IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

7 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:07 PM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



KÍNH VẠN HOA

Phổ chiếu


Herman Aihara


Lời giới thiệu

Vào đầu thập niên 90, toàn thể dân Mỹ sống trong tinh thần căng thẳng vì sợ chiến tranh hạt nhân, ung thư, AIDS.

Giữa lúc ấy, bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện lớn nhất ở Philadelphia, trình bày trên màn ảnh truyền hình, trước nhiều ký giả đại diện cho nhiều tờ báo nổi tiếng, về thành quả tự trị lành ung thư đã di căn của mình ở tinh hoàn, bẹ sườn, xương sống và bàng quang bằng phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotics).

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, như vớ được chiếc bè lúc sắp chết đuối. Hàng triệu người đổ xô đến thăm các trung tâm Vega (trung tâm Thực Dưỡng) rải rác trên toàn nước Mỹ để mong thuốc thần đem lại cho sức khoẻ hoàn hảo.

Cuốn Kính vạn hoa còn gọi là Phổ chiếu (Kaleidoscope) của Herman Aihara - người kế tục xuất sắc của Ohsawa - kịp thời tu bổ những sai sót của những môn sinh đã và đang thực nghiệm phương pháp Thực Dưỡng, giúp ổn định tâm tư một số người sắp nhập môn và đang tôn thờ Thực Dưỡng như tiên dược vạn năng.

Chỉ cần lắc nhẹ ống kính vạn hoa thì tức khắc mọi hình sắc bên trong đều đổi thay. Cũng thế, cuộc sống con người đổi thay theo luật tuần hoàn của vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, sáng, chiều, xuân, hạ, thu, đông... trôi dạt theo từng làn sóng tư tưởng, và nhất là sức khoẻ của con người cũng thay đổi theo sự biến đổi đó, mà nguồn gốc là phẩm chất của các món ăn, thức uống.

Tác giả Herman Aihara đã tiếp bước tiên sinh Ohsawa đi du thuyết khắp nơi trên thế giới và cùng với Michio Kushi (hiện đang ở Massachusettes) tiếp tục phong trào Thực Dưỡng ở Mỹ và ở các nơi khác. Trong lúc đi thuyết giảng, ông trả lời rất nhiều câu hỏi của người nghe và các môn sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ những buổi tham vấn ấy, tác giả viết ra cuốn sách này.

Những ai muốn hiểu rõ bản chất phương pháp Thực Dưỡng, của Ohsawa, muốn học âm dương theo cách tiếp cận phương Tây, muốn thấu hiểu AIDS, ung thư theo nhãn quan y lý phương Đông, muốn khỏi mất thì giờ, tiền bạc vì bệnh tật..., xin mời đọc Kính vạn hoa (Phổ chiếu). Cuốn sách còn giúp bạn đọc hiểu nguồn gốc con người, hiểu thấu nguyên lý Thiền, để sống hợp với Đạo, với cõi đời vô tận, để sống vui với gia đình, bạn bè và với mọi người trên quả đất này bằng tấm lòng từ bi bác ái, bằng tấm lòng bao dung, đại đồng.

Cuốn sách bao gồm 63 bài ghi chép, bài giảng, tùy bút... độc lập, được viết trải dài theo địa lý (từ châu âu đến châu Mỹ) và theo thời gian từ tháng 1-1979 đến cuối năm 1985. Bạn đọc có thể đọc riêng từng bài như một câu chuyện độc lập. Cũng do vậy, bạn đọc sẽ thấy nhiều ý tưởng, sự kiện được trình bày lặp đi lặp lại trong nhiều bài. Tư tưởng chủ đạo của Thực Dưỡng - như tác giả trình bày trong sách đã ngày càng được minh chứng là đúng đắn và được các môn đệ phái Thực Dưỡng phát triển. Do vậy, để góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu quá trình tư tưởng cũng như các giai đoạn phát triển của phong trào Thực Dưỡng, chúng tôi dịch gần như nguyên văn bản "Kaleidoscope" của tác giả Herman Aihara (George Ohsawa Macrobiotic Foundation, Oroville, California, 1986).


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:17 PM
Bài viết #2


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



1.Thông điệp đầu năm 1980
Tháng 1 năm 1980


... Bên kia đại dương, bờ phía tây
Phái bộ Phù Tang thẳng đến đây
Nét lịch duyệt da hồng đẹp nắng
Đầu không mũ lấp loáng gươm bên mình
Thản nhiên lưng khẽ tựa thành ghế
Trên cỗ xe mui trần
Qua khu phố Manhattan
Nhộn nhịp ngày mở hội.


Đấy! Thi sĩ Mỹ Walt Whitman đã đón tiếp 77 hiệp sĩ samurai Nhật Bản vào ngày 17-6-1860 bằng mấy vần thơ trên, cách nay đúng 120 năm. Dân chúng thành phố Nữu Ước đứng đông nghẹt trên phố Broadway để chào mừng những vị khách quí.

Phó đại sứ Awaji Nokami Muragaki viết trong nhật ký:

Lúc ấy đúng 2 giờ chiều, thuyền chúng tôi cặp bến Nữu Ước. Nơi đây nhiều tầu bè đã thả neo, hàng ngàn người chờ sẵn trên bến. Chúng tôi diễu hành trên đại lộ, theo sau là đội hình quân đội bản xứ. Người ta đồn rằng có 8.000 quân lính và sĩ quan tham dự buổi diễu hành và nhiều thường dân cũng có mặt. Hai bên vệ đường dân chúng đứng đông nghẹt. Không còn chỗ nào trống cả. Xế chiều chúng tôi đến khách sạn, đó là một toà nhà 6 tầng rất sang trọng. Cửa sổ nào cũng treo cờ Nhật Bản. Trẻ con cũng cầm cờ Nhật Bản vẫy chào.

Theo cuốn hồi ký thì trên mỗi cửa sổ và mái nhà người ta chen nhau tìm chỗ đứng để có thể nhìn thấy những người Nhật lạ lùng mà họ chưa từng nghe hoặc thấy bao giờ. Các chủ cửa hàng lanh lợi đem xếp những hàng ghế trước mặt tiệm để bán 1 đôla một chỗ ngồi xem diễu hành. Tờ Nữu Ước Thời Báo đã cho biết rằng thành phố Nữu Ước phải chi phí 91.380 đôla trong 14 ngày tiếp đón 77 hiệp sĩ này. Tính theo giá đôla hiện tại thì số tiền này tương đương 1 triệu đôla.

Đoàn sứ giả Nhật Bản đến Mỹ để trao đổi hiệp ước hữu nghị và thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản, đại diện Nhật là Ngài Massaki Shinmi dẫn đầu phái bộ.

Tuy nhiên, sự đón tiếp nồng hậu chỉ do tính hiếu kỳ trước cảnh tượng lạ lùng mà thôi, lúc đó người Mỹ không quan tâm nhiều đến Nhật Bản. Trái lại dân Nhật Bản suốt 300 năm qua đã sống cách biệt với các dân tộc khác, chính vì vậy họ đã dành được sự quan tâm rất lớn của người Mỹ. Nhiều sinh viên, học giả, chính khách và thương gia Nhật Bản đã khởi sự thăm viếng nước này. Cách đây khoảng 100 năm, vào ngày 27-5-1869, nhóm di dân Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ. Họ định cư tại Gold Hill, bang California, sau đó thành lập công ty chè Wakamatsu Tea và công ty tơ tằm Silk Farm Colony. Từ đó các khách tham quan và người di dân Nhật Bản gia tăng hàng năm. Đến cuối 1970, số dân Mỹ gốc Nhật lên đến 591.290 người. Ngoài dân da trắng và da đen, người Nhật chỉ đứng sau dân da đỏ.

Sau khi hai nước ký hiệp định, người Nhật tích cực học hỏi các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và văn hóa của phương Tây từ người Mỹ. Tuy nhiên, đôi bên không thực sự hiểu nhau, mãi cho đến Thế chiến 2 thì Nhật Bản đã nắm vững công nghệ vũ khí phương Tây và cho rằng ngành công nghiệp của mình đã đủ lớn mạnh để chinh phục Mỹ và các nước châu Âu.

Mối bang giao đôi bên được tốt đẹp hơn sau khi Thế chiến II kết thúc. Do tổn thất nhiền nam công nhân trẻ ngoài mặt trận và hậu phương, Nhật Bản lâm vào cảnh thiếu nhà ở, áo quần và thực phẩm - hàng hóa chợ đen trở nên đắt đỏ – thâm chí không có trường học, không hệ thống vận tải, không ngành giải trí. Sự thiếu thực phẩm là điều cực khổ nhất, đó là nguyên nhân chính khiến cho Nhật Bản vươn lên trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Thanh niên Nhật trở thành những người chạy theo vật chất và có đầu óc kinh tế nhất. Trái với Nhật Bản, nhờ chiến tranh mà công nghệ Mỹ phát triển, nhất là công nghệ vũ khí đã đem lại lợi nhuận kếch sù cho Mỹ. Sự giàu sang và tiện nghi làm cho thanh niên lười nhác, thích trí thức và có tâm tư hướng về siêu hình. Càng ngày họ càng thích triết học phương Đông, văn học, y học và nếp sống phương Đông.

Vừa lúc khuynh hướng này khởi xuất, đúng 100 năm sau khi nhóm hiệp sĩ Phù Tang viếng thăm nước Mỹ, thì hàng trăm người Mỹ trí thức thuộc tầng lớp trung lưu tham dự trại hè New Horizon tại Long Island (Nữu ước) đã đón chào một người khách Nhật Bản phong lưu ăn mặc trang nhã, có giọng nói thâm trầm tới thăm họ. Người đó là George Ohsawa, cái tên được người phương Tây đặt cho, còn tên chính của ông là Yukikazu Sakurazawa. Mỗi ngày vị khách này đến thuyết trình và tư vấn trong nhiều giờ, suốt 2 tháng. Kiến thức, trí tuệ pha lẫn với nét hài hước của ông quả thật tuyệt vời. Các bài thuyết trình rất nhẹ nhàng, khôi hài và dễ nhập tâm. Ông hướng dẫn thảo luận với nhiều câu hỏi phong phú. Người tham dự càng có học thức thì càng thấy mình dốt nát. Bất cứ ai chịu lắng nghe thì đều bị triết lý và phương pháp ăn uống của vị khách này thuyết phục. Ngay cả khi vị khách này tới châu Âu cũng bị đông đảo các sinh viên Mỹ nhiệt tình và hâm mô đeo bám.

