IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Hai người thượng cổ đi du lịch vòng quanh châu Âu
Diệu Minh
bài Jul 31 2007, 03:04 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đây là một quyển sách nổi tiếng của tiên sinh Ohsawa, chúng tôi xin trích dẫn vài đoạn, bạn có thể biết được tư tưởng của tiên sinh như thế nào và có nên lấy tư tưởng này là kim chỉ nam cho cách sống của mình không?

THẾ GIỚI CHÌA KHÓA

- Ở xứ “văn minh” này đây, tất cả mọi người ai ai cũng đeo trong mình, một, hai hay nhiều cái chìa khóa. Chìa khóa cửa, chìa khóa phòng, chìa khóa tủ.
- Và cả chìa khóa phòng rửa mặt, chìa khóa công viên nữa.
- Đó là một thế giới của chìa khóa, không có chìa khóa người ta không thể sống được, cho đến muốn vào nhà cũng không được.
- Như thế là trái hẳn với bên ta. Ở xứ chúng ta, không ai có chìa khóa cả, vả lại, nhà chúng ta làm bằng tre và lá, người ta tự do muốn vào phía nào cũng được, người ta có thể di chuyển cả cái nhà đi đâu cũng được.
- Nhưng không có ai vào nhà vắng chủ nhân.
- Người ta không ăn trộm, không hề có một kẻ nào ăn trộm.
- Vậy thì, Tây phương là xứ của kẻ trộm chăng?
- Không có lẽ. Tất cả dân cư đều là “người văn minh”.
- Vậy thì tại sao lại có nhiều chìa khóa khắp nơi?
- Nếu có một vài thằng ăn trộm thì đã có luật pháp, và cảnh sát.
- Nhưng người ta sợ bị mất trộm chăng?
- Có lẽ… nhưng…
- Những người “văn minh” đi chiếm tất cả các xứ dân tộc da màu, làm thực dân địa, và để thiết lập trật tự. Họ đã xây đồn đắp lũy khắp nơi, có binh lính canh gác. Những đồn lũy ấy là một thứ chìa khóa chớ sao?
- Nhưng họ có rất nhiều đồ đạc, để cho người ta trộn bớt đi một ít, có phải khỏi kềnh càng không?...
- Nhưng họ không muốn thế. Họ sợ…
- Ở bên ta, nếu nhà nào có dán một miếng giấy trên cửa bằng tre hay bằng mây “Đi du lịch” thì không có ai vào nữa. Ở đó không có chìa khóa, bình đẳng vô tận cho tất cả mọi người, đó là nước Thiên quốc, ở đó không có trộm cắp bệnh hoạn phá phách, và ở đó không có kẻ trộm đào ngạch, khoét vách. Còn ở xứ có chìa khóa là xứ đầy ăn trộm, hay là xứ khám tù.
- Cảnh sát, chính phủ đều có chìa khóa… ngàn ngàn cái chìa khóa gọi là “luật pháp”… Quân đội, súng lục, bom nguyên tử đều là chìa khóa cả.
- Mọi người đều biết họ đã nói: “Tất cả cái ấy, người tà giáo mới tìm kiếm”,… các bạn trước tiên nên đi tìm cõi Thiên đường và công lý của Chúa, rồi tất cả các cái ấy sẽ hiến cho các bạn…” Nhưng không có một ai tìm nước Thiên quốc của tự do vô tận, hạnh phúc trường cửu, công bình tuyệt đối, cũng không có ai tìm cái luật duy nhất và phổ quát của nó, là luận lý thực dụng biện chứng pháp Âm Dương cả. Người Tây phương có phải đều là tà đạo, dị giáo, hay pháp sư Do Thái cả chăng?
- Người “văn minh” ham chuộng chìa khóa.
- Nếu họ chinh phục được Thiên đường, thì họ không khi nào quên làm nhà có cửa đóng khóa và làm đồn lũy ở biên giới.
- A! chốn Thiên đường mà cũng chìa với khóa… sự thật họ là người gì? kẻ cướp hay kẻ trộm?
- Ngày mai chúng ta sẽ đi xem viện bảo tàng Clyny…
- Tại sao vậy? Ở đó có cái gì?
- Ở đó sẽ có một cái lạ cho mình xem.
- Thật sao?
- Cái chìa khóa trinh tiết… Đó là những chìa khóa tai hại nhất, xấu hổ nhất. Mình sẽ sửng sốt…
- ?? Tôi không hiểu gì cả.
