IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> A xít và Kiềm được "làm mới", Bùi Xuân Trường hiệu đính tiếng Anh
Diệu Minh
bài Jan 15 2014, 10:45 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,917
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè:


HERMAN AIHARA
Phạm Đức Cẩn
biên dịch










AXITKIỀM


Cẩm nang thực dưỡng






(Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung)

Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường









NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 17 2014, 11:39 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



LỜI GIỚI THIỆU

Tự nhiên luôn luôn có các quy luật của nó. Biết và sống thuận theo các quy luật đó, sẽ đem lại cho ta cuộc sống hạnh phúc.

Từ xa xưa, các quy luật tự nhiên đó đã được khám phá bởi cả hai nền văn minh Đông và Tây. Chẳng hạn, quy luật biến dịch của tự nhiên được khám phá ở phương Đông qua Kinh Dịch. Còn ở phương Tây thì quy luật này được biết qua câu nói nổi tiếng của một nhà hiền triết: “Bạn không thể bước hai lần trên cùng một dòng sông”.

Dòng sông cuộc sống luôn luôn trôi chảy cũng như con người luôn luôn thay đổi từ trẻ thơ đến thanh niên, từ thanh niên đến già lão… Các tế bào cứ sinh ra rồi chết đi... Thức ăn tạo nên các tế bào, tạo nên máu huyết, tạo nên cơ thể chúng ta. Do vậy, sức khỏe của chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày.


Cuốn sách này giúp cho ta có cái nhìn tổng quan đối với thức ăn, từ cả hai lối tiếp cận của phương Đông và phương Tây. Phương Tây đã khám phá ra tính chất của thức ăn qua thành phần hóa học của chúng – axít và kiềm. Các thức ăn đều có tính hoặc là tạo axít, hoặc là tạo kiềm, chỉ khác nhau về mức độ. Còn phương Đông thì tiếp cận, phân tích thức ăn dưới khía cạnh - âm và dương. Các thức ăn đều có tính chất hoặc trội dương, hoặc trội âm. Một thức ăn khi so sánh với thức ăn này thì là âm, nhưng khi so sánh với thức ăn khác thì lại là dương. Việc sử dụng thực phẩm để đem lại sức khoẻ tuỳ thuộc vào việc phối hợp hài hoà để tạo ra sự quân bình giữa chúng.

Khi đọc cuốn sách này, chúng tôi nhận thấy đây là cuốn kim chỉ nam về cách sử dụng thức ăn trong ăn uống hàng ngày cho những ai quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc.

Với lòng tri ân, chúng tôi chân thành cảm ơn người bạn đã giúp chúng tôi để có cuốn sách này ngày hôm nay, đặc biệt biết ơn ông Lương Trùng Hưng đã giúp đỡ và hướng dẫn nhiều người khỏi bệnh và khuyến khích chúng tôi hoàn thành quyển sách để tri ân các ơn lành mà chúng tôi đã thọ nhận. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của độc giả.

Hà Nội, ngày 11/6/2003
Lê Hoàng Long


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 17 2014, 11:46 AM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Lời tựa

Nhà văn Anh đạt giải Nobel Rudyard Kipling từng nói: “Phương Đông là phương Đông và phương Tây là phương Tây, sẽ chẳng bao giờ gặp nhau”. Ông sống ở phương Đông từ rất sớm. Nếu bây giờ ông còn sống ở đó thì quan điểm này chắc sẽ khác đi nhiều.Judo, Karate và nhiều môn võ thuật khác đã có hàng ngàn học viên và là các môn thể thao quan trọng ở thế giới phương Tây: các môn này một sớm một chiều sẽ được tập luyện thậm chí ngay ở cấp học tiểu học. Chúng có ý nghĩa khác hẳn với bóng đá hoặc bóng chày, với mục đích phát triển tinh thần hơn là phát triển thể chất. Hẳn là phương Tây đang học hỏi gì đó từ phương Đông.Nước Nhật học cách chế tạo ô-tô, máy ảnh, thiết bị bán dẫn,... của phương Tây. Nền công nghiệp của Nhật được xây dựng theo tinh thần phương Đông, cộng với công nghệ của phương Tây. Sản phẩm Nhật xuất sắc tới mức khiến cho một trong các nhà sản xuất tự động lớn nhất phương Tây phải giãy chết.

