IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> HAI NGƯỜI THƯỢNG CỔ Du lịch sang ÂU TÂY
vantrung
bài Feb 19 2010, 08:48 PM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



điều đau khổ, tội lỗi, bệnh tật, chiến tranh, bất lương, đều là những kép hát, hy sinh tất cả sức lực và đời sống, hăng hái thay phiên nhau để đóng vai tuồng của chúng nó. Chúng nó cũng cần thiết để tạo nên nguồn sống vui cho thiên hạ trên quả địa cầu này.
Kẻ yếu cung dưỡng người mạnh, đó là quy luật của thế giới hữu hạn, tương đối và không bền vững này.
Và kẻ mạnh nhất nó sẽ bị tiêu diệt trong nháy mắt, như lịch sử đã thuật lại cho các bạn nghe. Tất cả những cái gì có hình thể này hay hình thể khác, có thể dùng C.G.S ( phân, lượng, giây) mà trắc lượng được, đều bị tiêu diệt, hủy hoại, không có trừ cái gì
Tuy nhiên, chỉ có sức mạnh cao siêu là bất tuyệt, nó là cội nguồn tất cả. Sức mạnh cao siêu, không đời nào bị tiêu biến, cũng không bị hủy hoại. Nó cũng không thể trắc lượng bằng C.G.S được. Bởi vị sức mạnh cao siêu là vô tận, vô định và vô hạn
Nó có hai bàn tay, gọi là Âm và Dương
Với hai bàn tay ấy, nó sinh sản tất cả, phấn khởi tất cả, tiêu diệt tất cả, tái sính tất cả đời này qua kiếp nọ
Trí nhớ, hiểu biết, ý chí, tự do, công bằng, phán đoán cao siêu v.v… đều là tên của nó
Các bạn là kẻ có trí nhớ, hiểu biết, ý chí bị nhiều ít mờ ám. Các bạn là kẻ luôn luôn đi tìm cái trí phán đoán cao siêu và công bằng tuyệt đối. Đã từ lâu, các bạn là trường cửu, tự do, công bằng tuyệt đối, chính nó cũng bị che lấp ít nhiều. Các bạn là sự sống, là sức mạnh cao siêu
Y khoa của Viễn Đông dạy cho các bạn như thế, là Y khoa của nhân loại và của bệnh “ nan y”. Những kẻ khốn nạn mắc bệnh gọi là “ nan y”, những kẻ bất lương, những người ngu dốt nhất,…những kẻ có trí phán đóan thấp kém… là lý do tồn tại của Y khoa Viễn Đông.

CHƯƠNG XV
BẦU CỬ SỨC MẠNH SỰ NGU DỐT

Ở Tây Phương, việc gì cũng do phiếu bầu sử quyết định, tổng thống, bộ trưởng, nghị sĩ, pháp luật, chiến tranh, giảm giá tiền tệ, cho đến sự giáo dục
Các cử tri, đều là kẻ yếu, ngu dốt, trí phán đoán thấp kém, ứng cử viên là kẻ mạnh trong số những kẻ ngu dốt
Bầu cử là một cái máy để cho những người yếu và kẻ ngu dốt bầu những kẻ rất mạnh lên. Cuộc bầu cử là một sự đấu giá. Trong một xã hội lấy sức mạnh thống trị, kẻ trả giá cao nhất sau cùng và mạnh nhất, dẫn dắt những kẻ nô lệ đi. Những kẻ đắc cử do đa số phiếu của kẻ ngu dốt bầu lên, là kẻ ngu dốt nhất, không có gì khác
Những kẻ mạnh dùng sự đầu phiếu để tiết kiệm việc hao phí tranh đấu và để tránh cái chết nguy hiểm, đó là một thủ đoạn kỳ diệu
Những kẻ mạnh làm cho những kẻ yếu tin rằng họ đã bầu trúng kẻ có năng lực nhất. Đó là một ảo tưởng hay là một nổi thất vọng . Kẻ mạnh được bầu lên lấy sức mạnh của đa số áp chế, doạ nạt thiểu số. Đó cũng là một thuật rất khéo léo
Nhưng trong khối đông người đều gồm toàn những hạng có trí phán đoán thấp kém, và người đắc cử lại là kẻ mạnh nhất, khôn khéo nhất trong hạng phán đoán thấp kém ấy. Bởi thế, sớm muộn gì rồi người đắc cử làm cho quần chúng tỉnh ngộ mà trí phán đoán quần chúng lại thấp kém, tức là có tính bất thường và không nhẫn nại. Bởi thế, cho nên sớm chầy rồi quần chúng chán ghét người đắc cử
Bầu cử và bán đấu giá là một dụng cụ của sức mạnh. Đó là một trò lừa gạt thật sự
Đầu phiếu là thủ đoạn độc ác hoặc cho người đắc cử hoặc cho những người cử tri
Thật là quá vui thú, khi thấy người “ văn minh” còn bảo tồn cái dụng cụ đã cũ mấy ngàn năm của dân dốt nát và dã man ngày xưa
Nhưng bầu cử sẽ là một lợi khí kỳ diệu, nếu tất cả cử tri đều có trang bị sẵn trí phán đoán cao siêu. Sự kiện này lại tùy thuộc nơi phương pháp giáo dục
Không có phương pháp gì để cải thiện việc bầu cử chăng?
Có cách bầu cử vật lý và luận lý:
1. Số ứng cử viên cần phải chia làm hai bên, phái nam một nửa, phái nữ một nửa
2. Ứng cử viên mỗi phái. Lại phải chia ra thành số đều nhau, phái thứ nhất gồm những ứng cử viên có thể làm thứ tuyên truyền cổ động, còn phái thứ hai hoặc đương sự, hoặc người nào khác, đều không được quảng cáo, hay công bố gì hết
3. Tất cả những ứng cử viên phải tuyên bố, bằng văn kiện, ý kiến của mình trong một số chữ bao nhiêu đó. Bản ý kiến này chính phủ phải in và đồng thời phân phát cho đân chúng
4. Tất cả cử tri, phải bỏ phiếu cho ai có thể trả lời “ CÓ” năm câu hỏi sau đây:
a) Ông có thể duy trì một ý tưởng mới không ?
b) Ông có thể cấp dưỡng bất cứ người nào cũng được không ?
c) Ông có thể tự cung dưỡng cho ông được không
d) Ông có thể thực hiện suốt đời sống của ông những điều mộng tưởng, hết điều này đến điều khác, cũng không phải nhờ quyền thế của ai chăng?
e) Ông có thực hiện càng sớm càng hay và thường xuyên tất cả những cái gì mà ông phán đoán là đúng không?








CHƯƠNG XVI NHỮNG ĐỨA CON CỦA NGƯỜI “ VĂN MINH”
( Trích trong một tờ báo)

Một cái đẹp trong những cái đẹp của xã hội “ văn minh”, ấy là cái đẹp của đứa trẻ con. Những đứa trẻ con người “ văn minh” đều tốt đẹp cả
Chúng nó đều tươi tốt, chất phác, đáng thương, đáng mến.
Chúng nó có tính thích nghi rất tốt
Chúng nó đều là trẻ con giống như các trẻ con bất cứ xứ nào
Những đứa trẻ con đáng mến phục
Tại sao những đứa trẻ con ấy trở thành, những “ ÔNG” cứng rắn, kiêu ngạo, độc chiếm, ích kỷ, nói láo, sát nhân, duy vật, bất lương, nô lệ, cảm tình, thực dân và bóc lột, độc ác không thể hiểu được, hạ tiện, xấu xí, mặc dầu chúng nó mặc áo tốt đẹp?
Đó là nguyên nhân giáo dục của Tây phương
“Cha thế nào con thế ấy” câu này áp dụng ở đây rất ít. Đứa trẻ ngay khi mới sinh, đã xa lạ với cha chúng nó rồi
Người ta có thể kết luận như sau:
“ Tất cả những đứa trẻ con ở phương Tây đều đáng mến phục, cũng như trẻ con ở Đông phương, trái hẳn với người lớn. Đây là một khả năng rất lớn , luôn luôn và ở đâu cũng như thế, để sửa chữa lại con người. Vì thế mà có sự sinh sản đời nọ tiếp tục đời kia. Nếu nhân loại có thể sống trên một, hai hay ba trăm tuổi, thì thế giới sẽ khốn khổ biết ngần nào? Sự chết là một điều chí phúc. Những sự đau khổ, khốn đốn, tội lỗi, bi thảm, đó đều là vì sự giáo dục
Chúng ta thán phục cách cấu tạo của vũ trụ, luôn luôn trong thời hạn 60 năm lại sửa chữa con người lại một lần .Đó là phương pháp thay đổi con người về mặt sinh lý, vật lý và luận lý. Chúng ta cũng có thể tái tạo lại con người của chúng ta
Những đứa con khủng khiếp, đều do người cha ghê gớm sinh hạ
Biến cải những đứa con tốt đẹp ấy thành người “ văn minh” rất xấu xa, rất độc ác, rất vô lương, thật tai hại biết chừng nào! Nhưng chúng ta cũng lo ngại
“ ÂM sinh ra DƯƠNG, DƯƠNG sinh ra ÂM”
Khởi thủy đi đến chung cực, Thủy và chung tương phản
Người cha trải qua bao nhiêu mạo hiểm, khó nhọc để tạo lập nên giàu có, con , cháu …cho đến cháu chắt bảy đời, được nuôi dưỡng trong cảnh giàu sang sung túc, lần lần trở thành nhút nhát, bạc nhược và càng ngày càng ốm yếu , ngu si dốt nát
Nhân quả
Cần phải cứu vớt trẻ con Tây phương.
CHƯƠNG XVII
CĂN CHUYỂN SỰ GIÀU CÓ CỦA TÂY PHƯƠNG

Ở Tây phương tất cả mọi nước , mọi người thành phố đều tốt đẹp , huy hoàng, và hấp dẫn. Tất cả nhà cửa đều có vẻ giàu sang và tân thời. Tất cả đàn ông đều ăn mặc được hoàn toàn không có gì khuyết điểm. Nhờ có phòng sửa sắc đẹp và các mỹ phẩm hóa học, mà các phụ nữ đều đẹp và có duyên, và cũng ăn mặc toàn quần áo tốt đẹp cả
Sắc đẹp và sự giàu có ấy từ đâu mà có?
Sự phú quý của người phương Tây đều nhờ lấy huyết mạch thiên nhiên và bóc lột các xứ thuộc địa. Nhưng tại sao các xứ bị thực dân vẫn cứ nghèo khổ. Tại sao?
Bởi vì các dân tộc “ Thượng cổ” bị làm thực dân địa có một triết lý khác với dân tộc “ văn minh”. Triết lý của họ cấm họ sống một đời sống xa hoa, còn dân “ văn minh” lại khuyến khích sống trong cảnh đài các. Nước Ấn Độ là một thí dụ dễ hiểu nhất. Ấy là một nước rất nghèo khó, rất bệnh hoạn, rất dơ bẩn ở trên thế giới. Tất cả tài nguyên phong phú thiên nhiên của xứ này còn nằm y nguyên chưa được khai thác. Dân Ấn độ là dân hạ tiện nhất, nhiều ăn mày nhất, và là nạn nhân triết lý của họ, đã bị biến cải, và bỏ quên
Duy vật chủ nghĩa, và tính hà tiện của Tây phương, phát minh một khí cụ rất có ích gọi là “ khoa học” và họ lợi dụng cái khoa học ấy để khai thác thuộc địa. Khoa học phát minh rất nhiều vũ khí giết người để tàn sát quảng đại nhân dân gọi là “ bình định”. Đó là căn nguyên giàu có vật chất, của dân tộc “ văn minh” và tại sao dân tộc “ thượng cổ” luôn luôn nghèo khổ
Vậy thì bây giờ người Phương tây hãy nên can đảm, mạo hiểm hơn nữa, bóc lột hơn nữa, độc ác, giết người hơn nữa, hơn cha ông của họ đi, cho đến ngày nào họ khám phá được cái kho vàng quý giá của tất thảy dân : “thượng cố” da màu, mà ngày nay học đã bỏ quên: cái la bàn ấy gọi là “ Vô Song Nguyên lý”
Cứ để cho đân Đông phương chìm đắm xuống, cực sâu nghèo đói, cứ để họ bị tước đoạt hết tất cả tài nguyên thiên nhiên, đến cả quê hương của họ nữa. Cứ để cho người ta bóc lột sức lực của họ, đời sống của họ, cho đến khi nào họ tỉnh ngộ, lần thứ nhất, họ biết cái La bàn vạn năng gọi là “Vô Song nguyên lý” là quan trọng và cao quý. Nhờ lý thuyết Vô Song nguyên lý ấy, ông cha của họ cũng mạo hiểm, can đảm như người Tây phương, đã xây dựng thế chế vô chính phủ và Cộng sản nước của họ, một cách hòa bình và lương hảo, không khi nào có chiến tranh hay cách mạng gì hết
Chừng nào người Tây phương cũng như người “ Thượng cổ”, tay cầm la bàn Vạn năng, ai đi theo đường ấy, thì khi đó, người “ văn minh” với người da màu đều cùng gặp nhau ở trước cửa nước TRỜI có 7 Thiên giai, là nơi hưởng được hòa bình trường cửu, công bằng tuyệt đối, và tự do vô tận. “ La bàn vạn ứng” là trí phán đoán cao siêu” nó hiện nay bị mờ tối.
Một nhà “ Thông thái văn minh” phản đối tôi nói rằng ở trong các xứ “Thượng cổ” cũng có nhiều chiến tranh tàn sát, và cách mạng, đại loại như nước Trung Hoa là một thí dụ. Phải theo lịch sử, những việc ấy vẫn có nhiều thật. Những nhà thông thái ấy , không biết tiếng nói, tâm trạng, cũng không biết cách phát biểu của người Trung Hoa, không biết đọc, lịch sử Trung Hoa như thế nào, không biết lịch sử Trung Hoa thực ra là một truyện tưởng tượng, Một ví dụ cũng đủ để cho các bạn hiểu điều nói của nhà thông thái Pháp kia là sai lầm
“Ô, buồn bực quá đi. Râu tôi đã bạc và dài. Râu tôi đã bạc hết cả và dài đến một ngàn mét”
Sắc trắng là ngụ ý nỗi cảm xúc buồn rầu quá mạnh, và râu dài là nổi buồn rầu quá sâu xa. Đó là một kiểu mẫu về cách phát biểu của người Tàu
Nếu trong lịch sử nói một vụ sát hại đến 10 ngàn người, thì sự thật chỉ có một người chết. Muốn nghiên cứu lịch sử một dân tộc ngoại quốc, trước tiên cần phải học hỏi tâm trạng, kể đến tiếng nói và số học tình cảm của người nước ấy đã
“ Một đại tướng với 10 ngàn quân lính của ông ta rất dũng cảm trong thế giới có nghĩa: “ Một đầu đảng ăn trộm với một vài người dân quê làm thuê”
Lịch sử của dân “ Thượng cổ” trước hết là tưởng tượng rồi sau là để mua vui. Người viết lịch sử của người “Thượng cổ” họ phóng đại tầm quan trọng biến cố đến 1 ngàn hay 10 ngàn lần, để cho thính giả hay độc giả khỏi buồn ngủ
Tất cả người Tây phương đều lầm lạc, khi họ đọc lịch sử chiến tranh hay chuyện vui của người “Thượng cổ”
“ Một ngày nọ Đức Phật Thích Ca mời hằng tỷ Phật ở chốn Thiên Đường ở cách xa đó những bốn tỷ cây số về hướng Tây”
Tất cả lịch sử của người “ Thượng cổ” đều tưởng tượng, vui vẻ và ngây thơ. Người “ Thượng cổ” ưa thích chuyện tưởng tượng, cũng như người “ văn minh” ưa tích ông già Noel vậy.


CHƯƠNG XVIII
THƠ GỞI CHO MỘT NGƯỜI BẠN

Bạn Chappuis thân mến,
Cảm ơn rất nhiều về bức thư của bạn ngày 29/11. Sau nhiều lần tranh luận, ở Lousanne cũng như ở Geneve, về tuần diễn thuyết mà bạn muốn tổ chức cho tôi ở Thụy sĩ. Bạn đã thất bại hoàn toàn. Cái đó càng hay
Bạn có nói rằng, bạn chưa được tự do vô tận, chưa được sự mềm dẻo của Nhu đạo và Aikido. Nếu nhu đạo hay Aiki có ích lợi cho đời sống hàng ngày, đó chẳng qua là một môn thể thao đơn thuần, hay khí cụ giết người mà thôi. Bạn đã nghiên cứu nhu đạo chỉ nhằm về mặt thực hành hay chuyên môn của nó, mà không nghiên cứu về triết lý của nó. Một ngày kia, bạn sẽ gặp một đệ tử của tôi: Ben Nakazono ( 6e Dan) ,anh này không biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, cũng không biết gì về khoa học Tây Phương, nhưng anh ta có thể đắc thắng chế phục được một khoa học gia Tây Phương và làm cho ông này chấp nhận đề nghị của anh ta một cách rất dễ dàng. Lần này thì chắc bạn đã hiểu rằng, Nhu đạo hay Aiki mà không có Vô Song Nguyên lý là vô ích chứ? Trái lại. tôi, một người ngoại quốc già, tôi thấy càng ngày người ta càng cần đến tôi, chỗ nào mà có tôi đi đến, người ta cũng đều chấp nhận điều đề nghị của tôi cả. Lần lần, và ngày này đến ngày khác, tôi đã nhận biết bao thư tử và điện thoại khẩn khoản tôi, hoặc mở cuộc diễn thuyết hoặc mở cuộc hội đàm
Theo thư bạn, tôi biết rất nhiều chuyện, nhất là sự hiểu biết, và sự phán đoán của các nhà thông thái Thụy sĩ. Nếu Y sĩ B công kích tôi nhiều điểm về lý thuyết, tôi rất muốn biết những điều công kích ấy. Những điều mà ông ta công kích tôi nếu bạn không ghi chép lại, thì bạn không phải và sẽ không phải một tay Nhu đạo thiện nghệ. Nếu đó “nhất là về vấn đề trái cây” mà bạn đã thất bại với ông Y sĩ B ấy là lẽ tự nhiên … Rõ ràng bạn không hiểu biết cái mục đích Y khoa của chúng tôi, càng không hiểu gì điều chỉ dẫn của tôi về vấn đề trái cây, đó chỉ là hạn chế trong thời gian và không gian nào đó, nhất là cũng không hiểu vì sao được phép ăn trái cây, và vì sao lại cấm trong một thời gian nào đó.
Tôi hoàn toàn ngạc nhiên về sự hiểu biết của bạn quá nông nổi, quá bất túc. Vậy thì bạn ở bên cạnh tôi vài ngày có gì đâu? Bạn không thể hiểu, sao tôi cấm bạn ăn trái cây trong một vài tháng, mà bạn vẫn cứ tuân theo. Thật là tâm trạng người nô lệ và trí thức mù quáng biết bao! Với tâm trạng và trí thức ấy, bạn không cần qua đến nước Nhật Bản để học nhu đạo, huống hồ học Aiki. Bạn sẽ không đời nào hiểu thấu được Vô Song nguyên lý của tất cả triết học và tất cả khoa học Viễn Đông. Mất cả thì giờ lẫn tiền bạc, quả thật vô ích.
Nếu ông, H…. phản đối những lời nói của tôi, ấy là vì tôi quả quyết rằng “Tây phương là nguyên nhân đau khổ của Á Đông”, như thế, là bạn đọc sách của tôi không được kỹ, bạn không đọc câu tôi nói:
“ Sở dĩ Viễn Đông bị làm thực dân địa nguyên nhân là họ đã hờ hững với Vô Song Nguyên lý. Cái nguyên lý mà các bậc hiền triết xưa đã nhờ nó mà xây dựng cho xứ sở của mình. Đó là một sự trừng phạt tự nhiên!
Nếu bạn không khắc phục được ông H … về việc ông ta nhắc lại, “ những cuộc chiến tranh dây dưa ở Đông phương … và những trận chiến đấu giữa hai đảng cướp Minamoto và Hoike v.v .. và v.v .., thế nghĩa là bạn hoàn toàn không biết gì lịch sử, hay nói hơn không biết gì về tâm trạng của người Viễn Đông hết ráo.
Cả đến cách nói cường điệu bạn cũng không biết nốt.
Điều mà tôi muốn nói là đem so với dân tộc Tây phương, thì dân tộc Viễn Đông là một dân tộc hiểu hòa , không có gì khác hơn nữa .Ở đây, tôi không có thì giờ để viết lịch sử Nhật Bản hay Trung Hoa, mà bạn chắc cũng không có thì giờ để đọc nó …
Nhưng tại sao bạn không thể trình bày tinh thần người Nhu đạo, bạn không có một hiểu biết nào về điều ấy cả sao? Như thế lịch sử chân chính của dân tộc Viễn Đông bạn không biết gì hết, cũng như những nhà bác học Thụy sĩ kia mà thôi. Do tinh thần mình là người chuyên môn Nhu đạo, tại sao bạn không nhân cơ hội ấy, để học hỏi thêm, tự hỏi tại sao, người Viễn Đông đã phát minh ra tất cả các tôn giáo, tất cả các nghệ thuật thiêng liêng, tất cả văn hóa uyên thâm ,tất cả triết lý rất hòa bình, và tất cả khoa học thực dụng và rất kỳ diệu đại loại như môn châm cứu vậy?
Chúng ta hãy học lại báo “ L’Art Sacre” ( tháng 7- 8 /1954):
“ Một bài học của Nhật Bản. Hôm nay nhân một bài học như thế, cũng hơi cảm động, một bài học hầu như cũng chứa đựng một điều tiết lộ của một xứ, đối với điều tiết lộ ấy, họ không mang ơn gì văn minh Cơ Đốc giáo Tây phương cả”
Ấy là một sự ngu dốt, kiêu căng của tác giả mấy hàng này (tác giả không biết rằng, văn minh Cơ Đốc giáo Tây phương được rực rỡ vinh quang về văn hóa cơ sở, toàn nhờ ảnh hưởng của nền văn minh Viễn Đông, mà Cơ Đốc giáo chỉ như một miếng bánh mì vụn ở bàn ăn rơi xuống mà thôi), ngoài ra, sự ngạc nhiên ấy không phải là không có lý do. Những nghệ thuật thiêng liêng, những văn hóa triết lý của Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, mà tác giả bài báo ấy khâm phục, cũng như các tác giả khác, chỉ là những hình ảnh phai màu, và biến đổi đã lâu đời. Tất cả những cái đó như một cái xác ướp đã khô. Vẽ đẹp chân chính của nó chỉ còn lưu lại ở nơi cuộc sống hằng ngày của người Đông phương mà thôi.
Tây phương có tính phô trương hình thức, say mê những điều cảm giác, như Utamoro, Hirosige, harakiri, Geisha, Mro, Netanke, Foujiyama, trà tươi, mà không hiểu thấu những điều có giá trị vô tận, trường cửu, và tuyệt đối. Đối với những điều này,con mắt họ bị bệnh loạn sắc.
Nhưng chỉ một nghệ thuật thiêng liêng cũng đã đủ rồi. Nếu Tây phương suy nghĩ cho sâu xa về nghệ thuật thiêng liêng của Nhật Bản, thì họ hiểu rằng, với tâm trạng hay khơi mối chiến tranh như kiểu người phương Tây thì không thể nào sáng tạo nên một nghệ thuật như thế được. Phải nên hiểu rằng, tiếng “ chiến tranh” của Nhật Bản, có nghĩa là một sự luyện tập giải thoát, một sự hy sinh cho sự cấu tạo vũ trụ .Cũng phải hiểu tiếng “ võ sĩ đạo” có nghĩa là có cái gì khác xa với tiếng “ quân linh” ,“ quân nhân” hay là “ suisse” ( lính hậu vệ) . Chữ này có nghĩa là người ăn lương của.. còn chữ kia có nghĩa là người hy sinh cho trật tự vũ trụ, hay cho công lý tuyệt đối hay nói đơn giản hơn là cho “ tuyệt đối”.
Người Tây phương không biết rằng, chỗ chiến trường của Nhật Bản là một canh kỹ trường , một chiến cuộc về thi ca, và nghệ thuật thiêng liêng. Bày tỏ ra đây thì quá dài, bạn chỉ nên đọc đi đọc lại sách: “ Le tir à l’arc du Japon” ( tập bắn cung Nhật bản), “ Le livre du the” ( sách nói về cách uống trà) “ Le livre des fleurs” ( sách dạy cắm hoa) hoặc “ Le livre des Judo” ( Võ sĩ đạo).
Còn vấn đề tranh luận sinh tố của bạn thật cũng đáng thương hại! Ban không biết chất sinh tố là cái gì, như những nhà thông thái Thụy Sĩ đã khinh khí bạn.
Trước hết phải học hỏi tâm trạng và kỹ thuật của người thù địch ấy, chỉ có sự hiểu biết sâu xa như thế, bạn mới có thể thắng hay khuất phục kẻ “ thù địch” đó là một bài học của người Viễn Đông. Trước hết bạn hãy năm lấy Vô Song nguyên lý, rồi sau bạn mới có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn.
Nhờ bạn tôi mới được hân hạnh dò biết tâm lý mấy nhà thông thái Thụy sĩ. Tôi còn nhớ tính ích kỷ, và trí phán đoán trá hình vô cùng lạ lùng, của người Thụy Sĩ, như Hiluy “ Bậc thánh của thế kỷ 20”. Chủ nghĩa bài ngoại của các nhà thông thái Thụy sĩ và những kẻ cho nước Thụy Sĩ là một thiên đường ở trần gian và tâm trạng hẹp hòi, ích kỹ của dân tộc Thụy Sĩ nó biểu hiện cho ta thấy nước Thụy Sĩ không hề đóng góp mảy may nào trong nền văn hóa, tôn giáo, triết học, khoa học, tinh thần, hay lý tưởng của lịch sử nhân loại cả, mặc dầu nước họ giàu có, kiến trúc đẹp đẽ, và kỹ nghệ phồn thịnh. Với những điều này ta đủ thấy một nước trong các nước lạ lùng nhất ở thế giới của các nước “ văn minh”. Nhưng sự thật vượt quá tưởng tượng. Hơn nữa, nước Thụy Sĩ không hề có một nhà lý luận, nhà mạo hiểm, nhà hữu nhân hay bất nhân lịch sử nào cả.
Y sĩ B ….và M….H…. tranh luận các chi tiết mà không thấy điều gì quan trọng và nghĩa lý của vấn đề cả. Họ ham thích bảo thủ quan điểm của họ, nên lơ đễnh sự tìm tòi chân lý . Họ không muốn học hỏi lý do tồn tại một lý thuyết đối nghịch . Họ thiếu cả tính chất lễ độ nữa. Họ xem người ngoại quốc như một kẻ thù địch, trái lại người Đông phương tiếp đón người ngoại quốc như sứ giả của Thương đế. Người Đông phương vui lòng nhận tất cả những cái gì người Tây phương đem đến cho họ, còn mới đây, người Tây phương chỉ thâu nhận khoa châm cứu và nhu đạo mà thôi. Tính cô độc, kiêu căng là bản tính của người Tây phương. Bạn độc nhất của họ là tiền bạc. Nghệ thuật thiêng liêng của họ thấy trưng bày trong các nhà thờ Nghệ thuật thiêng liêng của họ là đồ xa hoa lộng lẫy, nặng nề, u ám, buồn ràu, áp bức, hung dữ, vô nhân đạo. Ở đó không có gì là có vẻ nhã nhặn, thanh tịnh, đơn giản vô tận hết cả.
Nghệ thuật thiêng liêng “ Cái nghèo nàn thánh thần” hay là vẽ đẹp đơn giản, không có ở tại nước Thụy Sĩ. Thụy sĩ là một xứ lý tưởng của người“ văn minh”. Đó là một xứ ảo tưởng của người Tây phương.
Cái lộng lẫy của sự giàu có vật chất, với sự nghèo nàn về tinh thần, trong hai điều chọn điều nào hơn? Hay là sự nghèo nàn về vật chất, với sự giàu có về tinh thần.
Tôi có lòng thương hại cho dân Viễn Đông mất gốc cổ truyền của mình, và khâm phục dân Tây phương, đã có can đảm đi trên con đường phá hoại, và tự sát. Bởi vì trí phán đoán của con người chỉ được khai minh sau khí đã uống chén thuốc độc: sự buồn rầu, đau đớn, và hối hận.
Tôi hy vọng rằng, người ta sẽ nhận thức và yêu mến cái nghèo khó, cùng cái đơn giản của đời sống không có gì âu lo, với lại cái thâm trầm vô tận của tinh thần. Chỉ có những tư tưởng này mới có thể hưởng được tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, và công bằng tuyệt đối. Và chỉ có mấy điều này mới có thể tìm gặp cái lý do tồn tại của nhu đạo ,của Phật giáo, của Kỳ Na giáo v.v…






