IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

4 Trang V  < 1 2 3 4 >  
Reply to this topicStart new topic
> Nghệ Thuật Làm Vườn
huynhdoan2000
bài Jun 12 2008, 08:14 PM
Bài viết #11


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



TỔ CHỨC VƯỜN RAU TỰ TÚC TRONG GIA ĐÌNH
Gia đình ở nông thôn, thành thị cũng như bếp ăn tập thể, rất cần có vườn rau tự túc hoặc theo mùa vụ hoặc quanh năm. Nếu kết hợp tổ chức tốt việc chế biến dự trữ thì có nhiều khả năng giải quyết nhu cầu rau ăn mà lại ngon, rẻ, thuận tiện hợp khẩu vị.
1. Chọn cây trồng :
Do đất ít, hẹp, dễ bị cớm, nên cần chú ý chọn các loại rau :
--- Có năng suất cao [nếu là dự trữ chế biến], nhiều chất dinh dưỡng, thu hoạch kéo dài, ít chiếm đất bề mặt, dễ chăm bón, luân canh không nghiêm khắc lắm, dễ trồng xen, trồng gối, kết hợp làm hàng rào vườn, mái cho mát.
--- Nếu ở thành phố, chọn cây ít bị sâu bệnh, dễ tận dụng khoảng trống của nhà nhiều tầng, chịu rợp, cớm bóng.
--- Chủ yếu là rau xanh ngắn ngày hoặc lưu niên, để thu hái liên tục, mùa nào thứ ấy, đảm bảo yêu cầu rau tươi, rau ăn sống.
--- Thị trường ít có, hoặc chỉ có lúc chính vụ, phẩm chất không tốt.
Từ đó, cơ cấu các loại rau nên có :
+ Rau gia vị : ớt, tỏi, hành, mùi, tía tô, kinh giới húng.
+ Rau ăn lá : mồng tơi, cải canh, rau đay, rau ngót, rau muống, su hào, cải bắp.
+ Rau ăn quả : đu đủ, đậu cô-ve , đậu đũa, đậu bạch biển, cà tím dài, cà pháo, mướp. Trong những loại nầy, cần trồng một số cây lưu niên như đu đủ, ớt [3 – 5 năm], rau ngót, cà tím dài [2 năm] cà pháo [2 năm], đậu bạch biển, đậu khế, đậu kiếm.
2. Bố trí tận dụng đất đai, diện tích :
--- Hàng rào vườn : trồng rau ngót, mồng tơi leo.
--- Đất trống, sân nhà, ao hồ : trồng cây bò thành giàn như mướp, bí xanh, đậu bạch biển, đậu khế, mướp đắng, bầu…
--- Chỗ râm mát : trống lá lốt, một số gia vị.
3. Chăm sóc, bảo vệ :
Là đất vườn cạnh nhà, có phần thuận tiện, ngược lại cũng có phần khó khăn :
--- Nhiều gia đình trồng, mỗi người một loại rau, thời vụ khác nhau, trên đất luôn luôn có cây rau, sâu bệnh, chuột phá mạnh, người phòng trừ trước, kẻ làm sau, cho nên sâu bệnh, côn trùng dễ gây hại. Cần chú ý kiểm tra phát hiện sớm diệt lúc sâu mới phát sinh. Cần quy ước với nhau vệ sinh vườn tược cùng lúc diệt trừ.
--- Tốt nhất là dồn phân chuồng, phân bắc bón lót sâu, sau đó bón thúc bằng nước giải, và một ít phân đạm hóa học, vừa liền cây, tăng độ phì cho đất, vừa hợp vệ sinh. Thường xuyên tận dụng lá xanh, lá rau, cỏ tươi băm nhỏ, ủ vào hố [xây gạch] hay thùng phuy chôn ngầm, để làm nguồn phân tưới rất tốt.
--- Cây rau sợ úng hơn sợ hạn. Vườn rau gia đình thì phân tán, mặt bằng nhấp nhô, vườn tược cao thấp, dễ có hiện tượng nhà này hạn, nhà kia úng. Cho nên việc chăm sóc trước, trong và sau khi mưa phải rất chú ý làm sao thoát nước nhanh, thuận chiều, bảo vệ sản xuất chung cả khu vực.
4. Thu hoạch, sử dụng sản phẩm :
Sản xuất chủ yếu là tự túc trong gia đình. Song không thể đủ chủng loại. Do đó có loại thừa, loại thiếu, tất nhiên có tính chất trao đổi một phần nhỏ hàng hóa dự trữ. Ví dụ đậu cô ve, vừa ăn quả tươi, khi cần để già lấy hạt. Xà lách nhổ cả cây, rau diếp tỉa lá ăn dần. Mỗi gia đình, bếp ăn tập thể nên có giàn giáo chắc chắn để bảo quản rau [khoai tây, bí, khoai sọ…] và một số vại, lọ, để muối dưa, cà, hành, kiệu, làm tương ớt, cà chua. Rau trồng ở gia đình nên tận dụng cả vào việc chăn nuôi và tiết kiệm là kinh tế nhất.
Trồng rau ở nhà gác trong thành phố.
Nhiều nước trên thế giới, có công nghiệp phát triển, đã bán các loại đất bột, phân hóa học tổng hợp, hạt giống, thuốc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, các loại chậu, cây leo, dây buộc bằng chất dẻo, cho các gia đình trồng rau tại nhà. Một số nước đã trồng rau trong chậu, thùng gỗ… ngay trong thành phố đông dân, chật hẹp.
Ở ta, lâu nay đã có những hộ ở nhà gác vẫn trồng rau.
--- Về đất trồng : lấy bùn cống, bùn áo, đất quét sân, phù sa sông…đựng vào thùng gỗ, giành có lót pôliêtilen , rồi đặt tại ban công, ngoài hành lang, trên tầng thượng ; hoặc đặt ngay cửa sổ có ánh mặt trời. Có thể nối thành giàn ra ngoài nhằm tạo ra những khoảng trống cho cây leo thành 1 mặt phẳng lộ thiên.
--- Về loại rau : nếu có thùng, vại, đổ đất dày 0,60cm – 1m thì nên trồng cây dài ngày, 1 –2 gốc, có thu hoạch cao, thường xuyên như ớt, cà chua, mướp, cà tím dài…Nếu có chậu rộng, đổ đất mỏng 20 – 40cm, nên trồng cây ăn rễ nông, ngắn ngày ; rau cải, rau gia vị, đậu cô ve, cà rốt, xà lách.
--- Chăm bón : tận dụng nước rửa mặt, nước vo gạo để tưới. Rắc đất đèn, dầu hỏa quanh chậu, thùng để trừ kiến. Dùng vải màn làm thành vợt để bắt ong, bướm, côn trùng phá hại…Dùng các loại nguyên tố vi lượng để điều khiển cây ra hoa, đậu quả như hàn the [có Bo], thuốc tím [có mangan], phèn xanh [có sulfat đồng]…hoặc dùng chất kích thích thực vật để chóng có quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nên tận dụng bùn cống rãnh bón thêm vào gốc.
Tuy việc trồng rau này có nhiều mặt lợi ích nhưng phải chú ý đến đảm bảo vệ sinh và mỹ quan thành phố.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Jun 17 2008, 09:33 AM
Bài viết #12


