Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thực phẩm & Nấu ăn _ Củ cải và các món ăn từ củ cải

Gửi bởi: Diệu Minh Jan 24 2014, 01:47 PM

Củ cải và các món ngon từ củ cải


Chế biến món ăn từ củ cải nương khô

http://nongsanhagiang.vn/index.php/c-ci-nuong


http://s107.photobucket.com/user/tramhamngusi/media/1a_zpsa26ba7bc.jpg.html


Củ cải dầm - củ cải nương sạch ngọt tự nhiên của đồng bào dân tộc ở Hà Giang, trồng theo pp cổ truyền, được dầm với: (nước+nước tương Nhật đun sôi để nguội) sau 1ngày đêm bỏ thêm dấm gạo lứt, gừng thái sợi phơi héo, ớt bột Hàn Quốc.…Từ gói củ cải khô có thể ngâm xào với dầu vừng, gừng, nước tương tamari… rất ngon; có thể sử dụng gói củ cải khô để làm nhiều món ngon…tìm đọc khả năng chữa bệnh của củ cải… với củ cải sống, chọn mua củ cải hữu cơ hay củ cải tự nhiên, chọn củ cải còn nguyên rễ dài nhất, không mua loại đã cắt bỏ cái khúc rễ cuối cùng, nên mua củ nào còn cả lá:
1. Luộc nhừ: “Cần tái cải nhừ”, luộc củ cải cũng cần phải tuân theo công thức này và NHỚ là bỏ thêm miếng rong phổ tai vào nồi nước luộc củ cải nhé, nó vừa làm mềm nhừ vừa trừ được cái “mặt trái” của củ cải là “ăn nhiều khí bị hư ”; cần ăn cả lá củ cải vì theo quyển A xít và Kiềm thì lá củ cải có rất nhiều can xi (vì thế các bà các cô cần ngâm mông bằng lá cải? – tìm đọc: ngâm mông – bài thuốc thần cho phái nữ!).
2. Kho thập cẩm: với củ sen, ngưu bàng, phổ tai, cà rốt và chút đậu quả xanh… học cách kho trực tiếp hoặc tự làm theo hd này mãi cũng sẽ thành công: nhớ đun nước lã và nước tương cho bay bớt mùi tương và khi kho nhừ trên bếp khoảng 30 – 40 phút thì đặt cái nắp nồi có lỗ lên nguyên liệu và đổ nước sâm sấp dưới bề mặt rau củ khoảng 1-2cm… chúng tôi có dạy món này ở các lớp học THIỀN NẤU ĂN được bà con rất thích thú…
3. Kho nhừ duy nhất với nước tương loãng, ninh thật nhỏ lửa nhất là đối với người bệnh thì cứ đun lâu trên bếp ăn vào người sẽ thấy khác hẳn! món này chỉ ăn một lần nhớ mãi….
4. Xúp miso củ cải: củ cải cả lá thái vát nhỏ nấu mềm, bỏ thêm rong biển wakame và miso sau cùng.
Công dụng chữa bệnh của củ cải trắng

Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…

Một số đơn thuốc sử dụng củ cải trắng:

Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa tươi 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, giã nhỏ; củ cải, gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt lấy nước cốt để riêng. Đổ nước củ cải, lê vào nồi đun sôi, sau đó bớt lửa đun cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào khuấy đều, đun sôi lại. Khi nguội thì cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần uống 10 -15ml, pha với nước ấm nóng uống, ngày uống 2 lần.

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 7 - 10 ngày là một liệu trình.

Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm: Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô, tẩm nước gừng tươi, sao vàng, tán thành bột mịn. Lấy 5 vỏ quýt và 1 nhánh gừng cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40 - 50ml nước đặc, gạn trong, sau đó cho thêm một thìa bột gạo quấy đều đun chín. Lấy nước hồ đó cho vào bột hạt củ cải, trộn đều đem viên thành viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15 - 20 viên/lần, hằng ngày uống trước bữa ăn.

Chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tamari tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 - 5 ngày.

Chữa khản tiếng, mất tiếng: Dùng nước ép củ cải tươi, trộn thêm nước ép của 2 - 3 lát gừng tươi, ngậm nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày.

Viêm loét miệng do nhiệt: Củ cải tươi giã vắt lấy nước cốt ngậm rồi súc miệng nhiều lần trong ngày.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng, ngày 1 lần. Có thể ăn thường xuyên.

Phòng và điều trị viêm loét dạ dày: Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.

xem thêm:

http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=9944

Gửi bởi: member Jan 24 2014, 08:12 PM

Công dụng chữa bệnh của củ cải trắng


Do củ cải trắng có rất nhiều dưỡng chất, bạn nên tích cực bổ sung chúng trong suốt mùa đông này nhé để nhận được những lợi ích sức khỏe.

Củ cải có loại củ cải trắng và củ cải tím. Theo kết quả phân tích cứ trong 100g củ cải thì có 93,5g nước, 0,6g protein, 0,1g chất béo, các loại đường là 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Trong dân gian dùng củ cải trắng làm thuốc chữa một số bệnh sau:

Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.




Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.

Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.



Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.

Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).

Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật.

Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.

Củ cải trắng là củ của cây cải củ. Cải củ ngoài cách dùng củ làm thức ăn còn dùng lá (để luộc, muối dưa). Củ cải được chế biến tương đối nhiều món: thái mỏng muối dưa, luộc ăn uống nước, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi, ngâm nước mắm thành món dưa ngâm, ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.

Củ cải có nhiều tính năng, công dụng. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ).

Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.

Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.

Chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm dùng củ cải làm thức ăn và thuốc:

Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ. Có thể dùng một số món ăn bài thuốc (bánh củ cải) sau:

Bài 1: Củ cải trắng, bột mỳ mỗi thứ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột 1g, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g.

Củ cải rửa sạch bào sợi, xào xơ bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh.

Bài 2: Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt heo nạc 100g, muối 3g. Làm như trên.

Bài 3: Củ cải trắng 125g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 60g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên.

Chữa ho nhiều, suy nhược

Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật o­ng 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật o­ng vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.

Chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu): Cao củ cải tươi.

Củ cải tươi 1kg, lê tươi 1kg, sinh địa tươi 500g, ngó sen tươi 1kg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1kg, gừng tươi 100g. Tất cả nấu sôi 30 phút, vắt lấy nước, nấu lại lần 2 rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: a giao 500g, đường phèn 500g, mật o­ng 500g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (3ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần.

Miệng khô đắng, táo bón: Ăn củ cải xào với tỏi.

Chữa khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.

Trị đau do sỏi mật: Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật o­ng trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật o­ng nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật o­ng rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy.

Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày.

Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.

Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật o­ng đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng.

Đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày.

Bí đái do tích nhiệt: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.

Hỗ trợ điều trị ung thư:

- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang.

- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật o­ng, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật o­ng, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.

Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:

Trị chứng khản tiếng, không nói được:

Trị chứng chảy máu cam:

Trị chứng lở loét miệng do nhiệt:Trị đại tiện ra máu:Trị đau sỏi mật:Trị chứng nước tiểu đục:Rau cải trắng (hay rau cải bẹ trắng) chứa nhiều chất bổ và vitamin, đặc biệt là vitamin C. Sau đây là một số bài thuốc với lá hoặc hạt cải trắng:

Đau dạ dày: Dùng lá cải rửa sạch trong nước muối, ép tươi lấy nước uống ngày 2 - 3 lần. Uống kiên trì sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Chứng cam răng: Khi lợi bị viêm loét, răng bị mủn, miệng có mùi hôi, thì lấy lá cải trắng đốt thành than, nghiền thật mịn. Dùng bột này xát vào lợi, răng thường xuyên bệnh sẽ khỏi.

Sơn ăn, lở ngứa: Dùng 9 lá cải trắng rửa sạch, nấu kỹ với nước, rửa thường xuyên, sẽ rất hiệu nghiệm.

Nhức đầu: Lấy một nhúm hạt cải trắng tán thành bột, trộn với chút giấm, xoa lên gáy và hai bên thái dương, sẽ đỡ.

Lạnh bụng dưới: Lấy hạt cải trắng khoảng 40 gr, sao hơi vàng, tán bột mịn rồi quết với cơm nếp, hòa thành viên bằng hạt đậu xanh. Uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước gừng.

Bế kinh: Lấy hai lạng ta hạt cải trắng 80 gr, tán nhỏ, uống khoảng 7,5 gr pha với rượu khi đói.

Lưu ý: Những người phế hư, ho lâu ngày không dùng hạt cải.

(ST).

http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=9944


Gửi bởi: Diệu Minh Jan 31 2014, 11:29 PM

Củ cải và các món ngon từ củ cải



Củ cải rất tốt cho tiêu hóa nhất là những thức ăn chiên rán, giúp thải độc protein động vật và mỡ: mài củ cải sống và bỏ thêm chút nước tương tamari ăn cùng! Nên học cách mài củ cải thật nhuyễn!
Củ cải trắng là củ của cây cải củ. Cải củ ngoài cách dùng củ làm thức ăn còn dùng lá (để luộc, muối dưa). Củ cải được chế biến tương đối nhiều món: thái mỏng muối dưa, luộc ăn uống nước, nấu canh, làm nộm, làm ca la thầu ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa cải dầm. Mùa thu, mùa đông nên ăn củ cải và củ sen, vì nó tốt cho phế.
Chế biến món ăn từ củ cải nương khô: Củ cải dầm - củ cải nương sạch ngọt tự nhiên của đồng bào dân tộc ở Hà Giang, trồng theo pp cổ truyền, được dầm với: (nước+nước tương Nhật đun sôi để nguội) sau 1 ngày đêm bỏ thêm dấm gạo lứt, gừng thái sợi phơi héo, ớt bột Hàn Quốc.…Từ gói củ cải khô có thể ngâm xào với dầu vừng, gừng, nước tương tamari… rất ngon; có thể sử dụng gói củ cải khô để làm nhiều món ngon…với củ cải sống, chọn củ cải còn nguyên rễ dài nhất, không mua loại đã cắt bỏ cái khúc rễ cuối cùng, nên mua củ nào còn cả lá:

