IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V  < 1 2 3 4 >  
Reply to this topicStart new topic
> Trị liệu bằng Thực dưỡng, Luận án tiến sĩ Y khoa theo phương pháp Thực dưỡng
Thelast
bài May 31 2007, 08:20 AM
Bài viết #11


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



B- KÍCH THÍCH TỐ DƯƠNG

Khi chúng ta ăn đường, đường (Âm) sẽ kích thích những dây thần kinh trực giao cảm (Âm) xuyên qua những tế bảo nâng đỡ thần kinh (Dương).Do đó chúng ta trở nên phần khích. Đồng thời, một sự tăng trưởng đường huyết (Âm) kích thích đảo Langerhans tiết insuline (Dương) insuline biến đổi glucose (Âm) thành glycogene (Dương) được dự trữ ở gan. Bởi vì đường từ ruột đi đến miệng non vào máu rất nhanh do đó insuline sẽ được tiết ra rất nhanh, và hậu quả là nhiều glucose biến thành glycogene. Như vậy khi ăn đường thì lượng đường giảm xuống (đường huyết giảm là Dương) như vậy là Âm sinh Dương.

Nhưng khi ăn ngũ cốc, chúng ta phải nhai thất kỹ và cần một thời gian thật dài để tiêu hoá chúng. Kết quả là glucose vào máu từ từ. Do đó ăn ngũ cốc loại không kích thích mạnh mẽ sự phân tiêt insuline và không gây nên các triệu chứng giảm đường huyết.

C- SỰ HỖ TƯƠNG GIỮA ÂM VÀ DƯƠNG

Khi lượng đường huyết giảm xuống khoảng 50-60 (Dương) sẽ kích thích vẻ thượng thận như đã đề cập ở trên. Kích thích tố này, ngược lại làm tăng lượng đường huyết.

Ăn đường sẽ làm cho lượng đường huyết lên xuống bất thường.Lượng đường huyết tăng, người ta cảm thấy uể oải, buồn bã. Lượng đường huyết lên xuống gây nên một xáo trộn cảm xúc.

Cảm giác an tâm đạt được do ăn ngũ cốc là do lượng đường huyết không thay đổi.Nếu ăn nhiều thịt và đường vv.. sẽ dẫn đến chứng cuồng thần kinh.Nếu ăn rất ít trái cây, thịt và đường biến dưỡng của chúng ta sẽ cân bằng lại


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 31 2007, 08:23 AM
Bài viết #12


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh gồm có hệ thần kinh ý trí và hệ thần kinh dinh dưỡng gồm có hệ trực giao cảm và đối giao cảm.

Hệ trực giao cảm được xếp loại Âm vì có sinh norepinephrine (Âm) gây nên sự bành trướng dãn nở và nhiều ức chế

Hệ đối giao cảm ngược lại là Dương vì có sinh Acelyl choline (Dương) gây nên sự co rút sự hoạt động và kích thích. Nếu là cơ quan Âm, nó sẽ bị kích thích bởi Acelyl choline (Dương).

Nếu là cơ quan Dương, nó sẽ bị kích thích bởi Norepinephrine (Âm).

Trái cây (Âm) sẽ khiến trái tim đập nhanh hơn (Âm) phản ứng này Âm bởi vì nó gây nên sự bành trướng mau lẹ của tim cho nên long não(camphor) là một dược phẩm Âm kích thích nhịp đập của tim.

Cơ quan Trực giao cảm Đối giao cảm

Bàng quang ---------------------- ức chế ---------------------- Kích thích
Tuyến nước miếng ---------------------- ức chế ---------------------- Kích thích
Cuống phổi ---------------------- Dãn nở ---------------------- co rút
Tuyến mồ hôi ---------------------- Kích thích ---------------------- ức chế
Mạch máu ---------------------- Co rút ---------------------- Dãn nở
Tuyến thượng thận ---------------------- Kích thích ---------------------- ức chế
Ruột ---------------------- ức chế ---------------------- Kích thích
Tim ---------------------- Kích thích ---------------------- ức chế

Sự kháng kiện là một sự quân bình giữa hai hệ trên.Tật bệnh chẳng qua là sự mất cân bằng giữa hai hệ,hoặc là nhất thời hoặc là kinh niên. Nhưng lý do nào đã gây nên sự mất cân bằng ?Dĩ nhiên là vì thức ăn của chúng ta. Nếu bạn muốn ăn thực phẩm Âm tính, hệ trực giao cảm bi kích thích và cơ quan Dương bị kích thích. Trái tim (Dương vì dày, chủ động )đập nhanh hơn, thận và gan (Dương vì đặc) làm việc mạnh hơn và biến dưỡng tiến triển có sự tăng đường huyết nhưng lượng đường huyết không cố định và bạn sẽ bực bội, lo lắng và nghi ngờ.Nếu bạn ăn thực phẩm Dương, sẽ xẩy ra những sự kiện ngược lại.Bạn sẽ vui sướng cười đùa ngay cả khi gặp khó khăn nguy hiểm.Bạn sẽ vượt qua khó khăn mà không phàn nàn. Khi cơ thể bạn Dương thì khó khăn là một sự thích thú cần vượt qua. Nếu ban Âm, bất cứ hoàn cảnh nào cũng làm cho bạn phàn nàn. Biến dịch và bất biến dịch là những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống. Đó là Âm và Dương của thái cực.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 31 2007, 08:25 AM
Bài viết #13


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



DIỄN DỊCH SINH LÝ BỆNH LÝ CỦA ÂM DƯƠNG

THUỐC LÁ VÀ BÊNH UNG THƯ

Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng việc dùng thuốc chính là nguyên nhân tối quan trọng của bệnh ưng thư.Họ căn cứ vào bảng thống kê của các y sỹ chứ không căn cứ vào một luân lý nào. Điếu quan trọng nhất là làm thế nào cho một lý giải chính xác, minh bạch về sinh vật học, sinh hoá và sinh lý học của động cơ cho thấy cơ thể của chúng ta cũng như cơ thể của những kẻ nghiện thuốc đều phải mắc bệnh ung thư.

