IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Trị liệu bằng Thực dưỡng, Luận án tiến sĩ Y khoa theo phương pháp Thực dưỡng
Thelast
bài May 30 2007, 09:51 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Bác sĩ Nguyễn Văn Thụy



TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG




LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y KHOA
THEO PHƯƠNG PHÁP OHSAWA





Luận án tiến sĩ y khoa của bác sĩ Nguyễn Văn Thụy trình hội đồng giám khảo tại Huế ngày 6-8-1972 - Luận án đầu tiên tại Việt Nam và có lẽ cũng đầu tiên trên thế giới về phương pháp Ohsawa





1973
Nhà xuất bản Anh Minh
8 Lê Lai - BP, 27 Đà Nẵng


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 09:52 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lời nhà xuất bản

Trong đặc san SỐNG VUI số 44 của Nhóm Gạo Lứt Huế (dời vào Đà Nẵng sau tết Mậu Thân) đã cho độc giả thấy một việc mới lạ nhất trong Y giới Việt Nam là ngày 6.8.72 vị bác sĩ trẻ tuổi Nguyễn Văn Thuỵ đã trình Hội đồng Giám khảo Huế một luận án chưa từng có: “TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG”! Một luận án lấy sự chữa bệnh bằng phương pháp Ohsawa, không dùng thuốc, vị bác sĩ ấy đã chữa lành được bệnh mà y học phương Tây đã bó tay.

Luận án này chúng tôi nhận thấy là một luận án mở ra một kỷ nguyên mới trong y học Việt Nam, chưa nói cả thế giới, vậy xuất bản để ghi một dấu lớn trong trang lịch sử nước nhà. Con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, bác sĩ Nguyễn Văn Thuỵ mò lặn trong biển y học phương Tây lại có biệt nhãn nhận thấu chỗ vô tiền khoáng hậu của phương pháp Ohsawa, tìm ra được chân lý trong việc thực sự cứu người, có được một giá trị đặc biệt, chẳng phải ôm ấp cái học “tìm bánh mì” như Ohsawa tiên sinh thường chỉ vào hàng “học máy nói”. Nhưng dám chắc bác sĩ Thuỵ sẽ được nhiều người biết đến, vì rằng “cái lộc nằm trong sự học” (học giả lộc tại kỳ trung).

Quyển sách này, quyển sách thứ 2 chúng tôi được hân hạnh xuất bản. Một điều hẳn độc giả lưu ý là quyển luận án này chúng tôi chỉ cần in phần lý- thuyết , không in phần ở trước và phần chứng minh cụ thể các chứng bệnh và phần lâm sàng ở sau gần 50 trang.

Nhà xuất bản


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:06 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG

Nói đến thuyết âm dương , chúng ta không thể không đề cập đến vũ- trụ- luận của triết- học trung- hoa . Đaij để có 3 thuyết luận về căn nguyên của vũ- trụ ; một thuyết lấy đạo làm căn nguyên gọi là duy-lý . phái khác lấy thái cực làm căn- nguyên gọi là phái Duy-khí, còn phái thứ ba lấy tâm làm căn- nguyên của vũ- trụ gọi là phái Duy- Tâm .Mặc dầu những dị biệt giữa những học phái, điều thống nhất giữa các vũ-trụ luận là một nhất nguyên luận tuyết đối. vũ-trụ được điều hành bởi một nguyên- lý tuyệt đối mà ta có thể gọi là thái-cực, Đạo hay tâm cũng được, vì với Tuyệt đối ngôn ngữ đều dứt băt,các ý nghĩ đều không thể nào đạt tới được.

Giáo sư ohsawa ( 1893- 1956) đã tập-đại- thành tất cả những vũ- trụ- luận trên vào một nguyên-lý duy nhất gọi là “Vô song nguyên lý ‘’’.Theo truyền thống Đông phương mọi nhận thức được truyền bằng độc giác chứ không truyền bằng đường lối lý trí ta có thể giải thích, hệ thống hoá và phổ biến được,nhưng chỉ có lối nhấn thức bằng trực giác mới có thể thấu triết được đến vị trí của sự vật trong vũ- trụ.

