IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Nhịn ăn chữa bệnh, hồi xuân, tuyệt thực đi về đâu?
Thelast
bài Jul 7 2007, 09:42 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nhập đề

Lần đầu tiên tôi đọc quyển sách “Tuyệt thực đi về đâu” của Thái Khắc Lễ vào năm 1983, tôi đã bị hấp dẫn lạ kỳ bởi tên gọi của quyển sách và cái hình người dơ xương kinh khủng ngay ở trang bìa, đó chính là bức tượng ”nhịn ăn mà mặc” mà bạn có thể nhận ra dễ dàng nếu bạn đã từng đi thăm quan nhiều chùa chiền. Tôi đã đọc quyển sách với nhiều tò mò và hứng thú, đồng thời tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi lập luận khoa học và đã sáng tỏ nhiều điều trong cuộc sống. Đọc xong, tôi thích nhịn ăn ngay, nhưng cái mồm thì gì cũng muốn ăn, mới hay hoá ra muốn và khả năng thực hiện được ước muốn lại là một vấn đề khác nữa.

Hai năm sau, trường tôi dạy học, giáo viên thay nhau đau mắt đỏ. Mọi người thi nhau xông lá dâu, và uống thuốc kháng sinh... Đến lượt tôi cũng bị lây bệnh, thấy không muốn ăn, tôi chớp lấy cơ hội quí báu để thực hiện tâm nguyện ngày nào, tôi quyết định nhịn một đợt 7 ngày xem sao. Thời gian đó Hà nội hầu như chưa có ai thực hiện nhịn ăn chữa bệnh bao giờ. Đây là một lối chữa bệnh theo thiên nhiên mà một số nước phương Tây đã tái khám phá lại, đó là một cách tự chữa bệnh tự nhiên thoạt nhìn có vẻ kỳ lạ nhưng hợp Logic, theo cổ truyền và đặc biệt là bắt chước các con vật khi chúng bị bệnh. Đây là cách chữa mới lạ đối với người dân Hà Nội lúc bấy giờ. Thường thì dân chúng tự động tự giác áp dụng theo kinh nghiệm sách chỉ bày khi đã bí hết cách chữa, hoặc có ai đã từng nhịn thì hỏi thêm kinh nghiệm.

Tôi biết có anh Hoàng Thái cũng đã từng nhịn ăn, nên nhờ bố tôi cùng anh Thái tới thăm trong thời gian nhịn ăn ngay tại trường tôi dạy. Năm 1985 tôi dạy ở trường Văn hoá của Bộ Tư lệnh Thông Tin, trường đóng bên Gia Lâm, Hà Nội. Hai người đạp xe hơn chục cây số tới thăm để động viên tinh thần, giúp tôi thêm tự tin thì đúng hơn. Tôi theo dõi mọi triệu chứng bản thân từng ngày từng ngày, vì không ăn nên càng bớt phân tán tâm trí bởi đi chợ, nấu nướng và ăn… thế là bớt được 3 khoản đó, giải phóng tâm trí để cơ thể khỏi bị tiêu hao năng lượng.

Thông thường người ta chỉ thấy nhịn ăn, nghĩa là không có gì vào bụng thì chết đói, đói ai chịu được, đói thì chết mất... Không ai thấy được nếu không ăn thì cơ thể, nhất là hệ thống tiêu hoá được nghỉ ngơi một chút, cơ thể sẽ không mất đi một số năng lượng để tiêu hoá thức ăn! Đó là lý do giải thích được vì sao một số người nhịn ăn thì thấy khoẻ ra. Phần lớn chúng ta đều nhầm tưởng rằng để tiêu hoá thức ăn (mà bạn lại ăn toàn những thứ khó tiêu), thì cơ thể chỉ có được thêm năng lượng hay calo, mà cơ thể không mất tí năng lượng nào để tiêu hoá chúng? bạn chỉ có được qua ăn mà không có mất gì qua ăn sao? Chúng ta thường nhẫm lẫn ở chỗ này, nhất là khi cơ thể bị bệnh nặng, bị táo bón hay ỉa chảy, buồn đau hay tức giận... thì ăn vào chỉ có hại hơn là có lợi. Giải pháp cho những vấn đề này là gì, có nhất thiết cứ phải là nhịn ăn? Xin bạn kiên nhẫn đọc hết quyển sách này, rồi lời giải đáp là tuỳ cơ ứng biến của từng cá nhân.

Sau đợt nhịn ăn thành công trên cả hai lĩnh vực thể chất và tinh thần, mắt tôi khỏi trong thời gian bằng với những người uống thuốc kháng sinh, như thế là khả năng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể của tôi không bị suy giảm bởi sự lệ thuộc vào thuốc, là thứ tôi biết sau khi uống sẽ ít nhiều để lại hậu quả phụ, làm cho các men vi sinh tốt trong ruột bị huỷ diệt và chắc chắn nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đã thế trong khi nhịn ăn tôi còn biết tôi bị xoang và viêm họng vì tự nhiên cùng lúc nhịn ăn thì tôi khạc ra không biết bao nhiêu đờm (?), là thứ bệnh tiềm ẩn chưa xuất đầu lộ diện.

Tại sao tôi khẳng định nhịn ăn thành công cả trên lĩnh vực tinh thần? Đây là một kỷ niệm khó quên, tôi xin trình bày lại: Ngày nhịn thứ năm, anh hiệu phó cùng dạy toán rất quí tôi và cũng bắt đầu lo thế nào, vì tôi sống và làm việc ngay tại trường; nhà tôi ở nội thành đi lại xa, nên tôi ở lại ngay trong phòng làm việc, trường bố trí chắn riêng cho tôi một chỗ ở. Tối hôm đó anh hiệu phó đã đến thăm tôi và chúng tôi mang ghế ra ngồi giữa sân trường tranh luận nhau. Anh hiệu phó tên là Phạm Phú Nhân, là một người thông minh, đạo đức và làm thơ có nhiều bài đăng báo khá là hay. Tôi thường chẳng bao giờ thắng anh về lý luận. Nói theo ngôn ngữ dân gian là tôi thường thua cơ anh mỗi khi anh muốn bắt nạt tôi một tẹo; Thế mà tối đó không hiểu sao bỗng dưng tôi lại sáng suốt hẳn ra trong khi tranh luận với anh, làm anh thua cơ và hơi bực bực vì cho là tôi cũng thuộc loại ương gàn khó bảo. Anh làm sao thuyết phục nổi tôi lúc đó đang trong những ngày cuối đợt nhịn ăn mà tôi thấy rất tuyệt vời, nhất là thêm một bằng chứng hùng hồn là lần đầu tôi cãi lại được anh, tôi còn đủ hơi để tranh luận với anh trong ngày nhịn ăn thứ năm, nhịn tuyệt đối chỉ uống nước nóng bằng nhiệt độ cơ thể.

Mãi sau này, khi đọc kỹ những tài liệu của GS.OHSAWA nói là trong khi bạn định tranh luận với ai, mà người ta chớp mắt sau bạn thì bạn hãy êm ái rút lui là vừa, vì nếu không bạn không bao giờ thắng nổi lý lẽ của họ. Hoá ra các chức năng trong cơ thể hoàn toàn liên quan tới nhân cách và thông minh của người đó. GS còn nhắc lại kinh nghiệm cổ là trước khi đi thuyết giảng hay hùng biện về đề tài nào, các nhà hùng biện xưa thường nhịn ăn trước khi lên bục hùng hồn, vì người xưa bảo là: Cái bụng trống thì cái đầu đầy. GS OHSAWA tuyên bố: “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”.

Khi bắt đầu ăn lại miếng đầu tiên sau đợt nhịn ăn, húp tí nước cháo gạo lứt loãng... thì trời ơi! Như là lần đâu tiên trong đời tôi mới biết thế nào là miếng ăn ngon, mới biết thế nào là miếng ngon ở đời. Mấy hôm sau, ăn hạt lạc mà tôi thấy nó ngon ngọt như ăn kẹo, miếng cháo gạo lứt thấy ngon béo làm sao, như ăn nước thịt xương tuỷ ninh nhừ mà trước đó mỗi lần mẹ tôi ninh nấu cho ăn tôi, cứ thấy ghê ghê cả người vì bổ béo khó tiêu. Tôi đã ăn cơm gạo lứt trước đó hai, ba năm, mà qua lần nhịn ăn cho tới khi ăn trở lại tôi mới tin sâu hơn vào giá trị dinh dưỡng của hạt gạo lứt bằng chính kinh nghiệm của bản thân, lúc này mọi sách vở để chứng minh giá trị dinh dưỡng của hạt gạo không còn cần thiết với tôi nữa. Nhờ nhịn ăn mà tôi thấy đức tin của tôi về hạt gạo lứt tăng trưởng, còn ngoài ra các cách chứng minh khác đối với tôi đều ít thuyết phục hơn. Chả thế mà nhà thơ Vương Từ đã làm bài thơ bất hủ, sau 49 ngày nhịn ăn của mình. Tôi cho rằng nếu không nhịn ăn dài ngày, không có kinh nghiệm thực chứng về nhịn ăn thì không thể nào viết những câu như thế:

Hạt cơm to bằng núi
Giọt nước ngọt cam lồ
Lạ kỳ thay cái đói
Rờ đụng cả hư vô.


Vương Từ

Sau đợt nhịn ăn, người tôi lấy lại dần sức khoẻ và một thời gian ngắn 1, 2 tháng sau người tôi béo khoẻ tươi tắn, mặc áo quần căng chật, nước da mỡ màng ai thấy cũng khen, nhưng chẳng ai để ý đến cách thử nghiệm nhịn ăn kỳ quái của tôi. Chỉ có một số đồng nghiệp bắt đầu xin thử miếng cơm lứt tôi nấu, để ăn thử và cũng khen à ơi chút chút vậy thôi; Vì đi qua nồi cơm lứt tôi nấu có cháy ngon bốc mùi thơm nức mũi không chịu được, xin ít ăn thử, chứ lòng dạ họ còn chung tình với thịt cá lắm, cho rằng thịt cá là ngon. Đồng nghiệp cho là tôi có tiền mà sao sống có vẻ khổ hạnh, tự đầy đoạ xác thân. Họ chẳng để ý đến cái con người tôi mơn mởn thế sau đợt nhịn ăn, dám họ nghĩ tôi đang yêu hay đang được yêu và hàng ngàn nguyên nhân khác lắm. Nhưng tôi thì mặc kệ, vì tôi đã thực nghiệm nhịn ăn thành công mỹ mãn trên cơ thể mình thì thiên hạ có đàm tiếu thì cũng thành ra gió thoảng mây bay hết. Còn niềm tin về giá trị nhịn ăn của tôi đã kiên cố, như bạn tin có mặt trời vậy.

Nhiều năm sau tôi có thực hiện nhịn ăn vài đợt nữa, nhưng lần nhịn đầu tiên là ấn tượng nhất và sự chuyển hoá rõ nét nhất. So với những kinh nghiệm nhịn ăn trong sách thì trường hợp của tôi khá là khác thường: cứ sau mỗi đợt nhịn ăn, khi ăn lại ngày thứ hai, thứ ba là tôi lại đi tiểu ra thứ nước đái đục cặn, sánh lờ nhờ như một thứ bùn, đi ra thứ nước như thế trong hai ngày, nó như vậy ở vào đoạn cuối của bãi nước tiểu. Nhờ kinh nghiệm đó mà tôi thấy sự nhịn ăn đối với tôi là cần thiết, nếu bố trí mỗi năm nhịn ăn một đợt 7 ngày thì tốt. Khi tôi đã biết nguyên nhân bệnh, dại gì mà tôi đưa thêm những thứ độc hại vào người, tôi cứ phanh từ từ chỉ ăn cơm lứt, còn các thức ăn tôi thích tôi cứ giữ nguyên, rồi bỏ dần dần.


Chú ý:

Bạn đọc nên tìm đến sự hướng dẫn của một bác sĩ điều trị và nhà nghiên cứu dinh dưỡng phù hợp trước khi bắt đầu thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ theo gợi ý của cuốn sách này.

Điều quan trọng là nếu bạn có lý do nghi ngờ mình bị bệnh tật, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.

Cuốn sách này hay bất kỳ cuốn sách nào khác không nên được sử dụng như là một sự thay thế cho việc chăm sóc y tế hay điều trị chuyên khoa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 10:16 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Khi tôi gặp được Đại Tá Bác Sĩ Lê Minh, và bác sĩ Đỗ Hoài Nam là những người đã hướng dẫn nhiều người nhịn ăn trên khắp đất nước thì tôi lại càng thêm củng cố về giá trị của nhịn ăn. Nhiều người nhịn ăn thành công, vài người thấy nhịn tốt thì hơi tí lại nhịn ăn, một số người khác nhịn không thành công... Vì những nguyên nhân này, tôi thấy chỉ có sách không thì không đủ mà còn cần cả những người có trình độ và kinh nghiệm nhiều năm theo dõi, và phải biết bệnh nào nên nhịn,bệnh nào không nên nhịn, bệnh nào nên ăn uống ra sao... sách cung cấp kiến thức thì khá đầy đủ nhưng con số thống kê bệnh chuyển hoá và nhiều kinh nghiệm thực tế của bản thân và bạn hữu thì ít, và có một số nhận thức chưa tới nơi, nên tôi có ý định từ nhiều năm nay biên soạn lại quyển này để làm sáng tỏ thêm ra nhiều điều. Do vậy đưa vấn đề ra công khai để tránh cho dân chúng áp dụng máy móc và kém hiệu quả khi dùng quyển “Tuyệt thực đi về đâu” là một việc làm cần thiết. Tôi đã tự mày mò tìm gặp nhiều người nhịn ăn trên khắp đất nước, thấy được cái hay dở khi áp dụng phương pháp này và có dịp phỏng vấn rất nhiều người nhịn ăn... Do vậy tôi đã mạnh dạn trình bày lại nội dung quyển sách với hàng chục trường hợp nhịn ăn làm ví dụ để bạn tiện học hỏi, chọn lọc với những người điển hình.,

Nhiều người nói đến nhịn ăn thì cảm thấy kinh khủng và không thể nhịn ăn được. Kinh khủng là vì nó đòi hỏi một số nghị lực, can đảm và hiểu biết nhất định, nó cần cho những người “ cùng đường” và ưa phiêu lưu mạo hiểm.

Tôi đã từng nhịn ăn nhiều lần, vài năm tôi nhịn ăn một lần, chỉ vì đã nếm hiệu qủa kỳ diệu của sự nhịn ăn. Tôi thường chộp đúng lúc trong người có vấn đề nho nhỏ nào đó và điều đó giúp sự nhịn ăn dễ dàng hơn những lúc sung sức, ăn gì cũng thấy ngon và mau đói. Mùa xuân năm 2002 tôi nhịn được 8 ngày. 3 ngày đầu tiên thì bình thường khoẻ mạnh như không, chỉ hơi đói vào bữa ăn, tôi vẫn làm mọi việc như thường và có khi còn làm nhiều hơn. Vì tôi ăn chay, nên việc nhịn ăn của tôi không có phản ứng là bao so với người ăn mặn. Sang ngày thứ 4, 5, 6 thì người mệt lả, những chỗ nào hơi đau hoặc không đau nay bỗng đau dội lên khó chịu làm sao, tôi thường nằm nhiều hơn. Chiều ngày nhịn ăn thứ 6, có cô bạn cũng đã từng nhịn ăn đến kể chuyện cười như là một sự ngẫu nhiên tình cờ, làm chúng tôi cười thôi rồi là cười. Tôii nằm nghe chuyện mà cười rũ người. Sau trận cười đó tôi thấy người khác hẳn, khoẻ hẳn ra và mọi sự đau đớn gần như tan biến. Buổi chiều còn lại, nằm dài trên giường một mình khoan khoái, nhẹ hễu... Mới hay, tôi còn phát hiện ra một cách chữa bệnh thần hiệu hơn cả nhịn ăn là “Liệu pháp Cười” và cười quan trọng đến như thế nào trong cuộc sống. Cười có thể làm cho người chết sống lại. Cô bạn đã xuất hiện như một thiên thần, tiếng cười làm cho sinh lực như ở đâu trào lên. Thế là những ngày còn lại tôi nhịn ăn nhẹ nhàng như không.

