IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> TRIẾT THUYẾT OHSAWA - TẬP 3
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:48 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng

TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye?
- Tôi rất được sung sướng
- Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà?
- Tôi luôn luôn sung sướng.
- Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên:
- “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến:
Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng.
Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng
Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh”
TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một.
1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông.
TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp.
Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam.
Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông.
Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa.
* Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.!
* Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền.
* Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học:
Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả!
1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được.
TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình.
1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng.
1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong.
TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ?
1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không.
TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất?
1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh.
TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm
O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm.
TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá.
O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên.
Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó.
TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn.
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không.
TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá.
Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi.
TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à.
Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì.
TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào?
O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất.
TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm….
TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn….
Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi.
TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ.
1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh?
TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách.
Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề.
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi?
1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi.
TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km.
Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất.
TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không?
1 MÔN ĐỒ : - Không
TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy.
* Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp.
TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em.
TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn.
1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm.
TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng.
1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác!
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng.
1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh?
TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay.
1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân.
TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương.
1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật.
TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương?
1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương.
TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy?
1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch…
Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương.
TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:52 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi chiều


TIÊN SINH : – Tôi giới thiệu với các bạn anh Albert Nguyễn vừa mới đến. Anh ấy có một tiệm Tạp hoá Dưỡng sinh ở Liège (nước Bỉ) và sẽ cho chúng ta biết tin tức bên đó.
Albert Nguyễn – Sau những biến cố ( Biến cố chính trị ở Bỉ. Hai sắc dân Flamaudas và Wallons chống đối nhau dữ dội) cách đây 2 , 3 năm mà các bạn đã biết, chúng tôi bình phục trở lại và nhớ các bạn “dưỡng sinh” giúp đỡ, chúng tôi đã gây dựng lại Trung tâm “IGNORAMUS”. Bây giờ đây thì công việc chạy yên lành, Tiên sinh có cho phép chúng tôi tiếp tục lại những gì trước đây một số người chủ tâm phá hoại. Tôi đã thuyết phục được những người chống đối Tiên sinh, và rốt cuộc chúng tôi hoà hợp nhau. Tại Liège, chúng tôi có một tiệm ăn dưỡng sinh do tôi coi sóc với sự hợp tác của một người bạn, ông Colson, chúng tôi có nhiều tiệm tạp hoá ở vùng Liège và cũng thành lập được một nơi an dưỡng cho những ai muốn thực hành thuật dưỡng sinh hoặc cho những người bệnh. Tại Bavière (Đức) tôi hợp tác với những vị bác sỹ tại bệnh xá của tôi, và chúng tôi đã thực hành vài cuộc thí nghiệm rất thích thú, ý nghĩa. Tôi xin thuật lại cho các bạn nghe một ca: Ngày kia tôi đi dạo mát thì gặp một cô gái. Tôi hỏi cô: “ăn kẹo đường ngon lắm phải không thưa cô?” Cô ấy trả lời tôi: “ Vâng, nó cho mình nhiều năng lực”. Tôi hỏi: “ Xin lỗi cô, cô bị bại chân từ hồi nào?” Từ năm tôi 15 tuổi, cô trả lời. Tôi nói: “Chắc sức khoẻ của cô không được khá lắm”. Cô ấy nói: Không. Tôi nhìn xuống lưng cô: Bệnh ngạch kết (sclérose en plaques). Về y khoa thì người ta luôn luôn cố gắng tìm ra chứng bệnh, người ta mở một hồ sơ đầy đủ, nhưng đối với chứng Ngạch kết thì người ta đóng hồ sơ lại. Người ta cho uống cortsone để người bệnh đỡ đau đớn, rồi thôi. Tôi đi tìm cha cô ấy, tôi nói “Ông biết rõ cái ca của con gái ông, y khoa không còn làm gì được nữa…”. Lập tưc ông dẫn con ông đến với chúng tôi. Tôi và vợ tôi- Nicole đảm nhiệm chữa trị cô gái, và tất cả đều tiến hành tốt đẹp. Sau sáu tháng dưỡng sinh cô ấy đi được như thường. Nhưng sau cuộc họp trại Saint Médard, năm ngoái bệnh trở nặng, cô không còn đi được nữa. Cô thực hành rất chặt chẽ trong một năm, và hai lần cô trở bệnh ngặt nghèo, có thể chết được, nhưng mỗi lần cô hồi phục. Bây giờ đây là lần thứ ba. Tiên sinh có gặp cô và khuyên cô nên ăn cơm 10 ngày không có muối. Hiện giờ tình trạng cô rất, rất tốt, chỉ còn hơi khó khăn ở hai đầu gối và các trung tâm thần kinh chưa được lành mạnh lắm. Như thế tôi tự hỏi tại sao cô lại hồi phục được một cách tốt lành, vì là cô đã có thể nói là hấp hối rồi? Tôi không trả lời được câu hỏi, và các bạn nơi đây vó thể giúp tôigiải quyết nó. Trong một năm, cô “dưỡng sinh” rất chín chắnm mủ trong cơ thể cô tung ra bằng mọi cách, ung nhọt, ghẻ lở… Cái đó rất dễ hiểu, nhưng khoa học không chấp nhận: đó là những thuốc chủng (vaccins) mà người ta đã tiêm cho cô khi trước.
1 MÔN ĐỒ : - Cô ấy có ăn muối mè không?
Albert Nguyễn - Rất ít. Cô ấy ăn không mặn lắm, chỉ để mội ít nước tương đậu nành khi nấu cơm. Nhưng cô đã chứa một độ khổng lồ Cortisone. Thật là một trường hợp khó khăn khi người bệnh đã bị thu độc do Cortisone, Tôi có náo trước cha cô rằng nếu cô được chữa bệnh, đó sẽ là một phép lạ, bằng ngược lại, thì sẽ không lạ đâu. Chất cortisone đã ngăn trở sức tự vệ của cơ thể. Còn rất nhiều thực phẩm sản xuất theo phương pháp hoá học: bánh mì, thịt , dầu ăn, dầu margarine…
TIÊN SINH : – Ngày nay, nếu các bạn ăn những tạp phẩm mua ở chợ hay ở các tiệm tạp hoá, các bạn nuốt gần 80 hay 90 thành phần thuốc men khác nhau. Ở Nhật Bản, có tới 83 loại rất thông dụng như: phẩm, thuốc tẩy trùng, chất ổn định…Trong sữa có 17 chất Âm, thật là lạ thường mà các bạn còn được khoẻ mạnh. Sự thật là không được tới 1 phần 1000 được đầy đủ sức khoẻ, sự thật là người ta rất bệnh hoạn càng phát triển với tuổi già. Thí dụ như phương pháp khử trùng, do Pasteur phát minh đã tràn lan khắp thế giới. Nhưng nó là gì?
1 MÔN ĐỒ : - Thức ăn được hâm vào một nhiệt độ nàođó.
TIÊN SINH : – Tôi biết, nhưng tôi hỏi để làm gì?
1 MÔN ĐỒ : - Khử vi trùng.
TIÊN SINH : - Khử với tỉ lệnào?
1 MÔN ĐỒ : - 100%
TIÊN SINH : - Ờ, ờ ờ, CÒn lâu ! Cái đó được phát minh để đem lại sức khoẻ cho các con buôn…..nhưng các người thì….
1 MÔN ĐỒ : - Việc đó để giữ sữa lâu ngày.
TIÊN SINH : – Đúng như vậy, là để giữ quyền lợi cho các nhà buôn. Nếu các bạn tin tưởng nơi phép khử trùng, các bạn đã lầm! Còn có thứ sữa pha sinh tố nữa, thật là kỳ lạ mà người ta còn sống được khi ăn những chất độc như thế! Một thí dụ khác, thuốc chủng là gì (vaccins)
1 MÔN ĐỒ : - Antibiotique. Kháng sinh.
TIÊN SINH : – Kháng sinh nghĩa là gì?
1 MÔN ĐỒ : : Chống lại sự sống.
TIÊN SINH : - Thật là một danh từ chọn một cách rất thông thái ! Chống lại sự sống! Nói một cách khác thuốc kháng sinh là giết chết, là sát nhân! Nó chứa những vi khuẩn, những siêu trùng… và một khi chúng nó được thả vào cơ thể chúng ta, chúng nó được một nhiệt độ thuận lợi để sinh sản gấp 3 lần. Nhưng mà chúng nó rất hài lòng vì được nuôi ăn,nuôi ở không tốn hao gì, và vì thế mà chúng nó mang ơn các bạn và không giết các bạn tức khắc, chỉ in ít thôi, nhẹ nhàng thôi…và như thế các bạn rất sung sướng! Người ta diệt đi sự “đào thải tự nhiên”.Thật là nguy hiểm! Dân tộc tính toán tất bị suy giảm. Để cứu chữa cá nhân, người ta hi sinh đến sự lành mạnh của cả quốc gia, cho tới cả hoà bình quốc tế! người ta quá quy kỷ, quá ích kỷ.
Hôm nay chúng ta thảo luận về Máu huyết nó là cốt lõi cho đời sống chúng ta.
Các bạn không được phép, nếu chưa hoặc không tự thí nghiệm nơi chính mình, nói rằng: “ Tôi có thể trị lành bất kỳ bệnh gì”. Tôi, thì tôi đã thí nghiệm tất thảy các thứ bệnh trên cơ thể của tôi. Hồi 18 tuổi, tôi cận thị rồi đau mắt hột, rồi mắc chứng loạn thị, bị bệnh xoang viêm (sinusite), bệnh chảy mủ lỗ tai, tôi ho hen liên tục, bao tử bị trương gián, lao ruột, lao phổi với 3 lỗ trủng nhọt,lở chóc…Tôi bị ung thư sang dạ dày ở Phi Châu. Tôi thí nghiệm tất thảy các thứ bệnh, ngoài trừ bệnh đàn bà! Tôi không có kinh nguyệt bất thường, cái đó tôi không làm sao có được.
Tất cả các chứng bệnh đều do sự kết hợp xấu của máu huyết mà phát sinh. Nếu máu huyết của chúng ta có một sự quân bình đều đặn về sinh hoá cũng như sinh lý, chúng ta không khi nào mắc bệnh. Máu huyết có hiệu năng của nó, nó có thể vô hiệu hoá bất cứ chất độc nào.
Cách đây vài năm, ở gần thành phố Osaka, có một buổi hội họp của giới nội trợ. Có cả thảy 23 bà hộ trưởng. Sau buổi hội, tất nhiên có một buổi tiệc. Mọi người ăn uống no say. Sau đó một giờ mọi người đều bắt đầu ói mửa, và tất nhiên là rên la om sòm. 6 bà ngã chết, còn mấy bà kia được chở đi bệnh viện….nhưng có một bà đã biến mất trên đường đi nhà thương, sáng ra người ta đếm đầu người thì thấy thiếu một bà. Người ta báo động, cho tìm kiếm khắp nơi, và báo tin cho gia đình bà ấy, ở ngoại ô, trên núi. Khi đến nhà, người ta hỏi bà cụ đâu? A ha! Bà ấy đã về nhà chiều hôm qua, trễ lắm và sáng nay bà đã lên núi hái thuốc.Bà cụ là một 1 MÔN ĐỒ : dưỡng sinh chỉ mới có 2 tháng, có thú vị không? Bà đã mứa ra tất cả, cái gì bà đã ăn, nhất là cái chất độc lẫn trong thức ăn, là một loại sát trùng mà người ta thường dùng ở trong mọi nhà: vì đó mà 6 bà chết, mấy bà kia nằm chữa bệnh cả tháng, chỉ có bà là không hề hấn gì.
Nếu các bạn khoẻ mạnh, và nếu các bạn chỉ ăn cái gì cần thiết để sống, thì các bạn sẽ luôn tráng kiện. Cái trọng yếu nhất, trước hết là không khí, nếu các bạn nín thở 5 phút thì chết ngay. Kế đó là nước, mà cơ thể của ta có với tỷ lệ 80, kế đó là nhiệt năng. Ngũ cốc chứa đựng calori và nước nhiều hơn hết trong các loại nông phẩm. Nếu các bạn chỉ ăn gạo hay bất cứ loại ngũ cốc nào của nguyên xứ các bạn, thứ mới gặt hái, các bạn không thể bệnh hoạn được.
Nhưng người ta ăn uống các thức sản phẩm dinh dưỡng, thuốc men… người ta luôn luôn đầy bụng thay vì để bụng trống. Đó là nguyên nhân chính của bệnh tật.
Máu huyết từ đâu đến?
1 MÔN ĐỒ : - Từ ruột.
TIÊN SINH : – Nhưng theo lý thuyết chính thức kia?
1 MÔN ĐỒ : - Từ tuỷ xương.
TIÊN SINH : – Y khoa chính thức cho rằng máu huyết do tuỷ xương sản xuất. Nhưng cái lý thuyết đó do đâu? Các bạn không được xét đoán một cách sơ lược, phải tìm coi trọng các sự tìm tòi có chính xác hay không, các ông biết chứ? Bác sĩ Baudry, bác sĩ Poret?
……(không ai trả lời)
TIÊN SINH : - Trời! Không ai biết à? Nói vậy thì các ông chấp nhận mà không kiểm thực à?
BS.Poret: Nếu không vậy thì không thể nào họ thuyết phục chúng tôi được!
TIÊN SINH : - Thế thì chỉ để thi cử mà thôi…Cái lý thuyết mới đó sinh từ 40 năm nay, đó là một giả định. Vài ông giáo sư Đức và Pháp đã phát khởi lý thuyết ấy. Do đâu? Là vì họ tìm thấy trong kính hiển vi những tế bào của tuỷ xương có hình trạng giống như hồng-huyết-cầu. Họ không kiểm thực, họ tìm được trong tuỷ xương cái gì giống như hồng-huyết -cầu rồi họ kết luận, vì những tế bào đó không có ở nơi khác, rằng chắc nó là căn nguyên của máu. Thật trẻ con làm sao!
Nhưng từ 10 năm nay, hai người Nhậtm bạn của tôi Molista và Chichima có tìm ra được là máu do sự biến dịch sinh hoá và sinh lý trong ruột, họ có quay phim điều đó. Tôi có giúp đỡ và che chở họ. Chúng tôi có triệu tập một ủy ban 200 người hội viên nhìn nhận lý thuyết đó của sự phát sinh ra máu, những giáo sư, y sĩ, những nhà Sinh -vật -học và Sinh-lý-học. Hơn nữa,họ còn muốn chứng minh rằng hồng-huyết- cầu có thể biến thành tế bào ung thư. Sự biến đổi ấy cũng được họ chụp ảnh trên phim.
Lúc sau này, tập san “Match” trong số ngày 9 tháng Giêng có tuyên dương một cuộc phát minh có tính cách mạng của một vị giáo sư ở Pháp quốc Học-viện, hội viên Y-viện Pháp. Ông ấy tìm ra rằng tế bào ung thư có những đặc điểm kỳ lạ là khi người ta lay động chúng nó không ngừng, thì tròn vài phút chúng nó tập hợp lại làm một đám kết tụ lớn, trong khi các tế bào khác lại phân tán ra. Nhưng sự kiện đó đã được hai người bạn Nhật của tôi tìm ra cách đây 10 năm. Có vài bạn nơi đây đã gặp mặt giáp sư Chichima, ông ấy có đến với chúng ra ở trại hè Ballons, cách đây 3 năm.
Các thức ăn của ta khi đã được chuyển hoá, thấm xuyên qua bọc ruột, qua một lớp màn bí mật, và biến thành hồng-huyết-cầu. Nó cũng có thể thấm xuyên ngược trở lại và trong trường hợp đó nó trở thành tân dịch (liquidelymphatique), đó là ca tiêu chảy dữ dội. Và những hồng-huyết-cầu đó có thể biến thành vi khuẩn. Như thế thì chính chúng ta sản xuất các loại vi khuẩn, những siêu trùng độc nhiễm đó. Ruột của ta là gốc rễ của sự sống, nếu gốc rễ đó được nuôi dưỡng với thức ăn bình thường, đúng theo trật tự của vũ trụ, thì ta sẽ luôn luôn có hồng-huyết-cầu, và như thế ta sẽ được bảo vệ chống bất cứ bệnh hoạn nào. Nhưng người ta thường dùng những thực phẩm hư thối hay đã bị ôxy hoá, hoặc có pha màu hay đã bị chế hoá bằng các thuốc kháng sinh! ở Nhật Bản, thì tất thảy các loại cá bán trong xứ đều bị chế hoá như thế cả. Ở đây cũng vậy phải không?
1 MÔN ĐỒ : - Để giữ nó trong lúc chuyên chở.
TIÊN SINH : – Hơn nữa, các bạn còn nuốt bao nhiêu là thuốc, kẹo, bon bon,socola! Thật là một phép lạ mà các bạn còn sống sót tới ngỳa nay!
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, lúa mì mọc mầm có ăn được không?
TIÊN SINH : – Lúa mì mọc mần là gì? Âm hay Dương?
1 MÔN ĐỒ : - Âm
TIÊN SINH : – Như thế thì nếubạn cần có cái gì cực Âm thì ăn nó được, nhưng tôi đã nói: 99% bệnh tật là âm, nếu bạn ăn nó là tự sát đấy!
1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh, còn phép sang máu (tiếp huyết)?
TIÊN SINH : – Đó là một học thuyết của Tây phương. Để được sống sót người ta vay mượn lấy máu của người khác, thật là một tà ý! Thánh GANDHI có nói “ Nếu các người vì lòng ái quốc của mình mà tấn công các nước khác, tôi xin giết tôi trước” Nhưng ở Tây phương, thì khác, người ta sống bằng cách “hy sinh” người khác. Mà thử hỏi các bạn, có bao nhiêu người có máu huyết dung dịch thường và lương hảo? Theo một vị Giáo sư của Đại học Toulouse, thì trong máu của 230 người của “ Hội người hiến máu” có một độ lượng khổng lồ chất độc! và hơn nữa còn chất đường và nhiều thứ khác! Các hoá hợp của máu rất phức tạp và chưa có một nhà thẩm quyền nào biết được cái hoá hợp bình thường của máu. Có rất nhiều người mà máu của họ chứa đựng một số lượng cực điểm oxyd cacbon.
1 MÔN ĐỒ : - Nhưng trong những tai nạn xe cộ, người ta có thể cần dùng đến sự sang máu.
TIÊN SINH : – Vâng, nhưng thưa các bạn, các người “dưỡng sinh” không hề gặp tai nạn. Cho tới nay, tôi luôn di chuyển, 74 tuổi rồi, hễ đi đến đâu thì đi bằng máy bay. Có hai lần, máy bay lâm nạn, có rất nhiều người chết và bị thương tích, nhưng chỉ một mình tôi được nguyên vẹn. Có một lần, chiếc tàu tôiđi, bị tàu ngầm Mỹ bắn chìm, cả trăm người chết, còn tôi thì hoàn toàn còn nguyên! Hai lần, đoàn xe lửa tôi bị lật nhào xuống hố sâu, hàng trăm hành khách chết nhưng tôi vẫn thoát khỏi!
Còn cái ca gương mẫu này: Cách đây 10 năm, buổi sáng kia, một đoàn xe lửa gần tới nhà ga thành phố Yokohama bỗng nhiên phát hoả, ai ai cũng cố gắng nhảy ra khỏi toa xe, nhưng rất nguy hiểm, vì đường ray trên dàn cao.93 hành khách bị chết cháy, chỏ có một thanh niên Nhật thoát khỏi mà không bị một vết thương nào. Anh ấy chứng kiến cuộc hoả hoạn thiêu rụi đoàn xe khi nó ngưng lại tại nhà Ga rồi anh chạy đến nhà tôi, cách nhà ga 5 cây số và nói với tôi: “ Tôi đến xin lỗi Tiên sinh. Tiên sinh đã dạy tôi phương pháp dưỡng sinh cách đây 3 tháng và bệnh lao phổi của tôi được lành, tôi có đính hôn với cô gái mà tôi rất qúi mến, và tôi đi Yokohama để mua sắm một ít đồ vật làm lễ cưới, và giờ đây tôi là người duy nhất được thoát chết trong tai nạn của đoàn xe lửa”. Các bạn thấy chưa? Một ngày trước ngày cưới , anh ấy được cứu vì trí phán đoán của anh đã được phát giác, nhờ ba tháng thực hành dưỡng sinh.
* Trong 10 ngày, tất thảy máu huyết của ta đều được thay mới, ta mất đi 2 hay 3 triệu hồng-huyết-cầu trong một giây. Trong 10 ngày tất thảy hồng-huyết-cầu của ta bị huỷ diệt.Ruột ta lại sinh sản hồng-huyết-cầu mới , vì chúng ta ăn vào.
Mọi bệnh tật do sự hoá hợp bất hảo của máu phải được trị lành trong 10 ngày, về lý thuyết.
Mọi nguy cơ xảy đến với chúng ta do nguyên nhân sự phán đoán của ta, cũng như vi trùng, vi khuẩn đến với cơ thể ta do hồng-huyết-cầu.
TIÊN SINH : – Các bạn có suy tư về con đường ngắn nhất của chúng ta không?
Ô. Dupont- Tôi tìm ra một lý giải có lẽ hơi bóng bảy, khi một đoàn xe lửa di chuyển trên mặt đất, người ta bắt buộc phải làm đường ray, nếu không đoàn xe không thể di chuyển ngay thẳng. Vì đó mà để đi con đường ngắn nhất, người ta lại phải đi con đường dài nhất, bởi vì bắt đường ray phải công phu, tốn hao, mất thì giờ.
Trên thực tế tôi tưởng rằng, con đường đúng đắn nhất là con đường xoắn ốc, vì trong tạo hoá tất thảy đều xây dựng theo đường xoắn ốc. Đường thẳng phải cần sự cố gắng của con người, và đó là một sự cưỡng bách thường xuyên.
Ô.Moroch- Cũng có cái vấn đề hiệu suất nữa. Cơ giới học (Mécanique) có một định lý nói rằng muốn đi được từ điểm này đến điểm kia với một hiệu suất (reudement) tốt nhất ta phải dùng một con đường có hình bầu dục (ellipse).
Ô.Massat- Có một tỷ dụ trong môn bắn cung. Các bạn có đọc quyển sách của Herrigel. Khi ông ta học bắn cung, ông ta thấy vị võ sư bắn vào cái bia đặt cách ông tới 60 thước, ở trong tối. Không thấy được cái bia ấy. Lần đầu ống bắn ngay cái bia và lần thứ nhì, cây tên xỏ ngang qua cây tên đã bắn trúng bia trước đó. Ông ấy đã đi con đường dài nhất vì bởi ông không thấy cả cái bia, cái điểm thứ hai không hiện hữu, ông chỉ trực giác nó.
Ô. Dupont- Về phương diện tốc lực vô biên, dù cái khoảng cách từ A đến B là bao nhiêu đi nữa, cái thời gian vẫn là 0. Đó là cái vô sở bất tại, cái phổ hiện (omniprésence). Dù con đường có ngắn hay dài theo lý Nhị nguyên,nó vẫn không khác, cái thời gian vô tận là 0. Vậy thì con đường ngắn nhất là con đường dài nhất.
TIÊN SINH : – Theo tôi tưởng thì lý giải của các bạn cách xa ý nghĩ của tôi, rất xa.!
Các bạn là những nhà hình học giỏi hoặc những nhà siêu hình học quá sâu sắc. Tôi thì muốn thực tế hơn. Sự thật là tôi không biết lý giải thế nào. Thí dụ như các bạn hãy nhìn đại lục Á-Châu và đại lục Mỹ -Châu, muốn đi từ Tokyo sang San Francisco, đi đường thẳng, theo đường chim bay thì dường như ngắn hơn,nhưng thật ra là máy bay ngày nay bay theo đường vòng cung, vì trái đất tròn, nhưng mà đây tôi không muốn lý giải như thế. Là một vấn đề rất gay go khó khăn “ Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất” , nhưng các bạn có thể nghĩ ra cái định nghĩa như thế này: nếu ta muốn sống thì ta tự sát ta đi! Các bạn chịu không?
……..(không ai trả lời)
TIÊN SINH : – Các bạn không chịu à? Đó là cái sai lầm của người Tây phương. Tại sao các bạn từ chối? Hãy diệt đi cái trí phán đoán thấp kém của các bạn, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 6, để chỉ ở vài giai đoạn xét đoán tối thượng, để thống hợp cùng vô vi. Các bạn càng hữu hình hữu dạng, còn bám vào định luật vật chất, thì các bạn càng bị ràng buộc,nô lệ vào trí xét đoán của các bạn, mà trí xét đoán ấy không thật, là ảo tưởng, ảo ảnh. Các bạn nghĩ thế nào? Các bạn hiểu tôi phần nào chứ? Một cách lờ mờ chứ gì? Cái ý nghĩ thầm kín của các bạn là : Có Đấng Thượng đế, nhưng Ngài ngự xa quá….ở đâu kia….xa quá!
1 MÔN ĐỒ : - Không, không.
1 MÔN ĐỒ : - Thượng đế ở khắp mọi nơi.
TIÊN SINH : – Đó chỉ là những khái niệm của các bạn, nhưng các bạn trong đời sống hàng ngày hành động trái ngược. Các bạn suy tư, rồi sinh ra suy nghĩ: A ha! Cái tôi không hiệu hữu, vậy thì tôi cứ đánh cắp cái tờ giấy viết thư này cũng chẳng làm sao, đó là cái trí xét đoán thấp hèn của bạn.
Làm sao giảng giải điều đó, Albert, anh là người Á Đông, thử xem nào.
Albert Nguyễn- Tôi có làm điều ấy,nhưng mà lý giải nó, tôi e sẽ không được trôi chảy lắm.!
TIÊN SINH : - Đến anh cũng vậy nữa !
Albert Nguyễn- Ở tiệm chúng tôi, khi có những người bệnh đến hỏi về phương thức dưỡng sinh, thay vì dạy họ thực hành 10 ngày số 7 với muối mè là có thể trị lành họ được,nhưng thường thì khi sau 6 hay 7 ngày là họ mau mau đổi cách khác! Vì thế tôi khuyên họ cứ ăn ngon, có thể họ để đến 5,6 tháng, nhưng sau thời gian ấy thì chắc chắn hơn. Vì họ không còn khó dễ nữa về phương diện ngon hay không. Chẳng thà để 5 hay 6 tháng mà chắc chắn được việc hơn là 10 ngày rồi chịu thất bại cay đắng.
TIÊN SINH : – Cách làm ấy hay lắm. Anh nói rất đúng phải không các bạn. Khi mình chỉ cho con đường ngắn nhất, con đường dưỡng sinh, thì người ta từ chối, người ta phản đối hoặc người ta chạy đi bác sĩ. Tất thảy các người đạo Thiên chúa thì đi bệnh viện, đi nhà thuốc, nghĩa là họ đã mất tin tưởng nơi Chúa có phải vậy không?
1 MÔN ĐỒ : - Thật ra, họ tìm kiếm con đường ngắn nhất nhưng họ lại đi con đường dài nhất.
TIÊN SINH : – Đúng vậy, họ tìm con đường thẳng mà sự thật là họ đã đi lạc đường. Có người vẫn tiếp tục đi, đi đến mức chót tới lúc cuối cùng, tới chết. Thượng đế là phổ hiện, tại sao đi tìm Thượng đế ở đâu? Thượng đế ở nơi ta, quanh ta và khắp mọi nơi và Thượng đế là chọn lành, vì Thượng đế là trí phán đoán tối thượng.
Toán học, hoá học có cần thiết cho các bạn đâu? Nếu các bạn học hỏi con đường đi đến Thượng đế, thì các bạn sẽ được phát triển mau lẹ hơn. Chúa Jésus hằng nói: “ Hãy Tìm Đến Thiên Quốc, Rồi Các Người Sẽ Được Ban Ân Đầy Đủ”. Tại sao các bạn không làm như Chúa dạy bảo? Đó là Đạo Thiền (Zénisme)- Giáo lý chân xác của Chúa là Thiền định, và đó là tinh thần Đạo lý của Cực Đông hay của Phương Đông,nó siêu hình. Nhưng Hình-nhi Thượng -Học không loại trừ Hình -Nhi Hạ-Học. Hình-Nhi Thượng-Học chứa đựng Hình-Nhi Hạ -Học, hoá học và tất thảy ….( Kinh dịch nói: Hình nhi Thượng dã vị chi Đạo” nghĩa là : từ cái hình chất trở lên gọi là Đạo. Hình nhi Thượng là cái vô hình là tinh thần đạo lý. “Hình nhi Hạ đã vị chi khí”. Từ cái hình chất trở xuống gọi là khí. HÌnh nhi Hạ tức là những cái hữu hình.)
Tại sao các bạn không tìm lấy một cái la bàn (boussole) để biết hướng đi? Không có la bàn các bạn sẽ đi lạc hướng và trên cái la bàn ấy, thay vì tìm hướng Bắc hay hướng Nam , các bạn tìm Âm và Dương, thì là giản dị hơn, và với sự kiện đó các bạn sẽ có thể thám hiểm bất cứ nơi nào. Nếu các bạn để mất nó, thì vô kế khả thi. Đó là triết lý của chúng ta, hãy thông hiểu, hãy nắm lấy với bất cứ giá nào cái la bàn Âm Dương ấy. Các bạn sẽ được Thượng Đế ban cho tất cả, bởi vì Thượng Đế là phổ hiện,là toàn năng. Đây là sự khó khăn lớn nhất để đánh đổ cái tâm trạng Tây phương duy vật và Nhị nguyên. Các bạn có gì hỏi nữa không?
Trước khi chia tay, tôi nói lại: “chúng ta đồng thời hữu hình và vô hình, có phải vậy không? Chúng ta hữu hình về vật chất hình thể, và chúng ta có thể dứt khoát cách xa nhau, nhưng trí phán đoán của chúng ta là vô hình, chúng ta là MỘT- Chúng ta đều có cùng một trí phán đoán, cùng có một thứ cơ cấu của trí phán đoán- Như thế thì tất cả chúng ta là MỘT ở nơi trí phán đoán tối thượng….Nếu các bạn nhai một hạt cơm, hay một hạt lúa mì, hay một hạt lúa mạch đen (sarrasin), trong một muỗng có 80 hạt, khi các bạn nghiền một hạt các bạn sẽ cảm thấy tôi trong đó….có như thế chứ? …tôi ở trong cái hạt và các bạn sẽ gặp tôi 80 lần khi nhai một muỗng cơm. Chúng ta đâu có xa cách nhau được.!
Thôi, chúng ta bước qua vấn đề khác. Cô Ilse, cô nói lại cho chúng tôi nghe cái gì xảy ra sáng nay tại nhà ông Kervran?
Cô Ilse- Tôi tưởng còn hơi sớm để bàn về vấn đề ấy. Tôi thấy cần phải thực hành là hơn.
TIÊN SINH : – Cô thấy ông Kervran ra làm sao?
Cô Ilse- Ông ấy ăn nhiều protêines quá, móng tay của ông ấy đều cong lên.
TIÊN SINH : – Quá nhiều protêines. Lần đầu tiên tôi gặp ông là tại phòng Địa dư ( Salle de Géographie) trong một buổi diễn thuyết của tôi. Hôm đó gần 200 người dự thính, và lúc bế mạc hai ông bà lên tận diễn đàn để gặp tôi. Tôi không dè hôm đó có một nhà thông thái trong đám thính giả, làm tôi sững sờ,nhưng trước hết tôi sửng sốt về cái thể tạng hư tệ của ông, và tôi lấy làm em ngại tới cực điểm. Sau khi đó, mỗi lần tôi gặp lại ông, tôi tìm cách thay đổi cái tạng thể rất nguy hiểm đó, vì cái chết nó đến một cách bất ngờ, bởi lẽ ông nói rằng ông rất khoẻ mạnh. Thật là nguy ngập, mỗi lần tôi gặp ông là tôi cứ nghĩ đến việc đó không ngớt, không ngớt… Tôi chưa thuyết phục ông được. Nhưng lần này chúng ta đã có được người con của ông… Tôi đầy hi vọng.! Nếu ông ấy thấy được cái gương đắc thành của một sự biến dịch con người nơi chính con của ông… thì… khi ông là một nhà chuyên môn về sự biến dịch sinh vật…chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác.
Võ sư Ueshiba, người sáng lập ra Hiệp-Khí-Đạo đã 85 tuổi, và vẫn vững chắc. Cách đây vài năm,tôi có thấy ông một lần vật nhào 16 võ sư Hiệp- KHí-Đạo, cùng một lượt, 16 đại vô địch nhà nghề bị lật nhào do một cử động của ông thôi, lăn nhào như 16 hạt đậu Hà Lan… Nhưng ông là Dương, thành thử ông rất thích ăn bánh ngọt. Vài tuần nay, chính bà Beradette Onoda , từ thành Rome qua Nhật Bản coi sóc cho ông để giữ chừng ông không cho ăn bánh ngọt. Nhưng mỗi khi bà vắng mặt, vào vệ sinh chẳng hạn, thì ông ấy tìm đủ mọi cách để ăn và ăn tợn. Thật là vô phương chữa trị…Ông ấy là một đứa trẻ nít, mà rất khỏe! Năm ngoái tôi đi theo bác sĩ Martin, người Đức ở Munich, đến thăm võ sư và để giới thiệu ông luôn. Võ sư trịnh trọng nói: “ Thưa bác sĩ Martin, Thuật dưỡng sinh muôn năm, với bất cứ giá nào! Võ thuật Hiệp-Khí-Đạo muôn năm!” Ông Martin sững sờ….Nhưng rồi thì một tiệc linh đình trà bánh! Hiệp-KHí-Đạo là như thế đó. Thật là khó khăn mà sửa trị những người già cả!
Bà Csstelli- Giáo sư Stéphanopolis cũng thế thôi.
TIÊN SINH : – Cũng y hệt như thế đấy.
Thật là vô phương. Nhưng hôm nọ ông ấy đã ăn tất thảy những món ăn dưỡng sinh mà tôi đã giới thiệu cho ông,bà Stéphanopolis cũng vậy, Cả hai đều ngây thơ và dốt đặc về thức ăn.
Các bạn có nhận không? Triết lý của chúng ta không chú trọng lắm về vấn đề chữa bệnh, mà điều chúng ta mong mỏi là vén cho được cái màn vô minh nó bao trùm lấy trí phán đoán của chúng ta.
Ai cũng chấp nhận chứ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:59 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 14-07
Buổi sáng



