranh làm cho mối liên hệ giữa họ càng sâu sắc hơn và sự hiểu biết lẫn nhau cũng tăng lên rất nhiều.

Hãy để cho các cuộc tranh luận giữa chúng ta từ những dấu hiệu của tia lửa hữu nghị quay hướng về một sự thống nhất hoàn mỹ - đó là tình yêu và tình bạn.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:59 AM
Bài viết #29


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



29. Biến chuyển từ không thích thành thích
Tháng 12 -1975


Có một người đàn bà đẹp trong số học viên tại trại Vê-ga của tôi. Có một hôm cô ta bảo tôi: “Em không ưa anh ấy”. Tôi thực sự bị sốc. Làm sao một lời xấu xa lại có thể tuôn ra từ cái miệng xinh đẹp như vậy. Có phải là cực âm sinh dương và đẹp đẽ sinh xấu xa chăng? Phải chăng đây là biểu hiện của luật trong cuộc sống?

Cô ta nghiên cứu Yoga, tôi cũng có biết qua về nó đó là một nghệ thuật sống hợp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Sau đó cô ta không thực hành Yoga bởi vì cô ta không thích nó lắm. Cô ta muốn thành một người dạy Yoga -Vậy thì cô ta phải vượt qua sự không thích này. Nếu không yoga của cô ta sẽ trở thành thể dục chức không phải Yoga thực sự. Nó là Yoga của cơ thể chứ không phải của tinh thần.

Có nhiều người có tính nết như vậy. Nhiều người không bao giờ muốn gặp mặt người mà họ không thích. Khi chúng ta không thích ai đó, chúng ta bài xích họ và chúng ta không được thoải mái. Vì không có hòa bình trong nội tâm. Ohsawa dạy chúng ta phải đạt được sự thảnh thơi ngay cả với người mình không thích.

Liệu có cách nào vượt qua sự không ưa này? Có thể dễ dàng nói về một tình yêu bao la độ lượng nhưng thực hành nó mới thật khó làm sao.Tôi biết có hai điều chúng ta cần thực hành.

Thứ nhất, chúng ta phải thiết lập sức khoẻ cho riêng mình. Chúng ta còn khó chịu với ai đó, chúng ta còn chưa khỏe mạnh. Chúng ta còn ghét ốm đau, nghèo nàn, lạm phát, thống trị, điên cuồng, chiến tranh, lửa, vi trùng, thói hư tật xấu, giận dữ. Vậy thì chúng ta còn chưa mạnh khoẻ. Làm thế nào để mạnh khoẻ? Đầu tiên cần phải có bữa ăn cân bằng âm dương theo Thực Dưỡng. Thứ hai chúng ta phải lao động nhiều, làm việc nặng nhọc. Khi cơ thể được cân bằng sự khó chịu của chúng ta sẽ ít đi. Khi tôi còn trẻ, tôi không ăn quả trứng gà (âm). Bây giờ tôi rất thích ăn nó. Trước đây tôi quá âm. Khi tôi dương hơn, tôi bắt đầu thích ăn nó.

Điều thứ hai là chúng ta phải biến chuyển điều không thích thành thích. Đừng nghĩ rằng điều không thích là không thể chấp nhận và nó không thay đổi. Ví dụ nếu bạn không thích ăn cơm, hãy tìm hiểu xem cách nấu cơm thế nào để cho cơm ngon và bạn có thể ăn được. Nếu bạn không thích ốm đau bạn cần phải làm việc cho đến khi bạn thích sự ốm đau. Khi bạn yêu sự ốm đau, bạn sẽ lành bệnh. Theo tôi không có phương pháp chữa trị nào đích thực hơn cách này ngay cả ăn theo Thực Dưỡng.

Vợ tôi - Cornellia phải nằm viện trong 3 năm. Tất nhiên cô không thích bệnh viện hay ốm đau. Cô ta nói: “Em có thể khỏi bệnh và hạnh phúc nếu em về nhà”. Tôi bảo: “Không, nếu em không cảm thấy hạnh phúc ở trong bệnh viện, em sẽ không hạnh phúc ở nhà. Nếu em không ưa bệnh tật của em, em không thể chữa trị nó.”

