IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V  < 1 2 3 4 >  
Reply to this topicStart new topic
> Làm thế nào để sống vui
Thelast
bài Jun 15 2007, 08:40 AM
Bài viết #21


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



THỂ DỤC VÀ CHƠI ĐÙA

Trẻ con không nhất thiết phải tập thể dục thể thao, vì những hoạt động trong gia đình cũng đủ làm cho chúng khoẻ mạnh Có thể để trẻ quét dọn nhà cửa, lau chùi đồ đạc hoặc giúp đỡ bố mẹ trong những công việc vừa với khả năng. Đây là cách thể dục tốt nhất, giúp trẻ có dịp vừa vận động thân thể vừa tiếp xúc làm quen với cuộc sống thực tế và tập được tính kiên nhẫn, lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm, sống trật tự, hài hoà và tôn trọng mọi người mọi vật ở chung quanh.

Ở Pháp, tôi có người bạn nhà văn, vợ anh là hiệu trưởng một trường trung học nên bận việc suốt ngày ít có thì giờ gần gũi hai đứa con còn nhỏ. Đứa chị được 3 tuổi thường chơi một mình, đôi lúc còn phải trông em. Nó chỉ có vài món đồ chơi đơn giản, trong đó có một miếng vải. Lúc nào cũng thấy nó chơi với miếng vải được nó biến hoá tuỳ theo trí tưởng tượng, khi thì áo khoác cho búp bê, khi thì đảy đựng đồ chơi hoặc làm giẻ lau giày dép... đến nỗi ai cũng gọi nó là “miếng giẻ” (chiffon). Nó rất thích phụ mẹ làm bếp và được cha sai bảo.

Dạy con như thế rất tốt vì tạo nên những người ưa lao động, biết tự trọng, tự lập và hữu ích cho gia đình lẫn xã hội. Trái lại, những đứa trẻ con nhà giàu sang quyền quí, có người giúp việc và có quá nhiều đồ chơi, lại được cưng chiều hết mực, ăn uống thừa mứa, thì thường dễ hư hỏng, yếu đuối, thích dựa dẫm và làm phiền người khác, hoặc mắc bệnh tâm thần như suy nhược thần kinh, u uất, vọng tưởng cuồng, phóng đảng, tâm thần phân liệt, phá rối xã hội....Những thảm cảnh này đều do bà mẹ tình cảm uỷ mị trực tiếp tạo ra, nhất là khi gia đình thiếu mặt người cha.

Đã có nhiều học giả viết sách hướng dẫn nuôi con và bày cách cho ăn cho uống, nhưng hầu hết quá phức tạp, khó áp dụng vào thực tế, nhất là cho những gia đình nghèo khó. Trong khi đó, phương pháp Thực Dưỡng rất giản dị, thực tiễn mà ai dù ở hoàn cảnh nào cũng làm được một cách dễ dàng. Hẳn có người sẽ ngạc nhiên: “Có đúng thế không? Sao mà dễ vậy?”. Chứng minh cụ thể nhất là nhìn vào thiên nhiên, ta thấy các loài vật sống cực kỳ giản dị, ăn toàn thức phẩm thô mà luôn luôn nhởn nhơ khoẻ mạnh. Kìa loài chim trời chỉ ăn vừa đủ những gì thiên nhiên cho chúng, không hề dồn chứa cho nhiều hoặc tìm tòi tiện nghi khoái lạc xác thân. Mùa xuân chúng ăn mầm non, mùa hè ăn cỏ dại, mùa thu ăn rơm khô, mùa đông ăn lá úa hoặc bới tuyết tìm thức ăn. Vậy mà lúc nào chúng cũng rộn rã vui đùa, bay lượn hót ca, dầu tiết trời oi nồng hay lạnh lẽo. Chẳng bao giờ thấy chúng đau tim, ho lao hay cảm cúm.

Gần gũi hơn thì hãy xem những người xuất thân nghèo khó, lúc nhỏ không được nuôi dưỡng phủ phê lại thường đủ sức vượt qua sóng gió cuộc đời để vươn tới thành đạt hơn là con cái những gia đình giàu có sống trong xa hoa chiều chuộng.

Người Trung Quốc có câu: “Gỗ tốt không mọc ở đất phì nhiêu”. Thật vậy, cây có gỗ cứng chắc thường mọc trên núi, nơi đất đai cằn cỗi, sỏi đá cheo leo, quanh năm gió mưa lạnh lẽo. Trái lại, những cây mọc trên những vùng đất màu mỡ phì nhiêu thường yếu mềm, kém sức đề kháng vì thiếu sự tôi luyện của đại thiên nhiên. Con người cũng vậy, muốn có một đứa con lớn lên đủ sức gánh vác việc đời, thì hãy nuôi con bằng thực phẩm thiên nhiên và cho con sống trong khung cảnh càng giản dị càng tốt. Đó là bí quyết của việc nuôi con, nếu áp dụng được sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Có biết bao vĩ nhân đã trưởng tàhnh trong những điều kiện như vậy.

Sung sướng thay cho những người sống nghèo, bởi người giàu muốn vào chốn thiên đàng còn khó hơn con lạc đà to lớn chui qua lỗ trôn kim!

Đừng khát khao giàu có, đừng mưu tìm tiện nghi và khoái lạc vật chất, vì hạnh phúc đích thực chỉ đến với những người vô tư, khiêm tốn và công bình chính trực.

Đừng sợ ăn thực phẩm thiên nhiên thô cứng khó tiêu, vì cũng như bắp thịt phải hoạt động mới khoẻ, các cơ quan tiêu hoá cần thể dục mới mạnh bền. Hoạt động không những cần cho các cơ quan trong người, mà còn tối cần thiết cho sự sống. Chẳng hạn khí oxy (dưỡng khí), nếu ngưng hít khí này ta sẽ chết. Tuy nhên, ta không thể hít riêng khí oxy tinh ròng vì không làm ta sống được. Trong không khí mà ta hô hấp, oxy chỉ chiếm 1/5, còn 4/5 gồm những thứ mà cơ thể không tiêu thụ. Thức ăn thiên nhiên cũng vậy, dù trong đó có những phần mà dạ dày và ruột không tiêu hoá nhưng lại cần cho hoạt động của chúng. Thật vậy, ngày nay các nhà y học đã thấy được điều này, chẳng hạn chất xơ của thảo mộc giúp tiêu hoá thức ăn được dễ dàng, chống táo bón và sự sình thối trong ruột.

Chúng ta là con của thiên nhiên, sống trong lẽ công bình của Trời Đất. Chúng ta phải tin rằng chỉ những ai ăn ở đúng theo Trật Tự của Vũ Trụ (thuận thiên) mới khoẻ mạnh hạnh phúc, còn sống bất chấp hoặc ngược lại trật tự này (nghịch thiên), đương nhiên phải gánh chịu bệnh hoạn khổ đau.

Tôi tin rằng con người và môi trường thiên nhiên liên hệ mật thiết với nhau, và sống hoà hợp với môi trường tức là bảo đảm được sinh mạng chẳng chút tốn hao, lại hưởng được phúc lạc đời đời.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:25 AM
Bài viết #22


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



VII. TUỔI HOẠT ĐỘNG.

Thời niên thiếu, nhận thức và phán đoán của ta còn yếu, chưa sáng suốt rõ ràng vì tình cảm chi phối. Đến khoảng tuổi hai mươi, khi bắt đầu góp mặt với xã hội, ta phải biết cách ăn ở làm sao tạo được trí phán đoán vững vàng về mọi phương diện, và quan trọng nhất là nhận định rạch ròi về thức ăn, việc làm và ngay cả sự sống.

Nếu đã được nuôi dưỡng theo phương pháp Thực Dưỡng đến tuổi này, thì chẳng cần học thêm điều gì đặc biệt, con người sẽ phát triển đúng đắn và tâm trí sẽ đủ sáng suốt để đối phó với bất cứ hoàn cảnh nào. Điều đáng tiếc là giáo dục phổ thông hiện nay không nhắc nhở gì đến việc ăn ở đúng đạo, cho nên chính cha mẹ phải lo việc ấy như bao đời trước. Cần giúp cho lớp trẻ biết đến thiên nhiên, vũ trụ và hiểu được sự sống con người có liên hệ mật thiết với môi trường phong thổ theo tính cách thành phần gắn bó với toàn thể. Nếu lớp trẻ thấm nhuần những tri thức cơ bản này, chúng có thể tự mình giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Nền giáo dục hiện đại quá chú trọng đến việc nhồi nhét và ghi nhớ các sự kiện khiến con người mất khả năng suy nghĩ và hành động độc lập, nên không còn đúng nghĩa là giáo dục nữa.

Theo tôi, giáo dục đích thực phải gồm các yếu tố sau:

1. Hướng dẫn cách ăn uống đúng đắn.
2. Giảng dạy nguyên lý giúp con người sống khoẻ mạnh an vui.
3. Phát triển khả năng sáng tạo. Biết hoài nghi, tự học hỏi và khám phá, không rập khuôn theo giáo điều một cách máy móc.

Điều khá hữu ích và thú vị nên làm là trong những giờ dạy sử, cho học sinh nghiên cứu sự quan trọng giữa ăn uống và cảnh thăng trầm của quốc gia.

Phải làm sao cho tuổi đôi mươi có niềm tin khẳng định “mình sẽ không bao giờ đau ốm”. Với niềm tin đó, lớp trẻ có thể sống hết mình, không nề hà công việc gì và vui vẻ bất chấp khó khăn.

Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình dưỡng sinh đúng cách, nếu không hiểu được nguyên lý nền tảng của cách sống như thế, nhất là mối tương quan giữa thức ăn và sự sống, lớp thanh niên rất dễ rơi vào khó khăn nan giải. Điều này đặc biệt đúng khi họ bắt buộc phải thay đổi môi trường sống hoặc tiếp xúc với nền văn hoá khác. Điển hình là dân Nhật. Thời xưa, người Nhật ăn uống đúng theo thiên nhiên, nhưng dần dần họ quên mất nguyên lý chỉ đạo, cội nguồn của cách ăn uống đó. Kết quả, là khi văn minh văn hoá phương Tây tràn vào nước Nhật, họ liền lìa bỏ truyền thống dinh dưỡng của mình chạy theo cái mới, để rồi mất luôn sức khoẻ. Điều này cũng có thể xảy ra cho một cá nhân.

Tuy vậy, người đã theo phương pháp Thực Dưỡng từ nhỏ cho đến tuổi 20 có thể ăn uống bất cứ thứ gì mình thích, nói đúng ra thì chính cơ thể trong lành và trực giác bén nhạy giúp họ chọn lấy thức ăn đúng đắn một cách dễ dàng. Đồng thời, nhờ am hiểu Vô Song Nguyên Lý, họ không phải lo âu khi đổi môi trường sống hoặc thiếu món ăn thức uống quen thuộc hoặc bắt buộc ăn uống những thứ “ngoài phương pháp” như trong các buổi tiệc tùng, liên hoan, chiêu đãi. Sau hai mươi năm thấm nhuần Thực Dưỡng, những người này đủ sức phán đoán ngay phẩm chất và số lượng thức ăn nên dùng.

Nói cho cặn kẽ, thức ăn của từng người có thể thay đổi ít nhiều tuỳ theo nghề nghiệp. Thí dụ ở Nhật Bản, dân chúng nói chung ăn ngũ cốc và rau củ là chính. Nhưng những người lao động chân tay cần năng lực thể xác có thể dùng thực phẩm gốc động vật, thường là cá, khoảng 1/10 toàn bữa ăn, mặc dù điều này không cần thiết lắm.

Còn đối với những người lao động trí óc cần năng lực tinh thần, như làm việc văn phòng, văn thi sĩ, nhà bác học, học sinh, giám đốc xí nghiệp, tu sĩ, các nhà lãnh đạo..., tốt nhất là dinh dưỡng toàn thảo mộc, không đụng đến thịt cá.

Đừng hiểu lầm phương pháp Thực Dưỡng là cách tu ép xác hoặc giáo điều ràng buộc. Phương pháp này không phải là ăn chay hay ăn thịt, không đề cao món ăn này hay bài bác thức ăn kia, ngay cả rượu và thuốc lá cũng không chống. Mục đích của Thực Dưỡng là giúp con người hiểu được mối quan hệ giữa mình với vũ trụ cùng nguyên lý cơ bản để có thể hoà mình vào thiên nhiên, sống trong cõi vô biên vượt qua khỏi cõi cá nhân hạn hẹp. Có thể nói phương pháp này là cách áp dụng chủ nghĩa tự nhiên theo một đường hướng mới.

