Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Canh tác theo thiên nhiên _ Nghệ Thuật Làm Vườn

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 3 2008, 09:35 PM

NGHỆ THUẬT LÀM VƯỜN VÀ CÁCH TRỒNG CÁC LOẠI RAU CỦ.

1] Hàng rào :
Việc đầu tiên chúng ta phải làm là dựng một hàng rào chắc chắn để giữ gà , vịt, heo, trâu bò và dê trừu không vào phá được.Một hàng rào bằng những vật liệu địa phương tuy rẻ tiền mà cũng được việc. Nhưng tốt hơn ta nên dùng những loại cây có lá hoặc có trái có thể ăn được để dùng làm cột hàng rào.
Càng ngày càng nhiều nông gia khám phá ra là khoai mì có thể tạo thành một hàng rào vững chắc và đồng thời sản xuất nhiều củ cho gia đình và gia súc [Hình 1]. Những gốc khoai mì nên trồng gần nhau và thỉnh thoảng phải xén ngọn khi đã mọc cao. Xén thế thân cây sẽ cứng hơn và dày hơn, do đó cây khoai mì sẽ thành những cái cột rất tốt để làm hàng rào quanh sân gà vịt hoặc sân nuôi heo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên dùng cột gỗ hoặc tre để đóng ở các góc.Ta có thể đào củ khoai mì ở hai bên hàng rào ăn năm nầy qua năm khác trong nhiều năm.Những nông gia thực tế chắc sẽ thí nghiệm loại hàng rào nầy.
2] Sửa soạn đất :
Hầu hết loại đất nào cũng có thể làm thành ra phì nhiêu được. Có khi đất xung quanh nhà của ta đã phì nhiêu sẵn rồi mà không biết.Nhưng nếu đất xấu quá thì có thể ta phải bón thêm phân hối hoặc phân hóa học mua ngoài thị trường.Chúng ta chỉ việc sửa lại cho đất tốt và giữ cho tốt mãi như thế.
Đất tốt cần hai điều kiện. Một là đất xốp dễ làm. Hai là có nhiều chất nuôi dưỡng cây. Chúng ta nên biết rằng phương pháp tốt nhất để tạo cho đất có hai điều kiện nầy là dùng thật nhiều phân hữu cơ, như là phân súc vật và lá cỏ, rơm và nguyên liệu tương tự.
3] Cày bừa :
Cày hoặc xới làm cho lớp đất trên mặt lộn xuống dưới không phải là phương pháp hay vì rễ cây hút hầu hết thức ăn nuôi cây ở lớp đất trên mặt. Nếu khu vườn được khởi công trồng trọt vào lúc cứng quá, thí dụ như khi phá một phần thửa ruộng để làm vườn, chúng ta có thể phải dùng một cái cuốc sới cho mặt đất sốp.
Nếu trên chốc có nhiều cỏ dại đã chết, các bạn cứ để chúng nguyên đó.Những cây cỏ nầy sẽ thối và làm cho đất phì nhiêu hơn. Những đám cỏ sống phải được nhổ đi và bỏ vào đống phân ủ, hoặc cho heo ăn.
Dun đất là bạn của nông dân, vì nó làm cho đất sốp và khí trời lọt vào được. Khi khu vườn có nhiều phân ủ thì số dun sẽ tăng lên gấp bội.
Sau khi hoàn tất công cuộc sửa soạn dễ dàng nầy,đất vườn có đủ điều kiện để ta có thể trồng hấu hết các thứ rau. Chỉ cần có một điều là phải đánh luống theo khoảng cách cần thiết cho các loại rau sẽ được đem trồng.
4] Làm cỏ và trồng trọt :
Sau khi trồng rau xong thì sẽ có sự ganh đua giũa rau trồng và cỏ dại. Lúc đó cần phải nhổ cỏ bằng tay cho đến khi rau đã lên khá cao. Sau đó ta có thể dùng cuốc để làm cỏ được. Có nhiều nông gia khuyên nên trồng trọt chung quanh các cây cối. Nhưng nhiều người khác lại không đồng ý về chuyện nầy, nhất là vào mùa nắng, vì họ tin rằng sới mặt đất cho sốp sẽ làm cho đất chóng khô và do đó mà thường làm hư những rễ cây. Để khỏi phải trồng trọt và làm cỏ, chúng ta phải áp dụng phương pháp phủ đất.
5] Phủ đất :
Phủ đất là một phương pháp cũ kỹ đặt những chất hữu cơ như rơm, cỏ đã cắt, là cây và những thứ tương tự lên mặt đất, xung quanh cây cối hoặc giữa các luống. Trong một vài trường hợp người ta chỉ phủ giữa các luống mà thôi. Đối với những cây và những bụi lớn hơn, như là bắp, cà chua, đậu bắp, hồ tiêu, và cây ăn trái, ta nên phủ ngay xung quanh thân cây.
Sau đây là một số lợi ích của phương pháp phủ đất :
1] Giữ cho cỏ không mọc lên được
2] Hút nước mưa và nước tưới, và giữ mưa lớn khỏi cuốn mất lớp đất màu trên mặt.
3] Mùa nắng, phủ đất giữ cho nắng không làm cho đất khô mau và giữ cho nước tưới khỏi phí phạm. Dù những ngày thực nóng, nếu ta dở đồ phủ lên, đất bên dưới sẽ vẫn ẩm.
4] Trong đôi ba tháng những chất phủ hư nát và thành phân bón hữu cơ có thể trộn vào với lớp đất trên mặt.
5] Phủ đất bớt được công việcdọn đất ở xung quanh những cây đang lớn.
6] Nhờ phủ đất, công việc làm cỏ bớt đi hầu như không có.
Vì thế, phủ đất giảm được lao công, sản xuất mùa màng tốt hơn và bớt được tiền phân bón [Hình 2 và 3].
6] Dẫn nước và tháo nước :
Vào mùa mưa chúng ta phải có cách làm cho thoát nước bằng cách đào những rãnh giữa các luống và đào những đường mương để cho nước chảy xuống một chỗ thấp. Nếu đất không thoát nước trong mùa trồng trọt, tốt hơn ta nên đánh những luống cao hơn, như thế rễ sẽ không bị ngập nước lâu, dù trồng loại cây chịu được nước lâu hay không chịu được ứng thủy.
Dù trong mùa nắng, vườn cũng không cần phải được tưới nước hằng ngày. Đất cũng giống như một mảnh giấy thấm. Nếu đất chắc, nước ở dưới sâu sẽ lan lên mặt đất chỗ có rễ cây. Tuy nhiên, nếu trời không mưa thì đất phải được tưới nước khi bị khô quá.
Công việc tưới nước phải đều đặn, vì để đất lúc khô lúc ướt xen kẻ nhau rất hại cho nhiều thứ rau cỏ. Nhiều nước quá thường cũng tai hại như thiếu nước. Vì vậy trong mùa trồng trọt ta phải giữ cho đất ẩm đều.
Khi cây đang ở trong thời kỳ mọc mầm thì năm phân sát mặt đất phải ẩm luôn. Về sau nầy, 5 phân sát mặt đất có thể khô được, nhưng 25 phân bên dưới phải giữ cho ẩm.
Có hai phương pháp tưới vườn. Một là dùng một cái vòi hay một cái thùng để đổ hoặc phun nước lên cây hoặc xung quanh cây. Hai là cho nước chảy vào những rãnh hoặc mương dẫn nước giữa các luống. Phần lớn các nông gia cho rằng phương pháp dùng đường mương dẫn nước tốt hơn.
Dùng đường mương dẫn nước ta có thể chắc chắn là nước sẽ thấm đến tận rễ cây. Một phần nước sẽ thấm xuống bên dưới rễ và giữ cho đất dưới sâu ẩm, do đó cũng giữ cho mặt đất khỏi khô kiệt. [Hình 4].
Trong khi đặt hệ thống dẫn nước cho những thứ rau, những luống phải đánh cho bằng để nước khỏi chảy đi mau quá không kịp thấm vào đất. Nên làm những đê cản nước bằng cách dựng một tấm ván hoặc lấy cái xuổng đắp lên để giữ nước ở lại lâu trong các đường mương [Hình 5].
Tốt nhất nên tưới cây vào lúc xế chiều, sau khi mặt trời đã xuống thấp. Một phương pháp giản tiện để dẫn nước từ giếng đến các mảnh vườn là dùng ống tre hoặc ống sắt [Hình 6].
7] Luân chuyển mùa màng :
Sau khi thu hoạch một vụ thì tùy theo mùa ta lại phải trồng một thứ khác ngay để khỏi bỏ đất hoang một thời gian nào. Mỗi loại cây lại lấy mất của đất một chút gì, nhưng lại cho trở lại một chút gì khác.Dùng phương pháp luân chuyển những mùa màng từ khu nầy sang khu khác ở trong vườn, đất có thể được nghỉ nhờ một loại cây và đất có thể phì nhiêu hơn lên nhờ loại cây khác mà chúng ta trồng thay vào đó.
Ta nên luân chuyển mùa màng dù cây cối trồng một lần mà đem lại hoa màu hàng mấy năm hay những mùa hàng năm những cây phải được trồng lại mỗi năm mỗi mùa. Đừng trồng đậu ,bắp,cà chua và các thứ khác mãi một chỗ mùa nầy sang mùa khác. Dùng lối thay đổi chỗ mỗi vụ, đất sẽ phì nhiêu lâu hơn và cây trồng cũng mạnh hơn.
Những loại rau như đậu bò [cowpea], đậu nành, đậu phụng [lạc], đậu tây, đậu ván, đậu xanh và đậu đen rất tốt để trồng tiếp theo lúa bắp cùng các loại mùa màng hút nhiều chất mùa như khoài lang và khoai mì. Những rễ các cây nầy hút một chất hơi trong không khí, mà ta không thể nếm được hoặc nhìn được, và làm cho đất có thêm chất màu. Loại hơi nầy gọi là ni-tô-den, một chất có nhiều trong các loại phân bón mà ta có thể mua được ngoài thị trường.
Dùng phương pháp trồng đậu và các loại rau khác để chế tạo “chất-bón ni-tô-den” ta làm cho đất phì nhiêu mà không tốn tiền. Ngoài ra, những hoa màu nầy có thể dùng để ăn hoặc đem bán.
Một lợi điểm khác của phương pháp luân chuyển mùa màng là đất có thể “nghỉ”. Thật vậy, thay đổi cách xử dụng đất thức nhiều cũng là một hình thức nghỉ. Chẳng khác gì một nông gia sau khi làm lụng mệt mỏi ngoài đồng trở về thấy người ta đang chơi thể thao, đá banh hay nhảy múa. Bác ta quên mệt, hăng hái tham gia và cảm thấy được “nghỉ ngơi” nhờ thay đổi hoạt động.
8] Trồng nối tiếp :
Hầu hết các loại rau đậu trồng trong vườn có thể trồng trong khoảng hai ,ba tháng hoặc hơn nữa. Vì vậy trong vườn ta không nên theo phương pháp trồng ngoài ruộng. Người làm vườn của nhà phải áp dụng cách dùng thời gian dài để trồng trọt, bằng cách cứ hai hay ba tuần lễ lại trồng một ít. Làm như thế, hoa màu sẽ không đến cả một lúc mà sẽ đến dần dần trong một thời gian dài. Bạn hãy thử thí nghiệm vào những thời gian khác nhau trong vườn riêng, và nhờ đó bạn biết được cách làm cho mùa trồng trọt trong ấp kéo dài thêm ra.
Thí dụ như trường hợp đậu bắp, ta có thể trồng một luống tuần nầy, một luống khác vào khoảng ba tuần sau, và tiếp tục làm như thế cho đến khi có được bốn, năm luống hoặc hơn nữa. Như thế một gia đình có thể có đủ đậu bắp ăn liên tiếp hàng ba hay bốn tháng. Một lợi điểm khác của phương pháp trồng nối tiếp là nếu hỏng luống nầy thì còn các luống khác mà ăn [Hình 7].
9] Trồng gì
Người ta chọn các loại rau để trồng vì người ta thích mùi vị của những thứ rau nầy. Ngoài ra, người ta còn trồng một vài loại rau vì giá trị dinh dưỡng của nó. Cũng có loại hoa màu được chọn căn cứ theo tính chất hợp thổ ngơi, hoặc vì nó làm cho đất phì nhiêu hơn. Người ta thường thích những loại cây ít bệnh tật và chống được côn trùng. Người ta còn trồng những thứ rau để dùng làm thức ăn cho heo, gà vịt và các gia cầm khác.
10] Cách thức trồng trọt :
Về mỗi loại rau định trồng, trước hết người ta phải tìm biết những phương pháp trồng trọt. Những phương thức trồng trọt do sở khuyến nông cung cấp có thể giúp người ta rất nhiều trong công việc nầy. Nhưng còn có một nguyên tắc căn bản mà người làm vườn nào cũng phải biết là không nên đánh cây lên để trồng lại trừ phi điều nầy cần thiết không thể đánh được. Những loại rau dưới đây phải được trồng trong những hộp ươm trước thì mới thu được kết quả tốt đẹp :
1- Hồi hương 2- Củ cải đỏ
3- Cải bắp 4- Bông cải
5- Cà tím 6- Xà lách
7- Hột cải 8- Hành tây
9-Cải bẹ 10- Hồ tiêu
11- Rau muống 12- Cà chua
11] Cách làm hộp ươm giống :
Nên dùng một cái hộp phẳng có thể đặt trên mặt đất một cái hộp ươm cao chừng 7 phân rưỡi, rộng 30 phân và dài 45 phân. Cái hộp như thế khá rộng để chứa đủ hạt giống cho vườn, nhưng ta vẫn có thể đem đi đem lại dễ dàng. Đáy hộp phải có những kẽ hở giữa các tấm ván hoặc có đục lỗ để thoát nước [Hình 8].
Đất trong hộp không cần phân bón, vì cây ươm không ở lâu trong đó. Đất tốt nhất cho hộp ươm giống là một phần đất, một phần phân ủ đã ải và một phần cát. Chộn kỹ và sàng qua một lớp dưới để loại bỏ những mảnh lớn. Ở đáy hộp, chúng ta để những mảnh sành vở hoặc một ít đá cuội để che những kẽ hở và những lỗ mà nước vẫn thoát được. Sau đó đặt một lớp rêu hoặc rơm để đất khỏi bị trôi mất. Sau đó đổ lên chốc đám rêu hoặc rơm loại đất chộn cho hộp ươm lên tới cách miệng hộp 1 phân rưỡi, và lấy một mảnh ván ấn xuống.
Trên mặt đất trộn, chúng ta dải một lớp mỏng đất thất mịn hoặc cát đến cách miệng hộp ½ phân [hình 9].
Nếu chúng ta chỉ muốn trồng ít hạt thuộc loại nào đó, chúng ta có thể dùng một chậu hoa hoặc một cái hộp thiếc nông lòng; cách sửa soạn giống như sửa soạn hộp ươm giống.
12] Trồng trong hộp ươm :
Trước khi gieo hạt giống trong hộp ươm, làm cho đất ẩm bằng cách tưới nước, hoặc tốt hơn nữa bằng cách để hộp ươm ngập một nửa trong nước cho đến khi đất hút đủ chất ẩm.
Khi gieo hạt, chúng ta có thể dùng một miếng gỗ mõng, như là một mảnh của hộp xì gà, hoặc một cái que nhọn để vạch thành những luống [đường] đều nhau. Những luống nầy phải sâu gấp đôi so với kích thước của những hạt giống. Sau đó chúng ta lấy đất vụn phủ kín và hơi ấn nhẹ lên.
Hộp ươm phải để trong chỗ râm, nhất là khi những hạt giống chưa mọc mầm, vào mùa nắng chúng ta có thể phủ cái hộp bằng một tờ giấy để giữ cho nó khỏi khô mau quá. Nếu hạt giống thuộc loại hay bị kiến ăn, chúng ta có thể làm những cái chống hoặc đóng chân để đặt vào những lon nước [Hình 10].
13] Tỉa bớt :
Nếu số lượng hạt giống vừa phải và gieo đều thì khỏi cần phải tỉa bớt cây con, nhưng thường thường các nông gia hay gieo hạt giống quá nhiều so với số lượng cần thiết. Để có những cây non mạnh mẽ, ta nên nhổ bớt những cây chen chúc nhau quá cho những cây còn lại có rộng chỗ để mọc.Trước khi tỉa ta phải sửa soạn sẵn một hộp ươm khác cho những cây bị nhổ lên. Trước khi nhổ những cây con, hộp ươm phải được tưới nước cho đất lỏng ra. Tỉa cây phải dùng một cái que nhọn lớn bằng cây bút viết để nhấc cây ra khỏi đất mà không làm đứt rễ. Cây nhổ lên phải được trồng vào hộp ươm đã sửa soạn sẵn và tưới nước nhè nhẹ.
14] Trồng lại :
Những cây nhỏ cần trồng lại phải để mọc khá lớn để chịu đựng được sự đào lên trồng xuống. Chúng ta phải nhớ tưới nước hộp ươm trước khi nhổ những cây con lên cho dễ nhổ và khỏi đứt nhiều rễ. Trong khi nhổ ta phải dùng một cái que nhỏ đào thêm một ít đất dính vào rễ. Một cái bay làm vườn, một con dao nhỏ hoặc một cái que mỏng là dụng cụ tiện lợi để đào những cây ra khỏi hộp ươm. Đồ đựng để chuyển những cây nhỏ là một cái giỏ con nông lòng hoặc một tàu lá chuối. Dùng con dao con, cái bay hoặc cái que, người ta đào một cái lỗ nông trong đất và cẩn thận đặt cái cây con vào đó ở cùng độ sâu như trước, không tơ hề đến cục đất xung quanh đám rễ. Cái cây phải được giữ thẳng trong tay và cái lỗ được lấp đi cho đến khi xung quanh thân cây thành một mô đất nhỏ. Ta phải lấy tay hơi ấn đất xuống, nhưng phải cẩn thận đừng làm quá mạnh để khỏi đứt rễ.
Cây con mới trồng lại phải được tưới nước ngay. Nước sẽ ép nhẹ đất quanh những rễ và xung quanh thân cây sẽ chũng xuống. Chỗ chũng nầy phải được lấp đầy hoặc phủ bằng đất rời để đỡ thân cây và giữ nước khỏi bốc hơi mau và đất ẩm khỏi đóng bánh xung quanh cây. Trồng lại phải có hàng lối tùy theo cây.
15] Hộp ươm hiệp lực :
Trong những vườn nhà, chúng ta muốn trồng các thứ rau luôn luôn, để có thể hái ăn dần trong nhiều tháng. Nếu cứ hai hay ba tuần mỗi người lại gieo một hạt giống thì mất công và rắc rối quá. Tại nhiều làng ở Phi Luật tân những nông gia tập hợp lại, và mỗi người được cắt cử gieo một loại hạt giống nào đó trong hộp ươm của mình để cho các láng giềng đến lấy về trồng lại vào vườn riêng.
Một gói hột giống thường thường dư nếu chúng ta trồng một khu vườn. Nếu chúng ta xin hạt giống của chính phủ, chúng ta sẽ được dễ dàng nếu chúng ta lấy danh nghĩa một nhóm người để xin đủ cho tất cả chúng ta hơn là xin mỗi thứ một gói cho mỗi thửa vườn. Người cầm đầu có thể chọn một nông dân để trồng một hộp hạt giống rau diếp cho tất cả mọi người, một người nữa trồng cà chua, và cứ thế, cho tất cả các loại hạt giống. Hai hay ba tuần sau người nông dân được cắt cử lại ươm một hộp hạt giống nữa cũng thứ rau đó, để cho việc trồng nối tiếp có thể được thực hiện một cách dễ dàng.
16] Chọn lựa hạt giống :
Tiền mua hạt giống mà chúng ta dùng chỉ là một phần rất nhỏ của tiền hoa màu mà chúng ta thu hoạch được.Để được tưởng thưởng cho công lao và thì giờ săn sóc vườn tược của chúng ta phải luôn luôn dùng hạt giống tốt nhất mà chúng ta có thể kiếm được. Nhân viên Sở Khuyến nông có thể cung cấp cho chúng ta hạt giống chọn lọc của hầu hết các loại rau cỏ trong nước và một số hạt giống nhập cảng. Nếu chúng ta áp dụng phương pháp Hộp Ươm chung, người nông dân gieo hạt giống nào thì được quyền chọn để lấy hạt giống của bất cứ người nào có tham gia trồng bằng hạt giống đó.
Nếu chúng ta trồng bằng hôm hay bằng củ, Chúng ta phải chọn ở những cây cái khỏe mạnh và có một sức sản xuất khá về phẩm cũng như về lượng.
17] Sới đất :
Sới đất là giữ cho đất khỏi bị cỏ mọc ám, và đất được sốp dễ sới lên. Trong vườn, cái cuốc là dụng cụ tốt nhất để làm công việc nầy, nhưng bồ cào cũng dùng được. Nông dân nào cũng có thể làm lấy cái bồ cào bằng những que nhọn bằng tre.
Sới đất phải giữ đừng bao giờ sới sâu quá để chạm vào rễ. Về đậu ,cà chua và bắp ta phải sới đất thật nông mới được.
18] Phương Pháp Trồng Trọt Trong Vườn :
Có nhiều phương pháp khác nhau để sửa soạn khu vườn của chúng ta.Nhờ kinh nghiệm chúng ta biết cách sửa soạn nào tốt nhất tùy theo với đất đai và khí hậu của xã ấp, và các loại cây khác nhau.
Trồng thành hàng : Một “hàng” là một luống rất nhỏ để trồng hạt giống. Ta có thể soi hàng nầy bằng một cái gậy nhọn hoặc bằng góc một lưỡi cuốc, và được soi sâu hơn kích thước của hạt giống một chút.
Trồng thành luống : Một cái luống hoặc mương hình chữ V cốt để trồng sâu, và để tưới nước rễ cây. Người ta trồng luống những giống bắp [ngô], dưa và bầu. Hạt giống được giống bên cạnh luống, và khi cây lớn lên, ta lấy cuốc kéo đất ở bên kia luống xung quanh cây, làm cho cái cây như mọc trên một đống đất tròn nhỏ và làm mất luống đi.
Trồng thành mô : Người ta thường hay trồng 3 hay 4 cây trong một vòng tròn nhỏ, đường kính từ 30 đến 45 phân.Thường người ta trồng gấp đôi số hạt giống trên các mô cách đều nhau, và khi cây đã cao lên, người ta sẽ nhổ tất cả chỉ để lại cây mạnh nhất.
Trồng sen kẻ : Có một cách để thu được số sản xuất tối đa và có nhiều loại hoa màu khác nhau trong khu vườn nhỏ của chúng ta là trồng các loại mau lớn giữa những loại lớn chậm. Chúng ta cũng có thể trồng thêm một loại giữa các luống sắp sửa thu hoạch. Thí dụ, ta có thể trồng cải bắp [ngô] một tháng trước khi bẻ ông.
19] Khoảng Cách Giữa Các Cây :
Trong những bài chỉ dẫn trồng trọt cho những loại rau cỏ chúng ta thấy những lời chỉ dẫn về khoảng cách giữa các luống. Chúng ta không bị bó buộc phải theo đúng những ý kích nầy, bởi vì các nông gia theo những cách thức khác nhau. Nhiều chuyên viên bảo rằng chúng ta phải trồng bắp thành luống cách nhau một thước. Điều đó có thể tốt cho những thửa ruộng lớn vì người ta cần chỗ rộng để người nông dân với con trâu kéo đằng trước có thể đi giữa các luống được. Nhưng trong vườn nhà chúng ta có thể trồng sát nhau hơn thế, vì chúng ta có thể sới đất bằng tay, và vì chúng ta có thể bón nhiều phân trong vườn hơn là ngoài ruộng rộng lớn. Chúng ta sẽ theo những điều mà kinh nghiệm đã dạy cho chúng ta về khoảng cách như thế nào tốt nhất, để chúng ta có thể làm cho chỗ chúng ta ở thành chỗ có nhiều rau cỏ. Chúng ta có thể thực hiện được điều nầy nhờ chăm sóc đất đai cẩn thận.
20] Bệnh Tật và Côn Trùng Phá Hoại Cây Cối :
Người nông dân nào cũng có lúc phải làm chiến sĩ, tranh đấu chống những kẻ thù của vườn tược. Côn trùng, sâu bọ và bệnh tật là những kẻ thù chính.
Đây là một điều lạ kỳ mà nhiều nông dân đã nhận thấy về những bệnh của cây cối. Nếu chúng ta có đất phì nhiêu, với nhiều lá, cỏ và rơm ải lẫn trong đó tạo thành những hóa chất tự nhiên, và nếu chúng ta dùng hạt giống mạnh và săn sóc cẩn thận vườn của chúng ta, cây cối chúng ta trồng sẽ ít khi đau ốm. Cây cối như thế, cũng như đứa trẻ, cha mẹ khỏe mạnh, có nhiều đồ ăn bổ dưỡng và sống trong căn nhà sạch sẽ khang trang, sẽ ít đau ốm hơn những trẻ khác. Cơ thể của nó chống lại được nhiều bệnh tật, dù rằng trong khi đó nhiều đứa khác mắc phải. Chúng ta đã thấy điều nầy xẩy ra nhiều lần. Chúng ta phải nhớ rằng cây cối cũng chống được bệnh tật nếu được nuôi dưỡng tử tế và săn sóc cẩn thận.
Có nhiều thứ thuốc khác nhau để đem ra dùng chống lại những kẻ thù của vườn tược. Nhiều thứ thuốc được chế tạo dưới hình thức nước để phun hay bột để rắc. Vì mỗi nông dân phải có một ống phun thuốc để dùng khi côn trùng , sâu bọ và bệnh tật phá hoại cây cối của mình. Nếu mình không thể mua riêng một cái ống bơm phun thuốc, chúng ta hãy theo tinh thần cộng tác tập hợp mấy người láng giềng lại với nhau và mua chung một cái cho mọi người dùng. Chúng ta không phải là những “bác sĩ” chuyên về bệnh tật và côn trùng phá hoại cây cối, vì thế chúng ta không thể biết hết các phương pháp chống lại những kẻ thù. Mỗi khi chúng ta một bệnh tật hoặc một con côn trùng nào phá cây cối mà chúng ta không biết thuộc loại gì, chúng ta nên đi mời “bác sĩ” chữa cây cối, đó là nhân viên Sở khuyến Nông. Thường thường ông nầy có thể bảo chúng ta biết phải làm gì, và chúng ta có thể kiếm thuốc men đó ở đâu. Nêu ông ta không biết , ông ta có thể nhờ nhiều người trong chính phủ là những người có thể chỉ cho ông ta, và ông ta sẽ bảo lại chúng ta. Nhưng điều quan trọng nhất mà chúng ta phải nhớ là điều mà chúng tôi đã nói ở trên : “Những cây khỏe mạnh trên đất phì nhiêu ít khi bị bệnh” .
21] Chỉ Dẫn Cách Trồng :
Mỗi loại rau chúng ta trồng lại có một thói quen khác nhau. Chúng ta đã biết được lúc nào nên trồng, cách thức săn sóc, khỏang cách giữa cây nọ với cây kia, và thời gian gặt hái của nhiều loại rau.
Bây giờ là lúc chúng ta sắp sửa thành lập một cái vườn, chúng ta sẽ muốn trồng nhiều loại rau khác mà chúng ta chưa thử bao giờ. Để thành tựu trong việc trồng những loại rau cỏ mới, chúng ta phải hỏi ý kiến của nhân viên Sở Khuyến Nông về cách thức chỉ dẫn trồng nhiều loại rau hợp với vườn rau của nhà riêng.
22] Nấu Nướng :
Trong nhiều bài chỉ dẫn về rau có một đoạn nói về cách nấu nướng. Hầu hết các bà nội trợ đều biết cách nấu nướng các thứ rau đậu một cách khéo léo ngon lành. Đoạn nầy được viết ra để dành cho những người lần đầu tiên thử nấu một trong những thứ rau mà chúng tôi đã nói trong bài nầy.
Có một điều quan trọng chúng ta đang học lại của những tay đầu bếp là bất cứ loại rau nào chúng ta cũng đừng nấu với nhiều nước quá và đừng nấu lâu quá. Các bà ở thôn quê đã biết từ lâu rằng nếu chúng ta nấu lâu quá, mùi vị của các món ăn sẽ kém ngon đi.
Bây giờ các bác sĩ lại cho chúng ta biết thêm một lý do khác nữa. Họ đã khám phá ra rằng nấu nhiều nước quá làm cho rau đậu mất nhiều chất quý báu mà thân thể chúng ta cần dùng. Khi chúng ta đổ bỏ nước rau, chúng ta thường đổ mất phần bổ dưỡng nhất của rau.
Một bà ở thôn quê nổi tiếng về nấu nướng đơn giản mà lại ngon miệng có nói rằng :
“ Với những thứ rau tươi, tôi chỉ dùng vừa đủ nước để có thực nhiều hơi nước và để cho hơi nước nấu chín rau.
“ Một khi rau đã mềm, nhưng không rừ quá, tôi mới bắt cái nồi ra khỏi bếp.
“ Nước còn lại trong nồi tôi thường chắt ra để cho vào nồi súp.”


