Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Sách bệnh _ Chữa bệnh viêm khớp bằng Thực dưỡng

Gửi bởi: Thelast Apr 26 2007, 04:37 PM

CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP BẰNG THỰC DƯỠNG


LỜI GIỚI THIỆU

Hơn 500 năm trước đây, quan điểm cho rằng những loại vi trùng không trông thấy được là nguyên nhân gây ra các bệnh tật bị coi là hoàn toàn lập dị. Từ năm 1880, các vĩ nhân như Lister Pasteur và Kock đã kết luận qua việc chứng minh các vi khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như lao phổi, sốt rét và bệnh hủi. Đến ngày nay, nhiều người nghi ngờ về sự liên quan của sự ăn uống và sức khoẻ, nhất là các bác sĩ! Trên thực tế, Trung tâm nghiên cứu bệnh viêm khớp đã phổ biến một tập sách trong đó tuyên bố “Sự thật liên quan giữa ăn uống và bệnh viêm khớp” có thể sẽ làm các bạn ngạc nhiên. Đơn giản là: không có một sự kiêng ăn đặc biệt nào cho bệnh nhân thấp khớp. Không có một thức ăn đặc biệt nào gây ra bệnh đó cả. Và không có một pháp pháp kiêng ăn nào để trị nó cả!

Ngay cả Viện viêm khớp cũng không mấy tin tưởng điều vô lý này, tuy nhiên nhiều bác sĩ vẫn tin rằng việc ăn uống chỉ giữ một vai trò thứ yếu. Chúng tôi xin vắn tắt xem tại sao điều trích dẫn trên đây lại vô lý.

Trước hết, viêm khớp có nghĩa là viêm sưng ở các khớp xương. Y khoa hiện nay biết được hàng trăm loại viêm khớp khác nhau: thấp khớp, phong thấp, viêm khớp chấn thương là ba loại ví dụ. Bạn càng nặng cân chừng nào, các khớp xương của bạn càng bị đau. Nếu bạn đau nhức ở đầu gối hay mắt cá chân, chắc chắn các bạn không bao giờ muốn mang cái túi bột năm mươi pound đi vòng quanh đây. Dưỡng sinh là xác định rõ rệt kiêng ăn giảm cân cơ bản và tháo gỡ mọi vấn đề về trọng lượng sẽ tự động làm cho bệnh viêm khớp do quá trọng lượng nhẹ đi.

Có ích nhất là hai cơ cấu khác nhau, từ đó việc ăn uống Thực dưỡng có thể giúp chữa trị viêm khớp. Trước tiên với nhóm chất autocoids hoặc nhóm hormon tại chỗ, được biết hơnhết là prostaglandins. Có rất nhiều loại prostaglandins được tạo ra bởi cơ thể nhằm điều chỉnh sự viêm sưng và các chức năng quan trọng khác: loại prostaglandins sau cùng có nguồn gốc từ thực phẩm chúng ta ăn vì thế bằng cách chúng ta thay đổi thực phẩm thường dùng, chúng ta cũng làm thay đổi prostaglandins và các autocoids trong cơ thể chúng ta. Điều này đã được chứng minh là có kết quả hữu ích cho bệnh viêm khớp như trong các báo cáo trên tờ báo y học có uy tín của Anh, tờ Lancet ngày 24.1.1985. Đặc biệt hơn nữa, dường như mỡ động vật đã chuyển đổi ra loại prostaglandins gây ra viêm sưng.

Sau cùng là hiệu quả của thức ăn gây dị ứng. Thức ăn gây dị ứng đặc biệt là xáo trộn các kết quả của y khoa và nhiều bác sĩ không tin là nó có nó góp phần. Điều này chủ yếu do các triệu chứng gây nên bởi thức ăn dị ứng có thể xuất hiện sau ba tuần lễ kể từ khi tiêu thụ thực phẩm và không phải là người bệnh chỉ ăn mỗi một thứ. Ví dụ cô Marv bị viêm khớp do ăn nhiều chứng, cà chua, chứng và cô dừng ăn trứng, sữa nhưng vẫn ăn cà chua, cô không cảm thấy khá hơn và lầm tưởng rằng mình không dị ứng với sữa và trứng. Hơn thế nữa, nếu cô Mary giữ gìn cẩn thận không ăn cả trứng, sữa hoặc cà chua trong hai tuần và không thấy khá gì hơn, cô sẽ kết luận một cách sai lầm rằng, là cô không bị dị ứng với những thức ăn này.

Vấn đề như dã nói ở trên, triệu chứng dị ứng chỉ xuất hiện sau ba tuần sau khi dùng thức ăn gây dị ứng.

Thật cũng không rõ ràng chứng tỏ nhiều loại viêm khớp liên quan đến các thức ăn gây dị ứng. Một điều lý thú là một báo cáo y học đáng tin cậy đầu tiên trong thời sự y khoa xuất hiện trong dị ứng biên sử năm 1969. Tác giả là Stephan Epstein đã cẩn thận đưa ra các yếu tố với trường hợp bệnh của mình palindrromic rheumatism gây nên do dị ứng chất dầu bạc hà và chất nitril là những chất phụ gia của thức ăn. Thật là kỳ lạ mà bảng báo cáo thấu đáo này lại không thuyết phục được nhiều bác sĩ về tầm quan trọng của các thực phẩm gây dị ứng, đặc biệt là khi tác giả và bệnh nhân lại chính là một bác sĩ.

Ăn uống Thực dưỡng tránh dùng các loại thực phẩm gây dị ứng như sữa, trứng và đường là ba loại chính. Như đã được minh hoạ bởi bác sĩ Epstein, chất phụ gia thực phẩm gây dị ứng trong vài trường hợp, do đó nguyên tắc cơ bản của Thực dưỡng là chỉ sử dụng thực phẩm có chất lượng tốt, các thức ăn hữu cơ cũng quan trọng cho người bị thấp khớp và các bệnh khác gây nên do các thực phẩm gây dị ứng... do vài thực phẩm dưỡng sinh. Ví dụ như cá hoặc trái dâu tây là các bạn dưỡng sinh hay dùng là hai loại thực phẩm gây dị ứng.

Tôi hy vọng lối thảo luận vắn tắt trên đây xua tan các ý kiến cũ xưa của các bác sĩ, các vị thường nói trong các trường y khoa là ăn uống không có ảnh hưởng gì đến viêm khớp. Sự thật Thực dưỡng tác động rất nhiều đến bệnh viêm khớp và có lẽ hầu hết các bệnh nan y khác. Với tư cách là một y sĩ và một nhà Thực dưỡng, tôi thấy rõ sự liên quan giữa dị ứng, autocoids và đại loại như thế.

Đối với một giáo sư về dưỡng sinh, sự liên quan có thể được xem rõ ràng hơn dưới tầm nhìn của Y học cổ truyền phương Đông. Tầm nhìn theo hai mặt âm dương bao quát được toàn cảnh và chỉ với tầm nhìn bao quát này mới hy vọng thành công đối với các bệnh tật như viêm khớp.

David Docson Master Docteur
Boston Massachusetts


Chú ý:

Bạn đọc nên tìm đến sự hướng dẫn của một bác sĩ điều trị và nhà nghiên cứu dinh dưỡng phù hợp trước khi bắt đầu thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ theo gợi ý của cuốn sách này.

Điều quan trọng là nếu bạn có lý do nghi ngờ mình bị viêm khớp hay bệnh tật, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.

Cuốn sách này hay bất kỳ cuốn sách nào khác không nên được sử dụng như là một sự thay thế cho việc chăm sóc y tế hay điều trị chuyên khoa.

Admin

Gửi bởi: Thelast Apr 26 2007, 04:43 PM

LỜI MỞ ĐẦU


Bệnh viêm khớp được xem như là một bệnh dịch trên toàn thế giới, một căn bệnh thoái hoá thách thức nhân loại trong cuối thế kỷ 20 này. Ung thư, bệnh tim, bệnh AIDS, bệnh thần kinh và bệnh thoái hoá khác không từ một quốc gia nào. Nó vượt qua mọi nơi của hành tinh chúng ta mà không cần một giấy hộ chiếu hoặc thông hành nào cả.

Dầu số người mắc bệnh viêm khớp ở nước Mỹ chỉ ước chừng ở con số 37 triệu người nhưng trên thực tế con số cao hơn nhiều nếu bao gồm cả những người chưa được chẩn trị, thêm vào đó những trường hợp được coi là đã có triệu chứng tiền viêm khớp.

Sự hoá cứng không bình thường của các khớp thường bắt dầu từ khi thiếu thời. Nhiều người hiện nay, nhất là dân thượng lưu, sự đau đớn của bệnh viêm khớp là một bạn đồng hành kiên trì. Cuối cùng, ý kiến phổ biến nhất là bệnh viêm khớp được coi như là một phần tự nhiên có ở tuổi già.

Dù với khái niệm chung như thế, là trong quá trình lão hoá, viêm khớp chỉ là một trong nhiều bệnh mạn tính khác như ung thư, bệnh tim, bệnh Alzheimer và các bệnh khác là điều không thể tránh khỏi

Với thực dưỡng, chúng ta có cái nhìn rõ ràng là bệnh trên cùng với các bệnh thoái hoá khác không phải là một tiến trình bình thường và tự nhiên, chúng xảy ra do chúng ta đã quên đi cách ăn uống và sống thế nào để hoà hợp với môi trường xung quanh. Cách sống theo dưỡng sinh làm khôi phục lại sự hài hoà với thiên nhiên, do vậy trong mỗi giai đoạn của cuộc sống - từ lúc thơ ấu cho đến tuổi già, ai cũng có thể có được một sức khoẻ tự nhiên, tạo ra hoạt động và được vui sướng mãn nguyện.

Càng ngày, việc ngăn ngừa cá bệnh mạn tính dễ trở thành mối lo hàng đầu của xã hội, như sự khủng hoảng của căn bệnh AIDS và việc mất tính miễn dịch đã được biết.

Trong thế kỷ tới đây, tỷ lệ dân số có độ tuổi lớn ở nước Mỹ và cá nước tân tiến khác ngày càng tăng dần, cũng như thế hệ trẻ vươn tới tuổi trung niên. Do đó sự chọn lựa phải từ bây giờ, theo phương cách ăn uống dưỡng sinh, một lối sống mới, tất cả cho mục đích của chúng ta là sức khoẻ và bệnh tật, có thể sớm chứng minh phẩm chất của cuộc sống cho xã hội và cho tất cả.

Sự lựa chọn mà chúng ta đối mặt đang trở nên rõ ràng: chúng ta có thể tiếp tục trên con đường mòn cố hữu không thay đổi gì trong lối sống, và chúng ta rơi vào vòng bệnh tật: nào là ung thư, tim mạch,viêm khớp hoặc các đe doạ khác cho đời sống hoặc các nỗi bất an; hoặc chúng ta có thể tích cực hơn để cải thiện cho cuộc sống, nhất là cách ăn uống hàng ngày, để ngăn ngừa các bệnh tật và tận hưởng niềm vui với sức khoẻ suốt cuộc đời.

Con đường của chúng ta chọn quyết định phẩm chất của cuộc sống không phải cho cá nhân trong tương lai trước mắt, mà cốt cho thế hệ sắp tới.

Quyển sách này cũng như các sách khác trong loạt sách Dưỡng sinh và giáo dục về sức khoẻ, được viết ra nhằm để chuẩn bị cho ngày suy tàn của nền văn minh hiện đại nhân qua cá bệnh thoái hoá.

Những lờikhuyên về Thực dưỡng hiện nay đã gây nên tiếng vang trong việc hướng dẫn phòng chống bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh khác với sự hướng dẫn qua các cơ sở sức khoẻ công cộng khắp thế giới. Hơn thé nữa, hàng trăm ngàn người, từ Tokyo đến Texas, từ Utah đến Yugoslavia đã nắm giữ được nguyên tắc của nó. Nhiều kinh nghiệm đem lại sự bình phục cho sức khoẻ, gồm cả việc cải thiện bệnh viêm khớp và các bệnh tai hại khác như là một thành quả.

Như các bạn đã biết, Thực dưỡng cống hiến một phương pháp ăn uống quân bình theo Thiên nhiên. Nguyên tắc giảng giải trong quyển sách này cống hiến một lối nhìn mới về sức khoẻ và cuộc sống con người,một lối nhìn có hàng ngàn năm nay từ sự hiểu biết cổ truyền đã tìm thấy trong cả Phương Đông và Phương Tây.

Sự ứng dụng của những nguyên tắc vũ trụ có thể mở ra cánh cửa đến một kỷ nguyên mới trong sự hiểu biết về sức khoẻ và bệnh tật, mở đường đến sự phát triển của nền y khoa toàn diện cho toàn thể nhân loại.

Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn giúp xây dựng để hoàn thành quyển sách này. Xin cảm ơn người bạn và cũng là cộng sự của tôi, Edvard Esko đã phối hợp, sửa chữa và bổ sung căn bản sau nhiều năm học và thực hành phương pháp Dưỡng sinh trong cuộc sống. Tôi cũng xin cảm ơn người cộng sự của chúng tôi, người đã tìm nhiều tài liệu về các bệnh viêm khớp và ứng dụng các nguyên tắc Dưỡng sinh qua sự hiểu biết thiên nhiên về bệnh này.

Tôi xin cảm ơn David Dodson, tiến sĩ y khoa đã xây dựng phần mở đầu, cùng với các bạn cung cấp các kinh nghiệm bình phục cá nhân của mình. Tôi cũng cảm ơn Christian Gautier trong các minh hoạ cũng như người cộng sự của chúng tôi Philip Jannetta và Nhà xuất bản Nhật ở Tokyo về việc sửa và kiểm chứng nguyên bản. Tôi chân thành biết ơn Aveline Kushi và Wendy Esko trong việc biên soạn phối hợp sách hướng dẫn phương pháp nấu nướng trong quyển Thực phẩm và phương pháp nấu ăn Thực dưỡng và xin cảm ơn ông Iwao Yoshizaki và Ô. Yoshiro Fujiwara, Giám đốc đại diện cho nhà xuất bản Nhật ở New York đã hỗ trợ liên tục cho các kế hoạch xuất bản sách Thực dưỡng.

Michio Kushi
Brookline, Massachusettes 4, 1998

Gửi bởi: Thelast Apr 26 2007, 04:44 PM

CHƯƠNG I
ĐIỀU BÍ ẨN CỦA BỆNH VIÊM KHỚP


Ngày nay, chúng ta đối mặt với một vấn đề sức khỏe xem ra dường như bí ẩn. Đây không phải là vấn đề mới. Từ hàng ngàn năm trước nhân loại đã cố gắng tìm hiểu nó. Bất chấp những cố gắng của những bộ óc tinh tế, những chi phí hàng trăm triệu đô la để tìm kiếm, điều bí ẩn vẫn còn chưa được thấu hiểu. Mỗi chúng ta dường như đều có những kinh nghiệm cá nhân về vấn đề này trong cuộc sống của chúng ta. Do chúng ta không hiểu rõ nó, chúng ta không thể tránh được nó. Đó là điều bí ẩn của bệnh viêm khớp.

Tại Mỹ quốc, có độ khoảng 37 triệu người được chẩn đoán là mắc bệnh viêm khớp. Nếu chúng ta thêm vào con số này những người đau đớn do viêm khớp mà không được y khoa chẩn đoán, con số trên có thể lên đến 70 triệu người. Như thế có nghĩa là gồm 1/3 của dân số Hiệp Chủng Quốc. Và ngay cả con số chưa phát hiện được đầy đủ trong qui mô của bệnh viêm khớp. Mỗi người chúng ta ngày một già đi có nghĩa là ngày càng gần nguy cơ mắc phải bệnh viêm khớp. Trên thực tế, hầu hết mỗi người trên 60 tuổi đều có các khớp chuyển biến thành bệnh. Bệnh viêm khớp là một thành quả của sức khỏe mà chúng ta không thể tránh khỏi.

Mục đích của quyển sách này là để tìm hiểu tại sao bệnh viêm khớp lại trở thành như là một mô hình xấu trong đời sống chúng ta. Để hiểu được trọn vẹn, chúng ta bắt đầu bằng cách truy nguyên nguồn gốc của nó. Đây là chìa khóa mà chúng ta có thể hiểu rõ được nguyên do thực sự của bệnh viêm khớp, và do đó chúng ta có thể sửa chữa nó hoặc tránh được nó. Bắt đầu sự tìm kiếm, chúng ta có thể xác định là những hiểu biết về bệnh viêm khớp hiện nay, các nguyên do, cách trị liệu và hiệu quả đạt được, và thế nào mà bệnh thoái hóa này lại làm biến đổi cả cá nhân và tập thể của chúng ta.

Từ “arthritis” rút ra ở ngôn ngữ Đức. “Arth” nghĩa là “khớp nối” và “itis” có nghĩa là “viêm sưng”. Theo như định nghĩa này, viêm khớp là viêm sưng của một hay nhiều các khớp trong cơ thể .

Vào thời đó, các định nghĩa này được đặt ra để cho vào loại viêm khớp đang chi phối, còn đến ngày nay, với các lối chẩn trị hiện đại, định nghĩa bệnh viêm khớp đặt ra để thống kê cho nhiều loại viêm khớp hơn là chỉ cho vài loại viêm sưng. Nó bao gồm các vấn đề của các loại khớp và các mô liên quan, rộng hơn nửa cho các triệu chứng biểu lộ chung với bệnh viêm khớp.

Chuyên môn hơn, bệnh viêm khớp là một bệnh đến dưới một tên tổng quát của bệnh phong thấp rheumatic Diseases. Rheumatism là một từ ngữ Đức lấy ra từ “Rheumatisomos”, hay chất nhầy mà được tin rằng chảy ra từ óc đến các khớp và các phần của cơ thể, gây ra đau đớn theo nhiều cấp độ. Bệnh phong thấp là một tên gọi trong đó bao gồm cả những đau đớn và hóa cứng trong vài bộ phận của hệ thống cơ bắp, và đặc biệt cho các loại viêm khớp chính.

Viêm khớp là một trong nhiều bệnh nan y đã có từ xưa kia và làm khổ con người. Tổ tiên chúng ta, người vượn từ hai triệu năm trước cũng gánh chịu nhiều các bệnh viêm khớp mạn tính ở cột sống. Trong các xét nghiệm bằng tia X lên các xác ướp người Ai Cập cho thấy có sự biểu lộ của bệnh viêm khớp. Hoàng đế Ram II, cai trị Ai Cập từ 1304 đến 1225 trước Công nguyên cũng đã thống khổ vì bệnh này. Hippocrates, thầy thuốc cổ Hy Lạp cũng là người cha đẻ của nền y khoa hiện nay, thâm hiểu và đã có phương pháp trị bệnh viêm khớp. Trong Vương quốc La Mã trước đây cũng có một phương pháp tắm phức tạp nhằm chữa khỏi các cơn đau của viêm khớp.

Một vài nhân vật danh tiếng trong lịch sử cũng không thoát được bệnh này, trong đó gồm : Christopher, Columbus, Cardinal Richelieu, Mary Gueen of Scots, Tổng thống James Madison, Horace the Poet, Julius Caesar, Augustus Caesar, Pope Pius II, Leonardo de Vinci, Michaelangelo, Benjamin Franklin và Martin Luther.

Viêm khớp thật là một bệnh phổ biến, nó đánh vào cả nhà thơ, nhà chính trị, văn sĩ, nghệ sĩ, ngay cả các vị vua và hoàng hậu cũng không chừa !

Có nhiều cách chữa trị lạ kỳ đã được dùng để làm giảm đau bệnh viêm khớp. Châm cứu được dùng ở Trung Quốc. Các bộ lạc Phi Châu thì dùng cách xâm mình, ở Ấn Độ vào năm 1.200 trước công nguyên thì đã dùng dầu xoa bóp, dùng con đỉa và trích máu. Hippocrates thì khuyên để làm tiêu các viêm xương phải kiêng ăn với khẩu phần trong đó hạn chế rượu vang và thỉnh thoảng cho bệnh nhân thuốc xổ. Người La Mã thì dùng : dược thảo, rượu chát, mỡ ở da, tắm nóng, dùng cây thìa là, hạt cây Lanh, dấm, lá chanh và một vài loại thực phẩm khác. Sách thuốc Galen của các y sĩ La Mã có toa kê dùng pho mát và thịt lợn áp vào các khớp đau, người Tibetans, Mã Lai, Nhật có một lối chữa trị giống nhau. Trên thực tế dường như có rất nhiều cách, nhiều bài thuốc chữa viêm khớp đáng làm cho người ta ngạc nhiên.

Thông qua nhiều phương pháp như kể trên, chúng ta có thể thấy rõ được chiến lược căn bản đã dùng trước đây. Trước nhất là họ cố tống khứ các chất thừa ra khỏi cơ thể bằng cách kiêng ăn và xổ với thuốc nhuận tràng, gây cho ói, hạn chế thức ăn. Sự suy nghĩ chung vẫn là viêm khớp gây nên cho sự quá thặng dư trong cơ thể cần phải thải trừ ra ngoài và cơ thể sẽ trở lại tình trạng bình thường. Sự lập luận của chiến lược trên rất dễ hiểu nếu cho một căn bệnh khớp căng sưng, nóng. Cách chữa trị tổng quát thứ nhì gồm các cách trị liệu đặc biệt ngay tại vùng rối loạn cốt để làm giảm cường độ đau đớn. Kết quả của các lối trị liệu trên không mấy hiệu quả. Nếu một trong các cách trị liệu trên có kết quả thì nó đã được dùng cho đến ngày nay. Rốt lại nó chỉ mang lại cho chúng ta được cái ý kiêng ăn và châm cứu.

Phương pháp điều trị hiện tại thì gồm cả một đống đồ sộ dược phẩm được phân loại kết hợp với vật lý trị liệu và tập luyện. Khi nó không mang lại một kết quả nào thì người ta dùng phẫu thuật. Dù là những phương pháp này đôi khi mang lại một kết quả tạm thời, nó không bao giờ mang lại một thay đổi tận gốc của tiến trình viêm khớp.

Tại Mỹ hiện nay có khoảng 37 triệu ca viêm khớp chia thành http://www.thucduong.vn/detail.aspx?id=86:

Với 100 loại viêm khớp được phân định ra làm hai loại lớn tùy theo triệu chứng nó gây nên trên khớp và trên cơ thể. Mục một gồm các loại viêm khớp sưng đỏ do triệu chứng gây viêm sưng đỏ trên cơ thể hoặc khớp. Gồm các bệnh: Rheumatoid arthritis, tenosynovitis, Lupus erythematous, polymyositis, dermatomyositis, psoriatic arthritis và vài loại nửa. Mục bệnh hai gồm các loại viêm khớp không gây sưng đỏ gồm : osteoarthritis và isolated osteoarthritis, traumatic arthritis, pseudogout, neuroarthropathy, enthesopathy và tendonitis. Tuy nhiên mục phân chia này không phải là không bị phản đối do có loại đáng lẽ không mà lại bị viêm đỏ, do đó thật là khó có thể chẩn đoán chính xác.
Viêm khớp tấn công vào mọi lứa tuổi, 150.000 người cho độ tuổi dưới 16, và cũng không ít cho lứa tuổi sơ sinh và khi chúng ta càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Đến tuổi già thì viêm khớp trở thành người bạn đồng hành. Thật là một điều đau khổ và âu sầu. Với những cá nhân thích thú ăn các loại trái cây, họ thường được kinh nghiệm về sự đau đớn, khó khăn hoặc bị hạn chế vận động.

Sự lan tràn bệnh viêm khớp thật là một tai họa lớn cho xã hội, hàng triệu triệu người không thể thực hiện được đầy đủ các chức năng trong cuộc sống của họ, và với những ca nghiêm trọng họ không còn có thể làm việc hoặc tự chăm sóc mình. Thiệt hại ra sao ? Để định mức nó được, chúng ta thử xác định trên ảnh hưởng kinh tế.

BẢNG 1 : VÀI THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA BỆNH VIÊM KHỚP

+ Đánh giá trực tiếp trên việc chăm sóc y tế hàng năm
• Bệnh viện phí : 1,431,000,000 $
• Y sĩ khám bệnh : 1,238,000,000 $
• Dịch vụ chăm sóc đặc biệt : 322,000,000 $
• Dược phẩm: 798,000,000 $
• Chăm sóc tại nhà: 679,000,000 $
• Các phương thức khác:
• Tổng cộng trực tiếp: 6,226,000,000 $
+ Đánh giá gián tiếp của việc chăm sóc y tế, hàng năm
• Mất lương bổng: 6,046,000,000 $
• Mất việc làm tại nhà: 661,000,000 $
• Mất lương bổng và việc nhà cho các nhà từ thiện 239,000,000 $
• Mất nguồn tài chánh do chết sớm: 97,000,000 $
• Tổng cộng gián tiếp: 7,045,000,000 $
• Tổng cộng giá trị kinh tế
hàng năm USD: 13,269,000,000 $

Số liệu trên được công bố năm 1982 do Trung tâm sức khỏe quốc gia Interview Survey, Nursing Home Survey và bệnh viện Discharge Survey (năm 1975)

Mười ba tỷ đô la được chi phí hàng năm và mọi năm lại có hàng triệu ca mới được chẩn đoán thêm, con số nêu trên thực tế còn cao hơn nhiều.

Khoảng mục giá trị trực tiếp cho biết những việc tiêu phí thực tế cho bệnh viêm khớp như khám bác sĩ, chi phí nhà thương, thuốc men, thử nghiệm y tế và vài loại khác. Trong vài trường hợp, nhiều bệnh nhân viêm khớp không thể làm việc đều đặn do quá đau đớn và kết quả mất đi giá trị của công việc. Nếu tình trạng càng nghiêm trọng, bệnh nhân phải vào sống ở trại từ thiện.

Các mục giá trị gián tiếp trên chưa bao gồm các khoản thuế bị thất thoát, các khoản không có khả năng chi trả và nhiều khoản chi đáng kể tăng lên hàng năm của bệnh viêm khớp. Những con số trên cho ta thấy một nguồn kinh tế lớn đã được chi phí vào bệnh này.

Những con số cũng chưa phải là vấn đề lớn lao gì, nó không thể bộc lộ đủ các khía cạnh của bệnh viêm khớp. Viêm khớp nói lên điều gì cho từng cá nhân ? nó liên hệ và tác động ra sao đến cuộc sống từng cá nhân?

Mỗi sáng thức dậy và lập tức đối mặt với cơn đau thật là một cảnh chẳng thú vị chút nào ... Vậy mà đối với người bị bệnh viêm khớp đó lại là một phần cuộc sống của họ. Việc giản đơn nhất như ra khỏi giường trong mỗi buổi sáng, rồi đến nhà tắm để chải răng, đối với chúng ta chỉ là việc thường, lại là một hành động dũng cảm và nhẫn nại của bệnh nhân viêm khớp. Suốt ngày cơn đau dai dẳng làm tiêu phế đi nào là thể chất, tinh thần, tình cảm, gây khó khăn cho sự tập trung trên phận sự phải thực hiện trong ngày. Viêm khớp như tô đen cuộc sống và tất cả những phần của nó.

Những thân nhân người bệnh cũng trở nên căng thẳng, nếu một người nam hay nữ trong nhà mang bệnh, những người khác cũng phải kiên nhẫn, làm việc và tận tâm với họ. Nếu một đứa trẻ mắc bệnh, thật là một nguồn âu lo cho cha mẹ nó và tăng thêm sự túng thiếu đã vượt mức bình thường, chi phí ở nhà trường và vui đùa để trẻ phát triển tốt.

Rồi thì nào là thiên tài, năng khiếu sẵn có trong một số người cũng bị lu mờ do bệnh viêm khớp. Nguồn lực quan trọng nhất của xã hội là sức khỏe, thể chất, sinh khí của từng con người, nếu những tính năng này được nguyên vẹn thì hầu hết các khó khăn đều có thể vượt qua. Trái lại khi nó bị sa sút, yếu kém do bệnh tật có nghĩa là xã hội cũng suy sụp theo.

Gửi bởi: Thelast Apr 26 2007, 04:56 PM

CHƯƠNG 2
CÁC BỆNH VIÊM KHỚP CHỦ YẾU


Trong tất cả các bệnh viêm khớp, vấn đề cơ bản chung là ở các khớp. Để hiểu rõ, đòi hỏi phải xem xét cấu tạo, chức năng thiên nhiên của nó. Trong biểu đồ sau đây, chúng ta có thể biết được cấu trúc của một khớp bình thường.

Khi một khớp khỏe, nó cho phép hoạt động ở một phạm vi rộng tùy thuộc vào vị trí của nó trên cơ thể.

Khớp là nơi hai xương gặp nhau, có rất nhiều khớp trên cơ thể như đốt sống là do nhiều xương và khớp liên kết thẳng đứng. Hông, đầu gối, mắt cá chân và chân tất cả đều có các khớp, cũng như vai, cùi chỏ và tay. Ở những nơi các xương gặp nhau, thiên nhiên đã cấu tạo các lớp đệm. Các đĩa xương được làm bởi các vật liệu đặc đệm giữa các đốt sống, những khớp khác như là đầu gối và cùi chỏ, có nhiều chất đệm dầu của màng hoạt dịch làm trơn các khớp.

Khi các khớp chuyển động, hai xương di chuyển nhẹ nhàng bởi lớp sụn bao bọc hai đầu xương. Hoạt động của các khớp làm dồn nén các chất dịch và được các chất dịch nuôi dưỡng. Bên ngoài các khớp là các cấu trúc nâng đỡ: các cơ, dây chằng, níu cột vững chắc các khớp đúng chỗ khi di chuyển, những túi hoạt dịch nhỏ cũng làm đệm cho các khớp hoạt động.

Chức năng chủ yếu của khớp là làm cho đủ khả năng để cơ thể hoạt động. Nếu cơ thể chúng ta chỉ là một khối cứng, chúng ta không thể gập cong và gần như không thể nào cử động được. Các khớp cho ta sự tự do để hoạt động trong cuộc sống và nó càng tốt đẹp chúng ta càng được tự do vui thích. Không có một hoạt động nào trong cuộc sống chúng ta mà không tùy thuộc vào các khớp. Với cái nghĩa này, sự hoạt động đã được thiên nhiên tạo mẫu là để giúp gìn giữ các khớp tốt lành chứ không nhằm để làm mòn nó đi.

Để có được các chuyển động thông thường, các khớp chuyển động rất tinh tế và riêng biệt. Vài khớp thành những khối tròn và hốc trong khi các khớp khác nhằm cho cử động xoay tròn hay lại giống như hoạt động của một bản lề. Trong các khối của cơ thể, nhất là ở tay cho chúng ta những khả năng vô cùng tế nhị như để chơi đàn Ghita và Piano, sơn họa và viết lách.

Khả năng tổng quát của các khớp là chịu đỡ và nâng các vật nặng như các khớp lớn ở cuối cột sống, hông, gối được tạo dành chịu đỡ các sức nặng, thêm vào đó là trọng tải của thân thể chúng ta, tất cả các vật chúng ta nâng lên và mang đi đều đè nặng lên các khớp này. Tương phản với các khớp trên là các khớp nhỏ ở phần trên và ở ngoại vi cơ thể, đặc biệt là ở tay và cùi chỏ. Chúng nó được tạo phù hợp cho các hoạt động tinh tế. Dù nó cũng có thể mang và dời các vật nặng nhưng khả năng chỉ có giới hạn so với các khớp lớn bên dưới cơ thể.

Vậy tại sao có sự trục trặc ở các khớp ? Các bạn thử nghĩ xem tất cả các phần của khớp đều có thể có vấn đề : sụn, màng, hoạt dịch, chất nhờn, gân, túi hoạt dịch và dây chằng. Do thiên nhiên xếp đặt quá nhiều thứ vào một nơi, nên tất cả đều có thể gây ra nhiều vấn đề.

Khả năng di chuyển, làm việc, hoàn thiện trong đời sống chúng ta tùy thuộc vào sự khỏe mạnh của các khớp. Nào là tình cảm đối với kẻ khác, nào là sự hiện diện, nào là chữ ký nhờ đó mà người khác nhận biết được chúng ta. Tình trạng của các khớp hình thành phần cơ bản của thiên nhiên và của cá nhân chúng ta. Khi chúng ta có vấn đề ở các khớp, các nhận xét của người khác về chúng ta cũng thay đổi. Hãy nhìn một vài người nào đó, lưng cong đi đứng vặn vẹo, hoặc họ lê bước chân đi thật là một hình, một hình ảnh gợi lên sự hom hem và suy nhược. Trái lại nếu các khớp khỏe mạnh, chúng ta đứng thẳng và cử động nhẹ nhàng, tạo ra một ấn tượng trẻ trung, đầy sinh lực và sức sống.

Khi các khớp có vấn đề, thì theo sau cùng lúc nhiều triệu chứng, tùy theo loại đau khớp, toàn bộ cơ thể bị rắc rối như đau khớp Lupus, các triệu chứng lại rất ít thấy ở đau khớp osteoarthritis. Thật rất là khó chẩn đoán và trị liệu hữu hiệu cho các chứng đau khớp.

Với kinh nghiệm, giờ đây chúng ta hãy xem xét các loại đau khớp chủ yếu và các triệu chứng đặc thù của chúng.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:28 AM

* Đau thấp khớp (Rheumatoid Arthritis): Ông Alfred Baring Garrod, Tiến sĩ y khoa ở Anh Quốc là cha đẻ của danh từ bệnh này. Ông ta chọn chữ “rheumatoid” để diễn tả loại đau khớp này do triệu chứng của bệnh, nhất là ở giai đoạn đầu là có sốt kèm.

Đau khớp Rheumatoid thường là viêm sưng các khớp trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng hoạt dịch bao phủ các khớp. Cùng với sự giãn nở màng hoạt dịch là thể tích các chất nhờn của khớp tăng lên.

Ảnh 2: Viêm khớp Rheumatoid arthritis

Trong bệnh này, các khớp rối loạn trở nên sưng phồng do màng hoạt dịch sưng viêm: Các mô trong màng hoạt dịch phân chia ra và viêm sưng tại các khớp lan ra các phần, khác của cơ thể. Kết quả là khớp trở nên sưng phồng và cứng. Dòng máu làm cho các khớp nóng lên. Các dưỡng tố thoát ra từ các mô chảy vào trong các khớp gây đau đớn. Triệu chứng thường là đau đớn khi cử động hay đau đột xuất. Nếu tiến trình này tiếp diễn, sụn và xương bị ăn mòn làm méo mó các khớp và cuối cùng là hóa cứng toàn bộ.

Mắt cá và cổ tay thường bị rheumatoid arthitis. Đầu gối kế đến là xương mu bàn chân bị liên quan. Cũng có thể các khớp khác bị đau dính líu.

Bệnh Rheumatoid arthritis không phải là một bệnh tại chỗ. Toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng. Kèm theo là các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi và ngủ mất ngon, sụt cân. Vài trường hợp gây ra bệnh thiếu máu, nhất là trong những ca nghiêm trọng. Phổi cũng bị ảnh hưởng. Viêm màng phổi, màng lồng ngực. Tụy tạng nở to do sự sản xuất bất ổn của bạch cầu. Bệnh tim đập nhanh cũng có thể xuất hiện, lạnh, ẩm ướt, có cảm giác như kim châm bàn tay và bàn chân, thường vã mồ hôi, nổi cục dưới da được gọi là bệnh khớp bướu, các bướu nhỏ như hạt đậu nhất là ở vùng cùi chỏ.

Bệnh lâu nặng sẽ trở thành mãn tính. Tuy nhiên có hai trường hợp cần được xem xét. Có người chỉ bị cơn bệnh ngắn và rồi bệnh rút lui không bao giờ trở lại. Đó gọi là bệnh monocyclic. Loại thứ hai cơn đau trở lại sau một thời gian bình thường, được gọi là bệnh polycyclic.

Bệnh Rheumatoid arthritis đánh vào 2 đến 3 phụ nữ so với 1 nam giới, như vậy là 75% bệnh nhân là giới nữ nhiều nhất ở độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi.

Để chẩn trị bệnh, có nhiều cách trên 80% các ca, nhân tố latex trong bệnh Rheumatoid arthritis dương tính. Thử nghiệm lắng cặn để tìm tỷ lệ các thành phần nặng của máu, tỷ lệ càng cao chứng tỏ bệnh càng nghiêm trọng. Sau rốt X quang sẽ cho biết các phần tổn hại của xương và sụn.

Sự chữa trị thông thường cho bệnh này là thuốc aspirin được dùng như một loại trẩm thống “giảm đau” và chống viêm sưng, và aspirin dược phẩm dùng hầu hết cho các bệnh Rheumatoid arthritis, một vài thứ thuốc khác cũng được chỉ định. Người thầy thuốc có thể chọn dược phẩm cơ bản cho các bệnh nghiêm trọng và xem xét các phản ứng thuốc của bệnh nhân. Khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân phải được giám sát cẩn thận và tăng liều lượng, kéo dài thời gian điều trị tình trạng bệnh.

Thêm vào đó, vật lý trị liệu là cần thiết để giúp cho các khớp hoạt động. Các loại trị liệu khác như chườm túi nóng, túi lạnh, túi ấm và điện nhiệt cũng được xử dụng.

Một thời khóa biểu cho việc tự tập luyện dành cho các bệnh nhân còn có thể hoạt động được ở các khớp bị thương tổn cũng giúp ích rất nhiều.

