IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

2 Trang V   1 2 >  
Reply to this topicStart new topic
> Những nơi độc lạ dành cho dân Thực Dưỡng Việt Nam và Thế giới?, Đi du lịch thì nên đến những nơi như này để HỌC!
Diệu Minh
bài Mar 19 2022, 08:05 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có 2 nơi nên đến tại Việt Nam cho dân Thực Dưỡng:

1/ Thung lũng tu tiên có nhiều người sống trên 100 tuổi tại:
Người dân ở thung lũng Mường Lựm (xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) không chỉ tự hào về thiên nhiên sơn thủy hữu tình, mà còn vì ở đây có nhiều người sống thọ nhất miền Tây Bắc.
https://www.facebook.com/1958976021050064/p...6710343316/?d=n

2/ Lễ hội cúng cơm lứt muối vừng độc đáo duy nhất trên thế giới
vào ngày 30/7-1/8 âm lịch tại:

Lễ hội đền Bà Chúa
Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh.

http://m.dulich24.com.vn/du-lich-huyen-tu-...u8sjTPG_GjrWd0I

Chúng tôi mò mẫm theo thông tin của 2 nguồn (sách và báo) và đã đến đây:

https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/p...J5Ywa2ptA3cDRMl

3/https://m.youtube.com/watch?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&gidzl=ZeqqAYi4AGU2a3mk9XWe1O6MFIy-6oy9cP4wBpqQ9mN8a69vF4aZNv_2PIGsINHVmSDXUJcHkYGVBGOd10&v=syxQ3NBQ5as&feature=youtu.be

4/ khu giếng chén thầy Cương trong núi rừng chùa Hương.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 18 2022, 12:53 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




Thung lũng những người sống trên trăm tuổi

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN HUY MINH
LDO 06/09/2014 13:12
Tây Bắc có - thiên - đường, tôi biết điều ấy khoảng 15 năm về trước, đó là một vùng thung lũng cẩm tú ẩn mật lửng lơ lưng chừng trời bốn mùa sương phủ. Cư dân người Thái, người Mông nơi này vạm vỡ, gieo ngô trên những sườn đồi dốc thót ruột, đi săn trong các vạt rừng ken dày cổ thụ ăn về tận thang gác nhà sàn. Và sống hàng thế kỷ. Có người đã sống qua tuổi 120.
1. Không rõ vì sao tôi lại tìm thấy Mường Quên Lãng trong những chuyến đi lang bạt dọc ngang miền Tây Bắc thời tuổi trẻ. Mường Quên Lãng, tiếng Thái là Mường Lựm thuộc huyện Yên Châu, Sơn La, muốn đến được nơi ấy phải đi theo đường 6, qua hết sườn dốc cao nguyên Châu Mộc, hỏi đường người bản xứ rồi bỏ lộ cái quan, rẽ phải, đi sâu thêm vào rừng thẳm chừng 20km thì sẽ đến.
Đã lâu lắm rồi, thời quan lang phìa tạo còn làm mưa làm gió xứ hoa ban, cả hai vùng Châu Mộc và Châu Yên mênh mông đều chưa hề biết đến sự tồn tại của Mường Lựm. Người nơi đây sống thầm lặng trong vạt rừng nách núi, xa cách với bốn phương. Đến một ngày đám lính săn của quan lang Châu Yên mải theo con nai trắng lạc trong Lúng Co Bưng (Lũng Cây Bương), tình cờ phát hiện ra những nếp nhà bé bỏng quần tụ bên nhau ở nơi này, họ về báo với quan, quan vào thu đất nhận người, đặt tên vùng cai trị thu tô, mộ phu mới là Mường Lựm, tức là mường-bị-bỏ- quên lâu nay trong dãy núi xa.

Ngày ấy, từ đường 6 vào Mường Lựm, tôi còn phải đi chặng xe ôm, chặng cuốc bộ trên cung đường ngược núi lầy lội vì sạt lở, càng đi càng hiểm trở, dốc đứng, rợn ngợp xuyên rừng hoang, luồn trong mây mù, đạp lên lá mục. Đến nhà sàn trưởng bản, đặt ba lô xuống và hỏi rằng, nếu được ở nhờ nơi này thì phải tránh điều cấm kỵ gì? Trả lời: Không nên đến gần nơi thờ ma xó, đó là góc thiêng của mỗi gia đình, vậy thôi.



Đêm xuân ấy, tôi được nếm món canh hến sông Đà nấu hoa ban Tây Bắc ngon tới tận tương lai, rồi trưởng bản đánh chiêng đánh trống gọi người đến cùng xòe bên bếp lửa, bên những gương mặt dần sáng hơn rượu, nồng nàn hơn rượu. Khi bình minh lên, tôi đã gặp rất nhiều người già cả nơi này như những gốc cây rừng biết đi biết đứng; nắm những đôi bàn tay thô ráp, khô lạnh như từ lâu lắm rồi máu không còn chảy dưới da của họ.

