IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thiền trong hội họa và âm nhạc
Thelast
bài Aug 23 2007, 09:15 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



THIỀN TRONG HỘI HOẠ VÀ ÂM NHẠC

Thiền học cũng như Lão học không những chỉ ra lợi ích của cái có mà còn nhấn mạnh đến lợi ích của cái không. Lợi ích của bình đựng nước là ở khoảng không để đựng nước chứ không phải ở hình dáng cái bình hoặc chất liệu làm ra nó.

Trong nghệ thuật càng rõ người nghệ sĩ không trình bày tất cả ý nghĩ của mình mà để cho khán giả phụ thêm vào, vì thế một kiệt tác vĩ đại làm cho chúng ta chú ý vào đó không tài nào cưỡng nổi cho đến khi chúng ta tưởng như trở thành một phần của kiệt tác đó. Trong đó khoảng không mà chúng ta có thể xen nhập vào và chiếm nhiều hay ít chỗ tuỳ theo mức độ xúc cảm nghệ thuật của chúng ta.

Thiền học tôn sùng sự tương đối. Sự thật chỉ có thể đạt được khi hiểu thấu những sự tương phản tương thành, như Âm và Dương. Để hiểu sâu giáo huấn siêu việt của thiền, thì những lời nói chỉ làm bận rộn cho ý nghĩ mà chủ yếu là sự giao cảm trực tiếp (qua tâm không) với bản tính của các vật. Lòng yêu chuộng trừu tượng và tự nhiên khiến thiền đã ưa thích những phác hoạ đen trắng hơn những bức tranh rực rỡ chải chuốt nhiều chi tiết.

Người ta nói rằng nghệ thuật là một điều bí ẩn. Vậy điều huyền bí nào đã hấp dẫn hàng triệu trái tim con người đối với nghệ thuật đây? Vẻ đẹp của nghệ thuật làm thức tỉnh những rung động thầm kín nhất trong lòng ta, để đáp lại chúng ta cũng cảm xúc và rung động. Tình cảm đối đáp với tình cảm. Chúng ta nghe được cái không nói lên, thấy được cái không hiện ra.

Sự say mê và cơn khoái cảm sáng tạo làm cho người nghệ sĩ hoá thân vào tác phẩm bởi trạng thái tâm thức của họ lên đến một mức độ giống Thiền nhân đã chứng nghiệm tâm linh trong những cơn thiền định sâu sắc. Bỗng nhiên người nghệ sĩ đã rơi vào một trạng thái thiền định ở một mức độ nào đó, bởi vì người nghệ sĩ đã đồng nhất mình với tác phẩm.

Nghệ thuật chỉ có giá trị chừng nào nó làm rung động trái tim con người. Do vậy có cách nào để hiều được người nghệ sĩ muốn truyền tải thông điệp gì cho chúng ta đây? Những yếu tố cần thiết đó là: Sự khiêm cung, sự tĩnh lặng và phải thở nhẹ - mấy chữ này mới được thêm vào. Chỉ có những điều kiện như thế chúng ta mới có cơ hội để giao cảm với linh hồn tác phẩm và cũng chính là cảm nhận thông điệp của người nghệ sĩ.

Tuy vậy sự bí ẩn thực sự hấp dẫn một kiệt tác đã được thiền sư Osho giải minh, đó chính là khoảng im lặng trong âm nhạc. Theo ông, các nốt nhạc không có chức năng nào khác hơn để nhấn mạnh vào cái im lặng. Nghệ thuật tối cao, trong âm nhạc, là đưa cái im lặng thành tiếp nhận được.

Bạn đã biết về những bức hoạ Trung quốc và Nhật bản mà nét vẽ chỉ chiếm có phần tí xíu trong toàn bộ bề mặt của tấm giấy lụa quý, phần còn lại bức tranh là trống rỗng. Không một nơi nào trên thế giới mà các họa sĩ lại vẽ trong một trạng thái thiền định như thế. Nếu bạn hỏi người họa sĩ tại sao ông lại hoang phí bề mặt tranh lớn? thế thì ông sẽ trả lời rằng bức tranh dùng để bày tỏ cái rỗng không, cái còn lớn lao hơn 7 lần.

