IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Làm thế nào để sống vui
Diệu Minh
bài Mar 2 2007, 07:44 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG VUI?

Làm thế nào để sống vui là điều mà ai ai cũng quan tâm đến; nhưng định nghĩa sống vui thì không mấy ai biết đến và mỗi người lại quan niệm một cách khác nhau.
Dưới đây là quyển sách “Làm thế nào để sống vui” của tiên sinh Ohsawa, do NXB Tổng Hợp Khánh Hoà in năm1992, đây là quyển sách nguyên tác của tiên sinh, in lần đầu, sau 1975 được nhiều người quan tâm:

Lời nói đầu:

Tôi tin rằng chẳng ai làm được việc gì quan trọng nếu không có dạ dày thật tốt, và nếu không ăn được mọi thứ trên đời thì quả là bất hạnh. Riêng tôi, nhờ hiểu rõ nguyên lý quân bình Âm Dương của phương pháp Thực dưỡng, giờ đây tôi có thể ăn uống bất cứ thứ gì mình thích mà vẫn giữ được sức khoẻ và hạnh phúc.

Trong đời mình, tôi đã gặp quá nhiều người khốn khổ, ngày nào cũng có người đến nhờ tôi xem bệnh....

(còn tiếp)


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:44 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



GEORGE OHSAWA (Sakurazawa Nyoichi)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG VUI
NGÔ THÀNH NHÂN và TÔN THẤT HANH (dịch)
NXB TỔNG HỢP KHÁNH HOÀ


• LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG VUI của GEORGE OHSAWA

Ngô Thành Nhân và Tôn Thất Hanh dịch từ bản tiếng Anh “Macrobiotic Guidebook For Living” của Nhà xuất bản G.O.M.F, California 1985.

Tham khảo thêm bản tiếng Pháp “Le Livre de La Vie Macrobiotique”, của nhà xuất bản J.Vrin, Paris 1970, và bản tiếng Nhật “Thực Dưỡng Nhân Sinh Độc Bản”, nhà xuất bản Maison Ignoramus, Tokyo, 1958.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:46 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



THAY LỜI NGƯỜI DỊCH

Buổi trưa, anh bạn đến trả bản thảo “Làm Thế Nào Để Sống Vui” mà tôi cho mượn cách đó mấy hôm. Chúng tôi cùng ngồi dưới tán cay trong sân vườn Nhà Ohsawa uống trà và nói chuyện đời.

Một chiếc lá vàng rơi, cắm thẳng vào tách nước. Anh bạn lên tiếng: “Mình tiếc những năm tháng học trò và cho đến bây giờ vẫn ân hận. Miệt mài học tập, chúi mũi vào sách vở, để rồi ra trường cũng chẳng thực hiện được những gì đã thu thập bởi sức khoẻ suy sụp đột ngột. Thật ra, một phần do mình ham học, nhưng phần lớn là do bố mẹ mình kềm cặp. Có thể nói mình không biết ngày nghỉ, không biết mùa hè là gì, chỉ có học và học. Tuổi thơ rồi tuổi trẻ mà như ông cụ, chạy nhảy vui đùa gần như là điều cấm kỵ. Tình trạng thiếu vận động, thiếu giải trí, đầu óc căng thẳng suốt nhiều năm đã đốn gục mình với chứng suy nhược thần kinh trầm trọng, may mà mình gặp được phương pháp Thực Dưỡng...”.

Lá trên cao lao xao, một bên gương mặt trắng xanh của bạn ngời lên ánh nắng. Tôi nhớ tới một cô gái hiện giờ ở phương xa đã từng ngồi trên chiếc ghế mà bạn đang ngồi.

Cô khá đẹp, duyên dáng, đã tốt nghiệp đại học, gia đình khá giả và có địa vị trong xã hội. Cô đến gặp tôi, do người quen giới thiệu, để xin lời khuyên, lúc ấy tinh thần cô đang khủng hoảng.

Suốt trong những năm đi học, cô sống như công chúa, muốn gì được nấy và nổi danh “chịu chơi” nhưng “kiêu kỳ”. Cha mẹ cô cưng con đến mức sợ con. Tính cô ngang bướng nhưng dễ dãi trong chuyện chơi bời. Lên đại học, cô có người yêu là một cạu cùng lớp, đẹp trai, rất hiền và hơi đạo mạo; nói đúng hơn, cậu là một tên nô lệ, một “mô-đen” trang sức để cô hãnh diện. Cô rất ham nhảy nhót (khiêu vũ), bất cứ ai mời cô cũng đi và thường là “cái đinh” trong buổi tiệc. Có người khuyên (trừ cậu bạn) thì cô bĩu môi cho rằng thừa sức đối phó với mọi điều. Và trước khi gặp tôi độ hai tháng, cô đã bị một người đàn ông đang tuổi cha chú phá hoại đời con gái sau một cuộc dạ vũ có rượu. Khi bị bắt, người đàn ông cung khai ông ta cũng chẳng muốn hại cô, nhưng bị bạn bè hứa sẽ thưởng một “chầu nhậu thả giàn” và tôn vinh “anh hùng” nếu chiếm đoạt được “cô bé kiêu sa”. Cô đã điên loạn, phải vào bệnh viện tâm thần hơn một tháng mới tạm ổn, nhưng đầu óc luôn luôn lảng vảng ý nghĩ tự tử. Điều đáng may là cậu bạn vẫn tha thiết yêu cô, và vì vậy, mới có cuộc gặp gỡ tại nơi này ngày đó...

Ngoài những góp ý dựa vào kinh nghiệm sống, tôi đã cho cô gái xem “Làm Thế Nào Để Sống Vui” mà Thầy Anh Minh Ngô Thành Nhân và người bạn (ông Tôn Thất Hanh) dịch từ nguyên tác “Macrobiotic Guidebook For Living” của Giáo Sư Ohsawa, tôi nghĩ rằng tập sách này sẽ trả lời rốt ráo những thắc mắc của giới trẻ mọi thời.

Tôi cầm tách trà lên nhắp một ngụm, vị chát thấm vào lưỡi nghe ngòn ngọt. Bỗng anh bạn nói: “Quân bình là đúng nhất!”, tôi bật nói như mơ: “Vâng, mọi điều phải quân bình, không nên có gì thái quá!”.

NGÔ ÁNH TUYẾT


“Muốn sống trong cõi đời này - một cõi đời thật vui nhưng cũng rất nghiêm khắc vì không để ai thoát khỏi sự trừng phạt nếu người ta bơi ngược dòng chảy của sự sống, vi phạm Trật Tự của Vũ Trụ - ta phải hướng về thiên nhiên và không bao giờ được quên điều đó.

Chúng ta là con của thiên nhiên, sống trong lẽ công bình của Trời Đất. Chúng ta phải tin rằng chỉ những ai ăn ở đúng theo Trật Tự của Vũ Trụ (thuận thiên) mới được khoẻ mạnh hạnh phúc, còn sống bất chấp hoặc ngược lại trật tự này (nghịch thiên), đương nhiên phải gánh chịu bệnh hoạn khổ đau...”

GEORGE OHSAWA


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:46 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



LỜI NÓI ĐẦU

Tôi tin rằng chẳng ai làm được việc gì quan trọng nếu không có dạ dày thật tốt, và nếu không ăn mọi thứ trên đời thì quả là bất hạnh. Riêng tôi, nhờ hiểu rõ nguyên lý quân bình Âm Dương của phương pháp Thực Dưỡng, giờ đây tôi có thể ăn uống bất cứ thứ gì tôi thích mà vẫn giữ được sức khoẻ và hạnh phúc.

Trong đời mình, tôi đã gặp quá nhiều người khốn khổ, ngày nào cũng có người đến nhờ tôi xem bệnh. Tôi rất thông cảm với họ, vì chính tôi cũng đã có lần như họ. Những người này sau khi nghe tôi trình bày các kinh nghiệm bản thân, liền noi theo phương pháp dưỡng sinh tôi đã từng theo và chẳng bao lâu họ vượt qua được mọi nỗi khó khăn. Chính kết quả đó càng làm tôi thêm phần tin tưởng hiệu lực của phương pháp Thực Dưỡng.

Trong một buổi diễn thuyết, tôi nhìn một bà ngồi trước mặt để chẩn đoán bệnh tình. Tôi thấy rõ bà hẳn phải xa chông từ lâu, nên nói ra điều đó. Bà giật mình trả lời: “Vâng, tôi sống một mình đã ba mươi năm nay!”. Sở dĩ tôi biết được như vậy là vì tướng mạo của bà cho thấy lâu nay bà ăn uống toàn những thứ gây ra ly cách. Thì ra bà rất ghiền đường, trái cây, gia vị hoá học (như bột ngọt, đường hoá học,..) là những thực phẩm thịnh Âm có khuynh hướng làm cho nới giãn. Vì vậy, bà bị liệt dương lãnh cảm, không thể thụ thai và đâm ra chán ghét đàn ông khiến họ tự nhiên xa lánh. Đời bà là cả một chuỗi ngày buồn thảm!

