IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Một câu chuyện
oldbabie
bài Nov 27 2008, 04:32 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 57
Gia nhập vào: 26-September 08
Từ: Hanoi
Thành viên thứ.: 1,099



Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật và chửi Phật. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

- Cù-đàm có điếc không?

- Ta không điếc.

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này Bà la môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

-Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. CÒn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. CÒn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. CHúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình fải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

TRong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không fải tu là cầu an suông, mà fải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.

Đa số chúng ta có cái tật nge người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không fải người trí.

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 27 2008, 09:46 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,024
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thực ra có người còn cho việc bị người khác chửi lại còn tiêu huỷ những nghiệp xấu của mình đi nữa đấy, xoá ngã mạn cho ta đi nữa.

Bị chửi mắng mãi cũng thành quen, không phản ứng nữa, mà còn chấp nhận thực thà.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hungtit
bài Dec 3 2008, 03:44 PM
Bài viết #3


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 7
Gia nhập vào: 1-July 08
Thành viên thứ.: 594



Đúng là cháu có duyên, đang nặng đầu vì mấy lời chê trách.
thì vào đúng phần này để đọc, quả là kỳ lạ.
"Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui"
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài Dec 4 2008, 06:56 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



QUOTE(oldbabie @ Nov 27 2008, 04:32 PM) *
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật và chửi Phật. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

- Cù-đàm có điếc không?

- Ta không điếc.

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này Bà la môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

-Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. CÒn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. CÒn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. CHúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình fải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

TRong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không fải tu là cầu an suông, mà fải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.

Đa số chúng ta có cái tật nge người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không fải người trí.



Hay quá, hoan hô bạn oldbabie đã post lên cho bá tánh bài này. Mình phải nằm lòng bài này may ra hạn chế được phần nào khi sự nổi hận luôn ở bên cạnh và bám riết vào ta. Có khi mình muốn làm cục đất mà ''nó'' đâu chịu buông tha ta... tongue.gif

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 4 2008, 10:43 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,024
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cho nên mới cần bạn lành, cho nên mới cần giáo Pháp để PHÁ tan phiền não; phiền não chỉ là tốc hành tâm bất thiện; nếu THẤY nó càng sớm thì càng được thoát khổ nhanh; vấn đề chỉ là như thế.

Nhưng mà những tâm bất thiện này nó nằm vùng nằm ổ nó là thứ phiền não ngủ ngầm; đủ duyên nó ngóc đầu dậy liền tức thì.... cả một kiếp người chúng ta nổi sân lên mấy lần hay mấy tỉ lần?

Khiếp quả nhỉ: tớ nổi sân có khi đã lên tới hàng tỉ lần... thật là ghê sợ; tóc đã bạc rồi mà vẫn chưa hết các loại sân; nhưng nếu cho tớ ngâm mông hàng ngày thì sự nổi sân là điều khó có thể có.

Ngâm mông có công năng phá sân vì nó tạo ra sự sáng khoái lớn.

Phải quan sát tâm thật bén...
Lành thay.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Dec 21 2008, 11:53 PM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Lo sợ và giận.

Giận là một phản ứng bạo động của lo sợ. Phản ứng thụ động là chạy trốn. Ở thế giới động vật, khi con thú bị đe dọa, nó phản ứng bằng giận dử, đe dọa, thí dụ con chó nhe răng gầm gừ hoặc sủa lớn lên đưa ra tín hiệu là hãy đi xa dừng đến gần. Con người giận thì lớn tiếng la lối chửi bới và có thái độ sẵn sàng ấu đả. Sở dĩ cơ thể có những phản ứng như tim đập nhanh và hơi thở dồn dập là để chuẩn bị cho cuộc chiến hay chạy trốn.

