IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

7 Trang V  « < 4 5 6 7 >  
Reply to this topicStart new topic
> Phòng chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ thừa trong máu bằng Thực dưỡng, Michio Kushi
Thelast
bài May 26 2007, 08:42 AM
Bài viết #51


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Tập Luyện Hát và Phát Âm

Trong việc đàm thoại hàng ngày, chúng ta sử dụng nhiều từ khác nhau và phát âm để diễn đạt ý tưởng. Âm thanh của những từ này rung động và hình thành từ nơi miệng, mũi, vòm cổ họng với sự phối hợp của lưỡi gà, răng, những cử động của các cơ nơi cổ họng, và dây âm thanh cũng như là chuyển động của bộ máy hô hấp. Lực tạo nên sự rung động này, tuy vậy gốc được lấy xuống từ lực Trời qua xoáy tóc ở đỉnh đầu và xuyên xuống quả đất thông qua phần bụng dưới của cơ thể. Khi thể xác và tinh thần chúng ta cùng hài hòa với môi trường xung quanh do sự thực hành đúng đắn hàng ngày trong ẩm thực, suy tư, hoạt động, hô hấp thì âm thanh của các từ ngữ có thể đủ đại diện cho lực của Trời và Đất và giọng diễn đạt có âm hưỡng của thiên nhiên và vũ trụ . Từ ngữ và âm thanh giọng nói cũng là trạng thái sức khỏe, trong sự hài hòa với môi trường xung quanh, đại diện cho tinh thần vũ trụ và đem lại một ảnh hưởng lớn cho chúng ta cũng như những người xung quanh.

Mỗi giọng phát âm khi khi chúng ta dầy đủ sức khỏe chứa đựng cả ý nghĩa và sức lực của chính chúng ta. Nó còn tác động đặc biệt lên thể chất, trí tuệ và tinh thần của chúng ta nữa. Trong các phát âm này với miệng mở ra thì đó là giọng thuộc về Âm, và các phát âm khác với miệng ngậm lại thì đó thuộc Dương. Có nhiều sự khác biệt giữa hai cách phát âm đó. Khi tình trạng thể chất và tinh thần của chúng ta an bình phù hợp với thiên nhiên qua sự thực hành dinh dưỡng chỉ với ngũ cốc và rau củ, thì tiếng phát âm ra trong và rõ. Nếu tình trạng của chúng ta mất hòa điệu với môi trường xung quanh qua sự ăn uống sai lệch, gồm nhiều thực phẩm động vật lớn, giọng phát âm sẽ thô ráp.

Tại Ấn độ và Phương Đông nó chung, những dân chúng từ xưa xếp đặt âm thanh từ bởi tác dụng của nó đối với từng phần của cơ thể. Ví dụ như chữ “I” tác dụng vào dạ dày và vùng giữa cơ thể. Chữ “O” nơi thận và trung tâm phía sau lưng. Chữ “HA” nơi phổi và chức năng hô hấp. Theo lịch sử những âm từ này có thể được hát hoặc phát âm lên để cho các tác dụng khác nhau .

Sau đây là những âm từ phổ biến thường dùng để hát hoặc xướng lên dùng làm cường tráng tình trạng cả thể chất, trí não, tinh thần gồm cả trái tim và hệ thống tuần hoàn. Có thể áp dụng cho riêng cá nhân hoặc cùng với người khác để tăng thêm tác dụng của nó .

Âm SU : Xướng lên và kéo dài âm ‘SU’ mang lại cho chúng ta sự hòa điệu cùng với những người chung quanh và với tất cả các hình thức của sự sống trong vũ trụ . Trong khi xướng lên với hơi thở ra âm “SU” nếu có thể càng kéo dài càng tốt . Lúc ban đầu phát âm phải mạnh và sâu rồi lần lần hạ bớt vào lúc cuối một cách tự nhiên theo với sự giảm bớt của hơi thở. Sau đó lại hít hơi vào và phát âm “SU” lập lại cho lần thở ra kế tiếp. Lập đi lập lại nhiều lần. Việc thực hành xướng ca âm này cũng có thể tập trong sự yên lặng nếu thích và nó cũng có tác dụng tốt không kém.

