IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bài học từ cá hồi, Tái xuất giang hồ
Diệu Minh
bài Mar 13 2009, 07:39 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Cách đây nhiều năm tôi có nhờ một người bạn dịch một số quyển sách về Thực dưỡng, phải nói tại vì thời gian đó tôi có ít phước báu hơn và ngu si hơn... cho nên sách làm ra chất lượng chưa tốt, người bạn đó nhiệt tình nhưng cẩu thả... và sau này gặp những dịch giả và hiệu đính phần dịch tiếng Anh... là bà Đỗ Thị Bình và ông Nguyễn Trung đều là những người có trình độ dịch tốt hơn... cho nên quyển sách đã hay bất ngờ...

Phải nói là ông Nguyễn Trung đã phải đổ nhiều công sức gần như dịch lại toàn bộ nguyên bản... do vậy tôi rất vui mừng giới thiệu nó với các bạn; tôi vừa nhận được bản dịch lại này và mới đọc lại vài trang đã thấy thần thái khác hẳn... tôi cũng lấy làm hối hận vì đã photo sách này ra từ lâu và cũng lấy làm lạ là sách ít người đọc và khen ngợi... nay thì mọi sự đã khác xa... quyển sách trước đây có lẽ đã làm mất uy tín của quyển này... đây là lỗi của tôi.

Tôi xin giới thiệu phần đã hiệu đính đó cho các bạn...

Quyển sách này sẽ được xuất bản trong nay mai:

HỌC TỪ CÁ HỒI
(Những bài tiểu luận của Herman Aihara từ 1961-1980)
Nguyễn Quốc Khánh biên dịch
Nguyễn Trung dịch lại
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển “Học từ cá hồi” đã được bạn Nguyễn Quốc Khánh, Lê Hoàng Long, Nguyễn Trường Thư dịch từ đầu năm 2003. Bạn Nguyễn Trung đã gia công dịch lại cuối năm 2008. Chúng tôi rất vui mừng có trong tay những tài liệu quý do ông Lương Trùng Hưng – một thành viên Thực Dưỡng quốc tế gửi về và đây là những bài viết của Herman Aihara từ những năm 1961 – 1980, ông là một trong hai đại đệ tử của giáo sư Ohsawa. Những bài này đã đăng rải rác trên các báo và tạp chí Thực Dưỡng của Mỹ, chúng có trước cả quyển Phổ chiếu (Kính vạn hoa). Đây là quyển sách quí báu cho những bạn vào muốn thực hành và phổ biến Thực Dưỡng cho mọi người.
Những bài viết của Aihara tuy đã gần 30 năm mà đối với chúng ta vẫn hoàn toàn mới và tuyệt vời hữu ích trong xã hội nước ta cũng như trên toàn thế giới. Cách tiếp cận bất cứ vấn đề nào của ông cũng hoàn toàn là một lối tiếp cận độc đáo, đặc sắc mang màu sắc minh triết toàn cầu, nó không còn là minh triết của một cực Đông hay cực Tây nào nữa, đó là điều mà không mấy ai nhận ra. Tại sao ông lại có cái nhìn minh triết tới như vậy? Đó là do ông hấp thụ một lối ăn uống độc đáo quân bình âm dương và ăn những thức ăn thiên nhiên không bị nhiễm hóa chất nhân tạo cùng với triết lý sống gồm 7 nguyên lý của Trật tự vũ trụ cùng 12 định lý tuân theo tự nhiên của Vô song nguyên lý – học thuyết Ohsawa. Không lẽ thức ăn và triết lý sống có giá trị đến như vậy ư? Mời bạn đọc toàn bộ quyển sách này và các sách khác của ông như quyển “Kính vạn hoa”, “7 nguyên tắc cơ bản của Thực dưỡng (nxb KHKT 2003), “A-xit và kiềm – cẩm nang Thực Dưỡng” (nxb VHDT 2004), mới hay phương pháp Thực Dưỡng không chỉ là một phương pháp có khả năng chữa bệnh mà còn là phương pháp nâng cao thể lực và trí lực cho cộng đồng. Những điều ông viết làm cho tôi nhớ tới nền minh triết của ông bà mình: học ăn, học nói, học gói, học mở, mà “học ăn” người Việt cổ đại đã đặt lên hàng đầu. Chúng ta có biết tới sự minh triết của người Việt xưa khi vua Hùng truyền ngôi vua cho đứa con nấu ăn giỏi nhất – Lang Liêu?
Giáo dục con người thông qua thức ăn đã và sẽ là con đường và mục đích của hệ thống giáo dục toàn cầu bắt đầu từ nền minh triết cổ đại của người Việt cổ - “học ăn” được soi sáng bởi pháp Thiền nguyên thủy (Vipassana – Minh sát tuệ) của Đức Phật, hãy tìm đọc quyển “Namboku Mizuno. Thức ăn điều chỉnh số phận của bạn”.
Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bạn độc giả.
Hạnh Trâm

