Phiên bản in ấn của chủ đề

Nháy vào đây để xem chủ đề theo đúng định dạng gốc

Thực Dưỡng _ Thực Dưỡng ngày nay _ Đồ ăn sống, một loại thức ăn Thực dưỡng

Gửi bởi: Thelast Feb 15 2008, 10:45 AM

Đồ ăn sống, một loại thức ăn Thực dưỡng


David Briscoe


Ngày nay thức ăn sống chưa qua tinh chế rất phổ biến. Ở Los Angeles và San Francisco, những người béo đang có xu hướng ăn những loại thức ăn này. Rất nhiều người hiểu sai rằng thức ăn chưa qua tinh chế không thuộc loại thức ăn thực dưỡng. Thực tế thì khác xa như vậy. Có rất nhiều loại thức ăn như vậy trên thực đơn như là salad trộn, giá, súp, rau trộn, dưa chua, hoa quả. Loại thức ăn thực dưỡng chưa qua tinh chế thường tươi, có độ giòn và cung cấp đầy đủ vitamin. Những người áp dụng chế độ ăn thực dưỡng có thể thêm vào thực đơn của mình những món như vậy.

Thức ăn chưa qua tinh chế thì có tác dụng không những cho vùng hông mà còn cho cả cơ thể. Chúng giúp làm giảm nhiệt của cơ thể trong những ngày nóng và nắng. Hơn nữa, đối với những người có tiền sử bệnh máu nhiễm mỡ, việc dùng thức ăn chưa qua tinh chế có thể giúp làm giảm lượng mỡ và nhiệt thừa trong cơ thể. Đối với những người béo phì mà bị huyết áp cao dẫn tới việc thừa nhiệt, việc ăn thêm những loại thức ăn này thực sự rất tốt cho cơ thể. Còn với những người quá gầy do căng thẳng, sợ hãi, quá tích cực, ăn kiêng không đúng cách hay là do hấp thụ nhiều các loại thức ăn nấu quá chín và mặn thì thức ăn chưa qua tinh chế quả là một bài thuốc tuyệt vời. Mặt khác, người mà sức khỏe yếu, thiếu máu, cần phải bồi dưỡng thì nên giảm các loại thức ăn phi thực dưỡng cho đến khi cơ thể đã đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Tôi cũng khuyên các bạn rằng loại trừ trường hợp những người có cơ quan tiêu hóa quá yếu, mắc bệnh da liễu, vừa phẫu thuật hay có tiền sử dị ứng với đồ ăn chay, thì chúng ta nên xếp những loại thức ăn sống chưa qua tinh chế như đã nói ở trên vào thực đơn của mình. Phần lớn mọi người đều có thể chỉ ra ngay lợi ích của loại thức ăn này- họ cảm thấy khỏe hơn, thoải mái hơn, tươi trẻ hơn, sung sức hơn. Hãy tin vào cảm nhận của cơ thể chứ đừng nên thiển cận chỉ dựa vào sách vở lý thuyết nên hay không nên ăn thứ gì, ăn sao cho đúng cách. Bạn nên tìm hiểu nhiều cách chế biến thức ăn để rồi tìm ra cho mình cách nào là hợp lý và phù hợp nhất đối với bản thân dưới tác động của xã hội, hoàn cảnh địa lý và điều kiện khí hậu.

Có rất nhiều cách chế biến thức ăn thực dưỡng sao cho chúng hấp dẫn hơn, dễ tiêu hóa hơn. Những người bạn của tôi rất thích các loại nước ép trái cây giàu vitamin. Thực tế, chế biến các loại đồ ăn thực dưỡng khá phức tạp và tốn kém. Đối với bản thân tôi, khi quyết định áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, tôi thích những món ăn đơn giản, không đòi hỏi các loại dụng cụ đặc biệt mới chế biến được. Tôi đã phát hiện ra rằng không như các loại máy nghiền, xay hay ép ồn ào và phiền toái, cách chế biến thức ăn thủ công có thể giúp bảo quản đầy đủ các vitamin cũng như các dưỡng chất tự nhiên có trong loại thức ăn đó. Nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận tác dụng của các loại máy móc. Ví dụ một vài loại nước sốt hay súp cần phải thật nhuyễn và mịn nên vẫn phải cần đến máy sinh tố khi cần thiết. Tôi thích những loại máy móc hiện đại dành cho việc bếp núc. Vậy nên bạn bè có thể dễ dàng chọn quà sinh nhật cho tôi. Tuy nhiên, phần lớn các món ăn thực dưỡng hàng ngày tôi thích chế biến bằng tay vì nó cũng khá là đơn giản.

