IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Phương pháp dưỡng sinh đối với tôi, Vương Từ
Diệu Minh
bài Mar 23 2014, 08:17 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI TÔI

TRONG BẢY MƯƠI HAI VỊ HIỀN thời Xuân–Thu có một người mà tôi không bao giờ quên được, đó là Nhan–Hồi, người chỉ với một giỏ cơm, bầu nước hay ở nơi thôn vắng nhưng lòng rất vui, vui đến nỗi Khổng Tử phải thèm phải tán thán không tiếc lời. Hình ảnh Nhan–Hồi in đậm trong tâm trí tôi bởi tôi đã bâng khuâng, thắc mắc thật nhiều điều về ông ta, tôi nghi ngờ niềm vui của Nhan–Hồi và tôi cho đó là hình ảnh tượng trưng cho một tâm hồn an bần lạc đọa hơn là một cuộc đời có thật. Hình ảnh Nhan–Hồi vừa gần gũi với đời sống thường tình vừa rất xa vời thế tục nên trở thành một ám ảnh trong tâm trí tôi mà mọi giải thích đều không làm cho tôi thỏa mãn, cho đến một ngày tình cờ đang khi nhai miếng cơm ăn tôi bỗng cảm nhận rõ ràng cái vui của Nhan– Hồi là thật, rồi thích thú đến như một kẻ cuồng, như đang lên đồng, mà cái hồn ma nhập trong tôi ấy là Nhan–Hồi hay đúng hơn là cái vui của Nhan–Hồi.

Biến cố nhỏ nhặt ấy chẳng ngờ là một biến chuyển lớn lao cho cuộc sống của riêng tôi. Trước đó không ai có cách chi làm cho tôi tin được cái vui của Nhan–Hồi là thật chỉ một phút sau không ai có thể làm tôi nghi ngờ được cái vui của Nhan–Hồi là chuyện viễn vông và duyên nợ giữa Dưỡng Sinh với tôi thực sự được bắt đầu từ giây phút đó, dù rằng tôi đã biết phương pháp Dưỡng Sinh của Oshawa ngay từ lâu và đã thực hành phương pháp ấy để trị bệnh cũng như để bớt phần tốn kém trong ăn uống. Cái giá trị chữa bệnh của phương pháp Dưỡng Sinh cũng như cái lợi đỡ tốn kém tiền bạc trong việc ăn uống thì tôi thấy rõ ràng ngay trong tháng đầu thực hành, nhưng cái thú vị, tuyệt diệu và tối thượng của Dưỡng Sinh thì phải nhiều năm sau tôi mới tình cờ bắt gặp và đến bây giờ thì Dưỡng Sinh đối với tôi không còn là một phương pháp hay một cách chữa bệnh, tiết kệm và trở thành cái đạo, Đạo Sống.

Kinh nghiệm về một miếng ăn không những chỉ giúp tôi hết lòng ngờ về chuyện Nhan –Hồi mà đồng lúc còn giúp tôi thấy rõ nhiều vấn đề khác mà từ lâu đối với tôi chỉ là kiến thức, bây giờ trở thành sự thật, đó chính là cơ duyên cho tôi vào “đạo” Dưỡng Sinh và là ánh sáng cho tôi thấy được sự cao cả của các Tôn–Giáo, để hiểu hơn về đời sống của các vị Giáo Chủ, các bậc Thánh mà tôi được biết. Đối với Lão, Trang, Dưỡng Sinh chính là Đạo, được trình bày trong Nam–Hoa–Kinh qua hai thiên Dưỡng–Sinh– Chủ và Đạt–Sinh, còn trong các Tôn–Giáo khác, Dưỡng Sinh vẫn là nền tảng được nói đến qua những lời răn, giới luật và các nghi lễ, bí tích, riêng đối với Gandhi chúng ta thấy Ông là người cẩn thận về chuyện ăn uống rất mực và sự làm chủ vị giác được nêu làm một trong những nguyên tắc chính yếu cho Giáo–Lý của Thánh Gandhi.

Thánh Gandhi quả thật xứng đáng cho cả thế giới kính phục về sự cao cả và vĩ đại của ngài, ngài là bậc Đại–Hùng–Tâm, là bậc Sư–trưởng của nhân loại, nhưng riêng khía cạnh Dưỡng Sinh thì Gandhi cũng lầm lạc như bất cứ ai, mặt dù vấn đề ăn uống Ngài hết sức chú ý và sự làm chủ vị giác nâng lên thành nguyên tắc thứ tư. Gandhi suốt đời không dùng thuốc men dù đau ốm đến thập tử nhất sinh cũng mặc, nếu ai đọc tự tuyện của Ngài thì sẽ thấy ngài rất hay đau ốm, nguyên nhân chính là do Ngài ăn những thức ăn quá âm mà không tự biết. Một tâm hồn tinh thâm Đạo–Học, luôn luôn tự chủ, tự giác, từ trừng như Gandhi mà vẫn chưa thấy rõ ảnh hưởng của thức ăn một cách sâu sắc làm cho ta cảm thấy sự độc sáng của Oshawa và sự đóng góp lớn lao của Tiên sinh cho nhân loại đau thương này.

Còn Lão Tử tuy được các Đạo gia xem như là người nắm được bí quyết của thuật luyện đơn, trường sinh bất tử nhưng trong Đạo–Đức–Kinh lại không đề cập đầy đủ về Dưỡng Sinh bằng ở Nam–Hoa–Kinh. Trang–Tử có thể xem là người am tường vấn đề Dưỡng Sinh và cũng là người đạt sinh hơn cả. Với Trang–Tử, sinh tử vốn cùng một mối lo tròn được việc sống cũng đồng thời giải quyết xong việc chết nên Dưỡng Sinh chẳng chỉ việc lo cho thân xác được khang kiện vô bệnh là đủ mà còn lo gìn giữ chân tính bên trong được vẹn toàn nữa. Chuyện Đơn–Báo ở trong núi uống nước suối quên danh lợi, đã bảy mươi tuổi mà nhan sắc vẫn còn như đứa con nít rũi bị cọp đói bắt ăn cũng như chuyện Trương–Nghị lòn lõi cầu cạnh công danh đến nỗi mới bốn mươi tuổi bị nội nhiệt mà chết đều là những kẻ thái quá hay bất cập, chưa hiểu cái Đạo Dưỡng Sinh nên bị tàn hại cái sống thương tổn cái tánh một cách đáng thương cả.

