IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Củ mài, trích trong Zen và ý thức nói về ăn chay, Thái Khắc Lễ
Diệu Minh
bài Aug 27 2023, 07:22 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,048
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



KHOAI MÀI (củ mài, hoài sơn)

Tên khoa học : Dloscarea Japonica
Tên Pháp : Igname sauvage
Tên Đông y : Hoài sơn

Khoai mài thuộc loại dây mọc hoang ở đồi núi, thuộc họ Diosco-reaceae, mùa Xuân nảy mầm, dây đỏ mà dài, bò lan trên mặt đất hoặc bám vào cây khác để leo lên, lá hình quả tim hơi dài, đầu chót nhọn, có cuốc dài mọc đôi nhau, hoa nhỏ sắc hơi lục kết thành chuỗi, củ nó ngoài da nâu xám, rễ con rất nhiều, lớn bằng cổ tay, củ đâm thẳng xuống rất sâu dài ngót đến 2 thước tay trong đất có đá sỏi nên chỉ những năm mất mùa đói kém người dân quê mới rủ nhau đi đào trong núi rất tốn công phu, nhọc nhằn. Thịt ở trong mịn và trắng, chắc. Thứ mọc hoang trên núi rất quý, dùng để làm thuốc, còn có thứ trồng, củ to hơn nhưng thường để ăn thôi. Giống khoai mài ở tỉnh Quảng trị rất thô sản, đến mùa người ta gánh bán rất nhiều.

Theo Đông y khoai mài có tính chất làm nở nang da thịt, thêm khí lực vào tỳ, phế và thận, trị được tất cả những chứng tỳ vị hư yếu, chữa bệnh tả, bệnh lỵ, bệnh di tinh, bệnh bách đới, bệnh dược tính khiến đương sự được mạnh mẽ và khỏi được chứng đau lưng, ăn lâu làm cho tai mắt tỏ sáng, mình mẩy được nhẹ nhàng và khiến cho người ta thêm trí nhớ lâu.

Dùng khoai mài người ta kiêng ăn lẫn với miến cùng là bột gạo, kiêng đồ đồng đồ sắt


Học thuyết Trung Hoa:

- Khoai mài chữa bệnh đau xương, trừ phong lãnh, an hồn phách, khai khiếu của quả tim, làm cho thêm trí nhớ (Nhân-Quyền)

- Khoai mài làm mạch gân xương, chưa bệnh tiết tình và chứng hay quên (Nhật-Hoa)

- Khoai mài giã tươi đặt vào chỗ sưng tấy thì tiêu độc ngay. Sở dĩ khoai mài mà dùng sống thì chữa được các chứng sưng đau vì nó hay bổ khí huyết, bao nhiêu chứng ư trệ tất nhiên phải lưu thông, nó bổ được gan làm cho cứng xương gân, khiến sức lực được mạnh mẽ trị được chứng đầu phong, chóng mặt, hoa mặt. Tính nó hòa hoãn dùng lâu, càng hay, ai ăn được nhiều sẽ béo tốt, nhan sắc hồng hào, những người gầy còm ốm yếu cũng nên dùng nó để thêm sức bổ (Chu đan khê)

- Khoai mài thông thận khí, mạnh tỳ vị, hóa đàm giải và tốt được da và lông (Lý thời Trần)

- Khoai mài là một vị thuốc bổ tỳ (Trương an Am)

- Khoai mài có vị ngọt, tính ấm, giã tươi nhiều chất nhựa nhẽo đặc sắc trắng là một vị thuốc bổ tỳ, thận và phế, thuộc về hạng thuốc thượng phẩm để ăn (Trần tu Viên)

- Khoai mài là vị thuốc bổ khí âm ở tỳ phế , có tính sáp hay bổ thận cố tinh nhưng tính hòa hoãn phải dùng nhiều mới kiến hiệu ( Hoàng cung Tú ).