Sau đây tôi xin trình bày một số món ăn thực dưỡng yêu thích của tôi cũng như của bạn bè và gia đình tôi. Tôi tin rằng các món ăn đó rất đơn giản, không cần nhiều dụng cụ chế biến hay kĩ thuật nấu ăn phức tạp

Salad muối

“Tại sao lại phiền toái”, một sinh viên đã hỏi tôi như vậy trong một lần tôi hướng dẫn cách làm salad muối. Hay “Tại sao lại phải chuẩn bị và trộn chúng lại với nhau trong khi chúng ta có thể ăn sống”. Những câu hỏi phát sinh như thế này là điều hợp lý. Như chúng ta đã biết rằng salad muối dễ tiêu hóa hơn. Hơn nữa, nó còn giúp tăng công dụng của các loại vitamin và các chất dinh dưỡng vì quá trình trộn dần dần phá vỡ các chất xơ cứng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, những vị thơm ngon nhất đều chứa trong nước ép rau quả. Quá trình muối đã làm cho nước từ rau quả tiết ra. Do đó, khi thưởng thức món salad muối, chúng ta sẽ thấy rất ngon và tươi mát

“Tôi có thể ăn các loại salad đóng gói sẵn được không” là một câu hỏi khá phổ biến. Các loại thức ăn như thế này được bán trong các khu chợ của người Châu Á và chúng cũng cũng khá tốt nếu bạn thích. Riêng cá nhân mình, tôi đã từ bỏ các loại thức ăn đó từ nhiều năm trước vì tôi không thích để đồ ăn trong các túi nilon. Hiện tại, tôi sử dụng một cái bình gốm nhỏ. Bạn có thể mua nó ở các cửa hàng bán dụng cụ nấu ăn hay mua trên mạng Internet.Tất cả dụng dụ bạn cần là một cái bình, một cái đĩa phẳng để vừa vào trong lòng bình gốm và để úp lên trên hỗn hợp rau quả khi đang muối và một vật nặng để tạo sức ép giúp hỗn hợp ngập chìm trong nước. Vật nặng thì tôi thường dùng lọ đựng đậu lớn, đá hay là một cục gạch sạch.

Một câu hỏi cũng khá phổ biến khác là: “Tôi có nên rửa salad muối trước khi ăn?”. Tôi khuyến khích các bạn nên rửa chỉ trong trường hợp nó quá mặn. Bởi vì việc rửa làm cho salad mất mùi vị và dinh dưỡng. Nếu bạn muốn salad không bị mặn, đơn giản bạn chỉ cần giảm lượng muối trước khi chế biến. Như vậy, bạn sẽ không cần rửa qua trước khi ăn nữa.

Bạn nên bảo quản salad muối trong tủ lạnh hay những chỗ thoáng mát. Vị của salad sẽ ngon hơn sau 1 đến 2 ngày. Nên nhớ trước khi cất vào nơi bảo quản, bạn phải bỏ vật nặng ra nếu không nó sẽ giống như là dưa góp hơn là salad muối.

Không cần muối quá lâu. Nếu bạn muối quá lâu, nó sẽ làm cho mùi vị bị bão hòa và rau bị nát”. Tiếp theo sau đây là công thức để làm món ăn tuyệt vời này.

1/2 mớ rau diếp
1/4 củ hành tây thái lát mỏng
5 củ cải đỏ, thái mỏng
1 dưa chuột nhỏ, bổ dọc rồi thát lát mỏng
Thìa là băm nhỏ (nếu có)
1/2-3/4 thìa muối
1-2 thìa dấm
1 thìa dầu oliu (nếu có)


1. Rửa rau diếp, củ cải và dưa chuột. Vẩy ráo nước rau diếp. Thái nhỏ
2. Để tất cả thành phần vào bát
3. Trộn với muối, dấm và dầu oliu
4. Đặt hỗn hợp vào trong bình gốm, nén bằng vật nặng. Muối từ 20 đến 30 phút
5. Bỏ salad ra đĩa 5 phút trước khi dùng để cho gia vị ngấm kĩ hơn
6. Nên dùng ngay. Giữ hỗn hợp nước gia vị để giữ cho salad tươi và bảo quản được lâu hơn

Salad dầm

Salad dầm là một món ăn rất tốt. Cách thức làm tuy không phổ biến như salad muối nhưng nó đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Nguyên liệu tốt nhất là các loại rau chắc và tươi do chứa khối lượng nước lớn như bắp cải Tàu, kim chi, cải xanh. Phương pháp dầm làm cho các chất xơ mềm hơn và ép các loại rau tiết nước. Chúng ta không thể cảm nhận được hết vị rau trong món salad muối vì nước rau không được ép hết. Với món salad dầm, bạn không cần đến bình sứ hay bất kì vật nặng nào. Tất cả bạn cần là một cái tô lớn. Tiếp sau đây là công thức làm món ăn bắp cải tàu và củ cải đỏ dầm. Bạn có thể áp dụng nó để trộn bất kì loại rau nào bạn thích với nhau

1 bắp cải Tàu
1/2 thìa muối
3 củ cải đỏ sắt mỏng
2 thìa đường đỏ
1/3 vỏ chanh


1. Cắt đôi bắp cải Tàu
2. Thái mỏng mỗi nửa theo chiều ngang thành lát mỏng
3. Đặt các lát cải vừa thái vào tô lớn
4. Thêm muối và bắt đầu dầm bằng cách dùng bàn tay bóp từng ít bắp cải một, dùng lực ở cổ tay để ép bắp cải xuống thành hoặc đáy bát giống như khi bạn nhào bột mỳ vậy
5. Sau khi đã dầm xong chỗ bắp cải, bạn cho củ cải vào, trộn đều và lặp lại quá trình như bước 4. Tiếp tục như thế cho đến khi bạn đã dầm kĩ và nước ở rau tiết ra hết. Củ cải phải thật mềm và trong
6. Thêm đường đỏ và vỏ chanh vào

Dưa cải bắp Cornellia

Đại đa số sinh viên khi tham gia vào khóa học nấu ăn cơ bản tại Trung Tâm Vega đều muốn học cách chế biến món ăn này. Nó rất dễ, và tốn ít thời gian.