CHƯƠNG XIX
ĐỨC TIN HAY LÀ PHÁP LUẬT

Khi nào ý thức về sự cấu tạo vũ trụ mất hẳn, thì người ta lấy đức tin thay thế vào. Khi nào đức tin mất, thì luân lý sẽ múa trên sân khấu. Sau đó luật pháp lại thay thế cho luân lý hay đạo đức . Đến lượt pháp luật , cũng bị đánh đuổi, bởi quyền thế, hay bởi bạo lực thể chất, chính trị , kinh tế, hoặc lý trí. Pháp luật thì tàn bạo là lẽ tự nhiên.
Sự nhận thức về cấu tạo của vũ trụ vô tận, trường cửu và tuyệt đối, là một minh trí ( lương năng toàn hảo, hay trí phán đoán cao siêu). Các Linh Mục và Mục Sư chuyên nghiệp đã lấy “ Đức tin” thay thế cho cái tri thức ấy mà đức tin là một tờ thông hành giả mạo để đi đến chốn Thiên Đường tưởng tượng. Đức tín ấy bị chế ngự bởi một điều phát minh của các nhà thông thái ( những nhà trí thức mạnh nhất) gọi là “ luân lý” . Luật pháp những kẻ mạnh nhất ( nó về vật chất, kinh tế, hay là chính trị) làm vỡ tan luân lý, nhà độc quyền kinh tế, chỉ là một cái hỗn độn mà ở trên địa cầu này đâu đâu bạn cũng thấy! Đó là một dấu hiệu văn minh sụp đổ, hay là nhân loại diệt vong.
Một lần nữa, chúng ta nên lặp lại, bằng cả thể xác lẫn tâm hồn, sự hiểu biết về cấu tạo vũ trụ, sự biết ơn nguồn gốc của nhân loại. Chúng ta thâu góp và hội họp những trai, gái thừa kế của nước Thiên Quốc có bảy Thiên giai, để dựng nên một nền hòa bình vĩnh cữu và tự do vô tận.
Đây mới thực là chiếc tàu Noe … của thế kỷ 20.
CHƯƠNG XX
TẠI SAO NƯỚC BIỂN MẶN ( Thơ)

Biển vừa to vừa rộng.
Nó thu nhận tất cả cặn bã của sông ngòi chảy đến không ngừng.
Nó lọc cho trong sạch tất cả.
Biển luôn luôn trong sạch, vui tươi và đẹp đẽ.
Nó chấp nhận tất cả trứng ký sinh trùng, vi trùng, độc tố gọi là “ giống độc hại” những mùi rất hôi thối, máu dơ bẩn, những chất hóa học của các xưởng kỹ nghệ thải ra, và tất cả các loại cức đái.
Nhưng nước biển vẫn trong ngần như thủy tinh hay ngọc thạch.
Nó tiêu độc tất cả, phục hồi nguyên khí tất cả, và cấu tạo tất cả động vật, thực vật.
Biển là bà mẹ của tất thảy thảo mộc và thú vật ở trên quả đất.
Đời người ta do biển mà sống.
Năng lực tẩy uế và cấu tạo của biển gồm có những gì?
Đó là muối, muối ở trên mặt đất.
Không có muối, nước biển sẽ trở thành một cái suối chứa đựng tất cả các giống vi trùng” độc hại” : Nó sẽ là một cái hồ lớn chứa đầy chất dơ bẩn.
Muối biển chuyển hóa tất cả vi trùng độc hại thành thảo mộc hay thú vật vô cùng đẹp đẻ.
Thế giới yên tỉnh.
Muối là tà thuật.
Muối là DƯƠNG.
Người do biển sinh ra, mang tên kỷ niệm: Muối ở trong máu.
Máu không có muối ấy là chết.
Muối ở trong huyết, tiêu trừ tất cả nguyên tố độc hại xâm nhập vào huyết, và biến những chất độc này thành yếu tố bổ dưỡng và tốt lành: nguyên tố này nuôi dưỡng các tế bào và cung cấp dưỡng khí cho chúng ta.
Huyết trong cơ thể chúng ta, là cái biển thu nhỏ hẹp lại.
Huyết, ấy là biển tạo hóa cho thân thể chúng ta.
Nhưng nếu huyết thiếu muối, nó sẽ sinh ra đủ mọi thứ tật bệnh.
Chúa Dê Du nói: “ các anh nhờ muối trên trái đất.
Nếu thiếu con người muối, xã hội chúng ta sẽ thối nát và mang đầy sự đau khổ.
Nếu xã hội chúng ta đầy tràn sự đau khổ, tội lỗi, bất lương, ấy là do các đồ đệ của Jesus và đồng bọn chúng đã ăn đường thay cho muối ở trên quả đất này ( cà phê, chocolat, kẹo, trái cây, bánh ngọt, mứt v.v… và tất cả loại đồ ngọt.)
Bia, rượu, săm banh, Whisky, rôm, cô nhắc, rượu mùi, rượu tiêu vị v.v… tất cả đều có chất ngọt, có nhiều chất Potassium, chất này làm vô hiệu hóa chất muối trong cơ thể chúng ta.
Tất thảy đều chế tạo bằng khoa học.
Và Thiên Chúa giáo bị khoa học khuất phục.
Ô , biển, bà mẹ của chúng ta, vì sao nước biển mặn.


CHƯƠNG XXI
SAYO MATSURA
VỊ HÔN THÊ BẤT DIỆT
( chuyện cổ tích)

Tây phương là một xã hội rất đa tình. Người ta hôn nhau ở giữa đường, trên đại lộ, trong tiệm cà phê, trong rạp hát, trong xe điện …khắp mọi nơi.
Paris, có những nhà hàng lớn nhất bán đồ tình cảm tân thời … Danielle, Darrieux và Gabin … Pierre và Lucie, ở khắp các góc thành phố Paris.
Paris là thành phố thanh niên trường cửu.
Paris là thị trường chứng khoán quốc tế của ái tình …
Paris là thế giới thị trường của tình cảm…
Tất cả mọi người đều trở thành tình nhân cho nhau.
Hội chợ Paris mỗi năm mở cửa một lần . Như hội chợ tình cảm quốc tế Paris, thì ngày nào, đêm nào cũng mở cửa.
Nhưng hình như còn thiếu một vài cái gì nữa. Ái tình chân chính có phải không?
Về phương diện ái tình của nước Thiên Quốc, nó có một quang cảnh khác hẳn. Tình ái người Thiên Quốc vô cùng sâu đậm hơn của người Pháp.
Ở Paris, tiếng tình ái kêu to lên và trắng trợn, còn ở Thiên Quốc, người ta chỉ rầm rì dịu dàng như gió mùa xuân. Nó không khi nào quá bộc lộ, nó luôn luôn tươi cười và kín đáo.
Tình ái của người Thiên Quốc, nó mềm mỏng, êm ái như rờ vào tờ lụa rất mịn màng và mát mẻ. Vì thế mà bà Mitie đã xúc động và rùng mình, khi trông thấy một hình tượng xác chết bị đâm thủng và đóng đinh tay chân trên một thập tự giá, treo trong một nhà thờ Cơ Đốc giáo; và đỏ mặt khi ngồi bên một cặp trai gái hôn nhau trong xe điện ngầm, hoặc đi ngang qua tấm bảng có dán hình một phụ nữ trần truồng bán thân.
Có một chuyện cổ tích của Thiên quốc như sau:
Có một cô gái người Thiên Quốc, đên ở nước Nhật Bản đã gần một ngàn hai trăm năm, cô này là vị hôn thê của một người Nhật Bản. Một ngày nọ, anh này qua Trung Hoa để nghiên cứu triết học. Từ hơn ngàn năm nay, việc giao tiếp quốc tế giữa Trung Hóa, Ấn Độ và Nhật Bản có tính cách về văn hóa Nó hoàn toàn không phải sự trao đổi đẫm máu như ở Tây Phương.
Lộ trình của nhiêu sinh viên và các nhà thông thái phải vượt đường biển rất nguy hiểm, họ đều là những kẻ mạo hiểm, còn mạo hiểm hơn cả bọn nhà buôn … Khoảng thế kỷ thứ 7 hay thứ 9, mười một phái đoàn của Nhật Bản, chỉ có một đoàn được đến bờ biển Trung Hoa bình yên vô sự. Tất cả phái đoàn gồm có hai hay bốn chiếc tàu thủy nhỏ. Mười trong mười một sứ giả, đi trên hai ba chiếc tàu, nửa đường bị chìm mất tích. Có lúc tất cả sứ giả đều mất tích hết cả. Ngày nay người ta có thể trong ba mươi tiếng đồng hồ, vượt qua quảng đường ấy bằng tàu thủy. Nhưng sứ giả lúc ấy phải vật lộn với thời tiết xấu mất mười ngày hoặc 2 tháng mới đi đến nơi.
Tuy nhiên, những người đi tìm chân lý vẫn tiến hành nối tiếp người nọ đến người kia.
Chàng thanh niên vị hôn phu đi rồi, cô vị hôn thê đưa mắt nhìn về chóp một đồi núi đá gần bờ bể rất lâu.
Từ đó, hàng ngày cô nàng cứ đến chỗ ấy, để đưa mắt nhìn về chân trời xa xăm, là chỗ vị hôn phu của nàng mất dạng.
Nàng leo lên ngọn núi để hâm lại kỷ niệm tình ái, và để nói chuyện trong tưởng tượng với vị hôn phu về vấn đề xum họp tương lai. Trong nhiều năm nàng vẫn tiếp tục làm như thế, mặc trời mưa gió mặc sương sa tuyết phủ…
Hai năm trôi qua…
Ba năm … năm năm…
Một ngày nọ không thấy nàng về nữa … Cha mẹ. xóm giềng của nàng đến ngọn núi ở bờ bể, để tìm xem nàng như thế nào.
Họ hoàn toàn ngạc nhiên, khi họ không thấy nàng ở chỗ đó nữa. Chỗ mà buổi mai nàng đứng trông về chân trời ấy, mọc lên một cây thông.
A! Người ta nói, có lẽ nàng đã hóa thành cây thông …
Chuyện này là một sự tưởng tượng.
Cây thông đã lớn, hiện nay nó đã thành một cây thông đại thọ. Nó còn sống ở chỗ đồi núi cũ, 1.200 năm, để đợi ngày về của vị hôn phu trường cửu. bạn có thể trông thấy các nhánh cây thông ấy hướng về phía Trung Hoa, giống như bàn tay của vị hôn thê Sayo Matsura khốn khổ… và có nhiều khách du lịch đứng xung quanh.



CHƯƠNG XXII
MỘT CẶP NGƯỜI Ý ĐẠI LỢI

Đã gần ba mươi năm nay, có một cặp vợ chồng người ý Đại Lợi đến Paris. Người chồng làm nghề thợ may, anh ta làm việc rất hăng hái và kiếm được nhiều tiền.
Anh ta mua được một căn nhà, gần các đại lộ, ở trung tâm thành phố Paris, mặc dầu nhỏ bé, cũng đủ hạnh phúc tạm bợ, và bắt đầu gặp nhiều việc khó khăn … Anh chồng ngã xuống đau, chị vợ phải đi làm việc.
Trong ba mươii năm trường, mặc dầu họ bị hết đau bệnh này đến bệnh khác, hai vợ chồng cố sức làm việc. Nay họ đã 60 tuổi. Họ không có con, không có của. Họ đã tốn rất nhiều tiền cho Y sĩ. Và từ một vài tháng nay, trạng thái họ càng năng thêm: người chồng bị bệnh tê thấp, người vợ bị bệnh tinh thần phát cuồng..
Đó là đời sống. Phải, đó là đời sống của những kẻ không biết cách cấu tạo vũ trụ, nghĩa là nước của Trời, và cái luật ÂM DƯƠNG của nó.
Đó là giai doạn chót của những người không có “ đức tin”, nghĩa là sự sáng suốt. Biết bao trăm ngàn người như thế, sống trong cái mồ chôn sống gọi là Paris. Tôi đã gặp hàng trăm người như thế.
Trong mọi lãnh vực của sự sống.
Buồn lắm thay, đại nghĩa địa Paris.

CHƯƠNG XXIII
HÙNG BIỆN LÀ BẠC IM LẶNG LÀ VÀNG

Cách nói chuyện của người Pháp tầm thường rất to tiếng và náo động .Đối với người Thiên Quốc, họ rất lấy làm khó chịu, với cách nói chuyện như thế.
Lại còn nhiều người mắc chứng loạn sắc. Người Thiên quốc tất nhiên tưởng thính giác của người Pháp trung bình là rất xấu.
Ở Thiên Quốc, người ta có một thính giác và thị giác rất tinh như của con chó và con mèo. Bởi thế người ta không cần phải nói to, nếu nói to tiếng tức là có vụ gây nhau, hay nói xấu nhau. Người ta rất ghét điều đó.
Người nào có trí phán đoán thuộc vào giai đoạn thứ nhất, thì phát xuất những tiếng ồn ào, hỗn độn ; người thuộc giai đoạn hai, thì la to ; người thuộc giai đoạn ba, thì buồn rầu, khó chịu, và vô nghĩa ; hùng biện và trí thức, thì thuộc về giai đoạn bốn ; giai đoạn năm, thì im lặng ; tinh thần trầm tịnh, ngọc kim cương là giai đoạn sáu ; người nào thuộc giai đoạn bảy, thì phát ra tiếng nói như một điệu nhạc trầm bổng ở đàng xa, mà người ta chỉ nghe được trong chốn thâm u của sự trầm tư mặc tưởng.
Ở Ầu Châu, người ta không nghe được tiếng nói của hạng thuộc giai đoạn thứ bảy.
Tiếng nói Thiên Quốc hầu như luôn luôn bị người Tây phương giết chết, vì thế mà xứ Đông phương bị làm thực dân địa, mặc dù có tiếng nói ấy.
Hai người Thiên Quốc đều khiếp đảm từng bước bởi nghe giọng nói của người Tây phương.




CHƯƠNG XXIV
MỘT HỘT SINH RA MƯỜI NGÀN HỘT.

Một hôm, tôi đã khám cho khoảng 30 bệnh nhân, kẻ trước người sau, trong một cái nhà của….
Mỗi bệnh nhân đến lượt mình vào phòng khám, đều có một tờ giấy, trên tờ giấy ấy người phụ tá của tôi đã ghi sẵn tên họ, địa chỉ, hiện trạng, tuổi tác, đau ốm, v.v…
Sau một ngày quá bận rộn, tôi gặp thấy để trên bàn năm tờ giấy bạc một ngàn quan của các bệnh nhân nào đó để lại. Năm người trong số 30 bệnh nhân để số bạc ấy lại đây để tỏ lòng cám ơn, còn các người khác thì họ biến mất dạng, chẳng để lại cái gì.
Tôi đưa cho chủ nhà 2.000 quan, cho người phụ tá 2.000 quan, còn 1.000 quan thì tôi trả cho người bạn Y sĩ đã cho phép tôi sử dụng cái nhà ấy.
Những bệnh nhân bỏ đi không có gì để lại, có lẽ họ nghèo quá, mặc dù họ đã nhận được một vài điều chỉ dẫn. Đó là tâm trạng của những kẻ không cần xuống địa ngục sau khi chết, bởi vì họ đang sống ở trong địa ngục rồi. Địa ngục là một khám tù của sự đau ốm liên miên, một thế giới đen tối bất nghĩa, và buồn rầu, bất mãn.
Ở Thiên quốc, có một câu tục ngữ:
“Cho một hột, trả lại trăm ngàn hột”.
Như thế có nghĩa mình cho ai một hột gì đó, sẽ trả lại hàng trăm ngàn hột. Đó là luật vật lý. Tại sao loài người lại không có luật như thế? Nếu bạn nhận vật của người ta cho có giá trị nào đó, bạn phải nên trả lại những món với mười ngàn lần có giá trị nhiều hơn, để tỏ lòng cảm ơn.
Bọn hà tiện, chỉ xin và nhận đồ cho kẻ khác mà chẳng có gì trả lại cả. Đó là tâm trạng những kẻ bị kết tội “khốn nạn khổ sở”, quá gắn bó vào vật chất: Đó là nguyên nhân của tất cả mọi đau khổ và khốn nạn.
Thoát ly mọi dục vọng là con đường hạnh phúc duy nhất.
Bó buộc là mất tự do. Bó buộc bất cứ điều gì là khởi điểm điều khốn khổ, cho đến bó buộc vào nguyên tắc giải thoát cũng cần phải tiêu trừ.
Ở Paris có những nhà giải thoát (nhà nhuộm áo).
Ở Thiên Quốc cũng có những nhà như thế, nhưng đó đều là đền thờ ở trên núi xa. Ai đã vào đó, đều đã từ bỏ danh lợi, vì ở đó “là chỗ, nếu muốn cái gì, thì người ta sẽ cho mình cái nấy”.
Nhưng, nếu bạn không thoát ly được những điều dục vọng của bạn, thì bạn không thể đến đó được.



CHƯƠNG XXV
CHIÊM BAO

Theo Y học Viễn đông, có hai thứ chiêm bao:
1. Chiêm bao đứt nối, vô nghĩa lý, không hợp lý, huyền hoặc, ác mộng khó chịu, hư tưởng, hoặc dữ tợn.
2. Chiêm bao có thể thực hiện vài điều thực sự hoặc tương lai, hoặc trong một thời kỳ xa hơn.
Điềm mộng thứ nhất là “điềm mộng giả dối” còn điềm thứ hai là “chiêm bao thật”.
Ở trong, đời có hai hạng người:
1. Những kẻ thường, hay luôn luôn có “chiêm bao giả” khi thức, hoặc khi ngủ.
2. Những người “chiêm bao thật” hoặc hiếm có, hoặc có lúc đang ngủ cũng như lúc đang thức.
“Chiêm bao thật” là một hình thức minh mẫn, nó báo tin cho ta biết những điều cần thiết về sự sung sướng và tự do.
Nếu bạn có những giấc chiêm bao vô nghĩa lý, hay dữ tợn, hoặc một đôi khi, hoặc thường xuyên, trong khi ngủ, hay giữa ban ngày. (Như chiêm bao những chuyện chiến tranh, giết người cướp của ở eo bể Suez, tàn sát ở Algerie, sự lo âu hàng ngày, hay sự đẫm máu, phản bội khó tin v,v……).
Thế là về sinh lý và tâm lý các bạn không được khỏe mạnh. Các bạn đã hơi mắc bệnh thần kinh.
Các bạn đã thiếu một trong sáu điều kiện về sức khỏe.
Những kẻ ước mong hàng ngày, hoặc suốt đời và từ buổi còn thơ ấu, và đi từng bước một, lần từng ly một để đến gần sự tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, công bằng tuyệt đối là chốn “Thiên đường” v.v..Những hạng người ấy, sẽ được sung sướng.
Nếu bạn ngủ yên giấc, không có mộng mị vô nghĩa lý, rời rạc khó chịu, bạn hãy ít nhất cũng một lần, tuân thủ theo lời chỉ dẫn về tiết thực của tôi, trong một tháng, các bạn sẽ được hưởng vạn sự bình an.
Nếu các bạn muốn trải qua một đời sung sướng, không gặp, dù chỉ một lần thôi, những cơn ác mộng, trong khi tỉnh cũng như trong giấc ngủ, các bạn chỉ nên tuân theo phương pháp tiết thực đã cũ mấy ngàn năm rồi. Các bạn lần lần có thể làm những món ăn rất ngon lành, khi các bạn đã có tiến bộ trong sự nghiên cứu nghệ thuật nấu ăn và triết lý của nó.
Trong giấc ngủ chiêm bao, Goodyear đã tìm được những bí mật về cách chế tạo cao su:
Trong một giấc mơ tỉnh thức, Jacques Mendes Dagerre đã tìm được bí mật cách chụp bóng vào bản bạc.
Siddarta đã thấy thực hiện được giấc mộng của Ngài: Phật giáo đã kéo dài đến 2.500 năm (khác với giấc mộng giữa ông ta với Henri Miller biết bao nhiêu):
“Giấc mộng thật” là sự tưởng tượng của trí phán đoán cao siêu, còn “giấc mộng giả” là trí phán đoán thấp kém.
Hạnh phúc trường cửu, tự do vô tận, công bằng tuyệt đối, chỉ là “Xứ” sinh sống suốt đời, thuộc về những người có trí phán đoán cao siêu. Thế là thực tiễn.
Chiến tranh, bất lương, đau khổ, hoạn nạn, nghèo khó v.v… đều là những mơ mộng tưởng tượng từng hồi, cũng đồng ở một chỗ, một thực tiễn, nhưng trí phán đoán cao siêu bị mù quáng.
Các bạn hãy ngủ ngon lành, như một giấc ngủ của bé sơ sinh không có chiêm bao gì hết. Nếu đứa bé có ác mộng, đó là trách nhiệm của người mẹ, vì bà mẹ tham ăn những thực phẩm hoàn toàn không có bổ ích gì cho sự sống hết thảy.
Ban đêm ngủ không có chiêm bao ,yên tĩnh, êm thấm, nó không phải chỉ đơn thuần một sự nghỉ ngơi, nhưng đó là sự tạm ngừng ngắn, trong thời gian ấy ta được tiếp tế năng lực bởi một cái gọi là “vô tận, trường cửu, tuyệt đối”. Một giấc ngủ ngon sâu, không có mộng mị, là một cuộc định lưu trong lòng bà mẹ “Vĩnh cữu”. Lúc thức
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Feb 19 2010, 08:49 PM
Bài viết #12


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



dậy, cảm thấy sinh lực vô cùng, với sinh lực này người ta có thể vượt qua bất cứ mọi khó khăn trở ngại gì.
Tôi xin chúc bạn một đêm ngủ ngon lành.


