IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tại sao không cho trẻ trước 6 tuổi ăn hôi tanh?
Diệu Minh
bài May 20 2023, 06:15 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/p...mq2XtCr2oRDAe2l

Hỏi: tại sao không cho trẻ trước 6 tuổi ăn thức ăn hôi tanh?
Ăn sớm quá thì tỳ vị bị hư?

@Phạm Trâm cô ơi cái này có được nói đến trong sách nào k ạ để cháu mua đọc thêm ạ? vì cháu muốn cho bé cùng ăn thực dưỡng nhưng bố và ông bà cứ sợ và ko tin lắm nên vẫn phải cho ăn đủ các loại thịt cá. với cái này cũng rất khó vì các bé ăn ở trường thì cũng k có trường nào mà k ăn thịt cá cô ạ...
TL: nếu cháu thấy cô chứng minh được đúng, cháu phải thưởng cô bằng tịnh tài tuỳ tâm nhá? Ck vào...
1/
Bước 1: mua quyển "KHOA học ăn chay" về đọc ngay! Sách này gốc tiếng Anh là "Thức ăn cho tư tưởng" nhưng nxb KHKT bảo (1992) phải để tên kia thì mới xin phép xuất bản được... ok, thế là xb... mình dịch phần đầu quyển này... phần sau bác sĩ Hoàng Anh Thư dịch...
Sách của những Didi và Dada Yoga Philipin tặng cho nhóm Thực Dưỡng mình lựa quyển dễ dịch ra để dịch...
không ngờ quyển sách hay thế... được chú Hoàng Anh Tú thứ trưởng bộ ngoại giao, đại sứ Philipin vừa về hưu hiệu đính... chú nói với vợ: bà nấu cơm gạo lứt cho tôi ăn, bà bảo gì tôi cũng nghe! Mà vợ vẫn không chịu nấu... đặc biệt trong đó có nói tới vụ nhịn ăn theo kỳ trăng... điều lạ là thấy nhiều thầy Yoga không biết, không đọc quyển sách của môn phái này và không ăn chay????
2/
Bước 2: mua quyển "Ấu ấu tu tri" Của Hải Thượng Lãn Ông đọc...
Trong đó có câu: Nhất thiết không cho trẻ ăn thức ăn hôi tanh, ăn sớm quá thì tỳ vị bị hư... trẻ em thành phố hay bị suy nhược cơ thể, suy giảm hệ thống miễn dịch do ăn dư đạm mà ra... trẻ em nông thôn, miền núi thì hiếu động, trẻ em thành phố: tăng động, tự kỷ, kính cận... là do nguyên nhân mẹ ăn nhiều thịt từ khi mang thai và bé cũng bị ăn nhiều thịt sớm quá...
Lời mở đầu của bộ sách quí (trên mạng bán 250k):
huvienhuequang.vn/products/au-au-tu-tri-bo-2-quyen
Lời nói đầu của sách: Ông Vật Thục Linh có nói: "Người ta bẩm thụ bởi khí âm dương ngũ hành mà sinh ra , sau khi lọt lòng mẹ thì các xương các khiếu đều đầy đủ, sáu thứ thèm muốn, bảy thứ tình cảm đều sẵn có, từ khi non nớt đến khi khôn há có phần khác nhau, mà các bộ môn trị liệu chữa bệnh trẻ con thường không theo hết ý nghĩa chữa bệnh trẻ con thường không theo hết ý nghĩa chữa bệnh của người lớn mà đặt ra khoa chuyên môn khác, sao mà phân biệt phiền phức như vậy. Sách có nói: "Chữa mười người nam không bằng chữa một người nữ, chữa mười người nữ không bằng chữa một người già, chữa mười người già không bằng chữa một em bé", người xưa còn gọi là Á khoa nữa đó không có gì khác, vì trẻ em đau đớn chỗ nào không thể nói lên được, mà chỉ thấy khóc, chứ không hiểu được đau bệnh gì cho nên chẩn trị không gì khó bằng. Riêng Cảnh Nhạc có luận rằng: "chữa bệnh trẻ con so với người lớn lại là rất dễ, bởi vì trẻ con bên ngoài không bị khí lục dâm dày dạn lâu ngày, bên trong cũng không bị bảy loại tình cảm dày vò, trừ các chứng kinh phong cam tích ra. Hễ trẻ có bệnh thì phần nhiều là do ăn uống mà ra, nếu xét rõ được nguyên nhân mà điều trị, thì đã dễ lại càng thêm dễ". Đọc đến đây tôi ngạc nhiên rởn tóc gáy tấm tắc khen rằng: "thật là nghe những lời từ xưa chưa từng nghe, nói những lời mà mọi người khó nói được, từ Hiên Viên, Kỳ Bá đến nay chỉ có một người ấy thôi". Tôi đã khổ sở vì cái nạn muộn con, uống những thuốc âm dương, sinh đẻ được tám, chín đứa mà chết non chỉ có hai, ba đứa. Vả lại khí bẩm của tôi vốn yếu ớt, sinh con lại yếu ớt, nên khi đẻ ra rồi là không lúc nào ngớt thuốc thang, cho nên trong sách Vệ sinh chỉ có bộ môn Nhi khoa là phải trải qua bao nhiêu khổ sở đào sâu suy kỹ, mỗi khi nhân chứng xử phương tự mình đã ghi sâu trong xương tủy, nên rất đáng tin tưởng vào câu "biết được cốt yếu, một lời là đủ" thật không điêu ngoa. Tại sao người đời trị bệnh trẻ em lại không xét cái ý trẻ em là "thuần dương vô âm" nên bổ âm để phối dương, mà cứ cho là thuần dương nên dễ phát nóng, rồi hễ cho thuốc thì cứ bốc những thứ thuốc đắng, lạnh, trẻ bẩm sinh vốn đã không có phần âm mà lại đánh bại mất phần dương, âm và dương đều không có, mà muốn cho mầm mống tươi tốt, thành được cây to sống lâu, chẳng là viển vông lắm sao?
Tôi rất băn khoăn lo ngại về tình trạng này, nên gom góp các bài luận, các phương thang về nguồn gốc và chứng trạng bệnh trẻ em của các nhà Y học thành một tập, nhan đề là Ấu ấu tu tri để bổ sung vào các phương pháp lập thành của người xưa, và ở cuối tập lại tiếp thêm một thiên Lạc sinh, đấy là phần tâm đắc của tôi tự tay viết ra, là có ý dốc hết sở năng của mình mong muốn cứu sống trẻ em được một phần nào.
Lê Hữu Trác
3/
Bước 3: nghe một thạc sĩ giáo viên dạy đại học bách khoa tên Duật (034 3955145), vốn làm trưởng vùng bên Nga... rủ cô đi học Đông Y, cô bảo anh đi đi có gì hay anh bảo em... 4 năm sau bác Duật học hết đông y, đông y nâng cao... quay lại bảo: muốn khoẻ thì tỳ vị phải KHOẺ! Tỳ vị khoẻ thì chỉ có phương pháp Ohsawa thôi em ạ!
4/
Đọc tiếp sưu tầm của cô:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...nên+ăn+thịt
Tự tìm hiểu tiếp nối nhé.
5/
Tìm đọc "Thông điệp của những người Anh cả" của dân tộc Kogi...
Khi nào bạn là tình yêu ngọt ngào 100% bạn nói mọi người dễ tiếp thu hơn.
Bạn còn ít tình yêu của THƯỢNG ĐẾ bạn nói đúng mọi người vẫn không muốn nghe?
Việt Nam là cái nòi tình...
Có lý chưa đủ
Phải có cả tình nữa...và phải đúng lúc đúng chỗ, đúng liều lượng và thứ tự từng bước... bước vào trái tim nhau? Không dễ bạn ạ.
Cũng phải CÓ DUYÊN.
Đức Phật cũng chỉ ĐỘ được những người có duyên với ngài...
Lưu ý:
6/
Trẻ em thỉnh thoảng ốm sốt sả xỉ cha mẹ không nên lo lắng thái quá!
Ăn thừa chất cơ thể tự nóng lên để ngưng ăn và đốt cháy những thứ thừa.
Gõ tìm:
Cơ chế tự thực giải nobel Y học 2016.
Ngưng ăn nhịn ăn tế bào khoẻ ăn tế bào yếu... rất thú vị... cơ chế tự dưỡng!
Sau đây là mấy đoạn ghi âm lời đọc của sư Thư:
Tại sao phải nhai kỹ?
Down về cho cả nhà nghe?!
Hoặc mua đài, thẻ...?
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...hải+nhai+kỹ
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...7994&st=0...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 20 2023, 06:25 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ông Vật Thục Linh có nói: "Người ta bẩm thụ bởi khí âm dương ngũ hành mà sinh ra , sau khi lọt lòng mẹ thì các xương các khiếu đều đầy đủ, sáu thứ thèm muốn, bảy thứ tình cảm đều sẵn có, từ khi non nớt đến khi khôn há có phần khác nhau, mà các bộ môn trị liệu chữa bệnh trẻ con thường không theo hết ý nghĩa chữa bệnh trẻ con thường không theo hết ý nghĩa chữa bệnh của người lớn mà đặt ra khoa chuyên môn khác, sao mà phân biệt phiền phức như vậy.

