IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> ĐỌC THƯ CUỐI OHSAWA - TA CẦN LÀM GÌ?
Diệu Minh
bài Dec 25 2013, 11:01 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



* Chúng ta sống để yêu thương
Đó là nguyên lý trên đời,
Và là mục đích duy nhất.
Benzamin Disraeli.

ĐỌC THƯ CUỐI OHSAWA
TA CẦN LÀM GÌ?

P.C.Hoàn viết theo Edward
Tài liệu: Ngọc Trâm: tài liệu do ông Lương Trùng Hưng gửi,


Hôm tôi dự hội nghị Năng Lượng Tương Lai Lần Thứ Ba ở Washington D.C trở về, gặp cô Florence Johnson, cô đưa tôi số báo Trường Sinh Ngày Nay, ra tháng 9-10-2010, lật báo ra, cô chỉ vào bài Lá Thư Cuối Của G. Ohsawa – gửi cho các môn đệ ở Mỹ. Trong tháng 10-2009, tôi với anh bạn Woody Johnson cùng đi Massachusetts sau khi đã thuyết trình trong hội nghị Năng Lượng.
Trong lá “thư cuối”, Ohsawa có viết: “Bên thềm năm mới (1964), tôi bắt đầu học khoá cuối của Lão Tử: Khoá luyện kim. Lạ thay, tôi học khoá này rất mau – ngay sau khi trang bị hành trang ý chí vô tỉ, tôi đã chuyển hoá thành công Sodium (Na) thành Potassium (K) lúc 6 giờ chiều ngày 21-6-1964- Tức là chỉ 5 tháng sau khi mãn khoá III.
“Sau ba tháng du hành thế giới, tôi trở về cố hương, để thử nghiệm – biến Carbon thành Sắt (C -> Fe) mà không dùng đến lò luyện kim hay phôi sắt!
“Theo khẩu lệnh của tôi, Sodium Na biến thành Potassium K, thế có kì diệu không? Đến khi tôi “bảo” Carbon biến ra sắt, thì nó biến ngay ra sắt – khi tôi vừa dứt lời.
“Tính đến tháng 11 – 1964, tôi đã điều khiển được từ nguyên tố Carbon C đến số 82 chì Pb. Vậy là (từ Carbon, Oxy, lithium…).
“Thành quả này là chứng cớ những điều tôi đã thấu đáo Vô Song Nguyên Lý tận căn để. Đó là lý: Không có gì vĩnh hằng, mọi sự vật đều biến đổi trong thế giới tương đối”.
Sau khi tiên sinh Ohsawa viết thư này được một năm, thì ngài qua đời (1965). Tôi nghĩ nếu ngài sống thêm 10 năm nữa mà khai triển bí quyết luyện kim, thì toàn thể hành tinh này có thể đã được hưởng một sức khoẻ dồi dào và thịnh vượng biết bao.
Trong khả năng Hoá Học của mình, tôi đã trình bày năm phản ứng hạt nhân bằng năng lượng thấp (chuyển hoá) đã đạt được ở phòng thí nghiệm Quantum Rabbit’s. (Về việc này bạn đọc tập sau Macrobiotics Today thường xuyên trong năm 2006, sẽ thấy phần quảng cáo của phòng thí nghiệm Quantum*). Phòng thí nghiệm này là cơ sở của nhóm nghiên cứu ba người là Edward Esko, Alex Jack và Woody Johnson – nhằm khảo sát và phát triển những ứng dụng của nguyên lý Âm/Dương vào nhiều lãnh vực – bắt đầu với thế giới nguyên tố và năng lượng.
Sau hơn ba mươi năm tìm cách áp dụng rau củ vào ngành ăn kiêng, sức khoẻ và trị bệnh cho xã hội và toàn thế giới nói chung. Bây giờ chúng tôi tiến sang phần nguyên tố kể từ đầu năm 2000. Tôi đã diễn thuyết ở tổ chức nghiên cứu Ohsawa East West và sau này ở viện Kushi.