1. Luộc nhừ: “Cần tái cải nhừ”, luộc củ cải cũng cần phải tuân theo công thức này và NHỚ là bỏ thêm miếng rong phổ tai vào nồi nước luộc củ cải nhé, nó vừa làm mềm nhừ vừa trừ được cái “mặt trái” của củ cải là “ăn nhiều khí bị hư ”; cần ăn cả lá củ cải vì theo quyển A xít và Kiềm thì lá củ cải có rất nhiều can xi (vì thế các bà các cô cần ngâm mông bằng lá cải? – tìm đọc: ngâm mông – bài thuốc thần cho phái nữ!).
2. Kho thập cẩm: với củ sen, ngưu bàng, phổ tai, cà rốt và chút đậu quả xanh… học cách kho trực tiếp hoặc tự làm theo hd này mãi cũng sẽ thành công: nhớ đun nước lã và nước tương cho bay bớt mùi tương và khi kho nhừ trên bếp khoảng 30 – 40 phút thì đặt cái nắp nồi có lỗ lên nguyên liệu và đổ nước sâm sấp dưới bề mặt rau củ khoảng 1-2cm… chúng tôi có dạy món này ở các lớp học THIỀN NẤU ĂN được bà con rất thích thú…
3. Kho nhừ duy nhất với nước tương loãng, ninh thật nhỏ lửa nhất là đối với người bệnh thì cứ đun lâu trên bếp ăn vào người sẽ thấy khác hẳn! món này chỉ ăn một lần nhớ mãi….
4. Xúp miso củ cải: củ cải cả lá thái vát nhỏ nấu mềm, cuối cùng bỏ thêm rong wakame và cuối cùng thêm miso trước khi bắc ra khỏi bếp – món ăn này rất ngon!

Công dụng chữa bệnh của củ cải trắng

Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, Hóa đờm=trừ đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ.
Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm; chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tamari tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 - 5 ngày.
Viêm loét miệng do nhiệt – nhiệt miệng: Củ cải tươi giã vắt lấy nước cốt ngậm rồi súc miệng nhiều lần trong ngày. Chữa ho, viêm họng: Củ cải tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi trong trường hợp phổi bị nhiệt, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn một chút củ cải sẽ có hiệu quả tốt. Tuy nhiên tốt hơn là sử dụng trà củ sen trong trường hợp này và kết hợp ăn củ cải!
Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này. Tìm đọc: Y học thường thức trong gia đình.
Đẹp da: Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phong phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc, lá củ cải chứa nhiều can xi và đây là loại lá sử dụng trong bài thuốc NGÂM MÔNG cho phái nữ rất hiệu quả để thải độc và cải thiện sức khỏe kỳ diệu cho phái nữ. Tìm đọc: Ngâm mông – đại lạc cho phái nữ!
Ung thư: Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt. Xin nhớ là khi đã bị ung thư thì nên kho, luộc củ cải thật nhừ hãy ăn để làm dương hóa món ăn ngon này!
Giữ cho cơ thể đủ nước: Với hàm lượng nước cao và rất nhiều vitamin C cũng như phốt pho và kẽm, củ cải đường là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô và có thể giúp cho cơ thể giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da.
Phòng tránh thiếu máu: Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
Ngăn ngừa nhiễm virus: Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.
Trị viêm phế quản mãn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo lứt 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo lứt thành cháo ăn hằng ngày. Củ cải có nhiều tính năng, công dụng. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ).
Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.
Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin. Có thể dùng một số món ăn bài thuốc sau:
Miệng khô đắng, táo bón: Ăn củ cải xào với tỏi.Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày.Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.
Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật o¬ng đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng.
Bí đái do tích nhiệt: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.
Hỗ trợ điều trị ung thư:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:
Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.
Trị chứng chảy máu cam: củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.
Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Trị đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ.Cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun chín và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.
Trị đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay,Tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.
Trị chứng nước tiểu đục: người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại. Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.
Bế kinh: Lấy hai lạng ta hạt cải trắng 80 gr, tán nhỏ, uống khoảng 7,5 gr pha với rượu khi đói.
Lưu ý: Những người phế hư, ho lâu ngày không dùng hạt cải.