Tiên sinh- Sao! Hôm nay có tin gì khả quan ?
TIÊN SINH : - Bất cứ lúc nào, các bạn phải tìm cho ra Vô Biên. Tôi thấy Vô Biên hôm nay, và sáng hôm qua nữa, rất sớm hồi 7 giờ, Vô Biên được nhân cách hoá. Các bạn biết nó, và chắc chắn đã thấy nó.
1 MÔN ĐỒ : - Mặt trời?
TIÊN SINH : – Không, lúc đó Mặt trời chưa lên. Tôi thấy Vô Biên sống và linh động: sự nhẫn nại bất diệt. Đó là anh làm vườn của khách sạn Julia.Sáng sớm nào anh cũng đến, trước cửa phòng tôi và chăm sóc thật kỹ cái sân quần vợt, anh làm việc trong 2 giờ rưỡi đồng hồ, chậm rãi, thật kỹ lưỡng, không nói năng gì cả, làm việc không ngừng,anh là người lao động bất diệt. Lượm lặt từng cọng cây, lá đổ, anh không nói gì với ai, không phàn nàn gì, thật là lạ thường, có lẽ anh ấy sẽ thuyết phục bất cứ ai mà không thốt ra lời! Tôi chỉ chào anh khi đi ngang qua anh vì tôi không có thời giờ để nói chuyện với anh, nhưng nếu các bạn có dịp nói chuyện với anh, các bạn sẽ học hỏi nhiều.
* Lần thứ nhất từ 10 năm nay, trại hè của chúng ta nơi đây được đặc biệt nhất, huy hoàng nhất! Chúng ta đã trải qua bao sự khó khăn từ trại Chelles tới trại Sainte Marie! Thật là tuyệt diệu! Tôi rất hài lòng, và tôi sẽ ra đi lòng nhẹ nhàng khoan khoái!
* Tôi có một điện tín từ Zunich cho phép chúng ta dịch ra Pháp văn quyển sách của Heitler- là quyển sách thứ nhì mà tôi xem như quan trọng nhất ở Âu Châu. Quyển thứ nhất của Elexis Carrel: “Con người là con số ẩn” (L’homme cetinconnu) mà tôi dịch trong 10 ngày và đã xuất bản ở Nhật, Heitler là một giáo sư rất tiếng tăm, và cái tựa bằng Pháp ngữ quyển sách của ông có thể sẽ là “ Con người và Khoa học”
Từ vài ngày nay, chúng ta đã thấy Vô Biên, tôi tưởng rằng đó là vấn đề khó khăn nhất. Người ta không biết Vô Biên, không thấy Vô Biên, một đường xoắn ốc phát sinh, giữa không trung vô tận, các bạn nhớ cái đường xoắn ốc vĩ đại đó là cái khởi thuỷ gọi là Thái Cực. Từ Thái Cực, phát sinh là một nguyên khí với một tốc lực vô hạn và khi ngưng tụ thành một vòng lại phát sinh: Âm và Dương. Vòng thứ nhì gọi là huyền năng, vòng thứ ba tiền nguyên tử hay khinh khí, vòng thứ tư:ngũ hành, vòng thứ năm: thảo mộc, vòng thứ sáu: súc vật, trung tâm điểm là con người. Cái khoảng cách từ Thái cực đến trung tâm điểm là một quá trình diến tiến Sinh vật hoá, Sinh lý hoá, Tâm lý hoá, Thức tri hoá. Từ giai đoạn thảo mộc, có nghĩa là từ lục diệp tố (chlorophylle) đến giai đoạn súc vật là giới máu huyết và hống huyết tố (hémoglobile), chỉ khoảng cách đó thôi cũng phải đếm một thời gian là 5 tỷ năm. Thể theo lý thuyết Sinh vật học của Darwin, cái hành trình giữa tiền nguyên tử và ngũ hành (hay nguyên tố), và giữa huyền năng và tiền nguyên tử cũng trong thời gian đó. Vậy thì để chuyển quá tới Thái cực phải đếm hàng trăm tỷ năm. Ngược lại, cũng phải thời gian đó và khoảng cách đó để đến trung tâm điểm. Đó là Vô Biên, nó thể chất hoá và phát sinh cái thế giới của chúng ta, một điểm vi tích.
Trong cái thế giới đó, có 3 hay 4 tỷ người. Trí phán đoán của chúng ta phải là Vô Biên Tối thượng, để được hạnh phúc vĩnh cửu, không là một hạnh phúc hữu hạn trong cái thế giới vi tích này, nhưng phải là vĩnh viễn, con người phải tự giải thoát từ cái trung tâm điểm ra Vô Biên.
Để thoát ra, nếu các bạn ngược dòng con đường quanh đó, các bạn phải đếm vài tỉ năm, thì có hơi lâu đối với đời sống ngắn ngủi của chúng ta.Thế thì các bạn hãy nhảy qua và các bạn sẽ tìm thấy tức khắc Vô Biên, vì bởi Vô Biên ở khắp nơi và phổ hiện. Sự gặp gỡ của các bạn và Vô Biên là “Nhất thời” do tư tưởng của các bạn (Tụ nhất kiếp ngộ nhất thời). Các bạn hãy nhảy đi, đến một điểm vi tích nào, cũng là đến Vô Biên. Vô Biên hiện hữu ở mọi hướng, các bạn sẽ gặp nó trong một hạt cơm hay trong một miếng bánh mì, cái vĩ đại trong cái nhỏ nhiệm vô cùng!
Các bạn đồng ý chứ?
“Úm” (úm ma ni bát minh hồng) danh từ đó không có trong ngôn ngữ các bạn, tiếng Anh cũng không. “Úm” có nghĩa là sự tri ân được tìm ra Vô Biên trong cái nhỏ nhiệm dù ở mức độ nào. Dù trong một giâyđồng hồ, ta cũng tìm gặp Vô Biên.Nhưng ở Phương Tây tới ngày nay không ai nhận thức được học thuyết ấy. Người ta coi thượng đế như ngự trị ở nơi đâu. Thật là một học thuyết duy vật, duy kỹ, đối tính. Vô Biên là vô cùng vĩ đại và cũng là một điểm vi tích, và cũng là Thượng đế nữa. Có rõ rệt chưa?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa vâng, vâng.
TIÊN SINH : - NGười ta tưởng rằng trời cao chín tầng là xa: Thánh Kinh có nói: “Thiên đường đến gần với chúng ta” . Đó là sai! Chúng ta đang ở nơi Thiên Quốc Vô Biên, chúng ta làm sao thoát khỏi Vô Biên, không thể được. Thế thì, các bạn hãy tự giải thoát, nhảy qua đi! Nếu các bạn cố gắng hướng ngay bước các bạn là người tu hành, nếu các bạn tìm kiếm Vô Biên nơi đó, các bạn là người triết gia. Nếu các bạn tìm Vô biên trong một hạt gạo, các bạn là người “dưỡng sinh”, phương pháp nào dễ hơn?
Con đường truy tầm đó đối với Shoppen Hauer thật dai dẳng. Ông ấy làm việc suốt đời cho tới 81 tuổi mới trở thành đại triết gia. Nhưng không ai đọc tác phẩm của ông vì nó quá rắc rối.Pasteur, Darwin, Einstein thì có khám nghiệm tầng trời thứ nhất, nhưng chỉ để đặt thành học thuyết của họ mà thôi. Einstein có đạt đến tầng trời thứ ba nhưng rồi đuối sức! biếtbao nhiêu nhân tài đã cố gắng và thất bại!
Nhưng tôi tưởng rằng các bạn sẽ thoát ly dễ dàng, và để đạt đến đích. Các bạn đã học tập võ thuật Hiệp khí đạo, Thiền định và đã thực hành thuật Dưỡng sinh. Với phương pháp dưỡng sinh các bạn sẽ nắm được, hấp thụ được rất dễ dàng cái ý niệm sâu sắc đó, cái tư tưởng cao cả nhất trong Triết lý Á Đông. Nếu các bạn còn thắc mắc điều gì, xin hỏi tôi.
1 MÔN ĐỒ : - Tỷ như vấn đề Chân không. Tiên sinh có nói “ Tôi đi, lòng thoải mái và đầy sự hân hoan”
TIÊN SINH : – Vâng, vì bởi tôi “trống không”. Năm nay các bạn đã cho tôi một niềm vui sướng vô ngần, lần thứ nhất từ 12 năm nay.Lần thứ nhất cái “trống không” của tôi được tràn đầy, và “chân không”, là một danh từ khác của Vô biên, các bạn nên nhớ. Vô Biên đầy khắp, thế nên “chân không” là sự đầy đủ sung mãn.
1 MÔN ĐỒ : - Khi nói tới con đường ngắn nhất, cái khởi đầu là Dương và đến mức cuối là Âm.
TIÊN SINH : – Cái sơ khởi luôn luôn là Dương còn mức chót là Âm. Các bạn phải hiểu cái cơ cấu của vũ trụ là cái Vô Biên về phương diện không gian cũng như thời gian, mà cũng phải hiểu Vô Biên trong một điểm vi tích, cái mà các bạn thường hay quên. Tôi có rành mạch không? Chẳng những Vô Biên trong khoảng không gian và thời gian vô tận mà còn trong sâu thẳm của mỗi mối vi tích điểm.
Thế nên khoa học khi tìm đo lường tất thảy với Phân gram giây không thể thành công được bởi vì khoa họckhông thể nào đo cái vĩ đại của Vô Biên ở một điểm vi tế được, thật là vô phương. Khoa học dẫn nhân loại đến chỗ hoại tàn, và sự kiện đó càng ngày càng đến gần vì khoa học tưởng rằng sự cường mạnh phải là sự hung bạo, là sức mạnh cụ thể của mọi lĩnh vực, kinh tế và tri thức….
Nhưng điều đó bị giới hạn trong cái thế giới này, và nếu các bạn đinh ninh điều đó là vĩnh cửu trường tồn, là bền vững chắc chắn, thì tất cả ước vọng của các bạn sẽ tiêu tan như mây khói. Có rõ ràng không?
* Bây giờ xin đọc bài luận này.
Con đường ngắn nhất, cực Dương, con đường dài nhất, cực Âm. Cái động lực tồn hữu và Vô biên ở trong Âm và Dương. Và như thế nó biểu lộ Âm Dương để cho Âm và Dương gặp nhau trong sự đối tượng. Âm và Dương là đồng nhất, là hai con đường dẫn đến cùng một nguyên căn. Âm luôn luôn thông đến Dương và Dương luôn luôn thông đến Âm, vì bởi cái động lực tồn hữu và sự công bằng mà nó được thấm nhuần trên con đường đó, dài Âm, ngắn Dương. Sự chọn lựa và trí phán đoán sẽ định đoạt chức vụ của chúng nó và sự xét đoán tối thượng sẽ phối hợp chúng để thành lập một trạng thái thứ ba. Khi ta biết được sự chuyển vận ấy, thì ta phải quyết đoán không nên chọn độc nhất con đường thẳng hoặc con đường vòng để đi từ điểm này đến điểm kia, đường thì Âm, đường thì Dương,mà ta phải sử dụng cả hai khi ta đã biết là tất nhiên cái này sẽ hút cái kia vô cùng vô tận.
TIÊN SINH : - Một nhà đại tư tưởng phải không các bạn?
Tác giả là Marie France, là một bà mẹ quá bê bối cách đây vài tháng! Bây giờ đây cô ấy là một triết gia. Cô ấy suy tư tìm kiếm Vô biên như thế là được lắm rồi phải không các bạn?
Tôi vừa mới nhận được điện tín của thuật sư Nakasons. Ông ấy nói rất sung sướng được gặp gỡ các bạn nơi đây trong 10 ngày. Ông Tamuka cũng gửi lời thăm hỏi các bạn. Hai ông hiện giờ đang dạy các võ sư Nhu đạo và Hiệp khí đạo.
* Tiếp theo, các bạn đọc bức thư rất thú vị này:
“Hôm qua tôi đã ghét Tiên sinh:
TIÊN SINH : - Thật ra, nếu các bạn không ghét tôi, thì làm sao các bạn thương tôi….
… “Trước kia, tôi không thấu hiểu căn bệnh của bé Juolyn và trưa hôm qua tất thảy chúng tôi đều tỏ vẻ thoải mái nhẹ nhàng thay vì đúng lý là phải có một khoảng khắc mặc niệm, cái chết đối với chúng ta là một sự giải thoát hoặc là một sự trừng phạt. Nhưng bà mẹ đau khổ kia!... Mà chính bà đã gọi tôi để nói với tôi đừng nên uống thuốc nữa, vì thuốc men đã giết chết con bà. Tôi chỉ trách Tiên sinh có một điều, là Tiên sinh quá cứng rắn, gắt gao vì bởi chúng tôi chưa tự đoán được cái gì tốt lành và cái gì bậy dở, và ai ai cũng chỉ hiểu cho mình phương này cách kia đủ thứ. Đêm nay tôi đã biến thể, và tôi cầu xin Tiên sinh tha lỗi cho tôi, vì tôi đã hiểu lầm Tiên sinh. Một ngày nào đó, sự phán đoán của tôi phát triển hơn. Tôi mới bước vào giai đoạn đầu.
Xin tiên sinh nhận sự tri ân của một người phụ nữ ngu muội”
TIÊN SINH : – Tôi rất sung sướng được đọc bức thư này, thật là sung sướng khi biết được mẹ cháu Joulyn đã thông hiểu… Ôi! Mua lấy sự hiểu biết với một giá đắt như thế!
* Bạn đọc lên vài câu bài trả lời này:
Sự đối tính giữa thể chất và cái tinh thần tê dại của tôi. Cái gì đã che đậy trí não tôi làm tôi không ngắm nhìn được cảnh vô biên huy hoàng? Tiên sinh đã đạt cho tôi một vấn đề khó giải. Làm sao biến dịch được tất thảy những khó khăn ấy? Làm sao khai mở trí phán đoán để đạt tới Vô Biên, đạt đến nguyên lý Âm Dương là sự biểu lộ của Vô Biên, rồi sau đó lại trầm lặng! Như thế thì để đặt cho Vô Biên một danh từ mới mẻ hiện đại chúng ta phải tìm cho ra một danh từ nói lên sự phán đoán được khai mở, sự phán đoán đang tiến triển, hoặc sự phán đoán đang bành trướng vô cùng tận, hoặc sự Độc Nhất Vô Biên, hoặc sự biến dịch của giai đoạn phán đoán thấp kém đến mức độ phán đoán tối thượng…
* Các bạn hãy đọc lên bài này
“ Vì sự hiếu kỳ mà tôi đến trại Ohsawa này sau khi thực hành thuật dưỡng sinh được vài tháng. Nơi đây tôi đạt đến sự xác tín rằng thuật dưỡng sinh và Vô song Nguyên lý của Triết lý Á Đông là con đường duy nhất sẽ dẫn dắt nhân loại đến sự lành mạnh dứt khoát, đến chỗ hạnh phúc toàn diện và vĩnh cửu. Chúng ta phải từ bỏ tất thảy thành kiến của chúng ta, tất thảy những sự học hỏi của chúng ta nơi trường mới mong thấu hiểu cái triết lý ấy, thật ra không phải là dễ. Nhưng nếu ta thuận lý và cứu xét vấn đề một cách khách quan, ta sẽ nhất định đến đích. Theo ý tôi, người ta phải tạo lập một Học đường để giảng dạy suốt năm, và nơi đó mỗi người, từ hạn kỳ sẽ đến để phát triển và thâm cứu sự hiểu biết của mình để sau đó có đủ khả năng dẫn dạy và quảng bá cái Triết lý thiết yếu cho đời sống con người đó. Bên cạnh học đường sẽ có một an dưỡng xá nơi mà mọi người sẽ được hưởng thụ những lợi ích của thuật dưỡng sinh.Những việc làm gương mẫu cụ thể đó là phương thức tuyên truyền hữu hiệu nhất để chuyển hoá người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo thành một phong trào theo chiều hướng ấy và chúng tôi tin chắc rằng sẽ thành công vì chúng tôi đi trên con đường của sự thật. Tôi xin tỏ lời tri ân tất thảy các bạn đã khuyên dạy tôi nơi đây, nhất là ông và bà Ohsawa và ông Massat.
TIÊN SINH : – Có phải là anh ấy đã am hiểu tôi không các bạn? Tôi cố gắng giảng giải cho anh cái ý hàm súc của nguồn sống. Vô biên và sự sống. Nếu các bạn đã hiểu, thì không còn vấn đề nào nan giải, các bạn là chủ nhân của sự sống, không có cái chết, vì bởi nguồn sống là vô tận vô biên. Thật ra rất quan trọng, anh ấy đã thấu hiểu.
* Còn đây là tấm ảnh rất kỳ lạ. Đức mẹ Marie bồng chúa hài đồng Jésus, bà có cái vẻ rất là Á Đông, gương mặt của một người phụ nữ Nhật Bản, không có một nét Phương Tây nào. Các bạn hãy nhìn cái gương mặt thanh tịnh, yên bình. Là một tượng bằng gỗ trong một nhà thờ gần nơi đây. Không biết tượng này gốc ở đâu? Trung Hoa hay Nhật Bản? hay đã được sáng tạo nơi này?
Ở Nhật Bản, trong một đền thờ Thiền Tông cách xa Tokyo, người ta có khám phá một pho tượng mà người ta nhận ra là tượng của Erasmus, một nhà Nhân bản đúc đồng thời với Luther ( Thế kỷ 16). Thật là kỳ lạ trong một ngôi chùa hẻo lánh trên núi xa, người ta thờ kính Erasmus và mỗi ngày người ta đọc kinh cầu nguyện Ông như cầu nguyện Phật. Cách đây 400 năm Thánh Francois Xavier đến ở Nhật Bản 30 năm, tới cuối đời ông. Có lẽ tượng Erasmus đã được đem đến Nhật vào thời kỳ đó.
Khi tôi đến Lambarénné, người ta có khám phá gần biển hồ Tanganikam ở tận vùng núi xa xôi đạt lục Phi Châu, những đồng tiền cũ nước Trung Hoa có từ 2000 năm. Thời kỳ xa xưa ấy có rất nhiều nhà hàng hải Trung Hoa du hành khắp thế giới. Thật là phi thường, lúc đó họ rất mạo hiểm giang hồ, nhưng giờ đay họ lại không phiêu lưu chút nào, dù bằng máy bay phản lực.!
Thể theo Giáo sư Nagasuka, đang học về môn lịch sử Mỹ thuật thì pho tượng Đức mẹ chế tạo ở địa phương. Gương mặt của bà phỏng theo nét mặt người Á đông chứ tượng đó chắc chắn không phải làm ở Trung Hoa hay Nhật bản vì là bà bế con trên tau, cái mà người ta không hề làm ở Đông phương.
* Đây là một bài phê bình rất thú vị của một phụ nữ: “ Mô hình học mà chúng ta học ở trường có cái điểm sơ khởi ở hai công lý: con đường ngắn nhất giữa hai điểm là con đường thẳng và cái điểm là nơi gặp nhau của hai đường thẳng. Có những nhà toán học khởi hành từ những Công lý khác nhưng phức tạp hơn, họ rất hiếm và hơn nữa họ có thói quen trở thành những triết gia, thành thử ở trường tôi không được học hỏi họ, nhưng tôi e rằng họ cũng kết đoán như trên thôi, vì là luôn luôn các vấn đề cũ kỹ tồn tại,cũng như cái “ Các phương của hình tròn” bất hủ ấy (quadrature du cercle),nó cho ta một hằng số (contante) không thể đo lường được gọi là “Pi” (=3,1416…).Hình như là người ta không thể chuyển sang một hệ bộ đường thẳng sang một hệ bộ đường cong, cũng như không thể nàobiến chuyển Âm thành Dương và ngược lại Dương thành Âm, ít nhất nếu người ta muốn thực thi phép ấy với sự tinh xác và tinh vi mà khoa học tinh xác đòi hỏi. ( Sciences exactes: math et physique). Hai đường song song sẽ hiệp nhau ở Vô Biên. Thật là tốt lành chúng nó được phối hợp nhau ở Vô Biên,nhưng cũng không kém tốt lành nếu chúng nó được hợp nhau ở cái hữu hạn này.
Hai đường không song song gặp nhau ở một điểm rồi cuối cùng xa cách nhau mãi mãi. Ôi cha! Hình học nó làm cho ta buồn thảm làm sao! Nó khắt khe thế nào ấy! Nó quá Dương, phải làm cách nào âm hoá nó. Nhưng khi Hình học Dương thì nó có một cô em Âm là Đại số học (Algèbre). Các em đó có những con số tưởng tượng, khi mà sự tưởng tượng không ăn thua gì với môn toán học tinh xác! Nhưng môn này lại cần sự tưởng tượng để tính toán các làn sóng điện ấy, và thấy một vật khác xác thực là cái máy thu thanh. Hơn nữa, Đại số học lại còn vô bổ bất túc (stérile) những con số dương và số kép âm của nó kết thành số 0 (vd: (+2) + (-2)=0), trong khi sự thật là Âm và Dương rất sáng tạo. Tôi đã mất baonăm ở trường để kết cuộc đạt được số 0!
TIÊN SINH : – Có thích thú lắm không các bạn? Tác giả là cô Jeannette Yoshimi thật là huy hoàng! Nhưng khốn thay ! Cô ấy đã mất cái Dan của cô bởi vìhai đứa con và tới ông chồng cô đều lâm bịnh. Nhưng dù sao cô diễn tả rất hay, hình học Dương và Đại số Âm. Đại số với x,y còn Hình học với những con đường dọc ngang, cô ấy so sánh tài tình, và cô biết cô đã đánh mất cái Dan của cô, cô nói bao nhiêu năm trường công phu học tập để kết cuộc đạt Zéro. Thật hay, thật là thú vị!
* Giờ đây các bạn hãy nghe;
“ Sắc đẹp là cái chưa hoàn thành, ai cũng thích mến sắc đẹp. Có 7 mức độ thưởng thức cái “Đẹp”. Ở các mức độ thấp, sắc đẹp bị ly tâm lực chế ngự tỉ như ở miền Nam nước Pháp hai từ “đẹp đẽ” và “mập mạp” trùng nhau, người ta ưa thích những phụ nữ đẫy đà, cao lớn, phì nhiêu. Ở mức độ cao, thì người ta đánh gía cao sự linh động tinh thần, sự xúc cảm của tâm linh. Ở giai đoạn 7 thì người ta lại cảm mến cái gì là vô hình, người ta có cái giác hướng về Chân không cũng như ở các bức hoạ Nhật Bản chẳng hạn. Người ta ở mức độ ấy, nhận thấy cái đẹp ở tất thảy những gì chấp nhận tất thảy, cũng như chân không, hoặc ở những gì có đặc điểm sắc tướng nói lên cái tâm tính thụ nhận tất thảy: chân mày xa nhau, nhân trung rộng rãi, tai có trái. Người ta có thể quan niệm một “Chânkhông” thu hút tất thảy, như một người Mẹ. Có lẽ vì thế mà tất cả trẻ con đều nhận thấy Mẹ chúng nó đẹp.
Nhưng với quan niệm Chân không xô đẩy, taoj tác, nuôi dưỡng những đối nghịch, chuyển biến thái cực. Cái lưỡng dáng của Chân không đó là sự linh động của nó. Mà sắc đẹp là sự linh động, sự biến thể trong cái bất định. Có phải chăng là khi giữa chúng ta có cái gì hoặc có một người đẹp xuất hiện, thì tất thảy đều như đã biến đổi? Có cái sắc đẹp thu hút cũng như Chân không thu hút tất thảy,nó là một cái gì chưa hoàn thành và là Vô tận vô biên. Có cái sắc đẹp dồn dập, kết hợp. Cũng như bày trẻ kết hợp cha mẹ chúng hoà hợp va chạm nhau, cũng như vần “hiệp” trong Hiệp khí đạo. Sắc đẹp linh động, bất khả sai áp, không thể tóm được, lưỡng diện, vô cùng, vô ảnh. Cái chưa hoàn thành của nó chứa đựng cái tiềm lực của nó: là cái đẹp, cái mảnh khảnh, cái mỏng manh mỹ miều.
TIÊN SINH : – Các bạn cảm nghĩ như thế nào?
1 MÔN ĐỒ : - Rất hay.
TIÊN SINH : - Rất hay, Sắc đẹp là cái gì chưa hoàn thành. Cái gì chưa được hoàn thành đó là cái đẹp, vì là nó biến đổi, phát triển tiến bộ luôn. Cũng như khi các bạn bắt đầu áp dụng thuật dưỡng sinh, các bạn đâu có biết Âm Dương là gì, rồi thì các bạn té bên này, sụm bên kia, nếu té bên trái , bạn gượng qua bên phải… đó là đẹp, là đối xứng. Cái đối xứng là cái quân bình giữa hai Thái cực Âm và Dương. Mà sự thật là cái quân bình đó rất sống động với một tốc lực vô biên…vì thế khi người ta suy đoán “đối xứng” ta ý niệm cái chưa hoàn tất, cái đẹp, cái Vô biên…. Chúng ta phải hy vọng chúng ta còn bất toàn, và sự kiện đó là nguồn vui sống của chúng ta, vì sao? Là vì cái gì đã được hoàn thành, hoàn tất,là cái chết. Đó là cái chết, hình ảnh của cái chết là sự đối xứng, và hình ảnh của nguồn sống là sự bất đối xứng. Bài trả lời trên đây làm tôi rất hài lòng sung sướng .
Để kết luận tôi yêu cầu các bạn hãy tìm kẻ thù mạnh nhất, tàn bạo nhất, rồi tất thảy đều sẽ giải quyết suôn sẻ, các bạn chỉ phục thiện nó mà không cần thuyết, không cần tranh đấu , vì bởi các bạn đã có cái Triết lý của mình, nó sẽ biến chuyển tất thảy, và kẻ thù mạnh nhất sẽ biến thành người thâm tình nhất.
Bề mặt lớn bao nhiêu thì bề lưng lớn bấy nhiêu.Và các bạn hãy tìm anh tài xế Việt nam ở Paris, anh ấy đã cho tôi một bài học rất ý nghĩa. Một người Việt Nam đi chân không ở Paris, anh ấy sẽ đem lại cho các bạn một nguồn vui thích to lớn.
Nơi đây luôn luôn có hàng chục quốc tịch khác nhau, các bạn hãy lợi dụng dịp này để củng cố tình bằng hữu quốc tế của các bạn.
Khi rời trại hè, cha mẹ cháu Joulyn có cảm ơn các bạn không?
Các 1 MÔN ĐỒ : : Có có.
TIÊN SINH : – Đáng lý họ phải đến đây cảm ơn tất cả mọi người… nói lên một lời gì đó…
1 MÔN ĐỒ : - Chắc là họ phải lo lắng nhiều vấn đề.
TIÊN SINH : - Nếu ở Nhật Bản, cử chỉ của họ không thể tha thứ được. Họ phải cảm ơn, và phải xin lỗi đã gây bao nhiêu sự lo lắng, nhọc nhằn cho chúng ta. Ít hơn hết họ phải đến gặp tôi… Tôi đã chờ họ và nếu họ đến, tôi sẽ tổ chức buổi tiễn đưa Joulyn như chúng ta làm ở Nhật Bảnm và tôi sẽ hát lên bài hát biệt ly mà tôi sáng tác cách đây 20 năm. Ai ai cũng chào tiễn đưa, ai ai cũng khóc, nhưng tất cả mọi người đều cảm mến.
Cách đây vài năm , ở Nhật Bản, tôi có nhận được một bức thư dài dòng với tấm chèque triệu đồng. Tôi không được biết người viết thư đó là ai. Ông ấy là cha của một sinh viên Đại học trường Tokyo.Anh bị bệnh lao phổi và tôi có chỉ dẫn cho anh một vài lần lúc đầu. Anh ấy rất sung sướng nghe tôi, rồi sau đó anh rời bỏ Đại học trở về tịnh dưỡng ở quê nhà, nơi một vùng núi non cách xa Tokyo. Nhưng tôi thì chả biết gì đến ông nhà quê kia đã gửi cho tôi 1 triệu đồng. Ông viết: “ Con tôi đã chết, còn đây là sự tri ân của tôi bởi vì nó đã dạy tất cả gia đình tôi thực hành thuật dưỡng sinh…. Trước khi nó ra đi, nó trối lại: Ba má các anh chị của con phải thực hành thuật dưỡng sinh nếu không cái chết của con không bổ ích cho ai cả” Từ ngày nó chết đến nay, cả gia đình tôi đều thực hành và tất cả chúng tôi tất thảy đều thay đổi, biến cải”. Đó, sau cái chết của một đứa con thân yêu, người Nhật bản như thế đó!
1 MÔN ĐỒ : - Anh ấy không trị lành được với thuật dưỡng sinh sao, thưa Tiên sinh?
TIÊN SINH : – Có lẽ đã quá muộn màng, nhưng anh ấy thấy không dám làm rộn tôi…và để lặng lẽ chết anh trở về quê quán. Anh có viết cho tôi nhiều thư nói rất tiếc lâm trọng bệnh vì phương thức giáo dục hiện đại, vì sự phán đoán thấp kém của anh…
* Chúng ta cũng đã học hỏi về “ Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất” . Tôi cảm thấy không được hài lòng lắm, vì các bạn chưa nắm được ý nghĩa rối ráo của vấn đề. Nhưng rồi thì cũng phải được. Ít hơn hết các bạn đã thấu hiểu về tai hoạ và hạnh phúc.
Bác sĩ Schweitzer đã xua đuổi tôi hơn lần… ở đây chúng tôi khoẻ lắm”. Nhưng nhờ sự ly biệt buồn thảm ấy mà ngày nay tôi được gặp các bạn, và năm nay tôi được sống yên lành ở Âu châu. Như thế thì hạnh phúc và khổ đau là hai bề của một sự kiện mà thôi.
Bây giờ chúng ta nơi đây có hơn 50 bạn đồng môn ở cấp bực 3,4 cho tới 6 Dan, và có hơn 100 bạn đã thực hiện được 1,2 hoặc 3 Dan. Ở Nhật bản có hàng ngàn 1 MÔN ĐỒ : , ở Việt Nam có tới 10.000 người thực hành dưỡng sinh. Như thế thì chúng ta có một thực lực đáng kể. Tôi có thể tuyên bố là những ai không nhận thức được Vô biên là vô phúc. Chính mình là Vô biên, dù mình ở nơi nào.
* Bây giờ thì tôi đưa cho mỗi bạn một cái bánh, sản xuất tại xưởng bánh Nhật Bản do bác sĩ Clément Khoti cai quản. Đáng lẽ ông ấy đã đến với chúng ta ngày mồng 5 qua, nhưng ông ấy đã chết…Cái bánh này đến với chúng ta như một vật kỷ niệm… Ông ấy là đệ tử của tôi lúc ông còn là sinh viên Y khoa. Cách đây 10 năm ông bị trục xuất…Nhưng bây giờ thì ông đã trở lại, ông có xin lỗi tôi. Ông có 3 con trai, 1 gái, vợ ông là một vị Bào chế sư. Bà ấy ông hiểu lắm Triết lý của chúng ta, cũng như tất thảy các vị Bào chế sư. Bà ấy có một người em bác sĩ mà đã mắc chứng tảo điên (schizophrénnie),bà nhờ ông chồng chăm sóc chữa trị cho em mình. Bác sĩ Khoti lái xe đi 200 cây số đê chở người bệnh đang lên cơn nặng về nhà mình. Trên xe ở băng sau có một người bạn của bác sĩ ngồi canh chừng. Người bệnh tất nhiên là cực dương còn người theo giữ anh ta lại là quá âm. Giữa đường trên xa lộ người bệnh lấy một cái khăn lông dài tới 1 thước thấm ướt nó với nước trà đem theo xe để uống và bỗng nhiên quấn vào cổ ông bác sĩ tài xế, và xiết xiết cổ ông ấy. Bác sĩ Clément phải ngừng xe lại … vì làm sao lái xe nữa được…xe ngưng chạy, máy tắt…nhưng thôi rồi! Ông đã chết …một ngày trước ngày ông đến đây…cũng may không xảy ra tai nạn xe cộ gì cả.
1 MÔN ĐỒ : - Nhưng ông ấy đã không thực hàh chính sách thuật dưỡng sinh chứ gì… vì nếu ông thực hành đúng thì làm sao tai nạn đó đến với ông được?
TIÊN SINH : - Nếu bạn ở đó thì bạn làm sao? Người điên đó lên cơn dữ dội, và khi mình mắc bận với tay lái…
1 MÔN ĐỒ : - Dù thế nào, nếu ông đã thực hành đúng luật dưỡng sinh,…
TIÊN SINH : - Bạn nói ai? Môn đệ của tôi ấy à? Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : cũ nhất, thông minh nhất, kinh nghiệm nhất và trung thành nhất. Ông ấy tự ý muốn tránh tai hoạ cho cái xe. Sau hai ngày ông ấu tỉnh lại như thức giấc nhưng không nhúc nhích động đậy gì được. Ông nằm luôn ba ngày nữa nửa tỉnh nửa mê, và ông ấy gửi gói bánh này cho tôi để tạ lỗi. Bánh đó thay mặt cho bác sĩ Clément. Các bạn hãy thưởng thức nó đi, nó do một tay thợ bánh chuyên nghiệp làm ra làm bằng cơm gạo lứt đấy… hãy nhai cho kỹ rồi các bạn sẽ tìm thấy cái chết của bác sĩ Clément …khoti?
* Thôi, được lắm rồi…giờ đây tôi phải đi. Sự chia ly là giả tạo vì bởi tất thảy chúng ta đều là Vô biên, thời gian đã bị xoá mất. Nếu các bạn cảm thấy buồn thảm trước sự ly biệt, cái đó nghĩa là các bạn còn rất duy vật. Nếu các bạn đã thông hiểu cái Triết lý của Vô song nguyên lý thì cái biệt ly không có được. Cái biệt ly chỉ có do cảm giác của chúng ta mà thôi.
Ngày kia tôi có gặp ông giáo sư Breton đến đây với 8 đứa con nuôi của ông. Hết 6 đứa có bộ răng hở. Tất thảy trẻ nít nào có bộ răng hở là phải xa lìa cha mẹ và trở thành vô gia đình 98% là như vậy. Tại sao có sự kiện hở răng như thế? Răng mọc từ dưới lợi lên, và lâu lắm nó lên khỏi lợi. Răng rất rắn chặt, còn lợi thì ẩm đầy nước, mềm. Nếu người ta thay đổi phương thức dinh dưỡng từ dương thay âm, hoặc cho ăn đồ âm như trái cây chẳng hạn, thì lợi bành trước ra may lẹ và răng mọc lên hở, cách khoảng. Trái lại, nếu người ta cho ăn thịt nhiều, thì lợi càng rắn chặt lại, và như vậy thì nhiều khi ta thấy 1 hay 2 cái răng mọc chồng lên.
Các bạn hiểu chưa,người ta nhìn bộ răng mà người ta biết được thời niên thiếu như thế nào. Cái gì cũng cho ta thấy được tất cả.
Nếu các bạn có gì hỏi tôi giờ chót này?
1 MÔN ĐỒ : - Có vài trẻ em chỉ có 2 răng cấm thay vì 4?
TIÊN SINH : - trước hết phải biết sau ngày nó sinh ra, lúc nào nó ăn gì có chết protéin thịt nhiều. Chúng ta phải là những nhà thám tử lành nghề. Cái gì khó hiểu đối với chúng ta là dịp tốt để ta trổ tài thám tử. Không có cái gì ẩn núp cả, chỉ có trí xét đoán của ta bị che mờ mà thôi.
1 MÔN ĐỒ : - Tại sao chúng ta có 5 ngón ở mỗi bàn tay hay bàn chân thay vi 6 ngón?
TIÊN SINH : – Nhưng sau này có rất nhiều đứa trẻ sinh ra với 4 hay 6 ngón tay. Các bạn biết chứ? Nếu bạn cho vợ bạn uống Thaiidomide thì bà ấy sẽ có một đứa con có 6 ngón tay. Dễ quá, bạn hỏi tại sao 5 ngón? Thật ra quan trọng và rất ý nghĩa. Tôi không lý giải ngay, bạn hãy tự nhiên nghiên cứu vấn đề. Câu hỏi hay ho làm sao!
1 MÔN ĐỒ : - Tiên sinh có giảng dạy chúng tôi rằng người ta có thể định nghĩa tất thảy các vấn đề bằng cách lý giải trong lĩnh vực Âm Dương 5 điểm: 1-Căn nguyên; 2-Cơ cấu; 3- Giá trị; 4- Công dụng; 5-Chung cục. Tiên sinh có thể cho chúng tôi biết về tiền đồ của phong trào dưỡng sinh chăng?
TIÊN SINH : – Tôi cho các bạn tôi mẫu thí dụ đầy đủ với “thuốc lá”. Tôi đã lý giải tận cùng.Các bạn hãy áp dụng phương pháp ấy.
1 MÔN ĐỒ : - Nhưng về câu hỏi trên, chính Tiên sinh là căn nguyên?
TIÊN SINH : – Không, không, nhất định là không! Căn nguyên đây là Vô biên, không phải tôi. Thằng già này có giá trị gì! Có một lần,trong một cuộc hội họp, người ta tranh luận rất ồn ào. Bỗng nhiên cô Irma đứng lên và nói lớn tiếng: “ Các người có biết hiện giờ các người ở đâu không? Các người đang đối diện với giáo sư Ohsawa biết chăng? Cô ấy nói sai, không đúng phải không các bạn? Căn nguyên của phong trào chúng ta là Vô biên. Trước tôi, có đức Phật, Lão tử, Nagajurna và bao nhiêu nhà tiền bối… Sinrah, Tôn tử…nguồn gốc là Vô biên.
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh từ lâu tôi cố gắng tìm hiểu tại sao cái tỉ lệ âm dương đối với con người là 5/1?
TIÊN SINH : – Vâng… đây là một ý kiến… cái màu người ta tìm kiếm, người ta sẽ tìm ra…
Được rồi, còn gì hỏi?
1 MÔN ĐỒ : - Cô Ilse hình như muốn hỏi gì…
Cô Ilse: Vâng nhưng tôi không biết Tiên sinh đã dứt lời chưa?
TIÊN SINH : – Vâng , tôi đã “dứt” và luôn luôn dứt khoát. Luôn luôn tôi nói nơi lòng mình. “Xin chào vĩnh biệt”, nhưng cái biệt ly không có được. vì lẽ chúng ta là Một trong Vô biên. Vì thế mà chúng ta có mặt nơi đây. Xin cô cứ nói.
Cô Ilse - Thưa Tiên sinh thân mến, tôi xin thay mặt tất thảy các bạn ngoại quốc của tôi, cảm tạ Tiên sinh, Khi Tiên sinh đến Stockholm, Tiên sinh có diễn thuyết về Vũ trụ và vô biên. Ngay lúc đó tôi tưởng chừng tôi đã trở về quê cũ của tôi. Trước đó, hình như tôi đã mất hướng đi. Tôi không có bạn bè, và tôi cảm nhận không được ai hiểu biết mình, nhưng bây giờ, sau khi thực hành thuật dưỡng sinh, tôi thấy luôn luôn ở chính nơi mái nhà của mình và ở tận nơi vô biên. Tôi luôn luôn có những bạn bè bạn tâm tình, cho đến những người muốn là kẻ thù của tôi cũng là bạn.
TIÊN SINH : - Thật thế, trước kia ở Thuỵ Điển chúng ta có rất nhiều người chống đối, nhưng họ lần lần biến thành những người bạn của chúng ta.
Cô Ilse - Tôi xin cảm tạ Tiên sinh và Lima đã cho chúng tôi thấy một gương mẫu của sự nhẫn nại, sự nhẫn nại bền bỉ nó dẫn dắt chúng ta trên con đường ngắn nhất.
Lima- Tôi xin cảm ơn các bạn, thật nơi đây đẹp đẽ tốt lành quá, mọi người được hài lòng. Tôi cảm ơn các bạn rất nhiều. Các bạn đã cho chúng tôi sự vui thích với sự học tập hăng say của các bạn. Thật là huy hoàng!
Nhưng tôi không cứu mạng cháu Joulyn được, tôi xin các bạn tha thứ cho tôi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 09:03 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