Có lần Kushi đã nói: “Khi ta lên tới đỉnh núi, nhìn ra mới thấy đỉnh khác còn cao hơn”. Bây giờ tôi thấy đỉnh cao hơn là thế giới nguyên tố. Nếu phân loại Âm/Dương, thì giới cây cỏ mềm yếu không khác gì Âm, trong khi giới phân tử cứng như đá, không khác gì Dương. Những bộ mặt danh nhân khắc trên núi Rushmore như trơ gan cùng năm tháng hay chiếc nhẫn kim cương 24 cara lấp lánh dành cho lễ tân hôn như ngầm nói “tình yêu bền mãi như kim cương”. Dù người ta biết nguyên tử tổ hợp vẫn còn khoảng trống không, bảng nguyên tố không chỉ cho ta biết bằng cách nào hoán đổi chúng với nhau. Ít ra là bề mặt nguyên tố, chiếm một chỗ trong không gian tĩnh, không thay đổi.
Thế giới này đặt ta vào thế thách đố phải chọc thủng rào chắn Quán Tâm (Lượng Tử) để bước vào thực thể vô hạn của các cấu trúc nhân tạo, được vận hành bằng luật Biến Dịch vô
____________
*Lượng tử, dịch âm là Quán tâm (Quantum).
cùng. Chúng ta cần làm quen với nguyên tố của hoá chất như đã từng quen với gạo lứt, cà rốt, muối mè trong bếp. Lần này, ta lấy một nơi làm phòng thí nghiệm nho nhỏ với ống nghiệm, điện và mẫu nguyên tố tinh ròng.

Ngọn nguồn thuật luyện kim còn rất bí ẩn. Người Ai Cập Cổ mô tả các nhà luyện kim như “khách từ trời”, họ xuống trần để truyền thụ kiến thức vũ trụ cho người trần, và luôn cả thuật luyện kim. Ví thử Người Trời xuống đất Ai Cập đã tiến hoá cao độ và có thể làm vật chất chuyển biến từ chất này ra chất khác.
… Các nhà có thuật luyện kim ở Trung Đông thủa xưa, là thuỷ tổ các nhà hoá học ngày nay. Xưa kia, thuật luyện kim đã được ứng dụng ở Hy Lạp, Ả Rập, Âu Châu, Ấn Độ và Trung Hoa, kể cả huyền thoại về nó ở Ai Cập. Trên thế giới, người ta tìm được một người Anh, là Sir Norman Lockyer, nhà sáng lập tờ Thiên Nhiên, đã tìm ra nguyên tố Helium. Sự kiện này được báo New York Times viết bài, đăng ngày 13-12-1878, tựa là “Chuyển hoá kim loại – Niềm Mơ Ước Cổ Xưa Của Thuật Luyện Kim Thành Hiện Thực Chăng?” Kể lại sự kiện kỳ thú như sau:
Đặc phái viên của báo London Daily News đưa tin: “Hôm nay, trước sự có mặt của một nhóm khoa học gia, Ông Lockyer cho đồng và axit hydrochloric vào ống nghiệm thuỷ tinh rồi dùng kính quang phổ cho thấy dung dịch trong phản ứng điện từ đã không còn là đồng, mà là một kim loại khác, can xi và bazơ là vôi thông thường. Sau đó, ông thử lại y như vậy – thì kết quả vẫn như lần trước. Nickel biến thành cobalt, và calcium, thành strontium. Các chất vừa kể, đều là nguyên tố, không thể phân giải thành bất cứ thành phần nào hay biến thành chất nào khác. Người ta đều dựa vào nền này trong môn hoá học ngày nay, cho nên sự phát kiến của ông Lockyer’s cần được kiểm tra, và toàn bộ môn hoá học cũng phải rà soát lại. Tương lai các phát kiến đang tiến lên…”
“Tự thân ông Lockyer là một kính quang phổ sống động và không ai mang danh như ông mà lại liều thông báo một sự kiện như vậy mà không dựa trên cơ sở vững chắc. Hôm qua ông ta đã được các hoá học gia hàng đầu của chúng ta ủng hộ. Cả nhóm đó, đều nhìn nhận kết quả thí nghiệm của ông, không còn cách giải thích nào khác, nghĩa là họ chấp nhận sự biến đổi từ một nguyên tố này sang một nguyên tố khác…”