Dân Mỹ lắng nghe G. Ohsawa và quan tâm đến phương pháp Thực Dưỡng không phải do hiếu kỳ mà chính vì vấn đề sinh tử của họ. Khi chúng ta có đầy đủ mọi thứ thì chúng ta lại bắt đầu tìm kiếm thứ khác, chẳng hạn như thám hiểm mặt trăng, vũ trụ, quan tâm vấn đề môi trường, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm... Chúng ta có đủ thời gian để xem xét những việc đã làm trong "nền văn minh của thế kỷ XX". Ngược lại với niềm tin rằng nên y học đã được phát triển tới mức có giúp cho con người có thể thoát khỏi bệnh tật, chúng ta lại nhận thấy y học hiện đại không có giải pháp cho bệnh ung thư, bệnh tim mạch và nhiều bệnh suy thoái khác. Ohsawa đã giải thích căn nguyên của những bệnh tật mới này và chỉ ra cách duy trì sức khoẻ, đó là chữa những bệnh nan y bằng lối ăn uống đơn giản nhất.

Phương pháp của ông như một quả bom hạt nhân cho dân Mỹ. Nó hàm chứa quá nhiều tri thức và có khả năng thay đổi toàn bộ nếp sống của nhiều người dân Mỹ. Do hướng dẫn sai lầm và thiếu công bằng của một số báo chí, một số người đã từ bỏ phương pháp này sau khi có một vài trường hợp không may mắn xảy ra. Tuy nhiên, công lý không thể bị ngăn chặn và giá trị đích thực của phương pháp Thực Dưỡng không thể bị che mờ. Với tôi, dường như qua phương pháp Thực Dưỡng, Đông-Tây đã gặp nhau. Nói cách khác, chúng ta là một, dù là người thuộc Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, da trắng hay da đen...

Cho đến bây giờ, Đông và Tây đã gặp nhau tại mức độ mang tính cảm giác và tri thức. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX sẽ là sự thử thách của hai nền văn minh Đông và Tây: họ phải gặp nhau tại các mức độ phán đoán cao hơn, chẳng hạn có cùng các quan niệm về tôn giáo, xã hội, kinh tế và sự tột cùng.

Tron thế giới ngày nay phương Đông không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của phương Tây. Phương Tây không thể sống một ngày không có sự ảnh hưởng của phương Đông. Thế giới này hầu như đã thống nhất làm một, đó là nhờ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giao thông vận tải. Nhưng sinh học, sinh lý học và y học vẫn còn chưa đáp ứng được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chẳng hạn, chúng ta chưa biết rõ về nguồn gốc ra đời của mình, tại sao ta như thế này, ta sẽ về đâu, cơ thể của chúng ta sinh hoạt ra sao... Do vậy chúng ta cũng không thực sự hiểu được những người mà ta tiếp xúc. Vấn đề trở nên sâu rộng hơn khi bàn về tâm thức. Trên đường tìm hiểu, ta chỉ gặp bí ẩn, thắc mắcvà một loạt câu hỏi. Chúng ta không hiểu làm thế nào mà ta suy nghĩ được, các tế bào óc được cấu tạo ra sao và tại sao mà ta suy xét được. Tại sao ta nhớ được, cơn giận, niềm vui, lòng oán thù được cấu tạo ra sao? Từ đâu và cách nào ta gây dựng nên quan niệm sống? Hạnh phúc và công bằng là gì?

Vì chúng ta không biết rõ tâm trí của mình, không biết nó hoạt động và cấu tạo ra sao, nên rất khó khăn khi muốn hiểuvà cảm thông với những người khác. Vấn đề này trở nên phiền phức hơn với chướng ngại ngôn ngữ. Hiểu rành rẽ một ngôn ngữ có thể mất tới ít nhất 20 năm khổ luyện.

Hơn nữa chúng ta có nhiều thành kiến và nền tảng khác nhau về giáo dục, văn hóa, phong tục và truyền thống gia đình, tạo ra những nhóm người cố chấp. Những điều này chỉ làm tăng thêm bản ngã và tạo ra sự cách biệt giữa con người. Tính cố chấp này, Ohsawa gọi là kiêu ngạo, gây nên bao đau khổ cho con người.

Quan niệm Âm và Dương có khả năng giúp ích rất lớn trong việc phát triển các ngành sinh học, sinh lý học và y học, vì thế giới tự nhiện được hình thành do hai lực Âm và Dương, và cơ thể của ta là thành phần của vũ trụ hiện hữu đó.

Để mọi người thấu suốt bản tính hằng giác của mình, hiểu được tâm thức, sự cố chấp và kiêu ngạo của mình, Ohsawa đã để lại cho ta sự giáo dục tuyệt vời. Dù sao, tôi cũng không thể được như tiên sinh. Tôi chỉ cầu nguyện sao cho tôi có thể trở thành một người không cố chấp, không còn tính tự phụ. Sau vài năm nữa, Cornellia và tôi tiếp tục điều hành Học viện Thực Dưỡng, chúng tôi hy vọng sẽ cùng các bạn phát triển được sự giác ngộ sâu sắc và tinh thần cộng đồng chung.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:30 PM
Bài viết #3


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



2. những bài giảng trong chuyến đi Châu Âu
Tháng 1 năm 1979


Luân Đôn

Hội thảo Thực Dưỡng Châu Âu đầu tiên diễn ra tháng 11-1978 tại Nhà xuất bản Sức khoẻ Cộng đồng ở Luân Đôn. Nhờ có các tiệm ăn, nhà hàng và nhiều phòng hội thảo lớn, tòa nhà này đã phục vụ rất tốt cho cuộc hội thảo Lịch trình Hội thảo được sắp xếp trước đã bất ngờ bị thay đổi do vài trở ngại. Nhưng rồi cuối cùng nó cũng được tổ chức tốt.

Khoảng 200 thành viên kỳ cựu dẫn đầu về Thực Dưỡng từ châu Âu cùng một vài nơi tại Mỹ đã tụ họp để chào đónbà Lima Ohsawa và ông Shuzo Okada. Cuộc mít tinh bắt đầu bằng những giây phút tưởng niệm về tiên sinh Ohsawa. Bức ảnh của tiên sinh được chiếu sáng trên tường. Ngài Michio Kushi trong bài diễn văn khai mạc thông báo rằng năm 1979 sẽ diễn ra Hội nghị Thực Dưỡng tại Bắc Mỹ, sau đó sẽ lần lượt tiếp tục diễn ra tại Nam Mỹ và châu á.

Ngày hôm sau, tôi được yêu cầu thuyết trình sau bà Lima Ohsawa và ông Shuzo Okada. Tôi nói:

"Ngài Michio Kushi nói sẽ tổ chức các hội nghị tương tự ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu á. Đây là một ý kiến hay khiến nhiều người hứng thú và sẽ quan tâm đến Thực Dưỡng, nhưng tôi thấy có 2 điều trở ngại. Trước tiên là sự đố kỵ trong số những người lãnh đạo. Người ít nổi tiếng sẽ ghen tỵ với người nổi tiếng hơn. Sự đố kỵ này sẽ tạo nên hiềm khích gây nguy hiểm cho tư tưởng hòa bình. Ngay cả nếu như dù chúng ta có tạo dựng được một thế giới hòa bình, nhưng mỗi cá nhân còn chưa hòa bình thì liệu một thế giới như vậy có tốt đẹp gì."

"Vấn đề thứ hai có liên quan đến việc phân phối thực phẩm (phong trào Thực Dưỡng có liên quan đến thực phẩm), những loại thực phẩm đặc biệt không kiếm được ở thị trường. Như vậy phân phối thực phẩm là một trong những nhân tố quan trọng của Thực Dưỡng cũng như việc kinh doanh nó sẽ tạo nên nguồn thu nhập cho một số người. Nhiều đệ tử Thực Dưỡng cũng như một số người khác đã đứng ra điều phối hoạt động kinh doanh thực phẩm Thực Dưỡng. Kinh doanh sẽ tạo nên sự thèm khát độc quyền - những đặc tính không hề là của Thực Dưỡng. Nếu điều đó xảy ra, sự phẫn uất, sự đơm đặt, mọi mánh lới thủ đoạn, ngay cả tính kiêu ngạo cũng sẽ được “đọc vị" trên gương mặt của các đệ tử Thực Dưỡng. Chúng ta phải khiêm tốn và gây ảnh hưởng nhiều hơn để đạt được kết quả tốt đẹp cho một phong trào như vậy."

Amsterdam

Tối 14-11, tôi rời Luân Đôn đi Amsterdam cùng với Ineke Niermeyer, người đã ở tại trung tâm Vega hai năm về trước cùng chồng cô ta và hai đứa con. Sáng sớm hôm sau chúng tôi đến cảng Hà Lan - phong cảnh thật đẹp nhưng hơi lạnh. Chúng tôi tới Amsterdam sau 2 giờ vi vu trên tầu hoả. Thành phố tấp nập, sống động và rất sạch.

Trụ sở Trung tâm Đông-Tây được ông Adelbert Nelessen thành lập 8 năm trước là một toà nhà nằm bên một con kênh, nó gồm có một hội trường lớn, một phòng thực hành, một phòng chứa đồ ăn, một phòng in ấn, một phòng quay phim, một phòng nấu nướng và phòng của gia đình ông. Adelbert Nelessen có 8 kho, lò bánh mỳ và toà nhà trung tâm. Ông xay một tấn bột mỳ mỗi ngày bằng cối xay gió. Tôi cho rằng đây là một tổ chức tốt nhất ở châu âu.

