IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Trích đoạn tuyển chọn những quyển sách hay của tiên sinh Ohsawa
Diệu Minh
bài Nov 14 2022, 09:19 PM
Bài viết #21


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 18,286
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5




Nhóm
CLB Đọc sách Ts. George Oshawa (Anh Trạch Như Nhất)

🌱GIÁO DỤC💞

Ở nhà trường trung học cũng như đại học, người ta dạy những khái niệm trừu tượng, những quy luật vô ích và bắt buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc những kỹ thuật chuyên môn, văn phạm của những tử ngữ cùng luật lệ luân lý, ý thức hệ đóng khung cứng nhắc. Kiểu giáo dục độc tài như thế khiến trẻ em mất hạnh phúc và khô cằn trí tuệ.
Do áp dụng kỹ thuật giáo dục gò ép này, con người đã hạ mình xuống mức độ thấp hơn những động vật khác không học trường hoặc luân lý giáo điều. Do đó, xã hội loài người cần có luật lệ với những chỉ tiêu và nhà tù để ổn định đời sống, trong khi thế giới loài vật không cần.

Nhưng, có gì phải than phiền? Ngay cả Đức Lão Tử đã nói cách nay hơn 2.500 năm: “Mất Đạo (Nguyên Lý Vô Song, la bàn vũ trụ), mới có Đức (luân lý, quy định xã hội)”.
Tự do được tìm thấy ở đáy sâu nô lệ, đạo đức lộ ra nơi vực cùng thất đức và luân lý xuất hiện trong cảnh rối loạn khó khăn. 💥Tự do cũng như đạo đức phải được tự thân mỗi cá nhân kiểm soát, thực hiện (tự giác). Việc đó phải đượm niềm khoái thích vô hạn, khó cưỡng và nỗi sướng vui to lớn bùng lóe mãnh liệt từ tâm hồn sâu thẳm. Không bao giờ bắt buộc! Nếu bắt buộc hoặc học đòi, vay mượn thì đó chỉ là một việc làm giả tạo nhuốm màu nô lệ và vô đạo.

Bằng cách nào để khơi vọt suối nguồn sướng vui to lớn trong mỗi cá nhân? Bằng cách giáo dục. Nhưng giáo dục kiểu nào? Việc giáo dục trong nhà trường hiện nay chẳng qua là một cách ghi âm nói vẹt, tạo ra hàng loạt chuyên viên, kỹ thuật viên hoặc giáo viên rập khuôn; nói tóm lại là tạo ra hạng người lệ thuộc.
Chưa có một trường trung học hoặc đại học nào chú tâm vào việc khơi bật và phát triển tự nhiên tính tự phát, năng lực sáng tạo và tình yêu hoặc tóm lại là bản năng trực giác. Người ta thán phục bản năng tuyệt diệu của các loài vật, nhưng con người cũng có bản năng như thế. Nếu có thể phát triển hoặc ít ra điều hành được bản năng này ngay từ những năm tháng đầu đời hoặc sau đó, có thể học được cách phát huy bản năng, thì niềm vui sướng dâng trào vô hạn mà sự sống ban cấp cho chúng ta rõ to lớn biết bao!
Chúng ta đã chối bỏ bản năng-trực giác hàng bao thế kỷ. Chúng ta đã quá bận tâm chăm chú vào những kiến thức và tiến bộ của văn minh vật chất vì tiện nghi và dục lạc. Chúng ta đã khinh thường bản năng.

❗️Có hai loại giáo dục:

1️⃣loại thứ nhất giúp phát triển hoặc nói đúng hơn là khai mở càng ngày càng tinh thông khả năng nhận thức, nhớ tưởng, hiểu biết và phán đoán tối cao vốn có của chúng ta cho tới khi khả năng này trở thành sự bừng sáng (giác ngộ) soi rọi Đạo pháp của vũ trụ hay Trật Tự Vũ Trụ. Sự sáng soi đó thấu suốt mọi hiện tượng hữu hạn, tạm thời và thật ra là ảo giả. Đó là Tình Yêu bao bọc mọi điều, không phân biệt (tâm từ bi, bác ái) và từ đó bừng lên niềm sướng vui vô hạn và vĩnh viễn (thường lạc); hay nói cách khác đó là Đức Tin, Chánh Tín.

