IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Riềng và các món ngon với riềng, Ngọc Trâm sưu tầm và sáng tạo
Diệu Minh
bài Nov 16 2019, 06:22 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Riềng là món ăn dân gian nổi tiếng, đến mức chợ nào cũng có riềng xay sẵn bán? tuy nhiên tôi thấy riềng ngoài chợ xem ra nó có vẻ non, to, mềm, mùi kém thơm và vị nhạt - đó là tín hiệu nó đã bị bón phân hoá học? liệu nó đã trở thành "bài toán kinh tế" chưa nhỉ? thấy riềng ngoài chợ với riềng của Kim Mâu cho tôi thấy nó khác nhau nhiều lắm?

Riềng là thứ gia vị có cảm giác nó vẫn chưa bị đầu cơ trục lợi bởi bài toán kinh tế? nó không cần thuốc trừ sâu và phân hoá học mà vẫn mọc như điên ngoài thiên nhiên, nó mà nói được nó sẽ vả vào mặt những người nói rằng phải có phân hoá học và thuốc trừ sâu thì mới được?

Tìm đọc: "Đạm chay Vegan", để biết thêm nhiều món ăn ngon từ Tempeh và các món ăn khác nữa...

lợi ích của riềng, được biết đến nhiều hơn, bởi những phát minh khoa học:

https://soha.vn/bac-si-dinh-duong-noi-tieng...61206383217.htm


Đặc điểm: Cây có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc[1], lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị.

Cây mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến[1].

Hóa thực vật: Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin[2] là chất đã được chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú[3][4].

Tác dụng của riềng

Củ riềng cùng họ gừng, nhưng tên của nó còn độc đáo hơn, đông y gọi là Cao Lương Khương, được xếp vào bậc cao hơn. Chữ Lương nghĩa là tốt hơn, Khương là họ gừng, mang tên Cao Lương có nghĩa là hay hơn về độ ấm. Củ riềng theo quan niệm của Đông Y nằm ở dưới đất, có vị cay. Người ta gọi củ riềng là địa hỏa. Địa là đất, hỏa là vị cay.

Tác dụng 1: Trị tiêu chảy. Cũng như củ gừng, riềng làm ấm bụng, nghĩa là dùng trong trường hợp bụng bị lạnh, đi tiêu chảy. Nếu độ ấm của gừng tản ra giúp ra mồ hôi, thì riềng không tản ra mà tập trung trong vùng bụng, có tác dụng tiêu thực đối với chứng khó tiêu, đầy hơi. Những ai bị khuẩn coli, đi tiêu chảy liên tục ra nước, ruột kích ứng, dã nát một tép riềng rồi đổ tí nước sôi vào ngâm uống như uống trà.

Tác dụng 2: Chống đau co thắt dạ dày. Chẳng hạn thấy đang ngồi làm việc bỗng nhiên ôm bụng gục xuống đau dữ dội. Trường hợp này có thể do dạ dày co thắt, đau dưới dạng thần kinh. Nếu không phải do ăn no hoặc quá đói mà vẫn đau thì nên nghĩ đến đau do thần kinh, gây co thắt nhiều quá. Quan sát thấy tư thế nếu gập đè vào mà đỡ đau đi, thì ta nghĩ đến đau do co thắt. Trong trường hợp này, sử dụng 2 vị thuốc là củ riềng và hương phụ (dân gian gọi là củ cỏ cú hoặc củ gấu, bỏ vào nồi rang lên cho hết lông bên ngoài rồi băm nhỏ ra). Cho một nhúm hương phụ và vài lát riềng tươi vào một cái tô và chế nước sôi vào, đậy nắp lại. Để khoảng 30 phút và uống thì có thể làm dịu cơn đau.