Tôi bắt đầu bài nói chuyện đầu tiên lúc 8 giờ tối với 70 người. Họ khoảng 20-30 tuổi. Tôi nói về việc làm sao tôi gặp Ohsawa và những điều khó khăn khi nhập cảnh. Tôi kết thúc bài nói chuyện lúc 10 giờ 30 phút.

Ngày 16-10, Abe Nakamura mời tôi tới nhà anh ở Duseldorf. Kinh doanh của anh ta phát đạt ở Đức mặc dù có bị mất khách do một số đệ tử của ngài Michio Kushi mở hàng bán cũng tại những thành phố ấy. Điều đó làm cho anh ta phải miễn cưỡng giúp đỡ Michio. Tôi thấy những điều như vậy trong số những người lãnh đạo Thực Dưỡng ở châu Âu. Những điều này liên quan đến sự thu nhập của họ và khó giải quyết.

Tối hôm đó, tôi nói về bữa ăn Thực Dưỡng, triết học cùng các nguyên lý âm dương cân bằng natri và kali, cân bằng axit và kiềm.

Ngày 17, tôi nói về cân bằng hooc môn, hệ thần kinh và lý thuyết stress của Selye, trong đó có nói chúng ta không thể có hòa bình tuyệt đối trong tư tưởng nếu chúng ta không hoàn toàn nhất trí và tin tưởng tuyệt đối vào trật tự vũ trụ.

Ngày 18, mít tinh vào buổi sáng. Tôi nói chuyện về các khái niệm vòng xoắn trên cơ thể con người. Con người thực là toàn bộ vũ trụ. Thực Dưỡng có nghĩa là trở thành con người như vậy. Buổi chiều, tôi nói về thực hành làm Sotai là món ăn mà họ rất thích. Sau đó tôi điều trị bằng bàn tay cho gia đình và vợ chồng và cách đọc bàn tay. Điều này tạo nên tính hiếu kỳ nơi họ. Họ vây quanh tôi và hỏi cách đọc bàn tay.

Anatwerp

ở ngoài trạm, ông Rik Vermuyten - người đã gặp tôi ở Luân Đôn - đang chờ tôi. Ông lái xe đưa tôi đến tiệm ăn ở Anatwerp của ông bà Peter Doggen và hai cặp khác. Tôi đã ăn trưa ngày thứ hai ở đó.

Sau bữa trưa, tôi hướng dẫn cách làm bánh mỳ tại nhà cho Peter. Cửa hàng và trung tâm ở tại những vị trí khác nhau. Trung tâm thì có nhiều. Trung tâm Amsterdam nhỏ hơn chứa những tiệm ăn, công sở, nhà văn hoá và những toà nhà ở.

Cuộc gặp bắt đầu lúc 8 giờ sáng. ở đó có nhiều gia đình với những vấn đề rắc rối, tôi trò chuyện làm sao để có được một đại gia đình thống nhất. Khoảng 50 người đã đến tham dự; có người đi cùng gia đình và những người già hơn ở tại Amsterdam. Họ đáp lại rất tốt. Những người lãnh đạo Thực Dưỡng ở Anatwerp là những gia đình hầu hết ở độ tuổi ngoài 30.

Luân Đôn

Sáng sớm hôm sau, Peter chở tôi đến sân bay và từ đây tôi bay về Luân Đôn. Buổi tối tôi đến Trung tâm Cộng đồng Sức khoẻ bằng xe điện ngầm. Bill Tara đón tôi và chúng tôi ăn tối cùng nhau.

Có nhiều thính giả trẻ tuổi ở Luân đôn - hầu hết họ đều ở lứa tuổi đôi mươi. Tôi trò chuyện về những vấn đề thông thường như ở Amsterdam. Trong ngày thứ ba có nhiều câu hỏi và nhiều cuộc tranh luận.

Bologna

Ngày 24-10 tôi đến Bologna. Chàng thanh niên Italia trẻ tuổi Alois Grasani tới đón chào tôi. Trung tâm là một tòa nhà ba tầng, có cửa hàng rất đông đúc, bếp, phòng ăn và văn phòng. Họ phục vụ bữa ăn trưa, còn bữa ăn tối theo kiểu tự phục vụ. ở đó, tôi gặp một cô gái Mỹ tới từ Philadelphia. Cô giới thiệu cho tôi về việc in ấn của họ và văn phòng giao dịch trong tòa nhà. Họ xuất bản hàng tháng tạp chí Ting với 3 thứ tiếng: ý, Pháp và Anh.

Họ không gọi hoạt động của mình là "Thực Dưỡng”, mà là “Con đường mới”. Cũng vậy, họ có ý tưởng khác về việc nấu ăn. Thay vì nấu nướng thức ăn trên lửa theo cách thông thường, họ nấu lúa gạo, đậu đỗ và rau trên lửa trong 15 phút và sau đó đậy kín trong vòng 1 - 2 tiếng.

Tôi nếm thức ăn được nấu nướng theo cách này. Đậu ngon tuyệt. Cơm càng ngon hơn. Họ nói rằng rau tốt hơn khi nấu theo cách này. Phương pháp nấu nướng này có thể tốt ở California, Nevada, Arizona hay Texas, nơi nóng bức. Họ làm như vậy để tiết kiệm năng lượng và vì lý do tâm lý là lửa tạo ra cảm xúc. Tôi khuyên họ rằng cách làm này có thể tốt cho những người thuộc dương, nhưng có thể là không tốt cho những người thuộc âm, người cần nhiều yếu tố dương (tức là lửa trong quá trình nấu nướng).

Bài giảng của tôi được yêu cầu bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng, nhưng mãi tới 10 giờ rưỡi mới bắt đầu. Họ nói rằng đó là thời gian Italia. Tôi bảo, “đây cũng là thời gian ở Nhật Bản” và họ cười. Buổi trưa, chúng tôi nghỉ ngơi rồi bắt đầu lại vào lúc 2 giờ, kết thúc vào 6 giờ chiều và bắt đầu lại vào lúc 8 giờ tối. Đến 10 giờ đêm, tôi mới kết thúc một ngày dài.

Ngày 26-10, cuộc gặp gỡ bắt đầu vào lúc 12 giờ trưa và kéo dài đến 6 giờ chiều. Vào cuối buổi, tôi xem lòng bàn tay - nhiều người vây xung quanh tôi. Tối đó, tôi được mời đến dự tiệc do những người làm ở Trung tâm tổ chức. Khoảng 20 người và vài người bạn tới từ những Trung tâm khác tụ họp lại. Mới đầu, họ bàn tán về các Trung tâm Thực Dưỡng ở châu Âu và người lãnh đạo của những Trung tâm này. Alois yêu cầu họ ngừng kiểu nói chuyện đó lại. Anh ta dường như hiểu thông điệp của tôi trong 2 ngày mà tôi giảng dạy, nói chuyện.

Ngày 27-10, tôi tổ chức thảo luận trong cả buổi sáng. Buổi chiều, tôi tham quan những ngọn đồi ở Bắc Italia. Những thành viên của Trung tâm đã thuê 7 phòng ngủ để tu sửa lại căn nhà tồi tàn. Vài gia đình sẽ chuyển đến sớm. Thậm chí, họ còn trù tính làm trại hè ở đó vào năm tới.

Vì tôi bỏ quên áo mưa trên chuyến tàu gần Paris nên mọi người trong Trung tâm mua một cái áo mưa cho tôi như một món quà. Món quà này sau đó đã giúp tôi rất nhiều trong thời tiết lạnh giá ở Pháp, Bỉ và Anh.

Paris

Chuyến tàu đến nhà ga Lyon ở Paris rất đúng giờ. Tôi đi taxi tới trụ sở Tenryu, nơi tôi được đón chào bởi Clim Yoshimi và Francoise Riviere. Tenryu thuê ba căn nhà để mở cửa hàng, phòng học, văn phòng và nhà ăn. Họ là những nhà kinh doanh giỏi. Như mọi nơi khác, thực phẩm buôn bán của họ giúp cho việc xuất bản tạp chí. Tờ tạp chí xuất bản hàng tháng ở đây được gọi là Nguyên lý vô song, một trong những tên mà Ohsawa đặt ra để giải thích triết lý của mình.

Khoảng 20 người tập trung lại để nghe tôi nói chuyện tối đó. Phần lớn họ là môn sinh Thực Dưỡng ở Pháp. Tôi nói về lịch sử Thực Dưỡng ở Mỹ, đặc biệt là ở Bờ biển Tây. Sau đó, chúng tôi hưởng bữa ăn tối ở nhà hàng biển ở Paris. Những người theo dưỡng sinh là thực khách chính ở đây.

Ngày hôm sau, Clim đưa tôi tới hiệu sách ông Loc, đó là một cửa hàng nhỏ có những ấn phẩm in ốp-xet và có camera theo dõi ở tầng 2. Sau khi rời khỏi hiệu sách, tôi tới thăm tập san Le Compas. Ông Philip, chủ tạp chí nói rằng Compas lưu hành 6.000 bản mỗi quý, không tốn tiền giấy mà cũng chẳng tốn tiền lương gì cả (tiền bán tạp chí đủ bù đắp chi phí giấy, còn ba người đàn ông và một người phụ nữ Pháp làm việc tự nguyện). Tôi cảm kích trước lòng nhiệt thành của họ đối với Thực Dưỡng. Chính nhờ nhiều người hưởng ứng mà Thực Dưỡng được như ngày nay.