Tôi thường công phu toạ thiền, sáng tối tôi đều đọc kinh và cầu nguyện... thế mà trong thời kỳ nhịn ăn tôi thấy đầu óc trống trơn đến độ tôi không nghĩ tới một thứ gì xa xôi được. Từ chỗ tạp niệm nghĩ đủ thứ, mặc dù có thực hành tâm linh chu đáo, tới chỗ “nhất niệm”, đầu óc tôi chỉ nghĩ tới các món ăn! Nhịn ăn kỳ diệu làm sao, chẳng có cái gì chen vào giữa các món ăn mà tôi mường tượng trong đầu được nữa. Các món ăn tự dưng biến thành vị trí số 1 trong đầu óc của tôi. Còn nhớ GS. OHSAWA nói: “Hạnh phúc thay những người luôn luôn đói và khát!” Chẳng còn thứ gì giá trị trên đời cho bằng các thức ăn! Từ chỗ tôi coi miếng ăn không có gì quan trọng đối với tôi, thì thức ăn trở thành số1 - một sự đảo lộn về tất cả mọi thứ ! Tôi nhớ ra những món ăn tôi đã quên bẵng. Trong đầu chỉ có ăn và ăn... 3 ngày cuối, nước lã đun sôi uống vào miệng sao mà nó ngọt, nước bọt cũng trở nên ngọt làm cho mồm tôi lúc nào cũng ngọt ngọt hơi khó chịu, vì tôi ghét của ngọt từ bé. Có cảm giác như cái bụng tôi nó trở thành tam giác Bermut, còn tất cả các thức ăn trên thế giới, nhất là rau củ, dù có chui tọt tất cả vào bụng tôi, cũng không làm cho tôi thoả mãn. Vì tôi ăn chay đã lâu, cho nên việc làm sạch cơ thể và truy quét nguồn bệnh tiềm ẩn chỉ sau chừng ấy ngày là cơ thể đã khá trong sạch và lành mạnh trở lại.

Sau khi ăn lại ngày thứ 2 giống như những lần nhịn trước đây 3 năm, cuối bãi nước tiểu của tôi bao giờ cũng là một it nước cặn đục làm cho việc đi tiểu hơi khó khăn. Khi ăn lại trong những ngày đầu, cơ thể vẫn trong đà đào thải chất độc mạnh, có cảm giác người như một con quay, quay tít, văng hết những chất không cần thiết ra ngoài, tiểu như vậy chừng 1,2 lần thì nước tiểu trong lại bình thường, có lẽ cái đau lưng nhiều ở ngày thứ 4,5 là để đào thải ra chất đục cặn nước tiểu chăng ? Mới có 2 ngày ăn lại chút nước cháo loãng, người vẫn còn gầy còm mà môi tôi đã hồng bóng như đánh son, chẳng bù mấy hôm trước môi khô cong, má cũng thấy sắc hồng, và nước da rõ ràng được cải thiện, sờ lên mặt thấy da mềm mỏng như da em bé. Tôi gầy đi 6 kg, và trông vào gương thấy mình không còn ra hồn người, mắt trũng lồi ra, người tong teo thản nhiên vô tâm vô tư, đi lại nhẹ nhàng giống như cái bóng ma; nhưng có ai định trắc nghiệm về đầu óc nhận thức hay trình độ tâm linh của tôi thì thường là vui thích và ngạc nhiên, vì họ đã gặp một người bạn tự thấy lỗi mình nhiều hơn trước, và rất thích nghe nói về chủ để ăn! Nhà thơ Vương Từ, một người đã từng nhịn ăn 49 ngày biết tin tôi nhịn ăn, Email kể chuyện về nhịn ăn cho tôi: “Sự nhịn ăn sẽ đến giai đoạn trong veo, thuần khiết đến độ thân tâm bằng không, như có như không, chỉ có thể nói rất mầu nhiệm, mà cũng giản dị như nguyên tắc đòn bẩy, mà NHU ĐạO, HIệP KHí đạO, THái cực QUYềN... đã khéo léo ứng dụng như nguyên tắc một lạng chế ngàn cân.” Còn những người bạn tu Vô vi của tôi cũng Email về khuyến khích tôi nhịn ăn thanh lọc bản thể, mới hay những người tu Vô vi có trình độ tâm linh cao. Một số người tu thiền và ăn chay ở Hà Nội, tu các môn phái khác có nhiều bệnh cũng không khỏi, phải nhờ đến nhịn ăn và ăn gạo lứt mới có chuyển biến tốt. Phải nói nhịn ăn có thể xếp vào bậc ”vua” của mọi cách chữa bệnh thân và tâm.

Bỗng nhiên tôi có khả năng cười dễ dàng về tất cả mọi thứ. Có thể nói nhịn ăn là làm cái không làm, là tin tưởng tuyệt đối ở thiên nhiên, ở cơ thể, và cơ thể nó cũng chứng minh cho ta thấy khả năng bất tận của nó về mọi chiều hướng. Bạn đã phụ bạc và đối sử bất công với cơ thể của bạn, chứ ngược lại cơ thể bạn không bao giờ phụ bạc và bất công đối với bạn. Và mặc dầu bạn có cư sử với cơ thể bạn thế nào, thì nó luôn là ân nhân của bạn, nhất là trong khi nhịn ăn. Khi bạn không cho nó ăn gì, thì lúc đầu thì nó làm cho bạn lên bờ xuống ruộng vì trong giai đoạn đào thải chất độc do bạn chất lên mình nó, cuối cùng thì nó sẽ giải đáp cho bạn thấy là nó tử tế nhất! Nếu bạn kiên nhẫn với nó thì nó sẽ trả công bạn xứng đáng. Nó là thằng đầy tớ tồi, nhưng cũng lại là đứa tớ đắc lực và hữu ích nhất nếu bạn biết cách điều hành nó.

Có một điều rõ ràng là nhịn ăn thì không bao giờ biết đến buồn chán. Trong khi “nhất niệm” với các món ăn ưa thích trong đầu, thì không bao giờ có thể buồn chán được, điều này thật là logic. Vả lại nhịn ăn có khả năng đào thải buồn chán và đào thải đủ loại bệnh tật tiềm ẩn hay đã xuất đầu lộ diện. Còn các ý nghĩ thì lạ lùng thay: Chúng cứ biến đi đằng nào? Các ý nghĩ thi nhau chạy trốn, hình như các ý nghĩ không thích một cái cơ thể không có thức ăn? Đầu óc trống trơn nhẹ nhàng, ý nghĩ tan loãng vào hư không sâu thẳm mênh mông ngàn đời, một cảm giác đê mê vĩnh truyền...nằm nghỉ ngơi trên giường, thấy người nhẹ tênh tếch, sung sướng làm sao, điều mà các thiền nhân mơ ước, thì nay không cần thiền cũng sẵn có một cách tự nhiên. Điều này làm tôi nhớ tới câu thơ của một người tôi không nhớ tên, mà nhà thơ Vương từ đọc cho tôi nghe: “Kho trời chung mà vẫn vô tận của mình riêng!” Tôi nghĩ tới cái chết thì sẽ như thế nào? Một cái xác không ăn, không thở, và không suy nghĩ!

Trong khi nhịn ăn tôi đọc lại quyển “Milarepa con người siêu việt” và thầm kính phục các chư tổ - những người vượt thắng được miếng ăn trong khi thiền định. Milarepa có giai đoạn công phu miên mật còn ăn toàn loại rau hoang, rau tầm ma để công phu, điều này làm cho tôi liên tưởng đến hai vị sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu của ta, gọi là sư đầu rau, vì toàn ăn rau để sống và để thiền định.

Nhờ nhịn ăn, tôi thấy rõ hơn những yếu hèn của bản thân, trình độ của tôi lùi tụt hẳn xuống đẳng cấp của một con vật: Chỉ nghĩ tới ăn! Kỳ nhịn ăn lần này đã làm cho vài thành kiến ẩn tàng trong tôi bị đổ vỡ, tôi trở nên thênh thang trong nhận thức và khoáng đạt trong tư duy hơn trước. Tôi phát hiện ra một số điều làm cho cuộc sống của tôi và của những người liên quan được tốt đẹp hơn, điều mà chắc chắn nếu không nhịn ăn thì tôi không thể nào phát hiện ra được.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 10:17 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Khi ăn lại thì còn khó hơn nhịn ăn nhiều lần. Nếu không ăn lại một cách từ từ thì sự ngon ăn đến mức như thế chỉ xuất hiện sau khi nhịn ăn sẽ mất đi nhanh chóng. Nếu không, nó có thể kéo dài rất lâu, đem lại niềm hạnh phúc thực sự như thế nào. Có người nói sự ngon ăn kỳ diệu lạ lùng sau mỗi kỳ nhịn ăm có thể kéo dài được 4 tháng.

Tôi nghĩ chúng ta đã bước vào kỷ nguyên sinh học, chắc chắn người ta sẽ xem xét lại con người ở dạng một tổng thể và nó là một phần của thế giới tự nhiên, nên cách chữa theo tự nhiên là cách chữa của thời đại mới. Michio Kushi đã nói: “Theo đó, y học tự nhiên là y học xem con người là một dạng năng lượng và rung động, và trong nghĩa này, y học tự nhiên không cho con người là một thể chất mà chỉ là một trạng thái tinh thần. Y khoa chữa theo triệu chứng ngày nay chắc hẳn rồi sẽ thay đổi để chuyển hướng về y học tự nhiên hơn. Sự cách mạng trong y học sẽ nâng nhân loại lên cao hơn và xem trọng thực thể tinh thần mà không nghi ngờ gì là nó sẽ thiết lập một nền văn minh hoàn vũ lành mạnh.”