Sự ngơi nghỉ cũng quan trọng bởi các bài luyện tập bình thường bị hạn chế do bị đau đớn. Sự đau đớn liên miên hàng ngày làm mệt mỏi và nản lòng cần phải được dưỡng sức đặc biệt.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:39 AM

* Bệnh Lupus: Bệnh đau khớp lupus là bệnh gây ra nhiều triệu chứng. Danh từ đầy đủ để gọi tên bệnh là Systemic lupus erythematosus và một lối viết tắt khác là “lupus” hoặc là “sle”. Hệ thống miễn dịch tự động dùng để bảo vệ cơ thể nay lại đi tàn phá các mô. Nguyên do gây ra bệnh còn chưa được biết.

Triệu chứng của bệnh lupus ảnh hưởng cả một phần lớn cơ thể. Sự phát ban hình cánh bướm ở sống mũi và gò má được trông thấy, hiện tượng Raynaud (đổi màu sắc ở bàn tay), bị tróc những mảng lớn ở da đầu. Các khớp da của bệnh nhân bị phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, miệng bệnh nhân có thể bị lở loét. Loại Pleuritis có thể gây nguy hại cho màng phổi, loại Percarditis làm viêm ở vùng tim và viêm sưng phúc mạc vùng bụng.

Phân nửa số bệnh nhân lupus còn bị viêm thận, hồng tồn giảm dẫn đến bệnh thiếu máu, bạch cầu cũng giảm thiểu.

Thêm vào các triệu chứng là khớp bị viêm, nhất là ở vùng hoạt động. Giống như viêm khớp rheumatoid, dù triệu chứng có khác nhau tùy theo tình trạng, các khớp thường không sưng ở bệnh viêm khớp Lupus và không nghiêm trọng như viêm rheumatoid, khi cử động thì ít đau đớn hơn... Viêm khớp lupus tác hại vào các khớp cũng giống như viêm khớp rheumatoid. Cổ tay và mắt cá, đặc biệt là ở ngón tay giữa và đầu gối phần dưới cơ thể là thường bị tấn công nhiều nhất. Cột xương sống thường không bị ảnh hưởng.

Đến 90% trường hợp viêm khớp Lupus xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong thời kỳ thai đầu của thai phụ. Sau khi sanh nở, triệu chứng có thể trở nên xấu hơn.

Thử nghiệm chẩn trị gồm thử độ máu giảm, phân tích nước tiểu, chiếu x quang, xem điện tâm đồ hoặc thanh tâm đồ. Các thử nghiệm trên được bổ sung thêm phương pháp thử nghiệm vật lý cơ bản.

Thuốc viên để trị bệnh lupus tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Chất cortisone và ngăn miễn nhiễm được dùng trong ca nghiêm trọng. Các chất thường là chất chống viêm sưng như aspirin và hydroxychloroquine.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:40 AM

* Bệnh Osteoarthritis: Bệnh này ăn mòn dần và làm suy sụt chất sụn ở các khớp, sau một thời kỳ lớp sụn trở nên lõm và mòn hỏng, và hai đầu xương có thể cọ vào nhau, các xương phát triển dầy lên và làm các khớp dính vào nhau.

Các loại viêm khớp được phân biệt nhiều loại do nhiều yếu tố khác nhau. Ở bệnh osteoathritis này không hề có một viêm sưng nào, hoặc có rất ít. Nó dẫn tiến chậm chạp và âm thầm thay vì các chu kỳ có cường độ mạnh hơn của các loại viêm khớp khác. Và thường không kèm theo triệu chứng gì.Trong quá khứ bệnh này thường đi kèm với quá trình tuổi tác. Một phần lý do của lý thuyết trên là bệnh ngày càng tăng lên khi tuổi càng cao. Ở tuổi 40, 90% mọi người đều bị thoái hoá ở các khớp chịu lực. Và ở tuổi 60 không có ai ngoại lệ. Dù có sự thay đổi này, nhiều người cũng không có triệu chứng rõ ràng lắm để ghi nhận là có bệnh chính thức.

Mục tiêu tấn công hàng đầu của osteoarthritis dường như là ở các khớp chịu lực. Hông, gối, chân, cột sống. Gai xương có thể xuất hiện ở cổ hoặc phần cuối đốt sống. Các đốt cột sống hẹp lại và các đĩa đệm trên ở giữa bị mòn? Đối với các phần trên cơ thể phần cuối các ngón tay thường có ảnh hưởng. Gai xương lan ra ở đầu các ngón tay, như là bị bướu cứng, có thể có cả gai xương ở các khớp thứ nhì của ngón tay bướu. Kết quả là các ngón tay cong queo, đầy gai xương và cứng.

Chẩn trị bệnh thường bằng x quang cho thấy khoảng giữa các khớp ở khớp hẹp lại và cuối cùng dính vào nhau. Các ngón tay rất đau. Nói chung, các thí nghiệm về máu của bệnh nhân được ghi nhận là vẫn bình thường.

Ảnh 3: Viêm khớp Osteoarthrite

Chương trình tập luyện cho bệnh nhân là cốt làm tăng trưởng phạm vi hoạt động của khớp và làm cho dẻo khớp một liều vừa phải aspirin được kê đơn, và các loại thuốc viêm chống viên sưng được khuyên dùng. Để làm giảm đau, đắp nóng và lạnh lên chỗ khớp đau.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:40 AM

* ANKYLOSING SPONDYLITIS: Loại viêm khớp Ankylosing spondylitis gọi tắt là AS được gọi khi mô viêm sưng tỏa ra rộng khắp đầu gân, dây chằng bám vào xương, gai xương mục giữa khớp và làm cho khớp dính lại. Quá trình này tiến dọc theo cột sống.

Trong bệnh Ankylosing spondylitis, đĩa đệm co lại và các đốt sống hợp dính lại. Trước tiên bệnh tấùn công vào phần dưới của đốt sống và từ từ tiến lên phía trên. Không phải nó làm cho cột sống cứng và đứng thẳng mà xương sống ngày càng cong xuống, mắt chỉ nhìn xuống đất, ngực xẹp lại và không giữ được dáng đi bình thường do các đốt sống bên dưới dính lại. Tư thế này chúng ta thường thấy ở người trọng tuổi, chân bước lê và phải dùng gậy chống.

Bệnh Ankylosing spondylitis tiến triển chậm và cường độ không mạnh. Lớp tuổi tiêu biểu bắt đầu từ 16 đến 35 tuổi và tiến triển tiếp tục trong thời gian dài cho đến khi được phát hiện ra. Thường bệnh tấn công vào người đàn ông. Triệu chứng thường là mất cân và mệt nhọc…, trường hợp nghiêm trọng đôi mắt bị đau đỏ. Trong vài trường hợp vành động mạch chủ của tim bị tấn công.

Ảnh 4: Đốt sống bình thường.

Ảnh 5: Bệnh ANKYLOSING SPODYLITIS

Bệnh có nhân tố di truyền, gen JLA 26 được tìm thấy ở 80% ca bệnh, x quang được dùng để kiểm tra sự hợp nhất của các đốt sống.

Trị liệu thông thường cho bệnh AS là vật lý trị liệu và luyện tập cá nhân để giữ sự cho các khớp mềm dẻo. Aspirin không được ghi dùng cho bệnh này.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:41 AM

* Thống phong (Gout): Xuyên qua lịch sử, có rất nhiều nhân vật lừng danh đã chịu đau đớn vì bệnh này. Trong số đó có Benjamin, Fran Klin, Michaelangelo, Leonardo de Vinci, Milton, sir Issac Newton, Charles Darwin.... đã nhiễm phải một trong các loại viêm khớp gây đau đớn nhiều nhất. Tiến trình của bệnh thường đi theo cùng một kiểu mẫu. Trước tiên axit uric tăng cao trong máu. Axit uric là một sản phẩm bình thường sinh ra từ sự biến dưỡng của cơ thể, có giao động chút ít ở tuổi dậy thì, thời kỳ mãn kinh ở phái nữ thường lượng axit tăng cao. Nếu tiếp tục một lượng thái quá trong máu, axit uric sẽ biến thành dạng tinh thể và đóng ở các khớp và mô. Các tinh thể này gồm có muối urate được gọi là Tophus, đóng trú trong các khớp và gây viêm sưng khớp kèm nóng đỏ. Không phải chỉ những các khớp bị nhiễm mà ở thân cũng vậy và tiến đến hình thành sỏi thận.

Thông thường cơn đau đớn đầu tiên khởi vào buổi tối và sẽ tấn công theo từng chu kỳ. Trước hết là tấn công với cường độ cao trong vài ngày và đến một thời kỳ hơn hai tuần lễ không thấy triệu chứng gì trước khi có một đợt tấn công kế tiếp. Thời gian có thể thay đổi từng cá nhân nhưng kiểu mẫu bệnh tổng quát là xen kẽ giữa hai kỳ đau và không đau liên tục. Sau đó nếu bệnh trở nên xấu đi, cơn đau sẽ liên tục không bao ngừng.

Ảnh 6: Thống phong

Thống phong là một bệnh tương đối ít khắc nghiệt, 90% bệnh nhân thống phong có kinh nghiệm bị tấn công vào ngón chân cái nhiều lần trong thời gian họ bị bệnh này, loại đặc biệt này có tên gọi là podgra.

Thống phong thường xuất hiện ở ngón chân cái. Sưng viêm, nóng và đau đớn nhiều, chỗ khớp nổi đầy những gai nhọn tinh thể.

Ở các vùng thấp khác, như mu bàn chân, mắt cá, gót chân, đầu gối cũng có thể bị dính líu. Các phần phía trên cơ thể như cổ tay, ngón tay, cùi chỏ cũng vậy. Vài trường hợp có triệu chứng bong gân mắt cá, nứt gót chân, đau nhói ở ngón chân cái.

Trong bảng tóm tắt thống kê các bạn có thể thấy hầu hết 80 đến 90% bệnh nhân loại này đều là đàn ông.

Để chẩn trị người ta thử nghiệm mẫu nước tiểu, độ cao của axit trong máu, hoặc mẫu nước nhờn ở khớp (xác định tinh thể).

Trị liệu thống phong (gout) bao gồm phương pháp kiêng ăn và dược phẩm. Do yếu tố kiêng ăn trong bệnh thống phong được nhận định là có liên quan. Một khẩu phần nhiều thịt đặc biệt là nhiều purine được tin tưởng là sẽ gây ra bệnh thống phong, do biến dưỡng của cơ thể không thể phá vỡ nổi sự quá tải này. Thêm vào đó nếu lại uống nhiều rượu thì khó lòng tránh khỏi bệnh này.

Trong sự liên quan giữa thức ăn và bệnh gout có một dữ kiện rất lý thú trong khoa học dịch tễ học ở thế kỷ 20 này. Đó là hiện tượng bệnh phong thấp giảm thiểu rõ rệt trong và sau thòi kỳ đệ nhất và đệ nhị thế chiến, lý do là trong hai thời kỳ này thực phẩm hiếm hoi, nhất là loại thực phẩm giàu chất lượng. Bệnh thống phong cũng ít thấy ở những người thổ dân sống trong vùng của họ, dường như đời sống nơi đó gần thiên nhiên hơn, lối sống và dùng thực phẩm truyền thống nên bệnh thống phong rất là hiếm thấy.

Dược phẩm trị liệu hàng đầu cho bệnh này là colchicine phenybutasone, idométhacin và một vài loại chống viêm sưng khác thường được dùng. Đôi khi người ta tiêm thẳng corticosteroids vào khớp viêm. Thêm vào đó là các dược phẩm làm giảm axit uric dùng giữa hai thời kỳ bệnh tấn công.

Để tránh nhầm lẫn, nên biết có một dạng khác của arthritis, gọi là pseudogout cũng có thể có, dù nó tương tự như bệnh thống phong (gout), nhưng đặc biệt khác ở chỗ các tinh thể phát triển ở khớp. Đó là những tinh thể pyrophosphate, và gồm có nhiều calcium. Các tinh thể này được tạo thành ở các phần bên dưới cơ thể, và gây nhiều vấn đề cho người cao tuổi. Tuổi 70 là mức bình quân của lần bệnh đầu tiên. Đầu gối thường hay bị nhất, kế đó là cườm tay và mắt cá. Cơn bệnh không rõ rệt và kéo dài hơn là trong bệnh gout.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:41 AM

* Chữa viêm khớp theo phương pháp hiện đại: Cách chữa viêm khớp ngày nay gồm có dược phẩm vật lý trị liệu và luyện tập, nếu bệnh không khỏi, giải phẫu là biện pháp sau cùng.

Thuốc viên là cách trị liệu hàng đầu, dùng làm giảm đau và viêm nóng. Do phải dùng thuốc thường xuyên để giảm triệu chứng, thuốc viêm có khuynh hướng trở thành nghiện.

Aspirin là thuốc hàng đầu trị viêm khớp. Trên 22 tỉ viên được sử dụng cho một năm tại Mỹ, quá nửa là dùng cho bệnh viêm khớp. Loại viêm sưng nóng của Rheumatoid và lupus thì sử dụng aspirin.

Aspirin ngày nay gốc được làm từ than đá hoặc dầu hỏa salicyclic acid.Nhóm acétyl của nguyên tử được thêm vào để “chế ngự” hoặc làm giảm độc tính của phản ứng phụ của salicyclic acid. Sau khi trộn và chế hóa, hỗn hợp thuốc được lọc và sấy khô. Bột bắp hoặc hoạt thạch được thêm vào kế đó. Sau hết tùy theo nhãn hiệu mà tỉ lệ Aspirin được làm đầy 90/10 hoặc 80/20.

Lý thuyết hiện nay để hiểu tác dụng của aspirin là nó khử được hoạt động của prostaglandin (sản phẩm của cơ thể chứa hơn 20 hóc môn). Một phần chức năng của prostaglandin là phản ứng đau và viêm làm cơ thể đau đớn. Aspirin chặn phản ứng tự nhiên này của prostaglandin và kết quả là cơn đau và viêm giảm.

Hỗ trợ cho aspirin, có nhiều loại dược phẩm mạnh được kê đơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của khớp viêm. Một chương trình vật lý trị liệu được dùng để chữa viêm khớp. Chườm túi nóng và lạnh, điện nhiệt, tắm thuốc, xoa bóp, cử động tại các khớp có vấn đề và các kỹ thuật khác nhằm làm giảm đau và giữ cho khớp mềm dẻo tăng phạm vi hoạt động.

Nếu không kết quả, giải phẫu được dùng. Khoảng 40.000 bộ hông được thay thế hàng năm ỡ Mỹ quốc, và con số ngày càng tăng hàng năm. Người ta sản xuất những khớp hông bằng thép, vitalium, plastic và polyethylene. Ngoài ra còn có ngón chân, ngón tay, đầu gối, mắt cá, vai, cùi chỏ nhân tạo nửa!

Do số lượng các loại chưa nhiều như khớp hông nên chưa được phổ biến và giải phẫu không có nghĩa là không còn bị viêm khớp nửa, mà chỉ cho thấy sự bất lực của các phương pháp trị liệu, phần bị bệnh được cắt bỏ khỏi cơ thể và ngay khi giải phẫu thay thế rồi thì bệnh viêm khớp lại có thể tấn công các phần khác của cơ thể.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:43 AM

LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ BỆNH VIÊM KHỚP

Xuyên qua lịch sử, nhiều khối óc nối tiếp đã tìm cách mà cũng không giải quyết được, như Hippocrates, cha đẻ của y học hiện nay, Galen một nhà vua thời La Mã, Benjamin Franklin và nhiều người khác đã đưa ra nhiều lý thuyết chữa bệnh. Nhưng vẫn chưa có kết quả gì trong việc ngừa hay làm lùi bệnh viêm khớp. Ngày nay chúng ta có nhiều kỹ thật để giải quyết vấn đề này gồm cả máy siêu âm vi tính để đo và phân tích kết quả và những máy hiển vi điện tử để quan sát trong cơ thể. Những máy móc kỳ diệu này cũng chưa đem lại một câu trả lời xác định nào để trị liệu hiệu quả bệnh viêm khớp. Kết cục là có rất nhiều lý thuyết giải thích lý do của bệnh này.

Một trong lý thuyết đó về duyên do của bệnh viêm khớp là lý thuyết Hereditary hoặc nói rõ ra là lý thuyết về sự tin tưởng rằng có người khi được sinh ra đã có khuynh hướng mắc bệnh viêm khớp do cấu trúc khuyết điểm của di truyền. Điều này còn hoài nghi ở bệnh viêm khớp osteoarthritis. Như vậy là do cấu trúc lúc sanh ra thiếu sót sẽ chắc chắn dẫn đến bệnh tật này. Kết quả sự tìm tòi trong lĩnh vực này, nhiều loại viêm khớp đã tìm thấy có dấu di truyền. Người ta đã tìm ra yếu tố HLA-DR4 có thể liên quan tới bệnh viêm khớp arthritis. Trong bệnh ankylosing spondylitis , yếu tố di truyền HLH-B27 được tìm thấy như thế không có nghĩa là mọi người có yếu tố này đều mang bệnh viêm khớp mà phần lớn người có yếu tố này cũng mắc bệnh viêm khớp arthritis, cần phải thẩm tra lại sự liên quan này.

Một câu hỏi khác, như là siêu vi phải chăng là tác nhân gây bệnh? Những tác nhân này tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta và bị một ảnh hưởng nào đó làm cho nó biến đổi và gây nên bệnh viêm khớp arthritis.

Một trường phái khác lại cho rằng các yếu tố biến dưỡng có thể gây ra bệnh viêm arthritis. Sự biến dưỡng là tiến trình hoá học và vật lý để biến đổi thực phẩm thành nguyên sinh chất và từ nguyên sinh chất được dùng và vỡ ra các chất phế phẩm , đồng thời phóng thích ra năng lượng cho tất cả tiến trình của sự sống. Các tiến trình này tạo ra các yếu tố biến dưỡng có thể đo lường được. Ví dụ như mức độ cao của calcium, hay thiếu betaendomorphin (một peptide trong não) được phát hiện trong vài bệnh nhân viêm khớp arthritis. Vi sinh vật cũng có liên can để có thể gây nên bệnh. Tổng quát là các yếu tố biến dưỡng bị thừa hoặc thiếu cũng thế do vậy vai trò gây nên bệnh viêm khớp arthritis chưa được hiểu thấu đáo nhưng vẫn cứ phải học tập. Hệ miễn dịch là hệ chủ yếu cho sức khoẻ và sức sống tổng quát của chúng ta, nó giúp cơ thể trung hòa các tác nhân ngoại. Đôi khi hệ thống này lại có thể tàn phá các mô khoẻ mạnh, như trong viêm khớp Lupus. Lý do nào khiến hệ thống miễn nhiễm mất đi chức năng của nó như vậy thì vẫn chưa được biết. Có một lĩnh vực thứ hai cho những câu hỏi về bệnh viêm khớp mới mẻ và được nhiều chú ý. Có lẽ nó xuất hiện từ những câu hỏi cơ bản do bệnh nhân viêm khớp thường hỏi: Có phải những thứ mà tôi ăn đã gây nên vấn đề? Trong quá khứ quan điểm về cách ăn uống và bệnh viêm khớp có liên quan với nhau thường được xem nhẹ. Ngoại trừ bệnh thống phong (gout), không có một thức ăn nào được thiết lập cho con bệnh. Việc gạt bỏ vấn đề này thật là quá vội vã do nghiên cứu và thử nghiệm không được thấu đáo rõ ràng. Tuy nhiên cho đến nay tình hình này đã thay đổi.

Trong công báo Arthritis and Rheumastism, với đầu đề “Trị liệu bằng thức ăn cho bệnh, viêm khớp” của Richard S. Panush đã tuyên bố một vài thông báo quan sát cho thấy , trị liệu bằng kiêng ăn có giá trị chữa bệnh viêm khớp. Với kết quả thử nghiệm cho 26 bệnh nhân, 11 bệnh nhân được dùng cách kiêng ăn có lợi cho bệnh viêm khớp và 15 người khác áp dụng các món kiêng ăn cốt để trấn an. Kết quả không mấy thuyết phục là 5 bệnh nhân được dùng các thực đơn có lợi cho bệnh được cải thiện và các bệnh nhân không dùng phương pháp kiêng ăn bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Căn cứ trên kết quả của phương pháp thực nghiệm, đề tài trên kết luận “Dường như là hữu lý khi đánh giá cái quan niệm cải thiện vì môi trường và chất dinh dưỡng có thể làm nhẹ bệnh viêm khớp, giả thuyết này đòi hỏi phải được thử nghiệm thêm”.

Trong một đề tài khác, cũng về vấn đề này, bác sĩ Morris Ziff bình luận như sau”. Tất cả vấn đề đã được xem xét cho thấy cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng việc trị liệu bằng cách kiêng ăn cho bệnh viêm khớp”.

Việc thử nghiệm phương pháp kiêng ăn ban đầu đã cho thấy một bước lý thú và hào hứng trong việc tìm kiếm mắt xích giữa bệnh viêm khớp và thức ăn hàng ngày.

Từ sự bắt đầu này, rõ ràng là cần phải có sự nghiên cứu sâu xa hơn và được chỉ đạo đúng đắn.

Một trường phái khác lại tin tưởng hoàn toàn về việc liên hệ của thực phẩm và bệnh viêm khớp. Sự tin tưởng này đầu tiên do bệnh dị ứng (Allergistis). Bệnh dị ứng là phản ứng của cơ thể với thức ăn và các vật chất trong môi trường xung quanh. Bệnh dị ứng tổng quát phản ứng xuất hiện khi chúng ta ăn thứ gì đó và thình lình bị nổi mề đai, ngứa hoặc bị hắt hơi. Đây thường là một phản ứng tức thời, tuy nhiên nhiều ca dị ứng có tính cách chậm hơn, điều này được tiến sĩ y khoa James Breneman ghi nhận trích dẫn sau đây:

“Tôi không còn nghi ngờ gì trong nhiều trường hợp triệu chứng của bệnh viêm khớp đã dính líu đến các thức ăn dị ứng có phản ứng chậm, rất nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ như thế, trong khi chúng ta chưa có một cái nhìn chính xác vấn đề này, tôi nghĩ thật là hữu lý khi đánh giá khoảng chừng 60 đến 70% bệnh viêm khớp có lợi do áp dụng phương pháp kiêng ăn”

Những thức ăn dị ứng như thịt heo, cá, sữa, trứng và rượu là thức ăn có hại trong các thức ăn gây phản ứng dị ứng chậm.

Thêm vào các phát hiện trên, một số lớn cá nhân thực hành đã phát hiện ra sự liên quan giữa thức ăn và viêm khớp. Một bác sĩ Trung Quốc, ông Collin Dong tiến sĩ y khoa, đã khám phá được rằng tránh ăn thịt sắc đỏ, thực phẩm chế biến từ sữa, cây cà dược có tác động gây đau đớn cho bệnh viêm khớp. Trong quyển “New hope for the arthritic”, ông đã kể ra những phản ứng dị ứng do thức ăn nhiễm hóa chất như là lý do của bệnh viêm khớp. Ông đề nghiï thay đổi thực phẩm hàng ngày là việc đầu tiên để chữa bệnh viêm khớp và khuyên nên thay đổi thực phẩm suốt thời kỳ phục sức, mặt khác bệnh khớp có thể tái phát nếu dùng lại các thực phẩm gây bệnh.

Giáo sư bác sĩ Nornan Childers, của trường đại học Rutgers, có một công bố về sự liên quan giữa bệnh khớp và các thức ăn họ cà như: khoai tây, cà chua, tiêu, và cà tím, ông cho biết các loại này có chứa chất độc gây nên bệnh viêm khớp nhất là ở khoai tây và cà chua có chứa chất độc chất alkaloid tên là solamine, ông khám phá được là giảm các thức ăn này thì triệu chứng viêm khớp cũng giảm theo.

Về các thực phẩm chế biến từ sữa, trong tài liệu “Don’t drink your milk”, Bác sĩ Frank Oski bàn về việc tiêu thụ quá trớn loại thực phẩm này, ông đã kể ra nhiều vấn đề về sức khỏe được tái lập từ việc ngưng uống sữa và các thực phẩm từ sữa, trong đó gồm cả bệnh đau khớp.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:43 AM

KẾT LUẬN

Vậy chúng ta có thể kết luận được về bệnh viêm khớp và nguyên nhân của nó?

Đầu tiên, có vô số hiện tượng sinh học của cơ thể có liên quan đến bệnh viêm khớp, từ đây sinh ra nhiều lý thuyết giải thích nguyên do của bệnh. Tuy nhiên chưa ai cung cấp được câu trả lời đầy đủ để đạt được một phương pháp cụ thể ngăn ngừa hoặc chữa được bệnh.

Thứ nhì, thiếu sự nghiên cứu có căn cứ trong sự liên quan giữa việc kiêng ăn và bệnh viêm khớp.

Thứ ba, một cơ thể phát triển theo giả thuyết có sự tương quan giữa thức ăn đặc biệt và bệnh viêm khớp.

Thứ tư, trong vài ba cá nhân việc thay đổi thức ăn có thể giúp chữa bệnh viêm khớp.

Càng ngày chúng ta càng tìm thấy được là các thực phẩm có ảûnh hưởng rất lớn đến bệnh viêm khớp hơn là những gì đã được tin tưởng trước đây, và vai trò của sự kiêng ăn trong bệnh viêm khớp... được đặt ra.

Theo quan điểm dưỡng dinh thì sức khỏe và đời sống hơn tùy thuộc vào thức ăn, và điểm quan trọng để hiểu rõ bệnh viêm khớp là xem thức ăn tác động thế nào lên chúng ta. Để có cái nhìn về sự việc này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu các năng lượng của Dưỡng sinh trong đời sống và cách sắp những nguyên tắc các nguyên lý của Dưỡng sinh và cách áp dụng những nguyên tắc đó trên cơ thể con người cũng như tại sao Dưỡng sinh lại luôn dùng việc kiêng ăn làm cơ bản trong mọi nhận thức.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:51 AM

CHƯƠNG 3
VIÊM KHỚP VÀ SỰ KIÊNG ĂN


Nếu chúng ta xem xét cẩn thận sẽ thấy các triệu chứng bệnh viêm khớp có thể được phân làm hai nhóm :

Nhóm 1:
 Ít có các triệu chứng và ít có sốt đi kèm
 Ít nóng đỏ
 Ít viêm sưng
 Đau nhẹ, sâu.
 Liên quan đến các phần trung tâm và phần dưới thấp của cơ thể.

Nhóm 2 :
 Nhiều phần của cơ thể bị dính líu và kèm theo nhiều triệu chứng.
 Nhiều nóng đỏ
 Sưng viêm nặng
 Đau nhức dữ dội và theo chu kỳ
 Liên quan phần.... ngoại biên và phần trên cơ thể.

Hiểu biết tất cả các loại viêm khớp là bước đầu để hiểu được nguyên do của bệnh. Câu hỏi kế tiếp là điều gì đã tạo ra sự khác biệt này trong sự khác biệt của bệnh viêm khớp.

Trong nếp nghĩ dưỡng sinh, điều kiện thể chất mà chúng ta tái tạo mỗi ngày bởi những gì mà chúng ta thu nhận từ môi trường xung quanh. Trong đó, thức ăn và uống hằng ngày đóng vai trò then chốt. Hằng ngày chúng ta tiếp thu môi trường xung quanh dưới hình thức thực phẩm. Chúng ta xử dụng năng lượng và nguồn dinh dưỡng trong thức ăn để tái tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho hoạt động của đời sống chúng ta. Do vậy chất lượng thức ăn và thức uống quyết định chất lượng đời sống chúng ta, bao gồm tình trạng trong máu, chất lỏng, mô, tế bào, xương và các khớp.

Ở các triệu chứng của bệnh viêm khớp, các thức ăn hằng ngày được xem như đã tạo ra hai tác động. Những loại thực phẩm nào đó có tác dụng làm giãn nở cơ thể, trong khi đó những loại khác làm co lại. Trong thiên nhiên hai lực này được Dưỡng sinh qui vào hai lực âm và dương.

Phần lớn các thực phẩm có nguồn gốc động vật gồm trứng, thịt, pho mát gia cầm và hải sản thuộc dương co rút, khi dùng quá nhiều sẽ gây tình trạng quá co thắt trong cơ thể, tình trạng này bị tác động, làm vặn vẹo, méo mó các khớp. Vậy các thức ăn này tác động như thế nào lên cơ thể, các khớp nào bị tác động, với mức độ nào, sinh ra các triệu chứng nào tùy thuộc vào .... sự chọn lựa sử dụng các thực phẩm của từng người. Ví dụ như, vài người ăn thịt bò mỗi ngày, trong khi người khác thì thích dùng thịt gà và trứng. Số lượng thức ăn và tỷ lệ đối với các thực phẩm khác cũng xác định các vị trí riêng biệt của triệu chứng theo từng kinh nghiệm cá nhân.

Các thực phẩm làm từ sữa cũng tác động lên xương và các khớp, trong đó gồm sữa, bơ, kem, kem cây và yaour có tác động làm trương giãn cơ thể và tạo nên các triệu chứng viêm và nóng đỏ. Các loại có nguồn gốc từ sữa khác như pho mát cứng, mặn tạo nên tác động co cứng làm cứng nhắc các khớp.

Sự dùng quá nhiều các thức ăn nêu trên, chứa quá nhiều mỡ và cholestérol còn tác động đến các phần khác của cơ thể, như các mạch máu trở nên hẹp và cằn cỗi, máu chảy qua khó khăn. Trong vài trường hợp, dòng máu đến nuôi dưỡng cơ quan hoặc các phần khác của cơ thể bị nghẽn nghẹt do ống mạch máu đóng quá nhiu mỡ và cholestérol. .

Khi nó xảy ra ở các mạch máu nuôi dưỡng tim, được gọi là nhồi máu tim, nếu xảy ra ở các mạch máu nuôi dưỡng não được gọi là bệnh đột quỵ.

Cả hai tình trạng trên, ngày nay rất phổ biến do người ta dùng quá nhiều thực phẩm động vật. Như chúng ta đã thấy, dùng quá nhiều các thực phẩm thái quá nêu trên đã làm cho cơ thể mất thăng bằng và dẫn đưa đến bệnh tật.

Tránh dùng các thực phẩm thái quá, các mạch máu sẽ thông thoáng dần, và thay thế vào đó các thực phẩm ít mỡ như ngũ cốc, đậu, rau củ tươi, là xây dựng một lối sống tự nhiên, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên vì thay đổi thức ăn, nhiều người lại xoay qua một cực đoan hơn, đó là phương pháp dùng hóa chất, dùng aspirin hằng ngày, hy vọng sẽ ngăn ngừa được bệnh. Aspirin cực âm, tác động trương giản và cho ra rất nhiều phản ứng phụ, nó cản trở khả năng đóng cục của máu và có thể làm vết thương lâu lành. Nó cũng có thể gây cho mạch máu trương giãn và vỡ ra, làm xuất huyết. Aspirin thường gây xuất huyết ở dạ dày, ruột và các cơ quan tiêu hóa.

Như chúng ta đã thấy, nhiều bệnh tim mạch phát sinh do từ sự tiêu thụ quá nhiều thức ăn của động vật chứa mỡ đã bào hóa và cholestérol.

Aspirin một chất gây giãn nỡ cực độ đôi khi cũng có tác dụng làm chậm đi tốc độ trầm tích, tuy nhiên nó không làm thay đổi nguyên nhân, và mang lại nhiều rủi ro cho các tác dụng phụ của nó. Hơn thế nửa nhiều tình trạng bệnh tim mạch lại do một nguyên do trái nghịch. Đó là do tiêu thụ quá nhiều đường, sữa, ca phê, nước ngọt, kem cây, trái cây vùng nhiệt đới, và vài loại thức ăn quá âm khác gây tác động trương giãn. Cú đột quỵ do vỡ mạch máu ở não là một ví dụ của loại hình mất trật tự này, và aspirin, một sản phẩm có tính trương giãn, không giúp gì cho trường hợp này mà trái lại còn làm cho xấu đi.

Nói tổng quát, thức ăn có nguồn gốc thực vật âm hơn và tác dụng trương giãn hơn là thức ăn từ động vật, tuy nhiên có nhiều cấp trương giãn khác nhau. Một vài thức ăn động vật mọc ở vùng nhiệt đới thì có tác dụng làm trương giãn hơn là các loại mọc ở ôn đới. Rau củ như cà chua, khoai tây, khoai ngọt, khoai từ, cà tím, tiêu, và các loại khác đến từ vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới có tác dụng rất âm. Các loại trái cây nhiệt và bán nhiệt đới như chuối, dứa, chanh cũng rất âm , cũng như các sản phẩm càphê, đường, chocola, gia vị. Trong khi các loại ăn được như gạo lứt, đậu, rau củ tươi trồng tại chỗ, rong biển và các loại có nguồn gốc từ các vùng ôn đới thì quân bình hơn về hai lực trương giãn và thu hút (hoặc năng lực âm và dương). Một sơ đồ sắp xếp theo mục lục các thức ăn theo âm và dương sẽ được trình bày dưới đây.

Những loại thực phẩm quá âm có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm khớp. Ví dụ như vai trò của các loại rau củ như khoai tây, cà chua, cà tím và tiêu đối với bệnh viêm khớp ngày càng được nhận rõ. Trong quyển Bệnh viêm khớp và họ cây cà, Bác sĩ Norman Childers cho biết mỗi khi ông loại bỏ các hình thức này trong bữa ăn của ông, bệnh viêm khớp lập tức được giảm rõ rệt.

Khoai tây và cà chua có nguồn gốc tại Nam Mỹ, do những người Tây Ban Nha khám phá ra vào khoảng năm 1600 và mang vào Âu châu. Lúc đầu nó bị dân chúng hoài nghi, tuy nhiên qua một thời gian được cả Âu châu chấp nhận dùng làm thức ăn. Lần đầu khi khoai tây được mang lại trồng tại Châu Âu, người ta bội thu, và từ kết quả này khoai tây được nhân rộng ra khắp lục địa như là một nguồn dinh dưỡng có giá trị.

Nhưng do nó được mang trồng những vùng khác xa nơi nguồn gốc nên nó bị thiệt hại do nhiều loại sâu bọ, côn trùng. Và khoai tây từ đó thay thế cho loại thức ăn hạt đã được trồng ở đất Châu Âu từ hàng ngàn năm, người ta ngày càng xem nó là thức ăn thông thường. Vào năm 1840, hàng triệu người bị đói khát do khoai tây trồng bị nhiễm bệnh, bị côn trùng phá hoại làm mất mùa thu hoạch.

Khoai tây và cà chua chứa một độc chất gọi là Solamine loại alkaloid cùng họ với nicotine và caffeine, có dưới da của củ khoai, trong những mầm xanh, chồi non. Solamine gây bất lợi cho hệ thống tiêu hóa và hệ thần kinh và là tác nhân làm bệnh viêm khớp phát triển.

Tiêu thụ liên tục những loại rau củ này, thuộc họ nhà cà, sẽ làm cạn kiệt nguồn calcium ở xương và gây nên sự trầm tích ở các khớp, mạch máu và các phần khác của cơ thể, ăn quá nhiều loại này còn làm suy yếu ruột. Các độc chất tích lũy ở trong và xung quanh các khớp xương, cũng như là ở các cơ quan khác, gây hiện tượng vôi hóa, viêm và sưng đỏ ở các khớp.

Có lần một người phụ nữ đến để xin hướng dẫn về phương pháp dưỡng sinh. Cô ta đến từ Péru, là nơi nguồn gốc trồng cây cà chua. Suốt thời niên thiếu, cô ta dùng cà chua theo cách nấu nướng cổ truyền phơi khô rồi tán thành viên bột và ăn như là một thức ăn gia vị. Tuy thế, khi đến Mỹ, cô ta khởi sự dùng cà chua như là một thức ăn chính. Và ăn rất nhiều so với lúc ở Péru. Hơn thế nửa, cô lại bắt đầu dùng cà chua theo kiểu Mỹ: gồm cách đút lò và chiên. Với cách ăn này sau nhiều năm tình trạng sức khỏe của cô ta dần dần xấu đi. Cho đến khi cô đến một trung tâm hướng dẫn Dưỡng sinh của chúng tôi, hầu hết các khớp xương trên thân thể của cô đều đau nhức kịch liệt, táo bón hàng tuần và chỉ đi ngoài được nhờ vào dụng cụ thụt.

Ảnh 7: Ví dụ về thức ăn được sắp xếp theo âm và dương

Đường tinh chế, một sản phẩm cục âm, cũng có tác động lên xương và khớp xương. Đường đơn, như mật ong, đường tinh chế, sirô cây thích maple syrup, được tiêu thụ và đi vào máu rất nhanh, làm cho máu bị axít hóa. Để trung hòa, cơ thể huy động những muối khoáng dự trữ bên trong tạo ra chất đệm trung hòa và loại bỏ các axít dư này. Nếu cứ mãi ăn đường, nguồn muối khoáng trong máu sẽ cạn kiệt và đến lúc này nguồn calcium trong xương và răng phải được dùng đến để tạo cân bằng cho sự tiêu dùng thái quá các loại kẹo, nước ngọt, các món tráng miệng có đường. Trong ca nghiêm trọng hơn, xương có thể làm bị dòn và mòn đi do kho dự trữ khoáng chất cạn kiệt.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:53 AM

 Các loại viêm khớp: Tổng quát, triệu chứng viêm khớp được phân làm hai loại :

1. Viêm khớp âm (trương giãn): do dùng quá nhiều thức ăn.... và uống cực âm như trái cây, nước trái cây (đặc biệt các loại đuợc trồng ở vùng nhiệt đới), gia vị các thức uống có hương vị, nước ngọt, đường, màu mùi nhân tạo, mật ong, chocolate, cũng như dùng thái hóa các loại cà chua, khoai tây, cà tím, và các loại thức ăn rau củ có nguồn gốc nhiệt đới.