Gửi bởi: DIEUHANG Jun 4 2008, 11:05 AM

Bạn Huynhdoan đưa bài nghệ thuật làm vườn hay quá, thật bổ ích cho những người mới bắt đầu thử tập làm vườn như tôi. Tôi mới thử tự trồng rau(vì đang trong thời gian trị bệnh không dám mua rau ngoài chợ) nhưng lần đầu thử trồng rau có công mà không có rau ăn phải từ từ rút kinh nghiệm cho những lần sau thôi. Bài của bạn sẽ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm làm vườn cho tôi. Rau cải dễ trồng hơn còn tạm được chứ như rau cà rốt thì hình như không phù hợp với khí hậu ở đây thì phải (Đồng nai) vì tôi đã mua hạt giống về trồng nhưng không thấy lên cây(hình như do kiến ăn hết hạt giống thì phải vì mới thử có một lần nên chưa biết tại sao) và tôi cũng chẳng nhìn thấy các nông gia ở đây trồng cà rốt, không biết là do không trồng được hay là do không năng suất như các loại rau khác nên người ta không trồng. Cà rốt lại là thứ mà tôi thích nhất. Bạn đã bao giờ trồng cà rốt chưa và theo bạn có phải khí hậu nóng như ở đây thì không hợp với cà rốt không? nếu bạn có kinh nghiệm gì thì chia sẻ ra nhé. Xin cám ơn!!

Gửi bởi: hasua Jun 4 2008, 01:31 PM

QUOTE(DIEUHANG @ Jun 4 2008, 11:05 AM) *
Rau cải dễ trồng hơn còn tạm được chứ như rau cà rốt thì hình như không phù hợp với khí hậu ở đây thì phải (Đồng nai) vì tôi đã mua hạt giống về trồng nhưng không thấy lên cây(hình như do kiến ăn hết hạt giống thì phải vì mới thử có một lần nên chưa biết tại sao) và tôi cũng chẳng nhìn thấy các nông gia ở đây trồng cà rốt, không biết là do không trồng được hay là do không năng suất như các loại rau khác nên người ta không trồng. Cà rốt lại là thứ mà tôi thích nhất. Bạn đã bao giờ trồng cà rốt chưa và theo bạn có phải khí hậu nóng như ở đây thì không hợp với cà rốt không? nếu bạn có kinh nghiệm gì thì chia sẻ ra nhé. Xin cám ơn!!


Tôi ở SG và tôi đã trồng thành công cà rốt trên ban công sân thượng. Tôi mua giống cà rốt Pháp, cây lên rất khỏe & dày. Tôi phải tỉa đi rất nhiều. Theo tôi, cà rốt có thể trồng ở miền Nam được, tuy không hợp khí hậu bằng các vùng mát như Đà lạt. Nên trồng vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch, khi khí hậu miền Nam cũng khá mát lại đã hết mưa. Quan trọng nhất là phải hết mùa mưa vì nếu gặp mưa to thì cây cà rốt non sẽ gãy giập hết. Cũng không nên gieo hạt quá trễ vì cây sẽ gặp mùa nắng (tháng 3, tháng 4 dương lịch) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của củ.

Cà rốt Pháp trồng khoảng 3 tháng thì được thu hoạch.

Năm vừa rồi, tôi gieo hạt cà rốt vào khoảng rằm tháng chạp, nghĩa là khoảng cuối tháng 1 dương lịch nên hơi trễ. Những lúc trời tháng 3 nắng to, tôi đi làm, ngồi trong phòng máy lạnh mà cứ thương mấy cây cà rốt héo trong nắng. smile.gif

Cà rốt nhà tôi trồng cũng có củ to, củ nhỏ. Cảm giác được ăn rau do nhà mình tự trồng thật là thích. Bọn nhóc nhà tôi mỗi sáng chạy lên sân thượng, nhổ 1 củ cà rốt, rửa sạch rồi gặm ăn ngay. Do tôi gieo hạt dày quá nên tôi cứ tỉa cây từ từ. Đến bây giờ cũng vẫn còn cà rốt để ăn. Hôm qua tôi mới làm bánh xèo nhân cà rốt.

Tôi cũng trồng 1 số loại rau thơm, rau ngót, rau bầu đất trong 1 cái ban công khác nữa. Và còn một mẩu đất nhỏ khác, tôi luân phiên gieo hạt cải xanh & rau dền đỏ. Trồng rau cũng không khó lắm nhưng cũng hơi mất thời gian vì phải bắt sâu, nhổ cỏ, bắt rệp cây...

Chúc bạn trồng rau thành công.


