IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> Các loại độc cho người sử dụng
member
bài Jul 18 2014, 11:06 AM
Bài viết #11


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Amiăng trắng gây ung thư: Không cần nghiên cứu nữa!

- Hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế cùng Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức sáng nay, 17/7 với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia cũng như các đại biểu quốc hội đã đi đến thống nhất chung: Tất cả các loại amiăng kể cả amiăng trắng đều gây ung thư cho con người.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh vấn đề tác hại của amiăng trắng đang trở thành vấn đề nóng kể từ khi kiến nghị cấm sử dụng amiăng trắng trong việc sản xuất tấm lợp vật liệu xây dựng (fibro ximăng) gặp phải sự phản ứng của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam cũng như Bộ Xây dựng.

Tác nhân gây ung thư


TS Lương Mai Anh, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế. Ảnh: L.V
Tại cuộc hội thảo, đại diện của WHO dẫn lại nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) khẳng định: Tất cả các dạng amiăng bao gồm amiăng trắng là những chất gây ung thư ở người. Theo đó, amiăng là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim), ung thư phổi, thực quản và ung thư buồng trứng.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm số người chết do các bệnh liên quan tới amiăng là 107 ngàn người. Và số liệu này chỉ mới là thống kê ở các quốc gia có hệ thống thống kê tốt chứ chưa có số liệu của các quốc gia đang phát triển, những nước đang sử dụng amiăng nhiều nhất hiện nay.

Từ đó, đại diện của WHO cho rằng, cấm tất cả các loại amiăng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ các bệnh tật liên quan tới amiăng. Tổ chức này cũng phản đối việc mở rộng sử dụng amiăng trong vật liệu xây dựng sau năm 2020.

Bổ sung cho ý kiến của WHO, TS Lương Mai Anh, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế dẫn ra nhiều kết luận nghiên cứu khác tại Mỹ, Châu Âu, Úc khẳng định, amiăng trắng là chất gây ung thư ở người.

Bà Anh cho hay, theo các nghiên cứu, 80% các trường hợp bệnh ung thư trung biểu mô có liên quan tới amiăng. Và cứ thêm 1kg amiăng được sử dụng trên bình quân đầu người 1 năm thì số trường hợp mắc ung thư trung biểu mô tăng gấp 2,4 lần, đại diện ngành Y tế khẳng định.

Đối với ý kiến phản bác, cho rằng, amiăng trắng vẫn an toàn vì cho tới nay, Việt Nam mới chỉ phát hiện 3 trường hợp bị bệnh phổi amiăng, GS. TS. Lê Vân Trình thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, thời gian ủ bệnh của các căn bệnh do amiăng gây ra thường lên tới vài chục năm, trong khi đó, hầu hết các cơ sở sản xuất tấm lợp tại Việt Nam có tuổi đời chưa tới 15 năm. Bên cạnh đó, hầu hết các công nhân tại các xưởng sản xuất này cũng có tuổi nghề dưới 15 năm.

Trong khi đó, tại Việt Nam việc giám sát sức khỏe cho người lao động chưa liên tục đồng thời cũng không có trung tâm đăng ký người lao động tiếp xúc với amiang nên không thể theo dõi được lịch sử tiếp xúc. Đó là chưa kể đến việc Việt Nam thiếu các kinh nghiệm chẩn đoán, phát hiện bệnh amiăng, GS Trình cho hay.


TS Vũ Thường Bội, Hội Hóa học Việt Nam cho rằng, vấn đề độc hại của amiăng đối với sức khỏe không cần bàn cãi gì nữa. Ảnh: L.V
Bổ sung những ý kiến nêu trên, TS Vũ Thường Bồi sau khi phân tích chi tiết về nguyên nhân, cơ chế gây hại của amiăng cũng như những dẫn chứng về sự độc hại của loại khoáng vật này đã kết luận: Vấn đề độc hại của amiăng đối với sức khỏe con người là đã quá rõ ràng và chúng ta không cần phải tranh cãi về chuyện này nữa.

Ngược lại, các chuyên gia cho rằng, điều cần nghiên cứu hiện nay là các phương pháp đảm bảo sự an toàn cho người dân, người lao động cũng như môi trường.

Gánh nặng tài chính

Là tác nhân trực tiếp gây ung thư, việc sử dụng amiăng là tác nhân chính làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho chi phí chữa bệnh, đền bù và chi phí khắc phục môi trường do amiăng gây ra.

TS Lương Mai Anh cho hay, chi phí dành cho bệnh ung thư liên quan đến amiăng đã vượt quá giá trị kinh tế của thương mại amiăng quốc tế. Theo WHO, năm 2008, chi phí kinh tế trục tiếp dành cho bệnh ung thư liên quan đến amiăng là 2,4 tỷ USD, trong khi giá trị kinh tế của thương mại amiăng quốc tế trong cùng năm nay chỉ là 802 triệu USD.

Tại Mỹ, một quỹ đặc biệt đã được thành lập để bồi thường cho các nạn nhân amiăng trong đó có các hãng bảo hiểm và các công ty đóng góp 114 tỷ USD. Chi phí cho khoảng 400 ngàn trường hợp tử vong do ung thư amiăng ở châu Âu trong vài thập niên tới sẽ lên tới 528 tỷ USD.