Âm AUM : Khởi đầu với ‘A’, phát âm với miệng mở ra, tức đại diện cho Vũ Trụ Vô Biên, và với sự rung động thể chất ở phần dưới cơ thể. Âm ‘U’ đại diện cho sự hài hòa và sự rung động thể chất ở phần trên của cơ thể, gồm có trái tim và phía dưới phần đầu. Âm “M” phát âm với miệng khép kín, đại diện cho thế giới vĩnh cửu và rung động thể chất hầu hết vùng chắc đặc, đó là vùng não bộ.

Từ AUM là sự diễn tả toàn bộ vũ trụ và sự rung động của thể chất cũng như của các kinh mạch từ phần dưới lên dến phần trên của cơ thể chúng ta, có tác dụng tích cực làm hoạt hóa lại dòng năng lượng điện từ trong thể chất, trí não và chức năng tinh thần của chúng ta. Âm thanh này ở Tây Tạng là “OM “ đã dược dùng ở Châu Á từ nhiều trăm năm để tạo hoạt động của đời sống cũng như thiết lập sự hiện hữu của con người là một phần trong vũ trụ. Ở Phương Tây, từ “AMEN” và “SHALOM” cũng có tác dụng tương tự và cũng có thể được xướng hát lên để tốt cho sức khỏe và sự hòa điệu ở hầu hết các mức độ.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 03:05 PM
Bài viết #52


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



TẬP LUYỆN THIỀN


Thiền Để Mở Rộng Tình Yêu:

Mục đích của sự luyện tập này là để mở rộng tình thương yêu và xúc cảm trong sự hài hòa giữa con người với con người. Nó cũng giúp làm tan rã những cảm xúc mâu thuẫn và trở ngại trong khi chúng ta tiếp xúc liên hệ với người khác.

Việc luyện tập này có thể thực hành một mình hay với người khác, nếu với hai người thì mắt người này nhìn vào người kia. Nó giúp cho sự lưu thông máu huyết được tốt, tạo ra dòng năng lượng điện từ và những rung động tích cực cho vùng trung tâm ngực. Kết quả làm tăng nhanh lòng yêu thương và những xúc tình hài hòa (Ảnh 34). Để bắt đầu, ngồi ở tư thế thẳng lưng như hình vẽ trên ghế hoặc trên sàn, như vậy dòng lực của Trời và Đất sẽ trôi chảy qua nhẹ nhàng. Giữ cho mắt mở hờ hờ, nhìn mông lung và không cố nhìn rõ một vật nào cả. Dang rộng hai tay như chuẩn bị ôm chầm tất cả mọi vật, để lòng bàn tay mở về phía trên. Tất cả đều thư giãn (Ảnh 35).

Bắt đầu thở ở lồng ngực, đặt biệt là ở vùng trái tim, hơi thở vào nhẹ nhàng và dài hơn hơi thở ra. Cả hai hơi thở đều thở qua miệng nhẹ nhàng, lúc hít vào lồng ngực hơi đưa ra trước, và dường như thân người trượt trong khoảng không. Khi hít vào cũng nhẹ nhàng và cơ thể của bạn trở về vị trí thẳng như cũ.

Tâm trí trong khi tập, bạn nên nghĩ đến một người thân, một người mà bạn hết lòng yêu thương, hoặc lòng yêu thương và hòa hợp với mọi người.