Hà nội, tháng 5 năm 2002, Ngọc Trâm


Khi có trong tay quyển sách “Tuyệt thực đi về đâu” này nếu bạn muốn thực hiện nhịn ăn, xin tìm đọc tham khảo quyển “Phương pháp tự chữa bệnh” tập2 của G.P Malakhov (NXB Thuận Hoá), hay quyển “Khoa học ăn chay”(NXB VH Thông Tin) là những quyển sách chuyên đề về nhịn ăn để thông tin về nhịn ăn của bạn được đầy đủ và hoàn toàn. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, nếu bạn nhịn ăn và lại kết hợp cầu nguyện để hướng tâm tới một cuộc sống mới tốt đẹp hơn cuộc sống trước đó - điều mà làm cho bạn phải nhịn ăn, thì kết quả lại tốt đẹp bội phần.
Tôi gặp một số chướng ngại trên con đường tâm linh, sau nhiều mầy mò và tìm kiếm và thực hành nhiều phương pháp để cải tiến bầu không khí. Cuối cùng sau một đợt nhịn ăn 9 ngày tháng 5 -2006 tôi thực hành sám hối và cuối cùng chướng ngại mới bắt đầu được biến đổi theo chiều hướng tốt. Trong quyển “Y học Tây Tạng” có nói tới 9 nguyên nhân của bệnh trong đó bao gồm cả tham sân si và suy nghĩ sai lầm. Ngay đó nguyên nhân chính thứ hai là do thức ăn sai lầm, nếu ta đã làm “đủ cách” mà cuộc sống vẫn chưa được cải thiện, thì ta phải lần mò tới cách thức thực hiện những phương pháp tâm linh như sám hối. Sám hối là sự thanh lọc trong ý thức chúng ta. Khi sám hối về điều gì đó, con người được thanh lọc khỏi điều đó.Sức ép năng lượng rời khỏi dạng trường năng lượng của con người. Lúc đó năng lượng trở nên nhiều hơn, tạo cảm giác vui sướng và nhẹ nhõm…Trong thời gian nhịn ăn bạn nên áp dụng nghe loại Nhạc dành thiền định và trị liệu, như những lịa đĩa tiếng có âm thanh của các bậc thầy khai ngộ, giọng của các ngài rất trầm hùng có khả năng chuyển hoá mạnh những phiền não…



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 10:19 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Thay lời tựa

Nhà sinh lý học nổi tiếng Claude ber-nard đã quả quyết tuyên bố rằng: “Tình trạng cơ thể là chính yếu, vi trùng không có gì đáng kể”. Thật vậy, nếu mọi tế bào tạng phủ trong người đều lành mạnh thì chẳng có một loại vi trùng nào có thể quấy phá hoặc tác hại được. Và muốn cho mọi cơ năng tạng phủ đều được lành mạnh thì trước hết các chất bổ dưỡng đưa vào máu để phân phối nuôi cơ thể phải tinh khiết, đầy đủ và đúng quân bình.

Đã biết qua thuyết OHSAWA chúng ta ai cũng biết rằng bệnh tật sở dĩ sinh ra là vì quân bình Âm-Dương bị chênh lệch do đó vi trùng hoặc ngoại tà mới có dịp xâm nhập phát tác và gây tổn hại cho cơ thể.

Sự khám phá ra vi trùng của Pasteur đã lái ngành y khoa hiện đại về chiều hướng giải phẫu và sưu tầm các thuốc kháng sinh ngày càng hiệu lực, quả thật đã đem lại nhiều tai hại cho loài người. Phương thức chữa bệnh của các y sĩ đáng lẽ là nghiên cứu mọi cách tiết độ để bảo tồn sinh lực cho cơ thể có khuynh hướng đạo đức và chiêm nghiệm vì đâu, do nguyên nhân nào mà cơ thể mất quân bình, nhưng vì quá chú trọng đến vi trùng, người ta cứ để con người ngụp lặn trong dục lạc truy hoan vì chỉ tìm cách giết cho được vi trùng, đổ lỗi cho chúng như là nguyên nhân chính yếu của bệnh tật, do đó nếp sống con người bị soa đoạ về vật chất cũng như tâm linh.

Muốn phục hồi sức khoẻ đang bị một loại vi trùng nào đó làm tổn hại thì công việc cho bệnh nhân - uống một thứ kháng sinh nào đó chưa đủ mà phải chữa trị tận nguồn gốc và phục hồi toàn diện sinh lực cho cơ thể. Và muốn hoàn thành công việc ấy, muốn loại trừ nguyên nhân sâu xa của căn bệnh, muốn lập lại quân bình Âm-Dương cho cơ thể, muốn cải tạo sức khoẻ cho thể chất và tâm linh, tưởng không có phương cách trị liệu nào hữu hiệu hơn phép nhịn ăn hợp cách.

Nhịn ăn dù thời gian hoặc dài hay ngắn là một thời cơ tốt đẹp cho tạng phủ được nghỉ ngơi, giúp điều kiện cho tế bào bài tiết các chất độc, cơ thể phân phối các thức ăn dự trữ, các khoáng chất, sinh tố... để lập lại quân bình Âm-Dương tốt đẹp cho cơ thể.

Điều người ta thường lo ngại hơn cả là nhịn ăn làm sụt cân quá nhiều nhưng sở dĩ người ta lo ngại như vậy vì người ta không hiểu sự ích lợi, sự mầu nhiệm của phép nhịn ăn. Mối lo ngại đó là vô căn cứ, là hoàn toàn hư ảo. Thật vậy, sau thời gian nhịn ăn phải phép và khi sự giải độc được hoàn thành cho cơ thể người nhịn ăn tuy gầy hơn trước nhưng nhờ các tế bào trở nên trong sạch và non trẻ hơn trước nên một khi ăn uống trở lại là lên cân đúng mức quân bình và sức khoẻ thêm dồi dào, miễn rằng đừng ăn uống bừa bãi để sa vào chỗ mất quân bình Âm-Dương đã gây ra bệnh tật trước kia.

Người hành phép nhịn ăn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc hoạt động vừa phải, trong đó phép đi bộ được xem là tốt hơn cả. Mọi cử động đột ngột đều nên tránh, ví dụ đang nằm mà vùng đứng dậy có thể sinh ra xây xẩm mặt mày trong chốc lát.

Về thời gian nhịn ăn, lý tưởng và công hiệu hơn cả là nhịn ăn cho đến khi nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại, nhưng trong thời buổi mà nhịp sống trở nên sôi động và cuồng loạn như ngày nay, mà thì giờ được xem là vàng bạc thì kể ra cũng ít người đủ điều kiện để có đủ thời giờ thong thả thuận tiện để đeo đuổi đến cùng một kỳ nhịn ăn dài hạn.

Tuỳ khả năng, thuận tiện ta có thể nhịn ăn 7,14, 21 hoặc 28 ngày hay hơn thế nữa...

Những kỳ nhịn ăn dài hạn dĩ nhiên kết quả tốt đẹp hơn, nhanh chóng hơn những kỳ nhịn ăn ngắn hạn thường để dành cho những bệnh nhân không đủ điều kiện nghỉ dài ngày. Những cuộc nhịn ăn ngắn hạn có lợi là có thể thực hành lúc nào cũng được mà không cần ngưng công việc sinh hoạt hàng ngày. Nhịn ăn ngắn hạn có thể là mỗi tuần một ngày: mỗi tháng 2-3 kỳ, mỗi kỳ 3 ngày; hay mỗi tháng 1-2 kỳ, mỗi kỳ 5 ngày tuỳ bệnh trạng, tuỳ sở thích, tùy suy luận hay kinh nghiệm của từng người.

Nhịn ăn gột rửa các chất độc ra khỏi cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn và hô hấp. Sinh lực đáng lẽ phải dồn vào trong công việc tiêu hoá thức ăn nay được dành riêng cho sự gột rửa các độc tố trong cơ thể, sửa chữa, bù đắp các tạng phủ, cơ quan bị suy tổn. Thần kinh hệ được giải khai, bắp thịt được thoải mái nghỉ ngơi, các nội tạng làm việc ít lại, sinh lực con người được cải tạo, nhờ đó mà ảnh hưởng tốt đẹp lan rộng đến địa hạt trí tuệ và đạo đức con người.