Mới trông qua dường như người Thực Dưỡng quá khắt khe trong ăn uống, chọn lựa thức ăn quá kỹ càng. Nhưng kỳ thực, họ hưởng thụ bất cứ món gì ưa thích đã có trong thiên nhiên và không thấy thèm những thực phẩm nhân tạo. Chẳng hạn như trái cây, người đã theo phương pháp Thực Dưỡng nhiều năm thường ít ăn, không phải vì sợ bệnh, mà do khẩu vị của họ không thèm muốn mấy; vả lại, trái cây ngày nay đã mất hết hương vị tự nhiên vì được sản xuất theo kỹ thuật nhân tạo với phân hóa học, kích thích tố tổng hợp....

Phương pháp Thực Dưỡng hiến cho ta kế sách để tự tạo sức khoẻ cho mình với ý tưởng chính là còn thiên nhiên thì còn sức khoẻ. Nếu ta ăn ở theo thiên nhiên thì sẽ được khoẻ mạnh hạnh phúc. thiên nhiên ban cho thế gian nhiều thứ, nhưng loài người chúng ta phải biết chọn lấy những gì thích hợp cho mình. Nghệ thuật chọn lựa như thế chính là phương pháp Thực Dưỡng.

Hẳn có người sẽ thắc mắc tại sao một phương pháp đơn giản như thế lại có thể bảo đảm sức khoẻ, chữa lành bệnh tật và giúp ta sống vui? Để trả lời chẳng cần tìm đâu xa mà hãy nhìn vào thiên nhiên để thấy những gì xảy ra quanh mình. Kìa muôn thú chim chóc, côn trùng, hoa lá, cỏ cây đều sống bằng những thứ do Trời Đất tạo ra, vậy mà lúc nào cũng khoẻ mạnh hạnh phúc!

Đối với con người, thực phẩm gốc động vật, trái cây và đường không cần thiết cho sự sống mà chỉ để ăn chơi cho vui miệng hoặc có thể dùng đôi chút để làm thuốc trong những trường hợp điều trị đặc biệt. Vả lại, nếu ăn quá nhiều những thứ này sẽ có hại cho sự hoạt động, yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của sự sống, mà đường là thứ phá hoại hơn hết. Đây là những thứ rất dễ ghiền, do đó, khi dùng đến nên cẩn thận.

Cà phê và rượu cũng vậy. Người hay uống cà phê hoặc rượu nên xem lại sức khoẻ, có thể đây là dấu hiệu của tình trạng mất quân bình. Hơn nữa, những người này rất dễ ghiền ma tuý hơn họ tưởng. Trong khi đó, người ăn uống nghiêm theo phương pháp Thực Dưỡng, cơ thể được quân bình nên không cần đến những thứ kích thích đó, mà cũng không bao giờ ghiền.

Người không thoát được những thèm muốn và khoái lạc cảm giác thì không thể nào hạnh phúc, bởi thân tâm vướng bệnh. Không lìa bỏ dục vọng thì khó mà khoẻ mạnh. Người thật sự mạnh khoẻ thì thoải mái và vui vẻ chấp nhận mọi điều, dù gặp bữa hết sức đạm bạc ăn cũng thấy ngon. Chấp nhận được như thế chính là mục đích của phương pháp Thực Dưỡng. Với thân tâm thơ thới, tuổi thanh niên sẽ vô cùng tích cực và năng động.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:26 AM
Bài viết #23


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



VIII. TUỔI GIÀ.

Chúng ta thường nghe người ta nói “mình đã già rồi” kèm theo tiếng thở dài ảo não. Hồi nhỏ tôi cho điều đó là kỳ cục, lớn lên tôi lại thấy người đời quả tội nghiệp đáng thương.

Đến tuổi 40, tôi có cảm giác cơ thể suy yếu, lúc đó mới thấy lo âu và cũng bật ra ý nghĩ mình đã già rồi. Ở Nhật, người ta cho rằng vào khoảng 40 đến 46 tuổi khi cảm thấy trong người sinh ra nhức mỏi, cứng nhắc là đã bắt đầu bước vào tuổi già.

Thật ra, đây không phải là điều đương nhiên về mặt sinh học, mà do hoàn cảnh trong thuở thiếu thời. Hồi đó toi sống rất chật vật, ăn uống thiếu thốn mà lại học ngày học đêm. Về sau tôi làm thuỷ thủ theo tàu đi lại trên Ấn Độ Dương. Công việc trên tàu rất nặng nhọc, các bạn đồng nghiệp người Ả Rập và người da đen vốn sinh trưởng ở miền sa mạc nóng cháy hoặc trong rừng già được thiên nhiên tôi luyện cứng cáp, nên chịu đựng dễ dàng. Hơn nữa, họ chỉ làm trong thời gian ngắn vì thay đổi người luôn. Còn tôi là người ốm yếu từ bé, lại phải đi trên biển liên tục hằng năm nhiều chuyến, mỗi chuyến gần hai tháng trời. Sóng cả đại dương, lao động cật lực và ăn uống thất thường đã làm tôi suy nhược “già khọm” đi.

Hết hạn công việc trở lại cuộc sống bình thường, tôi mới có thì giờ chỉnh đốn ăn uống, và nhờ cơm gạo lứt thơm ngon, tôi khôi phục sức sống hoàn toàn. Từ đó trở đi, tôi không còn thấy mình mỏi mệt cần phải nghỉ ngơi, hễ còn thức là tôi còn làm việc. Tôi đã thực hiện được ba điều của sức khoẻ là:

1. Không mệt mỏi.
2. Ăn biết ngon.
3. Ngủ ngon giấc.

Tôi ngỡ mình không sống nổi qua tuổi 21, vậy mà đến độ tuổi người ta cho là “bắt đầu già” lại có được sức khoẻ như thế đó là nhờ hai mươi năm mày mò trên con đường Thực Dưỡng. Lòng tôi thật biết ơn vô cùng.

Phải nói mười năm đầu tôi vấp nhiều lầm lỗi, nhất là việc dùng muối, khi quá nhiều, khi quá ít, cho nên thường không đạt kết quả. Rồi suốt phân nửa thời gian của mười năm sau, tôi ở Paris trong cảnh nghèo khổ còn tệ hơn ăn mày, nhưng rốt cuộc tôi cũng đạt được sức khoẻ như đã nói, và đến nay tôi có thể ăn uống bất cứ thứ gì mình thích mà không sợ bệnh hoạn.

Ngày trước tôi không hút thuốc, không uống được rượu, thì nay tôi lại làm được hết. Thức ăn nấu theo kiểu nào toi cũng dùng được, dù món Tây, món Tàu, món Nhật hay Ấn Độ. Tôi rất khoái trái cây, bánh kẹo, sôcôla, và rượu uýt ki. Đương nhiên khi dùng các thứ này, tôi biết quân bình Âm Dương như thế nào để tránh tác dụng độc hại của chúng.

Sở dĩ tôi thuật lại câu chuyện là vì có nhiều người cho rằng phương pháp Thực Dưỡng là một loại chủ nghĩa khắc khổ của thế kỷ hai mươi. Họ tưởng rằng suốt đời phải ăn uống kiêng khem theo thực đơn triệt để giành cho người bệnh, mà không biết phạm vi dinh dưỡng của phương pháp này rất rộng bao gồm đủ mọi thứ thực phẩm có trong xứ được sử dụng một cách khéo léo để giữ cơ thể không bệnh. Khi sức khoẻ đã vững vàng thì thỉnh thoảng ăn một bữa no say cũng chẳng sao. Người khong thể uống rượu hút thuốc, không ăn được thịt hay trái cây là người tàn phế. Uống rượu được mà không uống, ăn thịt mà không ăn là vì thấy không cần thiết cho sự sống. Phương pháp Thực Dưỡng có mục đích giúp chúng ta sống tự do tự tại với sức khoẻ vững bền có thể ăn ở thế nào cũng được tuỳ theo trực giác tự nhiên và trí phán đoán nhạy bén mà không sợ điều gì tai hại. Nói tóm lại, phương pháp Thực Dưỡng không phải là một lối sống tiêu cực trong những ràng buộc gò bó, mà là cách dưỡng sinh tự nhiên, tích cực, đầy sáng tạo, mang tính nghệ thuật, triết lý và giống như tôn giáo.

Chính tôi đã nhờ phương pháp Thực Dưỡng mà có được sức khoẻ như hiện nay. Tôi không còn đau yếu; dù tiết trời mưa dầm lạnh lẽo, tôi cũng không cần áo ấm, và cửa sổ phòng ngủ quanh năm mở rộng. Chỉ còn một điều làm tôi băn khoăn là mình quá ham làm việc vì hàng ngày tôi vẫn dùng nhiều muối (thịnh Dương) mà chưa tài nào giảm được.

Với hiểu biết và kinh nghiệm một đời, tôi nghĩ rằng mình có thể đưa ra một số ý kiến về cách dưỡng sinh tuổi già.

Tính theo tự nhiên thì tuổi già bắt đầu từ tuổi bảy mươi. Lúc đó chúng ta nên:

1. Giảm bớt lượng muối dùng hàng ngày, ít hơn lúc trẻ.
2. Ăn uống càng đơn giản càng tốt.
3. Hàng ngày chỉ dùng dầu thực vật (dầu mè tốt nhất).

Ngoài ra, nếu thuở trẻ đã ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng cho đến lúc này thì không càn thực đơn đặc biệt. Họ có thể ăn uống tuỳ ý, vì nhờ theo phương pháp Thực Dưỡng một thời gian dài, họ đã được quân bình không những về thể chất, mà cả tinh thần lẫn về mặt tổ chức cuộc sống. Đối với họ chẳng còn gì vấn vương ràng buộc, mà hoàn toàn thanh thản sống trọn kiếp người.

Tôi đươc biết có những người theo phương pháp Thực Dưỡng dù đã 60-70 hoặc 80 tuổi vẫn tràn đầy sức sống. Trong số đó, có người chữa lành bệnh kinh niên từng làm họ khốn khổ suốt 30 năm đến 40 năm và giờ đây tuy tuổi già, họ vẫn đủ sức đi đây đó hăng hái truyền bá phương pháp này.

Tóm lại, cách dưỡng sinh của tuổi già có thể nói gọn trong một câu: sống càng gần thiên nhiên càng tốt. Vui hưởng giá lạnh của mùa đông, thưởng thức nắng nóng của mùa hè, ngắm hoa đua nở khi xuân về, thưởng nguyệt ngắm trăng lúc thu sang. Tuổi già, đó là lúc kết thúc mọi tính toàn đời thường và nhẹ gót bước vào con đường thênh thang bát ngát của tinh thần dẫn đến cõi vĩnh hằng đại ngã, không còn ngăn ngại bởi cái tôi nhỏ mọn. Tuổi già theo phương pháp Thực Dưỡng là thời kỳ hạnh phúc nhất của đời người vì có thể chia xẻ niềm vui thành quả cho người khác.

Thi sĩ người Đức Lautenbach có sáng tác bài thơ vịnh một cây sồi già. Cây sồi đã sống mấy trăm năm, trải qua biết bao đổi thay của thời tiết, lúc nào gió dập, mưa vùi, nắng nồng, tuyết lấp vẫn không gãy đổ. Đó là một cây cổ thụ cao to sừng sững giữa trời, toả ra những cành chắc khoẻ rậm lá lóng lánh dưới ánh mặt trời hoặc rì rào trong làn gió thoảng. Cây cho bóng mát và chở che cho khách lữ hành dừng chân ngơi nghỉ. Đó là một biểu tượng của Tạo Hoá, một công trình xinh tươi và thành quả của một đời đượcc thiên nhiên tôi luyện thử thách. Vẻ đẹp thâm trầm của cây gợi ra bí quyết dưỡng sinh.