Qua thí nghiệm nhãn tiền kể trên, chúng ta thấy Sir Lockyer chuyển hoá nguyên tố theo cách thí nghiệm thông thường, không dùng tới nhiệt độ siêu đẳng, kể cả áp lực cao hay năng lượng lớn. Trong khi đó, khoa học còn đang bận theo đuổi một cuộc chuyển hoá nào khác mang tính phá hoại là làm phát tia phóng xạ hạt nhân. Vào năm 1907, Sir William Ramsey, một trong các nhà hoá học hàng đầu ở Anh Quốc – tuyên bố rằng ông ta đã chuyển hoá được nguyên tố bằng tia phóng xạ “radium”. Lời của ông đã được báo New York Times đăng ngày 27-7-1907 bằng tựa đề: “ Biến Đồng Thành Lithium” Theo lời ông Ramsay, thì ông ta đã biến đổi được nguyên tố bằng Radium. Theo lý thuyết thì nguyên tố có nguyên tử nặng, sẽ biến mất”. Tiếp theo, bài báo viết như sau:
London, ngày 26-7, Sir W.Ramsay hứa sẽ thông báo cho Hiệp Hội Hoá Học về phát hiện mới của ông. Nguyên Lancet là một báo bảo thủ, hôm nay đã tuyên bố rằng: “Phát hiện của Ramsay đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử hoá học. Việc nghiên cứu của ông đã cho thấy một nguyên tố đưa ra dưới một tác động lớn của phóng xạ radium, đã biến thành một nguyên tố khác. Nay công việc đã hoàn tất”.
Việc này đã làm đảo lộn tiến trình tìm tòi của các nhà luyện kim thời cổ. Thời xưa họ tin rằng có một chất mà ta dùng kim loại thường có thể chuyển hoá nó thành chất cao hơn. Sir William đã làm giảm chất kim loại bằng radium rút khí ra. Ông ta chứng minh rằng ông đã làm giảm chất đồng xuống thành lithium. Nói cách khác là ông đã chuyển hoá được nguyên tố đồng.
Báo The Lancet tiếp tục bình luận về cuộc thí nghiệm của Sir William: “Sự phát hiện đáng kể của ông nhắc lại cho chúng ta rằng sự tiên tri chính xác của người xưa và linh cảm của các nhà trong thuật giả kim đã làm rõ tính thuyết phục là mọi nguyên tố đều có độ kết hợp khác nhau. Ngày nay ông ta dũng cảm thú nhận thái độ ngờ vực vào bất cứ điều gì. Trên đời đã thấy nhiều người từng bảo thuật giả kim là không thể, vậy mà thế hệ đi sau đã thấy điều không thể thành có thể”.
Trong khoảng ba mươi năm, giữa cuộc thí nghiệm đáng kể của Norman và Sir William, là sự phát kiến về phóng xạ uranium của Marie Curie năm 1897. Đặc biệt tia phóng xạ đã khiến Sir William đạt kết quả mới mẻ. Từ đó trở đi, thuật luyện kim theo tôi, đã đi lầm đường, tự nó đã biến dạng khỏi điều mà tôi gọi là “hoàng kim” của thuật giả kim, để theo đuổi sự chuyển hoá tương đối tự nhiên (bằng năng lượng, nhiệt độ và áp lực thấp) để có lợi cho con người mà tôi gọi là “thuật giả kim sẫm” hay là cách dùng phóng xạ (phân ra hay phản ứng hạt nhân) loại này có tính huỷ diệt cao độ, tốn hao, nguy hiểm và phí phạm – gây hậu quả xấu. Sự phát hiện các yếu tố phóng xạ của uranium (92 U235/238)*, là một trong các nguyên tố rất nặng, nằm ở cuối bảng quang phổ và là lực dựa nằm sau sự phát triển. Ngày nay kho vũ khí nguyên tử và bom H (hydrogen) là tài sản của thành quả kể trên và làm kho vũ khí nguyên tử có chất plutonium độc hại ghê gớm không ngừng gia tăng…