Theo vô song nguyên lý, nghĩa là theo biện chứng thực tiễn Âm Dương,hút thuốc tức là liệt vào hạng Dương. Cây thuốc lá mọc ở khí hậu nóng (Dương ), vì thế nó là giống Âm. Cây nó cao (Tức là bị ly tâm lực chế ngự tức Âm);là nó to lớn trải ra (lá cũng bị ly tâm lực Âm thống ngự );nó lại là thảo mộc (Âm).Nhưng khi chế biến để thành thuốc điếu,người đem phơi khô làm cho mất chất nước đi (mất chất nước Âm tức là Dương hoá ) rồi lại đốt cho cháy (đó là cách Dương hoá ,bao nhiêu chất Âm bị tẩy trừ hết ). Khi cháy khói nơi điếu thuốc bay thẳng lên không trung màu xanh nhạt hoặc tím nhạt (Âmvì độ dài sóng ngắn) biểu thị cho sự khử trừ Âm tính cuối cùng của thuốc lá. tTrái lại khói theo phía đuôi của điếu thuốc trở xuống miệng ngậm màu vàng sậm (Dương vì độ dài sóng lớn ) cái gì đi xuống tức bị cầu tâm lực Dương chi phối. Khói mà người hút thuốc hút vào không phải màu tím nhạt (Âm) mà lại là màu vàng sậm (Dương). Theo sinh lý hoá học mà nói, khói màu tím nhạt chứa đựng hợp chất Âm, còn khói màu vàng sậm chứa đựng hợp chất Dương.Bệnh ung thư là do chất quá Âm sinh ra như thế khói Dương của thuốc lá có thể dùng chữa trị và phòng ngừa bệnh ưng thư một cách hiệu quả. người ta còn nhận thấy khi khởi sự hút thuốc thân thể trở nên gầy, yếu sức lại Dương hoá ,cầu tâm lức)Trái lại khi thôi hút thuốc người ta trở nên béo (Âm). Người đàn bà có thai nếu mà hút thuốc thì sau này đứa con sinh ra sẽ nhỏ hơn bình thường. Bệnh ưng thư là một bệnh cực kỳ bành trướng mãi mãi (bị ly tâm lực Âm bành trướng chế ngư) sẽ bị sức Dương hoá của khói thuốc vào cản trở không cho phát triển.

Lẽ tự nhiên việc hút thuốc lá không phải là một phương tiện duỵ nhất đem ra dùng để chữa bệnh ung thư; còn có nhiều phương tiện nữa và hữu hiệu hơn. Nhưng theo lý thuyết Âm Dương thì kẻ nào mắc bệnh ung thư cũng như muốn được miễn dịch về bệnh ung thư nên hút thuốc lá để chữa trị cũng như để phòng ngừa bênh ấy.

SINH TỐ C VÀ BỆNH HOẠI HUYẾT

Trong tất cả sinh tố, sinh tố C được người ta tin cậy nhất.Hầu hết những người văn minh hiện đại đều tin tưởng vào năng lực của sinh tố C một cách nồng nhiệt và chân thành hơn là tin vào sự trinh tiết của Sainte vierge. Sinh tố C đã gây nhiều sung đột trong quá khứ và gây ra nhiều bàn cãi trong tương lai.Sinh tố C tên hoá học là acide ascorbique . Sinh tố C chứa nhiểu 02 và có đặc chất chua, đó là hai đặc tính thường đi với nhau và đều là những dấu chỉ thị cho bản chất Âm.

Những đặc tính rõ nét nhất của nó là không bền vững, nhất là khi gặp sức nóng và trong môi trường kiềm .Nó cũng không bền vững trong dầu, mỡ và rất dễ tan trong nước. Nói chung tính không bền vững là Âm đối với bền vững là Dương; Tính không bền vững là đặc tính rất chóng bị ảnh hưởng của thời gian Dương, xem như vậy ta thấy rõ sinh tố C khi gặp sức nóng Dương rất bị huỷ hoại ngay môi trường kiềm chất cũng Dương và có tính chất huỷ hoại sinh tố C. Sinh tố C không thể tan được trong dầu mỡ. Vì những chất này đêu Âm. Dầu thì không tan được trong nước là vì Âm chống Âm. Dầu nói chung Âm hơn nước nên dầu thường nổi lên trên nước. Sinh tố C không tan trong dầu chứng tỏ nó vẫn Âm như dầu. Nó càng Âm rõ ràng hơn dầu mỡ nữa là vì nó rất dễ tan trong nước còn dầu thì Âm.Nói như thế ta thấy rõ ràng chất dầu tuy có Âm hơn nước mà vẫn còn giống như nước để cho Âm chống Âm. Còn sinh tố C lại Âm hơn dầu, lại Âm hơn nước đến nỗi nước có hiệu lực như Dương sinh tô C…

Chúng ta có thể viết ra công thức sau; Âm- sinh tố C- Dầu và mỡ- Nước- Dương. Hoá học khiến chúng ta không thể ngờ vực chỗ đặc tính Âm của sinh tố C nữa .

NHỮNG Y SĨ HIỆN ĐẠI CHỨNG MINH RẰNG NGUYÊN DO CỦA BỆNH HOẠI HUYẾT LÀ SỰ THIẾU SINH TỐ C TRONG THỰC PHẨM.

Các sách vở về bệnh hoại huyết đã chứng tỏ rằng tất cả thuỷ thủ cùng ăn một thức ăn đều không phát triển đồng loạt bệnh hoại huyết.Nên nhắc lại rằng sinh tố C không thể tích trữ trong cơ thể cũng không thể tồn tại trong đó một thời gian lâu được vì thân nhiệt, môi trường kiềm và tĩnh dưỡng hoá của máu nóng loài có vú huỷ hoại nó mau chóng.Nhưng không phải bị đồng bệnh hoại huyết một loạt, vì một vài thuỷ thủ đã chết từ lâu, còn những người thì chẳng có triệu chứng gì cả.phải chăng tất cả đều bị thiếu sinh tố C trong một thời gian. Trại lại dường như khả năng sinh sản sinh tố C cần thiết hơn có trong một số người với một hiệu quả bất định. Người ta còn nhận xét có những thuỷ thủ chuyên nghiệp lại bị bệnh hoại huyết nhiều hơn thuỷ thủ tập sự. Đây là một sự kiện không thể giải thích được đội với lý thuyết y học hiện đại. Những thổ dân ở miền bắc cực Mỹ Châu, một dân tộc rất Dương vì cách sinh hoạt ở phương Bắc và cách ăn uống nhiều thịt trong sứ này không có một thực phẩm nào có nhiều sinh tố C( chanh, cam, bưởi,su, củ cải sống, dưa chuột, ớt ,cà chua, thơm) nhưng họ không hề bị bệnh hoại huyết. Về điều này các y sĩ hiện đại cho rằng “ người Esquimax ăn cá và thịt sống có đủ sinh tố C để khỏi bị bệnh hoại huyết”. Nếu câu giải đáp này đúng thì cơ thể người Esquimaux phải có ít sinh tố C. Nhưng trái lại những người Esquimaux được kiểm chứng đếu có rất nhiếu sinh tố C trong huyết . Sự việc này chứng tỏ rằng có một số người hiện có khả năng chế tạo ra sinh tố C; Nguyên nhân của bệnh hoại huyết không phải là sự thiếu sinh tố C trong thực phẩm, cũng chẳng phải không tiêm insuline là nguyên nhân của bệnh đái đường.Điều này đối với nguyên ly Thái-cực thì chẳng có gì là ngạc nhiên cả người Esquimaux rất Dương nên có khả năng nhất về việc phát sinh sinh tố C Âm nhất, hơn nữa vì các dinh dưỡng của họ không có rau sống,trái cây nên không làm cho họ tràn ngập thường xuyên sinh tố C, do đó họ không có thói quen phát sinh sinh tố C.