LỜI CẢM TẠ
Vào một ngày năm 1979, Sandy Rothman, tổng biên tập tạp chí Thực Dưỡng GOMF nói với tôi rằng ông sẵn sàng tập hợp các bài nói chuyện của tôi và xuất bản dưới dạng một quyển sách. Tôi đồng ý với ý kiến này nhưng còn phân vân liệu các bài nói chuyện này có đủ chất lượng để xuất bản thành sách không. Dù sao tôi cũng tập hợp tất cả các tạp chí cũ có in bài viết của tôi lại cho Sandy xem. Tôi rất ngạc nhiên là ông đã biên soạn lại toàn bộ các bài báo của tôi, kể cả những bài mà tôi chẳng còn nhớ nữa. Điều ngạc nhiên thứ hai lại đến với tôi khi biết ông và Carl Ferre, người hiệu đính và thiết kế sách của Nhà xuất bản GOMF đã cùng nhau bàn bạc về việc xuất bản cuốn sách và họ đã đặt cho nó một cái tên. Họ quả quyết với tôi rằng đây là một cuốn sách rất hữu ích.
Như thế cuốn sách được bắt đầu với cái tên: Học từ cá hồi, gồm những bài tôi đã viết từ 20 năm trước. Và đã được các bạn tôi cùng các cộng sự tại GOMF sửa chữa tới hơn một năm, đó là Luo, Oles, Bill French, Alice Feinberg, Fred Pulve và Sandy Rothman cùng nhiều bạn khác. Tôi xin trân trọng cảm ơn Carl Ferre đã sửa chữa bản in và thiết kế cuốn sách. Cảm ơn Carl Campell đã thiết kế bìa và Paul Orbuch về ảnh bìa. Các bài báo và tiêu đề của chúng đã được Sandy lựa chọn và biên tập. Nếu không có lòng nhiệt tình của ông, có lẽ cuốn sách này không thể xuất bản được.
Herman Aihara
Tháng 2/1980

LỜI NÓI ĐẦU
Trong tự nhiên, tất cả mọi thứ điều tuân thủ một khuôn mẫu trật tự. Cũng như vậy, trong kế hoạch của thiên nhiên đôi lúc lại xuất hiện một con người được sinh ra để trở thành nhà lãnh đạo của thiên nhiên. Thông thường một người phải trải qua nhiều kinh nghiệm sống mới có được khả năng như vậy, cuối cùng mới có một sự kết tinh nhất định, và với cách nhìn như vậy, thì không còn nghi ngờ gì nữa, khả năng có một tầm nhìn rõ ràng là sở hữu vĩnh viễn của một con người được tạo ra như vậy. Và con người đó là Herman Aihara.
Herman sinh ở Nobuo Nieshiyama, đảo Kyushu, nam Nhật Bản tháng 9/1920. Ông được người thày của mình là George Ohsawa đặt cho cái tên Mỹ Herman Aihara, Ohsawa đã đặt tên cho nhiều học trò của mình để họ dễ được chấp nhận ở các nước khác. Ohsawa là một con người siêu việt, người tổng hợp các triết học và là người giới thiệu thuật ngữ “Thực dưỡng – Macrobiotic” với thế giới phương Tây. Ở châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu rồi sau đó là nước Mĩ, ông đã khởi xướng một phong trào dùng thực phẩm tự nhiên bằng cách đem lại một cái tên mới – “thực dưỡng” – cho hệ thống bảo vệ sức khỏe cổ xưa của phương Đông – gọi là shokuyodo (dinh dưỡng đúng cách), và thu hút hàng ngàn môn đồ. Khi giáo sư Ohsawa mất năm 1966, Herman được chỉ định là một trong những người lãnh đạo phong trào thực dưỡng. Với sự trưởng thành và thực hành, những kĩ năng về thực dưỡng của ông ngày càng được chắt lọc qua năm tháng, và những thăng trầm trong cuộc sống đã làm nên một viên ngọc quí.
Cùng với nhiều hoạt động của một người chủ gia đình và chủ tịch Quỹ Thực dưỡng George Ohsawa, Herman Aihara trở thành một người viết bài rất hấp dẫn. Vào cuối năm 1978 và đầu năm sau, tôi đọc lại nhiều số cũ của Nguyệt san Thực dưỡng và đã nhận thấy rằng một vài bài báo trong số những bài tốt nhất của ông được viết dưới dạng xã luận và bài viết cho tạp chí. Trong tất cả những số này, những bài báo của Herman thực sự nổi trội. Đó là những bài rất uyên thâm. Song những kiến thức sâu sắc phong phú của ông chỉ đến được với một số lượng độc giả hạn chế - những người thường xuyên mua tạp chí Thực dưỡng cùng bạn bè của họ. Do đó nảy sinh nhu cầu phải tập hợp những bài viết của ông thành một quyển sách. Chúng tôi bắt đầu làm việc lại từ đầu với nhiều bài báo cũ và chuyển biên một số tài liệu ghi âm. Herman viết thêm một số bài mới. Với cùng một niềm vui và sự phiêu lưu mạo hiểm được chuyển tải trong các bài báo, cuốn Học từ cá hồi đã ra đời như vậy.
Trong tuyển tập gồm những bài luận văn, bài báo ngắn, thơ, và bài giảng này người ta thấy rõ Herman đã phát triển những xu hướng nào trong công việc giảng dạy của mình. Đầu óc linh hoạt của ông có khuynh hướng đặc biệt thiên về các chủ đề tâm lí học, và điều này thực là may mắn cho ngành thực dưỡng. Những kĩ thuật để giữ gìn sức khỏe thể chất được trình bày khá đầy đủ trong tài liệu về thực dưỡng, song lại thiếu những hướng dẫn về cuộc sống nội tâm. Quãng thời gian suốt 30 năm cầm bút là một quãng đường dài hướng tới đáp ứng nhu cầu này. Điều đặc biệt là Herman đề cập đến những mối quan tâm thường nhật về tâm trí và tinh thần một cách thực tiễn nhẹ nhàng không phô trương, và để lại cho độc giả một cảm hứng tươi mát. Những vấn đề cá nhân và hôn nhân, tình bạn, cuộc tranh đấu để chấp nhận và được chấp nhận, việc bắc nhịp cầu cho phương Đông và phương Tây – Tất cả đều được đáp ứng nhờ nhận thức hết sức chuẩn xác của ông. Nhiều thứ đều có ở đây: những lời khuyên quí báu và những suy ngẫm, tranh luận về triết học, giai thoại hài hước về phong trào thực dưỡng, những kinh nghiệm bản thân. Khoa học, tôn giáo, chính trị, sức khỏe và thiên nhiên đều được khám phá với một thái độ trân trọng và óc tò mò đầy sáng tạo.
Herman Aihara đã áp dụng thành công quan niệm “học từ thiên nhiên” cho muôn mặt cuộc sống. Ông là một tài năng đặc biệt để quan sát, học hỏi và giảng dạy về bản chất đích thực của bất kì chủ đề nào quanh chúng ta. Rất vui mừng được giới thiệu tuyển tập này.
Sandy Rothman
Tháng Tư năm 1980