Thiền nhân mà chơi nhạc thì sẽ ngày càng sáng tạo ra ít nốt nhạc hơn. Anh ta biết rằng chúng chỉ là phần nhỏ nếu so sánh với cái im lặng. Âm thanh chỉ ra cái im lặng rồi tự im đi. Ý nghĩa sâu sắc của âm nhạc là làm lộ ra cái trống rỗng. Trong khi phát triển sự nhạy cảm của bạn với âm nhạc, bạn tiến lại càng ngày càng gần hơn với cái im lặng.

Tất cả các loại âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc cổ điển đều cố gắng nắm bắt âm thanh của sự tĩnh lặng. Ngay cả những ai chưa từng quay về với con người thật của mình cũng đều có thể chứng nghiệm một điều gì tương tự như sự tĩnh lặng. Ngay cả những nhạc sĩ vĩ đại nhất cũng phải sử dụng âm thanh và dù bất cứ sắp đặt của các nốt nhạc như thế nào chăng nữa nhạc sĩ vẫn không thể im lặng tuyệt đối. Người nhạc sĩ đưa ra những khoảng im lặng ở giữa. Và tất cả sự trình diễn là ở giữa âm thanh và sự lặng im. Những người không hiểu được việc nghe âm thanh là những người không hiểu việc nghe sự tĩnh lặng - nghe khoảng trống giữa hai âm thanh.

Âm nhạc thực sự có ở trong khoảng trống ấy.

Nó không được sáng tạo bởi người nhạc sĩ. Người nhạc sĩ chỉ sáng tác lên các âm thanh và bỏ lại những khoảng trống như là một sự tương phản. Và do vậy bạn có thể chứng nghiệm điều bí mật xảy ra trong thế giới nội tâm người nhạc sĩ.

Trên thế giới ngày càng có nhiều nhạc sĩ- thiền nhân sáng tác nhạc trên con đường thiền. Ở đây trong sự tìm kiếm những âm thanh không lời, nhạc điệu ca ngợi từ những làn gió tươi mát uyên áo của những bậc thầy tâm linh đã là nguồn cảm hứng cho những thử nghiệm diệu kỳ của thời đại pha trộn hoà hợp Đông - Tây. Nhạc thiền đã mở ra trường phái âm nhạc của thời đại mới. Chúng ta đã kết hợp được với những nhạc sĩ cổ điển, với những nhạc cụ của nhạc Rock, nhạc jazz và những nhạc sĩ từ những nền âm nhạc có truyền thống dân gian với sự sáng tạo tuyệt vời có tính tổng hợp sâu sắc: Nó đã có vị trí trên thị trường âm nhạc, cũng như nó đã đi vào trái tim những người tu thiền, những người đang tìm kiếm một tiếng nói mới. Đó là sự lành mạnh của tâm hồn, của lễ hội và mở rộng đời sống nội tâm cho những người đang trên con đường của sự tìm kiếm.

Chất liệu nhạc thiền có khả năng chữa lành, tăng sinh khí và nội lực của âm nhạc đó đã mở rộng con đường đạo cho các hành giả.

Minh Ngọc
theo TAO MUSIC-OSHO


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 12 2016, 09:13 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài dịch này của tôi đăng trên tạp chí của Đỗ Ngọc Quang, năm bao nhiêu quên rồi? ngày đó Ngọc còn bé tí, mình lấy tên con gái cho bài dịch này...

Trong khi dịch tự dưng bật ra từ "Uyên áo" thế là mình phải tra từ điển xem uyên áo là gì?
và nghĩ chắc kiếp trước mình có thể đã từng là người Tầu cổ????