Thế kỷ 20 đã đẻ ra chuỗi ác mộng nguyên tử hạt nhân. Giữa đêm dài tăm tối của vũ khí hạt nhân,có một ánh mặt trời tinh khiết, nảy ra trong con người Louis Kervran. Kervran tựa như bông sen nở, vươn lên từ bùn lầy nước đọng. Ông ta như một chấm Âm bé nhỏ, nằm trong nền Dương rộng lớn, và như điểm Dương bé nhỏ, nằm trong nền Âm bao quanh một vùng. Dù điểm Âm nhỏ bé, tưởng như không đáng kể, nhưng nó lại ôm một hạt giống thay đổi vĩ đại, báo trước những điều sắp tới…
Kervran là người phát minh sự cải biến sinh học. Ông tiên đoán trong thế kỷ 21, khoa Vật Lý và Kỹ thuật sẽ dùng phát minh của ông để phát huy một thời hoàng kim cho thuật giả kim, kích hoạt khả năng biến hoá con người lẫn thảm hoạ sinh thái. Qua sự khảo sát chuyên cần lâu năm, Kervran, một nhà sinh học người Anh mà sống ở Pháp. Ông đã phát kiến sự chuyển hoá xảy ra một cách tự nhiên, không hề tốn hao, và hoàn toàn bình dị như trong vòng đời cây cỏ và động vật. Công thức của Kervran thuộc loại hữu cơ, sẽ thay máy gia tốc hạt nhân rất hao tốn như khi thử bom H và phản ứng hạt nhân – Để chọn ống phun hữu cơ, dùng cỏ linh lăng hay rác phế thải từ phản ứng.
Công thức nổi tiếng của Kervran là 11Na23 + 2O16 = 19K39 (sodium + Oxygen = Potassium), tiến trình này được ông khảo sát trên cơ thể con người – Điều đó trở thành cái mốc trong các cuộc thí nghiệm của Ohsawa và được phòng thí nghiệm Quantum Rabbit dùng công thức này bằng năng lượng thấp, kể luôn cả nhiều phản ứng phóng xạ rất độc hại như plutonium – có thể chia nhỏ ra thành phóng xạ lành tính như nguyên tố bismuth hay than chì.
Khi tôi thuyết trình hồi tháng 8 – 2008 ở Xưởng Chuyển Hoá do giáo sư George Miley tổ chức (ông là chuyên gia về phản ứng hạt nhân ở trường Đại Học Illinois) thuộc Hội Nghị Thường Niên về Phản Ứng Hạt Nhân Nguội diễn ra ở
__________
*Xem bản Nguyên Tố Tuần Hoàn.
Washington DC, Lúc đó tôi có hỏi một nhóm khoa học gia quốc tế xem họ có biết Louis Kervran không – mọi người đều giơ tay… Tôi hỏi tiếp họ có biết Ohsawa không thì họ cũng đều biết tiên sinh đã chứng minh việc chuyển hoá do ông làm ra.
Cạnh việc lập lại hồ quang trong qui mô nhỏ trong các nghiên cứu suốt thập niên 1990 ở đại học Texas A&M, ở Ấn Độ, Nhật – và do Chris Akbar ở Brookline, đều phát xuất từ gợi ý của Ohsawa (và do báo One Peaceful World đăng tải trên mục The Phihosopher’s Stone). Các sự kiện trên đã xác định những phát kiến trước đây của Ohsawa. Đúng là các nghiên cứu đó đã chuyển hoá bằng năng lượng thấp và đã bị bế tắc vì sự trì trệ và trung lập trong cộng đồng khoa học. Về sau, tôi mới biết mình lầm…
Dấu chỉ đầu tiên, khi Alex, Woody và tôi cùng nhau đến Massachulletts Institute of Technology (MIT) vào tháng 9- 2007 để trình bày kết quả thí nghiệm bằng Carbon hồ quang. Đến MIT, chúng tôi trang bị máy trượt tiêu bản (point slides), video clips, các báo cáo thí nghiệm và công thức, đến nơi chúng tôi gặp Giáo sư Dr. Peter Hagelstein, ông là một trong một ít khoa học gia chính thống đang tiếp tục nghiên cứu phản ứng hạt nhân nguội, tiếp theo là sự tiết lộ khả năng dùng năng lượng tự nhiên năm 1989, đã dấy lên cuộc tranh luận rất sôi nổi.
