IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> 11 lý do nên nhai kỹ?
Diệu Minh
bài Apr 3 2023, 09:08 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



11 lý do nên nhai kỹ?

Nhai kỹ với tiêu hoá


Trích trong quyển A xít và Kiềm, nên tìm đọc cả quyển sách hay nổi tiếng này:

Như Horace Fletcher đã tuyên bố: “Một sức khoẻ kỳ diệu sẽ đến nhờ nhai kỹ, chúng ta hãy bàn về các tính năng của việc nhai kỹ”.

1. Nhai làm phân hoá thức ăn.

Các đồ ăn cứng sẽ bị vỡ ra thành từng mảnh vụn nhỏ nhất. Không ai có thể ăn vội vã và nuốt các loại hạt quả cứng mà không nhai bởi vì nó sẽ bị nghẹn ở cổ họng. Một miếng thịt nghẹn ở cổ họng có thể gây chết ngư¬ời. Thịt không thể dễ nuốt hoặc không thể tiêu hoá đ¬ược trong dạ dày nếu không nhai. Thức ăn cần phải đư¬ợc nhai nhỏ cho nát ra và trộn với nước bọt.
Phần lớn thành phần trong thức ăn chúng ta là Cacbonhydrat. Như¬ng có hai loại Cacbonhydrat, mỗi loại đư-ợc hấp thụ theo một cách riêng trong cơ thể chúng ta. Ngũ cốc, các loại củ, hạt là thức ăn quan trọng nhất, và chúng cần phải đư¬ợc nhai kỹ trong miệng. Miệng là nơi tiết ra nhiều nư-ớc bọt, n¬ước bọt có chứa các enzym tiêu hoá để phân giải Cacbonhydrat thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza. Nếu chúng ta nhận Cacbonhydrat từ đư¬ờng đơn nó đư¬ợc giải quyết ở cuống họng nhờ nư¬ớc bọt phân huỷ và được nuốt xuống mà không cần nhai.
Nếu chúng ta không nhai kỹ, các men tiêu hoá không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza. Dạ dày không có các dịch tiêu hoá để phân huỷ Cacbonhydrat, dạ dày bị biến thành cái thùng trộn. Nếu không có các men tuyalin trộn với Cacbonhydrat, thì Cacbonhydrat không được chuyển hoá tốt, kết quả nó gây sự đầy bụng, khó chịu cho dạ dày và ợ hơi. Tuyến tụy sản sinh ra một vài men tiêu hoá nh¬ưng không đủ, các thức ăn ứ đọng sẽ đi xuống theo suốt quá trình tiêu hoá. Bạn có thể thử ăn ngô luộc không nhai mà chỉ nuốt rồi theo dõi chúng, khi đi cầu ngày hôm sau bạn sẽ thấy ngô còn nguyên vẹn trong phân.

2. Nhai kỹ làm kích hoạt toàn bộ hệ tiêu hoá. Việc nhai thức ăn của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hoá vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.
Đồng thời việc nhai làm cho cơ thể th¬ư giãn, chúng ta cần ăn uống không vội vã. Trạng thái thư¬ giãn giúp cho quá trình tiêu hoá và nhai giúp cho việc tạo ra trạng thái này cả về mặt vật lý và tâm lý.

3. Nhai kỹ làm tăng phẩm chất của n¬ước bọt. Chúng ta biết rằng n¬ước bọt rất quan trọng cho sự tiêu hoá nh¬ưng thực ra tác dụng tốt của nó còn hơn thế nhiều. Con ng¬ười có 3 cặp tuyến n¬ước bọt, nghĩa là tất cả có 6 tuyến nư¬ớc bọt. Các thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau thu hút việc tiết n¬ước bọt từ các tuyến khác nhau.
Hai tuyến nư¬ớc bọt mang tai thì to và tiết nước bọt nhiều nhất, khi chúng ta sử dụng hàm nhai nhiều lần mỗi miếng sẽ kích thích chúng tiết ra nhiều nước bọt có tyalin (enzym chứa nước, còn gọi là men nước bọt) để tiêu hóa Cacbonhydrat (cần lưu ý là dạ dày không tiêu hóa được Cacbonhydrat). Một loại enzym nữa tiết ra từ các tuyến mang tai là parotin, hoạt hóa trao đổi chất của tế bào và giúp các mô và cơ quan phục hồi; hai tuyến dưới hàm tiêu hóa thực phẩm có dầu, có vị chua và tiêu hoá thịt; Hai tuyến dưới lư¬ỡi là nhỏ nhất, tiêu hóa hoa quả và các đồ ngọt.

