Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thiền là gì? _ PHƯỚC LÀ GÌ?

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 21 2009, 11:32 AM

Chao ca nha,
cai bai phap ve phuoc nay bo ich nhung dai qua, nen dich mai chua xong, duoc co mot nua thoi nhung la phan quan trong nhat, phan con lai se tiep tuc bo sung sau. ban dich nay chua that hoan chinh, vi vay xin moi nguoi gop y nhung cho dich lung cung, khong thoat y, de dieu chinh roi in ra cho nhieu nguoi tham khao !
Thanks,
with metta,
Tam


Chị Tâm vừa dịch được một phần bài PHƯỚC, điều mà chúng ta ai cũng muốn có thật nhiều phước báu, vậy phước là gì và làm sao để có PHƯỚC?

Chúng ta thường hay dùng từ “phước” trong giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, bao nhiêu người thực sự hiểu đúng nghiã của từ này như được hàm ý trong kinh điển ? Vì chúng ta không hiểu đúng phước là gì, chúng ta đã đi ra khỏi phước thiện thực sự. Điều này dẫn đến việc chúng ta làm những việc không phải là tạo phước trong khi chắc mẩm là vậy, và không làm những việc thực sự tạo phước bởi cho rằng những việc ấy không mang lại phước lành. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta bỏ lỡ những lợi ích có thể có được qua việc tạo phước. Những người chỉ sử dụng Giáo Pháp một cách hời hợt đang kiếm tìm lợi ích cho bản thân từ tôn giáo. Dựa vào sự thiếu hiểu biết của nhiều người, họ lợi dụng tình hình để hướng họ đi vào những niềm tin sai lệch. Họ làm như vậy với mục đích đem lại lợi ích riêng cho họ mà không tính đến những thiệt hại mà họ đang tạo ra đối với Đạo Phật. Vì vậy, để tránh những hiện tượng như thế tiếp tục, hay phần nào đó làm giảm bớt chúng, tôi muốn viết cho mọi người đọc và hiểu thế nào là phước, theo đúng với tinh thần của kinh điển.
Với những lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất
Chaiyawat Kapilakan
Chủ tịch của Prani Samreungrat Foundation


Những người tin ở nghiệp và quả của nghiệp (2) – rằng nghiệp tốt mang lại quả tốt tương ứng, tức là hạnh phúc cho chính người tạo nghiệp tốt; rằng nghiệp xấu sẽ mang lại quả xấu, tức là bất hạnh và khổ đau cho người đã tạo nghiệp đó, theo nguyên tắc phải là những người tránh làm việc xấu và cố gắng làm việc tốt. Bản thân nghiệp tốt đã là phước. Vì vậy, những người có đức tin (saddha), kèm theo sự hiểu biết đúng đắn về nghiệp xấu và tốt, cũng đương nhiên quen thuộc với những gì được coi là phước thiện.

Hiểu sai về phước trong mối quan hệ với nghiệp
Những người không có pháp học hoặc không chú ý đến chủ đề về phước (punna) có một sự hiểu biết sai lầm về phước. Từ “phước” được hiểu là một thứ, còn “nghiệp” là một thứ khác. Người ta cho rằng làm điều xấu thì gọi là “nghiệp”, làm điều tốt thì gọi là “phước”. Vì vậy, người ta thường sử dụng 2 từ đó theo cặp đôi “phước & nghiệp”, hay họ nói, “tùy theo phước-nghiệp”, v.v. Theo cách ấy, mọi người hiểu rằng phước là bên tốt, nghiệp là bên xấu – chẳng vậy mà sự hiểu sai càng tăng trưởng. Khi các từ này được dùng riêng biệt, chẳng hạn như khi nói đến nghiệp, người ta hầu như chỉ nói đến khía cạnh xấu: “người đó đã tạo nhiều nghiệp trong quá khứ, vì vậy bây giờ anh ta phải gặt lấy nhiều phiền toái vì đã tạo nghiệp là phải trả”; nhưng khi nói đến cái đã làm cho một người có nhiều thuận lợi và hạnh phúc, người ta chỉ nói về phước: “anh ta là người có nhiều phước, đúng không ?” Điều này cho chúng ta thấy rằng đến cả tên và từ (vốn là những thực tại qui ước) cũng bị hiểu sai. Bản chất của phước là đối nghịch với cái ác, chứ không đối nghịch với nghiệp. “Nghiệp” –tức là hành động- là một từ trung tính, tức là có thể tốt hoặc xấu . Làm việc tốt sẽ cho kết quả là hạnh phúc, nó có thể được gọi là “nghiệp thiện”, hoặc “phước”. Làm việc xấu sẽ cho kết quả là khổ đau, và gọi là nghiệp bất thiện. Như vậy, phước là nghiệp thiện và xấu là nghiệp bất thiện.