- Phải, hoàn toàn không thể tưởng tượng được.

SỐ TỬ-VI

- Những dấu hiệu gì mà kỳ quái thế?
- A! Mình đã tìm gặp thấy được chuyện lạ lùng ấy. Nó là lịch hoàng đế đó. Một lá số tử vi.
- Nhưng, đó là một tờ báo rất quan trọng mà mình đọc hàng ngày. Một tờ báo mà đăng những lá số tử vi?
- Phải, đó là một bí ẩn đối với tôi.
- Có phải đó là một sự mê tín khác không?
- Ô hay!... Thế là một nghề làm báo thương mại.
- Nhưng nếu có lợi về phương diện thương mại, thì cũng có nghĩa độc giả đa số đều là hạng mê tín cả… Vả lại, một ngày nọ, trong một tiệm cà phê tại các đại lộ, chúng ta có thấy một bà thầy bói, và trong một tiệm khác, cũng có một mụ bói bài… thu hút rất đông khách xem…
- Phải, thật vậy.
- Tây phương là một thế giới mê tín. Tâm trạng gì lạ vậy!
- Hèn nào các linh mục đôi khi trở thành người chuyên nghiệp hoặc người bán bài của giáo hoàng La Mã.
- Phải coi chừng! Ở Tây phương một ngày gần đây cũng sẽ có những ông những bà trong ngành “giáo sư” hay “y sĩ” đem bán nguyên lý vô song trị chữa những bệnh nhân khốn khổ và những người thật thà, để trục lợi.
- Số tử vi, bói toàn, bói bài… Nhưng hãy đợi… Tin tưởng vào khoa học bói toán hoặc bói bài, có lẽ còn hay, hay hơn là tin vào y khóa của bọn tư bản… Vả lại y khoa này dùng chất hóa học đã vô ích, mà có khi lại nguy hiểm nữa…
- Tóm lại, ở một xứ “văn minh” mà cũng có bói tử vi, đó lại là một điều bí ẩn nữa…
- Phải, đây cũng là một điều rất lạ lùng của Tây phương, đối với chúng ta là người Viễn Đông, bởi vì, nó không gì khác hơn là ảo thuật trá hình, của người thượng cổ!
Bói bài, tử vi, xem tướng thì công nhiên ban ngày được dạo khắp thành thị, chí như thầy phù thủy của người xứ “Thượng cổ” thì càng ngày càng bị “luật” của người khoa học da trắng truy nã gắt gao.
Bói bài, tử vi, xem tướng đều là giải thoát sự ham muốn sự từ bỏ phán đoán ích kỷ do trí phán đoán thấp kém kiểm soát, những điều ấy ai cũng thích và có ích cho tất cả mọi người. Nhưng, kẻ nào áp dụng những điều ấy mà còn có lòng tư lợi, tự kỷ trung tâm thì sự kết quả của nó sẽ đem lại khốn khổ.
Trái lại, nếu có một phần trăm người không vụ lợi, đời sống hóa hợp với trật tự vũ trụ, thì sự thần thánh của họ, hoặc bằng bói bài, hoặc bói tử vi, hoặc coi tướng sẽ trở nên kỳ diệu (tôi chỉ thấy có một người: bà Jacqueline Chantereine).

NHỮNG KẺ ƯA THÍCH XẤU XA
NHỮNG AI ƯA THÍCH XẤU XA
Tôi ưa thích cái xấu xí, điều bất thiện, sự bất công, cũng như cái đẹp, điều thiện, sự công bằng.
Tôi chuộng cái yếu đuối, ngu dốt, nghèo nàn hơn sự thông minh, sức mạnh và giàu có.
Tôi rất yêu kẻ bất lương, lừa dối, nói láo, hơn người làm ơn, mà không gây điều thất vọng.
Tôi cảm phục người phi nghĩa cũng như kẻ có nghĩa.
Tôi quý trọng sự phản bội hơn điều trung thành.
Tôi ưa người phản động, kẻ chống đối hơn người không phản kháng, kẻ thụ động.
Những điều bất bình đẳng, thù địch, nô lệ, tôi yêu chuộng hơn là những sự bình đẳng, bác ái, tự do, chính sự hỗn độn là cái mà tôi quý trọng hơn là trật tự.
Lòng ham muốn của tôi là thích tính kiêu căng, bội ân, phi lý, hơn là tính khiêm tốn, biết ơn, lương tri.
(Các bạn có đồng ý tất cả không? Không trừ một ai? Không có một sự phản đối sao?)