Trong khi đó, GS Nico van Zandwijk, thuộc Viện Nghiên cứu các bệnh liên quan đến Amiăng, Đại học Syney, Úc, khẳng định, bên cạnh chi phí về y tế, bồi thường thì chi phí về môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục chất thải amiăng cũng rất lớn. GS Zandwijk dẫn ra một ví dụ tại Úc cho biết, để hỗ trợ cho 1.000 hộ dân sống trong các căn nhà có chứa amiăng cách nhiệt, Chính phủ Úc đã phải tiêu tốn 5 triệu đô la Úc cho quỹ hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình này.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vấn đề xử lý chất thải amiăng là một khó khăn lớn và cần quan tâm hơn là tranh cãi chuyện có độc hay không. Bởi lẽ, cho tới hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ công nghệ, quy trình nào xử lý được các phế thải này. Trong khi đó, nếu để amiăng tồn tại trong môi trường thì nguy cơ bệnh tật sẽ còn tăng cao.

Từ đây, các chuyên gia khẳng định, có thể thấy, chi phí khắc phục hậu ủa của amiăng gây ra có thể tốn kém hơn nhiều so với lợi ích mà amiăng mang lại.

Đi ngược với thế giới?


TS Trần Tuấn cho rằng, chúng ta đang đi ngược lại với thế giới trong vấn đề amiăng. Ảnh: L.V
Trong khi WHO đưa ra những khuyến cáo mạnh mẽ và nhiều quốc gia cũng đã cấm việc sử dụng amiăng thì Việt Nam lại đang đi ngược xu hướng thế giới vì cho rằng, amiăng vẫn còn mang lại lợi ích.

Theo GS. TS Lê Vân Trình, Đan Mạch là nước khởi đầu cho việc cấm sử dụng amiăng vào năm 1972. Và cho tới nay, đã có 55 quốc gia khác nhau, bao gồm cả các nước phát triển lẫn đang phát triển cấm sử dụng amiăng. Trong thời gian từ 2000 – 2012, số lượng các quốc gia sử dụng amiăng giảm tới hơn một nửa. Đến 2012, chỉ còn 15 quốc gia sử dụng hơn 500 tấn amiăng mỗi năm.

Về ý kiến phản bác, cho rằng, amiăng vẫn đang được sử dụng tại 149 quốc gia và các quốc gia phát triển như Mỹ vẫn sử dụng amiăng của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, GS Trình cho rằng, tại Mỹ và Canada, hoạt động sử dụng amiăng gần như chấm dứt. Việc sử dụng amiăng tại Mỹ chủ yếu là sử dụng cho việc đóng các tàu quân sự chứ trong hoạt động dân sự thì gần như không sử dụng nữa.

"Vào năm 1980, nước Mỹ sử dụng 350 ngàn tấn amiăng. Đến năm 2011, Mỹ sử dụng 961 tấn, chỉ bằng 0,3% khối lượng năm 1980”, GS Trình dẫn chứng.

Trong khi xu thế chung của quốc tế là không sử dụng hoặc cấm sử dụng amiăng thì Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới. Theo TS Lương Mai Anh, trong hơn 10 năm qua, Việt Nam luôn là nước tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi năm nước ta nhập khoảng 650 ngàn tấn amiăng.

Một điểm đáng lưu ý nữa, Việt Nam là quốc gia duy nhất nhập khẩu amg trong số 7 quốc gia phản đối việc đưa amiăng trắng vào phụ lục 3 của Công ướng Rotterdam năm 1998 (danh mục các chất bị cấm hoặc hạn chế).

“Chúng ta là thành viên của WHO, chúng ta đã chấp nhận nhiều khuyến cáo của WHO nhưng riêng vấn đề amiăng lại đi theo xu thế ngược lại. Tôi cho rằng, nếu có nghiên cứu tiếp tục thì chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề vì sao riêng vấn đề amiăng chúng ta lại đi ngược lại xu thế của thế giới”, TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) đặt vấn đề.

Từ phân tích nói trên, các chuyên gia thống nhất cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng một lộ trình về việc cấm sử dụng amiăng càng sớm càng tốt đồng thời không nên phản đối việc đưa amiăng trắng vào phụ lục 3 của Công ước Rotterdam trong Hội nghị diễn ra vào năm 2015 tới.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng thống nhất việc cần thiết phải phổ biến tuyên truyền tác hại của amiăng đối với người sản xuất lẫn tiêu dùng tại Việt Nam bởi lẽ, nhiều người Việt Nam hiện nay, kể cả các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết tác hại của khoáng vật nguy hại này.
  • Lê Văn
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/186576/amiang-trang-gay-ung-thu--khong-can-nghien-cuu-nua-.html


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jul 18 2014, 06:21 PM
Bài viết #12


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Amiăng trắng: Từ nguyên liệu lý tưởng đến ác mộng ung thư

- Mặc dù amiăng trắng trong các tấm fibro xi măng vô cùng độc hại, song hầu hết người Việt Nam vẫn không hề biết về sự độc hại này.

Amiăng trắng đang là một cơn ác mộng thực sự khi nó là tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh ung thư, giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm, dẫu rằng, nó từng là một vật liệu rất hữu ích.

Nguyên liệu phổ biến


Tại Việt Nam, amiăng chủ yếu sử dụng trong ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng.