Gửi bởi: member Mar 3 2014, 02:45 PM





Gửi bởi: Diệu Minh Mar 17 2014, 06:07 PM

Củ cải và các món ngon từ củ cải

Củ cải rất tốt cho tiêu hóa nhất là những thức ăn chiên rán, giúp thải độc protein động vật và mỡ: mài củ cải sống và bỏ thêm chút nước tương tamari ăn cùng! Nên học cách mài củ cải thật nhuyễn!
Chế biến món ăn từ củ cải nương khô: Củ cải dầm - củ cải nương sạch ngọt tự nhiên của đồng bào dân tộc ở Hà Giang, trồng theo pp cổ truyền, được dầm với: (nước+nước tương Nhật đun sôi để nguội) sau 1ngày đêm bỏ thêm dấm gạo lứt, gừng thái sợi phơi héo, ớt bột Hàn Quốc.…Từ gói củ cải khô có thể ngâm xào với dầu vừng, gừng, nước tương tamari… rất ngon; có thể sử dụng gói củ cải khô để làm nhiều món ngon…tìm đọc khả năng chữa bệnh của củ cải… với củ cải sống, chọn củ cải còn nguyên rễ dài nhất, không mua loại đã cắt bỏ cái khúc rễ cuối cùng, nên mua củ nào còn cả lá:
1. Luộc nhừ: “Cần tái cải nhừ”, bỏ thêm miếng rong phổ tai vào nồi nước luộc, nó vừa làm mềm nhừ vừa trừ được cái “mặt trái” của củ cải là “ăn nhiều khí bị hư ”; cần ăn cả lá củ cải vì theo quyển A xít và Kiềm thì lá củ cải có rất nhiều can xi (vì thế các bà các cô cần ngâm mông bằng lá cải? – tìm đọc: ngâm mông – bài thuốc thần cho phái nữ!).
2. Kho thập cẩm: với củ sen, ngưu bàng, phổ tai, cà rốt và chút đậu quả xanh… học cách kho trực tiếp hoặc tự làm theo hd này mãi cũng sẽ thành công: nhớ đun nước lã và nước tương cho bay bớt mùi tương và khi kho nhừ trên bếp khoảng 30 – 40 phút thì đặt cái nắp nồi có lỗ lên nguyên liệu và đổ nước sâm sấp dưới bề mặt rau củ khoảng 1-2cm…
3. Xúp miso củ cải: củ cải cả lá thái vát nhỏ nấu mềm, cuối cùng bỏ thêm rong wakame và cuối cùng thêm miso trước khi bắc ra khỏi bếp – món ăn này rất ngon!
4. Củ cải ngọt ninh (theo PP của bà Kazue một bậc thầy Thực dưỡng người Nhật): cắt khúc như khúc mía, xếp vào nồi và đặt lên bếp với nước và 1-2 thìa gạo lứt rang bỏ vào cái túi vải, ninh củ cải với gạo lứt rang thì không những loại bỏ được vị chát trong củ cải mà do tinh bột trong gạo lứt được chuyển hóa dưới tác dụng của men tiêu hóa trong củ cải nên vị ngọt trong món ăn sẽ rất khác biệt… ninh mềm xong, đặt lên đĩa từng miếng đẹp rồi phết lên hỗn hợp miso chưng như sau: đun chín dầu vừng rồi nhấc chảo ra khỏi bếp trộn đều miso với dầu đó rồi vắt chanh đánh nhuyễn sau cùng thêm vỏ chanh thái chỉ… phết miso này lên bề mặt của mỗi miếng củ cải nom vừa đẹp vừa hấp dẫn, ăn ngon nhớ đời! nên đi học một lớp nấu ăn Thực dưỡng để được biết tới những món ăn ngon hấp dẫn và bổ dưỡng… hãy sắp đặt thời gian để học THIỀN ĂN sớm nhất để đem lại lợi ích thiết thực cho mình và gia đình mình, chùa mình và thầy tổ mình…món này tuyệt vời tới mức có thể làm món ăn dâng cúng thầy tổ, vua chúa hay cha mẹ … những bậc trưởng thượng hoặc là món ăn sang trọng trong các khách sạn 5 sao, nhà hàng chay cao cấp…
5. Kho nhừ: bỏ thêm chút gạo lứt rang với nước tương loãng, ninh thật nhỏ lửa nhất là đối với người bệnh thì cứ đun lâu trên bếp ăn vào người sẽ thấy khác hẳn!
6. Bánh củ cải: nửa bột nếp nửa tẻ lứt hoặc ngược lại, xay nhuyễn, nhào với củ cải đường mài nhỏ, hoặc củ cải đường khô ngâm nước bằm nhuyễn… bỏ thêm tí muối, chút dầu ngô, nhào kỹ, nặn thành những hình thù tùy thích hoặc làm thành cái bánh như kiểu cái đĩa dày 1 cm … rồi hấp, cũng có thể nặn thành viên rồi bọc lá hấp…

Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…

Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược, hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi; chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm; chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tamari tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 - 5 ngày.
Phòng và điều trị viêm loét dạ dày: Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày. Chữa ho, viêm họng: Củ cải tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi trong trường hợp phổi bị nhiệt, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn một chút củ cải sẽ có hiệu quả tốt. Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này. Đẹp da: Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phong phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc, lá củ cải chứa nhiều can xi và đây là loại lá sử dụng trong bài thuốc NGÂM MÔNG cho phái nữ rất hiệu quả để thải độc và cải thiện sức khỏe kỳ diệu cho phái nữ. Tìm đọc: Ngâm mông – đại lạc cho phái nữ! Ung thư: Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. Trong củ cài hàm chứa dầu cải vàglycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt. Xin nhớ là khi đã bị ung thư thì nên kho, luộc củ cải thật nhừ hãy ăn để làm dương hóa món ăn ngon này!
Giữ cho cơ thể đủ nước: Với hàm lượng nước cao và rất nhiều vitamin C cũng như phốt pho và kẽm, củ cải đường là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô và có thể giúp cho cơ thể giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da. Phòng tránh thiếu máu: Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu. Hỗ trợ tiêu hóa: Cũng giống như củ cải trắng, củ cải đường giàu chất xơ nên là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe.
Ngăn ngừa nhiễm virus: Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.
Do củ cải trắng có rất nhiều dưỡng chất, bạn nên tích cực bổ sung chúng trong suốt mùa đông này nhé để nhận được những lợi ích sức khỏe. (mùa đông nên ăn tăng củ cải và củ sen)
Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ
Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo lứt 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo lứt thành cháo ăn hằng ngày.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Củ cải có nhiều tính năng, công dụng. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ).
Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.
Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.
Chữa ho nhiều, suy nhược; chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu): Cao củ cải tươi đắp ngoài., và nấu xúp củ cải, củ cải kho…
Trị đau do sỏi mật: Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật o¬ng trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật o¬ng nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật o¬ng rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy.
Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày.
Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật o¬ng đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng.
Bí đái do tích nhiệt: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.
Hỗ trợ điều trị ung thư:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật o¬ng, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật o¬ng, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:
Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.
Trị chứng chảy máu cam: củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.
Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Trị đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay,Tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.
Chứng cam răng: Khi lợi bị viêm loét, răng bị mủn, miệng có mùi hôi, thì lấy lá cải trắng đốt thành than, nghiền thật mịn. Dùng bột này xát vào lợi, răng thường xuyên bệnh sẽ khỏi.
Lạnh bụng dưới: Lấy hạt cải trắng khoảng 40 gr, sao hơi vàng, tán bột mịn rồi quết với cơm nếp, hòa thành viên bằng hạt đậu xanh. Uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước gừng.
Bế kinh: Lấy hai lạng ta hạt cải trắng 80 gr, tán nhỏ, uống khoảng 7,5 gr pha với rượu khi đói.
Lưu ý: Những người phế hư, ho lâu ngày không dùng hạt cải.
(ST)



Gửi bởi: member Mar 17 2014, 06:30 PM




Gửi bởi: Diệu Minh Jul 26 2015, 01:12 AM





Củ cải cắt rồi khía đều, chiên dầu vừng rồi đổ nước tương, rất là dễ dàng và muốn trở thành món ăn tiến Vua thì nên bỏ thêm vài thứ trang trí cho lẫy lừng như sau:



Gửi bởi: HoaTraiTim Mar 21 2017, 11:41 PM

Ôi lâu lắm mới nhìn thấy được củ cải cả cây, cả lá, dân trồng ăn rồi còn biết mang ra chùa làm phước cúng dường. Mai là được ăn củ cải cả lá luộc, chuyện nhỏ bình dị thế mà như là đang mơ?

http://s1036.photobucket.com/user/kimhuong666/media/2017/Mar%202017/21-3/cam%20hoa/22_zpsyriexa7k.jpg.html

http://s1036.photobucket.com/user/kimhuong666/media/2017/Mar%202017/21-3/cam%20hoa/21_zps4xm1irq9.jpg.html

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 9 2017, 04:37 PM

Củ cải nương Hoàng Su Phì, nơi này chúng tôi đã tới 1 lần cùng ông bà Ando:

http://video.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-nghiep-sach/cu-cai-nuong-co-dai-tren-vung-cao-hoang-su-phi-3560345.html

Gửi bởi: Diệu Minh May 8 2017, 10:50 AM

Cách làm củ cải muối kiểu Hàn Quốc?
Người Việt Thực Dưỡng có thể làm lấy bằng cách mua đ loại củ cải trồng trên nương rãy của người dân tộc...

Về làm theo cách này, thay vì bỏ đường, bạn có thể hoặc là bỏ 1 chút đường đen nâu (thử 2 cách)
cách khác không bỏ đường, mà bỏ vào đó cùng với cám gạo là bột gạo lứt đun chín...

Tham khảo cách của họ:

https://www.youtube.com/watch?v=1Pzd5op36fk

Củ cải rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là những người bị trào ngược dạ dày, cần ăn ca la thầu...

Cách khác: muối củ cải đè bằng đá cho tiết bớt nước rồi lấy củ cải héo quắt đem ngâm vào nước mắm chay, nén chặt lại...