Hiểu sai về phước trong mối quan hệ với bố thí
Người ta còn có một hiểu biết sai lầm nữa về phước. Khi họ cúng dường cho những người đáng kính trọng, như bố mẹ hay các vị thầy, hoặc các nhà sư, họ gọi đó là làm phước. Nhưng khi họ cho mọi người nói chung, những người không đáng được kính trọng hay ca ngợi, như người ăn mày chẳng hạn, họ gọi đó là bố thí (dana). Điều đó cho thấy là phước thường được hiểu là một thứ, còn bố thí là một thứ khác. Chúng ta có thể thấy rằng người Thái, dù đang truyền bá Đạo Phật, dù mong muốn tạo phước và tránh xa xấu ác, chính họ cũng không ý thức được tất cả những gì cần biết về phước. Chẳng hạn, khi họ nói, “ đừng nghĩ đến làm phước không thôi, mà phải nghĩ đến bố thí nữa, vì vẫn còn nhiều người thiếu may mắn đang cần sự giúp đỡ”, điều này cho thấy rõ họ hiểu bố thí và làm phước là hai thứ khác nhau, và rằng bố thí thấp kém hơn là làm phước.
Trong kinh điển của Đạo Phật có nói đến 10 loại phước – bố thí là một trong số đó. Vì lý do ấy, bố thí không tách rời khỏi phước – bố thí chính là cái đó: phước. Thực ra có các loại phước khác nữa: giới và thiền tập (bhavana). Vì vậy, không thể nào tách việc bố thí và làm phước ra làm hai thứ riêng biệt khi nói rằng khi ta cho một người ăn mày thì gọi là bố thí, còn cho một vị sư thì gọi là làm phước.
Như vậy, ngoài việc không biết ý nghĩa của phước và bố thí, còn có một điểm nữa thường bị hiểu nhầm: rằng làm phước là cho đi một cái gì đó. Làm như nếu ta không có gì đó để cho, đặc biệt là cho một nhà sư, là ta không tạo phước. Tôi không biết kiểu hiểu biết sai lầm này xuất phát từ đâu. Có vẻ như là xuất phát từ các nhà sư vì họ dễ có thiên hướng giảng theo cách ấy. Khi họ dậy cho các phật tử về làm phước, họ thường chỉ nói về cúng dường và các việc từ thiện. Họ thường không nhắc đến các khía cạnh khác của phước – chẳng hạn như giữ giới; không sát sinh, không trộm cắp v.v.... Chỉ thấy có yêu cầu cúng dường và từ thiện. Họ nói rằng đó chính là cách tạo phước; tức là họ giảng không đúng, và điều đó dẫn đến hậu quả là những người nghe sẽ tiếp tục cái hiểu biết sai lầm ấy nếu họ tuân và tin theo những gì được nghe. Sự thật là dù ta cho các vị sư, hay người ăn mày, thì đều là bố thí (dana). Khi ta cho đi, đó là bố thí, và là một trong mười loại phước.
Để bố thí là bố thí, không nhất thiết phải dựa trên vật chất hay những gì có thể chạm, nắm được. Đó là một điều vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo, và ngay cả những người biết cũng ít khi nói đến. Sự hiểu sai này không phải chỉ nằm trong những người bình thường, dù những người nghiên cứu Giáo pháp hay học Vi diệu pháp có nói rằng nếu ta không có gì (vật chất) để cho, ta vẫn có thể tạo phước – nhưng đương nhiên là họ nói đến một loại phước khác. Loại trừ bố thí như vậy là một sai lầm. Sự thực là dù chúng ta không có đến 1 xu để cho, dù chúng ta lâm vào cảnh nghèo khổ, chúng ta vẫn có thể bố thí – một kiểu bố thí đôi khi còn tốt hơn cả sự bố thí của một người giàu có (điều này sẽ được giải thích thêm sau).
Mười loại phước
Do vẫn có nhiều sự hiểu sai và lẫn lộn đối với phước, tôi xin nhân cơ hội này giải thích thêm sự nghiên cứu các kinh điển Phật giáo của mình.
Có mười lọai phước:
1. Bố thí (dana) : cho hay chia xẻ
2. Trì giới (sila) : không phạm giới, tức là kiểm soát được thân và khẩu nghiệp
3. Thiền tập (bhavana) : thực hành chỉ - quán (samatha – vipassana)
4. Cung kính (apacāyana): có sự tôn kính với những người đáng được tôn kính
5. Trách nhiệm (veyyāvacca) : nhiệt tình trong việc hoàn thành các bổn phận
6. Hồi hướng (pattidāna) : chia xẻ phước mình đã tạo với những người khác.
7. Tùy hỉ (pattānumodanā) : hoan hỉ với việc làm phước của người khác
8. Nghe pháp (dhammassavana) : lắng nghe Giáo Pháp của Đức Phật.
9. Thuyết pháp (dhammadesanā)
10. Chánh kiến (diṭṭhujukamma)
Chúng ta có thể thấy rằng có nhiều loại phước – trong đó có bố thí. Nếu là phước, phải nằm trong mười loại kể trên, tức là mười punna-kiriya-vatthul – không còn loại phước nào khác ngoài mười loại kể trên cả.
Ý nghĩa của từ “phước”
Từ “phước” được dịch ra từ tiếng Pali “punna”, với động từ gốc là “pu” và “pur”. “Pu” được dịch ra là tẩy rửa, làm sạch: attasanntam punati sotetiti punnam – “được gọi là phước bởi vì nó có ý nghĩa ‘tẩy rửa’ .” Ở đây, “tẩy rửa” có nghĩa là làm trong sạch, làm cho “sự liên tục” (santana) của ta được trong sạch khỏi những phiền não làm nó ô nhiễm, như là dục (raga), sân (dosa), si (moha). Phiền não (ô nhiễm) là sự gặm mòn, làm ô uế, nhơ bẩn. “Sự liên tục (santana)” ở đây có nghĩa là sự liên tục của tâm thức. Các việc phước thiện – như bố thí, v.v...- tẩy rửa sự liên tục của tâm thức người đang làm việc đó và làm cho nó trong sạch. Còn về việc cái gì được tẩy rửa khỏi sự liên tục của tâm thức thì phụ thuộc vào loại phước đang được tạo. Không phải loại phước nào cũng làm cho sự liên tục của tâm thức được trong sạch khỏi dục, sân và si. (tức là các loại phước khác nhau động tới các tầng lớp khác nhau của phiền não. Còn đối với động từ gốc thứ hai, “pur”, có nghĩa là hoàn thành, tức là cái gọi là “phước” có nghĩa là “việc cần phải hoàn thành” hoặc “ nếu chưa làm thì phải làm; nếu mới làm ít thì phải làm trọn vẹn, viên mãn.”
Như vậy đó là cái được gọi là ‘phước”, và đó là một thước đo đầu tiên để đánh giá xem cái mà ta đang làm có được gọi là “phước” hay không. Không phải là ta có thể lựa chọn một trong hai ý nghĩa kể trên, nếu là phước cần hội tụ cả hai yếu tố: (1) một cách làm trong sạch sự liên tục của tâm thức, và (2)việc đó phải được làm một cách trọn vẹn, viên mãn.
.
Những nguyên tắc xác định phước:

- cho với mong muốn nhận được cái gì đó trở lại có phải là phước không ?

Khi làm một việc thiện – có thể là bố thí, trì giới, hay thiền tập – việc ấy có mang những đặc tính làm trong sạch dòng tâm thức hay không ? Nếu có, đó là phước. Nếu không, đó không phải là phước. Nếu chẳng hạn một việc bố thí được làm với mong muốn (trong tác ý bố thí) một kết quả tức thì như danh tiếng, danh dự, hay những lời ngợi ca, etc, thì sự thanh lọc dòng tâm thức không thể xảy ra.
Mong muốn có được kết quả là dục hoặc tham (raga hay lobha) đang có mặt. Vì vậy ngay cả khi ta cúng dường cho một nhà sư hay một tu viện, nếu ta làm việc đó với mong muốn có được gì đó trở lại, tôi không thấy có cách nào phước có thể được tạo ra.Ngay từ đầu, tác ý muốn “từ bỏ” một cái gì đó đã không sinh khới. Chỉ khi muốn đạt được một cái gì đó, ta cho. Chẳng hạn như, một tu viện vận động cúng dường, họ cần tiền để làm một việc gì đó cụ thể. Để thuyết phục bạn, họ tặng cho bạn một phẩm Phật tương ứng (như là một cách khuyến mại). Tuy nhiên, sự lôi kéo đã hàm chứa ở trong đó. Họ nói với bạn rằng nếu bạn làm phước với chừng này tiền, bạn sẽ có được một huy chương tôn giáo với đặc tính như thế này thế kia và với loại đá hay kim loại này nọ; nếu bạn làm với nhiều tiền hơn, thì vật phẩm sẽ còn hay hơn nữa, v.v. Họ đã lồng vào đó sự quảng cáo về tính chất của đồ vật mà họ sẽ cho bạn để khơi gợi mong muốn có được đồ vật ấy ở bạn. Một khi bạn muốn có đồ vật ấy, bạn sẽ cúng dường tiền bạc. Phước nằm ở đâu trong tất cả quá trình đó ? Một số người nói rằng họ làm phước cho kiếp sau, bởi vì họ tin ở nghiệp và quả của nghiệp. Ở đây, điểm quan trọng cần biết là ta phải làm gì để được sinh trong cảnh giới an lành trong kiếp sau. Tuy nhiên, trong trường hợp kể trên, điều cơ bản là tham (lobha) chính là cái đang thúc đẩy. Như vậy trong trường hợp này không có phướcđược tạo ra, vì [nó bị chi phối bởi suy nghĩ: ] nếu ta không có được thứ ta muốn, ta không bố thí, và nếu ta có được, ta bố thí.
Đừng nên quên rằng từ “phứơc” (pun) có nghĩa là làm trong sạch dòng tâm thức; tuy nhiên, trong trường hợp này, phiền não, tức là tham, đã sinh khởi. Có thể có trường hợp người ta có một tác ý trong sáng lúc đầu trước khi thực hiện hành động bố thí, nhưng vì nghe những lời quảng cáo vận động, tâm tham đã nổi lên, và người ta đã làm bố thí với sự mong muốn có được đồ vật đó. Cái trong sáng lúc đầu đã trở thành ô nhiễm sau đó. Ta có thể thấy rõ ràng rằng tâm không trong sạch vào thời điểm bố thí, tham – lòng mong muốn có được một cái gì đó – đã sinh khởi, đó là một loại tâm bất thiện mà Đức Phật gọi là tham ái (tanha). Điều đó giải thích tại sao phước không được tạo ra khi bố thí (kiểu này); tuy nhiên nhiều người vẫn cho đó là tạo phước. Điều này khẳng định sự thiếu hiểu biết hiện nay về phước.