Dù nhắm vào phản ứng hạt nhân nguội tạo năng lượng, một số nhà điều tra đã ghi nhận việc tạo các nguyên tố mới trong tiến trình phản ứng. Thêm vào khả năng xác định lý thuyết chuyển hoá bằng năng lượng thấp. Tiến sĩ Hagelstein lắng nghe chúng tôi thuyết trình và đã cho một số nhận xét rất có giá trị, kể cả dùng năng lượng cao để xem trong tiến trình này, có phát ra năng lượng chăng.
Điều thú vị là trong các cuộc nghiên cứu dùng Carbon hồ quang theo cách làm của Ohsawa chúng tôi không chỉ phát hiện sự chuyển hoá Carbon © thành sắt (Fe), lấy oxy ngoài trời, mà còn tác động cả với carbon (Dương) và oxy (Âm). Carbon (Dương) và nitrogen (Âm) nữa. Các mẫu thử của chúng tôi bằng than chì (carbon) cho thấy thêm vào sắt (Fe), còn có maguesium, aluminum, silicon, seandium, titanium, cobalt và nikel – Tóm lại thử nghiệm đã nảy ra một chuỗi chuyển hoá… Từ kết quả đó, chúng tôi đã trình bày với Dr. Hagelstein rồi còn đưa ra video clip ghi lại sự thử nghiệm chúng tôi dùng bột than chì (graphite) thử để lấy nam châm – Và dùng nam châm mạnh, tạo neodymium (60Nd), là một chất đất kim loại hiếm, và tất cả các mẫu đã xử lý đều cho thấy hoạt tính nam châm, trong khi với mẫu không xử lý , thì không có hoạt tính như trên.
Dr.Hagelstein chia xẻ với chúng tôi nhiều điều về phản ứng hạt nhân nguội và chuyển hoá đã xảy ra khắp thế giới… Ông nói kỹ nghệ nặng Mitsubishi ở Nhật, báo cáo rằng, các chuyên gia nghiên cứu của họ đã chuyển hoá được nguyên tố nặng như cesium (Cs), hoá thành praseodymium (Pr), và Strontium (Sr) thành molybdenum (Mo). Có mười lăm phòng thí nghiệm ở các nước khác, đã báo cáo có bằng chứng trong việc chuyển hoá. Tỷ lệ đường đẳng nhiệt lệch hướng vì giàu chất liệu tự nhiên cũng được báo cáo. Các biến thể trong sự phân phối đường đẳng nhiệt của mỗi nguyên tố được coi là rõ ràng, có thể hình thành qua sự chuyển hoá hơn là được trình bày trước là một chất nhiễm bẩn.
Các cuộc nghiên cứu bằng chân không đã được làm ở các phòng thí nghiệm nhỏ như Nashua, New Hampshire, Owls Head, Maine trên vịnh Penobscot. Chúng tôi khởi đầu, ít nhiều từ vật liệu tận dụng, rút ra những chi tiết thử nghiệm của Ohsawa làm đầu. Chúng tôi xâm nhập lãnh địa này hoàn toàn dựa vào la bàn Vô Song Nguyên Lý .
May thay, chúng tôi liên kết được với các nhà chuyên môn về chân không ở ven biển phía đông cùng với các bậc thầy chế tạo thuỷ tinh chân không theo thiết kế đặc biệt của tôi.
Chúng tôi bắt đầu thí nghiệm với các chất khí như: Helium (He), neon (Ne) argon (Ar) và krypton (Kr). Sau nhiều thử nghiệm và sai lầm, chúng tôi chuyển hoá được helium (He) thành argon (Ar), kèm với oxygen (O2), áp dụng công thức 2He4 + 2(8O16) = 18Ar36. Công thức dường như xác định giả thuyết của Ohsawa rằng nguyên tố dương (helium) sẵn sàng hoá hợp với nguyên tố âm (Oxygen), để cho ra một nguyên tố mới, lai tạo là argon (Ar).