Clim và tôi ăn bữa tối ở hiệu ăn Nhật Bản với 2 người bạn Thực Dưỡng khác từ Nhật Bản tới. Chúng tôi nhận thấy thức ăn Nhật Bản rất phổ biến ở Paris. Sau đó, chúng tôi tới hiệu cà phê nổi tiếng Dome để trò chuyện. Chúng tôi cười đùa và nói chuyện cho tới giờ đóng cửa (2 giờ sáng) chỉ với 2 tách cà phê mỗi người. Chúng tôi trả 10 đôla - giá cả ở Paris quả là đắt đỏ.

Ghent

Sáng hôm sau là ngày cuối cùng của tháng 10, Clim đưa tôi đến Ghent. Anh ấy đưa tôi tới xưởng Lima, nơi tôi đã làm việc ở đó 17 năm trước đây, sau khi tôi bị trục xuất khỏi Mỹ. Giờ đây, xưởng Lima rất lớn và được thiết lập tốt. Họ nướng 5 tấn bánh mì hàng ngày bằng củi. Tất cả các sản phẩm làm ra như lúa gạo đóng bao, bột mì, mi-sô, tương và ta-ma-ri được làm tự động. Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy họ có phòng pha chế, nơi họ có thể kiểm tra thực phẩm để tránh thuốc trừ sâu, màu thực phẩm, hóa chất... Thậm chí họ có thể phân biệt bột sắn dây với bột hoàng tinh (bột dong).

Sau khi thăm xưởng Lima, Clim đưa tôi tới Trung tâm của anh, nơi anh thuê gần đó. Nó nằm ở trước nhà ga Ghent và có 4 cửa hàng. Anh đang có kế hoạch rời Tenryu tới làm việc ở Trung tâm này để mở cửa hàng thực phẩm, mở lớp nấu ăn, giảng dạy và cho thuê phòng. Năm tới, anh sẽ rất bận rộn. Tôi hy vọng anh sẽ trở nên một nhà lãnh đạo lớn của Thực Dưỡng ở châu Âu cũng như của thế giới.

Kết luận

Ngày 1-12, Abe Nakamura tới thăm tôi lần nữa tại sân bay Brussels (Bỉ). Chúng tôi nói chuyện về mọi chủ đề, cả những vấn đề như: làm thế nào để sáng tạo ra hay kích thích sản xuất hooc môn, đặc biệt là axêtyl colin? Tại sao lúa gạo lại là thực phẩm chính của loài người? Sự thay đổi lực hút trên trái đất? Đây là nền tảng cho quan điểm của tôi về thời kỳ văn minh đồ đá trên trái đất cách đây 6.000 năm hoặc lâu hơn nữa.

Chúng tôi cảm thấy thật khó nói lời tạm biệt sau khi gặp lại nhau lần đầu sau 17 năm. Thời gian trôi qua thật nhanh - chuyến đi 3 tuần của tôi tới châu Âu đã qua. Có nhiều người bạn và các Trung tâm mời tôi trở lại để tới thăm họ lần nữa.

Số người theo Thực Dưỡng ở châu Âu nhiều hơn và tập trung hơn ở Mỹ. Họ khuyến khích và giúp đỡ nhau phát triển nhanh hơn ở Mỹ. Môn sinh Thực Dưỡng châu Âu ở cả hai dạng: chuyên sâu và người mới bắt đầu; ở Mỹ thì dường như là ở giữa hai dạng này. Do đó, môn sinh Thực Dưỡng ở châu Âu và châu Mỹ hợp tác với nhau sẽ rất tốt và sẽ tạo ra phong trào Thực Dưỡng mạnh hơn. Vì điều này, chúng ta cần phải phát triển sự liên lạc và thông tin tốt hơn.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:34 PM
Bài viết #4


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



3. Thị trấn jones
Tháng 2 năm 1979


Gần cuối năm 1978, thế giới sửng sốt khi nghe tin một vụ tự tử tập thể của những thành viên của giáo phái “Vì con người” (People’s Temple) ở Guyana. Loài người chưa từng trải qua việc như vậy trong lịch sử hiện thời. Chín trăm mười hai người tự tử theo yêu cầu của một người điên, mà họ tin rằng đó là Chúa. Tôi không hiểu tại sao gần một nghìn người tự tử giống như các người máy được lên chương trình tự động. Họ đã mất đi óc phán đoán của mình để tồn tại chăng?

Dù sao cũng chẳng có sự ngẫu nhiên nào trên thế giới này. Mọi thứ đều có nguyên nhân. Đâu là nguyên nhân của vụ tự tử tập thể này, của 912 người mà phần lớn là những người vô hy vọng? Những con người vô hy vọng là những người nô lệ, không có tự do, bần cùng và bất hạnh. Vì thế họ đã tìm một điều gì đó có thể cứu giúp họ. Chính vì điều này, họ tin rằng Jim Jones là nhà tiên tri. Jones đối với họ gần như là vị cứu tinh, người thuyết giáo và hứa hẹn một vùng đất, nơi mà mọi người được công bằng trong cuộc sống.

Jim Jones là người diễn thuyết có tài, và những người tin tưởng theo hắn ngày càng nhiều. Khi lòng tin của họ tăng lên, họ gọi hắn là “Cha”, cầu xin hắn chữa bệnh. Jones chữa bệnh bằng cách vẩy cành cọ. Chẳng mấy chốc, họ gọi hắn là “nhà tiên tri”. Lòng tin của họ càng tăng thì quyền lực của Jones càng nhiều. Cuối cùng, Jones tuyên bố hắn là vị cứu tinh của những con người vô hy vọng.

Khi những hội viên của giáo phái “Vì con người” lên đến khoảng 500 người, hắn chuyển về Bắc California, tới Trụ sở phân khu Mendocino, ở Ukiah. Cuộc di chuyển này bắt đầu như thế. Nếu hắn ta không di chuyển, thì cuộc tự sát tập thể có thể đã không xảy ra. Tôi tin chắc như vậy bởi vì sau khi di chuyển tới California, hắn ta bắt đầu “tăng mạnh liều ma tuý” lên. Tại sao hắn bắt đầu tăng lên? Bởi vì hắn có quá nhiều việc phải làm. Trong tạp chí New West phát hành ngày 18-12 (1978), Phil Tracy nói: “ Vài trăm con người rốt cuộc đã làm cuộc hành trình. Những căn nhà được thuê cho họ. Các công việc được tìm cho những người có thể làm việc”.

Điều này gợi cho tôi nhớ lại năm 1961, khi 16 gia đình Thực Dưỡng chuyển từ Nữu Ước tới Chico ở California. Sau khi chuyển tới Chico, họ bắt đầu với Công ty liên hợp Chico-San và khởi đầu thành lập Trung tâm Ohsawa ở Chico. Họ là cộng đồng Thực Dưỡng và sản xuất thực phẩm dưỡng sinh đầu tiên ở thành phố này. Nhóm này cũng tin tưởng vào người lãnh đạo là Geogre Ohsawa, như những thành viên của giáo phái “Vì con người” với người lãnh đạo của họ, Jim Jones. Dù sao, có sự khác nhau lớn là nhóm Thực Dưỡng không dùng tý ma túy nào cả.

Đưa tin này, tạp chí New West nói:

Không lâu sau khi đến Bắc California, Jones bắt đầu dùng thuốc kích thích để giữ nhịp độ. Jones thuyết phục nhóm người này rằng hắn ta được Chúa đề cử. Sau đó, có tin đồn là các bác sĩ thân thiết ở vùng Mendocino cung cấp ma túy bằng đơn thuốc... Jones bắt đầu tới thăm vùng vịnh San Francisco, tôn trọng các bổn phận công dân, và củng cố lại niềm tin. Jones đi tới tin rằng thuốc độc của hắn là để cạnh tranh với không chỉ Chúa Jesu mà còn cả với Lênin và Mao Trạch Đông. Hắn đã tạo ra trật tự xã hội mới mà nền tảng dựa trên sự bình đẳng dòng giống, cộng đồng cách mạng và giải phóng tình dục.

Từ thời điểm này, có lẽ vào khoảng năm 1970, sự mất trí của Jones trở nên càng ngày càng rõ ràng hơn, những hành động bất thường và chứng hoang tưởng tăng cao, theo tạp chí New West:

Những thành viên cộng đồng đã khai báo rằng hôn nhân và quan hệ tình dục của họ trở nên đồi bại. Những người chồng và vợ bị bắt buộc phải ngủ với những thành viên khác. Để việc theo dõi có hệ thống, Jones tuyên bố rằng những tay sai của chính quyền đang cố gắng để lọt vào điều tra và sau đó. mỗi thành viên phải chuẩn bị để thông báo cho hắn ta những hoạt động và tuyên bố của bất cứ thành viên nào khác... Không lâu sau đó, Martin Luther King đã bị giết, Jones làm giả vụ tự sát với sự giúp đỡ của một người phụ tá, đốt cuộn phim chụp và một túi nhỏ đầy máu gà để gây vết máu trên áo anh ta. Jones xuất hiện một tiếng sau, tuyên bố hắn ta đã trở về từ cõi chết. Trò hề này dần dần hấp dẫn chủ bút tôn giáo San Francisco Examiners sau đó; trong tháng 12 năm 1972, ông ta viết một loạt bài về quyền năng chữa bệnh của Jones. Nhưng Jones đã làm chấm dứt những sự điều tra tiếp theo bằng cách tổ chức ồ ạt những bức thư viết tay và chiến dịch biểu tình chống lại bài báo.

Mặc dù thói quen của Jones trở nên quá bất thường, những kẻ vô hy vọng vẫn tin hắn là Chúa - thậm chí khi hắn ta bắt đầu nói với họ rằng chẳng có Chúa nào cả và rằng hắn là sự hiện thân của Lênin. Khi Jones tăng sự sợ hãi tâm lý lên và bóp méo trật tự xã hội ở Mỹ, hắn đòi hỏi rằng các thành viên chuẩn bị để chuyển tới vùng đất hứa mới, nền cộng hòa mác xít của Guyana, Nam Mỹ, để thoát khỏi “chế độ độc tài phát xít” của chính phủ Mỹ.