Nguyên liệu
1 bắp cải
Muối
Lá nguyệt quế (nếu có)


1. Rửa sạch bắp cải và lau khô bằng khăn
2. Ngắt bỏ tất cả những lá cải cứng và hỏng
3. Cắt đôi dọc bắp cải rồi cắt làm bốn
4. Cắt bỏ phần lõi cải rồi sắt thành hình que
5. Sắt mỗi phần tư bắp cải thành những lát mỏng
6. Cho phần đã cắt vào một cái tô
7. Thêm 1 thìa muối rồi trộn đều
8. Trộn đều muối và bắp cải cho đến khi cải tiết hết nước
9. Đặt một lớp cải vào trong bình gốm rồi để 2 lá nguyệt quế ở trên cùng. Tiếp tục với một tầng như thế cho đến khi hết chỗ cải
10. Dùng chày ép để ép các lớp cải ngập chìm trong nước.
11. Đối với bình sứ, đặt một cái đĩa nhỏ hoặc một miếng gỗ lên phía trên cùng chỗ bắp cải. Đường kính của nó nên từ ½ đến 1/4 inch so với đường kính của bình. Đặt một hòn đá sạch hay một cái chai chứa đầy nước đè lên. Dùng khăn bọc chặt để bảo quản
12. Để như vậy trong vòng 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi thấy xuất hiện những bọt nhỏ trên bề mặt nước. Đó là dấu hiệu cho thấy sự lên men đã hình thành
13. Chuyển chỗ bắp cải vào tủ lạnh hoặc đến những nơi thoáng mát

Món ăn này có thể dùng được trong khoảng từ 5 đến 10 ngày. Có thể bảo quản nó trong 5 hay 10 ngày hay không là tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và thời tiết

Rau ướp

Ăn rau sống không thể ngon bằng ăn các loại rau đã được tẩm ướp. Cách làm món ăn này rất đơn giản. Bạn hãy thử xem nhé

10 củ cải đỏ, đã xén tỉa lá
1/2 cốc đường đỏ
1/2 cốc nước


1. Rửa sạch củ cải
2. Để củ cải vào trong lọ. Ngâm với nước và đường
3. Ướp cả đêm

Dưa chua muối

Khi tôi lần đầu tiên làm các món ăn chay theo như sách hướng dẫn, tôi đã rất nản chỉ vì lần nào muối dưa cũng hỏng. Do đó trở về sau này, tôi thường hay mua dưa ở ngoài chứ không chế biến ở nhà. Mãi về sau này, tôi mới phát hiện ra cách muối dưa và không ngừng thử nghiệm nhiều lần. Quả thật, axit lactic có trong men khi muối dưa rất có lợi cho đường ruột và quá trình tiêu hóa. Dưới đây là công thức đơn giản nhất mà tôi đã thử nghiệm nhiều lần để làm món dưa muối

1 cốc nhỡ có nắp đậy
Cốc đo lường
Dao thái rau quả
Khăn cotton
Dây cao su
Thìa
Thời gian muối là từ 2 đến 4 ngày


#1. 1.5-2 chén rau thái nhỏ gồm hành củ, carrot, súp lơ (đã rửa sạch và tỉa)
2-2.5 cốc nước
1/2 cốc giấm


1. Bỏ hỗn hợp rau củ quả vào trong bình
2. Đổ ngập giấm và nước
3. Đậy một mảnh vải cotton nhỏ trên nắp bình. Buộc thật chặt bằng dây cao su
4. Đặt bình vào nơi thoáng mát và ủ từ 2 đến 4 ngày. Có thể bảo quản được trong vòng từ 2 đến 4 tuần nếu bạn lưu giữ trong tủ lạnh

#2. 2 củ cải đã sắt mỏng
2.5 cốc nước
1 cốc shoyu


1. Để những lát củ cải vào trong lọ
2. Đổ ngập nước và shoy u
3. Bọc lọ bằng khăn cotton và xiết chặt bằng dây cao su
4. Để lọ ở nơi thoáng mát trong vòng từ 3 đến 5 ngày (3 đến 4 ngày nếu thời tiết ấm, 4 đến 5 ngày nếu thời tiết lạnh).
5. Khi dưa đã đủ chua thì bỏ ra và cho vào tủ lạnh. Dưa có thể dùng trong vòng 1 tháng nhưng nên nhớ càng ngâm lâu thì dưa càng mặn


Rong biển

Rong biển là một món ăn chay tuyệt vời. Nhờ chứa nhiều khoáng chất nên nó là một món ăn hấp dẫn trong những ngày hè nóng nực và những khi bạn mệt mỏi