Gửi bởi: DIEUHANG Jun 5 2008, 12:02 PM

Bạn Huasua thân mến! Cám ơn bạn đã chia sẽ cho tôi kinh nghiệm trồng rau này. Tôi rất thích cà rốt và cứ nung nấu ý chí phải trồng được cà rốt để ăn vì chợ gần nhà tôi bây giờ toàn của TQ còn hàng của Đà lạt không thấy ai bán vì giá khá đắt so với cà rốt TQ Mà hàng của TQ thì không tốt vì họ trồng với nhiều thuốc và vận chuyển xa nên chắc chắn là họ dùng nhiều thuốc bảo quản cực độc. Khi tôi mua hạt guiống về anh trai tôi nói là ở đây không trồng được cà rốt vì khí hậu nóng mà cà rốt thì chỉ hợp khí hậu lạnh. Tôi cứ trồng thử xem sao. Lần đầu gieo hạt chờ mãi chẳng thấy cây nào lên không biết nguyên nhân do tại kiến xơi hạt giống hay do không hợp đất, ra hỏi người bán hạt giống làm sao để không bị kiến ăn. Người bán nói là trộn lẫn hạt với thuốc diệt kiến, nhưng nếu vậy thì sau này cà rôt cũng sẽ bị nhiễm thuốc diệt kiến nên tôi về nghĩ cách gieo hạt vào chậu và bôi dầu hôi xung quanh chậu để ngừa kiến, khi cây lên sẽ đánh ra nơi khác trồng, rồi cũng không thấy cây cà rốt nào ngoi lên, cũng không rõ nguyên nhân vì gieo hạt xong lại gặp lúc việc ở công ty quá bận đi làm tới khuya mới về nên không thường xuyên xoa dầu hôi được không biết kiến nó có xâm nhập vào để đánh chén trong lúc vắng người không. Ông anh tôi được một thể lên mặt mắng tôi:’’ nói không chịu nghe sao không nhìn những người làm vườn lâu năm đâu có ai trồng cà rốt đâu trong lúc mình chưa biết gì về kinh nghiệm làm vườn … ‘’Tôi bắt đầu hết hy vọng nhưng vẫn muốn thử lần thứ 3 xem trắng đen thế nào. Đang phân vân chưa biết thử lần 3 thì nên cải tiến như thế nào thì bạn đã cho tôi thêm kinh nghiệm và ý chí theo đuổi đến cùng. Có phương châm để mình định hướng rồi ..hihi .. Bạn đã thành công thì tôi cũng sẽ quyết làm cho ra kết quả mặc dầu có thể còn bị thất bại vào những lần sau nhưng tôi sẽ theo đuổi cho đến khi nhìn thấy được củ cà rốt do chính tay mình làm ra thì thôi. Theo như bạn, vậy thì tôi không gieo hạt bây giờ nữa mà chờ cho đến tháng 11,12 sẽ gieo hạt vậy. Bạn có kinh nghiệm gì về trồng rau theo kiểu không có đất mà phải tận dụng tự tạo vườn rau cho mình thì chia sẽ cho mọi người với nhé. Chúc bạn vui,tinh tấn.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 5 2008, 07:52 PM

Bạn Huynhdoan đưa bài nghệ thuật làm vườn hay quá, thật bổ ích cho những người mới bắt đầu thử tập làm vườn như tôi. Tôi mới thử tự trồng rau(vì đang trong thời gian trị bệnh không dám mua rau ngoài chợ) nhưng lần đầu thử trồng rau có công mà không có rau ăn phải từ từ rút kinh nghiệm cho những lần sau thôi. Bài của bạn sẽ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm làm vườn cho tôi
Cô ơi, đệ cũng như cô!! Có biết gì đâu mặc dù đệ có vườn [trồng cái gì đâu không!!]. Nhà đệ có nhiều sách lắm...Đệ thấy cuốn sách nhỏ nầy viết rất dễ hiểu nên...gõ lên đây để..."lưu trực tuyến"!!!
Đệ đang gõ tiếp,...về phần nói về các loại cây rau thì...chắc đệ chỉ gõ mấy loại "Dương" nhiều...Cái mà chúng ta cần là thực phẩm tạo Kiềm Dương!!!
Cà rốt lại là thứ mà tôi thích nhất. Bạn đã bao giờ trồng cà rốt chưa và theo bạn có phải khí hậu nóng như ở đây thì không hợp với cà rốt không? nếu bạn có kinh nghiệm gì thì chia sẻ ra nhé.
Để đệ kiếm bài nói về cách trồng cà rốt...rồi gõ lên cho cô tham khảo!
Đệ thì chưa có trồng lần nào! Đệ là...nhạc công...Mà chắc là đệ phải học cách làm vườn quá!! Mình trồng ăn thì...chắc cú nhất!!

Chúc bạn trồng rau thành công.

Cô hasua ơi, thế cô bón bằng phân gì? Không thấy nói đến?
Ở trên lầu mà cũng trồng rau được, thật bái phục cô!! Bái phục luôn cả sư phụ! Còn đệ, đất đai cả đống mà...trồng thứ gì đâu không [dừa,dầu gió,xoài,chuối,...] và cỏ với cỏ!!!Không có cái gì nằm trong danh mục OHSAWA!!!Ngó tới ngó lui thì chỉ có thấy rau má mọc hoang...lâu lâu đệ hái vào nấu 1 bát canh rau má...





TRỒNG RAU CẢI
Trồng rau cải là một nghề không kém phần quan trọng vì nó cung cấp rau cải xanh tươi, đầy đủ chất bổ để bồi dưỡng sức lực của con người., hao phí vì sự làm việc. Rau cải tươi là thực phẩm cần thiết, không thể thiếu, cho tất cả mọi người.
Ngày trước ở Việt Nam ta, phần đông dân chúng nghèo túng chỉ lo sao cho có đủ cơm ăn với chút ít rau cải dễ trồng để sống qua ngày chớ không mấy chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng. Ngày nay đời sống ngày càng được nâng cao, sự ăn uống cần phải quan tâm hơn. Vì có ăn uống đầy đủ và điều độ thì sức khỏe mới dồi dào, thân thể mới tráng kiện, mọi bệnh tật lánh xa, năng lực làm việc tăng thêm và đời sống mới có nhiều hạnh phúc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG NGHỀ TRỒNG RAU

ĐẤT
Muốn trồng rau cải nên lựa đất bằng phẳng, thấp quá thì sợ oi nước; đất cát quá thì mau khô, đất sét nhiều thì dẽ, khó vun xới và hay oi nước. Nên lựa đất cát pha, xốp, có nhiều mùn. Mùa mưa và mùa nắng thì trồng trên đất giồng, mùa nắng thì đất giồng và ruộng triền đều trồng được. Nếu không tìm được đất và có đủ điều kiện thích hạp thì ta cũng có thể sửa đổi tánh chất đất bằng cách vô nhiều phân chuồng, tro, trấu, phân lá cây, rơm rác mục, phân bánh dầu, tóm lại là phân được chế tạo do các động vật, thực vật phế thải hay các phó sản canh nông. Những chất nầy giúp cho đất cát hút nước và giữ nước và ngược lại làm cho đất thịt và đất sét trở nên xốp, dễ làm và không oi nước; một phương pháp khác để sửa đổi tánh chất đất là trồng cây phân xanh vừa tăng thêm chất đạm, chất mùn, vừa sửa đất [ cây phân xanh là những cây thuộc họ đậu gieo trên khoảnh đất cần bón phân rồi chôn vùi cả thân cây trong thời kỳ sắp trổ hoa xuống đất để làm phân].
Trong nghề trồng rau cải, ta có thể sửa đất theo ý muốn hay là tạo ra một lớp đất thích hợp dày độ 3 tấc tây vì rể rau cải không ăn sâu xuống đất mà chỉ nằm gọn trong lớp đất mà ta đã tạo ra. Lẽ dĩ nhiên gặp đất xấu, cần sửa đổi hoặc tạo mới thì tốn kém hơn đất tự nhiên có đủ điều kiện thích hợp. Gặp trường hợp như vậy cần phải kiên nhẫn và công phu, nếu chán nản thì không thể nào thành.
Đất có sạn, sỏi đá gạch, miễng sành ta phải lượm ra để dùng vào việc khác như :
lót đường v.v…lần lần đất không còn những vật ấy nữa.

NƯỚC

Nước là một yếu tố rất cần thiết trong việc trồng rau. Nước ngọt tốt hơn hết, nước lơ lớ cũng dùng được, nước phèn thì khó có kết quả tốt. Vậy phải lựa chọn nơi nào gần sông, gần suối, có mội nước dễ vét giếng để không thiếu nước tưới trong mùa nắng. Mưa nhiều thì còn phải xẻ mương rãnh để thoát nước, nếu không rau sẽ chết vì bệnh thối rễ và những bệnh khác do sự quá ẩm ướt gây nên.

PHÂN

Ngoài đất, nước, điều quan trọng nữa là phân. Phân chuồng, phân trâu, bò v.v… tốt và thường dùng hơn hết. Kế đó là phân bánh dầu, phân cá tôm, lá cây, rác rến mục, tro trấu rồi đến phân hóa học.Như ta đã thấy phân hữu cơ vừa đem lại chất bổ cho cây vừa sửa đổi tánh chất của đất.. Phân hóa học là phân phụ thêm, rất nhạy, làm cho cây mau phát chớ không thể nào thay thế phân của sinh vật được. Tuy nhiên có một điều lợi quan trọng nhất là phân hóa học có thể quân bình sinh lý thực vật và do đó làm cây cối được phát triển một cách điều hòa và nhanh chóng.
Nên đào một lỗ xa nhà để đổ rác rến, đầu tôm, ruột cá, lá cây khô, lá úa và rễ rau cải, rác quét nhà, tro bếp, v.v…Khi lỗ đầy lấp đất lại độ 4,5 tháng những vật nầy mục thành phân dùng bón rau cải rất tốt. Rác rến lá cây mục nên chôn tốt hơn là đốt vì đốt chỉ còn chút ít tro mà lại mất tất cả chất đạm và chất mùn cần thiết cho việc duy trì và cải thiện lý tính của đất.

CUỐC ĐẤT

Nếu ta có một khoảnh đất lớn để làm vườn rau và cần cất nhà cửa, kho trại thì nên xây cất ở hướng Tây [hướng mặt trời lặn]. Nếu cất ở hướng khác thì nhà cửa sẽ che mất ánh nắng rất cần cho rau. Đất rộng thì chia nhiều vuông cách nhau bằng một lối đi, tối đa là 3 thước. Bề rộng mỗi vuông độ 15, 20 thước. Trong vuông chia nhiều liếp, mỗi liếp rộng độ 7 tấc đến 1 thước, líp nầy cách líp kia bằng một lối đi nhỏ độ 3 tấc. Nhờ lối đi nầy người làm vườn trồng cây, săn sóc: tưới, bắt sâu, nhổ rau v.v…
Ở nơi nào có gió nhiều như đồng ruộng, bãi biển, cần phải làm hàng rào bằng tranh,lá, đối diện với luồng gió mạnh để che bớt gió.
Mùa mưa nên làm líp nổi để cây khỏi bị oi nước. Mùa nắng làm líp chìm để khỏi bị ánh nắng chiếu gay gắt suốt ngày và đỡ tốn nước tưới vì cường độ bốc hơi nước được giảm bớt.

GIEO HỘT

Trừ những loại cây gieo thẳng tại chỗ như đậu, bầu,bí , cây có củ và cây trồng bằng hom, ngọn, phần nhiều các thứ khác phải gieo hột trước, rồi sau mới nhổ ra trồng.
Nếu có thùng có chân hoặc giàn bằng cây cao độ 6,7 tấc để gieo thì sự săn sóc được dễ dàng. Trên thùng hoặc giàn làm mái che bằng tranh, lá, rơm v.v….Mái cho làm rời ra để khi che, khi dỡ được thuận tiện. Mùa nắng có thể làm líp gieo ngay dưới đất, nhưng cần phải coi chừng kiến, dế và gia súc phá hại. Đất trong thùng gieo phải sàng cho nhỏ, trộn với đất mùn và phân chuồng thật hoai cũng đã sàng nhỏ. Phải gieo cho đều tay , đừng thưa quá, ít cây mà choán nhiều chỗ, hoặc dầy quá cây lên yếu và hao hột giống. Những hột nhỏ như hột dền thì nên trộn cát vào để gieo cho đều. Gieo rồi phải lấy rổ sàng đất nhuyễn lấp hết lại. Hột to thì lấp đất nhiều hơn hột nhỏ nhưng lớp đất phủ không bao giờ dày quá 3 ly-mét. Sàng rồi lấy tay đè nhẹ trên mặt đất đoạn lấy bình tưới riêng mà tưới để tạo một ẩm độ cần thiết cho sự nẫy mầm, có thể dùng lá cây hay giấy đã thấm nước để phủ líp ương. Nếu tưới bình tưới lỗ lớn thì hột chạy đùa, hư hết; và khi cây lên cũng phải tưới bình tưới lỗ nhỏ. Mỗi ngày phải tưới 2 lần sớm mai và chiều. Gieo hột phải coi chừng kiến tha hột, nên rắc thuốc bột sát trùng DDT, Roténone. Khi cây lên, coi chừng dỡ dần mái che. Khi nắng gắt hoặc mưa to thì đậy mái che lại. Cây con cũng cần ánh nắng để cứng cáp, nếu đậy nhiều thì cây sẽ yếu , sau đó trồng hay chết.
Phải có nhiều thùng gieo và liệu chừng gieo cho đủ cây trồng liên tiếp.
Có nơi [như một vài sở] người ta không gieo trên thùng mà gieo trong chậu trẹt, miệng rộng độ 4 tấc bề kính, đáy chậu có nhiều lỗ. Khi cây lên ít nhất độ 8 ngày, thì cấy ra líp ương [ cây có ít nhất được 4 lá].
Độ 15 hay 20 ngày sau khi cây được từ 8 phân đến 1 tấc thì bứng trồng. Cách nầy thì cây trồng dễ sống hơn nhưng tốn nhiều công.

LÀM LÍP TRỒNG

Đổ phân chuồng, nếu có thêm đất mùn càng tốt, xới đất trộn với phân cho đều rồi làm líp cao độ 2,3 tấc [bề rộng và bề dài mỗi líp, xin xem lại đoạn cuốc đất]. Nếu dùng phân lá cây mục và rác rến thì nên sàng để lấy đá, sỏi,gạch ngói v.v…lộn trong đó ra. Nếu trồng cây có củ thì phải xới đất cho sâu 2,3 tấc và làm đất rời để rể củ không bị trở ngại khi nẩy nở.

TRỒNG

Cây con gieo độ 20 ngày, cao được từ 8 phân đến 1 tấc thì nhổ ra trồng. Cây con non hay cây quá lứa lúc trồng thì mất sức. Trên líp, cây nhỏ thì trồng 3, 4 hoặc 5 hàng, cây lớn như cải bắp thì trồng 2, 3hàng. Trồng theo hình vuông hoặc hình chữ ngũ, là 4 cây ở bốn góc và 1 cây ở chính giữa. Cải củ, cà rốt, ra-đi thì gieo hàng ngang dễ săn sóc hơn hàng xuôi theo líp.
Nên trồng cây vào buổi chiều lúc trời dịu nắng. Trồng rồi tưới và che lại, độ 3 ngày cây bén rễ thì dở lá che. Cũng nên dở lá vào buổi chiều.
Các thứ rau ăn củ [trừ loại su hào] nên gieo thẳng trên líp vì gieo trên thùng ương rồi cấy lại củ sẽ bị sượng, không ngay thẳng và thường không lớn.

BÓN PHÂN

Khi làm líp, bón phân chuồng độ 3, 4 kí-lô mỗi thước vuông. Nên dùng phân đã hoai là phân lâu từ 3 tháng sắp lên. Nếu không có phân hoai mà chỉ có phân tươi thì nên tránh đừng để sát vô gốc cây, vì phân hầm nóng làm chết cây. Những cây mau ăn như cải bẹ xanh, xà lách v.v…chỉ bón phân lúc làm líp cũng đủ, rồi sau thỉnh thoảng tưới nước phân. Cải củ hoặc cây lâu ăn hơn một chút thì độ 2, 3 tuần sau khi trồng hoặc gieo thì xới đất, bón phân thêm và vun gốc.Có thể dùng phân bánh dầu đâm nhỏ, phân tôm, cá hoặc phân hóa học. Những cây cần nhiều phân hoặc ăn trái nhiều lần như: cà , ớt, bí, bầu ,đậu đũa thì phải vô phân thêm sau vài kỳ hái trái.
Muốn cho cây mau phát thì bón thêm phân muối diêm hoặc tưới nước phân hữu cơ hoặc nước phân hóa học, pha lối 30gr phân muối diêm [Sulfate d’ammoniaque] trong 10 lít nước và sau khi tưới xong, nên tưới lại một lượt bằng nước lã để rửa sạch nước phân đọng trên lá. Nước phân hữu cơ là phân trâu, bò tươi, phân bánh dầu, tôm, cá ươn ngâm ra.Nên đậy hủ phân để tránh mùi hôi thúi.

SĂN SÓC

Rau cải cần được săn sóc thường trực, nhất là mỗi ngày tưới 2 lần, sớm mai và chiều lúc trời dịu nắng. Buổi sớm mai nên tưới dưới đất, dưới gốc cây, đừng để nước đọng trên lá, vì nắng làm cho những giọt nước đó nóng lên làm hóc và cháy lá. Thỉnh thoảng nên tưới nước phân một lần mỗi tuần.
Các công việc săn sóc khác là: nhổ cỏ, dẫy cỏ, xới đất, vô phân, vun gốc, trừ sâu bọ v.v…Nên dùng chỉa nhỏ [cuốc chim] để xới đất hoặc dẫy cỏ gần gốc cây hoặc khoảng giữa 2 hàng cây. Rắc hay xit thuốc bột DDT và các loại thuốc sát trùng khác để trừ kiến, để trừ rầy mò và các loại côn trùng khác v.v… Mỗi khi thấy côn trùng vừa xuất hiện nên trừ liền đừng để nó lan tràn mau lẹ. Có khi phải xịt thuốc ngừa trước.