Giới thiệu
Trước khi Học từ cá hồi
Thực dưỡng đã từng được một học giả tên là Ekiken Kaibara khởi xướng ở Nhật Bản cách đây khoảng 300 năm. Ông thuyết trình về cách làm thế nào để sống lâu. Những bài giảng của ông về sau được tập hợp biên soạn thành một quyển sách nhan đề Yojokun – “Lời khuyên về sống lâu”. Lời khuyên nổi tiếng nhất, đó là: ăn ít, ngủ ít và ham muốn ít.
Sau đó, cách đây khoảng 100 năm, một bác sĩ quân y tên là Sagen Ishizuka đã học y học phương Đông sau khi biết những kiến thức y học phương Tây không thể chữa khỏi bệnh thận của mình. Ông nhận thấy tỉ lệ Natri/Kali trong thức ăn và trong cơ thể chúng ta đã tạo nên một sự cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần, và ông khuyến nghị dùng gạo lứt đỏ là thứ thức ăn tạo cân bằng tốt nhất. Sau nhiều năm nghiên cứu y học phương Tây, Sagen đi đến kết luận rằng thức ăn là vị thuốc cao cấp nhất. Ông nhận thấy mọi căn bệnh và thể trạng yếu ớt là do tập quán ăn uống không đúng gây ra. Nói cách khác, ông đã lập nên bộ môn khoa học dùng thực phẩm để giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc. Tiếng Nhật gọi là shokuyo và sau này, người học trò của ông, George Ohsawa, gọi là macrobiotics (thực dưỡng). Shoku nghĩa là tất cả mọi vật chất (hay năng lượng – khí) hình thành và nuôi dưỡng con người thành đạt. Yo nghĩa là hành động hay cách thức nuôi dưỡng bản thân chúng ta với những kiến thức về shoku. Shokuyo là kiến thức và hành động đúng đắn tạo nên và nuôi dưỡng con người khỏe mạnh.
Học được phương pháp ăn kiêng dùng rau và ngũ cốc từ Ishizuka, tiên sinh George Ohsawa tuân thủ phương pháp ăn kiêng và chữa khỏi những căn bệnh của ông mà các thầy thuốc đã phải bó tay. Kể từ đó ông dâng hiến đời mình cho việc giới thiệu phương pháp ăn kiêng này khắp đất nước Nhật Bản. Khi nghiên cứu sâu thêm nữa về phương pháp ăn kiêng này, ông nhận thấy tính chất mâu thuẫn mà bổ trợ lẫn nhau giữa hai nguyên tố Natri và Kali trong khi ăn kiêng. Thế giới cỏ cây và muông thú chẳng phải là gì khác mà chính là sự biểu hiện của nguyên lí âm dương, điều đã được ghi nhận trong nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ 5000 năm tuổi (triết học của Lão Tử, Dịch kinh, Nội kinh, y học dùng thảo dược, ngải cứu, châm cứu). Ohsawa dùng thuật ngữ Âm và Dương thay cho natri và kali, dùng những khái niệm vật lí và hóa học hiện đại thay cho quan niệm cổ huyền hoặc về âm dương thể hiện trong Dịch kinh và Nội kinh.
Khi lần đầu tiên tham dự những buổi thuyết giảng của Ohsawa khoảng năm 1940, tôi đã bị mê hoặc bởi triết lí âm dương của tiên sinh. Tôi bắt đầu đọc các sách và tạp chí của ông, tích cực tham dự các buổi thuyết trình và mạn đàm nhiều hơn. Trong những buổi mạn đàm này, Ohsawa thết đãi các món ăn làm từ gạo, tảo biển hiziki, cà-rốt, ngưu báng và đậu đỏ do các môn sinh của ông nấu. Tôi không thích những món này lắm và tôi không thể ăn những món ấy ở nhà. Tôi không quan tâm đến gạo lứt đỏ. Nhưng tôi lại rất hứng thú với triết lí âm dương. Các bạn học cùng lớp cười tôi khi tôi bày tỏ nhiệt tình của mình với triết lí này. Vài bạn thậm chí còn quan tâm đến trạng thái tâm thần của tôi, bởi âm và dương là những khái niệm hết sức xưa cũ ở Nhật Bản, hiện không dùng nữa. Các bạn học cùng lớp với tôi, những kĩ sư tương lai của các hãng Sony, Toyota, Datsun và Toshiba, đang bận tiêu hóa nền khoa học và công nghệ phương Tây của thế kỉ 20, đến nỗi họ chẳng hứng thú gì với lời giáo huấn đã lỗi mốt của phương Đông (âm và dương bị những kẻ thức giả nhất ở Nhật Bản coi là một nguyên lí cổ lỗ mê tín dị đoan của Trung Quốc gọi là Bói toán Eki).