CHƯƠNG XXVI
NHỮNG KẺ SUNG SƯỚNG

“Epictete có nói: “Con người phải được sung sướng, nếu không được như thế, đó là lỗi tại mình”.
“ Con người phải được tự do,
“Con người phải được sung sướng,
“Con người phải được công bằng,
“Con người phải có tình yêu,
“Người Thiên Quốc nói, nếu không thì người đó đã vi phạm, hoặc biết hay là không biết, sự cấu tạo của vũ trụ.
Sau khi điều trị rất nhiều bệnh nhân bị kết án là “nan trị” trong các xứ Tây phương cũng như ở Đông phương cho đến cả các xứ quê hương của Cơ Đốc giáo, và Phật giáo nữa, tôi có kết luận như sau:
Tất cả những kẻ nghèo khó, và đau ốm đều bị cầm tù, trong cái lao tù “bệnh tật” không có phương gì vượt ra khỏi được. Họ đã phạm tội suốt năm này qua năm khác, vi phạm cả ngày lẫn đêm điều luật thiên nhiên:SỰ SỐNG.
Họ cũng không biết tỏ bày lòng cảm ơn, khi có người dạy cho họ phương pháp cứu chữa. Họ sở dĩ bội ơn, nguyên nhân vì giáo dục.
Ấy là điều kết luận của tôi, sau nhiều năm điều trị hằng trăm ,hằng ngàn bệnh nhân ở Tây phương.
Ở Tây phương cũng như ở Đông phương, tất cả bệnh nhân đều như nhau cả. họ bị đày đọa đau khổ suốt đời, cho đến khi nào họ tỉnh ngộ biết nguyên nhân chính của sự đau khổ mới thôi.
Những ông Y sĩ và nền Y khoa, không chữa trị lành bệnh được, nhưng họ có tài bóc lột bệnh nhân, ta nên gắn cho họ một cái huy chương bằng vàng thật lớn.


CHƯƠNG XXVII
HAI NGƯỜI THƯỢNG CỔ BỊ XE HƠI TUNG NHẰM.

Trời đã khuya, sau khi diễn thuyết tại Hội ăn chay, người Thượng cổ cùng với vợ ra về, ngồi trong một chiếc xe hơi nhỏ 4 mã lực, do người con tinh thần “GAVIN” có tính rất cẩn thận làm tài xế. chiếc xe băng qua đường Republique để đi về đường Turbigo.
Đến ngã tư đầu tiên, một chiếc xe rất lớn thình lình lao đến phía trái suýt đâm vào xe của họ.
Người con tinh thần, cố hết sức phanh chiếc xe lại để tránh tai nạn, nhưng đã trễ, chiếc xe nhỏ của họ đã đâm vào phía tay phải của chiếc xe lớn. Hai người Thượng cổ bị nhào lộn, dồn ra sau xe, và nằm bất tỉnh.
Máy Radio bị sức nặng của ông Jack đè làm bể tan.
Chiếc xe lớn, chạy quá mau khi tai nạn xảy ra, dừng lại xa cách đó năm thước. Trong chiếc xe ấy có hai chàng thanh niên.
Mặc dầu đêm đã khuya, nhiều người ở trong các tiệm cà phê gần đó chạy ra để cứu cấp ba người Thiên quốc, nhưng tất cả ba người đều bị quá đau, nên nằm bất tỉnh nhân sự, không có ai nói năng, hay động đậy gì cả. Sau cùng cảnh sát đến.
Một lát sau, người con tinh thần mới thoát khỏi chiếc xe bước ra một cách rất khó nhọc.
Trong một giờ rưỡi đồng hồ, ông Jack và bà Mitie, vẫn ngồi yên lặng bất tỉnh trong xe cũng như những người Thiên quốc khi gặp trường hợp như thế này, mặc dầu họ đau đớn.
Đằng trước xe hoàn toàn bị bể nát, động cơ bị hư không vận động được.
Hai chàng thanh niên tàn nhẫn cũng không đến xin lỗi.
Sau cùng, độ hai giờ rưỡi, một chiếc Taxi đến chở ba người bị tai nạn khốn khổ ấy. Tuy bề ngoài không có thương tích gì, nhưng trên đầu bị sưng u, đau đớn hai bên hông và tứ chi.
Quá nửa đêm, các con đường lớn ở Paris ít xe cộ qua lại, nên xe chạy hết tốc lực. Theo thống kê, thì tai nạn xe hơi xảy ra lúc này, nhiều hơn, nặng hơn, và máu chảy nhiều hơn lúc ban ngày.
Sau tai nạn vừa kể, ông Jack và bà Mitie, hoàn toàn bật tỉnh. Cánh tay trái của bà Mitie đau đớn vô cùng.
Nhưng họ không nằm liệt giường, mặc dù rất mệt nhọc, họ vẫn theo đuổi công tác hàng ngày. Ông Jack không bỏ dở những cuộc diễn thuyết đã định trước, mặc dầu sự đi đứng rất khó khăn, nhất là khi lên xuống xe điện ngầm.
Những người Thiên Quốc thường đi ra ngoài không bị một tai nạn thiệt hại lớn, họ như con mèo bị té trên bốn chân của nó.
Đó là công hiệu của Y khoa Viễn Đông, nó luôn luôn tăng thêm sức lực cho bản năng.






CHƯƠNG XXVIII
“ BẠN VĂN MINH THÂN MẾN, XIN CHÀO CÁC BẠN”

Ngày ly biệt đã đến:
Hai người “Thượng cổ” đã từ giã chúng ta để về nước. Trước ngày chia tay, người Thiên Quốc có gởi lại cho tôi bản báo cáo như sau :
“Tôi còn mắc nợ ông bao nhiêu?”
Bạn thân mến “văn minh” tôi ơi,
Tôi rất hân hạnh được gặp các bạn trong thời gian lưu trú ngắn ngủi của tôi ở Âu Châu. Ngày mai tôi sẽ từ giã các bạn, nhưng tôi vẫn còn giữ một kỷ niệm tốt đẹp khi cũng ở với các bạn, và tôi xin hứa cứ hai năm tôi sẽ đến với các bạn một hạn là sáu tháng nhứ thế, cho đến hết đời của tôi.
Nhờ tất cả các bạn mà tôi học được nhiều chuyện.
Tôi kỳ vọng sự hiểu biết của tôi về Âu châu, không đến nỗi không xác thực. trong những nét đại cương, sự hiểu biết ấy như sau:
Nếu có một vài lầm lỗi lớn tôi xin các bạn chỉ giáo cho.
Trong thời gian lưu trú, tôi đã điều trị hằng trăm bệnh nhân mà Y khoa đối chứng trị liệu tuyên bố “nan y” và đã từ bỏ. Những bệnh nhân này uống thuốc đã lâu năm, và tốn tiền rất nhiều.
Tôi đã tốn hàng ngàn giờ để làm việc, và chịu một trách nhiệm vô tận.
Tôi làm việc ấy với niềm vui và với lòng biết ơn.
Đó là một điều đại vinh hành cho một người ngoại quốc được người ta cầu xin chẩn đoán về vấn đề sự sống đang đau đớn và nguy nan.
Sau khi được tôi chẩn đoán rồi, nhiều bệnh nhân chỉ nói một cách đơn giản “cám ơn”.
Tôi cũng muốn nói “cám ơn nhiều”
Điều lạ lùng, có vài người hỏi: Tôi phải trả cho ông bao nhiêu?
Điều lễ phép ấy của Tây phương, làm cho tôi một vố buồn bực, khó chịu vì tôi cảm thấy như một phép lịch sự ngoại giao, máy móc qua loa, và hình thức bề ngoài.
Như các bạn đã biết, sự khám bệnh của tôi hoàn toàn đặc biệt. Đó là một sự ngắm xem về sinh lý, mà tôi chỉ làm trong nháy mắt. Đối với kẻ đã quen thói xem mạch rất phiền toái của Tây phương, thì cách khám bệnh của tôi rất đơn giản. Để làm ra bộ nghiêm trang tôi xem xét tay họ như thầy bói.
Cách khám bệnh của tôi, chỉ đưa mắt nhìn qua diện mạo, và dò biết tất cả trong con mắt: nguyên nhân mất quân bình hiện tại, về tất cả đời sống quá khứ, cùng tương lai, và sự nguy hiểm của bệnh tật gây ra cho bệnh nhân.
Điều làm tôi mất thì giờ nhiều nhất, là nghe kể lại chuyện đau ốm, chuyện bất mãn, ích kỷ, vô ích, buồn rầu khó chịu và nói rất lâu. Rồi sau tôi cần phải giải thích nên chọn món ăn gì là cần thiết, phải nấu nướng làm sao, và phải ăn uống như thế nào…
Như thế phải mất ít nhất một tiếng đồng hồ.
Vậy là cách khám bệnh của tôi là một bài học đặc biệt về nghệ thuật nấu nướng, và về triết lý biện chứng pháp thực hành, đối với một người đang còn xa lạ với Y khoa, với lý thuyết dinh dưỡng, sinh hóa học và triết học Viễn Đông. Khó khăn và nguy hiểm biết bao!
Trước hết, bệnh nhân toàn là người ích kỷ, sự hiểu biết của họ lại thấp hèn, quan điểm của họ lại chấp nhất, phản động. Họ rất đơn sơ, chất phát, tình cảm và hà tiện. Họ rất khiếp nhược và hoài nghi (hay là rất dễ tin và mau quên). Hơn nữa phần nhiều không có ký ức, và không thể tập trung tư tưởng được.
Họ không biết đức tin cương quyết, và định luật thiên nhiên.
Tất cả điều ấy do sự hiểu biết nông cạn, và sơ lược, nguyên nhân chính đau khổ của họ. Tôi phải làm cho họ biết nguyên nhân khởi thủy ấy, vì sự giáo dục chuyên nghiệp, tân thời, tư bản chủ nghĩa, nên làm cho họ khiếm khuyết về nhận thức sự cấu tạo vũ trụ.
Thật vô cùng khó khăn và tế nhị, nhất là khi dùng hoàn toàn một thứ tiếng ngoại quốc để phát biểu, đôi khi làm cho ý mình sai lạc. Lời giải thích phải rõ ràng vì đó sẽ là một vấn đề sinh tử.
Tôi tận tâm làm việc để cứu vớt một bệnh nhân gọi là “nan y” người ta bỏ mặc kệ cho chết đuối dưới đáy sâu vực thẳm đau ốm.
Và người ta hỏi phải trả bao nhiêu? Họ xem tôi như một anh tài xế taxi.
Vô lẽ biết bao tâm trạng quái lạ! Vô tri thức làm sao!
Tôi muốn hỏi lại: “ Các người đánh giá đời sống của các người là bao nhiêu?” Các anh có thể trả bao nhiêu, để được phóng thích ra khỏi cái ngục gọi là “bệnh tật” và “án tử hình” bởi bọn độc tài vô hình gọi là “văn minh” kết tội?
Tôi chỉ nói đơn giản thế này: “Không có gì cả”, bởi vì tôi rất hân hạnh được người ta nghe một vấn đề rất quan trọng và chân thật. Tôi cũng không đòi hỏi một gia biểu mà ở nơi khác người ta vui vẻ trả cho tôi: 10.000 quan, cho đến một xứ mức sống năm lần rẻ hơn ở nước Pháp.
Một đôi khi tôi nói: “Sự chẩn mạch của tôi rất đắt, nhưng các ông đừng ngại. Sau khi hoàn toàn lành bệnh, ông muốn cho tôi bao nhiêu cũng được”. Thế rồi không ai đoái hoài đến nữa.
Cũng không gửi một tấm thiệp để cám ơn.
Một lần khác tôi nói: “Sự khám bệnh của tôi rất đắt, đến 1.000.000 quan, đắt lắm phải không? Được tôi biếu không cho anh tờ chỉ dẫn này. Nhưng anh phải viết thư cho tôi, ít nhất một lần mỗi tuần, nếu không tôi không thể theo dõi bệnh tình anh được….
Tất cả đều “biến mất”
Một hôm, lần thứ nhất tôi có nói: “ Mười ngàn”
Và tôi rất sửng sốt về câu trả lời bất thình lình của một bà chưng diện toàn hột xoàn.
Đắt quá. Giá đắt hơn một vị đại giáo sư trường Đại học (A, Đại Học!).
Nhưng bà ta không nghe, giận dữ đột nhiên bà ta bỏ đi. Tính tao nhã và lễ độ đối với tôi khi mới đến đều tiêu biến.
Với lần thứ hai và lần chót:
- A! 10.000 quan? … Tôi không thể trả được, nhưng tôi xin đưa năm ngàn, đó là tất cả số bạc tôi có hôm nay, còn lại bao nhiêu tôi xin hẹn trả lần sau không sai. Xin giáo xứ tha lỗi, mong ông tha lỗi…
Tôi trả bạc lại tiền cho anh ta..
Đó là một người đàn ông trẻ, anh ta bị đau bại đã bốn mươi năm rưỡi, bị người vợ bỏ phế. Chỉ một mình ở một căn nhà gần Porte d’Auteill. Mấy lúc sau, anh ta làm phiền tôi luôn, cứ hai ngày kêu điện thoại một lần. Để cứu cho tôi khỏi nạn rầy rà này, tôi phải cho vợ tôi hoặc một môn đệ trung thành của tôi đến thay thế.
Anh ta trả 1.000 hay 1.500 quan vừa đúng với số tiền tôi thuê xe taxi.
“ Tôi phải trả cho ông bao nhiêu” Câu hỏi quá buồn.
Tôi thôi không hỏi việc trả tiền nữa, vì đó là một bài học rất khó, vì nó làm mất thì giờ. “Không gì hết” đó là cách trả lời của người Âu Tây, và nó làm cho tôi lợi thì giờ hơn.
Bên tôi, những kẻ giàu có cho tôi 10.000 hay 100.000 quan (phải biết bên chúng tôi, người ta có thể sống mỗi tháng 100 quan). Hay là người ta nói: “Cám ơn ông vô cùng” ông đã cho tôi một đời sống mới, suốt đời tôi sẽ làm cho ông việc gì mà ông muốn ,tôi sẵn sàng vâng theo lệnh của ông. Người ta thực hiện điều hứa ấy, bằng cách này hay bằng cách khác, tùy theo sức lực của mình. Thỉnh thoảng người ta đem cho tôi những hoa đúng mùa, hoa này không phải mua, những hoa hoang dại, hoặc tự mình trồng, hoặc là những rau trái trồng ở vườn, và họ từ xa đến.
Tất cả mọi người nhận lãnh tùy theo sự cần thiết của mình, và đem cho tùy theo khả năng của mình.
Có nhiên ở Châu Âu cũng có một vài người, tuy số ít, cũng giúp đỡ cho tôi một cách quý hóa lắm.
Nhưng suất bách nhân số người quá ít, trái với người “Thượng cổ”
“ Tôi phải trả cho ông bao nhiêu?”.
Nói đúng ra câu “tôi phải trả cho ông bao nhiêu?” tuy vậy còn đáng thương, nếu đem so sánh với sự hoàn toàn lãnh đạm và sự biệt tăm dạng của đa số người cũng nói câu “cám ơn, cám ơn ông thật dễ thương như lòng ước vọng của ông, tôi sẽ nói lại cho các bạn hữu, người xóm giềng của tôi biết cái phương pháp ấy, nhưng trước tiên tôi phải lành bệnh đã. Ô! Ông dễ thương quá”.
Thật là khó chịu, khi nghe nói luôn câu: Ô! Ông dễ thương! Ông rất dễ thương! Ở bên chúng tôi, đó là một câu nói đáng ghét nhất. Người ta đã nói: “Vàng thử ở lò luyện sắt, bạc thử ở lò luyện kim thuộc nhưng con người thì thử bằng lời xu nịnh, tâng bốc, tôn sùng”.
Ở nước của người “Thượng cổ” kẻ nào ưa dua nịnh, tâng bốc, tôn sùng là hạng người đáng ghét.
Dua nịnh, tâng bốc hay làm cho người ta tôn trọng mình, là tính cách của hạng ăn mày, nô lệ, cảm tình, và một biểu lộ trí phán đoán đệ hạ nhất. Biểu lộ cảm giác, hay cảm tình trước mặt người khác còn không nên thay, huống gì đối với ân nhân mình, bởi vì biểu lộ một trí phán đoán thấp kém là một việc rất xấu hổ.
Cả đến tiếng “cám ơn” (merci) ở trong tiếng Viễn Đông cũng không có chữ nào tương đồng cả, nếu các bạn dịch tiếng ấy theo tự vị của Nhật, Tàu hay Ấn độ…..Như: “hao, hao”, “sha,sha”, “Ái gato gozaimas”, “Danneward” v.v… thì đó thật là một sự ngu dốt hoàn toàn về tiếng nói và tâm trạng của người “Thượng cổ”. Những tiếng Viễn đông ấy có nghĩa là một xứ hoàn toàn lạ, vô cùng uyên thâm, về huyền học và vũ trụ luận. Nói theo từ nguyên tiếng “merci” (cám ơn) là phản đối với những tiếng ấy (kính trọng, quí hóa v.v… cũng vậy).
Nhưng đa số thì lãnh đạm, phần đông sau khi lành bệnh rồi, họ đều biến mất tăm tích, không còn ma nào trở lại nữa, mặc cho lời hứa danh dự của họ. Thật là hoàn toàn không thể nào hiểu được. Nếu có 1 bệnh nhân nào không trở lại, làm tôi khó chịu lo ngại. không biết họ đã lành chưa? Hay còn đau? Họ còn tê bại chăng? Họ có còn theo lời chỉ dẫn tôi nữa chăng? Trong khi áp dụng theo lời tôi, họ có bị trở ngại gì chăng?.....Nhưng sự lo ngại của tôi thật là hoàn toàn vô ích. Một khi đã lành rồi, hoặc bệnh đã bớt họ không thèm trở lại nữa. Đó là luật thống kê….Ở đây, một xứ của người “văn minh”.
Đó là lỗi của tôi, tôi đã lầm. Mục đích Y khoa của chúng ta không những trị lành bệnh hiện tại và tương lai, nghĩa là làm miễn dịch hoàn toàn và mãi mãi, mà còn khai minh cho trí phán đoán được cao siêu của đương sự. Trí phán đoán được che lắp hoàn toàn hay một phần là nguyên nhân độc nhất của sự đau ốm và sự khốn khổ của con người. Trí phán đoán cao siêu là một trong ngàn hình thức hoạt động của sự hiểu biết, sự tri ân của chúng ta về cấu tạo vũ trụ. Nó là chìa khóa của tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, công bằng tuyệt đối.
Theo Y học chúng tôi, không có bệnh nào là “nan y”. Giá hoặc có chăng nữa, đó là lỗi chúng ta, vì thiếu kỹ thuật, thiếu bác ái của chúng ta. Nghĩa là chúng ta chưa được tự do hoàn toàn. Ấy là một cơ hội tốt để chúng ta học hỏi thêm.
Chúng ta còn bận tâm đến những kẻ bội nghĩa ấy.
Theo Y học của chúng tôi, nếu chữa lành một bệnh ở giai đoạn nhất, bệnh nhân phải đi vào giai đoạn hai của sự hiểu biết hay trí phán đoán, ở chỗ đó mọi người đều chào bằng một ám hiệu “tôi cảm thấy đỡ”, “tôi cảm thấy khỏe lắm”, “rất dễ chịu”,…Nếu chúng ta chữa lành một bệnh ở giai đoạn hai của sự hiểu biết hay trí phán đoán, người ta sẽ chào chúng ta luôn với ám hiệu: “tôi thật ung sướng” hay là: “tôi lần đầu tiên trong đời tôi, tôi cảm thấy cuộc sống vui vẻ”. Bệnh nhân ở giai đoạn ba lành bệnh rồi, sẽ chào: “tôi muốn làm công việc, tôi cần phải nghiên cứu phương pháp ấy cho tận cùng”, hay là: “ tôi phải cứu bạn hữu tôi bị đau, cũng như tôi bị đau ngày trước”.
Kẻ nào đã chữa khỏi bệnh ở giai đoạn bốn sẽ chào: “ Tôi đã được giải thoát, bây giờ tôi hết cả đau ốm. tôi muốn, tôi cần phải cứu vớt, bất cứ giá nào, những bạn hữu và láng giềng của tôi đang bị ốm đau như tội đã ốm ngày trước. Tôi cần hy sinh đời sống của tôi”.
Người nào được lành bệnh ở giai đoạn năm: “tôi phải hăng hái, và bất cứ giá nào để cải thiện trí phán đoán về giai đoạn sáu của tôi”.
Những kẻ nào được thoát khỏi bệnh ở giai đoạn sáu sẽ nói: “Tôi không biết gì hết, tôi là kẻ ngu dốt nhất đời, tôi đã và đang là một tên đại bất lương trong đời”.
“Tôi không hề biết điều đó!Xấu hổ làm sao!”
“Tôi cần phải tẩy uế……..”.
Kẻ nào khỏi bệnh rất khó chữa: “Kiêu ngạo” cần phải biến cải thành một người rất khiêm tốn, rất dễ thương, rất dễ chịu, và rất khỏe mạnh trong thiên hạ, tức là một người bạn tốt nhất.
Ám hiệu của nó là: “Tôi không khi nào thấy một kẻ bất lương ở trên đời này. Thế là tôi ở trên Thiên đàng rồi. Tôi không thể gặp một người nào làm tôi không thương. Tôi yêu mến tất cả. Mọi người đều đáng thương, đáng phục, và đẹp đẽ. Tôi thương bạn hữu của tôi, cũng như những người tôi không quen biết. Nhưng tôi còn yêu mến những kẻ công kích tôi hơn nữa, những kẻ tranh luận tôi hơn nữa. Họ càng ghét tôi, càng công kích tôi không chút từ tâm, tôi lại càng thương họ thêm. Tôi yêu sự chết như sự sống”.
Đó là tâm trạng những người tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, công bằng tuyệt đối. Có một Y sĩ châm cứu , đấm bóp nhờ Y khoa giết người mà được giàu có. Trí phán đoán anh ta thuộc về giai đoạn thứ tư, lý trí. Khốn nạn thay, anh ta bị mang bệnh “nan y”, khoa đối chứng trị liệu của anh ta đều không thể chữa lành được cho đến triệu chứng ngoại diện cũng không làm sao tiêu trừ được. Anh ta đã thành công về nghề thầy thuốc, nhưng sự sống của anh ta bị chung thân khổ sai, như một người tù vậy. Anh ta có ba đứa con. Anh ta đau bệnh trĩ, đau tim, thận suy, và chứng phong lở đặc biệt……..
Khổ sai: Ngày nào cũng đấm bóp mệt nhọc lâu hàng giờ. Biết bao là cực nhọc và khó chịu, đem hết khả năng để đấm bóp và săn sóc rất nhiều bệnh nhân, mà anh ta không chút thương tâm, và đem thân thể, một nửa bên ngoài đã bị thối nát (bệnh trĩ, phong lở), một nửa bên trong thì bị hoại liệt (đau tim, thận suy nhược) để phụng sự cho mục đích duy nhất là kiếm được nhiều tiền.
May sao trí thức anh ta rất phát triển, và về phương diện vật lý, anh ta làm việc rất can đảm, hàng ngày làm việc tranh đấu với những bệnh nhân ích kỷ, bội nghĩa, ngu dốt, nhưng được pháp luật giúp đỡ, cho phép anh bóc lột bệnh nhân. Sung sướng thay, nhất là kẻ làm việc bằng tay chân!.
Tôi đã đến khám bệnh cho anh ta hơn mười hai lần, và mỗi lần mất ba bốn giờ để giải thích cho anh ta hiểu cái đại bí mật của tôi (luôn luôn người Thiên quốc nghèo nàn ấy phải trả tiền xe taxi). Sau hai tháng anh trở thành một chàng trai đẹp, hoàn toàn trẻ người lại, tất cả bệnh hoạn được tiêu tan (phong lở đặc biệt, bệnh lở tróc da đầu, ở Âu châu bệnh này người ta không cho là nặng lắm, mặc dầu đó là một bệnh rất ghê gớm, vì nó không kém gì bệnh sưng đầu). Đó là tiếng kêu cứu của óc não, người ta bắt buộc phải gãi, càng gãi thì vãy da đầu càng tróc ra, và bệnh sưng da đầu càng tăng thêm.
Hơn 10 tỷ tế bào trong óc bị cháy thiêu đau đớn như thế..người ta không thể làm việc bằng tinh thần với một cái đầu như thế. Thế là mắc bệnh thần kinh.
Anh ta hoàn toàn lành hẳn, trở nên đẹp đẽ rất dễ thương. Nhưng anh ta đã biến mất , không có lấy một cái danh thiếp gửi lại, không có gọi điện thoại ...để cảm ơn...
Hoàn toàn lãnh đạm.
Tôi trông đợi anh ta, theo phương pháp của tôi, để điều trị các bệnh nhân (anh ta có một số thân chủ rất nhiều).
Tôi vui vẻ trông tin báo cáo kết quả anh ta đã chữa lành gọi là “kỳ diệu” các bệnh nhân anh ta ,đã trả lời những câu hỏi rất khó để giúp đỡ anh ta, và cho anh ta những điều chỉ bảo xác thực, cần thiết để điều trị những bệnh chứng rất nguy hiểm.
Cũng hoàn toàn lãnh đạm.
Chữa cho anh ta một lần lành khỏi bệnh, và không còn tái phát, thế là mục đích của tôi đã sai lầm. Anh ta sẽ trở nên khốn khổ, và sau đó ba đứa con anh ta cũng vậy. Ấy là lỗi của tôi, ấy là tôi đã phạm một tội rất lớn ở Âu Châu. Tôi đã thành công chữa cho anh ta lành khỏi bệnh ở giai đoạn thứ hai, giai đoạn ba, giai đoạn bốn, giai đoạn năm và sáu, nhưng tôi không đạt được mục đích chữa lành được bệnh ở giai đoạn bảy, tính kiêu ngạo, ích kỷ.
Nhờ anh ta, tôi đã đọc thêm được rằng, kỹ thuật trị bệnh của tôi chưa được hoàn hảo. Các bạn không nên đi theo dấu cũ của tôi.
A! “ Tôi phải trả cho ông bao nhiêu?”.
Nhưng các bạn “văn minh” tôi ơi, tôi mắc nợ các bạn bao nhiêu?
Người ta thiếu nợ nhiều lắm, nhiều vô số người ta không thể trả nỗi, nhưng người ta không cần nói cám ơn, nhưng không cần trả. Nếu người ta hiểu rằng trí phán đoán tối cao là của chúng ta, thì không có gì khác hết.
Các bạn thiếu rất nhiều nợ, nào xác thịt và linh hồn của các bạn, cha mẹ các bạn, nào không khí, (biết bao nhiêu thước khối không khí các bạn đã xài phí, hoặc để nuôi tế bào, hoặc để nấu đồ ăn, hoặc dùng vào chiến tranh, mà không trả xu nào hết), các bạn mắc nợ ánh sáng, nó cung cấp, cho các bạn cả ngày lẫn đêm, mà các bạn không trả một phần ngàn trong số tiêu thu đã trả cho nhà đèn, các bạn thiếu nợ nước sông, mưa, tuyết, núi, đất, trời, mặt trời và hàng ngàn ngôi sao…. Tất cả những cái vô giá ấy đều cho không các bạn.
Các bạn không trả gì hết, các bạn mắc nợ vô cùng tận.
Nhưng nếu các bạn hiểu rằng, trí phán đoán cao siêu, ký ức, sự hiểu biết, và ý chí, thì chính là người cho và người sáng tạo lớn nhất. Đó là tâm trạng của người tự do. Ấy đó, vì sao người có tâm trạng ăn mày là đơn độc.
Bởi thế vì sao Dê Du đã nói: “Khốn khổ thay kẻ giàu có”.
Kẻ giàu có mà không muốn phân phát cái gì đã làm ra được, và tất cả cái gì mình có, thì không đời nào biết điều vui thú của sự cho và sự sáng tạo, không biết tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, cũng không biết công bằng tuyệt đối.
Nếu một tiểu thuyết gia, một họa sĩ, cứ cất giấu tác phẩm của mình không đem ra phân phối, không trưng bày, thì họ chịu biết bao cực khổ và khốn nạn? Các bạn có thể tưởng tượng sự khốn nạn của một người nông dân cứ dấu kỹ tất cả vật sản xuất, mà không đem ra để tiêu thụ. Các bạn hãy phân phát tất cả cái gì các bạn có, tất cả sản phẩm, bất cứ món gì. Hoặc tốt hoặc xấu. Nếu các bạn không có món gì hết, thì các bạn phân phát nụ cười, lời nói, công việc làm, hát xướng, trí tuệ, cho đến sự ngu độn nữa.
Không nên do dự hỏi: “Tôi nợ ông bao nhiêu?”
Các bạn không mắc nợ gì cả, tất cả là của các bạn, là do các bạn”.
Nếu các bạn hỏi như thế, ấy là các bạn thuộc về Nhị nguyên luận, thật đáng buồn ! Các bạn nên làm khác người ta. Đây “bình đẳng” không cần thiết lắm. Quan niệm bình đẳng tùy thuộc nơi ẩn ý cá nhân chấp nhất.
Thoát ra ngoài vòng thế giới ích kỷ, độc hữu nơi đó người ta chào với một ám hiệu: “Bình đẳng, Bác ái, Tự do”.Và nên đi vào thế giới hiện hữu, vĩnh cửu, tuyệt đối, và vô tận, chỗ này người ta không cần nói câu ám hiệu ấy, bởi vì đây là thế giới tất cả đều bình đẳng, bác ái và tự do rồi.
Các bạn “văn minh” thân mến của tôi ơi. Hỡi các bạn Y sĩ yêu mến của tôi, những Y sĩ không khi nào chữa ai lành bệnh Hỡi Linh mục, Mục sư thân mến của tôi, chẳng hướng dẫn thế giới, hay một cá nhân nào đến được chốn nước Trời có bảy thiên giai Hỡi các nhà sản xuất bánh kẹo thân mến của tôi, đã giết chết trẻ con, cho đến người lớn có tính trẻ con với các thứ bánh ngọt nhuộm màu có tính chất khiêu phát bệnh ung thư . Hỡi các bạn Giáo sư thân mến của tôi, đã mượn danh nghĩa chân lý, mà đem dạy những sự thật giả danh tạm thời. Hỡi các nhà chính trị thân mến của tôi, các ngài đã chế tạo địa ngục gọi là “chiến tranh” . Hỡi những nhà sản xuất giết người, đã chế ra thực phẩm có chất độc Hỡi những ông tư pháp, luật sư thân mến của tôi, các bạn đã sản xuất những tội nhân . Hỡi những nhà giáo dục, đã làm cho trí phán đoán cao siêu của thanh niên bị mờ ám. Hỡi các bạn thân mến “hiếu thuận” hoặc “mộ đạo” hoặc “thần bí” của tôi, thực sự chỉ là những kẻ kiêu ngạo, tình cảm nhất, độc chiếm nhất, tất cả những kẻ mơ tưởng tất cả những cái gì không đời nào thực hiện được hoặc không thể thực hiện được, và sau cùng những kẻ quá cảm, lương thiện, khốn nạn, là những kẻ bị dán nhãn hiệu “ăn trộm”, “bất lương”, “phạm tội”, “giết người” v.v… và v.v… Hỡi các bạn thân yêu của tôi, các bạn hãy đi cho đến cùng đường. Số mạng của các bạn tất nhiên thế nào cũng là lỗi lầm và dại dột, nhưng các bạn sẽ có trí phán đoán cao siêu.
Các bạn cứ tiếp tục đi theo con đường của các bạn. Các bạn thân mến, các bạn hãy tiến lên, ai theo đường nấy. Nếu các bạn không chịu biến hóa thành những người mâu thuẫn lại con người của các bạn, thì thế giới sẽ trở nên mất hết lạc thú, như những thứ sách luân lý cổ điển. Nếu đời sống không tai nạn, không tội lỗi, không xấu xa, ấy là một điều rất khó chịu. Đời sống như vậy thì khó chịu biết mấy. Nếu các bạn lo ngại những điều ấy, là vì các bạn quá ích kỷ, quá giả dối, quá kiêu ngạo, các bạn quá đặt tin tưởng vào điều nhỏ mọn, tạm bợ, không bền vững…của thế giới vật chất này.
Các bạn phải đóng vai trò bị người ta phó thác trách nhiệm bài trí cho mình. Nếu các bạn đóng khéo thì các bạn có quyền lựa chọn, cho lần sắp tới, một vai trò dễ chịu hơn, thích thú hơn.
Các bạn đừng sợ, cũng đừng do dự, nếu các bạn đã mãn nguyện về vị trí phán đoán hiện tại của các bạn rồi, các bạn có thể vượt lên một giai đoạn cao hơn.
Hoan hô!....
Tôi xin hoàn toàn đồng ý với các bạn, tôi xin giúp đỡ các bạn nếu các bạn muốn. Tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn. Tôi cũng tình nguyện sẽ giúp đỡ các bạn về tội phạm giết người hay là tội bất lương. Các bạn cứ tiếp tục làm cái nghề ăn trộm, giết người gọi là “thầy thuốc”. Tôi giúp các bạn một cách vui vẻ…
Nhưng trước hết các bạn phải cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn đã. Tôi chúc các bạn một sức khỏe trọn lành và chân chính, nhưng không phải là một chuyện thánh thần gì cả.
Các bạn cứ tiếp tục làm cái nghề rất ích lợi ăn trộm giết người . Bị giết chết hay bị mất trộm, đó là phẩm chất của bọn ngu dốt. Ăn trộm và giết người lại là tư cách của bọn can đảm.
Nhưng các bạn không nên để bị giết chết bởi vi trùng hay độc tố, những giống hạ đẳng, hay bởi một tai nạn gì khác.
Hỡi các bạn “văn minh” thân mến của tôi, các bạn cứ làm cái gì mà các bạn ưa thích. Nhưng trước hết các bạn phải hồi phục sức khỏe và phát triển trí phán đoán cao siêu của các bạn đã.
Người ta sẽ trách móc tôi, người ta sẽ quy tội và mệnh danh cho tôi là “bất lương trong số người bất lương”. Nhưng không hề gì. Tôi đặt tin tưởng tất cả vào trí phán đoán cao siêu của các bạn mặc dầu nó có che lắp một ít.
NHỮNG NGƯỚI NGOẠI QUỐC Ở ÂU CHÂU
Các bạn ‘văn minh” thân mến của tôi.
Tôi biết các bạn hay là một vài người trong các bạn, sau khi đọc cái thơ cuối cùng này sẽ có điều phản đối tôi.
Các bạn nói rằng, đa số những người ở xung quanh tôi, và họ nói “ Cám ơn, ông thiệt dễ thương” và bỏ đi mất đất, mặc dầu họ có lời hứa hẹn, đều là người ngoại quốc đến ở trong xứ các bạn, và họ thuộc vào chủng tộc rất đáng ghét, rất ích kỷ trên đời này.
Phải, có lẽ đúng.
“Và một thiểu số đã cho ông 10.000 quan, không hỏi câu tôi phải trả bao nhiêu”? Hay là những kẻ mời ông đi du lịch ở Miền Nam trong bốn mươi lăm ngày bằng xe hơi, đài thọ tất cả phí tốn ở khách sạn, mua đồ đạc trong lúc đi đường, (số tiền này trị giá ít nhất cũng đến 500.000 quan) để tỏ lòng biết ơn đối với sự chỉ dẫn về phương pháp tiết thực hay là những kẻ đã giúp đỡ về việc xuất bản sách của ông, đó mới chính thực người đồng bào của tôi. Còn số người kia, bất nghĩa, ích kỷ, duy vật, đều là người ngoại quốc”.
Phải, tôi hiểu, không nên lầm lẫn những hạn người kia với các bạn.
Nhưng điều quan trọng, không phải là vấn đề chủng tộc, cũng không phải là vấn đề quốc tịch mà là vấn đề tư chất trí thức.
Tôi không thừa nhận lỗi phân biệt chủng tộc của con người. Sự phân loại chủng tộc cổ điển ấy hay phân loại giai cấp xã hội của Ấn Độ, thuộc về giai đoạn thứ hai “cảm giác” của trí phán đoán, hay là giai đoạn thứ ba “cảm tình” của trí phán đoán.
Điều mà tôi đề nghị cùng các bạn, nó không phải cảm giác mà cũng không phải cảm tình. Tôi đề nghị với các bạn về một sự phân loại về con người có một tính cách sâu xa hơn. Bảy loại (hay là những loại theo bảy giai đoạn của trí phán đoán: mù quáng, cảm giác, cảm tình, lý trí, xã hội, lý tưởng, và cao siêu) giai đoạn phán đoán càng thấp thì số người càng đông, việc ấy cố nhiên. Đa số thuộc về bốn hạng đầu còn thiểu số thì thuộc về ba hạng cao hơn.
Và sứ mệnh của chúng ta là chỉ dẫn và mở cánh cửa phán đoán tối cao cho đa số. Không nên quên rằng thiểu số là con của đa số. Mà đa số là cội rễ, của thiểu số, của nhánh, hoa và quả. Những hoa và quả nếu không được thân cây và rễ cây nuôi dưỡng, thì không thể tồn tại được ở trên đời.
Hoa sen đẹp, hoa của đức Phật, rất trong sạch, rất cao quý, nó là con của bùn lầy, rất dơ bẩn.
Bề mặt càng lớn, càng rộng, càng tốt đẹp bao nhiêu, thì bề trái càng xấu, càng bất lương, càng ích kỷ bấy nhiêu.
Năng lực biến đổi xấu xa thành tốt đẹp, là một điều đáng kỳ vọng, đáng khâm phục. Cái đẹp nó không bao gồm được tất cả cái xấu mà không bị ô uế, là cái đẹp của thứ nước hơi, nó không nuôi sống được vi trùng hay cá lia thia đỏ. Đó là thứ nước chết: Đó là một cách giết người trá hình, rất đáng ghét nhất, độc đoán nhất.
Cái đẹp của nước biển, nó biến hoá tất cả cái ô uế thành con cá đẹp. San hô đẹp. Đó mới là cái đẹp sáng tạo chân chính. Thế ấy mới là Phật giáo đại thừa.