Ở nơi chốn gươm giáo cha con bạn bè dễ thấy để khuyên nhan tránh sự chết đói nhưng trong chốn phòng the nơi bàn ăn uống thì người ta tự đắm đuối hôn mê, tự hoại tự diệt mà nào mấy ai thấy được để khuyên nhau cùng tránh, mới hay con người chết vì gươm giáo thì ít mà chết vì vật dục lợi danh thì không biết đến đâu mà kể và càng chết con người càng hăm hở dấn thân vào. Bá–Di chết vì danh, Đạo–Chích chết vì lợi, nhìn chỗ sai thù thì có quân tử, tiểu nhân nhưng cả hai đều là kẻ tự mình làm tàn hại cái sống thương tổn cái tánh, đều chưa am tường cái đạo. Dưỡng Sinh đều chưa đạt đến hết thảy. Ôi, đạo sống khó thay nói gì đứa tiểu nhân mà ngay cả người quân tử chắc gì đã nắm bắt được nó.
Nhưng dẫu có người đã tự mình thoát được cái thúc buộc của lợi danh, vượt khỏi sự đè nén của vật dục, bắt đầu trở về với cội nguồn để tồn sinh dưỡng tánh thì cũng chưa hẳn tự mình làm chủ được tính tâm thân mệnh và thấy được đâu là mối đầu để hạ thủ công phu, cho nên đa số tu sỹ ngày nay đều không tránh khỏi bệnh tật, đau ốm, kể cả những bậc Thánh như Vivekananda, Ramakrishna hay Gandhi, điều đó làm cho tôi tin tưởng những bậc ấy chưa được hoàn toàn giải thoát vì ánh sáng giác ngộ chưa tỏ chiếu đến những nếp gấp, những hốc kín tận tâm thức cũng như chưa thấm nhuần an lạc cho mỗi tế bào, mỗi cơ năng của thân xác.

Thật khó có thể nói nền tảng của Dương Sinh được mấu cứ từ đâu nhưng chắc chắn là từ chỗ nhiệm mầu của sự sống. Thực hành Dưỡng Sinh không phải bắt đầu từ cái ăn hay hơi thở nhưng từ cái không thể lấy tay mà chỉ, lấy lời mà tả, hay lấy ý mà luận được, phải chăng từ một cảm thức sâu xa chấn động suốt thân tâm, hay từ một giác ngộ sự sống, hay từ ánh sáng nội tâm bừng tỏa? Bởi được khởi đầu tư đó thì miếng ăn, hơi thở hay nhất động nhất niệm mới có cái ý vị của Dưỡng Sinh, mới thật là linh lương cho đời sống. Chính tôi đã ăn gạo lứt muối mè theo phương pháp Oshawa và đã tưởng rằng mình sống theo đạo Dưỡng Sinh, phải mất nhiều năm sau tôi mới tự biết đó là một ý nghĩ hết sức lố lăng và khôi hài. Sự sai biệt tơ tóc ấy ví như sự sai biệt giữa con Vẹt và con Người cùng nói một tiếng mà thôi.

Nếu ai nói rằng tôi đã quá quan trọng hóa vấn đề, đề cao Dưỡng Sinh một cách thiên lệch quá đáng thì đó chính là sự vụng về trong trình bày kinh nghiệm Dưỡng Sinh của tôi mà thôi. Mà nếu vấn đề Dưỡng Sinh thực sự có một giá trị lớn lao và thực hành được là một điều khó khăn thì cũng không có gì để bận tâm hay thối chí. Bởi tất cả khăn gốc của nó ở nơi chỗ dễ dàng, cho nên muốn làm những việc lớn lao trong đời thì nên bắt đầu nơi những việc nhỏ, cũng như muốn làm những việc khó khăn trong đời thì bắt đầu từ nơi chỗ dễ dàng (đồ nan ư kì dị, vi đại ư kỳ tế, thiên hạ nan sự, tất tác ư dị, thiên hạ đại sự, tất tác ư tế - Lão Tử) và chỗ nhỏ nhiệm dễ dàng của Dương Sinh theo tôi, chính là nơi một miếng ăn.

Mặc dù người ta ai cũng ăn uống hàng ngày để sống nhưng thật rất ít người biết được mùi vị của miếng ăn. Phần đông người ta ăn vì đến giờ phải ăn hay tưởng mình đói hoặc thèm khát mà ăn hoặc chán ăn cố mà nuốt để nuôi thân hay ăn một cách máy móc theo thói quen. Thật ít người hiểu được giá trị của bữa ăn cũng như biết cách ăn như thế nào cho đúng phép. Theo phương pháp Dưỡng Sinh Oshawa, chúng ta chỉ cần ăn 10 ngày theo phương thức số 7 thì sẽ thấy được sự thay đổi kỳ diệu, nhưng theo kinh nghiệm của riêng tôi thì chẳng cần phải nhiều đến thế, chúng ta chỉ cần ăn một miếng cơm nhai kỹ và lắng lòng để thẩm thấu cái hương vị của nó thì sẽ hiểu sâu xa giá trị của phương pháp Dưỡng Sinh, bằng chẳng như vậy thì có khi ăn cả tháng chẳng ích gì, vì đã có lắm người thực hành phương pháp dưỡng sinh một thời gian rồi bỏ lỡ không thấy được sự đổi khác nào cả về sức khỏe, hạnh phúc. Nguyên nhân chính là những người ấy thực hành Dưỡng Sinh với tất cả tâm thức máy móc của chính con người cũ của họ. Điều ấy cũng đủ là một ám chướng che mờ không cho thấy chỗ diệu dụng của Dưỡng Sinh.