Amiăng trắng (tiếng Anh là chrysotile ) là một loại sợi khoáng vô cơ có cấu tinh thể dạng sợi dài, mảnh và xốp. Tên amiăng trắng được dùng để phân biệt với amiăng xanh, nâu, vốn là loại amiăng cực kỳ độc hại và đã bị cấm sử dụng từ lâu.

Với những đặc tính ưu việt như độ bền, chịu nhiệt và ma sát, cách điện, cách âm và giá thành rẻ, amiăng trắng từng được coi là nguyên liệu đầu vào hữu ích trong sản xuất, đặc biệt là với ngành xây dựng và công nghiệp nặng.

Ước tính, amiăng trắng có mặt trong hơn 3.000 sản phẩm ứng dụng thuộc các lĩnh vực: vật liệu xây dựng (fibro xi măng, đường ống xây dựng, bể chứa nước, thiết bị điện, viễn thông…), sản phẩm chịu ma sát như má phanh, miếng đệm, các loại vải sợi, quần áo chịu nhiệt, công nghiệp hàng không, công nghiệp dược phẩm, đóng tàu…

Tại Việt Nam, amiăng trắng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro ximăng và trong gần 60 năm qua, amiăng đã là một vật liệu hữu ích.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (TC&BVNTD VN), hiện Việt Nam có 39 cơ sở sản xuất với hơn 5.000 lao động, có khả năng cung cấp trên dưới 100 triệu m2 fibro xi măng mỗi năm, đáp ứng 60% nhu cầu về tấm lợp, được người tiêu dùng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ưa chuộng vì vừa phù hợp với điều kiện khí hậu, giá thành lại thấp.

"Tuy nhiên, ngày nay, amiăng trắng không còn là nguyên liệu lý tưởng nữa. Trái lại, nó đang mất dần chỗ đứng khi con người ngày càng nhận ra tính chất ‘lợi bất cập hại’ của nó”, ông Hùng khẳng định.

Ác mộng ung thư

Theo tài liệu nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thì tất cả các dạng amiăng, trong đó có amiăng trắng gây ra ung thư ở người và không có ngưỡng an toàn nào cho nguy cơ ung thư do amiăng gây ra.


TS Vũ Thường Bồi, Viện Hóa học khẳng định, amiăng trắng cũng gây ung thư như các loại amiăng độc hại khác.

Theo WHO, nguy cơ gây ung thư có sự khác nhau giữa các loại amiăng (trắng và màu) cũng như kích thước sợi (sợi dài và mỏng có khả năng gây hại lớn hơn), song, điều này không làm thay đổi kết luận rằng, amiăng trắng là chất gây ra ung thư.

Bổ sung vấn đề này, TS Vũ Thường Bồi, Viện Hóa học, về mặt cơ chế, amiăng gây ung thư là do có sắt. “Sắt chính là tác nhân kích hoạt phản ứng ô xy hóa và khi vào phổi, nó sẽ ở dịch phổi, kích hoạt các phản ứng tác động tới các tế bào dẫn đến biến đổi gen và đây là bước khởi đầu gây ra ung thư”, TS Bồi giải thích.

TS Bồi cũng cho rằng, với cơ chế này, lập luận cho rằng, amiăng trắng ít độc hơn các loại amiăng khác là không thể. “Hàm lượng sắt trong amiăng trắng ít nhất là 0,3% và nhiều nhất lên tới 4%. Đây chính là lý do amiăng là nguyên nhân gây ra ung thư, bất kể là amiăng trắng hay màu”, TS Bồi khẳng định.

Theo các tài liệu của WHO, các bệnh ung thư có liên quan tới amiăng trắng bao gồm là ung thư phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim), ung thư phổi, thanh quản và ung thư buồng trứng.

Theo một ước tính của WHO đưa ra vào năm 2004, mỗi năm số người chết do các bệnh liên quan tới amiăng là 107 ngàn người, trong đó 41 ngàn người chết vì ung thư phổi, 7 ngàn người chết vì bụi phổi và 59 ngàn người chết vì u trung biểu mô ác tính. Ngoài ra, 1,5 triệu người khác phải sống chung với khuyết tật do các bệnh liên quan tới amiăng.

Cho tới nay, amiăng được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp. Người ta ước tính, cứ 170 tấn amiăng được sản xuất và tiêu thụ sẽ gây ra ít nhất một ca tử vong do ung thư trung biểu mô.

Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư trung biểu mô tại 11 quốc gia công nghiệp phát triển đã sử dụng amiăng ở mức 2,0-5,5 kg/người/năm (trong 25 năm trước) là từ 14-35 trường hợp/triệu người/năm.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, cứ thêm 1kg amiăng trên bình quân đầu người trong một năm thì tỷ lệ mắc u trung biểu mô tăng 2,4 lần, theo WHO.

Theo Viện nghiên cứu quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (NIOSH) từ năm 199-2005, tại Mỹ có tới 18.068 người chết vì u trung biểu mô, tỷ lệ người chết dao động là 14,1 người/triệu người năm 1999 và 14 người/triệu người vào năm 2005.

Tuy nhiên, những con số nói trên mới chỉ lấy từ các quốc gia phát triển có hệ thống thống kê tốt chứ chưa có số liệu tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là tại châu Á, nơi sử dụng amiăng trắng nhiều nhất thế giới.