NHỮNG KẺ GIẾT CƠ ĐỐC GIÁO
LINH MỤC, MỤC SƯ, VÀ GIÁO ĐỒ
Các bạn thân mến,
Trong thế giới gọi là “ Cơ Đốc giáo”, người Thiên Quốc lấy làm ngạc nhiên nhất, buồn rầu thâm trầm nhất, khi tiếp xúc với những kẻ giết chết Cơ Đốc giáo: linh mục, mục sư và tín đồ.
Họ đã tuyên bố với André Siegfried:
“ Tất cả các xứ, mặc dù thế nào, họ đều áp dụng những phương pháp cơ khí, kỹ nghệ và cách sinh sống bề ngoài của chúng ta”.
“ Những người Đông phương và Phi Châu, không áp dụng như thế về quan niệm khoa học vô vụ lợi, quan niệm cá nhân của chúng ta, đối với sự tự do của chúng ta, phê bình độc lập, và lòng từ thiện Cơ Đốc giáo của chúng ta, họ cũng không áp dụng”.
Khôi hài biết bao!
Tôi không phải dân Ấn Độ, Phi châu, Trung Hoa hay Nhật Bản gì cả, nhưng tôi chỉ là một người Thiên Quốc tầm thường, biết khá nhiều về xứ Đông Phương ấy, nên tôi chỉ muốn nói sự thật của các xứ ấy cho người Tây phương không biết tâm trạng gọi là “ cổ lổ”, cũng chưa biết tiếng nói, cách nói chuyện của người thượng cổ, để người Tây phương hiểu biết mà thôi. Người Đông phương, thật sự, sở dĩ mô phỏng theo cơ khí và kỹ nghệ của các ông, cách sinh hoạt của các ông, bởi vì sau khi bị chinh phục, bị tước đoạt hết cả quyền tự do dân sự, chính trị, và chỉ trích tất cả quyền lợi về sự tôn trọng phẩm giá con người, và mất sạch tài nguyên thiên nhiên, về phương diện kinh tế hoặc chính trị, thì họ không thể sống cách gì khác hơn nữa.
Văn minh của người “thượng cổ” hoàn toàn bị văn minh của người “ văn minh” làm lu mờ xoá bỏ. Tất cả truyền thống đã cũ mấy ngàn năm đều bị mất gốc, theo định luật của GRESHAM. Đó là luật của người “văn minh”. Tuy nhiên họ không muốn, và cũng không thể làm mất cái kho vàng độc nhất của họ còn lại: là Đức tin về công Lý tuyệt đối.
Họ đã du nhập cái quan niệm cá nhân của các “ông”, điều tôn trọng tự do của “các ông” và sự phê bình độc lập của “các ông”, cũng vì thế mà họ đã bắt đầu với sự nổi dậy chống lại điều áp bức kinh tế, chính trị, và văn hoá của các ông.
Còn về lòng bác ái Cơ Đốc giáo của các “ông” lại là một chuyện khác. Cơ Đốc giáo là một sự phát minh lớn của Viễn Đông, họ cũng biết như thế lắm. Hàng triệu người “thượng cổ” đã cải tôn theo Cơ Đốc giáo (có vài ngàn người đã hy sinh tính mạng). Còn hàng triệu người “ văn minh” hoàn toàn lãnh đạm với những tôn giáo sinh ra trước Cơ Đốc giáo. Nhưng người Đông Phương, nhờ truyền thống quá uyên thâm, biết rằng tinh thần Cơ Đốc giáo, lòng từ thiện của nó chỉ là một biểu lộ ấu trĩ tình cảm, thiển cận, và lừa bịp, cho nên họ đã tách rời khỏi Cơ Đốc giáo, bởi vì họ đoán biết, trong Cơ Đốc giáo có một vài kẻ theo tà giáo hung ác, nặc mùi xú uế Nhị nguyên luận của bọn nguỵ giáo, và nguỵ thiện, Cơ Đốc giáo đã lọc lõi qua bởi tâm trạng rất Tây phương của Đông phương, rồi lại do người La Mã là đại thực dân độc ác làm biến tính, sau cùng bị một trong những người “ văn minh” dời chỗ, mà lịch sử của người văn minh ghi toàn việc đẫm máu, không thể làm thoả mãn được tâm trạng của người “ thượng cổ”, vì lịch sử của người thượng cổ không có chiến tranh và tàn sát. Cơ Đốc giáo là một cô gái hư hỏng của tâm trạng cổ lổ. Đối với người thượng cổ,Cơ Đốc giáo được tái nhập khẩu là một xác chết của người con gái yêu của họ, xác chết đã bị lột trần, cắt da xẻo thịt, sau khi bị hãm hiếp.
André Siegfried, một du hành gia và nhà xã hội học được tất cả các bạn trí thức Đông phương mến phục, sau khi liệt kê những điều từ thiện của người “ văn minh”, tự hỏi: “ Có phải Tây phương đang đánh thức nàng tiên thiu ngủ trong khu rừng yên lặng không?”
Cách phát biểu ý kiến theo kiểu của pháp hay biết chừng nào!
Oedipe, kẻ giết cha, lấy mẹ, tự xử mình bằng cách móc mắt, và tự đem mình làm mồi cho chim kên kên… đã sống lại. Oedipe là tên cũ của tây phương, cha nó vua Laius là người Đông phương. Hoàng hậu đẹp ,vợ vua Lai us, là mẹ nó, là Cơ Đốc giáo đã treo cổ tự tử. Oedipe sống lại, là người Tây phương, đi tìm công chúa đẹp, ngủ ở rừng thanh tịnh ở Đông phương, đó là hoà bình. Đáng lẽ nó đánh thức nàng công chúa dậy, nhưng nó lại hãm hiếp công chúa mà nó không biết nàng tiên Antigone thác sinh này, chính là con gái của nó.Vì thế, hiện nay Oedipe mệnh danh cho “khoa học”, gọi là nhân quả Oedipe.
Kẻ nào đang giết và đã giết chết Cơ Đốc giáo đều là hậu thân của Oedipe. Có những hạng Oedipe gọi là Linh mục, Mục sư và Tín đồ.
Chúng đều không thể có đức tin thập giới.
Nhưng họ có tính tự phụ, làm trái ngược hẳn lại. Họ có con mắt xem khắp nơi, cho ai cũng là “thù địch” cho đến cả người bạn hữu của họ nữa. Họ là những kẻ đã nói: “ Dĩ ân báo ân, dĩ oán báo oán”. Điều họ tự phụ là “ bình định” không chỉ khác hơn là “tàn sát”.
Họ là những kẻ tự cho mình là cực khổ, và họ tin tưởng rằng, họ có thể dùng quyền lực tàn khốc kinh tế, trí thức hay xã hội, để xây dựng một đời sống sung sướng.
Họ là những người tin tưởng rằng, chỉ một vài viên thuốc uống tà thuật, hay một vài mũi thuốc chích “kỳ diệu” là có thể chữa lành được bệnh tật. Họ tuyệt nhiên không biết căn nguyên của tất cả bệnh tật, đồng thời cũng là căn nguyên của tất cả sự khốn khổ: Ấy là trí phán đoán cao siêu bị che lập.
Họ là những kẻ thần chết tìm đến, mặc dầu họ muốn sống. Vận mạng họ, hoặc chết vì bị vi trùng hay độc tố công phá, hoặc bị chết đói, hoặc chết trong lâu đài tối tân, hoặc bị khủng hoảng bệnh tim mà chết bất thình lình, hoặc chết vì tai nạn…
Họ không biết, hay phủ nhận, hay hờ hững với Y khoa Dê du, Phật thích ca, Mahavira, Nagarjuna, các Y khoa này không những chữa lành bệnh hiện thời và vị lai, mà còn dạy cho chúng ta biết cách cầu nguyện và nhịn đói thế nào, để xây dựng nên hạnh phúc trường cửu ,tự do vô tận, và công bằng tuyệt đối nữa. Việc cầu nguyện của họ chỉ là một việc ắn mày, rất ích kỷ, rất khốn nạn, và họ không muốn nhịn đói, nhưng họ lại ít ra hai lần một ngày “ ăn lót lòng”. Họ không biết rằng không phải xin kiếm gì cả, những cái gì cần thiết cho sự sống, đều đã cho họ đầy đủ rồi. Nước, không khí, ánh sáng, những món này không những cho mà thôi, lại còn hàng ngày thay đổi cho mới. Những vật cho này không những hiện nay, mà đã có từ hằng triệu triệu năm rồi, và nếu thiếu ba món trọng yếu này, thì chúng ta không thể sống trong một phút được.
Chúng ta có cầu xin nhiều ánh sáng, nước, không khí cho hằng ngày nữa không? Nếu chúng ta sở hữu những món vô cùng quý giá này, nó là món nuôi cho ta sống, phát sinh ra tất cả mọi hoạt động ở trên quả đất .Thế là chúng ta là hoàng tử kế nghiệp , thừa hưởng di sản giàu có đó rồi. Chúng ta là nghiệp chủ của nguồn giàu có vô tận. Chúng ta đã có nguồn vô tận, thì còn xin thêm cái gì nữa?
Sự “cầu nguyện” chân chính là trầm tư mặc tưởng, để biết đích xác nguồn phong phú vô tận, mà chúng ta được hưởng từ khởi thuỷ vô khởi thuỷ. Sự trầm tư mặc tưởng là để biết ơn tất cả cái gì đã cho chúng ta, nó có hai loại: Âm và Dương. Nét dọc thập tự giá là biểu tượng Âm (li tâm lực) và nét ngang là biểu tượng Dương (hướng tâm lực). Sự trầm tư mặc tưởng không gì khác hơn là cái quan năng thị giác của thập tự giá, trong tất cả mọi sự việc, tất cả mọi từng lớp, mọi từng bước đi.
“ Sự nhịn ăn” là huấn luyện căn bản của sự giải thoát, nó là cánh cửa mở độc nhất để đi vào trong tâm trạng quang minh, lý tưởng của tất cả nền giáo dục của Viễn Đông.
Nhưng nhịn ăn như các tôn giáo bắt buộc, không phải là sự nhịn ăn không có cách phân biệt, không có cách giới hạn. Đây là sự kiêng cử những món mà người ta ưa thích nhất, nhưng không có cần thiết cho sự sống: đại loại như đường, bánh ngọt, trái cây, rượu, đổ có màu, sản phẩm có chất độc hay trái mùa, thịt, v.v…và v.v…
Thuyết duy vật, Mác xít, khoa học, công kích linh mục, mục sư và thầy tu là đúng lý lắm.
Những người giết chết Cơ Đốc giáo, và tất cả tôn giáo khác, đều là những bọn truyền giáo không biết đến ý nghĩa sự “ cầu nguyện và nhịn ăn”.
Những kẻ giết chết Cơ Đốc giáo, linh mục, mục sư, tín giáo đồ, toàn là kẻ phản trắc Judas Iscariote tái sanh.
Những kẻ bị Cơ Đốc giáo biến hình giết chết, đều là diễn viên trong vô số các vai diễn vô danh trong cuốn phim nhan đề: “ Sự diệt vong của văn minh Tây phương”
NẾU CÁC BẠN CẦN THẢO LUẬN

