IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> “VỨT” PHƯƠNG PHÁP KHÔ CỨNG, TRỞ THÀNH NGHỆ SĨ “CHƠI GIỮA VÔ THƯỜNG” ( NGUYEN KHOA )
vantrung
bài Feb 4 2018, 05:05 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



“VỨT” PHƯƠNG PHÁP KHÔ CỨNG, TRỞ THÀNH NGHỆ SĨ “CHƠI GIỮA VÔ THƯỜNG” ( NGUYEN KHOA )
Một người phàm phu đến với Phật giáo thường trải qua quá trình: tìm thầy học đạo từ “a, b, c…”, quét chùa, lau bàn thờ Phật, tụng kinh gõ mõ…. Đây là một trong những pháp tạm giúp anh ta giữ giới để tiến tới đến sự chuyển hóa thân tâm theo hướng tốt để gần bến bờ giác ngộ hơn. Khi anh ta đạt đạo rồi, có thể “vứt” tất cả các pháp kể cả kinh sách để tự do tuyệt đối cả thân và tâm…
Triết lý kể trên thể hiện một cách đầy hình tượng sống động trong “Thập mục ngưu đồ” (10 bức tranh chăn trâu của Phật giáo Thiền tông- tiêu biểu 2 ảnh bên dưới).
Và triết lý kể trên rất tương đồng với triết lý của nghệ thuật thực dưỡng. Một người mới đến với thực dưỡng thường chưa hiểu biết nhiều thì người hướng dẫn cần “bắt” anh ta theo một phương pháp. Nhưng phương pháp ấy phải phù hợp với cơ địa, cuộc sống, nền văn hóa địa phương nơi anh ta sống…v…v… Nói một cách khác là phương pháp ấy phù hợp với “duyên nghiệp” của anh ta. Và điều quan trọng nhất là phương pháp ấy phải nhuần nhuyễn, linh động, có tính tương đố…. nhằm “kích thích” anh ta sáng tạo cách ăn thực dưỡng. Đến khi khỏi bệnh, anh ta sẽ có cách phát huy khả năng nghệ thuật ăn thực dưỡng đến “bất tận”… Đến một lúc nào đó, trình độ nghệ thuật thực dưỡng của anh ta đạt đến chữ “không” thực dưỡng. Lúc này, anh ta có thể ăn uống như “người thường” nhưng lại là đang “thực dưỡng”. Anh ta ăn món rất âm hoặc rất dương nhưng vẫn “thực dưỡng” như thường (Ví dụ, Tiên sinh khi bị nhốt trong tù đã ăn khoai tây -vốn rất âm- ngày này qua tháng nọ nhưng vẫn ổn….). Khi anh ta đã “vứt” pháp thực dưỡng rồi, xem như đã đạt “đạo” thực dưỡng, hòa vào xa lộ của ĐẠO TRỜI…
GHI NHẬN THỰC TẾ VỀ XU HƯỚNG CHUYỂN HÓA THÂN TÂM CỦA 2 PHÁP
1: THỰC DƯỠNG LIÊN HOÀN HIỆN ĐẠI là pháp ăn không số, do ông Trần Ngọc Tài nghĩ ra, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn hẳn pháp “bảo thủ” (bằng chứng là tui đã viết nhiều tút về người khỏi bệnh nhờ thực dưỡng lien hoàn hiện đại, trong khi những người ăn thực dưỡng “bảo thủ” hiếm có tút về người khỏi bệnh nhờ thực dưỡng cổ điển), người bệnh không ốm o gầy mòn sau khi khỏi bệnh…. Pháp ăn này “ra vào” rất uyển chuyển tùy vào cơ địa, hoàn cảnh, tôn giáo và vùng