IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> THỰC DƯỠNG THẾ GIỚI HIỆN NAY ĐANG XUỐNG DỐC VÌ COI NẶNG THỰC HÀNH VÀ COI NHẸ LÍ THUYẾT, Tác giả: Carl Ferre
vantrung
bài Jul 15 2011, 03:29 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



THỰC DƯỠNG THẾ GIỚI HIỆN NAY ĐANG XUỐNG DỐC VÌ COI NẶNG THỰC HÀNH VÀ COI NHẸ LÍ THUYẾT
(Lời tựa của NVT)
TẠI SAO TÔI TỪ BỎ BỮA ĂN THỰC DƯỠNG???(Lời tựa của Carl Ferre)
Tác giả: Carl Ferre.Email:gomf@earthlink.net.
Nguồn:Macrobiotics Today số tháng 7,8/2010.
Tài liệu:cô Ngọc Trâm và anh Lương Trùng Hưng.
Bữa ăn thực dưỡng không tác dụng tốt đối với tôi.Tôi thành thật nói như vậy.Tôi áp dụng TD tiêu chuẩn triệt để và nghiêm túc. Tôi không ăn thực phẩm liệt kê trong bảng “các thực phẩm nên loại trừ”.Tuy nhiên sau nhiều năm theo TD tiêu chuẩn, tôi có ít năng lượng, không thể chạy được và bị một vài bệnh.Trong đầu tôi luôn luôn lởn vởn câu hỏi: Có phải điều kiện của tôi là kết quả của sự thực hành không thích đáng hay bữa ăn TD không tác dụng?
BỮA ĂN TD TIÊU CHUẨN
Kết luận của tôi sau nhiều năm theo TD tiêu chuẩn là nó có thể rất có ích đối với người này nhưng lại rất có hại đối với người khác.Bữa ăn TD tiêu chuẩn có ích vì nó dễ hiểu và dễ theo.Thực phẩm có hóa chất bao gồm đường tinh chế bị loại trừ.Tránh những thực phẩm này làm cho đa số có sức khỏe tốt hơn.Người ta được khuyến khích dùng những thực phẩm có trong bảng liệt kê “các thực phẩm nên dùng”.
Bữa ăn TD tiêu chuẩn có hại khi người ta không thích thay đổi hay không thích tìm kiếm sự giúp đỡ có chất lượng trong lúc gặp khó khăn do thực hành TD sai lầm.Họ mù quáng tin rằng tiếp tục ăn theo bảng liệt kê “thực phẩm nên ăn” thì cuối cùng sẽ chữa lành bệnh của họ.Đây là những gì đã xảy ra đối với tôi.Tôi được thuyết phục là tôi đang tốt hơn.Tôi không biết là vũ trụ đã gửi các tín hiệu rằng tôi cần phải thay đổi. nhưng tôi ngoan cố bám chặt vào bữa ăn TD tiêu chuẩn đã được lập trình.Một cái hại khác là nỗi sợ hãi vô căn cứ về một số thực phẩm trong bảng liệt kê cấm ăn.
Bữa ăn TD tiêu chuẩn là sự thực hành TD đúng đắn như là 2 bánh xe huấn luyện được gắn vào chiếc xe đạp cho người tập chạy xe đạp.Một khi chúng ta biết cách chạy xe,thì chúng ta sẽ loại bỏ 2 bánh xe huấn luyện đó đi. Nếu chúng ta không chịu loại bỏ chúng thì 2 bánh xe đó sẽ gây cản trở hơn là giúp ích.Điều này cũng giống như bữa ăn TD tiêu chuẩn.Chúng ta điều chỉnh sự chọn lựa hơn là mù quáng làm theo một khi chúng ta biết cách dùng các nguyên lí TD.Đừng mù quáng thực hành một cách máy móc.
Tôi ở đó, giữ chặt 2 bánh xe huấn luyện( bữa ăn TD tiêu chuẩn) và lo lắng không dám buông ra.Khi một đứa bé lần đầu tiên tháo bỏ các bánh xe huấn luyện thì cha mẹ hay người lớn chạy theo bên cạnh cho đến khi đứa bé đủ tự tin để đi một mình.Trong TD ,đó là công việc của người tư vấn.
Chúng ta cần khuyến khích người ta loại bỏ các bánh xe huấn luyện và hãy tự tin vào trí phán đoán của riêng mình. Những nguyên tắc TD không khó học. Mỗi người chúng ta có năng lực trực giác phát triển cao. Chúng ta cần học hỏi nó, tin vào nó và dùng nó.
Một khi tôi không sử dụng các bánh xe huấn luyện (từ bỏ bữa ăn TD tiêu chuẩn) và học hỏi cách dùng các nguyên tắc TD, tự tin vào chính mình thì nỗi sợ hãi mờ dần và bệnh của tôi bắt đầu biến mất.Tôi tiếp tục theo các nguyên tắc TD trong sự lựa chọn các món ăn hàng ngày và không còn lo sợ các thức ăn nằm trong bảng cấm ăn nữa.Tôi hạnh phúc và tự do vì đã thoát khỏi sự rập khuôn mù quáng.
BỮA ĂN NGĂN NGỪA UNG THƯ
Bữa ăn ngăn ngừa ung thư tương tự như bữa ăn TD tiêu chuẩn-Do Michio và Aveline Kushi đưa ra.Sự khác biệt duy nhất là bữa ăn ngăn ngừa ung thư được thiết kế cho BN ung thư hay người lo sợ bệnh ung thư.Nói cách khác, các bánh xe huấn luyện được áp dụng cho một trường hợp đặc thù khác.
Một trong số các độc giả của tôi gửi cho tôi một đoạn trích của quyển BỮA ĂN NGĂN NGỪA UNG THƯ (ấn bản mới nhất của Michio Kushi) và yêu cầu tôi phê bình về lời khuyên mới cho thế kỉ 21.Đây là đoạn trích:
“Cân nhắc những điều kiện thay đổi xã hội, môi trường, không khí …Nhiều sự điều chỉnh trong khuyến cáo ăn uống bao gồm khoảng 100 món ăn và món uống mới, các món ép và sự chăm sóc gia đình được kết hợp trong ấn bản mới này.Những sự thay đổi này như chúng tôi giải thích trong các phần tiếp theo đáp ứng lại sự thay đổi mau chóng của môi trường và sự khủng hoảng chất lượng thực phẩm.Sự nóng lên toàn cầu,nạn ô nhiễm,sinh vật biến đổi gen, điện thoại di động và sự suy thoái phẩm chất thực phẩm (sự mất mát từ 25% tới 50 % chất bổ dưỡng trong phần lớn trái cây và rau cải) đòi hỏi có những thay đổi lớn trong việc nấu ăn TD, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.Chẳng hạn , vì thế giới nóng hơn ,công nghệ sâu xa hơn xâm nhập vào cuộc sống chúng ta (từ internet tới điện thoại di động và máy nghe nhạc hiện đại ipods). Vì nhịp độ cuộc sống gia tốc, người ta trở nên hoạt động hơn, căng thẳng hơn cũng như máy móc hơn trong suy nghĩ và cách cư xử.Để bù đắp khuynh hướng dương này làm cho cuộc sống nặng nề hơn, bận rộn hơn và căng thẳng hơn, thức ăn hàng ngày cần phải nhẹ nhàng hơn, thư giãn hơn…Do đó ngũ cốc lứt nấu bằng nồi áp suất( làm cho thực phẩm dương hơn -NVT) (đã từng là cách nấu ăn cơ bản của PPTD ) nhường chỗ cho cách nấu ăn khác không dùng nồi áp suất (thực phẩm sẽ âm hơn- NVT). Couscous (món ăn Châu Phi), bulgur (lúa mì Trung Đông), cháo yến mạch và những loại hạt kì lạ khác cũng được dùng nhiều hơn trong quá khứ để truyền đạt năng lượng nhẹ hơn. Rau trộn tươi, trái cây tươi, nước trái cây, dầu ăn, kẹo…được ăn nhiều hơn trước. Thực đơn và cách nấu ăn trong ấn bản này phản ảnh khuynh hướng này”.
Trước tiên tôi đồng ý Michio khi cho rằng những thay đổi chính trong cách nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh TD thì cần thiết.Nói chung sự phân tích và kết luận của ông là chính xác.Bản chất lời khuyên dựa theo tập quán cổ xưa (khí hậu nóng hơn nên cần ăn thực phẩm âm hơn- NVT)
Nhiều người chúng ta căn cứ vào những điều kiện cá nhân và môi trường cùng với sự hiểu biết các nguyên tắc TD đã từ bỏ việc nấu gạo lứt bằng nồi áp suất cách đây nhiều năm.Chúng ta cũng bắt đầu ăn nhiều hơn rau trộn tươi, trái cây tươi, nước trái cây…Bất kì ai đang theo các nguyên tắc TD và tin vào trí phán đoán riêng của mình đã có những điều chỉnh thích hợp rồi. Một số người cần thực phẩm và cách nấu ăn nhẹ hơn và những người khác cần thứ nặng hơn.Và điều này có thể thay đổi tùy theo biến đổi khí hậu (và cơ thể riêng của mỗi người-NVT).
BẰNG CÁCH NÀO TÔI BIẾT CÁI GÌ LÀ TỐT NHẤT ĐỐI VỚI TÔI
Đây là câu hỏi mà tôi được hỏi nhiều nhất.Trước tiên, hãy học hỏi về các nguyên tắc TD.Thứ hai, hãy tin vào trực giác của mình.Thứ ba, hãy loại bỏ nỗi sợ hãi.
Chúng tôi chép lại những lời dạy của TS Ohsawa ở trong bìa cuối của mỗi ấn bản Macrobiotics Today, trang 39, bắt đầu từ số tháng 1,2/2010.Đây là những lời dạy đã được in:
Trật Tự Vũ Trụ
7 nguyên lí của Trật Tự Vũ Trụ
12 định lí của VSNL
7 điều kiện sức khỏe
7 giai đoạn bệnh tật
7 giai đoạn trí phán đoán.
TTVT dạy cho chúng ta biết nguồn gốc của vũ trụ(Chúng ta từ đâu đến? Mọi vật sinh ra từ đâu?).7 nguyên lí và 12 định lí cùng với những điều kiện của sức khỏe và các giai đoạn của bệnh tật cung cấp ta những công cụ hữu ích cho cuộc sống trên trái đất này. 7 giai đoạn trí phán đoán diễn tả cuộc hành trình trở lại nguồn gốc tinh thần mà chúng ta thật sự không bao giờ rời khỏi.Chúng ta càng nhận ra sự kết nối với nguồn gốc,thì khả năng trực giác càng lớn và chúng ta càng có thể vượt qua sự sợ hãi.
Tin vào trực giác có thể gây ra sợ hãi. Chúng ta sợ làm điều sai.Chúng ta nghĩ về nhiều viễn cảnh “Cái gì xảy ra …nếu…” Một cách để thay đổi suy nghĩ là tập trung mạnh mẽ vào những gì chúng ta thực sự cảm thấy.Chúng ta lắng nghe tiếng nói bên trong cảnh báo khi chúng ta gặp nguy hiểm và khích lệ khi chúng ta làm điều đúng.Phát triển trực giác là chủ đề lớn mà tôi và Julia dự định sẽ viết nhiều hơn trong tương lai.
Trong lúc này, đây là đoạn trích của Julia về sự loại bỏ nỗi sợ hãi. “Sợ hãi là động cơ căn bản trên trái đất .Nếu chúng ta quan sát thì thấy sợ hãi hay yêu thương thúc đẩy hoạt động con người.Sợ hãi thống trị mọi lúc. Chúng ta đến trái đất này để hiểu điều này và học hỏi cách sống sao cho sợ hãi không còn thống trị chúng ta nữa.Đúng ra khi bị thống trị bởi sợ hãi chúng ta phải biết khơi dậy tình yêu”.
GIỮ CHO NGỌN LỬA TRƯỜNG SINH TD SỐNG MÃI
Mơ ước của Ohsawa đối với PPTS là mọi người đạt tới sự tự nhận thức. Những diễn tả khác của mục tiêu này là tự do vô biên, tình yêu vô điều kiện, trí phán đoán tối cao, hòa bình vĩnh cửu và hạnh phúc hoàn toàn.Tuy nhiên , vài năm trước khi mất, TS than thở là không có người học trò nào hiểu đầy đủ lời dạy này.
TS Ohsawa tin rằng lí do của sự thiếu hiểu biết là “ suy nghĩ bị che phủ” . “Suy nghĩ bị che phủ” bắt nguồn từ sức khỏe kém do sự lựa chọn thực phẩm không tốt. Khi TS nhận ra sự kiện này, bài viết của TS bắt đầu bao gồm các bữa ăn và sức khỏe nhiều hơn cùng với sự phát biểu lại và nhắc nhở các nguyên tắc TD.Trên hết, TS nhận thấy lí thuyết (các nguyên tắc) và thực hành (các bữa ăn)nếu tách rời sẽ đưa tới nguy hiểm(thực hành không lí thuyết) hay vô ích (lí thuyết không thực hành).