Cuộc thuyết luận , ngày 14-8-1965
Buổi sáng


TIÊN SINH : – Tôi rất sung sướng được gặp lại các bạn. Lần này có rất nhiều bạn mới. Bên Mỹ trời nóng quá, khác hơn ở Pháp nhiều. Thời tiết một xứ nhiệt đới.
Bên đó hiện nay chúng ta có 3 trại hè. Thật là một xứ mênh mông to rộng hơn Pháp quốc và hơn cả thảy Âu Châu. Anh Louis Rémy, một người Bỉ cư ngụ từ bên đó từ 2,3 năm nay có mở một trại thứ tư cách Los Angelès 200 cây số phía nam, và đã bắt đầu chữa trị một số bệnh nhân từ 1 năm nay. Có nhiều người đã được trị lành một cách màu nhiệm.
Có một nữ bác sĩ, bà Anita Adam, Louis đã chữa trị cho bà ta trong 22 tuần và bà ta đã hoàn toàn tin phục phương pháp dưỡng sinh của chúng ta. Khi bà trở về làm việc tại Institut de L’Hygiène Public ( Viện vệ sinh công cộng), bà đã thuyết phục Ban giám đốc viện nhận bạn Rémy làm Giáo sư “Tân dưỡng sinh” tại bệnh viện River Side, là một thành phố ở giữa Los Agelès và trại hè Ohsawa. Nơi đây thật nóng bức, đến nỗi nếu các bạn ngụ nơi đó chừng 2 hay 3 tuần, có thể các bạn sẽ mất hết chất nước trong người!
Mặc dù bệnh viện cách xa trại, bạn Rémy vẫn tới lui thăm viếng, 2 lần một tuần. Đây là lần đầu tiên tại Mỹ quốc một nhà chuyên môn Tân dưỡng sinh được chính thức bổ dụng. L Rémy rất hoạt động, cực dương, và vợ anh, Suzanna lại là một bà đầu bếp giỏi.
Tôi đến trại hôm chủ nhật, hồi 11 giờ có nhiều người đến đón tôi. Có một bà rất đẹp tới chào tôi. Các bạn biết bà ấy, bà có đến trình diễn ở Paris với Josephine Baker. Bà thực hành phương thức dưỡng sinh từ 5 năm nay, và mỗi năm bà trẻ đẹp thêm lên. Bà rất sung sướng và tri ân thuật dưỡng sinh và Triết lý của chúng ta. Bà năm nay đã 43 tuổi nhưng người ta cho bà quá 30!
Kế đó ông Dufty đến. Năm ngoái ông có dự trại hè chúng ta ở Saint- Médard. Ông ấy thực hành từ một năm rưỡi nay và đã thay đổi hẳn, ông sút mất 39 kilos! Ông 50 tuổi mà tươi trẻ lại như tuổi 30! Ông bắt đầu một đời sống mới, ông có viết và xuất bản cuốn “ Các người đều tam bạch cả” ( You are All Sampaku) bằng tiếng Anh, rất hay và rất ý nghĩa. Các bạn sẽ nhận sách ấy nay mai. Ông ấy nói: “ Bây giờ đây, tôi phải hiến đời tôi choviệc phiên dịch tất thảy các cuốn sách của giáo sư Ohsawa”. Nhà xuất bản sáhc của ông, ông Morrow nhận tiếp tục phát hành sách dịch của ông, hoặc do ông chú giải. Ấn bản đặc biệt của nhà xuất bản Morrow mang tên là “Tủ sách Đại học”.
Ông Morrow cũng thực hành phương thuật Tân dưỡng sinh và ông đã thực hành rất chín chắn, có thể nói là một cách kính cẩn. Ông nói với ông Dufty: “ Anh đã hoàn toàn biến đổi đời tôi, cho tới công ăn việc làm của tôi”
Có những độc chất như nha phiến, ma tuý… rất đắt tiền…nhưng nơi đâu cũng có bán do chợ đen chợ đỏ. Hết 80% sinh viên đại học trường Harward đã thí nghiệm qua các độc chất ấy. Ô Morrow năm rồi có xuất bản một quyển sách nói về Viện Đại học Harward, quyển sách bán rất chạy. Vì thế ông quyết định ký tái bản kèm theo học thuyết “Vô song nguyên lý”. Thành thử mua quyển sách nói về Viện Đại học Harward là mua luôn thuyết “ Vô song nguyên lý” của chúng ta! Hiện giờ quyển sách của ông vẫn bán chạy như trước! Bề mặt là Đại học, bề lưng là phương pháp dưỡng sinh! Mỹ quốc là vậy đó!
Trong tất thảy các trại người ta đều học hỏi Triết lý vì ai nấy đều hiểu rằng chẳng phải áp dụng thuật Tân dưỡng sinh mà được lành bệnh mà còn phải thấu đáo triết lý nữa. Nhưng lạ thay, sự hiểu biết của người Mỹ thấp kém hơn sự hiểu biết của người Châu âu. Có rất nhiều giáo sư, bác sĩ, sinh viên khoa học hạch tâm, nhưng phần đông trí phán đoán của họ còn mờ ám.
Tôi có đặt những câu hỏi mới mẻ:
1/ Định nghĩa của hạnh phúc
2/ Tội lỗi là gì?
Tôi có được một bài luận về Hạnh phúc : “ Là sự thực hiện những ước mơ” Các bạn nghe chứ? Xin hãy cho tôi biết sự nhận xét của các bạn, phê bình ra sao? Hoặc trình bày một định nghĩa hay hơn?
Bên Mỹ cũng có rất nhiều bệnh được trị lành một cách màu nhiệm: Bệnh ung thư, bệnh biến ứng…. Có một anh 26 tuổi, bị bệnh hen suyễn từ mới 2 tuổi. Cha mẹ anh ấy rất giàu có. Người ta đem anh ấy đi cùng khắp nơi Pháp, Ý, Đức cho tới anh được 24 tuổi, nhưng chẳng có kết quả nào… những con bệnh trẻ càng ngày càng nặng thêm. Cách đây 1 năm rưỡi, một anh láng giềng, một soạn giả ca khúc 22 tuổi, John Amond , chỉ dạy anh ấy thuật “Tân dưỡng sinh” mà chính anh đã thực hành và đã cứu mạng anh. Người thanh niên đau khổ nghe theo, sau 7 ngày áp dụng đã dứt khoát trừ khử bệnh suyễn của anh.
Phương pháp “Tân dưỡng sinh” thường hay trị lành những căn bệnh gọi là “nan y” một cách huyền diệu.
Nhưng các bạn nên hiểu, thuật Tân dưỡng sinh và Triết lý Á đông không phải là một y khoa, nhất là một y khoa đối chứng trị liệu chỉ trị triệu chứng của căn bệnh. Phương pháp của chúng ta trị lành con người, còn các nàh y khoa thì trị lành những triệu chứng, chứ không trị lành được bệnh là người sản xuất triệu chứng. Khi mà phương pháp Tân dưỡng sinh biến chuyển người bệnh thành một người can đảm và dũng cảm, ngay thật và luôn luôn sảng khoái, cùng lúc các triệu chứng đều tan mất… sự kiện đó là tất nhiên, nhưng chưa phải là sự lành bệnh, không quan trọng lắm.
Tất thảy những phương châm điều trị đối chứng chỉ có công hiệu tạm thời, không đi sâu vào căn bệnh. Như thế thì các bạn không được nhầm lẫn. Nếu các bạn thực hành phương thức số 7, và các bạn cứ nhai, nhai,nhai… đó là con đường ngắn nhất,nhưng nó rất buồn tẻ đối với các bạn, buồn bực chán nản! Nếu người ta cấm đoán các bạn ăn đường, bạn nói “Thật là chán!” Nhưng sự cởi bỏ những gì mình ưa thích là triết lý mà cũng là căn nguyên của một đời sống mới!
Sự trị lành bệnh tật không quan trọng, cái quan trọng là sự biến dịch cái “cá thể” của bạn, sự biến chuyển cái “tri thức của bạn đối với sự vật”.
Cái tri thức đó hoàn toàn thay đổi, các bạn nhìn thấy những quang cảnh ấy nhưng các bạn sẽ cảm nhận một sự vui sướng to rộng, và nguồn sống đối vớicác bạn sẽ huy hoàng! Các bạn học hỏi và suy tư sâu sắc vấn đề….hoặc nếu các bạn thấy không được thông hiểu lắm, thì các bạn nên bắt chước những bạn khác cư nhai, nhai mà không suy nghĩ gì cả…Đó là phương pháp “Thiền”. Trong giáo pháp “Thiền tông” người ta không suy nghĩ gì cả, nhưng người ta “Suy tư cái Hư không”…rất khó. Nhưng nếu các bạn cứ nhai,nhai và đếm từng miếng một, các bạn sẽ quên đi mọi sự việc, lòng các bạn sẽ giải toả tất thảy những ước vọng trần ai…!
Các bạn nên hiểu, phương pháp của chúng ta không phải là một y khoa, nó hoàn toàn không đổi chứng trị bệnh mà nó chỉ thay đổi thái độ của chúng ta. Tỷ như, theo y khoa chính thức Tây phương thì sự đau khổ, bệnh tật hoặc tai nạn đều do ngoại cảnh xâm nhập vào cơ thể của con người, còn theo Triết lý của chúng ta thì các thứ đó là do chúng ta gây ra hoặc sản xuất. Tất thảy đều do sự nhận thức của mình.
Epictète cách đây 2500 năm đã nói: “ Mọi người đều được hạnh phúc cả, nếu không vậy thì là lỗi nơi mình”
Triệu chứng là sự biểu hiện của căn bệnh sâu xa của chúng ta, và của sự nhận xét sai lầm của chúng ta.
Từ tuổi 17, Epictète đã thuyết phục tôi và từ ấy đến nay tôi lại càng tin phục hơn thêm… Nhưng thật ra Epictète không dẫn chúng ta đến phương thức để khai mở cái vô minh của con người. Thế thì đây “ Phương pháp Tân dưỡng sinh” chỉ dạy các bạn làm cách nào tự khai mở trí phán đoán của mình mà không cần phải công kích chúng từ bên ngoài. Môn y khoa chính thức thì luôn luôn là sự tận diệt hoặc với thuốc men, hoặc bằng cách giải phẫu hoặc bằng quang tuyến v v … từ bên ngoài cơ thể.
Tất cả những bí truyền của tôi đã được phát biểu trong các bộ sách nhất là trong quyển “ Thiền Tân dưỡng sinh” ( Zen Macro Biotique) và quyển Triết lý Á Đông (Philosophie Déxtrême-orient).
Triết lý của chúng ta có từ 5000 năm nay ,nó được thu gọn trong mấy quyển sách nhỏ bé đó. Các bạn hãy đọc giữa dòng chữ (Entre les lignes) ở “bề lưng” và xét đoán cái thâm ý của vấn đề.
Nếu các bạn chỉ cố gắng ghi nhớ từng chữ một, từ hàng chữ này qua hàng chữ kia như một cái máy hát thì chắc chắn các bạn không nắm được bí quyết của Triết lý. Tôi đưa ra đây một thí dụ cụ thể để các bạn tự phán đoán: Nếu các bạn hiểu, các bạn sẽ đáp đúng và mau lẹ câu hỏi của tôi:
Ngày 31 tháng 7, buổi chiều, do máy bay đi từ Los Angeles, tôi đến Sacramento, kinh thành tiểu bang Californie, có nhiều người đến đón tôi. Chúng tôi lên xe và sắp sửa rời phi cảng, thì có tiếng máy phát thanh gọi ầm ĩ: “Ông Ohsawa! Có người đang chờ nói chuyện với ông ở phòng điện thoại phi trường”. Lời kêu gọi lặp đi lặp lại nhiều lần. Lạ kìa, tôi không quen biết ai ở Sacramento cả…nhưng có người gọi…Tôi chạy đến phòng điện thoại của United Airlines thì té ra là anh Louis Rémy ở Los Angeles: “ Xin lỗi Tiên sinh có một tai nạn khẩn cấp…Đứa nhỏ 6 tuổi mà Tiên sinh có gặp ở nhà tôi, hôm qua bị rắn cắn, rắn cobra, thứ độc nhất. Tôi không có mặt lúc đó, người ta trở nó đi bệnh viện, ở đó nhiều bác sĩ đã cố gắng cấp cứu nó, cho nó uống kháng sinh , nhưng hai giờ sau các vị bác sĩ tuyên bố không còn làm gì được nữa, và như thế là đã lên án tử nó rồi…Tôi phải làm gì?”
Đó là câu hỏi- Tôi trả lời: “Anh hãy cho nó uống cái này, cái này là đủ”. Rồi tôi ra đi. Một tuần sau , khi tôi tới New York tôi được biết đứa trẻ đáng thương ấy đã được cứu khỏi và đang vui sống.
Các bạn đã đọc qua tất thảy những bí quyết của tôi mà tôi đã phát minh ra suốt 73 năm đời tôi.Bạn nào tìm ra vị thuốc đơn giản mà tôi đã nói với anh Rémy để cứu sống đứa trẻ hấp hối chết? Các bạn được phép tra cứu sách vở trong cuộc thi này, phải nói tên vị thuốc và tại sao nó trị lành, trả lời đúng sẽ được gấp đôi điểm ưu.
Chiều nay chúng ta bắt đầu cuộc thuyết trình về vật chất cho các bạn hạng 5 và 6 Dan- là một đề tài rất khó.
Làm sao cứu vãn tình thế khẩn trương lúc này? Thế giới sắp bùng nổ. Ông Johnson càng ngày càng tấn công dữ dội nước Việt Nam và Mao Trạch Đông đã đứng dạy để trả lời sự thách thức của Mỹ. Một thảm hoạ sẽ đến, làm sao cứu vãn được tình thế? Làm sao cứu vãn nhân loại với Triết lý của chúng ta? Lão tử đã dạy chúng ta thắng địch mà không cần tranh đấu. Không có phương pháp nào khác để cứu nguy thế giới, phải không các bạn?
Cũng như mới đây ông Võ đã biểu dương sự phản đối của ông , ngay trung tâm thành phố New York bằng cách tuyệt thực, thì ông bị trục xuất về Việt nam sau 40 ngày. Không! Không có phương pháp nào khác hơn là Triết lý của Lão tử hay Khổng tử chúng ta hãy chuẩn bị…khắp nơi người ta đòi hỏi Giáo sư và Thuật gia phương pháp Tân dưỡng sinh của chúng ta.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 09:04 PM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