Chúng ta sống ở xã hội văn minh thì cơn giận được biểu hiện một cách tế nhị hơn. Có hai nỗi lo sợ chính dẫn đến giận, đó là lo sợ mình không được chấp nhận và lo sợ mình bị mất uy tín. Khi nghe ai phê bình ta xấu thì ta sẽ nổi giận. Lúc đó ta lo âu rằng ta không được đoàn thể chấp nhận hay nhiều người nghe được phê bình xấu đó làm ta mất uy tín. Ta sẽ che đậy sự lo âu đó bằng cơn giận, tấn công lại người phê bình ta bằng nhiều biện luận có lợi cho ta. Hơn nữa, ta sẽ không ngần ngại đi vào con đường vu khống với những ý nghĩ cực đoan nếu cần. Tâm lý học gọi hiện tượng đó là projection, có nghĩa là ta phóng (project) cái lo sợ thua kém của ta lên người phê bình ta bằng cách chứng minh rằng họ sai và ta đúng. Danh từ bình dân gọi projection là đổ thừa. Chúng ta hay sử dụng hiện tượng này nhưng không hoàn toàn ý thức được nó. Vì không ý thức được hiện tượng trên nên đôi lúc ta lìa xa thực tế và sống trong ảo tưởng (delusion), có nghĩa là ta tin rằng sự đổ thừa của ta là sự thật. Cũng tương tự như trên, ở phương diện đất nước, con người tạo ra chiến tranh và tìm mọi cách biện hộ cho cuộc chiến đó. Nếu hiểu được như vậy, chiến tranh là cái giận trá hình bằng lý lẽ ý thức hệ để cho hành động giận được chính thức hóa.

Lo sợ là nghịch nghĩa của tin tưởng. Người mang tâm lo sợ/giận hờn không bao giờ tin tưởng đối phương. Họ lúc nào cũng sống trong hoàn cảnh đề phòng và cho rằng những ý nghĩ của dối phương không đúng với sự thật. Cho nên một khi ranh giới khác biệt tôn giáo hay chủ nghĩa đã vạch định thì sựï hòa giải rất khó khăn, cần phải một đệ tam nhân để bắt nhịp cầu trao đổi và thông cảm. Cái khó ở dây là con người không nhận thức được cái nguyên nhân của chiến tranh và đau khổ. Họ chỉ tìm cách giải quyết vấn đề đúng sai bên ngoài bằng biện luận hay đổ thừa mà không chấp nhận cơn giận bên trong. Như thế giống như người mang kiếng màu đỏ (tượng trưng cho sân hận) muốn tìm cách thay cái màu đỏ trên vách tường (tượng trưng cho thay đổi xã hội). Có bôi tẩy cách mấy tường vẫn còn màu đỏ. Trừ khi bỏ kiến ra thì mới thấy được cái màu thật của tường. Nếu có người nói: “tôi sẽ diệt trừ và đánh tan cơn giận” thì sẽ không bao giờ làm được như vậy vì hiện đang mang cơn giận trong tâm hồn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Dec 21 2008, 11:55 PM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Sân hận và tham ái.

Tức giận là phản ứng khi ta mất vật ta quý, mất người ta mến hay mất một giá trị tinh thần nào đó, thí dụ như không được tôn trọng. Ở xã hội văn minh có luật pháp bảo vệ con người mất vật dụng ít xảy ra hơn làmất một quan hệ tình cảm hay một giá trị tinh thần. Tham ái là muốn được thương. Chúng ta giận khi bị khinh khi, có nghĩa là ta không được thương mến và được chấp nhận. Chúng ta giận khi ta mất người thương hay người chấp nhận ta vì khi được nhiều ngươi thương mến mình, ta sẽ cảm thấy an tâm hơn. Chính vì thế con người thích có phe đảng hay đoàn thể, vì nơi đó những ý nghĩ tình cảm của họ được chia sẻ bởi nhiều người khác và họ cảm thấy được chấp nhận. Con người cảm thây mạnh dạng hơn khi ở trong một đoàn thể.

Nhưng cái mặt trái của đoàn thể là thành viên của đoàn thể dễ có những ý nghĩ cực đoan một chiều nếu có người lảnh đạo cuồng tín, thí dụ như Hitler thời xưa và Osama Bin Laden thời nay. Bình thường con người có bản năng bảo tồn sự sống coi chuyện tự tử hay giết người là bất bình thường. Nhưng khi gia nhập một đoàn thể với nhà lãnh đạo cuồng tín nhồi sọ đoàn viên bằng những tư tưởng sân hận, thì đoàn viên có thể tự tử hay giết người một cách dễ dàng, thí dụ như cảm tử quân Palestine cho bôm nổ tung xác mình để giết kẻ thù.

Hiện tượng cảm tử quân tự tử để giết người thể hiện rất trung thực cái tột đỉnh của sân: người mang sân hận trong người kết cuộc sẽ tự hủy hoại mình cùng với người mình ghét. Như vây cái giận dẫn đến hủy diệt sự sống cả hai bên. Nếu cơn giận không được kềm chế thì sẽ không còn ai sống sót để hưởng hạnh phúc được. Ðó là nghịch lý (paradox) của cơn giận tột độ. Hai cường quốc Mỹ và Liên Xô hiểu được điều này nên mới không có chiến tranh nguyên tử.