đất nơi người bệnh sinh sống…. Nhờ đó, sau khi khỏi bệnh, nhiều người không bị dính mắc vào pháp nên phát huy sáng tạo không ngừng… Vì vậy nhiều người đã nói với ông Tài rằng: “Bây giờ khỏi bệnh rồi, con có cách ăn riêng rồi”. Nghe vậy ông Tài rất…. hoan hô. Tui đã từng nghe ông nói nguyên văn thế này: “Hôm nay bà con nghe tui chia sẻ. Bà con về nhà thực hành vài tháng sau khỏi bệnh thì đá bỏ tui thì mới trúng, chứ tới đây tìm tui nữa là trật rồi”. Nói thế vì ông Tài thừa hiểu rằng: Đối với Phật giáo, bất cứ ai cũng có thể thành Phật nếu chịu khó tu luyện và đủ duyên…. tương đồng với triết lý thực dưỡng: Bất cứ người nào ăn thực dưỡng thành tâm và kiên trì, cũng có thể thành thầy của bản thân và thiên hạ…
2. THỰC DƯỠNG “BẢO THỦ”, là cách ăn “bê nguyên” pháp của Ohsawa. Cách ăn này thoạt nhìn thì đơn giản nhưng lại gây nhiều phức tạp con con người thời hiện đại (đơn cử như nó gây phản ứng thải độc mạnh khiến cho nhiều người- đặc biệt là những người có trình độ thấp mà bị béo phì-đã hoang mang), ít hiệu quả trong thời hiện tại, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh... Điều nguy hiểm nhất là nó có thể khiến cho người những người máy móc, không phát huy được sự sáng tạo. Điều này kéo dài thì đưa đẩy anh ta đến chỗ cực đoan, bảo thủ, máy móc…… Bằng chứng là có không ít người ăn thực dưỡng 10 năm rồi nhưng không biết gì, chỉ dừng lại mỗi cách ăn số 7. Anh ta bị tháp ngà số 7 nhốt nên ngày càng bảo thủ, máy móc, thiếu kiến thức thực tế, không có chút sáng tạo nào….thể hiện khi rao giảng thường “sao y bản chính” sách của Tiên sinh….
Ảnh Minh họa: Khi bắt được trâu, thuần hóa trâu…., vứt bỏ trâu… người tìm đạo trở về với cội nguồn thiên nhiên, sau đó thõng tay vào chợ đời ung dung chơi giữa vô thường nhưng lòng không gợi chút phiền muộn…
24/11/17 NGUYEN KHOA.
NHẬN XET:
TD LIÊN HOÀN LÀ CÁCH ĂN THEO MẬP ỐM HAY CÁCH ĂN TRONG 1 TUẦN CÓ 2 NGÀY SỐ 7 , 5 NGÀY ĂN RỘNG VỚI SÚP MISO VỚI RAU CỦ HAY SUP MISO VỚI CÁ CHÉP, CÁ NHỎ.
PP NÀY LÚC ĐẦU THẤY CÓ KẾT QUẢ . NHƯNG SAU ĐÓ BN CÓ KHUYNH HƯỚNG CÀNG NGÀY CÀNG ĂN RỘNG. BỆNH KHÔNG GIẢM , NẶNG THÊM THẬM CHÍ SAU KHOẢNG 1 NĂM THÌ TIÊU VONG..TD LIÊN HOÀN GIÚP CẦM CỰ ….RỒI TIÊU ĐỜI. BỆNH NẶNG MÀ ĂN RỘNG DỄ MẤT MẠNG . VÌ VÀO SỐ 7 KHÓ MÀ RA KHỎI SỐ 7 THÌ QUÁ DỄ.
HÃY ĂN LIÊN TỤC SỐ 6,7 CHO TỚI KHI HẾT BỆNH HOÀN TOÀN. KHÔNG NÊN NHẢY RA NHẢY VÔ GÌ CẢ. CÓ BN ĂN HẾT 80% RỒI ĂN RỘNG RA THÌ 20% CÒN LẠI KÉO DÀI KHÔNG HẾT….
4/2/18 nvt

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 11:04 PM