Trong hai thập niên 1960 và 1970 lí thuyết và thực hành PPTS phát triển.Từ thập niên 1980 tới thập niên 2000, hai sự thay đổi lớn đã xảy ra: sự ra đời của bữa ăn TD tiêu chuẩn và tiếp theo là bữa ăn TD phòng chống ung thư ( Michio Kushi sáng tạo ra).Ngày nay, người ta nhấn mạnh vào các bữa ăn và sự chữa bệnh mà coi nhẹ lí thuyết . Tôi tin rằng các thầy TD cần phải điều chỉnh tình trạng xuống dốc này.
Có một phong trào theo chiều hướng này sau những thập niên của các buổi hội họp và đóng góp ý kiến.Bây giờ có cuộc hội nghị hàng năm của các bậc thầy TD cấp cao trên thế giới tổ chức tại Bồ Đào nha vào mỗi mùa thu .Ngoài ra, còn có các buổi hội nghị Kushi, trại hè TD French Meadow, hội nghị Holistic Holiday trên tàu du ngoạn biển…Kết quả bắt đầu xuất hiện…
Sức khỏe của phong trào TD không khác sức khỏe con người. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi,tôi học các nguyên tắc TD trước, nhưng lại theo PP TD tiêu chuẩn lập trình và cứng nhắt không dùng các nguyên tắc TD của Ohsawa.Sức khỏe của tôi không cải thiện cho tới khi tôi thực hành ăn uống theo lí thuyết TD và tháo bỏ các bánh xe huấn luyện (từ bỏ các bữa ăn TD mù quáng)
TD thời TS Ohsawa bắt đầu với các nguyên tắc của TS từ thập niên 1920 tới thập niên 1950. Thời gian TD có sự quân bình giữa lí thuyết và thực hành tiếp theo từ thập niên 1960 tới thập niên 1970 và phong trào TD đã phát triển cực đại.Từ thập niên 1980 tới thập niên 2000, TD đi xuống ,lệch về hướng thực hành và coi nhẹ lí thuyết.
Bữa ăn TD, sự tư vấn và chữa bệnh có thể được cải thiện, nhưng sự cải thiện lớn nhất của TD theo tôi là phải hiểu thấu đáo lí thuyết TD và người TD phải hướng tới mục tiêu cao quí hơn là chữa con người (chứ không phải chỉ chữa bệnh và phòng bệnh). Đó là trí phán đoán tối cao, tự do vô biên, công bình tuyệt đối , tình yêu vô điều kiện… (NVT dịch)
NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT CỦA CARL FERRE:
-Carl Ferre là tác giả của các quyển sách POCKET GUIDE TO MACROBIOTICS (SÁCH BỎ TÚI HƯỚNG DẪN PPTS) và ACIDE ALKALINE COMPANION (AXIT VÀ KIỀM ĐỒNG HÀNH).Ông hiện thời là chủ tịch VIỆN NGHIÊN CỨU TD GEORGE OHSAWA (GEORGE OHSAWA MACROBIOTICS FOUNDATION- GOMF) và là chủ bút kiêm quản lí tờ MACROBIOTICS TODAY ra 2 tháng một lần.
-Chúng tôi tán thành nhận xét của Carl Ferre là TD thế giới hiện nay đang tụt dốc vì tập trung vào thực hành và coi nhẹ lí thuyết. Hậu quả là có những làn sóng người TD từ bỏ TD. Có những người chữa lành bệnh bằng TD rồi sau đó tái phát bệnh và ngay cả bị tử vong.Có những người khi bệnh tái phát, không ăn TD nổi đành cầu cứu Tây Y…
-Nguyên nhân vì các thầy TD của chúng ta chỉ lo chữa bệnh mà không nhắm tới mục tiêu cao hơn là chữa con người. TS Ohsawa dạy rằng nếu chỉ dùng TD chỉ để chữa bệnh và phòng bệnh thì thà là các bạn đừng theo TD. Các bạn phải nhắm tới mục tiêu cao cả là nâng cao trí tuệ, ý chí, tâm hồn,lòng yêu thương, trực giác…Tất cả đều do ăn đúng tạo ra.
-Carl Ferre kêu gọi phải học hỏi TTVT, các nguyên tắc TD để phát triển trực giác, lòng yêu thương và không bị thống trị bởi sự sợ hãi…
TS Ohsawa dạy chúng ta :Muốn giải quyết mọi vấn đề của vũ trụ và con người thì chỉ cần thực hành PPTS nghiêm túc mỗi ngày…Kết quả vô cùng kì diệu! Những người TD nghiêm túc lâu năm sẽ không còn sợ bất cứ thế lực nào. Tình yêu nhân loại càng ngày càng rộng lớn,bao trùm vũ trụ.Trực giác phát triển cao dần.Mọi thứ đều trong suốt trước mắt họ.Họ không bao giờ nổi giận dù có bị mắng chửi thậm tệ
-PPTS có tính biện chứng. Vận dụng nó vào thực tế đòi hỏi có sự sáng tạo . Sự rập khuôn mù quán có khi gây thảm họa.TS kể có một lần TS tới Đài Loan.Một người lãnh đạo TD ở đó thấy TS ăn rất nhiều trái cây (khí hậu ở Đài Loan quá nóng thời điểm đó) thì bắt chước làm theo.Đến khi TS về nước , thì người này phát bệnh nặng và gửi điện cầu cứu TS. TS trả lời phải ngưng ăn trái cây ngay. Nhưng quá muộn …người rập khuôn máy móc phải chấp nhận cái chết đau thương.Nguyên lí A không đồng nhất A là căn bản của PPTS
-Ở VN cũng rơi vào hoàn cảnh các nước Tây Phương.Các thầy TD cũng tập trung chủ yếu chữa bệnh và bỏ lửng mục tiêu cao thượng là chữa con người. Thậm chí có những người lãnh đạo TD lại không biết PPTS có thể đưa tới giác ngộ, giải thoát…Có người lãnh đạo còn khẳng định PPTS chỉ giải quyết tốt việc chữa bệnh, còn vấn đề tâm linh, tinh thần thì phải nhờ các tôn giáo….Cách ăn số 7 vô cùng hữu ích cho việc cải tạo trí tuệ và sức khỏe thì được khuyên không nên dùng vì sợ thiếu chất…vì sợ phản ứng gây nguy hiểm…Số 7 là báu vật mà TS truyền dạy và khuyến khích dùng thì nên để trên bàn thờ mà xì xụp lạy…
15/7/2011 NVT
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 1 2011, 08:27 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Số 7 là báu vật mà TS truyền dạy và khuyến khích dùng thì nên để trên bàn thờ mà xì xụp lạy…

