IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC VÀ NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
vantrung
bài Jun 3 2007, 08:32 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



BÀI 5: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC VÀ NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG THEO PP OHSAWA

Giáo dục theo PP.OHSAWA là nền gd thuận theo tự nhiên dựa vào nguyên lý âm dương nhằm đạt tới trí phán đoán tối cao. Do đó nó chẳng cần một học viện nào, chẳng cần một trường lớp nào. Một nền gd chẳng cần có sau khi sinh ra đời mà còn chú trong từ lúc đang còn nằm trong bụng mẹ (thai giáo).
Nền gd hiện đại của tây phương là nền giáo dục về kỹ thuật, chức nghiệp, kiếm ăn. Trí phán đoán của họ chỉ ở giai đoạn 2 (cảm giác). Mục tiêu của nền giáo dục này là chinh phục cõi tự nhiên. Do đó khoa học là điều kiện tối cao của con người. Cái mộng tưởng của khoa học là quét sạch cảnh nghèo khổ, là cảnh tai ương ghê gớm nhất trên trái đất này. Đồng thời khoa học cố gắng thoả mãn mọi nhu cầu về vật chất của con người, chế tạo ra nhiều máy móc để giải phóng sức lao động, sản xuất ra nhiều thực phẩm chế biến giá rẻ nhằm thoả mãn giác quan. Được hưởng quá nhiều tiện nghi vật chất và bị ăn quá nhiều thực phẩm chế biến nên thể xác con người bị suy yếu và tinh thần con người bạc nhược. Thế hệ sau càng kém thế hệ trước về sức khoẻ, ý chí và trí tuệ.
Trước thực trạng bi đát này, PPOHSAWA nổi lên như con tàu Noê cứu nhân loại.
Những người văn minh hiện đại chỉ dạy con kể từ khi đứa bé chào đời. Thậm chí đứa bé còn trong bụng mẹ chưa có khai sanh, bất kỳ bác sĩ nào cũng có quyền tiêu diệt đứa bé miễn là mẹ nó cho phép. Thật là tàn nhẫn! Trái với trật tự thiên nhiên. Kẻ gieo gió sẽ gặp bão.
Ngài OHSAWA là bậc trí tuệ siêu đẳng, là người đầu tiên đặt vấn đề giáo dục đứa bé còn trong bụng mẹ bằng PP trường sinh OHSAWA áp dụng vào cách ăn uống đúng quân bình âm dương của người mẹ. Đứa bé sinh ra phải được tiếp tục nuôi dưỡng bằng thực phẩm thiên nhiên (không dùng hoá chất, không thịt cá, không đường,...).
Về cách nuôi con xin xem thêm quyển "Làm thế nào để sống vui" của G.OHSAWA do Ngô Thành Nhân dịch.
Ngoài việc dạy con ăn đúng, người mẹ, người cha phải dạy con TRẬT TỰ VŨ TRỤ (xem bản đồ TRẬT TỰ VŨ TRỤ của ngài OHSAWA).
Darwin tuyên bố tổ tiên loài người này là con khỉ. Con người do khỉ tiến hoá thành. Căn cứ vào tính chất quyết định sinh mệnh của thức ăn thì khẳng định của Darwin có cơ sở. Vì con khỉ ăn hạt ngũ cốc (lúa gạo là loại thực phẩm người xưa tôn thờ như thượng đế), trí tuệ nó sẽ phát triển cực độ.
Tuy nhiên, pháp kiến đó còn nông cạn chưa nhìn thấy được thảo mộc là bà mẹ của con người và các động vật anh em.
Đất, trời, ánh sáng là tổ tiên sâu xa của chúng ta và Thượng Đế là đấng vô hình tạo nên vũ trụ này.