2️⃣Loại giáo dục thứ hai là dạy các kỹ thuật chuyên môn và những ý niệm hạn hẹp về thế giới, che bịt hoặc chận đứng hoàn toàn tính chất vốn có của bản năng-trực giác hoặc trí phán đoán tối cao (trí huệ tối thượng, toàn trí), tạo ra những kẻ bắt chước và phục tùng. Thường những người được giáo dục nhiều năm theo loại thứ hai dễ phạm những tội lỗi nghiêm trọng như áp bức và bóc lột dân chúng, gây ra loạn lạc, chiến tranh, diệt chủng, chế tạo và sử dụng vũ khí hạt nhân, v.v... Những loài thú mà con người gọi là “dữ” như chó sói hoặc cọp beo không bao giờ bạo tàn giết chóc hàng loạt như những kẻ chủ trương chiến tranh hiện đại.
Những tác giả như nhà văn người Anh Ernest Thompson Seton (người sáng lập phong trào Hướng Đạo Mỹ), nhà Côn trùng học người Pháp Jean-Henri Fabre, nhà văn Mỹ Jack London, nhà Triết học người Bỉ Maurice Maeterlinck (giải Nobel văn chương năm 1911) đã nghiên cứu và đề cao bản năng đáng nể của các loài vật.

Con người hiện đại thường bị khinh thường, bị chối bỏ hoặc buộc tội vì các bản năng của mình. Trong các loài động vật không hề có

🌶một Nobel (người phát minh thuốc nổ) hoặc
🌶một Einstein (người chấp nhận đề nghị chế tạo bom nguyên tử),
🌶một Oppenheimer (người thực hiện chương trình bom nguyên tử của Einstein) hoặc
🌶một Edison (người đóng góp nhiều phát minh quan trọng cho nhân loại; nhưng khi đến tuổi 80, ông than thở: “Chẳng có lấy một ai hạnh phúc.. dù có nhiều phát minh kỳ diệu!...”).

Thời xưa, việc giáo dục của người Á Đông thuộc loại thứ nhất, nhưng đến nay phần lớn cách giáo dục đó đã mờ phai và bị “thực dân”, đồng hóa theo chủ nghĩa vật chất phương Tây. Có thể giải thích điều này bằng hai định lý 4 và 5 của Nguyên Lý Vô Song (xem ở trước). Những dân tộc có nền văn minh Dương tính lấn lướt hơn văn minh Âm và những dân tộc Âm tính. Luật là thế. Vả lại,☯️ “tất cả những gì có khởi đầu thì có kết thúc”, dù đó là giáo dục thuộc loại thứ nhất!
Quá quen thuộc với cảnh hòa bình được tạo dựng theo Nguyên Lý Vô Song trong nhiều ngàn năm, người Á Đông dần dần quên đi ý nghĩa và tầm quan trọng của nguyên lý này trong cuộc sống thực tế hằng ngày.

“Samsara”, luân hồi sinh tử! Tất cả những gì có khởi đầu thì có kết thúc, điều này xảy ra càng lúc càng nhanh trong thời hiện tại. Khởi đầu và kết thúc thường trái ngược nhau, cuộc sống thanh bình có xu hướng chấm dứt trong thảm họa. Nếu không như thế, thì thế giới tương đối này quá đơn điệu, buồn chán. [Xem lý do tồn vong của một cá nhân hay một dân tộc trong sách “Dịch Lý & Lịch Sử, bản dịch của Anh Minh Ngô Thành Nhân & Ngô Ánh Tuyết – LND].
❗️Trong loại giáo dục thứ nhất, vị thầy không nhất thiết phải là chuyên viên; nhưng trong loại thứ hai thì cần thiết.