HÁI, NHỔ, ĐỂ GIỐNG

Rau cải vừa đến lứa thì nên lo nhổ, hái lần đừng để quá lứa ăn hết ngon, bán mất giá mà lại choán đất vô ích. Rau cải phải làm nhẹ tay, nếu không sẽ bầm dập, mau héo hoặc thúi ở những nơi dập.
Ở nước ta chưa có những nhà chuyên môn lấy giống rau cải để bán, ta phải lựa những cây tốt để lấy giống. Hầu hết các loại rau có trái đều lấy giống được. Củ cải cũng có thể lấy giống được ở trong xứ. Các loại rau ăn lá như cải bẹ xanh, cải xà lách, cải tần ô thì lấy giống rất dễ. Cải bẹ trắng cũng lấy giống được nhưng có phần khó hơn vì cải bẹ trắng có nhiều nước nên dễ thúi đọt lắm.



Gửi bởi: hasua Jun 6 2008, 08:36 AM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Jun 5 2008, 07:52 PM) *
Cô hasua ơi, thế cô bón bằng phân gì? Không thấy nói đến?
Ở trên lầu mà cũng trồng rau được, thật bái phục cô!! Bái phục luôn cả sư phụ! Còn đệ, đất đai cả đống mà...trồng thứ gì đâu không [dừa,dầu gió,xoài,chuối,...] và cỏ với cỏ!!!Không có cái gì nằm trong danh mục OHSAWA!!!Ngó tới ngó lui thì chỉ có thấy rau má mọc hoang...lâu lâu đệ hái vào nấu 1 bát canh rau má...


Tôi không bón phân cho cây, cũng không xịt bất kỳ thuốc gì cả. Sau mỗi đợt gieo hạt, tôi xới đất lên, để khô, cho đất nghỉ vài tuần. Sau đó, mua thêm đất sạch (18K 1 bao) rải lên mặt và tiếp tục gieo đợt khác. Với các cây mọc tự nhiên như rau ngót, bầu đất, rau càng cua thì tôi chẳng bao giờ bón thêm đất mới. Cây cứ tự nhiên lớn bằng khí trời & nước mưa, nước lã thôi.

Quan trọng nhất là thăm cây mỗi ngày, tưới nước, nhổ cỏ cho cây. Có con sâu nào thì bắt luôn. Tôi trồng cây cũng tùy hứng, lúc chăm lúc lười smile.gif. Cây mà được chăm sóc, nhìn ngắm mỗi ngày, cây sẽ lớn nhanh đấy. Bạn có tin không?

Nhà bạn có nhiều đất, thích thế còn gì nữa. Rau má mọc hoang, ăn cũng ngon lắm đấy. Nhà tôi có được 1 cây rau má mọc lên từ gốc cây mai, tôi đang nâng niu nó để nhân giống đấy. Mấy cây rau mọc hoang & dễ trồng như rau má, rau ngót, rau dền cơm... ăn rất ngon & đậm đà. Các loại cây gieo trồng ngắn ngày không dễ gì có vị như chúng đâu.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 7 2008, 07:50 PM

Cám ơn cô đã cung cấp những thông tin thực tiễn!!
Đệ đọc trong cuốn SỔ TAY TRỒNG RAU [Nguyễn văn Thắng,Dương văn Thiều, Đỗ Trọng Hùng] có đoạn như sau :

CÂY CÀ RỐT
Tên khoa học : Daucus carota L.
Thuộc họ Hoa tán : Umbell ferae.
1. Đặc tính sinh học và yêu cầu ngoại cảnh.
Vỏ hạt cà rốt có lớp lông cứng rất khó thấm nước, trong hạt có chứa loại tinh dầu ngăn cản nước thấm vào phôi nên hạt cà rốt rất khó nẩy mầm.
Về nhiệt độ : vốn là cây chịu lạnh, trồng vụ đông ở ta, nhưng cà rốt cũng chịu được nhiệt độ cao bất thường tới 25 độ -- 27 độ C . Để đạt năng suất cao yêu cầu nhiệt độ là 20 độ -- 22 độ C.
Về ánh sáng : cà rốt ưa ánh sáng ngày dài -- đặc biệt là giai đoạn cây con cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy, ở giai đoạn cây con, cần chú ý diệt cỏ dại để đảm bảo chế độ ánh sáng cho cà rốt.
Về độ ẩm : độ ẩm thích hợp với cà rốt là 60 – 70%. Vượt quá 75% độ ẩm đồng ruộng, cà rốt dễ bị chết vì bệnh.
Về đất và chất dinh dưỡng : là cây ăn củ nên tầng canh tác phải dày, tơi xốp, tốt nhất là đất phù sa, cát pha giàu dinh dưỡng.
2. Kỹ thuật gieo trồng cà rốt
a] Làm đất, bón phân lót : cày sâu, bừa kỹ, lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1m – 1m20.
Phân bón lót cần thật hoai mục, bón lót là chủ yếu, trường hợp cây rất xấu mới bón thúc cho cà rốt kết hợp với tưới.
Lượng phân bón cho 1 ha cà rốt :
-- Phân chuồng đã hoai mục : 20 –25 tấn
-- Phân lân nguyên chất : 20 –30kg
-- Phân kali nguyên chất : 10 –45kg
-- Phân đạm nguyên chất : 10 – 15kg
Trôn đều rồi rải vào luống khi làm đất.
b] Thời vụ gieo trồng :
--Vụ sớm : gieo tháng 7, tháng 8 đến tháng 10 tháng 11 thu hoạch.
-- Vụ chính : gieo tháng 9, tháng 10, thu hoạch vào tháng 12, tháng 1 năm sau.
-- Vụ muộn : gieo tháng 1, tháng 2, thu hoạch vào tháng 4, tháng 5.
Cà rốt gieo ăn liền chân, thường là gieo vãi cho đều. Lượng hạt cần gieo cho 1 ha từ 4kg – 5kg.
Vụ chính gieo thưa, vụ sớm gieo dày.
Trước khi gieo bỏ hạt giống vào một túi vải đập nhẹ, vò kỹ cho gẫy hết lông, sau đó trộn hạt với mùn theo tỷ lệ 1:1 bỏ vào chậu tưới nước cho ẩm, đảo đều rồi đậy lại, sau 8 –10 tiếng đồng hồ lại tưới ẩm lần nữa. Hai ngày đêm sau thì đem gieo hạt sẽ mọc đều. hạt gieo xong lấy cào trang hạt, cào đi cào lại vài ba lần cho đất phủ lên hạt rời lấy rạ phủ lên.
c] Chăm sóc :
-- Tưới nước : gieo hạt xong tưới nước ngay, mỗi ngày tưới một lần, tới lúc cà rốt mọc đều rồi thì 3 – 5 ngày mới tưới một lượt. Khi củ bắt đầu phát triển mỗi tuần chỉ tưới một lần.
-- Tỉa, vun xới : Khi cây cao 5 – 8 cm thì tỉa lần thứ nhất, bỏ những cây xấu, khi cây cao 12 – 15cm thì tỉa lần thứ hai [tỉa định vị] để lại cây nọ cách cây kia 10 – 12cm, hàng nọ cách hàng kia 20cm. Giữ mật độ 330.000 – 420.000 cây/ha.
Xới đất lúc cây cà rốt còn bé là biện pháp kỹ thuật có tác dụng rất lớn đến năng suất cà rốt, vì ngoài tác dụng làm tơi xốp đất cho củ phát triển ra, còn có tác dụng diệt cỏ dại đảm bảo đầy đủ chế độ ánh sáng cho cây cà rốt quang hợp.
Nếu cây mọc kém có thể bón thúc bằng nước phân pha loãng 10% hoặc phân đạm với lượng 12 – 13kg đạm nguyên chất cho 1 ha.
Sau khi tỉa định vị, xới lần thứ hai và cây xấu có thể thúc thêm lần nữa.
-- Phòng trừ sâu bệnh : Cà rốt ở ta thường gặp sâu xám phá khi cây còn nhỏ, rệp sáp hại khi cây đã trưởng thành. Dùng thuốc 666 – 6% bột rắc vào đất, thuốc vofatôc pha tỷ lệ 0,1%, thuốc dipterêc tỷ lệ 1/800 để diệt trừ.
Còn bệnh thường gặp là bệnh thối khô và thối đen ở trên lá trên cây và củ. Dùng granozan [4g cho 1kg hạt giống] hoặc TMTD [8g /kg hạt giống] để xử lý hạt giống trước khi gieo hoặc phun bođô 1% hay dung dịch clorua kali 0,05% lên cây. Lượng phun 400 – 500 l/ha.
3. Để giống cà rốt :
--- Vùng cao : thường gieo vào tháng 9, gieo theo hàng, hàng nọ cách hàng kia 35 – 40cm, sau này tỉa để cây trên hàng cách nhau 20 – 25cm. Sang tháng 2,cây sắp trỗ ngồng thì bón thúc thêm phân chuồng và phân kali để cho quả và hạt được chắc mẩy.
--- Vùng đồng bằng : thường chọn những cây ít lá, thịt củ dày, lõi bé, màu sắc tươi đẹp phù hợp với thị hiếu để làm giống. Thường hay chọn ở những đợt gieo sớm. Nhổ củ lên, cắt bớt đi 2/3 củ ở phía chóp rễ, chỉ lấy 1/3 củ ở phía có cành lá, cắt bỏ bớt lá chỉ để lại khoảng 20cm đem trồng lại thành hàng cách hàng 40 –50cm, cây trên hàng cách nhau 30 – 40cm [ chú ý đất để giống yêu cầu làm kỹ, bón lót nhiều hơn ở sản xuất]. Trồng xong dùng ô-doa tưới nước lã mỗi ngày một lần để giữ ẩm. Khi cây đã bén rễ chắc chắn [10 – 15 ngày sau khi trồng] thì khi nào thấy đất khô mới tưới.
Tốt nhất là nên trồng vào từ trung tuần tháng 11 đến thượng tuần tháng 12 để cho ra hoa kết hạt vào tháng 3, tháng 3 là lúc thời tiết thuận lợi và đến tháng 5 thì thu hái.
Quả cà rốt chín không đều. Ngồng hoa nào chín trước thì thu trước. Khi các lá dài chụm lại và quả chuyển từ xanh sang hơi vàng thì thu hái. Chỉ thu hái những ngồng hoa chính lấy hạt làm giống.
Hái về cho vào thúng hoặc nong nia phơi 4 – 5 nắng chùm quả sẽ khô, vò kỹ lấy hạt, làm sạch và chịn những hạt tốt làm giống.
Có thể thu được từ 5 tạ đến 10 tạ hạt cà rốt trên 1 ha.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 9 2008, 02:55 PM



CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH CHÍNH

1. Vùng đất thích hợp :
Cây mè ưa nhiệt độ cao, trên 20 độ C , tốt nhất là 22 – 28 độ C. Trong thời gian ra hoa kết trái nếu gặp nhiệt độ thấp mè ra hoa kết trái kém và hạt ít dầu.
Cây mè chịu hạn khá và sợ úng nước. Úng nước thì lá bị vàng, cây phát triển kém.
Là cây không kén đất, mè có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng loại đất thịt nhẹ tơi xốp, thoát nước, dộ chua vừa phải là tốt nhất. Tuy có thể chịu được đất hơi phèn [pH=5—5,5]nhưng tốt nhất là đất có độ pH trung tính [7] hoặc thấp hơn một chút.
Trên thực tế, cây mè thích ứng với địa bàn khá rộng ở miền Nam nước ta, từ loại đất ruộng hơi phèn ở đồng bằng sông Cửu long [nhất là đất lúa nổi], cho đến đất xám, đất đỏ ở miền Đông Nam bộ, đất cát nghèo dinh dưỡng ở vùng duyên hải trung bộ.
2. Giống :
Hai giống mè quen thuộc là mè vàng và mè đen.
--- Mè vàng [Sesamum Orientalis] : thời gian sinh trưởng 2,5 tháng, có nhiều loại : mè 6 khía, 8 khía, 10 khía. Loại mè 8 và 10 khía cho năng suất cao hơn [800kg/ha]
--- Mè đen [Sesamum Indicum] : dài ngày hơn [90 – 100 ngày] và năng suất thường cao hơn mè vàng. Giá trị xuất khẩu cao hơn mè vàng. Tuy nhiên riêng ở vùng lúa nổi đồng bằng sông Cửu Long mè đen ít được ưa thích do nó hơi dài ngày.
3. Kỹ thuật canh tác :

a] Trồng mè trên đất cao :
--- Thời vụ : cây mè có thể trồng được quanh năm, nhưng thường 2 vụ đầu mùa mưa và cuối mùa mưa đỡ phải tốn công tưới nước.
--- Làm đất : Cần cày sâu 15—20cm, nhặt thật sạch cỏ, bừa kỹ để trộn phân hữu cơ vào đất rồi trục lại cho bằng mặt. Đánh rãnh sâu 15cm, rộng 20cm để cắt thành từng liếp rộng 2m bề ngang để việc đi lại chăm sóc dễ dàng và có đường thoát nước, tránh tình trạng bị úng cục bộ khi có mưa lớn. Trường hợp đất hơi dốc thì làm liếp và rãnh theo đường đồng độ cao [đồng mức].
Công tác làm đất phải thật kỹ lưỡng cho tơi xốp, mịn vì hạt mè rất nhỏ, nếu lọt xuống khe đất to thì không mọc được.
--- Phân bón :
Trên các đất xám bạc màu, đất nhiều cát cần lưu ý bón phân hữu cơ để tăng cường tác dụng giữ ẩm, giữ phân hóa học đỡ bị trôi mất. Dùng độ 3 tấn/ha hay nhiều hơn càng tốt.
Đối với phân hóa học, cả 3 thứ đạm , lân, kali đều cần thiệt. Thiếu đạm cây mè sinh trưởng kém, thân thấp, cành nhỏ, trái ít và nhỏ. Phân lân giúp cho bộ rễ phát triển mạnh và sự ra hoa kết trái tốt. Phân kali giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt, hạt chắc và tăng tỉ lệ dầu.
Trung bình 1 ha cần độ 100 – 150kg phân Urê [hay 200 – 300kg SA] ,150 – 200kg super lân hay lân Văn Điển và 50 – 100kg Clorua kali [ có thể thay thế bằng khoảng 50 giạ tro].
Phân hữu cơ, tro, phân lân, kali và 1/3 phân Urê dùng bón lót. Phân Urê còn lại chia hai : dùng bón thúc lần 1 kết hợp với làm cỏ vun gốc khi cây cao 10 – 15cm sau khi mọc được 15 ngày, và bón thúc lần 2 khi cây mọc được 30 ngày.
--- Gieo, sạ :
Mỗi hecta cần 7 –8 kg mè giống nếu gieo theo hàng hoặc 10kg giống nếu theo lối sạ lan. Hạt mè rất nhỏ, 1000 hạt chỉ nặng 2 – 4g , do đó cần được trộn lẫn với tro hay cát theo tỷ lệ 1/20 để sạ cho đều. Nên xử lý hạt giống trước khi gieo để phòng ngừa một số bệnh sau này, bằng cách dùng thuốc Ceresan hay Falizan với tỉ lệ 1 – 2 phần ngàn [ 1 – 2g thuốc cho 1kg hạt giống].
Nếu áp dụng cách gieo, có thể gieo hạt thành từng hàng ngang trên mỗi liếp bằng cách rạch hàng cạn 2 –3cm, hoặc bấu lỗ trên hàng, gieo mỗi lỗ 3 – 4 hạt. Khoảng cách lỗ là 30cm x 15cm đối với đất tốt và 20cm x 15cm đối với đất xấu. Sau khi sạ hoặc gieo xong, cày bừa hay cào nhẹ lớp đất mặt để chôn lắp hạt mè giống.
--- Chăm sóc :
Sau khi cây mè mọc được 15 ngày, lúc trời khô ráo, đất còn đủ ẩm thì tiến hành bón phân thúc. Rải đều [ đối với cách sạ lan] hoặc bón phân tập trung theo hàng, cách gốc cây mè 5 – 10cm, đồng thời kết hợp làm cỏ, băm đất và vun gốc cho cây mè để tránh đổ ngã sau này khi gặp mưa gió lớn. Lúc này cũng tỉa bỏ các cây mọc quá dày, chỉ giữ lại mật độ 15 x 15cm nếu sạ lan và 15 x 20cm nếu gieo theo hàng. Trên các đất xám bạc màu, sau các trận mưa lớn, cần xới xáo đất để phá váng [ lớp đất đóng cứng trên mặt] để giúp cho rễ phát triển tốt.
b] Trồng mè trên ruộng lúa nổi ;
--- Thời vụ :
Xuống giống từ 15 tháng 12 đến 20 tháng 1 dương lịch năm sau. Theo kinh nghiệm, khi nước lũ vừa rút, mặt đất có lớp bùn sền sệt đến mắt cá chân là sạ được. Thời gian sạ thường là sau khi thu hoạch lúa nổi 5 –10 ngày. Cũng có năm nước lũ rút sớm, sạ mè trước khi thu hoạch lúa 5 – 7 ngày để tranh thủ độ ẩm đất.
--- Sạ lan hay tỉa hàng :
Sạ lan là cách sạ phổ biến nhất khi trồng trên ruộng lúa nổi.
Trước khi sạ, đất được sạch cỏ và được phân thành nhiều lô bằng cách cắm cây [rò] để sạ được đều. Mè được sạ lan ngay trên rạ lúa nổi. Người đi trước sạ, người đi sau dùng chà tre quét, hoặc dùng bừa lật ngược, cây chuối kéo qua 1 lượt để tất cả hạt mè được rớt xuống đất dưới lớp rạ ,có điều kiện nẩy mầm tốt.
Lượng giống dùng cho 1 ha : 7 – 10kg.
Đất thiếu rạ hay không có rạ [ do lúa nổi bị mất] thì không dùng cách sạ lan, mà dùng biện pháp tỉa hàng. Dùng bừa có khoảng cách răng 40cm bừa qua 1 lượt, sau đó rắc hạt mè theo hàng và lấp đất lại. Nên gieo vào lúc đất đủ ẩm, hạt dễ mọc mầm.
--- Phân bón :
Lượng phân bón cho 1 ha mè là :
Urê : 100 – 150kg
Super lân : 150 – 200kg
Clorua kali : 50 – 100kg
Thời gian sinh trưởng của mè tương đối ngắn, khoảng 30 – 45 ngày sau khi gieo là ra hoa, do đó cần tập trung bón trong giai đoạn đầu :
--- bón lót toàn bộ lân và kali, 1/3 lượng Urê vào 10 ngày sau khi sạ mè
--- 1/3 lưọng Urê bón lúc mè được 25 ngày, và 1/3 Urê còn lại bón lần cuối lúc mè được 35 ngày.
--- Chăm sóc :
+ Tiến hành làm cỏ lúc mè được 15 ngày và 25 – 30 ngày kết hợp với tỉa giặm những chỗ quá dầy.
+ Tưới nước : Trong 20 –30 ngày đầu, do độ ẩm trong đất còn nên có thể khỏi tưới. Suốt thời kỳ trống, chỉ cần tưới 1 –2 lần nhất là lúc mè trổ bông, kết hạt.
Có thể áp dụng cách tưới tràn nhưng không được để nước đọng lâu trên ruộng. Nếu đất còn đủ ẩm, có thể dùng máy xịt sâu để phun tưới lên lá kết hợp với 1 –2 muỗng canh phân Urê [đối với 10 lít nước].