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Sep 28 2016, 08:08 AM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



THIỀN TRONG HỘI HOẠ VÀ ÂM NHẠC

Thiền học cũng như Lão học không những chỉ ra lợi ích của cái có mà còn nhấn mạnh đến lợi ích của cái không. Lợi ích của bình đựng nước là ở khoảng không để đựng nước chứ không phải ở hình dáng cái bình hoặc chất liệu làm ra nó.

Trong nghệ thuật càng rõ người nghệ sĩ không trình bày tất cả ý nghĩ của mình mà để cho khán giả phụ thêm vào, vì thế một kiệt tác vĩ đại làm cho chúng ta chú ý vào đó không tài nào cưỡng nổi cho đến khi chúng ta tưởng như trở thành một phần của kiệt tác đó. Trong đó khoảng không mà chúng ta có thể xen nhập vào và chiếm nhiều hay ít chỗ tuỳ theo mức độ xúc cảm nghệ thuật của chúng ta.

Thiền học tôn sùng sự tương đối. Sự thật chỉ có thể đạt được khi hiểu thấu những sự tương phản tương thành, như Âm và Dương. Để hiểu sâu giáo huấn siêu việt của thiền, thì những lời nói chỉ làm bận rộn cho ý nghĩ mà chủ yếu là sự giao cảm trực tiếp (qua tâm không) với bản tính của các vật. Lòng yêu chuộng trừu tượng và tự nhiên khiến thiền đã ưa thích những phác hoạ đen trắng hơn những bức tranh rực rỡ chải chuốt nhiều chi tiết.

Người ta nói rằng nghệ thuật là một điều bí ẩn. Vậy điều huyền bí nào đã hấp dẫn hàng triệu trái tim con người đối với nghệ thuật đây? Vẻ đẹp của nghệ thuật làm thức tỉnh những rung động thầm kín nhất trong lòng ta, để đáp lại chúng ta cũng cảm xúc và rung động. Tình cảm đối đáp với tình cảm. Chúng ta nghe được cái không nói lên, thấy được cái không hiện ra.

Sự say mê và cơn khoái cảm sáng tạo làm cho người nghệ sĩ hoá thân vào tác phẩm bởi trạng thái tâm thức của họ lên đến một mức độ giống Thiền nhân đã chứng nghiệm tâm linh trong những cơn thiền định sâu sắc. Bỗng nhiên người nghệ sĩ đã rơi vào một trạng thái thiền định ở một mức độ nào đó, bởi vì người nghệ sĩ đã đồng nhất mình với tác phẩm.

Nghệ thuật chỉ có giá trị chừng nào nó làm rung động trái tim con người. Do vậy có cách nào để hiều được người nghệ sĩ muốn truyền tải thông điệp gì cho chúng ta đây? Những yếu tố cần thiết đó là: Sự khiêm cung, sự tĩnh lặng và phải thở nhẹ - mấy chữ này mới được thêm vào. Chỉ có những điều kiện như thế chúng ta mới có cơ hội để giao cảm với linh hồn tác phẩm và cũng chính là cảm nhận thông điệp của người nghệ sĩ.

Tuy vậy sự bí ẩn thực sự hấp dẫn một kiệt tác đã được thiền sư Osho giải minh, đó chính là khoảng im lặng trong âm nhạc. Theo ông, các nốt nhạc không có chức năng nào khác hơn để nhấn mạnh vào cái im lặng. Nghệ thuật tối cao, trong âm nhạc, là đưa cái im lặng thành tiếp nhận được.

Bạn đã biết về những bức hoạ Trung quốc và Nhật bản mà nét vẽ chỉ chiếm có phần tí xíu trong toàn bộ bề mặt của tấm giấy lụa quý, phần còn lại bức tranh là trống rỗng. Không một nơi nào trên thế giới mà các họa sĩ lại vẽ trong một trạng thái thiền định như thế. Nếu bạn hỏi người họa sĩ tại sao ông lại hoang phí bề mặt tranh lớn? thế thì ông sẽ trả lời rằng bức tranh dùng để bày tỏ cái rỗng không, cái còn lớn lao hơn 7 lần.

