IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> QUI NẠP THÊM TÀ KHÍ (Khảo Luận)
marhaba
bài Jun 17 2010, 02:43 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 532
Gia nhập vào: 13-August 09
Thành viên thứ.: 4,316



QUI NẠP THÊM TÀ KHÍ (Khảo Luận) - nguồn http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/236743
thuannghia | 14 June, 2010 06:10

Có một điều mà không thể phủ nhận được là các bậc Thánh Y, Thần Y từ xưa đến nay đều là những nhà Nho. Những người tinh thông cổ học, nhất là Kinh Dịch

Đa số họ là những Quan Viên "cáo lão hồi hương" về quê dạy học bốc thuốc. Chính họ đã làm nên "Kho Tàng Y Lý Cổ Truyền". Trước tác của họ đã để lại cho hậu thế những lý luận, kinh nghiệm về một phương pháp chăm sóc sức khoẻ tối ưu và có hiệu quả ứng dụng cao trong mọi thời đại, và có lẽ luôn luôn là phương pháp tốt nhất gắn liền với văn minh của loài người.Một điều đáng lưu ý nữa là hầu như tất cả những "Thần Y" có y thuật cao minh đều là những người am hiểu về thuật Độn Số cũng như thuật Tướng Pháp, Tử vi và Phong Thủy...

Câu hỏi vì sao? sẽ được lý giải rất dễ dàng vì Y Thuật có cùng một cơ sở lý luận với các thuật Độn Số, Tướng Pháp và Phong Thủy... đó là Nguyên Lý Âm Dương và Luật Ngũ Hành được thể hiện đầy đủ từ Kinh Dịch.

Phàm là người học Y Học Cổ Truyền đều phải thấu ngộ Kinh Dịch. Nếu không vận dụng được luật Ngũ hành-Âm dương một cách tinh thông nhuần nhuyễn vào Y thuật thì người hành nghề thuốc vĩnh viễn chỉ dừng lại vị trí của một "lang vườn". Y thuật của họ chỉ là được áp dụng một cách máy móc vào các phương toa đã được truyền thụ. Kết quả trị bệnh của họ chỉ là những vận may, nhờ vào hiệu quả của những toa thuốc gia truyền mà thôi.

Người thầy thuốc có y thuật cao minh phải là người có yêu cầu tối thiểu là tinh thông Kinh Dịch. Chính vì điều đó cho nên hệ quả trong việc nghiên cứu và thẩm thấu Kinh Dịch đã vô tình buộc họ thấu đáo luôn thuật Độn Số, Tướng Pháp, Tử Vi... và Phong Thủy

Từ Hoa Đà, Biển Thước, Trương Trọng Cảnh... bên Tàu cho đến Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông..bên ta. Ngoài những trước tác trở thành Kinh Điển cho Y học Cổ Truyền ra (Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm Lĩnh được làm giáo trình chính trong Y lý cổ truyền giảng dạy ở các trường Trung Y ở Trung Quốc). Thì họ còn để lại những trước tác rất uyên thâm về thuật độn số, tướng pháp, tử vi và phong thủy.

Ngoài Hoàng Đế Nội Kinh (cuốn sách nhập môn Y Học Cổ Truyền). Trong những Y thư cổ nói về Mạch Lý (bắt mạch) có một phép bắt mạch huyền diệu hơn cả là Mạch Thái Tố. Mạch Thái Tố là một môn bắt mạch để không những biết về tình trạng sức khoẻ của chính thân chủ, mà còn để biết thêm vận khí thịnh suy của 12 cung số của thân nhân thân chủ (Phụ mẫu, Phu thê, Huynh đệ, Tử tức, Phước đức, Nô bộc, Tài bạch, Quan lộc....)

Cho dù Y lý có thiên kinh vạn quyển, thì cũng chỉ để lý giải cho một mệnh đề bất di bất dịch: Điều Hòa Âm Dương
Bệnh tật là gì: - Là mất điều hòa Âm-Dương
Chẩn bệnh là gì:- Xác định chỗ mất điều hòa Âm- Dương trong cơ thể
Y thuật là gì: - Là điều tiết cho Âm Dương điều hòa trở lại.
Còn cách nắm bắt ngắn gọn nhất về Kinh Dịch là qui luật Thịnh suy chuyển dịch của Âm-Dương. Nếu không lấy đó làm "trọng huyệt" cốt yếu để thẩm thấu Kinh Dịch thì rất dễ rơi vào Ma Trận rối rắm của ngôn từ lý luận.
Độn số, Tử vi, Phong thủy...v..v...cũng lấy sự Sinh-Trưởng- Tàn-Diệt-Hoại-Không của Âm-dương, thông qua qui luật Sinh-Khắc và quá trình Vượng-Tướng-Hưu-Tù-Tuyệt của Ngũ hành mà luận bàn.