Tác dụng 3: Trị nôn mửa, ợ hơi. Những bệnh nhân bị nôn mửa, bị nấc, đau, ợ hơi là do hỏa trong dạ dày bốc lên. Địa là ở dưới đất mang đặc tính âm sẽ hút xuống. Khi dùng riềng vào, cái đang nóng đưa lên gặp hỏa này, hai cái gặp nhau, lấy tác dụng của địa để giáng xuống, kéo hết cái hỏa xuống. Người đang nấc, hơi nóng lên liên tục thì uống một tí riềng vào sẽ đẩy hơi xuống, Đông Y gọi là giáng nghịch. Khí không bị nghịch lên nữa thì sẽ không bị nấc lên. Những người bị ợ hơi, bị khí chặn ngang ngực gây co thắt hoặc thậm chí tức vùng ngực phải lấy tay đấm ngực. Trong khi đi khám bác sĩ nói tim tốt, dạ dày tốt, không bị gì cả, nhưng khi nằm xuống lại cảm thấy ngăn nghẹn rất khó chịu, ăn một tí muốn ói ra bởi khí ngăn, lên không lên, xuống không xuống, nếu nặng hơn, dần dần lên tới cổ như cảm thấy vướng, Đông Y gọi là mai hạch khí. Trong trường hợp như vậy, sử dụng một tép riềng. Dã dập, chế nước sôi vào, đậy nắp một lát thì uống. Hương thơm của riềng sẽ kích thích bao tử, chất cay sẽ vào với chất hỏa, tính chất địa sẽ rút xuống làm cho hơi không lên được nữa, hương thơm sẽ kích thích tì vị, đẩy được hơi xuống. Cũng có thể có thể cắt một miếng riềng để lên lòng cổ tay, dán nhẹ, chất riềng sẽ thấm qua huyệt nội quan dẫn vào trong, chất riềng sẽ làm cho dạ dày ấm lại và không đưa khí lên nữa.

Tác dụng 4: Trị lang beng. Gọt bỏ vỏ ngoài củ riềng đập dập bỏ vào nồi, đổ tí dấm vào. Đun sôi. Khi đang sôi, gắp một miếng bông gòn nhúng vào, thấy còn hơi âm ấm thì xoa vào tất cả những chỗ có lang beng. Xoa như vậy đến ngày thứ hai, thứ ba sẽ hết ngứa. Từ ngày thứ năm trở đi thì da không còn những mảng trắng lang beng nữa.

Tuy nhiên, đối với trường hợp cảm mạo, hoặc xông, thì củ gừng lại hay hơn củ riềng. Điểm khác nhau là, vị của gừng cay và phát tán nên khi dùng thì ra mồ hôi và giải cảm, còn riềng đặc biệt không phát ra ngoài mà chỉ tập trung trong dạ dày. Như đối với bệnh nhân bị khí thống, là đau do khí, thì trường hợp này lại sử dụng riềng chứ không sử dụng gừng.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ri%E1%BB%81ng


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 16 2019, 06:36 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



1/ Làm “Tempeh riềng” ngon, bổ, cân bằng. THÔI từ nay gọi là TEM RIỀNG nhé, đọc khó phát âm chuẩn nên nói theo kiểu tiếng Việt cho dễ phổ biến????

Tempeh lên men nhanh từ đậu nành nên mùi của nó không thực hấp dẫn, lại hơi âm... ưu tư từ nhiều năm, nay nhân duyên hội tụ tốt lành... ra được món ngon để đời!?

Làm gấp không chuẩn bị chu đáo, thông cảm nhé? Đáp ứng nguyện vọng của nhiều người chưa biết ăn Tempeh như thế nào cho chuẩn nhất?

Nguyên liệu làm: Tempeh Riềng.

Dầu: nửa dầu vừng (hoặc dầu lạc) nửa dầu cải! Chiên vậy mới giòn! Muốn chiên ròn cái gì thì NHỚ công thức 50-50%

Một loc tempeh hoặc 1-2 miếng tempeh, cắt vừa ăn rồi chiên vàng.

Ruốc riềng+nước tương (tamati, tương Nhật hay tương cổ truyền hay trộn lẫn...) hoà với ít nước đun sôi cho loãng vừa đậm!

Chiên xong nhúng nhanh vào bát hỗn hợp ruốc riềng tương!

Cả một trời NGON!

Ăn xong mắc bệnh tương tư tempeh riềng!

Cứ như bị phải lòng!

Từ đó suy ra NÓ giải quyết vấn đề của cả thân lẫn tâm!?

Nó làm cho hệ thần kinh hưng phấn an lành... trị trầm cảm, dễ cáu gắt...?

Thư giãn sâu với TR (Tempeh Riềng).

Có khả năng cảm nhận được B12 có trong Tempeh chăng?

https://www.facebook.com/tramgaolut/videos/2627058367541724/


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 16 2019, 06:42 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://soha.vn/bac-si-dinh-duong-noi-tieng...61206383217.htm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 16 2019, 06:45 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Đạm chay Vegan

Nhà nhà nên có quyển này, và chúng tôi luôn cập nhật thông tin của sách này trong lần tái bản tại gia lần sau... quyển sách nào của chúng tôi cũng dần hoàn thiện theo năm tháng.