- Tây y chữa bệnh đái đường kiêng ăn các chất bột và đường thế mà ta dùng khoai mài là thứ nhiều chất bột để trị bệnh đái đường rất hiệu nghiệm (Hoa thực Phụ)

- Khoai mài nên sắc nước mà uống, không nên sao vì nó có chất lòng trứng trắng, nếu sao thì chất ấy khô đi uống vào vô hiệu (Trương tích Thuần)

- Một bác sĩ Nhật tên Phiếm sơn Nam có chế một thứ nước gọi là nước củ mài, thí nghiệm nhiều lần cho là có công năng tiêu hóa và bổ ích rất vĩ đại.

Dùng khoai mì nghiền nát ra, bỏ vào ấm đất cho vào chút rượu chưng thấy thơm thì quấy thêm vào 1 chén rượu nữa, dùng nó mà uống lúc bụng đói là 1 phương làm bổ ích cho những người hư tổn và làm cho nhan sắc xinh tươi, bổ được chứng hạ tiêu hư lãnh hay là mắc chứng đi tiểu tiện luôn, ốm yếu, gầy còm không có sức.

- Dùng khoai mài nửa để sống, nửa sao vàng tản ra bột, uống với nước cơm mỗi lần 3 đồng cân, mỗi ngày 2 lần là một phương thần hiệu chữa bệnh tâm phúc hư trưởng, chân tay lạnh toát hoặc là vì uống nhiều thứ thuốc hàn lương, thuốc đắng thành ra hễ ăn là bị mửa ra. Phương này còn chữa được bênh đi lỵ bị câm khẩu.

- Đằng sau cổ kết hạch hoặc sưng đỏ cứng mà đau, dùng khoai mài sống 1 thỏi bỏ vỏ cùng với hai quả thầu dầu quét nát dán vào chỗ đau thì nó sẽ tan ngay rất thần hiệu.
Theo hình thể của lá và nhất là hướng mọc và hình dáng của củ thì khoai mài là một loại củ rất dương, ngưới ăn uống theo phương pháp OHSAWA nên dùng để thêm bổ ích.

Trích trong“ ZEN VÀ Ý THỨC NÓI VỀ ĂN CHAY", do Thái Khắc Lễ biên soạn, tr374 đến tr376


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 28 2023, 04:18 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,048
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



KHOAI MÀI
Tên khoa học : Dloscarea Japonica
Tên Pháp : Igname sauvage
Tên Đông y : Hoài sơn

Khoai mài thuộc loại dây mọc hoang ở đồi núi, thuộc họ Diosco-reaceae, mùa Xuân nảy mầm, dây đỏ mà dài, bò lan trên mặt đất hoặc bám vào cây khác để leo lên, lá hình quả tim hơi dài, đầu chót nhọn, có cuốc dài mọc đôi nhau, hoa nhỏ sắc hơi lục kết thành chuỗi, củ nó ngoài da nâu xám, rễ con rất nhiều, lớn bằng cổ tay, củ đâm thẳng xuống rất sâu dài ngót đến 2 thước tay trong đất có đá sỏi nên chỉ những năm mất mùa đói kém người dân quê mới rủ nhau đi đào trong núi rất tốn công phu, nhọc nhằn. Thịt ở trong mịn và trắng, chắc. Thứ mọc hoang trên núi rất quý, dùng để làm thuốc, còn có thứ trồng, củ to hơn nhưng thường để ăn thôi. Giống khoai mài ở tỉnh Quảng trị rất thô sản, đến mùa người ta gánh bán rất nhiều.

Theo Đông y khoai mài có tính chất làm nở nang da thịt, thêm khí lực vào tỳ, phế và thận, trị được tất cả những chứng tỳ vị hư yếu, chữa bệnh tả, bệnh lỵ, bệnh di tinh, bệnh bách đới, bệnh dược tính khiến đương sự được mạnh mẽ và khỏi được chứng đau lưng, ăn lâu làm cho tai mắt tỏ sáng, mình mẩy được nhẹ nhàng và khiến cho người ta thêm trí nhớ lâu.