2. Viêm khớp dương (thu rút): Do dùng quá nhiều thức ăn quá dương, như, thịt, trứng, trai sò và các loại động vật khác. Quá nhiều muối và khoáng chất khác, như dùng quá nhiều calcium cộng thêm với việc tiêu thụ các thức ăn làm từ sữa, cũng tạo nên trạng thái co rút thái quá ở các khớp.

Tuy vậy, dù là loại viêm khớp nào, mức độ càng trầm trọng hơn nếu tiêu thụ thêm nhiều mỡ và dầu từ nguồn động vật hay thực vật. Thêm vào đó, cảø hai loại viêm khớp đều càng trầm trọng hơn nếu dùng quá nhiều nước, nước ướp lạnh như soda, bia, rượu và các thức uống ướp lạnh khác. Kem cây đương nhiên cũng là một trong những yếu tố chính góp thêm phần vào đó.

Có hàng trăm loại viêm khớp khác nhau được xác định, tuy nhiên chúng đều có thể được xếp vào loại âm hơn hoặc dương hơn (có vài loại viêm khớp gồm cả hai tính) tùy theo nguyên nhân và tính cách triệu chứng của nó tạo nên.

Chi tiết hơn, chúng ta có thể phân chia hai loại trên thành các phụ lục tùy theo mức độ âm hơn (trương giãn) hoặc dương hơn (thu rút) tùy theo các triệu chứng nó gây ra. Cách sắp xếp này phù hợp với sự am hiểu về sự diễn biến năng lượng nguồn gốc từ phương pháp thực hành châm cứu và các hình thức khác thuộc y học cổ truyền Đông phương kết hợp với phương pháp Dưỡng sinh ngày nay.

Theo cái nhìn dưỡng sinh, âm và dương nảy sinh trong hoạt động liên tục của năng lượng trong thiên nhiên. (Từ năng lượng ở đây được dùng để diễn tả các hiện tượng chứ không ám chỉ các tia sóng bức xạ). Mọi vật ngay cả kim loại, đá quý, kim cương chỉ là những rung động ở cấp độ nguyên tử. Hơn nửa mọi vật đều tự biến đổi trạng thái của chúng; không có một vật gì định tĩnh hoặc không thay đổi.

Trên trái đất, chu kỳ âm, dương bộc lộ ra ngày và đêm, và sự thay đổi các mùa. Ví dụ trong những tháng đông gió lạnh, năng lượng trở nên cô đọng, cây cỏ và loại vật ngưng nghỉ, giảm hoạt động lại, trong khi đó hoạt động của con người cũng trở nên tập trung và thầm kín. Trong các tháng mùa hạ, năng lượng trương giãn thắng thế. Cây cối phát triển xum xuê, phong phú và con người hoạt động hơn, hướng ra bên ngoài hơn.

Thông thường vào ban đêm, năng lượng của bầu khí quyển trở nên tĩnh, hướng hạ, trong khi buổi sáng và suốt ngày đầy ánh sáng, hoạt động hơn và có tính hướng thượng.

Trong chu kỳ này, năng lượng hoạt động đi đi lại lại giữa hai lực co rút và trương giãn, nóng và lạnh, ánh sáng và bóng đêm với giai đoạn thay đổi của hai chiều hướng. Ví dụ như mùa xuân, đại diện cho sự bắt đầu trương giãn, thực vật đâm chồi, nẩy tược và xanh tươi (màu âm), bắt đầu chiếm lĩnh ưu thế. Mùa hạ là thời kỳ tột đỉnh trương giãn, của nhiệt lượng tràn đầy, kích thích cây cỏ thêm tươi tốt trong thế giới thực vật. Và rồi năng lượng biến đổi qua thu phân. Tại Đông phương được gọi lúc này là mùa “hạ chậm” (tại Mỹ gọi là mùa hè Ấn Độ), ta bắt đầu chuyển qua thời kỳ hướng hạ hơn hoặc là thời năng lượng tập trung.

Năng lượng thu hút lên đến đỉnh trong suốt mùa thu, cây cối rụng lá và dần chìm vào trạng thái ngủ yên. Sau đông chí, năng lượng mặt trời dần dần tái hoạt hóa lại năng lượng trong bầu khí quyển và trong vương quốc thực vật. Tiến trình này dần dần được bù lại bởi thời tiết lạnh giá của mùa đông, năng lượng trong bầu khí quyển có khuynh hướng nổi lên giữa hai lực trương giãn và thu hút. Những mô hình tương tự trong chu kỳ ngày và đêm và khắp nơi trong thiên nhiên.

Xuyên qua lịch sử, nhiều tên gọi đã được dùng để diễn tả các giai đoạn của chu kỳ này. Các tên gọi này trong Dưỡng sinh được dùng để diễn tả khuynh hướng ưu thế của năng lượng hoạt động tại mỗi giai đoạn của chu kỳ. Trong Dưỡng sinh xem các giai đoạn của năng lượng chuyển biến như sau:

1. Hướng thượng năng lượng (mùa xuân)
2. Hoạt hóa hoặc trương giãn năng lượng (mùa hạ)
3. Hướng hạ năng lượng (cuối hạ).
4. Thu liễm năng lượng (mùa thu)
5. Phiêu bồng năng lượng (mùa đông)

Các y sĩ Đông phương kết hợp các giai đoạn này với các hiện tượng và đặt tên chúng thành:

1. Mộc
2. Hoả
3. Thổ
4. Kim
5. Thuỷ

Bảng ngũ hành của năng lượng

Bảng sắp xếp này có thể bao trùm tất cả mọi vật trong thế giới tự nhiên. Như trong bảng 2, chúng ta có thể thấy ngay trong thực vật cũng có rất nhiều sự khác nhau, như rễ cây chứa nhiều năng lực tập trung và hướng hạ, còn mầm chồi và lá xanh lớn lá mọc hướng lên trên và nhiều lực trương giãn. Và rồi đặc biệt các rau củ tròn như bắp cải, hành củ thì tùy mức độ chứa năng lực mức giữa. Tương tự như thế, có thể phân biệt các loại ngũ cốc, trái cây và các thực phẩm khác.

Các phần khác nhau của cơ thể, như các cơ quan bên trong, cũng có thể sắp xếp theo phẩm chất năng lượng của nó. Với quan điểm này, mọi vật đều là sự biến thể của năng lượng, cũng không phải là điều gì mới mẻ. Nó đã được ghi chép trong dịch kinh, hoặc trong nội kinh của hoàng đế, quyển sách đầu tiên trình bày nền tảng, lý thuyết của y học Đông phương hàng ngàn năm trước đây. Để biết thêm chi tiết nói về các giai đoạn chuyển biến của năng lượng và các chu kỳ khác của năng lượng, xin xem quyển Dưỡng sinh và y học phương đông, tác giả Micho Kuchi với Phillip Jannetta, nhà xuất bản Nhật (1998) .

Viêm khớp là sự mất cân bằng trong dòng nuôi dưỡng và năng lượng của cơ thể. Như vậy sự hiểu biết về âm dương và các giai đoạn chuyển hóa của năng lượng có thể giúp làm sáng tỏ bí mật của bệnh viêm khớp. Ví dụ như, các khớp trở nên cứng, khô,..... kết dính lại là do sự co cụm quá trớn (năng lượng hướng hạ). Phạm vi trong đó nếu các triệu chứng xuất hiện càng lớn, có nghĩa là mức độ co rút của năng lượng càng nhiều. Và mặt khác, nếu các khớp trở nên sưng phồng, giãn ra, hoặc viêm sưng, thì đó là đặc trưng của năng lượng hướng thượng, trương giãn quá độ. Cấp độ trương giãn qua các triệu chứng xuất hiện càng lớn, mức độ năng lượng trương giãn của viêm khớp càng cao.

Ảnh 8: triệu chứng viêm khớp và các giai đoạn của năng lượng

Trong ảnh 8, biểu tượng đầu tiên đề cập đến sự tương quan trương giãn và co rút của năng lượng chuyển hóa. Chúng ta hãy thử xem các loại viêm khớp chủ yếu liên quan với các giai đoạn của năng lượng chuyển hóa như thế nào.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:55 AM

Bệnh viêm khớp Rheumatoid Arthritis: Triệu chứng thông thường của bệnh viêm khớp này là viêm và sưng đỏ ở các khớp và cường độ đau theo chu kỳ có thể trở thành mạn tính. Thông thường nó tác động các khớp như khớp đốt ngón ở tay, cổ tay, đầu gối ,mắt cá chân.

Loại viêm khớp này thường kèm theo nhiều triệu chứng như sốt nhẹ, mệt nhọc, kém ăn và sụt cân thiếu máu cũng có thể dẫn đến viêm màng phổi, trương giãn lá lách, tim đập nhanh và có sự phát triển bướu viêm (Cục hình thành dưới làn da), đặc biệt ở gần khuỷu tay.

Gồm nhiều ở phần ngoại vi khớp, ổ tay, cẳng chân, bàn chân, có viêm đỏ và rất nhiều triệu chứng, chứng tỏ bệnh Rheumatoid arthritis do từ sự quá dư thừa năng lượng “hướng thượng” trong cơ thể. Đó là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có năng lượng trương giãn mạnh, như trái cây, nước trái cây (đặc biệt trái cây ở vùng nhiệt đới), gia vị, chất ngọt cô đặc, rượu, và rau củ như cà chua, khoai tây, họ cà, là nguyên do tình trạng này. Sự tiêu thụ mỡ, gồm cả trong sữa, kem cây, bơ, pho mát, gà giò và trứng cũng có thể tạo ra sự tập trung năng lượng hướng thượng dẫn đến bệnh này.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:56 AM

Bệnh viêm khớp Lupus: Triệu chứng thông thường của bệnh này là các khớp đau nhức và dễ thương tổn khi cử động, nhưng không có viêm và nóng đỏ. Thường bị ở các khớp cổ tay, khớp ngón tay (nhất là khớp ngón giữa) và đầu gối.

Tình trạng này là một phần của nhiều triệu chứng khác trong cơ thể: nổi ban ở da, đặc biệt là hai gò má và sống mũi, rụng tóc,.... da phản ứng mạnh với ánh nắng, lở miệng, mất quá nhiều Protein trong nước tiểu, viêm sưng ở vùng tim, màng phổi, và ở màng khoang bụng, giảm máu rối loạn tâm thần và đôi khi co giật. Các phần khớp bị bệnh tổng quát của bệnh này cũng giống như các phần khớp của bệnh Rheumatoid, ngay cả các khớp cũng không bị viêm sưng, triệu chứng đi kèm còn nhiều hơn trong bệnh Rheumatiod chứng tỏ là bệnh Lupus nằm trong tình trạng trương giãn cực kỳ hơn nửa.

Bệnh Lupus gây nên do tiêu thụ quá nhiều thức ăn quá âm như đường, các chất ngọt nhân tạo, trái cây nhiệt đới, kem cây, chocolat, nước ngọt, hóa chất, thuốc viên, các loại dược phẩm và rau củ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Mỡ và Protein động vật, gồm cả trong sữa và sản phẩm từ sữa, cũng góp phần do tạo ra các cục u và mỡ đóng ở phổi, thận, ruột non làm giảm đi khả năng thải độc của cơ thể.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:56 AM

Viêm khớp ostéoarthritis: Triệu chứng thông thường của bệnh này là lớp sụn ở các khớp xương bị ăn mòn dần, các khớp hẹp lại, và gai xương phát triển làm các xương dính liền lại. Vùng hông, xương sống, đầu gối, và khớp chân thường bị tấn công, những mấu xương được tạo thành ở khớp cuối các ngón. Thường không có nhiều triệu chứng đi kèm.

Như chúng ta thấy, các khớp ở trung tâm và phần dưới cơ thể, đặc biệt ở hông và xương sống thường bị tấn công trong bệnh này đôi khi kéo theo một vài phần ngoại vi như các khớp ở đầu gối, chân và các ngón tay. Vị trí của các khớp nói trên chứng tỏ tình trạng năng lượng hướng hạ hoặc cô đọng đã trở nên quá thừa thãi.

Thực phẩm có năng lượng cô đọng gồm mỡ động vật, ù trong thịt, trứng, gia cầm, pho mát, cũng như nhiều muối và các chất khoáng. Loại mỡ đã bão hòa trong thức ăn động vật tụ đọng ở các khớp nằm sâu hoặc nằm phần dưới cơ thể. Sự phát triển các mấu xương ở phần cuối của ngón tay cũng là dấu hiệu tiêu thụ quá nhiều mỡ, đặc biệt có trong gà giò, trứng, gia cầm. Trái cây, đường, kẹo ngọt, trái cây nhiệt đới và rau củ và các thức ăn quá âm cũng tạo nên sự xói mòn dần các khớp được thấy trong bệnh viêm khớp ostéoarthritis này.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:57 AM

Viêm khớp ANKYLOSING SPONDYLITIS: Bệnh này tạo viêm nóng ở gân hoặc dây chằng giữ xương, nó thường bắt đầu ở phần cuối xương sống và dần dần tiến lên phía trên và kèm theo chút ít mệt nhọc, mất cân và viêm sưng ở động mạch chủ của tim.

Trong bệnh này các khớp ở phần cuối xương sống bị tấn công trước. Nói cách khác, nó bắt đầu từ dưới thấp và từ phía trung tâm của cơ thể. Các phần ngoại vi không bị tấn công.

Bệnh viêm khớp này gây nên do thừa thãi quá nhiều năng lượng cô đọng, kết quả từ sự tiêu thụ quá nhiều thịt, trứng, gà giò, pho mát cứng và các loại mỡ chế từ sữa, các chất khoáng và sản phẩm bột nướng.

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cô đọng có thể gây ra vặn vẹo và lệch cấu trúc xương và có thể làm dính kết các khớp xương sống. Hơn thế nửa, một thực đơn giàu mỡ động vật rất bất lợi cho tim, cũng như cho bệnh viêm khớp này. Trong trường hợp đặc biệt hơn, xương sống cứng lại, bị cong lại phía trước với cái đầu nghiêng tạo hẳn một góc độ với thân hình, trạng thái này do kết quả của việc dùng quá nhiều gà, trứng. Sự cứng ngắc của bộ phận cuối xương sống có liên quan tạo ra nhiều vấn đề cho phần đối nghịch lại ở các phần phía trước của cơ thể gồm bàng quang, cơ quan sinh dục và ruột non.

Tiêu thụ quá nhiều đường, nước ngọt, trái cây nhiệt đới và rau củ, gia vị và các thức ăn có quá nhiều năng lượng trương giãn tạo ra viêm và sưng đỏ các vùng gân và dây chằng bám vào xương cũng như ở các van động mạch chủ.

Ảnh 9 : Năm loại viêm khớp

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 08:59 AM

Bệnh Thống phong (Gout): Bệnh viêm khớp (gout) tạo sự đau đớn do viêm sưng và viêm nóng đỏ ở ngón chân cái, mu bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay và ngón tay, thường kèm theo nhiễm sỏi thận.

Đặc trưng của bệnh gout thường bị nhiễm vùng khớp phần thấp của cơ thể, chủ yếu ở ngón chân cái. Rất đau đớn, kèm sưng và viêm đỏ, nặng vào ban đêm và bệnh theo chu kỳ. Thống phong là một điển hình của sự tiêu thụ quá trớn của hai loại thực phẩm của trương giãn và cô đọng, và được sắp xếp vào loại tương ứng với năng lượng (nổi lên) phiêu bồng.

Bệnh gây nên do kết quả của việc dùng quá nhiều hai loại cực âm và dương như thịt và rượu, pho mát và rượu chát, thịt với nước xốt kèm theo các món tráng miệng có đường, thịt nướng và nước giải khát lạnh.

Gửi bởi: Thelast May 1 2007, 09:00 AM

Tiến trình phát triển của bệnh viêm khớp: Viêm khớp là một phần của tiến trình thoái hóa thường liên tục phát triển. Nhưng chúng ta thấy, nó bắt nguồn từ bữa ăn hàng ngày và lối sống của chúng ta. Sự phát triển càng nguy hiểm khi chúng ta càng trọng tuổi.

Những người trẻ khỏe mạnh có đầy đủ điều kiện đối kháng với bệnh viêm khớp, cơ thể của họ mềm dẻo, hoạt động và đầy năng lực. Viêm khớp hiện diện một cách không bình thường khi tuổi già, cơ thể trở nên cứng nhắc. Tuy nhiên nếu thức ăn và cách sống của chúng ta được cân bằng thường xuyên, viêm khớp không xuất hiện, dù lúc tuổi đã già.

Khi bữa ăn của chúng ta được chọn dựa trên nền tảng dùng những thức ăn cân bằng, như ngũ cốc lứt, đậu, rau củ tươi trồng tại địa phương, các hải sản ít mỡ, trái cây trong vùng và vài thứ khác, cơ thể chúng ta có khả năng thải trừ các chất vô ích, tạo nên sự tiêu hóa và biến dưỡng theo tiến trình bình thường, như các nhu động ở ruột và cơ quan bài tiết nước tiểu, mồ hôi, hoạt động cơ thể hàng ngày và ở phụ nữ qua đường kinh nguyệt. Trái lại nếu tiêu thụ thức ăn thái quá, các năng lực thải trừ bình thường không còn khả năng tống khứ các yếu tố thặng dư đó nửa. Khi xảy ra tình huống này, các hiện tượng thải độc xuất hiện: gồm các hiện tượng như ho, tiêu chảy, hắt hơi và dị ứng. Trong chu kỳ cảm cúm cũng là một nỗ lực của cơ thể nhằm đào thải độc tố sau thời gian ăn uống mất quân bình.

Nếu các bữa ăn của chúng ta tiếp tục sai lệch thì ngay cả chu kỳ đào thải chất độc cũng không đủ thanh lọc cơ thể hết chất độc quá tải. Và thời điểm các chất độc bắt đầu tích tụ lại thông thường là dưới dạng mỡ các khối u ở các phần giao tiếp với bên ngoài, như viêm mũi, viêm phổi, vú, thận, ruột non, và cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt. Một lớp mỡ đặc cũng có thể tụ lại dưới da. Nếu cứ thế, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn như viêm xoang mũi, u vú, ho mãn tính và lồng ngực tắc nghẽn, sạn thận, bướu nhỏ ở ruột non, bướu tử cung, u xơ tử cung và phình tuyến tiền liệt. Da khô cứng dần dần do mỡ đã hình thành dưới bề mặt của cơ thể.

Khi sự tiêu thụ các thực phẩm mất cân bằng tiếp tục theo chiều hướng này, các chất thặng dư sẽ bắt đầu tiếp tục ở các phần sâu của cơ thể, gồm các mạch máu, ở các cơ quan như tim, gan, lá lách và tụy tạng.

Cũng như giai đoạn này, chất thặng dư cũng thường đóng ở chung quanh các khớp, gây nên sự thoái hóa khớp thường được thấy trong các bệnh viêm khớp.

Khối lượng và chất lượng của các chất thặng dư xác định được vị trí các khớp bị tổn hại. Viêm khớp không phải là tình trạng đơn lẻ, mà chỉ là một phần tiến trình của toàn bộ cơ thể. Bởi thời gian các khớp bị thoái hóa thường song song với sự tích tụ phát triển ở các cơ quan, làm hạn chế toàn bộ các chức năng của chúng.

Ví dụ như, nhiều bệnh nhân viêm khớp cùøng lúc chịu tình trạng thoái hóa khớp cùng với các căn bệnh như áp huyết cao, trẻo phị, cứng động mạch, tiểu đường, và các bệnh tim mạch và ung thư.

Viêm khớp chỉ là một trong số nhiều triệu chứng của sự hư hỏng khắp cơ thể những kết quả từ những thực phẩm mất quân bình và lối sống sai lệch của chúng ta.

Ngày nay tiến trình bệnh tật này thường bắt đầu từ ngay khi còn ít tuổi. Người ta đã tìm thấy những vết mỡ trong động mạch của các trẻ thơ. Hơn thế nửa, một tỷ lệ cao trẻ em Mỹ quá cân cho thấy việc hình thành các chất mỡ và các chất thặïng dư khác đã xuất hiện quá sớm mà không cần chờ đợi tuổi tác. Cũng thời gian này, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên nhiễm bệnh cứng khớp. Lớp trẻ trong các nước tân tiến thường thiếu sự mềm dẻo ở các khớp so với người lớn đã trưởng thành sống trong các vùng mà các thực phẩm chế biến hiện đại chưa được phổ biến. Theo ý nghĩa này, nhiều người trong thế giới tân tiến đã trở nên già đi một cách không bình thường trước tuổi của mình.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:17 PM

CHƯƠNG 4
DƯỠNG SINH CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP


Nhưng chúng ta đã thấy, các thực đơn kiêng ăn quân bình đóng vai trò thiết yếu trong việc làm giảm tác hại của bệnh viêm khớp. Chúng ta hãy xem qua phác thảo về cơ bản của thực phẩm Dưỡng sinh thông thường. Phương pháp thực dưỡng này thích hợp và thay đổi tuỳ từng cá nhân, có thể làm cơ bản cải tạo sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Bằng thực đơn tiết thực cơ bản hàng ngày xoay quanh các thực phẩm quân bình như ngũ cốc lứt, đậu, rau củ tươi tại địa phương, rong biển và vài loại khác, các độc chất tích lũy trong cơ thể, gồm trong các khớp bị giảm thiểu hoặc loại trừ hẳn.

Dưỡng sinh cung cấp một phương pháp thực dưỡng hợp trật tự thiên nhiên, đúng đắn là một cách sống tôn trọng nhân bản và trật tự vũ trụ, với tinh thần thúc đẩy con người và xã hội hoàn thiện cũng như tạo sức khỏe và mong muốn hòa bình cho thế giới.

Đối chiếu với các thói quen thực dưỡng loại tân tiến, cách ăn Dưỡng sinh căn cứ nhiều trên suy xét dinh dưỡng sau:

1. Nhiều loại carbohydrates toàn phần quân bình và ít đường đơn.
2. Nhiều protein gốc từ thực vật và giảm thiểu protein có nguồn gốc động vật.
3. Giảm hẳn sự tiêu thụ mỡ bão hòa và dùng ít các loại mỡ chưa bão hòa.
4. Quan tâm đặc biệt về sự cân bằng lý tưởng giữa các vitamin, khoáng chất và các nhân tố dinh dưỡng.
5. Dùng các cách tăng trưởng hữu cơ cho cây trồng thực phẩm chất lượng thiên nhiên, và giảm thiểu các loại phân bón hóa chất.
6. Dùng các thực phẩm chế biến theo phương pháp cổ truyền và giảm thiểu các loại thức ăn tinh chế hoặc đoản phần.
7. Dùng nhiều thức ăn giàu sợi xơ hơn các thứ đã mất sinh khí.

Cách thực dưỡng căn bản này đã được thực hành hàng ngày trong hơn hai mươi năm nay cho hàng trăm ngàn người trên thế giới, gồm nhiều gia đình. Hơn thế nửa nó đã được thực hành từ xưa qua hàng nghìn năm bởi nhiều nền văn hóa khác nhau.

Nguyên tắc hướng dẫn thực dưỡng chương này dành cho người sống ở khí hậu ôn hòa. Sự sửa đổi sẽ cần thiết cho người ống ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, hoặc ở vùng địa cực hay là khi di chuyển đến các vùng này. Cũng cần thiết áp dụng uyển chuyển cho phù hợp với đòi hỏi và tình trạng của từng cá nhân.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:19 PM

* Phương pháp thực Dưỡng sinh thông thường : Hướng dẫn sau đây có tính tổng quát và uyển chuyển phương pháp dùng dưỡng sinh, cho biết sự đa dạng của thực phẩm và phương pháp nấu ăn để chọn lựa. Bạn có thể áp dụng chúng khi chọn lựa các thực phẩm thiên nhiên có chất lượng tốt cho bạn và cho gia đình bạn.

* Ngũ cốc lứt : Trong phương pháp thực dưỡng Dưỡng sinh tiêu chuẩn và đặc biệt trong vùng khí hậu ôn đới, ngũ cốc lứt là một phần chủ yếu trong thực đơn hằng ngày, chiếm tỷ lệ từ 40 đến 60-70 (trung bình 50%) trong thực phẩm hàng ngày.

Các loại ngũ cốc lứt và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc:

1. Gạo tẻ lứt :
• Gạo lứt – hạt ngắn, hạt trung bình và hạt dài
• Kem gạo lứt chính thống
• Gạo lứt rang phồng
• Bột gạo lứt
• Bánh gạo lứt.

2. Gạo nếp lứt :
• Gạo nếp lứt
• Bánh cuốn lứt
• Bột cuốn lứt.
Ảnh 10 : Tỷ lệ tiêu chuẩn của bữa ăn dưỡng sinh

3. Gạo hoang :
• Hạt gạo hoang dã.

4. Lúa mì lứt :
• Hạt lúa mì lứt
• Bánh mì lứt
• Bún mì lứt.
• Bún, mì ống, lúa mì lứt.
• Bánh lúa mì lứt.

Sản phẩm từ bột lúa mì lứt, như bánh quy, bánh xốp và các thứ khác.
• Couscous
• Bánh phồng (Bulgur)
• Fu (bánh nướng phồng làm bằng tinh bột lúa mì).
• Scitan (tinh bột lúa mì)

5. Lúa mạch (Barley) :
• Hạt lúa mạch
• Ý dĩ (Pearl Barly)
• Lúa mạch phồng (Puffed Barly)
Sản phẩm từ bột lúa mạch.

6. Lúa mạch đen (rye) :
• Hạt lúa mạch đen
• Bánh mì lúa mạch đen
• Bánh lúa mạch đen
• Bột lúa mạch đen.

7. Hạt kê (millet) :
• Kê hạt
• Bột kê
• Kê phồng (Puffet millet)

8. Yến mạch (oats) :
• Yếu mạch lứt
• Steel cut oats
• Yếu mạch cuộn (rolled oats)
• Yếu mạch miếng

9. Bắp ngô:
• Bắp ngô
• Bắp lứt
• Bột ngô
• Arepas

Sản phẩm từ bột bắp như bánh mì bắp, muffins…
• Bắp phồng.

10. Kiều mạch :
• Hạt kiều mạch
• Nui và pasta kiều mạch

Sản phẩm từ bột kiều mạch như bánh kếp..

Các ngũ cốc lứt được nấu lên thì dùng tốt hơn là sản phẩm từ bột hoặc hạt đã xay vỡ ra, do nó dễ tiêu hóa. Nói tổng quát đối với sản phẩm chế từ bột, từ hạt đã vỡ hoặc cuộn lại chiếm ít hơn từ 15 – 20%) lượng ngũ cốc lứt.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:20 PM

* Súp : Súp có thể dùng với tỷ lệ 5% cho mỗi người, mỗi ngày, đối với nhiều người, bình quân mỗi ngày I đến 2 tách hoặc một chén súp nhỏ là vừa, tùy theo nhu cầu và sở thích. Súp có thể dùng rau củ, hạt, đậu, rong biển, nui bún và, chế phẩm từ ngũ cốc khác. Sản phẩm từ đậu như đậu hũ, tương ủ, thỉnh thoảng thêm đôi chút cá và hải sản. Súp cần được nêm vừa với tamari, soy sauce, miso, muối biển, mơ muối umeboshi hoặc chút gừng.

Súp cần nấu đặc và đủ chất, hoặc luộc đơn giản. Rau ngũ cốc hoặc đậu hầm lên rất ngon, và bánh lúa mì nướng làm tăng vẻ thẩm mỹ cũng như thêm hương vị cho súp.

* Rau củ : Chọn lựa các loại rau củ và nấu nướng bao gồm 30% tổng số thức ăn hàng ngày.

Các loại rau củ:

Rau củ có thể được dùng theo kiểu súp hoặc với ngũ cốc, rong biển cũng có thể dùng kiểu gạo nhồi (Sushi dưỡng sinh) dùng với bún nui hoặc pasta, nấu với cá hoặc dùng riêng. Các phương pháp nấu được giới thiệu trong sách này gồm nấu, hấp, ép (với dầu và ít nước) và dưa dầm muối. Nêm muối với miso, tamari, soy sauce, muối biển, gạo lứt hoặc dấm umeboshi.

* Đậu : Đậu và chế phẩm từ đậu chiếm 5-10% bữa ăn hàng ngày.

Các loại đậu :
• Xích tiểu đậu (azuki beans)
• Đậu mắt đen (black-eyed)
• Đậu rùa (Black turtle)
• Đậu nành đen (Black soybeans)
• Đậu chim(chick peas)
• Đậu great northern
• Đậu thận (Kidney beans)
• Đậu hòa lan (Lima)
• Đậu lima
• Đậu mun
• Đậu Navy
• Đậu Pinto
• Đậu nành
• Đậu Split
• Đậu Whole dricd
• Đậu mầm (beans sprouts)

Các loại đậu được dùng

Các chế phẩm từ đậu :
• Tàu hũ ky (dried tofu)
• Đậu hũ tươi
• Okara (ốc đậu còn lại sau khi làm đậu hũ)
• Tương sổi (natto)
• Tương Tempeh (tương đậu nành làm theo phương pháp cổ truyền).

Đậu và chế phẩm từ đậu rất dễ tiêu hóa khi nấu với ít gia vị nêm như muối biển, miso hoặc phổ tai (kombu), rong biển. Nó có thể chọn nấu với rau củ, hạt dẻ, táo tây khô, nho hoặc với mạch nha, lúa mì và mật gạo (rice honey). Đậu và chế phẩm có thể dùng với súp và làm món ăn phụ hoặc nấu với ngũ cốc hoặc rong biển.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:21 PM

* Rong biển : Rong biển có thể dùng nấu ăn hằng ngày. Các bữa ăn phụ có thể làm bằng rong arame hoặc Hiziki và nhiều lần trong tuần. Wakame và Kombu (phổ tai) có thể dùng hàng ngày với súp miso và các súp khác, hoặc nấu với rau củ, đậu hoặc dùng như món gia vị. Rong mứt (nori) rang được khuyên hàng ngày hoặc dùng đều đặn, trong khi rau câu (agar agar) chỉ được dùng thỉnh thoảng trong bữa ăn tráng miệng với tên gọi là “thạch” (nó còn có tính nhuận tràng). Sau đây là bảng liệt kê các loại rong biển dùng nấu ăn trong phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh.

Các loại rong biển :
• Rong Arame
• Xu xoa (agar – agar)
• Rong Dulse
• Tóc tiên (Hiziki)
• Tảo Irish
• Phổ tai (Kombu)
• Rong Mekabu
• Mứt (nori)
• Rong Wakame.

* Cá và hải sản : Phương pháp thực dưỡng Dưỡng sinh khuyên chỉ nên dùng cá và hải sản thỉnh thoảng và làm thức ăn phụ kèm với thực phẩm kể trên, ngũ cốc, súp, rau củ, đậu và thức uống.

Số lượng cá và hải sản có thể thay đổi tùy theo nhu cầu từng người ở mức độ một vài lần trong mỗi tuần và chỉ chiếm độ 20% trong số lượng bữa ăn hàng ngày, Các loại cá và hải sản được dùng theo trên là loại phải có ít mỡ cho dễ tiêu hóa.

Các loại cá và hải sản :
• Cá chép (carp)
• Cá tuyết (cod)
• Cá cơm khô (irido)
• Cá lờn bơn (flounder, Halibut)
• Cá chỉ vàng (Snapper)
• Cá nhỏ ớt me (Smelt)
• Cá Hồi (Trout).
• Cá thịt trắng (white-meat-fish)
• Cá Scrod.

Hải sản được dùng thỉnh thoảng :
• Trai (Clams)
• Sò cổ nhỏ (Littleneck clams)
• Cua (crabe)
• Mực (octopus)
• Hàu (oysters)
• Tôm hùm (Lobster)
• Tôm nhỏ (Shrimp).

Các loại cá ít khi dùng :
• Cá xanh (Bluefish)
• Cá mòi (Sardine)
• Cá kiếm (Sworfish)
• Cá ngừ (Tuna)
• Cá Salmon
• Các loại cá có da xanh và thịt đỏ.

Món trang trí rất quan trọng đặc biệt dùng để cân bằng khi dùng trong cá và hải sản, gồm: hành tây lát hoặc ngò, củ cải trắng daikon nạo, gừng, củ cải radish hoặc củ cải horseradish, xà lách sống và củ cải daikon xắt lát. bột mù tạt xanh.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:24 PM

* Trái cây : Trái cây đủ được dùng thỉnh thoảng, tuỳ theo khí hậu, mùa, sự đòi hỏi cá nhân và tùy từng hoàn cảnh. Chí được dùng các loại trái cây trồng nơi vùng ôn đới, Việc dùng thường xuyên các trái cây nhiệt đới không được khuyến khích.

Các loại trái cây :
• Trái Pomme
• Dâu (black berries)
• Dưa đỏ (cantaloupe)
• Nho
• Dưa mật (Honydew melon)
• Chanh
• Dâu tằm
• Cam
• Quít
• Hồng (Persimmon)
• Đào (Peaches)
• Mơ (plum)
• Nho khô
• Trái mơ xôi (Rasp berries)
• Dưa hấu
• Dâu hoang ( Wild berries).
• Hạt quả hạch (Small spanish nuts)
• Hạt đậu phọng (Peanuts).
• Óc chó (walnuts).

Các loại ít dùng hơn :
• Brazil nuts
• Cashews
• Macadamia nuts.

* Các loại hạt :
• Hạt
• Hạt hướng dương
• Hạt mè đen
• Hạt mơ umeboshi
• Hạt Poppy
• Hạt mè trắng
• Hạt bí ngô.
• Hạt bí bầu (Sgnash).

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:25 PM

* Bữa ăn phụ : Thỉnh thoảng có thể ăn phụ, gồm các thức ăn làm từ ngũ cốc lức, như bánh bích quy, bánh mì, bánh phồng, bánh nếp mochi, bánh gạo lức, gạo nhồi và bánh sushi dưỡng sinh. Quả hạch và hạt cũng có thể dùng làm bữa ăn qua loa, như dùng rang với muối biển, tamari soy sauce, hoặc dùng ngọt với các loại mật ngọt làm từ ngũ cốc.

* Gia vị : Có nhiều loại gia vị được dùng thường ngày hoặc dùng thỉnh thoảng. Với số lượng nhỏ rắc trên thức ăn cho có thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng hoặc để kích thích sự ngon miệng. Gia vị được cho vào ngũ cốc, súp, rau củ, đậu và thỉnh thoảng dùng cho các bữa tráng miệng.

Các loại dùng nhiều nhất gồm có :
• Muối mè (muối vừng).
• Rong biển tán bột (chung với mè rang hoặc không).
• Tekka (món gia vị đặc biệt làm bằng mi so đậu nành, dầu mè, ngưu bàng, củ sen, cà rốt và gừng).
• Mơ muối umeboshi.

Các loại thỉnh thoảng dùng :
• Vừng rang
• Tía tô rang và xắt lát
• Shio kombu (phổ tai nấu với tamari soy sauce và nước)
• Rong nori xanh xắt miếng
• Rang nori nấu
• Hành củ và hành tây với miso
• Mơ muối umeboshi hoặc dấm gạo lức.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:26 PM

* Gia vị : Nhiều loại gia vị được dùng khi nấu nướng theo phương pháp dưỡng sinh. Tốt nhất là nên tránh các loại gia vị hăng quá mạnh như càri chẳng hạn, tiêu nóng và các loại khác, và dùng gia vị chế từ các rau củ hoặc muối biển thiên nhiên. Các loại gia vị dùng được giới thiệu sau đây:

Các loại gia vị nêm :
• Muối biển không tinh chế
• Nước chanh ép
• Nước tương cổ truyền
• Nước quít ép
• Tương đặc (miso)
• Nước cam ép
• Giấm gạo lức
• Bột mù tạt xanh
• Giấm mơ muối
• Bột mù tạt vàng
• Mạch nha làm từ lúa mạch
• Dầu mè
• Mạch nha làm từ gạo
• Dầu bắp
• Gừng nạo
• Dầu hướng dương
• Củ cải (daikon) nạo
• Dầu hạt mù tạt
• Củ cải (Radish) nạo
• Dầu olive
• Bột mơ muối
• Mơ muối (umeboshi Plum)
• Rượu nếp (mirin)
• Rượu gạo (amazaké)

Và những loại gia vị khác đã được dùng từ xưa tại địa phương.

Các loại gia vị dùng trang trí món ăn :

Có nhiều loại gia vị được dùng vừa để tạo sự cân bằng cho món ăn vừa giúp tiêu hóa tốt như:
• Củ cải trắng (Daikon) nạo cho món ăn có cá, nui, và các món khác
• Củ cải Thụy Điển (Radish) dùng như củ cải trắng.
• Củ cải ngựa (horserashish): Phần lớn dùng với các món ăn có cá và hải sản
• Hành xắt lát (Scallions): dùng với các món ăn nui, cá và hải sản)
• Cần tây (Parsley)
• Chanh, quít, cam xắt lát: dùng với các món có cá và hải sản.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:26 PM

* Các món tráng miệng : Các thức tráng miệng thỉnh thoảng được dùng sau thức ăn chính như: xích tiểu đậu nấu ngọt với mạch nha, hạt dẻ, bí hoặc nho khô, ngoài ra còn có: Thạch (agar-agar), bánh xốp dùng với trái cây.

* Các thức uống : Tùy theo sự đòi hỏi của từng người và theo từng mùa khí hậu, các thức uống được dùng như:

• Trà cọng, thân cây trà
• Gạo hoặc lúa mạch rang
• Cà phê ngũ cốc
• Nước suối
• Rượu gạo ngọt (amazaké).
• Trà bồ công anh
• Sữa đậu nành (nấu với phổ tai)
• Trà phổ tai
• Trà củ sen
• Trà mu (vỏ trà).