Từ chất khí, chúng tôi chuyển sang nghiên cứu kim loại, kể cả việc chuyển sodium thành potassium như Ohsawa đã làm. Chúng tôi thất bại liên tiếp. Không nản chí, chúng tôi kiên nhẫn nghiên cứu tiếp. Chưa tới tháng 5 – 2008, chúng tôi tình cờ gặp bản chỉ dẫn việc nghiên cứu – Mà mấu chốt lại là sự tương quan giữa sodium và potassium.
Theo đó, nếu ta xem bản nguyên tố tuần hoàn, thì thấy nguyên tố sodium mang nguyên tử số 11 và potassium , nguyên tử số 19 đã được một nguyên tố phân ra với nguyên tử số 8. Nguyên tố đó đã hoá thành oxygen (8O16). Nói cách khác thì một nguyên tử oxy tách sodium khỏi potassium như Kervran đã phát hiện và Ohsawa đã trình bày.
Xem lại bản nguyên tố tuần hoàn, chúng ta thấy sodium và lithium có liên hệ tương tự. Hoặc lithium mang nguyên tử số 3, và sodium, nguyên tử số 11, cũng bị tách do nguyên tử số 8 , =\-lại một lần nữa, nó là nguyên tử oxygen – có liên hệ với potassium. Ba kim loại lithium, sodium và potassium có liên hệ, chúng chia nhau nhiều tính chất trong nhóm 1A, được gọi là Á kim (kiềm), ví dụ độ tan chảy thấp, trọng lượng nhẹ, mềm (có thể cắt bằng dao thường), và rất dễ bay hơi. Ví dụ sodium dễ nổ nếu bỏ vào nước.
Dùng nguyên lý biến đổi theo Ohsawa, chúng ta thấy lithium quan trọng hơn sodium, và sodium quan trọng hơn potassium, và cả ba, đều bị oxygen tách ra. Biết các đặc tính đó, tôi sắp xếp một cuộc thí nghiệm mà chúng tôi cố thải hồi định lượng lithium tiến xa hơn theo bản nguyên tố tuần hoàn để biến nó thành sodium, rồi thành potassium khi áp dụng công thức 3Li7 + 2O16 = 11Na23 + 8O16 = 19K39 (lithium + oxygen = sodium – sodium mới thành Sodium + oxygen = potassium). Một biến thể nữa của phản ứng là: 3Li7 + 2(8O16) = 19K39, hay lithium kết hợp với hai nguyên tử Oxygen (một phân tử oxygen, hay O2), lướt qua sodium và định lượng thải hồi thẳng ra potassium.
Tôi nghĩ ra hai thí nghiệm để thử giả thiết này. Trong hai thí nghiệm đầu, tôi làm ngày 29-2 và 2-5-2008, tôi dùng lithium tinh chất, cực điện bằng thép không trầy, và oxygen thuần khi châm ga vào ống chân không. Các mẫu thử, đều có sodium (chiếm khoảng 0,94%) và potassium (chiếm 0,14%). Thấy thế, chúng tôi rất mừng, nghĩ là đã chứng minh được công thức và tôi còn viết thư cho tờ Trường Sinh Ngày Nay, báo cho họ biết tin này. Tuy nhiên, khi khảo sát kỹ hơn, chúng tôi phát hiện borosilicate (pyrex) – thuỷ tinh chịu nhiệt dùng làm ống chân không chứa một số sodium đáng kể và một ít potassium, đủ gây ảnh hưởng cho kết quả thí nghiệm. Tôi dự định làm một chuỗi thử nghiệm vào ngày 30-5 nhằm kiểm tra Sodium, nên cần làm một ống nghiệm mới cho chỗ phản ứng ở tâm sẽ được làm bằng thạch anh (quartz), vì nó ít hơn sodium (1/1000.000). Nên chúng tôi tin nó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả.