Cuộc thuyết luận , ngày 14-8-1965
Buổi chiều
Tiên sinh- Chúng ta, một lần nữa, đọc bài mở đầu quyển Vật chất của G.S Laap:
“ Trước tiên người ta thấy ở một bức hoạ của Téniers, một ông già “luyện kim” và bên cạnh ông là những lò nấu thô sơ.
Ở trang cuối, người ta thấy hình ảnh thế giới hiện đại với những máy móc tối tân,nào máy đập phân nguyên tử, nào máy gia tốc phân tử, nào giới điện năng cao từng… Thật ra, chúng ta đang sống trên một hành tinh khác, Vật chất hầu như là kết cấu , tất thảy tạo vật, vì bởi chúng ta biết có sự tương đồng giữa vật chất và năng lực, và vật chất chỉ có thể nói là một hình thể ngưng tụ của năng lực. Thành thử đối với chúng ta Vật chất và năng lực từ nay là hai trạng tháu của một chất và chính là nguyên liệu của vũ trụ.
Vào một khía cạnh khác, ở địa hạt ánh sáng, bức xạ quang (Rayonnement) có liên hệ mật thiết với vật giới.
Vật chất và ánh sáng, đúng ra, cả hai đều là sự phối hợp của những làn sóng từ khí và của những vi thể ( Ondes et compuscules) .
Khác biệt làm sao giữa cái mà người ta gọi là “ vật chất” vào thể kỷ trước và cái mà người ta vẫn gọi là “ Vật chất” ngày nay.
Ngày nay là thời đại của khoa học nguyên tử, nó đang thổi kèn chiến thắng! Chúng ta không ngừng khám nghiệm, thăm dò và đã bước từ “tình thế”( Cristal) tới phân tử ( Molécule), từ phân tử tới nguyên tử (Atome), rồi tới hạt nhân ( noyau) và tới cái “vi phân tử” căn nguyên ( Particule élémentaire) mà sự nghiên cứu đã tìm ra được.
Vào năm 1930 vừa đây, cái cơ cấu khoahọc ấy được điều hoà dựa trên hai căn bản: “Điện tử Âm” và “Proton dương”, rồi “trung hoà điện tử” (Neutron) lại huy hoàng xuất hiện trong khoa học … sau đó là những Trung tử (Mésons)…Những vi phân tử tạp đa và phức tạp đó vẫn còn là vật chất,nhưng kỳ quặc, chóng tàn ( Fugace), hiện hữu trong thời gian cực kỳ ngắn ngủi so với đời sống của chúng ta đã tuy nhiênlà ngắn ngủi rồi!
Sự khám nghiệm của chúng ta lần lần đi vào chỗ sâu kín của vật chất. 3 trạng thái thể chất cổ truyền: thể lỏng , thể đặc và thể hơi được thêm thể khí. Chúng ta đi từ nhiệt độ thấp nhất, quanh nhiệt thấp tuyệt đối = (Zè ro absolu = -273◦) để đến hàng triệu nhiệt độ của những quả bom hạch tâm.
Những phòng thí nghiệm của chúng ta ngày nay không thể nào so sánh với thời xưa. Quyển sách này đề xướng những cảnh tượng cảm kích và tinh xảo của tất cả sự kiện đó. Người thụ giáo sẽ nhận thấy dễ dàng những tài liệu chính xác mà tác giả đã thu thập và sẽ thấy tác giả đã đi xa vào cuộc cách mạng lý thuyết thời đại, sự tiêu diệt ở giai tầng Hạch lý học của sự đối xứng, hay vào sự hiện hữu của 2 neutrinos, và bao nhiêu điều mới mẻ khác.
Còn phải kể đến cái bản phác họa của những nguyên tố hoá học, sắp theo thứ tự từ Hydro-1 cho tới nguyên tử Transuranien-103 (siêu Uran) và trong bản phác hoạ ấy, hình dáng, căn cước của mỗi nguyên tố được phổ biến bằng màu sắc, cho chúng ta được trực tiếp hiện diện với tất thảy các đơn chất ( Corps simples)
Chúng ta còn được thấy hình ảnh cái máy gia tốc phân tử của Brookhaven.
Vài ví dụ kể trên có thể tóm tắt cái ấn tượng do tác phẩm đặc biệt giá trị đó nêu lên.
Tác giả đã thông thạo trình thuyết, đã ghi chú giải thích, và thêm vào cái giá trị vô song và quyến rũ của hình ảnh.
TIÊN SINH : - Người ta nói rằng các vị phân tử sống động rất là ngắn ngủi. Chúng nó là đơn vị của vật chất có phải không? Như thế thì nếu các đơn vị cực kỳ thay đổi hay biến chuyển, tại sao cái toàn thể lại không? Thí dụ như trong cơ thể chúng ta các đơn vị là tế bào. Chúng nó chết rất mau lẹ: 2 triệu hồng huyết cầu chết diệt trong 1 giây, nhưng cơ thể của chúng ta không thay đổi! Khoa học hạch lý giải sự kiện đó ra sao? Trong một nguyên tử hay trong kim loại cái toàn thể không thay đổi,nhưng cái đơn vị vi phân tử lại thay đổi mỗi ngày ½ tỷ của giây! Tại sao? Người ta lý giải như thế nào? Này anh Lévy, anh đã đọc qua quyển sách ấy, anh hiểu như thế nào?
Ô. Lévy- Họ lý giải bằng sự liên hệ “ Năng lượng vật chất” ( Energie Matière).
TIÊN SINH : – Trong cơ thể chúng ta, hồng huyết cầu chết đi khoảng 2 triệu trong 1 giây, nhưng chúng ta cùng lúc cũgn sản xuất hồng huyết cầu mới, vì thế chúng ta giữ được thể diện của chúng ta. Nhưng trong kim loại hay trong thể hơi, cái toàn thể không thay đổi. N vẫn luôn là N và H vẫn là H, ít ra đó là sự cứu xét của Khoa học- Họ lý giải như thế thế nào? Thật là kỳ lạ. các bạn hãy đi sâu vào vấn đề.
Tiếp theo, xin hãy đọc qua chương I - Vật chất của G.S Lapp trang 8
“ Cách đây hàng triệu năm, một trong những thuỷ tổ loài người bắt gặp một miếng đá lớn bằng bàn tay, đã bị mưa nắng ăn mòn trở thành bén nhọn. Ông nhặt lấy, nhìn miếng đá và cảm nhận vật này có thể dùng để cắt xén một cành cây hoặc để đâm chết kẻ thù
Hồi tháng 6 năm 1962, những nhà vật lý học ở Long Island Mỹ quốc đã đâm thủng một bọc sắt dày 14th bằng những phân nguyên tử, và do đó phát minh sự hiện hữu của 2 loại Neutrinos, loại vi phân tử bí mật, không thể kiềm chế được , như một thứ “ Hư không” mà nó có một năng lực xuyên thủng khủng khiếp có thể đâm thấu suốt 100 tỷ tỷ cây số bề dày chất chì (Plomb) ,y như một viên đạn súng bắn xuyên qua không khí!
Dù cách xa nhau bởi một vực sâu thẳm thời gian, ông thuỷ tổ loài người với miếng đã ông nhặt được và người năm 1962 với cái máy Synchroton của nó, cả hai đều có ý định tìm kiếm vật chất- chỉ mục tiêu của họ là khác biệt, người thứ nhất chỉ tìm sự dụng vật chất, còn người thứ nhì tìm hiểu vật chất.
TIÊN SINH : – Các bạn có hỏi gì không? Người ta nói người tiền cổ tìm sự ích lợi của vật chất, còn người hiện đại thì tìm hiểu vật chất có thật như vậy chăng ?
Ô. Massat- Người tiền cổ tin tưởng sự việc thần bí hơn. Thí dụ có những bộ tộc cổ xưa không thiết đặt làng mạc của họ ở những nơi có mạch nước, có nghĩa là tìm sự lợi ích mà lại tìm nơi ăn chốn ở không có nước, theo một nhận thức thần bí nào đó thuận với hệ thống tin tưởng thuộc vũ trụ quan của họ, và chỉ có họ thôi. Người cổ xưa không nhất thiết tìm kiếm sự ích lợi, mà trước hết họ tìm sự điều hoà với luật thiên nhiên của tạo vật.
TIÊN SINH : - Người hiện đại cũng tìm sự ích lợi.
Ô.Massat- Chính người hiện đại mới tìm sự ích lợi.
TIÊN SINH : - Để hiểu à? Để giảm bớt hậu quả à? Giải thích như vậy không đúng. Người ta nói người hiện đại tìm hiểu vật chất. Nhưng tìm hiểu bằng cách nào?
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách phân tích và nhìn xem.
TIÊN SINH : - Người cổ xưa không phân tích, thật là vô ích, có phải vậy không? Thí dụ như người ta phân tích một bản nhạc của Beethoven hay Bach,người ta chỉ tìm cái rung động và để hiểu sự rung động,người ta phân tích nó ra, phân tích nữa, vô cùng…và như thế người ta tách xa mục tiêu. Cái lỗi lầm lớn nhất của Khoa học là nó không tìm kiếm nguyên căn. Thật là nghiêm trọng. Các bạn thấy được không?
1 MÔN ĐỒ : - Sự rung động chỉ có được trong sự lặng lẽ.
TIÊN SINH : - Thật vậy, Nhưng nào ai tìm kiếm ở khía cạnh ấy. Sau sự rung động, người ta tìm kiếm bản chất của không khí, rồi sau đó không khí lại bị phân chia…Tại sao người ta không tìm coi cái gì làm ra sự rung động. Nếu là nhạc của Beethoven ,nhân cách của ông, tư tưởng của ông, sự xét đoán của ông… Theo chiều hướng đó người ta sẽ tìm ra một cái gì, chớ không phải ở đầu mối đối nghịch kia.
Mỗi hiện tượng đều phát sinh nơi trung điểm của đường xoắn ốc và cái trung điểm ấy là do ngoại biên kết hợp. Con đường xoắn ốc lại tuỳ thuộc toàn tất Vô biên vô hình. Nhưng người ta lại đi con đường trái ngược, người ta phân tích, phân tích rồi rốt cuộc, người ta không tìm thấy gì cả của cái đơn nhất, và người ta sẽ rất xa rời căn bản- Cái đường hướng đó của người Tây phương thật là kinh khủng không hiểu tại sao họ đi theo chiều hướng đó? Tại sao? Các bạn là người Tây phương, các bạn phải giải thích tại sao?
Để biết giá trị của “Trung điểm” đó, người ta phải lui lại, lui lại, lui càng nhiều để được thấy Vô biên toàn diện. Tại sao tìm cái phương hướng trái ngược ? Tâm tính gì vậy?
1 MÔN ĐỒ : - Họ bị chế ngự bởi trí phán đoán thấp thuộc “cảm giác”
TIÊN SINH : - Cảm giác tính, duy vật, duy nguyên tử… nói chúng là “nguyên tử thuyết” hoá ….nhưng tại sao? Tại sao người ta tưởng tượng ra “Thuyết nguyên tử”.
Thí dụ một quyển tiểu thuyết có hàng triệu danh từ, để hiểu người ta tìm nghĩa mỗi chữ, rồi người ta phân giải mỗi từ ngữ, người ta sẽ được gì? Người ta lần lần xa cách tư tưởng của tác giả. Căn nguyên là tiểu thuyết gia và lịch sử. Thay vì học hỏi cái lịch sử đó, tư tưởng hay ý tưởng của tác giả, người ta tìm từng danh từ. Tại sao? Thật là trẻ con. Phải vậy không?
Tại sao người ta không nghĩ tới, tại sao người ta không tự hỏi: “ Ai làm ra nguyên tử?” “ Ai kết hợp nguyên tử lại?” Bất cứ vật chất nào cũng là một “Tác phẩm”, một sự chế tạo rất phức tạp và lâu dài, mặc dù biết như thế, người ta không đòi hỏi lịch trình xuất phát của nó, căn nguyên của nó, mà người ta chỉ muốn hiểu biết tình trạng hiện hữu của nó. Tại sao ? tại sao có các tâm tính trẻ con như thế được.
Ô. Massat- Chính là để khám phá một huyền bí để đoạt lấy một quyền lực, một điều bí mật. Đó chỉ là một khuynh hướng rất ích kỷ.
TIÊN SINH : – Đó là cận thị, Nagatsuka nói đó là tâm tính chỉ biết tìm kiếm cái dễ dàng. Thuyết nguyên tử đã được coi như rất cần yếu, rất quan trọng từ 2000 năm tới ngày nay…và người ta vẫn chú tâm vào nó. Tại sao?
Ô.Levy - Nhất định con người phải giải thích những huyền bí của Tạo hoá, của Nguồn sống, của vũ trụ.
TIÊN SINH : – Đúng vậy, thật rất cần thiết, nhưng người ta không hiểu người ta hoàn toàn bỏ quên, người ta phát minh ra vật chất. Mọi sự vật đều có người cử động của nó, nhưng người ta chỉ tìm hiểu vật chất bằng cách phân tích theo thuyết “ Nhị nguyên”. Dù trong giới sự vật cụ thể cũng không đúng, huống hồ trong “Nguồn sống” trong “Con người”. Người ta dám áp dụng cái phương pháp khoa học đó- Nhị nguyên- đối chứng-phân giải nguyên tử để tìm hiểu đời sống, con người, bệnh tật cho tới hạnh phúc, sức khoẻ! Táo bạo làm sao!.
Các bạn hãy suy tư sự kiện này, và trả lời cho tôi. Tôi cho rằng đó là sự thiển cận về tinh thần hay một sự thiếu thốn tâm linh…có nghĩa là gần như là “ Thú tính”.
1 MÔN ĐỒ : - Cũng là một sự thiếu kém trí tưởng tượng.
TIÊN SINH : – Hoàn toàn thiếu kém trí tưởng tượng, nhưng tại sao?
Ô.Levy- Dân tộc “Dương”
TIÊN SINH : - Nếu người ta chỉ tìm hiểu cái “tâm điểm” mà không quan tâm đến “vòng ngoài”, thì tất nhiên làm sao tìm ra vấn đề? Nhất định là không được- Có phải vậy không? Tại sao người ta lâm vào sự lỗi lầm trầm trọng như thế? Tại sao? Các bạn hãy trả lời vấn đề này ngày mai. Hãy suy nghĩ: Đây là tâm trạng của người Tây phương.
Trong chương 4 quyển sách, người ta nói rằng: “Tất thảy trong cảnh giới này đều thành lập bằng vật chất” sau đó, người ta lại nói: “ Tất thảy vật chất đều “trống rỗng”.
Vậy thì kim cương cũng trống rỗng sao? Nhưng tất thảy đều thành lập bởi “trống rỗng” đó: Biển, núi, nước và con người… tôi chấp nhận cái lỗi lầm, khi người ta nói “ Tinh tú Mặt trời, núi, con người thành lập bằng vật chất”.
Ô.Massat – Nói trái ngược lại có lẽ đúng hơn!
TIÊN SINH : - Thật là phi thường, “con người được thành lập bằng vật chất à? Trái lại, con người có cái tâm linh của nó, tư tưởng, trí tưởng tượng ,trí phán đoán của nó, tính công bằng, những tình cảm… Tất thảy những đặc điểm đó của con người đều là “ phi vật chất”. Có phải vậy không? Nếu người ta chỉ là vật chất, ắt con người là những cục đá không suy tưởng, cho tới thú vật còn có óc phán đoán kia mà!
Như thế thì cái trí xét đoán ấy không do vật chất thành lập mà trái lại, có thể cái vật chất ấy thành lập do tâm tính, tính khí hay thân khí, có thể như vậy chứ?
Cái lỗi lầm của khoa học từ 2500 năm nay là như thế đó! Người ta cứ tưởng rằng mình càng đến gần với Tạo vật, mà sự thật người ta càng tách xa Tạo vật. Con người là vật chất. Họ có thể nói: “ Cái cơ thể hữu hình của chúng ta là kết thành bằng vật chất” còn có thể tha thứ được. Nhưng họ nói “Con người!” Sai lầm làm sao!
Người ta nói với tôi rằng quyển sách của Lapp bán ra hơn một triệu quyển, bốn triệu dollars để phổ biến những sự lầm lỗi như thế! Tất cả các giáo sư các cấp đều từng thuộc quyển sách đó của Lapp.
Sơ khởi người ta nói : “ Vật chất là một sự kết hợp của nguyên tử”- nhưng người ta không chứng thực sự kiện đó! Trái lại họ tìm ra rằng: “ Vật chất trống rỗng” và “Nguyên tử cũng trống rỗng”.
Ở chương I, người ta nói: “Cái lý do tồn tại của khoa học là tìm ra một hệ thống, một trật tự rất giản đơn, cực giản đơn và đẹp đẽ”. Nhưng sau khi tìm tòi trong hơn 2.000 năm, người ta đi đến chỗ kết luận là: : “ Vật chất chỉ là một cái rỗng không”. Đó là sự thú nhận ngay thật sự phá sản của khoa học.
Xin đọc tiếp- Vật chất- trang 9.
Nhờ học hỏi tìm tòi vật chất mà loài người mới thu thập được cách ăn mặc, sản xuất dụng cụ, cách khai hoang, trồng trọt, xây cất nhà cửa, làng mạc, đô thị, vào biển cả, lên không trung khám phá vũ trụ. Nhưng trong sự tìm tòi đó, loài người lại tự kiến tạo cái phương tiện, tự diệt mình trong trận chiến hạch – tâm nguyên tử, mà cũng trong sự tìm tòi đó mà con người tự ban cho mình mối hy vọng một ngày kia sẽ thủ tiêu sự khốn khổ trên mặt đất này bằng cách chiếm lấn và sử dụng nguồn năng lực vĩ đại Hydro nặng ( Hydrogène lourd) trong nước biển.
Nhưng dù sao, với hết sức mình, loài người cũng chưa khám phá ra được những điều bí ẩn căn bản của vật chất. Chẳng hạn như người ta biết rằng chẳng có gì dù là kim loại rắn chắc nhất cũng thực ra là không phải khối đặc, và cho tới nguyên tử căn bản của vật chất chỉ gần như là cái “ Trống rỗng”. Và nếu mỗi hạt nguyên tử gom tụ vào cái “nhân” của nó thì cái lâu dài dinh thự to lớn nhất của chúng ta trên mặt đất này chỉ còn lớn bằng hạt cải!
Như thế thì “ Vật chất” là gì? Cái gì có khối lượng - từ điển nói như thế- thì coi như là thành phần cấu tạo vật chất: Đất, biển, gió , mặt trời, tinh tú, tất thảy những gì mà con người thấy được, sờ mó được, nhận ra được, là “ Vật chất”. Chính con người cũng là “ Vật chất”
TIÊN SINH : – Như thế đó- Các bạn nghe chứ? Vật chất ( Matière), danh từ đó xuất phát từ chữ Mater là Mẹ- “Con người cũng là vật chất”. Thật lỗi lầm làm sao ! Tại sao sai lầm như thế được? Đó là quan niệm khái quát của Tây phương.
Nếu bạn đọc quyển ấy một cách thông thường có thể các bạn không nhận ra cái lỗi lầm ấy. Người ta có thể tha thứ nếu đó là một cái lỗi đặc biệt, nhưng không phải vậy, từ đầu, mỗi câu là một sai lầm! Thật kinh khủng!
Tiếp theo: “ Vật chất rắn như thép, lỏng như nước,vô hình như Ôxy của không khí- Ở nhiệt độ khác nhau, nó có thể trải qua từ hình thể này đến hình thể khác trong 3 loại hình thể: Đặc,lỏng và hơi. Nhưng dù với thể chất nào, vật chất do sự cấu thành của “ những nguyên tố đồng loại” là “nguyên tử” ( Atomes).
TIÊN SINH : – Như thế đó! Các bạn hãy nói lên những gì các bạn nhận xét: Chất đặc,lỏng, hơi, khí tất thảy đều như nhau, đồng nhất ( Identiques). Nếu các bạn chấp nhận điều đó, các bạn không thể chấp nhận “ Luật số 4 của Trật tự Vũ trụ”- “ Không có cái gì đồng nhất”- Chẳng hạn như thể lỏng và thể hơi có một sự khác biệt rất lớn… Nhiệt năng…ở một nhiệt độ nào, một vật có thể lỏng, cũng ở nhiệt độ đó, một vật khác ở thể đặc…Tại sao? Người ta không lý giải được, thật là kỳ lạ cái máy suy tư của người Tây phương.
Chẳng hạn như, trước một tấm ảnh, một người oà lên khóc, người khác thì thờ ơ, một người khác thì nổi cơn phẫn nộ…Tại sao? Tấm ảnh không thay đổi, nhưng nó phát sinh những tình cảm khác nhau, trái ngược, tại sao?
Người ta giải thích là do “ Thần kinh hệ Đại giao cảm” và “ Thần kinh hệ Đối giao cảm”- Nhưng ai điều khiển hai hệ thống thần kinh đó? Đó là những tình cảm của chúng ta, những tình cảm Vô hình. Vô hình linh động cái Hữu hình. Thật là kỳ quái.
Tại Los Angelès tôi có đặt câu hỏi, “Sự phẫn nộ là gì?” Nếu người ta trả lời được vấn đề đó người ta có thể ngăn chặn giặc ở Việt Nam.
Nếu người ta không biết cái cơ cấu của “ Sự giận dữ” thì những phong trào phản chiến chống Johnson là vô ích. Cho tới vợ chồng ông Bertrand Russel cũng làm hết sức mình để ngăn chặn cuộc chiến đó… Nhưng cũng không ra làm sao cả! Họ đâu có biết cái căn nguyên , cái cơ cấu của “ Sự phẫn nộ” và của “ Trí phán đoán bất hảo”….
Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh lại,nếu không nhân loại sẽ bị diệt với bom khinh khí. Nếu các bạn không ưa thích chiến tranh, các bạn phải tìm cho ra cái cơ cấu của “ Sự phẫn nộ”, hoặc cái hiện tượng rất huyền bí của “ Thần kinh hệ Đại giao cảm và Đối giao cảm” . Thật không tha thứ được, nếu các bạn không thông hiểu cái cơ cấu ấy- và các bạn, chẳng những không tìm thấy lỗi lầm của G.S Lapp, các bạn cũng không dám sửa sai ông ấy! Thật là tai hại!
Tiếp theo: “ Dù với hình thể nào, vật chất nào cũng thành lập bởi những “nguyên tố đồng nhất” = nguyên tử.
Hạt nguyên tử vi tế không thể tưởng tượng được bề kính của nó không quá 4/1.000.000 ly và phải có hơn 1 triệu hạt nguyên tử sắp cạnh nhau để có được 1 bề dày của trang giấy này.Bên trong nguyên tử là hạt nhân của trung tâm, và cái nhân ấy, dù bề kính nó chỉ 100.000 lần nhỏ hơn bề kính của nguyên tử, nó chiếm tới 99.9% cái khối lượng của toàn hạt nguyên tử. Trong cái “ nhân” đó có 2 trong 3 nguyên tố cấu thành nguyên tử là Proton và Neutron- nguyên tố thứ 3 Electron xoay quanh “ nhân” giống như hành tinh xoay quanh mặt trời. Nó xoay trên một quỹ đạo nhờ sức hút của “ nhân” và dù Electron chỉ có 0,1/100 của khối lượng nguyên tử (Masse) nó là nguyên tố đặc trưng của nguyên tử.
TIÊN SINH : – Sai lầm lớn nhất là ở đâu? Có rất nhiều sai lầm, nhưng cái lớn nhất là cái nào?
1 MÔN ĐỒ : - Sức hút của “ nhân”
TIÊN SINH : – Đúng, sức hút là một sai lầm. Khi hai vật dính nhau, người ta cho đó là do sức hấp dẫn, nhưng cái đó không có – đó chỉ là một sự tưởng tượng để tuỳ tiện mà thôi…
Tiếp theo, “ Tính liên hện của vạn vật trong vũ trụ”. Tất cả các nguyên tử đều đồng nhất, có một nội cơ cấu giống nhau, những protons, neutrons của tất thảy nguyên tử đều y nhau, đồng nhất. Cái khác biệt và cái đặc biệt của nguyên tử là cái số protons và electron của nguyên tử…Chính cái số khác biệt đó làm cho vật này đặc , vật kia lỏng hoặc là hơi hay khí.
Con người tìm tòi không mệt mỏi để khám phá các bí ẩn của tạo vật, và thật ra cũng cứ đi con đường mòn trong cái rừng hoang của Vật chất với bao nhiêu phức tạp rào đón con người.
TIÊN SINH : – Các bạn hãy nói lên những sai lầm trong đoạn này.
Ô. Levy- Trước hết là sự đồng nhất của cơ cấu nguyên tử.
TIÊN SINH : – Còn về Protons, electrons, neutrons? Người ta tưởng tượng sự hiện hữu của các thứ ấy như riêng biệt nhau, như không liên quan gì với nhau. Bản chất của nguyên tử là gì? Nó là một hệ thống, là một sự biến đổi và người ta đã chiết ra một phần của cái hệ thống đó và gọi phần này là électrons, phần kia là neutrons, là protons, và người ta coi các thứ đó là hoàn toàn khác nhau, không liên hệ với nhau. Thật là một sai lầm! Thuyết nguyên tử như thế đó,hoá học như thế đó!
Còn đây là một chuyện gương mẫu của “ Sự phẫn nộ”
Bên Mĩ có hai người Bỉ: Jacques và Louis- Jacques qua đó cách đây 18 năm. Anh kia, Louis thì mới 2 năm rưỡi. Cả hai đều là chuyên viên chụp ảnh. Louis đến sau, tất nhiên được Jacques chỉ dẫn và giúp đỡ mọi điều. Lúc đầu họ rất khăng khít, nhưng ít lâu sau thì họ đã phân rẽ nhau. Jacques cực Âm, còn Louis cực Dương. Chính anh Louis đã thuyết phục một bà bác sĩ sau khi đã cứu chữa cho bà, và cho bà được phép áp dụng thuật Dưỡng sinh tại một bệnh viện nhà nước, nơi mà anh đã được đề cử như một nhà chuyên môn dưỡng sinh. Louis có tậu một trại chăn nuôi 10 hectares để tạo lập một trại dưỡng sinh. Anh ấy hoạt động rất hữu hiệu, những có một điều là anh ấy hay nổi cơn phẫn nộ một cách rất dễ dàng.
Tôi có bổn phận giúp hoà giải hai đằng. Tôi giải thích cái cơ cấu của sự phẫn nộ cho Louis nghe và anh ta hoàn toàn được thuyết phục. Anh ta trở thành rất ngoan, và giờ đây anh đã làm lành với Jacques. Thật phúc đức làm sao!
Nếu các bạn không thuyết phục được một người nào có tính hay giận thì các bạn sẽ không làm sao dịch hoá một nguyên tử thành một nguyên tử khác được.
Các bạn hãy suy tư vấn đề này.
Chưa có một vị Giáo sư nào thảo luận về sự việc ấy, cho tới Freud cũng vậy.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 09:05 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