Các loại từ thiên nhiên làm từ thảo mộc không có chất kích thích và mùi màu nhân tạo.
• Rượu ngọt Saké (không có men hóa chất và đường)
• Nước táo tây, nho ép
• Nước cà rốt, dâu ép.

Gửi bởi: Thelast May 5 2007, 10:27 PM

* Thức ăn phụ : Trong vài trường hợp, có thể kết hợp các món ăn theo phương pháp dưỡng sinh với vài món ăn khác, tùy theo sự đòi hỏi của cá nhân, tuy nhiên, trong khi thực hành, các thức ăn phụ thường không cần thiết gì để giữ gìn sức khỏe cả.

* Các lời đề nghị cho một lối sống khỏe mạnh : Cùng với việc chọn lựa thức ăn tốt, cần phải sống theo thiên nhiên để có được sức khỏe. Việc luyện tập thể chất và chọn dùng những dụng cụ nấu ăn, vải mặc, và dụng cụ trong nhà cũng rất cần thiết. Trước kia, con người sống gần với thiên nhiên hơn và ăn uống quân bình hơn, các món ăn tự nhiên không chế hóa. Và rồi theo từng thời kỳ, chúng ta ngày càng rời xa cội nguồn thiên nhiên của chúng ta để sau cùng chuốc lấy các bệnh hiểm nghèo: ung thư và các bệnh nan y khác.

Các lời đề nghị sau đây bổ sung các thực đơn lành mạnh và quân bình, muốn mọi người có một cuộc sống vui và hài hòa với thiên nhiên.

* Sống hạnh phúc, sống vui mỗi ngày, không đau yếu và cố gắng giữ gìn hoạt động về tinh thần và thể chất.

* Nhìn mọi vật và những người mà bạn được gặp với lòng thân ái, biết ơn những người làm ra thực phẩm cho ta.

* Hãy nhai thật nhỏ thức ăn của bạn, ít nhất là năm mươi lần mỗi búng cơm hoặc nhai cho đến khi thức ăn biến thành nước mới nuối.

* Nên đi nghỉ trước lúc nửa đêm và thức giấc lúc sáng sớm.

* Tránh mặc áo quần làm bằng vải tổng hợp hoặc vải len. Nếu có thể dùng vải cô ton, nhất là quần áo lót. Đừng đeo quá nhiều đồ trang sức làm bằng kim khí trên người, chỉ trang sức đơn giản và dễ thương.

* Nếu được, thường đi dạo với áo quần đơn giản. Đi bộ trên cỏ, bờ biển, hoặc đi chân trần độ nửa giờ mỗi ngày. Hãy sắp xếp nhà cửa gọn gàng, từ nhà ăn, phòng tắm, phòng ngủ, phòng khách và mọi nơi.

* Quan hệ tốt với cha mẹ, con cái, anh chị em, thầy cô giáo và bạn bè.

* Tránh không tắm quá lâu, nhất là dưới vòi sen ngoại trừ những khi bạn đã dùng quá nhiều muối hoặc thực phẩm động vật.

* Kỳ cọ cơ thể với khăn nóng cho đến khi da trở nên đỏ vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi nghỉ, hoặc ít nhất cũng nên xoa bóp bàn ta, bàn chân, các ngón tay và ngón chân.

* Tránh dùng hóa mỹ phẩm. Để chăm sóc răng, chỉ cần chải răng với các chế phẩm làm từ thiên nhiên hoặc với muối biển.

* Nếu có điều kiện, tập luyện và hoạt động thường xuyên như là một phần của cuộc sống thường ngày, gồm cả các công việc lau chùi sàn, cửa sổ nhà và giặt giũ áo quần. Các bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động khác như yoga, võ thuật, khiêu vũ hoặc các môn thể thao khác.

* Tránh dùng dụng cụ nấu ăn bằng điện hoặc lò viba, nếu có thể chuyển qua dùng gaz hoặc củi đốt.

* Tốt nhất là hạn chế xem truyền hình màu và ít sử dụng máy vi tính.

* Mang trồng nhiều loại cây có lá xanh lớn trong nhà bạn để làm tươi mát và tạo thêm nguồn oxy.

Cách chọn thực phẩm cũng quan trọng như cách ăn, dùng

dùng đúng bữa là tốt nhất, và chủ yếu bữa ăn phải gồm ngũ cốc lứt. Số lượng thực phẩm dùng ít nhiều tùy theo nhu cầu từng người. Các bữa ăn phụ và ăn thêm quà bánh chỉ dùng hạn chế, do nó không thể thay thế được bữa ăn chính, còn trà và các thức uống khác có thể uống cả ngày nếu thích. Việc nhai nhỏ các thức ăn rất cần thiết, cố gắng nhai mỗi miếng cơm trong miệng thành nước trước khi nuốt. Bạn cũng có thể ăn khi nào cảm thấy đói, nhưng tránh ăn trước khi đi ngủ (trước ba giờ), ngoại trừ trong hoàn cảnh đặc biệt. Sau rốt, hãy tỏ lòng biết ơn thức ăn đã mang lại sức khỏe cho chúng ta, hãy cảm kích những tạo vật thiên nhiên, vũ trụ xinh đẹp nầy cà tất cả mọi người đã cùng bạn tham gia vào cuộc sống tốt đẹp trên quả đất này.

Gửi bởi: Thelast May 15 2007, 06:58 PM

CHƯƠNG 5
CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP


Trong Chương 4 chúng ta đã biết tổng quát các món ăn tiêu chuẩn theo phương pháp dưỡng sinh: những món ăn này đủ để ngăn ngừa sự phát triển nhiều dạng bệnh viêm khớp và cũng là nền tảng để tạo sức khỏe. Tuy nhiên, khi đã bị bệnh rồi, vẫn phối hợp theo như sau đây trong nhiều tháng hoặc cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện, khi đó dùng các thức ăn tiêu chuẩn trở lại.

Cả hai loại viêm khớp âm và dương đều phản ảnh sự thái quá hoặc sự mất quân bình trong toàn cơ thể, do vậy điều quan trọng là tránh ăn các thực phẩm lệch làm cân bằng. Cố gắng phối hợp cân bằng và dùng cả hai loại năng lượng trong mỗi bữa ăn, sắp xếp cân bằng và hài hòa, thẩm mỹ từ màu sắc, kết cấu cho đến hương vị.

Gửi bởi: Thelast May 15 2007, 06:59 PM

* Lời khuyên tổng quát đối với bệnh viêm khớp:

1. Tránh dùng các thực phẩm quá âm hoặc quá dương, tốt nhất là chỉ ăn thực phẩm nấu chín, dù có thể dùng chút ít rau trụng nấu sơ. Thức ăn động vật và trái cây tốt nhất là hạn chế tối thiểu và dùng chút ít muối biển, tương đặc (mi so), tương cổ truyền (tamari soy sauce) để nêm thức ăn.

2. Khi chọn rau củ, cần tránh dùng khoai tây, cà chua, cà tím, rau dền, củ cải đường, quả bơ, zucchini và nấm (ngoại trừ nấm sồi Shiitake). Thức ăn chính phải gồm ngũ cốc lứt, phụ thêm là các món rau, đậu, rong biển và một phần rất nhỏ thức ăn động vật như cá và hải sản nếu đòi hỏi, và thỉnh thoảng một ít trái cây nấu chín hoặc trái cây khô.

3. Món ăn đặc biệt để chữa bệnh, nấu khô củ cải trắng (daikon) với phổ tai và nêm tương cổ truyền (tamari) cho có vị. Thỉnh thoảng dùng tương đặc nấu với hành tây (scallions) nấu với vài giọt dầu mè làm thức nêm.

4. Dùng các rau cỏ hoang như bồ công anh, cải soon cũng rất tốt, xốt với chút dầu mè, thêm nước và ninh nhỏ lửa.

5. Bệnh viêm khớp thường đi kèm thêm rối loạn đường ruột mạn tính. Do vậy việc nhai nhỏ thức ăn là rất cần thiết, nhai từ 80 đến 100 lần mỗi miếng cơm, cho đến khi thức ăn hoàn toàn thành nước.

6. Nếu bệnh nhân viêm khớp bị bón, cần ăn thêm xu xoa, xà lách nấu, các loại rau xanh hấp hơi, hoặc rau củ xốt với một chút dầu mè. Nếu táo bón dai dẳng có thể bơm thụt ruột bằng nước muối nhạt hoặc nước trà già pha muối.

7. Kỳ cọ khắp người bằng khăn nhúng nước nóng hai lần mỗi ngày. Bắt đầu nơi tay, ngón tay, kế đến cánh tay, vai, cổ, đầu, lưng, bụng, mông và cuối cùng chà xát bàn chân, ngón chân. Nếu khăn nguội đi, nhúng vào nước nóng lại và chà xát cho đến khi da hồng lên cho máu lưu thông khắp cơ thể. Một phần nguyên nhân chính của bệnh nhân viêm khớp là do việc tích tụ quá nhiều các chất mỡ -phần lớn từ nguồn thức ăn động vật và các loại đường đơn - và các chất khoáng xung quanh các khớp. Sự tích tụ này càng tăng lên khi lớp mỡ mỏng hình thành dưới da do tiêu thụ quá trớn mỡ động vật. Các chất thặng dư này thông thường được thải ra qua làn da và như thế làm tắc nghẹt cơ thể. Chà xát cơ thể mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông tốt và làm vỡ các tích tụ nói trên.

8. Trong những ca nghiêm trọng, bệnh nhân cảm thấy bị hóa cứng, bạn nên chà xát cơ thể bằng khăn tẩm nước gừng nóng thay vì chỉ dùng nước nóng. Phải xoa xát hằng ngày từng thời kỳ cho các ca nghiêm trọng hoặc mỗi tuần hai lần với các ca ít nghiêm trọng hơn.

9. Việc đắp gạc gừng lên các khớp hoặc các phần cơ thể bị hóa cứng mỗi ngày sẽ làm giảm đau và tan các chất ứ đọng, ngoại trừ trường hợp bị viêm sưng nóng đỏ thái quá.

Đắp gạc gừng có thể dùng trong các trường hợp nghiêm trọng hơn. Nó cũng hữu ích trong các ca tay và ngón tay bị sưng phồng (dùng ngâm cả tay, chân vào nước gừng nóng khoảng mười phút).

10. Để hỗ trợ thêm cho việc trị liệu bên ngoài đối với các bệnh nhân viêm khớp, đắp gạc gừng theo định kỳ lên vùng bụng. Có thể đắp nhiều lần mỗi tuần hoặc nhiều hơn nữa trong các ca nghiêm trọng. Lẽ dĩ nhiên, cả về việc ăn uống cũng như trị liệu bên ngoài, nên được sự trông nom của một hướng dẫn viên dưỡng sinh có năng lực hoặc của trung tâm dưỡng sinh.

Một lời khuyên nữa là dùng khăn tắm nhúng vào nước gừng nóng, vắt ráo rồi chà xát dọc theo xương sống cho đến khi da đỏ hồng lên (đặc biệt hữu ích cho bệnh viêm khớp ankylosing spondylitis).

Sau đây là những lời khuyên tổng quát cho năm loại viêm khớp chủ yếu, căn cứ trên lý thuyết âm dương đối với các loại viêm khớp thuộc dương hơn như viêm khớp osteoarthritis, ankylosing spondlylitis và phong thấp (gout) thì trong các thực phẩm điều hòa hằng ngày chọn các thức ăn có chứa năng lượng âm nhẹ. Còn đối với các loại viêm khớp âm hơn, như viêm khớp rheumatoid arthritis và viêm lupus thì hãy chú trọng dùng các loại thực phẩm có năng lượng dương hơn.

Xin nói lại là trong mọi tình trạng đều cần cả hai loại năng lượng và điều quan trọng là không được chọn và và nấu nướng thức ăn lệch hẳn về một bên.

Gửi bởi: Thelast May 15 2007, 06:59 PM

* Hướng dẫn kiêng ăn cho các bệnh nhân viêm khớp chủ yếu:

Trong bảng hướng dẫn sau đây, từng loại bệnh nhân khớp được liệt kê cùng với phương pháp kiêng ăn thích hợp, dựa vào các nấu nướng khéo léo và nhai thức ăn mềm nhỏ. Nếu có thể hãy liên hệ với một trung tâm dưỡng sinh để được chỉ dẫn thêm.

Những hướng dẫn sau đây, đã được theo dõi quan sát trong nhiều tháng. Và như vậy chúng cũng không thể được xem như là một bảng kê đơn thuốc. Những bệnh nhân quá trầm trọng được khuyên nên liên hệ với các bác sỹ y khoa thích hợp hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng để phối hợp cùng với việc thực hành phương pháp dưỡng sinh.

Gửi bởi: Thelast May 15 2007, 07:02 PM

* Những quy định ăn kiêng cho bệnh viêm khớp Rheumatoid Arthritis :

+ Ngũ cốc lứt :

• Gạo lứt hạt ngắn dùng nấu ăn hàng ngày, đây là thức ăn hàng đầu. Có thể nấu gạo với một nhúm muối nhỏ hoặc với 1cm,50 phổ tai cho một tách gạo. Có thể ăn gạo lứt chung với các loại ngũ cốc và đậu nhỏ hạt khác .

• Loại ngũ cốc thứ gồm: Kê, mì lứt, lúa mạch...

• Nui làm bằng lúa mì lứt: (udon), có thể dùng nhiều lần trong tuần với hình thức súp.

• Tránh ăn một thời gian chế phẩm nướng làm từ bột như bánh bích quy, khoai tây rán và đại loại như thế. Có thể dùng bánh mì có chất lượng cao, không ủ bằng men chua mỗi tuần vài lần.

• Bữa ăn điểm tâm có thể dùng cháo đặc bằng cách thêm nước vào cơm gạo lứt thừa hôm trước vàø nấu lại một lúc. Có thể ăn thường xuyên, Tránh ăn bánh cuốn và mì làm từ yến mạch trong thời gian đầu giai đoạn chữa bệnh. Yến mạch lứt nấu chín dùng tốt hơn.

+ Súp :

• Dùng hàng ngày một chén súp nêm tương đặc (miso), các loại tương đặc làm từ lúa mạch (mugi) hoặc làm từ đậu nành đều dùng tốt cả. Súp có thể gồm cả rong biển như rong wakarme hoặc phổ tai cùng nhiều loại rau củ đặc biệt: củ cải trắng daikon, các loại rau có lá xanh và rau củ có vị ngọt... Súp nêm nhạt thích hợp dùng hàng ngày.

• Dùng thêm một chén súp gồm nhiều loại như các ngũ cốc lứt hoặc đậu trong ngày để dồi dào thêm nguồn thực phẩm. Nhớ dùng thêm rong biển khi nấu súp.

+ Rau củ :

• Tất cả các dạng rau củ lá, củ tròn và rễ đều được dùng mỗi ngày, thay đổi các dạng nấu nướng. Tuy nhiên, rễ và lá củ cải trắng daikon đặc biệt hữu ích cho bệnh viêm khớp loại này nên dùng thường xuyên.

• Trong tháng đầu tiên trị bệnh, tốt nhất là không nên dùng dầu. Qua tháng thứ hai, mỗi tuần được dùng dầu một lần và hai lần mỗi tuần vào tháng thứ ba.

• Tốt nhất là không nên dùng rau xà lách sống nếu triệu chứng bệnh viêm khớp chưa thuyên giảm, tuy nhiên rau xà lách luộc và hấp có thể dùng ăn mỗi ngày hoặc cách ngày.

• Món làm từ ngưu bàng và cà rốt (Kimpira) và rau củ hầm hữu ích cho tình trạng này, dùng ăn vài lần mỗi tuần.

• Các loại rau củ như củ cải trắng (daikon), củ cải vàng (turnip), củ cà rốt đều rất hữu ích.

+ Đậu và các chế phẩm từ đậu :

• Đậu hạt nhỏ (xích tiểu đậu, đậu chim, đậu hòa lan và đậu nành đen) có thể dùng hàng ngày chừng nửa chén.

• Những loại đậu hạt lớn tốt nhất là không nên dùng trong tháng điều trị đầu tiên, qua tháng thứ hai có thể dùng hai ba lần/tháng.

• Tương đậu nành (tempeh) và tàu hũ ky có thể dùng ăn cách ngày trong nhiều món ăn khác nhau.

• Đậu hũ tươi dùng một hoặc hai lần mỗi tuần.

+ Rong biển :

• Rong wakame và phoơ tai (kombu) được dùng thường xuyeđn moêi ngày dưới dáng súp, nâu với rau cụ và đaơu.

• Rong arame và tóc tieđn (hiziki) hai ba laăn moơt tuaăn và moơt lá rong nori rang dùng moêi ngày.

• Nói chung rong bieơn được dùng moêi ngày với moơt lượng nhỏ.

+ Gia vị :

• Muôi mè, boơt rong bieơn được dùng với sô lượng nhỏ hàng ngày. Muôi mè được làm theo tỷ leơ mười sáu mè moơt muôi.

• Mơ muôi dưỡng sinh (umebosi) hai hoaịc ba laăn hàng tuaăn.

• Lá tía tođ và rong nori rang hữu ích dùng làm gia vị phú, moêi tuaăn hai ba laăn. Món xào khođ đaịc bieơt tekka cũng vaơy.

• Trong thời kỳ các khớp đau đớn, tôt nhât là tránh dùng giâm mơ muôi và giaẩm gáo.

Gửi bởi: Thelast May 15 2007, 07:05 PM

+ Dưa cại daăm muôi :

• Dùng moêi ngày moơt sô lượng nhỏ dưa daăm leđn men hoaịc dưa daăm theo kieơu người Đức (Sauerkraut).

• Các lối dưa chua quá, caăn hán chê cho đên khi beơnh tình thuyeđn giạm.

• Nêu dưa daăm quá maịn, rửa sách muôi baỉng nước lã trước khi aín.

• Cụ cại traĩng (daikon) dùng aín nhieău laăn trong tuaăn rât tôt, chư caăn vài miêng là đụ.

+ Cá và hại sạn :

• Chư aín cá thịt traĩng, moơt hoaịc hai laăn moêi tuaăn nêu đòi hỏi. Cá hâp, nướng, nâu súp.

• Các và hại sạn nêu dĩn aín với cụ cại traĩng hoaịc cà rôt náo rât tôt.

+ Trái cađy :

• Trong trường hợp vieđm sưng đỏ, neđn hán chê tôi đa trái cađy và nước trái cađy tươi.

• Nêu còn thèm, có theơ dùng tráng mieơng moơt ít trái cađy phương Baĩc nâu chín, nhieău laăn trong tuaăn.

• Trái cađy khođ như nho và táo tađy khođ dùng thưnh thoạng với sô lượng nhỏ.

• Trong các trái cađy phương Baĩc, trái đào khođ hoaịc đào (peache) nâu chín đaịc bieơt hữu ích cho beơnh và có theơ dùng thường. Đào tươi chư neđn dùng ít vào lúc hè với moơt chút muôi.

v Quạ hách :

• Các lối quạ hách (nuts) và quạ hách bơ tređn tránh aín cho đên khi beơnh tình được cại thieơn.

• Hát dẹ khođ được dùng đođi khi nâu với cơm gáo, nêp hoaịc xích tieơu đaơu cho có vị ngĩt.

+ Hát :

• Hát mè, bí ngođ, bí đao rang sơ được dùng với sô lượng nhỏ.

• Hát hướng dương, tôt nhât là tránh aín hoaịc chư dùng moơt ít trong mùa há.

+ Các thức aín phu ï:

• Dùng được moơt ít thức aín phú như baĩp rang, bánh gáo, và ngũ côc rang phoăng.

• Bánh Sushi, bánh gáo nhoăi, nui và bánh mì làm baỉng men chua dùng thưnh thoạng như thức aín phú với sô lượng ít.

+ Rau cụ ngĩt : Nhieău lối rau cụ ngĩt như cà rôt, bí, cụ hành tađy và baĩp cại được dùng nâu aín hàng ngày.

+ Các thức ngĩt :

• Mách nha gáo lứt thích hợp dùng làm chât ngĩt cho beơnh này. Moêi tuaăn dùng vài muoêng cà pheđ mách nha này vào lúc aín sáng với ngũ côc, trà hoaịc dùng khi aín tráng mieơng.

+ Nước uông :

• Lúc khát có theơ uông trà già, nước suôi và trà ngũ côc. Các lối khác chư dùng thưnh thoạng.

• Moêi tuaăn moơt hai laăn uông nước ép cà rôt, khođng dùng với đá lánh. Tuy nhieđn, khi các khớp đang đau đớn neđn ngưng dùng moơt thời gian.

+ Gia vị neđm :

• Tương đaịc (mi so), tương coơ truyeăn (tamari soy sauce), muôi bieơn và các thức dùng neđm thức aín tôt nhât là dùng ít trong lúc nâu nướng.

• Các lối gia vị khác có tính kích thích, như là gừng và cụ cại ngựa (horse radish) caăn giạm tôi thieơu trong thời gian này.

+ Các thức uống đặc biệt :

• Nước ép rau củ ngọt dùng ngày một tách.

• Mơ muối-sắn dây-tương (ume- Sho-kuzu); mỗi tuần 2 lần, trong nhiều tuần.

• Củ cải trắng (daikon) mài (1/3 tách) thêm cà rốt mài (1/2 tách) thêm nước cho vừa một tách, mỗi tuần dùng nhiều lần và chỉ dùng trong một tháng, các thành phần này đem đun nhỏ lửa trong hai hay ba phút, nêm vài giọt tương cho có vị

• Trà gạo lứt rang có thể dùng xen kẽ với trà già ba năm (bancha) làm thức uống căn bản cho bệnh này.

+ Săn sóc tại nhà:

• Nếu các khớp bị viêm sưng, nóng, dùng lá rau xanh hoặc dùng đậu hũ và lá rau xanh (lượng bằng nhau) nghiền nhỏ đắp thẳng vào khớp đau.

+ Các đề nghị thêm :

• Dùng khăn nhúng nước nóng, vắt ráo chà xát khắp người mỗi ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ.

• Nhai thật nhỏ, cho đến khi thức ăn hóa thành nước mới nuốt.

• Đừng tắm quá lâu nhất là tắm bằng vòi sen.

• Các vật trang sức như nhẫn, đồng hồ và các loại làm bằng kim khí tốt nhất là đừng đeo, đặc biệt nhất là ở các vùng khớp đau.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 08:52 AM

* Các đề xuất kiêng ăn cho bệnh viêm khớp LUPUS :
+ Ngũ cốc lứt :

• Gạo lứt hạt ngắn nấu với nồi áp hơi được dùng mỗi ngày, dùng riêng hay nấu chung với ngũ cốc khác hoặc với các loại đậu hạt nhỏ.

• Loại ngũ cốc kế tiếp nên dùng là lúa mạch, kê, bắp trái (đúng mùa).

• Bột mì lứt và chế phẩm như nui, udon, được dùng nhiều lần mỗi tuần, dùng với nước súp.

• Nui làm từ kiều mạch (soba) và kiều mạch lứt (kasha), ăn mỗi tuần một lần giúp bệnh mau mạnh. Tuy nhiên nếu đồng thời lại đang mang bệnh ngoài da thì không được dùng.

+ Súp :

• Dùng mỗi ngày một chút súp, nêm với tương đặc (mugi hoặc Hatcho miso), rong wakame và phổ tai cùng nhiều loại rau củ đều được cả.

+ Rau củ :

• Các loại rau củ được dùng mỗi ngày. Rễ ngưu bàng đặc biệt tốt cho bệnh viêm khớp Lupus, có thể dùng nhiều lần mỗi tuần.

• Tránh ăn xà lách sống trong một thời gian, nếu hấp hoặc nấu lên thì được dùng ăn mỗi ngày.

• Trong tháng đầu tránh không được dùng dầu. Qua tháng thứ hai và thứ ba được dùng dầu mỗi tuần một lần.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 08:54 AM

+ Các món ăn đặc biệt, rất hữu ích cho bệnh gồm:

• Xích tiểu đậu nấu với bí và phổ tai, ngưu bàng và cà rốt kimpira, củ cải trắng daikon, củ cải turnip nấu luôn cả phần chóp xanh của củ. Củ cải khô daikon nấu với phổ tai và các món hầm.

+ Đậu và các chế phẩm từ đậu :

• Dùng đậu nhỏ, có chứa lượng mỡ thấp (xích tiểu đậu, đậu chim, đậu hòa lan, đậu nành đen) được dùng mỗi ngày nửa chén.

• Tránh ăn các loại đậu hạt lớn trong tháng đầu điều trị bệnh, qua các tháng sau được dùng một lần mỗi mười ngày.

• Các chế phẩm từ đậu như đậu lên men, đậu hũ và tàu hũ ky được dùng mỗi tuần ba bốn lần.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 08:55 AM

+ Rong biển :

• Phổ tai và rong wakame được dùng mỗi ngày dưới dạng súp, nấu với rau củ, với đậu...

• Rong tóc tiên (hiziki) hoặc rong arame mỗi tuần dùng hai ba lần.

• Mỗi ngày dùng thêm một lá rong nori rang, dùng với cơm nhồi hoặc là thức ăn phụ.
+ Gia vị :

• Muối mè và bột rong biển được dùng mỗi ngày. Muối mè được làm theo tỷ lệ mười sáu phần mè với một phần muối biển. Nếu dược dùng mè đen càng tốt.

• Mơ muối (umeboshi) được dùng ba bốn lần mỗi tuần, dùng với ngũ cốc lứt hoặc trà.

+ Hai loại gia vị đặc biệt nên dùng nhiều lần mỗi tuần:

• Phổ tai + tương và rong nori (mỗi lần một hoặc hai miếng tương + phổ tai hoặc một muỗng trà rong nori).

• Trong ca viêm nóng đỏ, tránh dùng dấm gạo và dấm mơ muối cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

• Món xào Tekka, làm từ cà rốt, ngưu bàng, củ sen và tương đặc miso rất tốt dùng ăn với gạo lứt hoặc ngũ cốc khác hai, ba lần mỗi tuần, dùng với số lượng ít.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:25 PM

+ Dưa cải dầm muối :

• Mỗi ngày dùng một lượng nhỏ dưa cải dầm muối vào mỗi bữa ăn, nếu dưa mặn quá rửa sạch dưới vòi nước trước khi dùng.

• Tránh ăn các loại dưa dầm mặn quá hoặc chua quá.

+ Cá và hải sản :

• Mỗi tuần một hay hai lần dùng một lượng nhỏ cá thịt trắng nếu cần.

• Nếu bệnh nhân quá yếu và thiếu sức sống, nấu súp cá chép (koiKoku) ăn trong nhiều ngày (một chén mỗi ngày), và lặp lại trong một hai tuần sau.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:26 PM

+ Trái cây :

• Nếu còn thèm, mỗi tuần ăn vài lần trái cây nấu chín (trái cây phương Bắc).

• Tránh ăn trái cây tươi cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

• Hạt dẻ khô nấu với gạo lứt, gạo nếp lứt hoặc xích tiểu đậu là thích hợp nhất. Có thể dùng ăn nhiều lần mỗi tuần nếu thích.

+ Quả hạch (nuts) :

• Tốt nhất là không ăn quả hạch hoặc quả hạch bơ cho đến khi bệnh tình được cải thiện. Sau đó thỉnh thoảng dùng với số lượng nhỏ.

+ Các loại hạt :

• Dùng một lượng nhỏ như mè, hạt bí ngô, bí đao như là một món ăn phụ.

• Hạt hướng dương tránh ăn ngoại trừ vào mùa hè được dùng với số lượng nhỏ.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:27 PM

+ Các món ăn phụ :

• Cẩn thận đừng ăn quá nhiều các món bánh nướng khô như bánh gạo, bắp rang, ngũ cốc rang phồng. Các loại này có thể gây cơn khát nước hoặc thèm các món ngọt.

• Các món ăn phụ khác nên dùng rất ít.

+ Rau củ ngọt :

• Các rau củ có vị ngọt như củ hành, bí, cà rốt và bắp cải được dùng nấu ăn mỗi ngày.

+ Các thức ngọt :

• Giới hạn dùng các thức ăn ngọt như mật gạo, mạch nha lúa mạch, nếu thèm quá dùng vài lần mỗi tuần với số lượng nhỏ.

• Các loại chất ngọt thiên nhiên, các bon hy drát hoặc đường có trong cà rốt đặc biệt hữu ích với bệnh này. Cà rốt ninh nhỏ lửa làm bơ cà rốt hoặc bột cà rốt đặc. Dùng ăn mỗi tuần nhiều lần với bánh mì, bánh gạo hoặc dùng làm gia vị ngọt, có thể pha làm thức uống.

+ Các loại nước khoáng :

• Trà cọng bancha, trà ngũ cốc, cà phê ngũ cốc được uống nếu cần.

• Nước ép cà rốt (chừng nửa tách), mỗi tuần dùng vài lần và khi triệu chứng bệnh đã biến chuyển, có thể dùng thêm:

+ Các thức nêm :

• Tương cổ truyền dùng với lượng ít.

• Gừng và củ cải ngựa, tránh dùng cho đến khi bệnh tình đã thuyên giảm.

+ Thức uống đặc biệt :

• Nước ép rau củ ngọt, mỗi ngày khoảng một tách.

• Sắn dây+mơ muối+tương mỗi tuần hai lần trong ba tuần.

+ Chăm sóc tại nhà :

• Áp gạc gừng (hoặc khăn nước nóng (từ 10 đến 15 phút) lên vùng thận (giữa lưng) và vùng ruột (phần bụng dưới) để làm mạnh các cơ quan này và tăng chức năng loại trừ các chất thặng dư. Những cách áp gạc này được dùng hai ba lần mỗi tuần trong vòng sáu tuần.

+ Các đề nghị khác :

• Nhai thật kỹ cho đến khi thức ăn biến thành nước trong miệng hẵng nuốt.
• Mỗi sáng và trước khi đi ngủ, dùng khăn nhúng nước nóng vắt ráo chà xát khắp người.
• Đi bộ mỗi ngày nửa giờ được xem như là một hình thức tập luyện.
• Đừng tắm quá lâu nhất là dưới vòi tắm sen.
• Nếu có thể dùng càng nhiều càng tốt các loại ngũ cốc, đậu và rau củ.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:27 PM

* Kiêng ăn cho bệnh viêm khớp Osteoarthritis :

+ Ngũ cốc lứt : Mỗi ngày dùng gạo lứt hạt ngắn, nấu nồi áp suất thêm chút muối. Có thể nấu chung gạo lứt với các loại ngũ cốc khác hoặc đậu hạt nhỏ.

• Lúa mạch, đặc biệt là ý dĩ (pearl barley) rất hữu ích cho bệnh này, mỗi tuần dùng hai ba lần với gạo hoặc dưới dạng súp.
• Có thể dùng thêm kê, bắp trái (đúng mùa)
• Hạn chế dùng bánh bột nướng. Nếu thèm ăn bánh mì nên chọn những loại có chất lượng thiên nhiên (không làm bằng men), mỗi tuần nhiều lần và tốt nhất hấp lên cho mềm.
• Tốt nhất nên tránh dùng yến mạch, cũng như các loại bánh nướng giòn, bánh tráng gạo cho đến khi có biến chuyển tốt. Nếu thích ăn yến mạch (oats), nấu yến mạch suốt qua đêm với ngọn lửa rất nhỏ mà dùng.
• Nui, thích hợp là nui lúa mì lứt (udon) được dùng nhiều lần trong tuần với nước súp.

+ Súp : Dùng súp tốt nếu chỉ nêm nhạt, tránh vị mặn quá.

• Mỗi ngày một chén súp tương đặc miso dùng với rong biển wakame, phổ tai và các loại rau củ (nhất là củ cải daikon, nấm sồi shiitake và các loại rau có lá xanh).
• Có thể thêm gia vị lên trên súp miso với hành tây, ngò, lá thơm.
• Các loại súp khác dùng mỗi ngày phụ thêm chừng một chén.

+ Rau củ :

• Các loại rau củ đa dạng được dùng hàng ngày, cần phối hợp hài hòa và lưu ý cách nấu nướng.
• Bồ công anh nấm đặc biệt hữu ích và mỗi tuần dùng hai ba lần là thích hợp.
• Tốt nhất là tránh ăn xà lách tươi sống cho đến khi bệnh thuyên giảm, tuy nhiên xà lách nấu và hấp hơi dùng tốt cho bệnh viêm khớp có thể dùng hàng ngày. Thỉnh thoảng có thể dùng chút ít xà lách tươi lúc bệnh đã đỡ.
• Tháng đầu trị bệnh tốt nhất là tránh dùng dầu khi nấu ăn. Qua tháng thứ nhì, mỗi tuần có thể dùng vài lần dầu mè với số lượng ít.

+ Đậu và các chế phẩm từ đậu :

• Đậu hạt nhỏ (xích tiểu đậu, đậu chim (chickpea), đậu hòa lan và đậu nành đen), được dùng mỗi ngày.
• Các chế phẩm từ đậu được dùng mỗi ngày hay cách ngày.
• Nếu bệnh nhân mập, tránh ăn các loại đậu hạt lớn trong tháng đầu trị bệnh, sau đó mỗi tuần hoặc mười ngày được dùng một lần.

+ Rong biển :

• Phổ tai và rong biển wakame được dùng với súp mỗi ngày, với rau củ và đậu..
• Rong biển tóc tiên (hiziki) hoặc rong arame. Mỗi tuần dùng hai hoặc ba lần như là một món phụ..
• Mỗi ngày ăn một lá rong nori rang.

+ Gia vị nêm :

• Muối mè và bột rong biển được dùng mỗi ngày. Muối mè làm theo tỉ lệ mười sáu mè một muối (muối biển).
• Mơ muối (umeboshi) mỗi tuần dùng hai ba lần, ngoài ra có thể nêm chút ít giấm gạo hoặc giấm mơ muối.

+ Dưa cải dầm chua :

• Mỗi ngày ăn chút ít. Nếu dưa mặn quá cần rửa sạch muốùi trước khi ăn.
• Các loại dưa cải dầm nhanh, lạt, được dùng nhiều hơn.

+ Cá và hải sản :

• Mỗi tuần có thề dùng một ít loại cá thịt trắng (một đến hai lần).
• Trai sò và các loại cá có mỡ nhiều (như cá ngừ, cá hồi) tốt nhất tránh ăn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
• Cá có thể dùng dưới hình thức nấu, chưng hoặc với súp miso.

+ Trái cây :

• Trái cây phương Bắc nấu chín được dùng ăn tráng miệng ba lần mỗi tuần.
• Mơ muối rất hữu ích có thể dùng nấu trong các món tráng miệng (dùng thỉnh thoảng).
• Tránh ăn trái cây tươi trong giai đoạn đầu trị bệnh.

+ Quả hạch :

• Nếu bệnh tình chưa thuyên giảm nên tránh ăn quả hạch và quả hạch bơ, sau đó chỉ dùng làm thức ăn phụ thôi.

+ Hạt :

• Hạt mè, hạt bí rang sơ được ăn một ít. Đừng làm cháy các hạt khi rang.
• Hạt hướng dương nên tránh ăn, trừ lúc mùa hè được dùng một lượng nhỏ.

+ Các thức ăn phụ ï:

• Cẩn thận đừng ăn quá nhiều thức ăn khô, nướng như bánh gạo, bắp rang và ngũ cốc rang phồng.
• Các loại thức ăn phụ khác nếu thích dùng một ít..

+ Rau củ ngọt :

• Các loại rau củ ngọt đều được dùng nấu ăn mỗi ngày.

+ Các chất ngọt khác :

• Mỗi tuần dùng được mạch nha lúa mạch nhiều lần, mỗi lần một ít (một muỗng trà), các buổi ăn sáng với cháo đặc, trong buổi ăn tráng miệng hoặc với trà.
• Hạt dẻ khô có thể nấu với gạo lứt và xích tiểu đậu, thỉnh thoảng dùng thế chất ngọt.

+ Các thức uống :

• Trà cọng bancha, nước suối, trà ngũ cốc dùng hàng ngày, nhiều ít tùy theo từng người.
• Trà lúa mạch rang (mugicha) hoặc trà ý dĩ (hato mugicha) đặc biệt tốt cho bệnh này có thể dùng xen kẻ với trà già bancha như là một thức uống chính.

+ Gia vị :

• Dùng ít gia vị khi nấu nướng.
• Các loại gia vị có tính kiùch thích mạnh như gừng và củ cải ngựa (horseradish) nên tránh cho đến khi bệnh trạng thuyên giảm.

+ Các thức uống đặc biệt :

• Mỗi ngày dùng được một tách nước súp rau củ ngọt trong một tháng hay lâu hơn nếu cần.
• Trong tháng đầu trị bệnh, chế thức uống với củ cải daikon mài (1/3 tách), cà rốt mài (1/3 tách) thêm 1/3 tách nước nấu nhỏ lửa trong hai hay ba phút, nêm vài giọt tương tamari cho có vị. Mỗi tuần uống từ hai đến ba lần.
• Đặc biệt hữu ích là trà bồ công anh (dandelion), có thể tìm mua trong các cửa hàng bách hóa thực phẩm. Mỗi tuần uống ba hay bốn lần phụ thêm với các thức uống khác.

+ Chăm sóc tại nhà :

• Đắp gạc nước nóng hoặc gạc gừng lên các khớp bị đau sẽ kích thích tuần hoàn máu và làm giảm đau nhức.