Gửi bởi: Diệu Minh Dec 21 2009, 11:32 AM

Bố thí vì muốn có phước liệu có tạo được phước không ?
Giả dụ như ta không muốn một vật phẩm cụ thể, mà chỉ muốn có phước, thì hành động bố thí đó có được coi là phước hay không . Chẳng hạn ta nghe một vị sư giảng pháp nói rằng phước là một điều tốt mà ta nên có, nên mong muốn. Vì thế ta cúng dường vì chúng ta muốn cái phước mà vị sư đã ca ngợi. Dù chúng ta bố thí cúng dường theo cách này, cũng không thể tính là phước được. Tại sao việc đó không thể được coi là phước dù có bao hàm việc bố thí trong đó ? Ta phải biết rằng, dù ta bố thí chỉ với mong muốn tạo phước, hành động ấy không thực sự tạo phước, đơn giản chỉ vì chính mong muốn tạo phước ấy. Chúng ta thấy rõ trong đó có mong muốn được trả công, có một sự hoen ố, tức là tâm tham.
Nhiều người hiểu nhầm rằng “phước” là một cái gì đó kỳ diệu cần phải có được, rằng bản thân hành động (bố thí, trì giới,v.v.) chưa phải là phước, rằng đó chỉ là cái nhân sẽ mang đến cái tốt đẹp tuyệt diệu được gọi là “phước”. Một lần nữa, sự thực là, bản thân hành động bố thí đó đã là phước. Đạo Phật chia phước ra làm mười loại, bao gồm bố thí, trì giới v.v. Bố thí là cho đi, và khi nó diễn ra, nó chính là phước. Nhưng người ta hiểu nhầm là bố thí chưa phải là phước mà chỉ là phương tiện để tạo phước. Vì vậy, họ nhận thức rằng phước là một loại quả (kết quả: phala) đáng có; như vậy là hành động đã trở nên ô nhiễm, hoen ố. Ngày nay, tất cả chỉ có vậy: Các thế chủ tham lam muốn được trả lương bằng cái họ gọi là phước, và những kẻ tham lam khác vận động quyên góp để có được nhiều tiền. Điều này có nghĩa là dòng tâm thức của cả hai phía đều không trong sạch chút nào. Mỗi khi người ta vận động quên góp, người ta nuôi dưỡng một hành động không thể được coi là phước, mà thực chất là một bất thiện nghiệp, vì có tâm tham sinh khởi. Sự thực là như vậy đấy.
Kinh điển nói về phước bao bọc bởi phiền não (kilesa). Đối với bố thí, họ chia ra làm bai giai đoạn: (1) Trước khi bố thí, (2) trong khi bố thí, và (3) sau khi bố thí. Sẽ là phước bao bọc bởi phiền não nếu ta có tác ý chân chánh chỉ ở tại thời điểm bố thí, nhưng không có ở thời điểm trước và sau. Vào lúc sửa soạn vật thực cúng dường cho người thọ nhận, chỉ có mong muốn có được trả công (bằng các đồ vật mang lại may mắn, những lời ngợi khen, được sinh lên cõi trên – hoặc được phước). Sau khi đã bố thí, ta cảm thấy sung sướng với các đồ vật tạo may (hay những lời khen ngợi, hay việc sẽ được sinh lên cõi tren, v.v). Tác ý trong sáng, tức là chỉ nhằm vào việc ủng hộ người thọ nhận mà không chú ý tới việc nhận được sự trả công, chỉ xảy ra vào thời điểm cúng dường hay làm từ thiện, vào thời điểm giao, đua tận tay người thọ nhận. Ô nhiễm nằm trong chính sự mong muốn có được sự trả công. Như vậy, ở đây, cái điều kiện tự nhiên đặc trưng của “phước” chỉ có mặt ở một trong ba thời điểm, cụ thể là thời điểm trong khi bố thí, bị bao bọc bởi phiền não khởi sinh trước và sau đó. Loại phước này không mang lại kết quả là bao; nó sẽ không trổ hoa. Tuy nhiên, như chúng ta thường thấy, trong phần lớn các trường hợp, ngay cả ở thờ điểm bố thí cũng có mặt tâm tham – họ vui sướng với ý nghĩ sẽ nhận được vật phẩm tạo may, hoặc không, với những lời tán thán của người thọ nhận Trong trường hợp này, không có phước thiện nào được tạo ra trong cả ba thời điểm.
Hiểu sai về phước rất nguy hiểm
Những người hiểu nhầm rằng làm việc tốt sẽ tạo ra phước, rằng phước tách khỏi bản thân hành động , đang trong một tình huống nguy hiểm. Khi một chức phận tôn giáo nói với họ rằng, sát sinh tạo ra phước, họ sẽ không ngần ngại tin anh ta và sẽ thực hiện hành động đó. Khi người ta đã được dậy trong một thời gian lâu rằng sát sinh tạo phước, rằng họ sẽ có được những bùa chú tạo may làm phần thưởng, họ sẽ sát sinh vì họ muốn có phước. Ngay cả ở thời nay, một số các tôn giáo khác vẫn dậy rằng tế động vật là phước hoặc tạo ra phước. Những người có những hiểu biết như vậy thật là vô phương cứu chữa đối với phước. Họ không ý thức rằng, bản thân một trái tim từ bi (metta-karuna) đối với mạng sống của mọi sinh vật đã là phước. Những thứ ta có được từ các hành động ấy – hạnh phúc, sức khỏe, tái sinh ở cảnh giới an lành – là kết quả của phước. Vì vậy, sự hiểu lầm rằng sát sinh tạo ra phước là một tà kiến. Nó chỉ dẫn tới khổ đau và phiền toái mà thôi.