Xét chung, tướng mạo của ta phản ánh hai điều:

1) Thực phẩm mà mẹ ta đã ăn uống lúc mang thai (ảnh hưởng chủ yếu đến tâm sinh lý bẩm sinh hay khí chất tiên thiên – LND)

2) Thực phẩm mà ta dùng từ lúc sinh ra đến nay (ảnh hưởng hủ yếu đến tâm sinh lý hiện có hay khí chất hậu thiên – LND)

Ông Nanboku Mizuno, nhà tướng học người Nhật có uy tín về tài chẩn đoán quá khứ vị lai, số phận và tâm tính con người, một hôm được hỏi làm thế nào để đạt đến trình độ như ông và nắm được bí quyết của Nhân Tướng Học. Ông trả lời: “Cứ xem xét món ăn thức uống hàng ngày sẽ rõ”. Ông Mizuno từng làm nhân viên xoa bóp cho một tiệm tắm hơi Thổ Nhĩ Kỳ. Qua công việc hàng ngày, ông có dịp tiếp xúc với đủ hạng người và thường gợi chuyện hỏi khách về tình trạng khí chất, hoàn cảnh gia đình cùng nơi sinh trưởng của họ. Sau nhiều năm thực nghiệm theo cách đó, ông nhận thấy giữa tướng mạo cốt cách, số phận và thức ăn có liên hệ mật thiết với nhau.

Cũng như ông Nanboku, nhờ quan sát người ta mà tôi cũng học được nhiều điều. Cứ xem khí chất và tướng mạo là tôi biết ngay họ ăn uống những gì. Đôi khi việc này cũng chẳng hay gì, vì nhìn ai tôi cũng thấy món ăn và thức uống! Có người trông giống trái cây hoặc đường, người khác giống sữa bò, trứng, thịt muối hay thịt xay! Và một khi “thấy được” thực phẩm người ta đã dùng là tôi hình dung ra ngay cuộc sống hiện tại của họ như thế nào về mặt gia đình, bè bạn, tài chính, tư tưởng, phẩm hạnh và tinh thần. Tôi còn thấy đươc họ mang bệnh gì, bệnh ở đâu và phát ra lúc nào. Tôi cũng có thể nói cho một phụ nữ biết thời điểm có kinh cùng tình trạng kinh nguyệt và hai buồng trứng ra sao. Nói tóm lại, tôi thấy được người trước mặt khổ đau hay hạnh phúc.

Có lần tôi gặp một người ngoại quốc đến Nhật để truyền đạo. Nhìn cặp lông mày, tôi dự đoán ông ta sẽ gặp chuyện không hay. Điều rõ ràng là ông không kiêng được món ăn cực xấu mà tôn giáo ông cấm kỵ. Chứng tỏ đó cũng đủ thấy ông là người đạo đức giả. Tuy vậy, vẫn có độ năm mươi người đến nghe ông thuyết giảng và nghe rất say sưa, ngay chính tôi cũng học được nhiều. Dù sao, tôi cứ băn khoăn muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra cho ông trong tương lai.

Sau đó ít lâu, trong một buổi họp mặt với những nhà kinh tế và chính trị có uy tín, tôi nghe có người nhắc đến ông bạn ngoại quốc kia. Hỏi ra mới biết ông ta đã bị chính đoàn thể tôn giáo của ông khai trừ vì tật khoác lác. Như vậy, điều tôi tiên đoán về ông bằng cách dựa vào ăn uống quả chẳng sai chút nào.

Tóm lại, mọi sự trên đời, may hay rủi, sướng hay khổ, thọ hay yếu, khôn hay ngu, đẹp hay xấu, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu thấu điều này, chúng ta thấy con người vốn chẳng tốt chẳng xấu; xấu hay tốt chỉ là kết quả của ăn uống đúng hay sai mà thôi.

Nếu thường xuyên ăn uống nhiều món Âm (như đường, trái cây, rau sống), con người sẽ Âm, đa cảm, thiên về tinh thần, có thể duy tâm, dễ bị suy yếu hoặc bị bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, và hệ sinh dục. Trái lại, con người sẽ Dương nếu ăn nhiều thứ Dương (như thịt, trứng, ăn quá mặn); người Dương tính thường cứng đầu, cố chấp, quả quyết, thiên về vật chất, thực dụng, dễ bị suy yếu hoặc bệnh về tim mạch và rối loạn ruột non, gan, tá tráng...

Trong khi đó, người thường ngày ăn chú yếu cốc loại, rau, củ và đậu nấu chín, ăn rất ít hoặc không ăn thịt là người tương đối quân bình hơn. Người này có trực giác nhạy bén, có óc thẩm mỹ, xử sự ôn hoà, ổn định về tâm sinh lý, ít bị đau yếu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:48 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



KHUÔN MẶT

Nhìn khuôn mặt, bạn có thể biết được bản chất của một người bao gồm tình trạng sức khoẻ, tâm sinh lý, khuynh hướng hoạt động, tâm tính, nghĩa là cuộc đời người đó vui nhiều hay buồn nhiều. Khuôn mặt có nhiều dạng: tròn, vuông, bầu dục, tam giác lẹm, đầy...; nhưng tựu trung, xét theo y lý phương Đông, khuôn mặt càng nhỏ, càng tóp nhất là ở phần trán (dạng tam giác thuận) thì khí chất con người càng Dương; trái lại, khuôn mặt càng to, càng nở nhất là ở phần trán (dạng tam giác nghịch) thì khí chất càng Âm. Trong khi đó, khuôn mặt hình xoan (hình hạt gạo) là quân bình Âm, Dương hơn cả.

Điều cơ bản và quan tọng cần biết khi “vọng chẩn” (chẩn đoán qua khuôn mặt) là phân biệt hình tướng “tiên thiên” (bẩm sinh) được cấu tạo khi còn nằm trong bụng mẹ và hình tướng “hậu thiên” (hiện có) được cấu tạo từ lúc ra đời về sau. Món ăn thức uống bạn thường dùng hàng ngày có thể làm biến đổi hình tướng tiên thiên thành ốm hoặc mập, tươi hoặc héo, đẹp hoặc xấu. Vì vậy, bạn phải chịu trách nhiệm về hình dạng của mình; nói cách khác, chính bạn là người sáng tạo ra hình tướng của bạn. Do đó, dù mọi cái có thể bị biến dạng, méo mó, hư hỏng hoặc yếu kém do thiếu hiểu biết, bạn vẫn có thể sửa đổi, cải thiện tất cả nhờ nắm vững nguyên lý Âm Dương và áp dụng đúng Trật Tự Vũ Trụ (luật thiên nhiên) trong đời sống hàng ngày, nhất là trong dinh dưỡng.

TAI

Hình dáng của tai có liên hệ mật thiết với việc ăn uống của bà mẹ lúc mang thai nên khó sửa đổi, và có khi không sửa đổi được nếu không đủ kiên trì đeo đuổi phương pháp Thực Dưỡng trong nhiều năm. Tai tốt nhất là có trái tai (thuỳ châu) dày và dài thòng xuống, vành tai ép sát vào đầu và phát triển cân đối cả ba vành. Nếu tai vểnh quá cao đó là dấu hiệu thịnh Dương (như ăn nhiều thịt); còn không có trái tai cho thấy khí chất thịnh Âm (như do ăn nhiều đường, trái cây). Theo nhân tướng học cổ truyền phương Đông thì hình dáng tai không thay đổi sau khi sinh; do đó, có thể nhìn tai để đoán định số mệnh. Nhưng qua nghiên cứu có kiểm chứng, tôi nhận tháy những người ăn uống bình quân Âm Dương theo phương pháp Thực Dưỡng có thể cải thiện hình dáng của tai, trái tai có đường chẻ, hơi tách khỏi da đầu và dầy ra.

RĂNG

Hình dáng bộ rằng cũng cho biết nhiều điều hay. Khoa học cho thấy răng đã hình thành từ khi con người còn là bào thai, chúng đã có “mầm” trong nướu của trẻ sơ sinh. Như vậy, món ăn thức uống trong thời kỳ bào thai rất quan trọng. Số phận của đứa trẻ tuỳ thuộc trí tuệ, nhận thức và ý chí cũng như tình yêu của bà mẹ trong chín tháng mười ngày trọng yếu này. Bà mẹ nào biết, hiểu và sống theo trật tự của vũ trụ sẽ trở nên vĩ đại vì có đựơc những đứa con hạnh phúc.