Tục ngữ có câu: “Trời đánh tránh khi ăn” đã nói lên được sự thiêng liêng của bữa ăn, cũng như các Tôn giáo lớn đều dạy chúng ta không những phải kính trọng bữa ăn mà còn phải biết ơn, tạ ơn mỗi khi ăn nữa. Một trong bảy bí tích quan trọng nhất của Thiên–Chúa–Giáo là lễ rước minh Chúa, máu Chúa được tượng trưng bằng miếng bánh và giọt rượu, bởi Chúa là sự sống, mà miếng ăn ngụm uống chính là nguồn sống nuôi dưỡng chúng ta hàng ngày. Thật đáng kính ngưỡng biết bao đấng hằng sống mới có đủ sự sáng sáng để soi tỏ đến chỗ nhiệm màu ấy và truyền trao cho con người, nhưng cũng đáng tiếc biết bao con người đã dần dần quên mất sự linh hiền của bữa ăn, rồi biến thành việc máy móc mỗi ngày và lại còn lợi dụng sự ăn uống để thỏa mãn tấm lòng tham dục thấp kém nên phải chịu khổ quả của bệnh tật và ngu si.

Trước đây tôi vốn là kẻ thèm ăn, ham ăn, từ các món hàng rong ngoài chợ cho đến những cao lương mỹ vị trong hiệu ăn sang trọng, bất cứ món gì mà tôi chưa được ăn thì tôi khổ sở xem như mình là kẻ quê mùa, cuộc đời như chưa đủ ý vị và thiếu lịch lãm. Nhưng đến khi thực hành Dưỡng Sinh thì thú thật từ đó tôi như biết được miếng ngon thứ nhất trên đời này đó là miếng cơm gạo lứt muối mè nhai kỹ, tôi chẳng mong ai tin điều ấy làm gì nhưng tôi ao ước có người ao ước thử nghiệm điều ấy có đúng hay không. Chỉ cần ăn một miếng cơm thôi và nhai thật kỹ thì sẽ thấy cái hương vị đậm đà, cái ngọt bùi khó nói của miếng cơm gạo lứt mà tôi tin chắc không còn miếng ngon nào có thể thay thế được và tự nhiên sẽ thấy không còn ham thích các món ăn khác, nếu người ta thử nhai kỹ một miếng cá thịt, thì không có thể chối sự vô vị và bắt gặp sự tanh hôi đáng sợ khi các gia vị vừa tan nát trong miệng.

Chính sự kiện lắng lòng để thưởng thức hương vị của thức ăn cũng là lúc làm cho lòng ta tự tịnh, tự định mà không hay các vọng tưởng điên đảo tự diệt mà ta không biết, ta sẽ dừng lại cái đà sống máy móc, sự căng thẳng hay hối hả, thảng thốt khiến cho tâm thức trì độn chai lỳ đã biến sự sống thành cảnh túy sinh mộng tử, đã biến con người thành cái quãy búng sẵn, quay theo những hoàn cảnh bên ngoài và những dục vọng đen tối bên trong, quay theo tập quán thói quen, bản năng hay truyền thống. Chính lúc ấy ta mới hay chỉ một miếng ăn mà gom suốt địa ngục, thiên đàng.

Như trong kinh Vu–Lan–Bổn kể lại người mẹ tội nghiệp của Mục–Kiền–Liên khi nhận được bát cơm thì lấy tay trái mà che, tay phải mà vốc nên cơm chưa vào miệng đã hóa thành than lửa. Nếu ai thực hành Dưỡng Sinh tin tấn sẽ thấy cảnh ấy không chỉ có ở trong cõi ngã quỷ, mà trên cõi đời này biết bao người còn chịu đau đớn thê thảm hơn thế vô cùng, miếng ăn không những chỉ hóa ra than lửa đốt cháy ruột gan mà còn biến thành độc dược hủy hoại sự sống.

Và cũng một miếng ăn nhưng lại đầy hương vị giải thoát, đó là bữa cơm của Bồ - Tát –Duy–Ma–Cật thọ thính ở non nước Chúng–Hương từ cõi Phật Hương Tích để dâng cúng cho các vị đại đệ tử của Phật Thích–Ca, mùi cơm thơm xông xuống khắp thành Tỳ–Da–Ly. Các vị Bồ–Tát, Thanh–Văn, từ ngày ăn cơm đó rồi thân thể nhẹ nhàng, vui vẻ, khắp người thoảng ra mùi hương bát ngát như mùi hương cỏ cây ở non nước Chùa Hương nhưng nếu ai đem tâm hạn lượng mà ăn cơm đó thì sẽ không tiêu.

Bữa cơm chưa từng có cửa Duy–Ma–Cật hay bát cơm bỏng lửa của Mẹ Đức Mục– Kiền–Liên tương đối gần gũi và có thể cảm nhận được phần nào hương vị của nó nhưng đến phép tâm trai của Trang–Tử là giữ cho lòng hư không để tiếp vật xử thế, an thời xử thuận cũng vẫn còn có thể cảm hiểu được phần nào, chứ đến năm món của Bồ–Đề Đạt–Ma có lẽ chúng ta thật ít người nếm được vị của nó:
1) Pháp hỷ thực: Ăn thức vui của Pháp, tức là trì giới với tất cả sự hiểu biết sâu xa thích thú.
2) Thiền duyệt thực: Ăn thức ngon của Thiền, tức là trong ngoài lọc sạch, thân và tâm vui đẹp.
3) Niệm thức: Ăn thức ngon của niệm, tức là thường niệm chư Phật, tâm và miệng hợp nhau.
4) Nguyện thực: Ăn thức ngon của Nguyện tức là trong lúc đi đứng nằm ngồi luôn phát nguyện lành.
5) Giải thoát thực: Ăn thức ăn của giải thoát, tức là tâm thường thanh tịnh chẳng nhuốm bụi tục.

