IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Mùa hoa Ajisai - độ pH của đất sinh ra mầu của hoa?, Hoan hô Thực dưỡng
Diệu Minh
bài Jan 25 2014, 10:30 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thật bất ngờ Bùi Xuân Trường kiếm ra bài hòa tấu ghi ta cho tôi và Ngọc, sau đây là bài đó do hai ghi ta người Nhật chơi:
Tên của bài là "Mùa hoa Ajisai"
http://www.youtube.com/watch?v=s4Gr7E1VIMA

Và thế nào lại ra cái bài về loài hoa này hay thật:
Xem mầu của nó này:

https://www.google.com.vn/search?q=hoa+ajis...366&bih=667







--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jan 26 2014, 08:26 AM
Bài viết #2


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Mùa hoa Ajisai

Tại Nhật Bản, vào mùa mưa, bạn có thể bắt gặp Ajisai ở khắp mọi nơi: vườn nhà, công viên, hai bên đường ray tàu hỏa, lối vào đền chùa…



Mặc dù mùa mưa không phải là một mùa thích hợp để du lịch, mưa khiến cho không khí trở nên ảm đạm, lòng người cũng lắng lại, nhưng mùa mưa ở Nhật Bản cũng có những nét đẹp riêng. Một trong những vẻ đẹp khiến không biết bao người nức lòng chính là sự nở rộ của hoa Ajisai.

Đủ màu sắc Ajisai

Tháng 6 ở Nhật còn gọi là Minazuki, là tháng đánh dấu sự thay đổi của thời tiết, khi những ngày mưa bắt đầu kéo dài dai dẳng từ tháng này. Đây cũng là mùa của hoa cẩm tú cầu, hoa irit hay của những cành lá xanh tươi mơn mởn được gội rửa bởi những cơn mưa đầu mùa đến bất chợt. Nhưng hoa Ajisai trong tháng này được mọi người trầm trồ hơn cả. Ajisai mà ở Việt Nam thường gọi là hoa cẩm tú cầu – tên khoa học là Hydrangea, vào mùa mưa hoa Ajisai nở rộ khắp mọi nơi trên đất nước Phù Tang. Có người ví đây là mùa của những cánh hoa rực rỡ cứ dịu dàng bung nở trong mưa… Không chỉ ở đất nước Nhật Bản, tại các quốc gia khác như Việt Nam, Anh, Indonesia…người ta cũng bắt gặp Ajisai. Nhưng có lẽ hiếm có nơi nào Ajisai lại bạt ngàn và được yêu thích như ở Nhật Bản. Một trong những vẻ kì diệu rất thu hút của hoa Ajisai là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Ban đầu hoa có màu trắng, sau đó biến dần thành màu lam hoặc màu hồng, cuối cùng chuyển sang màu tím. Màu hoa phụ thuộc vào độ pH của đất. Đôi khi chỉ trong một cây xuất hiện cả hai màu hoa: hồng và lam đủ màu sắc. Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) thì Ajisai sẽ có màu lam. Nếu đất có độ pH bằng 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa. Nếu đất có độ pH lớn hơn 7, hoa sẽ có màu hồng hoặc tím. Dựa vào đặc tính này, người trồng có thể điều chỉnh sắc hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất.


Hiếm có nơi nào Ajisai lại bạt ngàn và được yêu thích như ở Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, một vài ngôi chùa còn được gọi là chùa Ajisai, vì vườn của những ngôi chùa này là những thảm Ajisai bạt ngàn, đủ màu sắc. Ở vùng Kanto, Meigetsuin thuộc Kamakura là ngôi chùa nổi tiếng nhất. Chùa Meigetsuin ở Kamakura – qua khung cửa sổ tròn đã thành huyền thoại, du khách có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên tuyệt diệu của bốn mùa. Lối lên chùa ngập tràn Ajisai ở hai bên đường. Nên những du khách khi có dịp đến Nhật Bản vào mùa mưa, ai cũng ra đường với một chiếc ô và lưu lại những hình ảnh rực rỡ của hoa Ajisai làm kỷ niệm. Nhà tôi có 1 cây Ajisai màu xanh biếc, không trồng mà mọc. Đã nhiều năm nay cứ vào dạo tháng sáu, hoa nở rực rỡ thênh thang, nhất là sau những cơn mưa lớn. Trong “Ngôn ngữ của hoa”, Ajisai là biểu tượng cho: 1) Sự lãnh đạm 2) Dễ thay đổi 3) Một tình yêu nhẫn nại, chịu đựng… Tôi thích nghĩa thứ 3 nàỵ Nhẫn nại chịu đựng những bão tố của tình yêu, của cuộc đời, để rồi “sau cơn mưa”, lại kết tinh thành những bông hoa tươi thắm. Như khổ đau hôm qua là niềm hạnh phúc hôm nay vậỵ. Đôi khi tôi thiết tha mong cuộc đời mình được như thế. Sau gần 5 năm ở Nhật và với kinh nghiệm chăm sóc cây hoa Ajisai, xin chia sẻ với các bạn một chút thủ thuật để trồng được hoa có màu sắc như mong muốn. Nếu bạn muốn hoa có màu lam vào mùa hè thu, hãy bón dung dịch clorua sắt hoặc chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây, hoặc có thể chôn vào đất một ít clorua nhôm, clorua magie. Còn nếu muốn hoa có màu hồng có thể bón vào đất một ít vôi bột. Ajisai đã được đưa vào trong thơ văn Nhật Bản với những câu chuyện rất lãng man, buồn man mác như: Tình yêu Ajisaị – một tình yêu mà ai cũng thấy thấp thoáng đâu đó trong cuộc đời mình, hay bài thơ Mùa Ajisai…. Ngoài ra trong ẩm thực 12 tháng của Nhật, loài hoa này cũng được các nghệ nhân đưa vào làm bánh. Một miếng bánh yokan màu tím nhạt (Bánh thạch đậu adzuki ngọt) được cắt thành hình khối với các góc tròn, để làm cho nó trông giống một bông hoa Ajisai (hoa tú cầu). Nhân bánh bằng bột đậu trắng. Chiếc bánh này sẽ giúp mọi người quên đi thời tiết ảm đạm của mùa mưa.


