IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> PHƯỚC LÀ GÌ?, Bạch Thị Tâm dịch
Diệu Minh
bài Dec 21 2009, 11:32 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chao ca nha,
cai bai phap ve phuoc nay bo ich nhung dai qua, nen dich mai chua xong, duoc co mot nua thoi nhung la phan quan trong nhat, phan con lai se tiep tuc bo sung sau. ban dich nay chua that hoan chinh, vi vay xin moi nguoi gop y nhung cho dich lung cung, khong thoat y, de dieu chinh roi in ra cho nhieu nguoi tham khao !
Thanks,
with metta,
Tam


Chị Tâm vừa dịch được một phần bài PHƯỚC, điều mà chúng ta ai cũng muốn có thật nhiều phước báu, vậy phước là gì và làm sao để có PHƯỚC?

Chúng ta thường hay dùng từ “phước” trong giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, bao nhiêu người thực sự hiểu đúng nghiã của từ này như được hàm ý trong kinh điển ? Vì chúng ta không hiểu đúng phước là gì, chúng ta đã đi ra khỏi phước thiện thực sự. Điều này dẫn đến việc chúng ta làm những việc không phải là tạo phước trong khi chắc mẩm là vậy, và không làm những việc thực sự tạo phước bởi cho rằng những việc ấy không mang lại phước lành. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta bỏ lỡ những lợi ích có thể có được qua việc tạo phước. Những người chỉ sử dụng Giáo Pháp một cách hời hợt đang kiếm tìm lợi ích cho bản thân từ tôn giáo. Dựa vào sự thiếu hiểu biết của nhiều người, họ lợi dụng tình hình để hướng họ đi vào những niềm tin sai lệch. Họ làm như vậy với mục đích đem lại lợi ích riêng cho họ mà không tính đến những thiệt hại mà họ đang tạo ra đối với Đạo Phật. Vì vậy, để tránh những hiện tượng như thế tiếp tục, hay phần nào đó làm giảm bớt chúng, tôi muốn viết cho mọi người đọc và hiểu thế nào là phước, theo đúng với tinh thần của kinh điển.
Với những lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất
Chaiyawat Kapilakan
Chủ tịch của Prani Samreungrat Foundation


Những người tin ở nghiệp và quả của nghiệp (2) – rằng nghiệp tốt mang lại quả tốt tương ứng, tức là hạnh phúc cho chính người tạo nghiệp tốt; rằng nghiệp xấu sẽ mang lại quả xấu, tức là bất hạnh và khổ đau cho người đã tạo nghiệp đó, theo nguyên tắc phải là những người tránh làm việc xấu và cố gắng làm việc tốt. Bản thân nghiệp tốt đã là phước. Vì vậy, những người có đức tin (saddha), kèm theo sự hiểu biết đúng đắn về nghiệp xấu và tốt, cũng đương nhiên quen thuộc với những gì được coi là phước thiện.

Hiểu sai về phước trong mối quan hệ với nghiệp
Những người không có pháp học hoặc không chú ý đến chủ đề về phước (punna) có một sự hiểu biết sai lầm về phước. Từ “phước” được hiểu là một thứ, còn “nghiệp” là một thứ khác. Người ta cho rằng làm điều xấu thì gọi là “nghiệp”, làm điều tốt thì gọi là “phước”. Vì vậy, người ta thường sử dụng 2 từ đó theo cặp đôi “phước & nghiệp”, hay họ nói, “tùy theo phước-nghiệp”, v.v. Theo cách ấy, mọi người hiểu rằng phước là bên tốt, nghiệp là bên xấu – chẳng vậy mà sự hiểu sai càng tăng trưởng. Khi các từ này được dùng riêng biệt, chẳng hạn như khi nói đến nghiệp, người ta hầu như chỉ nói đến khía cạnh xấu: “người đó đã tạo nhiều nghiệp trong quá khứ, vì vậy bây giờ anh ta phải gặt lấy nhiều phiền toái vì đã tạo nghiệp là phải trả”; nhưng khi nói đến cái đã làm cho một người có nhiều thuận lợi và hạnh phúc, người ta chỉ nói về phước: “anh ta là người có nhiều phước, đúng không ?” Điều này cho chúng ta thấy rằng đến cả tên và từ (vốn là những thực tại qui ước) cũng bị hiểu sai. Bản chất của phước là đối nghịch với cái ác, chứ không đối nghịch với nghiệp. “Nghiệp” –tức là hành động- là một từ trung tính, tức là có thể tốt hoặc xấu . Làm việc tốt sẽ cho kết quả là hạnh phúc, nó có thể được gọi là “nghiệp thiện”, hoặc “phước”. Làm việc xấu sẽ cho kết quả là khổ đau, và gọi là nghiệp bất thiện. Như vậy, phước là nghiệp thiện và xấu là nghiệp bất thiện.

