Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Các lớp học nấu ăn Cân bằng âm dương _ 2 Phương Pháp làm đậu phụ Minh ngon nhất thế giới?

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 02:09 PM

Cách làm đậu phụ Minh ngon tuyệt với cách làm đông bằng nước muối Nigari?

Hôm nay mình thấy cách này là nhất? múc nước lên nước mạch chảy về, nên ngày mai có khi ta lại được biết cách nào đó làm ngon hơn?

Cách làm đậu phụ theo kiểu Thực Dưỡng có thầy: Thực dưỡng là con đường trung đạo, cân bằng...

Đây là cách thứ nhất:

Muối nigari giúp thu hút sự ngọt ngào tự nhiên trong đậu nành ra... thầy Tuệ Hải từng nói: ái lực của muối hút hết mọi ngọt ngào của rau củ ra... đây là bí mật của việc làm đậu phụ ngon? phải tính đến liều lượng, thời và vỵ trong món ăn này.

Tôi phục tay nghề của cô Dung nhân viên của Thực dưỡng Ngọc Trâm, lúc nào cũng là cô ấy làm... và vì trăm hay không bằng tay quen, nên đậu cô ấy làm ăn thấy ngon nhất trong các loại đậu mà tôi đã từng ăn, và gần đây nhân duyên đầy đủ thấy đậu cô ấy làm lại ngon hơn cả xưa nữa...

Bí quyết ở khâu ngâm đỗ chỉ từ 4-6-8 tiếng tùy thời tiết khí hậu... xưa chúng tôi ngâm qua đêm nên bị âm và bị quá lâu...

Chúng ta đi con đường trung đạo và không cố gắng ép bất cứ gì trên con đường đi để nó phải là NHẤT?
vì không cố ép nên tự dưng nó lại ngon nhất?

Vì sao?

Ngon dở còn do duyên: do đỗ đậu, nguồn nước? chúng tôi sử dụng nước từ trường để ngâm đậu? đây là bí quyết làm cho đậu phụ ngon? Do người làm, do thời tiết, và do tâm thái của người làm...

Ngon dở còn do duyên đủ hay thiếu...

Bã đậu phụ được dùng làm nguyên liệu cho rất nhiều món ăn, ví dụ:

- bánh thạch bã đậu...
- bã đậu nành áp chảo,
- bã đậu nành chiên giòn,
- bã đậu nành cuốn lá lốt,
- bã đậu nành xào sả giã, xào lá mơ lông,
- giã nhỏ với lá mơ lông cùng đậu phụ mới làm thành hỗn hợp với chút miso, hành củ - nửa bìa đậu phụ vừa làm vừa nửa là bã đậu tạo thành hỗn hợp lý tưởng cho nhiều món ngon - chả đậu....

Cách làm cho bã đậu nành kết dính:

Nguyên liệu làm cho bã đậu nành kết dính: bột sắn dây và bột mì hoặc bột nếp nấu đặc sánh rồi trộn lẫn bằng cách cho vào giã... nó quánh lại tha hồ múc nặn bỏ vào chiên rán hoặc hấp.... có thể cho bột nghệ và gấc...

hãy sáng tạo và sáng tạo không ngừng với món đậu này...

tháng ăn 2 lần là vừa.... nếu làm kiểu vắt hết bỏ bã và bỏ nước nghĩa là chưa hiểu Thực Dưỡng là gì cả, hãy còn nhiều sân và phiến diện...

Thực dưỡng là ĂN TOÀN PHẦN, chúng tôi NHAI ĐẾM mãi mới nhận ra cách làm đậu kiểu này là hay nhất, phù hợp đường lối: ăn toàn phần của Thực Dưỡng...

- bã đậu nành làm ruốc...
- làm chả với mộc nhĩ...

Tại sao không nên ăn nhiều đậu phụ hay các sản phẩm từ đậu đỗ chưa lên men như nước sữa đậu nành, đậu phụ, váng sữa đậu nành (phù chúc, tầu hủ ky), đỗ nành rang... những thứ chưa lên men ???

vì lý do này:

Phốt pho trong đậu tương ở dạng Phitat (tức axit Phitic) mà người và động vật không có enzim phân giải. Ngoài ra axit Phitic còn liên kết với Protein đậu tương làm giảm khả năng phân giải Protein đậu tương, vì thế làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu tương,

Nếu lên men làm thành TƯƠNG CỔ TRUYỀN THÌ NGON và DỄ ĂN tuy nhiên nó hơi mặn khó ăn được nhiều thì chọn giải pháp ăn với tempeh và natto sổi....