Thời ấy, thung lũng Mường Lựm có khoảng 10 người người sống trên trăm tuổi và khoảng 30 người đang ở lứa tuổi 90 tới 100, có những người đã có cả trăm cháu chắt như các cụ Hà Văn Khoong, Hoàng Quảng Inh, Lò Thị Huôi, Quàng Văn Sướng, Hà Phong Váng, Hoàng Thị Xé… Đồng nghiệp Đỗ Doãn Hoàng về sau này cũng đã đặt chân đến Mường Lựm và hoàn thành một phóng sự có tiêu đề đến nay tôi vẫn nhớ: “Thung lũng tu tiên”.

2. Mường Lựm có riêng một huyền thoại. Chuyện xưa kể rằng, nơi này có cô con gái mồ côi cha, càng lớn càng xinh đẹp khả ái, rất nhiều người theo đuổi. Một hôm, cô đi tắm ở mạn sông Đà, vừa về đến đầu bản thì thấy một bóng trắng bám theo. Hóa ra là một chàng trai hào hoa, áo quần trắng tinh, đến tận nhà làm quen; dần dà, hai người tâm đầu ý hợp.

Chuyện chưa đâu vào đâu thì bỗng một hôm chàng áo trắng bị đám trai bản ghen ghét lén bỏ lá độc vào bát nước cho đứt ruột mà chết. Không ai rõ chàng từ đâu mà đến, chỉ biết đó là người khách lạ đầu tiên nằm chết ở đây. Ít ngày sau, trai tráng săn được một con nai trắng, cả bản chia nhau, riêng cô gái cùng mẹ đi nương nên không ăn thịt. Đêm ấy, vạt rừng quanh bản có nhiều tiếng than khóc: “Các ngươi đã giết con trai vua Thủy Tề rồi”.

Gần tảng sáng, một tiếng nổ long trời lở đất, đất đá bay mù mịt, cây lớn đồng loạt bật tung, toàn bộ thung lũng sụt xuống như bị ai dìm xuống hố sâu vô tận. Cả bản hoảng loạn bỏ chạy, nhưng không ai thoát khỏi được miệng vực đang lở xuống. Riêng cô gái vừa chạy vừa lôi mẹ mình theo bóng một chàng trai mặc quần áo trắng tinh và một con nai trắng vừa chạy vừa tác liên hồi dẫn đường. Đến mép bản thì vạt áo Thái phía sau của cô gái bị cành cây móc chặt. Bỗng dưng con nai biết nói tiếng người, quay lại bảo cô xé cụt vạt áo phía sau đi mà chạy. Cô gái làm theo và đẩy mẹ lên vách núi, nơi đất lở không phạm tới.



Hồi kết của câu chuyện là khi thảm họa qua đi, chàng trai con vua Thủy Tề và cô gái quay về Mường Lựm sống bên nhau đến đầu bạc răng long, đem lại sự tái sinh vĩnh cửu cho thung lũng bây giờ. Vùng đất sụt xuống và biến mất ngày ấy giờ là hồ Lốm nằm chính giữa thung lũng lạ lùng này, nhiều đời chưa bao giờ cạn nước, còn tất cả các cư dân người Thái hiện nay của Mường Lựm đều mặc trang phục cổ truyền cộc vạt phía sau, thoáng trông như vừa bị ai giật đứt.

Bây giờ đi Tây Bắc không còn vất vả như chục năm về trước nữa, chúng tôi có thể dùng xe giường nằm, chạy 5-7 tiếng là đã vượt qua cao nguyên Châu Mộc. Bạn vong niên Đào Quang Tố đón chúng tôi ở cửa ngõ vào Mường Lựm. Đất Yên Châu này năm 1955 xảy ra thảm họa hổ, trong vòng 2 năm đã vồ chết gần 100 người. Châu ủy đã huy động bộ đội địa phương, du kích, thanh niên xung kích săn lùng diệt hổ, chỉ tính đến cuối năm 1957 đã tiêu diệt tới 49 chúa sơn lâm, dân mới tạm sống yên.

Trên sân thượng nhà ông Tố bây giờ đặt bàn thờ một người nữ thanh niên xung phong miền xuôi lên Yên Châu thì bị hổ vồ ăn thịt. Ông cũng là một người như thế, năm 1961, khi 17 tuổi, ôm ấp khát vọng văn chương đã xung phong đi xây dựng Tây Bắc theo “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, rồi trở thành thầy giáo bản vùng này. Ông bày tỏ lòng biết ơn vì tôi đã đánh thức lại cả một giấc mơ văn chương tưởng như đã lãng quên đi trong những lần gặp gỡ mười mấy năm về trước, bằng một ngôn ngữ hài lòng. Hàn huyên đêm Yên Châu trong tiếng mưa rừng xối xả, chúng tôi ngủ một chút rồi chờ tới non trưa để vào Mường Lựm, sau khi nắng đã hong khô bớt đất bùn trên các cung đường dốc đứng.