Sau khi thu thập một lượng lớn vật chất và tiền bạc, họ chuyển tới Guyana và cuối cùng, Jones trở nên điên cuồng và yêu cầu các thành viên theo hắn ta đi tới kết thúc cuộc sống.

Tôi hiểu rằng sự điên cuồng của Jones là nguyên nhân của việc sử dụng ma tuý. Nhưng khó mà hiểu tại sao những con người vô hy vọng lại tin tưởng Jones như vậy. Họ chết cho cái gì? Họ học được gì từ hành động của mình? Có lẽ chẳng có ai có thể giải thích được ngoại trừ những người đã chết. Nghiệp chướng từ tổ tiên và từ những hành động của họ trong quá khứ có thể là nguyên nhân của hành động tiền định này. Theo sự suy đoán của tôi, việc Jones và các thành viên này sử dụng ma túy và đường ăn quá nhiều có thể là nguyên nhân chính và trực tiếp dẫn tới tấm thảm kịch này (đường ăn có thể gây hiệu quả tàn phá: tạo ra sự phục tùng mù quáng, sự tiêu cực và tính cách ngớ ngẩn).


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:35 PM
Bài viết #5


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



4. Trung Hoa trở mình
Tháng 3 năm 1979


Trung Hoa là một cường quốc và dù chiến tranh lạnh hay nóng trong vòng 3 thập niên tới có xảy ra hay không, Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển. Trong cuốn sách “Trung Quốc 2001” bà Suyin Han nói rằng nước này sẽ là một đại cường quốc kỹ nghệ xã hội chủ nghĩa vào năm 2001 (Basic Books, 1967). Lời tiên đoán của bà có thể đúng, nhưng bà không tiên đoán được đường lối kỹ nghệ của xứ này. Không ai ngờ rằng thái độ đối ngoại của Trung Hoa thay đổi đột ngột như vậy, tức là mở cửa để trao đổi văn hóa, khoa học, kỹ thuật và kinh tế.

Tạp chí Times (Thời báo) phát hành ngày 1-1-1979 viết: “Cả một ý đồ to lớn, táo bạo và độc đáo trong lịch sử loài người! Trước đây chưa ai dám nghĩ đến việc chuyển hướng 1 tỷ người ra khỏi nếp sống khép kín, rập theo giáo điều để đem 1/4 nhân loại này lại gần các cộng đồng khác vào cuối thế kỷ XX. Đây là một trong những quyết định táo bạo nhất trong thế kỷ này, vì lịch sử thế giới sẽ do đó mà biến cải cũng như Hittle và Tojo đã khai màn Thế chiến thứ 2 cho lịch sử thêm đậm nét vậy.”

Dân Trung Hoa có tính hay tin một cách mặc nhiên rằng cuộc sống luôn biến dịch giữa hai cực, lịch sử cũng thế: một giang sơn chia cắt mãi rồi cũng có lúc thống nhất, thống nhất mãi rồi cũng phân ly. Trước kia nếu một nông dân được hỏi làm thế nào để tăng gia sản xuất gạo thì anh ta cứ trả lời như máy: “Thông suốt tư tưởng Mao Chủ tịch”, giờ đây câu trả lời thường là: “Thêm phân hóa học” (theo Times).

Gần 30 năm sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra sai lầm trong đường lối cải cách của Mao. Sai lầm trầm trọng nhất là cuộc Cách mạng Văn hóa mà chính sách bế quan toả cảng đứng hàng đầu, khiến cho nông nghiệp không thoát được lề thói cổ xưa, nên dân chúng phải chịu thuế lương thực và làm cho kỹ nghệ chiến tranh phải thụt lùi 20 năm so với các siêu cường. Chính sách ấy loại trừ tri thức nên khoa học kỹ thuật trì trệ suốt 20 năm.

Thủ tướng Đặng Tiểu Bình quả thực là cương nghị. Ông đã sửa sai đường lối của Mao Chủ tịch, một chính sách mà trước đây tất cả dân Trung Hoa xem như là kinh thánh. Đặng Tiểu Bình đặt tên cho phong trào sửa sai này là “Phong trào 4 hiện đại hóa”, nhằm cải tiến một loạt các ngành nông nghiệp, công nghệp, khoa học, kỹ thuật và quốc phòng. ý đồ này quá ư bất thường và độc đáo nên chúng ta chỉ có thể so sánh kế hoạch ấy với việc canh tân đất nước của Nhật Bản và Đức sau Thế chiến thứ II và với việc kỹ nghệ hóa toàn nước Mỹ sau Thế chiến I.

Từ lâu, Trung Hoa đã có nền văn minh và văn hóa cổ, có số dân đông nhất trên hành tinh này và một lề lối bang giao kín cổng cao tường. Napoleon đã từng gọi xứ này là “Con cọp ngủ” và đã cảnh báo thế giới đừng đánh thức nó - giờ đây cọp đã thức rồi!

Đến năm 1978, Trung Hoa quyết định khai thác tất cả tài nguyên của mình; điều này gây ảnh hưởng to tát đến nền bang giao quốc tế xuyên qua thị trường hàng hóa, đường hàng không, thông tin, các chương trình tivi, khoa học, chính trị và đặc biệt ảnh hưởng đến cán cân quân sự thế giới.

Chính sách cởi mở này nhằm kề vai sát cánh với các quốc gia khác để sống chung hòa bình trong thịnh vượng, và đều được mọi người hưởng ứng. Nhưng cũng có một trọng điểm đáng lo ngại là ông Đặng sẽ gây một lỗi lầm y như các quốc gia được công nghiệp hóa khác, nếu cho sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Ông nên học phương pháp cải tiến nông nghiệp bằng phân hữu cơ và sử dụng nguyên tử cho hạnh phúc nhân sinh, để vùng đất tươi tốt của Trung Hoa không bị phân hóc học làm tàn úa.

Chúng tôi còn một đề nghị nữa có ích cho chuyến vạn lý trường chinh: xin đừng đem đường vào các bữa ăn của nhân dân. Tờ thời báo Times có nói là Nhà nước đã cho hãng Coca Cola được đặc quyền bán ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ôi, thương đau! Tin buồn quá. Nếu thế thì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng đang đi vào nẻo tự diệt như bao nhiêu quốc gia khác đang phủ lên mình lá cờ mang mấy dòng chữ “Nền văn minh tột đỉnh” - “Nền công nghiệp chói sáng rực trời”.

Trung Hoa cần thấy rõ rằng các nước tiến bộ vượt mức cũng trội vượt các xứ khác về tiểu đường, áp huyết cao và thấp, xơ cứng động mạch, chai gan, ung thư, tim mạch... , tức là các bệnh suy thoái. Căn nguyên của các bệnh này là dùng quá nhiều thực phẩm chế biến và tinh chất (các hạt ngũ cốc bị chà xát), các món quá béo, các món cực âm như đường, phụ liệu hóa chất (như đường hóa học saccharine, chất nhuộm và thuốc bảo quản thực phẩm).

Hầu hết các khoa học gia đều bất đồng ý kiến về quan điểm này. Có thể vì họ làm việc cho các công ty sản xuất thực phẩm! Nhưng cũng còn vài người lương thiện, họ khẳng định là có mối tương quan mật thiết giữa các bệnh suy thoái với đường và các loại hóa chất trong thức ăn uống. Đã có hàng ngàn cuốn sách và bài báo về đề tài này được phổ biến bằng nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Trung Hoa.

Tôi thành thực hy vọng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ điều tra và nghiên cứu tác hại của các hoá chất và đường trước khi sử dụng các chất này trong chăn nuôi trồng trọt cũng như trong việc sản xuất và nhập khẩu thức ăn.

Tuy nhiên tôi thấy có một thất bại nhỏ trong công cuộc "4 hiện đại hoá" của Trung Hoa có thể làm hỏng tương lai của Trung Quốc. Đó chính là việc đưa hoá chất và đường sử dụng trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:38 PM
Bài viết #6


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



5. Nội Kinh, Chương 1
Tháng 4 năm 1979


Ngày xưa có một minh vương ở Trung Hoa rất thông tuệ. Ngay lúc sơ sinh ngài đã hiểu các lời đàm thoại. Khi còn trẻ tuổi, nhà vua đã là một người uyên bác. Vào tuổi trung niên, ông rất chính trực và trở thành hoàng đế. Tục truyền, khi băng hà hoàng đế cưỡi rồng về thiên cung.

Bữa nọ hoàng đế hỏi Kỳ Bá, vị thày của mình: “Trẫm có nghe rằng người xưa sống trên trăm tuổi mà vẫntráng kiện. Còn người đời nay, trái lại, khó sống ngoài 50 tuổi. Sao thế? Vì khí hậu đổi thay hay vì nếp sống?”

Kỳ Bá trả lời: “Cổ nhân thường chỉ dạy cho người bảo toàn mạng sống bằng cách tham khảo khoa bói toán và khoa chiêm tinh. Xưa con người sống thuận lẽ trời. Họ ăn uống điều độ, sống ngăn nắp và tránh mọi dồn ép tinh thần hay quá gắng sức, thể xác và tinh thần được quân bình nên thọ trên trăm tuổi. Thời nay thiên hạ sống bừa bãi, họ uống rượu, ăn thịt và sinh hoạt tình dục vô độ. Họ chạy theo dục lạc nên không chủ động được cuộc sống, nên họ phải già nua trong 50 năm. Nếu tránh được dục vọng thái hóa thì nguồn tinh lực sẽ luân lưu khắp thân thể và các cơ quan hoạt động điều hoà, do đó dòng máu chảy được thông suốt, thận tiết ra chất kích thích tố một cách đều đặn (điều này cũng có ý nghĩa là bộ phận sinh dục và năng lực tình dục được bảo toàn) và vi khuẩn không gây bệnh được."