Mười loại phước
1. Dana- Bố thí
Việc bố thí được thực hiện dưới năng lượng của hai nhân sau: (1) Với tâm tôn kính (puja): Khi bố thí cho những người bề trên có giới đức, chẳng hạn như bố mẹ, vị bổn sư hay tăng đoàn, etc, trong những hoàn cảnh thích hợp, thì việc bố thí đó được thực hiện với cái tâm tôn kính, hay nói cách khác, với lòng tôn kính những phẩm chất tốt đẹp trong họ. (2) Với tâm bi (karuna) : Khi ta thấy người khác khổ đau và khởi tâm bi – thương xót, thông cảm, ta muốn giúp họ làm giảm nỗi đau bằng cách bố thí hoặc chia xẻ đồ dùng, vật thực, tài sản hay tiền bạc, thì đó gọi là bố thí với tâm bi.
Một số kinh có nói rằng ngay cả tâm từ cũng khiến mọi người hăng hái bố thí, tức là một khi tâm từ sinh khởi muốn chia xẻ lợi ích của hạnh phúc với người khác ta bố thí.
Tại thời điểm bố thí, phước không phải là cái mà ta sẽ thu được, mà là cái nhân làm cho ta bố thí, tức là tâm tôn kính (trong trường hợp bố thí dựa trên lòng tôn kính), hay tâm bi (trong trường hợp bố thí dựa trên lòng bi mẫn. Dù người bố thí có biết đó là phước hay không không quan trọng, nếu việc bố thí phát sinh từ một trong hai nhân thì có nghĩa là phước đã được thực hiện.
Như vậy khi ta bố thí cho một người có giới hạnh hay một người đang khổ đau, phước hoặc là tâm tôn kính hoặc là tâm bi mẫn, có mặt trong tác ý cho đi hay hy sinh (cái gì đó). Dù rằng tác ý cho đi chính là cái gọi là bố thí, chỉ khi nó được kèm theo hoặc tâm tôn kính, hoặc tâm bi mẫn , thì mới được gọi là bố thí. Nếu ta cho đi với một loại tác ý khác- chẳng hạn như để được sự sủng ái từ phía người thọ nhận- thì đó không phải là bố thí. Nếu không phải là bố thí, thì không phải là phước.
Bố thí không phải dựa trên vật chất
Một số loại dana không phụ thuộc vào vật chất. Chẳng hạn như bố thí kiến thức có lợi ích cho người khác (Pháp thí- Dhamma dana). Hay việc khước từ lấy đi mạng sống của một người đã phạm sai lầm và có thể bị thi hành án tử hình, bởi lòng bi mẫn sinh khởi khi xét đến nỗi đau khổ mà gia đình người đó phải ghánh chịu bởi cái chết ấy. Cái này gọi là abhaya-dana hay ân xá.
Có những loại bố thí khác không dựa trên vất chất, thí dụ như bố thí công sức lao động của mình, cũng được coi là bố thí.
Phước không tăng tương ứng với số tiền hay đồ vật mà ta bố thí.
Mức độ phước lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào khoản tiền hay chất lượng của những vật dụng mà thế chủ đã bỏ ra. Ta có thể bố thí rất nhiều mà tạo ra ít phước, hay bố thí rất ít mà tạo ra nhiều phươc. Có một câu chuyện kể rằng có một người rất giầu có muốn làm phước bằng cách cúng dường vật thực cho một tăng đoàn. Ông ta cảm thấy rằng nếu tự mình làm sẽ cần rất nhiều công sức: phải dậy sớm vào buổi sáng và chuẩn bị bát đĩa cho bữa ăn v.v. Vì vậy ông ta giao hết công việc cho một người đầy tớ. Người đầy tớ ấy phải thay ông ta trong mọi thứ, kể cả việc chuẩn bị đồ ăn và tráng miệng. Khi họ rời bỏ thế giới này, người đàn ông giầu có sinh vào cõi trời bậc thấp; trong khi đó, người đày tớ sinh vào cõi trời cao hơn bởi sự nhiệt tình và tận tụy hết lòng của anh ta, dù không bỏ ra một chút tiền nào . Điều nảy chỉ ra một thực tế là chính chất lượng của tâm tại thời điểm bố thí quan trọng hơn vật bố thí. Việc người đàn ông không muốn phải nhọc công để tự chuẩn bị, mặc dù đã phát tâm làm phước, chúng tỏ rằng tín tâm và lòng nhiệt tình của ông ta không thật mạnh mẽ. Vì vậy, phước tái sanh cảnh trời của họ khác nhau về đẳng cấp.
Do đó, tạo được nhiều hay ít phước không phụ thuộc vào số lượng tiền ta bỏ ra. Có một người không thể làm phước vì anh ta không có cơ hội hay tiền bạc để làm điều đó. Nhưng khi anh ta thấy một người khác làm phước, tâm anh có sự hoan hỉ sinh khởi (tùy hỷ); người kia đặt vật thực cúng dường vào bát của một vị Alahán. Vì thế, anh nhớ lại sự tùy hỷ ấy và cảm thấy hoan hỉ với cơ hội được đặt bát vật thực cho một vị Alahán của người kia. Năng lực của phước này mạnh mẽ hơn cả của người đã đặt bát, vì người đó tưởng rằng nhà sư kia cũng giống như tất cả các nhà sư bình thường khác.
Bố thí với mục đích loại bỏ tính keo kiệt là điều mà Đức Phật tán thán rất nhiều. Giả sử một nhà sư đi bát, và đã có đầy bát, nhưng mọi người vẫn muốn bỏ thêm đồ vào- cái này gọi là tham phước; đó không phải loại bỏ tính keo kiệt. Nếu ta thực sự muốn loại bỏ tính keo kiệt, ta phải bố thí cho những người đang thực sự cần bởi khi đó, cảm giác cho đi hay hy sinh sẽ chân thật, với nhận thức rằng nếu không có ai giúp đỡ , người đó sẽ rất khó khăn. Đôi khi ta bố thí cho những người đã đủ ăn, ta cảm thấy lưỡng lự: “mình có nên cho không nhỉ?” Nhưng khi ta bố thí cho những người thực sự khó khăn, sự lưỡng lự không xẩy ra- đây là một nhân duyên làm tăng thêm sức mạnh của phước và giảm đi tính keo kiệt một cách hiệu quả.