3. Nhà Hoàng Kim Phong nằm gần ngay lối rẽ xuống thung lũng Mường Lựm, đầu ngõ trồng vui dăm cây đào rừng đang rụng đầy quả chín xuống mấy vạt lúa non. Ông Phong người Thái, sinh năm 1947, làm lãnh đạo Viện KSND huyện từ 1983, mới nghỉ hưu được 2 năm. Ông bảo đời ông chưa hề bị một bản kiểm điểm nào, chưa hề bị một cử tri nào chất vấn khi họp HĐND: “Tôi xin nghỉ sớm 2 năm để lấy 120 triệu mà người ta không cho, 62 - 63 tuổi rồi mới được nghỉ, bực ơi là bực. Ở đất huyện chân không chằng không bám, về quê mình thôi.

Hồi tôi mới sinh ở đây, bốn bề xung quanh là rừng, suốt cả mùa đông không nhìn thấy mặt trời. Sương mù dày lắm, phải lấy cỏ gianh ốp vào vách nhà làm bằng bương cho đỡ lạnh. Dạo ấy, tôi vẫn thấy dấu chân voi ở hủm nước Bua San; thường nghe tiếng kẻng báo động gọi đi săn gấu ăn ngô; khỉ, chuột, sóc, gà lôi đầy quanh rừng; cá từng vũng, từng vũng, thích thì dùng súng bắn, thích thì quăng chài, thoải mái”. Nghỉ hưu, ông Phong về lại bãi cỏ may của đất quê xưa, 80 dân quân chỉ từ 6h đến 9h sáng là dựng hoàn tất cái nhà sàn và bắt đầu cuộc sống mới.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi Hà Đức Minh (sinh năm 1940) bảo rằng, lúc nào cũng thấy người ở đây lao động, lao động từ khi còn thơ bé và khâu vá, đan lát tới tận lúc lìa đời. Người già nhất mà ông biết là bà Hà Thị Xé, 121 tuổi, nay đã mất cùng nhiều người khác nữa trên trăm tuổi. Ông Chủ tịch không nhớ nhiều lắm, Phó Chủ tịch Hội Cà Văn Bương mới từ nơi khác về định cư nên cũng không nắm được gì nhiều.

Bạn đồng hành Đào Quang Tố đỡ lời rằng, những người thời ấy không phải lo lắng gì nhiều, người trước lo 10 phần, người nay lo 100 phần. Lo lắng tinh thần giờ gấp nhiều lần quá. Ở đây người ta tự tìm cây rừng chữa cho mình mỗi khi ngã bệnh; họ có niềm tin rằng mỗi người có tới 80 hồn ở các bộ phận trong cơ thể, nếu hồn ở bộ phận nào lưu lạc thì bộ phận đó sẽ sinh ra bệnh, thường đã cúng chữa bệnh thì hễ vuốt chỗ nào là khỏi đau chỗ ấy, thậm chí những cặp vợ chồng còn cúng xin con. Cộng với bầu không khí tuyệt đối sạch sẽ, đồ ăn thức uống hết sức an toàn đã tạo nên một thung lũng nhiều khác biệt. Chúng tôi phải tạm dừng câu chuyện để quay lại đường 6, bởi trên đầu cơn mưa rừng đang kéo đến.

Non trưa ngày hôm sau quay lại, cán bộ xã Quàng Văn Quyết đã đợi sẵn. Cha anh là cụ Quàng Văn Tủi, 95 tuổi, vừa mất dạo tháng 5. Nhà anh thịt một con trâu làm 3 ngày tang cho ngày chết, ngày ở, ngày đi, rồi hỏa táng. Giờ tro cốt cụ đã nằm lại trong rừng ma chung của bản, còn linh hồn có lẽ đã đến với Niết Bàn lớn (Liến Pán luống) theo tục lệ: “Ta cất bước vượt rừng hương thoảng/ Thẳng đường đến với Niết Bàn lớn lồng lộng/ Ấm áp trời quang quẻ/ Nơi trẻ mãi không già/... Lúa đầy đồng/ Cá chật sông/... Khăn piêu rực sào phơi/ Thêu ren hoa gối trắng...”.

Quyết dắt tôi đi thăm mẹ là cụ Quàng Thị Lả, sinh năm 1924. Hơn 90 tuổi nhưng bà đang chuốt nan đan gùi, trong những ngày tạnh ráo còn có thể đi nương. Lại dắt qua nhà thăm bà Hoàng Thị Nhưa, sinh năm 1917, đã 98 tuổi. Bà là mẹ của Hoàng Huy Thưởng - hiệu trưởng trường tiểu học Mường Lựm. Bà vốn là đội trưởng sản xuất, 55 tuổi đáng ra là đã hết tuổi lao động, nhưng ở đây không ai ngừng lao động, cho tới 90 - 100 vẫn đi làm, loanh quanh vườn tược, rừng ruộng. Anh Quyết kể, chính tay anh đã trao tặng rất nhiều lần tiền và lụa cho những người già ở Mường Quên Lãng.