Cần quan tâm tới loại dầu béo Omega3 có nhiều trong vừng ngà hóp của ta nữa nhé.




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 16 2019, 07:02 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ruốc riềng tìm mua tại cơ sở Thực dưỡng Ngọc Trâm - nơi đầu tiên phát minh và phổ biến cách làm và luôn có món ăn này cho bà con, hy vọng các cửa hàng Thực dưỡng gốc luôn có món ăn này....

Ruốc riềng đi vào lòng người từ hơn cả năm nay và vừa được cải tiến tốt hơn thơm ngon hơn ...

Chúng tôi vừa có món ăn mới ngon hấp dẫn từ riềng tên là RUỐC RIỀNG MINH: thành phần: ruốc riềng, vừng ngà hóc, vừng đồi tróc vỏ...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 14 2020, 09:56 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ: Loại củ có nhiều ở Việt Nam giúp phòng ngừa 8 bệnh ung thư


https://soha.vn/bac-si-dinh-duong-noi-tieng...61206383217.htm

Không chỉ là loại gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn, củ riềng còn là vị thuốc quý, đặc biệt loại thảo mộc này có thể ngăn ngừa 8 loại ung thư.

(Chữa hắc lào, sốt rét, phong thấp: Chỉ cần một củ riềng)

Riềng thuộc họ gừng, có nhiều ở Châu Á và là loại thảo mộc chủ yếu được dùng trong ẩm thực Thái. Riềng không chỉ là loại củ rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp chống lại 8 loại ung thư cũng như giảm viêm tốt hơn cả thuốc.

Các chất dinh dưỡng trong củ riềng

Trong một 100g riềng có chứa:

- 71 calo

- 15g carbohydrate

- 1g protein

- 1g chất béo

- 2g chất xơ

- 5.4g vitamin C (9% DV)

Lợi ích của củ riềng

1. Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu khoa học quy mô lớn cho biết lợi ích nổi bật của củ riềng là ngăn ngừa ung thư và các khối u. Sau đây là một số loại ung thư mà củ riềng có thể ngăn chặn được.

- Ung thư dạ dày

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2014 ở Iran cho biết chiết xuất từ củ riềng rất hiệu quả trong việc phá hủy các tế bào ung thư dạ dày sau 48 giờ.

- Ung thư bạch cầu


Các tế bào bạch cầu tủy bào cấp tính - một loại bệnh bạch cầu đang phát triển rất nhanh và bắt đầu từ tủy xương. Tuy nhiên các chiết xuất từ củ riềng có thể điều trị căn bệnh ung thư này mà không gây tổn hại tới các tế bào lân cận như việc điều trị bằng hóa trị.

Các nhà nghiên cứu tại Jamaica, một quốc gia ở Vùng Caribe đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tiềm tàng về việc điều trị ung thư bạch cầu từ củ riềng. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới bắt đầu và cần phải có nhiều nghiên cứu khác để kiểm tra tác động của chiết xuất từ củ riềng trên các tế bào khỏe mạnh trước khi thử nghiệm trên sinh vật sống.

- Ung thư da

Các nhà nghiên cứu tại Đại học quốc gia Chiayi ở Đài Loan đã nghiên cứu tác động của ba hợp chất từ củ riềng trên các tế bào ung thư da ở người. Kết quả, cả 3 hợp chất này đều có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.

- Ung thư tuyến tụy

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017, sau khi thử nghiệm nhiều hợp chất từ riềng và ảnh hưởng của chúng đến các tế bào ung thư tuyến tụy trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy các hợp chất này đã làm ngừng sự phát triển của các tế bào mới và ngăn chặn các hoạt động của gen liên quan đến sự phát triển của ung thư.

- Ung thư ruột kết

Năm 2013, lần đầu tiên riềng được nghiên cứu để chống lại các tế bào ung thư ruột kết. Các nhà khoa học đã phát hiện ra chiết xuất từ riềng có thể loại bỏ những tế bào không cần thiết (chết rụng tế bào) ở 2 loại tế bào ung thư ruột kết.

