IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nhiều người Việt đang "ăn để chết"!
member
bài Apr 8 2013, 10:32 AM
Bài viết #1


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Chết vì ăn!

Bệnh nhân N.V.N. (54 tuổi, trú tại quận Đống Đa) đã rời xa các bàn nhậu từ khoảng gần một năm nay do bị tiểu đường.

Trước đây, trong các cuộc nhậu của bạn bè, gần như ông không bao giờ vắng mặt.

TS, B.S. Đặng Lịch – Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội cho biết ông đã gặp nhiều người (nói không ngoa) là chết vì ăn, chết vì uống.


Các quán nhậu luôn tấp nập khách. Có người ngày nào cũng nhậu, đưa một lượng lớn bia rượu, đồ nhậu vào cơ thể - (Ảnh: C.Q)

“Một bệnh nhân mới 45 tuổi, khi còn nghèo khó thì làm việc cật lực, chí thú kiếm tiền và tiết kiệm. Đến khi có nhiều tiền, anh quay ra ăn uống nhậu nhẹt vô biên, ngày nào cũng nhậu, có ngày nhậu mấy cuộc. Ở tuổi 45, anh chết vì bị xơ gan sau một thời gian dài phải “đeo ba lô ngược” (bụng quá phệ)”, bác sỹ Lịch kể.

Lại có bệnh nhân ăn vô độ, chỉ cao khoảng 1m63 nhưng nặng đến gần một tạ. Gia đình bệnh nhân này lại có tiền sử mấy đời cao huyết áp. Khi được bác sỹ tư vấn cần giảm cân bằng cách giảm ăn, tăng vận động, bệnh nhân từ chối hợp tác vì nhịn ăn là chuyện không thể!

“Nếu cứ như vậy thì anh ta không phải ăn để sống, mà là ăn để chết. Tôi thấy xã hội chúng ta giờ trọng chuyện ăn uống quá. Làm việc gì cũng phải có tiệc chiêu đãi toàn món ngon, bổ béo”, ông nói.

Vị bác sỹ lớn tuổi cho biết trong số các bệnh nhân vào Bệnh viện Hữu Nghị khám, điều trị, số bệnh nhân có điều kiện kinh tế tốt, có nhiều tiền bạc để ăn uống chiếm tỉ lệ lớn. Các bệnh phổ biến là tim mạch, huyết áp, gan, thận.

Theo ông, hiện có nhiều người ăn uống mà không cần biết bệnh tật. Người nghèo thì ăn thực phẩm rẻ, không vệ sinh, không an toàn. Người giàu ăn thực phẩm quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều dầu mỡ, thịt và không kiểm soát được sức khỏe.

“Họ có tiền nhưng ăn thế nào cho hợp vệ sinh, cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng người, ăn thế nào để dễ chuyển hóa thì không ai quan tâm”, ông nhấn mạnh.

Bệnh nhân tiểu đường tăng nhanh chóng

Các chuyên gia y tế cho biết có sự liên quan mật thiết giữa việc ăn uống vô độ, nhiều bia rượu, thừa chất béo với các bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, gút, gan, thận, tim mạch…

Th.S., B.S. Hồ Khải Hoàn, phó trưởng khoa Đái tháo đường (bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, bệnh tiểu đường type 1 (chủ yếu mắc ở người trẻ tuổi) chỉ chiếm 5% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường cần khám, điều trị.


Bàn chân bị viêm loét của một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh (Ảnh: C.Q)

95% số bệnh nhân còn lại thuộc type 2, chủ yếu do ăn uống bất hợp lý (nhậu nhẹt nhiều, ăn nhiều thịt, mỡ, phủ tạng động vật) và ít vận động.

Đối tượng mắc tiểu đường type 2 thường là người lớn tuổi (trên 40 tuổi) nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa (có nhiều bệnh nhân trên 30 tuổi).

Điều đáng nói là 95% bệnh nhân này có thể dự phòng được nguy cơ mắc tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống (gồm thói quen ăn uống và vận động).

Nhưng thực tế điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường cho thấy không dễ thực hiện được điều đó bởi thói quen đó đã “ăn sâu” vào đời sống của mỗi người và ăn uống là một trong những sở thích lớn của con người.

Sự kém hiểu biết về hậu quả của bệnh cũng khiến người bệnh không quyết tâm thay đổi.

Đái tháo đường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.