Phương Đông và phương Tây đã gặp nhau và đang cùng nhau kiến tạo một nền văn minh rực rỡ. Điều này sẽ được thực hiện trong thế kỷ 21. Giờ đây nó đã được khởi động. Judo, Aiki, Thiền, Yoga, tivi và thiết bị bán dẫn là giai đoạn đầu của nền văn minh đó. ở giai đoạn thứ năm và thứ sau theo phán quyết của Chúa phương Đông và phương Tây sẽ gặp nhau trong lĩnh vực tôn giáo và ý niệm, và đây là điều hết sức khó khăn. Khi hai bên hợp nhất, một thế giới sẽ hình thành. Mục đích của tôi viết cuốn sách này là hướng công chúng phương Tây chấp nhận ý niệm khoa học của phương Đông và áp dụng vào y học phương Tây. Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho sức khỏe của chúng ta.

Herman Aihara

Tháng 11, 1979


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 17 2014, 11:48 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11








Cuốn sách này dành tặng các thày giáo của tôi ở trường tiểu học, trung học và đại học; ông bà George Ohsawa và Lima; cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi của tôi; và các tác giả khác đã truyền cảm hứng cho tôi viết cuốn sách này.





Herman Aihara
Ngày 20, Tháng 2, 1980


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 17 2014, 11:51 AM
Bài viết #5


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Mục lục

Lời giới thiệu 3
Lời tựa 5
I. Tầm quan trọng của sự cân bằng A-xít và Kiềm 9
1. Tại sao cuốn sách này được viết? 9
2. Trường sinh 12
3. Nước: nguồn gốc của cuộc sống 14
4. Nghiên cứu A-xít và Kiềm sẽ giúp bạn điều gì? 19
II. A-xit và Kiềm – cách tiếp cận của phương Tây 22
1. A-xít và Kiềm trong gia đình 22
2. A-xít và kiềm là gì? 24
3. A-xit và kiềm trong cơ thể người 27
4. Lý thuyết mới về a-xít và kiềm. 31
5. Các nguyên tố tạo a-xít và tạo kiềm 35
III. Kiềm và A-xít trong thức ăn 50
1. Thức ăn tạo A-xít và tạo Kiềm 50
2. Cách xác định thức ăn tạo A-xít và tạo Kiềm 51
3. Sự cân bằng A-xít - Kiềm và Chất béo 64
4. Sự cân bằng A-xít - Kiềm và Carbohydrate 65
5. Sự cân bằng A-xít - Kiềm và Đường 67
6. Sự cân bằng A-xít - Kiềm và các chất Vitamin 68
7. Kết luận 73
IV. Âm và Dương – cách tiếp cận của phương Đông 75
1. Sagen Ishizuka - cha đẻ y học và chế độ ăn Thực Dưỡng của Nhật 75
2. George Ohsawa – cha đẻ Thực dưỡng hiện đại 81
3. Âm và Dương 82
4. Thức ăn Âm và Dương 94
V. Bảng cân bằng Bốn Bánh của thức ăn 111
1. Phân loại thức ăn theo A-xít và Kiềm / Âm và Dương 111
2. Cách đọc bảng Bốn Bánh 112
3. Các món ăn cân bằng 114
VI. Kiềm và A-xít trong đời sống 121
1. Dư thừa A-xít 121
2. Dư thừa Kiềm 123
3. Thuốc có tính A-xít là gì? 124
4. Dùng phương pháp Thực Dưỡng trị bệnh gây ra do dùng thuốc 132
5. Sự mỏi mệt liên quan đến A-xít 135
6. A-xít và Kiềm với vấn đề thần kinh 138
7. A-xít và Kiềm với Ung thư 140
8. Kết luận 149
Phụ lục 152
Nhai kỹ 152
Món ăn thải độc? 169
Viên nang phục hồi sinh lực 176
Chú thích: các bảng không đưa được lên web, xin mời tham khảo trong sách in.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 18 2014, 04:12 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Chương I