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 02:14 PM

Các bước làm đậu phụ Minh ngon:

Cách đầu tiên, làm dễ ăn ngon tuyệt

Dụng cụ làm đậu:

- cái máy xay đậu (gần như nhà nào cũng có)
- Túi vải valize để vắt đậu
- Cái khăn nhỏ để lọc đậu
- Nồi to vừa đủ để đun sôi nước đậu (phải là loại nồi từ 4-5 lít trở lên vì đậu xay cả vỏ hay bị nhiều bọt nổi lên trào ra...)
- Một bình xịt nước lạnh cho bọt đậu không bị nổi lên trào ra hoặc phải lấy tay búng nước lạnh vào đậu khi nấu cần sôi 10 phút là đủ chín...
- Cái vá để vét bột
- Cái kẹp hoặc dây buộc treo túi để vắt nước cho dễ.
- Cái khuôn để ép đậu, nếu không có khuôn lấy cái rổ hay rá.... (có thể mua trên mạng hay thuê người đóng, xưa chúng tôi đặt được loại khuôn đó nhưng nay họ không làm nữa, cũng chưa đi đặt tiếp vì thấy trên mạng có nhiều sự lựa chọn cho bạn.
- một viên gạch hay gì đó nặng đủ để đè lên đậu khi ép đậu thành bánh?


Bước 1: đỗ sạch nguồn tín nhiệm? nhặt bỏ những hạt thối...

Ngâm 4-6-8 tiếng tùy theo thời tiết nóng lạnh, vùng miền, tự làm lấy rồi tự cảm nhận xem thời tiết như này thì ngâm bao nhiêu lâu là vừa?


Ngâm khá nhiều nước vì nó rút hút nước mạnh và trương hạt đỗ lên...

NHỚ không cần phải xát vỏ vì như thế hạt đậu sẽ bị chết.

Như việc ngâm đỗ xanh làm giá? nếu bỏ vỏ hạt đỗ xanh, giá còn lên mầm được không?

Ăn theo Thực Dưỡng xin nhớ cho là ăn toàn phần - những loại hạt chứa sự sống, vậy cần phải nguyên bản như vậy ?????

Lưu ý: những người Thực Dưỡng không có thầy họ không biết bí mật này: ăn toàn phần.

Trong núi thầy Cương kể có lần thầy ngâm đỗ tương và tự giã làm chả đậu tương: ngon tuyệt!

Phốt pho trong đậu tương ở dạng Phitat (tức axit Phitic) mà người và động vật không có enzim phân giải. Ngoài ra axit Phitic còn liên kết với Protein đậu tương làm giảm khả năng phân giải Protein đậu tương, vì thế làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu tương,

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 02:20 PM

Bước 2: rửa đậu đã ngâm cho sạch, bỏ vào cối đá kiểu xưa xửa xừa xưa bằng hai cái thớt đá xay tay là ngon nhất.

Nhưng thời buổi công nghiệp làm vậy không được: khó khổ.... chỉ có những nhà làm đậu nhiều họ mua cái cối loại này to đùng xay bằng mô tơ nên đậu của họ khá ngon: nhưng tiếc họ không làm đậu bằng đỗ sạch và làm đông kiểu Thực Dưỡng bằng nước muối nigari?

Chúng ta sẽ đi con đường TRUNG ĐẠO: có gì dùng nấy.

Xay bằng máy xay có sẵn trong nhà cho giản tiện....

cho đậu vào cối và nước sao cho ít nhất có thể... xay nhỏ

Lấy ra cho vào túi lọc bằng vải valize (mua tại nơi tín nhiệm có kinh nghiệm) buộc túi treo lên rồi vắt lấy nước đậu.

Làm sao vắt lấy ít nước nhất, để khi đun sẽ nhạnh sôi?

Bã lọc lại lần 2 nếu muốn

Nếu có ý định sử dụng bã đậu và nước đậu lọc ép ra chả cần phải vắt lấy vắt để làm gì cả...

Chủ trương: ăn tất từ đậu phụ bã đậu và nước đậu ép ra sau khi đun sôi bỏ nước muối vào đậu sẽ đông lại và bạn làm tiếp công đoạn đổ đậu đã tách nước ra vào khuôn cho đông tụ lại thành đậu...

Không cố tình ép hết ép kiệt để làm gì?

để vứt bỏ bã?



Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 02:32 PM

Bước 3:

Là bước quan trọng nhất cần nhiều trí khôn và hiểu biết nhất: sau khi đun sôi 10 phút đậu đã thành sữa đậu nành, có thể múc uống....

tắt bếp,

pha tỉ lệ nước nigari 15ml với 100 ml nước lạnh cho nửa cân đỗ sống chưa ngâm!