Răng vừa phải và đều là quân bình. Răng lớn và hô là Âm; răng nhỏ và chỉa vào trong là Dương, nếu răng khít chặt nhất là răng nanh nhọn thì đó là dấu hiệu quá Dương, có thể do bà mẹ hoặc chính người có răng như thế đã ăn nhiều thịt trong thời kỳ mang thai và lúc thiếu thời. Bảy tám năm đầu đời là giai đoạn quyết định, các bậc làm cha làm mẹ hãy nghĩ đến điều này nếu thật sự thương con.

MẮT

Người ta thường bảo: “Mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Thật vậy, nhìn vào mắt của ai đó, bạn có thể biết được tâm hồn lẫn sức khoẻ của người ta. Bình thường mà xét, người đàn ông có khuôn mặt nhỏ hơn phụ nữ; trái lại, phụ nữ thường có mắt lớn hơn gọi là mắt bồ câu, mắt trăng rằm hay mắt hình cái chuông. Mắt càng nhỏ, càng ti hí thì càng Dương; và mắt càng lớn, càng lớn thì càng Âm.

Trong hốc mắt có nhãn cầu. Nhãn cầu không nằm yên mà xoay chuyển dần lên trên theo tuổi tác và có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

1) THƯỢNG TAM BẠCH (BA TRẮNG Ở TRÊN): Tròng trắng lọ ra ở hai bên và phía trên tròng đen. Đây là dấu hiệu cho thấy năng lực hoạt động rất sung mãn, như mặt trời mọc, rất Dương tính. Trẻ con thường có mắt này. Người lớn có “thượng tam bạch” là người rất cương cường, khẳng khái, không biết sợ là gì, đôi khi xử sự rất hung bạo.

2) MẮT BÌNH THƯỜNG (QUÂN BÌNH): Tròng trắng chỉ lộ đều hai bên tròng đen. Người có mắt này thường khí chất ổn định hơn người có mắt “tam bạch” (thượng hoặc hạ tam bạch).

3) HẠ TAM BẠCH (BA TRẮNG Ở DƯỚI): Tròng trắng lộ ra ở hai bên và dưới tròng đen. Đây là dạng mắt thường thấy ở người già trên 60 tuổi. Nếu trước tuổi đó mà có mắt “hạ tam bạch”, thì đấy là dấu hiệu cho thấy khí chất suy yếu, bị bệnh về tim mạch, hệ sinh dục, gan, thận, phổi và nhất là hệ thần kinh giao cảm (thực vật) bị rối loạn gây ra tính đa nghi, hay sợ, trí nhớ kém, hay lưỡng lự trong công việc, dễ thất hứa...và thường bị chết bất ngờ. Nếu các bạn xem hình những người bị ám sát hoặc chết thảm như Marylyn Monroe, John F.Kennedy, Ngô Đình Diệm, Hitler thì sẽ thấy mắt của họ bị “hạ tam bạch” nặng.

Ngoài ra, còn có dạng MẮT LỒI thường gọi là “mắt ốc bưu” hoặc “mắt cá ngáo”. Khí chất của người mắt lồi tương tự như người mắt hạ tam bạch, nghĩa là cũng rất Âm tính.

Tôi nhận thấy, qua kinh nghiệm thực tế, những người mắt hạ tam bạch sau một thời gian điều trị theo phương pháp Thực Dưỡng đều có được mắt bình thường, nghĩa là nhãn cầu xoay xuống cân phân (muốn rõ hơn, các bạn xem sách “You are all Sampaku” của George Ohsawa, Citadel Press, N.J. 1980)

Mọi hình tướng nói trên đều được quan sát trong trạng thái hiện tại. Chúng cho thấy tình trạng ăn uống và sinh hoạt trong quá khứ. Tương lai là kết quả tất yếu của những gì đã và đang xảy ra. Do đó, hiện tại đóng vai trò sáng tạo, nếu chúng ta biết được mình phải làm gì, cần bồi dưỡng và sửa đổi ra sao? Nếu chịu khó tìm hiểu những bí mật sinh lý, sinh học và sinh thái của mình, người ta có thể cải đổi được số phận và cả “định nghiệp” (karma) bản thân. Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều biến chuyển từng giây, từng phút. Không có gì chết cứng hoặc cố định; và có vậy, cuộc đời mới thú vị!

Tình trạng của các cơ quan trong phần thân đều phản ánh (lộ ra) trên đầu mặt. Mọi biến đổi về màu sắc, đường nét, hình dạng, tàn nhang, nốt ruồi ở mặt đều cho thấy trong phần thân đang có chuyển biến.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:54 AM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



I. TÌNH YÊU.

Có thể nói thức ăn và những hiện tượng của sự sống có liên hệ mật thiết với nhau; nơi nào không có thức ăn thì nơi đó không có hiện tượng sống. Nói cụ thể hơn thì mọi hiện tượng biểu lộ sự sống, chẳng hạn như tình trạng phát triển mạnh hoặc yếu, lớn hoặc nhỏ, nhanh hoặc chậm, trí óc khôn hoặc ngu, ý tưởng sâu hoặc cạn, xử sự hay hoặc dở, sinh hoạt hướng về tinh thần hay vật chất, thích dùng mưu hay dùng sức, ích kỷ hay vị tha trong đời sống cá nhân và xã hội, cho đến cảnh thăng trầm, thịnh suy của giống nòi hay quốc gia, tất thảy đều chịu ảnh hưởng của thức ăn, nghĩa là được xác định và bị chi phối bởi những gì chúng ta ăn và uống. Tình yêu và hôn nhân – viên gạch nền móng của đời sống xã hội – cũng không ra ngoài quy luật ấy.

Có lẽ ai cũng biết trong các động lực thúc đẩy sự tồn sinh, thì thèm ân ái (tình dục) và thèm ăn uống (đói khát) là mạnh nhất. Và mặc dù có nhiều lời bàn cãi xem trong hai động lực ấy, cái nào là chính yếu, thì ngay những người đã có thể kềm chế đòi hỏi của dục tình cũng phải thú nhận nhu cầu ăn uống luôn đeo bám họ. Như vậy, thèm ăn uống hay đói khát là động cơ mãnh liệt nhất ở con người. Nếu không ăn trong thời gian nào đó, chúng ta sẽ chết. Còn sống ngày nào, chúng ta vẫn còn bị cái đói cái khát ám ảnh dằng dai. Ai muốn biết sức mạnh đầy đủ của đói khát, chỉ cần nhịn ăn uống vài ngày sẽ rõ.

Tôi không có ý xem thường sức mạnh của tình dục mà lịch sử đã cho thấy là vô cùng dữ dội. TÌnh dục đã khiến biết bao anh hùng phải nát tan sự nghiệp, và làm cho nhiều vua chúa phải mất cả cơ đồ. Bởi vậy có câu: “Đằng sau mọi tội lỗi đều có bóng đàn bà”.

Tuy nhiên, xét ở mức độ thông thường nhât, chúng ta sở dĩ sống được là nhờ thèm ăn thèm uống. Do đó, nếu có lòng tri ân sự sống, thì nên tỏ lòng biết ơn sự đói, vì đó là động lực thúc đẩy sống còn. Người có khẩu vị lành mạnh là người ăn gì cũng thấy ngon dù với bữa ăn hết sức đạm bạc nghèo nàn. Thiên nhiên đã ban cho ta một món quà quý báu, đó là sự biết đói khát. Ai dám cho rằng sự sống không cần đến nó?

Tôi tin rằng bất cứ chủ nghĩa, học thuyết hay tôn giáo nào tự xưng là chính đạo hay con đường đưa con người đến chỗ hoàn thiện cũng đều phải bày dạy một phương pháp thực tiễn nhằm thoả mãn đúng đắn hai mục tiêu:

1. Sự đói khát – không có đói khát, đời sống cá nhân sẽ chấm dứt.

2. Tình dục - nền móng của tất cả đời sống xã hội, từ chủng tộc, quốc gia cho đến toàn nhân loại.

Nói rộng hơn thì đó là phương pháp dưỡng sinh phù hợp tự nhiên, theo đúng trật tự của vũ trụ.

Trong số những ham muốn của con người, sự thèm ăn xuất hiện rất sớm, ngay ngày đầu tiên chào đời. Nghe một đứa bé khóc đòi sữa mẹ và nhìn nó rúc đầu bú vú, thế là ta đang chứng kiến năng lực huyền diệu của ý chí sống còn.