Còn về phép trường sinh thì sao ?

Không hề có bệnh hoại huyết trong những người ăn uống theo phương pháp Trường sinh, dù nhiều người đã sống hàng tháng với lối tiết thực dùng đồ ăn nấu chín hoàn toàn không có sinh tố C; hiệu quả của phép tiết thực này là làm cho con người trỏ nên Dương hơn, tức có nhiều khả năng phát sinh ra sinh tố C.

Trong tình trạng của bệnh hoại huyết rất giống với bệnh đái đường.Bệnh nào cũng có những cơ quan chưa bị hư hỏng cần thiết cho sự sản xuất những lượng nhỏ acide ascorbique và insuline, nhưng các cơ quan đó không sản xuất nữa hay là sản xuất không đủ. Cách chữa đúng đắn nhất là chỉ cần làm cho bệnh nhân hồi phục các khả năng đó mà thôi.

Sự dùng sinh tố C hoặc insuline từ ngoài đưa vào chỉ là một lối chữa trị triệu chứng; hơn nữa càng cho những chất ấy vào thì người bệnh càng mất khả năng tự sinh bấy nhiêu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 1 2007, 08:37 AM
Bài viết #14


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



ĐƯỜNG BỘT LỌC KỸ VÀ BỆNH CỨNG ĐỘNG MẠCH

(Không phải Cholesterol, mà đường và bột lọc kỹ tinh chế là nguyên nhân của bệnh cứng động mạch ). Mọi sự đều biến đổi,cóthuỷ thì có chung.

Đó là định luật độc nhất. Lịch sử của loài người không gì khác hơn là sự biểu thị của định luật này. Sự bắt đầu và sụp đổ của đế quốc La-Mã, cuộc đời của Napoleon, Hitler, Ghengis khan vv…là những câu chuyện của những người đã đóng vai bi kịch nhất và trung thành nhất với định luật trên. Định luật này có giá trị đến nỗi không một ai, không một vật gì, hay một lý thuyết khoa học hay y học có thể thoát khỏi. Tạp chí TIME xuất bản ngày 13-11-1961 có đăng tải bài của Giáo sư Ances Keys nhan đề “ Health and Diet”. Theo lý thuyết của nhà sinh lý học Keys thì cholesterol có liên quan đến bệnh cứng động mạch vành và bệnh cứng động mạch. Theo ông phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong màu là giảm số lượng caloires cung cấp bởi mỡ trong các bữa ăn của người Mỹ xuống hơn 1/3 và giảm thiểu tối đa lượng mỡ. Để phòng ngừa bệnh tim , ông đề nghị thay thế bơ bằng loại dầu không bão hoà và dùng cả cá thay thế thịt. Tuy nhiên mới đây trong tờ tạp chí y- khoa pháp (1967)với đề tài đường là kẻ thù số 1của quần chúng Bác sỹ Forest E Kendall của Đại học Columbia đã cho rằng choles terol không còn là nguyên nhân trực tiếp mà chính là đường,bột lọc kỹ mới là nguyên nhân trực tiếp của bệnh cứng động mạch, Theo tờ báo thì lý thuyết của Bác sỹ Kendall sẽ cách mạng cách thức ăn uống của con người văn minh hiện đại. Theo Bác sỹ Kendall thì chính sự thương tổn tế bào đầu tiên trong thành động mạch sẽ đưa đến sự phát triển của bệnh cứng động mạch.Theo ông ta thì thành động mạch là nơi mà ở đó các tế bào của chúng cách xa các mao quản khoảng hơn một tế bào. Do đó các tế bào này phụ thuộc vào sự phân tán của những chất dinh dưỡng và sự cung cập 02 qua các tế bào nằm phía trên.Cho nên, các tế bào của thành động mạch luôn luôn ở trong một tình trạng thiếu 02. Khi thiếu 02 thì mỡ không thể biến dưỡng được và nguồn năng lượng duy nhất là thuận lợi cho tế bào là qua sự đường phân hiếm khí. Theo Bác sỹ Kendall thì sự đường phân này sảy ra khi có đủ insnline.Nếu không đủ insuline biến đường của tế bào thành động mạch sẽ không xảy ra đúng mức và sẽ gây tổn thương cho thành động mạch khi đó cholesterol sẽ đóng tụ lại trên thành động mạch bị tổn thương này .

Bởi vì gulucose là một trong những chất chính kích thích sự tiết kích thích tố insuline, nếu chúng ta ăn các carbohydrate đơn giản như đường, sản phẩm có đường, hay bột lọc kỹ, chúng sữ được tiêu hoá nhanh chóng và biến thành glucose.Sự tăng lượng đường huyết một cách thình lình sẽ kích thích đảo Langerhans của tuỳ trạng và insuline sẽ được tiết ra mãnh liệt.Bởi vì phản ứng quá nhanh chóng nên sự biến dưỡng không thể nào kéo dài suốt 24giờ một ngày,do đó có sự thiếu hụt cung cấp insuline cho thành động mạch.Điều này sẽ dẫn đến sự thương tổn thành động mạch và sau đó là bệnh cứng thành động mạch. Để đề phòng bệnh cứng động mạch, người ta nên ăn carbohyd-rate dưới hình thức thực phẩm hạt hoàn toàn như gạo lưt,hạt giã,lọc sơ, lúa mì,bột lúa mì.Lý thuyết này có vẻ mới mẻ đối với lý thuyết Âm Dương, nhưng không xa lạ mấy đối với ngành y khoa hiện đại. Bởi vì các bệnh nhân mắc bệnh đái đường thường hay bị bệnh các động mạch, nên nhiều y sỹ đã nghi ngờ carbohydrate thay vì mỡ trong thực phẩm của chúng ta đã gây nên sự hư hại của thành động mạch.