Đối với quảng đại quần chúng, người ta thường cho rằng bệnh tật chỉ là một sự cấp phát, một hiểm hoạ do vi trùng bên ngoài đưa vào chứ không phải do sự vi phạm các định luật thiên nhiên liên tiếp có khi ngay từ thưở sơ sinh. Quá tin vào thuyết vi trùng, người ta đã lẫn lộn lấy quả làm nhân, do vậy phát sinh lòng nghi ngại băn khoăn tự hỏi làm sao sự nhịn ăn có thể chữa lành được những bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, cho rằng nhịn ăn bất quá có chữa được thì chữa lành một số nhỏ bệnh thần kinh, mất ngủ, nhức đầu hay các bệnh do sự hỗn loạn bất điều hoà của các cơ năng hay tạng phủ mà thôi. Nhưng trên thực tế lại khác, có thể nhờ phép nhịn ăn lập lại được quân bình Âm-Dương thì tính thực bào, tức khả năng tiêu diệt vi trùng được cường thịnh và khả năng xuất tiết kháng thể để trung hoà độc tố thêm sung túc thì thử hỏi vi trùng còn đâu đất dung thân, há lại phải cầu cạnh đến các độc dược, kháng sinh mới chữa lành được bệnh hay sao?

Bác sĩ Roger và Josué đã làm thí nghiệm sau đây để chứng minh lợi ích của sự nhịn ăn: Hai ông chia một bày thỏ làm đôi, một nửa cho ăn uống như thường, còn một nửa thì bắt nhịn ăn hoàn toàn từ 5 đến 7 ngày rồi cho ăn uống bình thường trở lại từ 2 đến 11 ngày. Các ông nhận thấy rằng những con thỏ nhịn ăn đã tự tạo một sức miễn dịch phi thường, đã chịu đựng được một cách dễ dàng mà vô hại một lượng vi trùng tiêm vào mình chúng đủ sức giết một cách nhanh chóng những con thỏ khác trong nửa bầy không được nhịn ăn.

Bác sĩ Dewey đã chữa cho con trai ông mới 3 tuổi bị chứng bạch hầu (diphtéie). Ông cho đứa bé nhịn đói tuyệt đối chỉ uống nước rất ít và nhận thấy rằng bệnh còn chóng lành hơn là chữa trị bằng thuốc men.

Bác sĩ Dewey còn áp dụng rất hiệu quả phương pháp nhịn ăn tuyệt đối và dài hạn trong những trường hợp các bệnh nhân gây sốt như cúm, sưng phổi, đậu lào, sốt rét, các bệnh gây độc do vi trùng streptocoque, staphylocoque. Ông luôn nhận thấy rằng những người bệnh ấy bao giờ cũng được chóng bình phục và nhất là phân xuất tử vong những trường hợp trọng bệnh hết sức thấp so với cách chữa bệnh thông thường mà cứ cho người bệnh ăn của các bác sĩ đồng nghiệp.

Bác sĩ Oswald nói: “Một bệnh do vi trùng gây ra lực độc như bệnh giang mai, từ xưa xem như một bệnh dai dẳng với cách chữa bằng những phương pháp hoà hoãn, tạm bợ (ví dụ với thuỷ ngân, thạch tín...) đã được trị tận gốc với phép nhịn ăn trong những bệnh xá ả rập ở Ai cập trong thời gian Pháp chiếm đóng. Avicène đã ám chỉ đến sự công hiệu của phương pháp này mà hình như ông đã áp dụng một cách thần hiệu để chữa bệnh đậu mùa. Và bác sĩ Robert Barthlow là một y sĩ trung kiên trong việc bênh vực thuốc men cũng phải thừa nhận rằng: “Nhịn ăn chắc chắn là một phương tiện xuất sắc để bài tiết vi trùng ra khỏi cơ thể bằng một quá trình liên tục tuần tự huỷ diệt phân tử và để tái tạo các cơ cấu trong cơ thể. Đó là phương pháp nhịn ăn dùng để chữa lành bệnh giang mai, một phương pháp Đông phương dùng để chữa bệnh ấy và những kết quả rất mỹ mãn đã thu hoạch bằng phương pháp này”.

Bác sĩ Von Seeland nói: “Trên nhận xét bản thân cũng như trên nghiên cứu thực nghiệm, tôi càng ngày càng đi đến tin tưởng vững chắc rằng nhịn ăn chẳng những có một giá trị về phương diện y khoa mà chắc chắn rằng còn có một giá trị lớn lao hơn nhiều đứng về phương diện dưỡng sinh và giáo dục. Xã hội của chúng ta nô lệ dưới ách thuốc lá và rượu nay lại sắp sửa sa đọa vào nạn thuốc phiện, dần dần trở thành miếng mồi ngon cho sự u sầu, cho niềm chán sống và do đó những vụ tự vẫn gia tăng.. Rồi từ trong lòng xã hội ấy xuất hiện những triết gia u uất bi quan (trạng thái tinh thần biểu lộ một căn bệnh thực thụ hay một sự suy nhược tinh thần). Cho nên một xã hội như vậy muốn được cảnh tỉnh cần phải phát động một phản ứng quyết liệt là cách thực hành “tiết dục và nhịn ăn”.

Lành bệnh có tính cách nhất thời là dễ, nhưng bảo tồn sức khoẻ có tính cách trường kỳ mới là chuyện khó. Nhịn ăn đem lại sức khoẻ có tính cách giai đoạn nhưng sau đó nếu được bảo trì bằng cách ăn uống cho đúng quân bình Âm-Dương của Giáo sư OHSAWA thì phép dưỡng sinh mới có thể toàn hảo như vậy.

Cách ăn uống sau thời kỳ nhịn ăn phải được chăm sóc kỹ lưỡng không kém gì sự chăm sóc trong lúc nhịn ăn. Sự tái tạo các tế bào quan trọng không kém gì sự gột rửa các tế bào và chính trong thời gian sau khi nhịn ăn mà người ta phạm những điều khinh suất. Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn là điều quan trọng, bệnh lành là xong chuyện còn sau đó thì chẳng có gì đáng kể.

Những người bệnh nhờ áp dụng phép nhịn ăn mà lành bệnh, nhưng ngay sau đó họ lại sa vào vết xe cũ của thói quen xưa. Họ trở lại ăn uống quá độ, ăn hấp tấp không nhai kỹ, ăn uống bừa bãi không biết chọn món ăn quân bình, tưởng rằng cứ ăn uống thoả thích như vậy thì chóng phục hồi sinh lực, mau lên cân nhưng có biết đâu rằng chính vì sự cẩu thả trên chẳng những đã làm tổn hại thành quả tốt đẹpthu hoạch được trong thời gian nhịn ăn mà còn làm suy nhược các cơ quan tạng phủ, chuẩn bị cho những tai hại mới, những đau khổ mới. Nhịn ăn như vậy thì khác nào công cuộc dã tràng xe cát biển đông. Vì vậy tôi đã ghép liền phép nhịn ăn với cách ăn theo nguyên lý Âm-Dương của Giáo sư OHSAWA với dụng ý giới thiệu cùng các độc giả phương pháp bảo tồn sức khoẻ và chữa bệnh thần diệu vô tiền khoáng hậu của Giáo sư OHSAWA, một ân nhân của nhân loại đã đem thân thể và cuộc đời hy sinh cho lý tưởng cao cả vị tha...

“Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa” (Đạo đức kinh), vì không hiểu Đạo để sống thuần theo dịch lý Âm-Dương của vũ trụ mới bày ra thuốc men và bệnh viện, rồi thuốc thang và sung túc thì bệnh tật ngày càng nhiều, đạo đức càng suy. Vi trùng đâu có gì đáng sợ, đáng sợ chăng là sự vô minh vì không thấu hiểu nguyên lý của vũ trụ để dưỡng sinh, để tu thân. Thân không tu thì nhân loại suy vong, vì nhân loại nào có ai khác hơn là bạn và tôi cùng bao nhiêu người khác đang sống trên cõi đời này...

Tập sách nhỏ này nếu được hạnh ngộ lọt vào mắt xanh của bạn, tôi thầm ước nguyện khi bạn đọc xong gấp sách lại thì vấn đề tuyệt thực từ đây sẽ gây cho bạn đôi chút suy tư...

Thái Khắc Lễ


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 13 2007, 10:05 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Phần I

Thành kiến về phương pháp nhịn ăn


I. Nhịn ăn và phương pháp Ohsawa

Trước khi đi sâu vào vấn đề nhịn ăn, ta nên định nghĩa rõ ràng danh từ nhịn ăn. Tuyệt thực hay nhịn ăn (Jeune) là không ăn một thức gì dưới hình thức đặc hay lỏng, mà chỉ uống nước trong thiên nhiên hay nước sôi để nguội.