Giáo dục đúng thật (chánh giáo) dạy người ta sống một đời tự do, hạnh phúc và thân thương, khởi sự từ ngày đầu lọt lòng (hoặc trước đó trong thai) và phải chấm dứt trước khi lên 7 tuổi. Đừng quên rằng suốt trong 280 ngày (9 tháng 10 ngày) trước khi chào đời, cái tế bào đầu tiên (cái trứng thụ tinh) trải qua mọi giai đoạn tiến hóa sinh vật và tăng trưởng gấp khoảng 3 tỷ lần cho đến khi thành một cơ thể gồm hàng tỷ tế bào. Nhưng khi đã ra đời, cơ thể con người chỉ tăng trưởng gấp khoảng hai mươi lần. Nếu có thể gọi khoản thời gian cơ thể tăng trọng lượng lên gấp đôi là một năm tiến hóa sinh vật, thì con người trải qua 3 tỷ năm tiến hóa trong “tử cung” (cung điện con cái). Như vậy, các bạn khi sinh ra là hoàng tử hoặc công chúa đã được nâng niu trìu mến trong cung điện quý sang.

Chính trong khoảng 3 tỷ năm này, những đặc tính sinh học của chúng ta được tác thành. Các bậc thánh hiền và minh sư của phương Đông cách nay hàng mấy nghìn năm đã ghi nhận sự hình thành sinh vật và sinh lý này là quan trọng hơn kết quả của giáo dục sau khi ra đời. Các bạn có thể lượng định sự khác biệt giữa giáo dục 3 tỷ năm và giáo dục 15 năm sau khi sinh.
🌀
Sự hình thành tinh thần của chúng ta đã hoàn tất phần lớn lúc sinh ra, việc giáo dục tiếp theo hầu như chẳng còn gì để tạo tác. Nếu có người thành công nhờ giáo dục sau khi sinh, thì đó có nghĩa là người này đã được chuẩn bị sẵn cho việc này trong 3 tỷ năm tiến hóa sinh vật. Nếu vị thầy nào có thể đào tạo ra những người tự do và hạnh phúc mãi mãi, thì đó là một bậc thần thông. Nhưng một khi được cung cấp la bàn vũ trụ, Nguyên Lý Vô song, bạn có thể thực hiện được những điều huyền diệu, chẳng hạn như chữa lành người mù, người câm điếc hoặc kẻ điên; và như vậy, bạn đã có một chút thần thông rồi đó.

❗️❗️Nếu trong loại giáo dục thứ nhất không cần những giáo viên chuyên môn, thì người dạy dỗ phải nhà giáo dục đúng thật (chân sư), có tâm sáng suốt (minh trí) và thanh thản sướng vui (ung dung tự tại). Nhà giáo dục đó không ai tốt hơn là bậc làm cha làm mẹ. Thật ra trong đời chỉ cần một nhà giáo dục đúng thật cũng đủ cho hàng triệu con người và nhiều thế hệ. Nhà giáo dục như thế có được tự do vô biên (giải thoát), hạnh phúc vĩnh viễn (thường lạc) và công bình tuyệt đối (trí huệ).

Đã có nhiều bậc Chân Sư như Đức Phật, Đức Lão Tử, Đức Chúa, Đức Mahavira (Đại Hùng, người sáng lập đạo Jain, Kỳ Na giáo), Ngài Nagarjuna (Long Thọ, người khai sáng phái Trung Quán, Tánh Không của Phật giáo Đại Thừa), Ngài Asanga (Vô Trước, người sáng lập tổng Duy Thức của Phật giáo Đại Thừa), v.v... Tất cả các Chân Sư đều có tinh thần mạo hiểm và trải nghiệm. Các ngài sống một đời hoạt động chuyên cần, không có thời gian lo nghĩ kiếm tiền để hưởng thụ. 🐸Trong khi những chuyên viên giáo dục thì trái lại. Tuy vậy, tất cả mọi người đều noi theo, hoặc ít ra cũng muốn theo hoặc bắt chước những nhà mạo hiểm và trải nghiệm. Nếu một số người chối bỏ điều này, thì đó chỉ là bề ngoài, nhưng trong thâm tâm thì rất muốn vì ai cũng khao khát tự do.