Khấy tròn đều tay với nồi đậu sôi đã tắt bếp 5 phút bắt đầu tay này khuấy tròn đều tay với cái gì như cái vá có bản to nhất trong nhà... tay kia đổ từ từ hỗn hợp nước muối nigari đã pha loãng với 100 ml nước....

Cảm nhận lúc này như này mới chính xác: chúng ta đang làm cho nước muối hòa tan đều nhất cho thể cho nồi đậu đã chín và chỉ cần chậm chậm đủ giúp chúng xúc tác với nhau giúp đông tụ lại....

Có bạn hỏi sao không khuấy nhanh tay: chúng ta đang cần đậu đông tụ và tách nước nên cần chậm để đậu đông tụ và tách nước; cách như này sẽ làm cho điều đó xảy ra ngay trước mắt như phép lạ thú vị cực kỳ....

Bước 4: nếu thấy đậu và nước tách ra thấy có nước trong lợn cợn cùng đậu... là đúng lúc chuẩn bị cái dụng cụ để đổ đậu ra khuôn?

Cần lót cái khăn vải...




Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 04:25 PM

Ý kiến đóng góp của chị Hà:

Tỉ lệ nước ngâm đậu là 1 đậu 3 nước!
Không phải ngâm nhiều nước là tốt đâu.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 04:35 PM

Các clip quay các công đoạn:

Lọc vắt sau khi xay nhỏ:

https://youtube.com/shorts/P4wrI_OuX_w?si=oE3KjFrLBC1yU5dU

https://youtube.com/shorts/shsTLSCOaEM?si=ivNoaSRmSPWFWkRl

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 05:44 PM

https://youtube.com/shorts/pllKKikMUwI?si=FNAKVS0PK78HNUEg

https://youtu.be/PqOK33beCaU?si=r0x_VN-Qnoe53y7P

https://youtu.be/Z76AsN0saBI?si=x0D1I5LiZpphA3NI

https://youtube.com/shorts/zWQ3VX-C-nQ?si=G_CSvp2ZOoREop_H

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 09:56 PM

Tại sao chỉ nên dùng đậu phụ ít và thưa thôi?

Vì đậu tương thuộc nhóm tạo a xít âm và gây đầy bụng khó tiêu ... hãy xem kỹ bài này nữa:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=8291

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 23 2024, 10:06 PM

Ăn đậu như nào là vừa?

Theo ý kiến cá nhân:

7-10 ngày ăn một lần đậu và mỗi người chỉ nên ăn 40-60 gam đậu phụ?

Tất nhiên là nên ăn kèm cả món ăn làm từ bã đậu và nước đậu?

Hoặc hôm sau thì ăn món chả bã đậu?

Tại sao đậu làm lấy lại ngon ngọt như thế?

Có phải ngoài việc ngâm đậu bằng nước từ trường? còn do chất lượng của đỗ tương hạt nhỏ lí nhí?

Đậu nhà làm ăn nóng ngon mức độ tôi còn muốn mở tiệc ăn đậu phụ nóng tại nhà để chiêu đãi bạn hiền?




Gửi bởi: Diệu Minh Feb 28 2024, 08:55 PM

Đậu hạt ngâm lâu trong nước là bị chết đuối! Mất hết năng lượng sống (hư hao prana - Khí).

Cho nên phải ngâm ntn để làm đậu ra thành phẩm ngon ngọt như bỏ đường?

Đây là 1 trong những bí mật của việc làm đậu ngon: chỉ ngâm từ 4-6-8 tiếng tuỳ thời tiết!?

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 08:54 AM

Cách thứ 2: làm thử rồi tự rút kinh nghiệm nhé:

Nguyên tắc chung: học 1 biết 10, KHÔNG chấp rằng như này là ngon nhất? ngon nhất hôm nay mai lại thấy ngon hơn? Và chúng tôi đi con đường TRUNG ĐẠO: múc nước lên nước mạch chảy về… về đủ mọi phương diện càng ngày ta càng tiến tới chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn….

Công thức làm đậu phụ kiểu thứ 2:

Bạn có thể làm theo cách 1 nhưng có thể tham khảo cách số 2 này và sau đó tùy duyên mà áp dụng.

Chúng tôi may mắn có chị Hà chuyên sưu tầm sách về làm đậu phụ của người Nhật cổ và người Thực Dưỡng, cho nên đây là nhóm kiến thức chị ấy mới cung cấp sau khi chính chị ấy đi một “vòng”:

1/ Ngâm đỗ cả vỏ với lượng nước chỉ ngập thêm 1 cm sau khi đậu đã trương nở hết từ 4 tiếng mùa hè nóng đến 8-10h mùa đông giá lạnh hơn 10 độ… tại miền bắc…

2/ Xay nhỏ nhất có thể với lượng nước ít vừa vặn

3/ cho chút nước chừng 1 cm vào đáy nồi đun sôi, rồi từ từ bỏ cả cái và bã đậu (tức là chỗ đậu vừa xay nhỏ) vào đun, khuấy đều thấy sôi lục bục chỉ nóng chừng 80-95 độ thì ngưng. Cách làm này để đậu không bị dính bén nồi (?) nhưng tôi về vùng quê ven ngoại thành Hà Nội thấy dân họ bán đậu phụ ngon nóng và bán cả cháy đậu, đã mua cả cháy đậu về ăn: rất tuyệt.
Điều này cho bạn sự lựa chọn theo cách nào tùy bạn.