- Ung thư vú

Năm 2014, một trường Đại học Iran phát hiện ra rằng chiết xuất từ củ riềng đã giúp loại bỏ tế bào gây ung thư vú ở người là MCF-7 mà không gây hại tới các tế bào vú khỏe mạnh - MRC-5.

Nghiên cứu của trường đại học y khoa Trung Quốc cho biết cơ chế hoạt động của nó cũng giống cách điều trị các loại ung thư khác, đều loại bỏ các tế bào ung thư vú.

- Ung thư gan

Ung thư gan rất nguy hiểm bởi các khối u có thể di căn tới các cơ quan khác. Một nghiên cứu vào năm 2015 ở Đài Loan về tác động của củ riềng lên tế bào HepG2 (một loại ung thư gan) cho thấy các hợp chất tự nhiên trong củ riềng làm giảm các trường hợp di căn bằng cách khiến các tế bào nhiễm bệnh ngừng gắn kết vào các tế bào khỏe mạnh.

Theo một nghiên cứu khác liên quan tới ung thư gan, việc kết hợp giữa sử dụng củ riềng với nhiều phương pháp chữa bệnh phổ biến sẽ tạo ra hiệu tượng chết rụng tế bào, hiệu quả hơn so với các phương pháp trị liệu riêng biệt.

- Ung thư ống mật

Loại ung thư này không phổ biến ở Mỹ nhưng lại phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới,đặc biệt là Thái Lan. Đây là loại ung thư "hiếu chiến", dễ lan truyền sang các ống dẫn mật nối gan với ruột non.

Một nghiên cứu vào năm 2017 ở Thái Lan đã sử dụng chiết xuất kaempferol (một flavonol tự nhiên) từ củ riềng thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy những con chuột được thử nghiệm sống lâu hơn, tỷ lệ mắc bệnh di căn ít hơn và không gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào.

Bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ: Loại củ có nhiều ở VN giúp phòng ngừa 8 bệnh ung thư - Ảnh 2.

2. Cải thiện số lượng và chất lượng của tinh trùng

Một số thành phần trong củ riềng có thể hữu ích trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản ở nam giới. Trong thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu ở Iran đã phát hiện ra rằng một số thành phần trong củ riềng làm tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Một nghiên cứu ở Đan Mạch cho biết sự kết hợp giữa các chiết xuất từ củ riềng với quả lựu cũng giúp cải thiện số lượng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng tinh trùng tăng gấp 3 lần so với khi dùng giả dược.

3. Hoạt động như một chất chống viêm

Viêm nhiễm là nguyên nhân của hầu hết các loại bệnh. Điều này có nghĩa là viêm mãn tính có liên quan tới sự phát triển của nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh khác. Trong khi đó, củ riềng có tác dụng chống viêm.

Dưỡng chất thực vật được tìm thấy trong củ riềng giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha (các cytokine thuộc họ yếu tố hoại tử khối u), do đó có thể làm giảm viêm. Loại thảo mộc này cũng giúp giảm viêm khớp.

Trong một nghiên cứu vào năm 2001, những bệnh nhân sử dụng một hợp chất gồm chiết xuất từ riềng và gừng đã giảm đau khớp gối cũng như nhu cầu sử dụng thuốc và các triệu chứng chung.

Hơn nữa các dưỡng chất thực vật trong củ riềng là kaempferol cũng có thể điều trị bệnh viêm vú (một chứng viêm ở núm vú có liên quan tới việc con bú sữa mẹ). Khi thử nghiệm trên chuột với kaempferol, chứng viêm nhiễm (có liên quan tới sự ức chế TNF-alpha) đã giảm đi đáng kể đến mức đây có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng viêm nhiễm trong tương lai.

Tuy nhiên, hoạt động kháng viêm của củ riềng có tác động tích cực tới tổn thương phổi cấp (ALI) - căn bệnh có thể dẫn tới hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) và có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai.

4. Kháng khuẩn và kháng nấm

Bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ: Loại củ có nhiều ở VN giúp phòng ngừa 8 bệnh ung thư - Ảnh 3.
Chiết xuất từ riềng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn lây nhiễm từ thực phẩm như staphylococcus, E. coli, listeria, salmonella và clostridium. Nó thậm chí còn có thể chống lại vi khuẩn E.coli kháng amoxicillin. Ngoài ra, nấu các loại động vật có vỏ như sò, hến... với riềng cũng có thể ức chế tác động của vi khuẩn vibrio.