💥Nếu tất cả các trường học theo kiểu nhồi sọ bị đóng cửa hay phá hủy, thì số người được tự do không giảm, mà còn tăng lên bội phần; hơn nữa, còn tiết kiệm được kinh tế. Nếu người ta vẫn thích trường học nhồi sọ, thì để mặc họ xây lên nhiều cái. Sẽ có nhiều chuyên viên lệ thuộc hơn và sớm muộn gì cũng có nhiều nhà cải cách nổi lên phản kháng.
🌱Nếu muốn lập một trung tâm góp sức cải thiện xã hội một cách nhiệt tình, thì hãy dựng một ngôi trường nhỏ và tập hợp khoảng một chục đứa trẻ hoặc học sinh bị buộc tội là kém cỏi hơn những đứa trẻ cùng thời. Bạn phải bỏ ít ra 6 năm truyền dạy và ngày đêm cùng thực hành Nguyên Lý Vô Song với chúng. Bấy giờ, bạn có thể cung cấp cho xã hội những con người tự do.🧚🏾‍♀️
💞
Lý tưởng giáo dục ở phương Đông là lòng “nhân”. “Nhân” có nghĩa là con người được trang bị Nguyên Lý Vô Song, Trí Phán Đoán Tối Cao, thấu suốt Đạo pháp của vũ trụ. Và giáo dục đồng nghĩa với sống tự do, ung dung tự tại. Trong một trường như thế đương nhiên không có “bài học” bắt buộc phải thuộc lòng, không có bài kiểm tra trí nhớ, mà chỉ có một việc cho cả thầy lẫn trò là đêm ngày trải nghiệm cuộc sống.

🧚🏾‍♀️💥“Nhân” viết chữ Hoa [仁] gồm hai phần tượng trưng con người và Nguyên Lý Vô Song. Trong chữ này, phần đầu là " chữ “nhân” [人( 亻)], nghĩa là “người”, gồm hai nét xiên, nét dài là Âm và nét ngắn là Dương;
và phần sau là chữ “nhị” [二] nghĩa là “hai”, gồm hai nét ngang, nét trên tượng trưng Trời Âm, lực giãn nở hay ly tâm, và nét dưới tượng trưng Đất Dương, lực co rút hay hướng tâm.
☯️
Những môn học Nguyên Lý Vô Song của khoa học và triết lý phương Đông, giúp thấu triệt cơ cấu vũ trụ, được gọi là “Đạo”, người Ấn Độ gọi là “Yoga” hay “Marga” [con đường hay phương pháp dẫn đến trí huệ tối thượng – LND], nói chung là “Con đường lớn (đại đạo)” dẫn tới sự vô hạn, vĩnh cữu và tuyệt đối. Bước đi trên con đường này gọi là “hành” hoặc “caryaam”(tu hành), “yogi” (thực hành yoga).

🌾💥“Hành” viết chữ Hoa [行] gồm hai phần: phần trên là chữ “nhân” [仁], phần dưới là hai nét dọc [儿] tượng trưng cho hai chân bước đi. Gộp lại, “hành” hoặc học tập Nguyên Lý Vô Song là bước đi miệt mài, không mệt mỏi và khó cưỡng tiến đến chỗ “thấy được Cái Tôi đích thực (chân ngã)” [giác ngộ kiến tánh, thấy được Nhan Chúa – LND] hoặc có được “Trí Phán Đoán Tối Cao” [trí huệ tối thượng của Phật, trí tuệ trọn vẹn của Chúa – LND].
☘️
Ngày xưa, các trường dạy “Đạo” ở Nhật Bản thường là trường tư. Không hề có mục đích duy tâm, duy lý, duy ý hay duy vật hoặc chủ nghĩa giáo điều. Trong những trường này, người ta sống một cuộc đời đơn giản, tự nhiên và cần mẫn, cố gắng hết sức để giải thoát cho tâm trí đang mù quáng vì bị đóng khung, che bịt. Đấy đúng là “sống an bần lạc đạo, yên với cảnh nghèo mà vui với lẽ trời!” (vivere parvo et tu seras heureux) từ sớm tinh mơ (khoảng 2-3 giờ sáng trong các chùa Phật giáo) cho đến xế chiều, không giày da, không vớ tấc dù trong tuyết giá. Người ta ngủ trên sàn gỗ thô cứng với tấm chăn đơn mỏng mảnh, bận y phục nhẹ, ăn ít mỗi ngày một lần, và làm việc trên ruộng đồng hoặc trong núi sâu, quét chùi đền, chùa, v.v... Đời sống ở đó rất tĩnh lặng nhưng đầy hoạt động dù giữa lạnh buốt mùa Đông hay trong nóng bức mùa Hè. Cuối cùng, vị Thầy nêu ra những câu hỏi [để xem môn đồ phát triển trí tuệ đến đâu – LND].