Một nghiên cứu năm 2011 của Tạp chí Respirology của Hội châu Á Thái Bình Dương dự đoán, số người tử vong vì amiăng ở châu Á sẽ tăng cao trong 20 năm tới.

Hậu quả sẽ khôn lường

Theo các nhà chuyên môn, amiăng gây hại cho sức khỏe khi ở dạng bụi, xảy ra trong quá trình sản xuất như mài, cắt sản phẩm vật liệu hoặc phá dỡ công trình có chứa amiăng.


TS Lương Mai Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế.

Điều này hết sức nguy hại khi tại Việt Nam từ khâu quản lý nguyên liệu, phương tiện bảo vệ cá nhân, vệ sinh môi trường cho tới ý thức của công nhân tại các nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng đều rất kém, theo một nghiên cứu về an toàn vệ sinh lao động năm 2013 do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tiến hành.

Do vậy, mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu nào về những tác hại do amiăng gây ra tại Việt Nam, song rất nhiều con đã số chứng minh, amiăng đã và sẽ đem lại những hậu quả to lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo TS Lương Mai Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, từ 1988 tới nay, Việt Nam đã ghi nhận 150 trường hợp ung thư trung biểu mô và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Theo các nghiên cứu trên thế giới, có tới 80% các trường hợp ung thư trung biểu mô là có liên quan tới amiăng.

Vị Phó Cục trưởng cũng cho hay, khảo sát tại 6 bệnh viện từ năm 2009 – 2010 đã ghi nhận 447 trường hợp bệnh nghi ngờ có liên quan tới amiăng. Trong đó, 46 trường hợp được chẩn đoán là ung thư trung biểu mô màng phổi.

Đáng nói hơn, khả năng gây ung thư của amiăng không chỉ xảy ra với những công nhân trong các xưởng sản xuất mà ngay cả với những người sống trong môi trường gần nơi khai thác, ở nhà có mái lợp amiăng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong 46 trường hợp được chẩn đoán là ung thư trung biểu mô màng phổi giai đoạn 2009-2011 có 6 ca liên quan đến amiăng, 5 trường hợp ở nhà mái lợp amiăng và 1 trường hợp ở gần mỏ serpentin (loại sợi amiăng màu).

Đây là điều rất đáng lưu ý khi rất nhiều người dân không hề biết về tác hại của amiăng vẫn thường xuyên hứng nước từ mái lợp fibro xi măng để dùng cho ăn uống. Nhiều chuyên gia cho rằng, nhận thức hạn chế của người Việt trong việc sản xuất cũng như sử dụng amiăng sẽ để lại những hậu quả không lường.

Tạm kết

Với những sự nguy hại của amiăng, gánh nặng kinh tế cho chi phí bệnh tật cũng như chi phí khắc phục môi trường, đặc biệt là xử lý phế thải amiăng cao hơn nhiều lợi ích kinh tế mà amiăng mang lại. Do vậy, các tổ chức quốc tế như WHO, ILO đều đã khuyến cáo các quốc gia nên cấm hoàn toàn việc sử dụng các loại amiăng.

Tuy vậy, ở Việt Nam, không phải ai cũng biết về sự độc hại của amiăng. Phát biểu tại cuộc Hội thảo “Amiăng với sức khỏe” vừa qua, một vị đại biểu quốc hội đã thành thật thừa nhận rằng, đây là lần đầu tiên ông nghe về amiăng và những tác hại khủng khiếp của nó.

Thực tế, cũng như vị đại biểu quốc hội này, hầu hết người dân Việt Nam đến nay vẫn chưa hề biết về sự độc hại của amiăng. Tuy vậy, trách nhiệm trong câu chuyện này có lẽ không phải ở vị đại biểu quốc hội, cũng không phải người dân mà chính là ở các cơ quan quản lý nhà nước, ở các nhà khoa học và ở chính các phương tiện truyền thông.

Phát biểu tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: "Công tác tuyên truyền về tác hại của amiăng đối với người sản xuất và người dân trong thời gian qua là hết sức hạn chế. Đó là điều mà chúng ta phải suy nghĩ".

Lê Văn

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/186716/am...ng-ung-thu.html



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Aug 7 2014, 10:20 AM
Bài viết #13


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Sự thật đau lòng về thành phố amiăng ở Nga

- Đằng sau khung cảnh đẹp đẽ trên những cuốn catalog, người dân thành phố Asbest cũng đang phải đối mặt với nguy cơ về bệnh tật khi họ phải chung sống với những sợi amiăng gây ung thư lơ lửng khắp nơi trong không khí.


Vào các buổi chiều, các công nhân nổ mìn để khai thác amiăng đã tạo ra một khối lượng bụi gây ung thư rất lớn. Ảnh: Olga Kravets/ The News York Times.
Thành phố Asbest (tiếng Nga Асбест) của Nga được biết đến là nơi khai thác amiăng trắng lớn nhất thế giới. Nhiều người vẫn viện dẫn Asbest như một minh chứng cho sự an toàn của việc khai thác và sử dụng amiăng trắng khi cuộc sống của cư dân thành phố này diễn ra ngay bên cạnh mỏ amiăng lộ thiên dài 11km, rộng 2,5km và sâu tới 300m. Rất nhiều đoàn cán bộ thuộc nhiều cơ quan khác nhau của Việt Nam cũng từng được mời sang Asbest để thăm các mỏ sản xuất amiăng trắng tại đây.