Hơn nữa, củ riềng cũng có thể ngăn ngừa các vết loét dạ dày thường do vi khuẩn H. pylori gây ra - một loại vi khuẩn đe dọa 66% dân số thế giới.

5. Giàu chất chống oxy hóa

Củ riềng cũng là loại thảo mộc rất giàu chất chống oxy hóa không thua kém các loại trái cây. Các chất oxy hóa trong củ riềng rất hiệu quả trong việc bảo quản thịt.

6. Cải thiện sức khỏe tinh thần


Một hợp chất từ loại thảo mộc này là ACA có khả năng bảo vệ não bộ, làm giảm suy giảm nhận thức có liên quan tới nhận thức. Ngoài ra, bằng cách điều hòa TNF-alpha, riềng còn có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm. Viêm mãn tính và phản ứng quá mức của TNF-alpha là một khía cạnh được nghiên cứu trong cuộc thảo luận xung quanh tới chứng trầm cảm.

7. Giảm đau dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa

Theo nền y học cổ truyền Ấn Độ và nền văn hóa châu Á khác, củ riềng có thể được dùng để làm dịu cơn đau dạ dày, điều trị bệnh tiêu chảy, giảm nôn mửa và ngăn ngừa chứng nấc cụt.

Cách sử dụng củ riềng

Bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ: Loại củ có nhiều ở VN giúp phòng ngừa 8 bệnh ung thư - Ảnh 4.
Bạn có thể sử dụng củ riềng tươi. Ngoài ra, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vài tuần cũng như đông lạnh hoặc sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản.

Trong nấu ăn bạn có thể dùng củ riềng tươi hoặc khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng riềng để sắc thuốc hoặc ngâm rượu. Xay thành bột để thêm vào các món ăn cũng là một cách để sử dụng riềng.

Lưu ý khi sử dụng củ riềng

Giống như hầu hết các loại thảo mộc, bạn cũng không nên sử dụng riềng khi mang thai nếu không có sử chỉ định của bác sĩ.

Riềng là một loại thực phẩm có thể gây dị ứng, vì vậy bạn có thể gặp một số phản ứng dị ứng sau khi dùng. Ngoài ra, loại thảo mộc này có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày.

Tiến sĩ Josh Axe, một bác sĩ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng, hiện đang công tác tại Trường Đại học Dinh dưỡng Mỹ.

Từ năm 2009, anh luôn là khách mời chính trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên những kênh truyền hình nổi tiếng NBC, FOX, CBS…

Với mong muốn giới thiệu các sản phẩm tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa bệnh cho mọi người, năm 2008, bác sỹ Axe đã thành lập Trung tâm Y tế Exodus. Hiện đây là một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe bằng sản phẩm thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Dr Axe còn viết sách (Cẩm nang nấu ăn: Các chế độ thực phẩm, Bí mật của giải độc, chữa bệnh thủng đường ruột) và sản xuất các chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng khác.

Trang web www.DrAxe.com là một trong 10 trang web về sức khỏe tự nhiên được ghé thăm nhiều nhất thế giới.

Xem bài này xong hiểu vì sao dân gian lại sử dụng lá giềng để làm cho bánh chưng có mầu xanh? lấy từ giềng thì hay hơn lấy mầu xanh từ rau ngót?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 14 2020, 10:32 AM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Củ riềng (ruốc riềng, ruốc riềng Minh...), trà củ sen, trà bình minh với mùa cúm dịch:

Riềng chữa trị tận 8 loại bệnh ung thư? theo tài liệu y học gần đây, thì đó quả thực là một tin tốt lành và chúng tôi đã ra được 2 dòng thực phẩm thức ăn gia vị hấp dẫn từ củ riềng. Ngoài ra nó cũng trở nên nổi tiếng trong món KHO PHIN xuất phát từ một người bị bệnh viện trả về nhà chờ chết, từ chỗ thấp nhất trong cuộc sống, nhà nghèo, nợ viện phí, chị Phin đã thấy được ánh sáng cuối đường hầm nhờ vào sức sống mãnh liệt từ củ riềng, chị tự thấy thích ăn riềng và từ việc đó chị lưu ý ăn tăng thêm, và cùng với hạt gạo lứt quí giá nhai kỹ nhai đếm... chị lấy lại được dần dần sức khoẻ lý tưởng.