Anh hối người nhà thịt vịt, làm bầu bí, đi vay gạo tẻ về thổi cơm vì đoán chúng tôi không ăn được gạo nếp, cơm đun bằng gỗ bách xanh thơm lạ thơm lùng. Vợ cả mất tháng 12 năm trước, đã lấy vợ mới, con út bị áp xe não, về Hà Nội mổ ở BV Bạch Mai, may mà chưa chuyển sang u, giờ cậu bé đi lại chầm chậm trong ngôi nhà sàn rộng gần 300m2 Quyết tự kéo gỗ rừng về dựng từ năm 1988.

“Tôi khổ mà…” - Quyết nói. “Mỗi người một phận, anh ạ” - tôi nói. Quyết ừ. Ngày nào Quyết cũng dậy từ 5h sáng thăm nom mọi việc trong nhà, đi làm việc xã, rồi thăm đồng, thăm rừng, thăm ruộng cho tới 7h tối mới về. Đôi bàn tay cứng cỏi của anh là rất đỗi bình thường so với người nơi này nhưng mạnh mẽ hơn hẳn so với chúng tôi. Lúa nương thơm, mắc kén cũng thơm, cầm tay tôi nâng chén, Quyết cười: “Sao bàn tay mày mềm như lụa thế này?!”. Trong không gian thơm sực hương rượu cất lẩu xiêu vương khói bếp vừa dụi lửa, tôi gặp lại cảm giác của những năm tháng xưa cũ trước đây, thấy mình là một vị quân vương nhỏ.

Tây Bắc có thiên đường, có lẽ tôi đã không nhầm lẫn về điều đó.

Khi chúng tôi đến, cụ bà Quàng Thị Lả (91 tuổi) vẫn đang ngồi chuốt nan. Cụ bà Hoàng Thị Nhưa 98 tuổi: “Đừng chụp ảnh nhiều quá, bà bị xấu hổ đấy!”. Người đàn ông chúng tôi gặp dọc đường này vốn là Chủ tịch xã Mường Lựm. Sau khi nghỉ hưu ông lại trở về với đồng ruộng như một người nông dân thực thụ.

Https://www.facebook.com/1958976021050064/p...6710343316/?d=n


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 18 2022, 12:55 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://photo-cms-plo.zadn.vn/w1000/Uploade...iena4554jpg.jpg


youtube
facebook
phone
search
Ở thung lũng tu tiên
26/01/2012 | 02:21
facebook
twitter
zalo
mail
Mường Lựm theo tiếng Thái nghĩa là vùng đất của sương mù bao phủ, hay vùng đất bị lãng quên. Đường lên Mường Lựm đèo dốc quanh co, uốn lượn. Trước đây người già bảo, lên Mường Lựm giống như đường lên trời vì đi bộ cả ngày mới đến nơi. Giờ đây đường ô tô đã mở tận vào các bản nhưng mỗi khi lên đây, ai cũng có cảm giác như lạc vào cõi tiên: Bầu trời trong xanh, sâu thăm thẳm. Mây trắng lững lờ trôi tựa như có bà tiên nào đó đã tãi hàng nghìn hàng vạn đụn mây lên các sườn núi. Gió hát nhẹ nhàng mang theo hương rừng, hương núi tạo cảm giác thật êm ái.
Hồ Mường Lựm trong xanh như ngọc. Những mái nhà sàn của người Thái thấp thoáng dưới chân núi, bên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thật bình yên. Đứng giữa thung lũng hít căng lồng ngực mà thưởng thức cái không khí tiên cảnh bồng lai nơi đây thật tuyệt.
Những cây đại thụ giữa đại ngàn
Bản Lựm có nhiều người cao tuổi nhất xã. Hầu hết số hộ là người dân tộc Thái. Cụ Hà Thị Oi được coi là người đang giữ “kỷ lục” sống qua 12 con giáp. Cụ Oi không có con trai, giờ cụ đang sống với con gái là Hà Thị Mười, năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Lần đầu gặp cụ ai cũng ngạc nhiên vì trên trăm tuổi mà cụ vẫn lên xuống nhà sàn bình thường, tự phục vụ bản thân. Hôm chúng tôi đến thăm, cụ đang sưởi nắng ngoài ban công nhà sàn. Cụ không nói được tiếng phổ thông, nhưng thấy khách lạ vào chơi, cụ luôn miệng mời “kin nậm” - mời uống nước.
Ở thung lũng tu tiên ảnh 1
Hỏi tuổi cụ không nhớ, chỉ biết rằng cụ đã chứng kiến hơn một trăm mùa trăng với bao biến thiên của đất nước. Qua lời phiên dịch của anh cán bộ xã, cụ kể, hồi còn trẻ, cụ xinh đẹp lắm, tạo Mường (một chức quan) bắt làm “sao xe” (diễn viên đội văn nghệ), chuyên đi múa, hát phục vụ các quan mỗi khi có lễ hội Mường. “Sao xe” ngày xưa chân phải quấn xà cạp, không được xắn váy cao, ngồi xép nép mới đúng con gái Thái bản mường.
Trong căn bếp ấm cúng, ông Chủ tịch Hội người cao tuổi của xã tư lự đưa ra phép so sánh đến lạ: “Cái anh y tế ở đây nhàn rỗi nhưng tôi lại bận bịu suốt. Bởi lẽ thành viên Hội Người cao tuổi của xã luôn cao hơn các nơi khác. Nếu ở đây tổ chức lễ khao thượng thọ, rồi thượng thượng thọ cho tất cả các cụ, e rằng quỹ Hội thâm hụt nặng”.
Thấm thoắt mấy chục mùa rẫy trôi qua. Mấy năm trước còn khỏe cụ vẫn đi quanh bản thăm con, cháu, chút, chít. Cụ bảo, cụ nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước từ nhiều năm nay rồi. Năm nào cũng nhận được lụa của Chủ tịch nước gửi tặng. Cụ phấn khởi lắm. Đất nước hòa bình nên người già cũng được sướng lây.

