IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Canh tác theo thiên nhiên tại Việt Nam?
Diệu Minh
bài Jun 29 2015, 01:22 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://beforeitsnews.com/vietnamese/2015/0...dat-302092.html


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jun 29 2015, 01:37 PM
Bài viết #2


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Hải Dương: Chuyện lạ trồng lúa không làm đất



Nói có kỹ thuật gieo cấy lúa không cần cày, bừa thì nhiều nông dân, thậm chí không ít cán bộ nông nghiệp cũng cho rằng đó là chuyện… tầm phào…
Ruộng lúa cấy không làm đất ở xã Thái Tân (Nam Sách)
“Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Đấy là kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết. Ấy thế nên khi nghe nói có kỹ thuật gieo cấy lúa không cần cày, bừa thì nhiều nông dân, thậm chí không ít cán bộ nông nghiệp cũng cho rằng đó là chuyện… tầm phào.
TIẾT KIỆM CHI PHÍ, ĐẨY NHANH THỜI VỤ
Nông dân xã Thái Tân (Nam Sách, Hải Dương) là những người bất ngờ nhất về kỹ thuật canh tác lúa không làm đất bởi họ được ứng dụng biện pháp này đầu tiên trong tỉnh. Ông Trần Danh Giấc, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thái Tân nhớ lại: “Trước đây, tôi chỉ thấy nông dân không làm đất để thu một vụ lúa tái sinh (lúa chét) chứ chưa thấy canh tác lúa chính vụ mà không làm đất bao giờ. Thậm chí, ở vụ mùa năm 2010, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh về tập huấn cho nông dân địa phương, nhiều người vẫn chưa tin vào kỹ thuật này. Lúc đó chỉ có hộ ông Nguyễn Duy Phong dám làm thử nghiệm với điều kiện phải đền bù khi có rủi ro. Kết quả khảo nghiệm khiến nhiều người bất ngờ. Dân không mất công cày bừa, thời vụ được đẩy nhanh, tiết kiệm nước tưới mà lúa vẫn sinh trưởng tốt, bảo đảm năng suất. Từ thành công đó, nhiều nông dân trong xã đã áp dụng cách làm này, thậm chí một số hộ còn tự làm ngoài diện tích khảo nghiệm”. Theo dõi sát sao cách làm này, ông Giấc thấy một chuyện lạ chưa lý giải được: Giai đoạn ban đầu ở ruộng lúa không làm đất thì mặt ruộng không nhũn bằng ruộng làm đất. Tuy nhiên, đến lúc lúa từ giai đoạn “con gái” trở đi thì đất ở ruộng không làm đất lại nhũn hơn ruộng làm đất.
Từ vụ mùa 2010, Chi cục BVTV tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam bắt đầu áp dụng thử nghiệm cách làm này tại hai xã Thái Tân (Nam Sách) và Tiền Tiến (Thanh Hà). Tại xã Thái Tân, khảo nghiệm trên 1,4 sào ruộng nhà ông Phong bằng phương pháp gieo thẳng. Ở xã Tiền Tiến áp dụng phương pháp cấy mạ sân, quy mô 1 sào. Tới vụ mùa 2011, việc khảo nghiệm tiếp tục thực hiện ở 2 địa phương này. Vụ mùa năm 2012, địa điểm khảo nghiệm đã được mở rộng sang nhiều xã khác là: An Sơn (Nam Sách), Thanh An, Thanh Cường, Thanh Hồng (Thanh Hà), Liên Hòa và thị trấn Phú Thái (Kim Thành).
Tại xã Thái Tân, vụ mùa vừa qua có 10 hộ gieo thẳng 1 ha lúa không làm đất bằng các giống Khang dân 18, Bắc thơm 7, Q5… Sau khi kết thúc thu hoạch lúa chiêm xuân vào ngày 20-6-2012, nông dân phun 1 – 2 lần thuốc trừ cỏ Gramoxone 20SL (gốc rạ cắt ngắn phun 1 lần, gốc rạ cắt dài phun 2 lần) để rạ nhanh phân hủy và diệt cỏ dại. Phun thuốc xong, nông dân gieo thẳng mạ trên ruộng. Các biện pháp kỹ thuật sau đó về tưới nước, bón phân, phòng, trừ dịch hại… áp dụng như canh tác bình thường. Ông Vũ Đình Phiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “So với canh tác thông thường, lúa trồng không làm đất phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, tập trung hơn. Đặc biệt, phương pháp này giúp nông dân giảm được 124 nghìn đồng/sào do không mất công làm đất (số tiền này đã trừ chi phí phải mua thuốc trừ cỏ, khô vằn để phân hủy gốc rạ và tiêu diệt cỏ dại, nấm bệnh). Ngoài ra, kỹ thuật này còn rút ngắn thời vụ 7 – 10 ngày nên rất có ý nghĩa với vùng trồng cây vụ đông sớm”. Chi cục BVTV tỉnh dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích khảo nghiệm lúa áp dụng phương pháp này vào vụ mùa 2013. Chi cục cũng khuyến cáo nông dân chỉ nên áp dụng biện pháp cấy lúa không làm đất trong vụ mùa, còn vụ chiêm xuân cần cày ải như cách thông thường.
LÀM ĐẤT TỐI THIỂU TRỒNG RAU MÀU
Nông dân nhiều nơi đã áp dụng có hiệu quả kỹ thuật làm đất tối thiểu để trồng những loại rau màu như ngô, su hào, su-lơ, bí xanh, bí ngô, cà rốt.
Làm đất tối thiểu trồng cây ngô là biện pháp kỹ thuật mới, có sức lan tỏa nhanh trong sản xuất, được nhiều nông dân khen ngợi. Vụ đông năm nay, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 300 ha ngô làm đất tối thiểu, quy vùng từ 3 ha trở lên. Tuy nhiên, diện tích ngô làm đất tối thiểu trong thực tế lớn hơn con số trên khá nhiều. Huyện Thanh Miện là nơi khởi nguồn và ứng dụng hiệu quả nhất kỹ thuật này, trong đó Trung tâm Khuyến nông huyện có vai trò đi đầu. Cách đây khoảng 5 năm, cơ quan chức năng và nông dân mới làm thử nghiệm ở diện nhỏ thì nay gần như tất cả diện tích trồng ngô vụ đông trong huyện đều áp dụng làm đất tối thiểu. Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân chỉ cần cày (cuốc) những hàng đất nhỏ trên ruộng, không cần lên luống. Sau đó đặt bầu ngô, bón phân, phủ rạ xung quanh cây. Việc chăm sóc ở giai đoạn sau đó như bình thường. Đứng trên ruộng ngô làm đất tối thiểu đã cho thu hoạch xong, chị Phạm Thị Vụ ở thôn Thái Thạch (xã Hùng Sơn) cho biết: “Từ năm 2007, tôi bắt đầu trồng ngô bằng phương pháp làm đất tối thiểu, mỗi sào giảm 3 công lao động (lên luống, kéo luống, vun xới), thời vụ sớm hơn trước 1 tuần, cây ít bị đổ. Khả năng sinh trưởng, năng suất, sâu bệnh, chăm bón giữa làm đất tối thiểu và làm luống như trước kia vẫn giống nhau. Vụ đông vừa qua, cả 1 mẫu ngô của nhà tôi đều làm đất tối thiểu”. Ông Lê Văn Ngại, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hùng Sơn cho biết thêm: “Trồng ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu giúp tăng mật độ cây do giảm được diện tích lối đi giữa các luống, do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ năm 2007 đến nay, tất cả diện tích ngô vụ đông ở xã đều làm đất tối thiểu, trong đó diện tích vụ đông vừa qua là 27 ha”.
Từ nhiều năm nay, nông dân xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) đã trồng su hào theo phương pháp làm đất tối thiểu. Trên các chân ruộng thâm canh rau màu 4 vụ/năm, ban đầu người dân làm luống bình thường. Tuy nhiên, từ những vụ sau đó, nông dân vẫn để nguyên phần đáy luống và chỉ phay, xới xáo mặt luống, không cày phá luống sau mỗi vụ. Có nhiều gia đình đã không cày phá luống từ 5 – 7 năm nay. Chị Nguyễn Thị Tươi ở thôn Ô Mễ cho biết: “Vụ đông này, nhà tôi trồng 6 sào su hào theo cách đó, không phải mất công cày phá luống. Khi chuyển vụ, tôi chỉ thuê máy phay lớp đất mặt hoặc xới xáo, cải tạo đất rồi trồng vụ mới”.
TRỌNG TUÂN


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
3 người đang đọc chủ đề này (3 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:05 AM