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ CÂN BẰNG A-XÍT VÀ KIỀM


1. Tại sao cuốn sách này được viết?

Từ cuối thế kỷ trước cho đến nay, nhiều ý niệm quan trọng về cuộc sống đã được đưa ra theo quan điểm sinh học. Claude Berna đưa ra khái niệm “môi trường nội tại” (milieu interne) và Walter Cannon đưa ra khái niệm “cân bằng nội môi” (homeostasis). Claude Berna là nhà sinh lý học vĩ đại trong thế kỷ 19; ông là người đã đưa ra nhiều quan điểm sinh học hiện đại, trong đó “môi trường nội tại” chỉ dịch ngoại bào, bao quanh các tế bào, còn Walter Cannon, một nhà sinh lý học vĩ đại khác nửa đầu thế kỷ 20 đã đề cập “cân bằng nội môi” chính là việc duy trì các điều kiện tương đối hằng định của dịch ngoại bào này (“Chức năng cơ thể người” – Guyton). Trong “cân bằng nội môi”, cơ thể chúng ta phải duy trì rất nhiều các điều kiện tương đối hằng định như sau:

1. Nhiệt độ cơ thể 37OC (98,6 OF)


2. Nồng độ A-xít và Kiềm trong các dịch cơ thể (pH = 7,4)

3. Hàm lượng một số hoá chất trong dịch cơ thể.

4. Mức đường glucose trong máu

5. Lượng dịch cơ thể

6. Mức O2 và CO2 trong máu

7. Lượng máu…

Bác sĩ Cannon nhận ra tầm quan trọng của sự cân bằng giữa A-xít và Kiềm trong dịch cơ thể, đặc biệt là trong máu. Mặc dù y học và sinh lý học phương Tây đã phát triển lý thuyết cơ thể học duy trì cân bằng giữa a-xit và kiềm trong máu như thế nào, nhưng chỉ là duy trì cân bằng về khía cạnh kiềm tính, mà không phát triển khái niệm trên trong lĩnh vực dinh dưỡng.


Cùng khoảng thời kỳ với bác sĩ Cannon còn có bác sĩ Tan Katase, một gương mặt nổi bật sống ở Nhật, giáo sư trường đại học Osaka, người đã dành trọn đời mình nghiên cứu Canxi, nghiên cứu chức năng và tầm quan trọng của chế độ ăn uống sinh lý học đối với sức khoẻ con người. Ông nghiên cứu sinh lý học hướng về sức khoẻ của con người. Một trong số các kết quả nghiên cứu của ông cũng giống như kết quả của bác sĩ Cannon; nhưng bác sĩ Katase quan tâm nhiều đến sức khoẻ hơn là về sinh lý học đơn thuần, nên ông đã liên kết được sự cân bằng A-xít và Kiềm với thức ăn. Ông khuyên mọi người nên ăn thức ăn giàu kiềm có chứa canxi.


Trước Katase không lâu, một bác sĩ quân y người Nhật tên là Sage Ishizuka, người sau 28 năm thực nghiệm và nghiên cứu đã rút ra kết luận có hai nguyên tố kiềm trong dịch cơ thể rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. Theo ông, hai nguyên tố kiềm đó xác định đặc tính của thức ăn, cũng như đặc điểm của người ăn thức ăn đó. Đó là Kali (K) và Natri (N).


Môn đệ của ông, George Ohsawa đã tự chữa các bệnh hiểm nghèo với chế độ ăn uống Ishizuka. Ông sau đó đã phát triển lý thuyết của Ishizuka thành phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotics). Tiếng Hy Lạp, macro nghĩa là vĩ đại hay trường tồn, và bio nghĩa là sự sống. Ohsawa đã áp dụng triết lý phương Đông vào khái niệm A-xít và Kiềm và gọi chúng là Âm và Dương, khái niệm nền tảng và phổ biến của học thuyết phương Đông.


Trong nghiên cứu của tôi, tôi nhận thấy rằng thức ăn sẽ được sắp xếp rất tốt nếu được phân loại theo hai cặp khái niệm cân bằng, A-xít - Kiềm và Âm - Dương. Trong cuốn sách này tôi cố gắng kết hợp khái niệm của phương Tây về A-xít và Kiềm với khái niệm của phương Đông về Âm và Dương, vì các khái niệm này được kết hợp sẽ có lợi ích rất nhiều cho sức khoẻ của chúng ta. Thí dụ, dùng các khái niệm A-xít và Kiềm kết hợp với Âm và Dương, ta sẽ hiểu rõ hơn căn bệnh ung thư. Các khái niệm này giúp chúng ta có một giải pháp điều trị bệnh ung thư tốt hơn thông qua chế độ ăn uống. Khái niệm về Âm - Dương chẳng những mang lại lợi ích về sức khoẻ mà còn mở ra rất nhiều lĩnh vực to lớn trong học thuyết phương Đông, giúp người phương Tây hiểu biết sâu sắc hơn về tâm lý học và vấn đề tinh thần. Giống như vậy, khái niệm về a-xit và kiềm sẽ giúp cho người phương Đông hiểu hơn về sự sống, và có chỉ dẫn về sức khoẻ tốt hơn. Cuốn sách này được viết cũng vì các lợi ích nói trên.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 18 2014, 04:14 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