Có được tuổi già như thế là một đặc ân chỉ dành cho những người biết sống hoà mình với thiên nhiên mà nói cụ thể hơn là ăn ở theo phương pháp Thực Dưỡng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:26 AM
Bài viết #24


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



IX. BỆNH TẬT.

BỆNH KHÓ CHỮA NHẤT

Hầu như tôi chưa bao giờ gặp một bệnh nào mà không chữa được bằng phương pháp Thực Dưỡng. Tôi thấy nhiều bệnh hết sức trầm trọng, các thầy thuốc đều bó tay, vậy mà cũng qua khỏi dễ dàng. Chính tôi cũng không ngờ phương pháp này thần hiệu đến thế.

Tuy nhiên, sau bao năm kinh nghiệm, tôi phải nhìn nhận còn một bệnh rất khó chữa mà phần đông người mắc phải. Nếu không trừ tuyệt được bệnh này thì đừng mong chữa lành bệnh nào khác và con người cứ đau yếu liên miên. Tình trạng này hơi giống bệnh sán xơ mít làm nhiều người Nhật khốn khổ, nhưng bệnh tôi nói ở đây còn nguy hại hơn nhiều.

Tây y không trị được tận gốc bệnh sán xơ mít, không triệt đường sinh sống mà chỉ cho uống thuốc để xổ chúng ra ngoài. Vì vậy, sán xơ mít cứ hết rồi lại sinh ra và bệnh nhân lại uống thuốc xổ. Sau vì lần dùng, thuốc không còn hiệu nghiệm nữa vì sán quen thuốc buộc phải tăng thêm phân lượng, nhưng vượt quá sức hco phép có thể gây ra mùa loà.

Với phương pháp Thực Dưỡng, bệnh sán có thể trừ tuyệt trong vòng một, hai tuần lễ. Kết quả đầu tiên là sán tìm cách chui ra qua đường miệng hoặc qua hậu môn, do môi trường bên trong cơ thể không còn thích hợp với chúng.

Mới đây, một cậu bé sau năm ngày thực hành phương pháp Thực Dưỡng đã nôn ra cả chén sán. Thoạt đầu, nó tưởng là mì sợi, nhưng thấy ngo ngoe, nó mới hoảng lên. Từ đó, mỗi lần đi qua tiệm mì hoặc hủ tíu là nó thấy buồn nôn.

Mặc dù phương pháp Thực Dưỡng có thể chữa được dễ dàng bệnh sán, sa dạ dày, ho lao, hen suyễn, viêm phổi, tiểu đường, đau thận...nhưng đối với chứng bệnh mà tôi đã nói ở trước khó chữa hơn nhiều.

Cách đây không lâu, tôi chọn bất kỳ trong số bệnh nhân đã được tôi hướng dẫn theo phương pháp Thực Dưỡng ra ba trăm người đã gởi cho họ bản câu hỏi kèm theo phiếu trả lời kết quả. Phiếu đã dán tem sẵn, một mặt ghi địa chỉ gởi trả (cho tôi) và mặt kia ghi ba dòng chữ

Tôi đã khỏi hẳn bệnh

Tôi mới bớt một phần

Tôi đã bỏ Thực Dưỡng

Người nhận chỉ cần xem các câu hỏi rồi đánh dấu X vào ô trống của câu thích hợp ở phiếu, ký tên rôi đem ra bưu điện bỏ vào thùng thư thế là xong. Vậy mà hai tháng sau, chỉ có 109 phiếu trở lại tay tôi.

Đấy, bệnh khó chữa nhất đấy! 191 người còn lại, nghĩa là 2/3 số được hỏi, đã nhiễm nặng bệnh này, một chứng bệnh thường gọi là lười bệnh, bê bối, bướng bỉnh, mà nói đúng hơn là bệnh kiêu ngạo. Người mắc bệnh này rất thờ ơ, lãnh đạm, chẳng có lòng tri ân và không biết kính trọng là gì. Họ thường sống trong u ám khổ sầu, chẳng bao giờ hạnh phúc, tuy còn sống nhưng vô hồn, vô cảm. Họ luôn luôn than vãn, bất mãn và chẳng cho ra được gì ngoài việc làm phiền người khác. Ngay cả thú vật như con chó còn biết vẫy đuôi mừng chủ hay tỏ tình thân với đồng loại, nhưng những người mắc bệnh kiêu ngạo chẳng bao giờ nhô ra khỏi chỗ ẩn núp tối tăm. Họ đau ốm liên miên và thường chết trong bi thảm.

Có thể nói đây là bệnh trạng của con người trong xã hội hiện nay, không phải chỉ có nơi người khác mà đang hoành hành trong chính chúng ta.

Đáng lẽ ba trăm người đã nói trên, nếu thật có lòng khiêm tốn, biết ơn, tự họ đã thông báo kết quả chứ không đợi tôi phải gởi phiếu hỏi thăm.

Có một phụ nữ bệnh hoạn đã mười năm đến nhờ tôi hướng dẫn. Phương pháp Thực Dưỡng giúp bà vượt qua cảnh khổ dù trước đó bà đã chạy đủ thầy đủ thuốc vẫn vô hiệu. Một năm sau, bà trở lại gặp tôi và nói: “Từ khi được ông chỉ bày, tôi đã quên hẳn bệnh trong người và không còn biết bệnh tật hay thuốc men gì nữa. Bao nhiêu đau khổ tôi phải gánh chịu nay đã mất sạch!”.

Điều đáng nói là sau khi lành bệnh, bà hết lòng truyền lại cho người khác cái phương pháp đã cứu sống mình. Điều đó ít ra cũng cho thấy bà phần nào có lòng biết ơn. Thường người đời ít ai lành bệnh mà biết trả ơn hoặc tỏ lòng biết ơn của mình, hễ hết đau là họ quên ngay mọi sự.

Người thật sự biết ơn sẽ không bao giờ quên mình đã từng bị bệnh và đã được chữa lành. Họ luôn luôn nhớ đến người hoặc cái đã cứu giúp đời họ với lòng biết ơn mãi mãi.

Hạng người kiêu căng rất khó chữa trị. Họ quá ích kỷ nên không biết niềm vui thật sự, họ chẳng kể đến ai miễn sao thoả mãn riêng mình. Họ còn sống mà khác gì đã chết.

Nếu không trị tuyệt bệnh này thì đừng nói đến chuyện chữa lành bệnh khác, vì một người kiêu ngạo không bao giờ khoẻ mạnh hạnh phúc. Nếu không cải đổi được con người bệnh nhân, ta chẳng có quyền truyền giảng phương pháp Thực Dưỡng, mà tốt nhất là từ bỏ con đường này đi. Nhiều người tự phụ: “Tôi hoàn toàn khoẻ mạnh”, “Tôi rất lương thiện”, chính họ lại thường là người bệnh hoạn và tội lỗi nặng nề; cũng như người tự cho mình là khôn ngoan nhất thì thật ra ngu si vô cùng.

Trời sinh ra ai cũng khoẻ mạnh; nếu không được như thế là do lỗi của mình.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:28 AM
Bài viết #25


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



NĂNG LỰC CHỮA BỆNH CỦA TINH THẦN

Sau khi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, tôi tin chắc những người rơi vào đau yếu đều là kẻ phạm tội với Trời Đất thiên nhiên, dù vô tình hay hữu ý, và bệnh hoạn là một hình thức trừng phạt cảnh cáo. Đương nhiên trẻ con và những người bị ép vào hoàn cảnh không có đường chọn lựa (thí dụ nạn nhân của các bác sĩ đồ tể trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã – LND) là ngoại lệ. Riêng trường hợp trẻ con, vì chúng chưa đủ sức tự phán đoán về hành động của mình, nếu có sự trừng phạt thì cha mẹ phải gánh chịu qua tình trạng âu sầu lo lắng, ăn ngủ không yên khi con bị bệnh. Còn số người bị hoàn cảnh ép buộc xem ra rất ít.

Như vậy, nhìn chung những ai bị bệnh hoặc để con đau yếu đều là người không biết đến Trời Đất và Trật Tự của Vũ Trụ. Nói đúng ra, dù lâm vào hoàn canh khó khăn, cũng không thể viện lý do đó để không biết hoặc không nghĩ về lẽ công bình của Trời Đất vô tận.

Thân xác chúng ta – cái hữu hình thể này, là một phần tử của thế giới vật chất tương đối và bị buộc ràng vào đó. Trong khi tinh thần chúng ta – cái vô hình vô thể, lại thuộc về thế giới tâm linh. Thê giới tâm linh tức là Đại Vũ Trụ tuyệt đối, thống nhất, vô biên vô tận, bao trùm cả thế giới vật chất và là cội nguồn của mọi hình hài trên trái đất. Bởi trong thế giới đó, người xưa gọi là nước Trời hay cõi Phật, không có gì ngăn ngại, nên tinh thần hoàn toàn tự do, đi lại thông suốt, bất kể không gian và thời gian, dù quá khứ hay tương lai cũng đến nơi trong chớp nhoáng. Tuy nhiên, tinh thần tôi nói ở đây là tinh thần tự nhiên vốn có của một tạo vật ở mức tiến hoá gọi là con người. Người xưa gọi tinh thần đó là sự khôn ngoan của Thượng Đế, sự minh triết hay trí huệ Bát Nhã.

Đã sinh ra làm người là có ngay tinh thần và đương nhiên ở trong thế giới tâm linh. Bởi vậy, thành thật mà nói thì ta không thể không biết đến điều này. Người nào bảo rằng: “Không cần biết Trời Đât” hoặc ăn ở bất kể Trời Đất, đối nghịch với Trời Đất là kẻ mang tội lớn nhất trong mọi tội.

Người không thể hoà mình vào Vô Tận, không thể sống trong thế giới tâm linh sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc hoặc làm được việc gì có giá trị chân thực, và cuộc đời tất nhiên khốn khổ, trầm luân trong dòng bệnh.

Nhà hiền triết Hy Lạp Epictetus có nói: “Trong tất cả các điều cần biết, chỉ mỗi một việc đáng quân tâm đó là làm thế nào định được tốt xấu. Biết hoặc công nhận Trời Đất vô biên là tốt; không biết hoặc chối bỏ là xấu. Nếu dựa vào những tiêu chuẩn khác để phân biệt tốt xấu thì thật là vô nghĩa, vu vơ, chẳng đâu vào đâu”. Nhưng thế nào là biết công nhận Trời Đất?

Phương pháp Thực Dưỡng quan niệm bệnh tật do ăn uống mà ra. Chính thực tế đã chứng minh điều này. Tuy nhiên, sự lựa chọn thức ăn lại do tinh thần quyết định. Nếu biết Trời Đất thuận theo thiên nhiên, tinh thần sẽ lành mạnh không bao giờ chọn thức ăn sai lạc. Trái lại,không biết đến Trời Đất, không thấy được Trật Tự của Vũ Trụ, hoặc tự cho là biết mà không tuân theo, sẽ thiếu hoặc mất tinh thần, chẳng thể nào chọn thức ăn đúng đắn hoặc đến nỗi ăn nhằm “trái cấm” để mất cả thiên đàng và khổ đau bệnh hoạn.

Thể xác bệnh hoạn chứng tỏ tinh thần và tư tưởng cũng bệnh hoạn.

Tuy nhiên, thế giới tâm linh bao trùm cả thế giới vật chất, nên tinh thần có thể chế ngự bệnh tật của xác thân. Nếu không thấu đạt thế giới tâm linh, không có tinh thần, thì không thể chữa lành hẳn bệnh để trở nên hạnh phúc. Đối với người Á Đông, tinh thần là tuyệt đối, là Chân Thiện Mỹ, là Đạo, là Trời Đất Thiên Nhiên. Bởi vậy, biết hướng về Trời Đất Thiên Nhiên thì việc chữa lành bệnh tật khổ đau chẳng khó khăn gì.

Xét theo phương pháp Thực Dưỡng, mọi bệnh tật về tâm linh, như kiêu ngạo chẳng hạn, là do tinh thần đã suy nhược khiến ăn uống sai lầm mà ra. Như vậy, muốn trị liệu thì phải bắt đầu từ ăn uống. Một khi tâm bệnh đã lành, thì việc chữa trị thể bệnh là điều vô cùng đơn giản.