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



LÚA MÙA, LÚA ĐỊA PHƯƠNG

PHÂN BIỆT CÂY LÚA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÂY LÚA CAO SẢN

LÚA ĐỊA PHƯƠNG
1. Rễ : nhiều hơn
2. Thân : Nhiều lóng, lóng dài và thành lóng mỏng [trên 16 lóng]
-- Cao giàn, yếu mạ
-- Dễ đổ ngã
-- Có khả năng cho nhiều chồi nhưng tốc độ ra chồi chậm
-- Thân mọc xòe
3. Lá :
-- Nhiều lá, lá dài, mỏng và cong rủ
-- Màu lá xanh nhạt
-- Bẹ lá không ôm kín thân
-- Góc lá cờ nghiêng, bẹt hoặc rủ
4. Bông :
-- To bông, nhiều hạt mỗi bông
5. Các đặc tính khác :
-- Thời gian sinh trưởng thường dài
-- Có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên thường có giai đoạn ngưng tăng
trưởng, làm kéo dài thời gian sinh trưởng
-- Giống lúa không chịu phân
-- Không trồng dầy được

LÚA CAO SẢN
1. Rễ : Ít hơn
2. Thân :
-- Ít lóng, lóng ngắn và thành lóng dầy [12 – 16 lóng]
-- Thân thấp, cứng cây
-- Khó đổ ngã
-- Khả năng cho chồi ít hơn, nhưng tốc độ ra chồi nhanh
-- Thân mọc thẳng đứng
3. Lá :
-- Lá ít hơn, lá ngắn, dầy và thẳng đứng
-- Màu lá xanh đậm
-- Bẹ lá ôm sát thân
-- Góc lá cờ thẳng đứng
4. Bông :
-- Bông ngắn, ít hột
5. Các đặc tính khác :
-- Thời gian sinh trưởng ngắn [dưới 5 tháng]
-- Không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn hoặc ít
-- Giống lúa chịu nhiều phân
-- Có thể sạ, cấy dầy hợp lý