4/ Bỏ ra lọc nhanh vào túi vải valise cho dóc, cách này đậu sôi lâu vì có cả bã nhưng không bị sùi bọt… lọc lần 1, cho nước khuấy đều lọc lần 2, 3

5/ Đun sôi lần 2 nước lọc của 3 lần: cố gắng làm sao có ít nước nhất có thể để khỏi tốn thời gian và ga.

6/ Cách làm như công thức 1: 15ml nước muối nigari và 300 ml nước lạnh nhiệt độ thường hòa lẫn rồi thả vào từ từ cùng cái đảo nước đậu có vỉ to bản sau khi tắt bếp nồi đậu sôi 10 phút – Nhưng cách này là chỉ sử dụng theo kiểu thứ nhất;

Với kiểu thứ 2 sẽ chỉ sử dụng 10 ml nước muối nigari và chút muối ăn hòa lẫn nhau cùng 400 ml nước sôi hòa lẫn rồi cũng đổ từ từ giống kiểu đầu tiên.

Sau khi kết tủa hoặc đông tụ, bạn đổ vào khuôn, nước đậu tiết ra có thể ăn hoặc cho gia súc ăn hoặc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như:

Tại các cửa hàng đậu phụ, nơi sản xuất hơn 15 đến 20 gallon mỗi ngày, nước ép đậu được sử dụng như một loại xà phòng phân hủy sinh học hiệu quả. Làm thế nào nó hoạt động? Trong quá trình đông tụ, một số loại dầu tự nhiên từ đậu nành xay sẽ hòa tan trong nước ép đậu. Những loại dầu này có chứa lecithin, được biết đến với khả năng nhũ hóa và hòa tan các chất béo tích tụ trong máu con người. Theo cách tương tự, lecithin trong nước ép đậu nóng nhẹ nhàng cắt bỏ dầu trên bất cứ thứ gì nó được dùng để rửa và khi đổ hoặc khuấy sẽ tạo thành bọt. Người làm đậu phụ cẩn thận dự trữ nước ép đậu sản xuất tại cửa hàng của mình và sử dụng nó vào cuối giờ làm việc mỗi ngày để rửa dụng cụ của mình. Cả dụng cụ chiên ngập dầu cũng như thùng và gáo dùng để chế biến sữa đậu nành - loại thùng chứa các loại dầu tự nhiên có trong đậu nành - đều nhanh chóng trở nên sạch bóng. Vào những buổi sáng mùa đông lạnh giá, nước ép nóng còn được dùng để rửa và làm ấm tay. Một số phụ nữ sử dụng nước ép đậu làm sữa rửa mặt để loại bỏ dầu và dưỡng da; những người khác sử dụng nó như một loại dầu gội. Nó cũng tuyệt vời để rửa bát đĩa, quần áo đi làm hoặc thậm chí là vải lụa mịn.

Ở Đài Loan, chúng tôi nhận thấy nhiều người đến các cửa hàng đậu phụ với một thùng lớn để mang về nhà đủ "xà phòng" miễn phí dùng trong ngày. Trong nhiều ngôi nhà, nó được sử dụng để rửa và đánh bóng sàn gỗ hoặc đồ gỗ, đồng thời giúp mang lại cho đồ gỗ nom như mới. Nước ép đậu cũng có thể được sử dụng ở nhà như một chất dinh dưỡng cho cây trồng.. Giống như đậu bắp, nước ép đậu ấm được dùng để vỗ béo gia súc. Bò và ngựa được cho là có thể uống hết một xô 3 gallon trong một hơi. Một bậc thầy làm đậu phụ ở Kyoto kể cho chúng tôi nghe việc ông mời một con ngựa đến với một thùng đầy nước ép đậu vào một buổi sáng bên ngoài cửa hàng của ông. Có vẻ như trong nhiều năm sau đó, bất cứ khi nào con ngựa đi qua, nó đều dừng lại và không chịu di chuyển cho đến khi được cho uống thứ nước này.


Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 08:54 AM

cả 2 cách đều để nguyên cả vỏ đỗ nành nhé, rồi ngâm.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 10:20 AM

Vừa làm vừa quan sát tâm và rút kinh nghiệm sau mỗi lần,

Nhà mình học từ 15 năm trước, ngày đó còn ngâm đỗ qua đêm. vắt lấy nhiều nước...

Và cô Dung sau này làm một phát trúng ngay vì sao:

1/ Lọc ít nước

2/ cho nước muối nigari và cả chút muối

3/ Chỉ ngâm đỗ 4-8-10 tiếng, sau khi kết nối với nhà làm đậu phụ mơ đầu ngõ HỌC luôn được chiêu giá trị lẫy lừng này. Trước chưa rõ ràng thời gian ngâm đỗ... chi tiết này cực kỳ đắt giá nhé.

xay bằng cối đá tự nhiên thớt ngang là gốc, sau này thớt nằm dọc và có nhiều cách để xay...

Cách nào cũng có cái hay và dở, cái hay là không sx nhiều được chỉ sx trong gia đình hay cộng đồng nhỏ (thớt đá ngang).

Chúng tôi đi con đường TRUNG ĐẠO của Đức Phật và con đường cân bằng âm dương, nên không có gì làm trọng và phải nọ phải kia cho phiền toái.

Học tất và tìm ra con đường của mình theo qui tắc trái tim: nghĩa là luôn an vui trong chánh niệm với mỗi việc làm của mình. Làm với tâm phụng sư các vị Phật là tốt nhất...
Mỗi nhà làm đậu lâu năm đều có kinh nghiệm riêng... và thói quen riêng.

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 02:37 PM

Đậu phụ lá áp chảo:
Tri ân Shugo Nanabayashi va PT Thanh Nhi
Bạn Shugo biếu miếng vải mộc? Tôi rất thích nhưng chả biết để làm gì?
Bạn Nhi gửi clip sau:
https://www.youtube.com/watch?v=u4GvK9Httoo
Mùi đậu phụ này có mùi trứng rán? A hoá ra protein khi nướng chảo nó thành ra như vậy?
Có thể dùng cuốn với rong biển nori... cái khó cho người chay trường là cái “độ dai” như thịt? Tại sao lại cần độ dai?
“Sự thực mà nói, các giác quan rất cần thức ăn, nếu không cho các giác quan ăn thức ăn thích hợp thì cái tâm không trở nên nhu nhuyễn” - một vị minh sư nói như vậy... chúng tôi ăn chay trường lâu năm đã ăn nhiều loại thức ăn chay và có biết và thấy cần có “một độ dai dai” thì món này đáp ứng được vấn đề đó lâu nay...
Vì vậy, hiểu ra 1 công dụng của mảnh vải mộc??? Đi lên chợ Đồng Xuân tìm kiếm, hỏi khắp mọi nơi chưa ra??? Lại phải nhờ Luli Lulika đi Nhật mua cho 10 mét vậy.
Bạn nào BIẾT đâu có loại vải này thì báo nhé?
Sau đây là một cách làm đậu nữa:
Tri ân người Nhật Bản, về ăn - Đạo Ăn chúng tôi luôn qui ngưỡng người Nhật và vô cùng biết ơn tiên sinh Ohsawa đã mang thông điệp hoà bình đi khắp thế giới, và những người bạn trẻ như Shugo đã HIỂU đúng ý và đã mang thông điệp hoà bình đến với ta, ngày nay chúng ta có thêm bạn hữu thiện lành - như những anh chị em Thực Dưỡng có thầy đàng hoàng... thoát khỏi được trạng thái u u minh minh như từ xưa đến nay...
Trạng thái Thực dưỡng KHÔNG THẦY nên làm loạn bầu khí Thực dưỡng có thầy đến mức giờ bị tây y ... họ chửi bới kinh bỉ toàn bộ ngành Thực dưỡng chân chính - Ohsawa nói: phương pháp của tôi nghiêng về giáo dục... nhưng những người Thực dưỡng nổi đình nổi đám và cả những kẻ đang cố ngoi lên hàng đầu (âm) đã bẻ quặt cổ nó vít đầu (trí tuệ bị bỏ quên) nó chúi chúc xuống VÙNG chữa bệnh, đành rằng chúng ta đều là bệnh nhân rồi mới biết đến Thực dưỡng nên chúng ta tri ân Thực dưỡng đến mức đem toàn bộ cuộc đời mình đi phổ biến MỘT phương pháp chữa bệnh hiệu quả thì sẽ có kẻ thù, sẽ đụng chạm và sẽ đi sái đường lối GỐC của Thực dưỡng - Tiên sinh Ohsawa nói: thức ăn là nhịp cầu nối con người với Vũ Trụ... kiểu làm Thực dưỡng KHÔNG thầy thực là nguy hiểm cho sinh mạng của con người bởi yếu tố CON NGƯỜI bị bỏ qua... bệnh mới cần phải loại bỏ??? NHỊ nguyên óc não lên ngôi vương, trí tuệ Phật tính, tình thương bị bỏ qua, tôn ti trật tự bị bỏ qua! Bệnh lên làm VUA?
Thái độ với bệnh sai rồi...
chúng ta đã ra khỏi đường hầm thiếu không khí và ánh sáng...
Tôi đã và đang làm GIA PHẢ THỰC DƯỠNG...