Tuy nhiên, không có 1 thực đơn nào thích hợp cho tất cả mọi người, chính giá trị của Dưỡng Sinh là ở đó, cho nên mỗi người hãy tự nghiệm, tự tìm một phép ẩm thực thích hợp với khẩu vị, khí chất riêng của mình. Mâm cơm ngoài tính chất thiêng liêng còn có ý vị của một tác phẩm nghệ thuật, là một bức tranh hay một bài thơ đẹp thể hiện trí thông minh và óc sáng tạo của người làm ra nó. Nhưng miếng cơm ăn chỉ là phần thô của Dưỡng Sinh là bước khởi đầu, nếu Dưỡng Sinh chỉ quanh quẩn trong miếng ăn ngụm uống thì chẳng hiểu gì cái Đạo Dưỡng Sinh cả.
Qua nhiều năm thực hành dưỡng sinh, tôi cũng tự tìm cho mình một thực đơn giản yếu thích hợp với tỳ vị phẩm chất của riêng tôi gồm 5 thức ăn sau: Thực phẩm – Nước – Không khí – Ánh sáng – Giác ngộ. Sựu cần thiết của mỗi thứ giảm lần theo thứ tự.

Như cơm là món ăn đầu tiên nhưng cũng làm món ăn ít quan thiết nhất cho sự sống, bởi ta có thể thếu ăn một vài tháng hay nhiều hơn nữa vẫn chưa đến nỗi chết, nhưng nước uống quan trọng hơn cơm ăn chiều, bởi không ai có thể thiếu nước uống trong vài mươi ngày. Đến không khí để thở thì còn cần thiết cho sự sống hơn nữa, bởi không ai có thể thiếu trong vòng 05 phút, đến ánh sáng mặt trời lại còn cần thiết cho sự sống nhiều hơn không khí và không ai có thể thiếu trong vòng 01 phút. Nhưng giác ngộ lại còn quan thiết hơn cả ánh sáng và không nên thiếu nó dù chỉ trong 01 giây.

Nhưng chỉ dùng 04 thức ăn trước mà có được sức khỏe hạnh phúc thì giá trị của sự sống chỉ mới ngang bằng với bất cứ sinh vật nào có trên trái đất, mà thường thì không có hạnh phúc bằng, bởi bao kẻ thèm khát sự tự do của con chim, sự thảnh thơi của con cá… nếu con người quả đúng là linh thiêng hơn vạn vật thì không thể thiếu sự giác ngộ trong đời sống.

Chỉ có giác ngộ sự sống chúng ta mới biết được cái ý vị của nhân sinh, mới bắt đầu tự chế, tự chủ, tự giác, tự tri từ đó mới có thể sống trong cõi tự do tự tại. Lúc đó nếu có thiếu thức ăn, nước uống, hơi thở hay cả ánh sáng mặt trời thì cũng chẳng đủ để động tâm. Nếu ta có thức ăn thứ 5 – Giác ngộ thì dù có đại dương có khô cạn, trái đất có tiêu hoại hay mặt trời nguội lạnh chúng ta vẫn còn đủ lương thực để di cư đến một hành tinh khác hay du hý trong cõi vô cùng tùy thích.

Thế nên Tu–Dưỡng, Tu Chứng có cùng một gốc, sự Sống sự Sáng nằm trong một nguồn, hiểu được cái Đạo Dưỡng Sinh thì chẳng ngại gì mà không ăn bánh của Vân– Môn, uống trà của Triệu–Châu. Bởi miếng ăn không những là diệu dược nuôi thân mà còn là diệu pháp để phá trừ phiền não, đói ăn khát uống chính là phép lạ hàng ngày.

Có mấy ai nhận rõ thấu chân giá trị của phương pháp Oshawa chăng. Tôi xin lấy lời sau này của Gandhi để kết thúc bài này “Sự sai lầm không thể thành chân lý, vì lẽ được nhiều người tin; chân lý không thể thành ra sự sai lầm, vì lẽ không ai nhìn thấy”.

VƯƠNG TỪ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 23 2014, 08:18 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chau thay rat hay. Chau co su ket noi voi Ong VT qua gao lut. Ch kinh quy Tam va Tam cua Ong VT qua!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 12 2016, 06:16 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI TÔI

TRONG BẢY MƯƠI HAI VỊ HIỀN thời Xuân–Thu có một người mà tôi không bao giờ quên được, đó là Nhan–Hồi, người chỉ với một giỏ cơm, bầu nước hay ở nơi thôn vắng nhưng lòng rất vui, vui đến nỗi Khổng Tử phải thèm phải tán thán không tiếc lời. Hình ảnh Nhan–Hồi in đậm trong tâm trí tôi bởi tôi đã bâng khuâng, thắc mắc thật nhiều điều về ông ta, tôi nghi ngờ niềm vui của Nhan–Hồi và tôi cho đó là hình ảnh tượng trưng cho một tâm hồn an bần lạc đọa hơn là một cuộc đời có thật. Hình ảnh Nhan–Hồi vừa gần gũi với đời sống thường tình vừa rất xa vời thế tục nên trở thành một ám ảnh trong tâm trí tôi mà mọi giải thích đều không làm cho tôi thỏa mãn, cho đến một ngày tình cờ đang khi nhai miếng cơm ăn tôi bỗng cảm nhận rõ ràng cái vui của Nhan– Hồi là thật, rồi thích thú đến như một kẻ cuồng, như đang lên đồng, mà cái hồn ma nhập trong tôi ấy là Nhan–Hồi hay đúng hơn là cái vui của Nhan–Hồi.