Bệnh nhân tim và có bệnh về tuần hoàn tập luyện thiền theo phương cách này sẽ tạo lại được khỏe mạnh cho hệ thống tuần hoàn. Bạn có thể tưởng tượng như dòng năng lượng điện từ xuất phát từ những nơi xa xăm, các thiên hà, dãy Ngân hà, hệ thống Thái dương, mặt trời, các hành tinh, mặt trăng tuôn xuống với năng lượng quay theo vòng xoắn ốc và xuyên suốt vào cơ thể của bạn để nạp lại năng lượng cho trái tim, máu huyết và phục hồi lại tất cả các cơ quan cùng chức năng của nó. Dòng năng lượng từ vô cực này dần sửa đổi tất cả những sai sót, làm tan đi những bế tắc trong cơ thể. Ngoài ra, hãy tưởng tượng rằng năng lượng của những hạt lúa chín, của đậu, của rau củ trong những cánh đồng và của những rong biển ở đại dương trong các bữa ăn thường ngày của bạn cùng làm hài hòa hai lực Âm và Dương để hoàn trả cho bạn năng lực và sức sống. Một vài sự tưởng tượng khác mà bạn cũng hình dung được như những năng lực nói trên cùng làm hài hòa và xây dựng lại cho bạn toàn bộ từ thể xác, trí não đến tình trạng tinh thần.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 03:20 PM
Bài viết #53


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Chương37

TẬP LUYỆN LUYỆN THEO PHƯƠNG PHÁP DO-IN

OoO


Phương pháp tập luyện Do-In rất dễ thực hiện hàng ngày, chỉ trong vài phút nó có thể giúp kích thích hoạt động năng lượng điện từ và hoạt hóa chức năng của các cơ quan, các hệ thống của cơ thể. Thông thường nó khởi đầu với cách tự xoa bóp ở những vùng như đầu, mặt, cổ, vai, theo sau đó là ở vùng cánh tay bàn tay, trán, lưng, hai bên mông, rồi cuối cùng là ở thắt lưng, hai chân, bàn chân, và ngón chân. Để tạo được sức khỏe, tất cả những vùng nêu trên đều phải được xoa bóp. Tuy nhiên nơi đây chúng ta chỉ diễn tả vài kỹ thuật đặc biệt tốt cho trái tim và hệ tuần hoàn mà thôi. Để khởi đầu, ngồi ở tư thế Seiza ( ngồi thẳng lưng, hai chân gập vào mông và mông ngồi lên hai lòng bàn chân). Ngồi lên sàn hay trên đất, hai tay để lên vế như đã nói trong chương trên.

Do-In Hai Lỗ Tai :

Tập luyện Do-In Lỗ Tai giúp làm hài hòa các chức năng của toàn bộ hệ thống tuần hoàn và làm liên kết tốt giữa các hệ thống và toàn bộ cơ thể. Nó cũng rất tốt cho thận và cải thiện thính giác.

Bước thứ nhất: Với ngón tay trỏ, tay giữavà ngón đeo nhẫn, ấn xung quanh tai nhiều lần sẽ làm giảm đi các ứ đọng xung quanh tai. Nó cũng giúp làm tăng khả năng thính giác, cải thiện hệ thống cân bằng.

Bước thứ hai: Xoa bóp tai, dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ (và cả ngón giữa nếu thích) xoa bóp vòng ngoài vành tai kích thích được sự lưu thông máu và hệ bạch huyết trong cơ thể. Kế đến xoa bóp vòng giữa tai với ngón cái ở phía sau tai và ngón trỏ ở phía trước tai để kích thích hệ thần kinh. Rồi đến phía trong phần lõm của tai để kích thích chức năng tiêu hóa. Trong các quá trình luyện tập này thùy tai cũng phải được bóp mạnh cũng như các vùng khác của tai, để làm giảm đi chất ứ đọng ở các vùng này cũng như ở các vùng liên quan gián tiếp khác trong cơ thể.

Do-In Hai bên Gò Má :

Bài luyện tập này kích thích lưu thông máu qua cơ thể, làm khỏe hệ thống và chức năng hô hấp, làm điều hòa nhịp đập tim. Nó cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Bước 1 : Đặt hai lòng bàn tay vào hai má, Lòng bàn ay phải áp vào má phải, lòng bàn tay trái áp vào má trái. Hít thở dài hơi ít nhất là ba lần.