2. Trường sinh

Từ thời cổ đại, người ta đã tìm kiếm sự trường sinh. Kết quả là ở Châu Âu đã phát triển ngành hoá học và ở Trung quốc phát triển triển y dược.

Về lý thuyết, chúng ta vốn dĩ trường sinh. Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo ra các tế bào mới. Cuộc sống mới phát triển từ các tế bào mới này. Cuộc sống mới này lại tạo ra trứng và tinh trùng và tiếp tục tạo ra cuộc sống mới. Nói khác đi, các tế bào phôi không bao giờ chết. Cha mẹ cứ sinh sống tiếp nối trong cuộc sống mới.

Trứng và tinh trùng là các tế bào phôi. Theo quan điểm sinh lý học hiện đại (Loài người và thế giới đang tồn tại) thì tế bào phôi không có biểu hiện của sự lão hoá và mang tiềm năng của sự sống nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên chúng ta lại có các loại tế bào khác, đó là các tế bào cơ thể hay thể xác. Khi phát triển, các tế bào này biến đổi thành các mô chuyên biệt như mô thần kinh, cơ, mô liên kết, dây chằng, xương sụn, da, xương, mô chất béo... Các mô này tiếp tục phát triển tạo ra các cơ quan chức năng. Thật tiếc là các tế bào mô và các cơ quan chức năng này sẽ bị lão hoá và chết. Điều gì làm cho các tế bào này chết?

Alexis Carrel, nhà sinh lý học có tiếng người Pháp đã tìm ra nguyên nhân. Ông đã giữ trái tim của một con gà sống trong vòng 28 năm. Ông cho ấp trứng rồi lấy tim của gà con mới nở cắt thành từng miếng nhỏ. Các miếng nhỏ này chứa nhiều tế bào, được ngâm trong dung dịch mặn có chứa nhiều chất khoáng với tỉ lệ tương ứng như tỉ lệ trong máu của gà. Bằng cách thay đổi dung dịch này hàng ngày, ông đã giữ được trái tim này sống trong vòng 28 năm. Khi ông ngừng thay đổi dung dịch thì tim chết. Vậy điều gì đã làm cho trái tim gà sống lâu như vậy?

Điều bí mật trong câu chuyện Carrel có thể duy trì sự sống của tim gà trong 28 năm nằm ở việc dung dịch ngâm tim được ông thay đổi hàng ngày. Thí nghiệm của Carrel đã dẫn chúng ta đến sinh lý học hiện đại, được diễn giải như sau:

Để các tế bào cơ thể tiếp tục sống, đòi hỏi cơ bản là: thành phần của dịch cơ thể bao quanh các tế bào phải được bảo đảm duy trì chính xác từng phút, từng ngày và không được thay đổi các thành phần quan trọng đơn lẻ có trong dịch quá vài phần trăm. Thực tế, sau khi các tế bào được cắt rời khỏi cơ thể vẫn có thể sống, nếu chúng được ngâm trong dung dịch có chứa các thành phần và các điều kiện vật lý tương tự với thành phần của dịch cơ thể. Claude Berna gọi dịch ngoại bào bao quanh các tế bào là môi trường nội tại (milieu interne) và Walter Cannon nói đến việc duy trì các điều kiện tương đối hằng định cho dịch ngoại bào này là “cân bằng nội môi” (homeostasis)

(“Chức năng của cơ thể người” của tác giả Guyton)

Vậy tại sao dịch môi trường lại phải được giữ trong điều kiện hằng định? Có mối liên hệ gì giữa các tế bào, các cơ quan và dịch cơ thể? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy quay trở lại hàng tỉ năm, khởi nguồn của cuộc sống.