(Tốt lắm, tôi rất sung sướng)
Nhưng tôi ưa thích điều hoạn nạn hơn hạnh phúc, sự khó khăn, điều khó chịu và cái không thể được, hơn cái dễ dàng, cái có thể được và sự thích ý.
Tôi yêu mến nó, quý chuộng nó, ưa thích nó rất nhiều, hơn là cái trái ngược của nó, phải, nhiều, rất nhiều, phải, vô tận và một ngàn lần.
“Tại sao?”
A! Đó là người ngu dốt mà tôi rất yêu mến.
Nhưng tại sao mà không yêu mến?
Nếu tôi không ưa thích nó nhiều hơn cái trái ngược của nó, thì tôi sẽ không có lý do gì để đến viếng và lưu trú ở tại Tây phương này.
Nếu những điều xấu không có, thì cũng không thể có điều tốt được.
Nó chỉ là hai mặt của một vật.
Nó là bề mặt hay là bề trái của nhau.
Nó là bề trong hay bề ngoài của nhau.
Nếu không có bề trái hay không có bề trong thì làm sao có bề mặt hay bề ngoài của nó?
Nó đều bổ túc cho nhau.
Nếu không có phía dưới, thì làm sao có phía trên.
Nếu không có chân, làm sao có thể có đầu.
Cái mà tôi ưa thích là cái lưng hay là bề trái của cái mặt, hay bề mặt mà người khác ham chuộng nhất.
Các bạn có thương yêu người vợ có cái mặt đẹp mà cái lưng xấu không?
“Có” như thế là các bạn thương yêu cái mặt nạ.
Các bà có thương người chồng vì anh ta dễ thương không?
Như thế thì chồng các bạn sẽ được nhiều người đàn bà khác thương, như các bạn đã thương người chồng của các bạn vậy.
Thế là có sự đua tranh về ái tình không sao tránh khỏi.
Người chồng ấy cũng thương các chị phụ nữ, như các bạn đã thương yêu cái người dễ thương.
Các bạn không hiểu điều ấy sao? Khốn nạn thay! Có nhiều cuộc thi sắc đẹp! Hoa hậu Mỹ, hoa hậu Pháp, hoa hậu Phi Châu, hoa hậu hoàn cầu…
Các bạn còn nghi hoặc! Nhưng chính đó là sự phát biểu, hay là sự tự động thực hiện cái dục vọng rất mãnh liệt của tiềm thức về con người, nó là một con thú có tính tham lam điên cuồng đơn giản và tàn khốc, sự thèm muốn sắc đẹp bề ngoài.
Các bạn còn nghi ngờ! Biết bao nhiêu phòng sửa sắc đẹp ở Paris và những bệnh viện, ở đó có những tay pháp sư, họ sửa lỗ mũi của các bạn không được mỹ miều, phồng ra quá to, thành cái mũi đẹp hơn, hoặc xóa bỏ những mí mắt bị thâm tím.
Tất cả nữ giới ngày càng trở nên đẹp hơn.
Thế giới sẽ trở thành một cánh đồng hoa nở rộng mênh mông. Và chồng của các bạn chỉ thật sự là thác sinh làm thân con bướm bất thường, rồi đi đó đi đây, để thăm viếng muôn ngàn cánh hoa, hết hoa này đến hoa khác, và trao đổi những lời dịu ngọt với mỗi cánh hoa.
Rồi chồng của các bạn không trở về với các bạn, cũng không nghĩ tới các bạn nữa, vì sự thu hút và quá bận bịu với vô số những hoa biết nói ấy.
Tôi cũng thế, tôi cũng yêu sắc đẹp.
Hồi trước, tôi yêu mến sắc đẹp một cách say sưa.
Phải, tôi đã ưa sắc đẹp bất kể giá nào.
Tôi cũng tranh đấu cho sắc đẹp.
Nhưng tôi đã biết sắc đẹp của con người (huống hồ sắc đẹp nhân tạo).
Không có ngoại lệ, chỉ là một cái khởi điểm của cái xấu, hoặc cái mặt nạ của bi kịch tương lai mà thôi.