May mắn sau nhiều lần làm thử, chúng tôi đã đặt được loại đậu ép khô cứng hơn loại thông thường của “Đậu phụ quê mình”... với giá 35k/400 gam ép chặt hơn nên dễ chế biến và giúp ép bớt nước (âm). Đậu phụ vốn âm và cũng khó tiêu... nếu làm theo kiểu này bạn có thể ướp hay rim với nước tương... cà chua sạch đúng mùa và đặc biệt không nên quên cho gừng nhé?
Bạn nào áp dụng thấy hay quá, giá trị quá thì vui lòng tri ân bằng tịnh tài vào Tk 0021001218038, vietcombank, chi nhanh Ba Đinh, Phạm Thi Ngoc Tram.
Nội dung: triandauphuapchao
Cảm ơn nhiều.

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7073

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 02:40 PM

Đậu phụ lá áp chảo:
Tri ân Shugo Nanabayashi va PT Thanh Nhi
Bạn Shugo biếu miếng vải mộc? Tôi rất thích nhưng chả biết để làm gì?
Bạn Nhi gửi clip sau:
https://www.youtube.com/watch?v=u4GvK9Httoo
Mùi đậu phụ này có mùi trứng rán? A hoá ra protein khi nướng chảo nó thành ra như vậy?
Có thể dùng cuốn với rong biển nori... cái khó cho người chay trường là cái “độ dai” như thịt? Tại sao lại cần độ dai?
“Sự thực mà nói, các giác quan rất cần thức ăn, nếu không cho các giác quan ăn thức ăn thích hợp thì cái tâm không trở nên nhu nhuyễn” - một vị minh sư nói như vậy... chúng tôi ăn chay trường lâu năm đã ăn nhiều loại thức ăn chay và có biết và thấy cần có “một độ dai dai” thì món này đáp ứng được vấn đề đó lâu nay...
Vì vậy, hiểu ra 1 công dụng của mảnh vải mộc??? Đi lên chợ Đồng Xuân tìm kiếm, hỏi khắp mọi nơi chưa ra??? Lại phải nhờ Luli Lulika đi Nhật mua cho 10 mét vậy.
Bạn nào BIẾT đâu có loại vải này thì báo nhé?
Sau đây là một cách làm đậu nữa:
Tri ân người Nhật Bản, về ăn - Đạo Ăn chúng tôi luôn qui ngưỡng người Nhật và vô cùng biết ơn tiên sinh Ohsawa đã mang thông điệp hoà bình đi khắp thế giới, và những người bạn trẻ như Shugo đã HIỂU đúng ý và đã mang thông điệp hoà bình đến với ta, ngày nay chúng ta có thêm bạn hữu thiện lành - như những anh chị em Thực Dưỡng có thầy đàng hoàng... thoát khỏi được trạng thái u u minh minh như từ xưa đến nay...
Trạng thái Thực dưỡng KHÔNG THẦY nên làm loạn bầu khí Thực dưỡng có thầy đến mức giờ bị tây y ... họ chửi bới kinh bỉ toàn bộ ngành Thực dưỡng chân chính - Ohsawa nói: phương pháp của tôi nghiêng về giáo dục... nhưng những người Thực dưỡng nổi đình nổi đám và cả những kẻ đang cố ngoi lên hàng đầu (âm) đã bẻ quặt cổ nó vít đầu (trí tuệ bị bỏ quên) nó chúi chúc xuống VÙNG chữa bệnh, đành rằng chúng ta đều là bệnh nhân rồi mới biết đến Thực dưỡng nên chúng ta tri ân Thực dưỡng đến mức đem toàn bộ cuộc đời mình đi phổ biến MỘT phương pháp chữa bệnh hiệu quả thì sẽ có kẻ thù, sẽ đụng chạm và sẽ đi sái đường lối GỐC của Thực dưỡng - Tiên sinh Ohsawa nói: thức ăn là nhịp cầu nối con người với Vũ Trụ... kiểu làm Thực dưỡng KHÔNG thầy thực là nguy hiểm cho sinh mạng của con người bởi yếu tố CON NGƯỜI bị bỏ qua... bệnh mới cần phải loại bỏ??? NHỊ nguyên óc não lên ngôi vương, trí tuệ Phật tính, tình thương bị bỏ qua, tôn ti trật tự bị bỏ qua! Bệnh lên làm VUA?
Thái độ với bệnh sai rồi...
chúng ta đã ra khỏi đường hầm thiếu không khí và ánh sáng...
Tôi đã và đang làm GIA PHẢ THỰC DƯỠNG...