Nhà khoa học nổi tiếng Bác Sỹ john Yudkin chuyên gia về dinh dưỡng của Đại học Queen Elisabeth Anh quốc 1957 đã tuyên bố là; “sự tiêu thụ carbohyrate đơn giản giữ vai trò quan trọng hơn trong nguyên nhân gây bệnh cứng động mạch hơn là sự tiêu thụ mỡ”.

Chủ bút tờ báo J.A.M.A trong số phát hành tháng 9 năm 1967 đã cảnh báo các y sỹ phải tìm ra bệnh nhân nào có sác xuất cao bị bệnh cứng động mạch, phản ứng không thuận lợi khi ăn mỡ nhiều, phản ứng không thuận lợi khi ăn carbohydrate đơn giản,và có thểlà nạn nhân của hai thực phẩm này.

Bây giờ chúng ta hãy xét lý thuyết trên nguyên lý thái cực. Đâu là cơ chế của bệnh cứng động mạch.Trước khi trả lời chúng tôi xin nêu ra đây những câu hỏi liên quan đến lý thuyết.Bác Sỹ kendall.

1- Vì sao insuline cần thiết cho chức phận của thành động mạch khi sự cung cấp 02 bị giảm đi hay ngưng hẳn ?

2- tại sao cholesterol lại đóng ở thành động mạch khi thành động mạch bị hư hại bởi sự hỗn loạn của hiện tượng đường phân ?

3- ông ta xác định một người nhịn ăn, thì khoảng 80% biến dưỡng của glucose của toàn cơ thể xẽ xẩy ra ở não.Tại sao như thế ?

4- Bác sỹ kedalla còn cho rằng sự nhịn ăn gây nên sự thiếu hụt insuline,lúc đó sự biến dưỡng không xảy ra trừ ở não. Bởi vì những tế bào não có thể biến dưỡng glucose với một nồng độ insuline thấp hơn nồng độ đòi hỏi của các tế bào khác của cơ thể, gồm có tế bào của thành động mạch; lý do tại sao?

Sau đây là những câu trả lời theo quan điểm Âm Dương:

1- Sinh lý học hiện đại chưa có câu trả lời nào rõ ràng cho câu hỏi này. Tuy nhiên nguyên lý Âm Dương có thể giải thích được.Insuline là một kích thích tố Dương nên sẽ biến hoá glucose thành một trạng thái Dương.Glucose đã được Dương hoá xẽ thu hút 02 (Âm) từ dịch thể ngoại bào vào và sự o- xyt hoá xảy ra.Cho nên sự đường phân trong thành động mạch vẫn có thể xẩy ra khi có sự thiếu insuline, nếu glucose là Dương. Nếu ăn những hạt tam giác (buck wheat),kế hay gạo thay vì đường ta sẽ có glucose đường

2- Tế bào thành động mạch khi không có sự cung cấp 02 (Âm) sẽ trở thành Dương.Tuy nhiên chức phận của nó là sự đường phân (Âm) với sự giúp đỡ của thành insuline như đã nói trên nên nó biến thành Âm. Lúc đó thành động mạch (Âm) sẽ đẩy cholesterol (Âm) vì Âm đẩy Âm.Trong trường hợp ngược lại nếu các tế bào thành động mạch không vận hành thích đáng trong sự đường phân, nó sẽ Dương và thu hút cholesterol (Âm)

3- .Những tế bào não là tế bào Dương nhất trong tất cả các tế bào của cơ thể, nên chúng thu hút 02 nhiều hơn tất cả các tế bào khác.Đặc biết khi nhịn ăn có rất ít sự biến dưỡng sẩy ra ở những phần khác của cơ thể. Khi người ta nhin ăn,phần lớn 02 Âm đi lên não gây nên một mữc biến dưỡng cao ở não so sánh với những phần khác cuả cơ thể.

4- Não có thể biến dưỡng glucose mà không cần insuline bởi vì các tế bào não rất Dương chúng thu hút 02 từ dịch thể ngoại bào và sự o-xyt hoá xẩy ra.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 1 2007, 08:38 AM
Bài viết #15


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BỆNH NHIỄM TRÙNG< HIỆN TƯỢNG REILLYCHI VÀ LÝ THUYẾT CỦA SÉLVÉ

Theo những thí nghiệm thực hiện ở các loài vật Bác Sỹ Reilly nhận định rằng bất cứ một kích thích nào vào một hệ thống thần kinh dinh dưỡng ở hạ thác hoa ,đều có thể gây nên những thương tổn và nhiễm trùng ở thật xa điểm kích thích (ho lao,ung loét..).Sau khi đã tạo ra sự co thắt rồi dãn ra phản xạ này kéo theo sự tàn phá các mô bằng cách oanh tạc các cơ quan

Hệ thần kinh dinh Dưỡng là một và một kích thích đầu ở nơi một chân răng cũng có thể gây nên sự xuất huyết ở một bao tử.Những phản xạ này mượn đường đi xuống của tuỷ sống và những dây thần kinh giao cảm.Trong một thí nghiệm sự tiêm Adrénaline sẽ gây nên sự ngạnh tắc ruột sự dãn mạch thay thế tức thời sự co mạch và sau đó hiện tượng dãn mạch thái quá sẽ kéo dài rất lâu và trong đa số trường hợp sẽ kết thúc bằng một sự thuyên tắc hoàn toàn do các cục máu đông trong lòng động mạch.Nói khác đi, sự kích thích sẽ gây nên sự mất quân bình giữa hệ trực và đối giao cảm do đó một phản xạ được tạo ra có tác hại tàn phá các mô.

Sự kích thích hệ dinh dưỡng còn có thể gây nên những hỗn loạn trầm trọng về vận động; dãn nở thoái quá, ngăn cản sự có bóp của dạ dày và sự trùng di ruột.

Nếu ta kích thích các hạch chủ thận trên đường dẫn truyền luồng thần kinh thì sẽ có sự huỷ hoại của tuyến thượng thận cùng bền và phi đại tuyến thượng thận phía bên kia tuyến giác trạng cũng thay đổi và trở nên bất đối xứng, đồng thời có sự phi đại của tuyến não thuỳ và những ảnh hưởng trên tuyến tuỵ tạng.