Bước 2 : Chà xát hai má bằng hai lòng bàn tay, chà lên xuống cho đến khi làn da trở nên đỏ hồng.( Ảnh 36)


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 03:21 PM
Bài viết #54


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Do-In hai vai :

Cách luyện tập này làm cải thiện tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa do làm tan đi những ứ đọng trong thể chất và tinh thần, và cũng đem lại tốt cho hoạt động hô hấp. Nó còn giúp làm giảm mệt nhọc do làm giảm đi áp lực tại vùng vai .

Bước 1 :

Đưa vai rút lên phía trên, co các bắp thịt ở vai càng nhiều càng tốt. Bất thình lình buông vai và tay xuống, thả lỏng hoàn toàn. Lập lại 5 lần. Kế đến là nghiêng vai, lấy sức co bên vai nghiêng cao và thả lỏng bên vai thấp. Lập lại từ ba đến năm lần, rồi thay đổi vai (Vai thấp nghiêng lên cao và vai bên cao hạ xuống thấp).

Bước 2 :

Dùng bốn ngón tay đè mạnh và mát xa vai bên đối diện , nhớ nghiêng đầu về phía bên kia. Lập lại với vai bên kia. Nếu cảm thấy cứng vùng vai thì mát xa với một động tác xoay tròn (Xem ảnh 37).

Bước 3 :

Nắm tay lại rồi đánh lên vai đối diện mười hay hai mươi cái. Lập lại cho vai bên kia. Nếu cảm thấy còn cảm giác đau vùng vai thì đấm mạnh và lâu hơn. Đồng thời cũng đấm vào phần trên của cột sống phía sau cổ mười hay hai mươi lần, đấm hơi mạnh tay một chút.

Bước 4 :

Dùng lòng bàn tay nắm phía vai đối diện rồi thở ra vào ba lần sâu và dài hơi. Nếu thích có thể dùng tay nắm lấy vai cùng một bên trong động tác này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 03:23 PM
Bài viết #55


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Do-i n phần ngực và phần bụng :

Những bài thực tập sau đây giúp hoạt hóa chức năng của các cơ quan chủ yếu và những tuyến trong thân người, bao gồm cả sự tuần hoàn máu và năng lượng đi qua tất cả các kinh mạch liên hệ với các cơ quan và các hệ thống này.

Bước 1 :

Áp mạnh hai lòng bàn tay vào phần trên của ngực và hít thở sâu từ hai đến ba lần. Rồi áp vào phần dưới của ngực, hít thở sâu từ hai đến ba lần. Kế đến áp vào phần vùng dạ dày, rồi vùng bụng, hít thở từ hai đến ba lần cho mỗi lần áp tay. Ở phần bên hông của thân mình, cũng áp như thế ở phần trên của hông, rồi phần thấp ngang dạ dày, rồi phần hông dưới. Phần ở phía sau lưng thì áp vào phần giữa của vùng thận và cũng hít thở sâu từ hai đến ba lần.

Bước 2 :

Bắt đầu đập nhẹ bằng nắm tay lên toàn bộ vùng ngực, kể cả vùng bên hông xương sườn (xem ảnh 38). Cũng vẫn dùng nắm đấm, đấm nhẹ nhàng vài lần xuống phía dưới phần dạ dày và tiếp tục xuống phía dưới ở vùng ruột già, ruột non, gan, nhớ là đấm luôn cả phần hông khung chậu. Về phía sau lưng thì đập càng lên cao càng tốt, có thể bạn quỳ bằng đầu gối và ưỡn thân mình về phía trước để tập động tác này (nắm tay vòng ra sau và từ phía dưới đập lên trên). Rồi đấm vào phần sau hông, gồm cả phần giữa và dưới của vùng xương sống. Vùng bắp thịt dọc theo hai bên sống lưng, kinh can (kinh mạch của gan) chạy song song dọc sau lưng và sau cùng là đấm vào phần bắp thịt của hai mông.