Sách có nói: "Chữa mười người nam không bằng chữa một người nữ, chữa mười người nữ không bằng chữa một người già, chữa mười người già không bằng chữa một em bé", người xưa còn gọi là Á khoa nữa đó không có gì khác, vì trẻ em đau đớn chỗ nào không thể nói lên được, mà chỉ thấy khóc, chứ không hiểu được đau bệnh gì cho nên chẩn trị không gì khó bằng.

Riêng Cảnh Nhạc có luận rằng: "chữa bệnh trẻ con so với người lớn lại là rất dễ, bởi vì trẻ con bên ngoài không bị khí lục dâm dày dạn lâu ngày, bên trong cũng không bị bảy loại tình cảm dày vò, trừ các chứng kinh phong cam tích ra. Hễ trẻ có bệnh thì phần nhiều là do ăn uống mà ra, nếu xét rõ được nguyên nhân mà điều trị, thì đã dễ lại càng thêm dễ". Đọc đến đây tôi ngạc nhiên rởn tóc gáy tấm tắc khen rằng: "thật là nghe những lời từ xưa chưa từng nghe, nói những lời mà mọi người khó nói được, từ Hiên Viên, Kỳ Bá đến nay chỉ có một người ấy thôi".

Tôi đã khổ sở vì cái nạn muộn con, uống những thuốc âm dương, sinh đẻ được tám, chín đứa mà chết non chỉ có hai, ba đứa. Vả lại khí bẩm của tôi vốn yếu ớt, sinh con lại yếu ớt, nên khi đẻ ra rồi là không lúc nào ngớt thuốc thang, cho nên trong sách Vệ sinh chỉ có bộ môn Nhi khoa là phải trải qua bao nhiêu khổ sở đào sâu suy kỹ, mỗi khi nhân chứng xử phương tự mình đã ghi sâu trong xương tủy, nên rất đáng tin tưởng vào câu "biết được cốt yếu, một lời là đủ" thật không điêu ngoa.

Tại sao người đời trị bệnh trẻ em lại không xét cái ý trẻ em là "thuần dương vô âm" nên bổ âm để phối dương, mà cứ cho là thuần dương nên dễ phát nóng, rồi hễ cho thuốc thì cứ bốc những thứ thuốc đắng, lạnh, trẻ bẩm sinh vốn đã không có phần âm mà lại đánh bại mất phần dương, âm và dương đều không có, mà muốn cho mầm mống tươi tốt, thành được cây to sống lâu, chẳng là viển vông lắm sao?

Tôi rất băn khoăn lo ngại về tình trạng này, nên gom góp các bài luận, các phương thang về nguồn gốc và chứng trạng bệnh trẻ em của các nhà Y học thành một tập, nhan đề là Ấu ấu tu tri để bổ sung vào các phương pháp lập thành của người xưa, và ở cuối tập lại tiếp thêm một thiên Lạc sinh, đấy là phần tâm đắc của tôi tự tay viết ra, là có ý dốc hết sở năng của mình mong muốn cứu sống trẻ em được một phần nào.

Trích Lời nói đầu
Lê Hữu Trác


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 11:30 PM