Tuy vậy, đằng sau khung cảnh đẹp đẽ trên những cuốn catalog, đằng sau những chuyến thăm quan mang tính thương mại, những người dân thành phố Asbest cũng đang phải đối mặt với nguy cơ về bệnh tật khi họ phải chung sống với những sợi amiăng gây ung thư lơ lửng khắp nơi trong bầu khí quyển của thành phố.

Nhân việc cấm sử dụng amiăng trắng đang gây ra nhiều tranh cãi tại Việt Nam, VietNamNet xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài viết đã được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí uy tín của quốc tế về những nguy cơ mà mỏ amiăng trắng đem lại cho người dân thành phố Asbest để bạn đọc có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.

Bài viết dưới đây là của tác giả Andrew A. Kramer được đăng tải trên tờ The New York Times phiên bản điện tử ngày 13/7/2013. Bằng sự tìm hiểu thực tế, phóng viên Kramer bài viết đã nỗ lực để lý giải nguyên nhân vì sao, thành phố Asbest lại không thể từ bỏ được amiăng vốn được cho là rất nguy hại cho sức khỏe. Bài viết này cũng được đăng trên trang số 16 tờ The New York Times bản in ra xuất bản một ngày sau đó.

Dưới đây là nội dung bài của viết:

Thành phố 70 ngàn dân nằm ở phía đông dãy Ural là một nơi lý tưởng để sống ngoại trừ một nhược điểm lớn: Khi gió thổi, những đám bụi ung thư sẽ tràn vào thành phố.

Trong tiếng Nga, Asbest có nghĩa là amiăng và ở đây, nó có mặt ở khắp mọi nơi. Người dân nơi đây nói rằng những lớp bụi amiăng được dồn lại trên sàn phòng khách. Trước khi họ lấy những bộ quần áo phơi trên dây ở sân sau, họ phải giũ sạch cách sợi amiăng.

"Khi tôi làm việc ở trong vườn, tôi thấy bụi amiăng đọng trên những cây mâm xôi”, Tamara A. Biserova, một người nghỉ hưu nói. Có rất nhiều bụi bám trên cửa sổ, bà nói, “mỗi sáng trước khi ra ngoài tôi đều phải quét bụi amiăng ra ngoài”.

Thành phố này là một trong những trung tâm của ngành công nghiệp amiăng của Nga, quốc gia kiên quyết chống lại việc đóng cửa các công ty (sản xuất và sử dụng) amiăng và từng bước thay thế các sản phẩm cách nhiệt có chứa amiăng gây ung thư.

Tại Mỹ và hầu hết các quốc gia phát triển, amiăng được kiểm soát một cách đặc biệt. Cho tới thập niên 70, sợi khoáng silicat này vẫn được sử dụng phổ biến trong vật liệu chống cháy và cách nhiệt các toà nhà ở Mỹ cũng như nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên, những bằng chứng ngày càng nhiều về các bệnh hô hấp do amiăng đã dẫn đến việc nguyên liệu này bị cấm. Liên minh Châu Âu, Nhật Bản cũng đã cấm amiăng. (Một thành phố có tên Asbestos (nghĩa là amiăng - ND) ở Quebec, Canada cũng đã đóng cửa mỏ amiăng mặc dù tên của thành phố thì không thay đổi).

Tuy nhiên, ở đây (Asbest), vào mỗi buổi chiều, các thợ mỏ lại nổ mìn để khai thác amiăng tại khu mỏ thuộc sở hữu của Công ty Uralasbest, một công ty khai thác mỏ của Nga. Các vụ nổ tạo ra một lượng lớn sợi amiăng lẫn với bụi trong không khí. Asbest là một trong những ví dụ điển hình về những phí tổn môi trường do sự phụ thuộc quá lớn vào hoạt động khai thác mỏ của nước Nga.

"Những người dân thường đang cố gắng để ra khỏi nơi này”, Boris Balobanov, người từng là công nhân nhà máy, giờ là lái xe taxi nói. “Những người quý trọng cuộc sống của họ đều đã ra đi. Nhưng tôi sinh ra ở đây và tôi chẳng có nơi nào để đi cả”.

Cả 6 người từng làm việc trong nhà máy hoặc mỏ amiăng được hỏi đều ho dai dẳng, một triệu chứng do amiăng gây ra. Người dân nơi đây cũng nói tới một bệnh da liễu lạ. Các bác sĩ da liễu địa phương nói rằng, các vết sưng là do việc tiếp xúc với amiăng gây ra.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một cơ quan thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tiến hành một nghiên cứu kéo dài nhiều năm về các công nhân làm việc tại mỏ amiăng ở Asbest. Do một số lượng lớn người dân bị phơi nhiễm amiăng tại đây nên các nhà nghiên cứu đã chọn thành phố này để tìm hiểu xem amiăng có phải là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư khác ngoài ung thư phổi hay không. “Tất cả các dạng amiăng đều gây ung thư cho con người”, nhóm nghiên cứu khẳng định.

Bắt đầu mở vào cuối thế kỷ thứ 19, kích thước của mỏ amiăng lớn nhất thế giới này bằng một nửa diện tích của đảo Manhattan (một quận của thành phố New York, diện tích khoảng 59 km2) và chứa một khối lượng vô cùng lớn sợi amiăng. Hố mỏ được đào tới độ sâu hơn 300 mét đầy những con đường được tạo ra theo hình bậc thang. Các xe tải khai thác mỏ lớn chở ra khỏi mỏ các sợi amiăng thô màu xám, dạng sợi.