Bước 3 :

Dùng lòng bàn tay, đè và chà xát khắp phần trước của cơ thể, các phần kinh mạch từ phần xương cổ cho đến đáy khung xương chậu.

Bước 4 :

Xoay vặn người qua trái và qua phải, càng xa càng tốt, hai tay nhịp nhàng và đầu nhìn ra phía trước. Cách tập này làm hoạt hóa và điều hòa dòng năng lượng của tất cả kinh mạch.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 03:28 PM
Bài viết #56


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Do-In Cánh tay và Bàn Tay :

Cách tập luyện này dùng làm giảm các cặn bả ứ đọng trong dòng máu, mô, bắp thịt và các khớp và kích thích dòng năng lượng liên quan với các kinh mạch, đem lại sự hoạt động hài hòa cho chức năng của tim và sự tuần hoàn, phổi và sự hô hấp, ruột non và sự tiêu hóa và chức năng của các cơ quan khác.

Bước 1 :

Giữ hai tay bình thường xuôi theo hông, lắc tay ra phía trước và phía sau như tạo một vòng tròn, bàn tay mở ra, ngón tay thẳng xuống, lập lại nhiều lần. Kế đến giang hai tay ra ngang vai rồi lắc như trên, càng giang ra xa càng tốt. Rồi đưa hai tay lên cao hơn thành một góc 45 độ và tiếp tục lắc tay. Cuối cùng đưa thẳng tay lên khỏi đầu rồi cũng lắc tay nhiều lần.

Bước 2 :

Khép chặt xương vai, xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai này làm giảm đi căng thẳng, rồi xoa lần xuống khủy tay, ấn đè vào những chỗ lõm chung quanh khuỷu tay để làm giảm căng thẳng nơi đây. Xong xoa bóp tiến về phía cổ tay.

Bước 3 :

Dùng bốn ngón tay (có thể cả ngón cái) để bóp mạnh từ vai xuống dần đến cổ tay. Trên đó có các kinh mạch gồm: phế kinh, tâm kinh, kinh tam tiêu, quyết âm tâm bào lạc và kinh tiểu trường (Ảnh 41)

Bước 4 :

Khi đã đến cườm tay, hãy xoa bóp tất cả những chỗ lõm chung quanh cườm tay rồi tiếp tục bóp dọc theo những khớp xương trên lưng bàn tay. Xong tiến đến các ngón tay, dùng ngón cái và ngón trỏ xoa bóp mỗi ngón tay cho ra đến tận mút đầu ngón tay và hai bên cạnh ngón. Lần lượt ấn bóp tất cả các ngón tay, tập chậm và cẩn thận. Điều quan trọng là xoa bóp các đầu ngón, dùng ngón trỏ và ngón cái vặn từng ngón của bàn tay bên kia ra phía trước và phía sau. Kinh tâm tận cùng ở bên trong ngón tay út, nên tập trung xoa bóp ở đây để máu huyết lưu thông được tốt.

Bước 5 :

Kế đến kéo và bẻ các ngón tay để làm tan năng lượng tích tụ ở đây, hoặc đè ép phần giữa các ngón tay, có thể đan chéo hay tay vào nhau rồi ép mạnh liên tục vào nhau. Đặt bàn tay lên đất hoặc sàn, bẻ cong ngón tay lên trên và cố vẫn giữ lòng bàn tay vẫn áp chặc trên sàn. Đó là cách tốt nhất để thử độ mềm dẻo của các mạch máu. Nếu ngón tay có thể cong lên một góc gần 90 độ, thì chứng tỏ các mạch máu rất tốt

Bước 6 :

Ấn mạnh vào tất cả lòng bàn tay theo chiều ngang, ấn và xoay theo vòng tròn. Cần nhớ hai nơi quan trọng nhất là: trung tâm lòng bàn tay và chỗ lõm giữa ngón cái và ngón tro.

Sau khi tập từ bước 1 đến bước 6 cho cánh tay thì lập lại bằng ấy động tác cho tay bên kia .