Dù vậy, nếu sử dụng phương pháp Thực Dưỡng chỉ để chữa trị thể bệnh thì chẳng ích lợi gì. Đây không phải là một hình thức y khoa chuyên chận đứng đau đớn khổ não, mà giúp con người tìm ra cội nguồn của đau khổ và giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Hiểu được như thế, việc trị bệnh mới có kết quả và bệnh không bao giờ tái phát. Do đó, theo đúng nguyên tắc Thực Dưỡng, bệnh nhân chỉ cần chữa trị mỗi một lần duy nhất trong đời. Khi giúp cho ai trị bệnh, bạn chỉ nên hướng dẫn bước đầu, nếu sau đó người này trở lại nhờ bạn vì bệnh tái phát, chứng tỏ đương sự chưa thấy được nguyên nhân thật sự của căn bệnh, nghĩa là chưa hiểu rõ mục đích của phương pháp này.

Có người cho rằng phương pháp Thực Dưỡng là một học thuyết chủ trương đường lối ăn uống lập dị chỉ gồm có gạo lứt muối mè, carốt, bí đỏ....Người khác thì tưởng tất cả có thể tóm gọn trong câu “Đừng ăn bánh ngọt và đường”. Hiểu như vậy rõ quá xa sự thật!

Thực Dưỡng là một tiến trình tự chuyển hoá toàn bộ thân tâm để có thể uống ăn tuỳ thích mà không sợ ngã ra đau yếu. Phương pháp này có thể giúp chúng ta sống một đời an vui lành mạnh và hoàn thành mọi dự định, ước mơ. Nhờ phương pháp Thực Dưỡng, chúng ta sẽ biết được đâu là cội nguồn của sự sống. Trời Đất thiên nhiên, đại vũ trụ vô biên vô tận, đồng thời có trong tay phương tiện để có thể sống hoà mình vào đó, chan chứa niềm vui và lòng biết ơn không cùng đối với Trời Đất.

Không có tinh thần này thì không bao giờ có được sức khoẻ thật sự, suốt đời chìm đắm trong bệnh hoạn khổ đau.

Nếu có sẵn sức khoẻ thể chất mà không biết hoặc không thuận theo Trời Đất thiên nhiên, cũng không thể nào có được hạnh phúc thật sự và sức khoẻ đó rất là bấp bênh. Tuy nhiên, nhờ áp dụng phương pháp Thực Dưỡng, người ta sẽ khôi phục tinh thân tự nhiên để sống một đời vui khoẻ.

Người chưa từng đau yếu chưa chắc an toàn, vì sức khoẻ đó có thể do cha mẹ ban cho. Cơ cấu bẩm sinh của bạn tuy tốt, nhưng vẫn có thể hư hoại nếu trí phán đoán của bạn thấp kém. Điều này chẳng khác chi con cái được thừa hưởng tài sản của cha mẹ để lại mà không biết sử dụng hữu ích đến độ phải tan nhà nát cửa.

Sức khoẻ thật sự phải là do tự mình tạo lấy cho mình, và chỉ khi nào tự tạo được sức khoẻ cho mình mới thấy sức khoẻ tuyệt diệu ra sao. Cũng vì lẽ đó, có nhiều người khoẻ mạnh lại đem sức khoẻ của mình rap hung phí; vì dại dột, không ý thức được giá trị đích thực của sức khoẻ, họ đã làm hư hoại tất cả. Nhưng khi đã biết giá trị của sức khoẻ, thì nên phổ biến cho mọi người những điều mình biết. Nếu được mạnh khoẻ mà không cố gắng chia sớt niềm vui cho người khác thì chưa biết hết giá trị của niềm vui, cũng như giàu có mà cứ bo bo giữ lấy tiền của một mình sẽ không hưởng được gì ngoài việc nô lệ cho của cải.

Chỉ có những ai vui vẻ đem hết sức mình giúp đỡ kẻ khác mới là người khoẻ mạnh hoàn toàn, và những ai đem cả đời mình cống hiến cho muôn người với lòng hân hoan thích thú mới trọn niềm vui đích thực.

Mục đích của phương pháp Thực Dưỡng là giúp ta phương tiện đạt được tâm trạng vui tươi thanh thản. Với tâm trạng này, mọi kiêu căng, phiền não, sợ hãi, bất an, sầu khổ, đớn đau đều tiêu tan, mất biến, chỉ còn lại hạnh phúc, yêu thương, cởi mở và tin tưởng. Trong tâm trạng như thế chan chứa lòng biết ơn vô hạn đối với mọi sự mọi vật.

Người có được tâm trạng vui tươi thanh thản thì tự nhiên toả rạng niềm vui sướng ra chung quanh khiến cõi sống tràn đầy an lạc. Người như thế dù vướng phải bệnh tật hoặc gặp cảnh khó khăn cũng chẳng hề gì và có thể biến đổi tức thì khó khăn thành hạnh phúc. Ném đá vào họ, đá sẽ biến thành hoa; dùng gươm chém họ, gươm sẽ trở nên ánh hào quang; cố đầu độc họ, chất độc sẽ hóa ra thuốc bổ.

Phương pháp Thực Dưỡng giúp cho chúng ta biết cách chuyển đổi cõi đời phù phiếm, chật hẹp, dối trá, sầu khổ và mất tự do này thành chốn địa đàng sướng vui bất tận.

Nếu bạn không muốn giác ngộ hoặc bước vào cõi trời phúc lạc, thì đừng theo phương pháp Thực Dưỡng là hơn. Người không có lòng như thế khó mà dứt được căn bệnh nặng nề gọi là kiêu ngạo, ích kỷ, bó mình trong cái “ta” nhỏ mọn. Căn bệnh này khiến người ta cứ mãi mê chạy theo danh lợi, chụp giựp địa vị và tóm thu vật chất. Chính đấy là tội ác lớn nhất vì là đầu mối của mọi khổ đau trong cõi thế. Thật khốn khổ cho ai tự hào: “Ta rất giàu”, “Ta rất mạnh”! Họ đâu biết tiền bạc của cải qua một đêm có thể biến thành tro bụi hoặc chuốc hại vào thân; họ cũng chẳng hay sức mạnh có thể tiêu tan bất ngờ vì một lý do nhỏ nhặt, như trúng gió chẳng hạn.

Vì vậy, phương pháp Thực Dưỡng có ích cho người mạnh khoẻ cũng như người yếu đau, mà thật ra chính những người gọi là mạnh khoẻ mới cần giúp đỡ hơn cả, bởi họ thường tự mãn với cái may mắn đang có, dễ sinh ra lười biếng buông xuôi, không chịu giữ mình. Trong khi những người thấy mình yếu đau bệnh hoạn mới chịu khó tìm tòi học hỏi và phấn đấu cho được sức khoẻ.

Bị bệnh mà biết được Trời Đất thiên nhiên còn sướng hơn mạnh khoẻ mà không thể bước vaà cõi phúc lạc vô biên. Bởi vậy, cần phải cảm ơn bệnh tật.

Người thời nay chỉ thích đau đâu chữa đó, diệt trừ ngay bệnh tật bằng phương tiện nhân tạo như thuốc uống, thuốc chích hoặc mổ bỏ cho xong. Giả sử bệnh hoạn khổ đau có thể chữa lành tức khắc một cách dễ dàng êm ái, không chút tốn công, giống như phạm tội rồi chỉ cần nói lời xin lỗi hoặc dùng tiền bạc quyền uy khuất lấp là được tha ngay mà không bị trừng phạt để ăn năn hối cải thì còn gì là lẽ công bình. Những người thích cư xử như thế sẽ bỏ lỡ cơ hội hưởng được niềm vui sống dài lâu.

Khả năng chữa bệnh nằm trong tâm trí ta. Hiểu và chấp nhận lẽ công bình của Trời Đất mới chữa lành hẳn bệnh. Bằng không, dù sử dụng phương tiện tinh xảo đến đâu di nữa cũng chẳng được kết quả như ý, mà đôi khi còn gây thêm hậu quả khó lường. Đời người khốn khổ là do tâm trí bị mờ ám, và bệnh tật là hình thức nhắc nhở chúng ta hiểu được điều này hầu khôi phục sự minh mẫn. Nếu không làm được như thế, thì đừng chữa bệnh làm gì cho mất công.


Trong ý nghĩa đó, chúng ta cần phải cảm ơn những lý thuyết sai lầm đã dìm con người xuống đáy sâu khổ luỵ. Nhờ đó chúng ta mới cố gắng ngoi lên cõi phúc và hưởng được đời sống tươi vui chân thật mà Trời Đất ban cho.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:56 AM
Bài viết #26


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BIẾT ƠN BỆNH TẬT

Khi ngã ra đau ốm hoặc đến lúc tuổi cao thấy mình suy yếu, người ta mới bắt đầu biết quý sức khoẻ và mong được sống lâu. Như vậy, bệnh tật và yếu đau cần thiết cho cõi đời này. Vả lại, không có khó khăn thử thách, cuộc sống sẽ lặng lẽ trôi qua chẳng thú vị gì. Nhờ đau yếu, chúng ta mới có hứng khởi đem hết tâm sức cố gắng vươn lên lành mạnh và khiến cuộc đời rộn rã sướng vui. Lúc đó, chúng ta mới biết ân huệ của Trời Đất thiên nhiên là to lớn dường nào.

Bệnh tật là lời trách phạt của Trời Đất, chẳng khác cha mẹ la mắng hay đánh con là để mong con nên người. Những đứa con không được hoặc không chấp nhận bị quở trách còn khốn khổ hơn trẻ mồ côi, vì chúng không biết đến hoặc tỏ ra bất cần cha mẹ. Sớm muộn gì khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những kẻ bất mãn cuộc đời, đầu óc chất chứa tội lỗi, điên khùng, suy nhược thần kinh...

Nhà hiền triết Toju Nakae, bậc thánh nhân của tỉnh Ohmi (gần Tokyo, Nhật Bản), lúc nhỏ thường bị mẹ la rầy, lần nào ông cũng cúi đầu chịu phép không hề phản đối phàn nàn. Nhưng có một hôm ông oà lên khóc. Bà mẹ ngạc nhiên mới hỏi: “Tại sao lại khóc?”, ông thưa: “Thưa mẹ, giọng nói của mẹ chẳng còn mạnh mẽ như xưa, chứng tỏ sức mẹ đã yếu khiên con thấy buồn lo!”

Thật sung sướng cho bậc cha mẹ có được người con như vậy. Sau này lớn lên thế nào nó cũng hiển đạt, vì đó là kết quả của sự dạy dỗ đúng đắn.

Chúng ta nên biết ơn cha mẹ đã hết lòng răn dạy, vì điều đó góp phần giúp ta rèn luyện nhân cách và biết sống cho ra người. Lúc bé được cha mẹ dạy bảo hoặc lớn lên trường đời sẽ dạy ta, đó là điều không thể tránh khỏi, mà cũng không nên trớ tránh.

Bệnh tật cũng vậy, chẳng qua là hình thức răn dạy của thiên nhiên. Bệnh tật là roi phạt sửa sai hàm chứa tình cha mẹ thương con của Trời Đất, muốn chúng ta đừng tái phạm lỗi lầm để có thể sống yên vui lành mạnh. Bởi vậy, đừng né tránh bệnh tật bằn cách tìm kiếm những phương tiện giảm đau cấp kỳ như chích thuốc, uống thuốc hay mổ bỏ cho xong, mà phải khiêm tốn ngoan ngoãn cam chịu và chữa trị theo ý muốn của Trời Đất. Điều cần nhớ là cha mẹ có thể là đánh con vô lý, nhưng Trời Đất không bao giờ gây ra bệnh tật thống khổ nếu ta không lầm lỗi.

Dù sao, cõi đời này nếu không có bệnh thì đáng lo vô cùng, vì con người sẽ tha hồ đắm mình trong những thú vui vật chất và ra sức thoả mãn những tham vọng cuồng si đến nỗi tự huỷ hoại chính mình và gieo rắc tai ương cho người khác.

Người Á Đông cho rằng khi tuổi đã lớn mà vẫn còn cha mẹ là điều đại phước, vì có người thân tín bên cạnh để ta tiếp tục học hỏi. Bởi vậy, thật đáng buồn khi không còn cha mẹ để được các vị rầy la dạy bảo. Tuy nhiên, nếu chẳng may cha mẹ qua đời, Trời Đất sẽ tiếp tục dạy rèn. Do đó, chúng ta phải biết ơn bệnh tật. Thù ghét bệnh tật là biểu lộ lòng ngạo mạn, ích kỷ và hèn nhát.