Sau khi làm thí nghiệm, chúng tôi để ý dùng cực điện bằng thép không trầy, thấy cặn mài đồng bám trên đó. Để giữ tính vô tư, chúng tôi gửi cực ra phòng thí nghiệm ngoài cho họ phân tích, khi có kết quả, chúng tôi rất thất vọng. Vì chẳng hề thấy dấu vết nào của sodium và potassium. Lúc ấy tôi nghe Alex tỏ vẻ bực tức bảo: “Chẳng có gì ở đó!” Đã khiến chúng tôi phải chờ mất mấy ngày lại nhận được các kết quả chẳng trông chờ là cặn đồng! Rồi mọi sự đều sáng tỏ trước những gì chúng tôi đã làm là đem Lithium (Li) phối với sắt (Fe) thấy cực thép không trầy sản ra chất đồng sau khi đã dùng công thức 3Li2 + 26Fe56 = 29Cu63 .
Nhận thấy bây giờ chúng tôi dùng kim loại Lithium (3), là nguyên tố cứng sau hydrogen (1) và helium (2) trên bản nguyên tố tuần hoàn – Khi tác nhân kích hoạt sự chuyển hoá năng lượng thấp trên diện rộng. Điều thú vị là khi lithium bốc hơi trong ống nghiệm, nó toả ra ánh đỏ sậm – thuộc gam màu Dương. Các nhà giả kim thời cổ mô tả trong cuốn Philosopher’s Stone rằng chất liệu bí ẩn dùng chuyển hoá nguyên tố có sắc đỏ ngọc ruby! Liệu có trùng hợp không?
Tôi làm thêm nhiều thử nghiệm theo giả thiết về lithium. Trong một lần thử, tôi đoán trước rằng lithium sẽ kết với bạc để thành thiếc. Trong lần khác, tôi đoán đồng sẽ kết với lithium thành germanium. Hai công thức trên đã được minh xác trong mùa thu năm 2008. Như tôi tiên đoán, thiếc, số nguyên tử là 50 đã xuất hiện trên mặt anốt, số nguyên tử là 47 sau một phản ứng hạt nhân thấp với lithium số nguyên tử là 3. Germanium-Ge, số nguyên tử là 32. Nó đã hiện ra liên tiếp trong các thí nghiệm mà cực điện đồng Cu – 29 được dùng với kim loại lithium Li- 3.
Từ thành công với thí nghiệm Lithium, chúng tôi đã nhanh chóng tìm tác nhân vững chắc khác. Đến lượt sulfur – S được tuyển chọn toàn vẹn. Trong một thử nghiệm, chúng tôi đã có thể kết hợp cả lithium và sodium với sulfur để tạo nên potassium, đây là một biến thể sodium thành potassium theo thí nghiệm của Ohsawa. Thế là chúng tôi đã có thể tạo potassium (19K) từ lithium (3Li) với sulfur (16S). Hơn nữa sulfur có thể phân thành hai nguyên tử oxygen 2(8O) và mỗi cái, kết với một nguyên tử sodium (11Na) để tạo thành potassium (19K).
Còn nhiều khám phá đang chờ chúng tôi tìm ra sau này, mang tính chuyên sâu, tinh vi hơn nữa. Các kết quả này có dẫn tới Thời Hoà Bình và thịnh vượng lâu bền chăng, ta phải chờ xem. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng cuộc nghiên cứu này tiến hành cùng các bạn trên thế giới, đều có chung một nguyên lý: “Không có gì vĩnh viễn, mọi sự vật (và chắc chắn phần lớn nguyên tố hoá chất) đều theo qui luật biến dịch trong thế giới tương đối này” – Mà Ohsawa đã xác quyết như vậy.
Trong thư ngài Ohsawa kết luận bằng câu: “Trước khi dừng bút, tôi cầu chúc các huynh đệ càng nỗ lực học tập sâu sắc hơn nữa…”
Nhân đây, tôi xin thưa ngài rằng: “Chúng tôi sẽ hết sức noi theo đường lối Vô Song Nguyên Lý ngài đã vạch ra và dốc lòng truyền thụ cho chúng tôi ngoài năm mươi năm qua, lấy đó làm kim chỉ nam mà gìn giữ sức khoẻ, hoà bình, hạnh phúc, cố công phát triển lý Vô Song, nhằm giúp nhân loại tạo dựng nền móng sức khoẻ và hạnh phúc cho đời này và mãi về sau…”


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 01:57 AM