+ Các đề nghị khác :

• Quan trọng nhất vẫn là nhai thức ăn cho thật nhỏ để thức ăn biến thành nước trong miệng hãy nuốt.
• Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, chà xát khắp người với một khăn nóng.
• Tập luyện, đi bộ mỗi ngày nửa giờ đồng hồ.
• Mỗi ngày có thể tắm nhanh dưới vòi sen.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:28 PM

* Kiêng ăn trị bệnh viêm khớp Ankylosing Spoudylitis:

+ Ngũ cốc lứt :

• Gạo lứt hạt ngắn được dùng mỗi ngày, loại gạo hạt vừa dùng phụ thỉnh thoảng. Gạo lứt dùng riêng hoặc phối hợp với các ngũ cốc khác và đậu.
• Tốt nhất là đừng nấu cho đến khi khô quá, nên nấu nhão một chút.
• Loại ngũ cốc thứ nhì được dùng gồm: lúa mì và lúa mạch.
• Bắp trái (ngô)
• Tránh ăn các chế phẩm từ bột như bánh nướng, bánh xốp, bánh mì không có men chua dùng được nhiều lần trong tuần.
• Nếu thích ăn yến mạch (oats), hầm nhỏ lửa yến mạch lứt qua đêm và dùng ăn điểm tâm.
• Mì nui udon lứt có thể dùng nhiều lần trong tuần với sốt tamari nhạt.
• Tránh ăn nui kiều mạch (Buckwheat) và cả kiều mạch lứt cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

+ Súp :

• Mỗi ngày dùng một chén súp nêm tương đặc miso, nấu với rong biển wakame hoặc phổ tai và các loại rau củ khác nhau. Củ cải daikon và nấm sồi có thể nấu chung với súp miso.
• Có thể dùng thêm một chén súp chỉ có các loại gia vị và gia vị nêm. Mỗi tuần được dùng nhiều lần súp bắp và các loại rau củ.
• Nhớ đừng quên cho thêm một mẩu nhỏ rong biển vào súp khi nấu.

+ Rau củ :

• Mỗi ngày nấu phối hợp và theo nhiều cách các loại rau củ gồm cả lá, rễ và các loại củ tròn, đều dùng được.
• Dưa chuột (cucumber) rất tốt để làm êm dịu các tình trạng co cứng, được dùng nhiều lần trong tuần, dùng trong món xà lách hoặc dùng theo hình thức muối dưa.
• Hạn chế tối đa việc dùng dầu để nấu ăn trong nhiều tuần lễ đầu trị bệnh.
• Xà lách nấu và hấp hơi còn xanh hữu ích cho bệnh được dùng hàng ngày.

+ Đậu và chế phẩm từ đậu : Đậu hạt nhỏ (xích tiểu đậu, đậu chim, đậu hòa lan, đậu nành đen) và chế phẩm từ đậu được dùng cách ngày. Mỗi ngày độ nửa chén.

• Các loại đậu hạt lớn chỉ được dùng hai, ba lần mỗi tháng.

+ Rong biển :

• Phổ tai và rong wakame có thể dùng ăn mỗi ngày dưới dạng súp, nấu với rau củ và đậu.
• Rong tóc tiên Hiziki hoặc rong arame có thể dùng làm thức ăn phụ mỗi tuần hai ba lần.
• Mỗi ngày dùng một lá nori rang dùng ăn với cơm nhồi (Riceballs), bánh sushi hoặc dùng như một loại trang trí.

+ Gia vị nêm :

• Muối mè và bột rong biển được dùng mỗi ngày. Tỷ lệ muối mè là 16 mè 1 muối.
• Mơ muối dùng ăn mỗi tuần hai ba lần.
• Nên tránh ăn giấm gạo và giấm mơ trong lúc đau nhức.
• Các thức dùng nêm khác có thể dùng nhiều lần trong tuần.

+ Dưa cải muối :

• Các loại dưa cải dầm lạt, nhanh, tự nhiên không gia vị thích hợp dùng với số lượng nhỏ mỗi ngày. Nếu dưa mặn quá, rửa thật sạch muối trước khi dùng.

+ Cá và hải sản :

• Mỗi tuần dùng một đến hai lần, mỗi lần một ít cá có thịt màu trắng.
• Các loại cá và trai sò khác nên tránh ăn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

+ Trái cây :

• Trong các loại trái cây, quả mơ (apricots) hữu ích cho bệnh viêm này, có thể dùng nó nấu với các loại trái cây phương Bắc khác, ba lần mỗi tuần bình quân. Thỉnh thoảng dùng thêm một ít trái mơ khô hoặc trái mơ tươi đúng mùa.

+ Quả hạch (nuts) :

• Tốt nhất là tránh ăn các quả hạch (nuts) và bơ hạch (nuts buhers) cho đến khi bệnh đã bớt.

+ Hạt :

• Dùng ăn phụ được một ít hạt mè rang sơ, hạt bí ngô. Quan trọng là nhớ không được ăn nhiều quá các loại hạt khô, hạt rang.
• Hạt hướng dương tránh ăn ngoại trừ vào lúc mùa hè và chỉ dùng số lượng nhỏ.

+ Các thức ăn phu ï:

• Hạn chế các loại bánh khô, bánh nướng (bánh tráng gạo, bắp rang, bánh ngũ cốc rang phồng). Tuy nhiên lúa mì lứt rang phồng lại hữu ích cho trường hợp này có thể dùng làm thức ăn phụ, có thể dùng riêng hoặc dùng với rong amazaké.
• Các loại bánh khác dùng hạn chế.

+ Rau củ ngọt :

• Rau củ ngọt được dùng nấu làm thức ăn thường ngày.

+ Các thức ngọt khác:

• Nếu còn thích ăn ngọt, mỗi tuần dùng vài lần sirô gạo, mạch nha hoặc amasaké (chất ngọt làm từ gạo, nếp lứt lên men).
• Amasaké làm từ lúa mì tốt cho trường hợp này.
• Nấu chung ngũ cốc, đậu với hạt dẻ để có chất ngọt.

+ Các thức uống :

• Trà già ba năm (bancha), nước suối, trà ngũ cốc được dùng mỗi ngày, số lượng dùng tùy cơn khát của từng cá nhân.
• Nước ép cà rốt, quả mơ (apricots) mỗi tuần dùng một, hai lần nếu thích.
• Tất cả thức uống nên dùng khi còn nóng ấm.

+ Các thức nêm :

• Nên dùng rất ít các gia vị nêm.
• Tránh các gia vị hăng cay, kích thích như gừng, củ cải ngựa.

+ Các thức uống đặc biệt :

• Nước ép rau củ ngọt, hai ba lần một tuần.
• Củ cải daikon nạo (1/3 chén) thêm cà rốt nạo (1/3 chén) mỗi tuần dùng tươi hoặc ninh sôi nhỏ lửa uống nhiều lần, nêm vài giọt tương tamari cho có vị.

+ Chăm sóc tại nhà :

• Chườm khăn nóng, khăn gừng nóng lên chỗ đau vùng xương sống, đặc biệt nhất là khi có triệu chứng bệnh xuất hiện.
• Chà xát thật mạnh khắp xương sống với khăn gạc nóng.

+ Các đề nghị khác :

• Nhai thức ăn thật nhỏ là điều quan trọng, thức ăn phải hóa thành nước trước khi nuốt.
• Mỗi sáng và tối trước khi ngủ, dùng khăn bông nóng chà xát khắp cơ thể.
• Tắm nhanh bằng vòi sen hoặc tắm rửa mỗi ngày.
• Nếu có thể, đi bộ ngoài trời nửa giờ mỗi ngày để luyện tập cơ thể.
• Đừng để cơ thể nhiễm lạnh có thể gây sự co cứng của các cơ khớp.

+ Đề nghị quan trọng :

• Đừng nêm thức ăn mặn quá, dùng ít các gia vị nêm như muối, tương đặc mi so và các gia vị nêm khác.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:40 PM

* Kiêng ăn cho bệnh thống phong (Goul)

+ Ngũ cốc lứt :

• Thức ăn chính hàng ngày là gạo lứt. Nấu riêng
hoặc chung với các ngũ cốc lứt khác hoặc với xích tiểu đậu và các loại đậu khác.
• Ngũ cốc phụ gồm có kê, lúa mạch lứt, lúa mì lứt.
• Tránh ăn các chế phẩm từ bột như bánh nướng, bánh xốp, bánh bích quy dù là loại có chất lượng tốt cho đến khi bệnh tình đã được cải thiện.
• Bánh mì chất lượng tốt có thể dùng nhiều lần trong tuần.
• Nếu thích ăn yến mạch (oats) có thể nấu dùng ăn bửa điểm tâm.
• Mì, nui lứt (udon) ăn dưới dạng súp được dùng nhiều lần mỗi tuần. Trong khi bệnh cần tránh ăn kiều mạch (buckwheat) cho đến khi tình trạng thuyên giảm.

+ Súp :

• Mỗi ngày dùng một chén súp nêm tương miso nấu với rong biển wakame hoặc phổ tai và các loại rau củ, tốt nhất là củ cải daikon, nấm sồi Shitake và các loại rau lá xanh.
• Có thể dùng thêm súp kê, bí và súp xích tiểu đậu.

+ Rau cu û:

• Rau lá xanh, củ tròn và rễ đều dùng được thay đổi cách phối hợp và cách nấu.
• Bắp cải đặc biệt tốt cho bệnh thống phong được dùng thường xuyên, cũng như các loại rau củ ngọt khác như bí và củ hành tây (onions).
• Tránh ăn xà lách sống trong thời gian đầu.
• Dùng thật ít dầu. Nếu viêm sưng đau phải tránh không ăn dầu một thời gian.
• Bí nấu với xích tiểu đậu và phổ tai hữu ích trong việc cung cấp chất ngọt, mỗi tuần dùng ba bốn lần.

+ Đậu và các chế phẩm từ đậu :

• Mỗi ngày được dùng khoảng nửa chén các loại đậu nhỏ hạt như xích tiểu đậu, đậu chim (chick peas), đậu hòa lan.
• Tương đậu nành lên men, đậu hũ, tàu hũ ky và tương sổi (natto) được dùng ba bốn lần mỗi tuần.
• Nếu người mập, tránh ăn các loại đậu lớn hạt, đậu trẻo trong tháng đầu chữa bệnh, sau đó được dùng hàng tuần.

+ Rong biển :

• Rong biển phổ tai và wakame được dùng mỗi ngày dưới dạng súp, nấu với rau củ hoặc với các món đậu.
• Rong tóc tiên (hiziki) hoặc arame dùng làm thức ăn phụ hai hay ba lần mỗi tuần.
• Mỗi ngày ăn một lá rong mứt (nori) rang.

+ Gia vị nêm :

• Muối mè và bột rong biển được dùng hàng ngày (mười sáu mè một muối).
• Mơ muối umeboshi, hai hay ba lần mỗi tuầûn.
• Khi các khớp đang đau, tránh dùng giấm gạo và giấm mơ muối.

+ Dưa cải muối :

• Mỗi ngày dùng được một ít. Nếu dưa có vị mặn quá rửa sạch cho bớt mặn trước khi dùng.

+ Cá và hải sản :

• Sự lạm dụng quá trớn chất đạm động vật gây nên bệnh này. Tuy nhiên, nếu thích dùng một lượng nhỏ thịt cá sắc trắng một hay hai lần mỗi tuần cũng tốt. Nên ăn cá với vài muỗng canh củ cải sống daikon nạo dùng như là gia vị.
• Tất cả các loại hải sản khác tránh dùng cho đến khi bệnh tình đã thuyên giảm.

+ Trái cây :

• Dùng tráng miệng mỗi tuần ba ngày các loại trái cây phương Bắc nấu, hấp chín.
• Nếu thích, thỉnh thoảng ăn một ít trái cây tươi và khô.

+ Rau củ ngọt :

• Được nấu dùng mỗi ngày.
• Nếu thích mỗi tuần dùng một hoặc hai lần các chất ngọt cô đặc.
• Nếp lên men (amasaké) dùng đôi khi.

+ Thức uống :

• Trà già ba năm (bancha), nước suối, trà gạo dùng mỗi ngày.
• Nước ép cà rốt được dùng nhiều lần mỗi tuần nếu thích.
• Tránh uống các loại thức uống lạnh và không nên uống quá nhiều nước.

+ Thức nêm :

• Nên nêm nhạt thức ăn. Các loại gia vị kích thích như gừng, củ cải ngựa nên tránh cho đến khi bệnh thuyên giảm.

+ Thức uống đặc biệt :

• Mỗi tuần dùng hai ba lần nước sốt rau củ ngọt.
• Trong tháng đầu trị bệnh, pha 1/3 cà rốt nạo, 1/3 củ cải trắng daikon nạo, thêm nước ninh nhỏ lửa từ hai đến ba phút, nêm vài giọt tương tamari cho có vị. Mỗi tuần uống hai ba lần.
• Trà rong biển phổ tai cũng được uống nhiều lần mỗi tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm.

+ Chăm sóc tại nhà:

• Nghiền bằng cối đất 1/2 đậu hũ và 1/2 rau xanh tươi đắp thẳng vào vùng đau.
• Rau xanh hoặc đậu hũ có thể dùng đắp riêng từng loại hai, ba lần mỗi tuần lên khớp đau trong một tháng.
• Trong một tháng đầu trị bệnh, áp gạc gừng nóng lên vùng thận hai lần mỗi tuần.

+ Các đề nghị khác :

• Nhai nhỏ cho đến khi thức ăn biến thành nước mới nuốt là điều quan trọng nhất.
• Chà xát bằng khăn nóng mỗi sáng và trước khi ngủ.
• Mỗi ngày đi bộ nửa giờ để tập luyện cơ thể.
• Tắm và tắm nhanh dưới vòi sen mỗi ngày để vệ sinh cơ thể.
• Tốt nhất là không nên hút thuốc.
• Nếu vùng ngón cái viêm đau, thường xảy ra trong nhiều ca thống phong, rất nên mang tấtcô ton để bảo vệ.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:54 PM

CHƯƠNG 6
CHĂM SÓC TẠI NHÀ BỆNH VIÊM KHỚP


Như chúng ta đã nói trong Chương 3, bệnh viêm khớp là hậu quả của sự tích lũy những chất thặng dư xung quanh các khớp. Tình trạng sản sinh và tích lũy thường đến trước khi bị thoái hóa xương, khớp và các mô nối. Những triệu chứng tổng quát như là rối loạn tiêu hóa, cảm, sốt, tiêu chảy, mụn nhọt và những báo hiệu khác cho biết là cơ thể đang nổ lực tống khứ cặn bã, căn nguyên của nó không gì khác hơn là sự mất cân bằng trong ẩm thực thường ngày.

Với cái nhìn dưỡng sinh, các triệu chứng có điểm lợi ích. Nó giúp cho cơ thể tống khứ cặn bã và đem lại sự thông suốt cho bệnh viêm khớp cũng như các bệnh nghiêm trọng khác. Khi chúng ta thực dưỡng tương đối đúng đắn, nếu có, chỉ xảy ra những vấn đề nhỏ và thường có thể giải quyết tại nhà bằng cách thay đổi lối ăn (đặc biệt là tránh các thức ăn đã tạo ra sự mất cân bằng) và chuẩn bị một vài món đặc biệt để chăm sóc tại nhà là đủ.

Với những thực phẩm thiên nhiên có thể nấu tại nhà trong bếp. Nó cũng đủ để giúp làm nhẹ các vấn đề thứ yếu như cảm, ho, bệnh ngoài da, sốt và rối loạn tiêu hóa. Khi áp dụng đúng đắn, các phương tiện cổ truyền này rất an toàn và không gây các phản ứng phụ, chúng đã được dùng như là một cách sống hòa hợp với thiên nhiên từ hàng ngàn năm nay.

Các thức uống đặc biệt và các hình thức khác để chăm sóc tại nhà sau đây nhằm mục đích giáo dục và không nên xem như là tiêu đề có tính chất y học. Bệnh nhân viêm khớp và các tình trạng nghiêm trọng khác thì luôn được khuyến cáo tìm kiếm một lời khuyên y khoa thích hợp. Vả lại, cũng đừng nên do dự tiếp xúc với một thầy hướng dẫn dưỡng sinh giỏi hoặc một trung tâm để được hướng dẫn sử dụng đúng cách những phương thức chăm sóc tại nhà.

Ngoài các mục thực phẩm được giới thiệu trong quyển sách này, bạn có thể tìm xem các sách nấu ăn cùng loại như quyển Macrobiotic Food and cooking Series, Arthritis tác giả Aveline Kushi, chủ biên Wendy Esko. Quyển này cung cấp các công thức, thực đơn và ý kiến để chuẩn bị các món ăn theo nguyên lý âm dương.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:56 PM

1. Thức uống và thức trang trí :

* Xích tiểu đậu : Xích tiểu đậu là loại đậu hạt nhỏ, chắc, hình thuôn, màu đỏ hoặc nâu. Nó chứa ít chất mỡ và dầu hơn các loại đậu khác, ở Viễn Đông người ta xem nó như là một loại ngũ cốc. Được dùng như là một thức ăn phụ dưới dạng súp nấu chung với ngũ cốc và để ăn tráng miệng. Nó đã trở thành một thực phẩm chủ yếu trong các món dưỡng sinh.
Trà làm từ loại xích tiểu đậu có màu nâu sậm và bóng dùng làm mềm các chất rắn và làm khỏe thận. Ruột và thận là những cơ quan bài tiết, cả hai đều có chức năng chuyên biệt để thanh lọc các chất độc tích trữ trong cơ thể các chất này thường gây nên bệnh viêm khớp.

* Trà xích tiểu đậu : Đổ một tách xích tiểu đậu đã rửa sạch vào nồi, thêm ba hoặc bốn tách nước và một miếng rong phổ tai độ 2cm 50. Đậy nắp đem nấu nhỏ lửa để riu riu ba mươi đến bốn mươi lăm phút. Lọc lấy nước.
Trà xích tiểu đậu có thể dùng với các thức uống khác trong nhiều ngày. Xác đậu còn lại đem nấu súp hoặc nấu cơm với gạo lứt.

* Trà cọng ba năm : Hái cọng, cành, thân trà vào giữa mùa hạ, sao sơ. Các loại trà này chứa rất ít hoặc không có càfêin hoặc tanin.
Không như các loại khác có tính axit, trà bancha có tính kiềm nhẹ, vị dịu, có lợi cho sự tiêu hóa, cho chất lượng máu và cho đầu óc. Nó cũng thích hợp dùng cho trẻ em. Trong hầu hết gia đình dưỡng sinh, trà bancha là thức uống phổ thông trong các loại thức uống, được dùng vào giữa và cuối bữa ăn.

Gửi bởi: Thelast May 16 2007, 03:57 PM

* Trà cọng bancha còn gọi là trà Kukicha : Cách pha trà: Lấy một muỗng canh trà cọng cho vào khoảng một lít nước, đem nấu. Để nhỏ lửa sôi trong ba đến năm phút (vị nhẹ) hoặc từ mười đến mười lăm phút (vị nặng).

* Trà củ cải trắng daikon số 1: Củ cải trắng daikon là một loại thức ăn không thể thiếu được trong nhà bếp cổ truyền Viễn Đông xưa kia và nay ngay cả ở Mỹ. Loại củ nhỏ trông giống như củ cà rốt, mọc nhanh, phát triển đa dạng và có vị hăng.

Trà củ cải daikon nạo trong y học cổ truyền dùng hạ sốt do gây mồ hôi (không sử dụng cho người quá yếu hoặc trẻ nhỏ).

Cách chế : Nạo 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải trắng daikon và cho vào tách, thêm 1/4 hoặc 1/2 muỗng trà gừng nạo và một muỗng canh tương cổ truyền tamori. Rót từ từ trà già bancha nóng hoặc nước sôi lên hỗn hợp, khuấy đều và uống nóng.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 09:38 AM

*Trà củ cải trắng daikon số 2 : Trà này gây tiểu và làm êm dịu cơ thể.

Cách chế: Nạo một ít củ cải trắng daikon, đặt vào giữa một miếng vải sạch. Vắt nước lấy hai muỗng canh nước ép và trộn với khoảng sáu muỗng canh nước, cho vào soong thêm một nhúm muối. Đem nấu lửa nhỏ chừng một phút uống nóng.

Chỉ uống mỗi ngày một lần và tốt nhất là không uống liên tục quá ba ngày trừ khi có sự chỉ dẫn khác.

* Trà củ cải số 3 : Trà này giúp làm tan chất mỡ và đờm nhầy tích lũy trong cơ thể, đặc biệt tác dụng khi dùng quá nhiều mỡ và dầu.

Nạo một muỗng canh củ cải trắng cho vào tách, thêm vào đó một muỗng trà tương tamari, rót trà già ba năm vào cho ngập. Uống nóng.

Cũng như tất cả các loại trà củ cải trắng daikon, tốt nhất là không nên uống liên tục quá hai hoặc ba ngày ngoại trừ ca đặc biệt có chỉ định khác.

* Trà củ cải trắng daikon cà rốt : Trà này giúp cơ thể tống khứ mỡ và hòa tan các chất rắn tích lũy ở vùng ruột và ở các khớp.

Nạo một muỗng canh củ cải tươi và cà rốt. Cho hai tách nước vào soon, bỏ củ cải và cà rốt nạo vào, thêm một nhúm muối đem nấu nhỏ lửa từ 5 đến 8 phút.

* Trà củ cải khô : Trà này dùng hạ sốt cho người không thể dùng được củ cải sống.

Cách chế : Cho 1/4 tách củ cải khô daikon vào soon thêm 2 tách nước. Đậy lại và đem nấu với lửa nhỏ chừng mười phút, uống khi còn nóng.

* Củ cải nạo daikon dùng trang trí : Củ cải sống nạo dùng trang trí và giúp tiêu hóa chất dầu và mỡ trong thức ăn, như trong các món tempura hoặc mochi và nó còn giúp trong việc biến dưỡng các chất dầu và mỡ trong cá và trong các động vật khác.

Cách làm : Nạo hai muỗng củ cải daikon sống và rắc một ít tương tamari lên (có thể thêm một miếng gừng), dùng trang trí lên đĩa thức ăn.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 09:43 AM

* Trà củ sen tươi : Ở các nước Viễn Đông, củ sen đã được biết từ hàng nhiều thế kỷ trong tác dụng làm nhẹ các vấn đề của bộ hô hấp, gồm ho, thở tắt nghẹt. Rễ của hoa sen mọc dưới nước thành từng đoạn, có màu nâu nhạt và bên trong có những lỗ hỗng. Có thể chế biến làm nhiều món ăn với các loại rễ rau củ khác hoặc với rong biển. Củ sen còn dùng chế làm trà uống hoặc làm cao đắp.

Cách chế : Rửa sạch rồi nạo khoảng 10cm củ sen. Vắt bằng vải lấy độ một tách nước củ sen. Thêm vào bằng chừng ấy nước xong cho vào soong, thêm một nhúm muối đem nấu. Hạ lửa thật nhỏ nấu từ ba đến năm phút, uống ngày một đến hai tách trong nhiều ngày.

* Trà bột củ sen : Để đóng gói, người ta dùng bột củ sen cho tiện, trà này có cũng tác dụng như trà củ sen tươi, có bán ở các cửa hiệu bán thực phẩm thiên nhiên.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 09:57 AM

* Trà phổ tai : Phổ tai (kombu) thuộc bộ rong biển Laminaria bao gồm những loại bẹ, rong, tảo và nhiều loại ở vùng biển sâu, lá rộng và dày. Ở Nhật nó được thu hoạch ở bờ biển phía Nam Hokkaido. Vào gần cuối mùa hạ, người ta dùng thuyền và một cây sào dài để thu hoạch nó, đem phơi nơi có gió và cất giữ từ hai đến ba năm trong bóng râm trước khi đem bán dưới nhiều dạng.

Trong y học cổ truyền, rong biển đặc biệt được biết có tác dụng làm mạnh tim, lọc máu và tốt chung cho hệ thống tuần hoàn. Nó còn rất hữu ích cho thận, hệ bài tiết và cơ quan sinh sản, làm dẻo các mạch máu, gân, mô tế bào và các khớp, đem lại sự dẻo dai, nhu nhuận cho nhiều hệ thống tương quan của cơ thể.

Cũng như các loại rong ăn được khác, phổ tai rất giàu muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác, và nó giúp tống khứ các chất độc tích lũy ở các cơ quan, ở mạch máu và ở các khớp. Trà làm từ phổ tai cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Có hai cách căn bản để chế trà phổ tai:

1. Đổ khoảng một lít nước vào nồi và thêm vào đó một miếng phổ tai 10cm. Đậy lại và đem nấu, ninh cho đến khi chỉ còn lại hai tách.

2. Lấy độ 15cm phổ tai đặt vào lò nướng ở nhiệt độ 175oC trong mười đến mười lăm phút cho đến khi phổ tai giòn và dễ vỡ nhưng không bị cháy, cho vào cối đất xay thành bột mịn.

Mỗi lần dùng lấy nửa muỗng trà bột phổ tai cho vào tách, rót nước sôi vào, khuấy đều và uống khi còn nóng.

Bạn có thể dùng một tách hay hơn nữa loại trà này trong nhiều ngày liên tục hoặc thưởng thức như là một thức uống nhiều lần trong tuần.

* Trà lúa mạch và trà gạo lứt : Cũng như trà già ba năm, trà ngũ cốc lứt giúp điều hòa sự bổ dưỡng, nó cũng giúp loại trừ các chất thăng dư do ăn quá nhiều mỡ và protein động vật. Trà này còn giúp làm da bớt khô, đặc biệt là nơi tay và chân, đồng thời còn làm khỏe phổi và đại tràng (trà gạo lứt), khỏe gan và mật (trà lúa mạch barley).

Cách chế : Rang một đến hai muỗng canh lúa mạch hoặc 1/4 tách gạo lứt, thêm vào đó độ một lít nước. Đem nấu nhỏ lửa trong mười phút, dùng làm thức uống chủ yếu mỗi ngày. Trà lúa mạch giúp làm cân bằng lại các khớp bị hóa cứng do dùng quá nhiều thực phẩm động vật.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 09:58 AM

* Trà nấm sồi shitake : Nguồn gốc nấm sồi ở Viễn Đông, ngày nay nó còn được trồng ở Mỹ. Nó rất ngon và có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Từ nhiều thế kỷ nay nấm sồi đã được dùng để cân bằng khi dùng các loại thịt động vật và các loại dược phẩm khác. Trà nấm sồi còn được dùng làm êm dịu các tình trạng căng cứng của các khớp do dùng quá nhiều muối và thức ăn động vật.

Cách chế : Bỏ một tai nấm sồi vào nồi. Thêm hai tách nước. Đem nấu nhỏ lửa (đậy nắp) với một chút muối hoặc một muỗng trà tương tamari cho đến khi còn lại một tách. Lọc và uống mỗi lần nửa tách khi còn nóng.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:01 AM

* Trà già ba năm tương tamari : Trà này kích thích sự tuần hoàn và giúp trung hòa chất axit trong máu. Làm giảm đau đầu do hấp thụ quá nhiều đường, rượu hoặc các loại thức ăn và nước uống có tính axít, nó còn giúp đem lại sinh khí.

Cách chế : Rót một muỗng trà tương tamari vào tách, chế trà già bancha lên, khuấy đều và uống khi còn nóng.

* Tương tamari + sắn dây: Thức này làm mạnh cơ quan tiêu hóa, tạo sức sống và giảm mệt nhọc.

Cách chế : Đổ một muỗng sắn dây vào nồi thêm hai muỗng nước, khuấy đều cho tan bột sắn dây. Thêm vào đó một tách nước, khuấy tiếp. Đem nấu lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp trong suốt và đặc lại. Nhớ khuấy đều khi nấu tránh để bị vón cục, thêm vào nửa muỗng trà tương tamari rồi trộn đều, để sôi thêm vài phút, dùng khi còn nóng.

* Trà mơ muối : Trái mân đem dầm muối có mùi rất thơm, vị chua và mặn. Nó là loại thực phẩm quân bình, cung cấp một năng lượng tập trung mạnh, được dùng rộng rãi trong các món ăn dưỡng sinh và chữa trị tại nhà.

Chất chua của mơ muối gây tiết nước bọt, cộng thêm tác dụng kiềm hoá rất mạnh, rất hữu ích cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa. nó ngăn được tiêu chảy, làm yên dạ dày và rối loạn tiêu hóa, ngoài ra mơ muối còn trung hòa được tình trạng máu dư thừa axit.

Có nhiều phương cách sử dụng mơ muối dùng điều trị tại nhà.

Cách chế trà mơ muối : Nung mơ muối trong lò nướng cho đến khi nó hoàn toàn đen và giòn, xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng một muỗng trà bột này chế nước nóng vào. Trộn đều và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương tamari + trà già ba năm: Trà này giúp thanh lọc máu và tuần hoàn tốt. Làm giảm mệt nhọc, nhược sức, chữa đau đầu nhất là khi đau ở phần trước trán.

Cách chế: Cho 1/2 hoặc một trái mơ muối với 1/2 đến một muỗng trà tương tamari vào tách, chế trà già ba năm vào, khuấy và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương + trà ba năm với gừng: Thêm một nhúm gừng nạo vào hỗn hợp trà trên đây làm kích thích tuần hoàn máu và giúp làm ấm cơ thể. Trộn đều và uống khi còn nóng.

* Mơ muối + tương + sắn dây: Dùng làm mạnh ruột và hệ thống tiêu hóa, đem lại năng lực hoạt động, còn làm giảm tiêu chảy hoặc bón do ruột yếu hoặc bị trương giãn. Sự tích lũy chất ở ruột sẽ tạo nên sự nhiễm độc toàn bộ cơ thể, gồm cả làm co cứng, viêm sưng các khớp.

Cách chế : Pha loãng một muỗng bột sắn dây với hai muỗng nước. Thêm một tách nước nữa rồi trộn đều. Tách thịt của trái mơ muối ra khỏi hột của nó và cho vào trong hỗn hợp. Đem nấu, khuấy đều để tránh vón cục, để nhỏ lửa nấu cho đến khi hỗn hợp đặc và trong suốt. Gần xong thêm nửa muỗng trà tương tamari để sôi vài giây nữa. Bạn có thể thêm vào một chút gừng nạo lúc cuối và uống khi còn nóng.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:02 AM

* Gia vị :

Muối mè: Muối mè là thức nêm phổ biến trong phương pháp dưỡng sinh, nó có vị mặn đắng có tác dụng làm quân bình các chất ngọt thiên nhiên trong gạo lứt, trong các ngũ cốc khác và trong rau củ.

Tỷ lệ mè và muối thay đổi từ 8/1 cho đến 16/1 tùy thuộc vào tuổi tác và hoạt động của từng người. Đối với người lớn, hoạt động nhiều cần nhiều muối hơn một chút so với người ít hoạt động và trẻ nhỏ. Muối mè rất ngon, nhưng đừng ăn quá nhiều. Nửa muỗng đến một muỗng muối mè cho mỗi chén cơm là vừa.

Muối mè chứa nhiều calcium, chất rắn và các chất dinh dưỡng khác, một thức ăn tuyệt hảo để hấp thụ chất dầu không bảo hòa của rau củ. Vả lại do được rang lên nên mè trong muối mè rất dễ tiêu. Muối rang lại phối hợp tạo sự cân bằng hài hòa chất dầu trong hạt mè.

Muối mè giúp làm dẻo dai các khớp và các mô kết nối. Sử dụng món ăn quân bình, thêm vào đó muối mè và rong biển và là một phương cách thật an toàn hữu hiệu để giữ gìn sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:03 AM

* Tương phổ tai: Thức ăn này làm mạnh các khớp và các mô kết nối.

Cách chế : Cắt 8 miếng phổ tai dài độ 3 tấc, xong cắt nhỏ thành con cờ dài 2cm 50 với cái kéo. Ngâm tất cả vào trong hỗn hợp nửa tương tamari với nửa nước (cho ngập phổ tai) để vậy một đến hai ngày. Cho vào trong một cái nồi không đậy nắp, thêm cho đủ tương tamari và nước. Đem nấu thật nhỏ lửa và để lệch nồi với nguồn lửa, nấu trong nhiều giờ cho nước bốc hơi hết.

Cất giữ các miếng tương phổ tai này vào lọ nhỏ. Do thức ăn này chứa rất nhiều muối khoáng nên mỗi lần chỉ dùng vài miếng, hai lần mỗi tuần.

* Rong nori : Thức nêm này cung cấp sắt và các chất khoáng khác cho bữa ăn tuy ít lượng hơn loại tương phổ tai trên.

Cách chế : Dùng mười lá rong nori (bẻ vụn thành nhiều miếng nhỏ), 1 tách nước suối và 1/2 muỗng canh tương tamari, cho tất cả vào nồi, đậy nắp và đem nấu. Để lửa nhỏ và sôi riu riu từ 20 đến 30 phút hoặc cho đến khi tất cả nước bay hơi hết, chỉ để lại bột rong nori.

Cất bột vào lọ và dùng chung với bữa ăn mỗi tuần hai ba lần.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:05 AM

* Cách dùng gạc, cọ rửa cơ thể và cao đắp Cọ rửa cơ thể bằng nước nóng: Cọ rửa cơ thể với khăn nóng mỗi ngày là cách đơn giản nhất và lại rất hiệu quả để tạo sức khỏe và sinh khí. Nó làm kích thích tuần hoàn, bớt ứ đọng ở các khớp và giúp đánh tan mỡ đọng dưới da.

Sau nhiều năm dùng phó mát, gà, thịt, trứng và các thực phẩm động vật, nhiều người hình thành một lớp mỡ cứng ngay dưới da, làm da khô cứng và giảm đi khả năng tiết mồ hôi.

Lớp da là một trong những cơ quan bài tiết phụ của cơ thể. Khi lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi bị bít do mỡ, độc tố lẽ ra được loại trừ sẽ khu trú lại. Và dần dần lan khắp cơ thể, cuối cùng là sự phát triển của bệnh viêm khớp và các tình trạng thoái hóa khác. Do vậy cọ rửa cơ thể hàng ngày là điều quan trọng để mở các lỗ chân lông và các chất dư thừa sẽ theo đó được thải ra ngoài.

Cũng có thể cọ rửa cơ thể trước và sau khi tắm vòi sen.

* Cách cọ rửa cơ thể : Dùng một chậu nước nóng và một khăn tắm cỡ vừa. Giữ hai đầu khăn và nhúng phần giữa khăn vào chậu nước nóng. Vắt ráo và trong khi còn hơi nước nóng chà xát khắp người.

Cọ rửa từng phần, ví dụ như bắt đầu từ bàn tay, ngón tay rồi dọc lên trên cánh tay, cùi chỏ, nách và mặt rồi xuống ngực, sau lưng, bụng, dưới bụng, mông, cẳng chân, bàn chân và ngón chân.

Phải chà xát đều khắp cơ thể cho làn da trở nên hồng và cảm thấy ấm lên. Bạn có thể thay đổi khăn nóng sau khi chà từng phần hoặc khi thấy khăn đã nguội.

Mỗi ngày cọ rửa như thế một, hai lần. Nếu thực hiện vào sáng sớm nó làm tăng sức sống và thêm năng lực cho bạn. Nếu cọ rửa vào buổi tối, nó sẽ làm dịu stress và áp huyết, cũng như làm cho bạn thư giãn và tươi mát. Mỗi lần thời gian cọ rửa khoảng mười phút là vừa.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:06 AM

* Đắp khăn nóng: Đắp khăn nóng được dùng làm giảm căng thẳng ở từng vùng cơ thể và giảm nhẹ đau, nhức và căng cứng của các khớp.

Chuẩn bị như cách trên, gấp khăn lại và đắp liên tiếp lên vùng điều trị. Giữ như thế cho đến khi khăn nguội và lặp lại từ đầu, đắp khoảng mười phút hoặc cho đến khi da vùng đó đỏ lên.

Đắp nóng không được dùng đắp lên các vùng hoặc các khớp đang sưng, nóng, đỏ. Trong trường hợp này tốt nhất nên đắp cao khoai sọ hoặc cao rau xanh để làm dịu đau.

* Đắp gạc gừng : Đắp gạc gừng làm kích thích tuần hoàn, làm tan chất ứ đọng, làm dịu nhẹ tình trạng. Cho thêm gừng nạo vào nước nấu nóng làm hơi nóng xuyên suốt và kích thích hơn.

Cách làm : Bạn có thể dùng loại gừng tươi cỡ vừa, bàn nạo thép và vài cái khăn cỡ trung và một cái nồi có nắp.

Nạo gừng xong, vò cục cho vào trong hai lớp vải, cột lại cho khoảng bốn lít nước cho túi gừng vào nồi, đem nấu sôi, đừng cho sôi bùng sẽ bay hết tinh dầu gừng làm giảm tác dụng. Kế đến khéo lấy túi gừng ra khỏi nồi và vắt nước gừng trong túi vào nồi nước, xong bỏ luôn túi gừng vào nồi. Đậy nắp lại để sôi nhỏ lửa thêm năm phút.

Dùng một cái khăn tắm cỡ vừa gấp nhiều lần theo chiều dài. giữ chặt hai đầu khăn, nhúng phần giữa khăn vào nước gừng nóng. Vắt ráo, nếu khăn còn quá nóng thì lắc nhẹ khăn mấy lượt rồi đắp lên vùng da, đặt thêm một khăn khô lên trên để giữ hơi nóng.

Chuẩn bị thêm một chiếc khăn để đắp nước gừng nữa, như cách trên và thay vào chiếc khăn trước khi nó đã bớt nóng, lặp lại cho đến khi da đã đỏ lên.