“Biến chứng phổ biến nhất là gây tắc mạch vành, mạch não gây đột quỵ, các bệnh tim mạch. Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ suy thận, gan cao”, bác sỹ Hoàn nói.

Bệnh nhân tiểu đường đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Mỗi năm, số lượng bệnh nhân mắc mới tăng từ 8-20%. Tỷ lệ này đưa Việt Nam vào các nhóm quốc gia có số lượng bệnh nhân tiểu đường gia tăng nhanh nhất trên thế giới.

QUOTE
Mắc bệnh vì cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết: Trong những năm gần đây, số người thừa cân tăng trung bình khoảng 1%/năm và hiện đang ở mức trên 10% người trưởng thành (trong khi năm 2005 chỉ ở mức 6%).

Theo bà Lâm, điều nguy hiểm nhất của việc số người béo tăng nhanh là tỉ lệ dân số mắc hội chứng chuyển hóa (bệnh tim mạch và đái tháo đường) cũng tăng rất cao.

Cụ thể: Ở lứa tuổi 25-34 có 5,9% mắc hội chứng chuyển hóa. Ở lứa tuổi 45-54 (đặc biệt là ở nhóm những người thành đạt) thì tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao (20%).

Ngoài chuyện ăn nhiều chất bổ béo, người Việt Nam béo nhanh còn do cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ, ít hoạt động thể lực, thích sử dụng những thứ tiện nghi, tự động để đỡ phải vận động.


Cẩm Quyên
Vietnamnet


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Sep 16 2013, 06:23 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Theo TS Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa TP HCM: “Hiện nay, vì ham lợi nhuận nên nhiều cơ sở sản xuất bánh trung thu không ngần ngại sử dụng nhiều phụ gia thực phẩm độc hại đã bị cấm trong thực phẩm. Với những loại chất này, người ăn bánh trung thu đặc biệt là trẻ em sẽ có nguy cơ bị hóa chất làm ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa, gan, thận”.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/140360/phu...-gan--than.html
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Sep 17 2013, 11:22 AM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Nhức nhối an toàn vệ sinh thực phẩm: “Tổng kho” thịt thối đường biên

Thời gian qua, cả nước rúng động bởi hàng loạt sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là chất phát sáng (Tinopal) trong bún, phở, hủ tiếu, bánh canh; sữa “dính” chất nhiễm độc; thịt heo, nội tạng thối tràn vào từ biên giới; gà, trứng lậu “vượt biên” vào mâm cơm gia đình…

Trong vai một nhóm người đang mở nhà hàng ở Thanh Trì (Hà Nội), đồng thời làm đầu mối bỏ hàng thực phẩm giá rẻ cho các nhà hàng, quán ăn khác trong khu vực, chúng tôi tìm lên Lạng Sơn, nơi khởi nguồn nhiều vụ vận chuyển nội tạng động vật thiu thối được tẩm ướp hóa chất độc hại tràn vào nội địa để tiêu thụ.




Vận chuyển gà nhập lậu bằng xe máy tại Lạng Sơn.

“Tổng kho bí mật”

Dạo một vòng ở các nhà hàng lớn và chợ Đồng Đăng, chủ nhà hàng quán ăn nào cũng nói, dân Lạng Sơn không bao giờ ăn thực phẩm nhập từ Trung Quốc. Hàng nhập về đều chạy thẳng về xuôi. Cuối cùng, nhờ chỉ dẫn của một tiểu thương ở chợ Tân Thanh, chúng tôi mới dần làm quen được một nữ đầu nậu tên T., nhà khu Bãi Gianh, gần ga Đồng Đăng.

Chúng tôi hẹn gặp T. để hỏi thăm về tình hình giá cả, nguồn hàng nhập về. Ban đầu, T. còn rất dè chừng, cho đến khi tin rằng chúng tôi đang có ý định nhập thực phẩm với số lượng lớn từ Trung Quốc về để rải cho các mối quen ở khu vực Thanh Trì, Hoàng Mai (Hà Nội) thì cô ta mới tiết lộ thông tin. T. cho biết, trước đây vẫn đánh hàng, thậm chí áp tải theo xe về Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội.

Mặt hàng chính là gà thịt và gà con vì lợi nhuận rất cao, lãi gấp 3 - 4 lần so với giá mua tại Trung Quốc. Song từ đầu năm 2013 đến nay, buôn gia cầm rất khó vận chuyển, dễ lộ nên không chỉ cô ta mà nhiều đầu nậu ở Lạng Sơn đều chuyển sang buôn hàng đông lạnh về xuôi.