Sau vài năm, vị Thầy thỉnh thoảng chọn một trong những môn đồ ưu tú cho đi ra ngoài đời không hành lý, không tiền bạc, sống tự lập một thời gian, tách khỏi bạn bè, thân quyến để chăm sóc người bệnh, giúp đỡ kẻ yếu và thường xuyên phát triển khả năng phán đoán tối cao. Mục đích của cuộc thực tập là tìm cách hoàn thiện con người mình. [Để có thể hình dung cách giáo dục này, xem sách “Thiền & Võ Đạo” của E. Herrigel, bản dịch của Ngô Ánh Tuyết – LND].
🐸
Đã nhiều lần tôi thử áp dụng phương pháp của tôi cho những thiếu niên gọi là thuộc hạng “tinh thần chậm tiến” hoặc “ngu độn”. Chúng tôi nhận thấy có nhiều cải thiện và ngay cả có những phát triển đang kinh ngạc. Trong một số học viên áp dụng phương pháp Thực Dưỡng từ hai năm trở lên, nhiều đứa trong hạng này đã trở thành những tài năng đáng kể (như vậy, tài giỏi và ngu độn, hai cực đối lập có thể gặp chung trong một người).☯️

💥💥Sinh lý học là nền tảng của tâm lý học; như vậy, rõ ràng là các bệnh tâm thần đều có thể chữa lành bằng cách ăn
uống đúng đắn. ( Có thể thấy rõ điều này trong cách ăn uống trị bệnh tâm thần phân liệt; Xem ở cuối CHƯƠNG VII).
🌾🐸
☘️George Oshawa🌀
Trích Chương III
Sách Y Triết Phương Đông &
Phương Pháp Thực Dưỡng.
Dịch giả:
Anh Minh Ngô Thành Nhân &
Ngô Ánh Tuyết
Nhà Xuất Bản Hồng Đức (2017)
☯️✝️☸️🕉✡️🔯♋️☯️✝️☸️🕉✡️🔯♋️






--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Diệu Minh
bài Jun 22 2024, 05:21 AM
Bài viết #22


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 18,286
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



🐸👀⁉️
CHỈ LÀ THẾ GIỚI HOANG-PHÍ

Đọc quyển Thai nhi truyện ký, của Gilbert phu-nhân, nơi lời tựa của Bác-sĩ Carrel, chùng ta thấy từ xưa kia Thái Tây hoàn toàn không biết về thai nhi là gì ;
cho đến thế-kỷ 17 có Đồ-ngu-Ra-Phu (phiên âm) cho rằng con người là do cái trứng sinh ra, đến sau nhờ có Ryu-en-phu-tu-Ka (phiên âm) mới phát kiến ra tinh trùng ; thế kỷ 19 mới biết được tinh trùng và noãn-tử kết hợp mà sinh ra con người.

Trong vòng một trăm năm khoa học Thái Tây mới khắc minh được nhiều việc về chỗ phát sinh của con người đem ra bố cáo. Dưới đây hãy xem.

Từ mấy triệu năm tại Cực-Đông có một nền giáo dục đặc biệt cho các bà mẹ tương lai tức nền thai-giáo. .