Lúc 7-8 tuổi, đứa trẻ tỏ ra thèm trí thức, nghĩa là có nhu cầu hiểu biết. Đồng thời, nó cũng bắt đâu tìm hiểu về đối tượng khác phái. Khoảng 14 tuổi, con gái bắt đầu có kinh nguyệt, trong khi con trai phải đến 16 tuổi mới bộc lộ đầy đủ dáng dấp và tính chất của một người đàn ông. Cơ thẻ giới nữ phát triển hoàn toàn vào tuổi 21 để sẵn sàng làm mẹ. Còn nam giới hội đủ điều kiện sinh lý để chung sống lứa đôi với người khác phái và trở thành ông cha vào năm 24 tuổi. Đây là những độ tuổi yêu đương khó ai tránh khỏi. Mặc dù thời điểm chính xác có thể hơi khác tuỳ theo chủng tộc hay quốc gia, nhưng tiêu chuẩn chung là thế.

Có điều chắc chắn, nếu con gái đến tuổi 21 và con trai đến tuổi 24 mà không “thèm muốn” người khác phái, thì đó không những là trái tự nhiên, mà còn là dấu hiệu yếu đau trầm trọng. Tất cả là do ăn uống không hoà theo trật tự của vũ trụ, nhất là trong bảy năm đầu đời của người con gái hoặc tám năm đầu đời của người con trai. Những người ăn uống đúng quân bình Âm Dương theo phương pháp Thực Dưỡng sẽ không gặp trở ngại này: họ hấp dẫn nhau mạnh mẽ và tận hưởng lạc thú của tình yêu.

Cần lưu ý là những biến đổi tâm sinh lý xảy ra theo từng chu kỳ bảy năm đối với giới nữ (7, 14, 21...) và tám năm đối với giới nam (8, 16, 24...). Nói theo sinh vật học thì các tế bào của cơ thể con người cứ bảy năm là biến đổi hoàn toàn. Con gái lúc mới sinh vốn Dương hơn con trai, nên bị thức ăn Âm (đường, trái cây, gia vị chua, cay...) thu hút và biến đổi nhanh phù hợp với quy luật sinh vật học này. Trái lại, vốn Âm hơn con gái lúc mới sinh, nên con trai bị thức ăn Dương (thịt, trứng, gia vị mặn, chát, khô...) lôi cuốn, do đó, biến đổi chậm hơn nữ giới, nghĩa là phải mất đến tám năm. Như vậy, xét theo mức độ tiến hoá sinh vật, nữ phát triển vượt hơn nam giới.

Thí dụ, giới nữ trưởng thành vào tuổi 28 (7x4) và bắt đầu bước vào thời kỳ tính dục phát triển mạnh. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe người ta bảo đây là những năm nguy hiểm và rắc rối của cuộc đời. Đến 35 tuổi (7x5), lòng người nữ lắng xuống để tỏa những đức tính tinh thần. Đến 42 tuổi (7x6), đời sống tinh thần của giới nữ càng sâu, để rồi đến 49 tuổi (7x7), kinh nguyệt và đời sống tình dục chấm dứt, người đàn bà càng ngày càng trở nên yên hoà, trầm lặng.

Trong khi đó nam giới thật sự trưởng thành lúc 32 tuổi (8x4). Đến 40 tuổi (8x5), đời sống tinh thần của họ bắt đầu rõ nét và đén 48 tuổi thì khá sâu sắc để đủ trở thành một nhà tư tưởng thâm trầm, chín chắn. Người đàn ông bắt đầu gặt hái thành quả của đời mình vào tuổi 56 (8x7), và đến tuổi 64 (8x8), đời sống tình dục lắng yên để bước hẳn vào đời sống thanh thản của tinh thần.

Đối với cả hai giới, cứ đến 6 lần chu kỳ bảy năm ở người nữ và tám năm ở người nam, thì xuất hiện lằn mức phân chia đời sống sinh lý và đời sống tinh thần. Từ lúc này trở đi, càng ngày con người càng xa rời xác thịt vật chất để tiến mãi theo hướng tinh thần và có thể đạt đến một trạng thái tâm linh an định vĩnh cửu, nghĩa là giác ngộ, giải thoát, hay vào cõi cực lạc thiên đang. Tuy nhiên, có những người sống ra ngoài trật tự thiên nhiên, nên không vào được cõi ngộ này, nhất là những người suốt đời miệt mài mê mãi trong ăn chơi trác táng thì khốn khổ vô cùng!

Một trong những quy luật cơ bản của tự nhiên là Âm và Dương thu hút nhau rất mạnh mẽ. Riêng trường hợp quan hệ nam (Dương) nữ (Âm), lực thu hút phải đủ mạnh mới có thể gắn bó họ trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc và lâu bền.

Xét chung, lên khoảng bảy tuổi thì nữ tính ở con gái và nam tính ở con trai bắt đầu rõ nét; từ đó trở đi, nếu được nuôi dưỡng chu đáo, người con gái càng ngày càng thêm nữ tính (càng Âm) và người con trai càng thêm nam tính (càng Dương). Theo phong tục của nhiều dân tộc, đặc biệt ở Á Đông, các cô các cậu từ lứa tuổi đó phải sống riêng biệt cách nhau. Không bao giờ chúng được phép ngồi học chung một lớp hoặc chơi chúng một sân, như thế mãi cho đến khi kết hôn. Vì ít có cơ hội tiếp xúc gần nhau, nên tránh được tình trạng quen thuộc làm phai mờ các đặc tính phân biệt hai giới. Nhờ đó, Âm càng thêm Âm, Dương càng thêm Dương khiến sức thu hút lẫn nhau có dịp nẩy nở tối đa.

Nếu đói khát làm tăng khẩu vị để sống còn, thì tình dục đem lại khoái cảm sinh lý để lưu tủyền nòi giống. Đói thì ăn mới ngon, khát thì uống mới đã; và để có tình yêu gắn bó, cần phải thiếu tình yêu.

(Dĩ nhiên trừ trường hợp anh chị em cùng một gia đình, vì sống chung trong một nhà nên không tránh được sự gần gũi quen thuộc; do đó, nếu chúng thu hút nhau vì giới tính, nghĩa là “yêu đương” nhau, thì đó chỉ là trường hợp bất thường hay bệnh hoạn).

Cũng quan trọng là không cho bé trai bám váy mẹ, luôn luôn để nó gần gũi cha. Việc này không những có mục đích tăng cường nam tính, mà còn giúp trẻ cắt đứt mối giây liên hệ với mẹ để bắt đầu hướng ra thế giới rộng lớn hơn.

Sau thời gian khoảng 15 năm (từ 9 đến 24 tuổi ở nam giới, và 8 đến 21 tuổi ở nữ giới) được nuôi dưỡng theo cách đó, năng lực Âm của nữ và năng lực Dương của nam phát triển hoàn toàn, nhất là những người theo phương pháp Thực Dưỡng.

Dương là biểu hiện của lực hướng tâm (ôm vào) và Âm tượng trưng cho lực ly tâm (mở ra). Vì vậy, trong tình yêu, giống đực (Dương bên ngoài) là kẻ xung kích, còn giống cái (Âm bên trong) thì là thụ động, đón nhận. Đây là một hiện tượng tự nhiên. Mà thật vậy, toàn bộ ý niệm về tình yêu là rất tự nhiên cũng giống như thèm ăn thèm uống. Xem tình yêu là thiêng liêng hoặc tội lỗi đều là sai cả.

Cách cư xử của đàn ông và đàn bà đối với mọi sự mọi vật hoàn toàn ngược nhau, cũng như Dương và Âm hoàn toàn đối lập. Từ 32 tuổi (8x4), giới đàn ông trở nên thực dụng, họ quan tâm đến những vấn đề vật chất cụ thể như công việc làm ăn, nghề nghiệp, địa vị trong xã hội. Trái lại, giới phụ nữ ở tuổi 28 (7x4) thường vướng vào những ý tưởng trừu tượng, lãng mạn và sống trong khói sương mơ mộng.

Trong tình yêu, người đàn ông như con chó săn say mồi rượt theo con thỏ bất kể núi non, lũng sâu hay sông suối. Con chó chỉ thấy con mồi mà chẳng để ý gì đến chung quanh. Nó cảm thấy sướng vui khi săn đuổi nên không ngại khó khăn. Trái lại, người đàn bà là con thỏ hết sức mình tìm đường lẫn trốn.

Nếu con thỏ không chạy trốn mà lại đi theo hoặc quay đầu rượt săn con chó, thì đó là một sự kiện chẳng phải tự nhiên: người đàn bà đã trở nên bệnh hoạn hoặc hung dữ...một con chó sói đội lốt con thỏ! Nếu kết hôn, thứ thỏ như thế sẽ giết hại chồng vì làm đời người này thành ra khốn khổ hoặc bỏ theo một con chó khác mất tăm. Ai hiểu được điều này sẽ đạt được thành công trong tình yêu.