Theo thuyết "Big Bang" của các nhà khoa học tây phương thì 5 tỷ năm trước có 1 khối vật chất nổ tung ra và hình thành vũ trụ. Nhưng ngài OHSAWA nói thuyết này không đúng và dùng vật chất giải thích nguồn gốc của vật chất. Vậy thì khối vật chất ban đầu đó từ đâu mà ra? Các nhà khoa học không trả lời được. Ngài OHSAWA khẳng định vật chất do tinh thần mà ra, không sinh ra có (sắc tức thị không, vô sinh ra hữu).
Nhờ vào bản đồ vũ trụ, ta thấy con người vi phạm nghiêm trọng trật tự vũ trụ khi ra sức tàn phá rừng cây về lợi nhuận. Không có thảo mộc thì động vật sẽ bị tiêu diệt. Bầu trời cũng bị phá hoại vì khí thải do vô số nhà máy, xe cộ, máy móc phun ra. Đất đai, sông, rạch đang bị nhiễm độc vì hoá chất đủ mọi loại đổ xuống… Những động vật anh em ta ( cùng chung bà mẹ thảo mộc ) đang lần lượt bị tuyệt chủng vì lòng tham của con người.
Những kẻ nào vi phạm quy luật vũ trụ sẽ bị trừng phạt.Thượng đế là đấng sáng tạo, đồng thời cũng là đấng huỷ diệt.
Thượng đế là đấng toàn năng, toàn trí.. Do đó mọi thứ do Thượng đế sinh ra đều tốt đep, hoàn hảo. Các bông hoa đua nở, chim chóc ca hát líu lo, cảnh núi rừng hùng vĩ, đẹp tuyệt vời. Ngay cả những con thú lớn nuốt những con thú bé cũng là ý đồ của đấng sáng tạo không để một giống vật nào sinh sôi nảy nở quá nhiều làm mất quân bình sinh thái. Những thảm hoạ thiên nhiên như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão tố, bệnh tật… cũng nhằm mục đích lập lại trật tự ở những nơi mất trật tự. Tất cả đều hoà hợp tạo thành 1 bản đại hoà tấu ca ngợi đấng tối cao.
Con người cũng thế, phải sống sung sướng, hạnh phúc. Ta không hạnh phúc là tại ta vi phạm trật tự vũ trụ.
Đứa bé dưỡng sinh cũng phải được dạy vô song nguyên lý. Âm và dương phối hợp sinh ra mọi hiện tượng trong vũ trụ.. Vật chất do nguyên tử tạo thành, nguyên tử bao gồm những âm điện tử quay với vận tốc kinh hồn theo hình xoắn ốc tiến về phía dương điện tử.Thái Dương hệ cũng có cấu tạo tương tự gồm 8 hành tinh chuyển động hình xoắn ốc quanh mặt trời. Vũ trụ có vô số thái dương hệ như thế. Tất cả đều có cấu tạo hình xoắn ốc (OHSAWA)
Các nhà thiên văn học hiện đại cũng công nhận quỹ đạo của các hành tinh quay quanh mặt trời là hình xoắn ốc chớ không phải hình bầu dục như trước kia lầm tưởng và hàng triệu năm nữa trái đất sẽ đụng mặt trời.( Theo Trịnh Xuân Thuận, nhà Thiên Văn Học hàng đầu thế giới hiện nay.)
“Có âm thì phải có dương” và “ bề mặt càng lớn thì bề lưng càng lớn”. Do đó, trong cõi dời tương đối này (từ cõi số I đến số VII) hạnh phúc luôn luôn đi kèm với đau khổ. Hạnh phúc càng lớn thì đau khổ càng nhiều. Ta muốn nhà cửa sạch bóng chừng nào thì ta phải ra công quét dọn, lau chùi nhiều chừng đó. Muốn giàu sang chừng nào thì phải lao dộng khổ cực chừng đó. Muốn ăn quả thì phải trồng cây. Hiểu được nguyên lý này ta mới biết rõ tại sao Tiên sinh OHSAWA cũng như Chúa Jesus và Phật Thích Ca khuyên chúng ta sống nghèo, càng đơn giản càng tốt. Không bận tâm nhiều về vật chất, tâm hồn ta mới thảnh thơi, an lạc.