Nếu có dùng xen vào một lượng thức ăn gì dù rất ít như nước trái cây, nước sữa, nước sâm chẳng hạn, hay tiêm thức ăn, chất bổ vào người thì việc đó hoàn toàn không còn ý nghĩa tuyệt thực hay nhịn ăn nữa mà chỉ được gọi là tiết thực hay kiêng ăn mà thôi.

Như các bạn hiểu qua thuyết OHSAWA, đã thấy nơi cơ thể con người Âm Dương trong sự tương phản vẫn luôn có sự tương tế, tương trợ vì Âm Dương bao giờ cũng có khuynh hướng bổ túc, điều hoà đắp đổi lấy nhau. Mọi bệnh tật chỉ còn là sự biểu lộ của quá trình ấy.

Theo nghĩa đó, Giáo sư OHSAWA dạy rằng: “Ta không nên chữa một bệnh gì cả bởi vì nó sẽ tự điều chỉnh lấy. Bệnh tật có lý do tồn tại của nó”.

Giáo sư OHSAWA bảo ta đừng chữa, nghĩa là ta để tự nhiên cho Âm-Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lập lại thế quân bình đã mất chứ không phải là làm trầm trọng thêm sự chênh lệch cho càng thêm chênh lệch. Có người ngây thơ mà hiểu ý nghĩa “không nên chữa” là không uống thuốc và trong lúc ấy cứ ăn uống bừa bãi rồi một thời gian nào đó tình cờ sức khoẻ sẽ trở lại với mình. Người ta hiểu sự quân bình âm dương của thực phẩm quan hệ mật thiết đến quân bình Âm Dương của cơ thể con người như thế nào thì tất nhiên ai cũng nhận định đúng đắn rằng “Không nên chữa” là ngoài việc không uống thuốc ra, tối thiểu là ta không nên làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm-Dương bằng cách ăn uống các thực phẩm mất quân bình âm dương, còn bệnh tật hay sự mất quân bình sẵn có thì để cho Âm-Dương của Linh năng cơ thể tự điều chỉnh dần dần.

Làm đúng theo vô song nguyên lý, theo Dịch lý thuận với Đạo là làm cái không làm. Nói cách khác “Không nên chữa” có nghĩa là ăn uống cho đúng quân bình Âm-Dương, là ăn uống theo phương pháp OHSAWA. Đây là phương pháp vừa bổ dưỡng cơ thể bằng quân bình Âm-Dương thực phẩm vừa để cho Âm-Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lấy lại quân bình.

Phương pháp “Không nên chữa” thứ hai là phép nhịn ăn. Đây là phương pháp nghỉ ngơi cho các cơ quan dinh dưỡng và sinh lý bằng cách tự phân hoá những thức ăn dự trữ trong các tế bào ít quan trọng để nuôi dưỡng các cơ quan cần thiết cho sinh mạng hoá giải các chất độc trong tạng phủ, lập lại quân bình Âm Dương tốt đẹp cho cơ thể. Đây là phương pháp tự phân để tự dưỡng cho quân bình Âm-Dương trở lại để sau đó sẽ phục hồi sức lực bình thường bằng cách ăn uống lại cho phải phép.

Ta có thể nói rằng: Ăn uống theo nguyên lý Âm-Dương của Giáo sư OHSAWA là làm cái không làm, còn nhịn ăn là giao phó cho tự nhiên. Đặc điểm của đôi đàng là làm sáng tỏ ý nghĩa “Mềm yếu là cái dụng của Đạo”, là không tranh với bệnh mà thắng bệnh, duy có phân biệt chăng là một tích cực và một tiêu cực. Ta nên suy nghiệm kỹ để tuỳ cơ ứng dụng cho thích hợp với cơ thể, khí chất, bệnh trạng và tâm lý từng người.

Thông thường người ta có sẵn thành kiến cho người bệnh ăn và ép người gầy ốm ăn nhiều thực phẩm căn cứ trên lý thuyết “người bệnh phải ăn để cho đủ sức chống với bệnh”. Người ta có biết đâu rằng làm như vậy tức là làm suy nhược bớt khả năng của cơ thể vốn đang suy nhược và làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm-Dương vốn đã sẵn mất quân bình. Phải chăng đây là “Đạo của người: bớt chỗ thiếu, bù chỗ dư” (Đạo đức kinh). Chẳng hạn trong trường hợp chứng sốt, do phản ứng tự nhiên dạ dày xuất tiết rất ít vị toan nên nó không thể dung nạp một thức ăn nào vì thức ăn sẽ trở thành một nguồn trở lực nguy hại cho dạ dày và cũng là cho toàn cơ thể vì thức ăn không tiêu được nó cứ nằm ỳ ra đấy có khi đến 30, 40 giờ rồi lên men nhiễm độc vào cơ thể.

Người ta thường biết ích lợi của cái có mà không để ý đến sự cần thiết của cái không. Nhồi đất nặn chén bát chính nhờ chỗ không mới có cái dụng của chén bát. Thanh âm nhờ có những khoảng không lặng thinh ngắn dài mới làm thành tiết tấu. Sở dĩ người ta làm việc được lâu dài là nhờ có công dụng của sự nghỉ ngơi. Ai ai cũng thấy sự cần thiết của sự ăn, mà ít mấy ai thấy điều lợi ích của việc nhịn ăn.

Ai cũng biết rằng mỗi khi có vi trùng xâm nhập, cơ thể liền phát ra các bạch huyết cầu, tiết ra các kháng thể để bao vây, huỷ diệt vi trùng, hoá giải các độc tố. Yếu tố tạo ra các kháng thể là các phần tử giữ một địa vị quan trọng trong tế bào chất ADN (acidedesoxyribonucléique) rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào. Tuy nhiên số lượng kháng thể tiết ra mỗi lần thường quá mức nhu cầu làm cho ADN bị mệt mỏi không chu toàn nhiệm vụ điều khiển và kích thích sự bào phản, và đó là nguyên nhân của sự già yếu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 13 2007, 10:12 AM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nhịn ăn giúp toàn diện cơ thể được thực sự nghỉ ngơi, tức là phục hồi sinh lực đem lại sự trẻ trung cho con người. Giáo sư C.M Child ở Đại học học đường Chicago thí nghiệm trên các sâu bọ, bắt chúng nhịn đói thì thấy rằng chúng không chết mà chỉ càng ngày càng trở thành nhỏ lại. Sau nhiều tháng cơ thể chúng thu nhỏ đến mức tối thiểu, được cho ăn lại thì chúng lớn lên lại và trở thành non trẻ hơn bao giờ hết.

Theo báo Moscovosky Komsonmolest thì tại Mạc-tư-khoa, có nhà vật lý học nguyên tử trẻ tuổi tên là Vladimir Lechkovser bị nhiều tai biến từ thuở còn thơ: cánh tay phải bị cưa sau một tai nạn, kế đến vợ ông chết bất đắc kỳ tử, hơn nữa ông ta lại bị bệnh tê bại nặng, bắt buộc phải nằm liệt giường mà bệnh thì mỗi ngày một tăng. Danh y bệnh viện khắp nước Nga được mời đến dùng đủ thứ thuốc men và áp dụng nhiều phương pháp trị liệu cực tối tân nhưng đều vô hiệu quả.

Đến ngày 9-1-1961, Vladimir quyết định nhịn đói và chỉ uống nước suối nhưng chỉ uống rất ít. Đến ngày thứ sáu, ông không biết đói nữa. Sau hai tuần nhịn đói, lần đầu tiên ông đi dạo mát được. Cơ thể càng gầy ốm, người ông càng cảm thấy dễ chịu, khoẻ khoắn. Đến ngày thứ 40, ông biết đói trở lại và bắt đầu ăn lại các thức ăn nhẹ vào ngày 24-2-1961. Và từ đó ông hết bệnh. Nhịn đói như vậy là 45 ngày hay đúng hơn là 1.089 giờ. Trong thời kỳ nhịn ăn, ông Vladimir có chép nhật ký ghi những cảm giác của ông ta.

Chữa bằng thuốc men và huyết thanh chỉ làm tiêu diệt các triệu chứng của bệnh nhưng sự thủ tiêu các triệu chứng không phải là một sự hồi phục sức khoẻ cho cơ thể. Nhịn ăn đem lại quân bình Âm-Dương cho cơ thể tức là đào thải thực sự những nguyên nhân nội tại của bệnh tật, thanh lọc sạch sẽ cơ thể. Sự phục hồi sức khoẻ này là một sự cải tạo đến căn cội chứ không phải hời hợt ở triệu chứng. Giáo sư OHSAWA rất tán thành phép tuyệt thực nên ông đã nhịn ăn đến 60 ngày vào hồi tháng 8 và tháng 9 năm 1955.