Nhưng nếu cái tuyệt đối đó là trên tất cả ngôn ngữ và tư tưởng thì cái biểu hiệu cuả nó giữa vạn vật trong vũ- trụ chúng ta lại có thể hiểu thấu được vì nó tuân theo những quy luật nhất định.Cái tuyệt đối đó là tuyệt đối linh động,luôn luôn biến hoá.Quy luật của sự biến hoá này được tượng trưng bằng những biểu tượng chép trong kinh Dịch.chúng ta có thể nói rằng Kinh Dịch là nguồn gốc của tất cả khác khoa học đông phương nhất là y học. Mở đầu các sách thuốc các, các y-sư thường nói ; Không học Dịch không thể nói đến thuốc’’( bất học dịch bất khả dĩ ngôn y) Vậy dịch là gì? Dịch không phải là một số ngôn từ hay quái hào, mà Dịch là những biến thiên từ nhân thân đến vũ-trụ, từ các cực nhỏ đến cực lớn.Muốn hiểu Dịch phải hoà đồng với tạo vật, bỏ đi những tư dục, nhưng biên kiến. Kinh Dịch viết “ Dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái". Vậy Dịch tức là đại lịch trình biến hoá trong vũ trụ mà khởi điểm là Thái cực tức là cái tuyệt đối và từ đó sinh ra Lưỡng- nghi tức là hai khí âm Dương. Âm và Dương là hai yếu tố ngược nhau về tính chất tiềm phục trong Dịch. Không có một sự biến hoá nào trong vũ-trụ mà không có Âm Dương,từ nhân sự cho đến sự vận hành của mặt trời, mặt trăng. Giáo Sư Ohsawa sau khi tự chữa cho mình lành các bệnh ho lao, ung thư dạ dày… mà các bệnh viến bó tay, nhờ cách ăn uống phải phép,từ đó ông hy sinh cả cuộc đời để chuyên tâm nghiên cứu Dịch lý và Đông y. Theo ông thì nguyên lý Âm Dương có thể áp dụng vào các ngành sinh vật học, sinh lý học, y học, nông nghiệp,vật lý hạch tâm, hoá học v..v... làm sao mọi thứ đều thống hợp nhau thay vì chia biệt ra hay tổ chức thành từng môn khoa học chuyên môn. Trải qua 48 năm thuyết giảng khắp thế- giới về con đường Trung đạo để đưa đến sự tự do cô biên, công bình tuyết đối, hạnh phục vĩnh cửu, nhờ đó mà hàng vạn người đã chữa khỏi những căn bệnh gọi là nan-y vào công việc ăn uống hàng ngày của bệnh nhân.

Tháng 5 năm 1965 Giáo Sư Ohsawa đã bất thần đến Việt Nam lần đầu tiên tại Huế và cũng trong dịp này chúng tôi mới biết đến phương pháp trị liệu bằng dinh dưỡng. Sau khi thực nghiệm trên chính bản thân mình, tháng 10/1971 chúng tôi đem áp dụng phương pháp trên vào một bệnh nhân. Sau khi xuất viện vì không có thuốc Busulfan và đề tài này đã được Giáo sư Bùi Duy Tâm bảo trợ trong chiều hướng tổng hợp Đông và Tây y tại trường Đại Học Y khoa Huế .


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:16 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG

Nguyên lý Thái- cực chia vạn vật ra làm hai nguyên tính tương phản ; Âm và Dương. Đó là hai yếu tố căn bản tương phản để sáng tạo, khích động, phá hoại và tái sinh vạn vật trong vũ trụ.Yếu tố nếu có Âm lực nhiều hơn Dương lực thì gọi là Âm và trái lại thì gọi là Dương. Âm Dương luôn luôn tương đối.A có thể Âm đối với B, nhưng có thể Dương đối với C. Tất cả sự vật ở vũ trụ này đều tuỳ thuộc vào tỷ lệ phương thức phối hợp hai yếu tố Âm và Dương đều là sản phẩm của hai năng lực tương phản căn bản trên.

Nói một cách khác, tất cả những hiện tượng và tất cả những đặc tính của mọi vật đều là biểu hiện do hai năng lực căn bản ảnh hưởng; Dương lực hướng tâm và Âm lực ly tâm.

Năng lực hương tâm Dương phát sinh những hiện tượng sau; nhiệt ( cho nên có hoạt động những thành phần phân tử ), sự co rút, trọng lượng (cho nên có khuynh hướng hạ xuống ), hình dáng dẹp thấp nằm ngang.

Năng lực ly tâm Âm; lạnh ( làm chậm lại sự chuyển động các thành phần phân tử ), sự dãn ra, sư bành trướng ( cho nên có khuynh hướng thẳng lên ), nhẹ ( lên cao trong một chỗ nào đó ), hình dáng rộng lớn, cao trong, chiều thẳng đứng.

HINH THỂ

Mọi vật trong vũ- trụ đều có một hình thể, một màu sắc và một trọng lượng đặc biệt,

Hình thể dài theo chiều thẳng đứng thì Âm và chịu ảnh hưởng của ly tâm lực Âm, cùng hình thể ấy mà đặt năm ngang thì Dương vì chiu ảnh hưởng của hướng tâm lực Dương.

Hình vẽ

A,B,C,D, là những hình thể nằm
thẳng đứng, nghĩa là ly tâm lực có
ưu thế.

E,F,G,H, đều nằm ngang tức là
hướng tâm lực có ưu thế.

Từng cặp một, những hình thể ây tuỳ
diện tích đồng nhau nhưng lại tương
phản cái này thì Dương cái kia thì
Âm.

TRỌNG LƯỢNG

Cái gì càng nặng thì càng chịu ảnh hưởng của hướng tâm lực Dương, cái gì nhẹ thì ly tâm lực Âm chiếm địa vị ưu thế. Một vật càng nhẹ thì càng Âm và càng nặng thì càng Dương.

MÀU SĂC

Trước một mầu sắc mà ta thấy nóng hơn cả và trước một màu sắc mà ta cảm thấy lạnh hơn cả, đó là hai cực đoan của Dương và Âm. Còn những màu sắc đỏ, da cam, vàng, lục, xanh, chàm, tím thì nằm giữa hai cực đoan đó.