Cuộc thuyết luận , ngày 15.08.1965
Buổi sáng



TIÊN SINH : - Trước hết tôi cho các bạn biết tin bác sĩ Narita mà chúng ta đã gặp cách đây 2 năm tại Ballons. Ông ấy nói rằng ông đã quyết định làm một cuộc mạo hiểm: Người ta đã mời ông làm giám độc một bệnh viện quốc gia. Đó là cuộc mạo hiểm đầu tiên của ông.
Tôi cũng có nói với các bạn về anh Louis Rémy đã được đề cử làm Giáo sư chuyên khoa về phương pháp “ Tân dưỡng sinh” ở một bệnh viện của chính phủ thành phố River- Side cách Los Angelès 200km. Anh ấy có lập một trại Dưỡng sinh trong một đồn điền 10 mẫu. Anh rất vui vẻ, rất dễ thương và rất hoạt động. Anh hiện giữ giải Dan-3. Nếu các bạn qua Mỹ, tại Los Angelès, các bạn sẽ có sẵn nhà cho các bạn , cũng như ở Buénos- Aires và ở Chico. Bên đó họ rất bận việc, và thiếu người cộng sự. Các bạn phải là những người du hành- đời sống là một cuộc du hành. Vậy các bạn phải đi, đi khắp nơi, các bạn sẽ gặp rất nhiều bạn “ Dưỡng sinh” và đến đâu, các bạn cũng sẽ như về nhà các bạn. Tại Los Angelès, có cái quán cơm Dưỡng sinh của Tami Yakanama, một 1 MÔN ĐỒ : kỳ cựu của tôi. Các bạn có thể ăn ở nơi đó. Cách đây 10 năm, anh ấy nghe lời tôi và đã sang bên ấy làm ăn với gia đình anh, vợ và 5 con, mà đứa chót là một thằng cu hoàn toàn “ dưỡng sinh”.
Tôi lặp lại, các bạn phải du hành khắp nơi, nơi xứ lạ quê người, các bạn mới học hỏi thêm. Nếu các bạn cứ ở một chỗ, các bạn sẽ trở thành độc đoán. Với Triết lý “Âm Dương”các bạn đi đâu cũng được. Ở New York có cô Irma Paul, ở Sacramento có một nhóm môn sinh và ở Boston có bà Bill.
Hôm qua tôi có đặt vài câu hỏi. Đây là hai vấn đề mà các bạn sẽ tìm hiểu bằng Triết lý Âm Dương của chúng ta:
1/ Sự phẫn nộ là gì?
2/ Trọng lượng là gì?
Bây giờ thì có vài tin tức ở Mỹ.
Khi tôi còn ở bên đó, tôi có đọc một bảng thống kê trong đó có nêu lên con số 2.604.400 người phạm tội năm rồi (1964) ở Mỹ. Thật quá sức tưởng tượng! 14 người phạm tội đại hình trên một ngàn người Mỹ! Thật là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
Ở bình diện y khoa, cũng theo bản thống kê ấy, các nhà khảo cứu tiên đoán rằng năm nay sẽ có tới 295.000 người Mỹ chết về bệnh ung thư- và có 4 đại hoạ đang đè nặng sức khoẻ của dân chúng: Bệnh ung thư, bệnh thần kinh, bệnh tim và bệnh biến ứng. 4 thứ bệnh đó đối với y khoa chính tghức là bệnh nan y vô phương cứu chữa. Bao nhiêu người chết về bệnh ung thư. Còn thứ bệnh biến ứng gọi là chảy nước mũi ( Rhume des foins) thì có hơn 25 triệu người Mỹ mắc bệnh đó.
Các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu người vướng vào sự đau khổ trong cái xứ văn minh tột độ đó! Một nền văn minh phi thường có tới 85.000 chiếc máy bay tư. Hầu hết các đồn điền, trại chăn nuôi đều có riêng một hay hai hoặc ba phi cơ dùng ở địa hạt trồng tỉa. Nhưng lại có bao nhiêu người bệnh hoạn! Bề mặt càng lớn, bề lưng càng rộng.
Mỗi khi tôi đi xuyên qua cái đại lục ấy là tôi không ngớt kinh ngạc trước cái to rộng của nó, nhất là đối với nước Pháp và nước Nhật.. Thật là lớn, thật là giàu có sung túc. Đời sống của họ có thể nói là hai lần dễ dàng hơn đây. Nhưng biết bao nhiêu là người bệnh, người phạm tội.
Có một bài trong báo News viết kèm theo bản thống kê, tựa đề “ Ai ai cũng tìm hạnh phúc” ! Nếu bạn biết và thực hành phương thuật “Dưỡng sinh” và triết lý Âm Dương các bạn sẽ rất sung sướng ở Mỹ, vì nơi đó người ta không biết hạnh phúc!
Nhất là phái nữ, họ rất đau khổ.Tôi có đọc một bài quảng cáo : “ Các bà cạo lông chân hàng ngày? Thật là khổ não! Hãy xoa lên chất kem này, thì da các bà sẽ bóng loáng” nó là một thứ sản phẩm hoá học bán rất chạy. Họ biết rằng đàn bà lông lá nhiều rất khổ sở và khó chịu.
Nếu các bạn thực hành phương thức dưỡng sinh, lông sẽ rụng đi mất…. đây là về phần các bà mà thôi nhé, phụ nữ lông lá nhiều vì đã mất cái nữ tính của mình, cái tính năng bị liệt, buồng trứng và tử cung hoàn toàn bị nam tính hoá và phát xuất toàn là kích thích tố đực và thế mà lông mọc.
Đàn ông ở trường hợp trái ngược, thì bị nữ tính hoá. Một buổi tối kia, ở New York, sau một cuộc diễn thuyết ở nhà “Tự do” có nhiều bạn cũ và mới bao quanh tôi. Có một thanh niên trẻ đẹp, tươi cười đến bắt tay tôi : “ Tiên sinh không nhận ra tôi à?” Anh ấy xưng tên nhưng tôi cũng không nhớ ra. Giữa đám đông anh ấy nói: “ Tôi lành bệnh rồi” – “Anh đẹp trai làm sao!. Tôi hỏi: “ Xin lỗi anh đau bệnh chi?” “ Tôi ấy à? Tôi Đồng tính luyến ái” Ai nấy đều cười lên, anh có ngượng ngùng gì đâu, anh vui vẻ nói tiếp “ Thật đấy, tôi đã lành bệnh, tôi đã cưới vợ và tôi rất hạnh phúc”.
Đó, tâm lý người Mỹ thế đó- Anh ấy không hổ thẹn vì bởi số người “Đồng tính ái” nhiều quá! Gần phân nửa người Mỹ là “Đồng tính ái”.
Các bạn có tìm ra cái gì tôi đã nói cho anh Rémy biết để cấp cứu sinh mạng của thằng nhỏ 6 tuổi bị rắn cắn ở Los Angelès không?
Các 1 MÔN ĐỒ : : Cá chép- ransyo-gừng-tóc đốt.
TIÊN SINH : – Không, Ransyo là đúng , nhưng không nên chần chờ, phải cho uống tức khắc. Tôi rất hài lòng mà bạn tìm ra phương thức đó. Tôi chỉ nói với Rémy “ Cho nó uống 1 ransyo”. Nhưng rémy đã cho nó uống tới hai, có hơi nhiều đối với một đứa trẻ 6 tuổi- 1 hoặc phân nửa là đủ ( Ransyo= Đánh một trứng gà có trống với hai lần khối lượng nước đậu nành- Phương pháp Tân dưỡng sinh trang 112).
Thằng nhỏ được cứu khỏi- thật là phi thường! Tất cả các bác sỹ đều bó tay! Phương thức Ransyo ấy rất hiệu nghiệm ở trường hợp khẩn cấp như bị rắn độc cắn- các bạn hiểu chứ? Vì nọc rắn là cực âm- tất thảy loại rắn đều Âm: Cái gì phát ra không thể khác cái thặng Âm của nó và để vô hiệu hóa nó, chất Protéine trong trứng là rất hữu hiệu.
Trong trường hợp một người bệnh không biết gì về phương pháp dưỡng sinh mà đã được (hoặc bị) các bác sĩ chữa bằng mọi cách, đã đậm chất Cortisone… bị giải phẫu…thì trước hết các bạn củng cố trái tim của nó (Fortifier son cour). Nếu người bệnh bị “chứng tim đập nhanh”, thì trước khi áp dụng phương thức “ dưỡng sinh”, phải cho nó uống một cái ransyo, uống tức khắc. Chứng tim đập nhanh nổi lên khi người ta ăn cái gì quá Âm, cực Âm. Để giải trừ cái thặng Âm đó, trái tim phải đập rất nhanh. Trong trường hợp đó, hãy cho người bệnh uống một cái Ransyo. Nếu bệnh không giảm, thì qua ngày sau cho nó uống một cái nữa, và qua ngày thứ ba, 1 cái nữa. Ba ngày liên tiếp là tối đa, không được cho uống thêm.
Các bí quyết mà tôi tìm được, tôi đã công bố trong hai quyển sách nhỏ “ Zen Macrobiotique” (Thiền tân dưỡng sinh) và Philosophie Dextrême- orient ( Triết lý Á Đông). Tôi hy sinh suốt đời tôi để đem cho nhân loại những cái chìa khoá mở cửa Thiên đường. Tôi đi đây đi đó khắp nơi không mệt mỏi, và nơi đây tôi đã cho các bạn ít hơn hết là 5 chìa khoá. Cái thứ nhất là cái nào?
1 MÔN ĐỒ : - Âm, Dương
TIÊN SINH : - Trước tiên là Trật Tự Vũ Trụ có 7 nguyên lý. Sau đó là 12 định lý của Vô song nguyên lý- 7 giai đoạn trí phán đoán- 7 điều kiện sức khoẻ - 7 giai đoạn bệnh tật.
5 cái chìa khoá ấy rất hữu ích, nó là kết tinh của 73 tuổi đời của tôi. Chỉ một nguyên lý thôi cũng giá trị hơn cả triệu quan. Tôi thì tôi cho không các bạn những tài sản ấy và các bạn đã nhận nó không tốn hao gì. Vậy thì các bạn cứ phân phát nó ra cho người khác.
Nếu các bạn dành giữ những chìa khoá đó cho riêng mình, thì các bạn sẽ mất mát, vì bởi những chìa khoá không dùng sẽ hư hao rỉ sét. Các bạn cứ sử dụng nó và phân phát nó ra, các bạn sẽ không thiệt thòi gì cả. Tôi thì tôi đã phân phát những cái chìa khoá ấy cả triệu lần,nhưng tôi vẫn còn nó luôn luôn, và ngược lại, nó càng là của tôi hơn cách đây 50 năm.
Khi tôi phân phát nó,người ta cận vấn tôi nhiều, người ta hỏi tôi đủ thứ, đủ cách, và như thế với những câu giải đáp, với sự cố gắng thuyết phục họ, tôi học hỏi thêm cái giá trị của những chìa khoá ấy.
Các bạn hiểu chưa? Phải phân phát, phân phát, phân phát nhưng cái ấy là những “Chìa khoá thần thông” giống như câu chú : “ Vừng ơi,mở cửa ra”
Cái nguyên lý thứ nhất là gì?
1 MÔN ĐỒ : - Cái gì mở đầu phải có một kết cục.
TIÊN SINH : - Rất hay! Cái gì bắt đầu là có một kết cục. Ai đọc sách của tôi đều biết sự kiện đó cả. Nó rất giản dị, dể hiểu, và bởi thế các bạn sẽ dùng nó. Nhưng trái lại, thật là rất quan trọng. Tôi muốn biết các bạn hiểu nó cách nào, cái câu hỏi rất giản dị ấy
1 MÔN ĐỒ : - Nó có nghĩa là bệnh tật nào tới lúc cuối cùng cũgn phải hết- Tất cả những sự đau khổ đều phải có lúc chấm dứt.
TIÊN SINH : – Như vậy thì các bạn tin chắc rằng không có gì là không chữa trị được?
1 MÔN ĐỒ : - Hạnh phúc- Đau khổ-Giàu- Nghèo đói….
TIÊN SINH : - Thật thế, bất cứ vấn đề nào cũng có thể biến dịch được cả.
1 MÔN ĐỒ : - Mộtcái gì phát sinh ở vòng ngoài “ con đường xoắn ốc” nhất định phải đến trung điểm của nó.
TIÊN SINH : – Có giải thích nào sâu sắc hơn chăng? Táo bạo hơn chăng?
1 MÔN ĐỒ : - Đó là hình ảnh của đời sống, là chính đời sống là cái gian nan từ Âm tới Dương và từ Dương tới Âm.
TIÊN SINH : – Tôi chưa được hài lòng lắm. Hãy nói lên sự hiểu biết sâu sắc của bạn.
Ô.Levy: Người ta có thể hiểu như thế này. Tất cả là phù du, nhưng cái gì tồn tại được là do cái phù du ấy phát sinh có nghĩa là tất cả đều vô thuỷ.
TIÊN SINH : – Có phải vậy không, các bạn? Câu nói rất giản dị, một đứa học trò nào cũng hiểu được, nhưng không chắc là các bạn đã nắm đượccái nghĩa của câu nói cách mạng đó.
Nếu các bạn muốn nó, các bạn phải từ bỏ cái “ Luận lý học hình thức” là nền tảng của nền văn minh khoa học và kỹ thuật của các bạn. Khi cái “ Luận lý phổ quát” nói: Cái gì khởi đầu là phải có cái kết cục của nó. Bất cứ nền văn minh nào rồi cũng phải tàn lụi, không sớm thì muộn… có gì đâu!!!
Nếu các bạn tuyên bố: Tôi chấp nhận cái “Hình thức Luận Lý học” và phân tích, và đồng thời tôi cũng chấp nhận cái “Triết lý Đông phương” – Các bạn là “Nhị nguyên”- Tôi đang chờ đón sự kinh ngạc của các bạn.
1 MÔN ĐỒ : - Tôi thoát ly tất cả
TIÊN SINH : - Thật thế, nếu bạn thấu hiểu câu đó 100/100 , bạn đã được siêu thoát!
Cái nguyên tắc đầu tiên của “Luận lý Hình thức” là nguyên tắc đồng nhất : A=A: Ohsawa cách đây 73 năm và Ohsawa ngày nay 73 tuổi vẫn luôn luôn là một người! Đâu thế được!
Khi tôi mới sinh, tôi không biết gì cả, dù là đến 5 tuổi tôi gặp cái khốn khổ đầu tiên của đời tôi là sự bỏ ra đi của cha tôi, để lại người vợ và 4 đứa con nhỏ dại. Mẹ tôi buồn tủi, khổ nhục và rất bệnh hoạn, nhưng nào tôi có biết gì! Cái đau khổ sau đó, khi tôi 10 tuổi, tôi biết nó, mẹ tôi chết hồi 30 tuổi- lần thứ nhất tôi biết tai hoạ là gì: Tại sao sự đau khổ có được trên mặt đất này? Tai hoạ cho mẹ tôi và tai hoạ cho bầy con côi cút: Tôi 10 tuổi, vô gia đình, đói khổ! Tôi bắt đầu tự hỏi tại sao một sự bất công như thế có được trên đời này:bệnh hoạn triền miên, ho, sốt huyết, lao phổi, và đủ thứ bệnh tật…sống tới 18 tuổi là cùng, chết đến nơi.
Rồi thì tôi bắt đầu học hỏi, suy tư và tìm tòi căn nguyên của sự khốn khổ… và ngày nay tôi đến nơi đây. Và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: “ Tất cả cái gì có một khởi đầu là phải có cái chung kết của nó”
Bất cứ sự đau khổ nào, sự khó khăn nào trên đời này phải có cái chấm dứt của nó.
Nếu các bạn thấu hiểu sâu sắc điều đó, các bạn sẽ được giải thoát. Có những công ty bảo hiểm khắp nơi, nhưng nào họ có bảo đảm sự sống cho ai.! Còn những cái chìa khoá của tôi, “chìa khoá thần” mở cửa Thiên đường, nó bảo đảm cho tất cả các bạn, nó là cái công ty Bảo hiểm vô cùng tận kia mà!
Nhưng tôi thật lấy làm ngạc nhiên mà thấy người ta không hiểu giá trị của những “ Chìa khoá” quý báu ấy.
Nếu các bạn thông hiểu nguyên lý đó, các bạn phải từ bỏ cái “ Hình thức Luận lý”. Có phải là ảo vọng không, khi nó nói A =A? Mỗi lúc trôi qua là sự vật thay đổi: Những vi phân tử có một đời sống vô cùng ngắn ngủi-mà chúng là những nguyên tố thành lập chúng ta, và chúng ta tưởng rằng đời sống của chúng ra là vô hạn. Cái hình thức Luận lý nói A luôn luôn là A và B luôn luôn là B không đúng.
Chẳng hạn như một đứa bé sinh ra vui mừng biết bao nhưng rồi không sớm thì muộn , đứa bé ấy đi đến chỗ chết…10,20,30,60,80 năm sau; cái vui mừng kia sẽ dịch hoá thành sự buồn thảm.
Vậy thì chúng ta phải làm sao đây? Không có cái gì bền vững, không có cái gì đồng nhất trên cõi trần này, tất thảy đều thay đổi, tất thảy ở trong vòng dịch hoá.
Chúng ta phải có cái căn bản nào “Trường tồn” và “Vĩnh cửu”. Không tìm ra cái căn bản đóm làm sao sống trong yên lành?
Nếu các bạn thấy hiểu nguyên lý đó, các bạn tất phải thay đổi hẳn quan niệm của mình về sự vật trên đời này. Các bạn sẽ thấy những chân trời tươi sáng vô lượng, và đời sống của các bạn sẽ bao lần đẹp đẽ, vui thích.
Nhưng lạ lùng thay! Cho đến nay tôi chưa được nghe các bạn nói lên cái ngạc nhiên của các bạn khi các bạn phát hiện ra đượccái ý nghĩa vô giá của nguyên lý ấy.
Nếu các bạn thông hiểu nó, các bạn phải là những người biết tri ân nhiều hơn hết, là những người hạnh phúc hơn hết trong cả thế giới này, các bạn không thể nào ngồi yên một chỗ mà phải nhảy nhót vui mừng, kêu to lên sự tri ân của mình!!
1 MÔN ĐỒ : - Thật vậy, chúng tôi đã làm như thế sau khi thực hành phương pháp dưỡng sinh ,lúc sơ khởi.
TIÊN SINH : –Nhưng rồi thôi, sao vậy ?
1 MÔN ĐỒ : - Tại vì chúng tôi đã hiểu biết Vô song Nguyên lý, tại vì chúng tôi đã được giải thoát khỏi sự đau khổ đang chế ngự nhân loại.
TIÊN SINH : – Có nghĩa là bạn rất độc đoán, bạn không cảm thấy có phận sự phân phát cái được của bạn cho tất thảy, để cho tất thảy đều “được” như bạn.
Hôm nọ, ở Anh quốc, tại Cambrigde, trong buổi diễn thuyết của tôi, có một người bệnh đến dự thính. Ông đi với một người bạn “ 1 MÔN ĐỒ : dưỡng sinh” đã chỉ dẫn cho ông và đã cứu ông. Trước kia ông đã bị giải phẫu và lay lắt đời tàn của mình ở bệnh viện. Nhưng bạn ông đã cứu ông với phương pháp dưỡng sinh của chúng ta. Tôi không biết rành lắm về những chi tíêt trị lành bệnh của ông…Nhưng ông đến để nói lên sự tri ân của ông , sự sung sướng cực độ của ông… Người bệnh 52 tuổi đó kêu to lên và trách cứ tôi “ Tại sao ông không cho tôi biết phương pháp dưỡng sinh 10 năm trước, để khỏi bị đau khổ bệnh hoạn và giải phẫu 1 cách tàn nhẫn” Nhưng giờ đó ông nói, “ Tôiđã hiểu và tôi sẽ hy sinh trọn đời còn lại của tôi để phân phát cái phương pháp vĩ đại đó”
1 MÔN ĐỒ : - Tôi tưởng rằng người ta thấy buồn chán vì bởi có người lợi dụng Vô song Nguyên lý vì tư lợi…
TIÊN SINH : – Không như thế được. Tôi tin rằng ai cũng thật tâm. Nhưng cái lạ là họ không bền chí…Từ 40 năm nay tôi chưa gặp ai giúp đỡ tôi, cộng sự với tôi… nhưng đó là phương diện hiểu biết của các bạn.
Để vén bức màn Vô minh, nó che lấp trí phán đoán của các bạn, để thấu hiểu 100/100 Vô song Nguyên lý, các bạn phải tiếp tục “ Dưỡng sinh”. Về phương diện này, thời gian là quan trọng chứ không phải cái khác. Các bạn hãy trì chí tiếp tục, dù muốn dù không phải vượt mọi trở ngại.
1 MÔN ĐỒ : - Có thể chúng tôi quá Âm và chúng tôi không siêng năng học tập.
TIÊN SINH : – Có thể là như vậy, thặng Âm hoặc thặng Dương. Dù sao các bạn phải tiếp tục thực hành phương pháp. Nếu các bạn chỉ thực hành cho riêng mình, cũng không sao, nhưng phải tiếp tục. Phải ráng thực hành, ít nhất trong 7 năm, rồi thì các bạn sẽ thấy mọi sự vật trên đời này đổi khác cả.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 09:07 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



