IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Trà Thư (trích trong Trà Thư của Okakura Kakudo), Ngọc Trâm sưu tầm và tuyển chọn
Diệu Minh
bài Nov 7 2021, 10:06 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,914
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



LÃO HỌC VÀ THIỀN HỌC

Trích "Trà thư" của Okakura Kakudo

Lão học chủ trương giải phóng cá nhân, tự do tư tưởng, phủ nhận các quy tắc luân lý và luật lê của xã hội. Tuyệt đối dõi theo lão giáo là tương đối, Thiện ác chỉ là những từ tương đối. Người ta không nên dạy cho nhân dân, nên thực sự đạo đức và đối sử với nhau cho phải chăng. Chúng ta sẽ không bao giờ tha thứ cho người khác vì biết bản thân mình lỗi lầm. Đối xử trong đời đúng đắn làm sao được khi bản thân cuộc đời đã nực cười lắm rồi! Ý thức bạn luôn luôn ở khắp nơi. Danh dự, trinh tiết! Chân! Thiện! Người ta có thể mua được cả một tôn giáo giả danh. Hy vọng tốt tươi một cách kỳ lạ bởi giá rẻ đến vô lý, một lời cầu nguyện đòi lấy một cái vé trên thiên đường, một mảnh bằng đổi lấy một quyển nhập hộ danh dự. Hãy nên ẩn nấp cho nhanh bởi vì nếu thiên hạ biết cái hữu ích thực sự của anh, anh sẽ bị tên bán đấu giá nhanh nhảu thuận bán anh cho đứa trả giá cao nhất. Tại sao đàn ông, đàn bà thích được chú ý? Phải chăng do cái bản năng từ ngày nô lệ.

Lão học là nghệ thuật sống ở trên đời. Hiện tại là vô biên đang chuyển động, phạm vi chính đáng của tương đối. Tương đối tìm đến thích ứng, thích ứng là nghệ thuật sống. Người theo lão học nhìn nhận cảnh đời được sao đành vậy và trái với người theo khổng học và phật hoc là cố gắng tìm ra vẻ đẹp trong cuộc đời đau khổ và phiền toái. Một hôm thích ca khổng từ và lão tử gặp nhau trước một vài giậm tiêu biểu cho cuộc sống, mỗi người nhúng một ngón tay vào nếm, Khổng tử thấy chua, Phật thấy đắng, Lão tử thấy ngọt .

Người theo Lão học cho rằng hài kịch của cuộc sống có thể trở nên thú vị tuyệt vời nếu mỗi người giữ được cái nghĩa đồng nhất. Theo họ giữ các vật ở tỷ lệ cân xứng của nó và dành cho nó các vật khác mà không làm mất đi sự bí quyết thành công trong vở kịch cuộc sống. Muốn thủ vai thì trước hết chúng ta phải hiểu chọn vở kịch. Ý niệm toàn diện đó không thể mất đi trong ý niệm cá nhân. Và lão tử chứng tỏ điều đó bằng ẩn dụ vừa ý nhất của ông về khoảng không. Chỉ trong khoảng không là ngụ thực sự cái tinh chất.

Người ta chỉ chủ ý đem cái lợi ích của cái có mà quên cái lợi ích của cái không. Lợi ích của cái bình đựng nước là ở khoảng không để đựng nước chứ không phải ở hình dáng cái bình hoặc chất liệu làm ra nó. Kẻ nào tự mình làm được khoảng không cho người khác tự do vào được, kẻ đó có thể làm chủ được mình trong mọi tình huống.Trong nghệ thuật càng rõ người nghệ sỹ không trình bày tất cả ý nghĩ của mình mà để cho khán giả có thể phụ thêm vào, vì thế một kiệt tác vĩ đại làm cho chúng ta chỉ chăm chú vào đó không tài nào cưỡng nỗi cho đến khi chúng ta tưởng như trở thành một phần của kiệt tác đó. Trong đó có một khoảng không chúng ta có thể xen nhập vào và chiếm nhiều hay ít chỗ tuỳ theo mức độ cảm xúc mỹ thuật của chúng ta .

Người biết sống phải biết giảm ánh sáng của mình để đắm chìm trong bóng tối của những kẻ khác. Người đó ngập ngừng như ai phải lội qua sông trong mùa đông, lưỡng lự như ai e ngại láng giềng, kính cẩn như một khách mời, run rẩy như nước đá sắp tan, giản dị như miếng gỗ chưa khắc, trống rỗng như cái thung lũng, bất dạng như nước. Ba viên ngọc trai của cuộc sống đối với người đó là tình thương, cần kiệm khiêm tốn.