Ngoài ra ta cũng có thể phân loại ánh sáng và các tia bức xạ tuỳ theo độ dài sóng ( longue- d’onde). Độ dài sóng càng dài càng Dương (đỏ, tia hồng ngoại).

Ta cũng có thể phân định Âm Dương các sự vật theo tỷ lệ K/Na, Tỷ lệ tốt nhất K/Na là 5.Những thực phẩm mà K/Na lớn hơn 5 đều Âm và những thực phẩm nào có tỷ lệ số dưới 5 thì Dương (gạo;4,5 khoai tây; 512, chuối; 840, cam; 570, thanh trà, bưởi; 396,6),Nhưng làm sao có thể phân định K là Âm và Na là Dương ? Giáo sư Ohsawa đã xác định được về lực lượng cũng như về phẩm nhờ phương pháp thực nghiệm về canh nông sinh vật học, vật lý, và nhất là nhờ phép phân quang. Na coi như biểu thị cho nhóm Dương và K cho những nguyên tố Âm. Tác dụng K/Na rất thực dụng, vì K và Na được tìm thấy trong hầu hết các hoá hợp,

NƯỚC

Nếu tất cả các thành phần khác đều bằng nhau,vật nào chứa nhiều nước thì Âm hơn vật chứa ít nước. Nước bốc hơi không ngừng vì nó bị ly tâm lực chi phối tức Âm.Cái gì chứa càng nhiều nước càng mềm, như vậy nghĩa là kém hướng tâm lực và nhiều ly tâm lực.

SỰ PHÂN PHỐI ĐỊA LÝ

Những gì ở các miền lạnh, những sịnh vật,thảo mộc, dễ sinh sản và dễ mọc trong những xứ lạnh thì Dương, so với những sinh vật, thảo mộc thích hợp với xứ nóng hơn. Bệnh thổ tả thường có nhiều ở xứ nống hơn các xứ lạnh, như vậy xứ nóng có nhiều sản vật Âm hơn nơi các xứ lạnh; bệnh thổ tả do sự lớn to bất thường của ruột ( sự nở to, bành trướng luôn luôn là Âm) gây ra do các yếu tố Âm( về vât lý, hoá học, sinh lý, vi trùng) mà yếu tố chính là thực phẩm.

Những dân tộc miền Bắc thường có một sức chịu đựng về thân thể dẻo dai hơn dân tộc miền Nam. Vì họ được ăn uống nhiều thức ăn Dương là những thứ sinh sản dễ dàng hơn ở một khí hậu Âm hơn là những thực phẩm Âm. Vây chúng ta có thể hiểu tại sao 5 “ Đại trường thành “ đều được xây cất do những dân tộc miền Nam để kháng cự lại những quân man rợ, vũ phu ( Dương ) từ miền Bắc xuống ( trong đó có chiến luỹ Maginot và Vạn lý trường thành ). Âm sinh ra Dương và Dương sinh ra Âm là nhiệm mầu của tạo hoá. Cho nên đàn bà là Âm lại có noãn- tử Dương ( noãn-tử tròn ) đi xuống,đi chậm, và đàn ông Dương lại có tinh trùng Âm( tinh trùng hình thể dài, đi lên, đi nhanh). Người ta cũng nhận thấy gần biển( nhiều Na Dương) thì đàn bà nhiều hơn đàn ông mà ở núi thì đàn ông nhiều hơn đàn bà. Cho nên chúng ta có thể hiểu dễ dàng vỉ sao ở Tây- Tạng lại có phong tục đa phu.

MÙI VỊ

Chúng ta có thể phân biệt được Âm Dương qua mùi vị. Theo thứ tự từ Âm đến Dương; nóng hay cay ( quả ớt đỏ gây ra cảm giác nóng làm dãn các mao quản và tăng sự tuần hoàn của máu )- chua- ngọt dịu- mặn- đắng.

Tóm lại chúng ta có thể phân bịêt được Âm Dương trong các thức ăn cũng như trong tất cả các sinh vật, hiện tượng tuỳ theo màu sắc, hình dáng, trọng lượng,sức chứa nhiều ít nước. sự phần phối địa lý, mùi vị. Ngoài ra chúng ta cũng có thể xác định giá trị của chúng nhờ xét các tỷ số K/Na.

Sau đây chúng tôi xin nêu ra môt ít so sánh tương đối về Âm Dương và những định luật về Âm Dương của Giáo Sư OHAWA.