Sắc đẹp bề ngoài, là một lưỡi câu mà ngư ông hiểm độc nhất hoặc khôn ngoan nhất móc đầu cần câu, để nhử bắt những kẻ ngu dại, kẻ hà tiện, kẻ độc ác, kẻ bất nghĩa, kẻ kiêu ngạo, nếu không thế thì thế giới yên tịnh sẽ chứa đầy những tiếng ồn ào, hoặc cái hồ cá chép này sẽ thành ngư mãn (quá nhiều). Cũng vì vậy mà các bạn phải chịu đựng biết bao chua cay, và buồn bực, từ ngày các bạn chiếm được một sắc đẹp, một địa vị đẹp, hay là một danh vọng đẹp, và cái đó không ngoại trừ cái gì cả.
Tôi khuyên các bạn ưa thích cái xấu, điều ngu dại, bất lực, nghèo nàn, bất thiện, bất túc, phản bội, phi lý, bất nghĩa, và sự buồn rầu như thế là để các bạn không thể bị lừa dối, các bạn có thể đạt đến cái đẹp, sự thông minh, sự tự do, thế lực tối cao, ân nghĩa vô tận, và công bằng tuyệt đối.
Tại sao tôi thường lui tới xứ Âu châu?
Tại sao tôi yêu mến Tây phương nhiều?
Các bạn chắc cũng đã hiểu lắm.
Ở trong thế giới này chỉ có bất bình đẳng, cừu địch, nô lệ.
Chỉ có chiến tranh, biểu tình, bãi công, chống biểu tình đẫm máu và tàn bạo.
Tôi rất yêu chuộng những đàn bà khốn nạn, đã tranh đấu cho sắc đẹp bi thảm.
Tôi cảm phục những nam nữ sinh viên cho rằng họ là của “chân lý”: chân lý giả tạo, nó bảo đảm cho chế độ nô lệ, việc động viên, sự tử vong hàng khối người như ở Verdun…
Các bạn không thể tưởng tượng được rằng, những kinh doanh gia, kĩ nghệ gia, thương mại gia, chính trị gia, vô số kỹ sư, mà tôi tôn sùng biết bao, thì cũng là đem thân làm miếng mồi để câu những con cá thật to, sắc đẹp, danh vọng, thế lực hay trí thức đó mà thôi!
Thật là thú vị.
Thật vô cùng thú vị.
Thế mới là đáng sống.
Sự giả tưởng vượt quá sự thật, tuồng chiếu bóng. Không phải mất tiền, các bạn có thể vui xem cả ngày liền đêm. Hơn nữa các bạn có thể đóng vai tuồng mà các bạn ưa thích.
Phải, các bạn là một đào kép bậc nhất , hoặc đóng vai nam anh hùng, hoặc vai nữ anh hùng, hoặc như về ích lợi.
Tôi ưa mến các bạn, người đẹp cũng như người hung dữ.
Tôi khâm phục các bạn người thông minh cũng như người ngu dốt.
Tôi quý mến các bạn, người bạn cũng như người thù. Nhất là kẻ thù, hơn cả người bạn.
Bời vì tôi không thể đóng vai trò thật khéo như những kẻ thù ấy được, tuy nhiên, sự thật, tôi rất hung dữ, rất ngu dốt, rất kiêu ngạo, rất xấu, rất bất lương hơn họ.
Thế là tôi rất xấu, rất bất lương, rất nghèo khó, rất dốt nát, rất tàn nhẫn, rất đần độn ở trong đời.
Tôi thích cái đẹp của cảm giác.
Nhưng tôi ưa cái xấu xí nhiều hơn cái đẹp cảm giác, ưa cái yếu đuối, bệnh hoạn, ngu si, nhiều hơn sức mạnh, mạnh khỏe, thông minh.
Tôi ưa kẻ bất nhân, bất nghĩa, ăn trộm, sát nhân.
Bởi thế cho nên tôi rất sung sướng.
Không có gì đáng ghét, đáng công kích, đáng phá hoại.
Tôi ưa thích tất cả.
Thế giới này, nhất là Tây phương là đầy rẫy những điều tôi ưa.
Có phải tôi là hoàng tử rất đáng thương chăng?
Có phải tôi là kẻ bất lương đáng ghét nhất không?
Tôi không biết điều đó.
Nhưng sự kiện mà tôi được sung sướng, nó vượt quá sự thật.
Tôi cảm thấy sung sướng hơn nữa, nếu tôi bị ghét bỏ, bị oán hận, khinh khi, công kích, nhạo báng,…
Tôi sung sướng, bởi vì tôi không thấy có gì đáng ghét, không có gì khó chịu, không có gì đáng phàn nàn, bởi vì trong thế giới đầy những vật cần dùng, không vật gì thiếu cho tôi cả.
