IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Giới hạn của cơ thể vật lý, Những vấn đề có liên quan đến giới hạn của cơ thể
Thelast
bài Oct 11 2007, 10:10 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Những vấn đề có liên quan đến giới hạn của cơ thể vật lý

David Briscoe
(Bài học từ Aihara)
Macrobiotics Today, 9/10-2003


“Người Thực dưỡng hãy tìm ra những giới hạn cho phép đối với cơ thể vật lý của mình và hãy sống trong giới hạn đó. Đó là sự trau dồi đức tính khiêm nhường khi chúng ta nghĩ chúng ta được phép chỉ trích mọi thứ, chúng ta sẽ kiêu căng. Sự kiêu căng này sẽ gây bệnh cho chúng ta. Khi chúng ta bằng lòng sống trong giới hạn cơ thể vật lý của mình, chúng ta sẽ có tự do về tâm linh. Thực dưỡng tìm kiếm tự do tâm linh. Tự do nằm trong tâm linh của bạn nên bạn có thể ham thích và nghĩ bất cứ điều gì. Nhưng nên nhớ rằng về mặt sinh học và cơ thể học, chúng ta không được tự do như vậy. Chúng ta có thể ăn bất cứ cái gì ta thích. Nhưng chúng ta không được làm như vậy. Kỷ luật của cơ thể vật lý chính là mảnh đất của tự do tâm linh. Thượng đế không cho chúng ta tự do về thân thể sinh học, Ngài chỉ nhắc nhở và cho phép chúng ta lựa chọn con đường trong sự tù túng của cơ thể vật lý của mình để tìm ra một siêu tự do vĩ đại hơn, bao gồm cả tự do thể xác và tâm linh”.

Lời Herman Aihara

Có một lần, Herman Aihara kể cho tôi và các bạn tôi nghe khi ông hỏi Ohsawa nên làm gì nếu ông sang Mỹ. Ohsawa đã bảo Aihara nên nghiên cứu hai lĩnh vực: Tam tự kinh và khoa học. Và theo thời gian, Aihara ngày càng quan tâm đến khoa học. ở Nhật, ông đã tốt nghiệp đại học ngành luyện kim, nhưng ông lại chuyển sang nghiên cứu và nổi tiếng ở lĩnh vực sinh học của con người.

Aihara đặc biệt quan tâm đến lý thuyết nguyên thủy của Ishizuka, người thày của Ohsawa. Ishizuka xây dựng lý thuyết của mình dựa trên tỷ lệ Na/K của thực phẩm và quan hệ của nó với sức khỏe. Ohsawa đã phát triển lý thuyết này thành lý thuyết Tân Thực dưỡng, thay tỷ lệ Na/K bằng thuyết âm dương. Ohsawa cũng nói về axit và kiềm, sự liên quan đến độ pH của máu và dịch thể. Aihara thì đặc biệt đã trở thành một chuyên gia về lĩnh vực này.

Aihara phát hiện ra rằng các bài giảng của Ohsawa về kiềm và axit còn sơ sài và chưa hoàn chỉnh. Ohsawa cho axit là âm và kiềm là dương. Aihara chưa thỏa mãn và đã nghiên cứu riêng về lĩnh vực này và công bố các kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách bán chạy nhất. Đó là cuốn “Axit và kiềm”. Trước khi mất năm 1998, Aihara đã kịp bổ sung và hoàn thiện nốt các phát hiện mới nhất sau 10 năm kể từ lần xuất bản lần thứ nhất và bổ sung nó vào lần tái bản thứ hai.

Khi giảng dạy về Thực dưỡng nhiều năm, Aihara thấy người phương Tây thờ ơ và chán chường với luận thuyết âm dương trong thực phẩm. Họ phân vân là lý thuyết này nghe buồn ngủ quá, nó cứ lặp đi lặp lại mãi chuyện cái này âm, cái kia dương. Aihara nghĩ rằng nếu thuyết âm dương đề cập sai về vấn đề kiềm và axit thì sẽ hợp với con người hiện đại hơn. Do đó ông dành toàn bộ phần cuối cuộc đời mình để nghiên cứu và kết nối luận thuyết axit và kiềm với thuyết âm dương. Nhiều người cho rằng ông là người phi Thực dưỡng và nặng về nghiên cứu năng lượng. Nhưng người ta đã hiểu nhầm Aihara. Nhưng dần dần, lý thuyết của Aihara ngày càng sáng tỏ và có giá trị. Trong việc thực hành Thực dưỡng của mình và trong các lớp giảng tôi thấy thuyết axit và kiềm là một công cụ giảng dạy hữu hiệu. Tôi được vinh dự nghiên cứu cùng Aihara. Aihara đã phát triển nó và chỉ cho chúng ta cách để ứng dụng lý thuyết này trong đời sống hàng ngày.