ĐẶC ĐIỂM ÂM DƯƠNG
Khuynh hướng ------------------------ sự bành trướng ------------------------ sự co rút lại
vị trí ------------------------ ở ngoài ------------------------ ở trong
Cấu tạo ------------------------ Không gian ------------------------ thời gian
Chiều hướng ------------------------ Hướng lên cao ------------------------ Hướng xuống thấp
Hình thể ------------------------ Dọc ------------------------ Ngang
Màu sắc ------------------------ Tím ------------------------ Đỏ
Nhiệt độ ------------------------ Lạnh ------------------------ Nóng
Trọng lượng ------------------------ Nhẹ ------------------------ Nặng
Yếu tố ------------------------ Nước ------------------------ Lửa
Nguyên tử ------------------------ Âm điện tử ------------------------ Dương điện tử

Nguyên tố hoá học; hình vẽ


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:18 AM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



SINH VẬT VÀ SINH LÝ HỌC

Cơ thể ÂM DƯƠNG

Thảo mộc Động vật
( Diệp lục tố) ( huyết cầu tố )
Canh nóng Rau cỏ Cốc loại
Tính chất Cài mái Đực, trống
Thần kinh dinh dưỡng Trực giao cảm Đối giao cảm
Sự vận động Châm Mau
Sinh đẻ Mùa lạnh Mùa nóng
Vị Cay, ngọt Mặn, đắng
Sinh tố C, B D,K,A
Sinh quán Xứ nóng Sứ lạnh

THẢO MỘC ÂM DƯƠNG

Miền sinh trưởng thường là miền nam Thường là miền Bắc
Hướng mọc Hướng lên cao Hướng xuống thấp
(trên mặt đất ) (bò trên đất)
Hướng lên trên Dọc,thẩng, đứng Nằm ngang
Hướng mọc dưới đất Nằm ngang Nằm dọc
Nước Nhiều ít
Thời gian nấu chín Nhanh chậm
Bề cao Cao thấp
Biến đổi do nhiệt độ
Màu sắc luc, xanh,trắng, lam,tím Đỏ,da cam, nâu vàng,
Đen.
Tỷ lệ K/Na trên 5 Dưới 5
Sinh tốC nhiều ít
Bộ phận của cây Thân, lá rễ,cây, củ

ĐỘNG VẬT
ÂM DƯƠNG
Hoạt động Chậm Nhanh
Thân hình và mặt Dài Ngắn
Nước nhiều ít
Thái độ thụ động hoạt động
Tiêu cực tíc cực
Sự ưa thích hơn Miền nam Miền Bắc
Tư thế nghỉ ngơi tư thế đứng
Nóng lạnh
Mạch và nhịp thở chậm nhanh
Xương Dài Ngắn
Bắp thịt mềm cứng
Thân nhiệt Thấp Cao
Máu lỏng đặc
Sự tăng trưởng nhanh chậm
Nơi sinh trưởng Nóng lạnh
Thực phẩm Rau, cỏ,đồ,trái Thịt
Tiêu thụ dưỡng khí ít nhiều


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:20 AM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BẢY NGUYÊN LÝ- CỦA TRẬT-TỰ VŨ-TRỤ

1) Bất cứ cái gì, có thuỷ thì có chung.
2) Bất cứ cái gì,có mặt thì có lưng.
3) Không có một cái gì giống nhau hệt.
4) Bề mặt càng lớn thì lưng càng rộng.
5) Mọi tương phản đều bổ túc cho nhau.
6) Âm và Dương là những sự phân hạngcủa mọi phân cực, chúng tương phản nhau nhưng bổ túc cho nhau
7) Âm và Dương là hai cánh tay của Thái-Cưch . Bảy nguyên lý nầy được bổ túc bằng 12 định lý sau đây để giải nghĩa sự vận chuyển của vũ- trụ tương đối.

12 ĐỊNH LÝ CỦA NGUYÊN- LÝ ÂM DƯƠNG

1)Âm và Dương là hai cực đoan khởi động khi sự bành trướng vô cùng phát hiện ra ở hai điểm tách đôi.
2) Âm và Dương được sinh ra không ngừng do sự bành trướng siêu nghiệm.
3) Âm thì ly tâm, Dương thì hướng tâm.Âm và Dương sỉnh ra năng lượng.
4)Âm hấp dẫn Dương và Dương thu hút Âm.
5)Âm và Dương hoà hợp nhau theo tỷ lệ bất định để tạo ra mọi hiện tượng.
6) Mọi hiện tượng đều phù ảo, đó là những cấu tạo hết sức phức tạp và luôn luôn biến dịch các phân lực Âm và Dương. Vạn vật đều không ngừng nghĩ.
7) Không có gì hoàn toàn Âm hay hoàn toàn Dương.
8) Không có gì trung hoà, Âm và Dương phải có một bên lấn hơn.
9) Sự thu hút tỷ lệ vơi hiệu số của hai phân cực Âm và Dương.
10) Âm đẩy lùi Âm và Dương xua đuổi Dương. sự đẩy lùi hay hấp dẫn tỷ lệ ngược với hiệu số của hai năng lực Âm Dương.
11) Với thời gian và không gian, Âm sinh ra Dương và Dương sinh ra Âm.
12) Mọi vật thể đều Dương ở trong và Âm ở ngoài.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:21 AM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



DIỄN DỊCH HOÁ HỌC CỦA ÂM DƯƠNG


Hoá học là một môn khoa học mà Phục-Hy và các vị đế vương xưa đã thích nhất. Chúng ta có thể nói rằng hoá học là căn bản độc nhất của khoa học tối cổ Trung- Hoa. Có điều khác biệt với hoá học hiện đại là nó truy tầm bản chất của vật thể là căn nguyên đặc tính của nó. Chúng ta xẽ xét đến quy luật của Phuc-Hy để diễn dịch vào hoá học hiện đại thì chúng ta xẽ thấy làm lạ lùng cho trí thông minh của Phục-Hy. Và nếu chúng ta tưởng tượng những cách thí nghiệm các chất hoá học, đơn sơ chất phát và quê vụng thì ta còn ngạc nhiên nhiều hơn nữa.