1/2 tô rong biển
1 cốc nước
1 quả dưa chuột nhỏ, cắt chéo thành những miếng mỏng
1/2 quả ớt, thái chỉ
1/4 củ hành tây, thái nhỏ
1/2 cốc hạt bí ngô sống
1/2 củ cải , sắt mỏng
1/4 cốc hạt hướng dương
Rau diếp tươi thái nhỏ
1/2 mớ thìa là thái nhỏ


1. Ngâm rong biển vào nước cho đến khi mềm ra, khoảng 10 phút. Để ráo nước
2. Thái rong biển ra thành từng miếng nhỏ hoặc thái hạt lựu
3. Trộn đều tất cả các nguyên liệu vào trong 1 cái tô và thêm thìa là

Hoa quả tươi

Một tư tưởng sai khá phổ biến là khi bạn ăn thực dưỡng thì không nên dùng hoa quả tươi. Tôi tự hỏi xem ý nghĩ này xuất phát từ đâu. Công thức tôi trình bày dưới đây chắc chắn sẽ làm cho bạn thấy ngon miệng

1 quả táo, đã bỏ lõi và hạt, cắt thành từng miếng nhỏ
1 quả lê chin, bỏ lõi và hạt, cắt thành từng miếng nhỏ
1 quả mận,
1/2 quả cam, đã bóc vỏ và bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ
1/2-1 thìa nước gừng
1.5 thìa siro (nếu có)
1/4 thìa nước ép vỏ cam
Một ít muối


1. Để hoa quả vào trong bát
2. Trộn hoa quả với nước gừng, siro, muối, tinh chất vỏ cam
3. Trộn nhẹ nhàng
4. Ướp lạnh


Macrobiotics Today, tháng 7, 8 năm 2007

Thùy Dương dịch

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 11 2011, 09:11 AM

Từ hồi nào tới giờ, đệ "ít" khi nào khoái ăn rau sống... Khoái ăn rau lang luộc, hoặc rau mồng tơi nấu canh...Đó là nói khi trước [ tức trước đây 3 năm...].

Bây giờ ăn Td , lại càng không thể ăn rau sống ?? Cơm thì trộn với đậu [ giống như ăn xôi, chè,...] , thử hỏi làm sao mà ...ăn kèm rau sống ?
Rau sống là phải ăn với bánh xèo, ăn với lẫu ,...mà phải chấm nước mắm nhỉ ...

Đệ vừa "phát minh" ra cách ăn rau sống cũng khá lý thú ... haha...Lúc rày chắc nhờ Chủ Mạng quỷ vương hộ độ ...nên "ngộ" tùm lum !!!

-- Một nhúm rau sống [ rau tía tô, rau dấp cá, v.v...] đem bỏ vào cái cối xay sinh tố.
-- Chế nửa ly nước gạo lứt rang vào [ nước nóng hay nguội gì cũng được]
-- Mở máy xay nhuyễn.
-- Trút ra chén
-- Chế nước tương vào [ hay chao]...cho mặn mặn...

Rồi...trợn mắt uống hoặc ăn với cơm lứt...Hừm, cũng may là...cái thứ làm ra đó...nó không có mùi hôi ....

Đệ lý giải như vầy :

-- Rau sống mà chế nước lọc vô , đem xay thì...nó thành Âm.
-- Bây giờ dùng nước gạo lứt rang ...Nó sẽ làm cho cái món rau xay nước nầy...dương lên [?]
-- Cộng thêm nước tương tự làm...Kết quả, cái thứ làm ra đó...hoà hợp âm dương ???

Các bác ôi, hổm rày đệ có ăn thử rồi...Chẳng có ngon lành gì đâu...nhưng gì muốn bổ sung "di-ta-min" nên...cũng nhắm mắt mà ăn...

Gửi bởi: justmevn Mar 12 2011, 12:52 AM

QUOTE(Thelast @ Feb 15 2008, 10:45 AM) *
[color=#000080]
Đồ ăn sống, một loại thức ăn Thực dưỡng


David Briscoe


Ngày nay thức ăn sống chưa qua tinh chế rất phổ biến. Ở Los Angeles và San Francisco, những người béo đang có xu hướng ăn những loại thức ăn này. Rất nhiều người hiểu sai rằng thức ăn chưa qua tinh chế không thuộc loại thức ăn thực dưỡng. Thực tế thì khác xa như vậy. Có rất nhiều loại thức ăn như vậy trên thực đơn như là salad trộn, giá, súp, rau trộn, dưa chua, hoa quả. Loại thức ăn thực dưỡng chưa qua tinh chế thường tươi, có độ giòn và cung cấp đầy đủ vitamin. Những người áp dụng chế độ ăn thực dưỡng có thể thêm vào thực đơn của mình những món như vậy.