KỸ THUẬT TRỒNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG

Khác với lúa cao sản ngắn ngày, lúa mùa có nguồn gốc địa phương quen thuộc với nhân dân ta, các biện pháp kỹ thuật canh tác đã được tích lũy qua kinh ngiệm lâu đời và đã thành tập quán. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng tăng về lương thực, trong khi năng suất vụ mùa thường không cao và bấp bênh, không ổn định, các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa mùa cần phải được xác định lại trên cơ sở khoa học vững chắc, phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương, kết hợp với kinh nghiệm quí báu sẵn có của bà con nông dân.
1.Giống lúa :
Hầu hết các giống lúa mùa đều có cảm ứng với ánh sáng [tính quang cảm] chỉ cho thu hoạch vào những thời gian nhất định trong năm, dù thời gian cấy có khác nhau [ nên gọi là lúa mùa tức là lúa trổ và chín theo mùa]. Lợi dụng đặc tính nầy ta cần chọn những giống lúa có thời gian thu hoạch vào lúc mực nước ruộng vừa cạn hoặc trước khi nước ngập để đảm bảo năng suất.
Ngoài ra giống lúa được chọn cần phải thích nghi với môi trường canh tác như : chịu phèn, chịu ngập sâu, chịu mặn… đồng thời phải có kiểu hình tiến bộ như cứng cây, bộ lá xanh, ít mềm rũ, chiều cao cây vừa phải.
Những giống lúa thuộc loại hình to bông, thường cho cây, lá lớn và ủ rũ. Trong giai đoạn cây lúa mang hột nếu gặp gió to, hoặc những năm mưa kéo dài thường bị đổ ngã, năng suất không ổn định. Ngược lại, các giống lúa thuộc loại hình nhiều bông, có hình thái tiến bộ hơn, cho năng suất ổn định và có khả năng thích nghi trong điều kiện thâm canh như chịu cấy dày, nhiều phân.
Điều quan trọng kế tiếp là giống lúa đem trồng phải thuần [rặc] giống, trổ và chín đồng loạt, chiều cao đồng đều, phẩm chất tốt và thuần nhất. Một giống lúa trồng trong điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, phèn mặn, nước sâu…thường có khuynh hướng chuyển thành gạo đỏ [ như Nàng tây, Huyết rồng, Trường hưng…] cho nên sau mỗi vụ lúa cần tuiyển chọn kỹ phần lúa dùng làm giống cho vụ sau.
2.Mùa vụ :
a.Cơ cấu thời vụ :
Tại những vùng lúa tăng vụ ta có thể bố trí lắp vụ 2 bằng lúa mùa trên chân ruộng hè thu sớm [hè thu có thể sử dụng lúa ngắn ngày và bằng phương pháp sạ khô] miễn sao bảo đảm đủ thời gian theo yêu cầu tăng trưởng của cây lúa. Hoặc vụ hè thu trồng màu rồi cấy lúa mùa chính vụ.
b.Thời gian gieo cấy thích hợp :
Vì hầu hết các diện tích canh tác lúa mùa đều không chủ động được nước nên thời điểm xuống giống lúa này tùy thuộc vào đặc điểm của đất, chế độ mưa, thời gian ngập nước và độ sâu mực nước ruộng. Các vùng nước mặn phèn cần gieo trễ để có đủ lượng nước mưa rửa trôi muối độc và bảo đảm tránh hạn đầu mùa.
Đối với cây lúa tại những vùng không bị ngập sâu quá, cần bố trí mùa vụ để cây lúa cấy có giai đoạn tăng trưởng tối thiểu 2 tháng trước khi làm đòng [ thời gian cấy đến gặt ít nhất 4 tháng]. Ở những vùng ngập sâu, thường phải cấy trước khi mực nước ruộng lên cao, để không gây trở ngại cho việc cấy và sự nở bụi của cây lúa.