Theo nguyên lý Âm Dương chúng ta không nên quá thiết tha vào nguyên tố, mà chỉ tim những cái gỉ đã phát sinh ra nó, và cũng không nên lập một giả thuyết nào. Đối với Giáo Sư Ohsawa những phóng xạ tuyến do nguyên tố phất ra trong những điều kiện cũng như thế, hình như nó biểu thị bản tánh của Tây- Phương đã nêu lên. Phận quang học cho chúng ta một trắc- độ- suất những hoạt động Âm và Dương. Ngoài ra chúng ta cũng biết rằng quang tuyến dài (đỏ) và quang tuyến ngắn (tím) đối kháng nhau; quang tuyến dài có tính kích thích và phát nhiết nhiều hơn.Quang tuyến ngắn có tính êm dịu và ít phát nhiệt. Vì thế,cái trước thuộc Dương, cái sau thuộc Âm. Như vậy chúng ta có thể xem phân quang đồ như môt hình ảnh của bản chất thân mật của vật ( sắc tức thị không).


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:23 AM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



PHÂN LOẠI PHÂN QUANG HỌC

Hình vẽ

Bản đồ đã làm theo sách (L’Atlas Typischen Spectren) của Bác sỹ T.M Eder và Giáo sư Valenta. Bản đồ chia làm 6 hàng; hàng thứ nhất kể từ trái qua phải gồm có những ( ………); hàng thứ hai gồm có từ 6499đến 6000; hàng thứ 3 gồm từ 5999-5750; hàng thứ 4 những (..) từ 5749-4820; hàng thứ 5 từ 4819- 4290; hàng thứ 6 (……….) . Một hàng tưởng tượng ở hàng giữa màu lục chia bản đồ làm hai phần. Những nguyên tố đặt phia trái đường gạch này có tính chất Dương còn bên phải đường gạch là Âm.

Chúng ta có thể tóm tắt về phương diện hoá học bằng một vài đề nghị đơn giản nhờ đó chúng ta có thể giải thích được những phản ứng hoá học..
1)- Tất cả nguyên tố đều có hoạt động riêng của nó như hoạt động Dương hay hoạt động Âm.
2)- Hoạt động Dương và hoạt động Âmphản đối nhau.
3)- Hoạt động Dương và hoạt động Âm thu hút lẫn nhau. Nếu gặp một vật ở vào trạng thái bất biến tức là hoạt động riêng của nó bị hoạt động tương phản làm trung hoà trong chốc lát.
4)- Tất cả nguyên tố hoá học và tất cả nguyên tố động lực vật lý đều có quan hệ với hoạt động Dương hay hoạt động Âm, người ta không thể luận giải phân tích ra từng nguyên tố hay từng nguyên động lực được.
5)- Tất cả nguyên tố càng xa bao nhiêu thì hấp lực càng nhiều bấy nhiêu.
Ví dụ; (…………………….) cho chúng ta thấy sức thu hút hay sức đẩy thay đổi với khoảng cách phân chia các nguyên tố trên bản đồ. Khoảng cách từ 0 và Cu ngắn hơn khoảng cách từ 0 đến H nên H sẽ bắt lấy 0để cho (….).
6)- Những nguyên tố càng gần nhau thì sức đề kháng càng mạnh.
7)- Những nguyên tố có đặc tính cùng một hoạt động càng gần nhau thì không kết hợp nhau được Muốn kết hợp nhau thì phải sắp đặt nó có một căn nguyên hoạt động Âm nếu nó là Dương, và hoạt động Dương nếu nó là Âm. Ví dụ:

C và H đều là hai nguyên tố rất Dương vì độ dài sóng cùng dài nên muốn kết hợp thì phải dùng tia tử ngoại độ (rayon ultraylolet)rất ngắn mới được.

2H (Dương) (………….. ………………….)

N và O đều Âm, ở gần nhau, có độ dài sóng ngắn nên không kết hợp nhau được. Muốn kết hợp phải đun nóng lên.

N (Âm) (……………………………………………………………………
………….).

Trong thời đệ nhị thế chiến, vị kỷ sư trưởng phòng hoá học viện kỹ thuât Mitsubisi, một công ty kỹ nghệ lớn ở 0saka có hỏi ý kiến Giáo Sư 0hsawa về cách hoà hợp các nguyên tố thế nào để có được một chất dầu nhớt không đông đặc ở nhiệt -80 trong các chiến xa. Vì kỹ sư đã dành hai năm trường để nghiên cứu kế hoạch ấy và đã thí nghiệm vô hiệu quả. Sau khi xem xét các dự kiện theo nguyên lý Âm Dương. Giáo Sư 0hsawa đã vẽ cho ông ta một hướng đi mới cho sự tìm tòi ấy. Ít lâu sau đó, sau khi theo lời chỉ dẫn, ông ta đã phát kiến được một công thức điều chế rất tốt; chất dầu được chế ra trong sư thành công rất toàn vẹn.