Cuộc thuyết luận , ngày 16.08.1965
Buổi sáng


TIÊN SINH : - Nếu các bạn không cứu chữa những người khác, bạn bè, láng giềng, bằng phương pháp Dưỡng sinh bằng “Vô song nguyên lý” thì các bạn tự giả dối với mình, có phải vậy không?
1 MÔN ĐỒ : - Nhưng nếu họ không muốn được cứu chữa thì làm sao?
TIÊN SINH : - Thật vậy, có rất nhiều người không chịu nghe lời, dù chúng ta có thiện chí như thế nào, họ bắt bẻ chúng ta, tố cáo chúng ta và có khi lại làm khổ chúng ta.
Tôi đã bị 20 lần tù tội, và hai lần bị kết án tử hình nhưng tôi vẫn tiếp tục.
Chúng ta phải thuyết phục. Thật ra, rất khó mà thuyết phục được cái mà không nói, có nghĩa là chỉ làm gương cho kẻ khác, không nói gì, không đòi hỏi gì cả.
Đức Phật tổ, khi còn là hoàng tử, cách đây 2500 năm một ngày kia đi dạo chơi trong xứ Ngài, đã khám phá ra sự đau khổ “Sinh, lão, bệnh, tử”. Bốn thứ khổ triền miên chế ngự đời sống nhân loại. Ngài mới nhất định tìm tòi cái căn nguyên của sự đau khổ. Ngài ra đi và trong 19 năm sống vất vả trong lạnh lẽo, nóng bức, đói khát, để tìm nguyên nhân của 4 thảm hoạ ấy. Ngài tìm ra được và đích thân Ngài đem cái “giác ngộ” của Ngài truyền bá cho thiên hạ. Thay vì được hoan nghênh, được thiên hạ tri ân, Ngài lại bị nhạo báng. NGười ta xua đuổi Ngài, đánh đập Ngaì, năm này qua năm khác, khắp nơi. Ngài còn trẻ nhưng Ngài không trở về dinh thự vàng son đang chờ đợi Ngài, mà lại càng không mệt mỏi đi từ làng này đến xóm kia, từ xứ này qua xứ khác , không nản lòng trước những cảnh phụ rẫy, đuổi xô đánh đập, năm này qua năm khác. Ngài cứ đi, cứ giảng dạy, vượt tất cả những khó khăn….
Rồi một ngày kia, lạ lùng thay! Những gậy gộc, sỏi đá mà thiên hạ đánh chọi Ngài trong bao nhiêu năm, bỗng biến thành những cục vàng, cây vàng phơi trải trên khắp nẻo đường.
Thiên hạ ai nấy ùn ùn đua nhau lượm nhặt. Rồi thì người ta chạy theo Ngài…Theo Ngài cho đến hết đời Ngài, lúc Ngài 80 tuổi. Ngài đã thành lập Phật giáo.
Còn như tôi đây, tôi đã trải qua bao nhiêu sự khó khăn vất vả để đem đến cho các bạn những cái chìa khoá mở cửa hạnh phúc. Tôi đã cố gắng trong 53 năm để phân phát nó. NGười ta tố cáo tôi trong báo chí, người ta hỏi tội tôi trước toà án, thật là khó khăn vất vả… Ngày nay, người ta hoan nghênh tôi khắp nơi. Tôi chi phí hơn 10 triệu quan để du hành đây đó, 10 triệu khác để in ấn sách báo, và từ 30 đến 40 triệu để cung cấp cho các phòng thí nghiệm về phương thức “dịch hoá” . Tiền tài từ đâu đến? Tôi không biết: “ Nó rơi xuống tay tôi từ trời cao! Thật lạ lùng. Tôi không khi nào có 1 xu trong túi. Có một lần tôi đi taxi với một người phụ nữ. Đến chỗ và khi trả tiền anh tài xế, tôi mới biết là tôi không có đồng nào trong túi mình, Lima thì ở nhà và tôi hỏi bà bạn : “Bà có tiền trả taxi không?” Bà cười ngất và nói: Tiên sinh buồn cười quá
Ở Pháp người ta thường nói: “ Nói láo còn nặng tội hơn là là ăn cắp” Có phải vậy không? Theo thôi thì nói láo, giả dối còn nặng tội hơn là sát nhân! Giết người không phiền toái đến ai, còn giả dối gây khó khăn, đau khổ cho bao nhiêu người khác một cách triền miên. Thật quả là hơn giết một người. Chẳng hạn người ta nói đến “ hấp dẫn lực” nhưng không ai biết tại sao cái năng lực đó có, căn bản của nó là gì? Cho tới Newton cũng không lý giải được nó. Nó chỉ là một giả thiết phương tiện. Như vậy thì các bạn không nên dùng những danh từ như các nhà thông thái bác học. Nếu các bạn nói “Tôi biết hấp dẫn lực” hoặc nói “ Hiện trạng đó do Hấp dẫn lực phát sinh”, là các bạn nói không thật rồi, vì bởi các bạn nào có biết cái căn nguyên của hiện trạng đó.
Y như “phân tử lực”. Tại sao các phân tử của nước không tách rời ra một cách tự do, người ta giả định là có một “sức hút” gắn liền các phân tử, và gọi nó là “ Phân tử lực”. Đó là một giả thiết, một giả định, một sự tưởng tượng. Người ta không biết do đâu mà “sức hút” ấy có.
Thành thử, cái mà các bạn tự phụ biết, là một sự giả dối, người ta có thể sử dụng ngữ vựng khoa học và nói “ thể theo khoa học có một năng lực gọi là “ Phân tử lực”.
Các bạn có thể nói bất cứ gì, chẳng hạn như “ Tôi đi Tokyo sang năm”. Cái đó chưa thực hành, nó là một đề nghị, hay là một lời tuyên bố. Nhưng bạn có thể thực thi nó, có ý chí thì hành nó: Như thế bạn không giả dối. Nếu bạn bị trở ngại nào đó, không đi được, bạn cũng không phải là giả dối.
Các bạn hiểu chưa?
Các bạn còn nhớ cái định nghĩa của tôi về “hạnh phúc”?
1 MÔN ĐỒ : - Là sự thực hiện tất thảy những ước vọng của mình
TIÊN SINH : – Là thực hiện vĩnh cửu, vô biên, ước vọng của mình,hằng ngày, hằng ngày….
Nếu các bạn đứng yên, thụ động, không thực hành, không phát minh một điều gì, là các bạn tự giả dối với mình.
Hãy xem đám cây kia, chúngnó có nói gì đâu, nhưng luôn luôn sinh tạo: oxy, lục diệp tố…..chúng nó tạo sự sống, sinh lực đó là “ sự thật”
Các bạn có thể ăn cách nào, ăn bao nhiêu…. Đó không phải là sự giả dối.
Nếu các bạn thương hay ghét cái gì do trí phán đoán thuộc “cảm giác”, các bạn không giả dối: Các bạn có thể tuyên bố, “tôi không thích cái này”, các bạn rất trung thực. Nhưng các bạn “mù quáng”, có nghĩa là các bạn bị trí phán đoán cảm giác chế ngự. Các bạn phải tự giải thoát mình, cởi bỏ cái trí phán đoán thấp kém đó.
Nếu các bạn xán bệnh nặng là các bạn đã không thành thật rồi! Còn sao nữa, các bạn luôn muốn sống vui vẻ, lành mạnh- nhưng đây, các bạn không thực thi ý chí đó được, là các bạn đã tự dối mình rồi.
1 MÔN ĐỒ : - Khi người ta nói ra cái gì trái với “sự thật” người ta có giả dối không?
TIÊN SINH : – Chính thế, khi người ta “ không biết sự thật” thì tất cả cái gì người ta nói, làm và thực hiện đều là giả dối.
1 MÔN ĐỒ : - Nhưng khi người ta “biết sự thật”, nhưng người ta “không nói nó ra”
TIÊN SINH : - Tuỳ theo sự hiểu biết của bạn về “sự thật”
1 MÔN ĐỒ : - Chẳng hạn như cái chính xác của một sự kiện là “ Sự thật” chứ gì?
TIÊN SINH : – Không, đó là một sự kiện, một hiện tượng.Không nên nhầm lẫn một sự kiện với sự thật. Sự thật là vĩnh cửu , vô biên, ngược lại “Sự kiện là phù du”. Phải vậy không nào? Nó không tự nó phát sinh được, nó tuỳ thuộc.
Người ta hay nhầm lẫn những sự kiện vụn vặt, những tác động riêng rẽ với “ sự thật”
“ Tôi muốn ăn cái này” là sự thật
“ Tình thương của tôi” là sự thật
Không, không đúng, đó là cái “muốn”, cái “tình thương” do cảm giác, do tình cảm, do lý trí, do trí xét đoán “xã hội”, hoặc “lý tưởng”…Tất thảy đều giả tạo, ảo huyền.Cái tình thương phổ quát, thiêng liêng, nó bao hàm tất cả mới là “sự thật”
Không nên nói là “sự thật” mà không biết “vô biên”, mà không đạt đến “trí phán đoán tối thượng” không gì giữ điều kiện thứ 7 của “sự lành mạnh” là “không dối trá”.
Tất thảy những gì các vị giáo sư giảng dạy ở trường, ở đại học đều là giả dối cả- từ 2500 năm nay, các nhà bác học, thông thái,những tư tưởng gia đều vất vả tìm tòi sự thật về vật chất, và họ đã đạt tới cái kết luận này.
“Vật chất” là những biệt tính số học quái dị vãng lai trong không gian có nghĩa “vật chất” là ma quái, là ảo tưởng, là không căn bản, là cái “Trống không”.
Đó là kết luận của các khoa học gia, đó là sự thú nhận vô ý thức rằng “ Người ta không biết gì về vật chất”. Và như thế thì tất cả những gì người ta nói trong các khoa vật lý, hoá học đều giả cả.
Nhà văn Anatole France có nói: “ Không có cái đẹp và thật trên đời này, chỉ có ước mơ của ta là đẹp và thật mà thôi” Tất thảy trên đời này đều là ảo tưởng. A.France đã biết Vô song nguyên lý, Vô biên và sự thật.
Ngữ vựng Tây phương chỉ dồi dào ở bình diện vật chất nhưng về sự thật, vô biên, về hạnh phúc, về tinh thần….rất thiếu thốn.
Chẳng hạn như “tình thương”: Tình thương vì xúc cảm, vì tình cảm, vì lý trí… cũng là Tình thương. Chỉ có một từ ngữ nói lên cái “thương”, cho tới “Tình thương tối thượng, vô biên, thương Trời, thương Phật, người ta cũng dùng từ “thương”
Ở Đông Phương có ít nhất là 7 giai đoạn “tình thương”, được phát biểu với những danh từ khác biệt.
Người ta không khi nào nói: “ Tôi thương toán học” ở Nhật ngữ, có một danh từ đặc biệt để chỉ bảo cái “thương” thuộc lý trí, 1 danhtừ đặc biệt để chỉ bảo cái “thương” thuộc lý trí, 1 danh từ đặc biệt khác, cái thương thuộc xã hội,…và tình thương tối thượng vô biên lại là một chuyện khác nữa…chúng tôi có ít nhất tới 30 danh từ khác nhau chỉ để phát biểu cái “thương”. Vì thế tôi rất ngượng ngùng, lúc đầu diễn thuyết. Chúng tôi không khi nào nói “Tôi thương vợ tôi” Không khi nào! Tôi sẽ rất hổ thẹn nếu tôi dùng một danh từ để nói lên cái thương về cảm xúc và nếu tôi dùng danh từ “thương” để nói lên sự ưa thích thuộc lý trí của tôi, tôi sẽ có vẻ như tôi lên mặt mô phạm thông thái.
Thế thì chúng ta luôn luôn phải thành thật, phải nói lên sự thật. Nhưng nếu các bạn đã đạt đến giai đoạn 7, các bạn có quyền nói láo, các bạn có thể giết người, có thể oán ghét, các bạn có thể vi phạm bất cứ luật lệ nào của trần gian! Có phải vậy không nào? Các bạn ở trong vô biên kia mà! Nếu các bạn thực hành phương pháp dưỡng sinh là để trở thành những người “ngoài vòng luật pháp” chứ gì?
Như tôi đây, du hành khắp nơi, Phi châu, Ấn độ… tới đâu người ta cũng buộc phải có giấy chứng chích ngừa đủ thứ bệnh…nhưng tôi có khi nào tiêm chủng gì đâu… nhưng đối với pháp luật, tôi nói láo!
Tôi luôn luôn bài xích các ông y khoa bác sĩ và coi họ như những người sát nhân tội lỗi nhất.
Chiến tranh ở Việt Nam hằng ngày giết ít nhất là 50 đàn bà trẻ em, nhưng bệnh ung thư ở Hiệp chủng quốc giết 285.000 người mỗi năm. Đó là do sự ngu muội và dốt nát của y khoa chính thức, kiêu hãnh, chủ quan, không biết đến đây để học hỏi cái “Y khoa tân dưỡng sinh” của chúng ta.
Thế thì triết lý là gì? Cái triết lý của hạnh phúc, của tự do vô biên, của công bằng tuyệt đối….Nói ra bằng cách nào?
Triết lý của chúng ta là gì? Nó là triết khoa của sự “Biến dịch”. Các bạn có thể dịch hoá bệnh hoạn thành sức khoẻ, đau khổ thành hạnh phúc, xấu xí thành đẹp đẽ, nhỏ nhen thành rộng rãi, phù du ra vĩnh cửu…Có phải vậy không nào? Nhưng để học tập cái triết khoa đó, các bạn phải thực tế trước, phải thực hành trước khi học lấy lý thuyết. Cái “Hành” ai cũng hiểu được. Còn nếu các bạn dùng những danh từ khái niệm hoặc thông thái, không ai hiểu nổi.
Tại đây các bạn trả lời câu Hạnh phúc là gì? Là sống cái phút chốt này trong vĩnh cửu. Các bạn nghĩ sao? Triết lý của chúng ta phải xét đoán tất cả, các bạn phải xét đoán tất cả, ở mọi từng lớp, ở mỗi lúc của đời sống bình thường, hãy phê bình, hãy bình phẩm. Sự phê phán của các bạn phải sắc bén, sâu sắc, nhưng đồng thời xây dựng và sáng tạo. Vậy thì các bạn hãy phê bình câu đó.
1 MÔN ĐỒ : - Trong vĩnh cửu, thời gian làm gì có?
1 MÔN ĐỒ : - Tôi không đồng ý. Anh ấy không lý giải. Anh chỉ thay thế một danh từ bằng một danh từ khác. Anh không nói cái vĩnh cửu là gì.
TIÊN SINH : - Rất đúng. Sự hiểu biết của tác giả rất sâu săc nhưng lý giải của anh còn do lý trí, còn là một khái niệm. Chúng ta phải dùng những danh từ thông dụng hơn.
- Còn đây, câu đáp của “suy tư” là gì?
Là trực tiếp tiếp xúc, là cấp thời tiếp giáp và cũng là trường tồn liên lạc với “trí tuệ vô biên”
1 MÔN ĐỒ : - Sự “Suy Tư” là không hoá lòng mình.
TIÊN SINH : – Các bạn phê bình thế nào?
1 MÔN ĐỒ : - Câu đáp có vẻ rất trí thức.
TIÊN SINH : - Rất trí thức- Bạn Baudry nói “Trí tuệ vô biên” hơi tối nghĩa. Như thế là một khái niệm. Rất hay nhưng rộng rãi quá. Phải dùng những danh từ giản dị để ai cũng được hiểu. Một định nghĩa phải ngắn, nhiều lắm là âm
-Còn đây, bạn hãy đọc bức thư này:
“Tiên sinh thân mến,
Tìm nơi đâu câu đáp cho Tiên sinh? Có lẽ trong quyển Zen thì phải. Nhưng chiều nay tôi chưa mở nó ra. Và có thể nào sự chữa trị “ Bệnh rắn cắn” chỉ thực hiện được sau khi quyển Zen ra đời?
Thật ra giải đáp câu hỏi của Tiên sinh chỉ ở trong hai chữ “Âm- Dương” mà nhờ Tiên sinh nó đã trở thành hợp chất của đời sống bình thường của chúng ta. Với hai danh từ đó, người ta có thể tìm ra muôn vạn phương thức để cứu chữa bất cứ tai nạn nào.
Sự thích dung của chúng ta phải sống động và dồi dào tưởng tượng. Và Y thuật của chúng ta, mưu lược của chúng ta cũng phải biến thiên theo Luật Âm Dương.
Cái vết cắn của loài rắn này hay rắn kia Âm hay Dương?
Nếu chúng ta tìm ra được cái căn nguyên ấy chúng ta ắt trị lành dễ dàng bất cứ tai nạn nào, và bất cứ nơi đâu. Miso ( Vị tăng), Tamari ( Cát căn), Dentie ( Phương thuốc chữa trị bệnh trong miệng và răng), là những vị rất công hiệu. Nhưng ít người biết.
Dù sao chúng ta cũng phải trị lành họ, nếu không chúng ta sẽ là những người chủ quan vô ích.
Cách đây vài năm, khi phương thuật “ Dưỡng sinh” chưa ra đời tôi có chữa lành cho một thanh niên người Ả rập ở sa mạc Sahara, bị rắn cắn, thứ rắn độc Vipere.
Tôi chỉ cho nó uống nước trà xanh pha muối cực mặn, mặn cho đến nỗi có một màn muối trắng trên mặt trà. Anh ấy uống ực hết chén trà mà không nói năng gì, như rặt một người Ả rập chính thống. Sau đó anh ta lại nhịn nước luôn dù khát cháy họng. Một ít nóng sốt vài ngày sau vài cơn ói mửa là hết.
Ít lâu sau đó, tôi gặp một đoàn người du mục tại một ốc đảo cũng trong sa mạc. Có một em trai 10 tuổi cũng bị rắn cắn. Cánh tay nó sưng húp, bầm đỏ. Cha nó nói với tôi: “ Nó bị rắn độc cắn cách đây hơn một tháng”
Tại sao nó không chết khi nọc Vipere giết người trong 5 phút. Sau này tôi mới suy nghiệm ra là cậu nhỏ đó hoàn toàn “ dưỡng sinh” từ khi lọt lòng mẹ, vì bởi nó chẳng thụ bẩm chất văn minh nên nó sống sót.”
TIÊN SINH : - Rất hay, phải không các bạn? Hai danh từ nhỏ bé “Âm Dương” giải quyết mọi vấn đề.
Thế thì vết nọc rắn độc Âm hay Dương? Thế thì vết nọc rắn xứ nhiệt đới - xứ Dương - rất Âm… Cũng như Phật giáo, Phệ đà giáo phát sinh ở xứ Dương… Ấn Độ, Ả rập…
Nếu các bạn biết nguyên nhân của nọc độc , các bạn dịch hoá nó được rất dễ dàng bằng cách cho uống cái đối nghịch Dương: Muối, Vị tăng (miso), nước tương đậu nành ( tamari)….hay là Ransyo hằng ngày, mà chỉ ở vào trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Vị tăng ( Miso), nước tương đậu nành ( Tamari), phương thức dưỡng sinh là thặng Dương rồi đối với cách ẩm thực thông thường của các xứ văn minh. Có phải vậy không?
Nếu các bạn là người “ Tân dưỡng sinh”, các bạn sẽ không khi nào trúng độc, không có thứ độc chất nào, không có thứ rắn độc nào làm hại các bạn được.
Nếu các bạn xán bệnh tật là vì các bạn đã quên, đã hớ trong việc ăn uống “dưỡng sinh”
Vi trùng nói chung Âm hay Dương?
1 MÔN ĐỒ : - Vi trùng Âm
TIÊN SINH : - tại sao ? Âm và Dương là những bí ẩn, bạn hãy lý giải
1 MÔN ĐỒ : - Vi trùng sinh sản mau lẹ.
TIÊN SINH : - Phải đưa ra ít nhất 3 nguyên do. Chúng nó có chịu được ẩm hay nóng không?
1 MÔN ĐỒ : - Chúng nó kị nóng.
TIÊN SINH : – Như thế chúng nó Âm- Rồi sao nữa?
1 MÔN ĐỒ : - Nó thích dung dịch đường ( solution sucrée)
TIÊN SINH : – Cái gì ngọt và ẩm, nước, chúng nó cực âm- còn một lý do nữa.
1 MÔN ĐỒ : - Chúng sinh sản rất mau chóng.
TIÊN SINH : - Thật vậy, với một tốc lực phi thường trương giản và trực phân là cực Âm- Đây là 3 nguyên nhân, các bạn phán đoán được chứ?
Nếu các bạn xán bệnh vì vi trùng, là bởi các bạn có quá nhiều Âm. Lỗi ở các bạn.
Các bạn đã được biết 4 cái thiên tai đè nặng nhân loại: Ung thư, bệnh tim, bệnh thần kinh và các chứng biến ứng mà y khoa chính thức đành bó tay thúc thủ và goi là Bệnh nan y.
Sự phát triển của bệnh ung thư ở Bình diện Sinh lý học và về hình thể là âm. Nó chứa đựng rất nhiều Kali ( potassium). Nó rất dễ trị và ít nguy hiểm hơn là bị rắn độc cắn. Rắn độc cắn có thể chết trong 5 phút,còn người mắc bệnh ung thư có thể sống năm này qua năm khác.
Bệnh đau tim thì luôn luôn do động mạch áp cao độ: tăng huyết hoặc giảm huyết áp gì cũng do sự trương giãn của trái tim: đó là Âm.
Các chứng bệnh biến ứng luôn là Âm: suyễn đái đường, bệnh nơi da….trong ba tuần nhật các biến ứng có thể trị lành được. Các bạn đã thực hiện điều đó nơi cơ thể các bạn.
Còn bệnh thần kinh? Những người đau bệnh thần kinh thường rất mạnh bạo. Như thế họ rất dễ trị, chỉ có cái đầu là không bình thường.
Có hai nguyên nhân phát sinh chứng bệnh “thần kinh” : 1 là do cái “thặng âm” trong lối 70/100 trường hợp, cái kia là do “ thặng Dương” vì ăn rất nhiều thịt , rất nhiều muối… trường hợpnày tế nhị hơn.
Dù sao ta cũng xét đoán rất dễ dàng Âm hay Dương
Nếu người bệnh thường bị thảm là yên lặng đó là bệnh Âm- Nếu có hung bạo , là Dương.
Dù trường hợp nào, các bạn cứ áp dụng phương thức số 7 là phương thức trung dung.
Các bạn hiểu chứ?
Nếu các bạn nhận thức được rằng Triết luận của chúng ta trị lành 4 tai hoạ đó của nhân loại, các bạn không có quyền đứng yên một chỗ. Các bạn phải đi, ra đi cứu khổ cho nhân loại. Nếu có người nào không chịu hiểu hoặc công kích các bạn, hãy để họ yên. Nưng cũng có rất nhiều người tìm sự cứu chữa nơi các bạn.
Những người không chịu hiểu, không nhận , các bạn thuyết phục họ vô ích, họ làm mất thời giờ các bạn.
Năm nay có 77 bạn đã được giải từ Dan 1 tới Dan-6.
Các bạn nào đã thực hành phương pháp dưỡng sinh hơn hai năm được Dan-1, hãy đến ghi nhận tại phòng thư ký. Nếu các bạn thực hành được 6 năm, các bạn được Dan -2, từ Dan-3 trở lên , các bạn phải giỏi về lý thuyết của chúng ta. Tôi đã tặng cho vài bạn 1 “huy chương vàng” bởi các bạn đó đáng được Dan-5. Các huy chương đó có tính chất quốc tế, các bạn có thể đi Chicago, Los Angelès, Chico, New York, đi Nhật… các bạn sẽ được tiếp đón niềm nở. Dan-6 là giải cao nhất hiện giờ ở Pháp.
Những người bạn có Dan-5, Dan-6 là những người đã vào vô biên.
Bây giờ tôi xin nêu ra vài ý kiến về vấn đề mà chúng ta đã học tập hôm qua: “ Sự phẫn nộ là gì?”
Điều kiện thứ 5 của “Sức khoẻ” là không nên hờn giận, bất cứ trường hợp nào, dù là mình bị người khác công kích hãy bình tĩnh và hãy chấp nhận tất cả với nụ cười.
Những người nào hay phẫn nộ?
1 MÔN ĐỒ : - Những người bệnh tật.
1 MÔN ĐỒ : - Những người Dương.
TIÊN SINH : – Dương hay Âm.
1 MÔN ĐỒ : - Cả hai.
TIÊN SINH : – Nhưng có cái khác biệt giữa sự phẫn nộ của người Âm là sự phẫn nộ của người Dương.
Sự phẫn nộ của người Dương là một cái bùng nổ mãnh liệt- Còn sự phẫn nộ của người Dương thì hung ác, nó tàng ẩn và sẽ thành một sự trả thù.
Các bùng nổ ngay thẳng hơn nhiều. Tôi thích những người hung bạo hơn là những người hung ác mà cho mình là hiền lành. Cái phẫn nộ “ẩn” là một sự phản bội, giả dối, nó Âm.
Chúng ta hãy nói về sự phẫn nộ Dương- Dương đây là gì? Nó ở đâu?
1 MÔN ĐỒ : - Nó ở bên trong (Đường xoắn ốc)
TIÊN SINH : – Trung điểm là Dương và vòng ngoài là Âm- Cái tỷ lệ từ Dương đến Âm phải là 5 tới 7 là cùng: đó là luật căn bản. Nếu nó biến thành 4 hoặc 3, Dương sẽ quá nhiều và sự tương xứng sẽ gẫy đổ: thì sự phẫn nộ bộc phát. Đấy là lý thuyết. Nhưng nó phát sinh thế nào? Cái bí quyết là nơi đâu?
1 MÔN ĐỒ : - Vì bởi sự thặng dư protéin.
TIÊN SINH : - Rất hay, bạn rất giỏi, Tôi rất hài lòng.
Nếu người ta đem nhiều protéin vào , thì cái tương xứng Âm Dương sẽ chinh nghiêng: đó là sự mất thăng bằng.
Thế thì khi chúng ta biết nguyên nhân của sự phẫn nộ chúng ta biến cải nó được: Chỉ có việc sửa đổi Sự ẩm thực của chúng ta,
Nếu các bạ nổi cơn phẫn nộ, là vì có sự mất quân bình trong cơ thể bạn, lỗi không phải ở ngoại cảnh, ngoại vật nơi người chống đối hay công kích, mà nó do sự ẩm thực của các bạn.
Nếu các bạn ăn quá nhiều thịt, trứng, nếu các bạn rượu chè be bét, trước tiên Dương nổi lên và sau đó Âm phát nổ. Cái phẫn nộ của ông Johnson rất to lớn- Ông ấy chi phí 3 triệu đôla mỗi ngày để giết vài trăm người Việt nam. Một sự sân hận ghê sợ.
Đây là một lý giải về sinh lý, nó rất quan trọng,nó không phải là “Lý hội”- Thu thập nhiều Dương làm đổ vỡ sự thăng bằng- Tại sao? CựcDương thu hút cực Âm, và để bù trừ, người ta phải ăn chất ngọt…như thế thì cái quân bình ngày càng không vững.
Nhưng khi chúng ta biết toàn diện vô biên, thì cái vô biên Âm sẽ bảo vệ chúng ta, và ta sẽ không khi nào bùng nổ. Nếu chúng ta được nuôi dưỡng theo phương pháp “ dưỡng sinh” tới 10 tuổi, thì cái nền tảng Âm của ta rất vững chắc, và như thế ,ta ăn thứ gì cũng được, và luôn luôn được khoẻ mạnh, không khi nào nổi sân. Các bạn hiểu chưa?
Vì thế tôi hay nhấn mạnh cái quan trọng của sự thai nghén -thời gian 290 ngày của bào thai trong bụng mẹ là quan trọng nhất trong đời sống của con người: nó là cái nền tảng.
Nếu ông Johnson thấu hiểu cơ cấu của sự phẫn nộ, thì hoà bình thế giới sẽ được thiết lập dễ dàng. Mặc dù những sự cố gắng tuyệt vọng của Bertrand Russel, của bác sĩ Schweitzer, hoà bình không có được.
Song le, sự thiết lập hoà bình cho nhân loại, một nền hoà bình vĩnh cửu không khó, vì hoà bình ở khắp mọi nơi: Hoà bình là Vô biên.
Nơi thiên đường không có chiến tranh, không có một sự chống đối nào- tất thảy đều sinh hoạt với một tốc lực phi thường, vô biên…nhưng trầm lặng…Trái lại, ở trần gian này,bao nhiêu sự xao động bao nhiêu sự tranh đấu giành giật, bao nhiêu sự chết chóc.
Chiến tranh là bệnh tật lớn nhất của nhân loại.
Nếu các bạn đã hiểu và các bạn đã dịch hoá người thù của mình thành người bạn, thì các bạn phải tấn công cái bệnh tật vĩ đại ấy: Chiến tranh.!
Triết lý của chúng ta dạy ta phải tìm cái khó khăn nhất để chiến thắng, để được sống trong hạnh phúc vĩnh cửu- Tôi đã quá 70 tuổi và đang từng bước một đi đến 80 …phúc đức thay! Hồi tưởng lại dĩ vãng của tôi, hơn 20 lần tù tội, bao lần bị tra khảo đầy đoạ, 2 lần bị kết án tử hình… Bao cuộc thăng trầm và ngày nay tôi hiện diện nơi đây với các bạn, phúc đức thay!
Bây giờ tôi chỉ chờ hoà bình cho toàn thế giới- Tôi đã thấy được cái hoà bình nơi cá nhân con người, ở khắp mọi nơi. Chúng ta đã thành đạt sự tái lập cái “hoà bình” đó cho cá nhân con người, có phải vậy không các bạn?
Bây giờ vấn đề của chúng ta là hoà bình cho nhân loại, ông bà Bertrand Russel, cho tới Johnson , Mao Trạch Đông cũng không thiết lập được hoà bình, mặc dù họ đang nắm “hoà bình” trong tay.
Tôi tin rằng các bạn đã tìm ra được ý kiến về câu hỏi của tôi “Sự phẫn nỗ là gì?” – Kẻ thù lớn nhất của hạnh phúc ?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, chúng ta phải hiểu như thế nào về sự bất bạo động?
TIÊN SINH : - Sự bất bạo động là Gandhi , chúa Jesus khi xưa cũng bất bạo động.
Các bạn nghĩ như thế nào? Không “sát sinh”. Các bạn hãy phê bình. Chính Gandhi cũng thất vọng. Hồi cuối đời ông, ông trông đợi người ta giết chết ông, và ông đã bị giết chết. Là một cái chết tuyệt vọng vì ông không thành công được.
Ai ai cũng gọi ông là người bình định xứ Ấn Độ. Nhưng ông đã mất hết hy vọng. Suốt đời ông, ông rất hối hận không từ bỏ được uống sữa dê, ông đã biết đó là vi phạm trật tự vũ trụ, hằng ngày, hằng ngày trong 40 năm. Tội lỗi biết chừng nào! Một sự trái ngược mà ông ân hận tới ngày cùng.
Sự tranh chấp cho nền độc lập của Tiểu lục địa Ấn ngày càng gay go hơn và ông đã mất hết sự tin tưởng, vì phong trào “bất bạo động” đã bất thành.
Sự “bất bạo động” mầm mống của Phệ Đà triết thuyết ở Phật giáo- Không sát sinh-Chưa được hoàn hảo, chưa đủ. Các bạn nghĩ sao? Hãy phê bình chứ?
1 MÔN ĐỒ : - Đó là một hình thức khác của sự bạo động.
TIÊN SINH : - Thật vậy, Gandhi đã huy động dân chúng, ông đã thành công ở khía cạnh ấy: Một sự tranh đấu vĩ đại của toàn dân. Đó là phát động sự phẫn nộ!
1 MÔN ĐỒ : - Sự “Bất bạo động” không thực tế tích cực được, vì bởi luôn luôn có một cái gì riêng biệt ở mỗi cá thể con người.
TIÊN SINH : – Phương pháp của chúng ta tích cực sinh xuất và sáng tạo, còn phương pháp của Gandhi có phần phá hoại- Chính ông, ông không thù oán, không bạo động, nhưng ông không biết cách nào khác. Sự nghiệp của ông vĩ đại, Tây phương chưa hề có nhân vật nào so sánh với ông được. Có phải vậy không?
1 MÔN ĐỒ : - Ông đã thắng ở trận đầu nhưng ông không tiến tới nữa được.
TIÊN SINH : – Cái mộng của ông đã được thành tựu: Đuổi người ngoại quốc ra khỏi xứ ông.
Ô.Levy- Ông không phục thiện được toàn xứ ông. Thái độ của ông do luân lý, tinh thần điều khiển.
Cái thặng Dương tiếp tục dồn chất, cái thặng Âm tiếp tục dồn chứa, thành thử một ngày nào đó, sự kiện ấy sẽ phát bùng nổ.
TIÊN SINH : – Dân chúng theo ông một cách mù quáng, máy móc. Ông đã thực hiện cái “không thể được” nhưng dù sao một vĩ nhân như Gandhi đã thất bại vì ông không biết phương pháp dưỡng sinh. Phương pháp dưỡng sinh đã được truyền dạy ở Ấn Độ từ 5000 năm, nhưng ông đã vi phạm luật thiên nhiên bằng cách uống sữa dê hằng ngày.
Còn chúng ta nhờ phương pháp dưỡng sinh mà nâng cao được trí phán đoán của chúng ta, vẹt cái mời ám bao bọc lấy ta mà thiết lập được cái thanh bình nơi thân tâm ta. Bạn Levy suy luận rất đúng.
Ô Lévy- Tôi tưởng rằng quan niệm của người Ấn khác biệt với lý thuyết Âm Dương của chúng ta.
TIÊN SINH : – Đúng vậy, lý thuyết Phệ Đà rất tốt đẹp. Phật giáo phát sinh từ giáo lý ấy. Nhưng học thuyết của Gandhi chính trị hoá lý thuyết căn nguyên. Đó cũng là do sự phán giải của mỗi người.
Dù sao, Gandhi là một bậc vĩ nhân- Ông đã hy sinh đời ông, cả đời ông, tới 80 tuổi. Thậtlà huy hoàng.
Các bạn hãy đọc bản tự thuật của ông, các bạn sẽ học hỏi thêm rất nhiều.
1 MÔN ĐỒ : - Về phương diện tinh thần, khi người ta tát vào má của mình, mình của dâng cái má bên kia cho người ta tát luôn, như Gandho và Jésus, có phải chăng là do cái âm ở vòng ngoài không?
TIÊN SINH : - Nếu các bạn thực hành được lời giáo huấn đó của Jésus, thì thật là tận thiện tâm mỹ, nhưng nó khó khăn là sao. Rất khó mà thực thi được.
1 MÔN ĐỒ : - Khó khăn càng to lớn, vui sướng càng nhiều!
TIÊN SINH : – Đúng vậy, Nếu bạn chịu đựng được kẻ thù, thì thật là hay. Nhưng phải phục thiện được kẻ thù, lý giải được cơ cấu của sự hận thù,oán giận, là làm sao thuyết phục mà không nói ra lời! Chiến thắng mà không tranh đấu, không bạo động. Gandhi đã tranh đấu, dù với thuyết “bất bạo động” của ông, ông đã tranh đấu.
Các bạn phải được kẻ thù mến phục, và đó là sự có thể thực hiện được.
Các bạn đã thông hiểu triết lý của “sự biến dịch” vậy thì các bạn hãy thử thực hành.
Các bạn hãy nghiền ngẫm vấn đề, và cho tôi biết định nghĩa của các bạn về sự phẫn nộ. Hãy phê bình một cách sáng tạo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Jun 21 2007, 09:09 PM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



Cuộc thuyết luận , ngày 16.08.1965
Buổi chiều

TIÊN SINH : – Chúng ta làm cách nào để giúp đỡ Suzanna ở Á Căn Đình? Cô ấy chữa trị cho những người cùi (hủi) trong một bệnh viện ở Cordoba với nhiều kết quả tốt. Bây giờ người ta yêu cầu sự cộng tác của cô ở các bệnh viện khác. Nhưng cô chỉ có một mình mà công việc thì hết sức nặng nề. Cô ấy gửi tạp chí Yin-yang (Âm –Dương) của chúng ta. Các bạn hãy gửi cho cô.

Bà Billaudeau – Chính vì thế mà tôi đã đề nghị thành lập một cơ quan liên lạc quốc tế bằng Anh ngữ, Pháp ngữ và tiếng Tây Ban Nha.

TIÊN SINH : - Vậy thì bà hãy trình bày dự án của bà cho tất cả đều biết.

Bà Billaudeau- Traint Dunion (Gạch nối), cái tên của nó cũng giải thích đầy đủ- có nghĩa là chúng ta phải hợp nhau lại thông tin cho nhau, hoạt động của mỗi người trong phạm vi của mình, nêu ý kiến, đặt vấn đề…. Chúng ta sẽ cảm thấy thật gần gũi, khăng khít với nhau.

TIÊN SINH : - Vậy thì phải dành 1,2 trang trong tạp chí hằng tháng Yin-Yang của của các bạn để báo tin đó, phải chăng ?

Ô.Massat –Thưa vâng, vậy thì cơ quan “gạch nối” ấy sinh hoạt ra sao- Chẳng hạn như chúng tôi ở Paris sẽ gửi những tin tức sinh hoạt ở Pháp, còn các bạn ở Ý , Đức….cũng vậy.

Bà Billaudeau- Chính là như thế

TIÊN SINH : - Trước hết phải ẩn hành một bản danh sách của các 1 MÔN ĐỒ : ở khắp nơi trên thế giới để tiện cho những bạn du hành biết trước nơi mình muốn đến, hỏi han các chi tiết, nơi ăn chốn ở, phương diện và phương tiện, tiện nghi sinh sống….Có rất nhiều 1 MÔN ĐỒ : ở rải rác khắp nơi…như ở Hambourg (Đức) có trên 10 bác sĩ đang áp dụng phương pháp dưỡng sinh.
Thật ra là cần thiết, cái cơ quan “Gạch nối” ấy
Còn chúng ta làm gì đây để giúp đỡ Suzanna?

Bà Tartière- Chúng ta hãy gửi cho cô ấy một cộng sự viên.

TIÊN SINH : - Thật rất cần thiết cho cô. Nhưng chúng ta cũng cần có một UỶ ban đặc biệt để lo lắng về việc đó.
Ở Nhật bản, có hai hiệp hội của các vị bác sĩ và Giáo sư. Hai ông Chichima và Mollista dẫn đạo một hiệp hội và tổ chức kia tên là “ Hiệp hội của những y sĩ Á Đông” , mà người lãnh đạo là một trong những 1 MÔN ĐỒ : kỳ cựu nhất của tôi.
Bây giờ đã đến lúc phải có một tổ chức quốc tế “Tân dưỡng sinh” – Chúng ta phải tổ chức có hệ thống, và Hội của chúng ta ở Pháp cũng sắp sửa chỉnh đốn lại.

Ô Levy- Ông Gevaert phải đến đây với chúng ta mà làm sao chưa thấy mặt? ( của Hội dưỡng sinh Ohsawa tại Nhật)

TIÊN SINH : – Anh ấy không đến được. Cha anh vừa mới từ trần. Tôi đã tiên đoán cách đây 4 năm. Tôi tin rằng ông ấy chết rất hài lòng mà được biết tôi đã tha lỗi cho con ông. Bây giờ thì xưởng sản xuất “dưỡng sinh “ phẩm Lima ở Bỉ đã phát triển thêm nhiều.

1 MÔN ĐỒ : - Longchamp ( Xưởng dưỡng dinh phẩm ở Pháp) có con số chi thu nhiều hơn chứ.

TIÊN SINH : - Ồ! 10 lần nhiều hơn…

Bà Tartiere- Chúng ta phải đối xử thế nào với xưởng Lima?
Trung tâm “Ignoramus” ở Paris phải là mẫu điểm của tất thảy các xưởng, tất cả các tổ chức

Bà Tartiere – Nhưng chúng ta mua bán với họ được và giới thiệu sản phẩm của họ.

TIÊN SINH : – Đúng vậy, những gì chúng ta không hoặc chưa sản xuất được tại đây. Có phải vậy không nào?
Dù sao ông Bischops đang có mặt nơi đây, các bạn hãy làm quen với ông ấy, ông rất trung thành và ngay thẳng. Tôi cứu mạng ông cách đây 6 năm. Ông đã trải qua bao khó khăn mới loại trừ được P.Gevaert ra khỏi tổ chức Lima ở Bỉ- Anh còn trẻ và độc tài, chưa có kinh nghiệm. Bây giờ thì đâu vào đó cả , và ông rất hài lòng
Chúng ta cần phải thành lập một học đường để tạo những giáo sư và những chuyên gia tiết thực.
Qua sang thăm Trung tâm quốc tế của chúng ta sẽ gửi một nhân viên đi khắp thế giới. Đâu đâu cũng cần có sự hiện diện của chúng ta. Bây giờ ở Á Căn Đình , phải cho người qua bên đó một thời gian 1 hay 2 tháng.
Ở Anh quốc chúng ta có nhiều 1 MÔN ĐỒ : , chẳng hạn như ông Giám độc trường “y khoa thiên nhiên” nhiều y sĩ châm cứu, nhưng họ là người Anh, rất kín đáo, khiêm tốn. CHúng ta phải đến với họ.

Ô .Levy- Tiên sinh lúc nãy có nói tới vấn đề sáng tạo những cố vấn tiết thực, và có đưa ý kiến cho họ một chứng chỉ hoặc cấp bằng. Theo tôi thì với danh tiếng của Tiên sinh khắp nơi, cái chứng chỉ ấy cần thiết và có ý nghĩa cho những bạndu hành chúng ta.

TIÊN SINH : – Các bạn hãy phác hoạ một bản mẫu. Tôi sẽ gửi in bên Nhật. Năm nay chúgn ta có hơn 1 trăm người được giải.
Bây giời chúgn ta tiếp tục và kết thúc quyển “ vật chất” của GS Lapp.
Trang 10- “ Với những sự thành công vĩ đại của chúng ta đã được chứng kiến, những phát minh mới mẻ khác đã ló dạng. Hiện giờ các nhà bác học đang tìm tòi ở giới “Plasma” (thể khí) thể diện thứ 4 của vật chất thể diện phát hiện khi thể hơi (Gaz) được đốt nóng đến 1000o- Ở thể khí những vi phân tử tự cá biệt hoá cực độ, và di chuyển một cách phi thường.
Nếu người ta bắt chúng nó hợp nhau được. Chẳng hạn ở thể khí của Hydro thì năng lực vĩ đại của nó sẽ được giải thoát, và nếu cái năng lực ấy được kiềm chế, thì nó sẽ cung cấp cho nhân loại một nguồn năng lực vô tận.

TIÊN SINH : – Các bạn có ý kiến thế nào? Phê bình ra sao?

1 MÔN ĐỒ : - Ở thể khí vật chất biến hiện mềm mại hơn, nhưng năng lực vẫn tồn tại, thời gian và sự trao đổi rộng rãi hơn.

TIÊN SINH : – Như thế thì Protons, neutrons xa cách nhau càng mãnh liệt. Nhưng họ nói rằng thể khí phát hiện ở nhiệt độ hàng triệu triệu độ. Có đúng vậy không?

1 MÔN ĐỒ : - Không đúng, vì ở “ vòng điện hồ quang” chỉ có tối đa 3000o, mà thể khí cũng phát hiện được.

Ô Levy- Hình như thể khí cũng phát hiện khi người ta quẹt cháy 1 que diêm

Ô.Baudry- Những ngọn lửa thông thường như ngọn đèn cầy cũng ở vào hiện trạng thể khí rồi, mà nhiệt độ của nó có là bao.

TIÊN SINH : – Có hiện trạng thể khí ở nhiệt độ thấp hơn nữa chứ?

Cô Jeannette- Tôi tưởng “nó” có ở thượng tầng không khí, ở nơi không có sức áp, hoặc ở giới “tầng Tĩnh khí”

TIÊN SINH : – Đúng vậy- còn ở trên mặt đất? Các bạn không có đọc quyển sách của ông Kervran ấy à? Quyển Les Transmutations a failble energie ( Những biến dịch ở năng lượng thấp)- Cây Presle, loại cây mọc ở khắp nơi, nó dịch hoá calcium ở năng lượng thấp. Trong trạng thái tự nhiên còn được, huống hồ là ở phòng thí nghiệm? Nhưng các khoa học gia, họ chỉ tin ở sức mạnh, ở sự bạo động, họ đâu có biết gì tới đời sống, đến nguồn sinh hoá.
Tôi đã thí nghiệm thành công sự dịch hoá 39 nguyên chất ở năng lượng thấp.
Các bạn không được nói lên những danh từ mà không hiểu biết- Thể khí là một danh từ lấy trong sinh vật học. Nơi đó không có nhiệt độ cao. Nếu có, chúng ta ắt bị đốt cháy ra tro cả.
Tiếp theo- “ Sự dung hợp kiềm chế” các vi phân tử của thể khí được thực hiện ở những nhiệt độ tuyệt cao, không thể tưởng tượng, 100 triệu độ…đối với nó, nhiệt độ trung tâm mặt trời- 13 triệu, thật không ra quái gì?

TIÊN SINH : – 100.000.000 độ kia à !!! Ồ, các bạn có hiểu gì không? Như thế thì sự dung hợp của Hydro phải cần có nhiệt độ vĩ đại hay sao? Tôi không tin là như vậy.
Nếu các bạn muốn dung hợp 2 nguyên tử Hydro- Dương và Dương, phải có một năng lực to lớn để thúc đẩy hai nguyên tố đó, vì bởi chúng nó là Dương cả hai. Chúng nó tự chống nhau và phải bắt buộc chúng nó dung hoà cùng nhau. Nhưng với một yếu tố “Âm”, nó hút hai phần Hydro Dương, thì 2 nguyên tử “Dương” sẽ bị cái yếu tố Âm vô hình thu hút và từ xa dung hợp nhau.
Không nên quên hiện tượng này: Cái gì thấy được đó là cái “trung điểm” của “vòng xoắn” và cái trung điểm ấy chỉ hiện có là nhờ cái “ vòng ngoài” dựa vào Vô biên. Đó là sự tin tưởng tuyệt đối của chúng ta.
Sự Phẫn nộ phát hiện do cái trung điểm bị quá lớn nhất thời. Cái “trung điểm Dương” càng lớn, nó càng hút Âm.
Bình thường thì cái “trung điểm” nhỏ có cái “vòng ngoài” nhỏ. Nhưng nếu nó lớn rộng ra, thì cái “vòng ngoài” của nó cũng phải to rộng ra và như thế nó- cái trung điểm- thu hút và tiêu diệt- những vòng nhỏ ngoài vào trung tâm…
Vòng ngoài quan trọng hơn là trung điểm.

1 MÔN ĐỒ : - Chẳng hạn như trường hợp trái tim, “mạch động” quan trọng hơn là cơ quan.

TIÊN SINH : – Đúng vậy: “Hướng tâm lực” quan trọng hơn là “ly tâm lực” vì ở trường hợp đó trái tim thường ngưng đập: Quá thặng Âm.
Cũng như sự Phẫn nộ- Cái bùng nổ mãnh liệt làm tiêu “ trung điểm” và “hướng tâm lực” sẽ bị diệt luôn.
Các bạn đừng quên rằng “ Trung điểm” tồn tại được là do “Vòng ngoài” cho tới Vô biên.
Nếu các bạn thấu hiểu sự kiện đó, các bạn sẽ chắc chắn rằng cái “trung điểm” tồn tại vĩnh cửu, vì bởi căn nguyên của “mình” là Vô biên- thì không còn lý do gì để phát động sự phẫn nộ.
Tiếp theo: “Dầu sao, dù có trở ngại lớn lao nào, sự tiến triển không ngưng trước. Trong một phân giây đồng hồ, những nhà bác học Mỹ và Nga đã thành công đốt “thể khí” lên tới 40 triệu độ. Các nhà tìm tòi khảo cứu tin rằng một ngày nào đây họ sẽ thành công nắm được, bắt buộc thể khí vào một “Từ trường”- cũng như các nhà bác học Nga-Mỹ đã làm được trong một khoảng khắc ngắn ngủi.”