Năm đầu học trường cao đẳng, tôi được chọn vào đội thi chèo thuyền đại diện cho lớp. Tôi là người nặng kí nhất đội, cho nên được bố trí làm tay chèo số 1 – người điều khiển nhịp chèo. Suốt một tháng chúng tôi tập luyện hàng ngày trên con sông chảy qua khu thương mại Tokyo, nơi vẫn còn sót lại nhiều di tích cổ của thành phố. Khi đó là vào mùa hè. Trời nóng quá, đến nỗi tôi phải ăn nước đá bào hòa với xirô (đương nhiên là được làm với đường) sau khi tập. Cuộc đua kết thúc và mùa thu đến. Khi những cơn gió heo may lành lạnh bắt đầu, tôi bị chứng co thắt dạ dày kinh khủng. Tôi không thể đứng lên được. Bố mẹ tôi bèn gọi bác sĩ và ông này cho tôi uống thuốc ngay lập tức cắt cơn đau. Đến năm sau tôi lại làm y như cũ: luyện tập chèo thuyền vào những ngày nóng nực, ăn nước đá bào với đường suốt một tháng, và rồi lại bị chứng co thắt dạ dày vào mùa thu. Một bác sĩ làm hết đau bằng cách tiêm vài thứ thuốc cắt cơn đau.
Vào thời gian này tôi gặp tiên sinh Ohsawa và đọc cuốn sách phổ biến của ông, Y học ăn kiêng mới – New Dietetic (phiên bản tiếng Nhật của cuốn Thiền thực dưỡng – Zen Macrobiotics). Tôi nhận ra nguyên nhân của chứng co thắt dạ dày là do ăn quá nhiều nước đá bào với xirô chứa đường. Cả hai thứ đều rất âm; nước đá âm vì nó lạnh, còn đường âm là vì nó đối nghịch với muối. Đường làm ngừng cảm giác thèm ăn hay ngăn chặn hoạt động của dạ dày. Trong trường hợp của tôi đường và nước đá đã làm yếu dạ dày của tôi. Khi mùa âm tính bắt đầu, những cơn gió heo may kích thích các cơ dạ dày tiết ra hooc-môn dương gọi là axetyncolin (acetylcholine). Khi các cơ bị yếu (âm) và dãn (âm) như trường hợp tôi đang bị, sự co bóp rất khó khăn. Nói cách khác, các cơ âm chống lại sự co bóp tự nhiên, và gây nên trạng thái căng thẳng. Cuối cùng, hiệu quả co bóp của chất hooc-môn gây áp đảo, và các cơ co lại, nhưng việc này thực hiện hết sức khó khăn. Đó là hiện tượng giống như chuột rút. Đây là sự co bóp âm, trong khi co bóp bình thường là dương. Nghĩ rằng vì nguyên nhân của chứng co thắt này là âm và muối là dương, tôi bèn nuốt muối vào bụng. Sự việc nhanh chóng tốt hơn. Sau đó tôi nghĩ mình đã biết về thực dưỡng. Tôi ngỡ mình đã nắm được bí quyết của thực dưỡng, có thể tóm gọn trong một câu, đó là dùng muối. Thật là một ý nghĩ ngây thơ.
Sau trải nghiệm này, tiếp đến là năm tôi phải làm tốt nghiệp. Tôi dành nhiều giờ vào những ngày ở trường trong phòng thí nghiệm để thực hiện những thí nghiệm cho đề tài tốt nghiệp. Tôi thường tự nấu ăn tại phòng thí nghiệm với nhiều loại rau dại, dầu và muối, nghĩ rằng đây là cách nấu ăn theo phương pháp thực dưỡng. Kiểu ăn kiêng như vậy đã làm hỏng dạ dày và bộ máy tiêu hóa của tôi, vì nó làm ngừng quá trình đồng hóa chất dinh dưỡng. Tôi cứ mỗi ngày một gầy tọp đi. Cha mẹ tôi bắt đầu lo lắng. Bạn bè khuyên tôi nên bỏ kiểu ăn kiêng hay niềm tin này đi; tôi không nghe vì nghĩ rằng mình đã làm đúng – đây là chính là ăn kiêng theo thực dưỡng. Tôi còn tích cực hoạt động thể thao ở trường cho dù bị sút cân nghiêm trọng. Sau đó đến kì thi thử, tôi bị thất bại. Tôi yếu đi nhiều và chỉ còn da bọc xương. Bạn bè tôi rất ngạc nhiên, vì tôi từng là một sinh viên đô con nhất, chơi được rất nhiều môn thể thao ở trường. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận thấy rằng mình đã bị bệnh.
Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc trong xưởng máy của cha tôi. Cha mẹ tôi lo lắng tới tình trạng gầy giơ xương của tôi, đến mức phải gửi tôi đến nơi làng quê của mẹ tôi, đến một người bạn ở thôn quê vì nghi tôi bị lao. Trong khi những người trẻ tuổi hoặc đang chiến đấu ngoài mặt trận, hoặc làm việc trong các nhà máy, thì tôi lại lang thang hết chỗ này đến chỗ khác, không mục đích cũng chẳng có trách nhiệm gì. Đã từng tốt nghiệp bằng kĩ sư ở một trường đại học danh tiếng, lẽ ra tôi phải làm việc ở một ngành công nghiệp rất quan trọng ở Nhật Bản lúc ấy đang chiến đấu chống quân Đồng minh. Người sinh viên từng chói sáng một thời giờ đây trông như một người tàn phế, chậm phát triển trong giờ phút quan trọng nhất của dân tộc như vậy. Cha mẹ tôi vô cùng chán ngán, và hai người đã buộc tội thực dưỡng là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho tôi. Chỉ mình tôi biết rõ nguyên nhân thực sự của bệnh tật của mình. Đó là sự ngạo mạn. Tôi là kẻ ngạo mạn! Tôi ngỡ mình đã thấu hiểu về thực dưỡng, nhưng lại thực hành một cách thiếu thận trọng. Trong điều kiện hoàn cảnh gia đình tôi, để phục hồi sức khỏe cách tốt nhất là phải từ bỏ ý định trở thành người sống theo thực dưỡng. Phải mất tới ba năm tôi hoàn toàn hồi phục sau khi từ bỏ thực dưỡng (Bây giờ tôi chắc chắn có thể phục hồi trong điều kiện tương tự chỉ trong vòng ba tuần với cách ăn uống theo thực dưỡng). Từ trải nghiệm này, tôi nghiệm ra rằng một cách áp dụng không khôn ngoan hay cuồng tín đối với phương pháp thực dưỡng có thể rất nguy hiểm. Nghiên cứu cuộc sống là một công việc lâu dài. Kể từ đó tôi không bao giờ nghĩ mình đã học đủ kiến thức về thực dưỡng. Trải nghiệm này khiến tôi trở nên khiêm tốn. Tôi cố lắng nghe ý kiến của những người khác rồi sau đó khiêm tốn tạo lập cho mình ý kiến riêng.
Khi chiến tranh kết thúc năm 1945, tôi đã khỏi bệnh dạ dày và tiêu hóa - có lẽ bị viêm loét. Tôi làm việc ở nhà máy của cha tôi. Tôi đã tốt nghiệp trường cao đẳng, nhưng tôi cũng bỏ luôn phương pháp thực dưỡng. Tôi dùng bữa ở nhà, ăn bất kì thứ gì mẹ tôi nấu. Bà nấu cá ngày hai lần, gạo trắng, và dùng đường trong nấu nướng. Vào thời đó thực phẩm rất khan hiếm nhưng chúng tôi vẫn có được mọi thứ mình thích khi tìm mua ở chợ đen.
Tôi bắt đầu trở nên cực dương trong hành vi. Tôi bắt đầu học nhảy giao tiếp kiểu Mĩ tại một phòng khiêu vũ mới mở. Khiêu vũ giao tiếp là một mốt thời thượng mới sau khi quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Trong khi mọi người đang chết vì đói khát ngay sau chiến tranh, thì tôi là một gã tay chơi chuyên săn tìm các cô gái gợi tình trong các vũ trường khác nhau.
Cha tôi rất lo lắng trước hành vi của tôi, người thúc giục tôi lấy vợ. Tôi lấy vợ vì cha mẹ tôi muốn thế, chứ bản thân tôi chẳng mấy quan tâm đến cô ấy. Sau đám cưới chưa đầy một năm vợ tôi dọa tự tử. Việc ấy xảy ra vào mùa thu. Cô ấy đi lên núi một mình, uống thuốc độc và chết mà không hề cho ai biết nguyên nhân. Không ai ngoài tôi biết được vì sao cô ấy lại làm như vậy. Lý do là vì cô ấy khó mà đương đầu với người mẹ nuôi và gia cảnh quá ư phức tạp của tôi (chúng tôi sống cùng với người mẹ kế còn rất trẻ và người anh rể của tôi và đứa con gái duy nhất của anh ta nữa). Vì mẹ tôi quán xuyến mọi công việc gia đình, và bà dựa vào anh rể tôi nhiều hơn là vào tôi, bởi anh ta là xếp của tôi và là một nhà kinh doanh thành đạt, vợ tôi không bao giờ bớt căng thẳng trong ngôi nhà chúng tôi. Cô ấy không thể thấy chút độc lập nào trong tương lai của tôi. Hành động của cô ấy thật giống với cách thể hiện tình yêu kiểu Nhật Bản. Cô chọn cách từ bỏ cuộc đời để cảnh báo và khuyên nhủ tôi.
Tôi bị sốc và suy nhược suốt một thời gian dài. Tôi mất tự chủ trong một tháng. Tôi là thằng đàn ông đáng khinh biết bao. Vợ tôi không thể dựa vào tôi. Lẽ ra tôi phải là hạng đàn ông ghé vai gánh vác gánh nặng của vợ con và gia đình, ít nhất là phải như vậy. Tôi đã không biết phải làm cách nào.