Có dịp tôi sẽ nói về thai-giáo là một nền giáo dục rất sâu sắc và thực tiễn có cơ sở từ ngày người ta chưa có ý thức về nguyên tử kia.

Nhân đầy tôi sẽ cho các bạn rõ về giải phẫu học. Tất cả chi tiết vì giải phẩu học đều do quyền sách của Gilbert phu-nhân lấy ra, nhưng thiết tưởng cũng nên sửa đồi đôi điểm, vì rằng từ ngày có quyển sách này thì ý-thức về nguyên tử đã khác hẳn rồi. Tuy vậy trong khi viết tập sách nhỏ nầy trên chiếc tàu tôi quá giang đây (I) chẳng có sách nào tham khảo cả.

Bây giờ khởi sự từ chỗ noãn tử và tinh trùng kết hợp nhau đem ra bàn. Còn từ đó về trước, là một vấn đề quan trọng sẽ có dịp đề cập riêng nơi khác.

Người đàn bà bắt đầu từ ngày có kinh-nguyệt, cứ mỗi tháng lại có một noãn-tử từ trong noãn sào rụng ra. Như thế nghĩa là người đàn bà trong trọn một đời người sinh ra được 400 đến 500 noãn tử cho đến năm 49 tuổi là khi hết kinh nguyệt.

Nếu đem các noãn từ ấy nuôi trong một lò ấp nhân tạo, một người đàn bà có thể có được 500 đứa con ; nhưng người đàn bà phải chịu thai nghén trải 9 tháng vì thế trọn một đời chỉ có thể có được 35 đứa con, nếu tính mỗi năm một đứa. Còn lại mấy trăm noãn tử thừa lại kia thành ra loại trứng vô dụng.

⁉️👀

Đền người đàn ông, mỗi lần sản xuất ra hàng trăm triệu tinh trùng, cho đến ngoài 60 tuổi vẫn còn sản xuất được tinh trùng mãi.

Ví dụ đem tinh trùng của một người đàn ông, bỏ vào một cái bình đủ hơi ấm để nuôi dưỡng, có thể làm cho tất cả đàn bà trong thế giới đều thụ thai (chính vì thế mà đàn ông lắm lúc sinh lòng ham muốn ôm ấp cả đàn bà trong thế giới cũng chẳng phải là chuyện vô lý).🤓

Trong các trại chăn nuôi, người ta chỉ để một con bò u, vì nó loạn bạo, tham ăn, chẳng ích gì bằng các loại bò cái và bò đực thường. Lắm lúc người ta chẳng cần nuôi những loại bò-u ấy, chỉ dùng loại tinh trùng nhân tạo để làm cho bò cái có chữa. Nếu đem phương pháp này áp dụng vào cho loài người là loài loạn bạo tham ăn như bò-u kia, có lẽ chắc chắn chiến tranh và sự chém giết nhau sẽ giảm bớt được phần nào..
⁉️🐸

Các loài cá, con cá mái đẻ một lần đến mấy triệu cái trứng, nhưng đa số trứng ấy đều bị loài cá khác và các loại sinh vật khác ăn phá đi hết. Có lẽ tạo hóa cũng thấy rõ cảnh ấy, cho nên chỉ đề số còn lại có hạn vừa đủ cho chủng tộc loài người và loài cá tồn tại,
🌱
Ở hình A, đây là một noãn tử của con người gần thành thục. Những tế bào nhỏ chung quanh tức là tế bao dinh-dưỡng. Hình của noãn-tử tròn, nghĩa là Dương. Hình của tinh trùng mảnh, dài, là Âm.

Nói về vóc hình thị trái lại : noãn từ nhỏ, còn tinh-trùng lớn hơn. Xem noãn từ đi xuống, còn tinh-trùng đi lên, thể đủ rõ một bên Âm, một bên Dương. Theo vô-song-nguyên-lý thì noãn-tử Dương của đàn bà Âm, còn tinh trùng Âm của đàn ông Dương (Âm sinh ra Dương, Dương sinh ra Âm).
☯️

Đàn bà Âm thu hút cái gì có phần Dương, rồi lại bài tiết những cái gì Dương, sau khi đã lợi dụng đẩy đủ, vì bản thể của đàn bà là 🔻 Âm.