“Tình yêu là mù quáng”, biết bao nhà văn nhà thơ, và cả những triết gia đã kêu lên như thế. Khi tình yêu xuất hiện, đời bỗng trở nên phức tạp. Tình yêu đã bừng cháy trong lòng thì mọi thứ đều chịu ảnh hưởng, cuộc sống sẽ thêm ý nghĩa, thêm sắc màu, và sinh ra nghệ thuật. Thiếu tình yêu, cuộc đời xem ra vô vị. Có biết bao tác phẩm trong văn chương mỗi nước đã diễn tả nhiều tình tiết của vở kịch dài bất tận lâm ly da diết này. Nhiều khi mãnh lực của tính yêu áp đảo cả lý trí khiến ta mê mẫn chẳng còn hiểu nổi tình yêu có ý nghĩa gì trong đời sống.

Điều hết sức quan trọng là một cảm xúc quá ư mãnh liệt như thế cần phải được hướng dẫn đúng đắn. Nếu không, cuộc đời sẽ trở nên thảm kịch. Muốn có hướng tốt, chẳng có gì dễ bằng thực hành phương pháp Thực Dưỡng, mà cơ bản là ăn uống phù hợp với trật tự thiên nhiên.

Khá thú vị và hơi khôi hài là khi về già tự nhiên cảm xúc ấy lắng êm như viên sỏi chìm xuống đáy hồ, khiến ta không tin nổi ngày xưa đã có lần mình không cưỡng được.

Nói tóm lại, người nào lúc nhỏ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (có đường) lớn lên sẽ bị liệt dương lãnh cảm, còn nếu ăn nhiều thịt sẽ trở nên độc ác và hung bạo trong quan hệ ân ái. Tuy nhiên, khốn khổ nhất là người ăn uống hỗn loạn vừa quá Âm vừa quá Dương (đường, thịt, sữa, cà phê, rượu, nhất là những thực phẩm tinh chế và xử lý hoá học) thường suốt đời không hưởng được lạc thú của tình yêu.

Hãy nghiên cứu văn hoá của bất cứ nước nào trên thế giới, trong nghệ thuật, kịch tuồng, điện ảnh, văn học, thơ ca, triết học, lịch sử, tiểu sử các nhân vật, và ghi nhớ những tập tục hay thói quen ăn uống (của từng dân tộc hoặc của tác giả và những nhân vật). Các bạn sẽ thấy ngay sự tương quan chặt chẽ giữa ăn uống với tình yêu, và từ đó, hiểu được tại sao những người ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng có thể làm chủ được dục tính.

Đấy chẳng qua là một ứng dụng thực tiễn triết thuyết Âm Dương hay Vô Song Nguyên Lý của phương pháp Thực Dưỡng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:58 AM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



II. HÔN NHÂN

Người đời thường bào: “Hôn nhân là nấm mồ chôn lấp tình yêu”. Điều này có lẽ đúng, vì chính tôi cũng thấy ít có cặp nam nữ nào lấy nhau vì tình mà được hạnh phúc sau khi kết hôn. Như tôi đã nói ở trước, tình yêu thường mù quáng vì là biểu hiện của bản năng tự nhiên, nên cho rằng hôn nhân, kết quả của tình yêu, thường chấm dứt trong đắng cay, sầu khổ cũng không phải là vô lý...

Ngay cả hôn nhân mai mối do cha mẹ hoặc người bảo hộ sắp đặt cũng có thể dẫn đến kết quả tương tự nếu đôi bên thiếu hiểu biết lẫn nhau hoặc chỉ để thoả mãn thói háo danh, háo lợi. Vả lại, những cuộc hôn nhân kiểu này cũng có thể vỡ tan vì người trong cuộc không được hài lòng và tỏ ra vô trách nhiệm.

Điều mà người ta cố sức tìm kiếm trong đời là hạnh phúc, nhưng phần đông lại quên rằng đời sống vợ chống - mạch nguồn phát triển gia đình – có thể là một tổ hợp dựng xây hạnh phúc, nếu cả hai thật lòng mong cầu điều đó.

Hàng ngày, đến đâu tôi cũng thấy có những gia đinh lẽ ra là nơi tạo ra hạnh phúc thì lại là chỗ tranh chấp hoặc là vực thẳm buồn đau. Vậy lý do nào mà đời sống vợ chồng khốn khổ? Và giải quyết ra sao để gia đình trở thành tổ ấm, trong đó cả chồng lẫn vợ là những tổ viên đồng tâm hợp tác?

Điều kiện tiên quyết để có một “tổ ấm” đó là sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần. Muốn làm được yêu cầu này, cần phải có phương pháp; và phương pháp thực tiễn nhất, dễ dàng nhất là Thực Dưỡng. Theo hiểu biết và kinh nghiệm thô thiển của tôi thì:

1. Vật liệu cơ bản của tổ hợp hôn nhân là thức ăn, và

2. Lý thuyết cần có để biết sử dụng vật liệu này một cách đúng đắn trật tự là Vô Song Nguyên Lý.

Vô Song Nguyên Lý hay Nguyên Lý Thống Nhất Trật Tự Vũ Trụ (the Unique Principle of the Order of the Universe) là luật cơ bản của thiên nhiên mà người xưa gọi là Đạo, là Chân lý, Dịch lý, là Lời Thượng Đế hay Nguyên Lý Sáng Thế (nguyên lý sáng tạo thế giới, vạn vật và con người). Nguyên lý này từng là ( và ngày nay vẫn có thể dùng làm) nền tảng không những cho văn hoá và tôn giáo, cho nghệ thuật, giáo dục, chính trị, luật pháp, kinh tế, mà cho cả các ngành khoa học, y tế, vật lý, hoá học, kiến trúc, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại...

Căn cứ vào Vô Song Nguyên Lý, tôi nhận thấy muốn có một đời sống hôn nhân hạnh phúc, cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:58 AM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



A. VỀ THỂ CHẤT

a. Nam giới:

Đối với nam giới, tuổi thích hợp để lấy vợ là khoảng 24 đến 28. Thể chất của người đàn ông phải khoẻ mạnh theo quan điểm dưỡng sinh hoặc ít ra, cũng hiểu được và cố gắng thực hành phương pháp dưỡng sinh đúng trật tự của vũ trụ mà tôi gọi cho dễ hiểu là PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG MACROBIOTICS. Nếu người phụ nữ muốn có một ông chồng tốt thì trước hết nên tìm hiểu nhân cách của đối tượng bằng cách dò xem thái độ hay phản ứng của người này đối với phương pháp Thực Dưỡng ra sao.

Tuy nhiên, lúc đầu gặp gỡ, các cô có thể dựa vào nhân tướng học để nhận xét người đàn ông. Trước hết và dễ nhất là xem tai. Đôi tai không những là thước đo sức khoẻ hiện tại, mà còn cho thấy số phận và đường hướng cuộc đời. Những người được nuôi dưỡng theo phương pháp Thực Dưỡng từ lúc còn trong bụng mẹ đều có đôi tai lớn, ép sát vào đầu, trái tai mềm mại. Nếu trái tai dài thong xuống, người này có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba hoặc phú quý và sống hạnh phúc cho đến mãn đời, nếu tiếp tục ăn ở đúng đắn, phải đạo. Người có trái tai quá nhỏ hoặc không có, mà tai lại vểnh ra, nhọn ở đầu trên thường chịu cảnh khổ cực về thể xác lẫn tinh thần. Qui luật này áp dụng chung cho người phương Tây lẫn phương Đông và châu Phi. Tầm quan trọng của đôi tai được nhìn nhận khắp thế giới, biểu hiện qua tập quán đeo bông tai với chủ đích kéo dài trái tai xuống dưới. Nhìn các tượng Phật, hình các giáo chủ hoặc các bậc thánh hiền, đủ biết người xưa rất tôn sung những ai có đôi tai đẹp.

Ngoài đôi tai, các cô cũng có thể xem xét những nơi khác trên gương mặt: mắt, mũi, môi, răng...(xem Lời Nói Đầu)

b. Nữ giới.

Tuổi thích hợp cho nữ giới lấy chồng là khoảng 18 đến 22, mặc dù có người sau độ tuổi này hoặc sau 30 tuổi mới lập gia đình là lại vợ tốt. Đối với giới nữ, đôi tai cũng có tầm quan trọng như ở giới nam. Thêm vào đó, tóc khô cứng, đỏ hoe hoặc quăn, chẻ đều không tốt, vì đó là dấu hiệu của bệnh hoạn khốn khổ, hệ thống sinh dục, nhất là hai buồng trứng, bị rối loạn, có thể mất khả năng sinh sản, và hệ thần kinh cũng bị suy yếu. Ngoài ra, cũng cần xét đến mũi, mắt, môi, răng. Nếu người phụ nữ có hàm răng lởm chởm không đều hoặc bị sâu siết, chứng tỏ cơ quan nội tạng yếu kém. Lấy nàng làm vợ có thể rắc rối cuộc đời. Hơn nữa, người phụ nữ là nguồn nuôi dưỡng ngay trong bụng nàng, do đó, khả năng nhai nghiền thức ăn - vốn là điều kiện quan trọng đối với mọi người – thì với nàng lại là yêu cầu bức thiết. Rồi sau khi sinh, người phụ nữ còn phải cho con bú mớm và chăm sóc trực tiếp trong những năm đầu đời, nên cần khoẻ mạnh hơn đàn ông.