Biến cố nhỏ nhặt ấy chẳng ngờ là một biến chuyển lớn lao cho cuộc sống của riêng tôi. Trước đó không ai có cách chi làm cho tôi tin được cái vui của Nhan–Hồi là thật chỉ một phút sau không ai có thể làm tôi nghi ngờ được cái vui của Nhan–Hồi là chuyện viễn vông và duyên nợ giữa Dưỡng Sinh với tôi thực sự được bắt đầu từ giây phút đó, dù rằng tôi đã biết phương pháp Dưỡng Sinh của Oshawa ngay từ lâu và đã thực hành phương pháp ấy để trị bệnh cũng như để bớt phần tốn kém trong ăn uống. Cái giá trị chữa bệnh của phương pháp Dưỡng Sinh cũng như cái lợi đỡ tốn kém tiền bạc trong việc ăn uống thì tôi thấy rõ ràng ngay trong tháng đầu thực hành, nhưng cái thú vị, tuyệt diệu và tối thượng của Dưỡng Sinh thì phải nhiều năm sau tôi mới tình cờ bắt gặp và đến bây giờ thì Dưỡng Sinh đối với tôi không còn là một phương pháp hay một cách chữa bệnh, tiết kệm và trở thành cái đạo, Đạo Sống.

Kinh nghiệm về một miếng ăn không những chỉ giúp tôi hết lòng ngờ về chuyện Nhan –Hồi mà đồng lúc còn giúp tôi thấy rõ nhiều vấn đề khác mà từ lâu đối với tôi chỉ là kiến thức, bây giờ trở thành sự thật, đó chính là cơ duyên cho tôi vào “đạo” Dưỡng Sinh và là ánh sáng cho tôi thấy được sự cao cả của các Tôn–Giáo, để hiểu hơn về đời sống của các vị Giáo Chủ, các bậc Thánh mà tôi được biết. Đối với Lão, Trang, Dưỡng Sinh chính là Đạo, được trình bày trong Nam–Hoa–Kinh qua hai thiên Dưỡng–Sinh– Chủ và Đạt–Sinh, còn trong các Tôn–Giáo khác, Dưỡng Sinh vẫn là nền tảng được nói đến qua những lời răn, giới luật và các nghi lễ, bí tích, riêng đối với Gandhi chúng ta thấy Ông là người cẩn thận về chuyện ăn uống rất mực và sự làm chủ vị giác được nêu làm một trong những nguyên tắc chính yếu cho Giáo–Lý của Thánh Gandhi.

Thánh Gandhi quả thật xứng đáng cho cả thế giới kính phục về sự cao cả và vĩ đại của ngài, ngài là bậc Đại–Hùng–Tâm, là bậc Sư–trưởng của nhân loại, nhưng riêng khía cạnh Dưỡng Sinh thì Gandhi cũng lầm lạc như bất cứ ai, mặt dù vấn đề ăn uống Ngài hết sức chú ý và sự làm chủ vị giác nâng lên thành nguyên tắc thứ tư. Gandhi suốt đời không dùng thuốc men dù đau ốm đến thập tử nhất sinh cũng mặc, nếu ai đọc tự tuyện của Ngài thì sẽ thấy ngài rất hay đau ốm, nguyên nhân chính là do Ngài ăn những thức ăn quá âm mà không tự biết. Một tâm hồn tinh thâm Đạo–Học, luôn luôn tự chủ, tự giác, từ trừng như Gandhi mà vẫn chưa thấy rõ ảnh hưởng của thức ăn một cách sâu sắc làm cho ta cảm thấy sự độc sáng của Oshawa và sự đóng góp lớn lao của Tiên sinh cho nhân loại đau thương này.

Còn Lão Tử tuy được các Đạo gia xem như là người nắm được bí quyết của thuật luyện đơn, trường sinh bất tử nhưng trong Đạo–Đức–Kinh lại không đề cập đầy đủ về Dưỡng Sinh bằng ở Nam–Hoa–Kinh. Trang–Tử có thể xem là người am tường vấn đề Dưỡng Sinh và cũng là người đạt sinh hơn cả. Với Trang–Tử, sinh tử vốn cùng một mối lo tròn được việc sống cũng đồng thời giải quyết xong việc chết nên Dưỡng Sinh chẳng chỉ việc lo cho thân xác được khang kiện vô bệnh là đủ mà còn lo gìn giữ chân tính bên trong được vẹn toàn nữa. Chuyện Đơn–Báo ở trong núi uống nước suối quên danh lợi, đã bảy mươi tuổi mà nhan sắc vẫn còn như đứa con nít rũi bị cọp đói bắt ăn cũng như chuyện Trương–Nghị lòn lõi cầu cạnh công danh đến nỗi mới bốn mươi tuổi bị nội nhiệt mà chết đều là những kẻ thái quá hay bất cập, chưa hiểu cái Đạo Dưỡng Sinh nên bị tàn hại cái sống thương tổn cái tánh một cách đáng thương cả.

Ở nơi chốn gươm giáo cha con bạn bè dễ thấy để khuyên nhan tránh sự chết đói nhưng trong chốn phòng the nơi bàn ăn uống thì người ta tự đắm đuối hôn mê, tự hoại tự diệt mà nào mấy ai thấy được để khuyên nhau cùng tránh, mới hay con người chết vì gươm giáo thì ít mà chết vì vật dục lợi danh thì không biết đến đâu mà kể và càng chết con người càng hăm hở dấn thân vào. Bá–Di chết vì danh, Đạo–Chích chết vì lợi, nhìn chỗ sai thù thì có quân tử, tiểu nhân nhưng cả hai đều là kẻ tự mình làm tàn hại cái sống thương tổn cái tánh, đều chưa am tường cái đạo. Dưỡng Sinh đều chưa đạt đến hết thảy. Ôi, đạo sống khó thay nói gì đứa tiểu nhân mà ngay cả người quân tử chắc gì đã nắm bắt được nó.
Nhưng dẫu có người đã tự mình thoát được cái thúc buộc của lợi danh, vượt khỏi sự đè nén của vật dục, bắt đầu trở về với cội nguồn để tồn sinh dưỡng tánh thì cũng chưa hẳn tự mình làm chủ được tính tâm thân mệnh và thấy được đâu là mối đầu để hạ thủ công phu, cho nên đa số tu sỹ ngày nay đều không tránh khỏi bệnh tật, đau ốm, kể cả những bậc Thánh như Vivekananda, Ramakrishna hay Gandhi, điều đó làm cho tôi tin tưởng những bậc ấy chưa được hoàn toàn giải thoát vì ánh sáng giác ngộ chưa tỏ chiếu đến những nếp gấp, những hốc kín tận tâm thức cũng như chưa thấm nhuần an lạc cho mỗi tế bào, mỗi cơ năng của thân xác.