Để đảm bảo có cây mạ to, cứng cáp và cao đủ để chịu đựng mực nước sâu, lúc cấy, thời gian sạ có thể kéo dài 1,5 đến 2 tháng. Trên những diện tích lắp vụ 2, thường phải cấy trễ khi nước đã lên cao, có thể cấy bằng lúa cây [cấy giâm bằng mạ gieo 1 tháng tuổi, sau đó 2 tháng đến tháng đến 2 tháng rưỡi bứng lên, cấy ra diện rộng].
Cần chú ý là thời gian trỗ bông của cây lúa, thời gian bắt đầu và chấm dứt mưa, thời gian mưa lũ hằng năm…chỉ phù hợp với ngày tháng Dương lịch, còn Âm lịch chỉ dùng để tính nước triều [ nước rong, nước kém] chớ không dùng để bố trí mùa vụ canh tác được, vì nó thya đổi hằng năm.
3.Các biện pháp kỹ thuật khác :
a.Sửa soạn đất :
Cày ải phơi đất vừa có tác dụng ngăn phèn, mặn bốc lên mặt, tạo điều kiện rửa phèn, mặn tốt vào đầu mùa mưa, vừa diệt được mầm bệnh và cỏ dại đồng thời làm đất tơi xốp, giúp cho cây lúa phát triền thuận lợi.
Nếu cấy lấp hè thu cần phải bỏ các gốc rạ vụ trước khi bừa trục, nếu vùi rơm rạ thì chỉ nên cấy sau đó sớm nhất là 3 tuần lễ để rơm rạ kịp mục đi, hoặc nếu không đủ thời giờ chờ đợi, thì nên cho nước vô ra thay đổi nước rạ thúi.
b.Làm mạ, cấy lúa :
-- Cần gieo mạ đúng mật độ [ 400 – 500kg/ha], chăm sóc mạ tốt, không sâu bệnh, tuổi mạ vừa để cấy là 45 – 50 ngày.
-- Khoảng cách cấy thay đổi tùy loại giống và điều kiện đất đai. Nói chung với giống lúa dài ngày, cao cây, trồng trên đất tốt nên cấy thưa [ khoảng 40x 40 cm hoặc 50x 50 cm]. Đối với những giống lúa thấp cây, cấy mạ già hoặc trên những ruộng đất xấu nên cấy dầy [25x 25 cm hoặc 30x 30 cm].
c.Bón phân :
Đối với đất ở nhiều nơi trồng lúa mùa có thể không cần bón phân đạm. Nên bón phân lân [ 200kg lân Văn Điển hoặc Lâm Thao hoặc 500kg apatít] và phân kali [ 50kg cloruakali/ha] để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, cứng cây và chắc hột.
Phân đạm nên bón cho mạ hoặc bón thúc cho lúa khi trồng trên chân ruộng vụ hè thu hoặc trên đất xấu. Cần chú ý là nên bón lúc mực nước ruộng không quá sâu [ 20cm trở xuống] thì mới có hiệu quả.
d.Phòng trừ sâu bệnh :
Lúa mùa thường dễ nhiễm sâu bệnh, rầy nâu…nhất là trên chân ruộng lắp vụ 2. Lúc mới cấy, cây lúa còn non yếu, mực nước ruộng lại sâu nên dễ bị sâu phao phá hại nặng, cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời có biện pháp phòng trị sớm ngay khi mới xuất hiện.
Trồng lúa mùa, thường cho hiệu quả kinh tế cao, ít vốn đầu tư hơn, đồng thời tận dụng được các điều kiện thiên nhiên sẵn có tại địa phương. Để bảo đảm đạt được kết quả tốt, cần xác định rõ địa bàn canh tác như thế nào, cơ cấu mùa ra sao, phải dùng những loại giống gì. Thời gian gieo cấy từng vụ như thế nào, đồng thời cũng phải dự trù các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương và nhất là nên đầu tư lao động thích đáng, bảo đảm điều kiện thâm canh tốt thì mới có thể đạt năng suất cao và chắc chắn.
[ Trồng lúa cao sản, Võ Tòng Xuân,Nguyễn Ngọc Đệ,Dương Ngọc Thành, nxb TP HCM 1983]


Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Oct 4 2008, 06:55 AM
Bài viết #13