Về tuyệt thực trong tôn giáo đã được thực hiện từ thuở rất xa xưa. Sự nhịn ăn hoàn toàn hay ăn kiêng một số món ăn nào đó vào những mùa chỉ định đã được áp dụng ở Assyrie, Ba-Tư, Babylone, Scythie, Hy-Lạp, La-mã, ấn-Độ, Ninive, Palestine, Trung Hoa, Bắc Âu và những người da đỏ các nước Mễ-tây-cơ, Ba-tây, ... ở Mỹ Châu, người Ai-Cập ở Phi Châu với tính cách tôn giáo. Các tôn giáo lớn như ấn-Độ giáo, Hồi-giáo, Thiên-chúa-giáo cũng rất chú trọng đến phép nhịn ăn và sự cầu nguyện. Sau này người ta chú ý nhiều đến sự tuyệt thực khi thánh Gandhi nhịn ăn để tranh đấu bất bạo động giành độc lập cho nước ấn Độ.

Thánh Gandhi tán thưởng sự ích lợi của phép nhịn ăn trên phương diện sức khoẻ tuy rằng đa số các kỳ nhịn ăn của ông là để tẩy uế cơ thể, thanh tịnh bản tâm để sám hối, để cầu nguyện hoặc để cảm hoá chính quyền Anh nhượng bộ những đòi hỏi của ông cho quyền lợi dân tộc ấn Độ. Ông nhịn ăn chẳng những để cho thân tâm được thanh tịnh mà còn để nguyện cầu sám hối cho nước ấn Độ được thanh bình. Và với phép nhịn ăn, ông đã đạt mục đích cao cả đó bằng cách “bất tranh nhi thiện thắng” và biến cải một cách tốt đẹp kẻ địch thù thành bạn hữu...

Kinh điển Phật-giáo nhiều lần đề cập đến tính chất trị liệu quý giá của phép nhịn ăn:

“Một hôm vì một đệ tử lâm bệnh nặng nên Đại Mục Kiền-Liên phải lên cung Trời Đạo Lợi để tìm thầy thuốc Kỳ Bà xuống chữa.

Đại Mục Kiền Liên hỏi Kỳ Bà rằng:

- Tôi có một người đệ tử lâm bệnh nên chữa theo cách nào?

Kỳ Bà đáp:

- Nên nhịn ăn là tốt hơn hết”.

Đại luật chép rằng: “Thầy Tỳ kheo có bệnh tức phải nghỉ ăn, lấy đau ốm làm chừng, kêu là thuốc Trời. Có bệnh, không bệnh thường phải quán xét thân này làm gốc “sinh, già, bệnh, chết” cội nguồn các khổ, rất phải trách móc ngăn tình dục, cớ sao buông ái căn kia, lại thêm gốc khổ cho mình” (Sadi luật giải).

Đứng trên quan điểm Âm-Dương, nhịn ăn đúng phép sẽ đem đến sự quân bình Âm-Dương tốt đẹp cho cơ thể mà thiên nhiên thành lập huyền diệu với sự biến dịch không ngừng, nuôi dưỡng cơ thể bằng cách điều chỉnh mọi cơ năng và tự phân hoá những thực phẩm dự trữ ở các tế bào trong cơ thể. Do Âm-Dương có một quân bình tốt đẹp, về phương diện thể chất, sinh lực và sức khoẻ được gia tăng, về phương diện tâm linh, tinh thần được an tịnh, minh mẫn, ý chí, ký ức, định lực phát triển dồi dào, trí giác lực trở thành bén nhạy tinh tế.

Cho nên đức Phật trong gần 6 năm tu tập đủ mọi phương pháp cực kỳ kham khổ chỉ đưa lại những thứ khổ não cho thân tâm cuối cùng đến giai đoạn tu hạnh nhịn ăn, Ngài mới hoát nhiên, đại ngộ chân lý Trung đạo chứng quả Bồ Đề Vô Thượng (theo MAHA SACCAKA-S, MAJJHIMA I, 242).

Chúa Jesus cũng đã nhịn ăn ròng rã 40 ngày đêm. “Đức chúa sau khi đã nhịn ăn 40 ngày và 40 đêm, lúc đó ngài mới đói” (MATHIEU IV, 2). Và cũng sau 40 ngày nhịn ăn Ngài mới khởi sự truyền giáo và thu nhận các môn đồ đầu tiên ở dọc mé biển Galilee.

Như vậy cũng đủ thấy rằng cái dạ dày được trống trải là một điều tốt lành lớn lao cho cơ thể và một yếu tố cần thiết cho những ai muốn đi trên con đường tìm chân lý hay là những ai muốn có một đức tin đảo hải di sơn. Trong dịp chữa bệnh kinh phong cho một đứa trẻ, Chúa Jesus đã phán với các môn đồ rằng: “Thầy nói thật với các con, nếu các con có đức tin bằng hạt cải mà các con khiến núi này rằng: Hãy rời khỏi đây qua bên kia, nó liền rời đi, lại chẳng có việc nào các con không làm được. Còn thứ quỉ (chỉ bệnh kinh phong) này, nếu không cầu nguyện và nhịn ăn, không trừ được nó” (MATHIEU XVII, 20-21).

Trước đây bao nhiêu người đã đạt được thành quả tốt đẹp nhờ phép nhịn ăn nhưng sau khi nhịn, lại ăn uống sai lầm như ngày trước, sa vào vết xe cũ của bệnh tật phiền não. Bởi vì muốn duy trì thường xuyên quân bình Âm-Dương tốt đẹp nhờ phép nhịn ăn, duy trì sức khoẻ được hồi phục, duy trì chánh kiến và tránh tín, ta phải biết lấy chính thức ăn làm căn bản vì tuyệt thực không thể kéo dài vô hạn định. Phép Chánh Thực này xây dựng trên dịch lý Âm-Dương, Giáo sư OHSAWA đã khổ công nghiên cứu trong mấy mươi năm và đã khám phá ra, ngày nay bí quyết quí giá ấy Giáo sư OHSAWA đã trao cho nhân loại mặc tình sử dụng để tìm chân hạnh phúc cho đời mình và phổ biến cho những kẻ xung quanh.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 13 2007, 10:23 AM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



II. Những lời bài bác về phép nhịn ăn

Lắm người chống đối phép nhịn ăn biện luận nghe qua cũng có vẻ khoa học lắm, nhưng thật ra chỉ xây dựng trên một sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm thực tế về phép nhịn ăn. Những biến chứng, tật bệnh người ta đổ cho sự nhịn ăn thật ra là kết quả của những nguyên nhân khác hoặc đôi khi không biết nhịn ăn. Ngày trước người ta còn bảo rằng nhịn ăn làm yếu tim, dạ dày thu hẹp lại, vị toan công phá dạ dày hoặc con người chỉ nhịn ăn 5-7 ngày là chết ngủm rồi. Nhưng qua thời gian, với sự thực hành phép nhịn ăn cũng như qua khám nghiệm tử thi người ta xác nhận rằng những lập luận, ý kiến trên đều sai lạc và vô căn cứ.

Người ta thường bị sai lầm vì không phân biệt được hai giai đoạn của tuyệt thực là: giai đoạn nhịn ăn có tính cách trị liệu và giai đoạn đói ăn, là giai đoạn cùng kiệt chất dự trữ trong cơ thể.

Những người có quan niệm rằng giai đoạn đói ăn phát khởi từ khi nghỉ bữa ăn đầu tiên mà không biết rằng giai đoạn đói ăn chỉ bắt đầu lúc thèm ăn trở lại sau một thời gian dài nhịn ăn. Điều người ta thường viện cớ để chống báng là nhịn ăn làm yếu người bệnh, làm khó lành bệnh và dễ mắc những bệnh khác. Nhưng trên thực nghiệm, nhịn ăn không những không giảm sức kháng bệnh mà trái lại sức đề kháng gia tăng gấp bội vì sức khoẻ con người là kết quả của khí huyết trong sạch và hệ thần kinh cường kiện. Bác sĩ geo S.Weger tuyên bố rằng: “Trong không biết bao nhiêu trường hợp nhịn ăn mà tôi săn sóc, không thấy một trường hợp nào vì nhịn ăn mà sinh ra bệnh lao. Trái lại, tôi thấy nhiều người mắc bệnh lao chữa lành nhờ nhịn ăn rồi sau đó ăn uống phải phép”.

Ông Pearson nói rằng sau một thời gian nhịn ăn muỗi đốt không làm da thịt ông sưng ngứa, lạnh lẽo không làm ông cảm cúm như trước kia.