8)- Một nguồn rất mạnh của hoạt động Dương là hơi nóng có thể thay đổi dấu hiệu tất cả hệ thống Âm, cũng như tia tử ngoại (Âm) đối với hệ thống Dương.

9)- Na tượng trưng cho loại Dương, K tượng trưng cho loại Âm.

10)- Những nguyên tố nằm khoảng giữa trung tâm bản đồ có quan hệ ít nhiều quân bình của hai hoạt đông Âm Dương, và do đó chúng ta có thể hiểu vì sao người ta hay dung những nguyên tố này làm chất xúc tác trong phản ứng hoá học

C, N2, Hb ÂM DƯƠNG

Theo Giáo Sư Louis Kervran thì N2 của không khí tiếp xúc với mặt kim loại đốt nóng sẽ ở trong tình trạng có thể chuyển hoá ,trong một thời gian ngắn. Làm sao có thể giải thích tình trạng có thể chuyển hoá nây?

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG ĐẦU TIÊN; nhiệt Dương sẽ làm dãn nở phân tử N2 ( tác dụng Âm) bằng cách tách xa hai nhân ra.

TAC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 2; nhiệt độ Dương sẽ giảm đi sức kết hợp hoá học giữa hai nguyên tử của phân tử( tác dụng phân tán Âm).

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 3; nhiết độ Dương kéo dài hai nhân đến lúc có thể chia cách thành hai phần, một phần là C và một phần là (tác dụng Âm ).

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 4; hai phần của C ( nặng Dương) sắp đặt ở vị trí ngoại biên (vị trí Âm) và hai phần của Deuterium (nhẹ ,Âm) ở vị trí trung tâm (vị trí Dương) điều này có tác dụng khiến hai phần của Deuterium xáp lại gân.

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 5; lạnh bên ngoài A làm gần lại hai nhân 14N bền vững và tăng cường sức nối hoá học của phân tử N2 (các tác dụng Dương).Năm tác dụng này được giải thích bởi sự kiên; nóng, lạnh và vị trí tương đối tác dụng từ bên ngoài nghĩa là bởi phản ứng Dương sinh Âm và Âm sinh Dương

Trong trường hợp các yếu tố tác dụng từ bên trong thì dễ khác đi, như sự già cả (thời gian)và thực phẩm hấp thụ (Ăn uống ); các yếu tố này tác dụng bằng tác động (Sự già Dương,thực phẩm Dương cấu tạo cơ thể Dương; sự trẻ Âm, thực phẩm cấu tạo Âm cơ thể vv..)

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 6; Sự già yếu tố Dương tức là tuổi, thời gian thường thường làm co rút các phân tử có thể chuyển hoá thành những phân tử bền vững N2( tác dụng Dương).Tác dụng Dương của sự già thêm vào tác dụng Dương tương tự của sức lạnh bên ngoài. Điều gì sẽ sảy ra khi phân tử N2 có thể chuyển hoá,gặp Hb trong máu ở lá phổi của người ngồi gần đó?

Hb là bản chất là proteines nến thường Âm.Nguyên tố tác dụng của nó là Fe cũng Âm.N2 cũng rất Âm, do đó không có phản ứng hoá học nào xẩy ra giữa N2 và Hb.

02 ít Âm hơn N2 khí C02cũng thế.Điếu này có thể giải thích được vì sao Hb có thể kết hợp với 02 và C02 thành những hợp chất ít bên .

Trường hợp C0 thì khác, C0 ít Oxygene và có C rất Dương. C0 là chất tương đối Dương.Âm hút Dương. Do đó Hb Ẩmất thích C0, như ta thường thấy Fe và các kim loại Âm. Hb “ thấy lập tức “ phân tử C0, và kết hợp mạnh mẽ. Nếu chúng ta so sánh công thức của N có thể chuyển hoá với công thức của phân tử C0 thì ta thấy rất giống nhau. Chỉ cần thay đổi giữa nối nhân đầu tiên giảm bớt và nối hoá học cũng giảm bớt thì Ncó thể chuyển hoá biến thành phân tử C0.

Đằng khác ta biết nhiều sự chuyển di nội hoá học bên trong vùng phân tử đó với sự năng lượng rất ít. Vì vậy ta có thể quan niêm sự biến dịch N2 có thể chuyển hóa thành C0 có thể xẩy ra với sự hiện diện của Hb trong máu tác dụng như một chất xúc tác, tiêu thụ rất ít năng lượng.

Sự suy xét của tác dụng Âm Dương có lợi ích là giải thích được vai trò của Hb không những chỉ trong các chức phận sinh học đã được biêt mà còn có thể tác động để biến dịch N2 thành C0 đưa ra bởi Giáo Sư Louis Kervran.