Riềng với tính làm ấm bụng sẽ trực tiếp giúp ấm phổi phía trên của cơ thể; có thể sử dụng trà củ sen: an thần, mát huyết, bổ phế uống thường xuyên trong mùa cúm dịch; cùng như vậy sáng sớm có thể uống món trà bình minh đặc trị cúm công thức của Thực dưỡng: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=349

Xuất phát từ thông tin đó tôi nhận ra sau khi ăn chay trường 30 năm tôi cũng lãng quên mất củ riềng và khi ăn lại riềng trong món KHO PHIN do chị Phin mời tôi ăn, thì thấy trong người có sự chuyển hoá thay đổi về năng lượng khí và đặc biệt trí nhớ của tôi tăng trưởng. Từ đó tôi lưu ý tới riềng và tra thông tin trên mạng thấy sổ ra cả một thế giới về riềng nhưng ấn tượng nhất là thấy nó có thể chữa lành cả ung thư - căn bệnh nan giải... và tôi hy vọng nó cũng đóng góp một cách hữu ích cho công cuộc phòng chống cúm dịch khi đang có đại dịch trên thế giới covid-19, riềng chỗ nào cũng có, chúng ta hãy tích cực ăn thêm loại gia vị chứa đầy sức sống này trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi tuần nên sử dụng 2-3 lần dưới nhiều hình thức, và tự mình mầy mò tiếp các cách ăn nó!

Những hiểu biết quí giá về riềng đã được lưu lại trong bài đăng trên website nhà: thucduong.vn

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7016&st=0

Nhân duyên kỳ diệu: tôi mang củ riềng chùa Kim Mâu (Việt Khê) về nhà để tự nhiên bên ngoài, chả bảo quản gì cứ để dưới đất trong cái giỏ tre, sau 2 tháng: sức sống mãnh liệt làm sao? nó vẫn SỐNG và có thể mang ra trồng... khả năng chữa lành 8 bệnh ung thư và giá trị dinh dưỡng của riềng đối với sức khoẻ sẽ chiếm lĩnh thông tin của bộ não rằng phải ưu tiên và NHỚ ăn nó trong việc giữ gìn sức khoẻ tổng quát.

Sức sống mãnh liệt! Vậy sao lại không sử dụng NÓ trong nhà bếp Thực dưỡng? Chùa Việt Khê

Riềng là thứ gia vị có cảm giác nó vẫn chưa bị đầu cơ trục lợi bởi bài toán kinh tế? nó không cần thuốc trừ sâu và phân hoá học mà vẫn mọc như điên ngoài thiên nhiên, nó mà nói được nó sẽ vả vào mặt những người nói rằng phải có phân hoá học và thuốc trừ sâu thì mới được? Riềng là món ăn dân gian nổi tiếng, đến mức chợ nào cũng có riềng xay sẵn bán? tuy nhiên tôi thấy riềng ngoài chợ xem ra nó có vẻ non, to, mềm, mùi kém thơm và vị nhạt - đó là tín hiệu nó đã bị bón phân hoá học? liệu nó đã trở thành "bài toán kinh tế" chưa nhỉ? thấy riềng ngoài chợ với riềng của Kim Mâu cho tôi thấy nó khác nhau nhiều lắm?

https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/2...7865604?__xts__[0]=68.ARDQRlAEPdt55e4fINztniy-2dqwZZeByr3PXlQu2GPAuDF-pSLW32sthEmHH54sWKEZOcnwK6uW1K4XQ4EiCug6Q_KeQ3X-GI48WmDgor0hMuJmpNHnVr_bt0cA8jPqdkV1mHmitSsarkn0axuHIMtjNkRV2twprfEMBAKfzul2Gdqs
wZHJOOwSh5w&__tn__=-R-R


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 14 2020, 11:02 AM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cách làm ruốc riềng:

Riềng và các món ăn từ riềng:
riềng núi ăn tuần 1-2 lần? sau khi biết tới công dụng kỳ diệu của riềng - ngoài việc có công năng trị 8 loại ung thư và các đặc tính dược tính quí hoá khác... tôi bắt đầu để tâm lưu ý riềng? Và cửa hàng TDNT bắt đầu có riềng núi khô, sử dụng rất tiện lợi trong nhà bếp, mùi và vị của riềng núi khô vừa dịu vừa ăn tuyệt vời hơn vị cay nồng hơi quá của riềng tươi. Chúng tôi có tặng quà cho hai chuyên gia Nhật món quà này - gói riềng núi khô!
Bệnh nhân đến nhà tôi, thường được khuyên sử dụng cơm lứt với ruốc riềng, bạn nên tự mình làm lấy món ăn này cho gia đình.
Và sau 1-2 năm, phát hiện ra cách ăn riềng rất hiệu quả:
Có rất nhiều cách sử dụng theo lối truyền thống: kho cá, ăn với ... các cụ xưa còn om với chuối xanh... chúng ta đã có món Kho Phin nổi tiếng mà ngày đại hội Thực dưỡng vừa qua 170 người từ Nhật Bản, TQ và 15-16 tỉnh thành đã được ăn (10/2019)... nay múc nước lên nên nước mạch lại chảy về... tôi đã phát minh cách làm ruốc riềng và các món ăn bắt đầu từ củ riềng, bất ngờ thêm 2 món ăn ngon khác nữa?
- Xem cách làm món Kho Phin và ruốc riềng trong quyển Kho Phin.
Ở đây là 2 món ăn mới lạ hấp dẫn từ riềng (sẽ cho vào sách hướng dẫn nấu ăn tên là KHO PHIN trong lần tái bản tới).
- Ruốc riềng trộn vừng đồi giã nghiền nhỏ (nên có cối nghiền vừng kiểu Nhật tiện lợi) và vừng Ngà Hooc món này gọi là RUỐC RIỀNG MINH. Cách làm ruốc riềng kiểu này: giã riềng nhỏ hoặc cho vào máy xay công suất lớn: vắt bớt nước cay và quá hăng nồng... trộn ướp haimi2 hoặc miso sau 1-2 tiếng đem sao trên bếp với dầu vừng làm chín (bằng cách cho đũa cắm vuông góc, nếu thấy bọt li ti bám đều là dầu đã chín) cho riềng ướp vào, xao đều và giữ độ ẩm còn lại gần giống món ruốc (chà bông), gần giống cách làm Tekka miso...
Cách khác nữa là sao riềng với dầu vừng cho chín rồi bỏ miso Nhật sản xuất tại Việt Nam vào đảo đều cho khô vừa phải. Thời gian làm một mẻ ruốc riềng kiểu này khoảng 1-2 tiếng.
Tôi đặt tên cho món ruốc riềng + vừng giã kiểu này là Haimi5: Ruốc Riềng Minh!
Chiều qua vừa nảy ra ý này làm ngay và được lớp học Thiền thanh lọc thân tâm đón nhận hoan hỉ lắm... tất cả những người đang có mặt tại nhà bếp thiền viện Tuệ Đức đều được mời nếm thử: khoảng 15-20 người, sau đó vài người đến xin thử lần 2... Haimi5 - Ruốc riềng Minh rất tốt cho phái nam và những người bệnh.
Món nào có riềng là chống chỉ định với người mang thai vì tính hoạt huyết thông khí mạnh của nó!
- Bạn ăn chay lâu ngày theo Thực dưỡng và đôi khi bạn thích ăn nấm? Hãy xào nấm bào ngư (có mùi tanh như là hải sản)... với riềng giã vắt bớt nước...
hoặc tốt hơn xào nấm đông cô với riềng!
Món ăn này đặt tên là món ”nấm riềng”!
Năng lượng dương mạnh mẽ và thông khí của riềng sẽ át được phần nào đặc tính âm và mọc lên thiếu ánh sáng của nấm! Tôi cảm giác năng lượng của chúng hài hoà cân bằng tới mức tôi có thể ăn vã cả bát nấm???
Thế là kho tàng ẩm thực của bạn sẽ có thêm 2-3 món ăn mới nhé? Cánh đàn ông sẽ thích món Ăn này, mai chúng tôi rắc vào cơm lứt để ăn ... chiều tối kết quả tu tập như thế nào sẽ báo cáo sau nhé?
Cách khác làm món Ruốc Riềng: riềng làm nhỏ vắt khô nước rồi
Xào dầu cho chín, sau đó cho miso tỉ lệ bằng riềng vắt khô vào dầm lẫn đảo đều, lửa nhỏ nhất để khỏi hỏng enzym của miso!
Muốn thành công nên có đế tản nhiệt của Nhật!
Ruốc riềng tốt cho những người phân nát, và phân sống tỳ vị hư hàn, ăn tuần 2-3 lần thôi nhé, ăn liên tục bị hơi táo và môi khô đấy, tớ đang bị như vậy đấy, tuần ăn 2-3 lần mỗi lần chỉ được ăn 1/2 thìa cà phê thôi!
Đây là món ăn cho thời đại mới: những người bị phân nát và sống, dạ dày...
Sư Thư và thầy trụ trì đều rất tinh nhạy sẽ phát biểu ntn?
Sau đây là bài báo về riềng:
Http://m.soha.vn/bac-si-dinh-duong-noi-tie...uoi-my-loai-…