TIÊN SINH : – Các bạn hiểu thế nào?

Ô. Levy: Đó là một cuộc thí nghiệm mà người ta đã dùng nhiệt năng tới nhiều triệu độ cao, và như thế , khi thể khí giải thoát tất cả “electrons” của nó, người ta giam hãm những vi phân tử đó vào một từ trường.

TIÊN SINH : – Nghĩa là sao? Một sự qui tựu nhiệt năng quá độ như vậy là có tính cách hoại diệt, nó đem lại một sự hỗn độn. Một năng lượng vĩ đại, một sự bạo động mãnh liệt. Đó là sự lỗi lầm lớn lao của Khoa Học Hạch Tâm ngày nay, có phải vậy không?
Vật chất từ thể rắn, thể lỏng, thể hơi, thể khí….với một nhiệt lượng lớn người ta phát sinh thể khí- Với nhiệt lượng thấp, người ta trở lại thể rắn….

1 MÔN ĐỒ : - Sau “thể khí” là “điện khí” và “từ tính” phải chăng?

TIÊN SINH : – Năng lượng “Điện tử” Âm hơn là năng lực của “Lửa”. Sau thể khí có gì? - Điện khí và Từ tính, rồi còn cái gì nữa chứ… Thể theo Triết thuyết Á Đông thì sau đó là “Ti” sau “Ti” là thể “Li” trong suốt hơn là vô hình… và còn nhiều “thể” khác, ít nhất là 7 tầng lớp trong “Hư vô”- Phật giáo và Phệ Đà Giáo đã chỉ dẫn điều đó… cái tột cùng là “Thần tính” – nó là một “thể” lạnh…
Nếu người ta đi tìm cái “thể” đó bằng cách dùng nhiệt năng, tất nhiên người ta đã đi ngược chiều.
Bắt đầu phát sinh thể khí rồi điện khí, từ tính… thể “Ti”, “Ki”, “Li” phải được khảo sát bằng một năng lượng càng lúc càng thêm Âm.
Dù ở trường hợp nào, sau “thể khí” tất thảy đều vô hình, vô ảnh, không thể tri giác khoa học bất lực, không đi tới được nữa. Như thể chúng ta phải dùng một công cụ triết lý, tinh thần để khám phá ra chúng.
Người ta hiện giờ dùng năng lượng ngày càng cao độ: Nhiệt lực, Áp lực- Nhiệt lực thì phát sinh sự “trương giãn”, và áp lực , sự “đông tụ”- 2 lực lượng đối nghịc và vô hiệu.
Cũng như nền kinh tế Mỹ (và kiểu Mỹ) , càng ngày càng phát triển giàu có thêm, nhưng cũng sài phí càng nhiều thêm, để đi tới sự phá sản, sự tiêu diệt.
Chúng ta không nên bắt chước người khoa học, sử dụng hàng triệu độ nhiệt lượng, và năng lực tột độ. Về bình diện ấy họ tiến triển hơn chúng ta. Chúng ta không bắt kịp họ. CHúng ta phải tìm chiều hướng bên kia, ở những biến dịch trong năng lượng thấp và trong nhiệt lượng thấp.
Tiếp theo trình thuyết của GS Lapp”
“ở cảnh giời bên kia vật chất, các nhà sưu tầm đang hướng về tinh thể (cristal).Nó là những vật thể có một phối hợp bài trí rất đẹp do sự kết tụ nguyên tử của nhiều chất rắn. Phần nhiều “tinh thể” đó không được thuần nhất, và không có cái gì trên đời này rắn chắc hơn một tinh thể thuần chất. Có những nhà Luyện kim và vật lý gia cho rằng người nào đạt đến phương thức sáng tạo được một ‘tinh thể” kim khí hoàn toàn tinh thuần, người đó sẽ cống hiến cho khoa học một công trình hiển hách, cũng như người đã phát minh ra được sự phân tách nhân nguyên tử”

TIÊN SINH : – Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng sự rắn chắc là sản phẩm của sự đông lạnh và ngược lại với nhiệt năng nó trương giãn. Như thế càng nóng càng đi đến cái chết… từ thể lỏng , thể khí, và thể hơi.

1 MÔN ĐỒ : - Sự “trong suốt” cũgn thế?

TIÊN SINH : Sự trong suốt phát sinh với nhiệt lượng . Nó tuỳ ở cái khéo của sự thành nguội, Âm trong suốt còn Dương mờ đục.
Có biết bao nhiêu sự sai lầm ở mọi lĩnh vực , bao nhiêu nhận xét chủ quan duy ngã. Họ là môn đồ của ông Bridgman là nhà chuyên môn về nhiệt năng cao độ. Các bạn hãy thay đổi hẳn lề lối hiểu biết đó vì bởi các bạn đã chứng kiến những sự biến dịch ở triết thuyết của chúng ta.
Các bạn chưa tin hẳn về “Linh tính” mà các bạn còn trông mong ở nặng lực vật thể. Cái năng lực tinh thần , vô hình vô ảnh, khó được người khoa học chấp nhận. Nhưng nó rất dễ khám xét. Cho tới Karl Marx, ông ấy đã dùng cái ảnh hưởng tinh thần, siêu hình, để thuyết phục nửa phần nhân loại.
Tiếp theo thuyết trình Lappp
“ Vả lại, các nhà thông thái bác học có lẽ đã đạt đến rất gần đích. Họ đã tìm thấy trong các “vòng mạch “ radio hay điện thoại ,những sợi chỉ “tinh mịn” trên mặt “catmi”(cadmium) và kẽm ( Zinc). Mặc dù người ta chưa biết cơ cấu của nó ra sao, những sợi tinh thể đó có những khả năng vô cùng ích lợi. Người ta đã kiểm chứng rằgn một sợi chỉ tinh mịn có thể chịu đựng một áp lượng lên tới 150.000 kgs trên một phân vuông.
Nếu người ta sản xuất được loại sắt như thế . thì có thể xây cất nhưng lầu chọc trời và những cây cầu ngàn lần kiên cố, chắc chắn, và ngàn lần ít tốn kém vật liệu hơn”

TIÊN SINH : Những sợi chỉ tinh mịn đó phát hiện ra cách nào?

Ô. Levy: Người ta không biết

TIÊN SINH : Thật là một sự mâu thuẫn vĩ đaị. Họ đã nhìn nhận sự dốt nát của họ rồi. Nếu sợi chỉ tinh mịn đó phát hiện ở quanh mình đây, thì nó đâu cần tới nhiệt lượng nào? Trong lòng Thái dương thì có thể,còn trên mặt đất này làm sao nó phát hiện được? Đây là đầu mối để các bạn theo dõi.
- Tiếp theo: “ Các nhà bác học dù say mê trong các cuộc tìm tòi vật chất, họ vẫn luôn luôn hoang mang trước câi hỏi “ Vật chất là gì?”- Cái năng lực nào thúc đâỷ neutrons, electrons và protons sinh hoạt trong lòng nguyên tử. Máy phân tán nguyên tử. Các nhà bác học mogn tìm hiểu được những năng lực nào sinh hoạt trong hạt nhân nguyên tử, và những phản ứng nào phát hiện giữa nhưng phân tử với nhau.
Họ đã tìm ra, do các biến đổi ở lòng hạt nhân, và xác nhận được loại vi phân tử căn bản trong nguyên tử, và phần nhiều không ổn định, về trật tự và hay thay đổi tính chất…Thật là trái ngược, người ta càng tiến triển, sự bí mật càng dày đặc…”

TIÊN SINH : Đó là sự thú nhận của khoahọc, hoàn toàn bít lối. Có phải vậy không? Sự biến dịch của những vi phân tử phát sinh trong tạo hoá mà không cần nhiệt lực nào cả… Họ tìm hiểu nhưng chả hiểu chi cả!
Vậy thì các bạn hãy suy tư vẫn đề này: sự dốt nát và kiêu mạn của Khoa học
Phương pháp của họ có tính cách phá hoại…
Học thuyết của chúng ta là sáng tạo
CHúgn ra phải biến dịch cái :Không thành Có . CÒn họ tiêu diệt tất thảy thành Không
Các bạn hãy suy tư vấn đề này, ngày cũng như đêm, trong giấc mộng của các bạn…
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Aug 23 2007, 08:49 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 17-8-1965
BUỔI SÁNG

TIÊN SINH : Yêu cầu bạn đọc đoạn thư này.

1 MÔN ĐỒ : “….Cái cổ của nó đỏ bầm và chặn ở giữa có một vòng quanh tới 10 phân…mủ bắt đầu rịn ra…Tôi đắp xác gừng và thuốc cao “Arbi” và sau đó tôi đặt tay, dùng “Áp thủ điển” lên cổ nó…. Nó ngủ yên. Từ 4 ngày 4 đêm trước, nó không lúc nào ngủ được vì đau nhức tột. Tôi rất hân hoan khi thấy cái ung nhọt đó phát xuất ra để giải thoát cho anh tân lang 25 tuổi, dưới sự chỉ dạy của tiên sinh
Nhân danh tất cả những người đã chứng kiến cái phép lạ ấy, tôi xin để lời tri ân Tiên sinh. THật là một phép mầu kỳ diệu
Trước đó, người ta dự đoán nó chỉ sống được từ 1 tới 6 tháng…Người lạc quan nhất thì nói nó chỉ sống thêm được 1 năm là cùng. Cha nó làm việc ở Ngân hàng Pháp, thành thử ai nấy ở Ngân hàng này đều theo dõicái đau khổ của người bạn đồng sự ….cái ca bệnh tật này…ai ai cũng chờ đợi cái kết cục của một tình thế nan giải… Nhưng cái kết cục là một sự cứu chữa phi thường do Tiên sinh truyền dạy. Phúc đức thay. Xin cảm ơn tiên sinh.

TIÊN SINH : Các bạn thấy không? Một ca bệnh gọi là nan y, mà đã giải cứu được. Bà Riviere ngày càng cứu chữa được những ngươi bệnh tật khó khăn hơn.
Các bạn có thấy ông Zjafmann và mẫu thân của ông không? Từ năm nay ông ấy hoàn toàn thất vọng. Tôi gặp ông hồi tháng 6 , ông đã mất hết tinh thần, như cái xác không hồn…Nhưng làm sao thất vọng được khi người ta còn thèm ăn? Mất cái Thèm ăn là mất tất cả,là mất cả sinh mạng!
Tại sao các bạn mất cái Thèm ăn. Ăn không ngon? Tại vì các bạn ăn quá nhiều ? Tại vì các bạn giàu sang quá! Vậy thì giải quyết vấn đề rất giản dị. – Hãy từ bỏ tất cả đi, các bạn sẽ trở thành nghèo đói, và các bạn sẽ luôn luôn thèm khát chứ gì.
Đây là một ca phép lạ khác. Nó đến đây hồi chúng ta mở trại này. Bây giờ thì tôi không nhận ra nó.
- Nầy, bạn mất bao nhiêu cân?
- Thưa tiên sinh, tôi đã thay đổi rất nhiều, tôi giảm mất 20kg
- Phi thường, là một kỷ lục! Cách đây một tháng tình trạng anh như thế nào?
- Lưỡi tôi dày đặc và đen thâm

TIÊN SINH : Khi người ta có một vết đen trên lưỡi, 1 vết tròn ở giữa là người ta đến đoạn kết của bệnh ung thư. Các bạn chưa thấy hiện trạng đó…Tôi thì đã hơn 10 lần thấy. và đã thấy ở anh ấy.
- Bây giờ thì không còn gì cả
- Bạn lúc đó luôn luôn buồn rầu chán nản, rất lo âu sợ sệt. Tại sao bạn xán bệnh nặng như thế?
- Lúc đó tôi ăn quá nhiều,nào thịt, nào trái cây, pho mát…ăn khắp nơi ở quán cơm.

TIÊN SINH : 20 kg trong một tháng thật là phi thường.Bà Legaye đã giảm sút 12 kg trong 7 ngày…KHông nhận ra bà ta được nữa,

1 MÔN ĐỒ : CHính tôi cũgn không nhận ra tôi được nữa. Lúc trước tôi không ngủ được, nhưng bây giờ thì khi đặt đầu lên gối là ngủ liền….tới 6 giờ sáng.

TIÊN SINH : -Bây giờ bạn cân nặng bao nhiêu?
- 57 ký
- Từ đây thù bạn không được sút cân nữa nhé, Thật là hứng khởi. Rồi thì bạn sẽ cân lên thêm một ít. Nhưng không được quá 60 kg. hãy cẩ thận nhé, bây giờ thì bạn hân hoan chứ?
- Vâng ,thưa tiên sinh, tôi sẽ cẩn trọng, Tôi thấy như thế nàu thì rất là hứng thú và rất yêu đời.

TIÊN SINH : Hay quá, Tôi cảm ơn bạn nhiều
- Hôm qua, chúgn ta có nói tới Suzanna bên Á căn bình – Các bạn phải qua đó giúp đỡ cho cô ấy.
Còn bà Billaudeau là một môn đồ gương mẫu, bà đã xa lìa Pháp quốc sau đệ nhị thế chiến , đimột mình qua Nam Mỹ, không có sự giúp đỡ của ai cả. Một năm ở Rio de Janeiro,7 năm ở Buenos Aires, rồi sau ffod lên Boston, nơi mà bà đã thành lập “Pháp quốc học đường”. Bây giờ bà là Giám đốc trung tâm văn hoá đó. Bà đang đặt hết mình vào phương pháp Tân dưỡng sinh” với hy vọng đem lại hoà bình cho nhân loại.
Các bạn hãy hợp tác với bà
- Anh Taieb đâu nào? Tôi có đọc bài luận của Anh. Trang đầu thật dở…điểm liệt nhưng đoạn cuối thật hay, điểm ưu.
Đây là ĐỊnh nghĩa của Trung điểm (đường xoắn)
“…Phải nhỏ nhoi, tế nhị và cực vi tế…”
- Nhất định là phải như thế, rất nhỏ, ít ỏi , một điểm không dung lượng,còn vòng ngoài thì cực to rộng, vô biên…
Con người ở nơi trung tâm , nơi cái vi tế ấy
Nếu ta cho là bậc vĩ nhana thì thật là buồn cười. Ta phải cực vi. Bên trong là hướng tâm lực, còn vòng ngoài thì vô biên, nhưng chỉ giới hạn ở trung điểm. Cái nhỏ nhoi ấy mới quý báu. Bất cứ cái vĩ đại nào ở cõi trần này cũng nhỏ nhoi, bởi trần thế ta hữu hạn: Nó vô cùng vi tế đối với các vô cùng vô biên”
Trung tâm các cực vi, chúgn ta làm sao rời khỏi cái tâm điểm ấy để di hành bất cứ đâu khi mà chúng ta mang cái thể xác tứ đại này.chúng ta bi trói buộc, tù hãm nơi dương trần.
Nhưng chúgn ta có khả năng nới rộng tâm niệm của chúgn ta, tư tưởng của chúgn ta đến Vô biên, và như thế, chúng ta càng phtá triển to rộng đến vô biên.
Nếu cái vòng ngoài đường xoắn ốc càng rộng lớn, thì cái Hướng tâm lực càng mạnh hơn. Thế thì ta không cần lo lắng đến Tận điểm của trái lại cứ huy động hướng Vô biên .Các bạn hiểu chứ?
Các bạn cần nhận định sâu sắc rằng cái “ Chân THiện Mỹ”cái hạnh phúc của các bạn là do Vô biên, các bạn càng thâý được Hạnh phúc đến với mình.
Cái Vô biên vô cùng tận ấy, vô thuỷ, vô chugn, xưa kia người ta gọi là Thượng đế, Nhưng bây giờ dường như không hợp thời nữa, vì bởi các khoa học gia không thích dùng nó. Vậy thì chúgn ta gọi nó là vô biên hay hư vô.
Chúgn ta càng vén màn vô minh bao trùm óc phán đoán của chúng ta, chúgn ta càng đạt đến Hư vô., cái hướng tâm lực càng hùng mạnh. Và nếu chúgn ta hoàn toàn thấu hiểu Vô biên, chúng ta là Vô biên.
Cái tâm điểm vẫn tồn tại do Hướng tâm lực của cái xoắn ốc vô biên đó.
Người nào quên đi con đường xoắn ốc ấy ắt bị tiêu diệt ngay, nó sẽ kết thúc đời nó một cách thảm khốc.Như Hitler chẳgn hạn. Y tự cho mình là một bậc vĩ nhân. Y quên đi cái nguồn gốc của mình, cái nguồn gốc năng lực của mình, của đời sống mình và thế là y sai lầm.
Cho tới Gandhi cũgn tưởng mình là một Siêu nhân – Ông vì phán đoán ở mức độ tình cảm mà phảibị sơ hở khiếm khuyết.
Mỗi người đều có cái đường xoắn ốc của mình. Rồi người ta lại tự mình đưa vào vòng :hướng tâm lực. một sự cung cấp giả tạo ,ngã tạo… càng củgn cố tâm điểm làm nó càng to lớn lên, lôi cuốn luôn cái vòng ngoài….Nhưng tâm điểm ấy có giới hạn, và vì cái năng lực Hướng tâm quá mạnh, ngoại biên sẽ thu hút mạnh bạo vào tâm điểm và như thế, tất cả hệ thống “Đường xoắn ốc “ sẽ đổ vỡ- Cái quân bình giữa Trung điểm và Chu biên sẽ tan tành…tất thảy đổ vỡ với một tốc lực phi thường. Đó là sự bùng nổ,sự phẫn nộ. Thế là hết!
Các bạn hiểu chứ?
Nếu các bạn muốn dương hoá mình, cứ uống một lít nước tương đậu nành. Rồi thì trái tim của bạn sẽ phát nổ.. Bạn sẽ chết trong vòng vài phút đồng hồ.
Nếu các bạn ăn 100 gram muối. CựcDương, các bạn sẽ củng cố quá mức cái trung điểm của đường xoắn ốc của bạn một cách nhân tạo. Các bạn sẽ chết mất, cái tâm điểm sẽ nổ tung.
Có rất nhiều y sĩ sử dụng phương pháp tiếp huyết khi bệnh nhân hấp hối.Có nghĩa là bệnh nhân đã đến mức cực Âm
Lý giải sao đây? Người ta đã đem Dương vào một cách nhân tạo…Người ta chỉ hối thúc cái chết, hoặc kéo dài sự sống cho một cái thây ma. Người bệnh nào được cứu sống bằng tiếp huyết chỉ là một người chết đang cử động, vì linh hồn của nó đâu còn tồn tại, nó đang sử dụng linh hồn nó đã mượn của những ngưoi sốgn khác.
Các bạn thấu hiểu được cơ cấu của sự Phẫn nộ chưa?
Chẳng nên khi nào từ chối , không khi nào phản đối. Nếu chồng của các bà có nghiện rượu li bì, các bà không nên chống đối. Các bà không nên từ chối những món ăn họ thích: thịt ,cá, trứng….Nếu các bà phản ứng mạnh, ắt có sự hờn giận, sự cãi cọ, sự phẫn nộ, rồi thì thảm hoạ sẽ đến, đổ vỡ, tan nát…
Chẳgn nên khi nào từ chối cái gì nhất là đối với trẻ con. Các bà nghe nó.Có nhiều đứa trẻ từ chối không chịu ăn rau cải mà chỉ đòi ăn cơm….
Rất nhiều bà mẹ áy náy vì con mình không chịu ăn rau. lại bắt buộc chúgn nó ăn. Thật là vô ích, nếu chúng nó đòi uống nước quá nhiều, quá Âm, là tại cácbà cho chúng ăn quá mặn. Chỉ bớt mặn đi là xong.và như thế đâu còn dịp để cẩm cử nó đòi nước.

1 MÔN ĐỒ : Nếu chúgn nó đòi ăn đường thì sao?

TIÊN SINH : Nếu chúgn nó đòi ăn đường là lỗi tại các bà . Nêm quámặn sớm quá. những trẻ em “Tân dưỡng sinh” từ bụng mẹ và được nuôi nấng đúgn phương pháp khôgn khi nào đòi ăn đường.
Các bạn có thắc mắc gì không?

1 MÔN ĐỒ : Nếu chúng ta ăn trái cây, thì ăn nó trước hay sau bưã ăn?

TIÊN SINH : Luôn luôn phải giữ trật tự, nhất là ở sự dinh dưỡng, Chúgn ta phải bắt đầu bằng Dương và sau cùng bằng Âm, Nếu bạn khởi đầu bằng Âm, bạn sẽ nôn mửa, hoặc tiêu chảy. Nếu bạn ăn một cục đường trước bữa ăn, thì đồ ăn sau đó sẽ không tiêu hoá trong ruột, và sẽ hoá thành hơi hôi hám.
Giờ đây, xin bạn đọc lên bài trình thuyết của ông Dufty:
“ Thật là rất dễ dàng và tuỵệt diệu những thí nghiệm về phương thức dưỡng sinh trong quân đội. Tôi có thực hành nhữgn thí nghiệm rất có ý nghĩa trong quân đội Nhật cách đây 35 năm. Vào năm 1925, có nhiều tướgn tá lục quân, đô đốc hải quân được trị lành những bệnh ngặt ngèo do phương thuật Tân dưỡng sinh. Khi họ nhận thấy những kết quả tốt đẹp nơi chính bản thân mình, họ càng lo lắng áp dụng phương thức cho những binh lính dưới quyền chỉ huy của họ.
Tôi còn nhớ thật rõ một cuộc thí nghiệm đó: Một tiểu đoàn bộ binh được nuôi dưỡng theo phương thức “ Tân dưỡng sinh” chỉ cho ăn cơm gạo lứt, rau luộc và muối. Một tiểu đoàn khác tiếp tục ăn uống như thông thường. Sau 10 ngày,cả hai tiểu đoàn phải tập luyện điền kinh.Thì tiểu đoàn do quân đội nuôi ăn đã thấm mệt do thao diễn.Còn tiểu đoàn kia, được nuôi ăn theo phương thức dưỡgn sinh thì chịu đựgn gấp 3 lần bền hơn.
Hồi lúc đó có nhữgn sĩ quan cao cấp chủ trương từ bỏ các dinh dưỡgn thường lệ, để áp dụng phương pháp Tân dưỡng sinh trong quân đội NHật.
Có mộtcuộc thínghiệm khác trong binh chủng
Người ta làm trầy da của một số lính với một mũi nhọn có dính dung dịch đường trắng, rồi người ta băng bó vết thương lại. Với một số binh lính người ta cũgn làm như vậy nhưng với dung dịch muối. Sau 3 ngày mở băng thì tất cả các vết thương có dung dịch đường đều làm độc, có mủ. các vết thương dungdịch muối thì lành lặn như thường.

TIÊN SINH : Hồi Đệ nhị thế chiến, người ta cố bươi ra những đoạn tôi viết trong sách báo trước kia , tiên đoán sự thất bại của nướcNHật. Ngưòi ta bỏ tù tôi, và tôi thoát khít nút một b ản án tử hiình. Người ta bỏ tù tôi ít ra cũng hai mươi lần. Và chính là những Đô đốc đã được tôi trị lành bằng phương pháp tân dưững sinh.Khi nghe tôi bị khủgn bố đã hếtlòng căn thiệp và giảii thoát cho tôi.
Cách đây vài tuần nhật, ở Tokyo , tôi có tiếp một người Mỹ là một nhà phát hành sách báo rất tiếgn tăm và giàu có. Ông ấy cho xuất bản một nguyệt san chuyên đề “ Vănhoá Á Đông” Dưới tay ông có tới 60 chuyên gia Nhật. Ông áp dụng một phương pháp dinh dưỡng riêng biệt “ăn toàn trái cây”
Ông đến gặp tôi và có ý thuyết phục tôi, nhưng tôi không màng tới lý thuyết của ông dù ông nói năng hoạt bát cách nào. Sau cùng tôi chỉ trả lời ông: “ Nếu tôi, chính tôi đây,nghe theo ông và ăn uống theo phương thưcs của ông, thì sau hai tháng, cái “Dục tính năng” của tôi sẽ bị tiêu diệt”
Khi nghe tôi nói, mặt ông bỗng dưng tái mét, rồi đỏ bừng lên và ông lật đật đứng dậy ra khỏi nhà tôi, ma không có lời nào.
Vài giờ sau cô thư ký Nhật của ông điện thoại cho tôi: “Nầy tiên sinh, cái ông triệu phú Mỹ này rất kỳ khôi, ông làm khổ tất thảy các cộng sự viên của ông suốt ngày…ông làm khổ tôi.. Thật là một điều rất khích lệ mà Tiên sinh đã bịt mồm ông âý được…Tiên sinh biết sao không? Chính ông ấy qua Nhật để tìm thuốc kích dục để trị cái bệnh bất lực của ông ấy. Há há. Phương pháp dưỡng sinh của ông, ăn toàn trái cây, thảo nào!

TIÊN SINH : Là một người Mỹ tiếng tăm lừng lẫy ở Tokyo. 65 cộng sự viên NHật mà ông luôn dày vò áp đảo. Ai cũgn sợ ông lại bị bịt mồm, bị nện cho một vố, thật là thú vị.
Các bạn vẫn chưa luân đáp cho tôi định nghĩa của Tội lỗi. Tại sao? Các bạn không thiết tha gì đến vấn đề à? Tội lỗi làm tiêu tan hạnh phúc! Nếu các bạn không phê bình, không xét đoán ở mọi khía cạnhcủa nó, là bởi các bạn là nhữgn người đã phạm tội. Nếu các bạn không trả lời không tra vấn; là các bạn không có óc phán đoán…đó là một tội lỗi lớn nhất.
Nếu muốn có óc phán đoán, muốn khai mở nó, các bạn phải tập luyện nó. Các bạn có thể xét đoán sai nhưng nào có quan hệ gì! Các bạn có mất mát gì đâu! Nếu các bạn là con bò hay con ngựa, thì đứng trước con bò hay con ngựa khác các bạn không nói năng được.
Nhưng các bạn có lời ăn tiếngnói, sao lại không dùng?
Hôm qua tôi đọc báo thấy Tổng thốgn Johnson cho gửi đến Los Angeles 20000 lính để đàn áp cuộc nổi loạn của người da đen tại nơi đó.
Cơn phẫn nộ mãnh liệt làm sao.
Và ông tuyên bố: “ Không khi nào sự bạo loạn phát sinh được Công lý” Mâu thuẫn.
Sự xét đoán thế nào ấy. Ông đã tự nhận một cách vô ý thức sự ngu muội của và kiêu mạn của mình.
Nếu các bạn luôn có trí óc phán đoán, phê bình thì đời sống thích thú làm sao.
Chúng ta hãy thấu hiểu rằng chúng ta không được tự nới rộng cái Tâm điểm của đường xoắn ốc của chúgn ta mà trái lại càng khai mở cái Chu biên cho tới vô cùng tận với 5 cái chìa khoá huyền diệu mở cửa Thiên đường.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Cristal
bài Aug 23 2007, 11:49 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 17-08-1965
BUỔI CHIỀU


TIÊN SINH : Quyển sách “Vật chất” của GS Lapp , một danh gia về khoa học nguyên tử, trình bày cho chúng ta vấn đề vật chất. Người ta đã nghiên cứu nó từ 2500 năm nay, và người ta đã có một tri kiến rất đơn giản về “ Vũ trụ quan” , một nguyên lý ẩn tàng trong vật chất.
Nhưng càng đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu, người ta càng thấy sự phức tạp rắc rối, càng đi tới chỗ hoang mang huyền bí, và để kết luận một vật lý gia đã phải nói:” Những vi phân tử là những đặc tính tinh mật ẩn hiện trong không gian”
Các bạn hiểu chứ? Cũng như nói chúng nó là thứ ma quái ẩn ẩn hiện hiện không chừng đổi trong vũ trụ. Thật là vui thú!
Trước hết, các tư tưởng gia , khi họ quan sát vũ trụ , nguồn sống đã quan niệm có hai thành phần khác biệt: 1 là “không gian vô bờ bến”, 2 là vật chất hữu hình, như vàng, bạc, thuỷ tinh, muối…
Người ta phân tách hai loại dị biệt đó : Vô biên , vô hình và cái kia vi tế là vật chất. Vật chất đối với vô biên là cực vi, nhưng vì Vô biên vô hình nên người ta không quan tâm đến nó.
Từ 200 năm trở về đây, người tga nghiên cứu sâu sắc, vật chất, và người ta đã tìm ra tới 30 nguyên loại khác nhau, và người ta đề danh là Hydro, Oxy, Vàng….Cuối thế kỷ trước, người ta tìm ra tới 60 loại, rồi thêm 20 loại nữa, và cuối cùng người ta đạt tới 88 loại nguyên tử khác nhau, và mỗi nguyên tử được thành lập bởi vì phân tử: electrons, protons, neutrons và bao nhiêu thứ khác nữa…có tất cả 190 thứ…rắc rối càng rắc rối thêm.
Và như thế càng đi sâu vào các cuộc nghiên cứu , các khoa học gia phát minh ra rằng những vi phân tử cấu tạo do cái Trống rỗng. Bắt đầu từ vật chất hữu hình, hữu thể, rắn chắc, nặng nề để đi tới “Rỗng không”
Cái sai lầm căn bản là sự phân chia vũ trụ, tách rời vô biên với vật chất để chỉ chú trọng vào vật chất vi tế, Thật là lạ lùng khi họ phân tích vật chất, họ tìm ra cái Hư không, Đó là triết lý Tây phương.
Nhưng cách đây 5000 năm các tư tưởng gia Đông Phương bắt đầu nghiên cứu tìm tòi của họ một chiều hướng hoàn toàn đối nghịch. Họ tìm ở không gian vô tận: “ Tại sao có những ngôi sao? Có mặt trời? “ Còn đất, còn vạn vật, vật chất?- Họ tìm nơi không gian vô tận vô biên, và họ đã phát minh ra Vô song nguyên lý. Cái nhất lý,Chế ngự , bao trùm vũ trụ vô biên, sáng tạo tất thảy những gì chứa đựng trong cái vũ trụ âý, sáng tạo rồi tiêu diệt, rồi phát sinh…
Đó là triết lý Đông phương, Triết lý Phệ đà giáo, Lão giáo…Họ đã phát minh ra cái Nguyên lý duy nhất, nó ứng dụng cho đời sống chúgn ta ở bất cứ giai tầng nào, nó giải quyết bất cứ vấn đề nào, cái nguyên lý ấy là nguyên lý Biến dịch. Tất thảy những gì hiện hữu trong vũ trụ này, phát hiện rồi biến diệt, rồi lại phát hiện và biến diệt.
Tây phương đã quên đi cái triết lý ấy sáp nhập từ Đông phương do Đức Jesus. Nhưng khoa học đã xua đuổi giáo lý cuả Jesus và chiếm soát ngôi vị của Chúa. Khoa học đã trở thành một chúa tể….và khoa học sáng tạo tất cả.
Chúng ta đọc tiếp Lapp: “ Thế thì đối với vật chất, hình như hiện thời người ta chưa tìm ra được những gì đích xác cả.
Vì lẽ trong mọi công nghiệp của người đời, con người thụ hưởng di sản của các bậc tiền bối, và sự hiếu kỳ của con người đối với vật chất cũng tương đối còn mới mẻ. Nền hoá học hiện đại nhờ vả rất nhiều vào sự nghiệp của các nhà Luyện kim thời trung cổ, là những người đã đón nhận lấy thuyết 4 nguyên tố- Đất , Nước, Lửa,Không khí của Aristote.
Thuyết lý của người Hy lạp về vật chất nói chung và về nguyên tử nói riêng dựa trên những thí nghiệm hoá học rất thô sơ của người Babylonniens và người Egyptiens… và những người này tất nhiên thụ hưởng những kinh nghiệm cổ lỗ hơn của người tiền sử.
Người tiền sử tiếp xúc vật chất với tính cách kinh nghiệm trong đời sống của mình, do sự ngẫu nhiên.
Có lẽ trước hết họ phải phân biệt giữa những thực vật ăn được, và thực vật có chất độc.
Sau đó họ phát minh ra lửa bằng sự chạm cọ 2 mảnh cây khô- chọn lấy những mảnh đá nhọn hoặc đục đẽo nó để có những dụng cụ bén nhọn…Họ khám phá ra các loại kim khí, và có lẽ vàng là kim loại được họ để ý trước nhất khi trông thấy mạt vàng lóng lánh dưới dòng suối. Có lẽ họ đã khám phá ra Đồng khi cái lò đất sét của họ có những tia chiếu lập loè trong ánh lửa do những mạt đồng li ti trong đất.
Họ học hỏi chế biến, đẽo gọt các kim loại và đã đặt chân lên nền Kỹ thuật mà hiện đại gọi là kỹ nghệ sắt thép.Rồi lần hồi họ tìm ra bao kim loại khác có màu sắc rực rỡ để bôi vẽ lên đá hang hốc của họ.
Có những dụng cụ bằng thạch anh do núi lửa phun ra mà người ta tìm được nơi di tích của người tiền sử sống cách đây hàng triệu năm.
Tất thảy sự đụng chạm ngẫu nhiên đó với vật chất, người thừa kế của họ ở Trung Đông phát minh ra rằng họ biến đổi vật chất được. Sáu ngàn năm trước kỷ nguyên họ đã đặt được một thứ rượu để hiến dâng cho các vị thần của họ. Người Ai cập cổ đã chế ra những bàn ép nho là làm rượu. Có lẽ không giải thích được những hiện tượng lên men của chất rượu, nhưng họ đã biết đó là những biến chất”
Bốn ngàn năm trước Chúa Jesus , người ta đã biết nấu khoáng chất Sodium để làm thuỷ tinh. Người Ai cập cổ biết cách tráng men các lọ hũ bằng đá…

TIÊN SINH : Có rất nhiều sai lầm trong đoạn này.