Có người lầm tưởng rằng nhịn ăn thì mất máu hoặc làm loãng máu, nhưng trên thực tế thì ngược lại. Bác sĩ Weger thuật lại một trường hợp bần huyết nhờ nhịn ăn 12 ngày mà máu trẻ trung lại, hồng huyết cầu tăng từ 1.500.000 lên 3.200.000, sắc tố máu lên từ 55% đến 85% và bạch huyết cầu từ 37.000 đã giảm xuống 14.000.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 13 2007, 10:36 AM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



III. Nhịn ăn không phải là chết đói

Nhiều người không hiểu, tưởng rằng máu huyết và các mô cần thiết cho sinh mạng bị huỷ hoại liền sau khi nhịn ăn và mỗi ngày nhịn ăn thêm là mỗi ngày tàn phá thêm cơ thể, các mô cần thiết cho mạng sống. Sinclair nói: “Quả thật có nhiều người chết đói sau 3 hay 4 ngày nhịn ăn nhưng sự chết đói kia chỉ do trong óc họ: chính sự sợ hãi đã giết chết họ”. Ta nên phân biệt sự tuyệt thực làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhịn ăn hữu ích và giai đoạn đói ăn nguy hại.

Carrington tóm tắt ý nghĩa sự nhịn ăn như sau: “Nhịn ăn là một phương pháp khoa học để đào thải các mô bệnh tật và những chất liệu của ốm đau nên sau đó thế nào cũng có những hậu quả tốt đẹp. Đói ăn thì không còn thức ăn dự trữ cần thiết để cung cấp cho các mô nữa và bây giờ sự tự phân đưa đến những kết quả tai hại. Tất cả bí quyết có thể tóm tắt như sau: Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bữa ăn đầu tiên và kết thúc bằng sự biết đói tự nhiên, trái lại đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói tự nhiên và chung cuộc bằng cái chết... Chỗ mà cái nhịn ăn kết thúc lại là cái đói ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô lành mạnh làm gầy yếu cơ thể, làm suy kiệt sinh lực; nhịn ăn là quá trình tiêu hoá các chất nguy hại, các mô mỡ vô ích, tăng gia khí lực và đem lại cho cơ thể sự điều hoà mà ta gọi là sức khoẻ.

Các nhà sinh lý học cũng kiếm cách quy định thời gian con người có thể sống không cần đến thực phẩm căn cứ trên các loài vật đặc biệt là loài có vú. Qua các cuộc thí nghiệm, người ta thấy rằng thời gian tới khi chết tỉ lệ với căn số bậc 3 của sức nặng cơ thể. Một con chuột nặng 180gr chết sau 5 hoặc 6 ngày không ăn. Thời gian này ở con người sẽ là 15,6 lần dài hơn tức là từ 96,5 đến 109 ngày. Một con chó cân nặng 20kg nhịn đói 60 ngày sau mới chết, so sánh thì thời gian tương đương ở con người sẽ là 89 ngày. Một con thỏ nặng 2kg422 chết sau 26 ngày, tương ứng với thời gian 79 ngày ở con người.

Bác sĩ A. Putter nghiên cứu về phép nhịn ăn kết luận rằng căn cứ theo khoa sinh lý đối chiếu không có một lý do gì con người lại không thể sống từ 90 đến 100 ngày nhịn ăn miễn là họ được duy trì trong những điều kiện thích đáng về nhiệt, nghỉ ngơi, không khí trong sạch, về nước và thoải mái tinh thần.

Sylveter Graham phủ nhận người mập có thể sống lâu trong việc nhịn ăn hơn người gầy. Ông ta bảo rằng: “Nếu quả thực mỡ là để giành cho việc nuôi dưỡng cơ thể trong những thời gian nhịn ăn dài ngày thì nếu một người béo mập và một người gầy cùng chung nhịn ăn một lần trong những điều kiện giống nhau thế nào người mập cũng sống lâu hơn người gầy nhiều; nhưng trên thực tế lại trái hẳn: Người gầy xuống cân rất chậm và sống hơn người mập đến mấy ngày.

Trall và Garrington cũng đồng quan điểm khi bình luận ý kiến trên: “Tôi có thể nói rằng đấy là những điều chính tôi đã kinh nghiệm”.

(Còn tiếp)


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
chuctham
bài Jan 6 2008, 05:27 AM
Bài viết #9


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 22
Gia nhập vào: 1-January 08
Từ: 639/46/8 Hương Lộ 2, Q. Bình Tân
Thành viên thứ.: 182



QUOTE(Thelast @ Jul 13 2007, 10:36 AM) *
III. Nhịn ăn không phải là chết đói

Nhiều người không hiểu, tưởng rằng máu huyết và các mô cần thiết cho sinh mạng bị huỷ hoại liền sau khi nhịn ăn và mỗi ngày nhịn ăn thêm là mỗi ngày tàn phá thêm cơ thể, các mô cần thiết cho mạng sống. Sinclair nói: “Quả thật có nhiều người chết đói sau 3 hay 4 ngày nhịn ăn nhưng sự chết đói kia chỉ do trong óc họ: chính sự sợ hãi đã giết chết họ”. Ta nên phân biệt sự tuyệt thực làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhịn ăn hữu ích và giai đoạn đói ăn nguy hại.

Carrington tóm tắt ý nghĩa sự nhịn ăn như sau: “Nhịn ăn là một phương pháp khoa học để đào thải các mô bệnh tật và những chất liệu của ốm đau nên sau đó thế nào cũng có những hậu quả tốt đẹp. Đói ăn thì không còn thức ăn dự trữ cần thiết để cung cấp cho các mô nữa và bây giờ sự tự phân đưa đến những kết quả tai hại. Tất cả bí quyết có thể tóm tắt như sau: Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bữa ăn đầu tiên và kết thúc bằng sự biết đói tự nhiên, trái lại đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói tự nhiên và chung cuộc bằng cái chết... Chỗ mà cái nhịn ăn kết thúc lại là cái đói ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô lành mạnh làm gầy yếu cơ thể, làm suy kiệt sinh lực; nhịn ăn là quá trình tiêu hoá các chất nguy hại, các mô mỡ vô ích, tăng gia khí lực và đem lại cho cơ thể sự điều hoà mà ta gọi là sức khoẻ.

Các nhà sinh lý học cũng kiếm cách quy định thời gian con người có thể sống không cần đến thực phẩm căn cứ trên các loài vật đặc biệt là loài có vú. Qua các cuộc thí nghiệm, người ta thấy rằng thời gian tới khi chết tỉ lệ với căn số bậc 3 của sức nặng cơ thể. Một con chuột nặng 180gr chết sau 5 hoặc 6 ngày không ăn. Thời gian này ở con người sẽ là 15,6 lần dài hơn tức là từ 96,5 đến 109 ngày. Một con chó cân nặng 20kg nhịn đói 60 ngày sau mới chết, so sánh thì thời gian tương đương ở con người sẽ là 89 ngày. Một con thỏ nặng 2kg422 chết sau 26 ngày, tương ứng với thời gian 79 ngày ở con người.

Bác sĩ A. Putter nghiên cứu về phép nhịn ăn kết luận rằng căn cứ theo khoa sinh lý đối chiếu không có một lý do gì con người lại không thể sống từ 90 đến 100 ngày nhịn ăn miễn là họ được duy trì trong những điều kiện thích đáng về nhiệt, nghỉ ngơi, không khí trong sạch, về nước và thoải mái tinh thần.

Sylveter Graham phủ nhận người mập có thể sống lâu trong việc nhịn ăn hơn người gầy. Ông ta bảo rằng: “Nếu quả thực mỡ là để giành cho việc nuôi dưỡng cơ thể trong những thời gian nhịn ăn dài ngày thì nếu một người béo mập và một người gầy cùng chung nhịn ăn một lần trong những điều kiện giống nhau thế nào người mập cũng sống lâu hơn người gầy nhiều; nhưng trên thực tế lại trái hẳn: Người gầy xuống cân rất chậm và sống hơn người mập đến mấy ngày.

Trall và Garrington cũng đồng quan điểm khi bình luận ý kiến trên: “Tôi có thể nói rằng đấy là những điều chính tôi đã kinh nghiệm”.

(Còn tiếp)
Nhịn ăn cần điều kiện thích đáng về nhiệt, nhỉ ngơi, không khí trong sạch, nước và thoải mái tinh thần.... bạn nêu cách thực hiện cụ thể đi. Nếu trong thời gian đi làm, đi học thì có thể thực hiện nhịn ăn được không ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 6 2008, 07:44 AM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu vậy thì thực hiện tiết thực, ăn ít đi vài miếng cuối cùng của bữa ăn, đây là cách nên áp dụng liên tục cả đời. Đức Phật cũng có hạnh này đấy mà vì thế ngài có sức khoẻ hơn người!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 12:41 AM