Thật khó có thể nói nền tảng của Dương Sinh được mấu cứ từ đâu nhưng chắc chắn là từ chỗ nhiệm mầu của sự sống. Thực hành Dưỡng Sinh không phải bắt đầu từ cái ăn hay hơi thở nhưng từ cái không thể lấy tay mà chỉ, lấy lời mà tả, hay lấy ý mà luận được, phải chăng từ một cảm thức sâu xa chấn động suốt thân tâm, hay từ một giác ngộ sự sống, hay từ ánh sáng nội tâm bừng tỏa? Bởi được khởi đầu tư đó thì miếng ăn, hơi thở hay nhất động nhất niệm mới có cái ý vị của Dưỡng Sinh, mới thật là linh lương cho đời sống. Chính tôi đã ăn gạo lứt muối mè theo phương pháp Oshawa và đã tưởng rằng mình sống theo đạo Dưỡng Sinh, phải mất nhiều năm sau tôi mới tự biết đó là một ý nghĩ hết sức lố lăng và khôi hài. Sự sai biệt tơ tóc ấy ví như sự sai biệt giữa con Vẹt và con Người cùng nói một tiếng mà thôi.

Nếu ai nói rằng tôi đã quá quan trọng hóa vấn đề, đề cao Dưỡng Sinh một cách thiên lệch quá đáng thì đó chính là sự vụng về trong trình bày kinh nghiệm Dưỡng Sinh của tôi mà thôi. Mà nếu vấn đề Dưỡng Sinh thực sự có một giá trị lớn lao và thực hành được là một điều khó khăn thì cũng không có gì để bận tâm hay thối chí. Bởi tất cả khăn gốc của nó ở nơi chỗ dễ dàng, cho nên muốn làm những việc lớn lao trong đời thì nên bắt đầu nơi những việc nhỏ, cũng như muốn làm những việc khó khăn trong đời thì bắt đầu từ nơi chỗ dễ dàng (đồ nan ư kì dị, vi đại ư kỳ tế, thiên hạ nan sự, tất tác ư dị, thiên hạ đại sự, tất tác ư tế - Lão Tử) và chỗ nhỏ nhiệm dễ dàng của Dương Sinh theo tôi, chính là nơi một miếng ăn.

Mặc dù người ta ai cũng ăn uống hàng ngày để sống nhưng thật rất ít người biết được mùi vị của miếng ăn. Phần đông người ta ăn vì đến giờ phải ăn hay tưởng mình đói hoặc thèm khát mà ăn hoặc chán ăn cố mà nuốt để nuôi thân hay ăn một cách máy móc theo thói quen. Thật ít người hiểu được giá trị của bữa ăn cũng như biết cách ăn như thế nào cho đúng phép. Theo phương pháp Dưỡng Sinh Oshawa, chúng ta chỉ cần ăn 10 ngày theo phương thức số 7 thì sẽ thấy được sự thay đổi kỳ diệu, nhưng theo kinh nghiệm của riêng tôi thì chẳng cần phải nhiều đến thế, chúng ta chỉ cần ăn một miếng cơm nhai kỹ và lắng lòng để thẩm thấu cái hương vị của nó thì sẽ hiểu sâu xa giá trị của phương pháp Dưỡng Sinh, bằng chẳng như vậy thì có khi ăn cả tháng chẳng ích gì, vì đã có lắm người thực hành phương pháp dưỡng sinh một thời gian rồi bỏ lỡ không thấy được sự đổi khác nào cả về sức khỏe, hạnh phúc. Nguyên nhân chính là những người ấy thực hành Dưỡng Sinh với tất cả tâm thức máy móc của chính con người cũ của họ. Điều ấy cũng đủ là một ám chướng che mờ không cho thấy chỗ diệu dụng của Dưỡng Sinh.

Tục ngữ có câu: “Trời đánh tránh khi ăn” đã nói lên được sự thiêng liêng của bữa ăn, cũng như các Tôn giáo lớn đều dạy chúng ta không những phải kính trọng bữa ăn mà còn phải biết ơn, tạ ơn mỗi khi ăn nữa. Một trong bảy bí tích quan trọng nhất của Thiên–Chúa–Giáo là lễ rước minh Chúa, máu Chúa được tượng trưng bằng miếng bánh và giọt rượu, bởi Chúa là sự sống, mà miếng ăn ngụm uống chính là nguồn sống nuôi dưỡng chúng ta hàng ngày. Thật đáng kính ngưỡng biết bao đấng hằng sống mới có đủ sự sáng sáng để soi tỏ đến chỗ nhiệm màu ấy và truyền trao cho con người, nhưng cũng đáng tiếc biết bao con người đã dần dần quên mất sự linh hiền của bữa ăn, rồi biến thành việc máy móc mỗi ngày và lại còn lợi dụng sự ăn uống để thỏa mãn tấm lòng tham dục thấp kém nên phải chịu khổ quả của bệnh tật và ngu si.