Chính thời điểm ấy, tôi quyết định trở thành một con người độc lập, và tôi chọn Tiên sinh George Ohsawa làm người thầy cho cuộc đời mình. Tôi tới trường dạy thực dưỡng của tiên sinh và xin tiên sinh cho phép ở lại. Tiên sinh nói tôi có thể ở ngay tại trường của ông. Đây là ngôi trường có một không hai, không chỉ trong cách giảng dạy mà cả trong cách thức liên quan đến việc quản lý nhà trường. Không cần phải đóng một đồng lệ phí hay học phí nào cả. Bất kì người nào cũng có thể lưu lại và học tập. Học viên phải ăn thức ăn phục vụ hai bữa mỗi ngày, được nấu bởi một cô gái mà hiện nay là một trong những bậc thầy nấu ăn thực dưỡng tốt nhất Nhật Bản. Đây không phải là một qui định bắt buộc; không cần phải có những yêu cầu kiểu như vậy, bởi vì người nào không ăn thức ăn ở đây có nghĩa là họ không muốn tìm mọi cách ở lại đây lâu dài.
Thực ra cũng có một kiểu qui định nào đó. Các học viên phải tự mình trả lời những câu hỏi của Tiên sinh Ohsawa mà không được tra cứu sách hay tự điển. Chương trình học chia làm hai phần: phần 1 là giáo dục tinh thần (âm) và phần 2 là giáo dục thể chất (dương). Một ngày ở trường bắt đầu bằng việc quét dọn, đánh răng rửa mặt và sắp xếp mọi thứ gọn ghẽ. Đây không chỉ đơn thuần là bài thể dục để dương hóa cơ thể mà nó dạy chúng tôi tính trật tự ngăn nắp. Tiên sinh Ohsawa rất chú trọng công việc này bởi tính trật tự ngăn nắp là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sức khỏe. Sau đó đến bài giảng của Tiên sinh Ohsawa, phần chủ yếu của chương trình học. Các chủ đề bao trùm mọi lĩnh vực: tin tức trong nước và nước ngoài, khoa học, y học, kinh tế, chính trị, cách sống hiện đại, kinh doanh, công nghiệp, thiên văn học, vũ trụ học, tôn giáo, xã hội học, và còn nhiều nữa. Buổi sáng học viên học bên trong hoặc bên ngoài trường. Đây cũng là một trong những mục tiêu của tiên sinh, bởi vì học viên phải viết bản báo cáo thu hoạch và nhận lấy lời phê hay nhận xét của ông, thường là vào buổi tối khi bắt đầu buổi tự học hay thảo luận nhóm. Ngủ cũng là một phần khác của chương trình học: một giấc ngủ ngắn, nhanh, sâu là dấu hiểu của một sức khỏe tốt mà bất kì học viên nào cũng mong muốn làm được.
Tất cả các bài giảng đều nhằm tập luyện cho chúng tôi khả năng suy nghĩ – con đường tiến tới trí phán đoán cao hơn. Những chủ đề mà tiên sinh Ohsawa lựa chọn không phải là vấn đề - từ vật lý học đến siêu hình học, từ vấn đề cho đến vô vấn đề, từ tiểu sử của Gandhi đến tiểu sử của Benjamin Franklin. Bài học của ông luôn là sự thấu hiểu về trật tự của vũ trụ, công bình, tự do và tình yêu bất diệt. Suốt thời gian một tháng tôi ở đây, tiên sinh không bao giờ dạy tôi về y học chuyên trị triệu chứng của phương Tây, y học phương Đông, hay những phương pháp chữa bệnh như dán gừng lát, cao albi, v.v... Chẩn đoán sức khỏe là phần chúng tôi phải tự học lấy. Bài học ông dành cho chúng tôi là phải thấu hiểu và thực hành tự do vô biên, công bình tuyệt đối, và tình yêu bất diệt.
Cuối cùng, người học viên phải tự mình quyết định có theo hay không theo học với tiên sinh Ohsawa nữa. Phần lớn học viên bỏ học và rời khỏi trường. Tuy nhiên họ vẫn được hoan nghênh bất kì lúc nào quay trở lại. Vậy học viên tốt nghiệp là người như thế nào? Người học xong là người hiểu được những nguyên tắc của thực dưỡng và đạt tới tình trạng sức khỏe và hạnh phúc suốt cuộc đời họ. Tự do thoát khỏi mọi sự câu thúc hay tai họa như bệnh tật, nghèo đói, sân hận, sợ hãi, v.v... chính là giấy chứng nhận tốt nghiệp. Chính vì vậy mà không cần phải làm kiểm tra tốt nghiệp như những trường học thông thường. Các học viên tốt nghiệp thường rất dễ gặp tai họa hay trở nên bất hạnh, và nhận thấy họ cần phải học nữa học mãi.