Ngay cả khi chúng ta không ăn, một số ít nước bọt vẫn thư¬ờng xuyên đ¬ược sinh ra để tạo môi trư¬ờng ẩm ướt trong mồm. Sự cung cấp n¬ước bọt này giống các vòi phun giữ cho miệng không bao giờ bị khô, nh¬ưng cũng có khi nó không tiết nư¬ớc bọt nữa. Nếu cơ thể mất n¬ước hay tỉ lệ nư¬ớc trong cơ thể bị sụt xuống quá mức, thì các tuyến sẽ không tiết nư¬ớc bọt nữa làm cho ta có cảm giác khát khô cổ. Nhai kỹ còn kích thích a-mi-đan tác động tới tuyến yên tạo ra các tế bào T, bảo vệ chống lại ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật.

4. Nhai kỹ gia tăng mùi vị của thục phẩm. Mỗi miếng ăn có 3 mùi vị: đầu vị, giữa vị và cuối vị.
Nhờ thực hành nhai kỹ chúng ta có thể phân biệt và thích thú với cả 3 loại h¬ương vị của thức ăn này. Hương vị cuối cùng là hư¬ơng vị đích thực của thức ăn, nó là h¬ương vị tốt nhất. Ngũ cốc toàn phần có vị ngon nhất đối với tất cả mọi ngư¬ời. Nhưng con ngư¬ời không bao giờ nhận ra vị đậm đà thơm ngon của nó, bởi vì họ không bao giờ nhai kỹ miếng cơm. Hãy cố gắng làm điều này. Có nhiều thức ăn mới đầu nhai thì rất ngon, nhưng về sau thì chẳng có mùi vị gì khi nhai kỹ. Hãy đón mừng thức ăn của bạn qua việc nhai kỹ chậm rãi hàng ngày.

5. Nhai kỹ làm cho bạn lựa chọn đ¬ược thức ăn một cách tốt nhất.
Thịt đối với ngư¬ời này là ngon nh¬ưng ngư¬ời khác phát hiện ra nó là độc nhờ việc nhai kỹ. Không có gì có thể bàn luận đ¬ược về mùi vị thức ăn. Nó là vấn đề khẩu vị của từng ng¬ười. Nhưng tôi không cho là như¬ vậy. Sự lựa chọn thức ăn của chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào thói quen nên nó cần có sự hiểu biết. Mỗi nền văn hoá có các loại thức ăn truyền thống. Chúng ta lớn lên cùng các loại thức ăn đó và thói quen này rất khó từ bỏ. Chúng ta luôn muốn giữ lại nề nếp cũ với thức ăn.
Chúng ta đang sống và phát triển dựa vào các thức ăn hàng ngày và chúng ta muốn nhiều loại khác nhau. Mối liên kết này luôn tồn tại trong con ngư¬ời và trong thế giới tự nhiên. Khi chúng ta ăn thức ăn nhập ngoại, chúng ta thư¬ờng không quen và cho rằng mùi nó hơi lạ. Thư¬ờng hay xuất hiện một trào lư¬u từ các nghiên cứu dinh d¬ưỡng, từ văn hoá hoặc quảng cáo rồi trở thành các thức ăn được ưa chuộng. Như¬ng nếu chúng ta nhai kỹ, khẩu vị của chúng ta quay về khẩu vị tự nhiên, bạn sẽ nhận ra mọi ngư¬ời không hề khác nhau, chỉ cần ăn ít thịt là đủ và bạn sẽ không còn quan tâm đến thức ăn tinh chế nữa.
Hơn thế ngay này có vài lại thức ăn còn chứa chất độc hoặc chất l¬ượng kém mà khi ăn vào rất nguy hiểm. Nếu bạn nhai kỹ, mùi vị lạ sẽ cảnh báo cho bạn và các thức ăn như vậy sẽ không được tiếp nhận. Chúng ta thường chứng kiến đư¬ợc điều này.