Mỏ amiăng của Uralasbest gần thành phố tới mức một vài năm trước đây, văn phòng thị trưởng và công ty đã phải di dời người dân tới nơi xa hơn để mở rộng hoạt động khai thác.

Các mỏ amiăng gắn chặt với cuộc sống của thành phố này tới mức nhiều cặp đôi mới cưới đã chụp những bức ảnh cưới ngay trên mép mỏ amiăng này. Thành phố cũng có một khẩu hiệu là: “Amiăng, thành phố của tôi, số phận của tôi”.


Các công nhân nghỉ hưu ở Asbest, Tamara A. Biserova (giữa) và Nina A. Zubkova (phải). Ảnh: Olga Kravets/ The News York Times.
Vào năm 2002, Hội đồng Thành phố đã quyết định sử dụng một lá cờ mới: Các đường màu trắng - biểu tượng cho các sợi amiăng – xuyên qua một chiếc vòng lửa. Một biển quảng cáo do Công ty Uralasbest đặt ở Asbest với khẩu hiệu: “Amiăng là tương lai của chúng tôi”.

Các vụ kiện tập thể vốn đã làm phá sản các công ty amiăng tại Mỹ là điều không thể có trong hệ thống tư pháp rất yếu của Nga, nơi người ta khuyến khích các nhà sản xuất amiăng. Nga, nước có sự trữ địa chất amiăng lớn nhất thế giới, mỗi năm khai thác khoảng 1 triệu tấn amiăng và 60% trong số này là xuất khẩu. Nhu cầu vẫn rất lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc, nơi amiăng được sử dụng trong vật liệu cách điện và vật liệu xây dựng. Hiệp hội Amiăng trắng Liên bang Nga, bao gồm nhóm các doanh nghiệp kinh doanh amiăng công nghiệp, báo cáo rằng, tổng doanh thu hàng năm của họ là 18 tỷ Rúp, tương đương 540 triệu USD. Việc kinh doanh của họ đang phát triển, chủ yếu là do các nước khác đang quay lưng với lĩnh vực này.

Mỏ amiăng cũng như nhà máy Uralasbest có ý nghĩa quan trọng với những người công nhân. Thành phố phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác amiăng cũng như sản xuất các sản phẩm amiăng. Trên cả nước Nga, ngành công nghiệp này sử dụng 38.500 công nhân trực tiếp trong khi đó, có khoảng 400 ngàn người dân sống phụ thuộc vào các nhà máy và các mỏ amiăng, nếu như các ngành kinh doanh phụ trợ ở các thành phố mỏ được tính đến. Ở Asbest, khoảng 17% dân số làm việc trong ngành công nghiệp này.

Ở Nga, rất nhiều thành phố dựa vào một nhà máy lớn giống như nhà máy amiăng tại thành phố này. Một nghiên cứu của Chính phủ Nga đã thống kê rằng, 467 thành phố và 332 thành phố nhỏ hơn phụ thuộc vào một nhà máy hoặc một mỏ khoáng sản. Có khoảng 25 triệu trong tổng số 142 triệu dân số Nga sống ở với một ngành công nghiệp duy nhất và không thể đóng cửa được nó dù nó có gây ô nhiễm đi nữa.

Hiệp hội Amiăng Nga nói rằng, loại amiăng khai thác ở Nga, được gọi là amiăng trắng (chrysotile), ít có hại hơn các loại khác. Mặc dù vậy, ở Mỹ, người ta hạn chế tối đa việc sử dụng loại nguyên liệu này. Nước Mỹ nhập khẩu khoảng 1.000 tấn amiăng mỗi năm, chủ yếu từ Brazil cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và linh kiện của công nghiệp ô tô. “Họ đánh giá amiăng nguy hiểm nhưng chúng tôi thì đánh giá nó an toàn”, đại diện của Hiệp hội, Vladimir A. Galitsyn nói. Tại Nga có ba viện nghiên cứu chuyên nghiên cứu việc sử dụng amiăng.

“Là đại diện của ngành công nghiệp này, tôi không thấy có vấn đề gì”, ông nói. Kiểm soát đúng cách, amiăng an toàn, ông nói, và nó giúp cứu sống nhiều người khi hỏa hoạn. “Chúng tôi không phải là kẻ thù của những người lao động. Nếu như họ chết, người ta sẽ sợ khi làm việc cho chúng tôi”.

Valentin K. Zemskov, 82 tuổi, từng làm việc trong mỏ amiăng hơn 40 năm và nhiễm bệnh amiăng (asbestosis), một căn bệnh đường hô hấp do hít phải sợi amiăng. “Có nhiều bụi tới mức anh sẽ không thể nhìn thấy người đứng cạnh mình”, ông nói về những năm tháng làm công nhân mỏ của mình. Đối với những người bị bệnh, công ty trả thêm 4.500 Rúp, khoảng 135 USD mỗi tháng vào lương hưu, số tiền chỉ đủ để trả vài bữa ăn trong nhà hàng.

Tuy vậy, ông nói rằng, thành phố này không có lựa chọn nào khác. “Nếu như chúng tôi không có nhà máy, chúng tôi sẽ sống ra sao?”, ông nói trong hơi thở hổn hển tại sân viện dưỡng lão. “Nó phải mở cửa thì chúng tôi mới có việc làm”.