Gửi bởi: Diệu Minh May 8 2017, 11:58 AM

"kim chi" củ cải:

https://www.youtube.com/watch?v=z5NXchQKy-s

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 27 2018, 05:40 PM

Thực Dưỡng Ngọc Trâm
Người đăng: Trâm Phạm · 8 phút ·

https://www.facebook.com/thucduongngoctram/posts/2267585130189150?__xts__[0]=68.ARCswl1uyq8nKOpl-Kx9rPDRWug406x3sukOOCLjRmljUNg1CD6n3Pa1fBLYwBskO_6KGDpKcTHAuC0hWHIFGVxH3FWi-NenzYmC8VwVHodxCw7kuL7WbitdqbYiA1m9RdouK5Z-3r6QhNj_BEcw8ljdD-qDET8gS6iXTONbobRK0Q-_dNj-6P-PomHk_oACJvuBG63jhqGLyrv9MrXshyVO7zb1Ea3ZHqzetSgHiONEUq31ejVk4KJ4FCzbBL84pdxBnO_
pqnKpAW1OZJ-kyN1bcH8qg0AY2r24hnG-p8YU0sPwHEqDOXdtF4T7fja1DVOXP8WJ0hE8mL0WvbB5wbJ3InVT&__tn__=-R

Ca la thầu đặc biệt chưa từng có tại VN?
Sau nhiều ngày tháng ưu tư về món ngon từng được ăn từ cách đây hơn 50 năm... loại thực phẩm bậc thượng?
Cuối cùng tự xử lý bằng cách ngâm nguyên cả miếng củ cải đường muối vào tamari... chờ sau 3-5 tháng nó chuyển hóa đen nhánh dần lại... đem ra thái thật mỏng? Cắt nhỏ mỏng cỡ 1cmx1cm, vị của nó ngon đến mức dùng nó làm quà biếu hay để ăn vào dịp lễ tết... đây là cách mới cho việc ăn củ cải đường muối! Bây giờ bạn cần phải làm ngay nếu muốn tết có loại thức ăn bậc thượng này!
Tiên sinh Ohsawa thường sử dụng 1 miếng củ cải để vét bát đĩa cho sạch rồi ăn thành miếng cuối cùng!
Cách thứ 2: Nếu bạn thái mỏng miếng củ cải này ngâm nước khoáng hay nước lã đun sôi? Sau 15-30 phút bạn có ngay món ca la thầu sần sật ngon lắm rồi, chỉ cần cho thêm tí ớt bột!
Cách thứ 3: cho thêm chút tamari (rất ít) vào nước lã đun sôi, ngâm kiểu đó chỉ cần 30 p sau có món ăn ngon, món này để dành ăn được 2-3 ngày.
Cách thứ 4: thái mỏng và nhỏ ngâm vào nước tương Nhật tha hồ để cả vài tháng ở nhiệt độ bên ngoài vừa không hề hỏng vừa dùng bỏ vào nồi lẩu hay canh hoặc để nấu phở...
Cách thứ 5: băm nhuyễn như hạt vừng (thái hơi dai và lâu chút, hãy kiên nhẫn với món ăn này nhé, bù lại bạn có được niềm hạnh phúc ăn uống không dễ ai có được!), dầm tamari ngập, ngâm 1 tuần, sử dụng như một loại gia vị thượng hạng trong nhà bếp! Món này không cần bỏ tủ lạnh, tha hồ để nhiệt độ bên ngoài! Hãy làm ngay món nay cho nhà bếp của bạn, hãy phổ biến món ăn này cho bạn bè người thân bằng cách mua về làm xong đem biếu nhưng người thương của bạn!
Có lẽ quà biếu là cách thức giúp người khác chuyển hoá nhanh nhất nhì chăng?
Người đi trước rước người đi sau!
Ăn 1 hạt trả 10.000 hạt.
Có bạn nói: chưa từng được ăn món nào ngon như thế?????
Hôm nay có 1 bạn kể: cháu nói với bà cháu là bà ăn thế kia sẽ dễ bị tai biến mạch máu não lắm (mỗi ngày ăn mấy miếng mỡ lợn) bà cãi: ăn ngày có mấy miếng! 2 tuần sau bà đã bị tai biến năm một chỗ! Nếu chúng ta không biết lo thân và lo cho người thân?
Khi họ ốm chúng ta phải chăm sóc thì tốn tiền và rất khổ!
Những người bạn đọc giác ngộ, hãy đi về phía sức khoẻ và hạng phúc... hãy tìm đủ mọi cách giúp đỡ mọi người không từ mọi gian nan khổ cực!
Các bạn sẽ được đền đáp xứng đáng!

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 27 2018, 05:40 PM

https://www.facebook.com/thucduongngoctram/posts/2267585130189150?__xts__[0]=68.ARCswl1uyq8nKOpl-Kx9rPDRWug406x3sukOOCLjRmljUNg1CD6n3Pa1fBLYwBskO_6KGDpKcTHAuC0hWHIFGVxH3FWi-NenzYmC8VwVHodxCw7kuL7WbitdqbYiA1m9RdouK5Z-3r6QhNj_BEcw8ljdD-qDET8gS6iXTONbobRK0Q-_dNj-6P-PomHk_oACJvuBG63jhqGLyrv9MrXshyVO7zb1Ea3ZHqzetSgHiONEUq31ejVk4KJ4FCzbBL84pdxBnO_
pqnKpAW1OZJ-kyN1bcH8qg0AY2r24hnG-p8YU0sPwHEqDOXdtF4T7fja1DVOXP8WJ0hE8mL0WvbB5wbJ3InVT&__tn__=-R