Cách của bác Trung đã làm cho Td chả khác gì một tôn giáo, NÓ chính là tôn giáo của bác ấy và mấy người cực đoan...
Hi,
Gạo lứt muối vừng? chỉ khi nào mình ăn cơm nguội gần như là bằng nhiệt độ môi trường? khoảng 37 - 40 độ mình ăn với muối vừng mới thấy ngon, còn ăn cơm lứt nóng với muối vừng? rất là khó ăn và không thấy ngon... nếu nhai cơm lứt nguội với muối vừng trong mùa hè? rất là ngon...
Các bạn để cơm lứt mới nấu? nấu sớm lên, để nguội bớt rồi hãy ăn... chỉ còn hơi âm ấm... đó là lúc nhai với muối vừng ngon tuyệt... nhưng theo THIỀN VIPASSANA - khi bạn mà cảm thấy ngon là tâm của bạn đã trôi lại về thế giới của khái niệm tục đế... tâm sẽ bị cướp đi phần tiến bộ vì bạn đã lo nuôi dưỡng thân mà làm hại tâm... tâm là một kho tàng vô giá... muốn kinh nghiệm về thực tại tuyệt đối - pháp chân đế thì ăn chỉ là ăn, ăn để nạp năng lượng vô...

Miralepa chỉ ăn có duy nhất mấy cây tầm ma trong một thời gian dài, người ông xanh lét... và ông đã chứng đắc các tầng thiền... và bay như là chim... ngài là một biểu hiện của ý chí và nghị lực phi thường... còn hai ông sư của chùa Đậu nghe nói chỉ ăn mỗi rau?