Bố thí với mục đích tôn kính cao thượng hơn là bố thí với lòng bi mẫn

Giữa những người có giữ giới và những người không giữ giới, phước tạo được khi bố thí cho người thứ nhất có nhiều năng lực hơn bởi vì khi đó ta sẽghi khắc những phẩm chất tốt đẹp của người thọ nhận. Bố thí với một cái tâm tôn kính giới hạnh của một người cao thượng hơn là bố thí với tâm bi. Nhớ lại những lời tán thán của bậc hiền giả, “Bố thí, hy sinh, cúng dường là tài sản, là thực phẩm dự trữ của người cho để bước trên con đường tới Niết bàn, bởi lẽ nếu tâm bị ô nhiễm bởi sự keo kiệt, khi thời điểm cho đi tới, ta có thể không thực hiện được hành vi bố thí vì quá lo giữ lại những gì ta có, và điều này sẽ gây tái sinh ở cảnh đói nghèo, không có đủ thực phẩm dự trữ để bước trên con đường tới Niết bàn. Khi nhớ lại những lời ấy của bậc thiện trí , có lòng tin tưởng ở những lời ấy, ta bố thí với tác ý tôn kính, tức là , có sự tin tưởng rằng con đường đi của bậc thiện trí là sự thực hành đúng đắn (samma-patipatti). “ Tôi sẽ thực hành con đường của các vị ấy. Tất cả các bậc thiện trí thức đều thực hành bố thí, vì vậy tôi cũng sẽ làm như vậy. Đó được xếp vào loại “bố thí với mục đích tôn kính”, tức là , tôn kính con đường của bậc thiện trí thức, nó cao thượng hơn là bố thí với tâm bi, vì chất lượng tâm trong trường hợp này cao thựợng hơn, vi tế hơn.

Bố thí đơn giản chỉ vì ta thấy đó là một vị tỳ kheo.

Ở Thái lan, chúng ta đều biết rằng một vị tỳ kheo là người giữ giới; vì vậy không ai bận tâm tìm hiểu đời sống tâm linh thực sự của vị ấy, họ cứ đơn thuần bố thí cho tất cả những ai đã được thọ giới tỳ kheo- họ chỉ thấy được tới đó. Họ không quan tâm xem vị đó có thực sự thực hành bổn phận tỳ kheo của mình sau khi đã thọ giới hay không, xem vị đó có phải là một cây tầm gửi của tôn giáo, hay đang thực sự góp phần vào sự vững bền của Giáo Pháp. Họ không bao giờ xem xét những điều này một cách kỹ lưỡng, cho rằng chỉ cần bố thí cho các nhà sư đã mang lại phước lành rồi.

“Tác ý chân chánh” trong bố thí.

Làm thế nào để điều chỉnh tâm mình một cách hợp lý để có được tác ý chân chánh đối với việc thực hiện bố thí, để khiến hành động cho thực sự trở thành bố thí-phước. Nếu bố thí không mang lại một kết quả tương ứng là an lạc và hạnh phúc, và đề phòng các hiểm họa trong vòng luân hồi, giúp cho người bố thí tái sinh ở cảnh giới tốt đẹp (cõi người hoặc cõi trời), thì có lẽ sẽ chẳng ai làm việc đó vì sẽ chẳng có lợi lạc gì cả, một sự uổng phí thời gian. Nhưng nếu ta mong muốn một kết quả thì đó lại trở thành tâm tham chứ không phải là phước- như vậy phải chăng ta cứ làm mà không cần quan tâm đến kết quả mà nó mang lại...cách này cũng không đúng. Như vậy ta phải điêù chỉnh tâm như thế nào để việc làm đó trở thành phước thiện ?

Đức Phật nói rằng các thiện quả mà bố thí mang lại rất nhiều, cũng như các bất thiện quả của việc không chịu cho hay bố thí. Ngài nói đến những người không biết cho đi hay cúng dường là những người keo kiệt bủn xỉn, sẽ bị tái sinh trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn, v.v, và trong nhiều bài kinh, Đức Phật có nói bố thí mang tới sự tái sinh trong cảnh giới tốt lành. Khi nói như vậy, Đức Phật không có ý thuyết phục mọi người tham thiện quả của việc bố thí. Đức Phật chỉ đơn thuần chỉ ra rằng bố thí mang lại thiện quả- và không bố thí không mang lại thiện quả. Vì có một loại chủ thuyết sai lầm, trong số mười loại tà kiến, nói rằng, bố thí không mang lại quả, hay chẳng hạn hành động tôn kính không mang lại quả., etc. Một khi ta hiểu điều này, ta giữ sự hiểu biết ấy ở bên trong, nhưng tại thời điểm thực hiện hành vi đó, không cần phải tập trung vào kết quả sẽ có được. Giả sử rằng vào thời điểm bố thí cho một người đang gặp khó khăn, hãy làm việc đó chỉ với tâm bi mà đừng hướng mục đích đến kết quả hoặc lợi ích như một yếu tố quan trọng. Ta biết (có sự hiểu biết về lợi ích đó) nhưng chỉ cần biết thôi (không cần chú ý đến kết quả). Cuối cùng , ta suy niệm về việc bố thí vừa làm dưới ánh sáng của tam tướng –vô thường, khổ, vô ngã. Bố thí không có ý nghĩa nào cao cả bằng việc giúp cho chúng ta bước đi một cách suôn sẻ qua các cõi khác nhau của vòng luân hồi. Nó không thể giúp chúng ta ra khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Ta suy niệm như vậy để vướng mắc vào bố thí, cho rằng nó sẽ mang lại cho ta hạnh phúc qua những phước báo thù thắng.
Nhớ lại những phước báo của việc bố thí làm tăng sự quan tâm, và do đó, là nhiệt tâm để làm thiện nghiệp, từ mức độ cơ bản nhất, mà đến lượt nó lại trở thành nhân duyên để đạttới những mức độ cao thượng nhất. Nhưng chỉ có thế mà thôi – trên phương diện dài lâu thì bố thí cũng chịu sự chi phối của tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã. Dù rằng bố thí giúp chúng ta được tái sinh ở nhàn cảnh, được thành chư thiên đi nữa, thì chư thiên cũng sẽ phải già và chết theo luật tự nhiên; điều khác biệt duy nhất là sau khi sinh ở nhàn cảnh, ta có cơ hội để tiếp tục làm phước cho đến khi có đủ điều kiện để chấm dứt khổ đau, nhưng chỉ có thế mà thôi
Đức Phật dậy Giáo Pháp từng bước một tùy theo căn cơ của người nghe. Đối với một số người, Ngài phải giải thích cho họ về phước báo của bố thí trước để họ tập bố thí. Sau đó, Ngài sẽ chỉ cho họ thấy rằng, bố thí không có một ý nghĩa cùng tột. Ngài có phương pháp dậy theo từng bước. Ngài không dậy chúng ta chỉ tập trung vào phước báo của bố thí và dừng lại ở đó.

Những hành động cho mà không phải là bố thí

Chúng ta đừng nên cho rằng hễ cho một ai đó bất cứ cái gì đều được coi là thiện phước bố thí. Có những thứ mà dù cho đi nhưng không được gọi là bố thí. Trong kinh điển có nói đến 5 loại cho không được gọi là bố thí:
1. Cho những thứ dẫn đến nghiện ngập hoặc gây độc hại, chẳng hạn như rượu và các chất gây nghiện như thuốc lá, v.v.
2. Cho sự giải trí, như múa, hát, hoặc các loại trò chơi.
3. Cho phụ nữ nhằm mang lại thú vui nhục dục cho đàn ông.
4. Cho bò cái để giao phối với bò đực, tức là cho gia súc để sinh sản
5. Cho tranh ảnh khiêu dâm, tục tĩu.






Gửi bởi: RB2010 Jul 2 2010, 10:57 AM

Rất hoan hỷ vui nhận những chia sẻ và những nhắc nhở của chị , chị DM ơi !!!
Mong một ngày đũ Duyên sẽ được gặp chị để học hỏi thêm ở chị thiệt nhiều về Phật Pháp, chị DM nghe !!!