Nếu tiêm một lượng chất độc vào hệ thống tuần hoàn chung của concobaye ta sẽ gây nên bệnh đái đường do sự phân tiết phản xạ adrenaline quá nhiều .Những diễn tiến dây chuyền trên chứng tỏ có một sự hiệp nhất của các biểu lộ về ruốt thần kinh và tim mạch.

Cơ thể này chứng tỏ sự nhạy cảm của hệ thần kinh dinh dưỡng có thể giải thích vì sao nhưng siêu vi khuẩn ví dụ của bệnh cảm mạo thông thường có thể thâm nhập vào mô thần kinh để gây nên những biến chứng phổi khủng khiếp.Chỉ có chlorpromazine có một tác dụng ức chế lên trung tâm thần kinh dinh dưỡng và huỷ diệt liên đới nội tiết thương thận (liason ecodo-crino-surprenaliene) có thể làm cho concobaye miễn dịch với sự nhiễm độc nội độc tố thương hàn 70% trường hợp.Những bệnh có thể phát sinh do sự cảm xúc mà trong vài trường hợp làm biến đổi hệ thần kinh dinh dưỡng hay làm mất quân bình giữa trực và đối giao cảm.

Sau những công trình nghiên cứu thực nghiệm trên ngày 5/5/1954 REILLY đã trình bày tại hội sinh học pháp kết quả của cuộc khảo cứu gọi là “phenómenesde Reilly -Chi” gồm có 4 điểm chính sau đây.

1- không có vi trùng riêng biệt cho một bệnh nào.

2- Vi trùng chỉ là một yếu tố thúc đẩy một cách máy móc hệ thần kinh giao cảm

3- Người ta có thể tapk ra những triệu chứng của ho lao,diphterie, các bệnh truyền nhiễm vv.. với bất luận vi trùng nào trong khi dùng một cái nhíp nhỏ hoặc một cây kim điện để kích thích trong một chỗ nào đó của hệ thần kinh giao cảm.

Lý thuyết này đã xáo trộn đến tận gỗc nền tảng của khoa bệnh lý và vi trùng học tây phương.

Ngoài ra người ta có thể trở thành miễn dịch đối với những bệnh mhiễm trùng bằng cách âm bại hệ thần kinh giao cảm bằng thuốc chloropromazine.

4- Điều quan trọng của sức khoẻ là sự quân bình tuyệt đối của hệ thần kinh giao cảm khi hệ mày dễ bi cảm xúc tức vi trùng dễ hoành hoành.

Lý thuyết của Reilly-chi quả thật là tiến bộ khi xác nhận rằng bệnh tật không phải từ ngoài mà đưa đến mà ở trong sinh ra. Nếu chúng ta có bị bệnh thì đó là lỗi của chúng ta chứ không phải lỗi của vi trùng.

Năm 1882 Koch tìm ra lần đầu tiên vi trùng ho lao.Năm sau đó,1883, ông cũng đã làm chấn động dư luận khi tuyên bố tìm ra được vi trùng thổ tả. Trong một phiên họp để trình bày chỗ phát minh này thì Pitienkofer và một đệ tử của ông đã tình nguyện uống chung một ly vi trùng thổ tả để chứng minh lý thuyết của Koch là sai lầm. Petienkofer không sao cả, còn đệ tử thì chết sau đó vì sao như thế ?

Theo lý thuyết của Selye, nếu trung não tức trung tâm của sự cảm xúc được chắc chắn thỉ con người không thể ồm đau được. Nhà đại vệ sinh học có một thể chất rất Dương, cứng cỏi và có một hệ thần kinh giao cảm khác hẳn với người đệ tử. Người đệ tử vì sợ hãi do đó hệ giao cảm bị kích thích và đã biết nếu trung não và hệ thần kinh giao cảm được mạnh khoẻ thì ta có thể chống lại tất cả bệnh tật, không có vi trùng nào có thể xâm chiếm được.Lý thuyết Selye được Cực-Đông chú trọng vì cũng một lý thuyết như thế đã có từ ngày nào đến giờ.Chữ bệnh của tiếng Nhật và Trung-Hoa dùng để chỉ “cách cảm giác có ý thức bất quân bình”.Vậy làm thế nào cho hệ thần kinh giao cảm và trung não được vững chắc? Đó là sự nhịn đói chịu khát,những việc gian khổ, cực nhọc,chịu nóng, chịu lạnh.Tất cả những danh nhân của thế giới đều un đúc bởi các bà mẹ siêng năng, cần cù, đã trải qua bao gian nan nhất là trong thời kỳ thai nghén.Với hiện tượng Reilly-Chi và lý thuyết cách mạng của Selye, y học triệu chứng Tây phương đã đi gần với y học biện chứng triết lý của Đông-phương vậy.Đây là một sự xác nhận chói lọi của tư tưởng Claude Bernard.

Tuy vậy lý thuyết của Reilly và Sekye ở Đông phương đã biết từ trước đây mấy vạn năm rồi “Đây là những phép lạ sẽ theo chân những kẻ tin theo nhân danh ta họ sẽ đuổi được ma quỷ; họ sẽ nói những ngôn ngữ mới, họ sẽ bắt nhốt những rắn, họ sẽ uống những thứ nước có thể chết được nhưng không hại cho họ, họ sẽ đặt tay họ vào kẻ bệnh tật sẽ được chữa lành .Nhưng cũng như Reilly cũng như Selye đều là người của thế giới nhị nguyên luận nên họ không chủ tâm vào lời này.Họ đã quay về y học triệu chứng.Reilly đã cho rằng muốn được miễn dịch,người ta phải dùng chlopronazine để làm bại liệt hệ thần kinh giao cảm và theo Selye thì ông lại chủ trương phải dùng một kích thích tố thận tạng để có thể giữ thế quân bình về tinh thần của bệnh nhân,thay vì đáng lẽ phải dùng những phương tiện có thể làm cho hệ thần kinh giao cảm kiên cường như các loài thú hoang.Hãy xem con cá sấu đùa giỡn,lăn lộn dưới con sông dơ nhớp có vô số vi trùng và độc tố tạo các rừng già phi châ, mà nó lại ít chết hơn số lính bị thương trong các đường hầm hồi đệ nhị thế chiến, mặc dù nó chẳng dùng đến thuốc kháng sinh,hay bất cứ một loại thuốc nào khác như trong các bệnh viện tối tân của Hoa-kỳ và Gia-Nã-Đại.trong khi tây-y đề cao phương pháp giải phẫu thì Đông-y lại cho rằng nhịn ăn là phép giải phẫu không dao Tây-phương là Tây-phương, Đông-phương là Đông-phương.Đông và Tây chẳng bao giờ gặp nhau.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 1 2007, 08:39 AM
Bài viết #16