Số 7 nên như là chỗ để lùi về .... nếu bạn thường ăn số 7, khi có nguy biến thì bạn lùi về đâu?
Chỉ nên ăn một thời gian nào đó để kiểm nghiệm hay là thanh lọc... rồi lại mở rộng, rồi lại co lại... theo thuyết vũ trụ dãn nở...

Không ai nói số 7 thiếu chất, bác Trung hiểu sai, chỉ có hệ tiêu hóa của con người vốn đã yếu kém, ngay như số 7 nhai kỹ nó cũng chả hấp thu được hết các chất dinh dưỡng và chất bổ để tồn tại, nó vốn yếu đuối và dựa vào đủ thứ... nay chỉ dựa vào duy nhất là số 7? thì nó khó lòng vững vàng mà hấp thu tốt nhất... cho nên trong trường hợp như thế? bạn nên ăn thêm những thứ tốt nhất cho đường ruột, tạo thêm sinh lực cho ruột gan...
Bác Trung có hiểu rằng cái bộ ruột và lục phủ ngũ tạng của người bệnh nó như là một người yếu như sên mà lại bắt người ta vác "số 7"... trong sách của Td có những đoạn còn khuyên ăn kem gạo: nấu thành cháo rồi ken thành hồ mà đưa vào miệng bệnh nhân...họ đâu còn có thể ăn được cả cháo...
Cho nên số 7 chỉ là tương đối... bác có dám khẳng định cái số 7 của bác là tuyệt đối không?
He he, chả có gì tuyệt đối... chỉ có một thứ tuyệt đối đó là mọi thứ đều có bắt đầu và có kết thúc... đó chính là luật vô thường đang vận động.

Một người đau đầu?
Người không có đức thì bảo người ta ăn cái nọ dùng cái kia và bán hàng lấy tiền
Người có đức thì bảo đừng và dừng ăn những thực phẩm âm như hoa quả đường sữa bánh kẹo...
Chỉ khác nhau có thế...

Cũng vậy: một người có Đức Lớn trong vũ trụ thì họ lại tùy cơ ứng biến... theo Pháp tùy duyên... chứ không bao giờ khăng khăng và khư khư...
Bây giờ quay lại chuyện con sáo?
Sáo đực hay sáo cái?
Đực - cái có gì quan trọng?
Chúng ta đã trở thành kẻ thù hay mãi mãi vẫn là người bạn tốt của nhau?
Cái nào quan trọng hơn?
Tôi luôn luôn là học trò của vũ trụ, trái đất, con người... tôi học hỏi ở khắp mọi nơi...tôi chưa bao giờ có ý làm lãnh đạo hay là lãnh tụ Td ở HN ...xin các bác cho em về vườn ...
Người Td thực sự là người luôn luôn làm cố vấn và đứng sau...
Ở nhà, nhiều khi tôi đi quét nhà và làm những việc hết sức lặt vặt như là một Osin chính hiệu, trong khi những người khác: tư vấn và bán hàng... tôi không hề cảm thấy có chút khó chịu nào khi thấy mọi người quanh tôi làm được những việc mà tôi đã làm được... còn tôi thì đi quét cầu thang, lau chùi, cọ toilet, và quét nhà... tôi làm mọi việc một cách tự nhiên không lựa chọn... thấy cái gì cần thì làm... và có chút e ngại rằng không biết là mình sống như thế có đúng không? mình đã biết áp dụng thiền tập vào đời sống chưa? có bị những tư tưởng hay đam mê nào lôi kéo không?

Khi tôi nói ai làm điều gì đó? họ làm lơ...thế là tôi - chính tôi sẽ làm việc đó... chả phải bực mình cho nó to chuyện... mình sẽ có thêm đức kham nhẫn và làm những việc chả ai muốn làm... những lúc như thế tôi thấy có niềm vui trong lòng.
Tu ăn là khó nhất, nếu không có tu thiền thì tôi đâu có biết tu ăn là khó nhất?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Aug 1 2011, 10:23 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Bác Trung quên mất một trong những định lý, nguyên lý của Trật tự vũ trụ là không có cái gì hoàn toàn giống với nhau rồi chăng?