Không chỉ thịt, nội tạng động vật mà cả gà bây giờ cũng đều phải thuê người vặt lông ngay bên kia biên giới, sau đó đóng thùng xốp, thuê người bỏ đá ướp lạnh rồi dùng hai hình thức đưa về Việt Nam. Một là thuê cửu vạn xách lậu qua các mốc, lối mòn. Hai là thuê người dân ở khu vực biên giới xách kiểu nhỏ lẻ qua cửa khẩu. Sau đó, hàng về sẽ được các đầu nậu thu gom lại, trả công cho cửu vạn, rồi đưa về một “tổng kho bí mật” gần quốc lộ 1A, chờ đêm đến là chất lên xe.



Một ô tô chở giống gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.

Sau khi đồng ý cho chúng tôi xem hàng trước khi hợp đồng chính thức, T. cùng một người nữa dẫn chúng tôi lên gần cửa khẩu Cốc Nam nhưng không đi thẳng vào đây mà rẽ phải đi một quãng đường khá xa cửa khẩu (khoảng 5km), đến xã Bảo Lâm. T. cho biết, hầu như thực phẩm, nội tạng động vật đều phải tuồn về qua xã Bảo Lâm chứ không ai dám gần cửa khẩu.

Từ trục đường trung tâm, chỉ đi bộ khoảng 3 - 4km là sang đến đất Trung Quốc, vượt qua vài cột mốc là sang chợ Lũng Vài (Trung Quốc) chuyên kinh doanh thực phẩm, gia cầm. Từ Bảo Lâm, có mấy con đường tắt quanh co, hiểm trở chạy thẳng ra xã Thụy Hùng gần TP Lạng Sơn, nằm ngay sát quốc lộ 1A. Như vậy sẽ không phải đi qua các trạm kiểm soát ở quanh cửa khẩu Tân Thanh và Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt.

T. cũng cho biết, không chỉ cô ta mà bất cứ chủ nào có máu mặt ở Bảo Lâm đều có thể nhận làm đầu mối cung cấp hàng. Có hai hình thức thỏa thuận: Một là khách sẽ tự lo làm luật dọc đường khi xe hàng về. Hai là nếu không lo được thì các chủ nậu sẽ lo luôn nhưng giá hàng phải đội lên gấp 3 lần. Trong khi đó, qua tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân ở Bảo Lâm đều đi làm… “cửu”, tức là nhận đi sang chợ Lũng Vài xách hàng về cho các chủ nậu.

Họ có thể xách bất cứ mặt hàng thực phẩm nào các chủ nậu thuê. Tuy nhiên, riêng T. thì chỉ chuyên buôn mặt hàng nầm, nội tạng heo Trung Quốc như dạ dày, lòng, tràng… vì đã có các mối quen, lợi nhuận lại cao hơn gia cầm nhiều.




Cơ quan chức năng bắt giữ một vụ vận chuyển thịt động vật nhập lậu.




Một loại thực phẩm nhập lậu vào Việt Nam.

Sau một hồi lòng vòng, dẫn chúng tôi vào một nhà dân, T. nói đây là “tổng kho” cất hàng của cô ta. Đi vào sau nhà, tới gần bếp thì T. mở ra một cái tủ đá, cho xem cả đống bao tải xếp chật ních bên trong, mở ra là những bộ lòng, nầm, tràng heo… đóng bánh chặt cứng. Mùi hôi thối, tanh tưởi xộc lên tận óc, khiến chúng tôi muốn ói. T. bảo: “Đây là hàng về từ đêm hôm qua nhưng em chưa kịp bố trí xe áp về xuôi vì còn chưa… “thông đường”.

Trong khi đó chủ hàng ở dưới Bắc Giang ngày nào cũng gọi lên hỏi hàng đến khi nào thì về. Đêm nay em sẽ đưa hàng lên xe”. Cô ta than thở: “Hàng càng nằm lâu thì em càng lo. Mấy thứ hàng này, có cất tủ lạnh thì nó vẫn bốc mùi ghê lắm. Bên kia chủ hàng họ đã tẩm ướp hóa chất, đóng đá cả rồi nhưng đưa lên xe chạy cả trăm cây số nên cũng khó bảo quản”.