6. Nhai kỹ làm giảm việc quá no.
Bệnh đái đường, béo phì và nhiều bệnh khác có liên quan đến việc ăn quá no. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều khiển sự ăn uống quá độ này. Dạ dày là một cơ quan giãn nở, nó có thể chứa thức ăn gấp đôi bình thường. Thức ăn cần cho sự tồn tại và hoạt động nhưng bao nhiêu thì đủ và bao nhiê¬u thì quá tải? Điều này vượt ra ngoài sự hiểu biết và suy nghĩ của cơ thể chúng ta, thực sự chúng ta không cần quá nhiều thức ăn để tồn tại và hoạt động. Do vậy để điều chỉnh thói ăn no vô tội vạ và phụ thuộc khoái khẩu này, nhai kỹ là rất quan trọng. Nếu chúng ta nhai kỹ, dạ dày sẽ cảm thấy đầy khi nó chứa 80 - 90% dung l¬ượng. Đó là tỉ lệ tốt nhất để giữ gìn sức khoẻ. Người hoạt động trí óc chỉ cần 70 - 80% dung lư¬ợng này. Nếu chúng ta bắt đầu lao động hay suy nghĩ ngay sau mỗi bữa ăn mà không có nghỉ ngơi, chúng ta sẽ phải ăn một số lư-ợng thức ăn thích hợp. Thực hành này sẽ dẫn đến việc ăn thức ăn thích hợp đó.
Để giảm cân, tôi đề cập tăng số lần nhai lên gấp đôi. Cách tốt nhất để giảm số lư¬ợng nư¬ớc thừa trong cơ thể là dùng n-ước bọt khi nhai kỹ. Để làm điều này cơ thể phải hơi chịu khát một tí, thay cho việc uống nước cơ thể tạo ra nư¬ớc bọt tổ hợp với thức ăn và đi vào cơ thể. Nếu bạn không giảm cân, có nghĩa là bạn nhai chư¬a kỹ, chư¬a đủ số lần nhai. Hãy tăng lên 3 lần nếu ch¬ưa giảm, thậm chí hãy tăng số lần nhai lên 4 lần nếu cần thiết.

7. Nhai kỹ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Phần đông bệnh đau dạ dày là do ăn nhiều, nuốt vội các miếng ăn to mà không chịu nhai, ăn quá nhiều đường, uống nhiều r¬ượu bia, cà phê, muối, uống trà quá nóng, hay ăn đêm (ăn muộn sau 7 giờ tối). Tất cả các điều này có liên quan đến thói quen ăn uống đặc biệt là vấn đề nhai. Nếu chúng ta ăn mà không nhai kỹ, các miếng thức ăn to sẽ tồn đọng lại trong dạ dày trong một thời gian dài và dạ dày tạo ra nhiều a xít tạo sự lên men gây ra nhiều khí độc làm cho bạn hay ợ hơi, nấc. Từ các triệu chứng nhỏ, các vấn đề lớn sẽ nảy sinh với dạ dày. Bánh mỳ, ngũ cốc và các loại thức ăn khác cần phải nhai kỹ để thải bớt khí ga, nếu không nhiều hơi sẽ sinh ra không tốt cho dạ dày.
Phần chính của ruột đ¬ược cấu tạo để lựa chọn và hấp thu các thức ăn đã đư¬ợc phân huỷ tốt và đẩy các chất không tiêu xuống dư¬ới. Nên các chứng bệnh về đường ruột th¬ường hay xảy ra ở vùng này.
Có nhiều loại thức ăn đ¬ược đư¬a vào ruột nên ở đó có nhiều trục trặc xảy ra, và ở đó có nhiều vấn đề phức tạp. Để tiêu hoá đ¬ược nhiều thức ăn ứ đọng ở đó, các chất xơ đóng một vai trò quan trọng để tác động vào ruột. Khi ăn thịt thì thịt bị ứ đọng ở đó tạo ra các vi trùng hủy hoại thành ruột và hủy hoại các tế bào khác của cơ thể.
Các vi trùng tả, lỵ, thư¬ơng hàn đi vào qua miệng và gây nên các chứng bệnh tiêu hoá. Các vi rút viêm gan và bại liệt cũng tấn công cơ thể qua đư¬ờng miệng, ngay cả các loại a xít mạnh trong dạ dày cũng không thể phân ly các mẩu thức ăn lớn. Cho nên chúng cần phải đư¬ợc nhai kỹ và n¬ước bọt là công cụ tốt cho việc tấn công các loại vi trùng xâm nhập cơ thể từ thức ăn.