Tại sao Ohsawa phải đặt ra 10 cách ăn? Đó là sự áp dụng trên cơ sở hiểu biết về âm dương của ông ấy. Và đó hoàn toàn chỉ là ứng dụng. Những người khác hoàn toàn có thể ứng dụng theo cách riêng mà vẫn đảm bảo tương đối cân bằng âm dương (không nói cân bằng, vì cũng căn cứ trên một định lý khác là không có gì trung tính mà hoặc thiên dương hoặc thiên âm, ít hay nhiều). 10 cách ăn của Ohsawa nhiều nhất là thích hợp với 10 người smile.gif

Bệnh nhân ăn Thực dưỡng là để chữa bệnh (đa số), vậy thì nó là thuốc chữa bệnh, không phải thuốc chữa người. Nếu nó có là thuốc chữa người đối với bác đi chăng nữa, thì nó không là vậy với người khác. Người ta đến để chữa bệnh, bác nói nó chữa được bệnh đấy, rồi sau đó bảo nếu chỉ coi nó là thuốc chữa bệnh thì không tác dụng đâu, người ta không bỏ đi mới là lạ. Thuốc gì mà dùng suốt đời, ai mà bị phán phải sống chung thuốc tới mãn đời chẳng phải là bi kịch hay sao? Mỗi người có một mục đích, ý nghĩa sống riêng, cách thức đi tới "giác ngộ" cũng hoàn toàn riêng biệt, ngay cả với những người đi theo cùng một tông phái. Bác cứ việc nêu nó ra như một tùy chọn (option), nhưng bảo nó là nhất, là chữa người thì quá vội vàng, nhất là khi bản thân bác chưa đạt tới tầm mức ấy. Ohsawa có đạt tới không, đó là chuyện của ông ấy. Và với bác cũng vậy, là chuyện của bác. Với người khác, nhiều nhất chỉ là chút cảm hứng. Truyền được chút lửa, nhưng giữ cháy được hay không là ở bản thân củi khô hay ướt. Vì thế bác đừng kết luận cách sinh vật học là gốc, còn cách tâm lý và tâm linh là ngọn vội. Ohsawa cũng nói con người là kết quả của vô hình, là trung tâm của đường xoáy ốc đó, vậy cái sinh vật học, cái cơ thể con người là gốc hay là ngọn?

QUOTE
Con gà là cách của quả trứng để tạo ra quả trứng khác.


Bác từng nghĩ theo cách này bao giờ chưa?

Còn nếu bác dùng số 7 như một phương tiện thiện xảo để người ta sau khi chữa bệnh rồi tiến tới chữa người, thì chuyện thành công nằm ở chỗ người đó có ý định ấy hay không (có căn cơ với chuyện ấy, có đủ duyên làm chuyện ấy). Mà đã là phương tiện thiện xảo thì người dùng cũng phải thiện xảo, biết đối tượng thích hợp với phương tiện ấy mới đem ra dùng, và đã dùng thì phải thành công (vì đối tượng đã đủ điều kiện, thiếu mỗi người thầy đó thôi). Phương tiện thiện xảo luôn là con dao 2 lưỡi, không phải bạ đâu cũng dùng.

Số 7 chữa người, nhưng người nào? Làm gì có cái gì gọi là người chung chung ở đây?

Ngay cả cách thức của Đức Phật, Ngài cũng chỉ có thể chắc chắn là nó "đúng" với mình. Thế nên Ngài mới phải nói ta, hay lời ta nói, giáo lý ta giảng [với người khác] chỉ là ngón tay. Nếu có chân lý rập khuôn hàng loạt thì sao phải bồi thêm câu mỗi người phải tự cứu lấy mình?

THỰC DƯỠNG THẾ GIỚI HIỆN NAY ĐANG XUỐNG DỐC VÌ COI NẶNG THỰC HÀNH VÀ COI NHẸ LÍ THUYẾT

Không phân biệt được thực hành và lý thuyết, phải hòa trộn được làm một mới là tự nhiên. Đã nói tới lý thuyết, thì tóm lại vai trò của nó là gì, là để thực hành. Chính thực hành định hình và tinh chỉnh lý thuyết, củng cố hay thậm chí tới mức làm sụp đổ lý thuyết, chứ không có chuyện ngược lại, đề ra lý thuyết rồi nắn ép việc thực hành theo nó. Lý thuyết là để tìm hiểu thực tại, và không có thực hành thì chẳng bao giờ có lý thuyết. Việc coi trọng thực hành hơn so với lý thuyết, xét cho cùng, chẳng có gì đáng gọi là tuột dốc cả, có khi là lên dốc ấy chứ. Tuy nhiên cách của kẻ có trí huệ thì chả lên cũng chả xuống dốc?


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 2 2011, 09:37 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài viết rất là hay, hi

Đức Phật? ngài chả có số nào (ai cho gì ăn nấy) mà ngài thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác?!
Chính vì thế cho nên những người hiểu sâu về đạo Phật họ mới có nhiều cơ hội để nhạo pp Ohsawa chỉ là THỨ dùng để trị bệnh... còn người Td "chân chính" thì cứ muốn chứng minh chả cần tới tôn giáo? chỉ cần mỗi số 7 là có thể dẫn tới giác ngộ lớn... và chả bao giờ có kết thúc... KHÔNG BAO GIỜ, vì có ai nghe ai đâu?
Chúng tôi tu thiền nhưng chúng tôi không phải là người tôn giáo - bác Trung kính mến ạ... thiền khác tôn giáo ở "chỗ" đó...