Trong cuộc sống hàng ngày sân hận và tham ái xảy ra ở quan hệ gia đình rất thường xuyên. Thí dụ như khi người vợ giận chồng mình vì cô ta cảm thấy chồng thờ ơ với mình (tham ái). Thay vì tìm cách nói rằng mình cần sự chăm sóc của chồng, cô ta tìm mọi cách để chứng minh rằng ông chồng sai lầm để lấy phần đúng về cho mình với hy vọng rằng ông chồng sẽ “sửa lỗi”. Dựa trên tâm lý mà nói, nếu có ai nghe lời mình thì mình sẽ cảm thấy thích thú vì được chấp nhận và quan tâm đến. Tuy nhiên cái khó khăn ở đây là điều đó đúng cả ở hai bên. Khi ta muốn kẻ khác chấp nhận ta thì họ cũng muốn ta chấp nhận lại họ. Ðiều này dễ thực hiện trong hoàn cảnh có tình yêu nhưng rất khó thực hiện khi ta tức giận chia ranh giới đúng và sai. Trỡ lại vấn đề vợ chồng trên, thực tế cho thấy sự bực bội đó khiến quan hệ gia đình ngày càng sức mẻ thêm vì ông chồng cảm thấy cô vợ hay chê bai mình và không thông cảm mình nên khó mà có được cử chỉ chăm sóc vợ mình. Chúng tôi có gặp nhiều trường hợp cô vợ tức quá uống thuốc tự vận hay dùng dao khứa cổ tay mình. Một lần nữa cơn giận không đưa đến một hậu quả tốt đẹp. Khi gieo cái quả sân thì hoàn cảnh sân sẽ đến.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Dec 21 2008, 11:57 PM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Sân hận và vô minh.

Vô minh là sự thiếu sáng suốt. Sân hận và vô minh hay bồi dưỡng cho nhau. Vì thiếu sáng suốt nhận định tình hình một cách khách quan nên cơn giận mới có thể xảy ra. Khi bị cơn giận đốt cháy thì sự nhận xét khôn ngoan lại càng eo hẹp hơn và sẽ dễ dẫn đến những hành động nông nổi thiếu suy nghỉ. Một trong những cái mẹo của những võ sĩ tranh đấu với nhau là khiêu khích chọc giân đối phương. Người nào mất bình tĩnh trước sẽ bị thua vì sự chú ý vào kỹ thuật đấu võ bị giảm đi (thiếu sáng suốt) và dễ bị đối phương quật ngã. Càng sân nhiều thì khả năng thông cảm học hỏi sẽ bị mờ đi vì người giận chỉ muốn trả thù chớ không muốn hợp tác để trao đổi tư tưởng và học hỏi thêm ở đối phương mình.

Mục đích của sân hận là khi mình đau khổ thì muốn làm người khác đau khổ theo, lấy cái khổ trả lại cái khổ. Ðứng trên phương diện nhân quả thì đó là sự khởi đầu của địa ngục, của cái bánh xe luân hồi khổ kéo theo khổ, vô minh kéo theo vô minh. Giận càng nhiều, càng lâu thì sự mù quáng trong tâm hồn càng dầy. Ðịa ngục dưới lòng đất tối đen, người ở địa ngục bị lửa đốt, đói khát muốn ăn uống nhưng khi thức ăn vừa tới miệng liền biến thành lửa tượng trưng cho tâm trạng đau khổ khi con người hay sống trong cơn giận. Thật vậy, người oán hờn là tù binh của vô minh (lòng đất), bị lửa của cơn giận đốt, họ mất đi khả năng tha thứ và thông cảm nên dù có người thật tình thương mến họ khuyên họ nên từ bỏ cơn giận (thức ăn bổ dưỡng), họ cũng không tin tưởng và dùng được lời khuyên đó, thà chịu đau khổ chớ không chịu tha thứ (thức ăn biến thành lửa đau khổ).


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Dec 22 2008, 12:04 AM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Làm sao giải quyết sân hận?

Sân hận là vấn đề rất phức tạp của nhân loại. Người ta tìm mọi cách để biện hộ cho sân hận chớ ít có ai chịu nhìn lại chính mình để giải quyết vấn đề. Một trong nhiều cách biện hộ là đổ thừa (projection), thí dụ như ta hay nghe nói: “Người đó chọc tôi giận chớ tự nhiên tôi đâu có giận.” Cách khác nữa là muốn diệt trừ những gì chướng tai gai mắt (reaction formation) để mình không còn cơ hội để giận. Thực tế là những cái làm cho ta bực bội lại là sở thích của kẻ khác. Khi ta đụng chạm tới quyền lợi, sở thích kẻ khác thì sẽ dễ gây ra nguyên nhân của xung độ và chiến tranh. Từ đó cái giận này sẽ kéo theo cái giận kia.