Trong trường hợp trúng độc bởi C0, nguyên lý Âm Dương đề nghị hai phương pháp điều trị;

1)- Cho vào máu một dược phẩm rất Âm (như những dược phẩm hoá học ) chất này sẽ thu hút và gắn vào C0 Dương, như vậy sẽ phóng thích Hb để trở lại chức phận sinh học bình thường
2)- Cho vào một chất rất Dương,chất nầy sẽ tác động làm huỷ bỏ tổ hợp Hb C0 chết người bằng cách thu hút Hb Âm và đẩy C0 Dương. Đề nghị này do Giáo Sư Ohsawa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:25 AM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



DIỄN DỊCH SINH LÝ HỌC CỦA ÂM DƯƠNG:

Chúng ta sẽ đọc vô song nguyên lý trong lãnh vực của sinh lý học. theo lý thuyết Âm Dưong, các sinh vật cũng như vật thể của thiên nhiên đều bị lệ thuộc công lệ thế giới hữu hình tức vật chất chi phối.Tất cả đều quy nạp vào nguyên nhân tối hậu; hai hoạt động Âm Dương.

XÁC DỊNH VỀ GIỐNH ĐỰC, CÁI

Chúng ta thử lây 100cái trứng, chúng ta có thể phân biệt cái nào Âm, cái nào Dương rất dễ dàng. Trứng nào dài là Âm, so với cái nào tròn là Dương. Cái hình dài sẽ nở ra giông trống, cái nào tròn sẽ nở ra giống mái, là vì Âm sinh Dương và Dương sinh Âm. Đây không phải là một vấn đề tự nhiên. Hoá học sẽ chứng minh trứng hình dài chứa nhiều nguyên tố Âm (K); trái lại trứng hình tròn chứa nhiều nguyên tố Dương (Na). cũng vậy, tinh trùng của đàn ông dài (Âm) còn tiểu noãn của đàn bà tròn (Dương). Nếu sinh lực của tiểu noãn mạnh hơn của tinh trùng thì sự phối hợp của chúng sẽ ra giống đực. Đàn bà Âm sinh tiểu noãn Dương, đàn ông Dương sinh tinh trùng Âm. Nhưng bộ phận sinh dục của đàn bà (Âm) là Dương vì nằm ở trong. Còn bộ phận sinh dục đàn ông (Dương) là Âm vì năm ở ngoài.

Điều kiện khí hậu và địa lý sẽ hoà hợp và giữ vai trò rất quan trọng .

Bởi vậy tuy điều kiện gì cũng giống nhau, người ở miền biển sinh con gái nhiều hơn con trai, vì ở đó nhiều hoạt động Dương, tức Na rất thịnh. Còn ở núi thì sinh con trai nhiều hơn (vì thế mà tôn giáo Mormouns phải thừa nhận chế độ đa thê ở gần biển hồ Salé) Nêu dân cư ơ một hòn đảo có nhiết độ trung bình cao. Nghĩa là một đảo Dương tính lại được nuôi dưỡng một phần lớn nhờ thảo mọc, khoai tây hay khoai lang là loại có nhiều K nhất thì con người sẽ cao lớn. Cũng nên chú ý rằng lục địa có Âm tính, có thể biến thành thứ Dương tính, bởi sự kiện của người hay nhờ điều kiện đặc biệt, như thực phẩm có nhiều sản phẩm thịt là Dương tính, hoặc có một hầm suối lớn, suối nước nóng v v…

Đó là một điều nan giải trong sự thống kê dân số. Nhưng về thời đại Lễ- Ký, ở Trung- hoa thường có sự kiểm tra dân khẩu và trong số thống kê về thời đại có (ít nhất 500 năm trước kỷ nguyên Thiên chúa ), trong đó cách dinh dưỡng phản ánh những điều hoàn cảnh khiến cho sự kiểm tra quy luật quá dễ dàng.

Ong chúa đẻ trứng ong đực hayong cái tuỳ theo trường hợp có tiếp nhận hay không tiếp nhân tinh trùng.( tiểu noãn Dương) của ong luôn luôn sinh ra ong đực, nhờ sự thiếu hoạt động Âm do tinh trùng mang lại và nhờ sự thặng sức tuyệt đối về hoạt động Dương của tiểu noãn. Suốt đời ong chúa chỉ giao cấu một lần mà thôi .Những trứng có tinh trùng nở ra ong cái.

Như vây sự định đoạt giống cái, giống đực tuỳ thuộc vào một phần lớn ở nhưng nguyên tố hoá học.ngoài ra phải dựa vào yếu tố và sự hoà hợp vật lý nữa. Hơi nóng, khí lạnh, hạn hán, ẩm ướt, áp lực không khí,ánh sáng tối tăm, từ lực, điện của khí trời, kích thước ngoại giới v.v… đều đóng một vai trò rất quan trọng nhất là đối với sinh vật hạ đẳng hay hay đơn thể.Ở đây người ta phải hiểu rằng sự sinh sản giao cấu không khác gì một sự chấn động, một sự giao đông của hai hoạt động Âm Dương. Nếu như số nhiễm sắc thể có thể dùng để quyết đoán giống đực hay giông cái, thì con số đó cũng đã do sự đoán định của nhưng hoạt động Âm Dương.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 30 2007, 10:27 AM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BIẾN DỊCH SINH LÝ HỌC CỦA MÁU

Theo sinh lý học Tây-phương hiện đại, 02 kết hợp vơi Hb trong hồng huyết cầu.Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích tại sao 02 kết hợp với Hb trong hồng huyết cầu thay vì kết hợp với huyết tương bao bọc xung quang hồng cầu.