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203



CÂY SẮN DÂY
Sắn dây [Pueraria thomsonii Benth] là loại cây leo, có thể cao tới 10 mét. Rễ phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột; cành có lông màu vàng; lá có 3 lá chét to, mềm, có mép nguyên hoặc phân từ 2 đến 3 thùy; hoa tự ở kẻ lá,dài 10 – 35 cm, mang nhiều hoa to, màu tím, mùi thơm; quả dài 10 – 20 cm, rộng 10 mm, có nhiều lông.
Sắn dây có thể trồng ven hàng rào, dưới gốc các cây cao cho leo lên hoặc trồng trước cửa nhà để lấy bóng râm, lấy lá làm thức ăn gia súc và lấy củ chế biến tinh bột. Muốn trồng sắn dây, trước mùa xuân đào một hố sâu 50 cm, cho rác và mùn vào, sau đó lấy đất xốp lại; đến tháng 1 – 2 , giâm cành xuống. Chỉ sau 1 năm, mỗi gốc có thể cho trung bình 10 –20 kg củ.
Củ sắn dây của ta trung bình có 1,6% protein, 0,1% lipit, 28% glucit. Từ 10 kg củ tươi có thể chế biến thành 2 – 2,5 kg bột sắn loại tốt.
Lá sắn dây dùng làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Thành phần dinh dưỡng trung bình của lá sắn dây gồm : 14,8% protein, 3,9% lipit, 47,2% glucit, 21,8% xeluloza, 7,8% tro. Riêng về hàm lượng protein , 1 kg dây lá khô có thể thay thế 1,2 kg cám gạo.
Chế biến bột sắn dây
Củ đào lên, đem giũ sạch đất cát, rửa sạch rồi mài [bàn mài bằng tôn hoặc sắt tây có đục lỗ]. Mài xát càng nhỏ, tinh bột càng dễ tách khỏi xơ,bã và tỉ lệ tinh bột thu hồi càng cao. Nếu có điều kiện, mài xong ,cho vào cối xay thêm, càng lấy được nhiều bột. Nếu không mài, có thể cho vào cối giã nhỏ.
Sắn mài hoặc giã xong, đem ngâm vào nước vài giờ cho bột và bã lắng xuống, sau đó gạn bỏ nước rồi thay nước mới. Làm như vậy độ 3 lần trong ngày. Qua nhiều lần gạn lọc, thay nước, sẽ tiêu hủy được các chất men gây chua thối và làm cho chất lượng bột thu hồi được tốt.
Sau khi ngâm cho bột tách khỏi xơ,bã, ta đổ nước vào, hòa thật loãng rồi đem lọc.Có thể lọc qua vải thưa to [ bằng chiếc khăn vuông đặt trong rổ hoặc gập 3 – 4 lớp vải màn].Đổ bột lên vải và lấy tay chà bóp và dội nước cho bột chui qua vải lọc xuống thùng hoặc chậu, khi nào thấy nước trong là đã hết bột. Để bột lắng, gạn hết nước cũ, cho nước mới vào khuấy đều, lọc lại, rồi lại để lắng, gạn nước rồi lọc lại…làm như vậy 3 – 4 lần sẽ thu được bột tốt.
Bột lắng xuống đáy thùng thường chia làm 3 lớp : Lớp dưới cùng là bột to có lẫn chút cát sạn, khi lấy miếng bột lên, nên dùng dao hớt lại để lọc lắng lại. Lớp trên cùng là bột nhỏ mịn, nhưng có lẫn xơ,bã nên cũng hớt lại để lọc lắng. Lớp giữa là bột mịn, sạch, ta đem phơi hoặc sấy khô.
Để giảm thời gian phơi sấy, nên gói bột vào miếng vải sạch, đem ép cho bớt nước, hoặc đặt lên thùng tro bếp [có lót vải] để tro hút bớt nước.
Khi phơi, dùng nong sạch, trải mỏng bột, đem phơi chỗ cao để tránh bụi và ruồi. Nếu sấy thì nên sấy ở nhiệt độ 60 – 70 độ C cho tới khi thật khô.
Sau khi đã phơi hoặc sấy khô, có thể cho bột vào mâm hoặc nồi nhôm, sao nhẹ trên bếp, đun nhỏ lửa. Để nguội, cho vào túi polietilen, lọ thủy tinh rộng miệng, hộp sắt tây có nắp kín để dùng dần.
Được chế biến và bảo quản tốt như trên bột sắn dây đảm bảo chất lượng và vệ sinh, có thể pha với nước sôi để nguội, cho đường uống hoặc nấu chè, ăn ngon, mát và bổ.