Bạn nào làm thành công và thấy nhiều lợi ích, vui lòng trả ơn bằng tịnh tài ck vào tk: 0021001218038 vietcombank chi nhánh Ba Đình, Pham Thi Ngoc Tram, ghi là tarr


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 6 2023, 06:41 AM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,916
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



TƯƠNG VỪNG
TƯƠNG RIỀNG - cứu tinh ngày tết cho muôn nhà?
Ngày tết ăn gì?
Tương vừng, Tương riềng, ruốc riềng…
Biết ơn Hong Phin Tran giúp phát hiện bao đặc tính tốt của món ăn cứu được một người từ cõi chết trở về nên tự phát hiện ra thích ăn riềng … nhân sâm của người nghèo
cô ấy hãy còn phải nợ cả viện phí…
Đúng là TRỜI có mắt!?
Ai bảo ăn Thực Dưỡng tốn kém là vu oan nhé!
Cứ tương riềng mà xơi hết bách bệnh! Lại ít tốn tiền nhất…
Tôi lên mạng tiếp tục tra cứu về riềng và giật mình nó chữa được 8 loại ung thư???
Nó là món ăn giúp Việt Nam đứng ở tầm cao thời đại…
CỨU tất cả các bệnh về hệ tiêu hoá… nhất là nhóm bệnh đại tràng, phân sống, phổi kém, hay bị lạnh, ho đờm… phân nát…
Giúp ấm bụng, thông khí.
Lại còn chữa cả 8 loại ung thư?
Vô vàn ích lợi tra thêm trên google và tại đây:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7016

Sau nhiều năm hữu duyên giờ PHÁT HIỆN thêm cách ăn ngon tuyệt, gây nghiện này?
CON TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI VÀO TRẬT TỰ VŨ TRỤ ạ!
Cách làm:
- riềng cắt khúc ngang 2-3mm
- giã nát nhuyễn
- vắt bớt nước cay nồng
- giã vừng đồi đã rang (lượng tương đương riềng hay ít hơn)
- dầu vừng một chút xào riềng chín thơm thì cho tương cổ truyền Minh (nhà có bán). Nó đây:
https://www.youtube.com/watch?v=CucSCrcJxGM
https://www.facebook.com/thucduongngoctram/...750580021889656
- cho nốt vừng đồi đã nghiền trộn đều!
Làm ăn trong 7-10 ngày!
Cô Dung sao riềng tầng 1, tớ đang ở tầng 4 ngửi thấy thơm lừng và thấy người nóng bừng vã cả mồ hôi???
Bạn Mai Anh được nhờ trộn thêm tương riềng với tương vừng cũng nói thơm quá cháu ngửi thấy cũng vã cả mồ hôi?
Việt Nam chưa có món ăn nào mà khí của nó mãnh liệt như vậy?
Khí của nó mạnh thật, hèn chi nó chữa được 8 loại bệnh ung thư!
Hết lại làm…
Cả nhà thích ăn món này đã mấy tuần…
Nay chính thức công bố với bá tánh.
Loa loa loa…
Ai bận quá, có thể đặt ăn:
- RUỐC RIỀNG
- TƯƠNG RIỀNG
Canxi trong:
- sữa mẹ : 32mg/100g
- sữa bò: 125mg/100g
- wakame: 625mg/100g
- vừng: 975mg/100g

Khen ruốc riềng:

https://youtube.com/shorts/Duh0T6xG02o?feature=share

Không ăn ruốc nấm, ruốc sung vì chúng rất âm mau hư, nếu bạn quá dương thì có thể ăn ít thôi!

Tại bạn inbox hỏi và đặt hàng qua trang sau nhé: https://w.facebook.com/thucduongngoctram/ Giờ bán hàng:Thực Dưỡng Ngọc Trâmà!

#tuongr


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:14 AM