4. Phòng trừ sâu bệnh :

Do thân lá mè có nhiều lông, lá mè có mùi hôi nên sâu phá hại cây mè tương đối ít. Thời kỳ còn nhỏ [ một tháng trở lại] lưu ý các loại sâu đất, sâu ăn tạp cắn phá lá. Thời kỳ ra hoa kết trái, có thể bị sâu đục trái. Trị bằng cách xịt thuốc Azodrin 50DD hay Methyl Parathion 50ND pha với nồng độ 1/600 , hoặc Basudin 50ND pha với nồng độ 1/500.
Các loại bệnh có thể gặp là bệnh héo khô ở thời kỳ cây con hoặc bệnh khô thân. Nếu vùng thường bị bệnh thì phòng bằng cách xử lí hạt giống với dung dịch sulfat đồng [phèn xanh] 0,5 % trong 30 phút.

5. Thu hoạch :
Đặc điểm của cây mè là ra hoa rãi rác suốt vụ nên trái chín cũng không đồng nhất.
Theo dõi khi thấy lá mè trở màu vàng và có xuất hiện nhiều chấm đen, đồng thời trái cũng ngã màu vàng và có đốm đen, lúc bấy giờ mè đã già, đa số hạt đã chín, cần tranh thủ lúc nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch sớm hạt bị lép nhiều, nhưng để trễ trái khô quá, trái sẽ nứt làm rụng hạt.
Dùng liềm hoặc dao cắt ngang gốc cây mè hoặc nhổ luôn cả rễ vào buổi sáng sớm. Bó thành từng bó cỡ 2 –3 gang tay, đem về nhà chụm các bó đứng vào nhau ủ trong 2 ngày để giúp một số hạt được chín thêm và đa số lá sẽ héo rụng bớt. Sau đó đem phơi trên sân tráng xi măng hay trên vải bạt, đệm,v.v… thêm 3 –4 nắng, trái sẽ nứt. Dùng sào , gậy đập cây mè để cho hạt rớt hết ra, sàng sảy cho sạch, tiếp tục phơi lại một nắng nữa rồi để nguội, đem tồn trữ.
Nếu thu hoạch gặp lúc mưa dầm không phơi nắng được thì tạm đem treo máng từng bó cây mè trên các sào cây hay dây kẽm giăng trong nhà.

Gửi bởi: DIEUHANG Jun 9 2008, 07:43 PM

Xin cám ơn bạn HuynhDoan nhé. Bạn đã cho tôi kiến thức về trồng cà rốt và mè. Tôi sẽ in ra và làm tư liệu để cho lần thử nghiệm trồng cà rốt lần 3 này. Theo tư liệu trên cũng như kinh nghiệm bạn Hasua đến tháng 11,12 mới thích hợp trồng cà rốt. vậy thì phải chờ đến thời gian đó mới ra tay thôi. Xin cám ơn,cám ơn!! banana.gif

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 11 2008, 06:37 AM

Cô DH ơi,
Đệ đang lục lọi tìm tòi cách trồng những thứ cây TD chủ lực...Đệ nhận thấy "hình như" chúng nó đều được trồng bằng phân hóa học và thuốc!!!
Nếu có thể chúng ta cũng nên thử trồng theo ý riêng của mình...

CÂY BÍ ĐỎ
Tên khác : bí ngô, bí ử, bí rợ, bầu lào.
Tên khoa học : Cucurbita pepo L.
1.Kỹ thuật gieo trồng :
a]Thời vụ : Gieo hạt từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Vụ gieo tháng 10 , tháng 11 sẽ ra quả vào tháng 12, tháng 1.
Vụ gieo tháng 12, tháng 1 sẽ ra quả vào tháng 2, tháng 3. Gieo sớm quá hoặc gieo muộn hơn, lúc ra hoa, quả gặp rét hoặc mưa sớm sẽ thất thu, cây mau rạc.
b] Làm đất , bón lót và trồng : Bí đỏ có bộ rễ rất phát triển nên có khả năng chống hạn rất cao. Do đặc điểm này, muốn trồng bí đỏ đạt năng suất cao cần phải làm đất sâu và kỹ. Trồng bí đỏ theo những hốc thẳng hàng, hốc sâu 30m – 40cm, rộng 40 – 50cm, cách nhau từ 2m đến 3m tùy theo đất xấu hay tốt: giữ mật độ 2000 – 2500 cây /ha, mỗi hốc gieo 5 – 6 hạt cách đều nhau, gieo hạt xong lấp lên một lượt đất mỏng 2 –3cm rồi tưới nước giữ ẩm.
Bón lót cho bí đỏ chủ yếu là bón theo hốc, sau khi bổ hốc rồi, để 2 – 3 ngày cho hả đất rồi mới bón phân, bón xong trộn với đất đảo đều lại để 2 – 3 hôm nữa mới gieo hạt bí. Một hecta bí đỏ cần bón lót 15 – 18 tấn phân chuồng, 20 – 30kg lân và ka li nguyên chất. Đất đồi, đất chua mặn chú ý bón thêm 600 –800kg/ha vôi vào lúc làm đất.
2. Chăm sóc :
a] Tưới nước, bón thúc : Bí đỏ ở giai đoạn cây con cần tưới nước giữ ẩm đất 50 – 60% độ chứa ẩm đồng ruộng.
Đến khi quả phát triển tưới thêm lần nữa hoặc kết hợp bón thúc bằng phân nước để quả đẫy sức.
Bón thúc cho bí đỏ vào hai thời kỳ :
--- Thời kỳ cây dài khoảng 40 – 50cm ; bón phần phân đạm pha loãng 1/200 tưới rộng quanh gốc, nếu bón bằng phân chuồng ngâm thì xới đất xong hãy bón.
--- Thời kỳ ra nụ ra hoa, tập trung bón cho đợt nầy để cây kết quả nhiều hơn, quả to và chắc, bón bằng phân đạm, phân mục rải quanh gốc rồi lấy cuốc xáo đất ở rãnh và mép luống vun lấp phân đi, sau đó ít hôm thì tưới nước.
b] Bấm ngọn, nhánh, tỉa hoa đực và lá vàng : Khi bí đỏ bò dài trên dưới 1m thì lấy đất chặn lên ngang đốt dây như đối với bí đao [cách 1 –2 đốt lại chặn, 3 – 4 ngày lại chặn một lần] để bí đỏ ra rễ phụ tăng thêm khả năng tìm kiếm thức ăn nuôi cây, đồng thời để dây bí bám chắc vào đất, khỏi bị gió lật làm dập dây, hại hoa quả sau này. Kết hợp bấm ngọn để bí ra nhánh. Mỗi cây chỉ để 2 – 4 nhánh, còn thì bấm làm rau ăn. Hoa đực ở bí đỏ rất nhiều [ gấp hơn hai chục lần hoa cái] do đó khi hoa cái đã thụ phấn thì nên cắt bỏ bớt hoa đực trên cành, tỉa bỏ cả các cành con kém phát triển, tỉa những đám lá già và lá mọc trùm lấp chem chúc cho thoáng để ong bướm dễ tím hoa, nhờ đó tăng tỷ lệ đậu quả của bí đỏ lên rất nhiều.
c] Thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái : Thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây bí đỏ nở hoa không đều, có khi hoa đực nở trước vài ba ngày, mà hạt phấn chỉ thụ tinh được trong có vài giờ, vì thế sự thụ phấn thường nhờ côn trùng đem hạt giống hoa đực từ cây khác đến, tỷ lệ đậu của bí đỏ có thể đạt 70 – 80% , nhưng do tác nhân thụ phấn đến không kịp thời nên tỷ lệ này rất thấp. Vậy cần phải thụ phấn bổ khuyết [ thụ phấn nhân tạo] cho bí đỏ. Vào quảng từ 7 – 9 giờ sáng, đi ngắt lấy hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa rồi nhấn nhị đực lên đầu vòi nhụy của hoa cái ; hay lấy que cặp ít bông chấm nhẹ lấy phấn ở nhị đực rồi quét lên nuốm nhụy cái. Được thụ phấn như thế đảm bảo chắc chắn quả sẽ đậu.
3. Thu hoạch và để giống bí đỏ
Có thể thu non để ăn ngay, thu non bí ra hoa quả nhiều đợt, dây trẻ lâu. Nhưng để bảo quản dự trữ và để giống thì phải thu bí già. Bí già khi vỏ quả cứng, có màu vàng, có phấn quả, cuống vàng và cứng, [sau khi thụ phấn độ 3 – 4 tháng tùy giống sớm hay muộn], dùng dao cắt cả cuống, về bôi vôi vào nuốm quả, gác lên giàn cất giữ như bí xanh.
Để giống cần chọn quả già, đều quả, quả nằm trên dây chính, chỉ lấy những quả ở đoạn giữa. Bổ ra lấy hạt, đãi rửa sạch, phơi khô cất giữ đến vụ sau. Năng suất bí đỏ trung bình 20 – 30 tấn/ha.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 12 2008, 08:14 PM

TỔ CHỨC VƯỜN RAU TỰ TÚC TRONG GIA ĐÌNH
Gia đình ở nông thôn, thành thị cũng như bếp ăn tập thể, rất cần có vườn rau tự túc hoặc theo mùa vụ hoặc quanh năm. Nếu kết hợp tổ chức tốt việc chế biến dự trữ thì có nhiều khả năng giải quyết nhu cầu rau ăn mà lại ngon, rẻ, thuận tiện hợp khẩu vị.
1. Chọn cây trồng :
Do đất ít, hẹp, dễ bị cớm, nên cần chú ý chọn các loại rau :
--- Có năng suất cao [nếu là dự trữ chế biến], nhiều chất dinh dưỡng, thu hoạch kéo dài, ít chiếm đất bề mặt, dễ chăm bón, luân canh không nghiêm khắc lắm, dễ trồng xen, trồng gối, kết hợp làm hàng rào vườn, mái cho mát.
--- Nếu ở thành phố, chọn cây ít bị sâu bệnh, dễ tận dụng khoảng trống của nhà nhiều tầng, chịu rợp, cớm bóng.
--- Chủ yếu là rau xanh ngắn ngày hoặc lưu niên, để thu hái liên tục, mùa nào thứ ấy, đảm bảo yêu cầu rau tươi, rau ăn sống.
--- Thị trường ít có, hoặc chỉ có lúc chính vụ, phẩm chất không tốt.
Từ đó, cơ cấu các loại rau nên có :
+ Rau gia vị : ớt, tỏi, hành, mùi, tía tô, kinh giới húng.
+ Rau ăn lá : mồng tơi, cải canh, rau đay, rau ngót, rau muống, su hào, cải bắp.
+ Rau ăn quả : đu đủ, đậu cô-ve , đậu đũa, đậu bạch biển, cà tím dài, cà pháo, mướp. Trong những loại nầy, cần trồng một số cây lưu niên như đu đủ, ớt [3 – 5 năm], rau ngót, cà tím dài [2 năm] cà pháo [2 năm], đậu bạch biển, đậu khế, đậu kiếm.
2. Bố trí tận dụng đất đai, diện tích :
--- Hàng rào vườn : trồng rau ngót, mồng tơi leo.
--- Đất trống, sân nhà, ao hồ : trồng cây bò thành giàn như mướp, bí xanh, đậu bạch biển, đậu khế, mướp đắng, bầu…
--- Chỗ râm mát : trống lá lốt, một số gia vị.
3. Chăm sóc, bảo vệ :
Là đất vườn cạnh nhà, có phần thuận tiện, ngược lại cũng có phần khó khăn :
--- Nhiều gia đình trồng, mỗi người một loại rau, thời vụ khác nhau, trên đất luôn luôn có cây rau, sâu bệnh, chuột phá mạnh, người phòng trừ trước, kẻ làm sau, cho nên sâu bệnh, côn trùng dễ gây hại. Cần chú ý kiểm tra phát hiện sớm diệt lúc sâu mới phát sinh. Cần quy ước với nhau vệ sinh vườn tược cùng lúc diệt trừ.
--- Tốt nhất là dồn phân chuồng, phân bắc bón lót sâu, sau đó bón thúc bằng nước giải, và một ít phân đạm hóa học, vừa liền cây, tăng độ phì cho đất, vừa hợp vệ sinh. Thường xuyên tận dụng lá xanh, lá rau, cỏ tươi băm nhỏ, ủ vào hố [xây gạch] hay thùng phuy chôn ngầm, để làm nguồn phân tưới rất tốt.
--- Cây rau sợ úng hơn sợ hạn. Vườn rau gia đình thì phân tán, mặt bằng nhấp nhô, vườn tược cao thấp, dễ có hiện tượng nhà này hạn, nhà kia úng. Cho nên việc chăm sóc trước, trong và sau khi mưa phải rất chú ý làm sao thoát nước nhanh, thuận chiều, bảo vệ sản xuất chung cả khu vực.
4. Thu hoạch, sử dụng sản phẩm :
Sản xuất chủ yếu là tự túc trong gia đình. Song không thể đủ chủng loại. Do đó có loại thừa, loại thiếu, tất nhiên có tính chất trao đổi một phần nhỏ hàng hóa dự trữ. Ví dụ đậu cô ve, vừa ăn quả tươi, khi cần để già lấy hạt. Xà lách nhổ cả cây, rau diếp tỉa lá ăn dần. Mỗi gia đình, bếp ăn tập thể nên có giàn giáo chắc chắn để bảo quản rau [khoai tây, bí, khoai sọ…] và một số vại, lọ, để muối dưa, cà, hành, kiệu, làm tương ớt, cà chua. Rau trồng ở gia đình nên tận dụng cả vào việc chăn nuôi và tiết kiệm là kinh tế nhất.
Trồng rau ở nhà gác trong thành phố.
Nhiều nước trên thế giới, có công nghiệp phát triển, đã bán các loại đất bột, phân hóa học tổng hợp, hạt giống, thuốc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, các loại chậu, cây leo, dây buộc bằng chất dẻo, cho các gia đình trồng rau tại nhà. Một số nước đã trồng rau trong chậu, thùng gỗ… ngay trong thành phố đông dân, chật hẹp.
Ở ta, lâu nay đã có những hộ ở nhà gác vẫn trồng rau.
--- Về đất trồng : lấy bùn cống, bùn áo, đất quét sân, phù sa sông…đựng vào thùng gỗ, giành có lót pôliêtilen , rồi đặt tại ban công, ngoài hành lang, trên tầng thượng ; hoặc đặt ngay cửa sổ có ánh mặt trời. Có thể nối thành giàn ra ngoài nhằm tạo ra những khoảng trống cho cây leo thành 1 mặt phẳng lộ thiên.
--- Về loại rau : nếu có thùng, vại, đổ đất dày 0,60cm – 1m thì nên trồng cây dài ngày, 1 –2 gốc, có thu hoạch cao, thường xuyên như ớt, cà chua, mướp, cà tím dài…Nếu có chậu rộng, đổ đất mỏng 20 – 40cm, nên trồng cây ăn rễ nông, ngắn ngày ; rau cải, rau gia vị, đậu cô ve, cà rốt, xà lách.
--- Chăm bón : tận dụng nước rửa mặt, nước vo gạo để tưới. Rắc đất đèn, dầu hỏa quanh chậu, thùng để trừ kiến. Dùng vải màn làm thành vợt để bắt ong, bướm, côn trùng phá hại…Dùng các loại nguyên tố vi lượng để điều khiển cây ra hoa, đậu quả như hàn the [có Bo], thuốc tím [có mangan], phèn xanh [có sulfat đồng]…hoặc dùng chất kích thích thực vật để chóng có quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nên tận dụng bùn cống rãnh bón thêm vào gốc.
Tuy việc trồng rau này có nhiều mặt lợi ích nhưng phải chú ý đến đảm bảo vệ sinh và mỹ quan thành phố.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Jun 17 2008, 09:33 AM

