IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nhiều sản phẩm làm từ nông sản thay thế đồ nhựa
Depad
bài Jul 29 2018, 06:17 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101




Nhiều sản phẩm làm từ nông sản thay thế đồ nhựa
Đĩa làm bằng lá, thìa bẹ dừa, ống hút bằng tre, túi nilon từ củ sắn… là những sản phẩm dần thay thế đồ nhựa trong tương lai.
Tre, bã táo thay thế nhựa làm ống hút

Để giải quyết thực trạng con người đang thải ra lượng ống hút nhựa lớn, một công ty khởi nghiệp tại Đức gồm các sinh viên ngành thực phẩm đã tạo ra ống hút ăn được từ phụ phẩm là bã táo.

Những chiếc ống hút có khả năng phân hủy sinh học này dự kiến sẽ thay thế đến 50% lượng ống hút sử dụng tại Đức.

Video: Ống hút từ bã táo


Tại Việt Nam, các loại ống hút làm từ tre cũng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thay thế ống hút nhựa. Với giá bán từ 10.000 đến 15.000 đồng một chiếc, ống hút tre có thể tái sử dụng nhiều lần.

Túi từ vỏ tôm, củ sắn thay thế túi nilon

Kevin Kumala (người Indonesia) - nhà sáng lập Avani Eco-Power đã sáng tạo ra chiếc túi có khả năng phân hủy trong đất và nước làm từ củ sắn để thay thế túi nilon.

Anh cho biết, ý tưởng tạo ra những chiếc túi Eco Bag mong muốn phần nào hạn chế lượng túi bằng nilon người Indonesia đang sử dụng.

Eco Bag giống như chiếc túi ni lông thông thường cả về độ bóng, độ dai hay độ mỏng. Tuy nhiên, giá thành của loại túi này hiện đắt gấp đôi túi nilon thường. Theo Kevin, nếu nhận thức của mọi người thay đổi và sử dụng loại túi này nhiều lên, quy mô sản xuất mở rộng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành.


Chiếc túi làm từ củ sắn có khả năng thay thế túi nilon. Ảnh: Aj+

Cùng ý tưởng với Kevin Kumala, các nhà khoa học Ai Cập cũng đã sáng tạo ra loại nhựa từ chất chitosan có trong vỏ của các loài giáp xác như tôm biển. Loại nhựa này khi làm khô có độ trong, dai, dẻo không kém nhựa thông thường.

Theo tính toán của các nhà khoa học Ai Cập, hàng năm, người Ai Cập lãng phí khoảng 1.000 tấn vỏ tôm trên 3.500 tấn tôm. Do đó, sản phẩm này hiện được xem là giải pháp thay thế bền vững cho nhựa, đồng thời xử lý được phụ phẩm là vỏ tôm dư thừa.

Video: Túi từ vỏ tôm, củ sắn


Thìa ăn thay thế thìa nhựa một lần từ cao lương

Ông Narayana Peesapathy (Ấn Độ) đã tạo ra một sản phẩm thay thế thìa nhựa dùng một lần là thìa ăn được bằng cao lương trộn với gạo, lúa mỳ. Loại thìa này không chứa hóa chất, không chất bảo quản, chất béo, chất nhũ hóa, màu nhân tạo hay các sản phẩm từ sữa.

Thìa từ cao lương với nhiều hương vị mặn ngọt khác nhau có khả năng phân hủy 100%. Chiếc thìa này hiện sử dụng tại một số chợ và nhà hàng ở Ấn Độ.


Những chiếc thìa ăn một lần làm từ cao lương. Ảnh: National Geographic

Đĩa ăn, cốc uống một lần từ lá cây

Xuất phát từ truyền thống xa xưa của nhiều nước châu Á là sử dụng lá cây để đựng thực phẩm, một nhóm start-up tại Đức đã sáng tạo ra những chiếc đĩa ép từ lá cây. Đĩa mỏng, nhẹ như các loại đĩa dùng một lần, chịu được nhiệt và có khả năng phân hủy nhanh. Giá của những chiếc đĩa này khoảng 11.000 đồng. Sản phẩm được dự đoán sẽ thay thế các loại đĩa nhựa dùng một lần trong tương lai.

Cũng tại Ấn Độ, các sản phẩm bát, cốc, đĩa dùng một lần ép từ bẹ cau, bẹ chuối được sản xuất. Mô hình này không chỉ tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, mà còn giải quyết vấn đề môi trường.


Chiếc đĩa làm từ bẹ cọ. Ảnh: leaftrend

Bình nhựa tự phân hủy

Đây là ý tưởng độc đáo từ Ari Jonsson (người Ai-len). Chiếc bình làm bằng một loại thạch dẻo, nguồn gốc từ tảo. Thạch dẻo được pha với nước sau đó đóng khuôn giống hình cái chai và làm lạnh. Chai giữ được hình dạng nhờ chứa chất lỏng bên trong. Khi uống hết nước, chai dần teo lại, khi vứt đi có khả năng phân hủy. Chiếc bình này thậm chí còn ăn được.

Video: Chai nhựa tự hủy


Bao bì từ rong biển ăn được

Tại Indonesia, 90% rác thải nhựa bị xả ra đại dương và khiến cho đất nước này đứng thứ hai thế giới về việc ô nhiễm môi trường biển. Để khắc phục vấn đề trên, một công ty khởi nghiệp đã dùng rong biển để làm bao bì thực phẩm có khả năng phân hủy.

Loại bao bì này có thể thay thế cho cốc đựng thực phẩm ăn liền, làm túi đựng cà phê hòa tan, túi đựng gia vị trong mỳ ăn liền, vỏ bánh hamburger… Ngoài ra, sản phẩm này còn đem lại thêm thu nhập cho nông dân trồng rong tại đất nước này.

Hải Hà

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-...ua-3782141.html
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:09 PM