Tất cả các học thuyết Kinh Mạch Huyệt Vị, Tứ Chẩn, Bát Pháp...trong Y lý. Trăm ngàn pho sách lý giải về Sao này Sao nọ, Cửa này cửa kia, Cung ấy, cung này, ...Thanh long, Bạch mã, Huyền Vũ, Chu Tước...gì cũng không ngoài mấy chữ : Âm Dương- Thịnh Suy mà ra
Tóm lại Y lý, Độn số, Tướng pháp, Tử vi, Tứ bình, Bát tự..Phong thủy v..v.. đều lấy chung một nguyên lý làm gốc rễ: Đó là sự thăng giáng phù trầm của Âm Dương, qui luật sinh khắc của Ngũ Hành. Chấm hết. Toàn bộ nền Triết Học Á Đông chỉ có vậy. Không có gì khác hơn, nhiều hơn mấy chữ đó.

Nói về Y Lý. Thì lấy việc chẩn đoán ra gốc bệnh làm đầu (nguyên nhân làm cho Âm-Dương bất điều hòa). Có tìm ra nơi mất điều hòa Âm Dương mới có thủ pháp tận triệt mầm bệnh.

Nguyên nhân gây nên Bệnh qui nạp về 3 nguyên nhân chính:
1) Chính khí suy: Nội Nhân (nguyên nhân bên trong). Nguyên nhân này do 7 trạng thái tâm lý (thất tình) xảy ra thái quá (quá nhiều) gây nên nội thương. ( Bi-Hỷ-Nộ-Ưu-Tư-Kinh-Khủng= Buồn-Vui-Giận- Âu lo-Suy Nghĩ- Sợ-Khủng khiếp)

2) Tà khí thịnh: Ngoại Nhân (nguyên nhân bên ngoài) Do chính khí bị suy yếu nên Tà Khí xâm nhập hoạnh hại. Tà khí là Lục tà hay còn gọi là Lục Dâm bao gồm tất cả khí hóa của thời tiết: Hàn-Nhiệt- Phong- Táo- Thử-Thấp= Lạnh- Nóng- Gió- Khô-Nắng- Ẩm.

3) Bất ngoại bất nội nhân: Là nguyên nhân rủi ro, do bị chấn thương, do dao kiếm, té ngã, súng đạn..hay bị trùng độc cắn, cào, và bị ngộ độc do ăn uống và hít thở vào...

Trong 3 nguyên nhân ấy thì nguyên trọng yếu nhất vẫn là Nội Nhân: Chính Khí Suy do trạng thái tâm lý-tư duy quá độ.

Y lý cổ truyền chỉ qui nạp có 7 loại Tình Chí thái quá. Nhưng ngày nay đời sống xã hội phát triển. Hệ thống tư duy, ý thức của con người thay đổi. Nên phát sinh thêm nhiều trạng thái Tư Duy- Ý thức khác. Ví dụ như sự tưởng tượng quá độ, sự thèm muốn, ước vọng quá độ chẳng hạn. Chính những trạng thái tư duy này nảy sinh thêm nhiều tình trạng nội thương khác nhau. Ví dụ, sự tưởng tượng quá độ vượt khỏi ngưỡng nhận thức làm tổn thương đến chân khí, tổn hại đến Thận nên dẫn đến tình trạng thoát dương, tán thần. Hay là ước vọng thèm khát quá độ, kể cả ước vọng sáng tạo, phát minh, cống hiến ..quá độ cũng gây nên nội thương ở Tâm-Phế dẫn đến thất thần tán khí, mà sinh chứng loạn tâm (Tâm thần phân liệt). v..v..

Nguyên nhân thứ 2 là ảnh hưởng của 6 loại khí hóa của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết...hay nói một cách nôm na là Môi Trường Sống Tự Nhiên.

Y lý cổ truyền chỉ qui nạp Tà khí có 6 loại chủ yếu là : Nóng, Lạnh, Gió, Khô, Nắng và Ẩm.