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



OXYGEN VÀ ĐỜI SỐNG

Đời sống là một hiện tượng hỗ tác và nối tiếp của hai năng lực căn bản Âm và Dương, đó là sự mất quân bình không ngừng khi thiên về hướng này khi ngả về hướng kia.Bao giờ cũng có sự bất đối xứng.Như vậy hồng huyết cầu và các tế bào của cơ thể chúng ta (Dương) phải được kích thích một cách nhịp nhàng bởi 02 cần thiết cho đời sống.Lượng 02 cần thiết cho sự duy trì đời sống hấp thụ tự nhiên, bình thường không ai lạm dụng 02; đó là sự công bình tuyệt đối

Giáo sư Siêgl của Lunion Carbide …đã chứng minh rằng một sự thật dư 02 (Âm) là có hại và đặc biệt là tăng nhanh diễn biến của sự già cỗi (Âm).Ngược lại những chất chống Oxyts-hoá như H2 (Dương) lại giúp cho sự duy trì tình trạng trẻ trung (Dương) và làm chậm sự phát triển (Âm).Như vậy khi hạ xuống 5% tỷ số 02 bình thường (20%).Giáo Sư Siêgl có thể làm ngừng sự tăng trưởng của các cây non trong 6 tháng.Cây non đã không sinh và cũng không làm mất một lá nào trong suốt 6 tháng thí nghiệm.Ông cũng đã thâu lượm được các kết quả tương tự đối với cây chặt ngang thân.

Từ biện chứng Âm Dương chúng ta có thể hiểu;

- Tại sao tình trạng lạnh (Âm) làm trì hoãn các cơ năng của cơ thể (tình trạng đông miên) và đặc biệt là cơ quan hô hấp.Do đó lạnh có thể làm chậm sự già nua. Người ta có thể làm sống lại những vi sinh vật được duy trì trong tình trạng đông miên nhiều năm.

- Tại sao một sự làm khô thật mạnh Dương lại gây nên cùng một hiện tượng.Giáo sư Dombrowski đã làm sống lại các vi khuẩn già 300 triệu năm được giữ trong các khối muối bằng cách tái thuỷ hoả chúng

Nhà bác học Nga N.Chudinov đã thâu được các kết quả tương tự với các loài rong vàng và đỏ ngủ vùi ít nhất 200 triệu năm.Ngoài ra người ta còn chờ đợi các chi tiết của các cuộc thí nghiêm tại Liên-xô có thể đánh thức mọi loài ếch già 5000 năm.

- Tại sao Oxygen liệu pháp (thặng dư Âm) lại có hại.Người ta đã ghi nhận những trẻ sơ sinh bị mù mắt vì dùng Oxygen liệu pháp không đúng lúc.

- Tại sao nếu dùng một lượng 02 vừa phải, dùng đúng lúc,được kiểm soát có thể khởi dậy sinh lực trong trường hợp khẩn cấp (Âm kích thích Dương)

- Tại sao 02 không được dùng đẻ chích dưới da hay chích thit.

- Tại sao sự thặng dư 02 do các vận động hô hấp không dùng đúng lúc là có hại.Tốt nhất là thở nhẹ nhàng, đều đặn và chậm rãi không nên thở phần trên ngực (Âm) như những người hấp hối,mà ngược lại nên thở bằng bụng (Dương)như trẻ con.

Lý thú hơn nữa nếu là khảo sát tác dụng của các phóng xạ nguyên tử trên cơ thể con người.

1- Trong giai đoạn đầu có sự phá vỡ các phân tử và nguyên tử (tác dụng Âm) kết quả sinh ra ions

2- Trong giai đoạn 2 có sự sinh những chất thặng dư 0, những peroxydes (Âm) tiêu biểu H202(nước thường H20 ít Âm hơn H202 vì H20 chỉ có một O)

3- Trong giai đoạn 3,các peroxydes này do bản chất các Âm của chúng sẽ phá huỷ, phân tách các phân tử phức tạp, chính yếu nặng trọng lượng phân tử cao,rất kết hợp Dương đặc biệt là các yếu tố AND ở trong nhân (AND Dương hơn ARN vì mất 02 Âm) ARN Âm nên ở ngoài nhân của tế bào tức là trung tâm của vòng xoắn ốc của tiểu cyclotron tế bào.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 3 2007, 08:47 AM
Bài viết #17


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



BIẾN NGUYÊN CHẤT SINH VẬT HỌC

Hiện tượng biến nguyên chất trước kia là một giấc mơ của nhà luyện đan. Ngày nay trở nên thông thường qua các áp dụng năng lượng nguyên tử Tuy nhiên phản ứng biến nguyên chất còn đòi hỏi một số năng lượng hoá học do đó không tương hợp với năng lượng sinh vật học

Tuy nhiên bằng chứng của sự biến dịch sinh vật học quá nhiều đến nỗi chúng ta không thể chối bỏ được. Sự kiện này có thể được kiểm chứng bởi bất cứ ai và có thể được tạo ra theo ý muốn với những kết quả có thể đo lường được trong những phòng thí nghiệm thông thường, điều này ám chỉ rằng những phản ứng sinh vật học được quy định bởi những định luật khác hơn các định luật ứng dụng trong các phòng thí nghiệm vật lý hạch tâm

Giáo sư Kervran đồ đệ của Giáo sư Ohsawa đã cố gắng xét kỹ lại những lý thuyết hiện hữu liên quan đến cơ cấu của nguyên tử và đưa ra một giả thuyết được xác định bởi các phản ứng sinh vật học này

BIẾN DƯỠNG KHÁC THƯỜNG CỦA NITROGEN

Nếu ta cho lần lượt 15,30 và 45gram N cho một con chó (tính theo sức nặng của số thịt ăn vào )nó sẽ thải ra lần lượt 0,30,055 và 0,67gram mỗi ngày bằng đường ruột .Như vậy số thịt ăn vào càng nhiều thì tỷ lệ số lượng thải ra càng ít .Điều này xảy ra ngược lại nếu con vật ăn ít cho nên N thải ra bởi ruột không phải chỉ tuỳ thuộc vào một khẩu phần nào đó mà thôi.

Để kiểm chứng,xác định và làm rõ điều nầy,Người ta đã thực hiện một loại thí nghiệm sau đây;

A- Người ta làm sạch một khúc ruột rồi khâu hai đầu lại. Sau một thời gian, khúc ruột không nhận bất cứ một loại thức ăn ở ngoài vào lại chứa những chất giàu N, như vậy đã có một sự nối sình đạm ở mặt trong của ruột non.