Một đài kỷ niệm những người đã chết đã được dựng lên, tất nhiên, với một khối quặng amiăng kèm theo dòng chữ “Sống và Nhớ lấy”.

"Tất nhiên là bụi amiăng bao trùm cả thành phố của chúng tôi”, Nina A. Zubkova, một người khác sống trong viện dưỡng lão này nói. “Bạn nghĩ vì sao thành phố này lại có tên là Asbest (amiăng)”.

Lê Văn (dịch)

(Còn nữa)

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/190555/su-that-dau-long-ve-thanh-pho-amiang-o-nga.html



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Aug 14 2014, 10:52 AM
Bài viết #14


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759




Bloomberg: Kem đánh răng Colgate Total có chứa chất gây ung thư?

(TNO) Một loại hóa chất có khả năng làm tăng trưởng tế bào gây ung thư bị cho là có trong kem đánh răng hiệu Colgate Total và đang được hàng triệu người Mỹ dùng mỗi ngày, Bloomberg đưa tin ngày 12.8.



Sản phẩm kem đánh răng Colgate Total bị cho là có chứa hóa chất gây ung thư - Ảnh chụp màn hình Bloomberg

Thật ngạc nhiên khi Bloomberg cũng cho biết triclosan, chất kháng khuẩn có khả năng ngăn ngừa các bệnh về nướu, bị cho là có khả năng gây ung thư và làm chậm sự phát triển ở động vật.

Tuy nhiên, Bloomberg cũng thừa nhận luôn rằng hóa chất có thể gây tác động lên động vật khác với trên con người, đặc biệt là các hóa chất bị nghi ngờ khi thử nghiệm trên động vật thường được dùng với liều lượng rất cao.

Các nhà chức trách Mỹ đang cân nhắc xem chất này có đủ an toàn để cho vào xà phòng và đồ chơi trẻ em hay không, còn các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng đang dần ngừng sử dụng loại hóa chất này.

Trong khi đó, hàng triệu người Mỹ hằng ngày vẫn đang cho vào miệng hóa chất nói trên thông qua sử dụng sản phẩm kem đánh răng Colgate Total bán rất chạy của hãng Colgate-Palmolive, theo Bloomberg.

Colgate-Palmolive khẳng định Total an toàn và viện dẫn rằng sản phẩm này đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) kiểm định và liệt vào danh sách dược phẩm bán không cần chỉ định của bác sĩ hồi năm 1997.

Tuy nhiên, hồi năm 2011, Colgate-Palmotive đã loại triclosan khỏi các sản phẩm xà bông của mình với lý do “thay đổi thị hiếu người tiêu dùng”.

Nhưng tờ New York Times hồi tháng 8.2011 cho biết động thái này của Colgate-Palmotive nhiều khả năng xuất phát từ việc nhiều nhóm đại diện người tiêu dùng và nghị sĩ quốc hội Mỹ lo ngại về tác hại tiềm tàng của chất này.

Mặc dù vẫn chưa có đủ các nghiên cứu lâu dài trên người, nhưng một số nghiên cứu về tác dụng của triclosan đối với chuột và ếch cho thấy chất này làm giảm khả năng sinh sản, gây ra những vấn đề đối với sự phát triển của bào thai và tăng nguy cơ ung thư.

Dẫu vậy, triclosan vẫn đang hiện diện trong Colgate Total, sản phẩm kem đánh răng bán chạy nhất của Colgate-Palmotive, theo Bloomberg.

FDA tắc trách trong khâu kiểm duyệt?

Phóng sự điều tra của Bloomberg cho biết trong hồ sơ xin cấp phép cho sản phẩm kem đánh răng của Colgate-Palmotive có bao gồm 35 trang tổng hợp các nghiên cứu độc dược học về triclosan, mà Bloomberg nói rằng FDA đã cố tình không công bố.

Cơ quan này đã công bố các trang nói trên hồi đầu năm 2014 theo yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin Mỹ. Sau đó, theo yêu cầu của Bloomberg, FDA đã phải đăng tải các trang báo cáo này lên trang web của mình.

35 trang báo cáo cho thấy có một số nguy cơ về tính an toàn của việc sử dụng triclosan mà lẽ ra FDA cần phải tiến hành xem xét kỹ hơn, theo Bloomberg.

Ví dụ, trong các trang nói trên có nghiên cứu cho thấy “dị tật về xương trong bào thai chuột” khi dùng chất này.

Tuy nhiên, thường là khi phát hiện ra những điều bất thường thông qua thí nghiệm trên động vật thì cần phải có thêm nhiều thí nghiệm để đảm bảo độ an toàn của hóa chất trước khi được thông qua, Bloomberg phân tích.

Ngoài ra, còn một vấn đề khác là FDA đã “dựa vào nghiên cứu của các công ty để chứng nhận sản phẩm an toàn”, Bloomberg cho hay.

Điều này đồng nghĩa với việc, thay vì cho một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập thứ 3 xem xét tính hiệu quả của một sản phẩm bất kỳ, FDA thường đồng tình với các kết quả nghiên cứu do các công ty đang xin cấp phép tiến hành.

