IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Rác thải làm phân bón cho cây, Tận dụng chất thải hữu cơ làm phân bón cho cây
KinhThanh
bài Oct 7 2014, 12:05 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 405
Gia nhập vào: 29-July 09
Thành viên thứ.: 4,110



Tận dụng chất thải hữu cơ làm phân bón trồng hoa cây cảnh
Viết bởi/Nguồn: Nguyễn Thị Lan KHCN

Hiện nay, chất thải rắn (CTR) đang là một nguồn vật liệu vô tận đối với Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nếu ta tận dụng được sẽ biến chúng thành nguyên vật liệu, nhưng nếu không xử lý được thì rác thải thực sự cũng trở thành một vấn nạn quốc gia. Thành phần chất thải rắn có nhiều loại: vô cơ và hữu cơ. Vô cơ có thể tái chế và không thể tái chế. Theo nguồn gốc phát sinh, CTR có thể chia ra các loại: sinh họat, công nghiệp, nông nghiệp và rác y tế. Theo độc tính, CTR chia ra 2 loại, không độc và có độc đối với con người, vật nuôi và môi trường.


Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến CTR sinh hoạt, trong đó nghiên cứu thử nghiệm các loại rác có thể tận dụng, chế biến thành phân vi sinh để trồng cây cảnh, rau, đậu, quy mô hộ gia đình và các đơn vị hành chính, các cơ quan, xí nghiệp... đô thị và các vùng nông thôn.

Kết quả tận dụng chế biến rác thải ngay tại nguồn sẽ giảm thiểu rác thải phải chuyên chở đến bãi chôn lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, tiết kiệm tài nguyên đất, kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp, tận dụng được chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường.

Biện pháp thực hiện: Tận dụng rác hữu cơ hàng ngày ra như rau, củ, quả,... băm chặt chúng thành từng khúc, bỏ vào xô nhựa có dung lượng từ 15 đến 120 lít, tùy mức độ thải rác của mỗi gia đình. Cho chế phẩm sinh học có tác dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Bỏ tro trấu rải lên trên một lớp mỏng khoảng 2 - 5cm lên phía trên, đậy nắp, để gọn ở góc nhà hoặc một nơi thích hợp, tránh bị nước mưa chảy vào. Hàng ngày cho tiếp tục bổ sung rác hữu cơ, men vi sinh và tro trấu, tập trung trong vòng 1 tuần. Khi gần đầy xô thứ nhất sẽ chuyển sang xô thứ hai. Chú ý tìm vị trí để xô cho thích hợp. Rác hữu cơ phân hủy trở thành phân vi sinh sau 20 - 25 ngày. Lấy phân rác ra và cho vào trong chậu để trồng các loại hoa, cây cảnh, rau, đậu.

Đối với những hộ gia đình có đất vườn, nên đào hố với dung tích khoảng 1m3/hố, đào 2 đến 3 hố liền nhau, làm mái lá hay mái tôn dạng đơn giản để che mưa, nắng cho các hố lưu chứa rác thải làm phân bón. Ngoài rác hữu cơ, nếu có phân chuồng trộn với rác và men vi sinh, tro trấu, sẽ tạo thành phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao. Đối với phân rác có thể dùng đất bùn đắp bao xung quanh như hình quả đồi.

Trong quá trình ủ phân rác sẽ tạo ra khí gas. Đối với các hố trát bùn đất như ủ phân chuồng, khí gas xuất hiện, vỏ bùn sẽ tự nứt thành từng kẽ để khí thoát ra ngoài. Đối với các xô thùng nhựa để chứa rác, khí gas xuất hiện sau khoảng 1 tuần, nên khi mở nắp thùng, cần đeo khẩu trang hoặc không đậy nắp quá kỹ. Lượng khí thoát ra không nhiều, nên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường không đáng kể.

Trung bình, mỗi ngày, mỗi người thải ra từ 250 đến 400g rác. Hộ gia đình có quy mô 5 người/hộ sẽ thải ra từ 1.250g đến gần 2kg/ngày/hộ. Như vậy, sau 7 ngày, sẽ thải ra 12kg, kết hợp với tro trấu, nên nếu sử dụng xô 15lít, có thể chứa rác trong 1 tuần/hộ. Sử dụng thùng đã đựng sơn sẽ bền hơn và rẻ tiền hơn mua xô nhựa hay thùng rác mới để lưu chứa rác. Cần bổ sung men vi sinh sẽ không có mùi hôi và không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật & Quản lý Môi trường (TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm vi sinh “SEMSR” sử dụng để ủ phân rác, xử lý nước thải, khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi. Trong quá trình ủ phân, nếu thấy rác quá khô, cần phun thêm nước, tạo độ ẩm khoảng 50-60% sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, dễ dàng phân hủy chất hữu cơ. Phân rác sau khi được ủ sẽ chuyển sang chậu trồng các loại hoa, cây cảnh, rau, đậu... để trên kệ, trên ban công, sân thượng hoặc những nơi thích hợp.

Lợi ích tính đơn thuần cho việc tạo ra phân bón không nhiều, nhưng nếu tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác, xây dựng bãi rác thải... thì việc tận dụng rác từ nhiều hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ làm giảm đáng kể kinh phí của Nhà nước và còn góp phần làm sạch đẹp môi trường.

Nguyễn Thị Lan KHCN số tháng 6-2008 (trang 58)
http://yeucaycanh.com/Cham-bon/188-Tan-dun...ng-hoa-cay-canh

- Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM...
----------------------------------------
KỸ THUẬT Ủ PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất... Trong khi hầu hết các gia đình ở nông thôn đều có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh...

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân xanh... được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy...

1. Lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:

- Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật...

- Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.

- Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.

- Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh.

- Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.

- Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất.

- Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3-...Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.

- Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.

- Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.

2. Một số hạn chế của việc ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh so với phân hóa học:
............
bạn đọc tiếp trang này....
http://www.phanbonhuuco.com.vn/vn/ky-thuat...uu-co-vi-sinh/5
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 30th May 2024 - 09:25 PM