Bước 7 :

Lắc mạnh nhưng thả lỏng hai tay, lắc xoay cả cánh tay và bàn tay sẽ làm giảm căng thẳng các khớp ở vai, khủy tay và cổ tay.

Ở chân vàbàn chân cũng cần được xoa bóp hàng ngày. Các vùng này thường gây nhiều bệnh của các mạch máu ngoại vi. Nơi bàn chân và ngón chân là vùng cần chú ý luyện tập.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 03:31 PM
Bài viết #57


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BÀI TẬP KÉO CĂNG VÀ ĐI BỘ

OoO


Kéo Căng Phần Vế :

Bài thực tập này ngăn ngừa sự hóa cứng các động mạch và các khớp. Nó làm giãn bắp đùi, tạo sự linh hoạt cho các cơ bắp và tuần hoàn máu. Nó cũng giúp cho chức năng tiêu hóa, chức năng tiêu hóa và chức năng hô hấp do làm năng động các kinh mạch liên quan.

Nằm thoải mái, mắt nhìn lên trần nhà, co chân phải ngược về phía mông và duỗi thẳng tay lên phía trên đầu (Ảnh 43). Tay trái giang xa ra khỏi hông trái khoảng 6cm, lòng bàn tay ngửa lên trên. Trong tư thế này chân phải chỉ chạm nhẹ mặt sàn. Kế đến thở ra và đè đầu gối xuống mặt sàn, càng chạm sàn nhiều càng tốt và đồng thời duỗi thẳng tay phải lên càng cao càng tốt. Cùng một lúc, duỗi thẳng hết sức tay trái và chân trái xuống phía dưới. Xong giữ tư thế thư giãn nghỉ. Lập lại ba lần rồi đổi bên chân. Trở về tư thế ban đầu và thư giãn hoàn toàn.

Tập Luyện Kinh Mạch Tim (Kinh Tâm) :

Ngồi xếp bằng, hai chân mở ra, đầu gối xếp về phía sàn, hai lòng bàn chân chạm nhau ( Ảnh 44 ). Hai tay nắm các ngón chân, giữ chắc haichân, rồi cúi đầu sao cho trán chạm ngón chân cái. Trong tư thế này, tất cả các khớp đều được thư giãn, hít thở chậm và sâu hai lần. Trong khi hô hấp, năng lượng và máu huyết sẽ lưu thông tốt về phía tim và ruột non.

Nếu một trong hai đầu gối bị vênh lên, áp huyết cũng như triệu chứng bất bình thường đã xảy ra bên đó.

Đi Bộ Trên Đất: Khi chúng ta đi bộ, chúng ta thường chỉ phụ thuộc vào trực giác làm cân bằng - từ trái qua phải hoặc từ trước ra sau. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, chúng ta đều không sử dụng năng lượng tỏa ra từ Trời và Đất cũng như là từ môi trường xung quanh, như thế bước đi của chúng ta sẽ dịu dàng và hiệu quả hơn. Thể chất mất cân đối cùng với những mất cân bằng bên trong và những bệnh tật làm cho những bước đi của chúng ta không được hài hòa với môi trường xung quanh. Thói quen thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân cũng thể hiện ở tính cách bước đi của người đó .

Thân thể con người không mọc lên từ đất, nó trải nằm ngang từ vùng khoang miệng và hành tủy - lên phía trên là đầu và xuống phía dưới thành hình thân mình, tay và chân. Nói cách khác, trung tâm của thân mình thì như nổi trong khoảng không và phần tứ chi, chân và bàn chân bám nhẹ lên trên đất. Trong lúc đi bộ, do vậy chúng ta giữ đứng thân mình của chúng ta, đặc biệt là ở vùng phía dưới, gồm có: vế, mông chân và bàn chân càng nhẹ càng tốt. Trên căn bản chúng ta không phải đi với chân và bàn chân mà nên đi bằng tinh thần của chúng ta .