Đức Phật không dạy hay là giảng về tôn giáo: Đức Phật dạy cách thực hành ... ví dụ quan sát một cơn sân? nếu bác quan sát NÓ một lần thì ai cũng thấy giống như ai... chỉ là mức độ... cũng có thể bác thực hiện được nhanh hơn và rõ hơn... chỉ là các mức... chứ nó thực sự là giống nhau: cách một cơn sân vận hành? nó chỉ là kết quả của bất toại nguyện, của một tham muốn không thành lời và ẩn ở sâu hơn ...tham đứng sau sân rất là xa... nó khôn ngoan hơn và có vẻ dễ chịu hơn sân... bác Trung mà gặp một người tham: bác ấy sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều những người hay sân, nhưng tham thì cũng vẫn có khi ngu hơn cả bọn hay nổi sân... người thông minh mà không biết cách tu Phật và không biết cách sống có mà nổi điên suốt ngày có khi bị đi nhà thương tâm thần... còn bọn tham? chúng rất là "tử tế và dễ chịu", người ta chỉ bị những người tham lừa chứ bọn hay nổi sân có mà lừa được ai? nhất là cái bọn lừa tình... he he...

Lặp đi lặp lại số 7 là tuyệt đối đúng, thì đây những người của dân tộc Kogi....? chắc chắn là họ ăn uống hoàn toàn thiên nhiên và cách sống tự nhiên, cũng như họ đều có sử dụng thiền định trong đời sống?
Nhưng trình độ tâm linh của họ cũng chỉ mới cao hơn loài người một ít, chứ họ chưa phải là các vị thánh?!
http://www.google.com.vn/#q=kogi&hl=vi...152&bih=763
http://www.youtube.com/watch?v=HkQ5TzQX1fA

Mọi lý thuyết đều là mầu xám
Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi...

Cẩn thận kẻo lại lạc vào LỐI mòn của quá khứ...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 2 2011, 09:58 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bác Trung có trả lời được những câu hỏi này?
Vòng tròn lạ trên ruộng?
Bác cứ bảo là số 7 là đồng nghĩa với giải thoát giác ngộ... vậy sự minh triết của bác đã đủ để trả lời những câu hỏi như thế chưa ạ?

http://www.google.com.vn/search?hl=vi&...sa=N&tab=wi
http://www.google.com.vn/#hl=vi&lr=lan...152&bih=763

http://www.youtube.com/watch?v=_rZUCJzMFXk...feature=related


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài Aug 2 2011, 04:29 PM
Bài viết #6


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



QUOTE(Diệuminh)
Đức Phật? ngài chả có số nào (ai cho gì ăn nấy) mà ngài thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác?!

Đúng vậy.
Bác VT thì cứ chấp chặt số 7, chỉ có số 7 là nhất , chỉ có số 7 mới trị được thân bệnh và tâm bệnh chỉ có số 7 mới giải thoát. Ngoài số 7 thì những thứ khác sẽ làm máu dơ ....
Bác giải thích thế nào đây khi Hóa thượng Tịnh Không (ở Đài Loan), trước đây ăn chay nay thì ăn rất đơn giản, sáng thì một chén cháo trưa chỉ ăn rau cải sống mà thôi. Ngài đã 84 tuổi mà nhìn qua hình cũng thấy rất hảo tướng, da bóng láng.
Hoặc có một vị sư ngay tại Việt nam mà bác có thể mục sở thị được (nếu muốn) là Vị Hòa thượng chủ trì chùa LONG PHƯỚC THỌ (trên đường xa lộ đi Vũng tàu cây số 67 ở Long Thành, Đồng Nai). Ngài trường chay và ăn ngọ suốt hai mươi năm, bây giờ thì HT không hề ăn miếng cơm cháo nào nữa suốt mấy năm nay rồi. Đôi khi uống tý nước trái cây hay tý nước đậu xanh (uống một chút thôi chứ không uống nhiều) và không phải là dùng thường xuyên cho mỗi ngày. Ngài đã 60t mà da trơn bóng hồng hào sáng tươi rạng rỡ. DH chưa thấy da ai đẹp như thế.
DH không phê phán số 7 nhưng mọi việc tùy duyên, tùy tình huống cụ thể mà biến chuyển.
Nếu nói về giải thoát thì Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm sáng trong thanh tịnh thì hóa giải được tất cả
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Aug 2 2011, 08:09 PM
Bài viết #7


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Đức Phật? ngài chả có số nào (ai cho gì ăn nấy) mà ngài thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác?!

Thành Chánh Đẳng Chánh Giác rồi mới ai cho gì ăn nấy thì đúng hơn. Đức Phật cũng có thời gian nhiều năm tu khổ hạnh chả ăn gì mấy, cơ thể thanh sạch nhưng cũng chẳng có sức lực gì (suy dinh dưỡng biggrin.gif).

Bác Trung có trả lời được những câu hỏi này?
Vòng tròn lạ trên ruộng?
Bác cứ bảo là số 7 là đồng nghĩa với giải thoát giác ngộ... vậy sự minh triết của bác đã đủ để trả lời những câu hỏi như thế chưa ạ?


Giải thoát giác ngộ không có nghĩa là gi gỉ gì gi cái gì cũng biết, mà là cái không biết thì bảo không biết, và cũng không có nhu cầu thắc mắc nữa.

Riêng về vòng tròn trên ruộng thì kênh National Geographic có "The Truth Behind Crop Circles" rồi đó, khỏi phải hỏi bác Trung.