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 27 2018, 05:43 PM

Củ cải và các món ngon từ củ cải

Củ cải rất tốt cho tiêu hóa nhất là những thức ăn chiên rán, giúp thải độc protein động vật và mỡ: mài củ cải sống và bỏ thêm chút nước tương tamari ăn cùng!
Chế biến món ăn từ củ cải đường khô có bán tại cửa hàng tại gia.
1- Củ cải kho đậu phụ đông lạnh: để đậu phụ trong ngăn đá rồi để rã đông, cắt quân cờ, đem kho với củ cải khô và chút nước lã đổ ngập và chút nước tương, ninh trong 40 phút,
2- Củ cải dầm: được dầm với (nước+nước tương Nhật đun sôi để nguội) sau 1 ngày đêm bỏ thêm dấm gạo lứt, gừng thái sợi phơi héo, ớt bột Hàn Quốc.…
3- Cải khô ngâm xào với dầu vừng, gừng, nước tương tamari… rất ngon; có thể sử dụng gói củ cải khô để làm nhiều món ngon…tìm đọc khả năng chữa bệnh của củ cải…
4- Sử dụng để nấu món canh dưỡng sinh nổi tiếng thay thế củ cải tươi không rõ nguồn gốc, lá củ cải có thể sử dụng lá củ cải khô …
5- Củ cải khô xào với chút dầu vừng, dấm mơ muối và nước tương.
Chế biến món ăn với củ cải sống, chọn củ cải còn nguyên rễ dài nhất, và còn lá.
1. Luộc nhừ: “Cần tái cải nhừ”, bỏ thêm miếng rong phổ tai vào nồi nước luộc, nó vừa làm mềm nhừ vừa trừ được cái “mặt trái” của củ cải là “ăn nhiều khí bị hư ”; cần ăn cả lá củ cải vì theo quyển A xít và Kiềm thì lá củ cải có rất nhiều can xi (vì thế các bà các cô cần ngâm mông bằng lá cải? – tìm đọc: ngâm mông – bài thuốc thần cho phái nữ!).
2. Kho thập cẩm: với củ sen, ngưu bàng, phổ tai, cà rốt và chút đậu quả xanh… học cách kho trực tiếp hoặc tự làm theo hd này mãi cũng sẽ thành công: nhớ đun nước lã và nước tương cho bay bớt mùi tương và khi kho nhừ trên bếp khoảng 30 – 40 phút thì đặt cái nắp nồi có lỗ lên nguyên liệu và đổ nước sâm sấp dưới bề mặt rau củ khoảng 1-2cm…
3. Xúp miso củ cải: củ cải cả lá thái vát nhỏ nấu mềm, cuối cùng bỏ thêm rong wakame và cuối cùng thêm miso trước khi bắc ra khỏi bếp – món ăn này rất ngon, bổ phổi!
4. Củ cải ngọt ninh (theo PP của bà Kazue một bậc thầy Thực dưỡng người Nhật): cắt khúc như khúc mía, cắt vuông góc làm 4 nhưng chỉ tới giữa miếng củ cải, xếp vào nồi và đặt lên bếp với nước và 1-2 thìa gạo lứt rang bỏ vào cái túi vải, ninh củ cải với gạo lứt rang thì không những loại bỏ được vị chát trong củ cải mà do tinh bột trong gạo lứt được chuyển hóa dưới tác dụng của men tiêu hóa trong củ cải nên vị ngọt trong món ăn sẽ rất khác biệt… ninh mềm xong, đặt lên đĩa từng miếng đẹp rồi phết lên hỗn hợp miso chưng như sau: đun chín dầu vừng rồi nhấc chảo ra khỏi bếp trộn đều miso với dầu đó rồi vắt chanh đánh nhuyễn sau cùng thêm vỏ chanh thái chỉ… phết miso này lên bề mặt của mỗi miếng củ cải nom vừa đẹp vừa hấp dẫn, ăn ngon nhớ đời! nên đi học một lớp nấu ăn Thực dưỡng để được biết tới những món ăn ngon hấp dẫn và bổ dưỡng…
5. Củ cải chiên rồi rim: cắt khoanh khoảng 1,3cm – 1,5cm tuỳ củ, rồi khía bề mặt cho mau như mắt sàng hơi chéo, chiên vàng trong dầu vừng rồi đổ nước tương vào rim… rất hấp dẫn!
Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược, hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi; chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm; chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tamari tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 - 5 ngày.
Phòng và điều trị viêm loét dạ dày: Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày. Chữa ho, viêm họng: Củ cải tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi trong trường hợp phổi bị nhiệt, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn một chút củ cải sẽ có hiệu quả tốt. Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này. Có tác dụng làm đẹp da. Lá cải khô sử dụng trong bài thuốc NGÂM MÔNG cho phái nữ rất hiệu quả để thải độc và cải thiện sức khỏe kỳ diệu cho phái nữ. Tìm đọc: Ngâm mông – đại lạc cho phái nữ! Ung thư.
Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. Trong củ cải hàm chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
Giữ cho cơ thể đủ nước, phòng tránh thiếu máu: Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu. Hỗ trợ tiêu hóa: Cũng giống như củ cải trắng, củ cải đường giàu chất xơ nên là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe.
Ngăn ngừa nhiễm virus: Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.
Do củ cải trắng có rất nhiều dưỡng chất, bạn nên tích cực bổ sung chúng trong suốt mùa đông này nhé để nhận được những lợi ích sức khỏe. (mùa đông nên ăn tăng củ cải và củ sen, vì chúng bổ phế, đây là những món ăn thích hợp với nghề phải nói, hát…)
Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ. Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo lứt 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo lứt thành cháo ăn hằng ngày.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Củ cải có nhiều tính năng, công dụng. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ).
Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.
Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.
Chữa ho nhiều, suy nhược; chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu): Cao củ cải tươi đắp ngoài, và nấu xúp củ cải, củ cải kho…Trị đau do sỏi mật: Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật o¬ng trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật o¬ng nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật o¬ng rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy.Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày.
Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật o¬ng đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng.
Bí đái do tích nhiệt: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.
Hỗ trợ điều trị ung thư:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật o¬ng, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật o¬ng, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:
Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.
Trị chứng chảy máu cam: củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Trị đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay,Tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng. Nên tham gia lớp học NẤU ĂN CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG.