"Nên tránh nhiều ham muốn; làm một việc vừa đủ tốt thôi, giúp cho tinh thần được thanh tịnh ít bị dồn nén. Hãy tránh những việc quá vất vả để sinh lực do dinh dưỡng và sinh lực đề kháng có thể lưu chuyển khắp cơ thể. Nói rõ hơn, kẻ nào ít dục vọng sẽ sống trong sảng khoái. Đối với loại người này món ăn nào cũng ngon, áo quần nào cũng mặc được, danh vọng cao sang không cám dỗ được họ, họ không trọng phú, khinh bần. Xã hội nào có nhiều người như thế sẽ ổn định và bình an. Con người trong xã hội đó sẽ sống hạnh phúc vì không bị lầm lạc trong các thú vui tạm bợ, ngay cả kẻ khùng hay người trí cũng không phải lo âu. Điều này có nghĩa là nếp sống của họ đã được ngăn nắp mà không vi phạm trật tự thiên nhiên, vì vậy họ sống hơn trăm tuổi”.

Hoàng đế hỏi: “Tại sao chúng ta không sinh con được sau một độ tuổi nào đó? Chỉ vì tuổi đời hay vì đã hết mầm mống sinh con?”.

Kỳ Bá đáp: “Đầu tiên, tôi xin nói về phụ nữ. Lúc 7 tuổi, cô gái có được tinh lực của 2 quả thận nên có răng tóc đầy đủ. Lên 14 tuổi có khả năng tình dục, đường kinh lạc trung tâm đã hoàn thiện và có kinh nguyệt đều đặn và có thể sinh con. Vào tuổi 21 (7x3) tinh lực của thận lưu chuyển điều hòa khắp thân thể, răng khôn mọc ra. Vào tuổi 28 (7x4), cơ bắp và tóc phát triển trọn vẹn và đạt độ chín muồi của người đàn bà. Vào tuổi 35 các vết nhăn xuất hiện, tóc rụng. Vào tuổi 42, mặt tiều tuỵ, thêm vết nhăn, tóc bạc. Đến 49 tuổi máu huyết suy kém, kinh kỳ ngưng, hết khả năng sinh con."

"Đối với đàn ông, sinh lý thay đổi theo chu kỳ 8 năm. Khi được 8 tuổi, tinh lực của thận phát triển tốt, răng tóc đầy đủ. Vào tuổi 16 sinh lực tình dục trưởng thành. Đến 24 tuổi tinh lực của thận (năng lực tình dục) lưu chuyển khắp cơ thể, bắp thịt tăng trưởng, mọc răng khôn cuối cùng. Vào tuổi 32 (8x4) bắp thịt rắn chắc, nam tính ở cao điểm. Đến tuổi 40 khả năng tình dục suy giảm, tóc rụng bớt, răng hư. Vào tuổi 48, việc lưu thông của dương lực bị suy nhược nên gương mặt bắt đầu tiều tuỵ vì thiếu chất dinh dưỡng, da nhăn, tóc bạc. Vào tuổi 56 tinh lực của gan yếu đi và các cơ bắp mất khả năng co giãn, thận yếu, tình dục yếu, cơ thể bị lão hoá. Vào tuổi 64, răng tóc rụng và không còn mọc lại, vì tóc và răng có tương quan mật thiết với thận nên thận lúc này coi như yếu thật sự. Thận là cơ quan lưu trữ năng lực để điều hành các cơ quan nội tạng. Thận yếu làm các cơ quan trong thân thể bị suy yếu cho nên tóc bạc, bắp thịt nhão, chân yếu, thân thể trở nên khô cứng, khả năng sinh con không còn nữa”.

Hoàng đế hỏi: “Tuy nhiên người già đôi khi cũng có con. Đâu là nguyên nhân của điều này?”.

Kỳ Bá đáp: “Vì người đó sinh ra với thận đặc biệt cường tráng nên tinh lực lưu chuyển đều đặn qua các kinh mạch. Tuy nhiên, việc thích thú tình dục thật là hi hữu đối với phụ nữ sau tuổi 49 và đàn ông sau tuổi 64”.

Hoàng đế hỏi: “Nếu có người luyện tập như Lão gia nên biết cách bảo tồn tinh lực thì ông ta có khả năng duy trì tình dục cho đến tuổi 100 không?”.

Kỳ Bá đáp: “Được. Tôi có nghe về các đạo gia. Vào thời cổ, có những chân nhân, người nhận thức được trật tự vũ trụ, người sống hòa hợp với nguyên tắc âm dương và điều hòa được khí. Do đó, họ vượt khỏi mọi bệnh tật, họ bảo tồn được sinh khí. Cơ thể và tâm trí hoạt động hài hòa với trời đất, vì vậy họ sống trường thọ."

"Thời Trung cổ có những hiền nhân ngộ nhập được trật tự thiên nhiên, sống thuận lẽ âm dương và hòa hợp với bốn mùa. Họ bỏ xã hội lên vùng núi cao, thở không khí trong lành, duy trì được sinh lực tuyệt vời. Ngày nay cũng có các hiền nhân sống hòa hợp với 4 mùa, thích nghi với ngày đêm nên không bao giờ đau khổ vì bệnh dịch hay vi khuẩn. Họ luôn luôn biết đủ, ít ham muốn, không bao giờ sân hận và được thiện cảm của mọi người. áo quần không quá lệ thuộc thời trang, không làm việc quá sức, giữ tinh thần an tịnh, mãn nguyện với cuộc sống đạm bạc. Họ sống hơn trăm tuổi. Hiện nay có nhiều người khôn ngoan muốn noi gương chân nhân. Nhưng họ không phải chân nhân cho nên cuộc sống không được trường cửu dù họ có thể kéo dài cuộc sống vì biết thuận theo trật tự vũ trụ và hài hòa với sự thay đổi thời tiết”.

Hoàng đế nói: “Điều này trẫm hiểu. Trẫm mong ước thành chân nhân để cưỡi rồng về thiên cung”.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:42 PM
Bài viết #7


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



6. chứng Bệnh âm thịnh
Tháng 6 năm 1979


Ngày 25-3 vợ tôi đi San Francisco để hội họp. Sau buổi họp chúng tôi đi xem phim China Syndrome (Hội chứng Trung Hoa). Phim hay, thực tiễn và có mục đích nhân đạo chỉ trừ tựa đề chưa được ưng ý. Đúng ra tựa đề nên đặt là Yin Syndrome (Hội chứng âm thịnh), vì nỗi lo sợ phóng xạ nguyên tử là triệu chứng âm thịnh của nền văn minh hiện đại.

Vài bữa sau, đúng ngày 28-3, tôi ngạc nhiên vì chuyện phim trở thành sự thật ở Three Mile Island. Biến cố đúng lúc này góp phần quảng cáo rầm rộ cho hãng phim Columbia nên lợi nhuận tăng gấp 5 lần, theo nhận định của tờ Thời báo.

Vì phong trào chống đối chiến tranh hạt nhân do các nhà môi sinh học, các nhà tự nhiên học, các nhà nghiên cứu sức khoẻ cổ động các quy đinh về an toàn được thắt chặt hơn đã làm đẩy giá điện tăng vọt. Đấy là bệnh chứng âm thịnh số một. Bệnh chứng âm thịnh số hai là nỗi lo sợ phóng xạ nguyên tử. Các nhà khoa học nóirằng một lượng lớn phóng xạ sẽ gây nguy hại không lường được. Nếu 100 rems vào cơ thể thì người nhiễm phóng xạ mang các triệu chứng thiếu máu, băng huyết và nhiễm trùng; 500 rems gây tử vong. Hầu hết mọi người tiếp nhận 200 mili rems hàng năm, mà trong đó 100 mili rems là do thiên nhiên - lượng phóng xạ này là nguyên nhân gây ra 1 - 2% các trường hợp ung thư. Còn 100 mili rems thì do các nguồn phóng xạ nhân tạo như các dụng cụ y khoa, đồng hồ đeo tay, các lò vi sóng, các hoạt động khai khoáng và phát điện. Tuy nhiên, mức độ an toàn về nhiễm phóng xạ đang còn là điều tranh cãi. Trong những năm gần đây, vài nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân ung thư tăng lên chỉ do nhiễm một lượng phóng xạ thấp.

Theo nguyên lý Thực Dưỡng, phóng xạ là chất âm và ung thư thì cực âm. Do đó bị nhiễm phóng xạ quá nhiều thì sẽ bị ung thư. Dù sao, như Ohsawa nói là không có "bệnh vì phóng xạ". Nếu chúng ta tránh không sử dụng thường xuyên các thức ăn cực âm như đường, rượu, dấm, cà phê, trái cây nhiệt đới (với các nước ôn đới)..., chúng ta có thể miễn dịch đối với phóng xạ.

Ta không cần sợ phóng xạ, sợ phóng xạ là bệnh chứng “âm thịnh”. Theo bảng thống kê thì Nhật Bản, nước đã nhận 2 quả bom nguyên tử, là xứ có mức bệnh bạch cầu không phải cao nhất, mà lại là thấp nhất. Tất cả bệnh bạch cầu ở trẻ em và người lớn ở các nước phát triển lại có mức cao nhất: Đan Mạch (khoảng 7,5 trong 100.000 người), Mỹ (khoảng 6,2), Thuỵ Sĩ (khoảng 6,0). Thấp nhất là ở Nhật (2,8), Bồ Đào Nha (3,3) và Iceland (4,7) (Trích từ The Savage Cell của Pat McGrady, Basic Books, 1964).

Tóm lại, có 2 loại bệnh chứng âm thịnh. Loại thứ nhất thuộc tâm lý: căng thẳng, lo âu, thụ động, trầm mặc, cách sống thiếu lành mạnh, thiếu tập trung, mất trí nhớ, quyết đoán chậm. Loại thứ hai thuộc sinh lý: dư axit trong bộ tiêu hóa, thiếu máu, băng huyết, sưng phù hay da bị đỏ, mắt uể oải, thiếu sinh lực, chậm chạp, táo bón (đôi khi do dương thịnh), tiêu chảy, ăn mất ngon, hoại huyết, ung thư, áp huyết thấp. Tóm lại đó là tất cả các bệnh thời nay trừ vài thứ bệnh như tim, da, táo bón nhất định...