Chúng ta phải vui vẻ đón nhận những gì Trời Đất ban cho, dù la bệnh tật khổ đau. Thích thú với giá lạnh mùa đông, hân hoan trong nắng nóng mùa hè, cũng như muôn loài sống trong Trời Đất chấp nhận Thiên Nhiên nguyên trạng không hề sửa đổi. Chúng ăn thiên nhiên, ở cũng thiên nhiên, do vậy mà mạnh khoẻ hơn loài người. Trái lại, chúng ta cố tâm tìm kiếm lạc thú và tiện nghi thì cứ sa vào yếu đau bệnh hoạn. Từ bỏ lối sống nhân tạo để quay về với thiên nhiên là đã tìm ra cách dưỡng sinh tốt đẹp.

Ở Nhật Bản, trận chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài khiến cho những vật cần thiết cho đời sống như thực phẩm, quần áo, nhà ở, trở nên khan hiếm. So với hiện nay, khẩu phần mỗi người chỉ bằng 1/3, giống như tình trạng ở Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự khan hiếm lại càng làm vật giá trở thành người dưỡng sinh vì thực phẩm không còn dồi dào, nhất là những món xa hoa đắt tiền. Chúng ta bị hạn chế thực phẩm đến độ chỉ còn ngũ cốc để ăn thì đó là cơ hội tốt để thực hiện cách sống của phương pháp Thực Dưỡng, mà đã theo phương pháp này thì không còn bận tâm đến vấn đề kinh tế vật chất. Chúng ta sẽ tự do thoải mái như chim trời cá biển.

Từ khi nhờ phương pháp Thực Dưỡng chữa lành được bệnh đến nay đã mấy mươi năm, tôi chẳng hề yếu đau gì nữa. Vì vậy,hết có được đau là tôi biết ơn vô cùng. Có lần tôi bị dập chân khi chơi trượt tuyết, tôi để mặc chẳng thuốc men gì, nhờ thế tôi mới được thưởng thức cái đau hơn sáu mươi ngày. Rồi lần khác tôi mới bị đau họng vì ở quá lâu trong một căn phòng có máy sưởi âm trái với cách sống tự nhiên của mình, tôi cũng mặc kệ, cốt giữ cơn đau cho vui.

Thích thú nhất là lần tôi tự gây cho mình bệnh ung sang nhiệt đới để nghiên cứu ở châu Phi, tôi đã hưởng được cái đau đớn cùng tột của bệnh tật hơn hai tháng.

Trong những thời gian đau yếu, tôi chỉ ăn uống cẩn thận và phó mình vào tay thiên nhiên với lòng biết ơn Trời Đất giúp tôi phát triển năng lực của bản thân để có thể làm một con người đúng nghĩa.

Tôi chắc hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi là nếu có được một tâm trạng như tôi đã trình bày thì dù lâm bệnh, người ta cũng không thấy mình bệnh hoạn.

Đạt đến mức hiểu biết hoặc tâm trạng như vậy còn quan trọng hơn học tập cách trị bệnh, dù cách đó hiệu quả đến đâu đi nữa.

“Nếu phải uống thuốc khi đau ốm, thì thà hằng ngày ăn uống đúng đắn vẫn hơn”, đây là lời của Minh Trị Thiên Hoàng, vị minh quân của Nhật Bản đã đưa đất nước ông đến chỗ hùng cường.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:56 AM
Bài viết #27


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



THUẬN THEO DÒNG CHẢY

Khi đã hiểu và chấp nhận thực hành phương pháp Thực Dưỡng, bạn vẫn có thể gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn kiếm không ra thực phẩm đúng ý hoặc nếu có thì giá quá đắt, hoặc gặp sự phản đối ngăn cản của gia đình, bạn bè, địa phương, xã hội,...

Nhưng đừng lo. Cứ nắm vững nguyên lý thì không sợ gì nữa, bạn sẽ áp dụng Thực Dưỡng một cách dễ dàng, dù khó khăn đến mấy.

Kìa, muông thú, bướm chim, hoa lá sống an nhiên tự tại chẳgn tốn bao gì. Hãy quan sát và nghiệm suy về chúng, về toàn bộ đời sống trong thiên nhiên, về các dân tộc sơ khai, về chàng Robinson Crusoé sống một mình trên hoang đảo, thiếu thốn trăm bề mà vẫn mạnh khoẻ.

Dù sao, theo tôi nghĩ, làm một Robinson Crusoé hay một người sơ khai chân chất giữa chốn phồn hoa đô hội vẫn thú vị hơn là chui ra hoang đảo hoặc ở tận rừng sâu, bởi giữ mình trong cảnh tiện nghi rất khó.

Nếu cứ mặc cảm cho rằng bệnh của mình là nan y không hy vọng chữa lành, hoặc ngại khó ngại khổ, bạn sẽ không bao giờ có đủ nghị lực giải quyết việc gì và chỉ có thất bại mà thôi. Nếu có tư tưởng lụn bại như vậy, thà chết đi còn hơn. Sống mà thoi thóp có sướng ích gì.

Đời người so với vũ trụ không thấm vào đâu, gọi rằng sống nhưng sống thật sự chẳng được bao nhiêu vì phân nửa cuộc đời dành cho việc ngủ. Trước khi ra đời, cái “tôi” không có, và sau khi chết cũng vậy mà thôi. Lúc đến không mang theo gì, lúc đi cũng hoàn toàn tay trắng. Tại sao cứ phải tham luyến những gì mình chẳng có đến nỗi tự hại mình và hại người mà không biết?

Chúng ta là những hành khách trên cùng một chuyến xe gọi là “trần thế”, hoặc nói cụ thể hơn là “trái đất” đang lao nhanh trong vũ trụ mênh mông, và đến ga đã ghi trong vé thì phải xuống. Trong chuyến đi, chúng ta sẽ gặp những người mới lên và chia tay với những người đi trước. Nếu chúng ta lỡ xuống trước một, hai ga như đã định, thì đó do lỗi bất cẩn của chính ta. Khi xuống, nên nhanh nhẹn, dứt khoát, vui vẻ vẫy chào những người còn lại, và cảm ơn họ đã trò chuyện vui đùa giúp đỡ và cả những người ganh ghét, chống đối ta.

Hiểu được như thế thì mới cởi mở được đầu óc bó cứng, và chúng ta mới thật sự là sống. Nếu không có đầu óc cởi mở thì sống cũng như chết. Đầu óc có cởi mở, ta mới có thể học hỏi và suy nghĩ làm sao cho cuộc sống được tốt đẹp. Trong vũ trụ, mọi thứ đều hoạt động. Hoạt động là sống, không hoạt động là chết. Lười biếng sẽ giết chết chúng ta.

Người không còn đầu óc bó cứng sẽ trở nên thanh thản, thơ thới. Người đó không còn bám khư khư vào thành kiến hẹp hòi hoặc giữ mãi những đặc quyền đặc lợi cùng cái ảo tưởng ưng gì làm nấy. Với đầu óc thanh thản, người ta sẽ không tính toán theo ý riêng mà thoải mái chấp nhận những điều thiên nhien xui khiến.

Hãy thuận theo dòng chảy của tự nhiên, và sẽ thấy cuộc sống dễ dàng hơn ta tưởng. Khi rơi xuống nước, nếu không biết bơi thì cứ nằm yên may ra khỏi chết, vì càng vùng vẫy càng chìm xuống nhanh hơn.

Thiên nhiên đã sinh ra và nuôi dưỡng ta, chúng ta có bổn phận phải khiêm tốn và vui vẻ vâng lời. Đến lúc chết thì chết; nếu chưa đến, thiên nhiên sẽ bảo vệ tận tình.

Người không đủ điều kiện thực hành phương pháp Thực Dưỡng, chẳng hạn vì quá nghèo hoặc bị ngăn cản, là người may mắn nhất, vì có lý do hưởng nhiều hạnh phúc. Khó khăn sẽ làm họ càng thêm quyết chí, và một khi đã được, họ sẽ hết lòng biết ơn phương pháp đã cứu giúp họ. Người có thể thực hành Thực Dưỡng một cách dễ dàng chẳng có lòng biết ơn sâu xa như thế. Người nghèo dù nhận được một xu vẫn khắc ghi ơn đức của người cho, trong khi bạc triệu đối với nhà triệu phú lại là vô nghĩa. Bởi vậy, người càng gặp khó khăn thì càng sung sướng, và nhờ lòng biết ơn mà họ giữ được sức khoẻ và hạnh phúc dài lâu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 09:57 AM
Bài viết #28


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CẦN BIẾT LINH ĐỘNG

Người nào cho rằng phương pháp Thực Dưỡng rất khó thực hành thì người đó chẳng hiểu gì phương pháp này cả. Nhưng nếu nghe sao làm vậy một cách máy móc thì cũng chưa phải là người Thực Dưỡng đúng nghĩa. Như tôi đã nói, phương pháp Thực Dưỡng rất dễ áp dụng cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói đây là một phương pháp giúp con người đạt được tự do thật sự trong cuộc sống. Đã là người Thực Dưỡng thì phải có trình độ ăn bất cứ thứ gì mà không sợ mất đi sức khoẻ và hạnh phúc. Chúng ta phải tự định đoạt cuộc đời của chính ta. Nếu cứ nhắm mắt theo mãi cách ăn rập khuôn người khác thì đời sống của ta chẳng còn là của ta nữa. Nói tóm lại, chúng ta phải biết linh động, uyển chuyển tuỳ theo trường hợp hiểu rõ Vô Song Nguyên Lý của phương pháp Thực Dưỡng.

Có lần mọt bà mẹ đến nhờ tôi hướng dẫn chữa bệnh cho đứa con trai. Tôi kê cho bà một thực đơn gồm những thức ăn cần dùng. Bà mẹ làm y theo đó và đứa con lành bệnh. Vài năm sau, khi đã tốt nghiệp đại học luật khoa, cậu con đến thăm tôi. Tôi kinh ngạc nhìn thấy cậu. Một con người bé loắt choắt da nâu đen, cách chào, chữ viết, cử chỉ đều căng thẳng cứng nhắc. Hỏi ra mới biết bà mẹ vẫn bắt cậu ăn uống theo thực đơn gồm những món Dương tính mà tôi đã kê sáu năm về trước...Suốt thời gian qua, mặc dù đứa con đã khoẻ mạnh, bà vẫn tiếp tục cho ăn những món dành riêng cho người bệnh! Kết quả, cậu bé trở thành cực Dương, người khô đét tóp teo như món kinpira (cà rốt và rễ ngưu bàng xắt lát nấu với nhiều tương nước cho đến lúc khô cháy) mà cậu ăn hàng ngày tróng suốt sáu năm trời. Đó là hậu quả của lối áp dụng phương pháp Thực Dưỡng một cách máy móc mà không biết hoặc không hiểu nguyên lý căn bản.

Nếu ta hiểu rõ nguyên lý thì không một khó khăn trở ngại nào ngăn được việc thực hành phương pháp Thực Dưỡng. Khó nhất là cha mẹ hoặc vợ chồng chống đối, nhưng nếu bạn tỏ ra khiêm tốn và thành thật thì rốt cuộc họ sẽ nhân nhượng và chấp nhận việc bạn làm. Nếu bạn không nhún nhường thì làm sao người khác nhún nhường lại bạn.

Đôi khi người chồng tỏ ra phản đối quyết liệt phương pháp Thực Dưỡng, đó là do thái độ không khéo của người vợ. Bạn tưởng mình yêu chồng, thật ra bạn chỉ yêu bạn. Làm sao người chồng có thể nghe những lời nói của một người vợ bướng bỉnh, chỉ cho mình là hơn mà không yêu ông thật lòng?