Thiền (Dhyana) có nghĩa là trầm tư. Thiền học cho rằng do trầm tư linh thiêng mà đạt được sự thể hiện tuyệt vời cho bản ngã. Thiền học, cũng như Lão học tôn sùng sự tương đối. Một bậc thầy đã định nghĩa thiền là nghệ thuật thấy được sao Bắc đẩu ở trời Nam. Sự thật chỉ có thể đạt được khi hiểu được những sự tương phản. Cũng như lão học, Thiền học triệt để bênh vực cá nhân chủ nghĩa. Chỉ có những gì liên quan đến tác dụng của bản thân trí óc chúng ta mới thực tế. Để hiểu sâu giáo huấn siêu việt của Thiền, những lơi nói chỉ làm bạn cho ý nghĩ mà chủ yếu là sự giao cảm trực tiếp với bản tính của các vật. Lòng yêu mến trìu tượng và tự nhiên. Khiến Thiền ưa thích những phác hoạ đen trắng hơn là những bức sơn trải chuốt của trường phái phật giáo. Một số môn đồ Thiền cố tìm ra phật trong bản thân mình (kiến tánh thành phật) chứ không phải ở những hình ảnh và những vật biểu chưng (phật tại tâm chứ không phải phật ở đâu xa) Takaanoso một ngày mùa đông đã trẻ phật bằng gỗ để đun. Một người trông thấy sợ hãi kêu lên: Thật là bất kính!

Takanoso bình tĩnh trả lời: Trong đống tro tôi vẫn tìm thấy xá lợi chứa trong bức tượng đó.

Nhưng chắc chắn ông không tìm thấy được xá lợi trong bức tượng ấy !

Takanoso trả lời : Nếu thế thì bức tượng không phải là phật và như vậy tôi không phạm một tội bất kính nào cả!

Người nào tìm kiếm sự hoàn thiện có thể thay được trong cuộc đời của bản thân phản chiếu của ánh sáng nội tâm. Và người Thiền tim hiểu vũ trụ bằng cách trở lại nội tâm tìm kiếm cái bản ngã. Toàn thể lý tưởng trà giáo là kết cấu của quan niệm về Thiền về tính chất cao thượng trong những sự việc nhỏ mọn nhất của đời sống. Lão giáo đưa ra cơ sở cho lý tưởng về thẩm mỹ. Thiền giáo đã làm cho những ý tưởng đó thực hành được.

Khổng giáo với thuyết lưỡng nguyên, Phật giáo với thuyết an vị nhất thể đều không phản đối sự đối xứng, sự viên mãn. Nhưng lão giáo và Thiền giáo thì phản đối, coi trọng sự không đối xứng, không hoàn thiện. Lão giáo và Thiền coi trọng kiểu cách tìm tòi sự tuyệt mỹ hơn là sự tuyệt mỹ thực sự. Chỉ có người nào biết tưởng tượng để bù đắp vào những khiếm khuyết của cái chưa viên mãn mới có thể thấy được vẻ đẹp thực sự. Năng lực của sự sống và nghệ thuật là tuỷ ở khả năng phát triển nó. Sự đối xứng là sự đầy đủ đồng thời sự lặp lại nó trở ngại cho trí tưởng tượng. Con người thì muốn ai cũng nhìn thấy mình, nhưng dù kiều căng đến đâu nếu mình cứ ngắm mình mãi cũng thấy chán. Thật là khó chịu khi thấy một lọ hoa được bày dưới một bức tranh có vẽ hoa hay ngồi nói chuyện với một người đàn bà mà đằng sau nó lại treo một bức chân dung của anh ta. Thật là lẫn lộn…

Bạn có biết giai thoại về Lão giáo về chiếc phong cầm được thuần hoá chăng?

Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở khe lung mén có một cây Ki ri được coi như chúa tể của khu rừng. Ngọn cây thì cao, có thê nói chuyện được với những vì sao. Rễ thì sâu đến nỗi cuộn cả vào những khúc của con rồng bạc nằm ngủ dưới gốc cây đó. Rồi một nhà phù thuỷ cao tay biến cây đó thành một chiếc phong cầm kỳ diệu, có tính tình hung dữ, Chiếc phong cầm này thuộc kho báu của nhà vua Trung Quốc và đã bao nhiêu người đến thử gẩy đàn nhưng đều thất bại. Cây chỉ bật lên vài tiếng rắn đanh miệt thị, không hợp với nhịp điệu bài hát của người đánh đàn. Chiếc đàn chưa gặp được chủ của nó.

Cuối cùng Pâyô tới, ông là một ông hoàng trong giới nhạc sỹ phong cầm. Nhẹ nhàng lấy tay vuốt ve cây đàn như người ta vỗ về một con ngựa bất kham, và nhẹ nhàng ông vuốt những dây đàn…Ông hát, ông ca ngợi thiên nhiên và mùa màng, núi cao, nước chảy, bao nhiêu ký ức của cây hồi tỉnh lại. Gió mùa xuân lại nhẹ nhàng thổi qua những cành cây, những dòng thác nhỏ nhảy nhót trong khe tươi cười với những nụ hoa. Một lần nữa người ta lại thấy tiếng mơ màng của mùa hạ, với muôn vàn tiếng rì rầm của côn trùng, tiếng những hạt mưa rơi thánh thót, tiếng gù của chim cu. Hãy nghe đây! một con hổ đã gầm lên! Tiếng vang trong khe rội lại. Bây giờ là mùa thu trong đêm thanh vắng sắc như lưỡi gươm, ánh trăng chói loà trên cỏ giá băng. Và mùa đông lại tới, trên trời tuyết rơi dầy đặc, đàn thiên nga bay lượn và những hạt mưa đá kêu vang khi và đập vào các cành cây một cách vui mừng tàn khốc.