TB
July 1st, 2010

Gửi bởi: Diệu Minh Jul 4 2010, 10:34 PM

chúng ta thường hay dùng từ “phước” trong giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, bao nhiêu người thục sự hiểu đúng nghiẵ của từ này như được hàm ý trong kinh điển ? Vì chúng ta không hiểu đúng phước là gì, chúng ta đã đi ra khỏi phước thiện thực sự. Điều này dẫn đến việc chúng ta làm những việc không phải là tạo phước trong khi chắc mẩm là vậy, và không làm những việc thực sự tạo phước bởi cho rằng những việc ấy không mang lại phước lành. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta bỏ lỡ những lợi ích có thể có được qua việc tạo phước. Những người chỉ sử dụng Giáo Pháp một cách bề mặt đang kiếm tìm lợi ích cho bản thân từ tín ngưỡng. Dựa vào sự thiếu hiểu biết của nhiều người, họ lợi dụng tình hình để hướng họ đi vào những niềm tin sai lệch. Họ làm như vậy với mục đích đem lại lợi ích riêng cho họ mà không tính đến những thiệt hại mà họ đang tạo ra đối với Đạo Phật. Vì vấy, để tránh những hiện tượng như thế tiếp tục, hay phần nào đó làm giảm bớt chúng, tôi muốn viết cho mọi người đọc và hiểu thế nào là phước, theo đúng với tinh thần của kinh điển.
Với những lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất
Chaiyawat Kapilakan
Chủ tịch của Prani Samreungrat Foundation


Những người tin ở nghiệp và quả của nghiệp (2) – rằng nghiệp tốt mang lại quả tốt tương ứng, tức là hạnh phúc cho chính người tạo nghiệp tốt; rằng nghiệp xấu sẽ mang lại quả xấu, tức là bất hạnh và khổ đau cho người đã tạo nghiệp đó, theo qui luật phải là những người tránh làm việc xấu và cố gắng làm việc tốt. Bản thân nghiệp tốt đã là phước. Vì vậy, những người có đức tin (saddha), kèm theo sự hiểu biết đúng đắn về nghiệp xấu và tốt, sẽ đương nhiên quen thuộc với những gì được coi là phước thiện.

Hiểu sai về phước trong mối quan hệ với nghiệp
Những người không có pháp học hoặc không chú ý đến chủ đề về phước (punna) có một sự hiểu biết sai lầm về phước. Từ “phước” được hiểu là một thứ, còn “nghiệp” là một thứ khác. Người ta cho rằng làm điều xấu thì gọi là “nghiệp”, làm điều tốt thì gọi là “phước”. Vì vậy, người ta thường sử dụng 2 từ đó theo cặp đôi “phước & nghiệp”, hay họ nói, “tùy theo phước-nghiệp”, etc. Theo cách ấy, mọi người hiểu rằng phước là bên tốt, nghiệp là bên xấu – chẳng vậy mà sự hiểu sai càng tăng trưởng. Khi các từ này được dùng riêng biệt, changử hạn như khi nói đến nghiệp, người ta hầu như chỉ nói đến khía cạnh xấu: “người đó đã tạo nhiều nghiệp trong quá khứ, vì vậy bây giờ anh ta phải gặt lấy nhiều phiền toái vì đã tạo nghiệp là phải trả; nhưng khi nói đến cái đã làm cho một người có nhiều thuận lợi và hạnh phúc, người ta chỉ nói về phước: “anh ta là người có nhiều phước, đúng không ?” Điều này cho chúng ta thấy rằng đến cả tên và từ (vốn là thực tại qui ước) cũng bị hiểu sai. Bản chất của phước là đối nghịch với cái ác, chứ không đối nghịch với nghiệp. “Nghiệp” –tức là hành động là một từ trung tính, tức là có thể tốt hoặc xấu . Làm việc tốt sẽ cho kết quả là hạnh phúc, nó có thể được gọi là “nghiệp thiện”, hoặc “phước”. Làm việc xấu sẽ cho kết quả là khổ đau, và gọi là nghiệp bất thiện. Như vậy, phước là nghiệp thiện và xấu là nghiệp bất thiện.

Hiểu sai về phước trong mối quan hệ với bố thí
Người ta còn có một hiểu biết sai lầm nữa về phước. Khi họ cúng dường cho những người đáng kính trọng, như bố mẹ hay các vị thầy, hoặc các nhà sư, họ gọi đó là làm phước. Nhưng khi họ cho mọi người nói chung, những người không đáng được kính trọng hay ca ngợi, như người ăn mày chẳng hạn, họ gọi đó là bố thí (dana). Điều đó cho thấy là phước thường dược hiểu là một thứ, còn bố thí là một thứ khác. Chúng ta có thể thấy rằng người Thái, dù đang truyền bá Đạo Phật, dù mong muốn tạo phước và tránh xa xấu ác, chính họ cũng không ý thức được tất cả những gì cần biết về phước. Chẳng hạn, khi họ nói, “ đừng nghĩ đến làm phước không thôi, mà phải nghĩ đến bố thí nữa, vì vẫn còn nhiều người thiếu may mắn đang cần sự giúp đỡ”, điều này cho thấy rõ họ hiểu bố thí và làm phước là hai thứ khác nhau, và rằng bố thí thấp kém hơn là làm phước.
Trong kinh điển của Đạo Phật có nói đến 10 loại phước – bố thí là một trong số đó. Vì lý do ấy, bố thí không tách rời khỏi phước – bố thí chính là cái đó: phước. Thực ra có các loại phước khác nữa: giới và thiền tập (bhavana). Vì vậy, không thể nào tách việc bố thí và làm phước ra làm hai thứ riêng biệt khi nói rằng khi ta cho một người ăn mày thì gọi là bố thí, còn cho một vị sư thì gọi là làm phước.
Như vậy, ngoài việc không biết ý nghĩa của phước và bố thí, còn có một điểm nữa thường bị hiểu nhầm: rằng làm phước là cho đi một cái gì đó. Làm như nếu ta không có gì đó để cho, đặc biệt là cho một nhà sư, là ta không tạo phước. Tôi không biết kiểu hiểu biết sai lầm này xuất phát từ đâu. Có vẻ như là xuất phát từ các nhà sư vì họ dễ có thiên hướng giảng theo cách ấy. Khi họ dậy cho các phật tử về làm phước, họ thường chỉ nói về cúng dường và các việc từ thiện. Họ thường không nhắc đến các khía cạnh khác của phước – chẳng hạn như giữ giới; không sát sinh, không trộm cắp v.v.... Chỉ có yêu cầu cúng dường và từ thiện. Họ nói rằng đó chính là cách tạo phước; tức là họ dậy không đúng, và điều đó dẫn đếnhậu quả là những người nghe sẽ tiếp tục cái hiểu biết sai lầm ấy nếu họ tuân và tin theo những gì được nghe. Sự thật là dù ta cho các vị sư, hay người ăn mày, thì đều là bố thí (dana). Khi ta cho đi, đó là bố thí, và là một trong mười loại phước.
Để bố thí là bố thí, không nhất thiết phải dựa trên vật chất hay những gì có thể chạm, nắm được. Đó là một điều vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo, và ngay cả những người biết cũng ít khi nói đến. Sự hiểu sai này không phải chỉ nằm trong những người bình thường, dù những người nghiên cứu Giáo pháp hay học Vi diệu pháp có nói rằng nếu ta không có gì (vật chất) để cho, ta vẫn có thể tạo phước – nhưng đương nhiên là họ nói đến một loại phước khác. Loại trừ bố thí như vậy là một sai lầm. Sự thực là dù chúng ta không có đến 1 xu để cho, dù chúng ta lâm vào cảnh nghèo khổ, chúng ta vẫn có thể bố thí – một kiểu bố thí đôi khi còn tốt hơn cả sự bố thí của một người giàu có (điều này sẽ được giải thích thêm sau).
Mười loại phước
Do vẫn có nhiều sự hiểu sai và lẫn lộn đối với phước, tôi xin nhân cơ hội này giải thích thêm sự nghiên cứu các kinh điển Phật giáo của mình.
Có mười lọai phước:
1. Bố thí (dana) : cho hay chia xẻ
2. Trì giới (sila) : không phạm giới, tức là kiểm soát được thân và khẩu nghiệp
3. Thiền tập (bhavana) : thực hành chỉ - quán (samatha – vipassana)
4. Cung kính (apacāyana): có sự tôn kính với những người đáng được tôn kính
5. Trách nhiệm (veyyāvacca) : nhiệt tình trong việc hoàn thành các bổn phận
6. Hồi hướng (pattidāna) : chia xẻ phước mình đã tạo với những người khác.
7. Tùy hỉ (pattānumodanā) : hoan hỉ với việc làm phước của người khác
8. Nghe pháp (dhammassavana) : lắng nghe Giáo Pháp của Đức Phật.
9. Thuyết pháp (dhammadesanā)
10. Chánh kiến (diṭṭhujukamma)