Thiên Chúa giáo giải quyết vấn đề sân hận qua cái chết của Chúa Jesus trên thập tự. Nhiều người nghiên cứu đạo Chúa thấy có nhiều mâu thuẫn. Chúa có quyền năng dẹp cơn bão, biến sỏi đá thành bánh mì và làm người chết sống lại, tại sao lại để bị đóng đinh thê thảm trên thập tự mà không ra tay trừng phạt kẻ phản bội hành hạ mình. Như vậy Chúa có yếu đuối, bất lực trong giờ phút lâm chung không? Câu trả lời là không. Cái chết đó chứng tỏ Chúa có sức mạnh phi thường. Ðó là sức mạnh của sự tha thứ. Phật trước khi nhập niết bàn thốt ra: “Trong 49 năm thuyết pháp Như Lai chưa từng nói một lời”. Chúa thì chịu chết một cách đau khổ trên thánh giá. Phật và Chúa muốn chỉ cho con người sức mạnh vô hình của nội tâm. Nói theo đạo Phật thì Chúa Jesus có lòng từ bi bao la, chịu chết trong đau khổ để chỉ đường làm gương cho nhân loại vượt khỏi sân hận, mở đường tìm hiểu, thông cảm và thương yêu lẫn nhau. Nếu Chúa cho sét đánh chết kẻ hành hạ mình thì đó là gương trả thù chớ không phải gương tha thứ. Thật đáng buồn thay khi thấy những người sống trên thánh địa không nhận thức được gương xưa mà dùng máu để trả thù nợ máu.

Phật giáo có hai cách giải quyết sân hận, gián tiếp và trực tiếp. Tục ngữ có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Muốn hết sân hận thì nên tránh xa những người hay hoàn cảnh tạo sân hận cho ta và tìm đến nơi nào tạo cho ta sự thanh nhàn trong tâm hồn. Ði Chùa, tụng kinh, niệm Phật là những phương tiện gieo nhân lành trong tâm hồn ta. Ngay cả đạo Chúa khuyên con chiên đi nhà thờ vào ngày cuối tuần cũng không khác gì mục đích trên. Suy nghĩ của con người chỉ có thể chú tâm đến một điều, khi nghĩ thiện, làm thiện thì cái ác không có chỗ để vào.

Cách trực tiếp là thiền (meditation). Thiền có nghĩa là lắng đọng soi lại chính mình (self reflection), quan sát những suy nghĩ của mình để trị căn bịnh sân hận tận gốc, trị từ suy nghĩ chớ không để lan ra lời nói và hành động. Thiền nói chung, là một cách tu tâm không riêng gì ở đạo Phật mà có ở nhiều đạo khác. Bất kể tôn giáo nào khi người tu thiền đạt đến kết quả thì họ đều nhận thức rằng thánh địa hay niết bàn không có bên ngoài mà hiện diện ở trong tâm con người. Cho nên thiền cũng là đi hành hương đất Phật hay đất thánh chính trong tâm ta.

Muốn giải quyết sân hận chúng ta phải vượt qua khỏi cái đối đãi (duality), vượt khỏi cái thiện và ác. Nhiều người đọc sách thiền rất khó chịu bởi những câu nói lạ kỳ của các thiền sư. Thí dụ như câu: “Không nghỉ thiện, không nghỉ ác đó là bộ mặt thật của ông”. Cái hiểu thông thường là phải bỏ ác quy thiện. Tại sao lại bỏ luôn cái thiện? Quý vị nghĩ thế nào khi người cha bạt tay đứa con vì nó không chịu bố thí như ông dạy nó, như vậy ông ta có thể giúp nó hiểu được lòng nhân từ không? Ông ta có ý nghĩ tốt thật đó nhưng hành dộng quá khích chỉ tạo ra căm hận chớ không làm nẩy sinh từ bi được. Khi ta cố chấp cái thiện cho là tuyệt đối đúng và buộc người khác theo thì nó sẽ trở thành ác rất nhanh. Nếu ta quẹo phải để đến chợ, người đối diện ta phải quẹo trái. Ta không thể bắt họ quẹo phải như ta được. Người nhận thức được như vậy thì sống gần gũi với chân lý (lý lẽ chân thật cho mọi người bất kể tôn giáo, màu da, sắc tộc). Người đó sẽ mở mang được khả năng thông cảm, danh từ Phật giáo gọi là trí tuệ. Từ thông cảm sẽ nảy sanh lòng nhân từ. Chỉ có trí tuệ và lòng nhân từ mới giúp thế giới sống trong hòa bình.