Dùng khoai mài người ta kiêng ăn lẫn với miến cùng là bột gạo, kiêng đồ đồng đồ sắt

Học thuyết Trung Hoa:

-Khoai mài chữa bệnh đau xương, trừ phong lãnh, an hồn phách, khai khiếu của quả tim, làm cho thêm trí nhớ (Nhân-Quyền)
-Khoai mài làm mạch gân xương, chưa bệnh tiết tình và chứng hay quên (Nhật-Hoa)
-Khoai mài giã tươi đặt vào chỗ sưng tấy thì tiêu độc ngay. Sở dĩ khoai mài mà dùng sống thì chữa được các chứng sưng đau vì nó hay bổ khí huyết, bao nhiêu chứng ư trệ tất nhiên phải lưu thông, nó bổ được gan làm cho cứng xương gân, khiến sức lực được mạnh mẽ trị được chứng đầu phong, chóng mặt, hoa mặt. Tính nó hòa hoãn dùng lâu, càng hay, ai ăn được nhiều sẽ béo tốt, nhan sắc hồng hào, những người gầy còm ốm yếu cũng nên dùng nó để thêm sức bổ (Chu đan khê)
-Khoai mài thông thận khí, mạnh tỳ vị, hóa đàm giải và tốt được da và lông (Lý thời Trần)
-Khoai mài là một vị thuốc bổ tỳ (Trương an Am)
-Khoai mài có vị ngọt, tính ấm, giã tươi nhiều chất nhựa nhẽo đặc sắc trắng là một vị thuốc bổ tỳ, thận và phế, thuộc về hạng thuốc thượng phẩm để ăn (Trần tu Viên)
-Khoai mài là vị thuốc bổ khí âm ở tỳ phế , có tính sáp hay bổ thận cố tinh nhưng tính hòa hoãn phải dùng nhiều mới kiến hiệu ( Hoàng cung Tú ).
-Tây y chữa bệnh đái đường kiêng ăn các chất bột và đường thế mà ta dùng khoai mài là thứ nhiều chất bột để trị bệnh đái đường rất hiệu nghiệm (Hoa thực Phụ)
-Khoai mài nên sắc nước mà uống, không nên sao vì nó có chất lòng trứng trắng, nếu sao thì chất ấy khô đi uống vào vô hiệu (Trương tích Thuần)
-Một bác sĩ Nhật tên Phiếm sơn Nam có chế một thứ nước gọi là nước củ mài, thí nghiệm nhiều lần cho là có công năng tiêu hóa và bổ ích rất vĩ đại.
Dùng khoai mì nghiền nát ra, bỏ vào ấm đất cho vào chút rượu chưng thấy thơm thì quấy thêm vào 1 chén rượu nữa, dùng nó mà uống lúc bụng đói là 1 phương làm bổ ích cho những người hư tổn và làm cho nhan sắc xinh tươi, bổ được chứng hạ tiêu hư lãnh hay là mắc chứng đi tiểu tiện luôn, ốm yếu, gầy còm không có sức.
-Dùng khoai mài nửa để sống, nửa sao vàng tản ra bột, uống với nước cơm mỗi lần 3 đồng cân , mỗi ngày 2 lần là một phương thần hiệu chữa bệnh tâm phúc hư trưởng, chân tay lạnh toát hoặc là vì uống nhiều thứ thuốc hàn lương, thuốc đắng thành ra hễ ăn là bị mửa ra. Phương này còn chữa được bênh đi lỵ bị câm khẩu.
-Đằng sau cổ kết hạch hoặc sưng đỏ cứng mà đau, dùng khoai mài sống 1 thỏi bỏ vỏ cùng với hai quả thầu dầu quét nát dán vào chỗ đau thì nó sẽ tan ngay rất thần hiệu.
Theo hình thể của lá và nhất là hướng mọc và hình dáng của củ thì khoai mài là một loại củ rất dương, ngưới ăn uống theo phương pháp OHSAWA nên dùng để thêm bổ ích.

Trích trong“ ZEN VÀ Ý THỨC NÓI VỀ ĂN CHAY", do Thái Khắc Lễ biên soạn, tr374 đến tr376



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th April 2024 - 06:23 PM