Thiền nhân mà chơi nhạc thì sẽ ngày càng sáng tạo ra ít nốt nhạc hơn. Anh ta biết rằng chúng chỉ là phần nhỏ nếu so sánh với cái im lặng. Âm thanh chỉ ra cái im lặng rồi tự im đi. Ý nghĩa sâu sắc của âm nhạc là làm lộ ra cái trống rỗng. Trong khi phát triển sự nhạy cảm của bạn với âm nhạc, bạn tiến lại càng ngày càng gần hơn với cái im lặng.

Tất cả các loại âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc cổ điển đều cố gắng nắm bắt âm thanh của sự tĩnh lặng. Ngay cả những ai chưa từng quay về với con người thật của mình cũng đều có thể chứng nghiệm một điều gì tương tự như sự tĩnh lặng. Ngay cả những nhạc sĩ vĩ đại nhất cũng phải sử dụng âm thanh và dù bất cứ sắp đặt của các nốt nhạc như thế nào chăng nữa nhạc sĩ vẫn không thể im lặng tuyệt đối. Người nhạc sĩ đưa ra những khoảng im lặng ở giữa. Và tất cả sự trình diễn là ở giữa âm thanh và sự lặng im. Những người không hiểu được việc nghe âm thanh là những người không hiểu việc nghe sự tĩnh lặng - nghe khoảng trống giữa hai âm thanh.

Âm nhạc thực sự có ở trong khoảng trống ấy.

Nó không được sáng tạo bởi người nhạc sĩ. Người nhạc sĩ chỉ sáng tác lên các âm thanh và bỏ lại những khoảng trống như là một sự tương phản. Và do vậy bạn có thể chứng nghiệm điều bí mật xảy ra trong thế giới nội tâm người nhạc sĩ.

Trên thế giới ngày càng có nhiều nhạc sĩ- thiền nhân sáng tác nhạc trên con đường thiền. Ở đây trong sự tìm kiếm những âm thanh không lời, nhạc điệu ca ngợi từ những làn gió tươi mát uyên áo của những bậc thầy tâm linh đã là nguồn cảm hứng cho những thử nghiệm diệu kỳ của thời đại pha trộn hoà hợp Đông - Tây. Nhạc thiền đã mở ra trường phái âm nhạc của thời đại mới. Chúng ta đã kết hợp được với những nhạc sĩ cổ điển, với những nhạc cụ của nhạc Rock, nhạc jazz và những nhạc sĩ từ những nền âm nhạc có truyền thống dân gian với sự sáng tạo tuyệt vời có tính tổng hợp sâu sắc: Nó đã có vị trí trên thị trường âm nhạc, cũng như nó đã đi vào trái tim những người tu thiền, những người đang tìm kiếm một tiếng nói mới. Đó là sự lành mạnh của tâm hồn, của lễ hội và mở rộng đời sống nội tâm cho những người đang trên con đường của sự tìm kiếm.

Chất liệu nhạc thiền có khả năng chữa lành, tăng sinh khí và nội lực của âm nhạc đó đã mở rộng con đường đạo cho các hành giả.

Minh Ngọc
theo TAO MUSIC-OSHO


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Depad
bài Oct 7 2016, 03:35 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



âm và dương thực dưỡng nguyên thuỷ các khái niệm về âm thanh cho chúng tôi ở đây tại tây ban đầu lạ tai, nhưng nó không phải là một cái gì đó để được đe dọa bởi bạn. họ chỉ đơn giản là hai lực lượng bổ sung, chẳng hạn như ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, mưa và ánh nắng mặt trời. trong khi âm đại diện cho việc mở rộng, năng lượng trở lên và dương làm se, năng lượng giảm. những lực lượng này có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, ngay cả trong cơ thể của chúng tôi: nhịp tim, hô hấp, đường ruột, các cơ bắp. đó
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 28 2016, 04:17 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



https://www.youtube.com/watch?v=uxU2cPQEPB0


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 8 2017, 11:06 AM
Bài viết #6