May mắn sau nhiều lần làm thử, chúng tôi đã đặt được loại đậu ép khô cứng hơn loại thông thường của “Đậu phụ quê mình”... với giá 35k/400 gam ép chặt hơn nên dễ chế biến và giúp ép bớt nước (âm). Đậu phụ vốn âm và cũng khó tiêu... nếu làm theo kiểu này bạn có thể ướp hay rim với nước tương... cà chua sạch đúng mùa và đặc biệt không nên quên cho gừng nhé?
Bạn nào áp dụng thấy hay quá, giá trị quá thì vui lòng tri ân bằng tịnh tài vào Tk 0021001218038, vietcombank, chi nhanh Ba Đinh, Phạm Thi Ngoc Tram.
Nội dung: triandauphuapchao
Cảm ơn nhiều.

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7073

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 02:43 PM

https://www.facebook.com/share/2m89tqvNyQPQ47SH/?mibextid=WC7FNe

Gửi bởi: Diệu Minh Feb 29 2024, 09:10 PM

Xưa cô chỉ biết đến câu: đỗ nành rất khó tiêu dù rang lên nấu lâu hay hầm kỹ: sữa đậu nành, váng sữa đậu nành, đậu phụ, đỗ nành rang... giờ biết rõ là vì: Phốt pho trong đậu tương ở dạng Phitat (tức axit Phitic) mà người và động vật không có enzim phân giải. Ngoài ra axit Phitic còn liên kết với Protein đậu tương làm giảm khả năng phân giải Protein đậu tương, vì thế làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu tương!

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 3 2024, 05:01 PM

Đậu phụ rất giàu chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, magie,… Không chỉ vậy, tỷ lệ tiêu hoá và hấp thụ của đậu phụ cao tới 95%. Chỉ cần hai miếng đậu phụ nhỏ là có thể đáp ứng nhu cầu canxi hằng ngày của một người trưởng thành. Mặc dù đậu phụ rất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai ăn cũng thích hợp. 6 nhóm người sau đây nếu ăn quá nhiều đậu phụ sẽ gây hại cho sức khoẻ.

1. Bệnh nhân gout

Đậu phụ là thực phẩm có lượng purin khá cao, cứ 100g đậu phụ thì chứa khoảng 55,5 mg purin. Bởi vậy, bệnh nhân gout tốt nhất không nên ăn quá nhiều đậu phụ bởi nó sẽ làm tăng axit uric trong máu, dễ gây ra cơn gout cấp tính hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của cơ thể.

2. Bệnh nhân suy thận

Đậu phụ chứa nhiều đạm thực vật, sau khi ăn sẽ được chuyển hoá trong cơ thể, cuối cùng phần lớn sẽ trở thành chất thải chứa nito, được thận đào thải ra ngoài. Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng bài tiết chất thải giảm đi rất nhiều. Nếu ăn nhiều đậu phụ thì lượng đạm trong cơ thể sẽ tăng thêm, khiến thận phải làm việc vất vả hơn, dễ dẫn đến suy giảm chức năng thận hơn nữa.

3. Bệnh nhân bị viêm dạ dày

Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ. Bởi chứa nhiều đạm thực vật nên nếu ăn quá nhiều đậu phụ cùng một lúc, không chỉ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết axit trong dạ dày gây đầy hơi đầy hơi ở ruột.

4. Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu bao gồm viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đối với những bệnh nhân mắc bệnh này, chức năng tiêu hoá yếu hơn so với người bình thường. Nếu ăn đậu phụ, một loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin thì rất có thể sẽ thúc đẩy tiết nhiều dịch vị, từ đó làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều đậu phụ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, … Do đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng chỉ nên ăn ít hoặc không ăn đậu phụ càng tốt.