Đắp gạc gừng cũng rất tốt cho người lớn bình thường, khỏe mạnh dùng cải thiện sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên không nên dùng trong ca sốt và viêm nóng đỏ. Đối với bệnh ung thư hoặc các ca quá nghiêm trọng nên tìm hỏi một thầy thuốc dưỡng sinh giỏi để được được hướng dẫn thêm.

Gạc gừng làm tan các chất ứ đọng, cứng như trong các bệnh khớp khô co cứng. Tuy nhiên xin nhắc lại không được dùng trên các khớp hoặc các phần khác của cơ thể đang bị viêm, sưng, nóng đỏ.

* Cọ rửa nước gừng : Chuẩn bị như trên và thay vì đắp lên một vùng thì dùng khăn gừng nóng chà xát khắp cơ thể. Có thể áp dụng sau khi đắp gạc gừng hoặc dùng riêng.

Một nồi nước gừng có thể dùng trong hai ngày để cọ rửa cơ thể, hâm nóng lại trước khi dùng (nhớ đừng nấu sôi bùng).

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:07 AM

* Cao đậu hũ : Cao đậu hũ dịu, tác dụng mạnh hơn cả nước đá dùng giảm sốt hoặc giảm sưng viêm, sưng đỏ ở các khớp.

Chuẩn bị : Vắt bớt nước, nghiền nhỏ đậu hũ trong cối thêm vào mười đến hai mươi phần trăm bột và năm phần trăm gừng tươi nạo. Trộn đều và phết cao lên một miếng vải sạch. (lớp cao dày độ 1,50cm) áp thẳng lên trán, gáy hoặc các khớp đau. Thay đổi mỗi hai giờ hoặc để vậy cho đến lớp cao nóng lên hay nhiệt độ đã hạ xuống thì bỏ cao ra.

* Cao xanh : Cao rau xanh cũng dùng để hạ sốt, giảm viêm sưng, viêm nóng đỏ ở các khớp.

Chuẩn bị : Xắt nhỏ các lá rau xanh đã rửa sạch (cải xoăn, Cresson), nghiền nhỏ trong cối, nếu có quá nhiều nước thêm bột vào cho vừa, trộn đều, phết hỗn hợp lên vải (dày 1,50cm). Đắp như trên, thay rau mỗi giờ hoặc cho đến khi hỗn hợp rau nóng lên.

* Cao đậu hũ rau xanh: Hỗn hợp hai loại này có tác dụng như trên.

Chuẩn bị : Sau khi nghiền rau xanh thật nhỏ, thêm khoảng 250ml đậu hũ và 5% gừng nạo, nghiền tiếp cho hỗn hợp thật đều. Cách đắp như trên.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:08 AM

* Chườm túi muối : Rang nóng muối; chườm làm ấm và dịu các phần trên cơ thể, như ở vai, sau lưng khi đau nhức. Đắp vào bụng dưới làm giảm tiêu chảy, êm dịu cơn đau bụng kinh. Cũng như các cách đắp nóng khác, không được dùng khi sốt hoặc viêm nóng đỏ.

Chuẩn bị : Rang khô muối trong một chảo thép. Khuấy đều cho đến khi muối thật nóng. Cho muối rang vào trong nhiều lớp vải cotton dày. Đừng dùng túi vải tổng hợp, túi sẽ hỏng. Cột chặt túi lại và bọc thêm một lớp khăn cotton nữa. Chườm vào nơi điều trị cho đến khi túi nguội đi. Nếu cần bạn có thể thay túi khác, nhưng thường một túi là đủ. Để dành muối đó và rang lại dùng nhiều lần, khi muối trở nên xám thì bỏ đi vì nó không còn giữ được hơi nóng lâu nữa.

* Cao củ sen: Củ sen tươi nạo ra dùng hút được chất đàm nhầy trong bệnh viêm mũi, lỗ mũi, cổ họng và viêm cuống phổi.

Chuẩn bị : Rửa sạch củ sen rồi nạo với cây nạo thép trộn thêm 10 đến 15% bột và 5% gừng tươi nạo. Trải một lớp dày độ 1,5cm lên trên một miếng vải côton và áp trực tiếp lên da. Để vậy trong nhiều giờ hoặc qua đêm.

Cao này có thể dùng đắp mỗi ngày trong mười ngày hoặc cho đến khi đã tống khứ hết các chất ứ đọng. Có thể đắp gạc gừng hoặc khăn nóng lên vùng điều trị trước khi áp cao củ sen lên vùng đã ấm và làm tan các chất ứ đọng.

* Bôi dầu mè : Dầu mè giữ cho da khỏe và mềm mại, rất hữu ích làm giảm khi bị bỏng nhẹ hoặc da nứt nẻ.

* Bỏng da : Trước tiên ngâm chỗ bỏng vào nước muối lạnh, rồi áp cao đậu hũ cho đến khi hết đau. Xong bôi dầu mè đặc lên vùng bỏng.

Da nứt nẻ. Xoa nhẹ dầu mè lên vùng đau.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:09 AM

2. TẮM VÀ NGÂM

* Ngâm mông lá cải daikon :

Sự rối loạn ở cơ quan sinh dục hiện lan truyền như bệnh dịch ở các nước tân tiến. Theo ước lượng, tại nước Mỹ cứ năm cặp vợ chồng là có một cặp vô sinh. Và phỏng định có 40% phụ nữ bị hội chứng về kinh nguyệt (P.M.S), trong đó 3% đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra có 40% phụ nữ bị u xơ tử cung. Hàng năm có khoảng hơn bốn triệu ca giải phẫu cơ quan sinh dục nữ, trong đó có 700.000 ca cắt bỏ dạ con. Cứ trong năm đứa trẻ là có một đứa được sinh ra theo phương pháp phẫu thuật.

Cơ quan sinh sản nằm ở một vị trí thường xuyên tích tụ các chất dư thừa. Ở phụ nữ những dư thừa này tích tụ hình thành các khối u xơ, u nang, hạ bì hoặc ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng. Tình trạng phổ biến ngày nay, sự xuất các chất dịch hư ở âm đạo cho thấy các chất dư thừa được tống khứ ra ngoài.

Trong y học cổ truyền, ngâm mông bằng lá cải daikon thường xuyên sẽ làm nhẹ các bệnh xuất huyết hư ở phụ nữ. Hữu hiệu hơn nữa nếu ngâm mông được bằng lá cải khôdaikon (hoặc lá cải turnip trong rong biển arame cũng được khi không có lá cải daikon).

Chuẩn bị: Theo lá cải tươi trong bóng râm cho đến khi lá đổi màu nâu và giòn. Cho năm nắm cải lá khô này hoặc hai nắm rong arame vào nồi. Thêm năm lít nước đem nấu sôi; nấu nhỏ lửa cho đến khi nước có màu nâu. Thêm một nắm muối biển, khuấy đều cho tan.

Đổ nước cải nấu vào chậu tắm và thêm một nhúm muối nữa. Thêm nước để sao cho ngồi vào chậu nước phải ngập ngang thắt lưng. Phũ phần trên cơ thể bằng một khăn cô ton dày để tránh bị lạnh và rút được mồ hôi. Nếu nước nguội thêm nước nóng vào và ngâm mỗi lần từ mười đến mười hai phút.

Ngâm mông làm tuần hoàn tốt, sức nóng sẽ làm tan mỡ và chất nhầy ở vùng xương chậu.

Theo sau ngâm mông, tắm thêm bằng dung dịch đặc biệt, chế như sau:

Vắt nước ép nửa trái chanh vào nước trà già ba năm nóng hoặc thêm vào một đến hai muỗng trà giấm gạo vào nước trà già ba năm nóng, cho thêm vào đó một nhúm muối khuấy đều và dùng tắm vòi. Dung dịch tắm vòi này tống khứ các chất nhầy ứ đọng và mỡ vừa tan ra sau khi ngâm mông bằng nước lá cải khô.

Phương pháp ngâm mông và tắm vòi có thể Lặp lại mỗi ngày trong vòng hơn mười ngày. Trong thời gian này cần ăn theo phương pháp dưỡng sinh để tránh các chất thặng dư tái lập ở cơ quan sinh sản cũng như ở khắp cơ thể, gồm cả các vùng bao quanh các khớp.

Gửi bởi: Thelast May 17 2007, 10:10 AM

* Tắm da bằng nước lá cải daikon : Nước lá cải daikon (hoặc turnip) cũng hữu ích để trị các bệnh ngoài da như chàm, mụn trứng cá, chốc lở...

Chuẩn bị nấu lá cải khô như trên, dùng khăn côton nhúng vào nước nóng lá cải, vắt nhẹ, áp vào vùng da cần điều trị cho đến khi da trở nên đỏ.

* Đắp và tắm cám gạo : Trong y học cổ truyền việc tắm cám đã đuợc biết từ nhiều thế kỷ nay, dùng để cải thiện làn da. Cám chứa dầu giúp da mịn màng và tươi khỏe, nước cám còn dùng để gội đầu.

Chuẩn bị : Gói cám vào bọc vải, cho bọc vào nước ấm, lắc và vắt. Nước sẽ dần dần có màu vàng và có bọt nổi trên mặt. Dùng khăn mặt nhúng vào nước cám cọ rửa nơi vùng da cần điều trị. Có thể tắm trong nước cám hòa tan khi có bệnh về da.

Cho năm muỗng súp cám vào túi vải côton, cột chặt lại. Để túi vào nước tắm, quậy, vắt cho đến khi nước có màu sữa, pha thêm nước tắm rửa da.

Nếu không có cám gạo, dùng cám yến mạch cũng được, cả hai đều làm giảm ngứa và giảm đau, ngừa cho da khi bị độc cây thường xuân hoặc khi bị côn trùng cắn.

* Ngâm chân nước gừng : Phía dưới bàn chân và ngón chân thường có những cục chai do sau nhiều năm dùng protêin và mỡ động vật, những cục chai này làm trở ngại việc trao đổi năng lượng giữa chân và môi trường xung quanh, đặc biệt là dòng năng lượng chạy qua kinh mạch các ngón chân. (xem chương 7).

Ngâm chân vào nước gừng nóng làm mềm các cục chai và tạo tuần hoàn tốt, ngoài ra lại hữu ích làm bớt co cứng, đau nhức ở bàn chân và các ngón chân. Tuy nhiên nên tránh ngâm nước gừng nóng khi bệnh thống phong kèm viêm sưng đỏ, phải chờ khi tình trạng đã trở lại bình thường mới sử dụng.

Có thể ngâm chân lập tức với nước gừng nóng sau khi đã đắp gạc gừng hay sau khi chà xát cơ thể bằng nước gừng. Để cả hai chân ngâm từ năm đến mười phút rồi lau thật mạnh lại bằng khăn khô.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 08:55 AM

CHƯƠNG 7
BỆNH VIÊM KHỚP VÀ NĂNG LƯỢNG CƠ THỂ


Nhiều ngàn năm trước đây, các vị thầy thuốc cổ xưa đã nhận thức được sự đồng nhất giữa người, thiên nhiên và năng lượng. Họ phát triển môn vũ trụ học, từ đó giải thích các tạo vật trong vũ trụ, ngoài ra sự hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật cũng từ đó mở ra.

Dưới cách nhìn của họ, tất cả mọi vật được hiểu không gì hơn là sự biểu lộ của năng lượng. Cổ Trung Hoa gọi nó là ch’i, ở Nhật nó có tên là ki, và ở Ấn Độ gọi là prana. Tất cả mọi vật trong thiên nhiên, từ cái dãy ngân hà rộng lớn cho đến các nguyên tử trẻ tí được xem chỉ là những sự biểu lộ của năng lượng vũ trụ.

Sự nhận biết cơ thể con người như là một dạng năng lượng qua sự thực hành khoa châm cứu, thảo dược, xoa bóp bằng lòng bàn tay, massage và các nghệ thuật cổ truyền gìn giữ sức khỏe khác.

Trong thế kỷ hai mươi, các nhà vật lý đã đi đến cùng một kết luận cơ bản về thế giới vật chất. Vật chất trống rỗng nhưng di chuyển, là năng lượng rung động.

Ở Nhật cho đến nay, từ khí (ki) vẫn được dùng thường trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: Bệnh tật được xem như là “khí” bị thoát “ra”, không khí “khí của sự trống rỗng”. Trong khi “Dũng khí” là “khí hoạt động” có nghỉ là “can đảm”. Hàng trăm ví dụ khác nữa cho thấy khái niệm trên đã ăn sâu vào nếp nghỉ ở Phương Đông.

Sự hiểu biết về con người cũng bị ảnh hưởng bởi khái niệm này. Ở Nhật, từ “con người” là Hito, được kết hợp bởi vần Hi có nghỉ là “mặt trời” hay là “lửa” và vần “to” là “tinh thần”. Ám chỉ cơ thể con người, sự suy nghỉ và tinh thần chỉ là một, và là sự biểu thị của cao độ tích điện, của năng lượng bức xạ.

Năng lượng tạo sinh khí của các chức năng trong đời sống chúng ta có nguồn gốc từ bên ngoài cơ thể, ở môi trường bao bọc xung quanh ta. Cơ thể chúng ta liên tục nhận năng lượng từ các vì sao, các thiên hà, các chòm sao, hành tinh và từ khắp vũ trụ. Những lực này và những năng lực hình thành khác nguồn gốc từ vũ trụ, trong dưỡng sinh được xem như là “nguồn lực của Trời”. Và rồi trái đất một khối khổng lồ quay tròn và di chuyển trong không gian với một vận tốc to lớn tự nó cũng phát ra năng lượng. Sức ly tâm sinh ra do quả đất quay được xem như là “nguồn lực của đất”.

Nguồn lực của vũ trụ đi vào cơ thể con người qua đỉnh đầu, nơi vùng xoáy tóc (vùng xoáy này là sự phản ánh hoạt động của lực vũ trụ). Sau khi vào, nguồn lực của trời xuyên xuống bên dưới cơ thể và tồn tại ở vùng cơ quan sinh dục. Mặt khác, nguồn lực của Đất vào cơ thể qua vùng cơ quan sinh dục và hướng về phía trên xuyên qua xoáy tóc. Những dòng luân chuyển lên và xuống chạy dọc theo tuyến trung tâm của năng lượng. Cái kênh trung tâm này mang điện tích nguyên thũy tạo ra “sự sống” sinh động cho toàn bộ chức năng của cơ thể và cung cấp cho các mô năng lượng cần có.

Ở vài nơi dọc theo tuyến trung tâm, lực của “Trời” và “Đất” giao nhau tạo thành những vòng xoáy điện tích cao độ. Năm nơi trong các vòng xoáy này nằm trong cơ thể, và nếu tính thêm hai nơi đi vào và ra của hai lực nữa thì có bảy “luân xa” của năng lượng trong cơ con người (Chakras theo từ của Bác sĩ Aryuvedic).

Các luân xa này cung cấp năng lượng cho khắp các cơ quan các tuyến, các mô, tế bào. Luân xa thứ bảy ở đỉnh đầu chẳng hạn, cung cấp năng lượng cho phần trái và phải bán cầu của não, luân xa thứ sáu nằm sâu trong não luân xa thứ năm, luân xa cổ họng, cung cấp năng lượng cho tuyến giáp, phó giáp và thanh quản, trong khi quả tim và phổi hoạt động bởi luân xa thứ tư (luân xa tim) nằm sâu trong trung tâm lồng ngực. Các cơ quan nằm ở trung tâm cơ thể như dạ dày, lá lách, tụy tạng , gan và mật đặc biệt được nạp năng lượng bởi luân xa thứ ba, luân xa dạ dày. Luân xa thứ hai đóng sâu trong ruột non, hoạt hóa tiểu trường, đại trường và thận, trong khi luân xa thứ nhất nạp năng lượng cho bàng quang và cơ quan sinh dục.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 08:56 AM

Nếu chúng ta so sánh các tuyến trung tâm như là một dòng sông to lớn, thì các luân xa như là những xoáy nước được tạo thành trong dòng năng lượng vậy. Và rồi những nhánh của con sông phân dòng nhỏ hơn đó như là những kinh mạch trong cơ thể, chạy theo ngay dưới lớp da. Những nhánh kinh mạch phát ra khỏi kinh trung tâm theo kiểu như những cái gờ của trái bí ngô phân nhánh từ cái lõi trung tâm của nó.

Mỗi kinh mạch lại tiếp tục phân chia thành những nhánh nhỏ hơn và cuối cùng kết dính với phần nhỏ nhất của cơ thể: các tế bào. Nói cách khác, mỗi một tế bào được cung cấp liên tục năng lượng từ các kinh mạch, các kinh mạch trở lại nhận năng lượng từ kênh trung tâm và các luân xa. Dòng năng lượng cũng còn đi theo chiều ngược lại: từ các tế bào đến các kinh mạch, rồi đến kênh trung ương và các luân xa.

Cơ thể con người hình thành một mạng lưới phức tạp của dòng chảy năng lượng cung cấp cho toàn bộ chức năng của nó.

Sức khỏe tùy thuộc vào khả năng của cơ thể dòng chỉ đạo nguồn năng lượng sống này, nó tuôn chảy qua khắp các tế bào, mô và các cơ quan rồi hoạt hóa quá tải hoặc suy yếu và tù đọng, tạo nên tình trạng mất cân bằng hoặc bệnh tật từ đó.

Khả năng của cơ thể để chỉ huy dòng năng lượng của sự sống này lại tùy thuộc vào chất lượng của một dòng quan trọng khác để nuôi dưỡng: đo là dòng máu và chất lỏng của cơ thể. Chất lượng máu và chất lỏng lại tùy thuộc vào những gì chúng ta ăn và uống hàng ngày. Nếu chất lượng thực phẩm quân bình thì dòng năng lượng trôi chảy qua các tế bào, cơ quan, kinh mạch và các luân xa một cách êm ả.

Những loại thực phẩm thái quá tạo ra sự mất cân bằng của dòng chảy năng lượng. Thịt, trứng, gia cầm, phó mát và các sản phẩm từ động vật tạo mỡ trong dòng máu. Mỡ này gây trở ngại cho sự trao đổi chất dinh dưỡng và năng lượng giữa máu và tế bào. Tế bào ngày càng bị bao bọc bởi lớp mỡ và chất nhầy bởi sự dùng thái quá những loại thực phẩm này và làm giảm đi tính thẩm thấu của nó. Nó còn ngăn cản việc thải bỏ năng lượng và những phế phẩm, tạo nên sự tích tụ, tù đọng các chất này.

Mặc khác, các loại đường đơn như đường tinh chế, mật ong, si rô cây thích (maple pyrup), sô cô la, carob và những loại trái cây vùng nhiệt đới đi rất nhanh vào dòng máu, tạo mức đường máu cao và sự trao đổi biến dưỡng xảy ra quá nhanh trong các tế bào. Năng lượng hoạt động rất ngắn, nhanh, tuy nhiên nó lại làm cạn kiệt và suy yếu sự sống của tế bào, đồng thời tạo nên sự tích tụ những độc chất vô giá trị.

Một thực đơn quá nhiều calori làm cho hoạt động biến dưỡng của cơ thể liên tục quá tải. Năng lượng thái quá được tạo ra liên tục trong tế bào và thải ra qua các kênh mạch và các luân xa. Việc này làm ngăn trở dòng năng lượng đối nghịch dòng kênh nguyên tủy và từ các luân xa đi đến các kinh mạch, cơ quan và tế bào, đưa đến kết quả làm giảm đi độ nhạy cảm ứng với năng lượng của môi trường xung quanh. Hơn thế nữa, các chất vô ích được tạo ra liên tục từ các bữa ăn thịnh soạn làm quá tải hệ thống bài tiết của cơ thể, rồi toàn bộ cơ thể dều bị nhiễm độc, trong đó có cả phần xương và các khớp nối.

Trong thời kỳ thai nhi, khi cơ thể vừa được hình thành, năng lượng từ môi trường xung quanh nạp suốt đến các vùng tận cùng. Nơi đây tạo nên các vòng năng lượng xoắn ốc và rồi phát triển thành các cơ quan và chuyển dòng ra phía trước cơ thể. Đó là năng lượng hình thành hai lá phổi, tim, đại trường, và tiểu trường rồi tuôn tràn lên phía trên tạo thành hai dòng song song để về sau trở thành hai tay. Năng lượng tạo ra gan, mật, thận, bàng quang, dạ dày, lá lách và tụy tạng thì tuôn xuống bên dưới, cũng hình thành hai dòng song song để tạo thành hai chân.

Những dòng song song nói trên lại cuốn vào bên trong, tạo thành các dòng xoắn ốc súc tích. Khớp là những vùng phân chia của một quỹ đạo từ cái kế tiếp của sự hình thành các vòng xoắn ốc này. Quỹ đạo đầu tiên của vòng xoắn cánh tay, chính là nguồn gốc của cánh tay gồm có xương vai và hốc cánh tay. Quỹ đạo thứ nhì gồm vùng trải dài từ vai đến cùi chỏ. Thứ ba, vùng từ cùi chỏ đến cổ tay; thứ tư, vùng từ cổ tay đến các xương bàn tay; thứ năm, đây là vùng đầu tiên của các ngón tay; thứ sáu là vùng giữa của các ngón tay; và thứ bảy, vùng thứ ba là vùng cuối cùng của các ngón tay.

Tương tự sự phát triển như thế ở chân, bàn chân và ngón chân. Vòng xoắn ốc kiểu này chứa bảy giai đoạn hoàn thành, tương ứng với mô hình quỹ đạo của tạo hóa trong vũ trụ. Ở mọi nơi chúng ta đều thấy sự hiện diện của những vòng xoắn ốc. Từ các xoáy của dải ngân hà to lớn cho đến những hoạt động của các phần tiền nguyên tử. Thiên nhiên chỉ là những vô số vòng xoắn ốc lớn và nhỏ.

Thí dụ, trong cơ thể chúng ta các xoắn ốc của tóc chung quanh xoáy tóc, lỗ tai cũng thế, trong khi mắt là những nhóm quỹ đạo đồng tâm gồm tròng trắng, tròng đen và con ngươi, chúng giãn ra và co lại theo một hoạt động trôn ốc. Bộ vú con người là một vòng xoắn ốc và tận cùng là điểm ở tâm, núm vú. Những lớp của bộ óc cũng sắp xếp theo vòng xoắn chung quanh trung tâm não. Những vòng xoắn ốc khác thì không nhìn được bằng mắt thường nhưng có thể thấy qua kính hiển vi. Đó là những hình cuộn ngoằn ngoèo của DNA được tìm thấy trong nhân tế bào.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 08:58 AM

Khoa học đang bắt đầu công nhận mô hình này của vũ trụ qua đoạn trích dẫn sau đây:

THẢO LUẬN KHOA HỌC VỀ BÍ ẨN CỦA VÒNG XOẮN ỐC

DNA, phân tử chủ yếu của sự sống, là một cấu trúc xoắn ốc chứa những đặc tính di truyền, nó quyết định tất cả từ màu của mắt cho đến hình dáng của một chiếc lá. Trên một tầng rộng hơn, vòng xoắn ốc là hình dạng của những cơn xoáy lốc và những cơn bão.

Các khoa học gia, chú ý những thiên hà thật ra chỉ là những vòng xoắn ốc to lớn, hình thái này không phải cấu thành do sự ngẫu nhiên mà được hợp thành do những lực điện từ va đập vật chất vũ trụ với nhau ở một phạm vi rộng lớn hơn hết. Nhà vật lý học Anthony Peratt nói: “những vòng xoáy” rất là quan trọng trong thiên nhiên từ những vật nhỏ nhất chỉ có thể hình dung được cho đến cái lớn nhất. Nước chảy vào chậu tắm cũng hình thành nên vòng xoắn. Những vòng xoắn ốc là những cấu trúc được nhìn thấy khắp mọi nơi”.

Như chúng ta thấy, tay và chân được hình thành do những vòng xoắn năng lượng. Giờ đây chúng ta thử xem các đường kinh mạch được hình thành thế nào trong vòng xoắn ốc, và mô hình này liên quan thế nào đến các khớp. Chúng ta lấy “kinh tâm” là ví dụ điển hình.

Kinh tâm bắt đầu từ vùng của luân xa tim. Trên thực tế, nó nối với các đốt của cột sống phía sau luân xa. Nơi đây năng lượng môi trường liên kết với “Kinh tâm” xuyên vào cơ thể trong thời kỳ thai nhi. Điểm khởi đầu đó của kinh mạch là một chỗ nối. Từ đó, kinh mạch phân chia theo như sau:

1. Từ luân xa tim tiếp tục đi đến vai. Tại vai có một khớp nối.
2. Từ vai, nó chạy xuống tay đến khuỷu tay và phát triển một khớp khác.
3. Từ khuỷu tay, đường kinh mạch tiếp tục xuống tay trước đến cổ tay làm thành một khớp nữa: Khớp xương cổ tay.
4. Từ cổ tay tiếp tục đến chỗ xương bàn tay, nền của ngón út, thêm một khớp được hình thành.
5. Từ chỗ xương nền ngón tay út tiếp tục đi lên khớp đầu tiên của ngón út, tạo thành một khớp nữa.
6. Đường kinh mạch lại tiếp tục từ khớp nối thứ nhì của ngón tay út, lại một phần nữa, một khớp nữa.
7. Cuối cùng đường kinh mạch đến đầu mút ngón tay út.

Kinh tâm chia làm bảy phần, gần như là toàn bộ ở cánh tay. Vòng xoắn ốc này bắt đầu từ vòng lớn nhất gốc ở trung tâm cơ thể và tiếp tục nhỏ lần vào, cuối cùng là vòng nhỏ nhất, ở mút ngón tay.

Vòng xoắn kinh mạch bắt đầu từ một khớp nối- đốt cột sống- và mỗi khi thay đổi thành một vòng nhỏ hơn thì nơi đó cũng là một khớp nối. Khi vòng xoắn kinh mạch đổi từ vòng này qua vòng kế tiếp, các điểm được nạp năng lượng cao nhất phát triển và hình thành các khớp. Những đường kinh mạch khác bao gồm dòng đi xuống chân và bàn chân cũng có một mô hình tổng quát giống như vậy.

Thử hỏi trong thiên nhiên có một cấu trúc nào khác cũng cùng một mô hình như trên không? Từ khi trật tự của vũ trụ thể hiện trong tất cả mọi vật, chúng ta có thể tìm thấy các khuôn mẫu tương tự ở khắp mọi nơi. Thực vật chẳng hạn, cũng một khuôn mẫu y hệt lúc phát triển như cấu trúc để lộ ra của cây. Mỗi chỗ nối liền của nhánh cây cũng tương tự như các khớp của cơ thể con người. Tuy nhiên ở cây nơi phân chi thì chắc và cứng, trong khi ở con người các khớp lại mềm dẻo và cử động được. Hơn thế nữa, rễ cây cắm sâu vào lòng đất, và do đó thực vật nhận năng lượng lớn từ đất, trong khi rễ của hệ thống khớp nối con người xương sống lại nhận năng lượng mạnh từ trời. Sự khác biệt này phản ánh sự bổ sung cho nhau giữa thực vật và động vật.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 09:00 AM

* Mẫu mực năng lượng trong bệnh viêm khớp : Vậy chúng ta có thể dùng sự hiểu biết nói trên để áp dụng chữa trị bệnh viêm khớp như thế nào? Cơ bản của bệnh viêm khớp là ở các khớp nối nằm khắp các vùng của cơ thể. Viêm khớp chỉ cho thấy là dòng năng lượng qua các kinh mạch đã bị mất quân bình và ở các phần khác của cơ thể cũng thế, đặc biêt nơi các cơ quan nội tạng cũng bị ảnh hưởng. Như trên chúng ta đã thấy, các khớp là những vùng phân chi của những quỹ đạo vòng xoắn ốc của tay và chân. Chúng nó là những nơi tập trung năng lượng. Bình thường mỗi khớp có khả năng hoạt động rất rộng. Những hoạt động của khớp có thể chia thành những giai đoạn cơ bản tương ứng với các vòng năng lượng được diễn tả ở Chương 3:

1. Cử động hướng lên: như khi các khớp duỗi kéo lên, kéo ra.
2. Cử động giãn ra: như khi các khớp co, giãn thể hiện ở những khớp lúc hoạt động mãnh liệt.
3. Cử động đi xuống: khi các khớp trở về tư thế cân bằng sau thời gian nỗ lực hoạt động.
4. Cử động thử sức: dùng chịu đựng sức nặng hoặc đẩy một vật nặng.
5. Cử động lơ lửng, nổi lềnh bềnh: có trong các hoạt động mềm dẻo, thoải mái.

Tất cả các khớp trong cơ thể có đủ năm khả năng nói trên. Các khớp ở ngoại vi cơ thể, như các ngón tay rất dẻo dai và có các cử động tế nhị, trong khi các khớp ở phần dưới và ở trung tâm của cơ thể thì có khả năng chịu được sức nặng và những hoạt động tổng quát.

Trong bệnh viêm khớp, các khớp mất đi sự uyển chuyển tự nhiên, và phạm vi hoạt động bị hạn hẹp. Sự cứng nhắc, khô chặt chứng tỏ các dòng năng lượng dọc theo kinh mạch bị nút chặt hoặc đã ứ đọng lại.

Lý do thông thường gây nên tình trạng này là đã ăn quá nhiều thực phẩm có năng lượng dương tính, thu súc quá mạnh, như thịt, gia cầm, phó mát cứng, trứng, muối và các sản phẩm bánh nướng cứng. Do vậy, các gân và dây chằng trở nên cứng nhắc, năng lượng không thể chảy êm ả qua các khớp được.Viêm và sưng đỏ cho thấy năng lượng trong cái kinh mạch đã quá tải và tụ lại ngay ở các khớp. Việc dùng quá nhiều đường, trái cây nhiệt đới và rau củ, sôcôla và các thực phẩm khác có năng lượng giản nỡ, cũng như dùng quá nhiều mỡ và chất lỏng có thể tạo ra tình trạng này. Các sợi gân và dây chằng sưng lên, đau nhức khớp, phạm vi cử động giảm và không còn khả năng mang nặng nữa.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 09:05 AM

* Sự quan hệ giữa các kinh mạch, ngón tay và ngón nhân : Vị trí rối loạn tương ứng với hệ thống năng lượng của cơ thể bị ảnh hưởng. Mỗi một ngón tay, ngón chân liên quan đến một kinh mạch và cơ quan riêng biệt. Cổ tay, khuỷu tay, vai, đầu gối và mắt cá chân cũng có kinh mạch và cơ quan liên đới với nó. (Xem biểu đồ trên). Tuy nhiên nên nhớ là ngón giữa và ngón út lại liên hệ đến những đường kinh mạch trực tiếp phát xuất từ những luân xa đặc biệt ở tim, dạ dày, ruột non hơn là từ những cơ quan khác.

Những kinh mạch này các y sĩ Đông phương gọi là kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu. Hai kinh này điều hòa toàn bộ chức năng của cơ thể như sự tuần hoàn máu và chất dịch của cơ thể. (Kinh quyết âm tâm bào lạc), nó còn tạo nhiệt và năng lượng biếu dưỡng (Kinh tam tiêu).

Chúng ta thử xem những hoạt động tương ứng này ra sao trong bệnh viêm khớp. Như chúng ta đã xem ở biểu đồ, ngón trỏ như là một phần của kinh đại trường, nếu sưng khớp ở ngón trỏ tức chứng tỏ năng lượng trong kinh đại trường đã quá tải. Tình trạng này cho thấy sự mất cân bằng ở đại trường, do đó sự quá tải và viêm cứng nơi kinh mạch ngoại biên và ở các khớp có nghỉ là một vài nơi trong cơ quan nội tạng đã viêm sưng hoặc bị quá tải. Những sự mất cân bằng này tạo ra nhiều triệu chứng như kém tiêu hóa, tiêu chảy hoặc viêm màng ruột mạn tính, táo bón.

Những tình trạng này tưởng chừng như không kết hợp gì với các vấn đề ở các khớp, nhưng thật ra nó có liên quan mật thiết với nhau.

Đến đây chúng ta hãy thử xem các loại viêm khớp đã đề cập trong các Chương trước liên quan thế nào với những rối loạn nằm sâu bên trong cơ thể.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 09:06 AM

* Bệnh viêm khớp Rheumatoid: Thông thường triệu chứng của bệnh này là sưng, đau và nóng đỏ ở mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, mu bàn chân chứng tỏ có sự quá tải trong kinh mạch. Khi viêm sưng đỏ ở các khớp của ngón tay, các cơ quan tương ứng đã bị nhiễm bệnh:

Ngón tay Kinh mạch, cơ quan, luân xa

Dưới ngón cái Phổi và chức năng của phổi

Ngón trỏ Đại trường và chức năng của nó

Ngón giữa Tim, dạ dày, tiểu trường, luân xa hara, đặc biệt chức năng điều hòa máu huyết và chất lỏng.

Ngón đeo nhẫn

Tim, dạ dày, tiểu trường, luân xa hara, chức năng tạo nhiệt và năng lượng biếu dưỡng.

Ngón út Tim, tiểu trường và chức năng của nó.

Nếu cổ tay bị bệnh Rheumatoid arthritis, chức năng của tim, ruột non và ba luân xa bị rối loạn. Nếu đầu gối bị tấn công, có nghĩa là các chức năng của gan, tụy, mật, dạ dày, bàng quang và thận cũng cùng số phận. Nếu đau bên trong đầu gối, chức năng bị rối loạn ở tụy, gan thận và lá lách, nếu lại đau bên ngoài hoặc phía trước đầu gối thì dạ dày và mật có vấn đề. Đau và sưng ở mu bàn chân thì liên quan đến chức năng ở thận, lách và gan.

* Bệnh viêm khớp LUPUS: Trong bệnh này, triệu chứng rất đa dạng, chứng tỏ sự mất trật tự ở toàn bộ mạng lưới kinh mạch, các cơ quan và các luân xa. Đau nhức ở các khớp ngón, chỉ cho thấy sự rối loạn chức năng ở cơ quan hoặc luân xa tương ứng như đã nêu trên. Viêm ở màng phổi chẳng hạn chứng tỏ sự hoạt động thái quá ở kinh phế, trong khi nếu viêm vùng chung quanh tim thì chức năng của kinh quyết âm tâm bào lạc, tam tiêu đã bị rối loạn. Những tình trạng bệnh bên trong xuất hiện ra bệnh viêm khớp nơi các ngón tay tương ứng.

Đau khớp ở ngón trỏ chứng tỏ sự hoạt động quá tải ở ruột già và ruột non, lại có thể còn viêm nơi màng bụng và xáo trộn tiêu hóa. Nếu hoạt động thái quá ở kinh quyết âm tâm bào và tam tiêu thì được phản ánh ở ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn, da mặt bị mất màu, nhất là ở vùng gò má và sóng mũi.

Khi phần đầu gối bên trong sâu và phía sau bị viêm, các chức năng của thận, bàng quang, gan, lách và tụy tạng đều bị ảnh hưởng; nếu bên ngoài và phần phía trước đầu gối bị viêm khớp thì chức năng của dạ dày và bàng quang suy yếu trầm trọng. Các triệu chứng như ung loét nơi miệng và mất protêin trong nước tiểu thường xảy ra trong bệnh viêm khớp lupus là phản ánh của các cơ quan tương ứng cũng bị nhiễm bệnh.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 09:07 AM

* Viêm khớp Ostesarthritis: Sự hình thành các mấu xương nơi các ngón tay trong bệnh viêm khớp này cho biết dòng năng lượng chảy qua các kinh mạch đã bị nghẽn tắt. Sự tích lũy protêin, của và các khoáng chất ở các khớp là kết quả dùng quá nhiều thực phẩm động vật phản ánh song song cùng nhiễm nơi các cơ quan nội tạng cũng như các mạch máu. Nơi ứ đọng được xác định bằng cách xem vị trí các ngón tay bị bệnh (xin xem như trên), chẳng hạn, mấu xuất hiện ở ngón thứ năm (ngón út) cho biết tim và ruột non đóng nhiều mỡ và cholesterol; nếu mấu nằm ở ngón giữa thì sự ứ đọng hình thành trong hệ thống tuần hoàn.

Bệnh viêm khớp Osteoarthritis nơi cột sống đau là biểu hiện dòng năng lượng qua kênh trung tâm và luân xa đã bị ứ đọng. Nếu phần trên cột sống đau chức năng tim và phổi rối loạn, nếu phần giữa đau, kéo theo sự tệ hại của dạ dày, lá lách, tụy tạng, gan, mật và thận, trong khi nếu phần cuối cột sống mắt bệnh ứng cho sự rối loạn ở đại, tiểu trường, bàng quang và cơ quan sinh dục.

Nơi đầu gối và hông đau viêm khớp, sự tù đọng được xác định tại kinh can và bàng quang kinh, và các cơ quan tương ứng đã bị nhiễm mỡ với nhiều khả năng hình thành sỏi sạn. Lá lách, tụy tạng, thận, bàng quang đều nhiễm mỡ và có thể có cả sạn, khối u, túi nang trong các cơ quan này.

* Viêm khớp Ankylosing Spondylitis: Sự hóa cứng ở cột sống trong bệnh viêm khớp này chứng tỏ năng lượng trôi chảy qua kênh chính và các luân xa không thuận lợi. Vùng nối cột sống bị vôi hóa cứng liên quan với sự tắc nghẽn dòng năng lượng (thường do sự ứ đọng của mỡ và chalesterol) trong bàng quang, cơ quan sinh dục gồm tuyến tiền liệt, dạ con, cả đại và tiểu trường.