Có nhiều phụ nữ đến gặp tôi để kể lể về nỗi khó khăn của mình, chẳng hạn câu chuyện sau đây:

“Chồng tôi không chịu để gia đình áp dụng phương pháp Thực Dưỡng. Ông cứ cho mấy đứa con ăn thịt và bánh kẹo. Hơn nữa, ông còn chơi bời với gái điếm và truyền bệnh phong tình lại cho tôi. Vì muốn chữa bệnh này, tôi cố theo phương pháp Thực Dưỡng, nhưng chồng tôi không để tôi yên. Tôi vừa khỏi đợt bệnh này là ông lại mang đợt bệnh khác vì ông chơi gái thường xuyên. Tôi đã sống như vậy suốt hai mươi năm. Tôi phải làm gì bây giờ? Biết xoay sở cách nào đây? Đôi khi quẫn trí tôi muốn tử tự cho rảnh nợ, nhưng không thực hiện dược vì tôi có năm đứa con với một đứa đang nằm trong bụng. Tôi cũng không thể bỏ về nhà cha mẹ vì tôi thấy xấu hổ, hơn nữa tôi sợ cha mẹ tôi khong chấp nhận vì việc này trái với phong tục ở xứ tôi. Tôi không lo riêng tôi mà lo cho bầy con. Tệ nhất là chồng tôi lại tằng tịu với em gái tôi nữa. Tôi biết vì nó vừa mắc bệnh vừa có thai. Thật là cảnh địa ngục! Mới hôm qua, tôi hết lời năn nỉ chồng tôi chỉ nên quan hệ với một cô bồ thôi. Ông cấm tôi nói, và bảo rằng ông muốn làm gì là quyền của ông. Tôi van ông ít nhất cũng nên giữ gìn để khỏi mắc bệnh. Ông bảo: “Tao là một chiến sĩ lẽ đâu hèn nhát đến sợ bị bệnh?” rồi đánh đập tôi. Tôi phải làm sao đây? Biết tính gì bây giờ?”

Tôi nghe những chuyện như vậy không phải là ít, nội trong năm nay đã có sáu lần. Thường người kể là vợ của các vị giáo sư, bác sĩ, cán bộ, thẩm phán, còn vợ các nhà làm ăn buôn bán thì hiếm. Tất cả hình như phạm một lỗi như nhau, đó là ăn uống sai lầm, khiến cho suy yếu sinh lý lẫn tâm lý. Chồng hộ không được thoả mãn gối chăn nên đi tìm nơi khác. Họ cũng không đem lại niềm vui cho gia đình, không tạo được hứng khởi và lòng tin, nên bị chồng đành lấy mọi quyền, kể cả quyền ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng. Thật ra, những người phụ nữ như thế có theo phương pháp này cũng khó mà làm đúng nếu không được giải thích cặn kẽ; chứng minh rõ ràng nhất là người kể câu chuyện ở trên vẫn cứ bị lây nhiễm bệnh phong tình của chồng. Họ ít khi nhận thấy họ khổ là do tự họ mà ra.

Sau khi nghe tôi giải thích, họ hiểu ra mọi chuyện và trở về nhà với tâm trạng sướng vui như tỉnh cơn ác mộng. Kết quả gia đình họ êm ấm hơn, ông chồng đã trở nên tử tế. Nhờ khám phá ra nguyên nhân gây nên cảnh khó của mình, các bà đã đạt được kết quả thần kỳ như thế.

Thật khó mà biến đổi tâm tình của đàn bà, nhưng dựa vào phương pháp Thực Dưỡng, tôi có thể giúp họ tự cải sửa mình thành con người mới. Một khi thể chất được cải thiện do ăn uống đúng đắn, họ trở nên mạnh khỏe và thích hoạt động. Họ sẽ làm việc không biết mệt và lòng luôn rộn rã niềm vui muốn chia xẻ với người khác, nhất là với mọi người trong gia đình. Họ sẽ thấy thương chồng và thoả mãn ý ông. Người chồng thấy được những hành động nồng đượm ân tình của vợ, tự dưng vui lây và nảy sinh lòng biết ơn tha thiết. Cần nên biết đàn ông có bản năng yêu thương đàn bà, vì nàng yếu mềm, hiền lành, nhẫn nhịn. Nhưng ngày nay, phụ nữ muốn trở thành phái mạnh khiến biết bao tai hoạ xảy ra!

Dù sao, nếu khó khăn trở ngại do chồng gây ra thì các bà rất dễ vượt qua, bởi họ làm chủ cái bếp. Nhờ am hiểu Vô Song Nguyên Lý của phương pháp Thực Dưỡng, các bà có thể dựa theo ý ông nấu dọn cho ông những món ông ưa thích, nhưng đã được phối hợp Âm Dương cẩn thận để biến đổi chồng thành ra nhu nhược hay cương cường, yên tĩnh hay xông xáo, thụ động hay tích cực. Nếu các bà từ chối đặc quyền nấu ăn là dại dột vô cùng!..

Như vậy, hạnh phúc gia đình tuỳ thuộc phần lớn vào trí phán đoán của người vợ, vào mức độ hiểu biết nguyên lý của sự sống. Trong lĩnh vực Thực Dưỡng, nếu hiểu được nguyên lý, người ta sẽ thấy việc thực hành phương pháp này hết sức dễ; trái lại, không biết nguyên lý, phương pháp Thực Dưỡng sẽ là xiềng xích buộc ràng khó chịu.

Nên hiểu cho thế giới Thực Dưỡng chính là thế giới thiên nhiên, thế giới tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh cửu, công bình tuyệt đối; và phưong pháp Thực Dưỡng là con đường đưa người ta đến thế giới này. Tuy nhiên, không thể chỉ ngồi nghiên cứu bản đồi hoặc lý thuyết là thấy được lối đi đúng đắn, mà phải dấn thân lên đường với cái la bàn Vô Song Nguyên Lý trong tay, nghĩa là không những suy nghĩ mà còn phải thực nghiệm nữa. Nếu nói riêng đời sống gia đình, thì chính người phụ nữ phải làm việc đó.

Vì hạnh phúc gia đình tuỳ thuộc người đàn bà, nên thật khốn khổ khi người vợ phản đối phương pháp Thực Dưỡng. Ông chồng dù cố gắng bao nhiêu cũng hoá ra vô ích. Chẳng hạn cách nay hai mươi năm, tôi có khuyên một người bạn theo phương pháp Thực Dưỡng, nhưng bà vợ chống đối quyết liệt, không chịu nấu ăn cho chồng theo phương pháp này. Kết quả bạn tôi qua đời.

Người vợ nào như thế trước sau gì cũng hại chồng cùng gia đình, và là mối nguy cho xã hội. Nếu chẳng may lâm vào trường hợp này, người chồng nên sớm ly dị là hơn, vì cải đổi tâm tính của một bà vợ như thế rất khó, mà có cải đổi được thì mộ mình cỏ đã mọc xanh!

Đức Khổng Tử cho rằng: “Đàn bà và hạng tiểu nhân khó mà nói cho họ nghe lời”. Tôi cũng buồn cho ngài, vì chắc hẳn bà vợ của ngài rất là khó tính.

Người vợ áp dụng phương pháp Thực Dưỡng mà không hiểu nguyên lý cũng làm cho gia đình khổ sầu bất ổn, đương nhiên trong đó có cả chính mình.

Thực hành một phương pháp mà không dựa vào nguyên lý là làm càn, mê tín, nô lệ và nguy hiểm.
Nguyên lý và tinh thần của phương pháp Thực Dưỡng nằm ở chỗ công nhận, thực nghiệm và thấu hiểu thiên nhiên, chính đấy là Đạo, là quay về tôn kính Trời Đất.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 10:08 AM
Bài viết #29


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



X. BÍ QUYẾT TRỊ LIỆU

Ông Wago bị lao trầm trọng, chữa hai tháng thì lành.... Ông Tsutsumi mắc bệnh cùi ba mươi năm nay cũng lành...Tướng quân Matsui bị viêm đại tràng, chỉ ba tuần là hết bệnh...Một người vừa bị suyễn vừa bị chàm (lở da) hơn bốn mươi năm đã khỏi bệnh sau một tháng...Rồi ung thư tử cung, ung thư vú, phụ nữ sói đầu, vô sinh, liệt dương, lãnh cảm, phong thấp, viêm khớp, bại liệt, bệnh câm, lao cột sống, lao thận, .... đều khỏi.

Suốt mấy mươi năm tôi đã từng chứng kiến biết bao trường hợp như vậy, những người nói trên cùng nhiều người khác tất cả đều lành bệnh một khi họ chịu ăn ở theo thiên nhiên.

Mỗi lần nghĩ đến những người phương pháp Thực Dưỡng cứu sống cũng như tôi trước đây đã từng thoát chết, lòng tôi lại ngập tràn niềm biết ơn vô cùng.

Theo kinh nghiệm của tôi, bệnh càng nặng thì chữa càng mau lành, vì bệnh nhân có quyết tâm cao; không mấy quan tâm đến vấn đề. Ngoài ra, một số rất ít, khoảng 10%, không thấy kết quả gì trong thời gian chữa trị thường lệ từ bốn đến tám tuần. Họ đến với phương pháp Thực Dưỡng quá trễ và chẳng còn cách nào cứu được. Họ đã chần chờ quá lâu trước khi quyết định, có lẽ họ đã đến số chết Dù sao, cũng có điều an ủi là họ bớt được đớn đau và ra đi êm thắm.

Việc chữa lành thật quá dễ dàng đến nỗi chính tôi mỗi lần nghĩ đến cũng phải ngạc nhiên. Rồi tôi tự hỏi tại sao bao nhiêu người trong đó có tôi lại ngã ra đau yếu và chịu cho bệnh tật hành hạ quá lâu như thế? Thì ra lý do thật đơn giản, tất cả chúng ta đều không biết mối liên hệ tự nhiên giữa thức ăn và sự sống.

Bất cứ ai hiểu được nguyên lý cơ bản của phương pháp Thực Dưỡng đều chỉ biết có người lơ đễnh mới bị bệnh dù không mong muốn. Nhờ hiểu biết phương phàp này, người ta có thể tránh được bệnh hoạn. Riêng tôi, đã bao nhiêu năm nay tôi không hề bị bệnh, nếu bây giờ có dịp ốm đau tôi sẽ mừng vui vô cùng.

Chữa bệnh theo phương pháp Thực Dưỡng chẳng bao giờ tốn thuốc. Dược phòng của chúng ta chính là nhà bếp, còn dược phẩm chữa bách bệnh đó là món ăn thức uống hàng ngày như gạo lứt muối mè, đậu, rong biển, rau củ, tương, nước chè (trà) xanh...

Những người có đầu óc thiên về khoa học chắc hẳn ngạc nhiên và tự hỏi tại sao mấy món ăn tầm thường, đơn giản như vậy lại có tác dụng trị lành nhiều bệnh nan y? Họ thắc mắc: “Vì đâu mà nhiều bệnh nhân suy nhược lại lao vào ăn uống như thế? Bí quyết ra sao?”

Mỗi lần có người mắc bệnh, thân nhân bè bạn thường khuyên: “Cứ bình tĩnh, ráng ăn uống tẩm bổ và nghỉ ngơi cho khoẻ....”, rồi họ cho nào trái cây, nào sữa, nào đường, hầm thịt cho ăn và nuông chìu hết mực. Đúng là “dưỡng bệnh” (nuôi dưỡng bệnh tật)! Nhưng bệnh tật, tuy cần thiết để bào toàn sự sống, lại không phải là đồ trang sức đáng được giữ gìn. Nếu cứ chăm lo kiểu đó, bệnh sẽ kéo dài vô cùng nguy hiểm. Phải loại bệnh ra khỏi cơ thể như vứt bỏ một vật vô dụng; mà thật vậy, khi đã ăn ở phải đạo thì không cần bệnh nữa.

Ai cũng biết muốn sống thì phải ăn, nhưng hầu như chưa ai trả lời cụ thể những câu hỏi sau đây:

Con người nên ăn gì là đúng?

Số lượng thức ăn cần dùng là bao nhiêu?

Ăn như thế nào là đúng cách?

Ăn uống rất quan trọng, không những về phương diện tồn tại, mà cả về tính chất của cuộc sống. Ăn đúng, đời người sẽ lành mạnh an vui. Ăn sai, chúng ta không còn là người đúng nghĩa, nghĩa là mất nhân tính và trở nên yếu ớt, bệnh hoạn, không còn sức làm việc hay vui chơi, nói chúng là khốn khổ!

Về vấn đề ăn đúng, nếu dùng phương pháp phân tích thì khó mà hiểu cho rốt ráo. Nào là chất đạm, chất béo, chất bột đường, sinh tố, chất khoáng, calori.... thôi thì đủ thứ cần phải xem xét. Tuy nhiên, ngay cả các nhà khoa học và các chuyên viên dinh dưỡng cũng chưa có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát cho vấn đề này bằng cách phân tích dưỡng chất.

Thí dụ như chất đạm, thử hỏi đã có hai chuyên viên nào cùng đồng ý về loại và số lượng cần thiết cho loài người chưa?