QUỐC TRUNG [báo khoa học và đời sống]
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài Oct 4 2008, 04:26 PM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



Lâu lâu bạn Huynhdoan post lên topic này những bài rất hay.Tôi cũng rất thích tìm hiểu về những loại cây trồng mà bạn đã post lên, chỉ tội đọc cho biết chứ chưa có cơ hội thực hành thử. Xin cám ơn bạn nhé!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Oct 6 2008, 07:38 PM
Bài viết #15


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203




Lâu lâu bạn Huynhdoan post lên topic này những bài rất hay.Tôi cũng rất thích tìm hiểu về những loại cây trồng mà bạn đã post lên, chỉ tội đọc cho biết chứ chưa có cơ hội thực hành thử. Xin cám ơn bạn nhé!
Chào cô Diệu Hằng...
Sách vở của đệ lâu lâu phải soạn, quét dọn lại,...lũ mối mọt lúc nào cũng lăm le "tiêu hủy"...Tình cờ thấy bài viết về cây sắn dây...đúng ý của TD, bài viết rõ ràng, đọc là hiểu,...nên đệ sao lưu lại trên diễn đàn.
Đệ cũng như cô thôi, đọc cho có đọc chứ có thực hành gì được đâu?! Tuy nhiên đệ thường nghĩ rằng : "Kim thời bất dụng, thời chí thọ đại lợi". Có nghĩa là "Bây giờ không dùng, đến đúng thời được hưởng lợi lớn".
Với lại, tuy ta không áp dụng được, nhưng sẽ có người áp dụng được...Chúng ta hãy cảm ơn những tác giả có những bài viết hay nầy...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài Oct 7 2008, 09:40 AM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



Bạn HuynhDoan thân mến! Hoàn toàn đồng ý theo ý kiến của bạn. Theo cơ duyên nên nhiều khi mình muôn mà chưa thực hiện được, nhưng nếu ta quan tâm thì cứ cất dành để đó biết đâu một ngày đẹp trời nào đó mình lại có cơ hội thực hiện thì ta lại vào kho tích trữ kiến thức mà lấy nó ra.Chính vì thế tôi cũng lưu vào một file cẩn thận để dành whistling.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hasua
bài Oct 9 2008, 03:38 PM
Bài viết #17


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.

Hồi trước mẹ tôi cũng hay trồng sắn dây lắm. Đến mùa thu hoạch phát mệt vì củ sắn chui lung tung dưới đất nhưng nhìn thích lắm. Củ sắn dây luộc ăn cũng ngon lắm. Làm bột sắn dây cũng không quá phức tạp, chỉ mất công thôi. Sau này nhà tôi không còn đất để trồng nữa nhưng mỗi năm mẹ tôi vẫn đi mua củ sắn dây về để làm bột cho con cháu ăn. Mỗi lần, bà làm cả 100-200 kg củ sắn đấy. Bột sắn có cái hay là nếu khi phơi không gặp nắng to, bột bị đen hoặc chua thì lại cho ngâm nước lại, rồi đem phơi lại khi nào gặp nắng. Sau này nghe đĩa của thầy Tuệ Hải có nhắc đến loại bột sắn được ngâm đi ngâm lại kiểu này, thấy thầy bảo có tác dụng tốt hơn bột sắn ngâm 1 lần, tôi cũng chưa hiểu lý do.


Go to the top of the page
 
+Quote Post
DIEUHANG
bài Oct 9 2008, 04:45 PM
Bài viết #18


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 623
Gia nhập vào: 25-December 07
Thành viên thứ.: 174



QUOTE(hasua @ Oct 9 2008, 03:38 PM) *
Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.