Tôi xin tóm lược những ý chính của thuyết này như sau:

1. Chúng ta được tự do ham thích tâm linh, nhưng cơ thể vật lý không cho phép như vậy. Vì cơ thể ta có những giới hạn của nó. Bạn không thể ham thích tâm linh vô biên trong một cơ thể hữu hạn này. Mỗi chúng ta đều có một vạch chỉ giới mà ta phải sống trong nó, bao gồm khí trời, ôxy, nước, thực phẩm để duy trì nhiệt độ và nhịp điệu hoạt động của cơ thể.

2. Thông qua một quá trình gọi là “nội cân” (tự cân bằng) mà cơ thể duy trì trong một trạng thái thích hợp nhất với môi trường bên ngoài qua việc điều chỉnh đường trong máu, nhiệt độ, hooc-môn, dịch thể để cơ thể không bị dao động quá mức. Nếu vượt quá ngưỡng, các tế bào và cơ quan sẽ ngưng hoạt động và cơ thể sẽ chết.

3. Không quan trọng bạn là ai và bạn ăn gì, mỗi người đều phải duy trì trạng thái “nội cân” cho mình.

4. Một nhân tố quan trọng của “nội cân bằng” và các giới hạn của cơ thể là sự cân bằng axit và kiềm trong máu và dịch thể.

5. Con người phải biết sống trong các giới hạn này, nếu không sẽ sinh ra bệnh tật. Giống như trời lạnh thì bạn phải mặc áo ấm khi ra đường. Không ai có thể chống đối điều này. Cơ thể chúng ta cần ôxy, nước, không khí, thực phẩm để duy trì sự sống. Bạn không được phép từ chối chúng.

6. Để cơ thể khỏe mạnh, cần giữ độ pH hay tỷ lệ axit/kiềm trong máu phải hơi thiên về kiềm một chút. Cần tránh ăn nhiều đồ có tính axit.

7. Để tránh sự tích tụ axit, cơ thể có hai cách: tự giới hạn lượng axit trung bình trong máu.

8. Chỉ số pH là một con số mà ta có thể đo đếm. Nhiệt độ cơ thể nên duy trì là 98,60F và độ pH là 7,4.

9. Nên thay độ pH chỉ số 7,0 là trung bình, vượt quá 7,0 là kiềm, dưới nó là axit. 7,4 là máu hơi kiềm tính. Nó duy trì sức khỏe cho tế bào, các cơ quan nội tạng hoạt động hài hòa.

10. Khi chúng ta nhận biết sức khoẻ của mình quá độ pH là sự cân bằng axit/kiềm, chúng ta sẽ tự điều chỉnh cách sống và chế độ ăn uống cho mình.

11. Một bữa ăn giàu chất đạm, chất béo dầu mỡ, đường làm cho máu có nhiều axit. Nhiều quá nó sẽ làm cơ thể bị quá tải.

Aihara đã chỉ ra nhiều chứng bệnh, bao gồm SIDA, ung thư, đái đường, đau tim, bệnh tinh thần, đau ốm kinh niên, thấp khớp, nấm, là do chúng ta thiếu sự hiểu biết về việc duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm.

Ông cũng chỉ ra cho chúng ta trong cuốn “Axit và kiềm” cách điều chỉnh khẩu phần ăn để thiết lập lại sự cân bằng axit/kiềm. Ông cũng chỉ ra cho chúng ta nên tuân theo lý thuyết âm dương để tạo ra sự cân bằng này.

Aihara thường xuyên dạy: “Bạn có thể tự do làm bất cứ việc gì bạn muốn, nhưng bạn không được tự do bất cứ thứ gì bạn muốn. Bạn phải hiểu được sự giới hạn của cơ thể bạn, để sống trong giới hạn đó. Nếu không bạn sẽ bị ốm và bạn sẽ mất tự do”.

Giống như ra đường lạnh thì phải mặc áo ấm, bạn phải ăn uống có hiểu biết để thiết lập lại sự cân bằng axit/kiềm cho chính mình. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi phiền phức và trục trặc về sức khỏe.

Thêm vào đó, Aihara đã dạy tầm quan trọng của việc có thận và phổi khỏe mạnh để duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm. Ông nói trong các bài giảng về sau của mình rằng sức khỏe sẽ mang bạn tới một sự tự do tâm linh và cân bằng sinh học.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 13th May 2024 - 07:46 PM