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Uyên áo: Sâu kín khó hiểu

dịch trên mạng là như thế


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Oct 6 2020, 01:57 PM
Bài viết #7


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chắc có chư thiên mách bảo cho


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 16 2023, 09:55 PM
Bài viết #8


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



THIỀN TRONG HỘI HOẠ VÀ ÂM NHẠC

Thiền học cũng như Lão học không những chỉ ra lợi ích của cái có mà còn nhấn mạnh đến lợi ích của cái không. Lợi ích của bình đựng nước là ở khoảng không để đựng nước chứ không phải ở hình dáng cái bình hoặc chất liệu làm ra nó.

Trong nghệ thuật càng rõ người nghệ sĩ không trình bày tất cả ý nghĩ của mình mà để cho khán giả phụ thêm vào, vì thế một kiệt tác vĩ đại làm cho chúng ta chú ý vào đó không tài nào cưỡng nổi cho đến khi chúng ta tưởng như trở thành một phần của kiệt tác đó. Trong đó khoảng không mà chúng ta có thể xen nhập vào và chiếm nhiều hay ít chỗ tuỳ theo mức độ xúc cảm nghệ thuật của chúng ta.

Thiền học tôn sùng sự tương đối. Sự thật chỉ có thể đạt được khi hiểu thấu những sự tương phản tương thành, như Âm và Dương. Để hiểu sâu giáo huấn siêu việt của thiền, thì những lời nói chỉ làm bận rộn cho ý nghĩ mà chủ yếu là sự giao cảm trực tiếp (qua tâm không) với bản tính của các vật. Lòng yêu chuộng trừu tượng và tự nhiên khiến thiền đã ưa thích những phác hoạ đen trắng hơn những bức tranh rực rỡ chải chuốt nhiều chi tiết.

Người ta nói rằng nghệ thuật là một điều bí ẩn. Vậy điều huyền bí nào đã hấp dẫn hàng triệu trái tim con người đối với nghệ thuật đây? Vẻ đẹp của nghệ thuật làm thức tỉnh những rung động thầm kín nhất trong lòng ta, để đáp lại chúng ta cũng cảm xúc và rung động. Tình cảm đối đáp với tình cảm. Chúng ta nghe được cái không nói lên, thấy được cái không hiện ra.

Sự say mê và cơn khoái cảm sáng tạo làm cho người nghệ sĩ hoá thân vào tác phẩm bởi trạng thái tâm thức của họ lên đến một mức độ giống Thiền nhân đã chứng nghiệm tâm linh trong những cơn thiền định sâu sắc. Bỗng nhiên người nghệ sĩ đã rơi vào một trạng thái thiền định ở một mức độ nào đó, bởi vì người nghệ sĩ đã đồng nhất mình với tác phẩm.

Nghệ thuật chỉ có giá trị chừng nào nó làm rung động trái tim con người. Do vậy có cách nào để hiều được người nghệ sĩ muốn truyền tải thông điệp gì cho chúng ta đây? Những yếu tố cần thiết đó là: Sự khiêm cung, sự tĩnh lặng và phải thở nhẹ - mấy chữ này mới được thêm vào. Chỉ có những điều kiện như thế chúng ta mới có cơ hội để giao cảm với linh hồn tác phẩm và cũng chính là cảm nhận thông điệp của người nghệ sĩ.

Tuy vậy sự bí ẩn thực sự hấp dẫn một kiệt tác đã được thiền sư Osho giải minh, đó chính là khoảng im lặng trong âm nhạc. Theo ông, các nốt nhạc không có chức năng nào khác hơn để nhấn mạnh vào cái im lặng. Nghệ thuật tối cao, trong âm nhạc, là đưa cái im lặng thành tiếp nhận được.