Ngược lại đau khổ nhiều chừng nào thì hạnh phúc nhiều chừng đó. Đối với các anh bộ đội ngày đêm hành quân dầm sương, dải nắng trong kháng chiến thì được ngủ trong nhà, giăng được cái mùng là hạnh phúc tuyệt vời. Phải bị nhốt tù thì mới thấy được thả về nhà sống với vợ con là hạnh phúc vô cùng. Theo Ngài OHSAWA, phải đạt được trí phán đoán tối cao thì ta mới có hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và công bằng tuyệt đối.
“Có âm thì có dương đi cùng.” “Có thuỷ thì có chung”. Ta muốn nhận được niềm vui, an lạc tinh thần thì ta phải cho càng nhiều càng tốt. “Cho thì phúc hơn nhận” Ta phải san sẻ những gì mình có về vật chất cũng như tinh thần.Hãy cho đi những gì quý nhất trên đời. Đó là Vô Song Nguyên Lý, Trật Tự Vũ Trụ, và PP OHSAWA. Tuy nhiên, từ trái tim đến đôi tay là con đường rất khó khăn. Ta phải hành động bằng đôi tay chớ không nói suông!
Còn 1 điểm nũa, người dưỡng sinh phải ghi nhớ là không được “xin lỗi” mà phải sám hối chấp nhận mọi hình phạt của thượng đế do mình vi phạm trật tự vũ trụ. Muốn trốn chạy cũng không thoát lưới trời lồng lộng. “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”
Đúa bé dưỡng sinh cũng phải được dạy dỗ không bao giờ được nói dối để chạy tội hay mưu cầu lợi ích cá nhân. Để dạy con tốt, cha mẹ phải làm gương cho con mình noi theo. Hãy hành động tốt để con cái bắt chước theo là cách giáo dục hiệu quả nhất. Dạy mà như không dạy để đứa bé tiếp thu 1 cách tự nhiên là pp tối ưu nhất. Đúng như Lão Tử nói “ Bất ngôn chi giáo”. Cuộc đời của Đức Phật, Chúa Jesus, của Tiên sinh OHSAWA là những tấm gương lớn mà ta phải học hỏi suốt đời.
Một nguyên lý nữa là “ trong âm có dương và trong dương có âm “. Không có gì hoàn toàn âm cũng như không có gì hoàn toàn dương. Không có ai hoàn toàn xấu cũng như không có ai hoàn toàn tốt. Trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo có kể chuyện một người đàn bà phạm tội ngoại tình và dân làng quyết đinh thực hiện hình phạt ném đá kẻ phạm tội. Chúa Jesus nói với những người đòi ném đá kẻ phạm tội: “Ai trong các ngươi vô tội, hãy ném đá người đàn bà này trước đi” . Những người dân làng nghe Người nói như thế lần lượt bỏ đi hết. Chúa Jesus nói với người đàn bà phạm tội: “Ta cũng không định tội ngươi. Hãy đi đi và từ rày về sau đừng phạm tội nữa”.
Mọi người đều có cái tốt và cái xấu, chỉ khác nhau về mức độ. Ta phải thương yêu tất cả mọi người vì họ cũng có cái tốt và cái xấu giống như ta và tất cả đều do Thượng Đế sinh ra. Ngài OHSAWA nói :” Ai có nhiều bạn thân chừng nào, kẻ ấy hạnh phúc chừng đó.”
Một nguyên lý nữa là “Âm Dương tương phản tương thành” Trong kinh tế, ta thấy rõ nguyên lý này. Càng có nhiều cạnh tranh, chất lượng hàng hoá càng tốt và người tiêu dùng được mua giá rẻ. Ngược lại, độc quyền kinh tế làm cho chất lượng hàng hoá xấu và giá thành lại cao.