Tiến trình hóa cứng dần lên phía trên cột sống, năng lượng trong các luân xa và các cơ quan liên hệ trở nên tù đọng. Kết quả là năng lượng từ trời và đất vào cơ thể ngày càng giảm đi và rồi không đủ để cung cấp cho hoạt động vận hành cơ thể nữa.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 09:08 AM

* Viêm khớp thống phong (gout): Vùng bị tấn công của loại viêm khớp này là gốc ngón chân cái nơi có ba luồng kinh mạch giao nhau. Kinh thận khởi đầu gần gốc ngón cái dưới lòng bàn chân (xem ảnh 12B), và từ đó chạy dọc lên theo phần trong chân. Triệu chứng bệnh thống phong cho thấy có sự rối loạn kinh thận và trong quả thận. Sự quá trớn khi dùng protêin động vật là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thống phong, tạo axít làm mệt thận, trong khi đó phần mỡ động vật thường tích tụ làm giảm chức năng của thận.

Ngoài ra, sự liên tục dùng các loại nước uống lạnh, đá lạnh cũng là nguyên nhân của bệnh này nó tạo sự tích tụ calci và thành sạn sau đó.

Sự tích tụ mỡ và chất nhầy trong thận do ăn quá nhiều đường, mật ong, các chất ngọt cô đặc, trái cây nhiệt đới, kem lạnh và các thức tráng miệng ngọt, các thức có dầu, mỡ.

Các kinh mạch của gan và lá lách giao nhau ở vùng ngoài chân cái, do vậy bệnh thốâng phong ảnh hưởng đến hai cơ quan này. Chẳng hạn nếu uống quá nhiều rượu, gan sẽ yếu đi và gây nên thốâng phong, trong khi đó mỡ động vật, kể cả chế phẩm từ sữa tạo nên sự ứ đọng ở lá lách và hệ bạch huyết, tình trạng này là nền tảng gây nên bệnh viêm khớp thống phong.

* Sự cân bằng năng lượng kinh mạch : Thực dưỡng cân bằng là nền tảng duy nhất để tránh dẫn đến sự mất cân bằng trong các cơ quan, kinh mạch và các khớp. Viêm khớp là một bệnh có thể ngăn ngừa được. Hơn thế nữa trở lại dùng thực phẩm quân bình phối hợp với hoạt động và cách sống tốt lành đem lại tình trạng bình thường cho các khớp và các kinh mạch dù sau khi bệnh viêm khớp đã bộc phát.

Như chúng ta đã thấy trong Chương 2, bệnh viêm khớp được xem như là một loại bệnh không chữa trị được Y học hiện đại chỉ cốt làm giảm triệu chứng, nhưng nguồn gốc gây bệnh vẫn không giải quyết được. Để thay đổi cơ bản tình trạng bệnh, đem lại sự cân bằng sức khỏe, chủ yếu là cần phải thay đổi ẩm thực và cách sống.

Theo lối chữa trị cơ bản này, có nhiều phương pháp bổ sung cho nhau giúp tái Lặp lại sự cân bằng trong dòng năng lượng qua các kinh mạch và các khớp, và đem lại cho cơ thể một mức độ dẻo dai bình thường.

Trong phần sau đây, chúng tôi xin trình bày những bài thực tập đơn giản để kích thích và thêm năng lượng cho các kinh mạch. Các cách luyện tập này phỏng theo cách tập DoIn cổ truyền hoặc tự xoa nắn tự nhiên.

Các luyện tập bổ sung này đã được giới thiệu trong một quyển sách Book of DoIn, Japan Publication’s 1979.

Người bệnh viêm khớp hoặc các bệnh khác đều được khuyên nên luyện tập thêm tùy thuộc vào tình trạng cá nhân và khả năng cơ được. Trong trường hợp bệnh quá trầm trọng nên tìm thấy thuốc hoặc chuyên gia về sức khỏe trước khi bắt đầu các phương cách này.

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 09:09 AM

* Các cách luyện tập kinh mạch :

1. Cho kinh phế và kinh đại trường.

a. Đứng dang hai chân xa ra một khoảng rộng bằng hai vai. Đưa hai tay ra phía sau lưng và khóa hai ngón cái vào nhau. Các ngón tay cong lại như quả đấm.

b. Đưa xa hai tay về phía sau đồng thời ngước mặt lên nhìn trần nhà, xương sống sẽ uốn cong về phía sau. Cử động này làm lồng ngực đưa về phía trước, làm căng giản các cơ quan ở phần giữa thân và bụng.

c. Cong người về phía ngược lại, gập hông về phía trước càng xa về phía trước càng tốt nếu có thể kéo cánh tay theo luôn. Với cử động toàn bộ này với bàn tay siết chặt. Như thế sẽ làm giản cánh tay ra. Nếu tập đúng, xương sống sẽ làm thành một góc 90o với hai chân. Giữ tư thế này thở ra hít vào từ từ hai hơi, rồi trở về tư thế thẳng đứng đầu tiên.

Thả các ngón, rời hai tay ra và treo thõng hai tay dọc theo hai bên hông sườn. Lặp lại.

Cử động căng duỗi này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng của phổi và đại trường.

2. Luyện tập cho tỳ, tụy tạng và dạ dày : Ngồi xuống sàn, gấp đầu gối lại ra phía sau và mông ngồi trên gót chân. Nắm hai bàn tay lại, các ngón quấn vào nhau. Rồi nhẹ nhàng, đưa hai tay lên cao, duỗi thẳng cho đến khi hai tay và thân mình cùng một hàng dọc.

Tiếp tục cử động duỗi tay cho cơ thể ngã về càng phía sau càng tốt. Giữ hai chân gấp cho vững. Nếu có thể giữ hai đầu gối nằm sát sàn. Giữ tư thế này thở chậm ra vào hai hơi. Xong trở lại tư thế thẳng, giữ hai tay sát vào dái tai. Có thể Lặp lại.

Cử động căng duỗi này kích thích dòng năng lượng và chức năng của kinh vị, kinh tỳ, lá lách.

Ảnh 13, 14: Luyện tập cho kinh phế và kinh đại trường, dạ dày

3. Luyện tập cho tim và ruột non: Ngồi xếp bằng trên sàn, hai lòng bàn chân giao nhau. Hai bàn tay nắm chặt hai bàn chân. Hai gối chạm sàn. Từ từ, nắm chặt bàn chân (phần dưới vẫn giữ chặt) kéo hai bàn chân về phía cơ thể. Động tác này làm căng duỗi vùng trong của hai bắp đùi.

Trong khi hai gót chân vẫn giữ chặt, gập thân mình về phía trước sao cho trán chạm vào hai bàn tay. Động tác gập người này làm giản phần hông và toàn bộ cơ thể. Vẫn để trán chạm hai bàn tay, thở chậm dài hai hơi, rồi trở về tư thế ngồi thẳng. Lặp lại.

Sự căng duỗi này kích thích dòng năng lượng và chức năng vật lý của tim và ruột non.

Ảnh 15 : Luyện tập kinh tâm và tiểu tường

4. Luyện tập cho thận và bàng quang : Ngồi trên sàn, hai chân thẳng về phía trước sao cho phần sau của chân chạm vào sàn nhà từ gót chân đến mông. Dùng tay nắm chặt các ngón chân, gập người về phía trước. Nếu có thể cho trán chạm với đầu gối.

Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi, rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu. Hai tay buông lỏng các ngón chân ra. Lặp lại.

Luyện tập này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng vật lý của thận và bàng quang

Ảnh 16: Luyện tập cho kinh thận và kinh bàng quang

5. Luyện tập kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu: Ngồi tư thế hoa sen trên sàn. Hai chân bắt chéo nhau sao cho hai mắt cá chân nằm lên phần trên hai đùi và mắt cá chân này cũng nằm trên mắt cá chân kia. Từ tư thế này, dùng tay này nắm chặt đầu gối chân kia, chéo hai tay. Gập nhẹ người về phía trước cho đến khi trán chạm đất. Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi. Rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu. Tư thế hoa sen này có thể đổi ngược chân lại để tập. Lặp lại.

Động tác này làm hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng tương quan của tam tiêu và tâm bào lạc.

Ảnh 17: Luyện tập kinh quyết âm tâm bào lạc và kinh tam tiêu

6. Luyện tập cho gan và mật : Ngồi trên sàn. Dang thẳng hai chân ra xa, phần sau chân chạm sàn từ mông đến gót chân, các ngón chân dựng đứng. Dang chân càng xa càng tốt. Dùng hai tay nắm chặt một bên bàn chân. Gập hông về phía hai tay cho trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này, thở chậm và dài hai hơi. Rồi trở lại tư thế ngồi thẳng ban đầu.

Lặp lại động tác với chân kia. Lặp lại cho cả hai chân.

Động tác này hoạt hóa dòng năng lượng và chức năng vật lý cho gan và mật.

Ảnh 18: Luyện tập kinh gan và mật

Gửi bởi: Thelast May 18 2007, 07:34 PM

CHUƠNG 8
KINH NGHIỆM CÁ NHÂN

Janet Erickson


Bảng chẩn trị y khoa của tôi cho biết tôi bị thoái hóa khớp ở hai bàn tay, hông và đầu gối. Tôi nói với bác sĩ xin điều trị tại nhà bằng aspirin để giảm cơn đau. Ông ta nói “Khi tình trạng trở nên quá tệ hại, tôi sẽ thay thế khớp gối và hông nhân tạo cho anh”. Tôi nghỉ đó cũng là biện pháp khó tránh cho tôi, cho đến khi tôi được giới thiệïu phương pháp thực dưỡng sinh một cách cặn kẻ. Tôi vẫn ngờ vực về việc thực phẩm lại có thể giúp hoặc ngăn cản sự đau đớn của tôi từ thể chất đến tinh thần.

Tôi nhận thấy muối và thức ăn sẵn đóng gói làm sưng phù và đau đớn thêm nơi viêm. Cũng vậy trạng thái tinh thần của tôi cũng hưng phấn hoặc suy giảm gắn bó với bữa ăn.

Trước đây cha và ông nội tôi không hút thuốc và uống rượu mà lại chết vì bệnh ung thư phổi. Tôi không hiểu tại sao? Nhưng sau khi xem quyển Recalled by life của bác sĩ Anthony Sattilaro và học hỏi về dưỡng sinh thì tôi đã rõ cái chết do bệnh ung thư của cha và ông nội tôi cũng như căn bệnh viêm khớp của tôi. Tôi quyết định tự cứu. Tuy nhiên trước tiên xin hãy cho tôi nói một số quá trình kinh nghiệm bản thân.

Năm mươi ba năm trước, tôi bị đau chân nghiêm trọng, cha mẹ và bác sĩ không cho tôi chơi môn nhào lộn và leo dây.

Tôi là người không phàm ăn, thường chỉ ăn yến mạch, chuối và bánh quy chiên. Từ lúc năm tuổi đến hai mươi mốt tuổi thường chỉ dùng trứng, cá, trai sò. Tôi ăn rất ít trái cây và hầu như không ăn rau. Như thường ngày tôi ngốn thêm bánh cake, bánh nướng, bánh quy.

Cũng vào năm hai mươi mốt tuổi, tôi Lặp gia đình và bắt đầu thay cá bằng vô số thịt bò, trứng và gà. Tôi lên cân từ đó.

Do lo sợ việc lên cân, tôi ngưng ăn thịt bò và chỉ ăn gà, trứng, bánh mì. Tôi né tránh việc ăn tráng miệng mà thay vào bằng rượu. Để rồi từ năm ba mươi tám tuổi tôi bị đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Aspirin và valium được dùng thường mỗi ngày.

Năm bốn mươi hai đến bốn mươi bốn tuổi, tôi dùng ngày ngày càng tăng dần thuốc an thần và rượu và cả loại valium sủi bọt. Do đau đớn quá tôi phải bỏ rượu năm bốn mươi sáu tuổi, từ đó tôi lại ăn kẹo thỏi mỗi khi muốn uống rượu. Tôi vẫn tiếp tục ăn gia cầm, trứng, khoai tây và bánh mì với một ít rau và trái cây và hầu như không ăn chanh, cam do loại này làm cho dạ dày tôi rối tung lên.

Cũng từ năm tuổi bốn mươi hai, hai tay tôi và đầu gối bị viêm khớp sưng lên và đau đớn rồi sau đó hai bên hông cũng thế.

Vào tháng 10 năm 1985, sau khi tôi gặp ông Michio Kushi, tôi không ăn gia cầm và trứng nữa. Trong tám tuần lễ đầu tôi dùng thực đơn căn bản của dưỡng sinh, chỉ sau bốn tuần, đau đớn và viêm sưng ở hai bàn tay và đầu gối đã giảm nhiều, lên xuống cầu thang nhà không còn đau đớn lắm như trước nữa. Sau tám tuần, tôi giảm cân và tinh thần tỉnh táo hẳn không còn trạng thái chao đảo như trước, ăn ngon miệng và không dùng dược phẩm.

Tôi cũng có dự vài lớp nấu ăn dưỡng sinh, cơ thể thay đổi từ trạng thái đau đớn thái quá đến trạng thái không còn cơn đau. Thật là tốt đẹp cả thể chất, tinh thần và tràn đầy lòng biết ơn. Giờ đây tôi khiêu vũ như bão tố !

Vậy tôi đã qua kinh nghiệm thế nào về thực dưỡng dưỡng sinh ? Thực chất thức ăn và bệnh viêm khớp đã liên quan ra sao ? Nói cách khác là các món ăn dưỡng sinh đã làm nên sự thay đổi hay đầu óc tôi đã đổi thay. Kẹo, mứt ngọt và đậu phụng rang muối tức thời làm rối loạn dạ dày và gây đau lại ở hai tay, viêm sưng lại ở đầu gối. Tinh thần và sức lực lộn xộn theo sau đó. Tôi tin chắc thức ăn đã gây nên bệnh viêm khớp của tôi và theo dõi điều này. Khi tôi trở lại dùng thức ăn đơn giản thì trong vòng hai mươi bốn giờ đồng hồ, tôi trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Sự đau đớn do bệnh viêm khớp đã quá lâu đủ để cho nó rời bỏ tôi từ đây !

Vị bác sĩ (biết rõ tôi áp dụng phương pháp thực dưỡng dưỡng sinh và đã lo âu về sự mất cân của tôi) khăng khăng đòi làm thử nghiệm máu để xem tôi có bị bệnh thiếu máu hay không, và kiểm tra luôn mức potassium và calcium nữa vì lý do gì tôi cũng không biết.

Hai ngày sau, vị bác sĩ này gọi và cho tôi biết sức khỏe của tôi đạt điểm 100% và tôi phải thanh toán tiền để nghe một điều mà tôi chắc đã biết rồi.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:29 PM

PHỤ LỤC
CHĂM SÓC TRẺ THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH

(Cornellia Aihara)


Cornellia Aihara sinh tại Fukushima, Nhật Bản. Cô học tập phương pháp dưỡng sinh ở Đông kinh tại trường của tiên sinh George OHSAWA và được phân công phân phối tuần báo OHSAWA.

Sau đó cô đến Mỹ và kết hôn với Herman Aihara, người hướng đạo và dạy môn dưỡng sinh tại Mỹ..., cũng là hiệu trưởng cơ sở dưỡng sinh George Ohsawa tại đây.

Con gái cô tên Marie sinh năm 1958 và Jiro con trai sinh năm 1959.

Cô Cornellia học nấu ăn với bà Lima OHSAWA tại Mỹ, và cũng là phụ tá của bà Lima để nấu các món dưỡng sinh tại các trại hè từ năm 1960 đến 1964. Kể từ năm 1969 với sự thông hiểu cách nấu nướng theo phương pháp dưỡng sinh cô đã cùng đi du lịch với chồng cô Aihara trong khắp cộng đồng Mỹ và nước ngoài.

Cô cũng đã học được từ ông George và bà Lima OHSAWA y lý dưỡng sinh để chăm sóc trẻ nhỏ và thực hành nghệ thuật này cho chính các con của cô.

Mục sách này là một sự biểu lộ lòng biết ơn của cô đối với ôâng ,bà OHSAWA, và các ban dưỡng sinh khắp nơi trên thế giới.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:33 PM

1. CHĂM SÓC TRẺ NHỎ

Vào năm 1969, tại trại hè Big Sur có rất nhiều trẻ nhỏ đi theo cha mẹ đến sinh hoạt. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy các trẻ này thường khóc quá nhiều. Vào năm 1960 và 1961, tại trại hè Nữu Ước có một bà mẹ cùng đứa con 6 tháng tuổi. Bà ta phụ giúp bà Lima OHSAWA và tôi các công việc ở nhà bếp , người chồng của bà chỉ đến trại hè vào dịp nghỉ cuối tuần. Lúc đó Marie con gái tôi vừa được hai tuổi rưỡi và Jiro con trai tôi một tuổi rưỡi, phần tôi giúp bà Lima nấu ăn ngày ba buổi trong vòng hai tháng tròn. Vào mỗi dịp cuối tuần có khi trại hè đông đến hàng trăm nguời.

Tôi có rất ít thời giờ lo cho các con của tôi và chúng cũng không bao giờ khóc vô cớ. Từ đó tôi mới biết các em bé được nuôi dưỡng theo phương pháp dưỡng sinh thường không khóc nếu không cần thiết.

Tiên sinh George OHSAWA đã nói như thế nào về việc chăm sóc trẻ nhỏ? Tôi quyết định ghi lại những điều mà tiên sinh hướng dẫn về việc này.

* Đừng ẵm bồng quá nhiều các con của bạn: Cuộc sống đã quá bận rộn, bạn chỉ bồng em bé lúc cho ăn, thay tã lót, ngoài ra nên đặt em bé nằm trong nôi, nơi yên tĩnh. Đây là bài học đầu tiên của em bé.

Nếu chúng ta cho em bé ăn đúng giờ, chúng ta có thể biết được em bé khóc do đòi ăn hoặc do nguyên nhân khác. Khi em bé khóc và mặt em bé đỏ, có thể em bé sốt nếu trán bị nóng,lúc đó nếu bạn không có một nhiệt kế , bạn có thể dùng đầu lưỡi của mình thử lên trán của em bé, nếu đầu lưỡi bị nóng tức em bé đã bị sốt.

Khi cha mẹ không bồng ẵm con nhiều, đứa em bé trở nên cỡi mở hơn, và thân thiện với tất cả mọi người.

* Tinh thần khi cho em bé bú sữa: Có một lần khi cho con tôi bú sữa, bà Lima mang một lá thư vào phòng tôi và bảo rằng khi cho con bú tốt nhất là đừng để đầu óc trống rỗng, mà nên đọc sách hoặc tự giáo dục mình điều gì đó chẳûng hạn. Tôi thường không làm theo lời khuyên này do tôi thích nói chuyện với con tôi khi tôi cho con bú. Giờ đây tôi mới hiểu và cám ơn về lời khuyên này.

Hai tháng sau khi sanh cháu Marie, tôi tắm nước lạnh và bị cảm. Không ăn được gì trong ba tuần lễ, tôi chỉ uống nước và vẫn cho con bú, tôi bị sụt mất gần 10 kg. Thưở nhỏ tôi bị rối loạn tim khá nặng, bác sĩ và các nhà đoán tương lai bảo tôi sẽ chết lúc 19 tuổi. Và dù sức khỏe tôi như thế, tôi vẫn tạo được sữa cho con tôi bú. Các thực phẩm dưỡng sinh rất quan trọng để tạo chất lượng của sữa, nhưng một điều quan trọng nữa cũng chẳng kém là người mẹ phải có niềm tin và nhiệt tình mong muốn tạo được sữa cho con, chỉ khi cho con bú, người mẹ mới biết được thế nào là yên bình và hạnh phúc.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:35 PM

* Thức ăn tạo sữa mẹ : Trong thời gian mang thai và sau khi sanh, thức ăn đóng một vai trò rất quan trọng. Tôi thường dùng hai chén súp miso vào mỗi buổi sáng, bữa ăn phụ thì dùng nui mì lứt. Các bạn ăn không ngon miệng là do cơ thể bạn bị mệt mõi, bạn có thể dùng sữa bò nóng với yannoh (1 tách sữa bò với một muỗng súp yannoh) tuy uống thế này không tốt lắm, nhưng nếu nuôi em bé trực tiếp bằng sữa bò còn tệ hại hơn. Sau khi uống sữa và yannoh, sữa sẽ được tạo ra rất nhiều. Xích tiểu đậu nấu với rau củ tempura cũng tốt để tạo ra sữa mẹ. Khi tôi ăn mất ngon, tôi thường dùng gạo nấu với xích tiểu đậu. Nếu bà mẹ tạo sữa được bình thường, bà ta luôn luôn đói.

Có một lần em bé Jiro của tôi sốt đến 380C trong mùa hè, sau đó tôi hiểu được nguyên nhân, do ba ngày trước đó, chúng tôi có đi với một người đến tiệm ăn của người Hoa và tôi đã dùng súp nấu từ thịt lợn. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với protêin động vật. Từ đó tôi không bao giờ đi đến nhà hàng nữa cho đến khi con tôi thôi bú. Những thức ăn bà mẹ thèm ăn chưa hẳn là tốt cho đứa em bé.

Tiên sinh OHSAWA đã bảo đừng nên cho trẻ nhỏ đồ chơi, chúng sẽ không phát triển được trí tưởng tượng. Khi Marie con tôi lên bốn tuổi, một người bạn của tôi đưa cháu đi chơi ở vùng sông Sacramento. Tại đây, cháu đi gom các viên sỏi, người bạn của tôi hỏi cháu dùng sỏi để làm gì, cháu trả lời “để về cho mẹ dầm làm dưa chua”. Chúng tôi cả cười khi biết được việc này.

Khi tôi có mang cháu út, Marie và Jiro hỏi tôi tại sao phải cần đến nhà thương để sanh trong khi con mèo Tama của chúng tôi dù ở nhà cũng sanh được năm con mèo con. Tôi trả lời hơi xấu hổ là thực tế cơ thể tôi không được khỏe nên mới cầøn đi đến nhà thương để sanh con. Những phụ nữ sống thưở xưa, thường siêng năng làm việc và sanh con một cách dễ dàng có khi ở ngoài đồng ruộng.

Các con tôi còn hỏi tại sao con mèo không tự nấu cơm lấy ăn, chúng nó nghỉ không có một sự khác biệt giữa người và vật, tất cả đều là một. Các trẻ nhỏ thường nhận định như vậy và nền giáo dục đã làm trở ngại cho sự phát triển tư duy này.

* Thức ăn trong thời kỳ mang thai: Các bà mẹ dưỡng sinh thường không có cơn đau ban sáng. Nếu có là do dùng thức ăn không quân bình âm dương. Tại Nhật phụ nữ có mang thường thèm ăn mơ muối, do khi mới có mang cơ thể cần nhiều hơn thực phẩm có tính axit, lý do là em bé cần calcium. Nếu không đủ calcium cho em bé, bà mẹ sẽ thích ăn mơ muối để lấy calcium từ răng cung cấp cho em bé. Phần tôi chỉ thích ăn mơ chua tươi trong những thời gian mang thai. Tiên sinh OHSHWA có nói nếu bà mẹ ăn thức ăn đơn giản và làm việc siêng năng trong thời kỳ mang thai sẽ rất tốt cho đưa em bé.

* Thùy tai của em bé : Thùy tai của em bé nói lên loại thức ăn của bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Một cái tai lớn rộng chứng tỏ bà mẹ đã dùng thức ăn âm. Nếu em bé có tai nằm sát đầu là bà mẹ đã ăn nhiều muối và làm lụng siêng năng. Nếu em bé có tai sát đầu, mắt lại nhỏ đó là dấu hiệu tốt, trái lại tai quá to và mắt lớn do bà mẹ đã dùng quá nhiều trái cây. Phần tôi, tôi đã không ăn một trái cây nào trong thời kỳ mang thai, lý do là một khi đã bắt đầu ăn rồi là tôi không làm sao ngưng được nữa. Tuy nhiên khi có mang đến tháng thứ chín, tôi đã ăn nữa trái nho do quá thèm. Vài ngày sau, tôi bị đau nhức, sau thời gian dài không ăn thịt do đó trái cây không thích hợp với cơ thể của tôi nữa. Trước lúc tôi Lặp gia đình đôi khi tôi bị đau bụng kinh là hầu như đã ăn nhiều trái cây trong tháng đó.

* Súp miso : Nếu phụ nữ có mang lại bị bệnh thiếu máu thường là do ăn quá nhiều trái cây và uống quá nhiều nước hoặc dùng các thức ăn quá âm khác. Theo kinh nghiệm của tôi nếu dùng một tách súp miso mỗi ngày thì thai phụ không bị bệnh thiếu máu suốt thời kỳ mang thai và có thể do chất muối trong miso cô ta sẽ sinh em bé trai, trong khi các người khác sinh em bé gái. Hơn nữa sau khi sanh nhất là thời kỳ cho con bú, các bà mẹ thường thèm sữa và các chế phẩm từ sữa,nhưng nếu được cho dùng súp miso thì không còn thèm sữa nữa, vả lại chất lượng miso còn tốt hơn, nó tống khứ các chất độc nicotine từ thuốc lá ra khỏi cơ thể.

Nếu súp miso có vị mặn quá, chỉ cần nêm chút ít trong súp thôi là đủ.

Nếu các bạn có mang, đừng dùng thực phẩm quá âm và như thế con bạn sẽ có một dạ dày tốt, và tránh được nhiều bệnh tật, bởi mọi bệnh tật đều bắt đầu từ chỗ dạ dày suy yếu.

Suốt thời kỳ mang thai, thai phụ nên làm việc bình thường , thai sẽ không phát triển quá lớn và sanh nở dễ dàng.

* Nhu động ruột của be ù: Có bao giờ bạn xem phần của con bạn hay không? Nếu nó dài, lớn và gọn là tốt. Khi Jiro con trai tôi bắt đầu ăn gạo lứt, tôi chú ý (Jiro) thấy có vài hạt gạo trong phân của nó, tôi nhặt lấy để xem vì lo nó tiêu hóa không tốt, nhưng đấy chỉ là những vỏ của hạt gạo, bên trong đã tiêu đi hết. Bạn đừng lo con bạn không nhai kỹ, nếu dạ dày nó khỏe, ngũ cốc sẽ được tiêu hóa tốt.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:40 PM

* Các bước đi đầu tiên của em bé : Trẻ nhỏ nuôi bằng sữa mẹ bắt đầu đi từ 14 tháng đến 18 tháng tuổi. Nếu nuôi bằng sữa bò thường em bé sẽ biết đi lúc khoảng một tuổi. Sữa bò có nhiều protein (âm) và calcium (âm) do đó cơ thể em bé sẽ phát triển nhanh (âm). Một số em bé dưỡng sinh thường chậm biết đi, nhưng răng mọc bình thường. Tiên sinh OHSAWA có nói “ Biết đi chậm là tốt, bộ não sẽ phát triển tốt. Nếu em bé đi nhiều quá, năng lượng sẽ dành cho hai chân, chứ không cho đầu của em bé”.

Sữa mẹ giúp bộ não em bé phát triển tốt, để thay thế sữa mẹ có thể dùng sữa ngũ cốc. Dưới đây là công thức sữa số I, dành cho em bé khoảng 3 tháng tuổi.

I – Ngâm gạo lứt qua đêm, xay trong cối đất, đem nấu cho mềm với nhiều nước. Thêm amasake hoặc sirô yinnie cho ngọt giống như sữa mẹ.

Nếu chân em bé bị cong khi bắt đầu đi cũng như các em bé thường mút ngón tay là em bé thiếu chất khoáng hoặc thiếu muối, có khi là thiếu cả hai.

Để hỗ trợ chất khoáng cho em bé có thể dùng đầu và xương của loại cá nhỏ cho vào lò nướng vàng cho giòn, giã nhỏ cho em bé ăn.

Phụ nữ nếu đã mang thai nhiều lần và sức khỏe yếu có thểû dùng súp cá chép để cung cấp thêm nguồn calcium cho thai nhi. Súp cá chép rất quân bình, cá chép là loại cá rất âm và ngưu bàng là loại rau củ dương.

Bánh mochi rất tốt cho thai phụ và thai nhi. Trẻ em thường ăn mochi sẽ lên cân mau và có cơ bắp khỏe.

* Làm thế nào cho con bạn được cường tráng : Đừng bồng bế con bạn quá nhiều và giữ chân trần không cho em bé mang vớ. Chân là phần dương nhất của cơ thể, thường tập luyện cho em bé đi chân trần trên đất nội tạng em bé sẽ khỏe.

Tại nhà tôi ở Nữu Ước, ngay cả mùa đông tôi vẫn để chân trần cho các cháu. Đôi khi cháu bị cảm lạnh sổ mũi và ho. Do vậy tôi lại mang tất cho chúng, nhưng chẳng mấy chốc chúng cỡi bỏ ra hết. Chúng tôi không thích mang tất đi ngủ. Ở Nhật, một vài người đi tất khi ngủ, và người ta bảo rằng những người này không bao giờ gặp mặt lúc cha mẹ chết, bởi họ sẽ chết trước cha mẹ họ.

Các cháu em bé rất dương, chúng không cần mặc quá nhiều áo quần và có thể đi bộ với đôi chần trần, cho các cháu đi bộ ngoài trời trong thời tiết lạnh rất có lợiù cho sức khỏe của chúng. Tất cả mọi người và các cháu em bé đã trên một tháng tuổi rưỡi đều có thể đi bộ ra ngoài trời trong thời tiết lạnh rất tốt, trừ lúc trời mưa.

TIỂU SỬ CỦA TÔI

Thưở nhỏ tôi là một đứa trẻ yếu đuối, nên tôi thật vui mừng khi thấy các con tôi khỏe mạnh. Các bạn tôi nói với tôi là họ không tin tưởng mấy vào phương pháp dưỡng sinh do họ thấy tôi không khỏe lắm. Tôi cũng biết như thế, nhưng họ không biết tình trạng sức khỏe của tôi lúc trước đây. Bác sĩ của gia đình tôi đã từng cho biết là khi lớn lên tôi không thể lập gia đình được. Giờ đây tôi đã có hai con và vị bác sĩ này rất lấy làm ngạc nhiên khi biết được điều này.

Các bác sĩ hiện nay tại Nữu Ước cho tôi biết mạch máu tim của tôi bị teo nhỏ và tôi có thể chết bất cứ lúc nào. Họ đề nghị tôi giải phẫu tim, nhưng tôi từ chối. Tôi được sinh ra với một quả tim không bình thường. Thật là một phép lạ mà tôi còn sống cho đến khi tôi trở thành bà mẹ, lúc đã có con với ý muốn sống còn, tôi chấùp nhận giải phẫu tim, sau đó tiên sinh OHSAWA biết và cho tôi đã dại dột, dù ca mổ đã rất thành công. Lời trách của tiên sinh đã rất đúng. Một năm sau khi mang thai cháu Jiro, mạch máu tôi lại có vấn đề và sức khỏe tôi chỉ còn như một đứa trẻ trong bụng mẹ. Tôi phải mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại. Thể chất của bạn chỉ thay đổi bởi thức ăn, hoạt động và sự trầm tư. Nếu các bạn cố đổi thay bằng giải phẫu, bạn sẽ đánh mất nhiều hơn so với những gì mà bạn được. Một cuộc giải phẫu kéo theo hàng đống thuốc phải uống làm suy nhược cơ thể, nhất là hệ thần kinh của bạn.

* Tắm và đi ngoài : Trẻ nhỏ thường có làn da màu đỏ, nên tắm cho em bé hằng ngày để lấy bớt muối qua làn da, như thế em bé sẽ ngủ ngon.

Tập cho trẻ tắm và đi ngoài theo một giờ nhất định, ngoại trừ khi trẻ bị ốm, có thể tập cho trẻ đi ngoài từ lúc bốn tháng tuổi, đặt trẻ vào bộ cầu rồi lặp đi lặp lại tiếng i...e...si cho quen. Nhớ đặt trẻ vào bô khi vừa thức dậy, đó là lúc trẻ cần đi tiểu. Khi thay tã nếu thấy da trẻ ửng đỏ nên rửa bằng nước ấm, nước tiểu có muối sẽ làm rát da trẻ.

Nếu mỗi đêm trẻ thức giấc hai, ba lần thì hoặc là trẻ đói hoặc là chất lượng sữa kém. Sau sáu tháng không cần cho trẻ bú ban đêm nữa, có thể trẻ khóc đòi bú theo thói quen vài ban đêm, nhưng sau đó trẻ sẽ ngủ luôn qua đêm.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:44 PM

* Sởi : Cháu Marie vào lúc hai tuổi và Jiro vào lúc một tuổi có lên ban sởi. Sởi là một bệnh nguy hiểm nó có thể biến chứng qua phổi, sốt cao và đôi khi bị mù và nguy đến tính mạng. Đối với các trẻ được nuôi bằng phương pháp dưỡng sinh, bệnh sởi không gây nên nguy hiểm. Đừng phơi trầøn trẻ khi trẻ bị sởi và hãy để trẻ trong nhà, cho ban sởi mọc đều khắp cơ thể nếu không ban sởi sẽ vào bên trong bao phũ các cơ quan nội tạng. Không cho trẻ ăn các thức ăn như trái cây chẳng hạn vào lúc này. Tiên sinh OHSAWA nói nguyên do bệnh sởi là do trẻ đã phát triển và không còn cần “sức dương” nhận từ lúc còn trong bụng mẹ. Sởi là sự đào thải chất thặïng dương. Các trẻ âm tạng không bị sởi cho đến khi đầy đủ sức dương để tống khứ chất thặïng dư này.

Trẻ nhỏ thường lên sởi lúc hai đến bốn tuổi. Các bạn có biết thể trạng của con bạn dương hay âm chăng?

* Giáo dục xã hội : Tiên sinh OHSAWA có nói “Bạn phải giáo dục cho con bạn cỡi mở với mọi người” Nếu bạn thực sự hiểu được nguyên lý vô song đó thì cuộc sống là cái thống nhất. Bạn và tôi là một không thể chia ly. Khi bạn thực hành cái “một” đó và cho con bạn hiểu được điều này, đời sống chúng sẽ được hạnh phúc, đầy lòng biết ơn và tự do vô cùng.

Tại Nhật người ta thường nói, lúc lên ba, bạn ra sao, thì 100 tuổi bạn cũng như thế ấy! Bởi sự giáo dục của cha mẹ cho con bạn qua lối sống của họ. Hãy giữ cho con bạn ba phần trăm đói và bảy phần trăm bị lạnh., điều này khó thực hiện nếu bạn không quá nghèo. Tuy nhiên, các trẻ thường thì ăn kẹo, đường và trái cây nhiệt đới, mà các bà mẹ dưỡng sinh lại không cho con mình ăn các thức này cũng coi tương đương bảy phần trăm bị đói. Tình thương không chỉ là sự cho mà đôi khi trái lại, nếu con bạn đòi ăn thức ngọt và bạn không cho chúng, đó là một hình thức yêu thương.

Các bạn giữ gìn cho các con bạn dùng thực phẩm tốt trước khi chúng đến tuổi đến trường để chúng được khỏe mạnh, và khi chúng đã lớn nếu chúng có ăn đường cũng không tai hại mấy tùy theo thể trạng của chúng. Nếu thể trạng dương không sao, nhưng nếu chúng ốm yếu và âm tính thì tuyệt đối không bao giờ cho chúng đường.

Tôi luôn khuyên các con tôi không được ăn đườngcho đến năm mười sáu tuổi, sau đó tùy nhận định của chúng. Nhưng nếu chúng cùng sống trong một nhà với tôi, tôi sẽ không dọn cho ăn món thịt và đường dù là sau mười sáu tuổi. Đời sống của trẻ không phải là của bạn, chúng phải tự chọn con đường của chúng. Tôi để cho con tôi hoàn toàn tự do sau mười sáu năm tuổi.

* Việc sử dụng muối cho trẻ nhỏ : trẻ nhỏ được nuôi dưỡng bằng phương pháp dưỡng sinh thường mạnh khỏe và được miễn dịch với nhiều bệnh tật. Nếu trong thời gian mang thai, bà mẹ dùng thức ăn quá dương và quá âm hoặc uống quá nhiều dược phẩm, đứa trẻ sanh ra bị ảnh hưởng mất quân bình do các độc tố từ bà mẹ.

Hãy cẩn thận khi dùng muối cho trẻ, không nên cho trẻ ăn muối sống mà chỉ dùng muối dưới hình thức miso, nước tương tamari, muối mè... với một lượng nhỏ. “Để thử xem con bạn có cần muối hay không”. Tiên sinh OHSAWA có nói, đưa cho cháu trẻ một miếng củ cải trắng, daikon dầm muối (dài độ 8cm). Nếu trẻ cần muối, cháu sẽ mút miếng củ cải suốt ngày, nhưng nếu đã đủ muối, cháu sẽ bỏ nó đi”.

Các bạn dưỡng sinh bên Mỹ trong khẩu phần thường có thêm thịt, không nên ăn muối nhiều. Thường các bà mẹ rất sợ cho con mình dùng muối và nghỉ rằng nuôi con mình nhiều trái cây là tốt, nhưng nuôi như thế trẻ sẽ mắt bệnh thiếu máu, nếu chỉ được nuôi bằng trái cây và rau củ, mà không có muối (bao gồm cả miso và soy sauce). Quá nhiều muối cũng không tốt cho trẻ, nếu bạn lỡ cho bị ăn nhiều muối, hãy cho chúng uống nước. Nước sẽ đem muối ra khỏi cơ thể. Nếu ăn đủ muối, trẻ sẽ ngủ ngon và khóc rất ít. Khi ngủ ngon trẻ sẽ chóng lớn.

Bà mẹ dùng ba tách trà bancha uống sau mỗi bữa ăn và đi tiểu trong ba bốn lần trong ngày là tốt. Nếu còn khát chứng tỏ bà đã dùng thức ăn quá mặn hoặc đã ăn dậm quá nhiều nên làm khát thêm.