Chúng ta có thể thực hành đi bộ đúng cách hàng ngày, ít nhất là 10 phút. Hai cách thực hành này rất có tốt cho trái tim và tuần hoàn máu.

Đối với những người có vấn đề về tim mạch thì cẩn thận trong cách tập thứ hai cho đến khi tình trạng đã được cải thiện.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 27 2007, 04:08 PM
Bài viết #58


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Đi Bộ Thông Thường:

Trước hết giữ thân hình thẳng đứng, tiếp nhận lực của Trời và Đất càng nhiều càng tốt. Mắt nhìn ra phía trước, nhìn ra xa nếu có thể. Xong hô hấp qua mũi tự nhiên, với hơi thở ra dài gấp ba hay năm lần hơi thở vàøo. Giữ hơi thở ra dài hơn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tập đi bộ hay chạy trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong khi đi, giữ phần dạ dày ở trung tâm cơ thể vàø luôn đẩy nó ra phía trước. Phần hai tay nếu bạn không đang mang đồ vàät gì thì buông thõng hai tay vàø cử động nhẹ nhàng tự nhiên ra trước, ra sau. Không nên chú ý vàøo chân vàø bàn chân, để cho bước chân tự nhiên .

Bạn sẽ kinh nghiệm được nếu theo cách thức đi bộ này bạn sẽ đi được xa hơn gấp hai lần bình thường mà vẫn cảm thấy thoải mái vàø bạn có thể linh động xoay người tức thời, ngừng lại hoặc thay đổi tư thế dễ dàng khi cần thiết .

Đi Bộ Nhanh :

Khi bạn muốn đi bộ nhanh hoặc chạy trên một khoảng đường dài, hãy giữ thân thẳng như đã diễn tả ở phần trên để sử dụng được năng lực của Trời vàø Đất cũng như môi trường xung quanh. Hô hấp qua mũi vàø miệng hơi mở ra, với hơi thở ra dài gấp bốn hay năm lần hơi thở vàøo. Trong việc hô hấp này, chính yếu là hơi thở ra, còn hơi thở vàøo chỉ là kết quả của hơi thở ra mà thôi. Giữ cho trung tâm cơ thể cao hơn so với cách tập nói trên, nhất là ở vùng tim. Còn các phần thấp khác của cơ thể phải hoàn toàn thả lỏng.

Khi đi vài cử động nhẹ nhàng ra trước vàø ra sau, hai tay đong đưa tự nhiên theo cử động của hai vai ( Ảnh 45 ) Trong khi đi, trước tiên dồn trọng lượng của cơ thể về một bên, hoặc là bên trái hoặc là bên phải vàø chỉ dùng chân phía bên đó để chịu sức nặng. Sau khoảng 50 hay 100 bước đi, chuyển sức nặng cơ thể về phía bên đối diện. Cứ thay đổi như thế liên tục từ bên này sang bên kia mỗi 50 hay 100 bước. Nếu bạn muốn đi chậm thì thay đổi cứ từ 150 đến 200 bước đi, vàø từ 30 đến 50 bước nếu bạn đi nhanh .

Điều quan trọng là cần tỉnh táo giữ thân hình vàø cử động cho đúng cách, tuy nhiên dù dáng điệu không được chuẩn lắm mà luôn giữ được tinh thần trống rổng thì cơ thể sẽ khỏe vàø không bị mệt dù phải đi một đoạn đường xa.

HẾT


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tamphat
bài Dec 7 2007, 09:05 PM
Bài viết #59


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 13
Gia nhập vào: 5-December 07
Thành viên thứ.: 124



Nhung bai viet rat dang qui. Cam on bac Thelast
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phamtu
bài Jul 24 2010, 07:56 AM
Bài viết #60


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 5
Gia nhập vào: 7-September 08
Thành viên thứ.: 963



cam on bac...that tuyet doc duoc bai nay
Go to the top of the page
 
+Quote Post

7 Trang V  « < 4 5 6 7 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 03:07 AM