Tiên sinh OHSAWA nói đừng chống đối với cái ác, đừng chạy trốn nghịch cảnh, hãy lắng nghe những lời trái tai. Lịch sử Trung Quốc cho thấy những kẻ xâm lăng từ phương bắc tràn xuống như quân Nguyên, Mãn Thanh… cuối cùng bị đồng hoá bởi những người dân Trung Quốc không chống lại cái ác. Ta không đấu tranh chống kẻ khác mà ta phải quay vào đấu tranh chống chính mình. Thắng được mình mới có hạnh phúc thực sự, mới có thể đạt tới giác ngộ, giải thoát.
Lão Tử khuyên ta “ Bất tranh mà thắng “. Chúa Jesus cũng nói hãy yêu thương kẻ thù ngươi. Vì kẻ thù giúp cho ta thấy rõ những khuyết điểm của mình và làm gia tăng ý chí muốn giác ngộ, giải thoát. Ta phải lao vào nghịch cảnh, tìm con đường gian khổ mà đi thì ta mới có cơ hội học hỏi, rèn luyện ý chí sắt đá ngõ hầu đạt trí phán đoán tối cao.
Những người ham thích cảnh tiện nghi, lạc thú, dư thừa thì sinh mệnh lực của họ hoá ra bạc nhược, không còn ý chí phấn đấu vươn lên nữa.
“Theo thời gian và không gian, thì âm biến thành dương và dương biến thành âm”. Người ta lợi dụng nguyên lý này để tạo ra những thức ăn quý, tác dụng trị bịnh mạnh như nước tương 3 năm, mận muối 3 năm, chanh muối 3 năm, củ cải muối 3 năm, dentie 3 năm…
Tiên sinh OHSAWA thường nói “ Kẻ đứng chót vượt lên đứng đầu và kẻ đứng đầu tụt xuống hạng chót”. Tại sao vậy ? Đó là do ý chí. Những kẻ nghèo khó bị coi khinh thì ý chí vươn lên rất mạnh mẽ. Còn những kẻ sống trong cảnh giàu sang, nhiều tiện nghi vật chất, quyền lực cao thì ý chí bạc nhược đành phải tụt hậu.
Ngài OHSAWA đề cao sự khiêm tốn, giản dị và cho sự tự cao, ngạo mạn là bệnh khó chữa nhất. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ mình vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ vô tận này, phải luôn luôn kính sợ Thượng Đế, nhờ đó ta sống thuận theo thiên nhiên ngõ hầu đạt hạnh phúc tuyệt đối.
Khoa học Tây phương tự cao, ngã mạn coi mình là đấng tối cao, mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại bằng con đường vật chất. Khoa học dùng trí tuệ mình ( giai đoạn 2, trí phán đoán cảm giác) chinh phục tự nhiên nhằm tạo ra tiện nghi, khoái lạc vật chất càng nhiều càng tốt. Hậu quả là chiến tranh, bạo lực, bệnh tật, nỗi sợ hãi, đau khổ tràn lan khắp nơi.
Nguyên lý này có nghĩa A không đồng nhất A. Luận lý học hình thức của tây phương A đồng nhất A là lý luận chết, bất động. Vì trên đời này có gì mà không biến đổi. Bởi vậy nhà Phật nói mọi thứ vô thường. Vì mọi thứ đều biến đổi được, ta phải ứng dụng nguyên lý vô thường này hầu biến đổi con người từ đau khổ sang hạnh phúc, từ bệnh tật sang vô bệnh bằng cách áp dụng PP OHSAWA trong đời sống hàng ngày.

TP.HCM.ngày 2 tháng 6 năm 2007
NGUYỄN VĂN TRUNG
351/106 cư xá Lê Đại Hành P.13
Q.11 TP.HCM
(08) 9622137
w w w.thucduong.vn




.




.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 5th June 2024 - 05:04 AM