Gửi bởi: Diệu Minh Dec 20 2023, 05:33 PM

Các món ngon từ củ cải khô:


1/ Còn làm củ cải muối xổi:
Pha nước sôi, giấm mơ muối, tamari, ớt, tỏi; nay ngâm mai ăn

2/ Ngâm với tamari: thêm chút muối tỉ lệ 100 gam củ cải thì 15 gam muối

3/ Thả vào nồi lẩu, nồi nước dùng, phở, bún

5/ Nấu món ngon nhất nhì của Thực Dưỡng Nhật này:

https://www.facebook.com/1958976021050064/posts/pfbid024p1WgmMyUAnAuM1gG16hp4mF8QwXkaVaGNHVvbnH8jL32EZVngmdJ3Fym8PAAhmdl/?d=n&mibextid=qC1gEa

6/ Bằm nhuyễn, hay thái mỏng đúc đậu phụ và các loại hành khô băm, cùng rau thơm... nặn chiên vàng...

7/ Nấu canh dưỡng sinh thần thánh

8/ Thái vừa ăn làm món dưa của cải khô, rất ngon: muối dưa bột nếp...

9/ Nấu cháo thập cẩm bỏ thêm vào một ít

10/ Ngâm nước xào suông với chút giấm mơ và tamari, hay tương cổ truyền Minh...
xào với váng đậu, đậu phụ thái lát chiên mỏng... cho thêm lá lốt. xương sông rau thơm tùy mình...

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 22 2023, 04:35 PM

Củ cải khô rim đậu phụ đông lạnh – món ruột của Thực Dưỡng Nhật Bản:

Tác dụng của củ cải: Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ!
để đậu phụ trong ngăn đá rồi để rã đông, cắt quân cờ, đem kho với củ cải khô, rim (ninh) trong 40 phút, thực tế ninh lõi sứ là 2h30…
Cách làm món củ cải rim đậu đông lạnh, chuẩn bị:
- Koyadofu (đậu phụ đông lạnh, mua đậu về để ngăn đá rồi ép hết nước sử dụng): 1 hộp đậu phụ quê mình (400 gam)
- Củ cải khô cắt khúc vừa ăn: 50gr
- Tương tamari: 1 tbsp (1 thìa phở)
- Dầu vừng: 1tbsp (1/2 thìa phở)
- Muối: 1 chút
B1: Koyadofu = đậu phụ đông lạnh sau khi bỏ trong tủ lạnh ra thì ép bớt nước và ngâm vào nước ấm 60 độ khoảng 30 phút rồi nhấc ra ép 2-3 lần nữa cho hết nước, cắt miếng bản vuông cỡ 1,5*1,5 cm.
B2: Củ cải khô sả nhanh qua vòi nước.
B3: lấy 1tbsp dầu vừng láng chảo rồi cho củ cải khô vào áp chảo cho thơm khoảng 2 phút, sau đó đổ ngập nước và đậy hé vung đun sôi liu riu khoảng 15 phút, rồi bỏ đậu phụ vào đun đến khi củ cải và đậu phụ mềm tương đương nhau thì bỏ thêm chút muối và 1,5tbsp nước tương vào nồi rồi cho đậu phụ, lượng nước ngập thức ăn và lấy 1 chiếc đĩa nhỏ đè xuống cho khỏi nổi, rồi đậy vung lại rim cho đến khi cạn nước chỉ còn 1 cm thì tắt bếp bắc ra nó sẽ còn chút ướt ướt và lấy ra dùng.

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)