--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 18 2014, 04:15 PM
Bài viết #8


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



3. Nước - Nguồn gốc của cuộc sống

Không một sinh vật nào, dù sống trong nước hay trên đất liền, lại có thể sống mà không cần đến nước. Không một tế bào cơ thể đơn lẻ nào có thể tồn tại mà không có nước. Do vậy, lý thuyết sinh học sáng tạo được chấp nhận nhất là sự sống được khởi nguồn từ biển. Thật thú vị khi để ý thấy trong chữ tượng hình của Trung quốc, từ Biển gồm có ba chữ kết hợp lại:

Nước Người và Mẹ

Từ tượng hình này có nghĩa biển là mẹ của con người. Từ thuở ban đầu, các cấu trúc đơn bào được hình thành từ biển, được biển nuôi dưỡng - có lẽ khoảng ba tỉ năm trước đây.

Biển là môi trường hoàn hảo cho các tổ chức đơn bào sơ khai, vì hơi nóng của nước rất lớn. Điều đó có nghĩa nhiệt độ nước biển chỉ chịu tác động của thời tiết, khí hậu và địa lý. Hơn nữa, nước là chất hoà tan mạnh, vì vậy có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Khi đó, do có sự thay đổi về thời tiết và thức ăn, một số sinh vật đơn bào biến đổi thành các tổ chức đa bào phức tạp hơn. Khi điều này xảy ra thì các tổ chức đã đưa nước biển xen vào giữa các tế bào và bên trong các tế bào, vì một số tế bào không tiếp xúc được với nước biển bên ngoài - có nghĩa rằng các tế bào này không lấy được thức ăn và không loại bỏ được chất thải. Bằng cách đưa nước biển vào bên trong, các tổ chức đa bào có thể sống được trong biển giống như cách mà các tổ chức đơn bào đã sống, vì nước biển bên trong có thành phần giống như nước biển bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay nước biển mặn hơn dịch ngoại bào của chúng ta rất nhiều, mặn hơn trong quá trình bốc hơi hàng tỉ năm. Nước biển ngày nay mặn đến nỗi ta không thể dùng làm nước uống được. Nếu uống nước biển sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu cho đến khi chúng ta mất đi chất lỏng bên trong, mất nước và sẽ chết. Áp suất thẩm thấu rất quan trọng để duy trì lượng nước ổn định trong cơ thể. Áp suất thẩm thấu là do nước có khả năng hoà tan mạnh mà có.

Một hoá tính quan trọng nữa của nước là ion hoá. Hiện tượng ion hoá xảy ra khi một nguyên tử bị mất điện tử, hoặc nhận thêm điện tử từ một nguyên tử khác. Điều này xảy ra trong dung dịch nước. Thí dụ khi muối (NaCl) hoà tan trong nuớc, thì Cl nhận điện tử từ nguyên tử Na và trở thành nguyên tử tích điện âm (gọi là ion âm). Mặt khác, khi Na mất điện tử trở thành tích điện dương thì được gọi là ion dương.

Vì các nguyên tố khi ion hoá đều có phản ứng nên các nguyên tố gây ra phản ứng hoá học được coi là ion hoá. Vì nước tạo ra ion hoá, không có nước, cơ thể chúng ta sẽ ngưng phản ứng hoá học, có nghĩa là chết.

Việc biến đổi thành các tổ chức đa bào là một thay đổi lớn trong sự sống, bởi vì các tế bào riêng lẻ trong các tổ chức đa bào bắt đầu phân chức năng. Một số trở nên vô sinh và chỉ có chức năng nhờ vận động và ăn thức ăn, trong khi các tế bào khác duy trì điều kiện ban đầu là tái sinh tế bào. Một số tế bào tái sinh được phân chức năng bậc cao (trứng và tinh trùng), trong khi các tế bào khác chỉ duy trì khả năng tái sinh ban đầu bằng cách phân đôi đơn giản. Nói cách khác, sự khác biệt về chức năng đã xảy ra trong toàn bộ các tế bào, các tế bào riêng lẻ phân biệt rạch ròi với nhau; đồng thời điều đó đã tạo ra bước đi đầu tiên trong cấu tạo của một động vật phức tạp do bị mất khả năng tái sinh. Với bước đi này, sự khác biệt các tế bào thân thể tiếp tục theo nhiều hướng ngày càng phức tạp dần và dẫn tới quá trình tạo ra hình thái phức tạp bậc cao như con người hiện nay.