Noàn tử và tinh trùng là vật bài tiết của tự nhiên, vì thể chứa trữ lại thành ra vô ích.

Chỗ hoang phí vô số tinh trùng và noãn-tử có thể so sánh với chỗ hoang phí về đạn dược của người Tây phương, trái lại cách hoang phí về noãn tử và tinh trùng nhằm vào mục đích sáng tạo ra hằng năm được mấy triệu con người.
🌀
Tất cả những điều của con người gọi là ức-chế, cầm chỉ (như pháp luật, đạo-đức), tưởng-lệ và mệnh-lệnh (giáo dục và trả -thù) v.v... đều hoàn toàn vô ích và có hại chẳng khác nào việc hoang phí đạn dược của người Mỹ. Tuy vậy việc hoang phí con người có thể quy định trong sự hoang phí của tự nhiên, vì rằng con người do tự nhiên sáng tạo.

Chính vì thế mà chúng ta trước hết cần phải có một phán đoán lực căn bản và chính xác để giải quyết vấn đề nẩy.

Kẻ nào không có một phán-đoán-lực tối cao không thể hiểu thấu các vấn đề nầy, ví dụ như tất thảy những điều vô dụng do con người đã làm, hoặc chỗ hoang phí của noản tử và tinh trùng chẳng hạn. Nếu người ta có được một phán đoán lực tối cao cồi mở, tất nhiên có thể giải quyết được tất cả, ví dụ sản-sinh-học, vật-lý-học v.v... chẳng hạn.

Tại Cực-Đông người ta gọi phán đoán lực tối cao ấy là trật tự của vũ trụ hoặc là Đạo.

Tôi cho rằng phán đoán lực của kẻ nào thấu rõ được trật tự của vũ trụ hoặc vô song nguyên lý, tức là phán-đoản lực tối cao.

Tôi chia phán đoán-lực ra làm 7 giai đoạn (ii) Nhưng mỗi người muốn sắp theo thứ tự thế nào tùy ý. Mỗi người tùy theo cảnh ngộ mình mà ở vào giai đoạn thích ứng. Mỗi một giai đoạn đều có một quyền lợi riêng biệt. Dấu sao, mỗi giai đoạn có một phán-đoán-lực riêng biệt của giai đoạn ấy... Chỉ duy kẻ nào có một phán đoán lực tối cao tức là phán-đoán-lực số 7 mới có được cảnh gọi là hạnh phúc chân chính.

Kẻ đã có được phán đoán lực số 7 họ " tìm được cảnh thế giới thứ 7 và đi vào đó một cách vô cùng tự nhiên.

Mã khắc Tư (Marx) đã thấy được cảnh thể giới thứ 6 (kinh tế).

Rousseau có được phán đoán lực thứ 3

Christophe Colomb có được phán đoán-lực thứ 2.

Bởi vậy bọn trộm cướp sát nhân, dù dối trá cũng đều nhắm những hành vi chính trực mà làm.

Tất thảy kẻ đã rõ được thế giới riêng biệt của mình, họ sẽ nhắm vào thế giới ở giai đoạn trên mà đi tới.

Kẻ không biết được như thế thật là vô ích. Tuy vậy nếu đã biết rõ được như thế, sẽ thấy được một thế giới ở giai đoạn trên nữa.

Tóm lại kẻ ấy chẳng những hưởng được cảnh hạnh phúc của thế giới hiện tại của mình đang ở, mà còn thấy được cảnh vui thủ khoái thích của thế giới mình là một cảnh tạm thời trong chốc lát.
🌀🦋🌸
~ G. Ohsawa ☯️🌾
Chương III
Sách CÁC BẠN Ở ĐÂU Trước ngày ra chào đời ( Thai Giáo Quan Trọng Thế Nào
Anh Minh Ngô Thành Nhân Dịch.