Hiểu sai về phước trong mối quan hệ với bố thí
Người ta còn có một hiểu biết sai lầm nữa về phước. Khi họ cúng dường cho những người đáng kính trọng, như bố mẹ hay các vị thầy, hoặc các nhà sư, họ gọi đó là làm phước. Nhưng khi họ cho mọi người nói chung, những người không đáng được kính trọng hay ca ngợi, như người ăn mày chẳng hạn, họ gọi đó là bố thí (dana). Điều đó cho thấy là phước thường được hiểu là một thứ, còn bố thí là một thứ khác. Chúng ta có thể thấy rằng người Thái, dù đang truyền bá Đạo Phật, dù mong muốn tạo phước và tránh xa xấu ác, chính họ cũng không ý thức được tất cả những gì cần biết về phước. Chẳng hạn, khi họ nói, “ đừng nghĩ đến làm phước không thôi, mà phải nghĩ đến bố thí nữa, vì vẫn còn nhiều người thiếu may mắn đang cần sự giúp đỡ”, điều này cho thấy rõ họ hiểu bố thí và làm phước là hai thứ khác nhau, và rằng bố thí thấp kém hơn là làm phước.
Trong kinh điển của Đạo Phật có nói đến 10 loại phước – bố thí là một trong số đó. Vì lý do ấy, bố thí không tách rời khỏi phước – bố thí chính là cái đó: phước. Thực ra có các loại phước khác nữa: giới và thiền tập (bhavana). Vì vậy, không thể nào tách việc bố thí và làm phước ra làm hai thứ riêng biệt khi nói rằng khi ta cho một người ăn mày thì gọi là bố thí, còn cho một vị sư thì gọi là làm phước.
Như vậy, ngoài việc không biết ý nghĩa của phước và bố thí, còn có một điểm nữa thường bị hiểu nhầm: rằng làm phước là cho đi một cái gì đó. Làm như nếu ta không có gì đó để cho, đặc biệt là cho một nhà sư, là ta không tạo phước. Tôi không biết kiểu hiểu biết sai lầm này xuất phát từ đâu. Có vẻ như là xuất phát từ các nhà sư vì họ dễ có thiên hướng giảng theo cách ấy. Khi họ dậy cho các phật tử về làm phước, họ thường chỉ nói về cúng dường và các việc từ thiện. Họ thường không nhắc đến các khía cạnh khác của phước – chẳng hạn như giữ giới; không sát sinh, không trộm cắp v.v.... Chỉ thấy có yêu cầu cúng dường và từ thiện. Họ nói rằng đó chính là cách tạo phước; tức là họ giảng không đúng, và điều đó dẫn đến hậu quả là những người nghe sẽ tiếp tục cái hiểu biết sai lầm ấy nếu họ tuân và tin theo những gì được nghe. Sự thật là dù ta cho các vị sư, hay người ăn mày, thì đều là bố thí (dana). Khi ta cho đi, đó là bố thí, và là một trong mười loại phước.
Để bố thí là bố thí, không nhất thiết phải dựa trên vật chất hay những gì có thể chạm, nắm được. Đó là một điều vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo, và ngay cả những người biết cũng ít khi nói đến. Sự hiểu sai này không phải chỉ nằm trong những người bình thường, dù những người nghiên cứu Giáo pháp hay học Vi diệu pháp có nói rằng nếu ta không có gì (vật chất) để cho, ta vẫn có thể tạo phước – nhưng đương nhiên là họ nói đến một loại phước khác. Loại trừ bố thí như vậy là một sai lầm. Sự thực là dù chúng ta không có đến 1 xu để cho, dù chúng ta lâm vào cảnh nghèo khổ, chúng ta vẫn có thể bố thí – một kiểu bố thí đôi khi còn tốt hơn cả sự bố thí của một người giàu có (điều này sẽ được giải thích thêm sau).