( Bức thư cuối cùng của người thiên quốc)
Ngày tháng qua mau:
Tôi đã ở Âu Châu trải qua mười tháng. Một ngày gần đây, tôi cần đi Buenos Aires, Sao Paulo, Mônte video, Lima, tại đó tôi sẽ ở lại vài tháng, rồi qua New York, Chicago, Los Angeles, tại đó tôi cũng ở lại vài tháng. Sau cùng tôi cần phải đi Ấn Độ, nước Ấn Độ rất rộng, lớn hơn cả Âu Châu. Để đi khắp các thành phố nước ấy, tôi phải mất vài tháng nữa. Chót hết, tôi đi Phi châu… Đi cho khắp tất cả, ít nhất cũng mất hai năm, và tốn mất vài triệu quan mới trở lại Âu châu.
Nhưng hiện thời người ta hỏi tôi bao giờ sẽ trở lại Âu châu? Muốn vậy tôi phải biến hoá thân tôi ra thành ngàn người tôi mới đi được.
Tôi đã hiến cho các bạn tất cả đại bí quyết của Y khoa “ kỳ diệu” nó chữa lành tất cả chứng bệnh hiện thời và vị lai, và dạy cho các bạn biết cách xây dựng tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu và công bằng tuyệt đối trong đời sống hằng ngày với một kỹ thuật vô cùng dễ dàng, kiệm ước và ích lợi, là cầu nguyện và nhịn ăn.
Và các bạn cũng đã trông thấy sự lành bệnh “ kỳ diệu” chính mình các bạn, hoặc trong số bạn hữu của các hạn. Các bạn chắc đã hiểu nhiều cái nguyên lý Vô Song, biện chứng pháp ÂM và DƯƠNG rồi .Bây giờ các bạn chỉ cần tập luyện nữa thôi. Các bạn chỉ cứ thực hành Y khoa cao siêu ấy. Các bạn sẽ thành công hay thất bại, điều đó không quan trọng lắm.Người ta không thể không bị thương. Khi tập gieo mình té xuống đất, trước khi học nhu đạo. Có lẽ các bạn cũng giết chết một vài bệnh nhân, nhưng chớ ngại. Các Y sĩ còn giết người ta chết hàng ngàn người. Các chủ tiệm ăn, tiệm làm bánh kẹo, hàng bán rượu, và những chủ làm nước ép trái cây, còn giết người hàng triệu. Các chính trị gia còn giết người nhiều hơn nữa, họ đưa thanh niên ra chiến trường. Bạn có giết người ta chết, ấy là những bệnh nhân “nan y” mà Y khoa đã từ bỏ không chữa trị. Và thật ra, với vật thực thường dùng, cũng khó hay là nói cho đúng không thế nào giết chết ai được. Nếu bệnh nhân chết đó là lỗi của họ.
Sau hết, các bạn sẽ thành một “ người tự do”, sung sướng vô cùng và được yêu mến vĩnh viễn của tất cả mọi người, và muốn được như thế, không có phương pháp nào hơn cho bằng học hỏi cách thức tân tiết thực của tôi, cùng áp dụng Vô Song Nguyên lý để khai quang cái trí phán đoán cao siêu. Tôi dám nói như thế, vì sau khi xác nhận là không có lối thoát nguy nào do tôn giáo ,do cách mạng, do cải cách chính trị, hoặc xã hội, do tiền bạc, do hội nghị quốc tế, do bất cứ phong trào vận động nào, do khoa học,… được cả, huống hồ do triết lý suông. Các bạn cũng tự hiểu rõ như thế lắm. Tất cả lịch sử loài người đã chứng minh cho điều đó.
Căn cứ vào những mộng ảo, để hy vọng có một lối giải thoát , ấy là chuyện hoàn toàn vô ích. Tất cả ảo tưởng tốt đẹp hay ác độc. Tất cả ảo tưởng ấy sẽ tan biến mất như mây khói.
Các bạn hãy từ bỏ tất cả điều ảo tưởng ấy đi.
Vậy chúng ta nên tiến vào con đường mới. mà tôi mới khám phá được, là sinh lý học, sinh vật học,và luận lý và con đường này từ bốn mươi năm nay tôi đã gửi hàng ngàn người đến đó. Đây không phải là một “ tôn giáo”, một phương pháp “khoa học”, một “ chủ nghĩa”, gì cả. Nó có tính cách cá nhân, duy vật, rất ích kỷ. Nó không phải là chủ nghĩa vị tha, hay mộng ảo, trước hết nó là thực tiễn, cấp thời và xác định. Người ta có thể thực hành khắp nơi và bất cứ lúc nào.
Các bạn hãy thực hành trong vài tháng, sau rồi các bạn giải thích những điều gì mà các bạn đã làm cho những ai có ý muốn tìm hiểu. Nhưng đó cũng không phải vì người ta mà chính là vì các bạn. Nhân giải thích cho người ta các bạn được dịp cải thiện thêm. Nếu người ta không theo, đó là vì các bạn chưa hiểu rõ phương pháp này lắm. Nhưng phải cẩn thận. Đừng có làm “ thầy dạy đời”, phải làm thế nào để cho đương sự tự học và tự hiểu cái phương pháp thực hành ấy, do trí phán đoán riêng của họ. Cũng không nên đồng hoá vào đó với phương pháp và tinh thần giáo dục Tây phương, vì phương pháp này biến người ta thành cái “ máy nói”.
“Đói và rét” ở khí hậu lạnh, hoặc “ nóng và khát” ở vào xứ nóng, đều là những vấn đề nan giải. Đó là tất cả những điều cần thiết cho trường học sinh lý ,vật lý và luận lý của chúng ta. Ngoài ra không có gì khác nữa. Tôi đã
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Feb 19 2010, 08:49 PM
Bài viết #13


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



gặp rất nhiều chuyện lạ lùng ở Tây phương, cũng như Y sĩ Livingstone đã gặp những việc vô cùng lạ lùng ở Hắc Phi Châu: lòng hiếu khách của dân bản xứ. Cái mà tôi tìm gặp ở Tây phương đây chính thực là không thể tưởng tượng được, không thể tin được . Ở bên tôi không ai có thể hiểu, có thể tin, có thể tưởng tượng những điều tôi đã thấy ở Tây phương. Đó là điều hoàn toàn vô tri về sự cấu tạo vũ trụ, trật tự vũ trụ, cái tuyệt đối, cái vô tận, cái trường cửu .Thế là trí phán đoán cao siêu hoàn toàn và vĩnh viễn bị che lấp, Người ta đã đánh lừa trí phán đoán cao siêu, và nhân cách hoá cái vô tận. Họ nói rằng “ Chúa tạo con người theo hình ảnh của Chúa”. Nhưng người Tây phương lại tạo Chúa thành ra hình của họ vậy. Như thế là Chúa đã bị biến thành một con thú vật, và Chúa đã mất hết danh giá của Chúa rồi. Họ không thể biết một là tuyệt đối vô tận, và trường cửu. Họ cũng không thể biết thế giới tương đối là một điểm hình học tưởng tượng của thế giới tuyệt đối Họ không biết không thể lấy khí cụ đo lường duy vật mà đo cái vô tận được. Khí cụ này chỉ có giá trị ở trong điểm kỹ hà học gọi là thế giới tương đối mà thôi. Người ta không biết trí nhớ, ý chí, phán đoán, sự sống, chân lý, tự do, hạnh phúc, trường cửu, công bằng, tuyệt đối… là cái gì ? Nói tóm lại, tất cả cái gì làm căn bản cho tất cả cái hiện hữu, chính là cái vô tri thức, nhưng nó là một sự kiện có thực.
Bằng chứng: nhờ cái tri thức hoàn toàn che lấp của Tây phương ấy, nên ở Tây phương không có tự do, công bằng,và bác ái. Nhưng luôn luôn có sự tranh chấp, gây lộn, phạm tội, giết người, chiến tranh, bệnh tật, khốn khổ, bất nghĩa, ghen ghét, sợ hãi, hoài nghi, giận hờn, cô độc, và tính ích kỷ rất xấu xa khắp nơi, luôn luôn mâu thuẫn trong khắp tất cả mọi giai tầng trong xã hội.
Tự do, hạnh phúc, sinh hoạt, công lý, ở Tây phương đây, do quyền lực gọi là “ luật pháp” đảm bảo.Đối với chúng ta, đây là một điều rất khó tin: Chúa trời được bạo lực bảo hộ . Thật là một xứ quá buồn! Không có ai hiểu rằng “ càng quá công bình, thì lại càng quá bất công”. Ở Tây phương, pháp luật càng nghiêm khắc, thì lại càng mất công lý.
Các bạn thân mến, nếu các bạn muốn cứu vớt cái xã hội khó chịu này, các bạn hãy thử áp dụng, một hay vài tuần lễ, phương pháp sinh lý, vật lý và luận lý của tôi, nó rất hoà bình, và không có trở ngại gì cho kẻ khác cả.
Nhưng một khi đã tập theo đời sống hoà bình, yên lặng, và tràn trề vui thú của người Thiên Quốc, thì các bạn không nên công kích ai cả. “ con người không tranh chấp”, “ con người không đề kháng”. Đó là tư cách của người Thiên Quốc.
Nếu các bạn còn tranh luận, ấy là trí phán đoán của các bạn còn bị che lấp. Nếu các bạn còn giết người đồng loại, ấy là các bạn là nô lệ của quỷ satan. Các bạn nên cải tiến. Nếu trí phán đoán cao siêu các bạn hoàn toàn khai minh, thế là các bạn được mạnh nhất. Các bạn không cần tranh luận tranh đấu với ai cả. Nếu các bạn muốn có trí phán đoán cao siêu hoàn toàn minh mẫn, các ban chỉ nên suy ngẫm sự cấu tạo vũ trụ ở mọi cấp bực và từng bước một. Nó là Vô Song nguyên lý ÂM DƯƠNG, tượng trưng của nó là cây thập tự giá, nhịn ăn, hay là xa lánh, hoặc thoát ly tất cả cái gì làm ưa thích… cho cảm giác các bạn, nhưng tuyệt đối không cần thiết cho sự tiếp tục đời sống, theo lời chỉ dẫn của tôi.
Các bạn không nên bận tâm vào việc khác, trước hết, các bạn nên tiến thủ bất cứ giá nào, lìa bỏ tất cả những gì tuyệt đối không cần thiết cho sự sống, và gắn bó vào những cái gì có quan hệ cho sinh mệnh: không khí, nước, ánh sáng .Biểu tượng không khí là tự do vô tận, nước là thâu nhận vô hạn( vì thế mà biển không khi nào bị ô uế), ánh sáng là trí phán đoán cao siêu, và sự kết hợp biến hoá thiên nhiên của nó tạo ra “ NGŨ CỐC” và rau cải để hoà chung với sự cấu tạo vũ trụ.
Nếu không có trí phán đoán cao siêu, thì không sao có tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, công bằng tuyệt đối được, nhưng lại có tất cả đau ốm, sự cực khổ, tội lỗi, và chiến tranh.
Sự vô tri thức của các bạn về vũ trụ quan, với sự sáng tạo kỳ diệu của các bạn kết hợp khoa học duy vật, tạo ra “văn minh Tây phương” ngày nay. Trước hết đều bởi bản thể của bạn quá DƯƠNG, bông hoa do ăn thịt từ đời 0edipe mà sinh ra. “Văn minh Tây phương” đã văn minh hoá hoặc thực dân hoá cả hoàn cầu với quân đội “ văn minh” của nó, có sẵn tất cả những phuơng pháp kỹ nghệ và cơ khí, dùng bạo lực giết người một cách tối tân . Văn minh ấy là Frankenstein sống lại, nấp dưới lá cờ gọi là tâm trạng tự do, chế độ trao đổi và khai hoá thế giới mà văn minh đã sáng lập ra, đó là phê bình độc lập của nó, và từ thiện Cơ Đốc giáo của nó.
Văn minh Tây phương thật là lộng lẫy, nó đã tiêu diệt tất cả truyền thống đã cũ mấy ngàn năm của các dân tộc khác màu da có tâm trạng “cổ lổ”, và lấy cách sinh hoạt bề ngoài của văn minh mà thay cho cách sinh hoạt cổ truyền của các dân tộc ấy. Đó là một việc chưa hề có trong lịch sử. Tuy nhiên văn minh không thể thành tựu trong việc đem du nhập cái quan niệm thế giới tương đối của nó, quan niệm cá nhân của nó, bởi vì các dân có sắc da khác màu đã có cái quan niệm riêng biệt của nó về sự cấu tạo vũ trụ vô tận, tuyệt đối và trường cửu đã cũ kỷ mấy ngàn năm rồi. Thế kỷ 20 là thế kỷ mà dân tộc khác màu sắc hoặc dân tộc có tâm trạng “ cổ lổ” nổi dậy để làm cách mạng chống lại với thứ văn minh ấy.
Thế giới quan của Tây phương là thế giới tương đối, hữu hạn, duy vật, không thể nào dung nạp được cái vũ trụ quan vô tận, trường cửu, tuyệt đối của Đông phương được. Nhưng trái lại, vũ trụ quan của Đông phương có thể bao gồm cái quan niệm về thế giới Tây phương nữa. Nếu Tây phương thực hiện được cái vũ trụ quan của Đông phương, thì về mặt quốc tế không có gì trở ngại cả, và cái “ văn minh Tây phương trên thế giới” có thể tránh khỏi “ cái khủng hoảng tranh giành nhau hiện tại” (André Siegfried), bởi vì các dân tộc có màu da khác sắc đều áp dụng theo cách sinh sống bề ngoài của “ văn minh”.
Đem du nhập quan niệm về vũ trụ vô tận, trường cửu và tuyệt đối của người “ cổ lổ”cho toàn thể Tây phương, thì có phần khó khăn, nhưng với cá nhân người Tây phương thì không có gì là không làm được, nếu nó chịu thực hiện cái công hiệu, cái quan trọng, cái cao thượng và cái nghĩa lý của triết lý Đông phương, là cái phương pháp đã chữa lành cho tất cả những bệnh “ nan y” mà Y khoa Tây phương đã tuyên bố từ chối không thể điều trị được.
Đó là một nghĩa lý mà có lẽ các bạn chưa chịu nghĩ đến, khi các bạn cố gắng tránh cho khỏi tất cả những sự đau đớn, tất cả những sự khổ cực hàng ngày: các bạn sắp đưa ra một gương mẫu sống động của sự tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, và công bằng tuyệt đối cho những ông “ chế tạo hoà bình” của toàn thế giới”
CÁC BẠN HÃY ĐẾN VỚI TÔI.
Những con chim bay cao trên trời một cách vui vẻ!
Những thú vật vui đâu trong chốn rừng xanh!
Những con cá bơi lội rất tự do, và rất mềm dẻo lạ lùng ở dưới biển rộng mênh mông!
Những côn trùng ca hát suốt đời với một khúc nhạc quá dịu dàng!
Những vi trùng tham ăn, nhai nuốt những núi thịt! Đời người quá ngắn ngủi để trở thành nhỏ nhoi!
Vì sao con người lại không như thế?
Con người vui đùa trong vòng nô lệ của sự chết và sự sống?
Con người đi trên máy bay, cầm sẵn một khí giới giết người, ở trên trời hữu hạn?
Loài người tranh nhau và giết nhau cả ngày cả đêm ở trong rừng duy vật hay siêu hình?
Con người ca hát vừa ăn vừa uống trong một chiếc tàu lớn gọi là “ khoa học”, nó từ xa đang chìm dưới đáy bể sâu?
Con người tự mãn đang trôi nổi bình bồng trong bể kinh tế, đang bị vùi dập khốn khổ bởi các cơn bão tố gầm thét gọi là “ chiến tranh”?
Chúng ta hãy mặc kệ, hãy làm cho họ sung sướng!
Nhưng những kẻ nào thích bay lên trời của tự do vô tận, lội dưới bề của hạnh phúc, trường cửu và vui thú ở xứ Wanderland d’Alice, hoặc ở hòn đảo của giống người Lilliputs, mà đến với tôi, tôi sẽ chỉ cho họ cái cửa mở rộng lớn để đi lên chốn thiên đường tuyệt đối: sự nhận thức về việc cấu tạo vũ trụ.

Các bạn “văn minh” thân mến, tôi xin chào tạm biệt…
Hỡi các bạn “văn minh” thân mến, tôi xin tạm biệt.
Tôi rất yêu mến các bạn, tôi muốn lưu lại với các bạn lâu hơn, hằng năm… suốt đời vô cùng tận. Bây giờ tôi rất hân hạnh nghe tiếng nói các bạn, trông thấy gương mặt rất dễ thương của các bạn. Lúc ban đầu, các bạn rất buồn rầu, rất khó chịu, nhưng bây giờ các bạn đã vui vẻ hơn. Các bạn đã tuân theo lời chỉ dẫn của tôi về phương pháp tiết thực Viễn Đông, và các bạn đã tự canh cải lại con người của các bạn. Các bạn sẽ bắt đầu một cuộc đời mới.
Không có điều gì vui sướng cho tôi hơn nữa.
Tôi muốn nói mười hai lần dài hơn nữa, nhưng ngày giờ, trôi qua quá mau, và biết bao nhiêu thiên hạ chờ đợi tôi ở Hoa kỳ, ở Hiệp chủng quốc, ở Uc đại lợi, ở Madagascar…
Tôi sắp đi, tôi cần phải đi chưa?
Phải, tôi sẽ trở lại một ngày gần đây.
Trông cho mau gặp lại các bạn…
Sự phân ly là khởi điểm của sự tái ngộ, cũng như sự tương ngộ hôm trước là bắt đầu cho sự xa cách hôm nay…
Xin chào các bạn, tôi sẽ trở lại không sai, phải, bất cứ giá nào, vượt qua tất cả mọi khó khăn…
T.B. Những bạn hữu của các bạn không hiểu và không thực hành những lời chỉ dẫn về phương pháp tiết thực của tôi, họ sẽ nói rằng, tôi công kích, chế nhạo những người “văn minh”, nhưng họ không biết tại sao tôi không công kích và chế nhạo những dân “ cổ lổ”. Sở dĩ tôi không công kích người “cổ lổ” vì họ không có gì đáng công kích .Họ toàn là người Âu hoả, hay Mỹ hoá. Tất cả họ đều như con quạ, đi lượm lông rụng của con công, rồi đem trang điểm cho mình…
Nếu họ còn giận hờn,xin các bạn hãy khuyên can họ, nói sự thật cho họ biết rằng: tôi là hậu thân của Voltaire hay Samuel Butler.
HẾT

Nguyễn Văn Trung chỉnh sửa lần 1
17/2/2010
Xin các bạn đóng góp ý kiến—Các bạn nào có bản gốc ( tiếng Anh, tiếng Pháp) ,làm ơn gửi cho chúng tôi-Đa tạ.






MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG
I. Ăn cướp ở Ba Lê (Paris) 6
II. Nguyên do tính hung bạo ở Tây phương 10
III. Điều mê tín trong rừng rú gọi là “văn minh” 27
Trái cây34
Nhà thờ Y dược Y khoa63
IV. Thành phố Verdun 71
Chiến tranh 79
V. Bờ bể Azur (Côte d’Azur) 81
VI. Ba thằng ăn cướp và một ông Y sĩ 96
VII. Romain Rolland và Anatole France 101
VIII. Bệnh ung thư huyết 106

Paris Thiên đường của kẻ
Sát nhân và kẻ tự tử 117
IX. Sắc đẹp Ba Lê (Paris) 125
X. Bảy chuyện bí ẩn của Âu Châu 144
Du Bois Raymond
- Bí ẩn của Dược liệu 150
- Thế giới chìa khóa 153
- Trà và Cơ Đốc giáo 155
- Nhân quả 157
- Số tử vi 159
-Thú vật đô hộ xã hội người “văn minh” hay là sữa thú vật. 161
-Một bí ẩn khác. 164
XI. Cuộc nói chuyện có 3 đoạn. 166
-Những người cần nghiên cứu Phật giáo 173
-Một phương pháp học Phật lý 177
-Những kẻ ưa thích xấu xa 179
-Ngôn ngữ nước Thiên Quốc. 188
XII.Sau cuộc nói chuyện-Một Y sĩ thanh niên.194
XIII.Những cuộc mạo hiểm chưa từng có. 200
XIV.Những bệnh nan y và Y thuật cao siêu 204
XV.Bầu cử- Sức mạnh- Sự ngu dốt 212
XVI. Những đứa con của người văn minh 215
XVII. Căn nguyên sự giàu có của người Tây phương 217
XVIII. Thư gửi cho một người bạn 220
XIX. Đức tin hay là pháp luật 227
XX. Tại sao nước biển mặn (thơ) 228
XXI. Sayo Matsura vị hôn thê bất diệt 230
(chuyện cổ tích)
XXII.Một cặp người Ý 234
XXIII. Hùng biện là bạc, im lặng là vàng 235
XXIV. Một hột sinh ra 10000 hột 236
XXV. Chiêm bao 238
XXVI. Những kẻ sung sướng 241
XXVII. Hai người Thượng cổ bị xe hơi tông nhầm 242
XXVIII. Bạn văn minh thân mến245
-Xin chào các bạn 245
-Những người ngoại quốc ở Âu Châu 260
-Những kẻ giết Cơ Đốc giáo: Linh Mục, Mục Sư và Tín Đồ 262
-Nếu các bạn cần thảo luận 268
-Các bạn hãy đến với tôi 275





NHỮNG SÁCH CỦA PHƯƠNG PHÁP OHSAWA
CÁC BẠN CẦN THAM KHẢO
- Ăn cơm gạo lứt
- Phương pháp tân dưỡng sinh
- Vô song nguyên lý
- Thời đại nguyên tử
- Triết học y lý đông phương
- Dưỡng sinh trong đời sống hàng ngày
- 50 năm giáo dục ý chí
- Bệnh ung thư và nền triết lý cực đông
- Giải pháp duy nhất tạo hoà bình cho nhân loại
- Bản nghi án nền văn minh tây phương
- Tuyệt thực đi về đâu
- Zen và dưỡng sinh
- Zen và Ý thức nói về ăn chay
- Dưỡng sinh liệu pháp
- Đặc san Sống Vui
- 4.000 năm lịch sử Trung Quốc
- Hai người thượng cổ du lịch sang Âu Tây
- Diệu thuật dưỡng sinh
- Cẩm nang phương pháp OHSAWA.
- PP Ohsawa hỏi và đáp tập 1+2.
- Triết lý y học Viễn Đông.
- Những nội dung quan trọng của PP thực dưỡng.
- PP trường sinh và đạo thiền.
- Thời đại nguyên tử và nền triết học viển đông.
- Trật tự vũ trụ và “Nhân sinh quan xoắn ốc” của Herman Aihara.
- Hướng dẫn thực hành về nền y học trường sinh viễn đông.
- Châm cứu và nền triết học viễn đông.
- Đối thoại giữa Ohsawa và môn đệ.
- PP Ohsawa cứu mạng tập 1,2, 3, 4, 5.
- Làm thế nào để sống vui.
- Chơi giữa vô thường.



CÁC ĐỊA ĐIỂM BÁN TPDS
( Xếp theo tỉnh- TP)

*AN GIANG

1)Cty Lam Đạt (cô Thanh Hương).Cửa hàng thực phẩm gia đình (Family Shop) d/đ: 0913877229 (Thanh Hương).Gạo lứt sạch 100%, sắn dây nguyên chất 100%...
TPHCM: 31 đường số 10, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh 08. 54317454 – 08. 54317511.(qua cầu N T Phương, cầu Chánh Hưng đi đường Phạm Hùng, rẽ trái N V Linh, gần tới cầu Ông Lớn,không qua cầu, đi theo đường nhỏ bên phải,rẽ trái đi theo đường 9A, rẽ phải đường số 10 Cty Lam Đạt ở bên phải)
Long Xuyên: Hiệu thuốc bắc Hùng Dũng số 15 đường Nguyễn Văn Cưng (cạnh COOP MART) 076. 3846238 NR: 076. 3845238 - D/Đ :0918621471
Email: thanhhuongld@gmail.com
*BÀ RỊA- VŨNG TÀU

1) Địa chỉ tư vấn PP Ohsawa: 259/4 Huỳnh Tấn Phát, ấp Quảng Phú, Thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đ/T: 064.3876327-0903670902 ( thầy Thuận, cô Diệp)

2) 5/23 Thủ Khoa Huân P.1, TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT (anh Thiện Tâm) phía sau sân đua chó Lam Sơn, gần bệnh viện Lê Lợi và trường tiểu học Lam Sơn. Đ/T: 064. 3850469- 0909360900.