(i) Tiên sinh viêt tập sách này trên chiếc tàu SAHDANA khởi hành sang Ấn-độ năm 1953 là lúc tiên sinh (60 tuổi), quyết bỏ nước Nhật ra đi khắp thế giới truyền bá phương pháp của Tiên sinh về Vô song nguyên lý. LND

(ii) Xem 7 giai đoạn của trí phán đoán ở các sách đã xuất bản.

#thaigiao


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Diệu Minh   Trích đoạn tuyển chọn những quyển sách hay của tiên sinh Ohsawa   Nov 14 2022, 09:19 PM
Diệu Minh   💥Mặc dù ngũ cốc cũng là thứ tạo ax...   Nov 26 2022, 05:43 PM
Diệu Minh   ❗️🌀 7. THAI GIÁO: MỘT VẤN ĐỀ RẤT ...   Jan 8 2023, 07:13 AM
Diệu Minh   💥🌀☯️ SỰ CHUYỂN HÓA 🌈Sự Chuy...   Jan 11 2023, 11:19 PM
Diệu Minh   🐸🌾🌀🌺 CHUYỂN HÓA SINH HỌC Hubert D...   Jan 14 2023, 04:03 AM
Diệu Minh   GỐC BỆNH? Chẳng hề có kẻ thù nào ở ...   Jan 14 2023, 04:22 AM
Diệu Minh   ❗️🐸Tự nhiên là thứ đơn giản nhấ...   Jan 28 2023, 01:45 AM
Diệu Minh   💞🌀LỜI DẠY CỦA BÀ LIMA OHSAWA Ngườ...   Feb 9 2023, 04:05 PM
Diệu Minh   💞🌀LỜI DẠY CỦA BÀ LIMA OHSAWA Ngườ...   Feb 9 2023, 04:05 PM
Diệu Minh   💥Không có bệnh nào được chữa lành h...   Feb 23 2023, 04:10 AM
Diệu Minh   💥“Xin đừng quên, tôi chẳng thể giúp...   Mar 16 2023, 07:10 AM
Diệu Minh   🌱💥“ Sự thoát khỏi tất cả cái gì...   Apr 8 2023, 06:18 AM
Diệu Minh   ☘️🫦💋👄MÔI🌸🌹☯️ Nhìn chung,...   May 28 2023, 10:24 PM
Diệu Minh   ☘️🫦💋👄MÔI🌸🌹☯️ Nhìn chung,...   May 28 2023, 10:25 PM
Diệu Minh   🌸🌀☯️🎼🌈 Một trong những tiệm ...   Sep 6 2023, 01:49 AM
Diệu Minh   ❗️☯️ Macrobiotics không phải là học ...   Sep 7 2023, 05:36 AM
Diệu Minh   ❗️🐸🌈🎼☯️ THỨC ĂN CHÍNH Một ...   Sep 12 2023, 03:05 AM
Diệu Minh   ❗️👀🐸 “Các bạn hiểu cơ chế củ...   Sep 19 2023, 10:32 AM
Diệu Minh   ☯️💞 … Có ba yếu tố dinh dưỡng: h...   Dec 12 2023, 05:09 AM
Diệu Minh   🌀❗️ “Nếu cố sức nài xin (mà khôn...   Jan 19 2024, 06:54 AM
Diệu Minh   ❗️👀 “Các bạn hiểu cơ-cấu của s...   May 8 2024, 08:53 AM
Diệu Minh   🐸💞 Ai cũng hiểu rằng nếu hai hệ th...   May 27 2024, 07:14 AM
Diệu Minh   🌱🌈🌀🎼💞 BẢY GIAI ĐOẠN ( MỨC-Đ...   Jun 17 2024, 02:13 PM
Diệu Minh   ❗️👀🐸 MẮT TAM BẠCH Tam bạch có ng...   Jun 17 2024, 11:10 PM
Diệu Minh   🐸👀⁉️ CHỈ LÀ THẾ GIỚI HOANG-PHÍ ...   Jun 22 2024, 05:21 AM


Reply to this topicStart new topic
3 người đang đọc chủ đề này (3 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 21st September 2024 - 09:32 PM