T. nói, cũng có thời điểm không có hàng vì toàn bộ nội tạng heo phải vận chuyển về từ tận Quảng Tây, Trung Quốc. Những lúc khan hàng thì phải sau 3 - 4 ngày mới thu gom đủ một chuyến. Sau đó, T. yêu cầu chúng tôi để lại địa chỉ và số điện thoại để liên lạc. Cô ta đề nghị chúng tôi ban đầu cứ thử lấy tạm một tấn hoặc vài tạ hàng nầm về tiêu thụ. Đặt tiền xong, sẽ có xe chở về tận địa chỉ cần giao nhận. Sau đó, khi đã quen nhau thì chỉ cần alô lên, gửi tiền qua tài khoản là hàng về đều đều theo nhu cầu. Chúng tôi trả lời là muốn có cuộc hội ý riêng, sẽ trở lại vào buổi tối để nói chuyện rồi đánh bài chuồn.

Thịt thối, nội tạng bẩn len lỏi khắp nơi

Rời Lạng Sơn, trên đường về qua TP Bắc Giang, nhờ lân la dò hỏi, chúng tôi lại tiếp cận được thêm một đầu nậu khác chuyên mua bán, thu gom các mặt hàng nội tạng từ Trung Quốc đánh về, đó là V. Bà ta nói, trước đây đánh hàng tạp hóa về xuôi nhưng từ khi hàng Trung Quốc có lợi nhuận rất cao mà nhu cầu lúc nào cũng lớn, dễ tiêu thụ nên chuyển hẳn sang buôn nội tạng.

Hiện nay, khách của bà V. ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên rất nhiều. Từ đây, các chủ con lại tiếp tục đánh hàng tỏa đi khắp nơi tiêu thụ, thậm chí đóng lên cả máy bay chở vào TPHCM.

Bà V. tiết lộ thêm: sau khi hàng được cửu vạn xách qua biên giới và đã tập kết lên xe thì chở về xuôi rất đơn giản. Chỉ cần ném lên xe khách hoặc gửi xe container trống (xe về) là ít khi bị kiểm tra. Cứ mỗi xe khách gửi khoảng 1 - 3 tạ. Có ngày, bà chuyển cho các đầu mối dưới xuôi khoảng 2 - 3 tấn.

Hỏi về giá cả mua bán thế nào, bà V. bảo: “Cái này thì phải báo giá theo ngày, hoặc theo chuyến vì còn phụ thuộc vào giá bên kia thế nào”. Thời điểm hiện tại, mặt hàng nội tạng heo được bà V. báo giá là 60.000 đồng/kg nầm heo, loại rẻ hơn chỉ 45.000 - 50.000 đồng. Còn loại ngon thì lên tới 70.000 đồng.

Thấy chúng tôi còn ngần ngừ, bà V. cố gắng thuyết phục: “Thực ra bọn chị cũng chẳng lời lãi được bao nhiêu đâu. Lo tiền cho cửu, rồi cước xe cộ, làm luật… cũng gần hết rồi”. Rồi bà ta tính: “Này nhé, cước về đến Bắc Giang đã 3 triệu đồng, còn về Hải Dương là 5 triệu đồng. Về tới chợ Long Biên là 7 triệu đồng. Càng xa thì cước càng cao. Giá chung mà”.

Theo giới buôn lậu tiết lộ, hiện nay, thịt thối, nội tạng bẩn có thể tràn về từ nhiều ngả nhưng tuồn qua cửa ngõ Lạng Sơn là gần nhất, chi phí ít nhất vì xe khách chạy từ Tân Thanh, Đồng Đăng về Hà Nội, Hải Dương rất nhiều, quãng đường ngắn, xe có thể chạy với tốc độ rất cao để vượt mặt các lực lượng tuần tra dọc đường.

Mặc dù cơ quan chức năng đã bắt được rất nhiều vụ nhập lậu thực phẩm bẩn, không an toàn vào nội địa, nhưng từ thực tế, vẫn còn rất nhiều lô hàng đưa trót lọt vào thị trường nội địa tiêu thụ.

Ông Đỗ Văn Cầu, Trạm trưởng Kiểm dịch Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: “9 tháng qua, không chỉ có hơn 2.000kg nầm heo bị phát hiện xử lý mà trạm chúng tôi còn bắt giữ tới 5 tấn thịt gà và lạc đà, cừu cùng một số loại thực phẩm bẩn khác qua ngả Hữu Lũng”.

Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Cầu cũng chia sẻ, trạm Hữu Lũng là chốt kiểm soát chống buôn lậu cuối cùng nằm trên quốc lộ 1A của địa phận tỉnh Lạng Sơn. Thời gian qua, trạm hoạt động rất tích cực trong việc kiểm soát hàng hóa, thực phẩm nhập lậu nhưng vẫn có những khó khăn như phương tiện truy đuổi xe chở hàng lậu không có, quanh trạm lại có tới 6 đường xương cá mà các xe từ biên giới về không cần đi qua trạm, nên không thể kiểm soát xuể.

Trong khi đó, đại tá Nguyễn Đình Tân, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: 9 tháng đầu năm 2013, riêng lực lượng công an ở địa phương đã phát hiện và xử lý tới 27.000kg sản phẩm nội tạng động vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Đáng lo ngại là tất cả các lô nội tạng bắt được khi mở ra đều đã phân hủy, nhớt nháp, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Còn theo Đội Kiểm soát kinh tế Công an huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), chỉ qua 4 vụ gần đây đã phát hiện và xử lý tới 2.336kg nầm heo lậu.

QUOTE
Một ô tô vận chuyển 20.000 con gà giống nhập lậu từ biên giới Việt - Trung vào đất liền tiêu thụ, đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ vào sáng hôm qua 16-9. Sự việc xảy ra tại Km106+500 quốc lộ 18A, thuộc địa phận phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Đội tuần tra kiểm soát giao thông trung tâm - Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Công an tỉnh Quảng Ninh) đã kiểm tra ô tô tải 14N-2935 do Nguyễn Văn Sơn (37 tuổi, trú tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) điều khiển đi hướng Móng Cái - Hạ Long, phát hiện trên xe vận chuyển 20.000 con gà con không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Toàn bộ tang vật đã được bàn giao cho lực lượng Cảnh sát môi trường xử lý theo quy định của pháp luật.

Văn Đức

Theo Nhóm phóng viên

Theo SGGP
Go to the top of the page
 
+Quote Post
member
bài Jul 24 2014, 09:29 AM
Bài viết #4


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Sán 'làm tổ' trên não do nhậu nem thính, cua nướng


Thói quen dùng ăn các món như tiết canh, nem thính, nem chạo, cua nướng....đã khiến nhiều người vô tình đưa ký sinh trùng vào cơ thể mình. Không hiếm những trường hợp đã bị liệt người, tử vong khi là "môn đệ" trung thành của những món nhậu khoái khẩu này.

Sán "xây nhà" trên não

Tháng 7/2014, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM điều trị cho bệnh nhi L.H.Đ (9 tuổi, TP.HCM) bị viêm màng não do ký sinh trùng trong ốc sên (ốc ma) tấn công. Bệnh nhi này vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nôn ói, đau đầu dữ dội...

Trước đó, Đ. bắt ốc sên bò gần nhà nướng ăn và xuất hiện các triệu chứng trên. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi này nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis - một loại ký sinh trùng sống trong ốc sên.

Trước đó, nữ bệnh nhân T.T.N (47 tuổi, tỉnh An Giang) cũng tử vong sau 10 ngày điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM . Bà N mắc bệnh đau dạ dày và được người quen chỉ cách ăn ốc sên để trị bệnh.

Sau mấy ngày ăn ốc sên, bệnh nhân này bị đau đầu dữ dội, từ từ rơi vào hôn mê và mất cả tri giác. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.


Người đàn ông này bị nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh (Ảnh: VTC News)
Một món khoái khẩu khác chứa nhiều hiểm họa cho người dùng là tiết canh. Đó là trường hợp của ông Trần Văn T., một doanh nhân người Hà Nội. Đầu tháng 7/2014, trong lần đi công tác đến Ninh Bình ông đã rẽ vào quán thịt dê thưởng thức tiết canh dê và thịt dê tái chanh.

Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông T. lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được nhập BV Bệnh nhiệt đới TƯ cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T., bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông T. mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó.

Có thể, tại quán bán thịt dê này, thực khách ăn tiết canh dê lớn, mà mỗi con dê chỉ có một lượng tiết nhất định nên tiết lợn được lấy pha lẫn tiết canh dê hoặc có thể là tiết canh dê nhưng pha vào dụng cụ trước đó dùng đựng tiết canh của con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn nên khiến ông T. ăn tiết canh dê lại bị liên cầu khuẩn lợn.

Khoái món nem thính, bệnh nhân P.T.H. cũng phải nhập viện với triệu chứng co giật, đau đầu, buồn nôn. Sau khi cho chụp phim, các bác sĩ phát hiện rất nhiều nang sán ở trên não người bệnh. Được biết, bệnh nhân ở vùng Bắc Ninh, có thói quen ăn nem thính làm từ thịt nạc sống.