Nguyên do chính khiến cơ thể bị âm thịnh là vì chế độ ăn. Bằng cách quân bình các bữa ăn, chúng ta có thể giữ cho cơ thể không bị âm thịnh mà lại có đời sống vui khoẻ.

ở vùng ôn đới (tại Mỹ), các bữa ăn quá âm là do các thực phẩm sau đây được ưa dùng thường xuyên:

1. Đường và sản phẩm có đường.
2. Thức ăn tinh chế, đặc biệt là cốc loại tinh chế.
3. Các chất nhuộm mầu thức ăn và chất phụ gia bảo quản.
4. Thực phẩm động vật (đặc biệt là được nuôi tăng trọng).
5. Dấm, gia vị, cà phê.
6. Nước giải khát, bia, rượu và mọi đồ uống có cồn.

Theo bảng kê khai trên đây thì 3 món đầu phải được loại trừ vì quá độc hại. Đó cũng là bước đầu tiên giúp cơ thể có đủ sức đề kháng phóng xạ nguyên tử.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:44 PM
Bài viết #8


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



7. câu chuyện về Sagen Ishizuka
Tháng 2 năm 1980


Sagen Ishizuka sinh ngày 4-2-1851 tại làng Kukui. Lúc 18 tuổi ông đã hiểu rành 4 ngoại ngữ: Đức, Pháp, Hà Lan và Anh. Ông dùng 4 ngoại ngữ này để tìm hiểu hóa học, y học và thiên văn học.

Khi lên 4 tuổi ông bị bệnh ngoài da, đến 5 tuổi thận bị bệnh nặng và đó là nguyên nhân cái chết của ông sau này vào tuổi 59. Căn bệnh ngoài da này sinh ra do chứng thận suy, mà chứng này sinh ra do bà mẹ ông ăn rất nhiều cá và gia vị cay nóng lúc mang thai. Về sau qua nghiên cứu phương pháp Thực Dưỡng và Đông y, ông tìm thấy mối tương quan ấy.

Đến 28 tuổi, ông là bác sĩ phục vụ trong quân đội. Bệnh thận làm sưng chân và phù mí mắt rất nặng.

Đến 32 tuổi, bệnh thận lại tái phát trầm trọng. Đó là lúc ông tìm ra tương quan giữa thức ăn và bệnh tật.

Đầu tiên ông cố chữa căn bệnh của mình thông qua Tây y. Nhưng sau khi thấy rằng Tây y không giúp ích gì được gì nhiều, ông bèn bước sang Đông y. Sau khi nghiên cứu cả hai nên y khoa, ông thấy rằng thức ăn thích hợp đem lại sức khoẻ cho con người. Cuốn Nội kinh viết có 3 loại thuốc:

1. Loại kém nhất trị được 6 trong 10 bệnh nhân, để lại chút ít chất độc trong cơ thể.
2. Thuốc tốt nhất chỉ trị được 8 hay 9 bệnh nhân.
3. Thực phẩm là thuốc, các bệnh mà y học đầu hàng chỉ trị lành bằng thực phẩm.

Sau nhiều năm nghiên cứu Tây y ông kết luận là thức ăn là loại thuốc cao nhất, ông nhận thấy rằng tất cả bệnh và suy nhược cơ thể đều do sai lầm trong ăn uống. Ông lập nên ngành khoa học về thức ăn tạo ra sức khỏe và hạnh phúc, hay còn gọi là “Shokuyo”, sau này Ohsawa gọi là Pháp môn Thực Dưỡng.

Vậy “Shokuyo” là gì? “Shoku” là tất cả chất và năng lượng dùng tạo ra và nuôi dưỡng con người. “Yo” là phương cách áp dụng Shoku để nuôi dưỡng và cải thiện chúng ta.

Tinh thần và cách trị liệu của Shokuyo hoàn toàn trái ngược với Tây y. Sagen Ishizuka khuyên ta nên dùng đậu đỏ, gạo lứt để trị bệnh dạ dày nhưng Tây y lại cho rằng gạo lứt khó tiêu. Ông cũng khuyên mọi người nên dùng củ ngưu bàn, nước củ cải và gạo lứt …, những thứ mà con người ngày nay đều cho rằng không có giá trị chữa bệnh. Ông nhấn mạnh vào việc nâng cao sức đề kháng để đối kháng bệnh tật hơn là đối trị triệu chứng.

Để dễ áp dụng Shokuyo vào cuộc sống thực tiễn, ông chia thức ăn thành 2 loại: một loại là Kali và một loại là Natri. Ông lý giải không chỉ bệnh tật mà tất cả các hiện tượng tự nhiên như thay đổi thời tiết, khác biệt của các sinh vật..., đều do tỉ lệ Kali và Natri.

Vào thời của Ishizuka, lý thuyết về dinh dưỡng chỉ chú trọng vào 3 yếu tố dinh dưỡng: chất đạm (protit), chất béo (lipit), chất đường bột (gluxit). Theo ý kiến của ông, hầu hết các thành phần của thân thể đều được cấu tạo nhờ thực phẩm vô cơ. Các khoáng chất vô cơ điều hòa sinh hoạt nội tạng, sự biến dưỡng và hoạt động của hệ thần kinh. Hai chất khoáng vô cơ hệ trọng là kali và natri, đặc tính của chúng rất giống nhau nên khó phân biệt. Tuy nhiên khi phối hợp với axit để trở thành muối, thì muối kali và muối natri lại hoàn toàn khác biệt. Tác dụng của muối kali và natri tương phản trong cơ thể như vợ chồng vậy, chúng không chỉ đối nghịch mà còn bổ túc cho nhau. Theo quan niệm của ông, nếu đem so sánh các chất dinh dưỡng với quân đội thì gluxit là binh lính, còn chất béo và protein là sĩ quan, kali là thiếu tướng còn trung tướng là natri.

Muối kali làm tăng sự ôxy hóa, còn muối natri lại cản trở. Để chứng minh, ta nhồi tro (K) vào sợi dây, để cho thật khô. Buộc một cái kẹp vào một đầu, đầu kia treo lên và đốt sợi dây, dây cháy và kẹp rơi xuống. Nếu dùng clorua natri thay vì tro (K) thì dây cũng dễ cháy nhưng kẹp không rơi, vì muối natri trên dây ngăn trở sự oxy hóa hoàn toàn. Sự cháy không trọn vẹn tạo ra tro màu đen.

Vì thế nếu người nào ăn ngũ cốc và rau củ có chứa nhiều kali, máu sẽ oxy hóa hoàn toàn, do đó chức năng hoạt động của cơ thể cũng được tốt hơn. Ngược lại người dùng thịt, cá, trứng chứa nhiều natri thì máu oxy hóa kém và để lại nhiều axit độc hại. Vậy người dùng thức ăn thảo mộc sống thọ hơn người dùng thức ăn gốc động vật. Không khí vùng biển chứa nhiều natri hơn vùng núi, nên dân ở ven biển không sống lâu bằng dân miền núi.

Muối kali bắt lửa, cháy nhanh nhưng cũng có đặc tính giải nhiệt và giữ độ mát, nên kali được dùng trong y dược để giải nhiệt. Ngược lại muối natri cháy chậm và có đặc tính tăng và giữ nhiệt. Củi ở vùng xa biển dễ bắt lửa và cho tro trắng. Ngược lại, củi ở ven biển khó bắt lửa và cháy chậm, tro đen.

Nhật Bản có phong tục thiêu xác chết, người ta thấy tro của xác người ăn chay thì trắng, còn của người ăn thịt thì tro đen. Nhờ thế mà ta có thể biết trình độ tâm linh của tu sĩ. Nhìn thấy tro trắng có thể đoán biết ngay là vị tu sĩ quá cố là vị tăng sống cho tâm linh.

Bác sĩ Ishizuka nói rằng sự sai biệt về sinh lý (như màu da, thể tạng mập hay ốm, tốc độ tăng trưởng, thể lực, tuổi thọ, bệnh, giọng nói, trí nhớ...) tùy thuộc hoàn toàn vào môi trường sống và lượng muối kali hay natri đã dùng qua các món ăn. Nhờ phát hiện này, ông đã thành công trong việc trị liệu. Sách của ông được phát hành, tiếng tăm vang lừng nên hằng ngày có hàng trăm bệnh nhân đến khám. Ông trị liệu bằng cách chỉ bảo cách ăn uống, chỉ có thế! Thư các bệnh nhân gởi cho ông có đề địa chỉ: "Bác sĩ chống lại bác sĩ" (D.r Anti-Doctor).

Sau khi ông tạ thế, các môn đệ thành lập Hội Thực Dưỡng Shokuyokai. Khi Hội này gần phá sản, một thanh niên đã từng dùng gạo lứt để tự trị lành mọi bệnh tật, bỏ tiền ra để tổ chức lại Hội. Họ lấy lại được tiếng tăm và hàng trăm người lại đến để chẩn trị bệnh hàng ngày. Người thanh niên đó là Ohsawa, người giỏi doanh thương và nghiên cứu tích cực học thuyết của Ishizuka.

Khi Ohsawa nghiên cứu lý thuyết của Ishizuka ông nhận thấy luận điểm để giải thích mối quan hệ giữa hai loại muối Ka và Na đã có ở phương Đông từ hàng ngàn năm trước đây. Sau nhiều năm nghiên cứu, Ohsawa chuyển cách gọi muối kali, natri thành cách gọi mới, đó là âm và dương.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:46 PM
Bài viết #9


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



8. ấn Loát và món Tempura
Tháng 2 năm 1980


Việc in opset và việc nấu món tempura đều dựa vào cùng một nguyên tắc.