Chúng ta có thể thấy rằng có nhiều loại phước – trong đó có bố thí. Nếu là phước, phải nằm trong mười loại kể trên, tức là mười punna-kiriya-vatthul – không có loại phước nào khác ngoài mười loại kể trên.
Ý nghĩa của từ “phước”
Từ “phước” được dịch ra từ tiếng Pali “punna”, với động từ gốc là “pu” và “pur”. “Pu” được dịch ra là tẩy rửa, làm sạch: attasanntam punati sotetiti punnam – “được gọi là phước bởi vì nó có ý nghĩa ‘tẩy rửa’ .” Ở đây, “tẩy rửa” có nghĩa là làm trong sạch, làm cho “sự liên tục” (santana) của ta được trong sạch khỏi những phiền não làm nó ô nhiễm, như là dục (raga), sân (dosa), si (moha). Phiền não (ô nhiễm) là sự gặm mòn, làm ô uế, nhơ bẩn. “Sự liên tục (santana)” ở đây có nghĩa là sự liên tục của tâm thức. Các việc phước thiện – như bố thí, v.v...- tẩy rửa sự liên tục của tâm thức người đang làm việc đó và làm cho nó trong sạch. Còn về việc cái gì được tẩy rửa khỏi sự liên tục của tâm thức thì phụ thuộc vào loại phước đang được tạo. Không phải loại phước nào cũng làm cho sự liên tục của tâm thức được trong sạch khỏi dục, sân và si. (tức là các loại phước khác nhau động tới các tầng lớp khác nhau của phiền não. Còn đối với động từ gốc thứ hai, “pur”, có nghĩa là hoàn thành, tức là cái gọi là “phước” có nghĩa là “việc cần phải hoàn thành” hoặc “ nếu chưa làm thì phải làm; nếu mới làm ít thì phải làm trọn vẹn, viên mãn.”
Như vậy đó là cái được gọi là ‘phước”, và đó là một thước đo đầu tiên để đánh giá xem cái mà ta đang làm có được gọi là “phước” hay không. Không phải là ta có thể lựa chọn một trong hai ý nghĩa kể trên, nếu là phước cần hội tụ cả hai yếu tố: (1) một cách làm trong sạch sự liên tục của tâm thức, và (2)việc đó phải được làm một cách trọn vẹn, viên mãn.
.
Những nguyên tắc quyết định phước:
- cho với mong muốn nhẫn được cái gì đó trở lại có phải là phước không ?


Khi làm một việc thiện – có thể là bố thí, trì giới, hay thiền tập – việc ấy có mang những đặc tính làm trong sạch dòng tâm thức hay không ? Nếu có, đó là phước. Nếu không, đó không phải là phước. Nếu chẳng hạn một việc bố thí được làm với mong muốn (trong tác ý bố thí) một kết quả tức thì như danh tiếng, danh dự, hay những lời ngợi ca, etc, thì sự thanh lọc dòng tâm thức không thể xảy ra.
Mong muốn có được kết quả là dục hoặc tham (raga hay lobha) đang có mặt. Vì vậy ngay cả khi ta cúng dường cho một nhà sư hay một tu viện, nếu ta làm việc đó với mong muốn có được gì đó trở lại, tôi không thấy có cách nào phước có thể được tạo ra.Ngay từ đầu, tác ý muốn “từ bỏ” một cái gì đó đã không sinh khới. Chỉ khi muốn đạt được một cái gì đó, ta cho. Chẳng hạn như, một tu viện vận động cúng dường, họ cần tiền để làm một việc gì đó cụ thể. Để thuyết phục bạn, họ tặng cho bạn một phẩm Phật tương ứng (như là một cách khuyến mại). Tuy nhiên, sự lôi kéo đã hàm chứa ở trong đó. Họ nói với bạn rằng nếu bạn làm phước với chừng này tiền, bạn sẽ có được một huy chương tôn giáo với đặc tính như thế này thế kia và với loại đá hay kim loại này nọ; nếu bạn làm với nhiều tiền hơn, thì vật phẩm sẽ còn hay hơn nữa, v.v. Họ đã lòng vào đó sự quảng cáo về tính chất của đồ vật mà họ sẽ cho bạn để khơi gợi mong muốn có được đồ vật ấy ở bạn. Một khi bạn muốn có đồ vật ấy, bạn sẽ cúng dường tiền bạc. Phước nằm ở đâu trong tất cả quá trình đó ? Một số người nói rằng họ làm phước cho kiếp sau, bởi vì họ tin ở nghiệp và tin ở quả của nghiệp. Ở đây, điểm quan trọng cần biết là ta phải làm gì để được sinh trong cảnh giới an lành trong kiếp sau. Tuy nhiên, trong trường hợp kể trên, điều cơ bản là tham (lobha) là cái đang thúc đẩy. Như vậy trong trường hợp này không có phước, vì nếu ta không có được thứ ta muốn, ta không bố thí, và nếu ta có được, ta bố thí.
Đừng nên quên rằng từ “phứơc (punn có nghĩa là làm trong sạch dòng tâm thức; tuy nhiên, trong trường hợp này, phiền não, tức là tham, đã sinh khởi. Có thể có trường hợp người ta có một tác ý trong sáng lúc đầu trước khi thực hiện hành động bố thí, nhưng vì nghe những lời quảng cáo vận động, tâm tham đã nổi lên, và người ta đã làm bố thí với sự mong muốn có được đồ vật đó. Cái trong sáng lúc đầu đã trở thành ô nhiễm sau đó. Ta có thể thấy rõ ràng rằng tâm không trong sạch vào thời điểm bố thí, tham – lòng mong muốn có được một cái gì đó – đã sinh khởi, đó là một loại tâm bất thiện mà Đức Phật gọi là tham ái (tanha). Điều đó giải thích tại sao phước không được tạo ra khi bố thí (kiểu này); tuy nhiên nhiều người vẫn cho đó là tạo phước. Điều này khẳng định sự thiếu hiểu biết hiện nay về phước.
Bố thí vì muốn có phước liệu có tạo được phước không ?
Giả dụ như ta không muốn một vật phẩm cụ thể, mà chỉ muốn có phước, thì hành động bố thí đó có được coi là phước hay không . Chẳng hạn ta nghe một vị sư giảng pháp nói rằng phước là một điều tốt mà ta nên có, nên mong muốn. Vì thế ta cúng dường vì chúng ta muốn cái phước mà vị sư đã ca ngợi. Dù chúng ta bố thí cúng dường theo cách này, cũng không thể tính là phước được. Tại sao việc đó không thể được coi là phước dù có bao hàm việc bố thí trong đó ? Ta phải biết rằng, dù ta bố thí chỉ với mong muốn tạo phước, hành động ấy không thực sự tạo phước, đơn giản chỉ vì chính mong muốn tạo phước ấy. Chúng ta thấy rõ trong đó có mong muốn được trả công, có một sự hoen ố, tức là tâm tham.