Tôi nghĩ rằng, đối với bất cứ nhà tỷ phú nào ở Tây phương, họ cũng còn có một điều hay nhiều việc mà họ không thể ưa muốn, bất cầu cái gì, như: chứng áp huyết cao, một mụn cóc, hay là một đứa con bị biến thể, hay một con mẹ nào hay nói láo ở trong nhà…
Còn tôi, tôi muốn có những điều ấy, tôi còn muốn mua những cái ấy với giá rất cao, vì tôi rất vui thích mà chữa lành các cái ấy.
Tôi biết, và tôi có thể cải tạo được họ.
Sự vui vẻ kết cuộc sẽ tới bi thảm, cái đẹp rồi cũng đến cái xấu… hạnh phúc đi đến vô phúc, đó là luật thứ nhất của “Trật tự vũ trụ”.
Mọi cái khởi thủy đều có chung kết, và cái thủy, cái chung nó luôn luôn tương phản, tương thành cho nhau.
Chứng cớ là lịch sử.
Khi tôi đọc quyển “Le Portrait de Dorian Gray” của d’ Oscar Wilde có một hàng làm tôi kinh ngạc.
“Tôi rất sung sướng”
Đó là một lời nói của một người con gái.
Trong câu nói ấy, tôi cảm thấy có một cái gì động chạm đến tôi.
Dorian Gray thương cô ta, và cô ta nói: “Tôi sung sướng”.
Tôi tự hỏi, cái hạnh phúc ấy, có phải chính hạnh phúc để cho một mình cô ta được hưởng không? Một hạnh phúc do một người gây nên, không phải là chân hạnh phúc, cái đó nó xúi giục kẻ khác ganh ghét và sớm muộn sẽ biến thành một điều bi thảm.
Như thế, hạnh phúc của người Tây Phương là vô phúc cho kẻ khác. Đó không phải là hạnh phúc của người Thiên Quốc.
Bây giờ tôi mới hiểu, sau 40 năm đọc quyển sách “Le Portrait de Dorian Gray” rằng cái hạnh phúc của người Tây Phương là điều bất hạnh của người Thiên Quốc.
Cũng vì thế, mà ở Tây phương lắm hoạn nạn, lắm tội phạm, cùng chiến tranh, thuế khóa, động viên, ăn cướp. Ấy vì thế mà tôi yêu mến Tây phương, tôi ưa thích những việc khó khăn, những điều khó chịu, cũng như một anh sinh viên thích làm những bài toán khó nhất.
Tôi yêu mến các bạn, các bạn “văn minh” thân mến của tôi. Các bạn rất nhiều độc ác, rất nhiều khôn ngoan, nhiều ngu dốt, nhiều bất nghĩa, và nhiều vô lễ hơn người “thượng cổ”.
Tôi điên lên vì người “văn minh”.
Những kẻ cực đoan đương chú tâm: những người “văn minh” và những người “thượng cổ”.
Ở trong thế giới tương đối này, tất cả đều tương phản thì tương thành cho nhau.
Những người “văn minh” cũng yêu mến những người “thượng cổ”.
Họ trao đổi tặng phẩm cho nhau.
Kẻ này hiến những con ốc, những hòn đá, trà, cà phê, thuốc lá, trái cây, da xác của một con thú vật và ngọc; không còn gì khác nữa.
Kẻ kia thì hiến rượu mùi, chiếu bóng, mỹ phẩm, súng lục, bom, những khí cụ giết người.
Những dân da đen và da màu đều sung sướng với mỹ phẩm, với sáp đỏ nhuộm móng tay.
Những dân da trắng thì hài lòng với tấm da của một xác chết, một chuỗi ốc và một cách hút thuốc kỳ khôi, những trái cây miền nhiệt đới, thứ này nuôi dưỡng và tăng tráng kiện cái “tâm trạng thượng cổ” và sự biếng nhác không hoạt động nông vụ (bởi vì họ đều là con thừa kế di sản đại phú của thiên nhiên). Đó là tự do trao đổi giữa con công và con quạ.
Trông thấy cũng vui vui.
Sự thật vượt quá sức tưởng tượng.
Các bạn hãy nhìn sân khấu.
Màn kịch đã vén lên.
Đó là một sân khấu rất vui thú, rất cảm động, rất cảm kích của bi hài kịch, mà chúng ta sẽ trông thấy: sự sụp đổ của một nền văn minh vĩ đại.
Xin yên lặng.
Các bạn hãy dỡ nón.













--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 03:21 PM