Thức ăn chưa qua tinh chế thì có tác dụng không những cho vùng hông mà còn cho cả cơ thể. Chúng giúp làm giảm nhiệt của cơ thể trong những ngày nóng và nắng. Hơn nữa, đối với những người có tiền sử bệnh máu nhiễm mỡ, việc dùng thức ăn chưa qua tinh chế có thể giúp làm giảm lượng mỡ và nhiệt thừa trong cơ thể. Đối với những người béo phì mà bị huyết áp cao dẫn tới việc thừa nhiệt, việc ăn thêm những loại thức ăn này thực sự rất tốt cho cơ thể. Còn với những người quá gầy do căng thẳng, sợ hãi, quá tích cực, ăn kiêng không đúng cách hay là do hấp thụ nhiều các loại thức ăn nấu quá chín và mặn thì thức ăn chưa qua tinh chế quả là một bài thuốc tuyệt vời. Mặt khác, người mà sức khỏe yếu, thiếu máu, cần phải bồi dưỡng thì nên giảm các loại thức ăn phi thực dưỡng cho đến khi cơ thể đã đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Tôi cũng khuyên các bạn rằng loại trừ trường hợp những người có cơ quan tiêu hóa quá yếu, mắc bệnh da liễu, vừa phẫu thuật hay có tiền sử dị ứng với đồ ăn chay, thì chúng ta nên xếp những loại thức ăn sống chưa qua tinh chế như đã nói ở trên vào thực đơn của mình. Phần lớn mọi người đều có thể chỉ ra ngay lợi ích của loại thức ăn này- họ cảm thấy khỏe hơn, thoải mái hơn, tươi trẻ hơn, sung sức hơn. Hãy tin vào cảm nhận của cơ thể chứ đừng nên thiển cận chỉ dựa vào sách vở lý thuyết nên hay không nên ăn thứ gì, ăn sao cho đúng cách. Bạn nên tìm hiểu nhiều cách chế biến thức ăn để rồi tìm ra cho mình cách nào là hợp lý và phù hợp nhất đối với bản thân dưới tác động của xã hội, hoàn cảnh địa lý và điều kiện khí hậu.

Có rất nhiều cách chế biến thức ăn thực dưỡng sao cho chúng hấp dẫn hơn, dễ tiêu hóa hơn. Những người bạn của tôi rất thích các loại nước ép trái cây giàu vitamin. Thực tế, chế biến các loại đồ ăn thực dưỡng khá phức tạp và tốn kém. Đối với bản thân tôi, khi quyết định áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, tôi thích những món ăn đơn giản, không đòi hỏi các loại dụng cụ đặc biệt mới chế biến được. Tôi đã phát hiện ra rằng không như các loại máy nghiền, xay hay ép ồn ào và phiền toái, cách chế biến thức ăn thủ công có thể giúp bảo quản đầy đủ các vitamin cũng như các dưỡng chất tự nhiên có trong loại thức ăn đó. Nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận tác dụng của các loại máy móc. Ví dụ một vài loại nước sốt hay súp cần phải thật nhuyễn và mịn nên vẫn phải cần đến máy sinh tố khi cần thiết. Tôi thích những loại máy móc hiện đại dành cho việc bếp núc. Vậy nên bạn bè có thể dễ dàng chọn quà sinh nhật cho tôi. Tuy nhiên, phần lớn các món ăn thực dưỡng hàng ngày tôi thích chế biến bằng tay vì nó cũng khá là đơn giản.



Trích: The Tao of Healthy Eating
Dietary Wisdom According to Chinese Medicine
của Bob Flaws


"Cooked vs. Raw Foods
First of all, TCM (Traditional Chinese Medicine) suggests that most people, most of the time, should eat mostly cooked food. Cooking is predigestion on the outside of the body to make food more easily digestible on the inside. By cooking foods in a pot on the outside of the body, one can initiate and facilitate the stomach's rottening and ripening in its pot on the inside of the body. Cold and raw foods require that much more energy to transform them into warm soup within the pot of the stomach. Since it takes energy or qi to create this warmth and transformation, the net profit from this transformation is less. Whereas, if one eats cooked foods at room temperature at least or warm at best, less spleen qi is spent in the process of digestion. This means that the net profit of digestion, i.e., qi or energy, is greater.
The idea that eating cooked food is more nutritious than raw food flies in the face of much modern Western nutritional belief. Because enzymes and vitamins are destroyed by cooking, many people think it is healthier to eat mostly raw, uncooked foods. This makes seeming sense only as long as one confuses gross income with net profit. When laboratory scientists measure the relative amounts of cooked and raw foods, they are not taking into account these nutrients' post-digestive absorption.
Let's say that a raw carrot has 100 units of a certain vitamin or nutrient and that a cooked carrot of the same size has only 80 units of that same nutrient. At first glance, it appears that eating the raw carrot is healthier since one would, theoretically, get more of that nutrient that way. However, no one absorbs 100% of any available nutrient in a given food. Because the vitamins and enzymes of a carrot are largely locked in hard to digest cellulose packets, when one eats this raw carrot, they may actually only absorb 50% of the available nutrient. The rest is excreted in the feces. But when one eats the cooked carrot, because the cooking has already begun the breakdown of the cellulose walls, one may absorb 65% of the available nutrient. In this case, even though the cooked carrot had less of this nutrient to begin with, net absorption is greater. The body's economy runs on net, not gross. It is as simple as that. Of course, we are talking about light cooking, and not reducing everything to an overcooked, lifeless mush.
This is why soups and stews are so nourishing. These are the foods we feed infants and those who are recuperating from illness. The more a food is like 100° soup, the easier it is for the body to digest and absorb its nutrients. The stomach-spleen expend less qi and, therefore, the net gain in qi is greater. This is also why chewing food thoroughly before swallowing is so important. The more one chews, the more the food is macerated and mixed with liquids, in other words, the more it begins to look like soup or a stew."