--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Dec 22 2008, 12:08 AM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Chúng ta từ khước Ánh Sáng chớ Ánh Sáng không bao giờ rời ta.

Khi chúng ta lắng dừng mọi tư tưởng thiện ác, đúng sai để quán chiếu lại cái giận thì chúng ta sẽ hiểu rằng những phản ứng của sự giận dữ chẳng qua là một cố gắng trở về cái trạng thái mà Thiên chúa giáo gọi là vườn địa đàng và Phật giáo gọi là niết bàn. Vì con người bị vật chất làm mờ mắt nên chỉ thây có con dường duy vật để giải quyết vấn đề, từ đó sanh ra khổ đau. Thay vì giải quyết cơn giận để trở về trạng thái quân bình, người giận muốn tiêu diệt kẻ làm mình giận. Cảm tử quân tự tử và giết kẻ thù trong đau khổ tột cùng tạo nên bởi oán hận. Người cảm tử quân có cái ảo tưởng rằng sau khi chết họ sẽ trở về sự an ổn ban đầu, hay thiên đàng. Khi ta giận ta có những cử chỉ lời nói làm cho đối phương giận như ta, với cái ảo tưởng rằng đối phương sẽ thông cảm cho nỗi đau khổ của ta. Nếu ta được thông cảm sẽ thấy ít đau khổ hơn. Nhưng nếu ta muốn bớt đau khổ bằng cách tạo cái khổ cho người khác thì không thể nào ta hết đau khổ được vì người bị ta làm khổ sẽ tìm cách trả lại cái khổ đó cho ta. Từ đó sanh ra cái vòng lẩn quẩn (vicious cycle), cái khổ nhỏ sẽ trở thành cái khổ lớn. Nói một cách khác trong lúc giận ta muốn được gần gũi với đối phương nhưng trong một hoàn cảnh bất lợi cho đôi bên vì thái độ oán hờn của đôi bên sẽ đẩy hai ngườiï ra xa hơn. Phật giáo gọi đó là vô minh. Vô minh là nguyên nhân của chuỗi nghiệp nhân quả, còn gọi là luân hồi. Nếu ta hiểu được như vậy, dừng cái giận ngay nơi gốc của nó (tư tưởng) thì ta sẽ hướng về con đường đạo. Ðạo Phật gọi là quy y, có nghĩa là trở về, còn đạo Chúa thì gọi là rước Chúa vào tâm hồn ta.

Oán hờn được nẩy sanh khi con người cảm thấy bị từ khước (rejection). Khi ta dùng ánh sáng trí tuệ quán xét lại cơn giận ta sẽ thấy chính ta nuôi dưỡng cái oán hận ta bị từ khướt, ta bị coi thường khi ta theo những suy nghĩ hận thù trong tâm ta. Tiếng chửi mắng hay hoàn cảnh làm ta giận chỉ xảy ra trong một chốc nhưng sở dĩ ta đau khổ triền miên là vì ta nuôi dưỡng những ý nghĩ oán hận trong tâm ta ngày này qua ngày kia. Như vậy kẻ thù ta không có đủ sức mạnh làm ta khổ mà chính ta nuôi dưỡng cái khổ đau của oán hận trong tâm hồn ta. Khi làm như vậy là ta từ khước Ánh sáng, ta từ khước sự nhẹ nhàng của tha thứ và ta từ khước nhip cầu thông cảm giữa ta và đối phương. Khi từ khước Ánh sáng, trong tâm ta bị mù mờ, ta dễ bị quên hay phân trí, và có thể có những hành động bất thường. Ta còn cảm thấy bị mặc cảm, dễ nẩy sinh ra tình cảm bi quan chán chường. Không có Phật hay Chúa nào nhẫn tâm trừng phạt con người, ngược lại chính con người từ khước Phật hay Chúa, biện hộ cho cơn oán hờn rồi tạo khổ cho nhau. Con người không có can đảm thay đổi chính mình để nhận diện những tính chất tốt đẹp của Phật hay Chúa trong mình. Những tính chất đó là lòng nhân từ rộng lượng tha thứ (từ bi hỷ xả) và thông cảm đối phương (trí tuệ).

Trích từ "Làm thế nào để chinh phục sân hận"
Thái Minh Trung, M.D.
Theo nguồn "Thư viện hoa sen"


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 25th April 2024 - 12:20 AM