Trước đây tôi vốn là kẻ thèm ăn, ham ăn, từ các món hàng rong ngoài chợ cho đến những cao lương mỹ vị trong hiệu ăn sang trọng, bất cứ món gì mà tôi chưa được ăn thì tôi khổ sở xem như mình là kẻ quê mùa, cuộc đời như chưa đủ ý vị và thiếu lịch lãm. Nhưng đến khi thực hành Dưỡng Sinh thì thú thật từ đó tôi như biết được miếng ngon thứ nhất trên đời này đó là miếng cơm gạo lứt muối mè nhai kỹ, tôi chẳng mong ai tin điều ấy làm gì nhưng tôi ao ước có người ao ước thử nghiệm điều ấy có đúng hay không. Chỉ cần ăn một miếng cơm thôi và nhai thật kỹ thì sẽ thấy cái hương vị đậm đà, cái ngọt bùi khó nói của miếng cơm gạo lứt mà tôi tin chắc không còn miếng ngon nào có thể thay thế được và tự nhiên sẽ thấy không còn ham thích các món ăn khác, nếu người ta thử nhai kỹ một miếng cá thịt, thì không có thể chối sự vô vị và bắt gặp sự tanh hôi đáng sợ khi các gia vị vừa tan nát trong miệng.

Chính sự kiện lắng lòng để thưởng thức hương vị của thức ăn cũng là lúc làm cho lòng ta tự tịnh, tự định mà không hay các vọng tưởng điên đảo tự diệt mà ta không biết, ta sẽ dừng lại cái đà sống máy móc, sự căng thẳng hay hối hả, thảng thốt khiến cho tâm thức trì độn chai lỳ đã biến sự sống thành cảnh túy sinh mộng tử, đã biến con người thành cái quãy búng sẵn, quay theo những hoàn cảnh bên ngoài và những dục vọng đen tối bên trong, quay theo tập quán thói quen, bản năng hay truyền thống. Chính lúc ấy ta mới hay chỉ một miếng ăn mà gom suốt địa ngục, thiên đàng.

Như trong kinh Vu–Lan–Bổn kể lại người mẹ tội nghiệp của Mục–Kiền–Liên khi nhận được bát cơm thì lấy tay trái mà che, tay phải mà vốc nên cơm chưa vào miệng đã hóa thành than lửa. Nếu ai thực hành Dưỡng Sinh tin tấn sẽ thấy cảnh ấy không chỉ có ở trong cõi ngã quỷ, mà trên cõi đời này biết bao người còn chịu đau đớn thê thảm hơn thế vô cùng, miếng ăn không những chỉ hóa ra than lửa đốt cháy ruột gan mà còn biến thành độc dược hủy hoại sự sống.

Và cũng một miếng ăn nhưng lại đầy hương vị giải thoát, đó là bữa cơm của Bồ - Tát –Duy–Ma–Cật thọ thính ở non nước Chúng–Hương từ cõi Phật Hương Tích để dâng cúng cho các vị đại đệ tử của Phật Thích–Ca, mùi cơm thơm xông xuống khắp thành Tỳ–Da–Ly. Các vị Bồ–Tát, Thanh–Văn, từ ngày ăn cơm đó rồi thân thể nhẹ nhàng, vui vẻ, khắp người thoảng ra mùi hương bát ngát như mùi hương cỏ cây ở non nước Chùa Hương nhưng nếu ai đem tâm hạn lượng mà ăn cơm đó thì sẽ không tiêu.

Bữa cơm chưa từng có cửa Duy–Ma–Cật hay bát cơm bỏng lửa của Mẹ Đức Mục– Kiền–Liên tương đối gần gũi và có thể cảm nhận được phần nào hương vị của nó nhưng đến phép tâm trai của Trang–Tử là giữ cho lòng hư không để tiếp vật xử thế, an thời xử thuận cũng vẫn còn có thể cảm hiểu được phần nào, chứ đến năm món của Bồ–Đề Đạt–Ma có lẽ chúng ta thật ít người nếm được vị của nó:
1) Pháp hỷ thực: Ăn thức vui của Pháp, tức là trì giới với tất cả sự hiểu biết sâu xa thích thú.
2) Thiền duyệt thực: Ăn thức ngon của Thiền, tức là trong ngoài lọc sạch, thân và tâm vui đẹp.
3) Niệm thức: Ăn thức ngon của niệm, tức là thường niệm chư Phật, tâm và miệng hợp nhau.
4) Nguyện thực: Ăn thức ngon của Nguyện tức là trong lúc đi đứng nằm ngồi luôn phát nguyện lành.
5) Giải thoát thực: Ăn thức ăn của giải thoát, tức là tâm thường thanh tịnh chẳng nhuốm bụi tục.

Tuy nhiên, không có 1 thực đơn nào thích hợp cho tất cả mọi người, chính giá trị của Dưỡng Sinh là ở đó, cho nên mỗi người hãy tự nghiệm, tự tìm một phép ẩm thực thích hợp với khẩu vị, khí chất riêng của mình. Mâm cơm ngoài tính chất thiêng liêng còn có ý vị của một tác phẩm nghệ thuật, là một bức tranh hay một bài thơ đẹp thể hiện trí thông minh và óc sáng tạo của người làm ra nó. Nhưng miếng cơm ăn chỉ là phần thô của Dưỡng Sinh là bước khởi đầu, nếu Dưỡng Sinh chỉ quanh quẩn trong miếng ăn ngụm uống thì chẳng hiểu gì cái Đạo Dưỡng Sinh cả.
Qua nhiều năm thực hành dưỡng sinh, tôi cũng tự tìm cho mình một thực đơn giản yếu thích hợp với tỳ vị phẩm chất của riêng tôi gồm 5 thức ăn sau: Thực phẩm – Nước – Không khí – Ánh sáng – Giác ngộ. Sựu cần thiết của mỗi thứ giảm lần theo thứ tự.

Như cơm là món ăn đầu tiên nhưng cũng làm món ăn ít quan thiết nhất cho sự sống, bởi ta có thể thếu ăn một vài tháng hay nhiều hơn nữa vẫn chưa đến nỗi chết, nhưng nước uống quan trọng hơn cơm ăn chiều, bởi không ai có thể thiếu nước uống trong vài mươi ngày. Đến không khí để thở thì còn cần thiết cho sự sống hơn nữa, bởi không ai có thể thiếu trong vòng 05 phút, đến ánh sáng mặt trời lại còn cần thiết cho sự sống nhiều hơn không khí và không ai có thể thiếu trong vòng 01 phút. Nhưng giác ngộ lại còn quan thiết hơn cả ánh sáng và không nên thiếu nó dù chỉ trong 01 giây.