Sự thay đổi quan trọng khác đã dẫn tới hình thành các tổ chức đa bào là việc môi trường bên ngoài (biển) bắt đầu được đưa vào trong cơ thể, như tôi đã nêu ở trên. Các đa bào này không bị tách khỏi việc nhận thức ăn, nước và ôxy trực tiếp từ môi trường ở xa lớn hơn, cũng như tiết ra chất thải từ hoạt động. Việc phát triển các dòng chảy trong cơ thể, máu và dịch mô, là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận nguồn cung cấp và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Với việc hình thành hệ thống tuần hoàn, các sinh vật sống đòi hỏi tự do nhiều hơn các tổ chức đơn bào, và phát triển thành các sinh vật phức tạp hơn, như cá.

Một số cá Dương hơn (tôi sẽ giải thích sau) phát triển khả năng nhận ôxy từ khí quyển, mà không phải từ nước. Chúng trở thành loài lưỡng cư. Thoát khỏi nước lên cạn là sự thay đổi lớn thứ hai trong cuộc sống động vật. Do môi trường mới có sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng ôxy, điều kiện thức ăn cũng thay đổi cả về lượng và chất. Sự thay đổi về điều kiện môi trường và thức ăn đã khiến cấu trúc cơ thể và chức năng của các tế bào động vật phức tạp hơn, phát triển bậc cao các cơ bắp, các cơ quan, hệ thần kinh phối hợp và các tuyến, bao gồm cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp và cơ quan loại bỏ độc tố và chất thải. Kết quả là động vật có thể duy trì được điều kiện bên trong ổn định hơn trước; chúng đã có được hệ thống thần kinh phối hợp và các tuyến.

Tế bào












Cơ quan ------------------------------------------------------ Dịch cơ thể



Các cơ quan, môi trường nội dịch và tế bào đều phụ thuộc lẫn nhau. Đối với các tổ chức đa tế bào và các sinh vật bậc cao, tôi thấy dường như cả ba yếu tố trên đều phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một trong ba thứ trên hoạt động sai chức năng hoặc không còn giá trị thì các thứ kia sẽ chết. Tuy nhiên, đối với các sinh vật đơn giản nhất, như các tổ chức đơn bào, dịch đều xuất phát từ bên ngoài, và đó là gốc của các tế bào. Điều kiện và cấu tạo của dịch đã sản sinh ra tế bào đầu tiên (Đây không phải là thuyết sinh học ngày nay, mà chỉ là ý kiến của một số nhà sinh học, bao gồm bác sĩ K. Chishima).

Do vậy, theo tôi, điều kiện và cấu tạo của dịch cơ thể, đặc biệt là máu là yếu tố quan trọng nhất cho sự sống, hay phải nói rằng, cho sức khoẻ của chúng ta. Trong cơ thể người, các cơ quan như thận, gan và đặc biệt là đại tràng có chức năng loại bỏ chất thải và độc tố và duy trì môi trường bên trong ở điều kiện lý tưởng cần thiết. Tuy vậy điều này cũng hạn chế. Nếu chúng ta ăn quá nhiều thứ sản sinh ra độc tố, hoặc không đủ chất cần thiết để đào thải độc tố thì môi trường bên trong trở nên mất kiểm soát, và rời xa điều kiện đúng để các tế bào cơ thể có thể tồn tại. Các tế bào trở nên ốm và chết. Có nhiều bệnh chỉ là do một chức năng của cơ thể cố gắng dọn sạch môi trường bên trong. Ung thư là một tình trạng mà các tế bào cơ thể trở nên khác thường do điều kiện khác thường của dịch cơ thể gây ra.

Vậy điều kiện của dịch cơ thể, bao gồm máu là gì? Hay cần phải nói rằng, điều gì giúp giữ cân bằng giữa axít và kiềm? Dịch cơ thể là kiềm nhẹ, như bác sĩ Walter Cannon đã chỉ ra rằng: Điều quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và hoạt động đúng của các tế bào là mức axít và kiềm trong máu không được thay đổi đáng kể. Điều này cũng được áp dụng cho dịch ngoại bào.