8. Nhai kỹ điều chỉnh mức n¬ước trong thức ăn.
Khoảng 70% cơ thể chúng ta là nư¬ớc. Thức ăn khác nhau có các tỉ lệ nư¬ớc khác nhau. Như¬ng cuối quá trình tiêu hoá chúng có cùng một lư¬ợng n¬ước khi đi vào cơ thể. Mồm của chúng ta đư¬ợc cấu tạo để điều chỉnh lư¬ợng n¬ước cho mọi thức ăn. Nếu lư¬ợng nư¬ớc của các thức ăn không bằng nhau, thức ăn sẽ gây bất lợi cho dạ dày và ruột. Ngũ cốc nấu chín chứa 70% nước nên chúng ít gây nên các phiền phức cho việc tiêu hoá. Thịt chỉ có 45% n¬ước do đó chúng ta phải điều chỉnh thêm 25% nư¬ớc nữa dư¬ới dạng nư¬ớc bọt.
Thịt có hàm l¬ượng protein và chất béo cao nên chúng phải đ¬ược pha loãng hơn Cacbonhydrat, và nước bọt sẽ giúp đỡ cho sự pha loãng này. Các loại hạt chỉ chứa 5% n¬ước nên chúng cần phải đ¬ược nhai kỹ nếu không sẽ gây phiền phức cho dạ dày.
Rau và hoa quả chứa 85-95% n¬ước, nếu chúng ta không nhai kỹ rau quả dễ đi qua cổ họng và dạ dày và ngấm vào cơ thể trong vòng 10-15 phút. Cà phê có 97 - 99% nư¬ớc như¬ng nếu chúng ta uống đặc quá chúng sẽ kích thích cơ thể và thu hút nhiều nư¬ớc để làm loãng; hoặc chúng sẽ bám vào dạ dày và gây đau bụng. Để làm loãng cà phê, thì nư¬ớc bọt là hữu hiệu hơn cả so với sữa và n¬ước hoa quả. Điều này cũng tương tự với nư¬ớc giải khát có ga và đồ uống có cồn. Đư¬ờng, muối và nhiều thứ chứa ít nư¬ớc nh¬ưng cần rất nhiều n¬ước để pha loãng chúng. Nếu không chúng sẽ quấy rầy các lớp màng nhầy ở cổ, miệng và dạ dày gây nên hiệu quả bất lợi. Lư¬ợng nư¬ớc là bao nhiêu là đủ thì chỉ có cổ họng mới xác định đư¬ợc và chỉ có n¬ước bọt mới giúp đỡ được chuyện này.

9. Để gia tăng sức khoẻ qua luyện tập.
Việc nhai kỹ sẽ làm tăng sự chắc chắn cho bộ răng và hàm. Do răng là công cụ quan trọng để nhai nên một hàm răng khoẻ là cơ sở để có sức khoẻ và tr¬ường sinh. Hãy giữ gìn hàm răng bạn chắc khoẻ suốt đời. Mục đích là bạn không được để mất, thậm chí một cái răng. Duy trì sức khoẻ bộ răng là duy trì sức khỏe của con ngư¬ời. Hàm răng và lợi chắc khoẻ không chỉ nhờ luyện tập mà còn nhờ n¬ước bọt tạo ra các loại hóc-môn đặc biệt giúp cho răng chắc. Lợi giữ cho răng và một bộ lợi khoẻ là củng cố hàm răng.
(Hãy sử dụng loại kem đánh răng Thực dưỡng thiên nhiên làm từ than cà có bán tại các cơ sở Thực dưỡng tin cậy, tốt hơn nữa có loại kem đánh răng dentie dạng tuýp của Nhật)