Bác giải thích thế nào đây khi Hóa thượng Tịnh Không (ở Đài Loan), trước đây ăn chay nay thì ăn rất đơn giản, sáng thì một chén cháo trưa chỉ ăn rau cải sống mà thôi. Ngài đã 84 tuổi mà nhìn qua hình cũng thấy rất hảo tướng, da bóng láng.
Hoặc có một vị sư ngay tại Việt nam mà bác có thể mục sở thị được (nếu muốn) là Vị Hòa thượng chủ trì chùa LONG PHƯỚC THỌ (trên đường xa lộ đi Vũng tàu cây số 67 ở Long Thành, Đồng Nai). Ngài trường chay và ăn ngọ suốt hai mươi năm, bây giờ thì HT không hề ăn miếng cơm cháo nào nữa suốt mấy năm nay rồi. Đôi khi uống tý nước trái cây hay tý nước đậu xanh (uống một chút thôi chứ không uống nhiều) và không phải là dùng thường xuyên cho mỗi ngày. Ngài đã 60t mà da trơn bóng hồng hào sáng tươi rạng rỡ. DH chưa thấy da ai đẹp như thế.


Nói cái này với người Thực dưỡng dễ bị phản pháo à nha. Hay ho gì da trơn bóng biggrin.gif, âm quá âm quá.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 2 2011, 09:02 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,919
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



U, da trơn bóng giống như là quả bóng bị bơm căng: lực âm quá xá thế mà còn khen? Cẩn thận cái da trơn và láng bóng căng mọng... khổ người phải như là hòa thượng Thích Trí Quảng, hay là thầy Huyền Diệu, thầy Thích Nhất Hạnh... ấy mới là lý tưởng: ngài ăn chay theo trường phái tự nhiên - không ăn những thức ăn hóa chất... còn những người khác: hoặc là trông cứ trược trược thế nào hay là béo quá...

Mấy bà nông thôn và ở trong núi: da heo héo mà gánh gồng khỏe như voi...
Các thầy khỏe mạnh là do nghiệp kiếp trước và kiếp này... và nếu các ngài ăn Td thì các ngài còn khỏe và đẹp hơn ấy chứ...
Cơ thể do 4 yếu tố tác động mà: nghiệp, tâm, vật thực và thời tiết.

Ngài SOM thầy của thầy tớ ở Miến - khô quắt và có nhân trung cực dài mà ngài chỉ sống đâu hơn 90 tuổi, nghe nói ngài ăn rất là ít, nhưng tớ vẫn nghĩ nếu ngài ăn Td chắc chắn là ngài sống thọ hơn...

Mấy bà tới nhà mình? trông cứ phừng phừng... lần sau quay lại nom mặt đã muốn nhìn lâu hơn: trông cái mặt nguội hẳn đi... không biết xem khí sắc cũng đành phải biết xem... vì hàng ngày tiếp xúc với mọi người nên cũng "thấy ngay"...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài Aug 2 2011, 10:58 PM
Bài viết #9


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



QUOTE(Diệu Minh @ Aug 2 2011, 09:02 PM) *
U, da trơn bóng giống như là quả bóng bị bơm căng: lực âm quá xá thế mà còn khen? Cẩn thận cái da trơn và láng bóng căng mọng... khổ người phải như là hòa thượng Thích Trí Quảng, hay là thầy Huyền Diệu, thầy Thích Nhất Hạnh... ấy mới là lý tưởng: ngài ăn chay theo trường phái tự nhiên - không ăn những thức ăn hóa chất... còn những người khác: hoặc là trông cứ trược trược thế nào hay là béo quá...

Hihi , không phải thế, tại DH diễn đạt sai đấy, cứ thấy da ai mịn màng là cứ dùng từ láng bóng quen rồi hihi.. Đính chính lại không phải là da láng cóong bóng mọng như bác DM tả đâu biggrin.gif , chính xác là da mịn màng (tức là không sần sùi, thô ráp ấy mà biggrin.gif) lại cộng thêm sắc sáng, tươi nhuận, hồng hào. Theo cảm quan của DH thì không thể là âm được. Nhìn tướng mạo và hoạt động của HT cũng đủ thấy dương rồi. HT ở chùa Long Phước Thọ ăn chay từ nhỏ vì xuất gia từ nhỏ(7 tuổi), rồi ăn ngọ, nay thì gần như không ăn, ngủ rất ít, 2h là thức dậy rồi.

Hi, bác VT thì lấy dùng số 7 tức thân chuyển tâm, các ngài thì lấy tâm chuyển thân . Hiểu thế có đúng không nhỉ? whistling.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Aug 2 2011, 11:34 PM
Bài viết #10


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Còn có mục đích, lấy tâm để chuyển thân, nghĩa là cái thân là cái cần hướng tới, thì đâu có phải là tu hành?

Vị thầy luôn là bằng chứng sống động của giáo lý "thân vô thường", dù tâm có được giải thoát, nhưng còn thân là còn phải thọ khổ (sinh lão bệnh tử), chẳng có ai thoát được hết.

Thế nên đừng nhìn hình tướng của vị thầy rồi đánh giá theo tiêu chuẩn của mình (tiêu chuẩn thực dưỡng chẳng hạn). Chỉ cần biết vị thầy đó có duyên trợ duyên cho mình trên đường đạo hay không mà thôi.


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 08:38 PM