LÚA MÙA, LÚA ĐỊA PHƯƠNG

PHÂN BIỆT CÂY LÚA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÂY LÚA CAO SẢN

LÚA ĐỊA PHƯƠNG
1. Rễ : nhiều hơn
2. Thân : Nhiều lóng, lóng dài và thành lóng mỏng [trên 16 lóng]
-- Cao giàn, yếu mạ
-- Dễ đổ ngã
-- Có khả năng cho nhiều chồi nhưng tốc độ ra chồi chậm
-- Thân mọc xòe
3. Lá :
-- Nhiều lá, lá dài, mỏng và cong rủ
-- Màu lá xanh nhạt
-- Bẹ lá không ôm kín thân
-- Góc lá cờ nghiêng, bẹt hoặc rủ
4. Bông :
-- To bông, nhiều hạt mỗi bông
5. Các đặc tính khác :
-- Thời gian sinh trưởng thường dài
-- Có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên thường có giai đoạn ngưng tăng
trưởng, làm kéo dài thời gian sinh trưởng
-- Giống lúa không chịu phân
-- Không trồng dầy được

LÚA CAO SẢN
1. Rễ : Ít hơn
2. Thân :
-- Ít lóng, lóng ngắn và thành lóng dầy [12 – 16 lóng]
-- Thân thấp, cứng cây
-- Khó đổ ngã
-- Khả năng cho chồi ít hơn, nhưng tốc độ ra chồi nhanh
-- Thân mọc thẳng đứng
3. Lá :
-- Lá ít hơn, lá ngắn, dầy và thẳng đứng
-- Màu lá xanh đậm
-- Bẹ lá ôm sát thân
-- Góc lá cờ thẳng đứng
4. Bông :
-- Bông ngắn, ít hột
5. Các đặc tính khác :
-- Thời gian sinh trưởng ngắn [dưới 5 tháng]
-- Không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn hoặc ít
-- Giống lúa chịu nhiều phân
-- Có thể sạ, cấy dầy hợp lý


KỸ THUẬT TRỒNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG

Khác với lúa cao sản ngắn ngày, lúa mùa có nguồn gốc địa phương quen thuộc với nhân dân ta, các biện pháp kỹ thuật canh tác đã được tích lũy qua kinh ngiệm lâu đời và đã thành tập quán. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng tăng về lương thực, trong khi năng suất vụ mùa thường không cao và bấp bênh, không ổn định, các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa mùa cần phải được xác định lại trên cơ sở khoa học vững chắc, phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương, kết hợp với kinh nghiệm quí báu sẵn có của bà con nông dân.
1.Giống lúa :
Hầu hết các giống lúa mùa đều có cảm ứng với ánh sáng [tính quang cảm] chỉ cho thu hoạch vào những thời gian nhất định trong năm, dù thời gian cấy có khác nhau [ nên gọi là lúa mùa tức là lúa trổ và chín theo mùa]. Lợi dụng đặc tính nầy ta cần chọn những giống lúa có thời gian thu hoạch vào lúc mực nước ruộng vừa cạn hoặc trước khi nước ngập để đảm bảo năng suất.
Ngoài ra giống lúa được chọn cần phải thích nghi với môi trường canh tác như : chịu phèn, chịu ngập sâu, chịu mặn… đồng thời phải có kiểu hình tiến bộ như cứng cây, bộ lá xanh, ít mềm rũ, chiều cao cây vừa phải.
Những giống lúa thuộc loại hình to bông, thường cho cây, lá lớn và ủ rũ. Trong giai đoạn cây lúa mang hột nếu gặp gió to, hoặc những năm mưa kéo dài thường bị đổ ngã, năng suất không ổn định. Ngược lại, các giống lúa thuộc loại hình nhiều bông, có hình thái tiến bộ hơn, cho năng suất ổn định và có khả năng thích nghi trong điều kiện thâm canh như chịu cấy dày, nhiều phân.
Điều quan trọng kế tiếp là giống lúa đem trồng phải thuần [rặc] giống, trổ và chín đồng loạt, chiều cao đồng đều, phẩm chất tốt và thuần nhất. Một giống lúa trồng trong điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, phèn mặn, nước sâu…thường có khuynh hướng chuyển thành gạo đỏ [ như Nàng tây, Huyết rồng, Trường hưng…] cho nên sau mỗi vụ lúa cần tuiyển chọn kỹ phần lúa dùng làm giống cho vụ sau.
2.Mùa vụ :
a.Cơ cấu thời vụ :
Tại những vùng lúa tăng vụ ta có thể bố trí lắp vụ 2 bằng lúa mùa trên chân ruộng hè thu sớm [hè thu có thể sử dụng lúa ngắn ngày và bằng phương pháp sạ khô] miễn sao bảo đảm đủ thời gian theo yêu cầu tăng trưởng của cây lúa. Hoặc vụ hè thu trồng màu rồi cấy lúa mùa chính vụ.
b.Thời gian gieo cấy thích hợp :
Vì hầu hết các diện tích canh tác lúa mùa đều không chủ động được nước nên thời điểm xuống giống lúa này tùy thuộc vào đặc điểm của đất, chế độ mưa, thời gian ngập nước và độ sâu mực nước ruộng. Các vùng nước mặn phèn cần gieo trễ để có đủ lượng nước mưa rửa trôi muối độc và bảo đảm tránh hạn đầu mùa.
Đối với cây lúa tại những vùng không bị ngập sâu quá, cần bố trí mùa vụ để cây lúa cấy có giai đoạn tăng trưởng tối thiểu 2 tháng trước khi làm đòng [ thời gian cấy đến gặt ít nhất 4 tháng]. Ở những vùng ngập sâu, thường phải cấy trước khi mực nước ruộng lên cao, để không gây trở ngại cho việc cấy và sự nở bụi của cây lúa.
Để đảm bảo có cây mạ to, cứng cáp và cao đủ để chịu đựng mực nước sâu, lúc cấy, thời gian sạ có thể kéo dài 1,5 đến 2 tháng. Trên những diện tích lắp vụ 2, thường phải cấy trễ khi nước đã lên cao, có thể cấy bằng lúa cây [cấy giâm bằng mạ gieo 1 tháng tuổi, sau đó 2 tháng đến tháng đến 2 tháng rưỡi bứng lên, cấy ra diện rộng].
Cần chú ý là thời gian trỗ bông của cây lúa, thời gian bắt đầu và chấm dứt mưa, thời gian mưa lũ hằng năm…chỉ phù hợp với ngày tháng Dương lịch, còn Âm lịch chỉ dùng để tính nước triều [ nước rong, nước kém] chớ không dùng để bố trí mùa vụ canh tác được, vì nó thya đổi hằng năm.
3.Các biện pháp kỹ thuật khác :
a.Sửa soạn đất :
Cày ải phơi đất vừa có tác dụng ngăn phèn, mặn bốc lên mặt, tạo điều kiện rửa phèn, mặn tốt vào đầu mùa mưa, vừa diệt được mầm bệnh và cỏ dại đồng thời làm đất tơi xốp, giúp cho cây lúa phát triền thuận lợi.
Nếu cấy lấp hè thu cần phải bỏ các gốc rạ vụ trước khi bừa trục, nếu vùi rơm rạ thì chỉ nên cấy sau đó sớm nhất là 3 tuần lễ để rơm rạ kịp mục đi, hoặc nếu không đủ thời giờ chờ đợi, thì nên cho nước vô ra thay đổi nước rạ thúi.
b.Làm mạ, cấy lúa :
-- Cần gieo mạ đúng mật độ [ 400 – 500kg/ha], chăm sóc mạ tốt, không sâu bệnh, tuổi mạ vừa để cấy là 45 – 50 ngày.
-- Khoảng cách cấy thay đổi tùy loại giống và điều kiện đất đai. Nói chung với giống lúa dài ngày, cao cây, trồng trên đất tốt nên cấy thưa [ khoảng 40x 40 cm hoặc 50x 50 cm]. Đối với những giống lúa thấp cây, cấy mạ già hoặc trên những ruộng đất xấu nên cấy dầy [25x 25 cm hoặc 30x 30 cm].
c.Bón phân :
Đối với đất ở nhiều nơi trồng lúa mùa có thể không cần bón phân đạm. Nên bón phân lân [ 200kg lân Văn Điển hoặc Lâm Thao hoặc 500kg apatít] và phân kali [ 50kg cloruakali/ha] để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, cứng cây và chắc hột.
Phân đạm nên bón cho mạ hoặc bón thúc cho lúa khi trồng trên chân ruộng vụ hè thu hoặc trên đất xấu. Cần chú ý là nên bón lúc mực nước ruộng không quá sâu [ 20cm trở xuống] thì mới có hiệu quả.
d.Phòng trừ sâu bệnh :
Lúa mùa thường dễ nhiễm sâu bệnh, rầy nâu…nhất là trên chân ruộng lắp vụ 2. Lúc mới cấy, cây lúa còn non yếu, mực nước ruộng lại sâu nên dễ bị sâu phao phá hại nặng, cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời có biện pháp phòng trị sớm ngay khi mới xuất hiện.
Trồng lúa mùa, thường cho hiệu quả kinh tế cao, ít vốn đầu tư hơn, đồng thời tận dụng được các điều kiện thiên nhiên sẵn có tại địa phương. Để bảo đảm đạt được kết quả tốt, cần xác định rõ địa bàn canh tác như thế nào, cơ cấu mùa ra sao, phải dùng những loại giống gì. Thời gian gieo cấy từng vụ như thế nào, đồng thời cũng phải dự trù các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương và nhất là nên đầu tư lao động thích đáng, bảo đảm điều kiện thâm canh tốt thì mới có thể đạt năng suất cao và chắc chắn.
[ Trồng lúa cao sản, Võ Tòng Xuân,Nguyễn Ngọc Đệ,Dương Ngọc Thành, nxb TP HCM 1983]



Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 4 2008, 06:55 AM

CÂY SẮN DÂY
Sắn dây [Pueraria thomsonii Benth] là loại cây leo, có thể cao tới 10 mét. Rễ phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột; cành có lông màu vàng; lá có 3 lá chét to, mềm, có mép nguyên hoặc phân từ 2 đến 3 thùy; hoa tự ở kẻ lá,dài 10 – 35 cm, mang nhiều hoa to, màu tím, mùi thơm; quả dài 10 – 20 cm, rộng 10 mm, có nhiều lông.
Sắn dây có thể trồng ven hàng rào, dưới gốc các cây cao cho leo lên hoặc trồng trước cửa nhà để lấy bóng râm, lấy lá làm thức ăn gia súc và lấy củ chế biến tinh bột. Muốn trồng sắn dây, trước mùa xuân đào một hố sâu 50 cm, cho rác và mùn vào, sau đó lấy đất xốp lại; đến tháng 1 – 2 , giâm cành xuống. Chỉ sau 1 năm, mỗi gốc có thể cho trung bình 10 –20 kg củ.
Củ sắn dây của ta trung bình có 1,6% protein, 0,1% lipit, 28% glucit. Từ 10 kg củ tươi có thể chế biến thành 2 – 2,5 kg bột sắn loại tốt.
Lá sắn dây dùng làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Thành phần dinh dưỡng trung bình của lá sắn dây gồm : 14,8% protein, 3,9% lipit, 47,2% glucit, 21,8% xeluloza, 7,8% tro. Riêng về hàm lượng protein , 1 kg dây lá khô có thể thay thế 1,2 kg cám gạo.
Chế biến bột sắn dây
Củ đào lên, đem giũ sạch đất cát, rửa sạch rồi mài [bàn mài bằng tôn hoặc sắt tây có đục lỗ]. Mài xát càng nhỏ, tinh bột càng dễ tách khỏi xơ,bã và tỉ lệ tinh bột thu hồi càng cao. Nếu có điều kiện, mài xong ,cho vào cối xay thêm, càng lấy được nhiều bột. Nếu không mài, có thể cho vào cối giã nhỏ.
Sắn mài hoặc giã xong, đem ngâm vào nước vài giờ cho bột và bã lắng xuống, sau đó gạn bỏ nước rồi thay nước mới. Làm như vậy độ 3 lần trong ngày. Qua nhiều lần gạn lọc, thay nước, sẽ tiêu hủy được các chất men gây chua thối và làm cho chất lượng bột thu hồi được tốt.
Sau khi ngâm cho bột tách khỏi xơ,bã, ta đổ nước vào, hòa thật loãng rồi đem lọc.Có thể lọc qua vải thưa to [ bằng chiếc khăn vuông đặt trong rổ hoặc gập 3 – 4 lớp vải màn].Đổ bột lên vải và lấy tay chà bóp và dội nước cho bột chui qua vải lọc xuống thùng hoặc chậu, khi nào thấy nước trong là đã hết bột. Để bột lắng, gạn hết nước cũ, cho nước mới vào khuấy đều, lọc lại, rồi lại để lắng, gạn nước rồi lọc lại…làm như vậy 3 – 4 lần sẽ thu được bột tốt.
Bột lắng xuống đáy thùng thường chia làm 3 lớp : Lớp dưới cùng là bột to có lẫn chút cát sạn, khi lấy miếng bột lên, nên dùng dao hớt lại để lọc lắng lại. Lớp trên cùng là bột nhỏ mịn, nhưng có lẫn xơ,bã nên cũng hớt lại để lọc lắng. Lớp giữa là bột mịn, sạch, ta đem phơi hoặc sấy khô.
Để giảm thời gian phơi sấy, nên gói bột vào miếng vải sạch, đem ép cho bớt nước, hoặc đặt lên thùng tro bếp [có lót vải] để tro hút bớt nước.
Khi phơi, dùng nong sạch, trải mỏng bột, đem phơi chỗ cao để tránh bụi và ruồi. Nếu sấy thì nên sấy ở nhiệt độ 60 – 70 độ C cho tới khi thật khô.
Sau khi đã phơi hoặc sấy khô, có thể cho bột vào mâm hoặc nồi nhôm, sao nhẹ trên bếp, đun nhỏ lửa. Để nguội, cho vào túi polietilen, lọ thủy tinh rộng miệng, hộp sắt tây có nắp kín để dùng dần.
Được chế biến và bảo quản tốt như trên bột sắn dây đảm bảo chất lượng và vệ sinh, có thể pha với nước sôi để nguội, cho đường uống hoặc nấu chè, ăn ngon, mát và bổ.

QUỐC TRUNG [báo khoa học và đời sống]

Gửi bởi: DIEUHANG Oct 4 2008, 04:26 PM

Lâu lâu bạn Huynhdoan post lên topic này những bài rất hay.Tôi cũng rất thích tìm hiểu về những loại cây trồng mà bạn đã post lên, chỉ tội đọc cho biết chứ chưa có cơ hội thực hành thử. Xin cám ơn bạn nhé!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 6 2008, 07:38 PM


Lâu lâu bạn Huynhdoan post lên topic này những bài rất hay.Tôi cũng rất thích tìm hiểu về những loại cây trồng mà bạn đã post lên, chỉ tội đọc cho biết chứ chưa có cơ hội thực hành thử. Xin cám ơn bạn nhé!
Chào cô Diệu Hằng...
Sách vở của đệ lâu lâu phải soạn, quét dọn lại,...lũ mối mọt lúc nào cũng lăm le "tiêu hủy"...Tình cờ thấy bài viết về cây sắn dây...đúng ý của TD, bài viết rõ ràng, đọc là hiểu,...nên đệ sao lưu lại trên diễn đàn.
Đệ cũng như cô thôi, đọc cho có đọc chứ có thực hành gì được đâu?! Tuy nhiên đệ thường nghĩ rằng : "Kim thời bất dụng, thời chí thọ đại lợi". Có nghĩa là "Bây giờ không dùng, đến đúng thời được hưởng lợi lớn".
Với lại, tuy ta không áp dụng được, nhưng sẽ có người áp dụng được...Chúng ta hãy cảm ơn những tác giả có những bài viết hay nầy...