Cụ Hoàng Thị Nhưa, 95 tuổi, có 4 người con, con trai cả của cụ đã gần 70 tuổi. Cụ đang sống với con trai út là anh Hoàng Huy Thưởng, hiện là Hiệu trưởng trường Tiểu học Mường Lựm. Khi chúng tôi đến, cụ đang ngồi thêu bên bậu cửa nhà sàn. Đôi bàn tay nhăn nheo, gầy guộc đưa đi đưa lại thoăn thoắt bên khung thêu.
Bên bàn trà, cụ trò chuyện với khách rất cởi mở bằng tiếng phổ thông, thỉnh thoảng cụ cười, lộ rõ hàm răng trắng đều tăm tắp như hạt na và chưa rụng cái nào. Những năm kháng chiến cụ tham gia làm liên lạc khắp vùng. Mỗi khi nhắc lại chuyện cũ, cụ như trẻ ra: “Ui chà. Ngày đó Mường Lựm chưa có đường cái đâu, cứ theo lối mòn, lần theo dấu con hươu, con nai mà đi thôi. Tôi làm liên lạc cho các cán bộ người Kinh rồi đi vận động hàng binh nữa đấy…”. Cụ được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba vì những đóng góp cho cách mạng.
Nói về cách giữ gìn sức khỏe, cụ thản nhiên: “Cơm tự cày cấy dưới ruộng, rau cỏ tự trồng, tự hái trên nương; gà, lợn tự nuôi; cá, tôm tự đánh bắt dưới suối; uống nước từ khe núi... Cứ vậy, không chỉ riêng tôi mà nhiều cụ trong bản này đã sống đến trăm tuổi mà chưa bao giờ phải đi bệnh viện cả!”.
Ở xã Mường Lựm còn có cụ Mỷ, năm nay tròn 100 tuổi. Dù tuổi cao nhưng hằng ngày cụ vẫn phơi ngô, phơi thóc, nấu nướng cho con cháu. Rồi cụ ông Hoàng Văn Sán cũng đang tiến tới ngưỡng 100 tuổi. Cụ không có con và hiện ở cùng người con nuôi. Trong ngôi nhà sàn rộng thênh thang, cụ ngồi đan ếp khẩu, bồ, sọt… Cụ là người làm kinh tế giỏi của bản. Năm 2005, khi tròn 90 tuổi, cụ vinh dự được nhận danh hiệu “nông dân sản xuất giỏi” của xã.
Y tế “thất nghiệp”, Hội Người cao tuổi “quá tải”
Đến trung tâm xã Mường Lựm vào giữa trưa, ông Hoàng Văn Thật, Trạm trưởng y tế xã đang ngồi uống nước rất thảnh thơi. Trạm y tế vắng tanh, mấy chiếc giường bệnh chiếu xộc xệch, chắc lâu không có bệnh nhân. Cửa phòng khách im ỉm khóa. Ông Thật rất tự hào khi nói về tình hình sức khỏe của bà con: “Người dân ở đây để các nhân viên y tế “thất nghiệp” hết”.
Ở thung lũng tu tiên ảnh 2
Cụ Nhưa ngót trăm tuổi nhưng ngày ngày vẫn thêu thùa
Ông Thật cho biết, Trạm có 6 người thì bác sĩ sản khoa là bận nhất. Còn những người làm chuyên môn khác thỉnh thoảng có đợt khám chữa bệnh theo chương trình mới có việc. Nguyên nhân chính là do người dân ở đây… khỏe quá, chẳng có bệnh tật gì. Ngay cả các cụ đã sống qua 2 thế kỷ cũng gần như không mắc bệnh hiểm nghèo, chỉ ốm sơ sơ vài ngày rồi lại khỏi. Ông Thật làm ở Trạm đã gần 20 năm nhưng chưa thấy cụ già nào phải điều trị thuốc dài ngày.
Ông Hoàng Văn Hương, Chủ tịch Hội Người cao tuổi của xã, năm nay ngoài 70 nhưng nom còn khỏe lắm. Mái tóc mới điểm vài sợi bạc. Nước da tươi nhuận, giọng nói sang sảng. Trong căn bếp ấm cúng ở nhà sàn rộng mênh mông, ông Hương tư lự rồi đưa ra một phép so sánh đến lạ: “Cái anh y tế ở đây nhàn rỗi nhưng tôi lại bận bịu suốt. Bởi lẽ thành viên Hội Người cao tuổi của xã luôn cao hơn các nơi khác. Nếu ở đây tổ chức lễ khao thượng thọ, rồi thượng thượng thọ cho tất cả các cụ, e rằng quỹ hội thâm hụt nặng”. Nói vậy chứ ông Hương luôn tự hào vì người già nơi đây khỏe mạnh, dẻo dai hơn người.
Hiện Mường Lựm có 45 cụ tuổi từ 80 - 115, trong đó có 2 cụ 115 tuổi, 1 cụ 100 tuổi (các cụ hằng năm đều được Chủ tịch nước tặng lụa), 3 cụ trên 90 tuổi và 40 cụ trên 80 tuổi. Người thọ nhất ở đây là cụ Hoàng Thị Sé, 130 tuổi, cụ mất năm 2009. Con gái của cụ là bà Hoàng Thị Bông năm nay bước sang tuổi 81.
Theo lời ông Hoàng Văn Mến, Bí thư Đảng ủy xã, sở dĩ các cụ sống thọ là vì được sống trong môi trường thiên nhiên trong lành, và một điều hết sức quan trọng, đó là: Làng bản, con cháu đoàn kết, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định. Ở Mường Lựm, các cụ tuy cao tuổi, nhưng vẫn chịu khó lao động, không ỷ lại vào con cháu. Chả thế mà có ông, bà đã gần 80 tuổi vẫn ở riêng, ngày ngày leo dốc, lên rừng, xuống núi chăn nuôi, hái lượm…
Theo Thuần Việt (Báo TNVN