Sau đó vợ tôi bắt đầu thử yêu bệnh viện và bệnh tật của cô ấy. Cô đã luôn mỉm cười với bệnh viện và cuối cùng cô ta khỏi bệnh sau 3 tháng.

Nếu bạn không thích anh ta, bạn phải biến đổi bạn để bạn yêu quí anh ta. Thông thường chúng ta không thích ai đó vì họ hơi giống ta. Bản tính của chúng ta luôn muốn từ chối loại người cùng dấu, có đặc điểm giống ta. Nó tạo nên sự khó chịu. Như vậy khó chịu là dấu hiệu biểu hiện việc từ chối một cái gì giống mình. Khi chúng ta biến chuyển từ khó chịu thành bình thường - chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 14 2007, 08:59 AM
Bài viết #30


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



30. Nghịch lý lớn trong con người
Tháng 7 -1976


Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh:

“Trung ngôn nghịch nhĩ”

Eric Fromm đã coi logic của Lão Tử và của Phật là logic nghịch bởi vì nó chứa đựng cả A và phản A. Ông nói: “Logic nghịch lý có trong tư tưởng Trung Hoa và ấn Độ, trong triết học Heraclitus, và sau đó dưới cái tên biện chứng nó tái xuất hiện trong triết học của Hegel và Mác”.

Sau đây là một số điều trong kinh Tân Ước:

Kẻ nào cố tìm sự sống của mình thì sẽ mất nó - còn kẻ nào dám hy sinh sự sống vì ta thì sẽ tìm thấy sự sống.

Kẻ nào dám cho đi của cái của mình, y sẽ càng giầu có còn kẻ nào không dám ban phát, kẻ đó sẽ mất đi mọi thứ.
(Mathieu X: 39 và XIII: 12)

Chúng ta cũng thấy điều tương tự trong Thiền.

Thiền sư Basho nói với các sư: “Nếu anh có một cái gậy, ta sẽ cho anh một cái, nếu anh không có một cái gậy, ta sẽ lấy nó khỏi anh.”

Để hiểu câu nói này, chúng ta phải hiểu thực tế của sự sống. Sự sống có hai mặt: Một mặt là đối tượng tương đối có thể sờ mó, phù du vô thường, bản ngã, đau đớn, căng thẳng. Mặt khác là vô định, tuyệt đối, không thể sờ mó, nhìn thấy, vĩnh cửu và hợp nhất.

Câu nói trong Mathieu X: 39 là đề cập đến cuộc sống vĩnh hằng. Câu nói trong Mathieu XIII:12 nói ai hiểu được cuộc sống vĩnh hằng sẽ bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Còn ai không hiểu sẽ sống trong đau khổ và bệnh tật, bất hạnh - Người chỉ nhìn thấy sự sống mang tính tương đối và cá nhân chủ nghĩa sẽ không thể chữa khỏi bệnh cho mình. Ohsawa dạy ta âm dương để ta nhận ra sự sống lớn hơn, một đời sống trường tồn vĩ đại như đã nói trong kinh Thánh, Thiền và Đạo Phật.

Tôi cũng tìm thấy một nghịch lý lớn trong sự sống: Đó là tri thức và tiềm thức. Tôi thấy, tôi nếm, và nghe mọi thứ đó là công việc của tri thức. Nhưng những kinh nghiệm và đúc kết mọi sự đời lại được cất giữ trong tiềm thức. Chức năng của tri thức và tiềm thức là trái ngược nhau.