Nhiều người hiểu nhầm rằng “phước” là một cái gì đó kỳ diệu cần phải có được, rằng bản thân hành động (bố thí, trì giới,v.v.) chưa phải là phước, rằng đó chỉ là cái nhân sẽ mang đến cái tốt đẹp tuyệt diệu được gọi là “phước”. Một lần nữa, sự thực là, bản thân hành động bố thí đó đã là phước. Đạo Phật chia phước ra làm mười loại, bao gồm bố thí, trì giới v.v. Bố thí là cho đi, và khi nó diễn ra, nó chính là phước. Nhưng người ta hiểu nhầm là bố thí chưa phải là phước mà chỉ là phương tiện để tạo phước. Vì vậy, họ nhận thức rằng phước là một loại quả (kết quả: phala) đáng có; như vậy là hành động đã trở nên ô nhiễm, hoen ố. Ngày nay, tất cả chỉ có vậy: Các thế chủ tham lam muốn được trả lương bằngcái họ gọi là phước, và những kẻ tham lam khác vận động quyên góp để có được nhiều tiền. Điều này có nghĩa là dòng tâm thức của cả hai phía đều không trong sạch chút nào. Mỗi khi người ta vận động quên góp, người ta nuôi dưỡng một hành động không thể được coi là phước, mà thực chất là một bất thiện nghiệp, vì có tâm tham sinh khởi. Sự thực là như vậy đấy.
Kinh điển nói về phước bao bọc bởi phiền não (kilesa). Đối với bố thí, họ chia ra làm bai giai đoạn: (1) Trước khi bố thí, (2) trong khi bố thí, và (3) sau khi bố thí. Sẽ là phước bao bọc bởi phiền não nếu ta có tác ý chân chánh chỉ ở tại thời điểm bố thí, nhưng không có ở thời điểm trước và sau. Vào lúc sửa soạn vật thực cúng dường cho người thọ nhận, chỉ có mong muốn có được trả công (bằng các đồ vật mang lại may mắn, những lời ngợi khen, được sinh lên cõi trên – hoặc được phước). Sau khi đã bố thí, ta cảm thấy sung sướng với các đồ vật tạo may (hay những lời khen ngợi, hay việc sẽ được sinh lên cõi tren, v.v). Tác ý trong sáng, tức là chỉ nhằm vào việc ủng hộ người thọ nhận mà không chú ý tới việc nhận được sự trả công, chỉ xảy ra vào thời điểm cúng dường hay làm từ thiện, vào thời điểm giao, đua tận tay người thọ nhận. Ô nhiễm nằm trong chính sự mong muốn có được sự trả công. Như vậy, ở đây, cái điều kiện tự nhiên đặc trưng của “phước” chỉ có mặt ở một trong ba thời điểm, cụ thể là thời điểm trong khi bố thí, bị bao bọc bởi phiền não khởi sinh trước và sau đó. Loại phước này không mang lại kết quả là bao; nó sẽ không trổ hoa. Tuy nhiên, như chúng ta thường thấy, trong phần lớn các trường hợp, ngay cả ở thờ điểm bố thí cũng có mặt tâm tham – họ vui sướng với ý nghĩ sẽ nhận được vật phẩm tạo may, hoặc không, với những lời tán thán của người thọ nhận Trong trường hợp này, không có phước thiện nào được tạo ra trong cả ba thời điểm.
Hiểu sai về phước rất nguy hiểm
Những người hiểu nhầm rằng làm việc tốt sẽ tạo ra phước, rằng phước tách khỏi bản thân hành động , đang trong một tình huống nguy hiểm. Khi một chức phận tôn giáo nói với họ rằng, sát sinh tạo ra phước, họ sẽ không ngần ngại tin anh ta và sẽ thực hiện hành động đó. Khi người ta đã được dậy trong một thời gian lâu rằng sát sinh tạo phước, rằng họ sẽ có được những bùa chú tạo may làm phần thưởng, họ sẽ sát sinh vì họ muốn có phước. Ngay cả ở thời nay, một số các tôn giáo khác vẫn dậy rằng tế động vật là phước hoặc tạo ra phước. Những người có những hiểu biết như vậy thật là vô phương cứu chữa đối với phước. Họ không ý thức rằng, bản thân một trái tim từ bi (metta-karuna) đối với mạng sống của mọi sinh vật đã là phước. Những thứ ta có được từ các hành động ấy – hạnh phúc, sức khỏe, tái sinh ở cảnh giới an lành – là kết quả của phước. Vì vậy, sự hiểu lầm rằng sát sinh tạo ra phước là một tà kiến. Nó chỉ dẫn tới khổ đau và phiền toái mà thôi.



Gửi bởi: Diệu Minh Jul 17 2010, 06:58 AM

Ăn đúng theo Phật giáo nguyên thủy, giới dành cho chư tăng còn là KHÔNG ĂN BỮA CHIỀU, không ăn quá ngọ; không ăn những thực phẩm mà người ta không tự nguyện dâng cúng...

Còn nhiều nữa, sẽ gửi tin sau.... Đức Phật dạy về ăn không có ai trên trái đất sánh bằng...

Ăn đúng cũng chỉ là danh từ chữ nghĩa, chỉ là khái niệm: thế nào là ăn đúng còn là vấn đề mà nhiều người chưa thống nhất... nhưng Đức Phật chỉ rõ rồi mà...

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)