Chuyển ngữ:

Trước hết, Đông Y khuyên rằng hầu hết mọi người, gần như vào mọi thời, nên ăn chủ yếu là các thứ đồ ăn đã được nấu lên. Việc nấu nướng là sự tiêu hóa trước diễn ra bên ngoài cơ thể khiến cho thức ăn có thể dễ dàng tiêu hóa khi vào trong cơ thể. Bằng việc nấu nướng trong một cái nồi ở bên ngoài cơ thể, người ta có thể khởi sự và làm dễ dàng hóa việc làm mục và nhừ thức ăn ở cái nồi bên trong cơ thể (dạ dày được ví như cái nồi bên trong cơ thể). Các thức ăn lạnh và thô đòi hỏi số năng lượng thêm vào nhiều cỡ đó để biến đổi thức ăn thành súp ấm trong cái nồi dạ dày. Do nó tiêu hao năng lượng, hay khí, để tạo ra độ ấm và thực hiện chuyển hóa, cái lợi thu được từ sự chuyển hóa này sẽ ít đi. Trái lại, nếu một người ăn đồ ăn ít nhất ở nhiệt độ phòng, hay tốt nhất là âm ấm, thì càng cần dùng ít khí của tỳ (lá lách) trong quá trình tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là lợi ích cuối cùng của việc tiêu hóa, tức là khí hay năng lượng, sẽ lớn hơn.
Cái ý tưởng cho rằng thức ăn nấu chín cho nhiều dinh dưỡng hơn thức ăn thô thật đúng là trái ngược với niềm tin về dinh dưỡng của Tây phương hiện đại. Bởi lẽ các enzyme và vitamin bị phá hủy trong khi nấu nướng, nên nhiều người nghĩ rằng ăn hầu như toàn đồ thô và không nấu sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Điều này chỉ có vẻ đúng khi người ta còn lầm lẫn giữa tổng lượng đưa vào và lợi ích cuối cùng. Khi các nhà khoa học trong các phòng thí nghiệm tiến hành đo đạc các phân lượng tương đối của thức ăn nấu và thức ăn thô, họ không tính đến sự hấp thụ hậu-tiêu-hóa các chất dinh dưỡng này.
Giả sử rằng một củ cà rốt sống có 100 đơn vị của một loại vitamin hay chất dinh dưỡng nhất định nào đó, còn một củ cà rốt đã nấu chín cùng kích thước chỉ có 80 đơn vị của cùng dưỡng chất đó. Thoạt nhìn, có vẻ rằng ăn củ cà rốt sống thì tốt hơn, vì người ta sẽ, về mặt lý thuyết, có được nhiều dưỡng chất hơn theo cách đó. Tuy nhiên, chẳng ai hấp thụ 100% bất cứ dưỡng chất nào có mặt trong một loại thức ăn đã cho. Bởi lẽ các vitamin và enzym của một củ cà rốt phần lớn bị giữ trong các cấu trúc cellulose (xơ) khó tiêu hóa, nên khi một người ăn củ cà rốt sống này, thì thực tế ra họ chỉ hấp thụ được 50% dưỡng chất có trong đó. Phần còn lại sẽ bị đào thải trong phân. Nhưng khi người ta ăn củ cà rốt đã nấu, bởi do việc nấu nướng đã bắt đầu phá vỡ các bức tường cellulose rồi, nên người đó có thể hấp thụ được 65% dưỡng chất. Trong trường hợp này, cho dù củ cà rốt đã nấu lúc đầu có ít dưỡng chất hơn, thì lượng hấp thụ cuối cùng vẫn lớn hơn. Nền kinh tế của cơ thể hoạt động trên lượng tịnh chứ không phải trên lượng tổng. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Tất nhiên, chúng ta đang nói về việc nấu nướng sơ, vừa phải, chứ không phải thứ gì cũng nấu quá nhừ thành loại cháo mất hết sinh khí.
Đó là lý do tại sao các món súp và canh lại bổ dưỡng đến vậy. Đây là những loại thức ăn chúng ta cho trẻ và những người mới ốm dậy ăn. Thức ăn càng gần với 100% súp thì cơ thể càng dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất nhiều hơn. Tỳ-vị sẽ phải tiêu ít khí hơn và do đó, lợi ích cuối cùng đạt được sẽ lớn hơn. Đây cũng là lý do tại sao nhai thức ăn thật nhuyễn trước khi nuốt lại quan trọng đến vậy. Người ta càng nhai nhiều thì thức ăn càng vỡ nhỏ và hòa với nước (bọt), nói cách khác, nó càng giống với món súp hoặc món canh.

Gửi bởi: huynhdoan2000 Mar 12 2011, 08:53 AM

haha...Cám ơn justmevn [ Are you a father or a mother ?]

Tớ khoái cái vụ "chuyển ngữ" mà có kèm nguyên văn ....Để chi ? Để khi đọc không hiểu thì coi lại nguyên văn . Tiếng Việt mênh mang lắm !! Nói một chữ mà người ta có thể hiểu ra tới mười chữ...Người có tâm chính đáng, họ sẽ hiểu một cách chính đáng...Còn kẻ tào lao [ như tớ]...thường thì hiểu...tào lao...Chắc có lẽ vốn liếng tiếng Việt của tớ còn yếu ...
................................................................................
.............................................