Tri thức liên tục tiếp nhận các xung lực thay đổi từng lúc. Các xung lực thay đổi này đi vào tri thức và không bao giờ giống nhau. Như vậy tri thức luôn đi tìm kiếm cái gì không thay đổi: Hòa bình, yên ổn tư tưởng, bình an, yên lặng, bảo vệ, mãi mãi. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm con người, hưu trí, y học và văn minh hiện đại phát triển dựa trên đặc tính của tri thức. Mặt khác,tiềm thức của chúng ta chứa các điều kiện trạng thái nội tâm như nhiệt độ, đường máu, lượng nước trong cơ thể, dinh dưỡng, khoáng chất, ô xy và cacbonic và luôn giữ cho chúng là không đổi - Điều này được gọi là ngôi nhà lưu trữ. Nói cách khác chức năng của tiềm thức là lưu giữ lại những cái gì không đổi.

Cho nên tiềm thức sẽ không có việc gì làm nếu không có sự thay đổi bên ngoài nào tác động vào ta. Nó sẽ bị bỏ rơi.

Và đây là sự mâu thuẫn lớn: Tri thức muốn cái vĩnh hằng, bất biến còn tiềm thức lại muốn sự thay đổi.

Ví dụ tôi muốn một công việc lâu dài. Tôi đi làm chăm chỉ đúng giờ hàng ngày, làm đúng một việc đó, và về nhà đúng một giờ đó. Rồi ngày nào cũng vậy tôi đâm chán nản. Tôi muốn thay đổi công việc và cách sống của mình. Tri thức bảo tôi hãy cố mà giữ lấy việc làm còn tiềm thức của tôi không muốn điều đó. Khi tri thức và tiềm thức không nhất trí với nhau thì ta không thể có hạnh phúc. Tôi sẽ làm gì đây?

Điều này cũng giống như nghịch lý trong hôn nhân. Khi một cuộc hôn nhân bắt đầu, tri thức thu nhận mọi sự kích thích và tiềm thức thì yêu cầu và đòi hỏi sự thách thức. Và như vậy thì có hạnh phúc. Nhưng chẳng mấy chốc đời sống hôn nhân trở nên nhàm chán, đơn điệu. Không có sự thách đố nào và tiềm thức sẽ rơi vào bất hạnh và nó bắt đàu muốn tìm kiếm một sự thay đổi khác. Đây là một tín hiệu nguy hiểm. Người vợ và người chồng bắt đầu “soi” nhau và không thấy ở nhau sự kích thích nào hơn thế nữa. Cuộc sống bắt đầu nhàm chán. Họ bắt đầu vật vờ soi ra bên ngoài xem có ai hấp dẫn và mới lạ hơn không. Một người tình mới đi vào bức tranh tạo ra hứng thú mà tiềm thức mong muốn.

Chúng ta cần làm gì để giải quyết lủng củng lớn trong hôn nhân này? Chúng ta phải thiết lập và tìm ra sự khác biệt trong sự đều đều. Chúng ta phải là người biết tạo ra tình huống. Chúng ta phải tiếp tục phát triển đời sống của mình và thường xuyên phát hiện ra những chiều sâu hơn trong mọi sự việc mà chúng ta gặp phải. Ví dụ người vợ phải phát hiện những điều mới mẻ trong các kỹ thuật nấu ăn, khẩu vị và phản ứng của chồng. Nếu ngày nào cũng cho chồng ăn thịt 365 ngày anh ta sẽ chán và không hạnh phúc. Người chồng phải có dự định xây dựng cuộc sống ở mức độ lớn hơn, mới hơn cả về mặt vật chất và tinh thần.

Nếu không có thử thách, đòi hỏi và thách đố để phát triển và kiến tạo sự trưởng thành, tiềm thức sẽ chán nản. Khi tiềm thức đã chán nản sự sống sẽ như là cái chết. Chúng ta như những cái thây đang sống vật vờ. Hãy có một giấc mơ cho cuộc sống và dự định thực hiện nó và bạn hãy làm việc cho dự định đó bằng một sự tin tưởng luôn luôn vào đấng vĩnh hằng.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

5 Trang V  < 1 2 3 4 5 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 26th April 2024 - 06:35 PM