Gửi bởi: DIEUHANG Oct 7 2008, 09:40 AM

Bạn HuynhDoan thân mến! Hoàn toàn đồng ý theo ý kiến của bạn. Theo cơ duyên nên nhiều khi mình muôn mà chưa thực hiện được, nhưng nếu ta quan tâm thì cứ cất dành để đó biết đâu một ngày đẹp trời nào đó mình lại có cơ hội thực hiện thì ta lại vào kho tích trữ kiến thức mà lấy nó ra.Chính vì thế tôi cũng lưu vào một file cẩn thận để dành whistling.gif

Gửi bởi: hasua Oct 9 2008, 03:38 PM

Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.

Hồi trước mẹ tôi cũng hay trồng sắn dây lắm. Đến mùa thu hoạch phát mệt vì củ sắn chui lung tung dưới đất nhưng nhìn thích lắm. Củ sắn dây luộc ăn cũng ngon lắm. Làm bột sắn dây cũng không quá phức tạp, chỉ mất công thôi. Sau này nhà tôi không còn đất để trồng nữa nhưng mỗi năm mẹ tôi vẫn đi mua củ sắn dây về để làm bột cho con cháu ăn. Mỗi lần, bà làm cả 100-200 kg củ sắn đấy. Bột sắn có cái hay là nếu khi phơi không gặp nắng to, bột bị đen hoặc chua thì lại cho ngâm nước lại, rồi đem phơi lại khi nào gặp nắng. Sau này nghe đĩa của thầy Tuệ Hải có nhắc đến loại bột sắn được ngâm đi ngâm lại kiểu này, thấy thầy bảo có tác dụng tốt hơn bột sắn ngâm 1 lần, tôi cũng chưa hiểu lý do.



Gửi bởi: DIEUHANG Oct 9 2008, 04:45 PM

QUOTE(hasua @ Oct 9 2008, 03:38 PM) *
Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.

Hồi trước mẹ tôi cũng hay trồng sắn dây lắm. Đến mùa thu hoạch phát mệt vì củ sắn chui lung tung dưới đất nhưng nhìn thích lắm. Củ sắn dây luộc ăn cũng ngon lắm. Làm bột sắn dây cũng không quá phức tạp, chỉ mất công thôi. Sau này nhà tôi không còn đất để trồng nữa nhưng mỗi năm mẹ tôi vẫn đi mua củ sắn dây về để làm bột cho con cháu ăn. Mỗi lần, bà làm cả 100-200 kg củ sắn đấy. Bột sắn có cái hay là nếu khi phơi không gặp nắng to, bột bị đen hoặc chua thì lại cho ngâm nước lại, rồi đem phơi lại khi nào gặp nắng. Sau này nghe đĩa của thầy Tuệ Hải có nhắc đến loại bột sắn được ngâm đi ngâm lại kiểu này, thấy thầy bảo có tác dụng tốt hơn bột sắn ngâm 1 lần, tôi cũng chưa hiểu lý do.

Nghe Hasua nói thấy cũng dễ vậy mình sẽ thử trồng vài gốc cho leo theo bờ tường xem sao. vấn đề bây giờ là tìm giống ở đâu được nhỉ banana.gif

Gửi bởi: hasua Oct 10 2008, 08:11 AM

QUOTE(DIEUHANG @ Oct 9 2008, 04:45 PM) *
Nghe Hasua nói thấy cũng dễ vậy mình sẽ thử trồng vài gốc cho leo theo bờ tường xem sao. vấn đề bây giờ là tìm giống ở đâu được nhỉ banana.gif


Đất phải xốp, nhiều mùn thì củ sắn dây dễ phát triển & dễ thu hoạch chị ạ. Sắn dây trồng bằng cành nên chắc chị phải tìm xem nhà ai trồng thì xin. Em nhớ mẹ em hay cắt những dây cành bánh tẻ (không già, không non) rồi cuộn tròn tròn lại, thế là trồng được 1 hốc đấy chị ạ.



Gửi bởi: huynhdoan2000 Oct 12 2008, 09:51 PM


Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.
Chào cô hasua...
Đất thì có, nhưng mà trồng dầu gió, trồng xoài tạp nhạp gì đâu không hà!!! Đệ sau nầy sẽ trồng thử xem sao!Năm đầu lo "luyện" nội công macrobiotics... cái đã....Đệ vừa mới đi TP, ghé vào tiệm TD của Tuấn Anh, 660/5 Lê Hồng Phong, P.10, Q.10 ...mua một số sách...Haha..có nhiều sách TD lắm,món ăn TD cũng nhiều lắm, nghe nói do cô Trâm gửi vô...
Đệ đã mua quyển Zen Macrobiotic , bản tiếng Anh...bản dịch tiếng Việt là cuốn Phương pháp trường sinh và đạo Thiền của dịch giả Huỳnh văn Ba...Xín quảng cáo cùng môn sinh TD...Mua 2 quyển nầy về đọc...chắc cú...Đọc chữ bên tiếng Việt, còn coi bảng tra thì coi bên tiếng Anh...không nhầm lẫn vào đâu được...
Khi mua sách loại photo nên lưu ý...lật từng trang xem có "đủ" không? Kẻo thiếu trang...Sách thiếu trang là mất giá trị liền...Sách photo là như vậy đó...
Đệ có vô trang web TTVNOL, phần ẩm thực, tiết mục ăn chay, thấy cô post nhiều bài viết về nấu ăn chay...phải là cô không? Hoan hỷ hoan hỷ...
Đệ hỏi cái nầy, nếu cô biết xin hoan hỷ chỉ dùm...Mua cái máy gì để xay đậu đỏ, đậu đen thành bột khô? Có phải là cái máy xay sinh tố ,lắp cái hộp xay nhỏ không?
Gạo làm ra bột thì đệ có tài liệu, còn đậu làm ra bột khô thì ...có hỏi ...mà hình như không ai muốn trả lời!!! Đệ vốn dốt nát về nấu ăn , chế biến lắm...Chỉ mới lao vào bếp từ khi ăn TD [Trong nhà không ai tán thành nên không ai muốn làm giúp cả...]. Đậu mà xay chung với nước cho ra bột nước thì đệ biết...Dùng cối đá hoặc máy xay sinh tố cũng được [nấu chín đậu trước..]...Còn đậu đem rang, muốn xay ra bột khô để chế biến..thì không biết phải mua cái máy gì? ở đâu bán?

Gửi bởi: hasua Oct 13 2008, 03:21 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Oct 12 2008, 09:51 PM) *
Đệ hỏi cái nầy, nếu cô biết xin hoan hỷ chỉ dùm...Mua cái máy gì để xay đậu đỏ, đậu đen thành bột khô? Có phải là cái máy xay sinh tố ,lắp cái hộp xay nhỏ không?

Gạo làm ra bột thì đệ có tài liệu, còn đậu làm ra bột khô thì ...có hỏi ...mà hình như không ai muốn trả lời!!! Đệ vốn dốt nát về nấu ăn , chế biến lắm...Chỉ mới lao vào bếp từ khi ăn TD [Trong nhà không ai tán thành nên không ai muốn làm giúp cả...]. Đậu mà xay chung với nước cho ra bột nước thì đệ biết...Dùng cối đá hoặc máy xay sinh tố cũng được [nấu chín đậu trước..]...Còn đậu đem rang, muốn xay ra bột khô để chế biến..thì không biết phải mua cái máy gì? ở đâu bán?


Đúng là máy xay sinh tố lắp cái hộp xay nhỏ có thể xay bột gạo, bột đậu được nhưng không được nhỏ mịn đâu anh ạ. Và mỗi lần chỉ xay được 1 ít, cũng khá bất tiện.

Ở chỗ anh ở thì tôi không biết, nhưng ở HN, TPHCM thì có nhiều cửa hàng nhận xay bột khô. Anh ra chợ hỏi mấy hàng bán gạo, bột khô chắc họ biết đấy. Họ dùng máy xay bột chuyên dụng nên mỗi lần xay được nhiều & nhanh. Nếu cần nhỏ mịn, có thể yêu cầu họ xay 2-3 lần.

Tôi đang tìm chỗ mua cối xay bột ướt bằng đá, anh có biết chỗ nào bán không ạ?

Gửi bởi: DIEUHANG Oct 14 2008, 03:27 PM

QUOTE(hasua @ Oct 9 2008, 03:38 PM) *
Không biết nhà anh HuynhDoan có rộng không? Nếu nhà anh có đất thì cây sắn dây thuộc loại dễ trồng đấy. Hình như chả thấy sâu mọt bao giờ đâu. Anh trồng thử xem.

Hồi trước mẹ tôi cũng hay trồng sắn dây lắm. Đến mùa thu hoạch phát mệt vì củ sắn chui lung tung dưới đất nhưng nhìn thích lắm. Củ sắn dây luộc ăn cũng ngon lắm. Làm bột sắn dây cũng không quá phức tạp, chỉ mất công thôi. Sau này nhà tôi không còn đất để trồng nữa nhưng mỗi năm mẹ tôi vẫn đi mua củ sắn dây về để làm bột cho con cháu ăn. Mỗi lần, bà làm cả 100-200 kg củ sắn đấy. Bột sắn có cái hay là nếu khi phơi không gặp nắng to, bột bị đen hoặc chua thì lại cho ngâm nước lại, rồi đem phơi lại khi nào gặp nắng. Sau này nghe đĩa của thầy Tuệ Hải có nhắc đến loại bột sắn được ngâm đi ngâm lại kiểu này, thấy thầy bảo có tác dụng tốt hơn bột sắn ngâm 1 lần, tôi cũng chưa hiểu lý do.

Hasua ạ! mình hỏi thử tìm dây sắn dây mang về trồng thì có người nói ở vùng Hố Nai, Đồng nai trồng nhiều lắm, tới mùa bán củ sắn dây nhiều lắm. Mình đang tính chắc mùa thu hoạch sắn dây tới mình sẽ mua ít củ về làm bột thử xem sao, theo tư liệu của Huynhdoan và của Hasua đủ để cho ra mẻ bột tốt rồi. Nói là nói vậy chứ cứ làm thử hồi sau sẽ rõ nhỉ. Mình làm ra được bột thì vừa bảo đảm chất lượng vừ thú vị hơn mua nhỉ
Còn cối đá mình đã hỏi mấy người trong Cty quê ở Bạc liêu họ nói có bán đấy. Mình đang nhờ họ mua đã 2 tuần nay mà chưa có họ nói là có bán nhưng phải chờ có đợt chứ không phải lúc nào cũng có cả whistling.gif

Gửi bởi: Diệu Minh Nov 3 2008, 08:19 PM

Có người ở Bãi giữa vừa mách là bỏ đất vào bao tải dứa loại to một tí rồi đổ đất mùn vào xếp những tải đất này quanh nhà, quanh hàng rào hàng dậu... rồi đặt một vòng cây sắn dây lên trên phủ đất... nó sẽ lên cây và sau 1 năm chọc túi đất ra, củ thù lù to đùng đùng chỉ việc lấy ra, rửa bỏ vào nồi luộc.... khỏi phải nhọc xác đào bới, sắn dây là củ mọc đâm sâu không làm thế có mà đào ốm, nghe thế năm nay chúng tôi sẽ cho triển khai trồng vài khóm quanh nhà... dây sắn dây mọc khoẻ và nó leo khoẻ mạnh trên mái nhà cẩn thận không nó làm sập mái nhà lá của bạn (ấy là nếu bạn có cái nhà lá như nhà "của tôi" ở Bãi Giữa)... trồng sắn dây thì dễ trồng nhất... cầu mong có nhiều bạn trồng được cây sắn dây theo kiểu này. Những nhà dân ở HN, các thành phố lớn cũng vẫn có thể trồng được dễ dàng; lưu ý chọn loại tải hơi to và chắc chắn.
Ai làm được thì đưa tin và bài lên nhá. Ngoài HN tới sắp cho làm ở Bãi Giữa ...
chúc vui.

Gửi bởi: DIEUHANG Nov 4 2008, 11:48 AM

QUOTE(Diệu Minh @ Nov 3 2008, 08:19 PM) *
Có người ở Bãi giữa vừa mách là bỏ đất vào bao tải dứa loại to một tí rồi đổ đất mùn vào xếp những tải đất này quanh nhà, quanh hàng rào hàng dậu... rồi đặt một vòng cây sắn dây lên trên phủ đất... nó sẽ lên cây và sau 1 năm chọc túi đất ra, củ thù lù to đùng đùng chỉ việc lấy ra, rửa bỏ vào nồi luộc.... khỏi phải nhọc xác đào bới, sắn dây là củ mọc đâm sâu không làm thế có mà đào ốm, nghe thế năm nay chúng tôi sẽ cho triển khai trồng vài khóm quanh nhà... dây sắn dây mọc khoẻ và nó leo khoẻ mạnh trên mái nhà cẩn thận không nó làm sập mái nhà lá của bạn (ấy là nếu bạn có cái nhà lá như nhà "của tôi" ở Bãi Giữa)... trồng sắn dây thì dễ trồng nhất... cầu mong có nhiều bạn trồng được cây sắn dây theo kiểu này. Những nhà dân ở HN, các thành phố lớn cũng vẫn có thể trồng được dễ dàng; lưu ý chọn loại tải hơi to và chắc chắn.
Ai làm được thì đưa tin và bài lên nhá. Ngoài HN tới sắp cho làm ở Bãi Giữa ...
chúc vui.

Một phương pháp nghe hay quá em phải thử mới được. Nghe bảo đào được củ sắn dây là hết hơi đấy chứ không phải dễ.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 6 2009, 04:40 AM

Chào sư phụ...

Cây sắn ở miền nam gọi là cây khoai mì [manioc]...cây nầy đệ tử biết!! Thân cây thẳng đứng .Rễ cây tức là củ .Củ dài, thọt sâu trong lòng đất...Đào vất vả lắm!!
Còn cây sắn dây [kudzu]...đệ tử xem hình trong sách thì...là loại cây có dây leo, chứ không có đứng thẳng một mình được...Bởi vậy mới gọi là "dây"... Củ của nó giống giống củ khoai mì, cũng thọt sâu trong lòng đất, cũng dài thậm thượt. Đào cũng vất vả lắm, năm cơm bảy cháo....

Ra chợ, thấy người ta bán "củ sắn" , tròn tròn, ngọt....Hỏi người bán, họ nói là củ sắn dây?????????
Sư phụ ôi, có phải củ tròn tròn, màu trắng, ngọt ngọt...là củ sắn dây không? Củ sắn dây [kudzu] thứ thiệt, thì không có tròn mà là dài như củ khoai mì [xem hình trong sách]...Khi cắt củ sắn dây ra làm hai, trong bên trong ruột có các vòng tròn [tức có khoanh có khoanh]...Còn củ sắn bán ngoài chợ thì...cắt làm hai, không thấy khoanh...Ăn sống có vị ngọt...Xin sư phụ chỉ bảo!!!



Gửi bởi: Diệu Minh Sep 6 2009, 12:03 PM

Củ sắn dây [kudzu]

Đây là nói loại củ này chứ không phải củ sắn kia, sắn kia ngoài này họ hay băm cho lợn (heo) ăn, hay là phơi lát rồi bán cho người ta làm mì chính bột ngọt.

Còn loại sắn dây có củ dài trồng cả một năm... dây leo mát mái nhà, sức sống của nó thật là mãnh liệt...

Dùng loại này tăng cường sinh lực và mát người, đặc trị các bệnh háo khát trong người mà không thứ thức ăn nước uống nào sử lý được... phải gọi nó là sự kỳ diệu bột sắn dây...!

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 7 2009, 06:01 AM

Củ sắn dây [kudzu]

Đây là nói loại củ này chứ không phải củ sắn kia, sắn kia ngoài này họ hay băm cho lợn (heo) ăn, hay là phơi lát rồi bán cho người ta làm mì chính bột ngọt.

Còn loại sắn dây có củ dài trồng cả một năm... dây leo mát mái nhà, sức sống của nó thật là mãnh liệt...


Cám ơn sư phụ!!
Như thế thì...ở chổ đệ tử ở, không có ai bán củ sắn dây [kudzu] cả...
Sư phụ ôi, còn củ khoai sọ??
Có phải là củ khoai môn không? Củ nào củ nấy bự chảng...Có còn gọi tên nào khác nữa không?
Chán quá...đồ "dưỡng sinh" ra chợ hỏi mua...chả bà nào biết cả!! Hoặc bà nói vầy, bà nói khác...Chắc có lẽ mấy bả muốn bán hàng nên...ừ đại vậy mà!!!
...........................................

Các bác kính....
Muốn biết hình vẽ các món gì gì đó....các bác gõ địa chỉ trang web như sau :

chỉ cần gõ như sau: google.com.vn
Sau đó gõ vào ô tiềm kiếm ...ví dụ : sắn dây [gõ tiếng Việt]...sau đó ấn "Search"...và cả đống hình hiện ra....Cũng hay quá!!! Chiêu nầy đệ học của sư phụ đấy!!!

Gửi bởi: NhatNguyen Sep 8 2009, 04:46 PM

Không biết trong nam thế nào ,ngoài bắc thì khoai sọ là sọ môn là môn ,củ khoai sọ nhỏ cỡ ngón chân cái là ngon nhất ,còn khoai môn mà ăn vào thì ....ngứa móc họng ra ! Củ môn thì to tròn nhưng cũng cẩn thận nhầm với khoai mặt quỉ , khoai mặt quỉ thì ngon quá trời luôn . Sắn dây cực dễ trồng chỉ lấy dây sắn ( thân cây) vùi xuống đất là xong . Chú ý làm một cái ụ đất thật to cho sắn thì khi thu hoạch đỡ vất vả . Ngày nhà tôi trồng củ nó ăn vào cả móng nhà không thể đào nổi đâu.Ụ đất trồng sắn dây rất ưa các loại rác là lá cây mục (thay phân) , lá sắn dây còn là món ăn hảo hạng của thỏ nữa , nếu dủ điều kiện thì trồng sắn dây là nhàn nhất nhưng phải có dàn hay một cái cây nào đó cho nó leo là được .