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 18 2022, 08:34 PM
Bài viết #4


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Lễ hội đền Bà Chúa (5 năm tổ chức 1 lần), đến ngày làm lễ rồi nhưng 2 năm covid nên tạm ngưng, năm nay 2022 chắc khó tổ chức vì dịch hãy còn????

Từ Liêm - Hà Nội - Việt nam
Điểm du lịch được yêu thích tại Từ Liêm, Hà Nội

http://saigontoserco.com/files/news/khethuong(1).jpg

Lễ hội đền Bà Chúa
Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh.

Giới thiệu Lễ hội đền Bà Chúa
Lễ hội đền Bà Chúa
Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh.



http://saigontoserco.com/files/news/khethuong(1).jpg



Anh Linh Tự do công chúa Túc Trinh bỏ tiền bạc ra xây dựng, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, dạy dân cày cấy, lập làng Kẻ Noi (nay là xã Cổ Nhuế). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân xã Cổ Nhuế thờ Bà làm Hậu phật tại chùa Anh Linh và Thiên Phúc. Các đền, miếu trong thôn thờ Bà, lấy tên là Tối Linh Từ và tôn Bà làm Thần Chủ.

Tương truyền, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (năm Mậu Ngọ 1258), để phát triển sản xuất làm cho dân ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đã xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn đất hoang, mở rộng vùng ven kinh thành Thăng Long. Theo chiếu chỉ, công chúa Túc Trinh, con gái Vua Trần Thánh Tông (1240 -1290), đã rời cung điện ra vùng phía tây bắc kinh thành Thăng Long. Công chúa bỏ tiền bạc phát chẩn, cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, vỡ đất cấy trồng làm ăn sinh sống, thành làng, thành xóm. Sau khi lập làng Cổ Nhuế Viên, công chúa Túc Trinh đến làng An Nội, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm để làm tiếp việc ân đức.



http://media.dulich24.com.vn/diemden/le-ho...n-ba-chua-2.jpg


Sau này, ngày giỗ công chúa Túc Trinh được tổ chức ở cả hai làng An Hội và Cổ Nhuế. Đêm 30/7 âm lịch hàng năm, làm lễ mở cửa đền. Vào giờ Tý ngày mồng 1/8 âm lịch hàng năm, làm lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục do một vị bô lão trong làng đảm nhiệm, trang phục chỉnh tề, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Vị bô lão thay mặt cho cả dân làng làm việc ân đức với Chúa nên hết sức tuân thủ các điều kiêng kỵ: ăn chay một tháng, không ngủ chung với phụ nữ... Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Người nấu nước ngũ vị là đàn bà và cũng phải tuân thủ các điều kiêng cữ như vị bô lão. Trước khi làm lễ, vị bô lão rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế.



http://media.dulich24.com.vn/diemden/le-ho...n-ba-chua-3.jpg




Sau khi mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới. Y phục cũ của Chúa Bà được người ta tranh nhau lấy phần đem về để ở bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa: có phép mầu nhiệm của Chúa Bà, gia đình sẽ làm ăn hưng thịnh, tránh mọi điều xấu hoặc se thành sợi buộc vào cổ tay, chân hay đeo ở cổ cho trẻ con đi đêm không sợ ma quỷ, đêm ngủ không giật mình. Các bà già cũng lấy một miếng vải áo của Chúa Bà khâu ở vạt áo hoặc buộc vào tràng hạt để cầu mong sau này chết được Chúa Bà giúp sức chầu về cảnh tây phương cực lạc.