Nhưng chỉ dùng 04 thức ăn trước mà có được sức khỏe hạnh phúc thì giá trị của sự sống chỉ mới ngang bằng với bất cứ sinh vật nào có trên trái đất, mà thường thì không có hạnh phúc bằng, bởi bao kẻ thèm khát sự tự do của con chim, sự thảnh thơi của con cá… nếu con người quả đúng là linh thiêng hơn vạn vật thì không thể thiếu sự giác ngộ trong đời sống.

Chỉ có giác ngộ sự sống chúng ta mới biết được cái ý vị của nhân sinh, mới bắt đầu tự chế, tự chủ, tự giác, tự tri từ đó mới có thể sống trong cõi tự do tự tại. Lúc đó nếu có thiếu thức ăn, nước uống, hơi thở hay cả ánh sáng mặt trời thì cũng chẳng đủ để động tâm. Nếu ta có thức ăn thứ 5 – Giác ngộ thì dù có đại dương có khô cạn, trái đất có tiêu hoại hay mặt trời nguội lạnh chúng ta vẫn còn đủ lương thực để di cư đến một hành tinh khác hay du hý trong cõi vô cùng tùy thích.

Thế nên Tu–Dưỡng, Tu Chứng có cùng một gốc, sự Sống sự Sáng nằm trong một nguồn, hiểu được cái Đạo Dưỡng Sinh thì chẳng ngại gì mà không ăn bánh của Vân– Môn, uống trà của Triệu–Châu. Bởi miếng ăn không những là diệu dược nuôi thân mà còn là diệu pháp để phá trừ phiền não, đói ăn khát uống chính là phép lạ hàng ngày.

Có mấy ai nhận rõ thấu chân giá trị của phương pháp Oshawa chăng. Tôi xin lấy lời sau này của Gandhi để kết thúc bài này “Sự sai lầm không thể thành chân lý, vì lẽ được nhiều người tin; chân lý không thể thành ra sự sai lầm, vì lẽ không ai nhìn thấy”.

VƯƠNG TỪ


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Nov 14 2016, 08:11 AM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30




NHẬN XÉT:
Nvt viết lại, có bổ sung theo ý tưởng của VT. VT đã có nhiều bài viết hay trên báo Sống Vui trước năm 1975.
-Vương Từ biết TD lâu rồi, nhưng khi đọc 1 bài nói Khổng Tử tán thán Nhan Hồi vì hàng ngày chỉ ăn cơm lứt với nước mà sống cuộc đời ưu du, tự tại… thì VT mới thích và áp dụng TD.
Một PP rất đơn giản và rất tiết kiệm.
-Sau vài năm VT ngộ ra TD là đạo TD ( đạo sống vui ).
Các tay lỗi lạc như Lão Tử, Gandhi, Vivekananda, Ramakrishna, Osho… chưa biết nhiều về đạo sống vui này.Trang Tử Nam Hoa Kinh mới thực sự hiểu đạo sống vui.
-Nếu ăn cơm lứt máy móc thì sẽ không hiểu được đạo TD. Hãy ăn TD với lòng biết ơn và niềm tin vững chắc.
-Không mấy người TD biết thức ăn không những nuôi thân làm thân khỏe mạnh mà còn phá trừ phiền não. Đó là phép lạ hàng ngày.
-Trong Thiên Chúa Giáo, máu Chúa tượng trưng bánh thánh.Ăn bánh thánh sẽ có dòng máu quân bình thì có hạnh phúc.
-Một miếng ăn gồm cả thiên đàng và địa ngục.
Miếng ăn của mẹ Mục Kiền Liên biến thành lửa thiêu hủy cuộc sống.Còn món ăn của Duy Ma Cật làm thân thể nhẹ nhàng, toát ra mùi hương và tinh thần vui vẻ.
Món ăn đơn giản của Trang Tử đưa tới tâm trai ( tâm an hay bình thường tâm theo Pháp Bảo Đàn kinh ).
5 món của Bồ Đề Đạt Ma: Phật pháp, ngồi thiền, tụng niệm, phát nguyện và giải thoát.
-Mâm cơm là tác phẩm nghệ thuật của đầu bấp.
-Nếu chỉ quanh quẩn trong ăn uống thì không hiểu đạo TD.
Câu này ta phải hiểu nếu suốt đời chỉ tìm món ngon , vật lạ để thỏa mãn vị giác thì có nguy cơ bệnh tật, đau khổ. Tuy nhiên nếu biết cách ăn uống quân bình mỗi ngày thì ta được sức khỏe và trí tuệ nhờ đó ta giải quyết` được mọi khó khăn của cuộc sống với niềm vui chiến thắng chính mình.
-Không thực đơn nào thích hợp cho tất cả mọi người vì không ai giống ai.Tuy nhiên có nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả mọi người ( Vô song Nguyên Lí ).
-5 món cần thiết tăng dần theo thứ tự :
Thực phẩm, nước, không khí, ánh sáng và giác ngộ.
Người ta có thể không ăn trong 2, 3 tháng (chỉ uống thôi ).Không thể nhịn nước trong 10, 20 ngày. Không thể nhịn thở trong 5, 10 phút.Trái đất này không thể thiếu ánh sáng , sức nóng trong 1 phút (tất cả bị tiêu hủy vì giá lạnh ). Không thể thiếu sự giác ngộ trong chỉ 1 giây (vì không trí tuệ thì con người ngang với con vật ).
-Chỉ có giác ngộ (trí phán đoán tối cao ) mới có tự do vô biên và hạnh phúc vĩnh viễn.
13/10/16 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 11 2017, 11:00 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu ăn cơm lứt máy móc thì sẽ không hiểu được đạo TD. Hãy ăn TD với lòng biết ơn và niềm tin vững chắc.

Nguyễn Văn Trung


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 08:09 PM