Nếu các bạn làm việc siêng năng, các tế bào khỏe và lại sử dụng một lượng muối thích đáng, bạn không bao giờ bị bệnh. Nhưng nếu cơ thể bạn yếu vài tập luyện nhẹ sẽ giúp bạn tạo sức khỏe nhanh chóng.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:49 PM

2. THỨC ĂN ĐẶC ĐẦU TIÊN CHO TRẺ

Đối với trẻ trai khoảng thời gian để tập ăn chất đặc là 100 ngày sau khi sanh và trẻ gái là 110 ngày. Tuy nhiên bạn có thể chờ cho đến khi trẻ mọc hai răng trên và hai răng dưới là đúng lúc để tập cho trẻ ăn. Dùng một phần gạo và mười phần nước nấu với lửa nhỏ trong năm tiếng đồng hồ. Xong nghiền cháo trong chén bằng một cái muỗng rồi đút cho trẻ ăn. Cho thêm một chút muối mè hoặc miso, lần đầu chỉ cho một muỗng cà phê trong một ngày sau đó tăng dần lên. Xem chừng phân của cháu, nó phải không quá cứng và không quá mềm. Nếu nó có màu xanh và mềm nhão, điều đó chứng tỏ có quá nhiều rau củ và thiếu muối. Nếu bạn cho trẻ ăn gạo lứt mỗi ngày, thì không cần phải thêm quá nhiều rau củ. Gạo lứt đã đủ chất khoáng cho trẻ. Tốt nhất là cho trẻ ăn cơm và rau củ riêng ra, đừng trộn chung. Tất cả gạo lứt, lúa mì, nui kiều mạch (buckwheat) và mì ống (macaroni) đều phải nấu thật mềm cho dễ tiêu.

Sau một năm tuổi, trẻ có thể dùng các loại thực phẩm như người lớn. Nhai cơm gạo lứt cho trẻ ăn tốt hơn là cho ăn kem gạo. Một vài cháu không thích ăn cà rốt và hành nấu. Các loại rau củ này khá dương đối với trẻ. Nếu trẻ thích ăn cà rốt tức tình trạng của trẻ âm. Đừng dùng dầu nấu cho trẻ, nếu trẻ thích ăn muối là do lúc bà mẹ có mang bà mẹ đã uống quá nhiều dược phẩm, độc tố. Nếu ép cho trẻ ăn nhiều muối quá trẻ có thể bị bệnh nói lắp.

Đừng hạn chế nước quá, trừ lúc cháu bị sổ mũi. Nếu cháu thụ động, không cười cũng không khóc có thể là cháu đã ăn quá nhiều muối và không đủ nước, giảm hẳn muối trong bữa ăn và cho uống thêm nước là cháu trở lại hoạt động bình thường.

Nếu con bạn ăn quá nhiều trái cây, đường hoặc mật ong, chúng sẽ bị âm hóa. Cần phải có thời gian để dương hóa tình trạng này do những thức ăn trên đã lấy đi muối khoáng và calcium trong cơ thể trẻ. Tình trạng trẻ sẽ xấu đi, luôn khóc và gần như chẳng biết cười.

Nếu trẻ ăn ngũ cốc, thường chỉ đi ngoài một lần mỗi ngày. Phân màu vàng nâu là tốt, nếu ăn rau củ nhiều phân sẽ màu xanh, tuy nhiên nếu mùi dễ ngửi và phân gọn cũng tốt. Màu nước tiểu phải vàng nếu trong vắt hãy cho trẻ thêm muối. Các bạn theo phương pháp dưỡng sinh sẽ tìm được lượng muối thích ứng cho trẻ.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:51 PM

3. CHĂM SÓC BÀ MẸ TRƯỚC VÀ SAU KHI SANH

Vào tháng thứ chín của thai kỳ, đầu của trẻ quay xuống do bộ não phát triển tăng nên nặng phần đầu. Nếu đầu trẻ vẫn ở phía trên có nghỉ là bộ não trẻ không phát triển hoàn toàn. Vào lúc này bà mẹ thường hay mót tiểu do bàng quang bị ép, khi bạn đi tiểu thì dùng tay nâng đầu trẻ lên một chút sẽ dễ đi hơn. Đôi khi chân bạn bị sưng, hãy giảm muối và các thức ăn quá âm đi. Sau khi sanh nở đừng chải tóc trong một tuần lễ, có thể năng lượng của bạn lên phần đầu làm bạn xúc động, không tốt. Bạn có thể ăn chút bánh nếu đói, uống trà già tương cũng tốt nhưng nếu quá mặn sẽ làm ống sanh đẻ co lại.

Nếu bạn ăn dưỡng sinh lúc mang thai (có chút ít trái cây hoặc chút ít cá thịt trắng hay cá chép cũng được nếu bạn còn thèm) và giữ nếp sống trật tự, sự sanh đẻ sẽ dễ dàng và sữa sẽ có tự nhiên.

Sau khi trẻ chào đời, giữ đầu bạn thấp hoặc nằm đừng có gối. Cử động nhẹ nhàng, đừng đứng lên hoặc nằm xuống quá nhanh. Sự tuần hoàn máu sau khi sanh còn khó khăn có thể làm bạn choáng váng. Nếu bạn nghỉ ngơi đúng cách sẽ hồi sức rất nhanh. Phải nằm nghỉ hoàn toàn trong ba hôm, chỉ trừ lúc đi nhà tắm. Bên Nhật sau khi sanh, bà mẹ không được đi dạo ra ngoài nhà ít nhất là trong ba tuần. Nếu bạn có thời kỳ mãn kinh khó khăn, đó là do bạn đã không giữ gìn cẩn thận sau khi bạn sanh nở.

Cách một ngày sau khi sanh nở, ăn cháo nhừ với mơ muối, súp rau củ và bánh mì không men. Thức ăn đơn giản sẽ phục hồi và làm mạnh dạ con của bạn. Ba tuần trước và sau khi sanh ngưng hoạt động tình dục.

* Ngày sinh: Sau khi sinh, dùng khăn phũ lên thân trẻ. Lau mắt trẻ sạch bằng gòn nhúng vào nước ấm. Lấy ngón tay trỏ của bạn bọc vải gạc thấm nước ấm lau sạch bên trong miệng trẻ. Rửa đầu và tắm cho trẻ bằng nước ấm (thử nhiệt độ bằng khuỷu tay của bạn nếu không cảm thấy nóng là vừa). Đặt đầu trẻ trên cánh tay của bạn và bàn tay trái của bạn giữ tay trái của trẻ. Để ngón tay cái trên hậu môn của trẻ tránh cháu mót phân vào chậu tắm. Từ từ để cháu vào chậu nước tắm. Khi cháu đã yên, lấy ngón tay cái ra khỏi hậu môn và mở khăn choàng ra. Rửa nách trẻ trước, tay, bộ phận sinh dục và hai chân. Sau khi phía trước đã tắm rửa xong, xoay người trẻ lại. Giữ tay mặt cháu bằng tay trái của bạn, tắm rửa lưng và hậu môn. Vậy là xong. Dùng gạc thấm nước ấm để vào miệng cháu một lát, nếu cháu mạnh khỏe bình thường trẻ sẽ không cần bú gì trong ngày đầu. Bà mẹ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi vú mẹ đã có đủ sữa, cho trẻ bú. Thoạt tiên sữa mẹ không có màu mà lại có chút dầu sẽ làm nhuận tràng cho trẻ, rất tốt để cho trẻ bú loại sữa đầu tiên này. Trẻ sẽ có phần màu đen lúc đầu, điều đó bình thường. Nếu không có phân đen lúc đầu sẽ có khó khăn sau này khi trẻ lớn lên .

* Thăm hỏi : Một tuần sau khi sanh, mới nên đến thăm mẹ và trẻ. Nếu đến thăm sớm, bạn nên lặng yên và đi ngay để tránh cho bà mẹ và trẻ đỡ bị mệt. Nếu trẻ cứ luôn khóc hãy cho bà mẹ ăn cháo cá chép. Nếu được tắm trẻ sẽ ngủ ngon do lượng muối thừa sẽ theo nước thoát đi qua da nhưng hãy cẩn thận dùng miếng plastic băng rún trẻ lại. Tắm trẻ vào buổi trưa là tốt nhất. Tuần đầu cha trẻ tắm cho trẻ, tuần sau đó hẵng để cho bà mẹ làm việc này. Nếu vùng thân trẻ được quấn tã ửng đỏ, bôi dầu thực vật và phấn talc. Không cần tắm trẻ bằng xà phòng. Cho trẻ mặc quần áo bông (cotton), vải len không thích hợp, đừng buộc chặt trẻ trừ khi trẻ cử động tay chân quá nhiều.

* Cho trẻ bú : Cứ mỗi ba tiếng đồng hồ cho trẻ bú một lần nhưng không cần đánh thức khi trẻ đang ngủ. Khi trẻ no trẻ sẽ không mút nữa. Nếu trẻ ngủ gật khi bú và không háu ăn, tốt nhất là đặt cháu lên giường và không cho bú nữa, lần bú sau cháu sẽ bú nhiều hơn, mỗi lần bú khoảng dưới hai mươi phút. Để tránh núm vú và da vùng vú nứt nẻ, hãy véo nhẹ hoặc chà xát núm vú bằng khăn khô. Tiên sinh OHSAWA nói “Nếu ăn theo dưỡng sinh thường không bỏ vỏ rau củ, như thế da bạn sẽ khỏe và dẻo dai.”.

Đừng dùng xà phòng khi tắm, dùng túi cám tốt hơn. Để thử chất lượng sữa mẹ, hãy bóp vú cho ra sữa nếu quá loãng thì sữa kém chất, bạn bị âm. Giọt sữa phải giữ được nguyên hình là tốt. Nếu sữa không chảy ra được, bạn quá dương. Hãy ngưng ăn protêin động vật và đắp lên vú gạc gừng rồi cao albi.

Tiên sinh OHSAWA nói “Dù bà mẹ đau yếu, sữa mẹ vẫn tốt hơn sữa bò”.

Tiếng khóc của trẻ to là tốt, do phổi của trẻ khỏe. Da đỏ hồng là tốt, trẻ dương. Nếu da trẻ nhợt nhạt, bạn ăn thêm nhiều thức dương với lượng muối vừa phải trẻ sẽ bình thường trở lại. Nếu bạn không làm việc nặng nhọc, đừng ăn muối nhiều.

Cả hai con tôi đều sanh ra tại Mỹ, nên tôi cũng ảnh hưởng theo lối sống ở Mỹ. Tôi không thể quyết đoán rằng lối sống kiểu Mỹ hay Nhật là tốt, nhưng sự liên hệ giữa cha mẹ và các con ở Nhật nồng ấm và trìu mến hơn ở Mỹ, một phần qua việc cho con bú sữa mẹ. Phải chăng chủ nghỉ cá nhân hiện nay ở Mỹ đều bắt nguồn từ các trẻ em thường được dưỡng nuôi bằng sữa bò và cho sống tách rời mẹ của chúng, nên không cảm nhận được tình thương, tình mẫu tử.

Một bà mẹ phải luôn có mơ ước, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở chung quanh chứ không riêng duy chỉ trong ở gia đình mình. Và các con của bà cũng sẽ giống như thế, chúng quan tâm đến tất cả mọi người., giúp mọi người cùng được khỏe mạnh, hạnh phúc và tự do.

Tôi cố phơi bày nhiềøu về đề tài này, nếu giúp ích được cho các bạn, tôi thật lấy làm hạnh phúc.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 02:57 PM

4. BỆNH TẬT VÀ CHỮA TRỊ

Khi bị sốt chẳng hạn, hãy quan sát sốt vào buổi sáng, trưa hay chiều. Đó là một cách để biết bệnh thuộc âm hay dương. Sức nóng vào buổi trưa (dương) đẩy đi cái thặng âm của cơ thể, nó gây nên cơn sốt. Tối và tảng sáng mai là âm, vậy nó loại cái âm dư ra ngoài. Bệnh nhân lao sốt vào buổi ban trưa, lao là bệnh rất âm. Sốt vào buổi sáng là dư dương (thực phẩm động vật).

Thường thì bệnh bón sẽ kéo các bệnh khác, giữ cho ruột thật sạch, cơ thể sẽ khỏi và không bao giờ bị sốt, nếu trẻ nhỏ bị bón nên dùng ống thụt.

Vào mùa hè, trẻ nhỏ dễ bị bón, dùng lõi bắp cải cắt thành những mẫu theo hình tam giác và nhét vào giữa hai mông đít trẻ.

Sử dụng các phương dược dưỡng sinh không gây nguy hiểm gì cho trẻ, nếu các bạn nhận định một vài sai lầm về âm dương, không tai hại gì ngoại trừ tình trạng đã quá nguy kịch. Nếu lối trị dương không chuyển bệnh hãy thử lối âm.

* Chất sáp trên đầu trẻ : Hai tháng sau khi sanh, trẻ thường có bệnh da trên đầu, giống như sáp (cứt trâu). Chất sáp này có là do cơ thể trẻ đào thải protêin động vật thừa tích tụ lúc trong dạ con hoặc trong khi nuôi sữa. Sự đào thải này giúp trẻ lớn nhanh. Đừng bôi thuốc men lên đầu, sự đào thải sẽ ngừng và thận trẻ sẽ bị tổn hại.

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và trẻ bị cứt trâu, tốt nhất là đừng ăn thịt động vật nữa., từ sáu tháng đến một năm là trẻ sẽ hết cứt trâu.

Để gỡ ra, gội đầu trẻ với nước ấm và túi cám để làm mềm sáp, rồi bôi dầu mè lên đầu trẻ rồi lau sạch nhẹ nhàng bằng vải. Túi cám giúp cơ thể tránh được các bệnh về da.

Cách làm túi cám: May vải cotton làm thành cái túi nhỏ, cho cám và buộc lại. Ngâm trong nước nóng vài phút. Khi nước có màu trắng đục là dùng được.

* Trẻ đái dầm : Nguyên do là bàng quang quá tương giãn hoặc co thắt, nếu vừa mới lên gường đi ngủ trẻ đái dầm là do âm. Nếu vào lúc sáng sớm là do dương. Hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động vào lúc này và làm co thắt bàng quang.

Để dương hóa một bàng quang trương giãn (âm), trộn bảy mươi phần trăm củ sen phơi khô với ba mươi phần trăm muối mè đen (làm bằng muối và mè đen).

Cho hỗn hợp này vào một cái bao nhộng (capsule) và cho trẻ ăn trước khi ngủ. Cũng vậy cho một muỗng cà phê muối mè đen vào mỗi bữa ăn.

Để âm hóa bàng quang (dương) thì dùng bánh mochi và bắp cải nồi, các loại rau củ màu trắng cũng tốt và ít muối.

Nếu da cháu bị ửng đỏ vùng mông, háng, và bạn cho con bú bằng sữa mẹ là do bạn ăn quá nhiều trái cây. Rửa vùng da đỏ bằng nước ấm, bôi dầu mè và tinh bột ngũ cốc.

* Đau Amidan : Triệu chứng của bệnh amidan là đau cổ họng, nhiều nước miếng trong miệng và sốt cao. Đều quan trọng hơn hết là phải hạ sốt do nó có thể làm tổn thương đến thận. Bạn có thể dùng muối chườm để chữa bệnh này.

Cách làm muối chườm: Dùng hai tách muối biển thêm vào ba đến bảy muỗng nước lạnh để muối ướt đều.

Cho muối vào túi vải mỏng kích thước độ vừa đắp lên cổ trẻ. Phũ lên trên bằng một khăn tay khô và có thể ghim bằng một kim băng an toàn. Để qua đêm, sáng lấy muối ra rồi rửa cổ trẻ bằng nước ấm. Cách này cũng dùng chữa cho người lớn.

Y khoa ngày nay thường giải phẫu cắt bỏ amidan nhưng thật ra không cần thiết. Tiên sinh OHSAWA có nói “Đừng cắt bỏ amidan”, nó kiểm soát và sản sinh hormones rất cần cho sức khỏe.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 03:00 PM

* Nghẹt mũi : Trẻ không biết xì mũi, nên bà mẹ phải giúp nó. Dùng miệng hút chất nhờn từng lỗ mũi một. Để trị bệnh bạn cắt độ 3cm phần trắùng của cộng hành và đặt vào một bên lỗ mũi trẻ hai mươi phút. Lấy ra và lấy một cọng hành khác đặt vào lỗ mũi kia.

Đối với trẻ đã lớn và người lớn, bạn có thể dùng trà ban cha+ muối:

Cách làm : Trộn ½ muỗng trà muối biển, 1/3 tách trà bancha và 2/3 tách nước sạch. Bịt một lỗ mũi và hít vào bằng lỗ mũi kia một ít nước trà + muối (pha như trên). Rồi thổi nước ra đằng miệng nếu không làm được thì hỉ ra bằng mũi. Tránh ăn trái cây, đường, thực phẩm động vật nếu bạn bị nghẹït mũi.

* Bệnh ngoài da : Dùng một lát củ cải daikon chà xát lên vùng da bị nhiễm rồi bôi dầu mè lên đó. Dùng túi cám tắm cho trẻ thay cho xà phòng. Các bệnh về da nguyên nhân do thận yếu. Đường, trái cây và thực phẩm động vật sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn.

* Ong đốt : Nhai vài lá trà bancha (lá trà tươi càng tốt) và rịt vào chỗ bị đốt, đau nhức sẽ hết ngay. Trẻ nhỏ và người lớn bị ong đốt thường có lượng đường rất cao trong máu (bệnh tiểu đường chẳng hạn), họ tạo ra một mùi nơi da giống như mùi trái cây và đưòng làm quyến rũ ong và các côn trùng khác.

* Muỗõi đốt : Trộn dentie (bột tai cà nung) với nước miếng của bạn rịt vào nơi muỗi đốt sẽ hết ngứa và ngừa được nhiễm độc. Nếu con bạn ăn thức ăn ngọt, sẽ quyến rũ nhiều muỗi.

* Chảy máu cam : Dùng cạnh lòng bàn tay của bạn đánh vào sau cổ ba cái. Giữ tư thế ngồi, đầu hơi đưa về phía trước và nút kín lỗ mũi ra máu. Giữ như vậy vài phút và thở bằng miệng.

Trẻ thỉnh thoảng nếu ra máu cam, không có gì đáng ngại, tuy nhiên nếu máu chảy nhiều và không chịu ngừng trong vài phút, hãy liên hệ với một bác sĩ.

* Cảm lạnh : Có nhiều nguyên nhân gây nên cảm lạnh, trẻ cảm và ho đàm lồng ngực bị lạnh, do nguyên nhân âm. Vị thuốc tốt nhất là súp củ sen. Củ sen có cả hai tính âm và dương.

Cách làm súp củ sen : Trộn một muỗng canh củ sen nạo , ¼ muỗng trà gừng nạo và một nhúm muối trong ½ tách nước đun sôi.

Sức khoẻ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu vùng dạ dày bị lạnh do phơi trần. Trẻ nhiễm lạnh cơ thể sẽ bị ho và sốt nhẹ . Ăn trái cây cũng là nguyên nhân làm dạ dày lạnh và làm cản trở sự tiêu hóa. Trái cây giết chết engymes trong ruột và cơ thể sẽ không tạo được chất lượng máu tốt. Củ cải daikon , nấm sồi shitake và củ sen không giúp được gì cho loại cảm lạnh âm. Tôi khuyên nên dùng súp miso với hành (scallion), nó sẽ giết chết những vi khuẩn có hại trong dạ dày làm dạ dày và ruột ấm lên.

Cách làm như sau : Nung một muỗng miso trên lò nướng , hoặc trong một chảo kim loại cho đến khi miso có màu nâu. Trộn 1/3 miso này với một muỗng canh phần trắng của hành lá (Scallion). Thêm một tách nước đun sôi .

Để trị cảm có đau cổ họng, ho, sốt, đau đầu và có chất nhầy thì dùng như sau :

Dùng 4 hoặc 5 tai nấm Shitake, 2 miếng củ sen dày độ 1cm và 2 miếng củ cải trắng daikon cùng cỡ. Nấu với 2 tách nước trong một giờ với lửa nhỏ. Lọc và thêm chút nước tương tamari uống .

Uống mỗi lần nửa tách, cách khoảng cho đến khi sốt hạ và hết đau đớn.

* Sốt : Để hạ sốt nhanh dùng nước ép táo (apple) chua nếu nhiệt độ cao hơn 1020F (380,5C). Cũng rất tốt dùng bắp cải nồi, củ cải daikon và hành ( Scallion ) nấu với súp để làm hạ sốt.

Sốt trên 1020 F thường do độc tố của thịt động vật và cá, thịt đỏ, trứng, pho mát... Củ cải trắng daikon là thần dược trong trường hợp này, nó trung hòa hết độc tố, tạo ra mồ hôi và hạ sốt.

Cách làm : Trộn một muỗng canh củ cải daikon nạo, 1/3 muỗng trà gừng nạo và ½ muỗng trà nước tương Tamari. Rót 1 tách nước trà bancha nóng vào uống khi còn ấm.

Để áp dụng cho trẻ, sau khi cho dùng súp củ cải nói trên, đắp chăn cho trẻ 20 phút, súp sẽ gây đổ mồ hôi và hạ sốt. Hãy cho dùng cách khoảng cho đến khi sốt hạ hẳn.

Sốt thường kèm theo suy nhược, kích động và không tự chủ do máu đọng trong đầu, cũng là do protêin động vật. nấm sồi Shitake rất tốt để làm tan đi máu đọng.

Cách làm như sau: Dùng 3 tai nấm sồi khô Shitake với 2 tách nước, đem đun sôi và hầm trong 30 phút. Lọc và thêm vào một muỗng trà nước tương tamari

Loại này sẽ làm trẻ yên tĩnh và làm hạ sốt. Cao đậu hũ cũng có thể dùng khi sốt ở đầu. Vắt bớt nước trong đậu hũ, trộn thêm bột, lấy vải bọc lại rồi đắp lên đầu .

Trong trường hợp tai nạn đầu bị chấn thương, cạo tóc xung quanh vết thương dùng một bắp cải nồi khoét rỗng đi rồi cho đậu hũ vào trong đó rồi đắp lên vùng điều trị. Cách này giúp giữ cho đầu lạnh và ngăn đông máu. Sốt và máu đọng lại sau khi tổn thương sẽ làm tổn hại não trong mọi trường hợp.

Trong trường hợp hạ sốt bằng đậu hũ chỉ nên làm một lần và nên tham khảo với một vị hướng dẫn dưỡng sinh hoặc một trung tâm dưỡng sinh.

* Đau cổ họng : Khi trẻ bị đau cổ họng, hãy cho cháu súp Kuzu (sắn dây) trộn với than phổ tai (Kombu). Than phổ tai sẽ làm êm dịu cổ họng. Sắn dây giúp than phổ tai dính vào cổ họng hơn là trôi xuống dạ dày. Than phổ tai sẽ chữa trị được nhiễm ở độc ở cổ. Nó cũng tốt cho ruột và dạ dày. Xin xem phần “Phương thuốc tro than”.

* Ho : Công thức dùng cho trẻ nhỏ: củ cải daikon số 2: Lấy 1/2 tách nước ép củ cải trắng daikon trộn với ½ tách nước và đun lửa nhỏ.

Công thức này cũng tốt dùng làm thông tiểu và hạ sốt, nó loại muối cũ thừa ra khỏi cơ thể.

* Rối loạn dạ dày : Dạ dày của trẻ nhỏ nằm theo đường ngang trong bụng, nên khi trẻ ăn nhiều dễ bị nôn ói. Khi lớn lên, dạ dày thay đổi nằm theo vị trí chiều dọc nên có thể ăn nhiều được.

Phương thuốc tốt nhất để trị rối loạn dạ dày là mơ muối hoặc nước ép mơ (đặc và không có muối). Mơ cũng rất tốt trong trường hợp bị sốt và tiêu chảy. Cho ăn thêm xích tiểu đậu (azuki) hai, ba lần mỗi ngày. Hòa mơ với một ít nước trà ban cha ấm. Nước cốt mơ tác dụng rất mạnh trên phôi thai.

Tiên sinh OHSAWA nói bệnh kiết lỵ gây nên bởi trái cây, để chữa bệnh này dùng nước ép mơ và mơ muối umeboshi trong 10 hôm (ăn với cháo gạo nấu nhừ Kayu).

Còn có thể trị các vấn đề rối loạn dạ dày bằng muối rang, cách làm như sau:

Rang 1 đến 4 tách muối biển trong 5 phút với lửa vừa cho muối nóng rồi cho vào một miếng vải coton và buộc chặt lại.

Đặt túi muối lên vùng dạ dày của trẻ, phũ lên trên bằng một khăn mỏng. Cẩn thận đừng cho túi muối nóng quá. Cách chườm túi muối nóng này cũng tốt cho trường hợp đau tai.

Nếu dạ dày rối loạn, trẻ sẽ không muốn ăn, đừng ép trẻ ăn chờ cho trẻ đòi ăn trở lại, khi đó có thể cho trẻ ăn bánh gạo (như loại bánh gạo chicosan). Nếu trẻ có sốt, tiêu chảy và lại thường khát nước, hãy cho cháu uống trà bancha hoặc nước sôi để âm ấm.

Để trị hơi bốc từ ruột lên tốt nhất là dùng than mơ muối umeboshi (xem phần cuối). Nó là một loại rất dương và làm ấm cơ thể. Trộn với than mơ muối umebosi với súp sắn dây cơ thể trẻ sẽ ấm lại rất nhanh. Bên ngoài có thể dùng chai nước nóng mà ủ cho trẻ. Đừng dùng mền điện, nó phát ra làn sóng âm tính và làm khô chất dầu của da.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 03:00 PM

* Tiêu chảy : Có hai loại tiêu chảy âm và dương. Loại dương do một hoạt động thái quá. Thức ăn qua cơ thể thật nhanh. Phân màu vàng. Loại âm gây nên do ruột yếuvà trương giãn. Phân màu xanh, có chất nhầy. Để trị loại tiêu chảy dương, dùng trái táo (apple) nạo ra ăn; và sau đó ăn táo nướng. Loại âm dùng sắn dây trộn với than mơ muối umeboshi.

* Táo bón : Loại dương do ăn quá nhiều thịt trứng và muối. Hãy cho ăn một muỗng trà dầu mè và dùng dụng cụ thụt.

Loại âm do ruột trương giãn, dùng túi nước nóng chườm lên bụng và thụt ruột với nước muối nóng.

Trị tổng quát khi các cơ quan yếu và ăn không tiêu dùng trà bancha- tương-mơ muối, nó giúp tuần hoàn tốt, trợ tim và làm hết mệt mỏi (dùng trà này sau khi tắm với nước ấm để thay thế lượng muối của cơ thể).

Trà bancha-tương-mơ muối cũng tốt trong trường hợp nhịn ăn, nó giúp tống hết phân cũ, nó còn giúp ích cho các phụ nữ làm việc lao động bằng tay chân.

Tôi có lần phải giải phẫu nướu răng, tôi dùng trà bancha-tương-mơ muối umebosi ba lần suốt trong một đêm và không thấy đau đớn gì đồng thời phục hồi rất nhanh.

Cách làm trà : ½ trái mơ muối umebosi, ½ muỗng nước tương tamari, ba giọt gừng, rót ½ tách trà ban cha vào lúc uống còn ấm.

Nếu đau dạ dày đắp gạc gừng (ginger compress) rất tốt, máu sẽ lưu thông tốt qua dạ dày và làm sạch nó. Đừng đun sôi gừng quá và dùng nước gừng hai, ba lần mới bỏ (nhớ mỗi lần dùng lại cho thêm một muỗng canh gừng nạo vào túi gừng).

Phụ nữ là những bông hoa của cuộc sống, bạn đừng lơ là quá việc trang điểm nhất là sau khi đã sanh. Nếu làn da của bạn không đẹp, dùng túi cám ngâm vào nước ấm trong vài phút cho nước ấm có màu trắng đục. Dùng chà mặt sáng và tối hoặc tắùm thay cho xà phòng, bạn sẽ có làn da đẹp và mịn như lụa. Túi cám trị được các bệnh ngoài da.

Hãy vui vẻ dù cuộc sống có khó khăn. Chúng ta được sanh ra với tấm thân trần trụi, và nếu bạn nhớ là khi bạn từ giả cõi đời này cũng với tấùm thân đó, bạn đừng âu sầu gì với các vật chất thế gian. Cuộc sống chúng ta là một vé du lịch không khứ hồi, sống, tận hưởng vui thích và đừng vứt bỏ nó. Tôi cầu xin cho bạn sống được hạnh phúc và xin dừng bút nơi đây.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 03:02 PM

6. CÔNG THỨC LÀM MÓN ĂN CHO TRẺ

1. Sữa gạo số 2: Nếu bà mẹ không đủ sữa cho con bú, dùng sữa kohkoh rất tốt, tuy nhiên có vài trẻ rất dương nên dùng sữa gạo số II. Sữa số II dùng cho trẻ nhỏ, còn sữa số I dùng cho trẻ lớn hơn (xem Chương I).

Cách làm : Đem nấu sôi một tách gạo với 10 tách nước, giảm lửa nhỏ để trong 2-3 giờ cho nhừ. Lọc vỏ đi, chất lỏng còn lại là sữa gạo. Có thể cho thêm sirô gạo để vị giống như sữa mẹ. (có thể cho thêm sirô yinnie, loại này có bán trong các cửa hàng ở Nhật, tuy nhiên phải xem đúng là loại làm từ khoai ngọt. Nếu được hiệu chio-san là tốt, loại này làm từ gạo xay, mạch nha đại mạch và men làm từ hạt lúa mạch).

2/ Sữa đậu nành : Sữa đậu nành rất âm chỉ cho các trẻ dương, mạnh khỏe dùng. Tại Nhật, sữa đậu nành chỉ được dùng trong mùa hè, nó chứa nhiều potassium làm lạnh cơ thể, người ăn thịt có thể dùng thường còn đối với người dưỡng sinh, nhất là các bà mẹ có dưỡng sinh có mang thì nó quá âm. Không nên cho các trẻ có cơ tạng yếu uống sữa đậu nành.

3. Bánh mochi ích mẫu (mugword mochi) :

Cách làm : Ngâm 7 tách gạo lứt với 10 tách nước trong 24 tiếng. Ngâm 5 khoanh ích mẫu khô với một tách nước qua đêm. Lọc gạo đi. Hầm rau củ trong nồi áp suất. Lấy hai tách nước nấu sôi đổ vào gạo đã lọc. Đậy nắp lại đem nấu nồi áp suất với lửa lớn, khi nút an toàn đã lắc lư do đủ áp suất, hạ lửa nấu trong 30 phút. Dùng nước tưới vào xung quanh nồi cho giảm áp suất. Thêm vào đó hai tách nước nóng và nấu áp suất tiếp 30 phút nữa, rồi tắt lửa. Đem ích mẫu đã ngâm nấu cùng với nuớc ngâm đó 10 phút, rồi lọc và xé vụn bằng tay. Để gạo đã nấu vào chén bằng sắt và tán nhuyễn với một cái dầm gỗ trong 20 phút. Khi cơm đã nguội cho vào trong rau củ đã hấp và hấp cả hai thứ thêm 10 phút với lửa lớn. Thêm ích mẫu vào cơm nghiền một lần nữa bằng chày gỗ. Cuối cùng vắt thành từng bánh tròn.

Để cho trẻ dùng, nấu mochi với súp miso. Bánh mochi có thể đem nướng và để dành được lâu (nướng khoảng 7 phút).

4./ Cháo gạo lứt nấu nhừ : Lấy 1 phần gạo và 10 phần nước vo thật sạch. Nấu với lửa lớn cho sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu thêm trong 4 đến 5 tiếng. Tắt lửa để vậy trong 20 phút nữa mở nắp, đánh nhừ cháo rồi cho trẻ dùng .

5. Cháo đặc với rau cu û:

• 1 phần gạo
• 1/3 phần củ cải daikon cắt con cờ
• ¼ phần củ cà rốt cắt con cờ
• 8 phần nước

Xào rau củ với 1 tí dầu, cho củ cải vào trước, rồi cho cà rốt vào, thêm nước nấu. Thêm gạo nấu trong hai tiếng đồng hồ với lửa nhỏ. Nêm miso, tương hoặc muối. Vào mùa hè đừng nấu với dầu là tốt nhất .

6. Kem gạo : Rửa sạch gạo và rang gạo cho đến khi gạo nở ra và có màu vàng. Xay thật mịn.

• ½ phần bột kem gạo
• 3 phần nước
• 1 nhúm muối

Rang bột kem gạo cho thơm, trộn đều với nước nấu cho sôi rồi hạ lửa nhỏ trong 45 phút. Trộn đều mà dùng.

Gửi bởi: Thelast May 19 2007, 03:04 PM

7. Chất ngọt từ gạo (amasaké) : Amasaké làm từ gạo nếp lứt, lúa mạch hoặc kê.

• 2 phần gạo nếp
• 4 phần nước
• 1/4 men koji

Rửa gạo thật sạch. Thay nước cho đến khi trong, ngâm với 4 phần nước qua đêm. Đem nấu với lửa hơi nhỏ lúc đầu và sau đó cho lửa vừa. Khi đã có hơi, tắt lửa và để vậy chừng 45phút cho nguội đều có thể dùng tay bốc gạo được. Trộn men koji với gạo vừa nấu còn ấm và để lên men 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Cho gạo vào bình thũy tinh hoặc lọ có tráng men khi trộn với men. Đừng dùng lọ bằng sắt. Đậy bình lại đặt nơi ấm. Trong thời kỳ lên men, trộn thật đều từ trên xuống dưới nhiều lần. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi và đem nấu. Vặn lửa sao cho chỉ có một hoặc hai bong bóng hơi nổi lên. Lại để nguội lần nữa và cho hỗn hợp vào bình thũy tinh rồi để vào tủ lạnh. Sau 5-7 ngày là dùng được. Amasaké có thể dùng được lâu nếu để vào nơi lạnh và lúc nấu phải nấu hơi lâu cho màu trở thành nâu.

Khi nấu đừng đậy nắp. Nó có chất ngọt như đường và có thể dùng làm bánh ngọt, bánh nướng. Nếu dùng để làm thức uống thêm nước chín và chút muối rồi nấu lên mà dùng.

8. Bánh mì gạo :

• 4 phần gạo nấu chín
• 5 phần nước ấm
• 8 phần bột mì lứt
• 2 phần bột bắp
• 2 phần bột kê
• Muối cho vừa ăn

Trộn cho thật đều. Nhồi đều một chút rồi để qua đêm, nhớ lấy vải phũ lại. Đun nóng khuôn nướng trong lò nướng, bôi dầu khuôn nướng và cho vào khuôn nướng 2/3 bột nhão nói trên, dùng dao xẻ dọc một đường chính giữa bột, để lúc mở bánh phồng ra. Nên xử dụng lò có đèn báo, để nướng độ 1 tiếng đồng hồ (để nhiệt độ thật thấp lối 1000 F hay #380C) sau đó tăng nhiệt độ lên 1000C nướng cho vàng khô.

9. Thức ăn cho trẻ bị đau yếu :

• Sắn dây (kuzu): Nấu lên cho bột trong, thêm chút nước tương tamari. (có thể thêm than mơ mauối umeboshi vào làm dương hơn).
• Kem gạo đặc biệt : Nấu kem gạo như ở số (6), nấu 2 đến 3 tiếng. Xong lọc, bằng một miếng vải cotton (dùng dầu gỗ ép). Chất nhựa lọc ra được là kem đặc biệt (Phần xác gạo dùng làm bánh mì).

10. Cháo gạo nhừ:

• 1 tách gạo
• 6 tách nước

Nấu cho mềm nhừ, rất tốt cho trẻ khi bị sốt. Nếu dùng mì nui và cháo yến mạch rất dễ tiêu cho trẻ lúc ốm.

11. Súp mì sợi : Dùng một gói mì udon, 7 lá bắp cải và 3 củ hành lá cho 8 tách nước chín, đem nấu rồi thêm một tách nước lạnh. Đem nấu lại lần nữa. Tắt lửa và lọc lấy mì. Xắt lát bắp cải và hành cho vào trong 8 tánh nước, đem nấu nhỏ lửa 20 phút, nêm nước tương tamari cho mì vào súp và nấu sôi lại, dùng nóng.

12. Trà gạo : Khi trẻ ăn không biết ngon, dùng trà gạo rất tốt.

Rang 1 tách gạo cho vàng, thêm vào 10 tách nước và nấu trong 30 phút, lọc và cho trẻ uống. Nếu thể chất con bạn dương nó sẽ không thích trà gạo, hãy cho nó lúa mạch hoặc trà ý dĩ (pearl barley).

13. Thuốc làm từ than đốt : Thuốc làm từ than đốt rất dương. Để làm than mơ muối umeboshi, than rong phổ tai hoặc than tai cà tím (dentie), dùng một cái nồi không tráng men có nắp vừa vặn. Đổ vào nồi 1/3 loại muốn nung. Bịt kín nắp nồi bằng bột bánh mì nhão để không khí không vào được. Nung với lửa lớn, khi đã có khói, mở nồi và giảm cho lửa vừa, rồi nung thêm 1 tiếng đồng hồ. Lấy thuốc khỏi nồi lắn đều. Bạn có thể nghe được tiếng của than, nếu không có tiếng, nung thêm 10 phút nữa. Để nguội trong 30 phút rồi mở nắp. Xay thành bột mịn trong cối đất tráng men Suribachi, đậy kỹ…

HẾT

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)