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 9 2009, 08:41 PM


Không biết trong nam thế nào ,ngoài bắc thì khoai sọ là sọ môn là môn ,củ khoai sọ nhỏ cỡ ngón chân cái là ngon nhất ,còn khoai môn mà ăn vào thì ....ngứa móc họng ra ! Củ môn thì to tròn nhưng cũng cẩn thận nhầm với khoai mặt quỉ , khoai mặt quỉ thì ngon quá trời luôn .


Mấy cái vụ nầy...nhức đầu quá!!!
Mấy bà bán muốn gọi sao thì gọi...Mấy bả vì muốn bán hàng nên...hay nói..."à, thì là nó đó" hoặc "ừ, cái nầy cũng giống cái đó" v.v...

Thế cuối cùng...khoai sọ chỉ là những củ nhỏ bằng ngón chân hay là ...cũng có củ bằng bắp đùi???? Hay là khoai sọ cũng có củ lớn và củ nhỏ?? Khi làm thuốc chỉ lấy củ nhỏ ??? Và...rủi lở lấy khoai ...không phải là "sọ" mà làm thuốc cao...có bị "cùi lở" không???
Bây giờ , đệ đang định chuyển hệ qua làm "thầy thuốc"...Chưa gì hết mà đã bị "khựng" rồi!!! Làm tầm bậy không đúng....bị "cùi lở" là...toi !!!

Sắn dây cực dễ trồng chỉ lấy dây sắn ( thân cây) vùi xuống đất là xong

Hừm...trong Nam nầy...hễ nói tới mấy cây TD là...chả bà nào biết!!! Sắn dây là cây gì? khoai sọ là củ gì? Ngưu bàng là giống gì? Chả bà nào biết??? Không biết thì nói không biết...Cứ chỉ củ sắn cho heo ăn mà nói..."à, nó đó!! Mua về làm thử coi?"......

nếu dủ điều kiện thì trồng sắn dây là nhàn nhất nhưng phải có dàn hay một cái cây nào đó cho nó leo là được .


Hi...để học xong nghề "thầy thuốc TD" cái đả...rồi sẽ chuyển hệ tiếp qua nghề "canh nông"!!!
Lúc rày, người ta loan truyền nhiều toa thuốc Nam "thần hiệu" quá!!! Họ photo rồi phân phát cho người khác đọc....Ai cũng "mê" theo...Chạy đi kiếm mà uống!! Còn đệ "loan truyền" toa thuốc GLMM...chả có con ma nào "tin" ?? Kể cả trong nhà!! Tức tối gì đâu!!! Đã vậy mà....bây giờ giá gạo lứt đỏ lại "lên giá"...Gạo thường 6.000vnd một kí, còn gạo lứt huyết rồng 17.000vnd một kí...Còn đang "hợm" lên!!! Chán quá!!! Đệ đang định ...xem lại mấy toa thuốc "nhịn ăn"...thuốc của mấy ông đạo Tiên...

Gửi bởi: NhatNguyen Sep 10 2009, 09:50 PM

Hi..HI..HI.. làm một chuyến ra bắc ngao du là biết ráo ấy mà!

Gửi bởi: DIEUHANG Sep 10 2009, 11:07 PM

QUOTE(huynhdoan2000 @ Sep 9 2009, 08:41 PM) *

Không biết trong nam thế nào ,ngoài bắc thì khoai sọ là sọ môn là môn ,củ khoai sọ nhỏ cỡ ngón chân cái là ngon nhất ,còn khoai môn mà ăn vào thì ....ngứa móc họng ra ! Củ môn thì to tròn nhưng cũng cẩn thận nhầm với khoai mặt quỉ , khoai mặt quỉ thì ngon quá trời luôn .


Mấy cái vụ nầy...nhức đầu quá!!!
Mấy bà bán muốn gọi sao thì gọi...Mấy bả vì muốn bán hàng nên...hay nói..."à, thì là nó đó" hoặc "ừ, cái nầy cũng giống cái đó" v.v...

Thế cuối cùng...khoai sọ chỉ là những củ nhỏ bằng ngón chân hay là ...cũng có củ bằng bắp đùi???? Hay là khoai sọ cũng có củ lớn và củ nhỏ?? Khi làm thuốc chỉ lấy củ nhỏ ??? Và...rủi lở lấy khoai ...không phải là "sọ" mà làm thuốc cao...có bị "cùi lở" không???
Bây giờ , đệ đang định chuyển hệ qua làm "thầy thuốc"...Chưa gì hết mà đã bị "khựng" rồi!!! Làm tầm bậy không đúng....bị "cùi lở" là...toi !!!

Sắn dây cực dễ trồng chỉ lấy dây sắn ( thân cây) vùi xuống đất là xong

Hừm...trong Nam nầy...hễ nói tới mấy cây TD là...chả bà nào biết!!! Sắn dây là cây gì? khoai sọ là củ gì? Ngưu bàng là giống gì? Chả bà nào biết??? Không biết thì nói không biết...Cứ chỉ củ sắn cho heo ăn mà nói..."à, nó đó!! Mua về làm thử coi?"......

nếu dủ điều kiện thì trồng sắn dây là nhàn nhất nhưng phải có dàn hay một cái cây nào đó cho nó leo là được .


Hi...để học xong nghề "thầy thuốc TD" cái đả...rồi sẽ chuyển hệ tiếp qua nghề "canh nông"!!!
Lúc rày, người ta loan truyền nhiều toa thuốc Nam "thần hiệu" quá!!! Họ photo rồi phân phát cho người khác đọc....Ai cũng "mê" theo...Chạy đi kiếm mà uống!! Còn đệ "loan truyền" toa thuốc GLMM...chả có con ma nào "tin" ?? Kể cả trong nhà!! Tức tối gì đâu!!! Đã vậy mà....bây giờ giá gạo lứt đỏ lại "lên giá"...Gạo thường 6.000vnd một kí, còn gạo lứt huyết rồng 17.000vnd một kí...Còn đang "hợm" lên!!! Chán quá!!! Đệ đang định ...xem lại mấy toa thuốc "nhịn ăn"...thuốc của mấy ông đạo Tiên...


Haha chết cười với hành văn và kiểu cách của bác HD thôi biggrin.gif biggrin.gif

Thấy các bác nói chuyện vui quá DH cũng muốn lanh chanh chút nha. Sắn dây trong nam này vẫn có mà bác HD, chỗ bác không biết sao chứ chỗ DH(Biên Hòa, Đồng nai) thấy tới mùa các bà luộc chín đem bán. Củ nó dài và giá rất mắc cho nên ai muốn mua bao nhiêu thì họ cắt ra từng khoanh. Vùng biên hòa này họ trồng cũng khá nhiều để lấy bột.
Còn cái củ sắn mà mấy bà hàng chợ nói với bác là củ mì . Bắc gọi củ sắn nam gọi củ mì.
Không biết trong nam thế nào ,ngoài bắc thì khoai sọ là sọ môn là môn ,củ khoai sọ nhỏ cỡ ngón chân cái là ngon nhất ,còn khoai môn mà ăn vào thì ....ngứa móc họng ra
Thế thì trong nam này 2 lọai đó đều gọi là khoai sọ tất đấy bác NhatNguyen ạ. Thế thì phải chọn lọai khoai sọ củ nhỏ như ngón chân mới đúng.
Còn đệ "loan truyền" toa thuốc GLMM...chả có con ma nào "tin" ?? Kể cả trong nhà!! Tức tối gì đâu!!!
haha ... cũng tại công phu tu tập của ta còn nhỏ, phước ta mỏng nghiệp họ lại dày làm sao mà chuyển hóa cho họ được. DH cũng thế thấy người ta bệnh họan bỏ thời gian thuyết... lúc đó thì họ nghe háo hức lắm rồi lôi trong nhà ra nào sách TD, miso, tương tamari, đâm làm mẫu hủ muối mè, ...đem biếu họ. Nói chung là cố deo duyên GLMM cho họ nhưng rốt cuộc là họ chỉ ăn được vài bữa thì bỏ lại tiếc đồ làm mẫu của mình không được trọng dụng đúng mục đích ...hihi...mãi mới thành công được có một trường hợp thôi mà cũng mệt lắm. Họ ăn mà mình thấy lo hơn họ nữa hihi...Giờ DH chán rồi...Giờ thì kết luận rằng ăn TD do duyên, ai có duyên với TD thì tự nó đến không quảng cáo thuyết phục ai nữa
NHịn ăn DH thấy rất hay đấy bác HD ạ! DH giờ muốn giải quyết vấn đề gì lớn là cho thang thuốc''nhịn ăn'' là xong hết. Bị té xe bị bầm dâp, trầy xước cũng nhịn ăn là không bị sưng và thời gian lành bệnh nhanh gấp đôi. Cơ thể gặp bất cứ bị triệu chứng gì nhịn ăn là các triệu chứng ngưng ngay, Phải nói nhịn ăn phương thuốc cực nhanh cho mọi triệu chứng. Không biết người khác thì sao chứ DH thì thấy vậy

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 12 2009, 06:20 AM


Hi..HI..HI.. làm một chuyến ra bắc ngao du là biết ráo ấy mà!


haha...ra Bắc , một là viếng đất Phật [ Yên tử], hai là viếng sư phụ , ba là coi mắt mấy cái món TD "trên trời " coi ra sao?
Không biết có "duyên" không nhỉ !!!


Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 12 2009, 06:53 AM



Thấy các bác nói chuyện vui quá DH cũng muốn lanh chanh chút nha. Sắn dây trong nam này vẫn có mà bác HD, chỗ bác không biết sao chứ chỗ DH(Biên Hòa, Đồng nai) thấy tới mùa các bà luộc chín đem bán. Củ nó dài và giá rất mắc cho nên ai muốn mua bao nhiêu thì họ cắt ra từng khoanh. Vùng biên hòa này họ trồng cũng khá nhiều để lấy bột.


Chào cô DH...
À, thế thì hay quá!! Mà cô nói tới mùa...là "mùa" nào?? Tháng mấy??

Còn cái củ sắn mà mấy bà hàng chợ nói với bác là củ mì . Bắc gọi củ sắn nam gọi củ mì.
Củ mì là củ khoai mì?? Củ nầy đệ biết...Lúc trước nhà đệ có trồng làm hàng rào...Nhổ cực quá! Nên cũng ít ăn...Ai nấu sẵn cho thì ăn...
Còn củ sắn mà đệ nói...giống giống củ hành tây, tròn tròn, ngọt ngọt,....bởi vậy mới không biết có phải là củ sắn dây không? Chắc là không phải, vì xem hình trong Google Images thấy củ sắn dây dài thòng...
Hi...lúc rày dẹp ba cái điện tử qua một bên...lo nghiên cứu làm nhà TD "xịn"...
Không biết trong nam thế nào ,ngoài bắc thì khoai sọ là sọ môn là môn ,củ khoai sọ nhỏ cỡ ngón chân cái là ngon nhất ,còn khoai môn mà ăn vào thì ....ngứa móc họng ra
Thế thì trong nam này 2 lọai đó đều gọi là khoai sọ tất đấy bác NhatNguyen ạ. Thế thì phải chọn lọai khoai sọ củ nhỏ như ngón chân mới đúng.


Ở chỗ đệ...mấy bà bán khoai gọi ...một là khoai sọ, hai là khoai môn...chứ không có gọi "sọ môn", củ "môn" gì gì cả... Cô DH ôi, trong sách từ điển cũng nói có 2 loại khoai là khoai sọ và khoai môn...Khoai sọ ruột trắng, khoai môn ruột tím....Chứ không có nói 2 loại đó là chung...

Quả thật là khó khăn quá!!! Ai muốn gọi sao thì gọi...
Bữa hổm gặp bà bán khoai sọ chín [đúng là khoai sọ vì thấy củ nhỏ, giống trong sách]...đệ ghé mua ăn và hỏi chỗ nào bán?? Bả ú ớ thấy ghét lắm!! Không muốn nói mà chỉ ỡm ờ là..."phải dặn người ta", "chưa tới mùa", v.v...

[Giờ DH chán rồi...Giờ thì kết luận rằng ăn TD do duyên, ai có duyên với TD thì tự nó đến không quảng cáo thuyết phục ai nữa

Bây giờ cho vàng cây cũng không thèm nói!! Mấy quyển sách TD đem vô thùng "đại liên" khóa lại! Xong!! Khỏe gì đâu!

NHịn ăn DH thấy rất hay đấy bác HD ạ! DH giờ muốn giải quyết vấn đề gì lớn là cho thang thuốc''nhịn ăn'' là xong hết. Bị té xe bị bầm dâp, trầy xước cũng nhịn ăn là không bị sưng và thời gian lành bệnh nhanh gấp đôi. Cơ thể gặp bất cứ bị triệu chứng gì nhịn ăn là các triệu chứng ngưng ngay, Phải nói nhịn ăn phương thuốc cực nhanh cho mọi triệu chứng. Không biết người khác thì sao chứ DH thì thấy vậy

Đúng như thế!! Có điều...phải vô chùa hay lên núi gì đó, nhịn ăn mới bảo đảm...Còn ở nhà...đi tới đi lui...một hồi cũng lọt xuống bếp...rồi...lật bật cũng nấu một gói mì tôm...Ăn gạo lứt rang lại không chịu chứ!!!
Đệ rất thán phục cô về cái vụ nhịn ăn!! Còn đệ thì chết đói chết khát từ kiếp nào!! Giống ngạ quỷ đầu thai lên quá???


Gửi bởi: NhatNguyen Sep 12 2009, 10:36 AM

HD ơi cho tớ địa chỉ để tớ gửi cho cậu một ít khoai nha ! có thể nhắn tin vào di động để mình tớ biết địa chỉ của cậu thôi 0988901451

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 13 2009, 05:06 AM


HD ơi cho tớ địa chỉ để tớ gửi cho cậu một ít khoai nha ! có thể nhắn tin vào di động để mình tớ biết địa chỉ của cậu thôi 0988901451

haha...cái nầy phải cám ơn bạn...
Năm nay là năm "tu học" thứ hai...đang "tiềm long vật dụng" [rồng chìm chưa xài, rồng đây là con rồng đất, tức con giun đất...]...Chưa đủ trình độ "lộ diện"...Núp vào bóng tối chắc ăn hơn!!
Hổm rày công kích người ta quá tay!!! Xuất đầu lộ diện là "tiêu tán đường" liền!!
Bạn biết không, ở dưới chỗ tớ ở...khi có kẻ ghét mình...ban đêm đang ngủ, nó lấy cục đá chọi vào mái nhà nghe cái "ành"...Thất kinh hồn vía!!!

Gửi bởi: Diệu Minh Sep 13 2009, 07:05 PM

Vừa về nhà sư phụ Tạ Thị Lý 3 ngày, thấy mấy người nhịn ăn ở đó, người 14 ngày, người 7 ngày... lên tinh thần, hôm nay thấy một cặp vợ chồng tới hỏi xin tới tá túc nhịn ăn vào tháng sau... nhà bà Lý hiện nay đã trở thành trung tâm nhịn ăn thực sự và có cái hồn cái phách của nhịn ăn ở đó, có cái từ trường của nhịn ăn khá mạnh... nhưng mình rủ bà Lý đi tu khóa tu của ngài Goenka, bà đồng ý rồi... ha ha... đi tu và đi tuyên truyền Thực dưỡng nữa, hình như hai người cũng có duyên Ta Bà với nhau... hẹn gặp nhau ở SG vào đầu tháng 11 rồi sau đó tu 10 ngày và sau đó đi chơi đây đó... mấy vị sư quen cùng tu ở SOM bây giờ đều là trụ trì... oai quá, cứ tới chùa mà ngự và giảng về Td được đấy chứ... làm phước nữa...

Gửi bởi: huynhdoan2000 Sep 14 2009, 04:57 AM

nhưng mình rủ bà Lý đi tu khóa tu của ngài Goenka, bà đồng ý rồi... ha ha... đi tu và đi tuyên truyền Thực dưỡng nữa, hình như hai người cũng có duyên Ta Bà với nhau... hẹn gặp nhau ở SG vào đầu tháng 11 rồi sau đó tu 10 ngày và sau đó đi chơi đây đó... mấy vị sư quen cùng tu ở SOM bây giờ đều là trụ trì... oai quá, cứ tới chùa mà ngự và giảng về Td được đấy chứ... làm phước nữa...


Chào sư phụ...
Khi nào sư phụ có vô Saigon tu thì nhớ thông báo nhé!! Đệ tử cũng sẽ ráng kiếm cách viếng thăm sư phụ và trường Thiền một phen xem...

Người trong miền Nam này tương đối hiền lành, dễ mến...
Người Bắc ngoài sư phụ thì...pótay!!! Đàn bà mà đi bắn pháo binh [thời kỳ chống Mỹ]...

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)