http://media.dulich24.com.vn/diemden/le-ho...n-ba-chua-4.jpg


Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an.



http://media.dulich24.com.vn/diemden/le-ho...n-ba-chua-5.jpg



http://www.vietnamtourism.com/imguploads/t...denbachua01.jpg


Sáng ngày mùng 1/8 âm lịch, cúng phật tại chùa Anh Linh, sau đó về đền Chúa làm lễ khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc.



http://media.dulich24.com.vn/diemden/le-ho...n-ba-chua-7.jpg



Trong ngày giỗ Chúa, dân hai làng Cổ Nhuế và An Nội phải tuân thủ theo lệ: Không rước tượng Chúa đi viễn du, không đốt pháo từ ngày 25/7 - 2/8 âm lịch. Ngày giỗ Chúa toàn dân làm cỗ chay, ăn chay. Những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Ngoài ra, các gia đình, ngõ xóm nằm trên trục đường xã Cổ Nhuế - Chèm đều sắm hoa quả, vàng, hương, đèn nến, oản, phẩm, đặt lên một chiếc bàn con kê ngoài rìa đường, dâng lên đức Chúa Bà, cầu xin Chúa ban phúc cho gia đình, làng xóm khỏe mạnh, làm ăn hưng thịnh, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Đêm ngày giỗ Chúa, tại đền có tổ chức hát chèo, diễn tuồng, múa lân, múa rồng, đọc và bình thơ rất sôi nổi.

Top khách sạn xung quanh Lễ hội đền Bà Chúa


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 9 2022, 04:47 AM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



3/ https://m.youtube.com/watch?zarsrc=30&u...eature=youtu.be



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 28 2022, 01:44 PM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/p...J5Ywa2ptA3cDRMl


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 28 2022, 01:45 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Năm 2022 rủ bạn đi tới thăm đảnh lễ tri ân công chúa đặc biệt nhất quả đất:

https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/p...18L8oWYLeUSZtdl

Hôm nay ngày giỗ công Chúa Túc Trinh con Vua Trần Thái Tông, xin sám hối mãi giờ mới nhớ ra nhờ bài viết của Vịnh Hoàng
Ngày giỗ này theo sách báo nói là có cúng gạo lứt muối vừng?
Nhưng bà bản tự thì lại KHÔNG biết?
Chiều nay 3h ngày 28/8 (ngày mùng 2?)
tớ thuê xe còn dư 2 chỗ ai đi được mời đi cùng rồi về rẽ vào ăn bữa cơm chay buffet “Thực Dưỡng” Tịnh Thực Quán???
Ai đi được báo ngay nhé?
Không đi cùng thì hẹn nhau đến quán chay TD nhé?
Tớ dana tiền xe và tiền ăn bữa chiều nay nhá?
Địa chỉ quán chay có phong cách Thực dưỡng?
Số 10 phố Huỳnh Thúc Kháng ngã tư với Nguyên Hồng gần Đài Truyền hình Hà Nội nhé chị yêu!?
Đời mình có 2 nơi này dứt khoát nên đến?
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=7684


