IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tai to mặt nhớn, Điều hy hữu
Diệu Minh
bài May 14 2009, 07:49 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,054
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Trong cách sách của tiên sinh Ohsawa, tôi nhận thấy tiên sinh hay nói về tướng tai và cho đó là cơ quan trên mặt ít có khả năng thay đổi nhất...

Ở Hà Nội có cô Phan Oanh - một nhà tâm linh có tiếng tăm từ những năm 1980 - cũng thường xem tướng tai...

Khi tôi sang Miến, tôi nhận thấy trong trường thiền, có một số các cụ bà tới thiền thường ở lứa tuổi 70 - 80... tôi nhận thấy tai của ai cũng to và dầy...tôi nhớ lại hàng phụ nữ Hà Nội ở lứa tuổi đó có rất ít người có tai to như tai của ông nội và bà nội của tôi...

Chưa có hệ thống sách nào nói về tướng tai nhiều như mảng sách Thực dưỡng và dự báo tương lai cho loài người rằng nếu họ ăn nhiều thịt...tai của họ có thể nhọn hoắt lên phía trên như tai thỏ... và tai của họ không có trái tai...

Sau đây là một trong những người Việt Nam thế hệ trước có tướng tai đẹp lạ thường... đố bạn tìm ra một người hiện đại nào có cái tai to như vậy????? lông mày dài là tướng thọ và tai cao ngang và trên lông mày là tướng của người thông minh...



“Báu vật” trăm tuổi của Nhã nhạc Huế

(Dân trí) - Sinh năm 1910, là tính theo tuổi ta, cụ Lữ Hữu Thi vừa tròn trăm tuổi. Cụ là nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng còn “sót” lại trong đội nhạc Hoà thanh (đội Tiểu nhạc) dưới thời vua Bảo Đại.


Năm 17 tuổi, trong một lần đến phục vụ nội thân nhà Vua ở cung An Định, tiếng đàn, tiếng sáo của cụ lọt vào mắt xanh hoàng tộc. Chính điều đó đã đưa cụ đến với đội nhạc Hòa Thanh và gắn bó với đội nhạc cung đình cho đến ngày Bảo Đại thoái vị. Cụ Thi nổi tiếng ở Huế với tài chơi đàn nhị và kèn bóp.

(Theo tướng học tai chủ về phúc lộc... là nguồn phúc ấm của bản thân; mẹ tôi là người ăn chay và tu thiền nhưng tai của mẹ tôi là tướng tai của người nghèo... và tai của cha tôi thì to hơn, dầu ông không có ăn chay và thiền bao nhiêu.. nhưng cuộc sống của ông hạnh phúc hơn... NT)
Việc đầu tiên của cụ Thi khi thức dậy là... quấn một điếu thuốc lá sâu kèn cho đã cơn thèm. Chỉ có người Huế cổ mới hút thuốc kiểu này. Điếu thuốc được vê từ loại lá thuốc đặc sản ở Cẩm Lệ - Quảng Trị với hương vị đậm đà mà thuốc lá công nghiệp không có được. Đang ở tuổi 100 nhưng hiếm khi người ta thấy cụ Thi rời điếu thuốc.



Ít lâu sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, hầu hết các nghệ nhân lại trở về với cuộc sống thường nhật như chưa hề có một cuộc bảo tồn rầm rộ nào trước đó. Đây là gian nhà chính của cụ Thi, nơi cụ đã sinh thành và nuôi dạy 10 người con trưởng thành.



Cụ Lữ Hữu Thi bên cạnh người con trai cả Lữ Hữu Minh, cũng là một nghệ nhân Nhã nhạc. Cả đại gia đình nhà cụ Lữ Hữu Thi đều là nhạc công. Nhạc cụ diễn tấu cũng thường do gia đình cụ tự chế tác.



Cứ 4 giờ chiều cụ lại thắp nhang cúng Tổ nghề. Hơn 80 chục năm gắn bó với Nhã nhạc, gần như không một ngày nào cụ bỏ thắp nhang. Đây là một tục lệ rất được coi trọng của những nhạc công Nhã nhạc và Ca Huế.



Cụ Trần Kích (trái) và cụ Lữ Hữu Thi là hai nghệ nhân Nhã nhạc hàng đầu ở Huế. Cụ Trần Kích (86 tuổi) là người nắm giữ nhiều nhất hệ thống bài bản của Nhã nhạc. Thế nhưng, không phải ai cũng có cơ hội nghe Nhã nhạc bài bản do những nghệ nhân đích thực diễn tấu. Sắp tới, hai “báu vật sống” này sẽ được tôn vinh trong chương trình Vẻ Đẹp Việt trong Festival Nghề truyền thống Huế vào ngày 116/2009.



Một trong những niềm vui thường nhật của cụ Thi là dạy đám chắt đông đúc của mình chơi Nhã nhạc. Trong ảnh, cụ đang dạy tụi nhỏ chơi trống trong mảnh sân nhỏ trước nhà.



Lão nghệ nhân có trí nhớ tuyệt vời. Ở tuổi 99, cụ vẫn kể lại rành mạch chuyện đời mình. Cụ cũng là người duy nhất còn nhớ rõ bảy bản “Thài” cổ dùng trong lễ tế Nam Giao.



Cụ Lữ Hữu Thi và nghệ nhân Ca Huế Thanh Hương - những bạn nghề khi xưa cùng ông biểu diễn tại các cuộc chơi Ca Huế vào cái thời mà Nhã nhạc chẳng mấy khi được diễn tấu.



Cụ Thi tản bộ trên con phố Đặng Tất - thành phố Huế, nơi ông đã sống cả cuộc đời Nhã nhạc của mình. Hàng ngày, cụ Thi vẫn giúp con cháu công việc đồng áng vì gia đình cụ vẫn còn làm ruộng. Sau năm 1975, khi Nhã nhạc rất có cơ hội diễn tấu, cụ từng đi chơi nhạc hiếu cho các đám ma, hoặc cho các lễ tế ở đình làng tại Huế để mưu sinh.


Anh Dũng - Minh Thành - Việt Thanh


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài May 14 2009, 09:01 PM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,054
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5





Vị sư nổi tiếng này cũng có trái tai rất to...

Tiên sinh thường khen ngợi những người có tai ôm sát đầu (dương?)

http://phattuvietnam.net/images/albumanh/0509/dthai24.jpg





...

Bất ngờ khi nói về tướng tai, tôi lại đọc được một bài viết về các vị trưởng thượng tên tuổi của Phật giáo thế giới...dạo quanh một vòng ...thấy ai cũng tai to và mặt nhớn...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th April 2024 - 10:05 PM