Những nốt tròn trong có nhân là nang sán lợn làm tổ dày đặc trong não bệnh nhân (Ảnh: Zing.vn)

Tương tự, ông Nguyễn Hồng C. (59 tuổi) ở Tiên Lãng, Hải Phòng cũng bị đau đầu, buồn nôn, người gầy sút cân. Sau khi đi khám, bác sĩ phát hiện ông bị nhiễm ấu trùng sán lợn. Ấu trùng đã làm tổ trong não đè vào dây thần kinh thăng bằng khiến ông hay chóng mặt, đau đầu.

Ông C. cho biết, ông có thói quen thích ăn tiết canh và nem chạo nên bác sĩ nói đây có thể là nguyên nhân khiến ông bị nhiễm sán lợn.

Một bệnh nhân khác là ông Lê Thanh H. (70 tuổi, Phú Yên) cũng bị liệt mặt bên phải và liệt nửa người bên phải do hay ăn thịt lợn nướng, thích lợn hun khói, thịt bò tái. Những món ăn này đã ông H. bị u não vì ấu trùng sán dây.

Liệt nửa người, cấm khẩu vì món cua nướng

Gỏi cá, tôm hùm, cua nướng ...chưa nấu chín là món nhậu ưng ý của nhiều người vì lý do mát, bổ. Tuy nhiên, khó ai ngờ rằng trong miếng gỏi cá trắng phau lại chứa đến 95% ấu trùng sán và tỉ lệ sán lá nhỏ còn sống.

Khi ăn các món này người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi.

Ca đầu tiên của bệnh nhiễm sán là phổi được ghi nhận là bé Mạc An H. (8 tuổi, Lai Châu) vào năm 1993. Bệnh nhân thỉnh thoảng bị sốt và ho từng đợt có máu, được điều trị viêm phế quản và lao phổi nhiều lần nhưng không đỡ. Sau đó, em bỗng bị liệt nửa người bên phải và cấm khẩu.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là mắc bệnh sán lá phổ do thói quen thường ăn cua nướng nhiều lần.


Gỏi cá, tôm hùm, cua nướng ...chưa nấu chín có thể chứa ấu trùng sán (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân Trần Thị S (25 tuổi, quốc tịch Lào) năm 2007 đã phải vào Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế vì ho ra máu màu đỏ thẫm.

Lúc đầu bệnh nhân được chẩn đoán là lao phổi nhưng qua theo dõi kết quả điều trị, đã phát hiện được người bệnh bị nhiễm sán lá phổi, một bệnh hiếm gặp tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam. Theo đó, bệnh nhân này đã bị nhiễm bệnh do thói quen ăn mắm cua, mắm cáy, uống nước ở khe suối.

Tháng 7/2008 Bệnh viện tỉnh Sơn La cũng đã phẫu thuật thành công lấy ra từ cơ thể bệnh nhân Bùi Văn Quyết (Sơn La) một lượng lớn sán lá phổi ký sinh trong cơ thể. Trước đó, bệnh nhân này được một cơ sở y tế khác chẩn đoán nhầm là bệnh lao.

Trước khi nhập viện, bệnh nhân Quyết có biểu hiện đau tức ngực, nặng ngực, nhiều đờm. Đôi khi khạc đờm có lẫn máu. Sau khi điều trị lao theo phác đồ điều trị của cơ sở y tế ban đầu không thấy đỡ, ông Quyết được đưa đến bệnh viện tỉnh.

Sau khi chụp X quang phổi, xét nghiệm máu và đờm dãi, các bác sĩ ở đây đã kết luận bệnh nhân bị sán lá phổi.

Bệnh nhân này cho biết, trước đó thường cùng bạn lội suối bắt cua, cá lên bờ để nướng ăn. Để món ăn thêm hấp dẫn, ông thường rủ bạn hái thêm lá sung ở trên núi quấn vào thịt cua, cá để ăn ghém và nghiệm ra thịt cua, cá sẽ ngọt hơn nếu chỉ nướng hơi tái.

Đây là nguyên nhân ông Quyết và nhiều người khác đã tự rước ký sinh trùng vào người.

QUOTE
Video lấy giun trong não:

http://youtu.be/VgfhuhB0dIU


L.Lam (tổng hợp)

[color="#000000"]http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/187630/san--lam-to--tren-nao-do-nhau-nem-thinh--cua-nuong.html




--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 03:58 PM