Hoàng Uy

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140812...ay-ung-thu.aspx


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Feb 3 2015, 04:04 PM
Bài viết #15


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759




7 sản phẩm cho trẻ em dễ chứa chất độc hại các mẹ nên biết

Các bố mẹ luôn có xu hướng chọn những sản phẩm tốt nhất cho con với tâm lý “đắt xắt ra miếng”, tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm trẻ em phổ biến thường có chứa các thành phần có hại.1. Bỉm, tã giấy

Một trong những sản phẩm trẻ em thông dụng nhất nhưng lại dễ chứa thành phần có hại cho làn da của trẻ là các loại bỉm, tã giấy. Phần lớn các loại tã dùng một lần đều có chứa các thành phần dễ gây kích ứng da trẻ và có hại cho môi trường như nước hoa, thuốc nhuộm, clo và dioxin... Nước hoa và thuốc nhuộm có khả năng gây kích ứng da (hăm tã), còn dioxin là một chất gây ung thư cho con người, vì nó sản phẩm phụ của chất tẩy trắng tã giấy. Cần lưu ý rằng phần lớn mức độ dioxin là không đáng kể để coi là có hại, do đó, việc phát ban da thay đổi theo từng mức độ nghiêm trọng mới thực sự là mối quan tâm duy nhất. Do vậy, các mẹ nên chọn loại tã không có chất nhuộm hoặc tẩy clo cho con nhé.

Ảnh minh họa.

2. Giấy ướt

Da em bé thường mềm mại và nhạy cảm, đặc biệt ở khu vực phía dưới. Những loại giấy ướt thường chứa cồn, nước thơm, chất bảo quản và các hóa chất khác. Chất cồn sẽ làm khô và bỏng da khi có phát ban; nước thơm tổng hợp có thể gây viêm da khi tiếp xúc, còn các hóa chất và chất bảo quản khác thậm chí có thể gây ung thư. Nếu có thể, hãy chọn các giấy ướt không chứa chất cồn, nước thơm và các hóa chất mạnh.

3. Dầu gội & sữa tắm

Đã bao giờ bạn nhìn vào các thành phần trên chai dầu gội đầu em bé? Các chất Paraben, sunfat và formaldehyde được biết đến là những chất gây ung thư. Hiện nay có nhiều nhãn hiệu dầu gội dành cho người lớn được sản xuất mà không có các hóa chất này, nhưng chúng vẫn còn thấy trong hầu hết các sản phẩm dầu gội đầu và sữa tắm trẻ em! Vì trẻ con nhạy cảm hơn với các chất độc, các mẹ nên đọc nhãn hàng và tránh bất cứ sản phẩm nào chứa những thành phần như vậy.

4. Nước thơm

Các thương hiệu hàng đầu có thể có mùi hương rất tuyệt, nhưng thành phần của chúng lại không có nhiều tác dụng bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Cũng như với dầu gội và xà phòng, các bạn nên đọc nhãn hiệu để xem liệu có các thành phần gây ung thư hay không, kể cả dầu khoáng.

5. Dầu trẻ em

Dầu trẻ em chủ yếu là dầu khoáng chứa chất bảo quản và nước hoa. Dầu khoáng đóng vai trò hoạt động như rào cản khi bám trên làn da giống như một lớp bọc nhựa, ngăn ngừa độ ẩm vào trong hoặc ra ngoài. Làn da mỏng manh của bé không cần chướng ngại ngăn ngừa da hô hấp, tiết dầu tự nhiên và hoạt động như vậy. Ngay cả phụ nữ chúng ta cũng nên tránh các sản phẩm làm đẹp với dầu khoáng vì nó khiến làn da bị lão hóa sớm.

6. Phấn trẻ em

Phấn trẻ em là một sản phẩm lâu đời sử dụng để hút độ ẩm và ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên, phấn trẻ em chủ yếu là đá tan – thành phần rất có hại cho cả mẹ và bé nếu hít phải - có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, chẳng hạn như bệnh hen suyễn. Nếu bạn phải sử dụng phấn, hãy dùng sản phẩm không làm từ bột đá nhé.

7. Quần áo mới

Nhiều mẹ thích mặc cho con một trang phục mới ngay sau mua, tuy nhiên lại không biết phải giặt quần áo trước khi mặc chúng vào người con. Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị phát ban do các hóa chất được sử dụng để giữ cho quần áo mới khỏi bị nhăn. Vậy nên, trước khi cho bé mặc, các mẹ hãy giặt quần áo thật kĩ và phơi nắng thật thơm đã nhé!

(Theo Trí Thức Trẻ)

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/219939/7-...e-nen-biet.html



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 18 2015, 05:05 PM
Bài viết #16


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,981
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




Những thực phẩm này tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây độc hại cho cơ thể.

1. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.



11 thực phẩm gây độc hại cho cơ thể tuyệt đối không nên ăn

2. Dưa muối chưa kĩ

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.



3. Gừng dập

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.



4. Khoai tây mọc mầm

Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.



5. Chè bị mốc

Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.



6. Đậu xanh không nấu chín

Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.



7. Bắp cải thối

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.



8. Trứng gà sống

Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.



9. Bí ngô để lâu

Bí ngô già để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.



10. Mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.



11. Rau cải nấu chín để qua đêm

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.




http://thegioicongso.com/11-thuc-pham-gay-...ng-nen-an/33369


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 18th April 2024 - 09:28 AM