10. Nhai kỹ làm cơ thể khoẻ ra.
Hóc-môn đặc biệt ở mang tai chỉ tạo ra từ các tuyến nội tiết ở tai. Hóc-môn này đư¬ợc hấp thu nhờ các mạch lymph chảy qua miệng khi nhai và sau đó đi vào mạch máu. Nếu nó trôi xuống dạ dày cùng thức ăn, nó được phân huỷ nhờ các dịch dạ dày. Đây là hóc-môn duy nhất khích thích sự trao đổi chất của tế bào và làm mới cho toàn bộ cơ thể. Sự trao đổi chất của chúng ta bị chậm lại cùng tuổi già. Nó có tỉ lệ khác nhau tùy theo từng ngư¬ời. Như¬ng nếu chúng ta có thể giữ cho tiến trình làm mới này luôn xảy ra, chúng ta sẽ không bị già như¬ mọi ngư¬ời và có thể sống nhiều năm hơn. Một ví dụ rõ nhất là bộ tộc Hunza và ở núi Andes có tuổi thọ rất cao. Họ nhai thức ăn rất kỹ.
Ảnh hư¬ởng trẻ hoá này đư¬ợc bác sĩ Tomozaburo Ogata, giáo sư¬ trường Đại học Y khoa Nhật Bản nghiên cứu rất kỹ cùng các cộng sự của mình, ông Ogata đã chứng tỏ vai trò quan trọng của hóc-môn mang tai và ảnh hư¬ởng của chúng lên việc trẻ hoá cơ thể. Chúng có một cơ chế vận hành rất rõ ràng. Giáo sư¬ Ogata còn trích các hóc-môn từ nư¬ớc bọt của bò để pha chế vào các thuốc tiêm cho ngư¬ời già. Người này sau một liệu trình điều trị, họ trông trẻ ra 10 tuổi. Nhưng nếu dùng nó nhiều lần sẽ không có tác dụng - và cũng giống nh¬ư insullin nó có thể gây ra bệnh đái đ¬ường. Có một vài ngư¬ời có phản ứng. Do đó nó không phải là cách tốt nhất cho việc trẻ hoá. Chúng ta phải dùng nư¬ớc bọt và hóc-môn của chính mình.

11. Nhai kỹ làm gia tăng các tế bào T.
Cuối cùng chúng ta đi đến một điều quan trọng nhất trong tất cả. Một ảnh h¬ưởng đặc biệt của nhai kĩ là kích hoạt tuyến yên tạo ra nhiều tế bào T hơn. Đó là một dạng của bạch cầu (lymph) có tác dụng hữu hiệu trong việc chống lại sự lây nhiễm của bệnh tật. Ngư¬ời ta nói rằng virut HIV tấn công các tế bào T chiếm cứ sự cố hữu của các tế bào này ngày càng đông lên nhờ hút hết các chất dinh d¬ưỡng để sinh sôi nảy nở. Kết quả là các vi rút nhân rộng này lan truyền ra rộng rãi khắp cơ thể và xâm chiếm các tế bào T khác. Các tế bào T bị quá tải bởi các HIV và chúng bị mất đi sức mạnh của mình.
Tuyến yên là một cơ quan của cơ thể. Các cơ quan và các tuyến phát triển trong cơ thể song song cùng sự trưởng thành của cơ thể, nh¬ưng tuyến yên thì khác hẳn, nó phát triển ngay từ giai đoạn đầu của cuộc sống từ lúc mới sinh. Khi cơ thể lớn lên, tuyến yên không phát triển ; còn ở tuổi dậy thì, chúng co lại. Chức năng của tuyến yên vẫn còn chư¬a đ¬ược xác định rõ ràng trong hàng chục năm trư¬ớc. Ngày nay người ta mới biết đư¬ợc một vài chức năng của nó và một trong các chức năng quan trọng nhất của nó là nó tác động lên hệ miễn dịch. Tuyến yên dư¬ờng như¬ có khả năng tạo các tế bào bạch cầu đặc biệt, chúng hình thành các tế bào T, hoặc các Lymph T.
Dù cho đến nay nhiều điều còn chư¬a đư¬ợc biết về tuyến yên như¬ng chức năng của nó đối với hệ miễn dịch là một lý thuyết nền tảng trong y học thế giới. Nhiều ng¬ười đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tuyến yên và hóc-môn Parotin. Từ điển y học Dorland công bố. “Hóc-môn mang tai thỏ có tác động làm gia tăng số bạch cầu.” Trong ng¬ười, có thể vấn đề này còn chư¬a đư¬ợc khẳng định chắc chắn như¬ng có điều nếu bạn gia tăng hóc-môn mang tai nhờ việc nhai kỹ, bạn sẽ thấy bạn có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hơn.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 3 2023, 09:09 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,050
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...amp;#entry34471


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 05:20 AM