Theo lý thuyết Âm Dưong, thì huyết tương chứa nhiều Na hơn hồng huyết cầu, như vậy huyết tương Dương hơn hồng cầu.

Để cho 02 cơ thể kết hợp với Hb (ở bên trong hồng cầu ) thay vì kết hợp với huyết tương,thì sự khác biệt Âm Dương giữa huyết tương và 02phải nhỏ hơn sự khác biệt Âm Dương giữa 02 và hồng huyết cầu.

Để cho 02 cơ thể kết hợp với Hb (ở bên trong hồng cầu ) thay vì kết hơp với huyết tương, thì sư khác biết Âm Dương giữa huyết tương và 02 phải nhỏ hơn sự khác biệt Âm Dương giữa 02 và hồng huyết cầu. Huyết tương Dương -02 hồng huyết cầu Âm.Muốn thoả mãn điều kiện này chúng ta phải có; (1) 02 phải Dương hơn huyết tương hoặc (2) 02 phải Âm hơn huyết tương và Dương hơn hồng huyết cầu.

Do đó ta phải đi tìm một lý do khác để giải thích sự kết hợp giữa 02 và Hb.

Đây là sự giải thích theo quan điểm Âm Dương .02 không kết hợp với Hb trong hồng huyết cầu, mà kết hợp với huyết tương, bởi vì huyết tương Dương hơn hồng cầu và Hb ( tỷ số K/Na của huyết tương khoảng 1/7). Sau đó sự kết hợp này sẽ biến dịch huyết tương thành hồng huyết cầu trong lúc hồng cầu giữ Hb bên trong. Nói khác đi, hồng huyết cầu là một hình thức khác của huyết tương sau khi huyết tương được thêm vào 02 và Hb (Hb được sản xuất trong gan).

HÌNH VẼ.

Huyết tương (Dương) được sản xuất trong ruột từ thực phẩm (Âm) chúng ta ăn vào. Thức ăn được tiêu hoá và kết hợp với mật.Mật Dương thêm Hb vào huyết tương vào mạch máu xuyên qua mao trạng ruột và bắt đầu lưu hành khắp cơ thể.Đến phổi số lượng 02 tăng lên bởi vì 02 Âm và huyết tương Dương chúng thu hút lẫn nhau và kết hợp chặt chẽ.

Sự kết hợp này biến dịch huyết tương thành những tế bào nõn không nhân gọi là hồng huyết cầu vì có chứa sắc tố đỏ. Cho nên phần lớn sự sản xuất hồng huyết cầu xảy ra chung quanh các mao quản phổi.

Khi mô hoạt động tiêu thụ 02 hồng huyết cầu khi đó mất 02 trở thành Dương.Trung tâm của hồng cầu sẽ trở nên cực Dương và một nhân được tạo ra. Đây là giai đoạn khởi đầu sự thành lập bạch huyết cầu. Bạch cầu phải là rất Dương nên nó mởi có thể thở, di chuyển và biến dạng .Sau đó các bạch huyết cầu này đi xuyên qua thành những tế bào máu và bị thu hút bởi proteine Âm.

Khi sự thu hút xảy ra, tế bào cơ thể được hình thành:

Sau đây là bản tóm tắt:

thực phẩm (thường Âm) + Mặt (Dương)____ Huyết tương (Dương).
Huyết tương (Dương) + 02(Âm)_____ hồng huyết cầu (Âm).
Hồng huyết cầu (Âm)__ 02 (Âm) ____ bạch cầu (Dương).
Bạch cầu (Dương) + protenine (Âm)+(02) 02____ tế bào cơ thể (Âm).
Ở đây Âm có nghĩa K/Na lớn hơn 7 Dương; sự thay đổi hay biến dịch nầy từ Âm ____ Dương, Dương _____ Âm chính là đời sống, trật tự vũ trụ, Đạo. Khi chúng ta ngừng sự thay đổi hay biến dịch sinh lý, cơ thể chúng ta sẽ chết. 02 là một yếu tố quan trọng nhất trong sự biến dịch này. ở Nhật Bản “ sống “ nghĩa là thở. Hô hấp là một trong những nghệ thuật quan trọng nhất của nghệ thuật trường sinh Đông phương.

HỆ THỐNG KÍCH THÍCH TỐ

Theo vô song nguyên lý có hai loại kích thích tố Âm và Dương.

A- KÍCH THÍCH TỐ ÂM

Kích thích tố vỏ thượng thận là một kích thích tố Âm, bởi vì được sản xuất bởi tuyến thượng thận (Dương).Kích thích tố Âm này sinh ra khi có một sự giảm lượng đường huyết (đây là một điều kiện Dương vì đường là Âm), như khi nhịn ăn vv.. Lúc đó kích thích tố thượng thận (Âm) biến glycogene (Dương) thành glucose (Âm) .Điều này cũng xảy ra khi ta hút thuốc (nicotine dương hoá máu ).

Kích thích tố adrenaline Âm,nhưng nó chỉ được sinh ra trong nhưng trường hợp khẩn cấp tai nạn.Người ta có thể sống mà không cần kích thích tố adrenaline, không thể sống nếu không có kích thích tố vỏ thượng thận.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th April 2024 - 03:41 AM