BÀ SCHERTZ: Chắc chắn là hồi Tiền sử, họ lo tự vệ hơn là lo trang trí nơi ăn chốn ở của họ

TIÊN SINH : Còn sai lầm hơn nữa. Dốt nát hơn nữa.

Bà Bernad: Lapp nói sự phát minh vật chất mà không nói căn nguyên vật chất.

Jeannette: Các nhà khoa học hiện đại cho rằng mình cao kiến hơn người xưa. Thật là sai lầm

TIÊN SINH : Các bạn nên chú ý rằng người thời nay tự phụ giỏi rắn hơn người xưa, thông minh hơn, cao kiến hơn ở bất cứ bình diện nào, như về “Thiên văn học” chẳng hạn , hoặc về canh nông…Thật là sai lầm, người cổ xưa đã biết nhiều và biết thựcdụng thiên văn học hơn thời nay.
Họ đã biết cơ cấu của vũ trụ nguyên thuỷ, đã phát minh một thứ lịch như lịch Tàu cách đây ngàn năm mà hiện nay họ vẫn còn tin dùng.
Những loài rắn hay côn trùng còn cảm nhận thời tiết đúng hơn bất cứ nhà Thiên văn nào!

1 MÔN ĐỒ : Định nghĩa của vật chất nằm trong định nghĩa của căn nguyên loài người.

1 MÔN ĐỒ : Tất thảy những gì họ nói đều là những giả thiết không thể chứng minh được.

TIÊN SINH : Cái sai lầm quan trọng thứ nhất của người Khoa học thời nay là không biết tới học thuyết về vũ trụ của Đông phương đã có từ hơn năm ngàn năm. Họ xem đó như là một học thuyết dị đoan và tỏ ra khinh thường người cổ xưa. Họ rất kiêu hãnh. Họ chỉ tin dùng những lý thuyết của họ và xem thường triết thuyết Đông phương dù họ có nhìn nhận sự hiện diện của học thuyết đó.
Ở chương đầu quyển sách của Lapp, họ đã vô tình nhìn nhận sự bất lực của họ khi họ tự thú rằng sự tìm tòi của họ về vật chất chỉ đem họ tới một cảnh giới huyền ảo phi thường. Dù vậy họ vẫn cho mình cao kiến hơn người xưa. Thật là một sự kiêu căng tột độ.
Các nhà thông thái Trung quốc, Ấn ĐỘ cách đây 5000 năm dù sao cũgn bắt đầu sự quan sát của họ từ Hư vô. Các nhà khoa học hiện đại trái ngược lại, khởi đầu từ vật chất , thay vì phóng tầm mắt của họ vào Vô biên. Tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Do trí phán đoán của họ

TIÊN SINH : Trí phán đoán bị che mờ, sự xét đoán cận thị, đó là cái nguyên do của nền Văn minh vĩ đại duy nhất, máy móc khoa học này.

1 MÔN ĐỒ : Bây giờ thì chúng ta đã biết sự sai lầm của các nhà khoa học . Có cách nào để thay đổi đường hướng của họ chăng?

TIÊN SINH : Đây là phận sự của chúng ta, và vì thế tôi mới đến nơi Hành tinh này. Tôi mới giáng trần. Sự thật là tôi đến Hoả tinh. Lạ thay

1 MÔN ĐỒ : Nhưng vì sao sau 52 năm lao nhọc mà khoa học không chấp nhận Lý thuyết của Tiên sinh, không chấp nhận Vô song nguyên lý?

TIÊN SINH : Thật là quái lạ! Song le đã có hàng trăm giáo sư đã học hỏi với tôi, Nhưng các Học viện chính thức thì làm ngơ, bịt tai, bịt mắt…Khoa học nền văn minh khoa học này độc tài và những nhà tư tưởng chân chính rất ít ỏi.

1 MÔN ĐỒ : Có cách nào chinh phục họ mà không làm một cuộc cách mạng? Làm sao bắt buộc họ chấp nhận Vô song nguyên lý?

TIÊN SINH : Tôi vẫn kiên nhẫn vì tôi đã chiến thắng trong bao nhiêu trường hợp mà tôi đã chỉ dẫn hoặc chứgn minh,những sự trị lành bệnh tật một cách màu nhiệm không thể tưởgn tượng được. Hàng ngàn ca mà tự tôi đã kiểm thực. Thành thử tôi cứ chờ đợi họ, trước hay sau gì họ cũng đến với chúng ta.

1 MÔN ĐỒ : Nhưng giờ đây nếu chúng ta không làm gì được hơn, có muộn lắm không? trận giặc nguyên tử kế cận lắm rồi

TIÊN SINH : Không , không đâu.Bao giờ tôi còn đây, các bạn đừng nóng lòng. Vô biên vẫn là Vô biên.
Nếu các bạn chỉ củng cố cái “trung điểm” để thúc đẩy một cuộc cách mạng khẩn cấp, thì sẽ là một sự phá hoại…Có bao nhiêu nhà cách mạng Gandhi, Danton, Robespierre,Hitler..tất thảy đều sụp đổ…Có tới Đức Phật hay Chúa Jesus…Không , tôi không muốn lập lại định mệnh của họ, tôi muốn một cuộc cách mạng trong thái bình.
Như vây, cũng như tôi đã nói với các bạn sớm mai naỳ, chúgn ta phải mở rộng phạm vi tổ chức của chúng ta cho tới Vô biên.
Trước nhất, các bạn hãy vén màn mê mờ đang che lấp óc phán đoán của cácbạn. Phải tập luyện phê phán, và đừng sợ té, cũng như tập võ Judo…

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, mỗi khi đề cập đến một vấn đề nào, chúng tôi gặp phải những khó khăn…

TIÊN SINH : Không khó khăn gì đâu…Tôi là một người cổ lỗ, hiện giờ tôi đang ở trong cái rừng già gọi là thời đại văn minh. Người văn minh làm phiền phức rắc rối tất cả. Người cổ xưa trong sự bình thản đã tìm ra luận thuyết “Vũ trụ nguyên thuỷ” và Trật tự vũ trụ mà đến giờ các nhà khoa học đang chật vật tìm tòi.

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, người ta đã tạo cho chúgn tôi bao nhiêu thành kiến mà chúng tôi khó bỏ được.

TIÊN SINH : Tôi đã cho các bạn cái chià khoá để mở rộng khối óc của các bạn, để gột rửa nó, tôi đã cho các bạn cái phương thuật Tân dưỡng sinh thì các bạn chỉ còn có tập luyện cho thuần thục. Thời gian rất cần thiết cho sự học hỏi triết lý còn môn khoa học thì đòi hỏi tiền bạc.
Đối với các bạn, học hỏi triết lý dễ dàng hơn, Các bạn còn hỏi gì không? Nếu các bạn im thin thít như những hòn đá là phạm lỗi đó.

Ô,Levy: Cũgn có những khoa học gia bắt đầu nghi ngờ hiệu quả của khoa học, như Hitler chẳng hạn?

TIÊN SINH : Có chứ,như Alex Carrel ( tác giả quyển Con người là ẩn số), mà tai hại thay, Giới khoa học đã xua đuổi ông và đời ông kết thúc một cách bi thảm.
Còn Hitler, là một đại tư tưởng gia Tây phương và quyển sách của ông mà các bạn đang phiên dịch đã được phát hành cách đây 5 năm, nhưng ít có người biết cũng là lạ, Ông là một người sáng mắt lọt vào thế giới người mù
Bâygiờ chúgn ta đọc qua chương II: Quan niệm về trọng lượng.
“Vì bởi người cổ xưa không thấu hiểu nghĩa lý sâu sắc của những gì họ phát minh , thành thử thế hệ sau này cho rằng họ không có ảnh hưởng gì cả đối với sự hiểu biết của chúng ta về vật chất.
Nhưng thật ra chúng ta nhờ họ mà bước những bước đầu ở lãnh vực hóa học, nhờ họ mà biết rất nhiều phản ứng của nhiều chất thuốc nhuộm, và chất lên men, nhờ họ mà biết nấu đốt khoáng chất, và nảy sinh quan niệm Trọng lượng để thực tiễn hoá vật chất.
Chính người Hy lạp với tính hiếu kỳ không nhàm, đã tìm hiểu vật chất. Họ rong ruổi khắp nơi, và đem về từ cực đông bao nhiêu điều hay sự lạ trên bình diện hoá học, và từ đó đã phát sinh hàng loạt lý thuyết và triết lý vật chất.
Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, cách đây 2500 năm.Thailes De Milet đã tìm tòi về thể tích của vật chất và những đặc tính của nó. Ông kết luận rằng Nước là nguyên tố của vũ trụ, và ông rất hữu lý vì trong tất thảy cả sự vật mà mắt ông nhìn thấy, có phải Nước là vật thay đổi hình thể nhiều nhất không? Ở Thể lỏng thiên nhiên lại biến thành thể rắn hoặc thể hơi.
Anaximene ,người đồng thời với Milet lại bày ra thuyết khác bằng cách thổi lên bàn tay của ông. Nếu ông há hoác miệng thổi thì ra hơi nóng còn chu miệng lại thổi thì ra hơi mát lạnh. Ông kết luận rằng không khí không ngừng biến đổi tính, nên nó mới là yếu tố của vũ trụ.
Một trăm năm sau, Heraclite cho rằng lửa là nguyên tố của vật chất, Vì lửa luôn luôn trương giãn, phừng lên rồi leo lét, rồi tắt ngấm, nó luôn luôn biến đổi, thì nó là sự phát lộ của sự “đồng nhất thể của vật chất”

TIÊN SINH : Các bạn phê bình thế nào?

1 MÔN ĐỒ : Lapp kể những lý thuyết của người cổ xưa cách đây 2,3 ngàn năm mà tuyệt nhiên không nói gì đến Triết lý Đông phương đã có từ 5,6 ngàn năm.

TIÊN SINH : Thật vậy, chẳng như Thales nói rằng cái năng lực nguyên thuỷ cấu thành thế giới này là “nước” thay vì gọi là Âm, ông gọi là Nước. Nhưng dù sao ông cũng tìm được cái gì ÂM
Sau đó, Heraclite tìm ra đượccái đối nghịch – Dương là Lửa, như thế là có đủ Âm và Dương.

1 MÔN ĐỒ : Họ có tiếp xúc nhau không?

TIÊN SINH : Có chứ, họ cộng sự với nhau và tỏ ra có lý cả. Mỗi người tìm ra một đầu mối, và họ tưởng rằng đã tìm ra được cái Nhất lý. Sai lầm của họ là ở nơi sự định danh Nước và Lửa.Nếu họ gọi là ÂM và Dương có thể họ đã thấy ngay cái “bổ túc tính” của hai bản thể đó và cái “liên tục tính” của nó.
Nhưng giáo sư Lapp và các nhà khoa học ngày nay chỉ quan tâm đến khía cạnh Dương của vật chất, và tưởng rằng đã đúng lý.

Ô. Taieb: Nhưng họ tỏ ra rất dốt nát về Trọng lượng và luận thuyết về vấn đề mà họ không thấu hiểu gì cả.

TIÊN SINH : Các nhà Duy khoa học ngày nay quan trọng hoá trọng lượng, vì với quan niệm Trọng lượng họ phanh phui ra tất thảy các nguyên tử. Nhưng họ không biết trọng lượng xuất xứ từ đâu.
Có phải là do tỉ trọng của vật chất hay không? Nhưng cái gì “đông lại” và cái gì “trương giãn”. Họ không biết. Vật chất là gì? Là cái cô đặc hay cái Trương giãn? Người ta không biết!
Chỉ có Trọng lượng là phơi bày trước mắt họ. Dốt nát làm sao! Mà sự dốt nát ấy lại lan tràn khắp thế giới văn minh này mới lạ chứ
Thật tôi không hiểu được.
Nếu các bạn đi qua các xứ rừng rú bến Phi châu, các bạn sẽ kinh ngạc mà gặp bao nhiêu là điều cấm kị, bao nhiêu là “linh vật”.KHắp nơi các vật Huý kị.
Nhưng ở đây, một người cổ lỗ như tôi trong cái rừng văn minh này, tôi cũng kinh ngạc mà gặp khắp nơi huý k ị
Nhưng ở đây, một người cổ lỗ như tôi trong cái rừng văn minh này, tôi cũng kinh ngạc mà gặp khắp nơi những linh vật huý kị: nào là trọng lượng,nào là phân, gram…Đó là những “linh vật” bởi người ta không biết nguyên căn của nó. Thành thử đó là những dị đoan. Người ta phải lý giải một cách khoa học hơn.
CÒn nhiều sai lầm trong quyển sách đó. Nhưng bạn nào có để ý đến đâu, Hãy đọc nó, các nhá sách pháp có bán

1 MÔN ĐỒ : Tôi tưởng rằng bây giờ người ta không còn tìm tòi để hiểu biết mà chỉ tìm áp dụng để thu lợi.

TIÊN SINH : Đúng vậy, người ta chỉ lao lực cho mục đích đó mà thôi. Thì tại sao Lapp lại nói:” Mục đích những sự tìm tòi của chúgn ta là để tìm hiểu vật chất chứ không phải để lợi dụng. thật là giả dối
Tiếp theo: TÌnh thương và sự thù ghét
Với nước, không khí và lửa, Empedocle thêm đất và hỗn hợp bốn yếu tố đó là nguyên tố vũ trụ,nguyên tố được hỗn hợp một năng lực gọi là Tình thương cho đến khi môtj năng lực gọi là sự Thù ghét phân chia chúng nó.
Cái lý thuyết đó không phải là vô căn cứ. Đất, Không khí và Nước đại diện cho 3 thế hệ của vật chất ( thể rắn, thể lỏng, thể hơi). Còn Lửa là năng lực, là phương tiện làm cho vật chất biến thể từ thể này qua thể khác.

TIÊN SINH : Các bạn phê phán coi nào?

1 MÔN ĐỒ : Lý thuýet đó đúng: Tình thương kết thành vật chất. Thù ghét thì phân chia. Đó là thuyết nhị nguyên

TIÊN SINH : Nhưng khoa học bài bác và chế giễu nó
Tiếp theo “ Cái lý thuyết hay nhất và hợp với khoa học hiện đại nhất trong tất cả các lý thuýet của người cổ Hy lạp là lý thuyết của Leucippe và sau ông là Democrite.
Theo hai ông,vật chất chỉ là sự tập trung cô đặc của những phân tử hay nguyên tử nhỏ đến nỗi ko thể phân chia được.
Democrite quyết định Nguyên tử luôn luôn di động và chúng nó chỉ khác biệt nhau về hình thể và sự liên kết với nhau.
Lý thuyết đó chúng ta cho là lạ lùng vì nó ăn khớp với lý thuyết hiện đại của chúng ta về Atomes. Nhưng thời kỳ đó, nó cũgn chỉ là một biện thuyết khácc mà người dân thành Athènes hay đem ra tranh luận ở các công trường hay ở giữa chợ
Dù sao Democrite cũng đi đúng hướng mà không dè rằng cái Atomes của ông ngày nay chúng ta đã phân chia được ra rất nhiều vi phân tử. Democrite đi trước thời kỳ của ông tới 24 thế kỷ…. Nhưng người đồng thời với ông không biết đến ông.
Ít lâu sau, Aristote hoàn toàn phủ nhận lý thuyết Nguyên tử của ông và đả phá ông kịch liệt. Aristote tin theo Empedocle và tô điểm thêm lý thuyết của Empedocle, theo đó “vật thể” là một thứ vật chất nguyên bản là vô hình và chỉ hữu hình do sự phân định của con người. Khi nó hữu hình rồi thì nó mới có 4 nguyên tố, mà mỗi nguyên tố đều có đặc tính riêng biệt: nhiệt , hàn, khô, ướt. Nhưng mỗi nguyên tố đó không phải “bất di bất biến” mà lại biến chuyển từ thể này qua thể kia do “ cái đặc tính chung” của nó. Chỉ có cái “hình thể” là thay đổi, chứ cái “nguyên chất” chứa 4 nguyên tố kia nhất định là “ bất di bất biến”

1 MÔN ĐỒ : Vật chất nguyên bản “bất di bất biến” thì là Hư vô ở Phương đông chứ gì?

TIÊN SINH : Đúng ở nền tảng thôi, còn sự trình luận rất duy vật. Các bạn phê bình ra sao?

1 MÔN ĐỒ : Rất gần với quan niệm Vô biên nhưng còn thiếu sâu sắc thiếu Vô song nguyên lý

TIÊN SINH : Các bạn nói rất đúng, nhưng hãy suy tư thêm. Có cái khác biệt rất lớn giữa người cổ Hy lạp và người Phương Đông.
Tất thảy triết gia cổ Hy lạp đều thấy cái tính “tạp đa”, sự “bất đồng” ở vạn vật/Có phải vậy không nào? Lửa, Nước, Đất, Không khí….họ cho rằng nhữgn hiện tượng đó hoàn toàn khác biệt, dù là bất biến ở căn bản nhưng cũgn đã “bất đồng” từ nguyên thuỷ

1 MÔN ĐỒ : Còn có cái “bổ túc tính”

TIÊN SINH : Nhưng cho tới cái bổ túc tính , cũng là cái tạp đa. Triết lý của chúng ta là cái “duy nhất” từ nền tảng, sự Bành trướng vô biên- Nhất nguyên.
Họ là những người Nhị nguyên và cái đà tư tưởng ấy đã khuyếch trương thêm trải qua 25 thế kỷ cho tới ngày nay.
Những khoa học gia hiện đại cũgn Nhị nguyên như Democrite và Leucrippe.

1 MÔN ĐỒ : Còn Aristote? Aristote đã phản ứng mạnh chống Democrite.

TIÊN SINH : Aristote cũng Nhị nguyên , nhưng ông . Người ta trở lại Democrite với thuyết Nguyên tử của ông, ngày nay được hoàn hảo hơn. Khởi đầu Democrite, Leucippe, Epicure rất gần triết lý Đông phương, nhưng họ đã tìm ra Âm và Dương riêng rẽ, còn ở phương đông, Âm Dương đồng thời.

1 MÔN ĐỒ : Nếu Aristote sống đương thời, chắc ông phải chấp nhận phương pháp Tân dưỡng sinh của chúng ta.

TIÊN SINH : Đúng vậy. Có lẽ ông ấy là người hiểu chúng ta đầu tiên. Người khoa học hiện đại như Lapp coi Democrite như một nhà Mê thuyết lý. Nhưng tôi hỏi: Democrite với các nhà khoa học hiện đại, hai đàng đều tìm ra một kết luận giống nhau, mà Democrite thì chỉ có một mình, cách đây 25 thế kỷ, còn các nhà khoa học, họ là ngàn người này tới ngàn người kia với bao nhiêu khí cụ và phương tiện.
Ai giỏi hơn? Democrite chứ còn ai
Nhưng hai đằng đều chấp nhận sự “tạp đa” của vũ trụ làm nền tảng trong sự tìm tòi học hỏi của họ, trong khi Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ là Một. Nguồn sống chỉ là một

1 MÔN ĐỒ : Hơn nữa, Democrite không vụ lợi, còn các nhà khoa học gia là những người vụ lợi.

TIÊN SINH : Thật vậy, Democrite chỉ dùng trực giác, còn các nhà khoa học hiện đại, trái ngược lại, dùng lý trí, cái óc phán đoán của họ bị che mờ, rồi thì họ quây quần tứ phía, và rốt cuộc họ cũng tìm ra cái thần tượng đó. Tôi khen các bạn đã xét đoán đúng lý.
Tôi đã nhiều lần lập đi lập lại rằng phương pháp Tân dưỡng sinh và triết lý của chúng ta cần phải nhiều thời gian thực hành. Thuyết Vô song nguyên lý mà tôi đã trình bày cách đây 30 năm rất có ích, nhưng tôi rất thắc mắc về quyển sách đó. Đã bao nhiêu lần tôi muốn đính chính nó, nhưng tôi không có thời gian.Bây giờ tới phiên các bạn, các bạn hãy đọc nó với tầm mắt khác hơn…
Tiếp theo, “Di sản của Aristote”
“ Trong khoảng thời gian mà nền văn hoá cổ Hy lạp trầm lặng đen tối, thì cái ý niệm triết thuyết của Aristote cấu thành nền tảng triết lý cho sự phát triển của nhân loại về hiểu biết vật chất. nó làm nền tảng cho Thuật luyện kim.
Với các định đề của Aristote, nhà Luyện kim suy diễn ra những định đề mới về sự thống nhất của vật chất, và về một xúc tác của sự “biến dịhc” , một “Điểm kim thạch” . Cái Điểm kim thạch đó, nếu ngườita chế tạo nó được, nó có phép biến đổi kim loại thành vàng, và nó cũng là một phương thuốc trị bệnh bá chứng, và cũgn là một vị thuốc trường sinh bất lão
Người ta không biết nơi xuất xứ của thuật luyện kim, và cái phương thuật quái lạ ấy ra đời lúc nào.
Ở cận Đông và phương Tây nảy sinh rất nhiều nhà luyện kim, hai thế kỷ sau Chúa giáng sinh, một người Trung quốc tên Wei Po Yang có viết quyển khảo luận đầu tiên nói về cách bào chế một linh đơn mà ông gọi là trường sinh đơn
Vào thời kỳ đó, ở phương Tây những nhà luyện kim đầu tiên là người Hy lạp ở Alexandrie
Từ ngữ, “Alchimie” do chữ “Al-Kimia” Ả rập: Al và Kimia (nấu kim loại)
Đọc bài này độc giả sẽ thấy bao nhiêu sự bịp bợm, bao nhiêu mánh khoé lừa đảo, mà cũgn sẽ thấy bao nhiêu sự thành công rực rỡ của các nàh luyện kim
Sau này họ sẽ biến thuyết từ căn bản Học thuyết Aristote ra thuyết “2 đối nghịch”. Hai nguyên tố đối nghịch đó là Lưu huỳnh ( soufre) tượng trưng cho lửa và thuỷ ngân (mercure) tượng trưng Nước hay thể lỏng.
Họ cho rằng hai đặc tính đó tiếpxúc nhau ở trong lòng đất và tuỳ năng lượng của mỗi nguyên tố và cũgn tuỳ sự tinh khiết của nó mà phát sinh ra kim loại này ( như chì chẳng hạn) hay kim loại kia ( như bạc hoặc vàng)
Dù rằng thuật “luyện kim” đối với chúng ta là những tìm tòi hão huyền và vô bổ, nguyên lý căn bản của nó là “tất thảy hình thể của vật chất đều có một nguyên thuỷ cộng đồng” và chúng có một linh hồn trong cái “hình thể phù du” đó, và những vật thể đó cũng “cùgn nhau biến thay hình dạng”
Cái luận thuyết đó tương đồng với quan niệm “đồng nhất” của vật chất trong Vật lý học hiện đại.
Thật ra khoa học hiện đại nhờ vả rất nhiều vào thuật Luyện kim. Các nhà Luyện kim, để chứng minh đức tin của họ, đã học hỏi và thí nghiệm một cách rất đích xác tất thảy các chất mà họ biết, và đã truyền lại cho chúng ta bao nhiêu điều mà chúng ta biết ngày nay ở bình diện hoá học.
Francis Bacon, một nhà thông thái trứ danh ở thế kỷ thứ 16 và là một tiền bối của khoa học hiện đại, có nói rằng :” Ta có thể ví thuật Luyện kim với kẻ trồng nho kia, khi sắp lìa trần, truyền lại cho con rằng ông chôn một hũ vạng trong vườn nho. Các người con khổ công đào bới tứ tung, vàng không tìm thấy nhưng cây nho được có đất xốp., mọc rộ tốt và chúng có hoa màu phong phú.
Thành thử cái mộng là ra vàng đã phát sinh ra bao nhiêu là phát minh hữu ích và có ý nghĩa giáo dục
Thật ra các nhà Luyện kim không xa cách lắm mục tiêu của họ
Ngày nay chúng ta biết rằng chì (plomb) chỉ khác hơn vàng là vì “hạt nhân nguyên tử” của nó chứa đựng 82 protons, trong khi hạt nhân nguyên tử của vàng chỉ có 79 protons, như thế thì người ta rất có thể biến đổi Chì thànhVàng bằng cách giảm số lượng protons của hạt nhân đó.
Khoa học hiện đại cho chúng ta phương tiện để đạt thành những biến dịch kim loại trong những Máy gia tốc vi phân tử khổng lồ.

TIÊN SINH : Như vậy thì cái mục tiêu tối hậu của những sự tìm tòi đó là chi?

Ô.LEVY: Vàng, và phản lão hoàn đồng. trường sinh bất lão.

TIÊN SINH : Còn mục đich khác nữa, nhưng thôi. Cái mục tiêu chính là vàng. Khi tìm vàng họ tìm ra cái Trống không, và khi tìm thuốc trường sinh , họ tìm thấy chết chóc. Phải vậy không nào? Và người ta quên mất linh hồn.

Ô. TEIEB: Mục đích của thuật luyện kim là sự Biến dịch mà sự biến dịch là Vô song nguyên lý. Họ không biết điều đó , nhưng họ đã tìm đúng hướng, vì bởi họ tìm sự biến dịch.

TIÊN SINH : Khởi đầu, mục tiêu của họ rất cao cả, nhưng giữa đường họ đã đổi chí hướng thấp hèn
Ở Phương Đông từ sơ khởi, người ta đã tìm hiểu tại sao có vũ trụ, tại sao có những sự thay đổi liên tục và bất tuyệt , tại sao cái vĩnh cửu đó? Đó là mục tiêu sự học hỏi của người Phương Đông, nó hoàn toàn thuộc lãnh vực tinh thần.
Còn nơi đây, ở Tây phương , người ta chỉ tìm cái công dụng, cái lợi ích
Bây giờ các bạn hãy áp dụng sự hiểu biết của các bạn về vị trí của thuật luyện kim và của khoa học trên cái vòng xoắn của chúng ta coi nào?

Ô. TEIEB: ở trung điểm, cực Dương

TIÊN SINH : Đúng vậy, ở Trung điểm, HỌ tìm sự Trường sinh bất lão nơi trung điểm.

Ô LEVY: Nghĩa là họ từ Trung điểm ra ngoại biên

TIÊN SINH : Đúng vậy, nhưng trái lại ,người ta phải đi ngược chiều. Thế thì sự thất bại của họ là dĩ nhiên từ sơ khởi

1 MÔN ĐỒ : Alexis Carrel có tìm nơi cái phôi thai gà , và khi loại trừ hầu hết những thừa bã, ông có hy vọng đi tới chỗ trường sinh của con người.

TIÊN SINH : Đúgn vậy, cho tới Réné Quinton cũgn thế, cả hai đều tiến rất gần Vô song nguyên lý, nhưng họ thiếu cây kim chỉ nam định hướng của họ
Vì thế mà họ thất bại
Réné tiến rất gần phép Trường sinh khi ông tìm kiếm ở nước biển,nhưng ông quá Dương.
Alexis Carrel cũgn rất sát vấn đề khi ông tìm tòi ở các sự Biến hiện huyền diệu , các phép lạ ở thành Lourdes
Cả hai đều phải thất bại vì họ bị ảnh hưởng của khoa học hiện đại Nhị nguyên
Chúng ta thì khác, với Vô song nguyên lý, chúng ta có thể tổng hợp hai cực Âm và Dương để có cái quang cảnh vĩ đại của cái Đơn nhất, sự Bổ túc tính ÂM và Dương.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 10:00 PM