Tuy nhiên, các cô các bà đừng lo tuyệt vọng khi thấy mình có những khuyết điểm nói trên, vì mọi chuyện đều có thể cải đổi bằng phương pháp Thực Dưỡng, đặc biệt là điều chỉnh ăn uống theo nguyên tắc quân bình Âm Dương. Ngược lại, những ai tốt tướng cũng không nên ỷ lại mà ăn ở buông thả, e có ngày phải lâm cảnh khổ đau.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 11 2007, 08:59 AM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



B. VỀ TINH THẦN.

a. Nam giới:

Đức tính quan trọng nhất của nam giới là lòng dũng cảm. Thêm vào đó là mạnh mẽ, quả quyết, năng nổ, thích ứng mọi hoàn cảnh, có trách nhiệm, đúng đắn, đáng tin và cao thượng. Người đàn ông có những đức tính này thường dậy sớm với đầu óc tỉnh táo sang mãn. Người như vậy không hảo ngọt, cũng không nhậu nhẹt sa đà. Đã là nam nhi thì cơ thể phải dẻo dai bền bỉ, đi đứng vững chải, nếu mang giày dép thì đế phải mòn đều, nếu chỉ mòn lẹm gót hay mũi hoặc hai ben là chưa đủ tiêu chuẩn.

b. Nữ giới:

Ở phụ nữ, những đức tính quan trọng nhất là biết quên mình, khoan dung, dịu dàng, khiêm tốn, kiên nhẫn, thanh lịch, tin yêu, tóm lại là đầy nữ tính. Một nhà thơ người Pháp lên tiếng:

“Đừng bao giờ đánh đàn bà,
Dù bằng hoa thắm nõn nà mềm tươi”

Khổ thay! hàng phụ nữ đáng được nâng niu nhu vậy ngày nay quá hiếm! Bởi vậy, người ta lại bảo: “Phải đánh đàn bà, kể cả nện bằng đá nếu cần”. Thật ra, nếu gặp hạng phụ nữ có tính nết đáng đánh thì đừng nên rờ tới, vì có đánh cũng không đổi được gì.

Tuy nhiên, tôi không có ý bảo người phụ nữ phải ngoan ngoãn phục tùng, mà chỉ khuyên đừng nên bướng bỉnh, mới có chút kinh nghiệm thô thiển đã cho mình hiểu biết nhất đời. Dĩ nhiên, những người phụ nữ như thế vẫn chấp nhận được nếu họ biết lo tu thân sửa tính. Cải đổi được một phụ nữ bướng bỉnh thành cô gái đằm thắm dịu hiền thì đời sống lứa đôi sẽ vô cùng thú vị.

Điều quan yếu với cả hai giới là xem xét phẩm hạnh của người bạn đời tương lai cũng như của cha mẹ người này, đồng thời tìm hiểu tư tưởng, nhân sinh quan và cuộc sống của họ. Phẩm hạnh tốt không phải hiểu cách lịch thiệp bề ngoài, tiêm nhiễm thói đời hoặc học đòi người khác, mà là bản thân tiềm tàng bên trong biểu hiện qua từng hành vi, cử chỉ. Dù sao, tính tình và tư tưởng của mỗi người mỗi khác, do đó, có thể chấp nhận tất cả miễn là người ta không quá hung bạo, ty tiện hoặc thô lỗ. Kể có nhiều yếu tố để nhận xét một gia đình, nhưng cần lưu ý nhất là gia giáo và truyền thống. Thà chọn một gia đình sống nghèo mà khiêm tốn, có tâm hồn cao đẹp hơn là đến với những người giàu có nhưng sống thiếu nề nếp, không có lý tưởng. Ngay cả trong kiểu hôn nhân sắp đặt, cũng chẳng hề gì nếu dựa vào những điều kiện đó.

Nếu so sánh cuộc sống lứa đôi như một chuyến hành trình trên biển đời mênh mông bát ngát, thì đàn ông là người lái tàu hay viên thuyền trưởng luôn luôn phải đương đầu với sóng gió. Trong khi đàn bà là người đốt lò hay viên kỹ sư coi máy mà công việc đòi hỏi phải có lòng kiên nhẫn, dịu dàng, mực thước, và tin yêu.

Thật ra, dù đã chọn lựa cẩn thận, nhiều khi cuộc sống lứa đôi vẫn rơi vào hoàn cảnh u sầu vì trí phán đoán yếu kém. Người ta thường quá chú trọng hình thức bề ngoài như vật chất, kinh tế, địa vị, sắc đẹp, hoặc tuổi tác hơn là những yếu tố nêu trên. Mà dù có chọn được người đầy đủ về mọi phương diện đi nữa, cũng có thể xảy ra rạn nứt, bất hoà sau khi đám cưới, nếu quên giữ nề nếp ăn ở. Bởi vậy, có người ví hôn nhân như bắt thăm xổ số, trong vạn người may ra mới có được một người hưởng được hạnh phúc lứa đôi. Tuy nhiên, hôn nhân khác với xổ số ở chỗ có thể sửa đổi kết quả sau khi bắt thăm. “Tổ uyên ương” lớn hay nhỏ, lâu bền hay chóng tan là do mức độ hợp tác của hai vợ chồng. Nhà hiền triết Hy Lạp Epictectus có nói: “Mọi người đều được hạnh phúc; nếu không đó là lỗi tại họ”. Nếu hai vợ chồng không đồng tâm hiệp lực, “mái ấm” sẽ trở thành “nhà mồ lạnh lẽo”. Niềm vui chỉ đến với ai chịu được khổ đau, và hạnh phúc chỉ dành cho người có nhiều cố gắng.

Muốn dựng xây bất cứ cơ cấu tổ chức nào, cũng cần có dụng cụ, phương tiện như máy móc, đèn đóm và quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu. Trong trường hợp “tổ hợp hôn nhân”, phương tiện là sức khoẻ và nguyên liệu là món ăn thức uống hàng ngày. Để có phương tiện tốt, nghĩa là có sức khoẻ, theo kinh nghiệm của tôi cũng như của nhiều người khác, thì nên chọn lựa nguyên liệu – món ăn thức uống – theo nguyên tắc quân bình Âm Dương của phương pháp Thực Dưỡng. Ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng không những giúp cho tâm sinh lý được khoẻ mạnh mà còn tiết kiệm kinh tế và công sức. Nhờ đó, mái gia đình được rạng rỡ, đẹp vui, mọi công việc chạy đều. Bởi vậy, dù đã chọn người ưng ý để lấy làm vợ làm chồng; nếu không biết cách dưỡng sinh thì rồi ra cũng sa vào khốn khổ. Trái lại, nếu lỡ lấy người không đúng ý, nhưng áp dụng phương pháp Thực Dưỡng sẽ sửa đổi mọi chuyện để cuộc sống lứa đôi trở nên tốt đẹp.

Theo đúng tự nhiên, đàn ông hướng dẫn đàn bà bằng tinh thần và lý trí, còn đàn bà điều khiển đàn ông bằng sinh lý và tình cảm, đặc biệt là qua nghệ thuật nấu ăn bồi bổ sức khoẻ và quân bình tâm trí người chồng. Đàn ông phải cố yêu, trong khi đàn bà phải cố được yêu; nam là người xung kích, còn nữ thì luôn luôn thụ động.

Làm cho người ta yêu, mới nghĩ qua tưởng dễ, mà thật ra rất khó. Có nhiều phụ nữ cứ yên trí rằng đàn ông bắt buộc phải yêu thương đàn bà, mà họ là đàn bà nên có quyền được yêu. Họ không tự xét mình có đáng yêu không, hoặc ít ra đã cố gắng làm cho người ta yêu được hay chưa. Thái độ đó quả là sai lầm, bởi quyền được yêu chỉ có với một điều kiện mình phải tỏ ra là người đáng yêu. Tình yêu chỉ đến với ai cố gắng làm cho người ta yêu mến, và thật bất hạnh cho những người không muốn chịu khó! Người phụ nữ biết cố gắng ăn ở cho người ta thương chắc chắn sẽ được hạnh phúc dù gặp phải ông chồng xấu xa, vì chính sự cố gắng đó cũng đã đem lại hạnh phúc cho mình.

Đời sống của ta xem chừng ngắn ngủi, thực ra thì rất lâu dài. Nếu sau khi kết hôn được một năm, hoặc năm năm mà thấy mệt mỏi chán nản trong việc dựng xây hạnh phúc lứa đôi thì bạn chưa phải là người Thực Dưỡng.