Chủ trương ăn rau sống thì có thể chấp nhận được đi...Thế mà đệ nghe nói, người ta còn ăn cá sống ? Ăn óc khỉ sống ???



Gửi bởi: justmevn Mar 30 2011, 12:58 AM

Một quan điểm khác đáng được nhìn nhận về vấn đề để sống hay nấu chín thức ăn, ở đây:
http://www.freshwap.net/ebooks/457795-heal-yourself-101-never-get-sick-again.html

http://forum.so1vn.vn/showthread.php?19223-Free-Food-And-Medicine-5-Dvd-Set

Gửi bởi: justmevn Apr 1 2011, 10:04 PM

Một bài nói hay. Nguồn: http://www.markusrothkranz.com/go_raw_now/markus_speech.html


TRANSCRIPT OF MARKUS ROTHKRANZ SPEECH AT RAW SPIRIT FESTIVAL- SEDONA ARIZONA 2007

I'm not going to talk about raw food, I don't think anyone who pays 300 dollars to come here isn't already into that stuff.

Who am I?
Everybody has an important part to play, that includes you guys too.
David Wolfe is the guru of raw food
Gabriel Cousins is the university professor who can explain to you on a molecular level exactly why this works
I'm just the pied piper... I'm the recruiting officer that goes out onto the streets, puts on a flashy show, and says "you wanna be hot looking and healthy?" And they all yell YEAH!!! , I get em all riled up and when they're ready, I simply say "go see those guys".

For many of you, I don't even need to be here. You know who needs me? The people out there

We're just a small group. Most of the people out there are "normal" people who have hectic lives, don't care what they eat as long as it tastes good, trust doctors and drugs to take care of their medical problems, and make decisions based on comfort and instant gratification. If I walked up to some truck driver in Iowa and said "let's meditate and drink wheatgrass" what do you think he'd say ? Much of the raw/spritual healing community is like a college campus of students speaking some esoteric language that only the raw/spiritual community understands... and we wonder why the rest of the world isn't catching on. That's where I come in. I'm out there on the street not afraid to get dirty. We need to speak a language these people understand !

Yes I definitely promote raw food. I’m even putting together a world tour to inspire and wake people up.

But all the raw food in the world is useless if your soul’s not alive.

I thought a long time about what I should say here, and I think one of the most important subjects to all of us is relationships.

Not just relationships with others, but with ourselves. Because those others come and go, if we want them to or not.
The only thing that will be with us forever is us.
Everything else is going to go on with or without us. Life will continue no matter what. What we can control is how we perceive and interact with ourselves, those around us and ultimately the world and the universe.

If we change, everything changes.

If we have a messed up perception, the world is messed up.

What do we really want? I mean really?

OK we want to live forever, but besides that

We want to be happy, we want to be loved, appreciated, we want to be worth something, we want to leave our mark and we want to be free to be ourselves

There is a lot of talk about being blissed out all the time. What does that mean? Walking around going "everything is beautiful happy and wonderful"? That's like only watching the happy parts of a good movie. The universe cannot exist without balance. For every bit of light there is dark. Animals kill other animals to survive. It's part of nature. Volcanos wipe out civilizations. Planets explode and people break up and die. Close your eyes to that stuff and you are living in imbalance, and it will catch up to you and hit you hard. The trick is to not dwell on it. See it for what it is. We are in a movie... and a great movie is boring without tension and danger. You wouldn't be able to see the stars in the night sky without the darkness. Do you want to spend all your time in a happy daze or do you want to feel complete? The greatest love stories of all time are those of unrequitted love- Dr. Zhivago, Love Story, Ghost, Romeo and Juliet... That's passion ! And if you can allow yourself to see the beauty in the pain, and let your emotion flow, you will really start to feel real life in all its beauty. It's beautiful to cry. It's beautiful to scream. It's beautiful to let go. When you do that, people connect with you because they know that is real. That's how you connect with the universe.

You ever feel like everyone else out there is having more fun than you? That you're missing the all the action? They're better looking, making more money, having better sex, they don't get sick like you do... you're trying really hard to do all the right things, and yet they still seem to be better off and having more fun. You know what? It's a feeling we all have. Even the rich and famous have that feeling. Otherwise there wouldn't be so many celebrities killing themselves on antidepressants.

Is it possible to be healthy, happy and content with secure finances and relationships ? Well first of all there is no such thing as security. That's an illusion. Relationships? I think the secret there is if you are having a good moment, enjoy it to it's absolute fullest, because people grow and change... everything changes, it's part of the cycle of life. Spring becomes summer, but then at some point the leaves fall and winter must arrive to make way for the new year, and a new spring. You can't stop it. If nothing died, there wouldn't be room for new growth. And without growth, we'd still be in the stone age. Resist change and life will bulldoze over you like an old condemned building. Accept change, have a desire to learn, and a willingness to grow and flow, and you will surf the wave of life and get a great tan while doing it. Ride the wave, don't be tossed around inside it. You can only hold your breath so long before you die. Go where the air is... learn to breathe !