Bây giờ tôi sẽ thảo luận về axít và kiềm.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 18 2014, 04:18 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



4. Nghiên cứu axít và kiềm giúp ích gì cho bạn?

Trong quá trình chuyển hoá, carbohydrate, protein và chất béo đã sinh ra axít vô cơ và axít hữu cơ. Protein sinh ra axít sulfuric và axít phốt-phoric. Carbohydrate và chất béo sinh ra axít acetic và axít lactic. Các axít này đều độc, chúng ta phải thải bỏ ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Tuy vậy nếu các axít này được đào thải ra khỏi cơ thể qua thận và đại tràng thì axít sẽ làm hỏng các cơ quan này. Tuy nhiên thật may là các axít này bị trung hoà bởi các hợp chất khoáng trong cơ thể. Axít và khoáng đã tạo ra các chất không còn độc hại cho cơ thể và có thể được đào thải một cách an toàn.

Các khoáng chất để trung hoà axít là các muối carbonic, điển hình là BaCO3 trong đó Ba đại diện cho một trong 4 nguyên tố kiềm cơ bản là: Na, Ca, K và Mg. Khi muối carbonic gặp axít mạnh như axít sulfuric, axít phốt-phoric, axít acetic và axít lactic, khoáng chất kiềm này hình thành muối carbonic cho muối và kết hợp với axít tạo ra muối mới. Thí dụ:

BaCO3 + H2SO4 = BaSO4 + H2O + CO2

(Muối carbonic + axít sulfuric = muối sulfuric + nước + carbone dioxide)

Kết quả là muối carbonic biến đổi axít sulfuric (axít mạnh) thành muối sulfuric; muối này được đào thải ra khỏi cơ thể qua thận mà không làm gây hại cho thận. Cũng theo cách đó, một số axít khác có thể được biến đổi thành muối khác và bị thải ra qua thành đại tràng. Nói tóm gọn, axít là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá có thể được đào thải chỉ sau khi đã bị biến đổi thành muối trung tính. Muối này không làm còn gây hại cho thận và thành ruột nữa.

Kết quả của sự biến đổi này, từ axít thành muối trung tính, là làm giảm nồng độ các nguyên tố kiềm như Na, Ca, Mg và K có trong máu và dịch ngoại bào. Việc giảm nồng độ kiềm có liên quan đến điều kiện axít trong dịch cơ thể. Để có sức khoẻ thì lượng kiềm có trong dịch cơ thể phải được duy trì ở mức pH 7.4 và chúng ta phải bổ sung lượng kiềm đã mất qua các thức ăn hàng ngày.

Đây là lý do chúng ta phải ăn đủ thức ăn tạo kiềm để làm cho dịch cơ thể luôn luôn kiềm tính. Một lý do khác để chúng ta phải ăn thức ăn tạo kiềm là sự thiếu nguyên tố tạo kiềm như Na và Ca trong dịch ngoại bào làm giảm các nguyên tố tạo kiềm khác như Ka và Mg trong dịch nội bào của cơ thể. Nếu dịch nội bào trong các tế bào thần kinh thiếu kiềm thì hệ thần kinh không hoạt động, có nghĩa là thần kinh không truyền tín hiệu. Kết quả là ta bị hôn mê. Do vậy, nhất thiết phải phải duy trì đủ các nguyên tố tạo kiềm trong dịch cơ thể để duy trì mức kiềm pH 7.4.

Ngoài ra, một trong các nguyên nhân quan trọng gây bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa khác là sự tích tụ nhiều axít trong dịch cơ thể. Do đó, nếu bạn nghiên cứu sự cân bằng giữa axít và kiềm trong sách này thì bạn có thể phòng chống hầu hết các bệnh, bao gồm ung thư, đau tim và cả AIDS nữa.



--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
macrobiotic
bài Jan 19 2014, 06:01 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Chương II

AXÍT VÀ KIỀM SỰ TIẾP CẬN PHƯƠNG TÂY

1. Axít và kiềm trong gia đình

Bạn có thể tìm thấy axít trong xe ô tô của bạn. Chất lỏng chứa trong bình ắc quy là axít. Và thật sự đó là axít mạnh - axít sulfuric. Nếu chất lỏng đó rớt xuống quần áo bạn, nó sẽ gây cháy vải. Nó có vị chua.