3)Nước tương cốt chùa Bảo Hải ,P. Long Tâm,TX. Bà Rịa, T. BRVT 064.3829367

4)CSTD Tâm Phúc 82 Bến Nôm, P. Rạch Dừa, TP Vũng Tàu 064. 6281923– 0915814333

5)Tương đặc nguyên chất chùa Liễu Quán 2 , ấp Phước Tấn, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh BRVT 064. 3893621( qua Đại Tùng Lâm 8km về hướng VT tới khu căn cứ núi Dinh quẹo trái 1km)

*BẮC NINH

1) CSTD 999 phố Chùa Dận, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 0241 3840559, 097537699 (anh Nguyện)

2) CSTD 25 phố Tiền An, xóm Đền Hàng Mã, chợ lớn Bắc Ninh, TP Bắc Ninh. 0241 3811400 (cô Liên)

*BÌNH DƯƠNG

1) 15 Ấp 10 xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ( Cô Sáu Đàn ) (0650) 3578201

2) CSTD ấp Rạch Kiến( ấp 9) , xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng , tỉnh Bình Dương (gần trường tiểu học Thanh Tuyền ấp 9)
-Bán TPDS : 0937901982( cô Hoài Nhung), 0937909060( anh Thuần)
-Bán tương miso, tương cổ truyền:0933567089( bà Tư Quán), 01684197930( bà Hai To), 01684891699( anh Phong- vào hẻm đối diện nhà thờ Rạch Kiến xã Thanh Tuyền rồi quẹo trái 30 m)

3)CSTD Cô Thơm 841 đại lộ Bình Dương,X. Chánh Mỹ, TX. TDM, T. Bình Dương( gần trạm thu phí Suối Giữa) 0650. 3825114 – 01687797795
4)CSTD cô Nga ,ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cách UB xã Long Nguyên 100m về phía Dầu Tiếng và cách điểm bán VLXD An Khang 20m về phía Mỹ Phước . 0907564658

*CÂN THƠ

1)Công ty Lam Đạt, CSTD Hồng Sơn 39/4A đường 3/2 , P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều , TP Cần Thơ. Đ/T :0710. 3830468 - 0908332299

*ĐÀ NẴNG

1) 142/1 Thanh Long ,TP Đà Nẵng 0511. 3830766 (bà Sương)

2) Tư vấn về PP Ohsawa:
-182 Triệu Nữ Vương Đà Nẵng (quán chay Đông Tây)0511.3582455, 0905980524 (ông Huỳnh Hữu Trân)

3)Quán “Thở và Cười”,TPDS. 57B đường Hải Sơn, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng. (cô Chi, cô Hương) 0511. 3607776

*ĐỒNG NAI

1) Nước tương cốt tịnh xá Ngọc Uyển ở cầu Hang, Biên Hòa, Đồng Nai. Đ/T: (061) 3954337.

2) K3/87A KP3, ấp Tân Bản, P. Bửu Hòa, TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai (gần cầu Tân Bản). Đ/T: (061)3956059- 0913813095 (anh Huỳnh Tấn Tài)

3)CSTD (cô Hạnh) Áo cưới Mỹ Duyên, chợ Suối Cát, ấp Suối Cát, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 0934705581.

4) Nước tương cốt chùa Thường Chiếu, huyện Long Thành. tỉnh Đồng Nai (061) 3841333.

5) CSTD Thanh Nhã, 280 ấp Long Hiệu, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ra khỏi chùa Long Hương rẽ phải 120m CSTD bên phải.
01225039879( cô Hiếu Hạnh), 0937709756 (anh Tuyền), 0616. 271662 .

*HÀ NỘI

1) 103 ngách 2, ngõ Thái Thịnh 1, Đống Đa, Hà Nội (cô Ngọc Trâm). Đ/T: (04)38534225 – 0904006319

2)CSTD 11, ngách 612/0 , ngõ 612, Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
04. 37184424 (cô Hà)

3)CSTD Tuệ Linh, phòng 105P , nhà tạm cư phụ B4-B14 Kim Liên( khu 2 tầng sau nhà B7- đường Phạm Ngọc Thạch ), Q. Đống Đa , Hà Nội 04. 62947845 – 0987891886.

4)CSTD, quán ăn dưỡng sinh và ăn chay- cô Hằng - 1 ngõ 39 Linh Lăng, Ba Đình, Hà Nội 04. 37629506 -0983196589 ( gạo lứt đỏ ngon sạch 100% giá 19000 đ/ 1kg -tặng 2kg gạo lứt sạch /1 BN ung thư)

5)CSTD và quán ăn dưỡng sinh - bác Đông- 58 Nguyễn Khánh Toàn, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội (cạnh chùa Duệ Tú) -04. 37676545- 0904083131

6)Thiên Nhiên Quán , 308 phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng ,Hà Nội( gần tới BV Thanh Nhàn đi thẳng lên…hoặc đi đường Minh Khai rẽ vào).
Khai trương 23/12/2009, bán cháo, mì, cơm lứt,…thức ăn khô…
0915309533, 04. 62910915 (cô Thủy)

7)CSTD 114 ngõ 176 Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
04. 36626012(cô Dung)
*HẢI DƯƠNG
1)CSTD Quán Phe, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.Đ/T:0320. 3715459- 01667802017( Nguyễn Đức Duyến SN: 1953)
2)CSTD Quán Trắm ,thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Thị Gái (Chữ): 01262466595, anh Sửu: 0902145368

*HẢI PHÒNG

1)CSTD113, gác 3, Quang Trung, Hải Phòng (cô Dung pháp danh An Thanh). 031. 3838041- 01236957178.

KHÁNH HÒA

1)CSTD 56 đường 2 tháng 4, P Vĩnh Phương, TP Nha Trang, T Khánh Hòa. Vợ Lê Thị Minh Truyền ,chồng Trần Ngọc Sơn. 058. 3836519- 0905297178.Có cơm lứt, cháo ,mì, bánh bèo, bánh ướt, thực phẩm khô…

*LONG AN

1)CSTD , đ/c tư vấn PP Ohsawa :ấp Tây Bắc, x Tân Hòa, h Tân Thạnh, T.Long An 0986140019 ( anh Thanh Loa).Bán sỉ: gạo lứt Campuchia,trà củ sen.

*NAM ĐỊNH

1) CSTD 446 Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, Nam Định. 035.03835346 (Phạm Thị Liên)

*QUẢNG NAM

1) Hà Đông, Điện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam. Đ/T: (0511)3684202. D/Đ: 0906449775. (anh Nguyễn Minh Thái).

*SÓC TRĂNG

1) Đại lý gạo huyết rồng SócTrăng số 27 tỉnh lộ 8 huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng 079. 3851384
*TÂY NINH

1)CSTD , tổ 19, KP 2, thị trấn Tân Biên, Tây Ninh 01685132429
Sư cô Thích Nữ Huệ Hải (Nguyễn Thị Thu Nga)

2)Đại lí bột kokkoh,cốm gạo rang, tư vấn PP Ohsawa, 377 xóm 2, QL 22B , ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.Chồng Huỳnh Tấn Phát, vợ Tạ Thị Hồng Vân. Đ/T: 066.2475298- 01669322890
*THANH HÓA
1)Bán sách, đĩa TD,gạo lứt sạch, rau củ sạch…và tư vấn thuốc nam, PP Ohsawa.Trần Trung Kiên( SN: 1973-thày thuốc Đông Y) đội 1, đường Thôn,xã Triệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa 0372217494


*TIỀN GIANG

1)CSDS Tiền Giang( cô Đặng Thị Ngọc Phượng) 14 NKKN( cầu Bắc cũ),
P 1, TP Mỹ Tho, T Tiền Giang ( cuối đường NKKN) 073. 3585317 – 0906965953

*TP HCM

1) 390 Điện Biên Phủ Q. Bình Thạnh ( Ngô Ánh Tuyết ) (08) 3¬¬¬¬8983809.

2) CSTD Chân Nguyên 96H Võ Thị Sáu P. Tân Định Q.1 ( Cô Nhi ) (08) 38251659.(cốm gạo lứt rang ngon nhất TPHCM)
Nhà hàng TD ở lầu 1 và lầu 2( khai trương 18/10/2009)

3) 198/58 Đoàn Văn Bơ ,P. 9 , Q.4 ( Cô Lan ) (08) 38267619.

4) CSTD Thuận Nguyên 412 Kha Vạn Cân Q. Thủ Đức ( Anh Nhơn ) 0937123734. (08)37260756 ( hủ tiếu lứt, miso 3 năm rất rẻ, dầu mè nguyên chất 100%)

5)CSTD,bán sách Ohsawa, PP Ohsawa cứu mạng T1,2,3,4…Có bánh mì đen ổ tròn sạch, không dùng men thị trường ,số 458/1 Nguyễn Đình Chiểu P.4 Q.3 ( Anh Huỳnh Văn Ba ) (08) 38341815.
6) 221 Ngô Gia Tự, P.3, Q.10 ( Cô Hiền ) (08) 38305044 (tương 3 năm,dầu mè, sắn dây Quảng Trị chất lượng, nguyên chất)

7) 316 A Bùi Hữu Nghĩa , P.2 ,Q. Bình Thạnh ( Cô Diệu Thủy ) (08) 35100071- (08) 38417851 -0902000316 (Bên hông chợ Bà Chiểu)

8) 292/27/14 ( số cũ: 292/103B) Bà Hạt P.9 Q.10 ( Cô Huệ nhỏ) (08) 54052116 -0907580117

9) 357 Kinh Dương Vương P. An Lạc Q. Bình Tân ( Cô Phượng ) 0937540615-(08) 62750907.

10) 227/9 Nguyễn Đình Chính P.11 Q. Phú Nhuận ( Cô Châu ) 0982281232.

11) Chợ Gạo Trần Chánh Chiếu Q.5 gần bến xe Chợ Lớn.
12) Nước tương hạt lỏng ( tương bắc ) ở Thánh Thất Từ Vân số 100 đường Thích Quảng Đức P.5 Q. PN. Đ/T: (08) 38421779

13) 67/5C ấp Thống Nhất 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hốc Môn, Tp HCM. Đ/T:(08)37132460

14) Dưỡng sinh quán Chân Nguyên 82 Nguyễn Du, Q1 (6h-21h) (08) 62720096

15) 183 Nguyễn Tiểu La P.8 ,Q.10 TPHCM .Đ/T: (08) 35071762 D/Đ: 0987114367 – 0902807817 (cô Huệ).

16) 4/6c ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (gần chùa Hoằng Pháp) Đ/T: 0918839664 (cô Phim).

17) 188/2E , ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp , huyện Hóc Môn (cách chùa HOĂNG PHÁP 40m) 0918198357 - (08)37132460 (A. DUY)

18) 162 Lê Sao ,P. Phú Thạnh, Q.Tân Phú,TPHCM, gần chợ p. 18( cô Sáu) 08-39787496, 0908609774

19) CSTD Xuân Dung. Cô Ly 36/13 Điện Biên Phủ-P25-QBình Thạnh, TP HCM, ĐT: (08)38035043- 01222600234. (hẻm Đống Đa, KP 3 đối diện cây xăng ở giữa bùng binh Hàng Xanh và chợ Văn Thánh ( tương 3 năm, dầu mè, sắn dây Quảng Trị chất lượng, nguyên chất)

20) Nước tương cốt tịnh xá Ngọc Phương 498/1 Lê Quang Định, P.1, Q. Gò Vấp (giáp với Q. Bình Thạnh) Đ/T: (08) 39859411

21) Đ/C tư vấn PP DS OHSAWA 351/106 Lê Đại Hành , P13, Q11 , TPHCM 08. 39622137 -0932732322 ( anh Trung và chị Khuê)
Email: trung.ohsawa@gmail.com

22) CSTD 380/81/5A Lê Văn Lương P Tân Hưng Q7 TPHCM 08. 35234046- 01684110112 ( cô Lạng)


23) CSTD Tâm Phước (cô Phượng) 41/35 Sư Vạn Hạnh P 3 Q10 TPHCM
08. 22147870- 0938572715 (đối diện cao ốc A Ngô Gia Tự)

24) CSTD Minh Tâm(cô Minh Tâm) 64 Nguyễn Phúc Chu P 15 Q Tân Bình TPHCM 08. 22149232- 0938514466
25)Gạo lứt đỏ Sóc Trăng 25 Ngô Thời Nhiệm Q3 TPHCM 08. 39306199

26) Tư vấn về PP Ohsawa:
-25 Võ Văn Tần Q3 TPHCM (gần Trần Quốc Thảo) 08. 39304696 (cô Yến Vỹ)

27) Lại Đình Lý TPHCM 0978340125 -bán sỉ TPDS

28) CS bán bột DD (gạo lứt, bột gạo lứt, sắn dây, bơ mè, mè rang)-369A(số cũ 5B) Lê Đại Hành P11 Q11 TPHCM- 08. 38586695 -08. 38847723- 01228901740
(cô Hoa)

29) CSTD Tâm Minh( đại lý sách dĩa Phật giáo, Ohsawa) 65 Lý Chính Thắng P8 Q3 TPHCM 08. 38483075 (cô Mỹ Hồng , Quế Thanh)

30) Photocopy KT số Hùng Dũng 485 Tô Hiến Thành P14 Q10 TPHCM (08. 38686468) – Bán sách :PP Ohsawa cứu mạng tập 1,2,3,4 ,5 và Cẩm nang trị bệnh bằng PP Ohsawa không dùng thuốc.

30 a) ĐC tư vấn PP Ohsawa TPHCM:
- Anh Vũ: 08. 22451958- 0949146299 - 08. 62777990
- Anh Thạnh: 08. 38268230(NR)- 08. 38385755 (chợ)

31) CSTD Thiện Phúc 107/15A Lê Văn Thọ P9 Q Gò Vấp TPHCM
08. 54365264 - 0975392057 (cô 7)

32) CSTD Hoa Đạo 1 :số 14 Lô D c/c Lý Thường Kiệt, đường Vĩnh Viễn P7, Q11 ,TPHCM 08. 62757205 -0907720996 (cô Nhung)
CSTD Hoa Đạo 2:số 13Z Lạc Long Quân P5 Q11 TPHCM( cô Trân)
08. 62772866 – 0916472226
33)CSTD Minh Quyên 242/78 Nguyễn Thiện Thuật P. 3 Q.3 TPHCM (đi đường Bàn Cờ từ ĐB Phủ tới nhà số 79 rẽ trái thì thấy CSDS Minh Quyên đầu hẻm).
Cô Bình : 08. 38394962- 0908655209 .Anh Minh( tài xế Taxi): 0908337923

34)CSTD Nhân Tâm ( cô Ba Sương) 14 C Phạm Văn Bạch P.12 Q. GV TPHCM (đi 2km theo P V Bạch từ Trường Chinh) 08. 39876770- 0937769939.

35)CSTD cô Huệ Lạc( cô Nga) 266 đường Đội Cung, P. 9, Q.11 TPHCM
08. 39634231 – 0909583346

36) Nhà sách Quang Minh 416 NTMK, P.5, Q.3, TPHCM đ/t:08. 38322386 bán sỉ và lẻ sách về PP Ohsawa (do Huỳnh Văn Ba và Ngô Ánh Tuyết dịch)

37)CSTD Trí Cường( anh Hùng) 46 Lê Quang Định,P 14, Q Bình Thạnh
TPHCM 08. 62791770- 0937867989

38)CSTD Liên Phụng
-Tư vấn PP Ohsawa, tặng đĩa DS Ohsawa: 83/2 ấp Trung Mỹ Tây,X. Trung Chánh, H. Hóc Môn,TPHCM . 08. 37182922 , 0909944511 , 0902928245( chú Trí).
.

39)Cty Lam Đạt (cô Thanh Hương).Cửa hàng thực phẩm gia đình (Family Shop) d/đ: 0913877229 (Thanh Hương).Gạo lứt sạch 100%, sắn dây nguyên chất 100%...
TPHCM: 31 đường số 10, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh 08. 54317454 – 08. 54317511.(qua cầu N T Phương, cầu Chánh Hưng đi đường Phạm Hùng, rẽ trái N V Linh, gần tới cầu Ông Lớn,không qua cầu, đi theo đường nhỏ bên phải,rẽ trái đi theo đường 9A, rẽ phải đường số 10 Cty Lam Đạt ở bên phải . Cách 2: cầu Nguyễn Văn Cừ- Dương Bá Trạc –cầu Kênh Xáng- đường 9A – đường 10- nhà 31 (T). Cách 3: Phú Mỹ Hưng – trạm thu phí - đại học RMIT – cầu Ông Lớn – đường 9A – đường 10 –nhà 31 (P)
Email: thanhhuongld@gmail.com

40)Cơm lứt miễn phí: tiệm tạp hóa Đại Nam 71/5 đường Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè TPHCM Đ/T: 08.37829472 (Sáng từ 9.30  10.00)
(cách phà Bình Khánh 500m)

41)CSTD Huệ Tâm , đại lý sách TD ,bán sách “PP Ohsawa cứu mạng” T1,2,3,4,5 ---Số 160/6 Ông Ích Khiêm P5 Q11 TPHCM. Anh Thạch
( 08. 38616831 -0902744060), chị Vân (01212685329) có gạo lứt sạch, ngọt, dẻo, thơm…

42)Dịch giả Phạm Cao Hoàn bán sách DS và tư vấn PP Ohsawa. Đ/C: 84 B Nguyễn Văn Thạnh, P Long Thạnh Mỹ, Q 9 TPHCM Đ/T: 08. 38931832- 01284402477
43) CSTD , Quán cơm chay và DS ,bán sách “PP Ohsawa cứu mạng” T1,2,3,4 . Đ/C:D 6/49A ấp 4, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, QL1A (đối diện TT dạy nghề huyện Bình Chánh ,cách cầu Bình Điền 4km ,cách chợ Bình Chánh 300m)
Đ/T:0937400018 (cô Thanh Đoan) _ 0902880900 ( tư vấn: anh Hoàng)
44)Nước tương cốt , gần đình Trường Thọ, chùa Thiên Phước, P Trường Thọ, Q Thủ Đức TPHCM- 08. 37310187 (sư Châu)
45)Bán sỉ băng đĩa DS, dầu mè ,tương lâu năm. 231/2 đường Đất Mới, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân TPHCM. Đ/T:08. 37624034 (anh Tân)

*VĨNH LONG

1) Các CSTD của cô Diệu Phụng tại TXVL tỉnh V Long:
-19/19 khóm 1 ,P.3 , TXVL, T. VL ( đến cầu Mậu Thân gần cây xăng, tới phòng mạch BS Lý, qua cầu Đúc rẽ trái vô 50 m) 070. 3842403- 0944412847.
-Phòng khám YHCTRUYEN thuộc hội bảo trợ BN nghèo tỉnh VL
139 Lê Thái Tổ P.2 TXVL tỉnh VL 070. 2221446.
-152 đường 14/9 P.5 TXVL tỉnh VL 070. 3821835

 PHÒNG MẠCH Y SĨ ĐỨC (Kết hợp Đông Tây y và PP Ohsawa)
520, tổ 10, ấp Phú Thu, xã Phú Xuân, H. Phú Tân, T. An Giang. Đ/T: (076)3828136- 0903137018

 PHÒNG THUỐC ĐÔNG Y NAGIA Của CHA TÁM (Kết hợp nhịn ăn và PP Ohsawa)
209 Khiết Tâm, xa lộ Xuyên Á KP 4, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức. TP HCM. Đ/T: (08)37294317- 0913726515

 Đại Đức Thích Tuệ Hải, Chùa Long Hương, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đt: (061) 3521404- 0913 819 175, website: www.chualonghuongtthai.com.vn. Hỏi đ/t: 19h21h

 Nhà Tình Thương chùa Diệu Hạnh ( Kết hợp nhịn ăn và PP Ohsawa –Miễn phí hoàn toàn) ở thôn Thượng 1, xã Thụy Xuân , Thừa Thiên Huế ( gần chùa Hồng Đức ở đường Minh Mạng, Huế) . Đ/T: 054. 3820350 - 0985846371 hỏi BS Quế.

 Tịnh am Viên Giác ở Quảng Ninh (kết hợp nhịn ăn và PP Ohsawa –miễn phí hoàn tòan).Đ/C: Cơ sở 1: tổ 9,khu 5, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ,cách bến xe Bãi Cháy 3 km, gần tới Nhà Nghỉ Dưỡng 368 ( 50 m tới nhà Nghỉ Dưỡng) Đ/T: 0912680611 – 033. 3501149 hỏi Sư cô Viên Giác. Cơ sở 2: tổ 8, khu 10 , Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Đ/T: 033. 3511312 .

 Nhà bà Lý (còn gọi bà Tí) nhịn ăn thôn Đại Định ( kết hợp nhịn ăn và PP Ohsawa- miễn phí hoàn toàn). Đ/C: thôn Đại Định ,xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Tây, Hà Nội.( đi xe buýt từ bến xe Hà Đông hay bến xe Giáp Bát tới ngã ba 71 Bình Đà, rồi đi xe ôm 2,5 km tới đình Đại Định hỏi bà Lý ( bà Tí ) Đ/T: 0955028289
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 19 2010, 11:12 PM
Bài viết #14


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sẽ gửi cho bác Trung quyển này bằng tiếng Anh, nhưng đây là quyển sách nhạy cảm, nói toạc vào đạo Thiên Chúa,
Sau này tôi thấy Osho cũng nói cùng một kiểu như thế, tôi nghĩ là Ohso có đọc Ohsawa... nhiều người khoái Osho hết mực;
Nhưng tôi là người học Lão, học Phật và học Ohsawa, và vốn có đạo gốc là đạo Thiên Chúa....mới thấy Ohso đã nói nhiều điều mà các vị đó đã nói... nhưng thiên hạ chắc chỉ cho duy nhất mình Ohso là siêu việt vì nói nhiều điều siêu như thế?

Nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì còn siêu việt hơn tất cả những vị trên nhiều bậc...có nhiều vị Phật nhưng chỉ có Phật Thích Ca là có tới 9 đặc ân - chỉ có ngài mới có... (một trong những Đức đó ... trong đó có một "đức nhỏ" là bao giờ ngài thọ thực cũng để cho bụng có khoảng trống thì ngài đã kịp thời dừng lại... thật là bất khả tư nghì, đố ai luôn làm được điều đó...?)


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Mar 10 2010, 08:25 AM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



Trận Verdun

(Trong quyển "Hai người Thượng Cổ du lịch Âu Tây", TS Ohsawa có nói tới cuộc chiến Verdun giết chết 260000 binh lính Pháp và Đức do trí phán đoán thấp kém của con người gây ra)
(Theo Internet)
Trận Verdun
Một phần của Mặt trận phía Tây (Thế chiến thứ nhất)



.
Thời gian 21 tháng 2 – 18 tháng 12 năm 1916

Địa điểm Verdun-sur-Meuse, Pháp

Kết quả Chiến thắng của Pháp
Tình hình quay lại thế bế tắc cho quân Đức

Tham chiến
Pháp
Đế quốc Đức

Chỉ huy
Philippe Pétain
Robert Nivelle
Erich von Falkenhayn

Lực lượng
Khoảng 30.000 vào 21 tháng 2 năm1916
Khoảng 150.000 vào 21 tháng 2 năm1916

Tổn thất
378.000; trong số đó 120.000 chết
350000 thương vong[1]
337.000; trong số đó 100.000 chết
.