B- Nếu khẩu phần chứa lượng N ít hơn lượng bài tiết thông thường của ruột,thì số lượng bài tiết vẫn cao hơn số lượng ăn vào.Bởi vì thực phẩm không cung cấp đủ đạm chất nên có sự sản xuất nội sinh của đạm chất

Một vài vd:

1- Một người ăn vào 0,8 gram N thải ra trung bình 0,5 gram bởi đường ruột
2- Một con heo ăn 0,3 gram N thải ra 0,3 gram bằng đường ruột không thôi
3- Một con chó ăn 2gram N thải ra 3,7 gram

C- Một thí nghiệm rõ ràng hơn cả được thực hiện nơi một người nhịn đói hoàn toàn vào ngày thứ 10, người đó vẫn còn thải ra 0,3gram đạm chất bằng đường ruột

SỰ BIẾN MẤT CỦA NIROGEN ĂN VÀO

Trong sự dinh dưỡng bình thường, sự nội sinh đạm chất không thấy trên bảng cân bằng luôn luôn có N được ăn vào hơn bài tiết.

Bởi vì khoa học cổ điển không thể tìm thấy sự biến mất của N nên người ta có thể nghi ngờ toàn thể khái niệm cân bằng.Mặc dầu đã làm vô số thí nghiệm để kiểm chứng, khoa học hiện đại vẫn không giải thích được sự biến mất của N vd;

A- Bằng cách so sánh với những con số đã biết (kết quả nhiểu lần phân tách) người ta đã thiết lập được những sự kiện sau. Trong một nhóm chuột mỗi con chứa khoảng 5,96gram N. Người ta cho nhóm chuột này nhịn đói hoàn toàn trong một thời gian tương đối dài. Lấy nước tiểu và phân hàng ngày để xác định N (bởi vì chuột không bài tiết mồ hôi, nên không có thải theo đường ra).Xong người ta giết những con chuột và đo toàn thể số lượng N trong cơ thể rồi cộng thêm số lượng bài tiết .Kết quả tổng cộng là mỗi con mất đi 0,55gram N so với lúc đầu thí nghiệm; khoảng chừng 10% N đã biến mất.

Bây giờ chúng ta đã biết điều gì đã xảy ra; đã có một sự biến dịch N thành C và O. Con vật trong thời kỳ nhịn đói trước khi chết nó đã duy trì đời sống bằng cách biến đổi N thành carbohydrates

2 N14 ----> C12 + O16

B- Người ta đã quan sát và trắc nghiệm trong thời gian 6 tháng trên một nhóm công nhân mỏ dầu tại Sa mạc Sahara, kết quả cho một cán cân đạm chất Dương 9gram mỗi ngày.Như vầy lượng thặng dư N đi về đâu. Nó đã biến thành carbohydrates


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 3 2007, 08:49 AM
Bài viết #18


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



SỰ NỘI SINH NITROGEN

Sự nội sinh N hầu như luôn luôn xẩy ra và độc lập với lượng N ăn vào.Chúng ta đã thấy số lượng N ăn vào càng nhiều thì tỷ lệ bài tiết ruột càng giảm.Điều này được xem như là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi nó cần thiết đến carbohydrates. Không có sự biến đổi thành carbohydrates sẽ đưa đến một sự mất cân trầm trọng cộng thêm với sự mất mát N lớn lao qua đường bài tiết.

Sau đầy chúng ta hãy quan sát cái gì sẽ xẩy ra nếu ta loại trừ N hoàn toàn ra khỏi thực phẩm,trong khi đó chỉ dùng carbohydrates hoàn toàn không có dưới hình thức đường

A- Một con chó, cho nhịn đói, tiết ra 2gr N mỗi ngày.Nhưng khi cho 85gr đường mỗi ngày thì con vật chỉ còn bài tiết 1gr N mỗi ngày.Nếu cho con vật ăn tới 120gr đường mỗi ngày thì sự bài tiết N sụt xuống con 0,5gr N

B- Một người hoàn toàn nhịn đói bài tiết tổng cộng 12gr N mỗi ngày (trong đó từ 1/5_____ 1/10 bài tiết theo phần ) khi ăn đường vào sự bài tiết N giảm xuống còn 6,3gr mỗi ngày.Cơ thể không cần đến lượng carbohydrates dự trữ tại các mô.N như vậy được tạo ra từ carbohydrates ở trong ruột, vì vậy không còn đói N nữa nên ruột không bài tiết nhiều N.Thật rõ ràng điều giải thich duy nhất cho hiện tượng này là sự biến đổi từ carbohyrate ra N và ngược lại

C- Nếu lý luận này đúng thì một con vật nhận ít N sẽ tạo được nhiều N.Những động vật ăn thịt, tiêu thụ nhiều N, tạo nên và bài tiết rất ít chất N, đằng khác những động vật ăn cỏ,thực phẩm của chúng chứa rất ít chất N, lại sản xuất rất nhiều đạm. Với cùng một sức nặng,một con bê 2 tuổi bài tiết 13 lần nhiều hơn so với con người về đạm chất.

D- Chúng ta cũng để ý rằng trong các thí nghiệm trên lượng chất N trong các mô không giảm xuống và cũng không có sự động viên những chất dự trữ N trong cơ thể.Bởi vì N được bài tiết nên N chỉ có một nguông gốc đó là nguồn gốc nội sinh.

Tất cả những quan sát trên mang đên những kết luận sau;

- N có thể sinh ra khi C biến đi

- N có thể biến đi khi C,O sinh ra

- Có một liên lạc giữa C,O,N


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 3 2007, 08:54 AM
Bài viết #19


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



SỰ TRÚNG ĐỘC OXYDECARBON NỘI SINH

Theo quan niệm thông thường thì sự cháy chậm sẽ cho CO trong khi sự cháy nhanh cho ra CO2.Nên chúng ta được khuyên không nên ngủ trong phòng có lò sưởi với một luồng gió nhẹ. Nhưng khi còn nhỏ Giáo Sư Louis Kervran đã nhận xét rằng trong lớp học người ta thường dùng những lò sưởi bằng Fe thô sơ để sưởi ấm, thì khi lò sưởi nóng đỏ do một luồng gió mạnh thì ông nhận thấy có vài học sinh than nhức đầu, Điều nghịch lý này ông vẫn giữ trong óc ông. Từ năm 1953 đến 1939 ông chú ý đến nhiều trường hợp những người thợ hàn xì bị trúng độc trong đó có vài người bị chết. Người ta cho đó là sự trúng độc CO, nhưng có điều lạ là tất cả các phân tách đều không tìm thấy sự hiện diện CO trong không khí mà nạn nhân thở .Năm 1939 Kienit ở Đức thực hiện sự nghiên cứu một cách hệ thống trong một khoảng không khí giới hạn, bằng cách dùng một đèn hàn xì mạnh trong một phòng 10m2.Kết quả vẫn không tìm thấy sự hiện diện của CO