Ai cũng công nhận độ lượng khoan dung là tính tốt. Nhưng vì côn người thường tục không đủ sức bao dung quảng đại như Thượng Đế, nên chúng ta khó lòng đưa luôn má bên kia cho người ta tát khi má bên kia bị đánh và yêu thương những gì mình ghét. Trong đời sống hàng ngày dễ có mấy ai đạt được trình độ hiểu biết cao cả như thế!

Nhưng, phương pháp Thực Dưỡng có thể giúp được việc này. Nó cho thấy tính nết hoặc hành vi xấu chỉ là hiện tượng bên ngoài; nếu chỉ dựa vào đó để nhận xét con người thì chưa thấy hết chân tướng của họ. Tâm tính xấu xa đáng ghét chẳng phải là cố tật nguyên uỷ của con người, mà là kết quả của cách ăn ở sai lầm. Hiểu được như thế, và nhờ vào phương pháp Thực Dưỡng, chúng ta có thể biến cải hận thù thành yêu thương, ganh ghét thành cảm mến.

Như vậy, muốn sống hạnh phúc, người phụ nữ phải cố gắng làm cho mình đáng yêu, và người đàn ông phải hết lòng yêu thương trìu mến. Để thực hiện được điều này - được yêu và yêu được, thì phải ăn ở phù hợp Trật Tự Vũ Trụ, quy luật của thiên nhiên mà dễ dàng nhất, hiệu quả nhất là sống theo phương pháp Thực Dưỡng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 13 2007, 06:46 PM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



III. GIA ĐÌNH

Ngày xưa, người ta rất coi trọng gia đình, bởi đó là tế bào của cơ thể quốc gia, là viên gạch xây thành xã hội, nhiều việc trong đó đời sống tuỳ thuộc vào tình trạng gia đình. Gia đình không lành mạnh thì xã hội suy yếu, gia đình không hạnh phúc thì xứ sở khốn khổ; và gia đình tan rã thì quốc gia cũng tiêu vong.

Để tạo được một gia đình an lạc rất khó, vì ngoài những yếu tố vật chất cụ thể, còn cần phải lưu tâm đến khía cạnh tinh thần trừu tượng. Công việc này đòi hỏi nghị lực bền vững và rất nhiều cố gắng.

Bước đầu tiên của con người trên đường trở nên thành viên của tổ chức xã hội là sáng tạo ra một đơn vị gia đình. Mà đã gọi là sáng tạo thì đó không phải là một công việc nhàn nhã mà đầy trăn trở. Có thể nói đây là một nghệ thuật thống nhất vật tâm, phối màu sáng tối, hoà âm trầm bổng; một sáng tạo không ngừng, biến hoá thường xuyên và phát triển liên tục. Bởi vậy, tôi vô cùng cảm phục những người dám đảm đương công việc này, nhất là những người đã thành công trong việc làm cho gia đình được khoẻ mạnh hạnh phúc.

Một gia đình tươi vui, ấm cúng là nơi nghỉ ngơi bồi sức dưỡng tâm, và đó là gốc rễ của sự sống, là cội nguồn sinh lực, là căn bản của cuộc đời. Nếu gia đình u buồn, lạnh lẽo, thì cuộc đời trở nên khốn khổ; người ta sẽ bỏ nhà tìm đến những nơi vui chơi thoả thích, được ân cần chiều chuộng, hoặc lê lếch lần theo những khoái lạc xác thân như thú tách bầy mê mãi kiếm ăn trong chốn đồng hoang, để rồi sa chân xuống vực sâu tăm tối. Có biết bao đàn ông, kể cả bậc anh hùng quyền uy lừng lẫy phải lâm vào cảnh ấy!

Thật ra, như tôi đã nói, xây dựng tổ ấm không phải là việc nhẹ nhàng hoặc chỉ nhờ thuận tiện, mà cần rất nhiều công khó. Đó là một bức tranh tinh thần đắp nổi bằng vữa hồ thành thật trộn với mồ hôi, có khi pha thêm nước mắt.

William Pitt, một chính khách nổi tiếng người Anh có lần tâm sự: “Tôi có được thành công như hôm nay là nhờ công lao của vợ tôi. Bà đã tạo cho cảnh nhà được vui tươi đầm ấm để tôi có thể nghỉ ngơi và tìm nguồn sinh lực cho hoạt động”.

Thật vậy, dù ông chồng có dũng cảm và tài ba đến đâu đi nữa, nếu người vợ không dịu dàng tế nhị, thì gia đình cũng chịu cành u ám giá băng. Mà dù trong cảnh đó, người chồng có thành công, con cái cũng suy đồi, khốn khổ. Chẳng hạn bà Xantippe, vợ của nhà hiền triết Hy Lạp Socrate, thường tạt cả chậu nước dơ vào chồng lúc ông đang suy tưởng, khiến ngài phải than: “Đàn bà và hạng tiểu nhân khó mà giao tiếp”. Những người đàn bà này không nuôi dạy được đứa con nào xứng đáng và khó mà hưởng được tuổi già êm ả.

Trái lại, có những phụ nữ đã hỗ trợ và khuyến khích người chồng thực hiện các hoài bão to tác, thì dụ như vợ của ông Ito Jinsai (một trong các vị trưởng môn Thần đạo Nhật Bản) không để chồng phải bận tâm vấn đề tiền bạc vật chất. Những khi ông nghiên cứu, suy tư, bà không bao giờ làm rộn dù thấy nhà hết gạo chẳng biết ngày mai lấy gì để ăn. Hoặc như vợ của Rai Sanyo tuân theo ý chồng nhịn ăn đãi khách (giống trường hợp cụ bà Sào Nam Phan Bội Châu, một thân tần tảo nuôi cả gia đình chồng, nhiều khi nuôi cả khách của cụ ông, mà không hề tỏ ý buồn phiền. Xa cách chồng hơn hai mươi năm, thế mà khi gặp lại, bà chỉ khuyên ông giữ trọn khí tiết – xem “Dật Sự Cụ Sào Nam” của Ngô Thành Nhân, NXB Anh Minh, Huế 1954 – LND). Tuy cuộc sống của những phụ nữ này lam lũ, vất vả, nhìn qua tưởng chừng họ rất khốn khổ, nhưng thật ra trong lòng các bà rạng rỡ ánh sáng hy vọng và âm ỉ ngọn lửa thương yêu; nhờ họ mà cả gia đình vững tin bền chí.

Để làm cho gia đình đúng nghĩa tổ ấm, có nhiều điều kiện, mà trước hết và quan trọng nhất đó là sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Ông Emerson, nhà triết học người Mỹ, có nói: “Sức khoẻ là điều kiện tiên quyết của hạnh phúc”, một triết gia Hy Lạp cũng nói: “Sức khoẻ tạo ra hoan hỷ, và hoan hỷ tạo ra hạnh phúc”. Không có sức khoẻ, chẳng ai làm được việc gì, dù có tiền bạc, kiến thức, con ngoan, vợ đẹp, chồng tài.

Một gia đình khoẻ mạnh, đó là một gia đình vui tươi, hạnh phúc, một khu vườn nở rộ hoa khoe bày hương sắc. Trái lại, gia đình bệnh hoạn chẳng khác già một mái nhà mồ vật vờ những bóng ma sầu thảm. Thật vậy, cuộc đời có giá trị gì khi người ta bệnh hoạn, và sống có ích gì khi đời không thể vui, không thể chơi, chẳng còn sinh khí và hy vọng! Bởi không ai có thể thực hiện việc gì dù làm lụng hay chơi bời nếu không có sức khoẻ. Vậy, trước hết phải làm sao xây dựng gia đình thành một mạch nguồn sức khoẻ, một nơi bồi dưỡng tâm hồn. Rồi hàng ngày, sau những giờ lao động vất vả, chúng ta trở về nhà ngơi nghỉ, mọi nhọc nhằn tan biến trong cảnh êm ấm với những ánh mắt sáng trong, nụ cười tươi tắn, giọng nói rộn vui. Sinh lực được phục hồi, tâm hồn thành thơ thới; chúng ta lại hăng hái lao vào công việc.

Đấy, rõ quan trọng cho vai trò của người quản lý mái gia đình, người coi sóc miếng ăn chốn ở cho các tổ viên. Người này phải có khả năng tạo niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống, tạo ánh sáng cho hy vọng và làm cho cuộc đời trở nên đáng sống. Đó chính là người phụ nữ, người vợ, người mẹ, “nội tướng” của gia đình. Các bà nắm trong tay một công cụ đầy quyền lực chi phối sự sống là cái bếp, do đó, điều kiện tiên quyết để các bà trở thành vợ hiền, dâu thảo, mẹ khôn, một nội tướng giỏi giang là hiểu được thức ăn xấu tốt thế nào. Không những hiểu mà còn phải biết thực hành. Nếu hiểu và hành được phương pháp Thực Dưỡng, các bà tự nhiên có lòng kiên nhẫn, cẩn thận, khéo léo, dịu dàng, tế nhị, nhất là tâm hồn trở nên trong sáng, vị tha, và làm cho gia đình được yên vui, lành mạnh.