Sinh tố và chất khoáng cũng vậy. Người phương Tây thường bảo: “Táo (trái pom) ăn rất tốt!”. Nhưng chẳng có ai cho biết nên ăn bao nhiêu táo, ăn lúc nào, nấu nướng và cách ăn ra sao để được “tốt”.

Tôi được biết một bé trai vì ăn quá nhiều táo mà bị lỵ (kiết) rồi chết. Một giáo viên tiểu học cũng mất mạng sau khi ăn ba mươi quả táo theo lời khuyên của y sĩ. Lại có một bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng vì tin tưởng vào công hiệu bổ dưỡng của táo đã từ trần vì ăn quá nhiều loại trái này. Những trường hợp tương tự như thế rất nhiều kể ra thì dài dòng lắm.

Như vậy, cái gì cũng có mức độ vừa phải. Tốt mà dùng quá mức cũng thành tệ hại. Nhưng làm sao để biết vừa phải là bao nhiêu?

Chẳng hạn sinh tố C được cho là cần thiết trong dinh dưỡng. Nhưng nên dùng bao nhiêu? Trong thế gian này không ai giống ai về thể chất lẫn tinh thần, nghĩa là cơ thể của mỗi người mỗi khác; vậy làm sao ấn định được cho mọi người một phân lượng tiêu chuẩn như nhau. Cố tìm cách giải quyết vấn đề này chẳng khác nào vá trời lấp biển.

Nhưng giả sử có người làm được điều đó thì cũng vô ích vì không thể áp dụng trên thực tế. Một số quốc gia có thể sản xuất thực phẩm, như trái cây chẳng hạn, chứa lượng sinh tố C đủ cho toàn dân, nhưng những nước khác thì thiếu, lại có những người không đủ tiền để mua các loại thực phẩm đó.

Như vậy, quan niệm phân tích dưỡng chất rất khó áp dụng vào thực tế lẫn nghiên cứu lý thuyết, cho nên chúng ta cần tìm ra một phương thức khác dễ hơn.

Xưa nay vẫn có nhiều người sống an vui tuy không biết những lý thuyết dinh dưỡng phân tích phức tạp. Ông của ta đâu ăn nhiều thịt, nhiều sữa, nhiều trái cây mà vẫn khoẻ mạnh, sung sướng và có lẽ khôn ngoan hơn chúng ta nhiều. Ngay các loài động vật thấp kém hơn chúng ta cũng sống vui tươi lành mạnh dù chẳng biết một môn khoa học nào cả. Trong khi chúng ta hiện này được trang bị rất nhiều kiến thức khoa học lại xem ra yếu đau bệnh hoạn. Tại sao như thế?

Sự sống vốn đơn giản, nhưng chúng ta đã tự ép mình vào một cuộc sống phức tạp với một đầu óc lo toan đủ thứ và bị nhồi nhét nhiều điều, chẳng han: “Bệnh tật đi đôi với sự dốt nát về khoa học. Bởi vì muốn có sức khoẻ thì phải học hỏi nghiên cứu, mà muón học hỏi nghiên cứu thì phải có tiền, do đó, có tiền mới có sức khoẻ...”. Thế nhưng từ nghìn xưa hàng bao nhiêu triệu con người chẳng từng sống trọn lành khi khoa học còn mới phôi thai đó sao? Vả lại cuộc sống hồi đó đâu có dồi dào tiền của vật chất như ngày nay?

Người ta lại bảo: “Chất đạm động vật và chất vôi rất cần cho dinh dưỡng”. Nhưng hãy xem con bò, nó chỉ ăn cỏ mà vẫn tạo ra được những thứ ta gọi là “rất cần” như thịt, sữa, và cả bộ xương đồ sộ. Đó chẳng phải là điều thú vị hay sao?

Ngày nay, người ta tin tưởng vào khoa học đến độ như mê tín. Nếu giá trị chỉ căn cứ bằng tiền, bằng thịt thì thật là khốn khổ cho chúng ta. Người nghèo sẽ không còn chỗ sống vì không đủ điều kiện tạo ra sức khoẻ để thưởng thức hương vị của cuộc đời. Đời sống bây giờ sẽ như một canh bạc mà phần thắng sẽ dành cho lớp người giàu có, quyền thế và nhiều kiến thức.

Tôi không tin Trời Đất muốn tạo ra tình trạng bất công như thế, mà ai cũng có quyền sống vui sống khoẻ.

Nếu so sánh việc ăn uống của ta bây giờ và của ông bà ngày trước, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi tháy có sự khác biệt lớn lao về thực phẩm. Thí dụ, thực phẩm chính là gạo, xưa được trồng trọt theo tự nhiên, thì nay lại nuôi dưỡng bằng những kỹ thuật nhân tạo như bón phân hoá học, phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Như vậy, chúng ta có thể nghi vấn đề trọng đạt cần tìm hiểu nằm trong phạm vi “tự nhiên” và “nhân tạo”.

Khó chối cãi rằng con người sinh ra, lớn lên và hoạt động là một việc tự nhiên, và chúng ta đồng ý con người nhờ ăn uống mới sống được cũng là việc tự nhiên. Nhưng rồi có một việc rất rõ ràng mà ít ai nhận thấy, đó là trong các loài cây cỏ ở nông trại, loài phát triển mạnh nhất có lẽ là đám cỏ hoang. Người chủ trại phải tốn bao nhiêu thì giờ và công sức để chăm bón cây trồng, thì cũng phải bỏ ra bấy nhiêu thì giờ và công sức để diệt trừ cỏ dại; thế mà chúng vẫn ngang nhiên sinh sôi nảy nở lan tràn bất chấp thuốc hoá học phun rải. Người nông dân nào đã từng khổ sở vì cỏ dại cũng phải công nhân sức chịu đựng của chúng bền bỉ hơn bất cứ loại cây trồng nào dùng cho người ăn.

Chính đấy là bí quyết của sự sống an toàn. Khoa học có vẻ non yếu sánh với năng lực vô biên mà thiên nhiên sử dụng để điều hành vũ trụ.

Để sống và hoạt động, con người phải dựa vào thức ăn.

Để sống được tự nhiên thì phải ăn thực phẩm tự nhiên.

Con người sống tự nhiên sẽ khoẻ mạnh hạnh phúc.

Con người sản phẩm của môi trường thiên nhiên, nên càng sống gần thiên nhiên càng tốt, và muốn an vui lành mạnh thì phải ăn thực phẩm thiên nhiên. Đấy chính là bí quyết của phương pháp Thực Dưỡng.

Vậy thế nào là thực phẩm thiên nhiên? Đó là những món ăn thức uống mà ông bà ta đã dùng từ hàng nghìn năm nay. Thực phẩm thiên nhiên khác biệt nhau tuỳ địa lý và khí hậu của từng nơi, do đó, đã định ra nhiều dân tộc, nhiều hình thức tôn giáo, phong tục tập quán, xã hội và văn hoá khác nhau.

Thí dụ ở Nhật Bản, thực phẩm thiên nhiên đã được xác định qua kinh nghiệm của bao thế hệ, tính ra có độ 800 loại lấy từ núi, sông và đồng ruộng. (Ở Pháp chỉ có 300 loại, Mông Cổ có khoảng 5 loại, ở Việt Nam có hàng ngàn loại), đến nay vẫn còn, chỉ cần tìm là có.

Từ xưa, người Nhật đã phân biệt thực phẩm thành hai hạng: thức ăn chính và thức ăn phụ. Điều này đủ chứng tỏ người Nhật rất am hiểu tầm quan trọng và giá trị của từng món ăn thức uống.

Ngôn ngữ Nhật Bản cũng phản ánh sự am hiểu đó. Chữ gohan (Ngự Phạn) nghĩa là cơm, được dùng để chỉ thức ăn chính (không phải thức ăn phụ). Chữ này tuy dính líu đến việc ăn, nhưng thường ám chỉ gạo lứt, và rộng hơn, là cốc loại.

Theo phong tục Nhật Bản, lúa gạo - thức ăn chính - được mệnh danh là “Thần Toyo-Uke” (Phong Thọ Thần, thần của ấm no). Điều này muốn nói con người nhờ ăn gạo mà hợp nhất với Trời Đất vô biên. Gạo là nguồn sống, là hoá thân của Trời Đất. Người Nhật rất tôn kính hạt gạo và xem là một biểu tượng của quốc gia.

Dĩ nhiên không nên nhắm mắt theo bừa một học thuyết hoặc phương pháp nào dù của ông bà để lại. Ăn ở y theo lời bày dạy là chưa đủ, nhưng gạt bỏ một học thuyết khi chưa nghiên cứu kỹ càng cũng không nên. Có điều phải thừa nhận là trí thông tuệ của ông bà ta đến nay đã bị quên lãng hoàn toàn, hầu như chẳng còn ai để ý đến, và bị gạt bỏ như mọt vật lỗi thời vô dụng.

Có thể gọi phương pháp Thực Dưỡng là một học thuyết bắt nguồn từ quan niệm ăn uống đúng cho loài người (chính thực). Đây là sự tái khẳng định và áp dụng lại minh triết hay trí thông thái ngàn xưa, từ đó tạo ra những hiệu quả kỳ diệu khiến ta bắt buộc phải kết luận rằng: cần phải khơi lại giá trị của quan niệm ăn uống đúng đắn, hộc hỏi và áp dụng quan niệm này trong đời sống hàng ngày. Chúng ta phải ý thức được thức ăn là quan trọng và biết lý do tại sao thức ăn là vô cùng cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta trong hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu khong hiểu như thế, chúng ta không đủ tư cách để có một cuộc sống lành mạnh an vui.

Bí quyết của phương pháp Thực Dưỡng là vậy đó.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 15 2007, 10:09 AM
Bài viết #30


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



XI. CHÂN LÝ LÀ ĐƠN GIẢN

Toàn bộ và tự nhiên là những điều đơn giản.

Trong khi những điều phức tạp là:

- phần tử của toàn bộ.
- những gì liên quan đến con người và do con người tạo ra,
- tư tưởng
- hành động.

Kìa, những chiếc lá xanh bé nhỏ, muôn hình muôn dạng xinh tươi thật tự nhiên, đơn sơ, bình dị. Vậy mà con người không sao bắt chước được. Ta có thể đem chiếc lá ra phân chất, rồi dùng những chất đã biết tổng hợp lại, pha màu và tạo dáng giống hệt chiếc lá thiên nhiên, nhưng còn sức sống, hoạt động sinh hoá và lực tăng trưởng của lá, tất cả đều vượt quá khả năng tạo tác và hiểu biết của con người.

Không một nhà máy nào của con người có thể vừa rút lấy thán khí (carbon dioxide) từ không khí, vừa tự tạo ra dưỡng khí (oxygen), rồi biến đổi tất cả thành ra tinh bột (carbohydrate) nhờ chút ít năng lượng là ánh sáng mặt trời. Vậy mà toàn bộ diễn tiến phức tạp này lại được ngọn cỏ dại tầm thường hoàn thành một cách đơn giản, dễ dàng.

Hãy nhìn xem một cây cổ thụ cao khoảng hai mươi thước, rễ bám sâu vào đất, cành lá sum suê mọi hướng, bão tố thì uốn mình theo hướng gió, xong lại vươn lên như cũ. Đối với cây, mưa là nước ngọt tắm mát, tuyết là áo khoác mỹ miều. Chẳng bao giờ cây phàn nàn phản đối, mà chấp nhận mọi điều cả tốt lẫn xấu với lòng biết ơn thơ thới.

Nhìn từ xa, cây sừng sững giữa trời có đến trăm năm, thật là một cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ mà lại giản dị biết bao! Nếu đến gần quan sát bằng kính hiển vi hoặc phân chất cấu tạo, ta sẽ ngẩn ngơ trước sự kỳ diệu vô vàn phức tạp qua sức hiểu biết của ta.

Con người, cũng do Trời Đất tạo ra, thoạt nhìn thì đơn giản vô cùng: một thân hình với cái đầu và hai tay, hai chân. Nhưng quan sát kỹ mới biết cực kỳ phức tạp! Này, cái bàn tay với năm ngón tay mảnh mai, vậy mà có năng lực tuyệt vời làm ra lịch sử bằng biết bao động tác tốt lành lẫn tội lỗi. Dường như chính công cụ sơ đẳng này đã tạo nên mọi nền văn minh trên trái đất.