Năm 1916, Adley điều khiển cuộc nghiên cứu ở Anh khảo sát những điều kiện trong sự đốt những mảnh làm khi ở một xưởng chứa máy bay.Một lần nữa cũng không tìm thấy CO

DIỄN DỊCH SINH LÝ BỆNH LÝ CỦA ÂM, DƯƠNG

Năm 1959, CECA yêu cầu làm những chắc nghiệm trên lò hấp khô trong kỹ-nghệ thép; Nhưng kết quả vẫn không có CO. Lúc đó các Bác-Sỹ y khoa mới thúc đẩy một chương trình phân tích máu vì họ cho rằng những phương pháp của các nhà hoá học không đủ để khám phá CO.Mặc dầu nhiều bằng chứng thâu thập được chứng tỏ hiện nay các nhà nghiên cứu đang bàn đến một tình trạng trái ngược, thật ra hiện tại đã có những điều khá vững chắc sau đây;

1- Khi người thợ hít không khí đã tiếp xúc với mặt kim loại cháy đỏ thì khi đó sự nội sinh của CO xảy ra.
2- Nếu người thợ đứng cách chỗ hàn xì vài thước thì không có CO trong máu.
3- Mặc dù người ta đã làm vô số mẫu không khí ngay dưới lỗ mũi của người thợ, CO vẫn không bao giờ tìm thấy trong không khí mà họ vẫn hít vào
4- Không khí gồm N và CO gồm C và O. Một sự kết hợp mới xẩy ra trong hemo-globin ở phổi nơi đây N từ không khí vào sẽ biến thành C.Rõ ràng là N được kích động bởi kim loại nóng đỏ để biến thành C.Điều này được chứng minh bằng cách so sánh biến dưỡng của N ở động thực vật và thực vật N tự do không hiện hữu ở hình thức nguyên tử.Nó chỉ tìm thấy ở trạng thái phân tử N2.Trường hợp này, hai nhân N không còn giữ sự kết hợp nữa.Mỗi N góp 7 điện tử rồi chúng được bao quanh như một đơn vị bởi tất cả 14 điện tử.Các nguyên tử không phải ở cạnh nhau mà chúng cùng hoà lẫn với nhau.Số học nguyên tử cho ta biết

2 N14-7 ----> C12-6 +O16-8

Đó là lý do tại sao ta thấy nguyên tố C xuất hiện.Ở đây chúng ta không thể đi sâu vào những xuy xét đã đưa Giáo sư Kervran đến phương trình trên. Ông chỉ để ý rằng N có nhiều biến đổi khác thường ở mức độ nguyên tử.

1- Chỉ có rất ít nguyên tố với một lượng protons và neutron bằng nhau được bền vững. Điều này giải thích tại N ít bền vững và chỉ tìm thấy dưới dạng N2 (N có 7 protonvaf 7 neutron)
2- Năng lượng nối giữa những hạt tử của nhân ít hơn năng lượng nối với các nguyên tố xung quanh Cvà O
3- N ở ngay giữa đường C và O.về phương diện hoá học cả N2và CO có cùng khối lượng nguyên tử và tỷ trọng. Những sự khác nhau của khối lượng chỉ ở thập phân thứ 4.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jun 3 2007, 08:55 AM
Bài viết #20


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



C-NHÌN QUA CƠ CẤU CỦA NHÂN NITROGEN

Những điều trên khiến Giáo Sư Kervran quan niệm nhân N2 là sự tụ họp của một nhân C và một nhân O nằm cạnh rời rạc.Đứng về phương diện sơ đồ ta có thể nói rằng nhân C gồm 4 helions.Sự kết hợp nầy chỉ có thể phân cách thành hai phần không bằng nhau, một phần 3 helions,phần kia 4 helions; C12 và C16.Lý do sự khó khăn tìm thấy N ở trong thái nguyên có thể quy cho sự khó khăn(hay gần như không thể được ) phân tách các nhân O+ C thành hai phần bằng nhau.Hơn nữa chỉ được xem như 2N14 không có sự mật đi khối lượng.Càng trái với định luật tổng quát về vật lý nguyên tử ở đây lại có sự tăng khối lượng lên.Vì rất nhiều lý do không thể kể ra ở đây được, những định luật biến đổi khối lượng thiết lập bởi khoa vật lý nguyên tử không thể áp dụng ở trường hợp này được. Những định luật nầy quá đơn giản đối với khoa sinh vật học

D- NITROGEN VẦ SILIC LÀ HAI CHẤT ĐÔNG PHAN

Không phải chỉ vỉ một lý do ảo thuật mà Giáo sư Kervan kết luận rằng; B và Si là hai thể tích khác nhau của một sự sắp đặt nhân duy nhất.

2N14 ------> Si 28

Trong khí sinh vật học có nhiều lý do để tin rằng thiên nhiên cơ thể tạo Si từ N.vd như;

1- Si có trong cọng các cây cốc loại.
2- Các loại rong ở trong hồ và sông cơ thể tạo nên những tạng Si ở hai bên bờ sông.

Những sự dự trữ này không chỉ là kết quả do sự tập trung của vài yếu tố mà đòi hỏỉ của sự rút N2 từ không khí để tạo nên Si.

E- SILICONSIS

Tất cả những điều này khiến Giáo Sư Kervran tự nghĩ phải chăng bệnh Siliconsin có thể do sự khó khăn bệnh lý trong sự sản xuất N không. Khi hút Silice tự do vào thì không thấy xuất hiện trên quang tuyến X. Những vết Siliconsin không xuất hiện ở mô liên kết cho đến 5,10 hay cả 15năm sau khi tiếp xúc với Silice tự do chấm dứt. Tuy nhiên lúc đó toàn lá phổi lốm đốm những hạt như kê ở các phế nang.Vì Silice không xuất hiện lúc đầu, như vậy nó đến từ đâu lúc này? Chắc chắn Silice tự do là một yếu tố.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V  < 1 2 3 4 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 20th April 2024 - 09:41 AM