Mười loại phước
Do vẫn có nhiều sự hiểu sai và lẫn lộn đối với phước, tôi xin nhân cơ hội này giải thích thêm sự nghiên cứu các kinh điển Phật giáo của mình.
Có mười lọai phước:
1. Bố thí (dana) : cho hay chia xẻ
2. Trì giới (sila) : không phạm giới, tức là kiểm soát được thân và khẩu nghiệp
3. Thiền tập (bhavana) : thực hành chỉ - quán (samatha – vipassana)
4. Cung kính (apacāyana): có sự tôn kính với những người đáng được tôn kính
5. Trách nhiệm (veyyāvacca) : nhiệt tình trong việc hoàn thành các bổn phận
6. Hồi hướng (pattidāna) : chia xẻ phước mình đã tạo với những người khác.
7. Tùy hỉ (pattānumodanā) : hoan hỉ với việc làm phước của người khác
8. Nghe pháp (dhammassavana) : lắng nghe Giáo Pháp của Đức Phật.
9. Thuyết pháp (dhammadesanā)
10. Chánh kiến (diṭṭhujukamma)
Chúng ta có thể thấy rằng có nhiều loại phước – trong đó có bố thí. Nếu là phước, phải nằm trong mười loại kể trên, tức là mười punna-kiriya-vatthul – không còn loại phước nào khác ngoài mười loại kể trên cả.
Ý nghĩa của từ “phước”
Từ “phước” được dịch ra từ tiếng Pali “punna”, với động từ gốc là “pu” và “pur”. “Pu” được dịch ra là tẩy rửa, làm sạch: attasanntam punati sotetiti punnam – “được gọi là phước bởi vì nó có ý nghĩa ‘tẩy rửa’ .” Ở đây, “tẩy rửa” có nghĩa là làm trong sạch, làm cho “sự liên tục” (santana) của ta được trong sạch khỏi những phiền não làm nó ô nhiễm, như là dục (raga), sân (dosa), si (moha). Phiền não (ô nhiễm) là sự gặm mòn, làm ô uế, nhơ bẩn. “Sự liên tục (santana)” ở đây có nghĩa là sự liên tục của tâm thức. Các việc phước thiện – như bố thí, v.v...- tẩy rửa sự liên tục của tâm thức người đang làm việc đó và làm cho nó trong sạch. Còn về việc cái gì được tẩy rửa khỏi sự liên tục của tâm thức thì phụ thuộc vào loại phước đang được tạo. Không phải loại phước nào cũng làm cho sự liên tục của tâm thức được trong sạch khỏi dục, sân và si. (tức là các loại phước khác nhau động tới các tầng lớp khác nhau của phiền não. Còn đối với động từ gốc thứ hai, “pur”, có nghĩa là hoàn thành, tức là cái gọi là “phước” có nghĩa là “việc cần phải hoàn thành” hoặc “ nếu chưa làm thì phải làm; nếu mới làm ít thì phải làm trọn vẹn, viên mãn.”
Như vậy đó là cái được gọi là ‘phước”, và đó là một thước đo đầu tiên để đánh giá xem cái mà ta đang làm có được gọi là “phước” hay không. Không phải là ta có thể lựa chọn một trong hai ý nghĩa kể trên, nếu là phước cần hội tụ cả hai yếu tố: (1) một cách làm trong sạch sự liên tục của tâm thức, và (2)việc đó phải được làm một cách trọn vẹn, viên mãn.
.
Những nguyên tắc xác định phước:

- cho với mong muốn nhận được cái gì đó trở lại có phải là phước không ?

Khi làm một việc thiện – có thể là bố thí, trì giới, hay thiền tập – việc ấy có mang những đặc tính làm trong sạch dòng tâm thức hay không ? Nếu có, đó là phước. Nếu không, đó không phải là phước. Nếu chẳng hạn một việc bố thí được làm với mong muốn (trong tác ý bố thí) một kết quả tức thì như danh tiếng, danh dự, hay những lời ngợi ca, etc, thì sự thanh lọc dòng tâm thức không thể xảy ra.
Mong muốn có được kết quả là dục hoặc tham (raga hay lobha) đang có mặt. Vì vậy ngay cả khi ta cúng dường cho một nhà sư hay một tu viện, nếu ta làm việc đó với mong muốn có được gì đó trở lại, tôi không thấy có cách nào phước có thể được tạo ra.Ngay từ đầu, tác ý muốn “từ bỏ” một cái gì đó đã không sinh khới. Chỉ khi muốn đạt được một cái gì đó, ta cho. Chẳng hạn như, một tu viện vận động cúng dường, họ cần tiền để làm một việc gì đó cụ thể. Để thuyết phục bạn, họ tặng cho bạn một phẩm Phật tương ứng (như là một cách khuyến mại). Tuy nhiên, sự lôi kéo đã hàm chứa ở trong đó. Họ nói với bạn rằng nếu bạn làm phước với chừng này tiền, bạn sẽ có được một huy chương tôn giáo với đặc tính như thế này thế kia và với loại đá hay kim loại này nọ; nếu bạn làm với nhiều tiền hơn, thì vật phẩm sẽ còn hay hơn nữa, v.v. Họ đã lồng vào đó sự quảng cáo về tính chất của đồ vật mà họ sẽ cho bạn để khơi gợi mong muốn có được đồ vật ấy ở bạn. Một khi bạn muốn có đồ vật ấy, bạn sẽ cúng dường tiền bạc. Phước nằm ở đâu trong tất cả quá trình đó ? Một số người nói rằng họ làm phước cho kiếp sau, bởi vì họ tin ở nghiệp và quả của nghiệp. Ở đây, điểm quan trọng cần biết là ta phải làm gì để được sinh trong cảnh giới an lành trong kiếp sau. Tuy nhiên, trong trường hợp kể trên, điều cơ bản là tham (lobha) chính là cái đang thúc đẩy. Như vậy trong trường hợp này không có phướcđược tạo ra, vì [nó bị chi phối bởi suy nghĩ: ] nếu ta không có được thứ ta muốn, ta không bố thí, và nếu ta có được, ta bố thí.
Đừng nên quên rằng từ “phứơc” (pun) có nghĩa là làm trong sạch dòng tâm thức; tuy nhiên, trong trường hợp này, phiền não, tức là tham, đã sinh khởi. Có thể có trường hợp người ta có một tác ý trong sáng lúc đầu trước khi thực hiện hành động bố thí, nhưng vì nghe những lời quảng cáo vận động, tâm tham đã nổi lên, và người ta đã làm bố thí với sự mong muốn có được đồ vật đó. Cái trong sáng lúc đầu đã trở thành ô nhiễm sau đó. Ta có thể thấy rõ ràng rằng tâm không trong sạch vào thời điểm bố thí, tham – lòng mong muốn có được một cái gì đó – đã sinh khởi, đó là một loại tâm bất thiện mà Đức Phật gọi là tham ái (tanha). Điều đó giải thích tại sao phước không được tạo ra khi bố thí (kiểu này); tuy nhiên nhiều người vẫn cho đó là tạo phước. Điều này khẳng định sự thiếu hiểu biết hiện nay về phước.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 02:29 AM