Có người hiểu và hành phương pháp Thực Dưỡng rất nhanh, nhưng cũng có người rất chậm. Xét tốc độ lãnh hội, có thể đánh giá tư cách con người. Người khiêm tốn, chất phác thì hiểu và hành được ngay; người kiêu ngạo, tài khôn thì lâu hơn, có khi mất rất nhiều năm, hoặc phải gặp khó khăn gần chết mới bật sáng. Tôi có người bạn thân nghe đến phương pháp Thực Dưỡng gần hai mươi năm vẫn không hiểu, dù có lần sống ở nhà tôi cả chục năm trời. Mãi đến khi con bạn ngã ra đau ốm, các bác sĩ bó tay, lúc đó bạn mới hiểu. Đừng tưởng bạn tôi là người dốt nát, anh đã lấy bằng tiến sĩ của một trường đại học danh tiếng và làm giám đốc một trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ.

Cũng có những người thông thái tỏ ra rành rọt lý thuyết của phương pháp Thực Dưỡng, hoặc tự cho mình hiểu hơn thế nữa, nhưng xét cách sống hàng ngày chứng tỏ họ chẳng hiểu gì hoặc chẳng thực hành những điều họ hiểu. Trái lại, lớp thợ thuyền lao động, sống đơn giản, hồn nhiên mộc mạc thì nghe qua đã hiểu và áp dụng dễ dàng. Trong lãnh vực Thực Dưỡng, không phân biệt kẻ sang hay người hèn, học rộng hay quê mùa, thống trị hay bị trị, thầy học hay thợ; tất cả đều phải làm lại từ đầu.

Nói đúng hơn, hiểu và hành được phương pháp Thực Dưỡng đều là những người rất quý sự sống và biết rõ:

- Sự sống là kỳ diệu.
- Sự sống quí vô cùng.
- Cuộc sống rất thú vị.
- Sống có mục đích gì.
- Sống như thế nào để được hạnh phúc.

Nói tóm lại, đó những người cảm thấy sung sướng khi được sống.

Mặc dù những điều họ biết đều là trọng đại, nhưng không phải học của nhà trường, mà cũng chẳng có trường nào dạy hoặc có đem ra dạy cũng không nên, vì những kiến thức hạn hẹp của lối giáo dục chuyên môn có thể cản trở không cho người ta giải quyết rốt ráo các vấn đề này. Muốn hiểu, chỉ cần có lòng khiêm tốn, đơn sơ, không cố chấp mà linh động, tế nhị.

Tuy nhiên, ngày nay không ai có đủ thì giờ hoặc chịu bỏ công xem xét dù sơ qua những vấn đề như vậy. Chúng ta quá bận rộn lo âu về bệnh hoạn, về an ninh hoặc những chuyện bất ngờ như vỡ nợ hay đảo chính. Ngay cả lúc này, chúng ta là một tỷ phú, một cán bộ có chức có quyền, nhưng sáng mai bừng dậy có thể thấy mình trở thành khố rách áo ôm, vì bão lụt, động đất, ăn cướp, bội phản, tai nạn, lật đổ,...

Điều quan trọng nhất, theo tôi nghĩ, để có một cuộc đời an lạc, đó là hiểu rõ tầm quan trọng của ăn uống. Ăn uống không chi phối sức khoẻ mà còn ảnh hưởng sâu xa đến toàn bộ cuộc sống. Người xưa có nói: “Cái bụng khống chế cái đầu”. Thật vậy, ăn đúng sẽ nghĩ và làm đúng, ăn sai sẽ khiến cuộc đời trở nên rắc rối, phức tạp. Bởi vậy, tôi khuyên các bạn nên áp dụng cách ăn ở theo phương pháp Thực Dưỡng, trước hết là cho bản thân, kế đó cho gia đình. Trong việc này, cả hai vợ chồng nên cùng nhau nghiên cứu học hỏi và thực hành; có như thế, gia đình mới vui tươi, ấm êm và hạnh phúc.

Cần thiết nhất là người vợ, người mẹ nắm vững phương pháp dưỡng sinh này để tạo cho mình sức khoẻ, và tự nhiên sức khoẻ của chồng con sẽ tốt theo. Bởi cái bếp là phòng bào chế thuốc cho sự sống, và các bà là những dược sĩ. Các bà còn là người lập chương trình văn hoá văn nghệ, là đạo diễn tấn tuồng đời. Chính bà quyết định vở diễn là bi hay hài. Dù chồng có hung bạo, thô lỗ hay ngu muội, người vợ hiểu được phương pháp Thực Dưỡng, sớm muộn gì cũng xoay chuyển được ông, đôi khi mất 3,5,10 hoặc 20 năm. Nhưng đừng nản, khó khăn càng nhiều và thời gian càng lâu, thì kết quả càng có ý nghĩa. Trách vụ lớn lao thường đòi mất nhiều công sức.

Không có nơi nào u tối, sầu thảm hơn một gia đình bệnh hoạn, và không một tội ác nào khủng khiếp hơn là làm cho gia đình suy nhược. Nếu người vợ, người mẹ quên lãng bổn phận tự tạo sức khoẻ, cho mình và cho chồng con, đương nhiên gia đình phải lâm vào khốn khổ và gia đình khốn khổ là đầu mối của sự suy yếu quốc gia, từ đó dẫn đến sự sụp đổ thế giới và tiêu vong nhân loại.

Vậy, sự nghiệp vĩ đại nhất – cách mạng con người, nghĩa là cách mạng thế giới - nằm trong tay phụ nữ. Thật thú vị và đáng trọng biết bao!

Nếu sự nghiệp được hoàn thành, dù trước phút lâm chung, cũng sung sướng lắm rồi. Nhưng có phải trải bao gian khổ cho đến khi nhắm mắt mà chưa thấy ngày vui, cũng chẳng hề gì. Vì được tận tuỵ hy sinh suốt đời cho người mình yêu mình mến chẳng phải là niềm vui lớn đó sao? Không có gì phải hối tiếc và than thân trách phận, mà nên dồn hết tâm hết sức để làm. Chẳng những thế, còn phải tri ân cảnh ngộ khó khăn đã kích thích mình thêm năng nổ và biết ơn chồng đã đưa mình vào sự nghiệp lớn lao. Quả có lòng như thế, thì cuộc đời sẽ thanh thản, sướng vui.

Nếu tôi là đàn bà, tôi sẽ dọn dẹp, quét lau nhà cửa với lòng rộn rả yêu thương. Vui làm khi mọi thứ trở thành sạch sẽ ngăn nắp! Tôi lau chùi cuộc đời, đấy là niềm vui sướng nhất! Tôi sẽ cắt, nấu rau củ trong bếp. Làm gì tôi cũng nghĩ “mình đang tạo ra sự sống!”.

Tôi sẽ noi theo những phụ nữ cổ truyền lau chùi bàn ghế, ly chén, soong nồi, quét dọn phòng ốc, nghĩa là tận tâm làm cho mọi thứ trong nhà sạch gọn! Và cũng giống như bà cụ ở làng Marignac trên núi Pyrées, tôi hăng hái lau chùi thật sạch sẽ cả cái đèn lồng xách tay mà thân phụ của cụ từng dùng, rồi cẩn thận đặt lên lò sưởi.

Tôi cũng sẽ lau chùi tỉ mỉ cái đồng hồ treo tường cổ kính lặng lẽ đến từng giây tích tắc, tích tắc có từ thời ông nội. Tôi sẽ dùng nước ấm rửa sạch những cái chén đất ngày xưa bà nội thường dùng và nhẹ nhàng đặt vào chạn bếp.

Rồi bắt chước bà vợ của ông Nutron, giáo sư tiến sĩ khoa học và luật học ở Paris (có lần sang Pháp tôi đã ở nhà họ), tôi vừa chùi ngôi nhà ba tầng từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa vừa hát vang những bài dân ca vui nhộn.

Cũng như những người phụ nữ này, tôi hiểu rằng biến đổi dơ bẩn thành sạch sẽ, lộn xộn thành ngăn nắp mới là niềm vui chân chính, vì có sự sáng tạo. Trái lại, tìm đến những khoái lạc thân xác chẳng phải là niềm vui thật sự, vì không sáng tạo gì cả, nhiều khi còn huỷ hoại là khác. Niềm vui là kết quả của sự sửa đổi, và người phụ nữ được quyền và đủ điều kiện tắm mình trong niềm vui đó.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 04:37 AM