Sự qui nạp ấy đặt vào thời điểm hiện đại đã bị khiếm khuyết. Vì thực tế đời sống văn minh đã tạo giăng ra trong môi trường nhiều loại tà khí khác, mà mức độ ảnh hưởng của nó còn ác liệt hơn cả 6 loại tà khí cổ điển. Ví dụ như các sóng bức xạ nhân tạo, sóng điện từ, ánh sáng nhân tạo, sóng âm thanh....Những loại "ác khí" này người xưa cũng đã nghiên cứu và lý giải nó trong thuật phong thủy, nhưng chưa đưa vào lý luận và thực nghiệm Y thuật.

Bởi vì cơ chế gây bệnh của nó có đặc thù riêng biệt và khác với cơ chế nhiễm bệnh của 6 loại tà khí cổ điển. Và đương nhiên mức độ tác hại của nó còn khủng khiếp hơn 6 loại tà khí kia nhiều lần.

Qui nạp các tác nhân này vào một loại tà khí riêng hay là có cơ chế tương tự thuộc vào 6 loại tà khí cổ điển là một việc làm rất thiết thực, cần đòi hỏi có những công trình nghiên cứu, thực nghiệm để lý giải.

Việc qui nạp tác nhân "Sóng Ác Xạ" thành một loại tà khí, sẽ dễ dàng vận dụng các loại Thảo Dược cổ truyền và phát huy được công năng của nó trong việc đào thải những căn bệnh "thế kỷ" như bệnh Ung thư chẳng hạn.

Ngoài ra còn hướng người Thầy thuốc cần lưu ý đến một hướng gây bệnh (mầm bệnh), chưa có trong cơ sở lý luận cổ truyền. Và tạo điều kiện cho người Thầy thuốc có một phương pháp thích ứng với nguồn bệnh này.

Bởi vì trên thực tế có những triệu chứng bệnh không thể dùng thuốc hay là rất khó khăn để dụng thuốc chữa trị. Trong khi chỉ cần thay đổi hướng nhà, thay đổi chỗ ở, thay đổi vị trí giường ngủ, đặt "bảo khí" như thuật phong thủy để tránh "Ác khí" thì bệnh tự nhiên thoái lui mà không cần dùng thuốc trị liệu.

Ở ta chưa có hay chưa được quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Thậm chí thuật phong thủy, và bố trí nội thất, xây dựng nhà cửa theo chiều hướng này còn bị lên án và cấm đoán.

Trong khi ở các nước tiên tiến người ta đã hình thành một bộ môn, tách riêng ra khỏi ngành Kiến Trúc, đó là bộ môn đo đạc sóng ác xạ và khắc phục tác hại của nó trong vùng dân cư.

Bộ môn này hình thành từ cơ sở là khoa cảm xạ học tìm nguồn nước ngầm. Một loại hình tương tự như thầy phong thủy ở Á đông vậy.

Ảnh hưởng của mạch nước ngầm dưới lòng đất đến con người và đời sống của sinh vật trên mặt đất rất nặng nề.
Triết lý á đông trong khoa phong thủy cho rằng sóng xạ từ mạch nước ngầm dưới lòng đất là Âm khí, Tử khí.

Tây phương cũng đã có những nghiên cứu tác hại của mạch nước ngầm và gọi nôm na là "ác xạ". Họ đã có rất nhiều những thực nghiệm để lý giải vấn đề này.


Thậm chí đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác hại của nó trong việc gây nên tế bào Ung thư.

Ngày nay Sóng Độc Hại không những đã được các nhà Cảm Xạ Học cảm nhận, các "thầy phong thủy" hiện đại xác định, mà các nhà Vật Lý cũng đã thiết kế chế tạo nhiều thiết bị đo đếm sóng độc hại như Trường Đa Dạng theo hướng Nam Bắc của trái đất (từ trường). Trường Nội Lực trong lòng trái đất. Trường ngoại lực do tác động của ánh sáng mặt trời, Lực hấp dẫn, sự phát xạ của các thiên thể. Sự tích hợp các luồng địa chấn, các dòng chảy ngầm v..v..Tất cả ảnh hưởng xấu đến những gì nằm trong vùng "phủ sóng". Môn học "Địa Sinh Học" ra đời.

Những câu hỏi "vùng đất chết", "ngôi nhà chết", "góc chết", "con đường chết", "làng ung thư"..v..v.....đã dần dần được lý giải bằng Sóng Độc Hại.
....
(còn nữa)
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 08:36 PM