Mặt trận phía Tây

Frontiers – Liège – Antwerp – Cuộc đại rút lui – Chạy đua về biển – Neuve Chapelle – Ypres lần 2 – Artois lần 2 – Đồi 70 –Artois lần 3 – Loos – Verdun – Hulluch – Somme – Arras –Vimy Ridge – Aisne lần 2 – Messines – Passchendaele –Cambrai – Michael – Lys – Trận Aisne lần thứ 3 – Belleau Wood – Marne lần 2 – Château-Thierry – Hamel – Đợt phản công một trăm ngày

Trận Verdun là một trận đánh chính của mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất. Trận đánh nổ ra giữa quân đội Đức và Pháp từ 21 tháng 2 đến 19 tháng 12 năm 1916 xung quanh Verdun-sur-Meuse ở đông bắc Pháp. Kết quả hơn 1/4 triệu người chết và hơn 1/2 triệu người bị thương. Trận đánh được lập kế hoạch dựa trên ý tưởng ban đầu "rút sạch máu" quân Pháp của tổng tư lệnh quân Đức là tướng Erich von Falkenhayn. Đây là trận chiến kéo dài nhất trong Thế chiến thứ nhất, và là trận đẫm máu lớn thứ hai sau Trận Somme (1916). Khẩu hiệu nổi tiếng của quân Pháp phòng thủ trong trận này là "Chúng sẽ không vượt qua" (Ils ne passeront pas) của Robert Nivelle.
Giá trị của Verdun
Verdun có một giá trị biểu tượng to lớn đối với nước Pháp. Trong lịch sử, nó đóng một vai trong quan trọng trong việc bảo vệ khu vực nội địa nhờ vào vị trí chiến lược trên sôngMeuse. Atilla người Hun chưa bao giờ thành công trong việc vây hãm thị trấn. Khi chia tách Đế chế Charlemagne, Hiệp ước of Verdun năm 843 đã quy định thị trấn là một phần của Thánh chế La Mã. Sau Hiệp ước Munster năm 1648 cho phép sát nhập Verdun vào Pháp. Verdun đã đóng một vai trò quan trong trong phòng tuyến được xây dựng sauChiến tranh Pháp-Phổ năm 1870. Để bảo vệ trước mối đe dọa của Đức từ phía Đông, các phòng tuyến giữa Verdun và Toul và giữa Epinal và Belfort đã được xây dựng. Verdun bảo vệ hướng xâm nhập phía Bắc vào đồng bằng Champagne và hướng tiếp cận với thủ đô Pháp là Paris.
Trong năm 1914, Verdun đã đứng vững trước các cuộc tấn công của Đức, và phòng tuyến đã chịu được ngay cả các cuộc pháo kích của đại pháo Big Bertha. Các đơn vị đã được đồn trú trong các thành cổ doVauban xây dựng từ thế kỷ 17. Cuối thế kỷ 19, một hệ thống ngầm dưới mặt đất đã được xây dựng để làm công binh xưởng, bệnh viện, và cả doanh trại cho quân Pháp.
[sửa]Bối cảnh trước trận đánh


Bản đồ trận đánh
Verdun là một mũi nhọn trong hệ thống phòng phủ của Pháp. Do sự uốn khúc quanh nhiều phía của sông Meuse, quân Pháp gặp phức tạp khi phòng thủ khu vực này. Ở đây, người Pháp cho xây dựng nhiều đồn lũy, trong đó có pháo đài Douaumont và pháo đài Vaux. Tuy nhiên, sau khi các đồn lũy ở Liège, Namur vàMaubeuge bị đạn pháo Đức phá hủy, các tướng lĩnh Pháp không còn tin tưởng vào các cứ điểm ở Verdun. Pháo binh ở Verdun bị rút đi theo mệnh lệnh vào ngày 12 tháng 8 năm 1915, làm suy yếu đi đáng kể khả năng phòng thủ của các cứ điểm. Khi đó, thống chế Joseph Joffre cần pháo binh cho một đợt phản công đang lên kế hoạch. Hệ thống phòng ngự đôi chỗ bị cắt giảm chỉ còn một dãy chiến hào, thay vì ba dãy như yêu cầu. Hệ thống hàng rào dây thép gai ở trong tình trạng tồi tệ. Quân số càng ngày càng bị suy giảm và không có tổ chức. Lực lượng phòng thủ đồn trú tại các pháo đài bị cắt đến mức chỉ còn khoảng vài chục binh sĩ mỗi nơi. Mặt khác, tình hình yên tĩnh trong ở đây một vài tháng đó làm sự sao lãng chú ý của tướng lĩnh Pháp vào khu vực này. Không ai nghĩ đến một đợt tấn công của người Đức nhằm chiếm đất.
Bên cạnh đó, có hai hệ thống đường tiếp tế hậu cần cho Verdun, một từ Nancy và một từ Bar-le-Duc. Nhưng tuyến đường từ Nancy đến đây đã bị quân Đức cắt đứt khi chiếm Saint-Mihiel năm 1914. Do vậy, nguồn tiếp liệu duy nhất của Verdun là tuyến đường sắt nối từ Bar-le-Duc đến đây. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này lại không đủ điều kiện cho việc vận chuyển các vũ khí hạng nặng. Bên cạnh tuyến đường sắt này là một con đường hàng tỉnh. Thêm vào đó là khả năng thông tin liên lạc yếu kém của quân Pháp với tuyến sau, tất cả càng làm cho cụm cứ điểm Verdun trở nên yếu ớt.
Sau khi Đức thất bại trong việc giành chiến thắng trong năm 1914, cuộc chiến nhanh chóng sa lầy vào bế tắc. Chiến tranh chiến hào đã được phát triển và không một bên nào có thể vượt qua. Trong năm 1915 mọi nỗ lực nhằm phá vỡ bế tắc của quân Đức tại Ypres, của quân Anh tại Neuve Chapelle và của quân Pháp tạiChampagne đã thất bại với con số thương vong khủng khiếp.
Tổng tham mưu trưởng quân Đức, tướng Erich von Falkenhayn tin rằng mặc dù một bước ngoặt lớn có thể sẽ không bao giờ xảy ra, tuy nhiên người Pháp vẫn có thể bị đánh bại nếu phải chịu đựng quá nhiều tổn thất. Ông do vậy đã chuẩn bị kế hoạch tấn công vào một vị trí mà người Pháp không thể rút lui, vừa do lí do chiến lược, vừa vì thể diện quốc gia. Do vậy, người Đức hy vọng dồn một gánh nặng của cuộc chiến tiêu hao sinh lực đối phương lên vai người Pháp. Thị trấn Verdun sur Meuse được chọn làm vị trí "chích máu" vì tính chiến lược của nó:
 Verdun này được bao vây bằng một vòng các pháo đài phòng thủ nhưng bị cô lập ba phía. Thông tin liên lạc của quân Pháp ở đây rất nghèo nàn. Nó là một cứ điểm quan trọng của người Pháp lấn sâu vào trong phòng tuyến quân Đức. Mặt khác, thị trấn này bảo vệ con đường tiến trực tiếp đến Paris.
 Chiếm được Verdun sẽ uy hiếp trực tiếp đến các nhà máy sản xuất pháo binh ở Briey-Thionville và khu công nghiệp sắt ở Metz, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền công nghiệp quốc phòng Pháp.
 Verdun là một biểu tượng quốc gia của Pháp, người Pháp thà chết chứ không thể rút lui.
 Quân Đức không phải di chuyển nhiều quân trong khu vực, nếu không vị trí được chọn sẽ là Somme. Quân Đức có đường xe lửa phục vụ hậu cầu chỉ cách đó 20 dặm, trong khi quân Pháp chỉ có một con đường tiếp liệu duy nhất từ Bar-le-Duc đến Verdun.
Do vậy, Verdun được xem như một phương tiện nhằm phá hủy tiềm lực quân đội Pháp hơn là một chiến dịch quân sự thông thường. Trong thư gửi cho hoàng đế Đức Wilhelm II, von Falkenhayn viết:
"Chuỗi phòng thủ ở Pháp đã xuất hiện điểm yếu của nó. Một bước ngoặt lớn, cái mà trong bất kì trường hợp nào đều vượt khỏi khả năng của chúng ta, là thực sự không cần thiết. Bên trong tầm với của chúng ta, đó là mục đích ép bộ tổng tham mưu quân Pháp phải ném đến người lính cuối cuối cùng mà họ có. Nếu họ thực sự làm như vậy, quân đội Pháp sẽ bị trích máu cho đến chết"
Tướng Erich von Falkenhayn tập trung khoảng 72 sư đoàn với 10 sư đoàn trực tiếp tham gia trận đánh 10 sư đoàn dự trữ tuyến 2. Kế hoạch tấn công Verdun mang tên Chiến dịch Tòa án (Operation Gericht). Việc tập trung quân này không thoát khỏi sự chú ý của quân Pháp, trung tá Émile Driant chỉ huy tiểu đoàn bộ binh 56 và 59 đã thông báo cho tổng chỉ huy quân Pháp về khu vực này. Thống chế chỉ huy quân đội Pháp lúc đó là Joseph Joffre liền gửi một lực lượng công binh đến để chuẩn bị. Tuy nhiên, tướng Herr chỉ huy ở Verdun phàn nàn "Mỗi khi tôi yêu cầu tăng cường lực lượng pháo binh, tổng hành dinh lại rút đi của tôi 2 khẩu pháo". Đến giữa tháng 1 năm 1916, sự chuẩn bị của quân Đức về cơ bản đã hoàn thành. Thông tin tình báo này đã được Phòng nhì Tình báo Quân đội Pháp (2è bureau) thuộc bộ tổng tham mưu quân đội Pháp xác nhận, bằng không ảnh và qua khai thác quân đảo ngũ người Alsace và người Lorraine, tuy nhiên tướng Joseph Joffre vẫn làm ngơ. Mặc dù Verdun được phòng thủ sơ sài do pháo binh hạng nặng đã được di chuyển khỏi các pháo đài, nhưng do thông tin tình báo tốt cộng với sự chậm trễ tấn công của quân Đức vì lí do thời tiết xấu đã cho phép quân Pháp tăng cường hai sư đoàn 72 và 51 của Tập đoàn quân 30 vào vị trí.
[sửa]Trận chiến
[sửa]Giai đoạn 1


Pháo đài Douaumont
Vào 7h sáng ngày thứ năm, 21 tháng 2 năm 1916, tự tin vào sự vượt trội của pháo hạng nặng của mình, quân Đức mở màn trận đánh bằng một pháo kích dữ dội kéo dài 9 giờ rưỡi với hơn 1.000.000 lượt pháo kích trên toàn chiến tuyến dài 40 km của 1.200 khẩu pháo các loại, bao gồm 542 pháo hạng nặng, với hy vọng nhanh chóng đập tan quân Pháp và san bằng toàn bộ phòng tuyến. Tổng cộng quân Đức đã bắn khoảng hơn 2.000.000 viên đạn pháo trong vòng 2 ngày đầu tiên của cuộc chiến. Vào khoảng 16h cùng ngày, 2 sư đoàn quân Đức tấn công trên một trận tuyến dài 6 km ở Bois des Caures. Pháo binh Đức tiến hành cơ động theo ngay, nhằm tăng tầm hoạt động. Sau khi triển khai tiếp ngay trên địa hình đã cắt đứt liên lạc giữa hai tuyến của quân Pháp. Quân Pháp ở Bois des Caures hoàn toàn bị nghiền nát dưới trận mưa đạn pháo. Chỉ sau vài tiếng đòng hồ pháo kích, toàn bộ khu rừng cây biến mất dưới trận mưa đạn. Quân Pháp với hai trung đoàn kị binh nhẹ 56 và 59 gồm 1300 quân với súng trường, lựu đạn và lưỡi lêdưới sự chỉ huy của Émile Driant, đã tuyệt vọng chống trả 60.000 quân Đức với pháo binh hạng nặng trong vòng hai ngày. Lần đầu tiên, quân Đức sử dụng súng phun lửa để làm sạch các chiến hào. Ngày 23 tháng 2, Bois des Caurers thất thủ, Driant tử trận cùng với khoảng 1200 binh lính, quân Pháp chỉ còn khoảng 100 người sống sót. Tuy nhiên, khoảng thời gian quý báu hai ngày đã cho phép quân Pháp tăng cường phòng thủ Verdun.
Tuy nhiên, quân Đức tiến quân rất chậm. Thực tế là việc sử dụng pháo binh của quân Đức có lợi trong giai đoạn đầu nay lại gây ra những phiền phức cho lực lượng tấn công. Địa hình bị cày nát trở nên không ổn định và nguy hiểm. Quân Đức liên tục phải tiến quân theo hàng dọc nhằm tránh những chướng ngại vật. Trái ngược hẳn lại tất cả những dự tính, quân Đức gặp phải những ổ đề kháng của quân Pháp trên đường tiến quân. Tại những vị trí tưởng chừng đã thất thủ của quân Pháp, những người sống sót tập đã trung lại và tấn công. Có lúc chỉ một khẩu súng máy đủ chặn bước một trung đoàn. Quân Pháp trong tình trạng thảm hại của mình đã kiên trì chống trả và làm chậm đáng kể bước tiến của quân Đức. Ngày 24 tháng 2, hàng phòng ngự thứ 2 của quân Pháp bị chọc thủng. Một phòng tuyến mới của quân Pháp được hình thành với 270 khẩu pháo cố gắng đáp trả. Hai sư đoàn Pháp nhanh chóng được gửi tới tăng viện cho lực lượng ngoài phòng tuyến. Cùng với những người sống sót sau trận pháo kích, họ đã chặn bước tiến của quân Đức.
Ngày 25 tháng 2, trung đoàn 24 Brandenburg quân Đức chiếm pháo đài Douaumont, với 60 quân phòng thủ. Đây được xem làm một diễn biến bất ngờ cho quân Đức, khi một lính Đức bị sức ép của pháo hất xuống hào của pháo đài. Anh ta quyết định bò vào bên trong pháo đài và phát hiện ra bên trong duy nhất chỉ còn một người lính Pháp phòng thủ. Pháo đài này được xem như trung tâm của hệ thống phòng thủ Pháp. Đây là như một chiến thắng quan trọng cho quân Đức và là một thảm họa của quân Pháp. Từ đây, pháo của quân Đức ở Douaumont chĩa trực tiếp đe dọa Verdun. Sự thất thủ của thị trấn tưởng chừng là một điều hiển nhiên. Vì vậy, quân Pháp phản kích quyết liệt nhằm tái chiếm lại pháo đài này. Trong suốt thời gian của cuộc chiến, hai bên đã giao chiến với nhau 13 lần ở khu vực pháo đài này.
Giai đoạn 1 của trận Verdun kết thúc. Tuy nhiên những mục tiêu ban đầu của tướng von Falkenhayn đã không đạt được. Đó là một mặt trận bị giới hạn, địa hình tiến quân quá phức tạp. Mặt khác, sự tan rã của quân Pháp đã chứng minh cho kế hoạch ban đầu của quân Đức.
[sửa]Giai đoạn 2


Quân Pháp dưới chiến hào ở cao điểm 304
Tối ngày 24 tháng 2, tổng tham mưu trưởng quân Pháp, tướng Noël Édouard de Castelnau khuyên tướng Joseph Joffre gửi ngay tập đoàn quân số 2 dưới sự chỉ huy của đại tá Phillipe Pétain ra mặt trận. Đây là tập đoàn quân dự trữ chiến lược, đặt dưới sự chỉ huy của Pétain từ năm 1915. Joffre quyết định cử Pétain làm tổng chỉ huy mặt trận Verdun. Pétain là một con người thực dụng, ông quyết định tăng cường hỏa lực pháo binh cho chiến tuyến. Hàng phòng thủ của quân Pháp được tổ chức lại, tạo thành một tuyến nối hai bờ sông Meuse. Các pháo đài cũng được tăng cường hỏa lực. Bên cạnh đó, ông cũng tăng cường hỗ trợ hậu cần. Ngày 27 tháng 2, quân Đức bắt đầu tấn công vào làng Douaumont nhưng bị liên tục bị đẩy lùi. Thời tiết xấu với mưa tuyết nặng hạt và sự phòng ngự bền bỉ của trung đoàn 33 bộ binh Pháp đã cầm chân quân Đức tại đây. Sau một tuần giao chiến quân Đức chỉ chiếm được phần phía trái của làng. Điều này đã giúp cho quân Pháp kịp chuyển 90.000 quân và 23.000 tấn vũ khí ra đến Verdun qua tuyến đường giữa Bar-le-Duc đến Verdun. Đây là tuyến đường huyết mạch duy nhất nuôi sống phòng tuyến Verdun, được mệnh danh là Con đường thần thánh (La Voie Sacrée). Mặt khác, trái với đề nghị của các chỉ huy khu vực, Pétain ra lệnh cấm tổ chức bất kỳ cuộc phản công nào để tránh tổn thất lực lượng.
Tương tự như nhiều cuộc phản công khác ở mặt trận phía tây, lực lượng Đức bị dần mất uy lực yểm trợ của pháo binh. Do bị pháo kích liên tục, địa hình mặt trận bị biến thành một biển bùn dẫn tạo nên khó khăn lớn cho sự di chuyển của pháo binh. Mặt khác, các mũi tiến công của quân Đức rơi vào tầm bắn của pháo binh Pháp ở bờ tây của sông Meuse. Tập đoàn quân số 5 của Đức tấn công theo số lượng lớn ở hướng nam của bờ đông sông Meuse, càng ngày càng gặp phải tổn thất nặng hơn. Lực lượng này liên tục bị tấn công tạt sườn bởi pháo binh của Pétain ở bờ tây. Ngày 2 tháng 3, khi chiếm được làng Douaumont, toàn bộ 4 trung đoàn của quân Đức đã hoàn toàn bị tiêu diệt.
Không có khả năng tiến quân xa hơn, ngày 6 tháng 3, quân Đức quyết định chuyển hướng tấn công. Bên bờ tây (bờ trái) sông là các cứ điểm Le Mort Homme, Bois des Bourrus, Bois de Cumière và Bois des Corbeaux. Các đơn bị đặc biệt tinh nhuệ của quân Đức vượt sông Meuse ở Brabant và Champneuville. Mục tiêu chính là các cứ điểm đồi 304 và đồi Le Mort Homme là nơi tập trung các trọng pháo Pháp. Không chiếm được hai cứ điểm này, quân Đức không thể uy hiếp được Verdun từ cánh phải. Kết thúc ngày 6 tháng 3, lực lượng tấn công Đức đã hội quân được với lực lượng vượt sông. Trong ngày này cứ điểm Bois des Corbeaux thất thủ, quân Đức tiến sâu thêm và bắt rất nhiều tù binh Pháp và đặt hàng loạt đơn vị Pháp trong vòng vây. Đây được xem như bước tiến quan trọng của người Đức từ đầu chiến dịch. Nhưng cũng từ thời điểm này, quân Pháp sau khi bị đánh tan đã xốc lại đội hình và hai bên giành giật nhau từng thước đất.
Sáng sớm ngày 8 tháng 3, quân Pháp tổ chức phản công chiếm lại Bois des Corbeaux khiến quân Đức phải hủy bỏ kế hoạch sử dụng đây như bàn đạp tấn công đồi Le Mort Homme. Đến ngày 9 tháng 3 quân Đức tiến công cứ điểm Le Mort Homme. Nhưng ở đây họ lại phơi mình trực tiếp ra trước tầm đạn pháo của người Pháp và tiếp tục chịu một tổn thất khủng khiếp. Sang đến ngày 10 tháng 3, người Đức lại chiếm lại Bois de Corbeaux với cái giá là 70% lực lượng tấn công. Sau 5 ngày tấn công liên tục, quân Đức hoàn toàn kiệt quệ và không còn khả năng tấn công.
Sang đến ngày 14 tháng 3, quân Đức với lực lượng tăng viện tiếp tục tổ chức tấn công vào đồi Le Mort Homme. Trận đánh được bắt đầu bằng một cơn mưa pháo kích xuống đầu quân phòng thủ và và tiếp đó vũ khí hóa học. Quân phòng thủ Pháp chiến đấu dũng cảm đến người cuối cùng nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của quân Đức. Họ bị đẩy khỏi đỉnh Le Mort Homme, tuy nhiên vẫn trụ lại ở sườn phía nam của quả đồi. Trong khi đó, quân Pháp sử dụng cao điểm 304 làm nơi yểm trợ hỏa lực cho đồi Le Mort Homme. Pháo binh ở đây bắn với sự chính xác cao độ, gây nên những thiệt hại không nhỏ cho quân Đức. Do vậy, người Đức hiểu rằng muốn chiếm được Le Mort Homme, phải tiêu diệt được 304. Đến ngày 20 tháng 3, cao điểm 304 hoàn toàn bị sư đoàn 11 Bavaria của Đức bao vây. Kế đó quân Pháp tiếp tục bị sư đoàn 11 quét sạch khỏi Bois d'Avocourt và các làng Malancourt và Bethincourt.
Mặt khác, ở bờ đông (bờ phải) của sông Meuse, quân Đức cũng tổ chức tấn công vào pháo đài Vaux. Tuy nhiên do chậm chễ về hậu cần đã làm chậm kế hoạch tấn công của người Đức. Ngày 7 tháng 3, quân Đức với 5 sư đoàn từ pháo đài Douaumont tổ chức tấn công vào các cứ điểm bờ phải sông là pháo đài Vaux, Côte du Poivre và Avocourt. Tuy nhiên trước sự chuẩn bị chắc chắn của người Pháp, quân Đức đã không tiến sâu được nhiều. Họ chỉ chiếm được những làng ở ngoại vi Vaux và bị chặn đưng ở Côte du Poivre. Đây được xem như mốc son cho sự phòng thủ của người Pháp. Sang đến ngày 9 tháng 3, quân Đức chỉ tiến đến sát được hào của pháo đài Vaux. Người Pháp đã rút kinh nghiệm từ pháo đài Douaumont, Pétain đã vũ trang đầy đủ lại tất cả những pháo đài còn lại của mình.
Kết thúc giai đoạn 2 của cuộc chiến, mặc dù có những thành công nhưng quân Đức không tạo được một bước ngoặt nào thực sự quan trọng. Họ bị chặn trên toàn bộ trận tuyến. Đây là những trận đánh cực kì đẫm máu, với tổn thất khủng khiếp về người cho cả hai bên với. Phía quân Đức là 54.000 người và phía quân Pháp 65.000 người chỉ trong tháng 3. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4000 người thiệt mạng. Những trận đánh này được mệnh danh là "chiến tranh của những chiến tranh". Hàng loạt đơn vị Pháp bị xóa sổ gần hoặc phải xây dựng lại gần như hoàn toàn. Pétain yêu cầu sự chi viện của Joffre nhưng ông này đang chuẩn bị tập trung quân trận đánh ở Somme sau này. Điều này làm Pétain tuyên bố "Bộ tổng chỉ huy gây cho tôi nhiều phiền phức hơn là kẻ thù" (Le GQG me donne plus de mal que les Boches).
[sửa]Giai đoạn 3
Ngày 9 tháng 4, người Đức thay đổi chiến thuật tấn công, họ tổ chức tấn công đồng loạt trên tất cả các cứ điểm. Bên bờ tây người Đức tổ chức tấn công cùng lúc vào cao điểm 304 và đồi Le Mort Homme. Cùng với quân số và khí tài tăng viện, tướng Đức Max von Gallwitz nhận được lệnh phải quét sạch quân Pháp ở đây. Trong khi đó, quân Pháp hoàn toàn kiệt quệ và không còn lực lượng dự trữ. Tuy nhiên hỏa lực mạnh của pháo binh quân Pháp đã đẩy lùi quân Đức tại đồi Le Mort Homme. Quân Đức chỉ chiếm được phần chân đồi và cao điểm thấp nhất với một tổn thất lớn về nhân mạng, các cao điểm quan trọng vẫn nằm trong tay người Pháp. Đây được xem như trận đánh khốc liệt nhất ở bờ tây sông. Lực lượng tham chiến cả hai bên chỉ còn 1/10. Tại cao điểm 304, người Pháp vẫn tiếp tục đứng vững. Bên kia sông, quân Đức nỗ lực chiếm pháo đài Vaux, sang đến ngày 10 tháng 4, người Đức chiếm được đống đổ nát của khu làng Vaux. Pétain nổi tiếng với mệnh lệnh ngày hôm đó "Những đợt tấn công điên cuồng của quân đội đế chế Đức đã bị đập tan khắp nơi. Dũng cảm lên, chúng ta sẽ có chúng" (Les assauts furieux des armées du Kronprinz ont partout été brisés. Courage... on les aura). Từ cao điểm 304, người Pháp sử dụng hỏa lực từ các khí cầu và máy bay khiến cho quân Đức không thể thiết lập các vị trí phòng thủ cũng như bố trí pháo binh tấn công. Trong 12 ngày kế tiếp, trời mưa liên tục đã biến bãi chiến trường thành một biển nước ngập đến đầu gối. Sau đó các trận phản kích của quân Pháp đã đẩy quân Đức ra khỏi các cao điểm 304 và Le Mort Homme. Cho đến hết tháng 4, trên toàn mặt trận không có một trận đánh nào đáng kể.
Tập tin:Mitailleurgroep-verdun.jpg
Lính Đức với mặt nạ chống hơi độc
Cũng trong thời gian này, tướng von Gallwitz đã thuyết phục thành công chỉ huy của mình là tướng Schmidt von Knobelsdorf với quan điểm sẽ là vô nghĩa nếu tấn công đồi Le Mort Homme khi chưa hạ được cao điểm 304. Người Đức âm thầm chuẩn bị cho một trận đánh mới. Tướng von Gallwitz, nguyên là một sĩ quan pháo binh, quyết định tập trung hỏa lực pháo cho trận đánh này. Hơn 500 khẩu pháo được tập kết trong một khu vực có chiều ngang chưa đầy 2 km.
[sửa]Giai đoạn 4