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 28 2022, 01:47 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Thư ngỏ gửi các cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam và các bậc vua chúa, các vị tổng thống, các ĐỨC CHA, các vị Hoà Thượng; các vị Thiền sư đắc Pháp trên thế giới?
Dân tộc nào trên thế giới cũng BIẾT: ăn có nhai! Nhưng NHAI ĐẾM sẽ tự nhiên kết nối con người với nhau, với vũ trụ đang vận động.
Tiên sinh Ohsawa có quyển:
TRẬT TỰ VŨ TRỤ, ông khuyên nên đọc nó 500 lần để mở rộng nhận thức, nâng cao tầm hiểu biết cái THỰC!
NHAI ĐẾM sẽ kết nối tất cả và đặc biệt kết nối được với tâm thức của Vũ Trụ!?
Việt Nam sẽ là cái nôi của phong trào Thực Dưỡng trên thế giới một cách ngoạn mục nhất?
Và là NHÀ BẾP của thế giới?
Hội Long Hoa?
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý cân bằng âm dương: ngoài biển có đảo Hải Nam bên trong đất liền có biển hồ…
Việt Nam nằm chính cân bằng ở giữa?
Bí Pháp của VŨ TRỤ: NHAI ĐẾM!
- dù bạn là ai?
- Quốc tịch nào?
- Bạn đang ăn bất cứ gì?
- Mầu da?
- Địa vị xã hội?
- già hay trẻ
- đàn ông, đàn bà
- Ở bất cứ đâu: hoà bình hay đang chiến tranh.
V.v…
Không quan trọng… bạn đều có thể NHAI ĐẾM!
Con vật cũng biết NHAI KỸ nhưng chỉ CON NGƯỜI mới có khả năng NHAI ĐẾM: đó chính là Thiền trong khi ĂN: 2 trong 1!
NHAI ĐẾM để kết nối với chân ngã của bạn và với tâm thức của Vũ Trụ!
Bạn hãy tự mình thắp sáng để thấy đây là con đường CHUNG của toàn nhân loại!
Sẽ kết nối các tôn giáo lớn với nhau và với cội nguồn tổ tiên…
Người thầy tâm linh đầu tiên của tôi nói từ 1980 với GS PTS Hoàng Phương:
“Sau này hội nghị bàn tròn!”
Nhai đếm được tiên sinh Ohsawa khởi xướng nhưng ít người hiểu ý nghĩa gì mà tiên sinh nói: phương pháp của tôi cân bằng với phương pháp thiền? Và đem ra phổ biến Thực hành???
Những người đi giảng dạy Thực Dưỡng tại Việt Nam toàn là “tự xưng” và bỏ qua NHAI ĐẾM?
Họ bỏ qua gót chân asin này vì chưa thấu hiểu và có kinh nghiệm sâu sắc về ĐỊNH và TUỆ…
Giờ ánh sáng đã ló dạng và đây là phương pháp tự làm tự kết nối với chính mình và TỰ THẮP SÁNG… dầu bạn là bất cứ ai từ trẻ đến già, từ tội phạm đến các bậc cao tăng… tổng thống…
Nhai đếm để nhận ra điều này quí:
https://youtu.be/PBBkRsBdJdg
Và đây là minh chứng cho 40 năm chờ đợi hội đủ duyên lành.
Bài này được viết sau khi xem "Dự Ngôn Mới Nhất Về Tình Hình Thế Giới: xem phần cuối cùng ấy nhé!
https://www.youtube.com/watch?v=NpwjRYJpS1Q...
Cách đây 1 năm tôi cũng đã nói: tất cả đều phải tự thay đổi chính mình và hệ tư tưởng của mình?
Covid có mặt trái là giúp tất cả tỉnh thức để tự cứu mình bằng phương pháp cổ xưa nhất của loài người: NHAI ĐẾM!
Hãy trải nghiệm NÓ? Sao lại không? Lại từ chối NÓ? Cái mà bạn có thể tự mình kinh nghiệm giữa nhai kỹ và nhai đếm giống và khác xa nhau như thế nào?
Và duy nhất tại Việt Nam từ 700 năm trước đã có 1 bà công Chúa Túc Trinh con thứ 4 của Vua Trần Thái Tông, từ bỏ hưởng thụ đi khai hoang đất đai giúp dân trồng trọt… và
chuyên ăn cơm lứt muối vừng …
cho tới ngày nay dân làng cứ 5 năm rước lễ 1 lần là lại cúng cơm lứt muối vừng vào 30/7 âm lịch và 1/8 âm lịch tại
Hẹn gặp các bạn Thực Dưỡng khắp mọi nơi tại lễ hội nhé?
Bà bản tự trông đền thờ chúa cực đẹp nói: 5 năm tổ chức 1 lần nhưng 2 năm nay vướng cov nên chưa tổ chức được!? Không biết tháng 7 âm
Lịch năm nay có tổ chức không?
Địa chỉ đền thờ CHÚA:
392 tổ dân phố Viên 5, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
#nhaidem1
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...7687&st=0...

https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/p...J5Ywa2ptA3cDRMl




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 29 2022, 07:01 AM
Bài viết #9


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hôm nay 1 lần nữa chính thức thông báo: chả ai ở đó còn NHỚ thói quen cúng cơm lứt muối vừng xa xưa, còn chuyện có cúng cơm nắm muối vừng thì vẫn còn!?
Tôi phỏng đoán 700 năm trước thì chắc là chả có ai xa lạ với cái gọi là gạo lật…
Và đến khi đền sập xệ được khuyến khích làm lại cho đẹp như ngày nay là 134 năm (tính đến 2022) cũng không thấy nhắc đến chi tiết cúng cơm lứt…
Tuy nhiên: một tấm gương VĨ ĐẠI nhường nấy KHÔNG hề được sử sách nhắc đến?
Chỉ thấy nhắc đến các vị “vua, thần chiến tranh mở mang bờ cõi” và chiến thắng giặc ngoại xâm?
Lệch lạc cho đến bây giờ vẫn chỉ thích trang bị vũ khí hơn là khuyên dân sống đạo tri túc? Đạo đức làm người bị cả hệ thống giáo dục Toàn cầu (?) quên lãng… nên vẫn dịch bệnh và chiên tranh không chấm dứt… hoặc nếu chấm dứt tại đây là nổ ra tại chỗ khác vì một khi còn ăn thịt là còn NUÔI chiến tranh ngay trong người! Ăn thịt bị căng thẳng tự nhiên do hạ ý thức của con vật nhập vào dòng máu, tự dưng chỉ mỗi vậy đã gây căng thẳng và người ta đã phải giải trí bằng vô cùng nhiều cách của thế gian…


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Aug 29 2022, 07:03 AM
Bài viết #10


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,049
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chắc cái này phải tìm trong gia phả của vua Trần Thái Tông?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Trang V   1 2 >
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 01:08 AM