Các nhà khoa học đã tìm thấy được những cái mà họ gọi là tim, gan, phổi, ruột, hệ thần kinh... đó chỉ là những cơ phận vật chất bé nhỏ, nằm trong cái bọc bằng da, còn cái sức sống làm cho chúng hoạt hành lại rất phức tạp không thể phân tích.

Trí nhớ còn lạ kỳ hơn nữa. Chúng ta có thể nhớ lại dễ dàng những việc xảy ra ba bốn chục năm về trước hoặc đôi lúc ngâm nga mấy bài hát học từ thuở bé. Hệ thống máy móc nào trong ta ghi giữ những điều đó để rồi khi cần có thể phát lại tức thì? Thật ra, con người đã chế tạo được những chiếc máy ghi âm ghi hình nhưng cồng kềnh rắc rối hơn bộ phận trí nhớ của chúng ta, như máy ảnh dù tinh xảo đến đâu cũng không thể nào sánh được với đôi mắt người vừa giản dị vừa phức tạp.

Sản phẩm do con người tạo ra, hình thức thật rắc rối nhiêu khê: nhà cửa đủ kiểu, xe cộ, máy bay, đồng hồ, ti vi, tủ lanh... được lắp ghép bằng vô số bộ phận li ti manh mún, nhưng xem xét kỹ, tất cả đều đơn giản vô cùng.

Sức khoẻ hay sự sống đích thực - vốn là trạng thái tự nhiên của sinh vật - lại rất đơn giản và hoạt động âm thầm, chẳng máy nào do con người tạo ra chạy êm như thế. Nhưng nếu ta cố khám phá sự sống bằng cách phân tích chi li thì chỉ uổng công vô ích, chẳng khác nào tìm hiểu bí mật của thân cây ngọn cỏ.

Chỉ có một việc duy nhất chúng ta có thể làm được và nên dốc sức để làm, đó là khiêm nhường nhận lãnh và vui hưởng món quà sự sống kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho ta. Chúng ta chỉ cần có lòng biết ơn Trời Đất và vui sống hồn nhiên. Ngoài ra, chúgn ta không thể và không nên làm gì hơn nữa.

Thiên nhiên có được dáng vẻ đơn giản bên ngoài nhưng phong phú bên trong chỉ nhờ vào đất, ánh nắng, gió và nước. Con người cũng không cần gì thêm ngoài những yếu tố đó để có cuộc đời lành mạnh an vui.

Buổi sáng ta vừa thức giấc là đã có khách quý đón chào, làm gió mơn man là hơi thở tươi mát của Mẹ Đất, ánh nắng lung linh là tia nhìn trìu mến của Cha Trời. Rồi như trẻ nhỏ vô tư, ta nhấm nháp dòng sữa tốt tươi tiết ra từ bầu vú thiên nhiên là những thức ăn nguyên chất: ngũ cốc, đậu, hạt, rau lá, rễ củ và cỏ cây nhiều loại. Ta thêm ít muối để nhớ lại cội nguồn biển cả của hình hài thể chất. Chỉ bấy nhiêu thứ với một ít nước trong lành lấy từ giếng sâu, khe suối là đủ, chẳng cần gì nữa. Bữa ăn như thế, thật đơn giản và khoan khoái biết bao!

Huong vị thức ăn Thực Dưỡng là hương vị tinh nguyên của tự nhiên, hương vị của thi đạo, trà đạo, hoa đạo và thiền thấm đượm lòng yêu kính đất trời vũ trụ. Món ăn món uống của nghệ thuật nấu ăn Thực Dưỡng trông giản đơn mộc mạc nhưng chứa đựng cả một sự phong phú bên trong, ăn vào nghe thanh tao đầu lưỡi. Người nào không phân biệt được hương vị thiên nhiên với vị mùi nhân tạo của những món ăn thức uống nơi quán tiệm hoặc trong các cửa hàng thực phẩm, chắc chắn phải chịu cảnh khổ đau và bị siết chặt trong mạng lưới nhân tạo, sức khoẻ dần dần hao mòn rồi chấm dứt cuộc đời thật thảm.

Trong thời gian gần đây, người ta đua nhau xuống biển, lên núi, đi chơi ngoài trời vì muốn hưởng cảnh thiên nhiên và bồi bổ sức khoẻ. Nhưng họ lại mang theo nào sôcôla, bánh kẹo, nào rượu, bơ, nào đồ hộp, dăm bông, thịt nhồi, nước ngọt....toàn những món ăn thức uống nhân tạo. Tôi không thể hiểu tại sao họ bỏ thì giờ để hăm hở sống theo thiên nhiên mà lại cứ ăn uống những thực phẩm nhân tạo trái thiên nhiên. Như vậy chẳng khác nào tốn công mua vé tàu đi Tokyo, để rồi nhắm mắt leo lên tàu chạy theo hướng ngược lại.

Nguồn nguyên liệu của sự sống là ánh nắng, không khí, nước, đất và thức ăn, trong đó thức ăn là quan trọng nhất vì là kết tinh của bốn yếu tố kia. Ánh nắng, không khí, nước và đất thiên nhiên trong lành không đến nỗi khó kiếm, nhưng hiện nay tìm cho ra thức ăn thiên nhiên nguyên chất là cả vấn đề.

Hầu hết lượng thực thực phẩm chúng ta ăn ngày nay đều được sản xuất, chế biến và bảo quản theo cách thức nhân tạo, chưa kể những thứ từ xa đưa đến. Chẳng hạn lúa gạo là thức ăn chính của chúng ta không còn là thiên nhiên nữa, tất cả đều bị bón phân hoá học, phun thuốc trừ sâu và ngấm hoá chất tổng hợp kích thích tăng trưởng (theo các nghiên cứu khoa học mới đây, người ta nhận thấy cây lương thực trồng cách này làm hư đất, phá cân bằng sinh thái, phí tổn cao và có ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ người dùng hay thú nuôi, nên một số nước, kể cả một số tiểu bang ở Mỹ đã ra những đạo luật cấm dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu và một số chất kích thích – LND). Rau củ và trái cây cũng vậy, chúng mau hư bủn, tuy to nhưng hương vị nhạt nhẽo. Còn bánh kẹo bày bán ở các cửa hàng, chợ búa làm toàn bằng bột xay xát trắng với đường cát tinh hoặc đường hoá học và tẩm màu nhân tạo (nhiều bác sĩ đã lên tiếng báo động về tác hại của các loại đường và phẩm màu này đối với cơ thể con người, chúng có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng kể cả ung thư – LND).

Tất cả thực phẩm trái thiên nhiên tuy không giết người tức khắc, nhưng chắc chắn làm sức khoẻ hao mòn dần. Bởi vậy, dùng chúng là tự sát, và sản xuất ra chúng là phạm tội sát nhân.

Các bậc thánh hiền vẫn thường khuyên “Trở về với thiên nhiên”, nhưng lối dạy bảo của các ngài dã trở nên trừu tượng huyền bí đối với con người ngày nay, nên chẳng mấy ai theo được rốt ráo.

Có người bỏ không dùng những tiện nghi của thế giới văn minh như xe hơi, máy thu thanh, ti vi, điện thoại, bếp điện, quạt máy, nhưng đó chỉ mới thay đổi một phần cuộc sống phớt qua bên ngoài. Dù ta có sống y hệt như loài thú hoang không cắt tóc cạo râu, không tắm rửa, không mặc quần áo, ngủ trên cỏ, đắp lá khô, thiên nhiên vẫn tránh xa ta.

Tuy nhiên, để trở về được thiên nhiên đâu cần khổ công như vậy. Tất cả rất đơn giản, chỉ cần làm cho cơ thể hoà theo nhịp sống tự nhiên, mà không cách nào tốt hơn là ăn uống thực phẩm thiên nhiên.

Thế giới sinh vật chịu sự chi phối của luật Trời Đất: thân thổ bất nhị, nghĩa là cơ thể và môi trường sống không tách rời nhau. Cá nhân nào, dân tộc nào không hiểu biết luật này phải hứng chịu sự trừng phạt, bị bệnh hoạn, suy thoái và đào thải vì không thích nghi được với hoàn cảnh môi trường. Bất cứ ai trên trái đất này muốn sống được sung sướng khoẻ mạnh, thì trước tiên phải biết hoà mình vào hoàn cảnh, ăn ở không xa rời tính chân chất trật tự của thiên nhiên.

Nên tìm cho được thực phẩm thiên nhiên có tại địa phương mình đang sống, không nhiễm thuốc trừ sâu, không có phân hoá học, không bị phun tẩm hoá chất bảo quan hoặc thêm các chất phụ gia tổng hợp.

Muốn sống trong cõi đời này - một cõi đời thật vui nhưng cũng rất nghiêm khắc vì không để cho ai thoát sự trừng phạt nếu người ta bơi ngược dòng chảy của sự sống, vi phạm trật tự của vũ trụ - ta phải hướng về thiên nhiên và không bao giờ được quên việc đó.

Trong thế giới vật chất có hai quan điểm cùng tồn tại bên nhau nhắc ta nhớ lại Âm và Dương cùng hiện diện ở mọi nơi mọi lúc.

Quan niệm thứ nhất có tính chất máy móc, phân tích, khoa học, cho rằng mọi vật đều tách biệt: tách biệt nhau và tách biệt với con người. Hơn nữa, mọi vật theo quan niệm này, không những tách biệt mà còn được tạo ra để cung phụng cho ý thích của con người. Với lập luận này, con người sinh ra kiêu ngạo, áp chế lẫn nhau và chinh phục thiên nhiên trong sự cố gắng vô vọng kiếm tìm sức khoẻ và an lạc. Kết quả người ta chỉ bắt gặp bệnh hoạn, đau buồn và chiến tranh.

Trong khi đó, quan niệm thứ hai có tính chất tâm linh, tổng hợp vô biên, cho rằng mọi vật đều chung làm một. Thiên nhiên là Trời Đất, Trời Đất là Chân lý. Chân lý là cái trật tự muôn thuở đã đơn giản hoá đến tột bực sự phức tạp vô cùng của vũ trụ.

Hiểu được điều này, bạn sẽ thành thi sĩ. Bạn sẽ cảm được vẻ mỹ lệ tuyệt vời của thiên nhiên đến nỗi cuộc đời bạn là cả môt bài thơ và những gì bạn viết ra cũng tràn đầy thi vị dù bạn không cố ý.

Ai cũng có quyền biết được Chân lý. Vì vậy, Chân lý không thể phức tạp, mà phải đơn giản. Bởi thế, một nguyên tắc dưỡng sinh đơn giản như phương pháp Thực Dưỡng có thể gọi là chân lý.

Sức khoẻ không chỉ là không có bệnh tật, mà là một trạng thái quân bình được duy trì một cách dễ dàng tự nhiên, và đó là trạng thái bình thường trong vũ trụ. Sức khoẻ là tự nhiên, đơn giản, đồng nghĩa với trật tự, không thể và không cần chế tạo bằng máy móc, thuốc men hoặc bất cứ công cụ khoa học nào.

Nếu sức khoẻ là tự nhiên, thì còn gì thích hợp và đúng đắn cho bằng dùng phương pháp đơn giản theo thiên nhiên để tạo được trạng thái quân bình khoẻ mạnh đó?

Nhờ trực giác, chúng ta cảm thấy được sự hiện hữu của thiên nhiên, Trời Đất, của Vũ Trụ Nguyen Toàn, mà không cần dựa vào bằng chứng vật chất. Tâm linh, tâm hồn và tâm trí ta trực cảm hay nhận ra điều đó theo một cách thức vượt qua luận lý. Thật ra, trực giác là sự thể hiện của chính cái Nguyên Toàn đó.

Cơ thể chúng ta là một phần của Toàn Thể. Cơ thể có được là nhờ có Toàn Thể. Toàn Thể là thiên nhiên, và Thiên Nhiên Toàn Thể là tâm linh của chúng ta.

Biết đến Trời Đất, nhớ tưởng Thiên Nhiên, hiểu được Toàn Thể, đó là sự minh triết tột cùng của con người có thể khát khao đạt đến. Hình thức tu rèn dễ nhất để đạt được sự minh triết như thế là nhờ ăn theo phương pháp Thực Dưỡng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V  < 1 2 3 4 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 06:29 PM