Pháo đài Vaux


Bia tưởng niệm những người trấn thủ pháo đài Vaux
Đến thời điểm này, bộ tham mưu quân Đức bắt đầu cảm thấy lo ngại về sự suy giảm chất lượng chiến đầu của quân sĩ ngoài tiền tuyến. Người Đức đưa một binh đoàn ra tiền tuyến trong vòng nhiều tháng liền. Các thiệt hại được bổ sung bằng các tân binh trẻ 18 tuổi, hoàn toàn không có kinh nghiệm chiến đấu. Vì vậy, khả năng sống sót của họ là không cao. Người Pháp thì ngược lại. Pétain sử dụng chiến thuật quay vòng. Mỗi một sư đoàn quân Pháp chiến đấu ở mặt trận trong một thời gian ngắn, rút về tuyến sau và được thay thế bằng một sư đoàn khác. Do vậy, quân Pháp luôn có lực lượng mới để chiến đấu, khoảng 70 trên tổng số 95 các sư đoàn của Pháp đều đã chiến đấu ở Verdun, trong khi chỉ có 25% quân Đức tham dự ở trận này. Một câu phổ biến trong quân đội Pháp thời kì này là "Verdun, tôi đã ở đó" (Verdun, j'y étais).
Tuy nhiên, đến đây lại xảy ra lục đục ở bộ tổng tham mưu quân Pháp. Tướng Pétain bất hòa với tướng Joffre về quan điểm phòng ngự. Joffre cho rằng Pétain quá thụ động, quan trọng hơn khi Pétain yêu cầu kéo dài thời gian nghỉ ngơi cho binh sĩ, Joffre đã cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch phản công ở Somme. Cuối cùng, Pétain bị điều lên làm tổng chỉ huy tập đoàn quân trung tâm, vị trí của ông ở Verdun được thay thế bằng Robert Nivelle, một viên tướng thiên về quan điểm tấn công. Cánh tay phải Nivelle là tướng Charles Mangin, được mệnh danh là "gã đồ tể", với lí do luôn yêu cầu thực hiện những cuộc tấn công không ngừng nghỉ nhằm chiếm lại pháo đài Douaumont.
Sáng ngày 3 tháng 5, người Pháp chịu tổn thất kinh hoàng nhất từ đầu trận đánh khi 500 khẩu pháo cùng tấn công trong vòng 36h liên tục xuống đỉnh 304. Trận pháo kích khủng khiếp này thậm chí làm cao điểm 304 thấp đi 7 m. Phòng tuyến quân Pháp trở nên hỗn loạn trong cơn mưa đạn. Vào đêm thứ hai của cuộc pháo kích, quân Đức dễ dàng chiếm được cao điểm 304 khi quân Pháp đã bị bẻ gãy. Tuy nhiên, họ lại mất tiếp ba ngày với những trận đánh giáp lá cà đẫm máu trước khi hoàn toàn nắm giữ được cao điểm này. Tổng cộng đã có khoảng 10.000 lính Pháp chết tại cao điểm này.
Sau khi cao điểm 304 thất thủ, số phận của Le Mort Homme nhanh chóng được định đoạt. Tất cả các họng pháo của quân Đức chuyển mục tiêu mới. Một cơn bão lửa tương tự dội xuống đồi Le Mort Homme, quân Pháp ở đây hoàn toàn sụp đổ. Sự hỗn loạn xảy ra cả ở phía quân Đức, 13 trung đoàn quân Đức trên tuyến phòng ngự mất hoàn toàn liên lạc. Máy bay trinh sát xác định cột khói bụi ở Le Mort Homme có độ cao đến 800 mét.
Trong khi đó, bên bờ đông của sông Meuse, một tai nạn kinh hoàng khác xảy ra cho quân Đức tại pháo đài Douaumont. Sáng ngày 8 tháng 5, do bất cẩn khi chuẩn bị bữa sáng, kho xăng của súng phun lửa phát nổ, tạo ra một tiếng nổ khủng khiếp. Vụ nổ này phủ một lớp bồ hóng lên rất nhiều binh lính Đức sống sót. Bị trấn động bởi tiếng nổ, quân Đức nhầm lẫn những người lính Đức với khuôn mặt đen bóng vì bồ hóng với binh lính thuộc địa da đen của quân Pháp. Người Đức liền nổ súng vào chính những đồng ngũ của mình. Kết thúc ngày hôm đó, cùng với hậu quả của vụ nổ kho lựu đạn và súng phun lửa, người ta đếm được hơn 700 xác chết. Những người chết được cho vào một căn phòng trong pháo đài và xây tường bít kín lại. Ngày nay bức tường và di thể của những người lính Đức vẫn còn trong căn phòng đó. Sự cố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch tấn pháo đài Vaux, Bois de la Caillette và cụm phòng thủ Thiaumont của người Đức. Đến thời điểm này, người Đức nhận thấy, không chỉ quân Pháp, chính họ cũng đang bị "trích máu cho đến chết" trong cuộc chiến khủng khiếp này.
Ngày 13 tháng 5, sau cuộc họp của bộ tổng tham mưu, quân Đức đã quyết định thay đổi hướng tấn công. Dựa trên tình hình, người Đức quyết định để cánh quân ở bờ tây nghỉ ngơi, và triển khai tấn công ở bờ đông với hai sư đoàn của tập đoàn quân số 3. Từ đó, mục tiêu kế tiếp của người Đức là pháo đài Vaux.
Tuy nhiên, quân Pháp lại tổ chức phản công trong sự kinh ngạc của người Đức. Từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 5, pháo đài Douaumont bị pháo kích nặng nề. Lực lượng cả hai bên sử dụng súng cỡ lớn và lựu đạn hóa học, rạng sáng ngày 22 tháng 5, hai trung đoàn dưới sự chỉ huy của tướng Charles Mangin chiếm được nóc của pháo đài Douamont, và thậm chí là được một phần của pháo đài. Pháo binh của hai bên hoạt động hiệu quả đến mức lực lượng cả hai bên bị đều bị cắt khỏi hậu quân. Trong số 200 quân tấn công, chỉ có 40 quân Pháp có khả năng đến được mái pháo đài. Sau hai ngày quyết đấu đẫm máu với những trận giáp lá cà mặt đối mặt, quân Đức phòng thủ được tăng viện, trong khi quân Pháp bị đẩy bật khỏi pháo đài do kiệt quệ về vũ khí và bị tràn ngập về số lượng. Hơn 1000 quân Pháp bị bắt làm tù binh. Kết cục toàn bộ lực lượng tấn công chỉ còn vài người sống sót quay về tới Verdun. Trận đánh này đã gây ra một hậu quả tâm lí khủng khiếp cho người Pháp, tướng Mangin ngay lập tức bị cách chức.
Ngày 1 tháng 6, bằng việc sử dụng tập trung súng phun lửa và pháo binh, quân Đức chiếm được Bois de la Caillette, Bois Fumin thẳng đường tiến đến pháo đài Vaux. Mất cứ điểm này, pháo đài Vaux bị nguy hiểm do không còn hỏa lực hỗ trợ. Quân Pháp ở đây có 600 quân, dưới sự chỉ huy của thiếu tá Sylvain Raynal. Rạng sáng ngày 2 tháng 6, pháo đài Vaux hứng chịu một trận bão lửa của quân Đức với khoảng 1500 đên 2000 quả/giờ. Quân Đức hoàn toàn bao vây pháo đài và chiếm một số cửa. Cuộc chiến ác liệt diễn ra, giành giật nhau từng đường hầm một. Sự phòng thủ từ pháo đài và phòng tuyến cộng với sự yểm trợ chính xác của pháo binh, tạo thành một hàng rào chặn bước tiến quân Đức. Sylvain Raynal tổ chức phòng thủ kiên cường trong điều kiệu không còn vũ khí và đặc biệt cạn kiệt nước uống. Đến ngày 7 tháng 6, khi tình hình không còn có thể kiểm soát nổi, Raynal quyết định đầu hàng với điều kiện bảo toàn danh dự của toàn bộ lực lượng đồn trú. Người Đức chấp nhận, đích thân hoàng tử Đức, Friedrich Wilhelm Victor August Ernst ra đón chào Raynal, tặng ông một thanh kiếm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Sau này, ba người Driant, Pétain và Raynal được coi là những người hùng của nước Pháp trong trận Verdun. Liền sau vài ngày sau đó, quân Pháp tổ chức phản công chiếm lại pháo đài nhưng không được và phải chịu một tổn thất nặng nề. Kết quả là Nivelle bị Pétain nghiêm cấm tổ chức bất kì cuộc phản kích nào. Sau đó, pháo đài Vaux trở thành một cứ điểm vững chắc của quân Đức.
[sửa]Giai đoạn 5
Ngày 22 tháng 6, ba tập đoàn quân Đức tổ chức tấn công dọc phòng tuyến Fleury và pháo đài Souville. Sau khi pháo kích với khí gas mới, và sự im lặng của quân Pháp, quân Đức tiến quân. Trái với sự mong đợi, đợt pháo kích mở màn gây ra rất ít tổn thất cho người Pháp. Cuộc chiến diễn ra ác liệt nhất tại làng Fleury, binh lính hai bên giành nhau từng thước đất. Sau hai ngày giao chiến quân Đức chiếm cứ điểm Thiaumont. Pháo đài Souville vẫn đứng vững.
Vào thời điểm này, quân Pháp tại thị trấn Verdun đã rơi vào tình trạng hoảng loạn. Pétain và Nivelle thậm chí đã tính đến việc rút lui toàn bộ bờ tây sông Meuse. Tuy nhiên, Pétain e ngại việc rút quân sẽ gây ra một tâm lý hoảng loạn cho người Pháp. Bộ tổng chỉ huy Pháp lúc này chấp nhận bảo vệ Verdun bằng mọi giá, thất bại của Verdun bị coi là thất bại của nước Pháp. Để trấn an tinh thần binh sĩ, Joffre và de Castelnau tuyên bố gửi 4 sư đoàn tăng viện, nhưng thực tế là các sư đoàn này được gửi đến mặt trận Somme. Mangin được gọi trở lại chiến trường.
Vào lúc này, người Đức cũng trong tình trạng không khá hơn gì nhiều. Tập đoàn quân số 5 Đức bị yêu cầu phải tiết kiệm sinh lực và vũ khí. Tướng von Knobelsdorf cân nhắc đến việc tấn công những trận cuối cùng, nhưng những vùng đất mà quân Đức chiếm được lại không thể giữ lâu do mà cũng không thể bỏ. Sự chú ý lúc này của người Đức chuyển sang mặt trận Somme và mặt trận phía đông. Ngày 1 tháng 7, trận Somme mở màn khiến binh lực cả hai bên phải dồn sang để chia sẻ nhưng không vì thế mà cuộc chiến ở đây bớt quyết liệt. Hai bên vẫn liên tục tấn công và phản kích lẫn nhau trong tình trạng kiệt quệ về vũ khí và sức lực.
Người Đức lại thay đổi chiến thuật, thay vì tấn công đồng loạt, họ tập trung hỏa lực vào một mũi nhằm tăng hiệu quả. Lần này họ tập trung vào giữa Bois de Chapitre và Fleury, một cánh khác tấn công pháo đài Tavannes. Sau khi bắn 63.000 quả đạn hóa học vào phòng tuyến quân Pháp, 40.000 quân Đức tấn công. Tại đây họ kinh ngạc phát hiện ra người Pháp đã có mặt nạ phòng độc thế hệ mới, và chúng hoạt động vô cùng hiệu quả. Hỏa lực của quân Pháp mãnh liệt đến mức, người Đức không thể tiến lên tạo ra một sự hỗn loạn kinh khủng cho quân Đức. Thậm chí, chỉ huy trung đoàn 3 từ chối tiến quân vì không muốn hy sinh vô ích tân binh. Cuối cùng người Đức cũng chọc thủng được hàng phòng thủ, cứ điểm Fleury cũng thất thủ, quân Đức còn cách pháo đài Souville khoảng 500 mét. Tuy nhiên, thay vì tận dụng được lỗ thủng của phòng tuyến đối phương để tấn công Verdun, tạo bước ngoặt cho trận đánh, các chỉ huy Đức lại quyết định tấn công pháo đài Souville. Tình cờ, lực lượng ở đây lại được tăng viện thêm một đại đội quân Pháp rút chạy từ các nơi về.
Sáng ngày 12 tháng 7, quân Đức tấn công Souville, tuy nhiên chỉ có hai đại đội của trung đoàn bộ binh 147 là có khả năng tấn công. Cuối cùng một bộ phận nhỏ cũng chiếm được nóc pháo đài, tuy nhiên do không có lực lượng tăng viện cũng như mất hỏa lực yểm trợ từ pháo binh, họ nhanh chóng bị người Pháp quét sạch. Cũng trong ngày này, khi ca ngợi sự anh dũng và kiên trì của quân Pháp, tướng Nivelle kết thúc bằng câu nói nổi tiếng "Chúng sẽ không vượt qua" (Ils ne passeront pas). Kể từ thời điểm này trở đi, tướng Falkenhayn yêu cầu ngừng tiến công để chuyển một phần pháo, đạn dược và quân lính sang mặt trận phía đông và mặt trận Somme. Các cuộc đụng độ chỉ diễn ra ở quy mô rất nhỏ. Ngày 15 tháng 7, tướng Mangin liều lĩnh tổ chức một cuộc phản kích vào Fleury, tuy nhiên, do không có được sự hỗ trợ của pháo binh, quân Pháp chịu một tổn thất lớn.
Sang đến tháng 8, quân Đức quyết định tổ chức một cuộc tấn công nữa vào Fleury. Hai bên giành giật nhau cứ điểm Fleury đến ngày 17 tháng 8. Lúc này, tại tổng hành dinh của quân Đức, người ta không còn bất kì hy vọng gì về một chiến thắng, tất cả lượng dữ trữ của quân Đức đều cạn kiệt. Tuy nhiên cuộc chiến giữa hai bên vẫn tiếp tục. Chiến tuyến trở thành một bể bùn khổng lồ do sự cày phá của đạn pháo cả hai bên. Quân sĩ cả hai bên đều trong tình trạng tuyệt vọng, không có vũ khí, đạn dược, nước uống. Mặt trận tương đối tĩnh lặng trong thời gian này.
Tuy nhiên, ngày 4 tháng 9, một thảm họa xảy ra cho quân Pháp tại đường ngầm Tavannes, vốn là nơi tập trung dự trữ đạn dược và trú quân của người Pháp từ đâu cuộc chiến. Đoạn đường này dài 1.300 mét, nối liền Verdun và Metz, được xem như điểm phòng thủ chiến lược cho người Pháp. Sáng ngày 4 tháng 9, do một tai nạn khiến lửa bắt nổ vào kho đạn, và phát hỏa toàn bộ hệ thống chiếu sáng bên trong. Toàn bộ đường ngầm biến thành một hỏa ngục. Quân Pháp hoảng loạn, không để lỡ thời cơ, quân Đức tập trung hỏa lực bắn vào đường hầm làm tình cảnh tồi tệ hơn. Khoảng hơn 500 quân Pháp thiệt mạng ở đây.
[sửa]Giai đoạn 6
Cuộc chiến dai dẳng giữa hai bên tiếp tục, đến cuối tháng 8, bộ chỉ huy quân Đức trở nên mệt mỏi. Tướng von Knobelsdorf bị cách chức, tướng von Falkenhayn bị thuyên chuyển đến Romania. Hoàng đế Đức Wilhelm II chỉ định Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg làm tổng chỉ huy quân Đức ở Verdun. Dưới áp lực của hoàng tử Đức, Ludendorff buộc phải ngừng mọi cuộc tấn công trên toàn mặt trận. Tuy nhiên, không may cho người Đức, quân Pháp lúc này không muốn kết thúc trận đánh. Họ tiếp tục tấn công vào các vị trí của quân Đức, vốn đã chịu quá nhiều tổn thất từ đầu cuộc chiến, trở nên rất khó phòng thủ. Do vậy, quân Đức tiếp tục chịu những tổn thất lớn hơn. Quân Pháp tổ chức một kế hoạch phản công tỉ mỉ với lực lượng tăng viện mới. Cùng lúc đó, Nivelle đưa ra một chiến thuật tấn công mới, lực lượng bộ binh sẽ tiến quân cùng lúc theo tầm bắn của pháo binh. Như vậy, khi pháo binh vừa bắn dứt, thì bộ binh đồng thời tiến sát tới phòng tuyến đối phương. Để phục vụ cho chiến thuật tấn công này, ông cho thiết lập một hệ thống điện thoại đặc biệt nhằm phối hợp chính xác tọa độ giữa bộ binh và pháo binh. Ông cho sử dụng pháo hạng nặng Creusot-Schneider 400 mm và cho xây dựng hẳn một hệ thống đường sắt để vận chuyển pháo từ Verdun ra chiến trường.
Sáng ngày 21 tháng 8, quân Pháp tổ chức phản công, sau một ngày bắn cấp tập, gây nên sự hoảng loạn lớn cho quân Đức. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, pháo binh Pháp đột nhiên im lặng. Quân Đức đang trong tình thế chờ đó một cuộc tiến công bộ binh, bèn nổ pháo bắn và bị lộ vị trí. Ngay lập tức, quân Pháp phản pháo, tiêu diệt 70% lực lượng pháo binh Đức. Sang đến ngày 23 tháng 8, pháo hạng nặng Creusot-Schneider trực tiếp đe dọa Douamont. Hai phát đạn bắn trúng vào tâm của pháo đài làm hư hỏng toàn bộ hệ thống chiếu sáng và một phát đạn bắn trúng vào quân y viện bên trong pháo đài, giết sạch tất cả những người có mặt. Quân Đức chịu tổn thất nặng nề buộc phải cho rút lui khỏi Douaumont. Tuy nhiên, đại úy Prollius và vài người lính vẫn quyết định ở lại pháo đài. Sáng hôm sau, quân Pháp tiến quân, chiến thuật mới của Nivelle tỏ ra rất hoàn hảo, quân Đức bị bị đẩy lùi trên phần lớn chiến tuyến. Pháo đài Douaumont nhanh chóng bị thất thủ. Tại chiến tuyến giữa pháo đài Vaux và Bois de Fumin, quân Pháp chịu rất nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến tối ngày hôm đó, lực lượng phòng ngự Đức đầu hàng. Sáng ngày 24, quân Pháp tổ chức tấn công vào pháo đài Vaux mặc dù không có sự yểm trợ của pháo binh. Tại đây súng máy của quân Đức gây thiệt hai khủng khiếp cho quân Pháp với khoảng 1000 người thiệt mạng. Một ngoại lệ đã diễn ra, cả hai bên cùng ngưng bắn để thu dọn xác chết. Trước áp lực mới của quân Pháp, lực lượng ở pháo đài Vaux bị cắt rời khỏi cánh quân chính. Do vậy lần đầu tiên, quân Đức đề cấp khái niệm rút lui chiến thuật. Được sự đồng ý của tướng Ludendorff, quân Đức rút khỏi pháo đài. Người Pháp chỉ biết được điều này khi nghe radio vào sáng hôm sau.
Trước thắng lợi này, Nivelle được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp, thay thế vị trí của Joseph Joffre, Mangin làm tổng chỉ huy mặt trận Verdun. Mangin quyết định tổ chức tiếp một đợt phản kích vào các vị trí của quân Đức. Ngày 11 tháng 12, quân Pháp tấn công quân Đức theo chiến thuật mới, tuy nhiên họ vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Đức và chịu một tổn thất lớn. Cuối cùng, người Pháp cũng giành lại được các cứ điểm Bezonvaux, Bois de Hassoule, Bois de Chauffour và Louvemont, đẩy lui người Đức về các vị trí trước ngày 21 tháng 2. Đến ngày 19 tháng 12, bộ tổng tham mưu Đức thừa nhận chiến dịch Verdun đã hoàn toàn thất bại, với hơn 11.000 binh sĩ và sĩ quan đầu hàng quân Pháp. Số còn lại không chịu tiếp tục tham chiến, do vậy toàn bộ quân Đức buộc phải rút lui về vị trí ban đầu. Trận Verdun chính thức kết thúc vào ngày này.
[sửa]Kết quả


Ngôi nhà có ốp gạch hình thập ngoặc tại 75-81 Đường Troy ở Verdun.
Sau 10 tháng giao tranh khốc liệt, hai bên gánh chịu những thiệt hại kinh khủng. Theo con số chính thức mà Pháp công bố năm 1916, thiệt hại phía Pháp là 337.231 người, trong số đó có 162.308 người bị chết. Theo thống kê năm 1918, thiệt hai của quân Đức ước chừng khoảng 337.000 người, trong số đó 100.000 người chết. Tổng số thiệt hại của hai bên lên đến 714.231 người. Trong khi đó, kết quả của trận đánh là không bên này thu được thêm một phần đất nào của đối phương hay bất kì một chiến thắng chiến lược nào. Cục diện chiến tranh lại trở lại bế tắc như ban đầu cho người Đức.
[sửa]Ý nghĩa
Verdun trở thành biểu tượng cho sự khủng khiếp của Thế chiến thứ nhất, cho sự hủy diệt tận cùng của con người. Mặt khác, sự thành công của hệ thống pháo đài phòng thủ đã được người Pháp lựa chọn cho hệ thống phòng ngự Maginot của mình sau này.
[sửa]Một số cựu binh của trận Verdun
[sửa]Người Đức
 Chỉ huy của tập đoàn quân số 6 Đức tại trận Stalingrad, vốn được mệnh danh là trận Verdun của sôngVolga trong Thế chiến thứ hai, thống chế Friedrich Paulus nguyên là trung úy thuộc trung đoàn kị binh nhẹ số 2 Phổ. Ông đã tham dự trận đánh vào cứ điểm Fleury.
 Tổng trấn Paris năm 1942, tướng Karl-Heinrich von Stülpnagel nguyên là chỉ huy một trung đoàn tại Verdun trong trận đánh tại Le Mort Homme. Năm 1944, ông tham dự vào kế hoạch ám sát Adolf Hitler, bị phát hiện, ông đã định tự sát nhưng chỉ bị một mù. Ông mất vài tuần sau đó
 Một trong số những viên tướng giỏi nhất của Hitler sau này, chỉ huy tập đoàn quân số 4 của Đức trong Thế chiến thứ hai, tướng Hans Günther von Kluge, nguyên là pháo thủ trong trận Verdun. Ông cũng tham gia vào kế hoạch ám sát Hilter và cũng tự sát trước khi bị lực lượng SS bắt.
 Tham mưu trưởng của Hitler, trung tướng Wilhelm Keitel nguyên là sĩ quan tham mưu của tập đoàn quân số 10 dự phòng, đóng quân trên bờ sông Meuse.
 Hai chiến lược gia của chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg của người Đức sau này là đại tướng Heinz Guderian và thống chế Erich von Manstein đều tham dự trận Verdun. Guderian là sĩ quan tham mưu trinh sát của tập đoàn quân số 5, von Manstein là sĩ quan tham mưu của tướng von Gallwitz.
 Hai chỉ huy của lực lượng SS sau này, Ernst Röhm và Rudolf Hess đều tham dự trận Verdun.
[sửa]Người Pháp
 Thống chế Philippe Pétain, người hùng của trận Verdun, lại trở thành người đứng đầu chính phủ Vichy, cộng tác với quân Đức chiếm đóng Pháp, trong Thế chiến thứ hai.
 Chỉ huy của hải quân Pháp, phó thủ tướng của chính phủ Vichy, đô đốc François Darlan nguyên là trung úy pháo binh hải quân, tham chiến trong trận Verdun.
 Chỉ huy lực lượng kháng chiến Pháp trong Thế chiến thứ hai, người lập nên nền cộng hòa thứ 4, tướngCharles de Gaulle là sĩ quan trong trận Verdun. Ông bị thương và bị bắt làm tù binh trong một trận đánh gần pháo đài Douaumont.
 Chỉ huy tập đoàn quân số 1 của quân kháng chiến Pháp, chỉ huy của lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương, thống chế Jean de Lattre de Tassigny đã tham chiến trong trận Verdun cùng trung đoàn bộ binh 93. Sau này, chính ông là người bắt sống hoàng tử Đức Friedrich Wilhelm Victor August Ernst năm 1944.
 Chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương trong thời điểm diễn ra trận Điện Biên Phủ, chỉ huy quân Pháp tại Algérie, tướng Raoul Salan cũng tham chiến tại Verdun.

Theo Internet.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:08 AM