Nghĩa của từ axít là chua, gắt, tê rát. Các vị chua của cam, của bưởi, của nho, của sữa chua đều do có chứa axít. Chúng ta không thể phân biệt một axít bằng vẻ bên ngoài. Có một cách đơn giản và thuận tiện nhất để biết được tính axít là dùng giấy quỳ. Quỳ là một hợp chất rau xanh chiết xuất từ cây địa y, nó chuyển thành màuđỏ khi tiếp xúc với axít. Bạn có thể mua giấy quỳ ở hầu hết các hiệu thuốc (hoặc các cửa hàng Thực dưỡng - gạo lứt! NT). Đó là loại giấy hút nước, được ngâm trong dung dịch quỳ và được phơi khô. Giấy quỳ được làm thành từng mảnh và có hai màu: xanh và đỏ. Loại màu xanh là để thử axít, và màu đỏ để thử kiềm.

Đổ ít dấm vào một chiếc cốc, rồi nhúng giấy quỳ màu xanh vào, màu xanh sẽ biến thành màu đỏ. Axít trong dấm đã làm thay đổi màu. Dấm chủ yếu là dung dịchaxít acetic yếu. Axít acetic được sử dụng trong thương mại tạo ra các hợp chất acetate. Phim ảnh, lụa nhân tạo, một số đồ nhựa và men là acetate. Rửa sạch cốc cóchứa dấm rồi vắt nước chanh vào đó, sau đó nhúng giấy quỳ xanh vào, giấy quỳ sẽ biến thành màu đỏ vì nước chanh có chứa axít citric.

Ngoài nước chanh và dấm có rất nhiều thức ăn khác có chứa axít và có thể thử bằng giấy quỳ xanh. Bạn hãy thử nhúng giấy quỳ xanh vào một số đồ nước nhưnước nho, nước cà chua, sữa chua để xem phản ứng của giấy quỳ.

Trong trà và cafe cũng có một lượng đáng kể axít tannice. Axít tannic còn được gọi là tannin. Bạn có thể phát hiện tannin trong các đồ uồng này bằng giấy quỳxanh.

Xà phòng, bột giặt hay phụ gia muối (baking soda) khi hoà tan trong nước đều tạo ra hợp chất kiềm. Kiềm giống như axít, thể hiện đặc tính chỉ khi ở trong dung dịch nước. Kiềm khô hay axít khô thì không hoạt động. Nhìn chung kiềm sẽ khiến giấy quỳ đỏ chuyển thành màu xanh. Tại sao lại như vậy? Ta hãy đổ một ít ammoniac vào một chiếc cốc rồi nhúng giấy quỳ đỏ vào đó. Giấy quỳ đỏ sẽ biến thành màu xanh. Vôi, nước hoặc sữa rửa mặt magiê-cacbonat (milk of magnesia)biến đổi giấy quỳ màu đỏ thành màu xanh.

Khi đem trộn axít với kiềm sẽ có phản ứng ngay lập tức. Chúng trung hoà lẫn nhau, và khi điều này xảy ra thì cả hai đều biến mất. Trong cốc, lúc này xuất hiện nước và một hợp chất được gọi là muối. Từ muối thường dùng để chỉ Natri Clorua được dùng trong nấu ăn. Nhưng trong hoá chất, muối là tên chung để chỉ một nhóm hợp chất hữu ích. Dưới đây là các loại muối trong gia đình:

Tên gọi chung | Tên hoá chất

Muối | Natri clorua

Phụ gia muối | Natri cacbonat

Bô-rắc | Natri tetraborate

Xà phòng | Natri stearat

Thạch cao | Canxi sulfate

Phấn viết| Canxi cacbonat
Đất, đặc biệt ở các nơi tối và trong bóng râm – nơi có nhiều rêu, thường chứa đủ axít để có thể biến giấy quỳ xanh thành màu đỏ. Để kiểm tra tính axít hay tính kiềm của đất, bạn hãy hòa đất vào trong nước rồi nhúng một mẩu giấy quỳ vào để thử. Nếu giấy quỳ đỏ chuyển thành xanh, thì đất đó có tính kiềm; ngược lại nếu giấy quỳ xanh biến thành đỏ thì đất đó có tính axít.

Nói chung, quá trình chuyển hoá của thế giới thực vật là từ axít đến kiềm, trong khi quá trình chuyển hoá của thế giới động vật là từ kiềm tới axít.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 08:18 AM