Trong những ngày lưu lại trường học của tiên sinh Ohsawa, tôi bị suy nhược đến nỗi tâm trí tôi cứ như người lơ lửng trên mây. Tôi không làm được bất cứ việc gì hay giúp mọi người trong những việc như quét dọn phòng, nấu nướng, sắp xếp sách vở báo chí, hay viết và biên tập tờ tạp chí ra hàng tháng của tiên sinh Ohsawa. Tôi chỉ ăn, ngủ và lắng nghe rất nghiêm túc những bài giảng của Ohsawa. Mặc dù tôi là một học trò lười nhất của ông, nhưng tiên sinh Ohsawa không hề khiển trách cái tội lười biếng của tôi, bởi ông biết tôi rất nghiêm túc đối với bài học mà ông cố gắng giảng dạy. Tôi rất nghiêm túc. Tôi cố học lấy cách thức sống như thế nào, và tôi đã học được cách đó trong thời gian một tháng. Tôi đã làm nên một phát kiến lớn. Tôi đã tìm thấy chính mình. Chúa Ki-tô nói: “Nếu ngươi tự biết mình, ngươi sẽ được biết, và ngươi sẽ biết ngươi là con của Người Cha Cuộc Sống. Nhưng nếu ngươi không tự biết mình thì sau ngươi sẽ sống trong nghèo nàn và ngươi là kẻ nghèo hèn” (Kinh Phúc âm theo Thomas). Điều tôi phát hiện ra trong thời gian một tháng, đó là “tôi là ai”. Tôi không học cách thăng hoa hay dồn nén – Tôi không thể học những kĩ thuật đó. Tôi chỉ có thể học mỗi một điều: anh là ai. Bạn chẳng cần phải đọc bất kì cuốn sách nào để biết “Tôi là ai?”. Bất thình lình, bạn đã có mặt trên cõi đời này rồi.
Cũng trong thời gian ấy tôi học được thêm hai điều: “Mọi người đều hạnh phúc, nếu không, thì đó chính là sai lầm của họ” (Epictetus) và thức ăn mà bạn ăn vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
Tôi trở về nhà làm việc trong nhà máy của cha tôi. Tính cách và hành xử của tôi trông có vẻ như cũ, thế nhưng cách hiểu biết cuộc đời của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Tôi trở nên ngày càng thích phiêu lưu mạo hiểm, và ý muốn được độc lập của tôi mỗi ngày một mạnh hơn. Cuối cùng, tôi quyết định mãi mãi rời Nhật Bản để tìm một thế giới khác và xây dựng cho mình cuộc sống độc lập. Quyết định dẫn tới hành động. Tôi từ bỏ tài sản và cha mẹ và mua vé hạng hai cho chuyến hành trình từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ trên một chuyến tàu chở hàng, cũng đến 360 đôla vào thời đó. Tôi đặt chân lên San Francisco với tâm trạng hân hoan và tò mò vào năm 1952 khi mới 32 tuổi. Cuộc đời mới của tôi bắt đầu.
Kể từ đó tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn và bao nhiêu sầu khổ: những phiền hà của việc nhập cư khiến tôi phải ba lần rời bỏ đất nước này, hai lần đến Bahamas và một lần đến châu Âu; cái chết của cha mẹ tôi (họ dành cho tôi rất nhiều yêu thương mà tôi chỉ đem đến cho họ bao phiền não); cái chết của các con tôi do sự ngu dốt và ngạo mạn của tôi; và cuối cùng là căn bệnh mà người vợ kế của tôi mắc phải. Tôi không chỉ vượt qua tất cả những khó khăn đó mà còn tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc và tuyệt vời. Chính là nhờ tấn bi kịch đầu đời của tôi và nhờ những bài học từ tiên sinh George Ohsawa.
Năm 1960 tôi bắt đầu xuất bản cuốn Tin tức về Thực dưỡng đầu tiên, bao gồm hầu hết những bài viết và ghi chép bài giảng của Ohsawa. Sau khi tiên sinh mất, Lou Oles tiếp tục phát hành tạp chí và sách cùng với tôi; sau khi Lou qua đời, tôi tiếp tục công việc xuất bản. Cuốn sách này là bộ sưu tập những bài viết ngắn của tôi trong vòng 20 năm trở lại đây.
Hi vọng chân thành của tôi là những điều học được từ tiên sinh George Ohsawa có thể giúp đỡ phần nào cho các bạn, và bạn có thể tận hưởng toàn bộ cuộc đời bạn thay vì phải sống trong sợ hãi, oán hận, tuyệt vọng và giận dữ.
Herman Aihara
Tháng 2 năm 1980