Bạn đã biết về những bức hoạ Trung quốc và Nhật bản mà nét vẽ chỉ chiếm có phần tí xíu trong toàn bộ bề mặt của tấm giấy lụa quý, phần còn lại bức tranh là trống rỗng. Không một nơi nào trên thế giới mà các họa sĩ lại vẽ trong một trạng thái thiền định như thế. Nếu bạn hỏi người họa sĩ tại sao ông lại hoang phí bề mặt tranh lớn? thế thì ông sẽ trả lời rằng bức tranh dùng để bày tỏ cái rỗng không, cái còn lớn lao hơn 7 lần.

Thiền nhân mà chơi nhạc thì sẽ ngày càng sáng tạo ra ít nốt nhạc hơn. Anh ta biết rằng chúng chỉ là phần nhỏ nếu so sánh với cái im lặng. Âm thanh chỉ ra cái im lặng rồi tự im đi. Ý nghĩa sâu sắc của âm nhạc là làm lộ ra cái trống rỗng. Trong khi phát triển sự nhạy cảm của bạn với âm nhạc, bạn tiến lại càng ngày càng gần hơn với cái im lặng.

Tất cả các loại âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc cổ điển đều cố gắng nắm bắt âm thanh của sự tĩnh lặng. Ngay cả những ai chưa từng quay về với con người thật của mình cũng đều có thể chứng nghiệm một điều gì tương tự như sự tĩnh lặng. Ngay cả những nhạc sĩ vĩ đại nhất cũng phải sử dụng âm thanh và dù bất cứ sắp đặt của các nốt nhạc như thế nào chăng nữa nhạc sĩ vẫn không thể im lặng tuyệt đối. Người nhạc sĩ đưa ra những khoảng im lặng ở giữa. Và tất cả sự trình diễn là ở giữa âm thanh và sự lặng im. Những người không hiểu được việc nghe âm thanh là những người không hiểu việc nghe sự tĩnh lặng - nghe khoảng trống giữa hai âm thanh.

Âm nhạc thực sự có ở trong khoảng trống ấy.

Nó không được sáng tạo bởi người nhạc sĩ. Người nhạc sĩ chỉ sáng tác lên các âm thanh và bỏ lại những khoảng trống như là một sự tương phản. Và do vậy bạn có thể chứng nghiệm điều bí mật xảy ra trong thế giới nội tâm người nhạc sĩ.

Trên thế giới ngày càng có nhiều nhạc sĩ- thiền nhân sáng tác nhạc trên con đường thiền. Ở đây trong sự tìm kiếm những âm thanh không lời, nhạc điệu ca ngợi từ những làn gió tươi mát uyên áo của những bậc thầy tâm linh đã là nguồn cảm hứng cho những thử nghiệm diệu kỳ của thời đại pha trộn hoà hợp Đông - Tây. Nhạc thiền đã mở ra trường phái âm nhạc của thời đại mới. Chúng ta đã kết hợp được với những nhạc sĩ cổ điển, với những nhạc cụ của nhạc Rock, nhạc jazz và những nhạc sĩ từ những nền âm nhạc có truyền thống dân gian với sự sáng tạo tuyệt vời có tính tổng hợp sâu sắc: Nó đã có vị trí trên thị trường âm nhạc, cũng như nó đã đi vào trái tim những người tu thiền, những người đang tìm kiếm một tiếng nói mới. Đó là sự lành mạnh của tâm hồn, của lễ hội và mở rộng đời sống nội tâm cho những người đang trên con đường của sự tìm kiếm.

Chất liệu nhạc thiền có khả năng chữa lành, tăng sinh khí và nội lực của âm nhạc đó đã mở rộng con đường đạo cho các hành giả.

Minh Ngọc
theo TAO MUSIC-OSHO


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 04:19 PM