5. Những người bị lạnh bụng

Đậu phụ có tính hàn, vì vậy đối với một số phụ nữ có thể trạng yếu ớt, tử cung lạnh thì không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt đối với những người bị lạnh bụng, nếu ăn đậu phụ quá mức sẽ gây ra tình trạng khó chịu như tức ngực, buồn nôn, …

6. Bệnh nhân xơ cứng động mạch

Đậu phụ là một loại chế phẩm từ đậu nành và chứa nhiều methionine, chất này sẽ được chuyển hoá thành cysteine dưới tác dụng của các enzym, gây tổn thương các tế bào nội mô của thành động mạch, khiến cho cholesterol và triglyceride dễ bị đọng lại trong thành động mạch. Sự tích tụ của các chất này làm thúc đẩy sự hình thành xơ cứng động mạch, còn đối với bệnh nhân đang điều trị xơ cứng động mạch thì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 3 2024, 06:41 PM

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=8337&st=0#entry35654

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 5 2024, 09:08 PM

tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=icxi_y37mdw&ab_channel=Danny%27sFood%26Travel

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 6 2024, 05:40 AM

https://www.facebook.com/share/v/aupQfoc2GZppzp5Y/?mibextid=K35XfP

https://www.youtube.com/watch?v=icxi_y37mdw&ab_channel=Danny%27sFood%26Travel

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 8 2024, 12:25 PM

https://www.youtube.com/watch?v=wH_6tzxJqIE&ab_channel=FoodyTrip%ED%91%B8%EB%94%94%ED%8A%B8%EB%A6%BD

Gửi bởi: Diệu Minh Mar 20 2024, 12:42 PM

https://www.youtube.com/watch?v=OMSpXtbqzoE&ab_channel=%C4%90%E1%BA%B6CS%E1%BA%A2NQU%C3%8AT%C3%94I

Gửi bởi: Diệu Minh Apr 2 2024, 03:55 PM

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh...
Theo phỏng đoán của chúng tôi lá cây lốt cực dễ mọc (trên đường lên Yên Tử nó mọc thành rừng, hy vọng với bài viết này nó sẽ không bị ngắt trụi?), chắc chắn người ta không bón phân hay xịt thuốc, và nó là loại lá cây tạo kiềm dương nhẹ. Vì thế với Thực dưỡng nó là loại rau sạch ăn tốt, không hề làm hại cho cơ thể, có thể xào và làm gia vị cho nhiều hơn bất cứ loại gia vị nào cho món ăn.
Lá lốt xào đậu phụ chiên: Chuẩn bị cho 4 người ăn:
- Rau lá lốt 10-15 lá (hoặc nhiều hơn) rửa sạch thái dài 4-5mm.
- Đậu phụ nửa kí, thái lát làm đôi với miếng to, miếng nhỏ để nguyên cả cái ép bớt nước rồi chiên vàng với nghệ tinh loại tín nhiệm (còn mầu vàng sẫm).
- Thái đậu từng miếng nhỏ vừa ăn mỏng 5-7mm.
- Ướp với 1 chút hành tây (10 gam) bào nhuyễn hay chỉ ướp duy nhất với nước tương vừa ăn hơi đậm chút 1 thìa phở (hay 3-4 thìa spoon to), nếu muốn tiết kiệm nước tương, thì bỏ thêm muối và rút bớt nước tương lại.
- Xào đậu trên bếp cho nóng rồi bỏ thêm bột sắn dây (1 thìa spoon) hòa tan trong 4tsp thìa nước lạnh vào làm cho nó đặc ở mức vừa ăn.
- Cuối cùng bỏ lá lốt vào đảo chín sơ rồi mang ra ăn nóng!
Món ăn này có mầu vàng, trắng, xanh rất đẹp. Có thể bỏ nhiều lá lốt vừa ăn với nhu cầu của bạn. Không nên làm khô quá! Nó phải sền sệt mới tốt.
Bệnh nhân thì nên ăn khô chút.
Đậu phụ cuốn lá lốt: Đậu luộc sơ qua rồi ép bớt nước!
- Lá lốt rửa sạch để róc nước
- Cắt miếng hình thỏi dài vừa ăn…
- Ướp với nước tương tamari trộn với tỉ lệ dấm mơ nếm vừa ăn ngon (tỉ lệ 5-7 tương + 1 dấm) (nên có cái bình có vòi thì rưới nước tương lên đậu).
- Lá lốt trần chín tới vừa ăn, để róc nước!
- Bọc lá lốt vào từng miếng đậu, cuốn sát
- Bỏ lạc rang giã nhỏ rắc lên trên (người bệnh thì sử dụng vừng đồi rang nghiền bằng bát nghiền vừng nhỏ).
Lá lốt chưng với lạc rang giã nhỏ:
- Lạc rang trên muối sống còn ẩm cho khô ròn.
- Rây lạc riêng khỏi muối sau khi đã rang xong, ủ lại cho giòn
- Giã lạc nhỏ
- Trộn với nước tương
- Thái lá lốt thật nhỏ
- Xào tất cả với chút dầu vừng.
- Bỏ thêm chút nước
- Làm thành món ăn hơi mặn chút
Có thể ăn với rau sống, ăn ghém, ăn với hoa chuối thái mỏng!

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)