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Mar 13 2009, 07:35 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Dịch vẫn sai! Nhiều câu đọc tối nghĩa muốn điên cả đầu, kinh nhất là chả thấy chấm phẩy đâu cả, không biết phải ngắt ý ở đâu nữa. Có thật đây là bản đã dịch lại qua tay 2 người không đấy ạ? Chỉ khá hơn bản cũ 1 tý là chịu khó bám sát nội dung gốc

Quyền này được mấy biên tập viên Mỹ nhuận sắc lại nên văn phong phức tạp, chơi chữ và đảo từ loạn cả lên, lại lười chấm phẩy ngắt câu, khó dịch lắm, nếu dựa vào kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh thì chỉ có mà đoán sai hết ý! Hồi đó cháu cũng đã than vãn với cô là quyển này khó dịch rồi thì phải.

VD: Herman sinh ở Nobuo Nieshiyama, đảo Kyushu, nam Nhật Bản tháng 9/1920.

Câu này phải dịch là Herman tên thật là Nobuo Nieshiyama... vì còn câu sau là ông nhận cái tên Mỹ Herman Aihara do người thầy của mình là Ohsawa đặt cho! Và ở Nhật chỉ có tên người là Nobuo, không có địa danh nào lại tên như thế cả.

Giờ không có bản tiếng Anh ở đây nên chỉ nhớ láng máng được đến thế!

Ôi cái sự nghiệp in sách dịch của 1 người không thể tự đọc nguyên bản tiếng Anh whistling.gif Thế 2 ông bạn thực dưỡng dùng tiếng anh hàng ngày nhiều hơn tiếng mẹ đẻ cô để làm gì whistling.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Mar 15 2009, 07:50 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,915
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



u, lần này cháu phụ trách hiệu đính lại lần nữa đi
sao cháu không thể trở nên một người như cháu muốn?
Giờ cháu hiệu đính tiếng Việt lại đi, chỉ cần tới đó là đủ, chả cần nhờ tới ông nào nữa....?

Nhiều khi nói thì vanh vách nhưng dịch thì lại khác hẳn.

Cô tin cháu chuốt lại văn phong quyển này bằng tiếng Việt gọi là biên tập, còn phần dịch thì tạm dừng ở đó không moi móc so sánh đối chiếu nữa, cô cũng tin vào khả năng chuyển ngữ của anh Trung vì nếu có gì khó khăn anh ấy phải hỏi đồng nghiệp vì anh ấy làm ở một tờ tạp chí của bộ ngoại giao...và cô có đọc tài liệu anh dịch về Ikebana của Nhật khá hay... và anh ấy chịu khó nhai cơm lứt gần 20 năm nay...

Ok?
Cô sẽ gửi email cho cháu nhé?


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Mar 16 2009, 02:44 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Cháu không nhận thêm việc đâu, giờ chỉ có 1 quyển sách thôi mà còn làm mãi không xong kìa!

Cháu nhận xét là để cô biết mà liệu cơm gắp mắm, nhưng cô cứ phải ứng lại bằng cách trút trách nhiệm lên đầu cháu thế này thì tốt nhất từ giờ cứ theo luật im lặng cho nó lành.

QUOTE
sao cháu không thể trở nên một người như cháu muốn?


Chả hiểu cô định nói gì với câu này nữa. Lúc nào cháu nhận xét về cái gì thì cứ tin đấy là 1 nhận xét đơn thuần và chỉ cần phán đoán xem nó đúng hay sai thôi. Còn nếu cháu có mục đích gì khác thì cháu khắc biết nói thẳng với cô. Còn nếu cháu lỡ phạm húy bài lăng xê cuốn sách của cô thì ...thôi, đằng nào thì cô cũng chả làm gì được cháu. Còn thị trường người mua sách thì đa phần không lên mạng xem bài đâu, họ chỉ giở sách ra xem có ưng thì mua về đọc thôi. Người không có phán đoán riêng mà phải dựa vào, dù là phán đoán của cô hay của cháu, thì có mua cả đống sách Thực dưỡng về coi như cũng phí tiền và thời gian vô ích, đấy là việc của họ, cháu không quan tâm whistling.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
pvnguyen199
bài May 30 2015, 07:46 PM
Bài viết #5


Member
**

Nhóm: Members
Bài viết: 17
Gia nhập vào: 27-May 15
Thành viên thứ.: 94,336



Cháu không biết là quyển này mọi người có cần dịch hay hiệu đính lại không ạ?
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 11:55 PM