Trong vũ trụ, nước là chất quan trọng, hữu ích và lý thú nhất. Ai cũng biết nếu không có nước thì không có đời sống. Trên lĩnh vực sinh vật học, nước là nguồn sống. Trên lĩnh vực hóa học, nước là chất hòa tan. Nước làm tiêu tan mọi vật ra từng mảnh vụn. Nó phân huỷ nguyên tử ra thành ion... Do đặc tính hòa tan và phân huỷ này, chúng ta xếp loại nước vào chất âm.

Tuy nhiên theo lý tính của nó, nước đi từ cao xuống thấp, nên lại mang tính chất dương. Nó chảy thẳng xuống, như các con suối, thác nước, con sông. Các dòng sông không bao giờ chảy từ biển về núi. Nước mưa luôn đổ từ trên cao xuống. Hơn nữa, về mặt vật lý, nước là rất dương bởi vì nó không thể bị huỷ hoại, đây là đặc tính khó tưởng tượng được. Dù dưới áp suất hàng triệu tấn, nước (mọi chất lỏng) vẫn không bị phân huỷ, nên được dùng trong thuỷ lực để phục vụ kỹ nghệ.

Nước mang âm tính vì nó khắc hoả, làm dịu hơi nóng, hút hơi nóng. Vì thế sai biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm ở miền biển rất ít. Còn ở miền núi sai biệt này rất cao.

Bạn cần tính xem ta cần bao nhiêu nước thì dội tắt được mặt trời! Dầu là chất lỏng, cũng như nước, dầu cũng không bị phân huỷ dưới áp suất nên được làm chất nhờn để làm trơn máy. Ta thay đổi dầu nhớt khi nó bẩn. Đây là tính chất dương của dầu. Tuy nhiên nó cũng âm! Sao thế? Nó nhẹ hơn nước. Còn một sự kiện nữa khiến ta có thể bảo rằng dầu có tính chất âm, là dầu không hòa hợp với nước. Do đó dầu âm thì nước cũng âm (âm và âm đẩy nhau ra). Vì hai đặc tính không hợp nhau này nên dầu và nước đều được sử dụng trong kỹ nghệ ấn loát và trong thuật nấu ăn của phương Đông.

Trang sách các bạn đang đọc đây được in ôpxet. Chữ và hình ảnh đã ấn hoạ vào bản khắc. Bản khắc thụ cảm nước nên loại trừ mực. Vải hay giấy dùng để in ra chữ hay hình lại thụ cảm mực có chất dầu, nên không dung nạp nước. Hình đã tẩm mực được chuyền lên lớp cao su bao bọc một ống hình trụ rồi vào giấy...

Trong thuật nấu ăn, món ăn khá đặc thù của người Nhật có tên là tempura, khi dầu được đun nóng đến cao độ, thì thả các lát rau củ tẩm bột vào. Đây là món vừa ngon vừa đẹp, mà các cao lâu Nhật Bản đều có. Theo giáo sư Ohsawa, đây là cách dương hóa món ăn. Lối nấu ăn này sử dụng tính chất không hòa hợp của nước và dầu khi rau củ tẩm bột được thả vào dầu sôi, dầu tráng một lớp mỏng trên món này, nước trong bột nhồi, trong rau bốc hơi, nhưng bị lớp dầu bọc xung quanh ngăn trở làm tăng áp suất và nhiệt độ hơi nước. Nước trong rau củ không mất và các chất dinh dưỡng cũng được bảo tồn nên các món chiên nấu theo lối này rất ngon, bổ. Điều này là lý do mà các thực phẩm, đặc biệt là rau củ, nấu theo phương pháp tempura rất ngon.

Phương pháp ấn loát và nấu ăn trên là một trong những ứng dụng của nguyên tắc âm đối kháng âm. Bạn có thể sáng tạo ra nhiều cách sử dụng nguyên tắc âm đối âm, cũng như âm thu hút dương hay dương đối dương. Hãy ứng dụng nguyên tắc của âm và dương trong cuộc sống của bạn và hãy sáng tạo.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:48 PM
Bài viết #10


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



9. câu chuyện về soba
Tháng 4 năm 1980


Lịch sử ghi lại rằng soba đã từng là món ăn vào khoảng năm 710 ở Nhật. Vào thời đó, soba không phải mì sợi, mà giống như bánh mì ngô. Nó được ăn sau khi nướng trên lửa. Sau đó món soba-gaki được phát triển. Đó là vào khoảng năm 1700, khi mì sợi soba bắt đầu xuất hiện. Điều kỳ lạ là, theo thói quen ở các nhà hàng, mì sợi soba chỉ được ăn một bát. Người ta không thể yêu cầu bát thứ hai. Dĩ nhiên, mì sợi được làm thủ công.

Soba được coi là món ăn tốt nhất ở núi Kurohime, vùng Nagano-ken. Có một truyền thuyết nói rằng tỉnh này có tên là Sarashina ở vùng Nagano-ken, được đặt tên như vậy bởi vì một người nào đó đã trồng kiều mạch ở vùng này, mà hạt giống đem về từ Saracen Empire (Trung Đông). Từ huyền thoại này, Sarashina soba là một loại tên nổi tiếng của mì sợi soba ở Nhật.

Vào lúc ban đầu, mì sợi soba được phục vụ đơn giản ở ba dạng: mori (mì được dọn ra bát với nước xốt ở bên cạnh); kake (mì sợi trong món súp); và soba-gaki (mì sợi kiều mạch được trộn với nước nóng và ăn với nước xốt) (?). Dù sao, khoảng 100 năm sau, cảng ở Nagasaki được mở cửa và đĩa châu Âu và Trung Quốc được nhập cảng. Nhiều người bắt đầu dùng đĩa để ăn. Kết quả là nhà hàng soba trở nên phổ biến. Để tăng khách, một loại đĩa mới được cải tiến, thêm vào fishcake (bánh nhỏ dẹt bằng cá luộc và khoai tây thái, thường có phủ vụn bánh mì), trứng, thịt gà, nấm, fu (gluten lúa mì, chính là mì căn, một thứ thực phẩm có độ dai như thịt lấy từ bột mì, thường dùng làm thức ăn), yuba (tào phở) và rau để trên cùng. Một số được gọi bằng những tên sau đây:

Tempura soba: con tôm tempura đặt ở trên mì, dọn theo kiểu kake. Đây là món ăn phổ biến cho những người nước ngoài.

Yamakake soba: mì sợi đặt lên trên với yama-imo nạo (jinenjo-imo trồng trọt, củ cải dương, khoai tây cắt lát). Món này được dọn theo kiểu kake.

Tsukimi soba: trứng tráng hơi quá lửa đặt trên mì. Dọn theo kiểu kake.

Ankake soba: mì được phủ bởi nước xốt sắn dây và dọn theo kiểu kake.

Mori soba với yama-imo: mì nấu và nhúng vào yama-imo nạo, dọn theo kiểu mori.

Mori soba với củ cải nạo. Khi tôi ở Boston vài năm, tôi tới gặp ông Hayahi, đầu bếp quán Thứ Bảy. Lúc đó gần nửa đêm, vì vậy ông phục vụ chúng tôi món soba dùng ngay, đó là món ăn soba ngon tuyệt mà tôi đã từng được ăn. Nó ít đòi hỏi nấu nướng, vì vậy bạn có thể dọn nó cho những thực khách bất thình lình. Mì soba đun sôi, để ráo nước và dọn với củ cải daikon, nước xốt tự nhiên, hành xanh và nori.

Kaki tama soba hay Tanuki (badger) soba: Món súp được làm bằng cách dùng vài miếng bột rán được để riêng trong lúc nấu món tempura. Đây là món ăn không đắt lắm, một cách nhanh chóng để làm món súp mì. Mì được dọn ra với món súp này theo kiểu kake.

Tori- nanban soba: mì được phủ bởi thịt gà và hành lát theo kiểu kake.

Kitsune soba: theo truyền thuyết, kitsune là một người tinh ranh, giống như đậu rán (già). Do vậy, đây là đĩa mì soba phủ đậu rán và dọn theo kiểu kake.

Còn có nhiều món soba nữa.

Kiều mạch là một loại ngũ cốc rất dương, nó có lẽ là loại ngũ cốc dương nhất. Do vậy, mì soba được phục vụ trong thời tiết lạnh giá - nhất là ở bắc Nhật Bản. Nhà hàng soba tồn tại chỉ ở Tokyo và bắc Tokyo. Tương tự như vậy, mì sợi làm bằng bột mì (được gọi là udon) thuộc dương. Udon được ăn ở Nam Nhật Bản và các nhà hàng udon tồn tại chỉ ở Nam Nhật Bản trong những vùng như Kyoto, Osaka và Kyushu. Ngày nay, không còn sự phân biệt khoảng cách nữa; bạn có thể ăn soba ở miền Nam và udon ở miền Bắc. Dù sao, ở miền Bắc thì cửa hàng mì được gọi với tên Soba-ya và ở miền Nam thì được gọi với tên là Udon-ya.

Nếu bạn sống ở vùng rất lạnh hoặc bạn có thể tạng âm thì soba (làm bằng kiều mạch) có thể tốt hơn gạo. Ngược lại, nếu bạn sống ở nơi khí hậu ấm áp hoặc bạn có thể tạng dương thì hãy ăn mì (làm bằng bột mì) nhiều hơn.

Ông Makoto Kano, một người đi tiên phong và cộng đồng sống theo tự nhiên ở Nhật sau thế chiến thứ II, hàng ngày đã ăn soba tự chế biến trong hơn 20 năm, bởi vì soba là món ăn duy nhất có thể kiếm được. Và kết quả là, ông trở nên rất dương vì ông đã ăn món soba tự chế chứ ông chưa từng đến gần một nhà hàng soba nào cả. Đơn giản bởi vì ông không thể ngửi được mùi soba ở tiệm ăn!


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post

7 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 26th April 2024 - 12:26 AM