Rồi Payo đổi giọng và ca hát về tình yêu, khu rừng nghiêng xuống như một chàng thanh niên đầy nhiệt vọng, chìm đắm trong sự suy tư. Trên cao một đám mây trắng sáng bay qua, đẹp như một tố nữ tiên kỳ. Những hình bóng này in trên mặt đất những dãi bóng đen tăm tối tuyệt vọng. Rồi giọng ca lại thay đổi, Pâyô ca hát về chiến tranh, tiếng gươm đao và chạm nhau, tiếng ngựa dậm chân bực bội. Trong chiếc phong cầm như nổi lên cơn bão táp ở lung men con rồng cưỡi lên sấm chớp, tuyết băng trên đồi ầm ầm như tiếng sấm. Pâyô trả lời: Tâu bệ hạ các nhạc sỹ đã thất bại vì họ chỉ hát cho một mình họ thôi. Thần để cho chiếc phong cầm tự chọn chủ đề. Thật ra thần cũng không rõ chiếc phong cầm là Pâyô hay pâyô là chiếc phong cầm!

Giai thoại này chứng tỏ ý thức nghệ thuật là một điều bí ẩn, nó đòi hỏi một sự giao cảm dựa trên một sự nhượng bộ lẫn nhau. Nghệ thuật thực sự là Pâyô và chúng ta là chiếc phong cầm ở lung men. Vẻ đẹp của nghệ thuật làm thức tỉnh những rung động thầm kín nhất trong lòng ta, để đáp lại chúng ta cũng cảm xúc và rung động. Tình cảm đối đáp với tình cảm. Chúng ta nghe được cái không nói lên, thấy được cái không hiện ra. Nhạc sỹ gây nên những tiếng đàn, chúng ta không hiểu từ đâu bao nhiêu kỷ niệm đã lãng quên từ lâu nay trở lại, mang theo ý nghĩa mới. Những ước vọng bị bóp nghẹt vì sợ hãi, những yêu thương mà chúng ta chưa dám thổ lộ, thú nhận nay được bộc lộ ra với một vẻ lỗng lẫy mới.

Muốn thưởng thức một kiệt tác phải có sự chuẩn bị thái độ của mình để thu nhận sự cảm thông thầm lặng giữa nhà nghệ sỹ và chúng ta, và chúng ta sẽ đau khổ hay sung sướng cùng với các nhân vật trong kiệt tác của nghệ thuật đó của nhà nghệ sỹ đó. Nghệ thuật chỉ có giá trị chừng nào nó làm rung động trái tim con người. Cái lôi cuốn chúng ta là tâm hồn chứ không phải là bàn tay, là con người chứ không phải kỹ thuật. Sức quyến rũ của tác phẩm càng mạnh đối với con người thì sự cảm hứng của chúng ta càng sâu sắc.

Muốn hiểu một kiệt tác hãy nghiêng mình thật thấp trước kiệt tác đó (như trước một nhà vua nổi tiếng), hãy ngừng thở và lắng đợi kiệt tác đó nói với chúng ta những điều gì. Trong nghệ thuật tính kiêu căng rất tai hại cho sự giao cảm, do phía nhà nghệ sỹ hoặc do phía khán giả, vì nó xâm chiếm mọi chỗ thống khổ để cho tình cảm khác lọt vào. Có thể một tác phẩm hợp với nghệ thuật nhưng xa lạ với nhân tính.

Điều đáng tiếc hiện nay là việc giáo dục ý thức nghệ thuật không dựa trên một tính tình thiết thực sâu sắc. Ai cũng ca tụng những tác phẩm của mình, đa số quần chúng cho là đẹp nhất, hay nhất mà không đếm xỉa gì đến tình cảm của mình. Một nhà phê bình Trung Quốc đã nói! Quần chúng phê bình một bức tranh bằng tai! Chúng ta phân loại quá nhiều và thưởng thức quá ít. Việc gác bỏ lề lối mỹ thuật trong cách trình bày tác phẩm và thay thế bằng lề lối khoa học đã làm cho bao nhiêu viện bảo tàng đi đến chỗ suy tàn.

Sưu tầm


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Nov 7 2021, 10:07 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,914
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...81n+h%E1%BB%8Dc


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
3 người đang đọc chủ đề này (3 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 10:36 PM