Ở Nhật Bản, một vài ngôi chùa còn được gọi là chùa Ajisai.

Trà hoa cho ngày mưa

Cứ mỗi khi những cơn mưa rào mùa hạ phủ tấm màn trắng tinh khiết lên xứ sở mặt trời mọc, hoa Ajisai lại rộ nở tưng bừng với đủ màu sắc, Ajisai không chỉ tô điểm cho khung cảnh mùa mưa, mà lá của loài cây này còn được dùng để làm trà. Loại trà làm từ Ajisai được gọi là ama-cha, có nghĩa là trà ngọt, đây là một loại trà thảo dược, lá của chúng chứa chất làm tăng vị ngọt. Để có được hương vị tuyệt hảo nhất, những chiếc lá non được vò, hấp, và phơi khô, khiến lá trà có màu nâu đậm. Ama-cha được dùng chủ yếu trong kan-butsu-e (nghi lễ tắm Phật) vào ngày 8/4 hàng năm – ngày được cho là sinh nhật của Phật ở Nhật Bản, Trong nghi lễ, ama-cha được tưới lên tượng Phật và được dùng để phục vụ những người tham dự. Truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày đức Phật sinh ra, chín con rồng đã tưới rượu thánh lên người ngài, ở Nhật Bản, ama-cha được thay thế cho rượu thánh. Đúng như tên gọi, ama-cha có vị ngọt, bên cạnh đó, nó còn mang hương vị của hoa cỏ và có phần nào đó như sữa ấm vậy. Nhưng điểm hấp dẫn nhất ở ama-cha lại là dư vị mà nó đem lại, một vị ngọt giống như cây hồi đọng lại rất lâu trong miệng. Nếu vào một ngày trời mưa nhẹ, tiết trời hơi se lạnh, được ngồi ngắm vườn hoa Ajisai và nhâm nhi tách ama-cha ấm ngọt, có lẽ đó sẽ là một cảm giác khó quên. Ngồi ngắm mưa phủ trắng thảm hoa Ajisai, nhấm nháp một tách ama-cha, còn gì thú vị hơn. Đền Meigetsu-in Temple ở Kamakura – rất nhiều hoa Ajisai được trồng ở đó cho nên đền còn có biệt danh là Ajisai-dera. Hoa tú cầu trong mưa tạo thành một cảnh rất đặc biệt ở ngôi đền nói riêng và Nhật Bản vào thời gian này trong năm.



Thông tin cho bạn

Lễ hội Ajisai (hoa Tú cầu) hàng năm được tổ chức từ cuối tháng 6 trong 2 ngày (rơi vào ngày thứ 7, chủ nhật cuối tuần). Ngày 1 tháng 6 là ngày “Koromogae” (Ngày thay trang phục), đổi từ phục trang mùa đông sang mùa hè, nhưng thực chất trong mấy năm gần đây, ngay từ cuối tháng 5, lúc thời tiết bắt đầu oi ả thì người ta đã thay đổi trang phục hè. Vào những ngày mưa như thế này, các trẻ em thường làm con rối Teru Teru Bozu đơn giản bằng giấy hay vải trắng và treo nó ở ngoài cửa sổ với mong muốn sẽ tạnh mưa và có những ngày nắng ráo.

Dương Nga, ảnh: Quang Minh, Hoàng Vũ



--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jan 27 2014, 11:53 AM
Bài viết #3


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759
















--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 27 2014, 08:05 AM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Nếu đất có: độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) thì Ajisai sẽ có màu lam.
Nếu đất có độ pH bằng 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa.
Nếu đất có độ pH lớn hơn 7, hoa sẽ có màu hồng hoặc tím.
Dựa vào đặc tính này, người trồng có thể điều chỉnh sắc hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất.


Vì lý do này, sắc mặt của bạn có thể do bạn MUỐN: nếu ăn thức ăn tạo nhiều a xít, gương mặt bạn sẽ có mầu sậm xám, nếu ăn thức ăn tạo nhiều kiềm mặt bạn sẽ có mầu sắc sậm tím … ăn hơi kiềm, vừa ở MỨC 7,32-7,44 gương mặt bạn sẽ có sắc trắng hồng (so với bạn, không so sánh với người khác!). Sau nhiều năm có cửa hàng Gạo Lứt, chúng tôi có thể nhận ra những người khách, những bệnh nhân đã áp dụng thành công thực dưỡng nhờ mầu sắc trên gương mặt của họ: có một số đông đã thay đổi sắc diện nhanh chóng và hạnh phúc nhiều lên bởi cách ăn “GẠO LỨT”… Khí sắc trên gương mặt còn do 3 yếu tố quyết định: nghiệp, tâm, thời tiết, như thế kể cả thức ăn đặc và lỏng, cơ thể của chúng ta có 4 yếu tố tác động – Đây là lời dạy của Đức Phật…. tìm đọc: “Thức ăn quyết định số phận của bạn”!
Để thú vị hơn, nên có: Bảng cửu chương về thức ăn = bảng thực phẩm 4 bánh và tìm đọc quyển sách hay làm cho cả thế giới ăn gạo lứt: “A xít và Kiềm”-Herman Aihara


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Feb 27 2014, 08:09 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





Đất sao hoa vậy, ăn gì ra nấy!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 04:21 PM