Hồi trước mẹ tôi cũng hay trồng sắn dây lắm. Đến mùa thu hoạch phát mệt vì củ sắn chui lung tung dưới đất nhưng nhìn thích lắm. Củ sắn dây luộc ăn cũng ngon lắm. Làm bột sắn dây cũng không quá phức tạp, chỉ mất công thôi. Sau này nhà tôi không còn đất để trồng nữa nhưng mỗi năm mẹ tôi vẫn đi mua củ sắn dây về để làm bột cho con cháu ăn. Mỗi lần, bà làm cả 100-200 kg củ sắn đấy. Bột sắn có cái hay là nếu khi phơi không gặp nắng to, bột bị đen hoặc chua thì lại cho ngâm nước lại, rồi đem phơi lại khi nào gặp nắng. Sau này nghe đĩa của thầy Tuệ Hải có nhắc đến loại bột sắn được ngâm đi ngâm lại kiểu này, thấy thầy bảo có tác dụng tốt hơn bột sắn ngâm 1 lần, tôi cũng chưa hiểu lý do.

Nghe Hasua nói thấy cũng dễ vậy mình sẽ thử trồng vài gốc cho leo theo bờ tường xem sao. vấn đề bây giờ là tìm giống ở đâu được nhỉ banana.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hasua
bài Oct 10 2008, 08:11 AM
Bài viết #19


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 224
Gia nhập vào: 4-April 07
Thành viên thứ.: 13



QUOTE(DIEUHANG @ Oct 9 2008, 04:45 PM) *
Nghe Hasua nói thấy cũng dễ vậy mình sẽ thử trồng vài gốc cho leo theo bờ tường xem sao. vấn đề bây giờ là tìm giống ở đâu được nhỉ banana.gif


Đất phải xốp, nhiều mùn thì củ sắn dây dễ phát triển & dễ thu hoạch chị ạ. Sắn dây trồng bằng cành nên chắc chị phải tìm xem nhà ai trồng thì xin. Em nhớ mẹ em hay cắt những dây cành bánh tẻ (không già, không non) rồi cuộn tròn tròn lại, thế là trồng được 1 hốc đấy chị ạ.


Go to the top of the page
 
+Quote Post
huynhdoan2000
bài Oct 12 2008, 09:51 PM
Bài viết #20


Hội viên năng động
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,189
Gia nhập vào: 21-January 08
Thành viên thứ.: 203




Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.
Chào cô hasua...
Đất thì có, nhưng mà trồng dầu gió, trồng xoài tạp nhạp gì đâu không hà!!! Đệ sau nầy sẽ trồng thử xem sao!Năm đầu lo "luyện" nội công macrobiotics... cái đã....Đệ vừa mới đi TP, ghé vào tiệm TD của Tuấn Anh, 660/5 Lê Hồng Phong, P.10, Q.10 ...mua một số sách...Haha..có nhiều sách TD lắm,món ăn TD cũng nhiều lắm, nghe nói do cô Trâm gửi vô...
Đệ đã mua quyển Zen Macrobiotic , bản tiếng Anh...bản dịch tiếng Việt là cuốn Phương pháp trường sinh và đạo Thiền của dịch giả Huỳnh văn Ba...Xín quảng cáo cùng môn sinh TD...Mua 2 quyển nầy về đọc...chắc cú...Đọc chữ bên tiếng Việt, còn coi bảng tra thì coi bên tiếng Anh...không nhầm lẫn vào đâu được...
Khi mua sách loại photo nên lưu ý...lật từng trang xem có "đủ" không? Kẻo thiếu trang...Sách thiếu trang là mất giá trị liền...Sách photo là như vậy đó...
Đệ có vô trang web TTVNOL, phần ẩm thực, tiết mục ăn chay, thấy cô post nhiều bài viết về nấu ăn chay...phải là cô không? Hoan hỷ hoan hỷ...
Đệ hỏi cái nầy, nếu cô biết xin hoan hỷ chỉ dùm...Mua cái máy gì để xay đậu đỏ, đậu đen thành bột khô? Có phải là cái máy xay sinh tố ,lắp cái hộp xay nhỏ không?
Gạo làm ra bột thì đệ có tài liệu, còn đậu làm ra bột khô thì ...có hỏi ...mà hình như không ai muốn trả lời!!! Đệ vốn dốt nát về nấu ăn , chế biến lắm...Chỉ mới lao vào bếp từ khi ăn TD [Trong nhà không ai tán thành nên không ai muốn làm giúp cả...]. Đậu mà xay chung với nước cho ra bột nước thì đệ biết...Dùng cối đá hoặc máy xay sinh tố cũng được [nấu chín đậu trước..]...Còn đậu đem rang, muốn xay ra bột khô để chế biến..thì không biết phải mua cái máy gì? ở đâu bán?
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Trang V  < 1 2 3 4 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 01:31 AM