I think that's what this festival is really about... LIFE. ...being fully alive ! Not being afraid to be who we really should be. Not being afraid to stand up for what is right and totally celebrating life to it's fullest.

Here's an example of two extremes where people thought they were living life to the fullest but really weren't. One is a beer drinking, junk food eating womanizing party animal, and the other is a new age float-in-the-clouds dreamer who keeps trying to find God.

They both die and God says to the first one- I gave you a beautiful body and you filled it with junk, you got sick and died... then he turns to the other one... and YOU... hippie dude... I give you a beautiful body and what do you do with it ? NOTHING !!! You sat there the whole time meditating trying to find God... when are you going to realize- I'm not going anywhere ! You act like I wasn't there with you. You knew you were going to see me when you die,... I give you a chance to experience life and you just sat hiding in the corner while everyone else was out there going yeehaw.

We are here on planet Earth in a human body. We are not a cockroach or a rat or a worm... we are beautiful human beings, with a soul, a mind and an incredible body.

So why do we feel so lonely? Why so much anxiety and fear ? We are pieces of a grand puzzle.... the most beautiful puzzle imaginable. We are pretty insignificant as a single piece... but when we start connecting with others... an amazing reality starts to dawn on us... and we become more powerful and whole. And when all the pieces on this planet finally connect... get ready for the biggest goosebumpy orgasm imaginable ! That's what my film Posthuman is about.
We're all starting to feel this deep yearning inside to connect with others and everything on a grand scale. It's in our psychic DNA... like fish feeling the urge to go back upstream to spawn.

Back to feeling insignificant for a moment. Do not think for one second that because you are just a tiny speck in a grand puzzle of billions of pieces that you are insignificant. When that grand picture is completed... and if you weren't there... there would be an obvious gaping hole and the entire universe would ache because of your absense. You NEED to be a part of all this ! A car cannot run on three tires.

Just let go and allow yourself to connect. Your energy will instantly double. Then quadruple, and ultimately you will be unstoppable because you will be part of the greatest force in the universe. That's what real love is. It is not conditional. It's not forcing others to accept you- it's letting go and allowing yourself to be accepted by others.

When you live life this way, from a place of truth and honesty and no fear.. then you truly start to APPRECIATE everything... including the pain. The greatest works of art, literature, film and music would not be what they are without pain. You will get to a point where you see the beauty in every little tiny thing you see, hear, smell, touch and feel
_______________________

Every moment of your life you are at a crossroads... where you could go in endless different directions, each one having a different outcome, changing your life in some way, sometimes dramatically. This very moment you are at a crossroads. If you wanted to, you could change the way you eat RIGHT NOW, you can change your relationship RIGHT NOW, you can change your career RIGHT NOW. There is nothing stopping you except maybe this (pointing at head)- your ever-chattering brain with it's thousand excuses, fears and insecurities. It makes you so uncomfortable with the thought of change that it sucks your energy and you become lazy and procrastinate... in other words- the typical American. You reach for your comfort foods, your comfort lifestyle and the synthetic sugary things in life that make you feel good for a few seconds. But that's not living. That's a synthetic reality and living in denial will never allow you to be where you really belong and be fully alive.

So if every second of your life is a crossroads- how do you make the right decision which way to go?

Life is testing you every moment of your life to see if you have the guts to do the right thing. And I don't just mean the right thing in general, but the right thing for YOU, which may be different than the right thing for everyone else. And you don't get that from your brain... you get it from here... that quiet inner voice that keeps nagging at you. Your brain tells you what you WANT to hear... a million reasons why you shouldn't rock the boat, and many times those reasons may seem to make perfect sense. But don't be fooled. Then there is that quiet nagging voice inside you... probably saying to do something that makes you uncomfortable, possibly things you've never done before... and your mind is going "don't do it ! You could lose all your money... or what will people think ? etc" Don't listen to that backseat driver. Listen to your heart. It is the voice of God. It's testing you to see if you have the guts to make it to the next level. You can't do it without risk. You can't do it without courage. It's also called faith and believing in yourself.

The more you trust and act upon these urges, the more you learn there is nothing to fear. Each test graduates you to the next grade... the next level of success. It's the only way to get from the slums to the penthouse... the only way to get from kindergarten to University... to ultimate freedom. Most successful people in the world got there because they took chances. They didn't need the numbing effect of comfort. They rolled up their sleeves and they went for it. You don't win a prize boxing match unless you get beat up along the way. You've got to be able to take the punches. Be a fighter, not a punching bag.
___________________

What you see in the mirror, ... everything that you are, is the result of what you have taken in through your mouth, your eyes, your ears, skin, your mind, spirit and soul. You are the accumulation of what people have told you, what you've seen on TV, how your friends, coworkers and mate make you feel, what your parents gave you and told you... the stuff that's in the air and water, the electrical energy currents sizzling through the air... that's what made you what you are. You have control over almost all of it. All it takes is your desire to do so. You don't want brain cancer? Move away from high power lines. Does the person you're living with cut you down and make you feel small ? Does the news depress you? Are you overweight and getting cellulite? You can change all that. Do some serious housecleaning and only put good stuff back in. It's not that complicated. What are you waiting for? Someone to tell you it's ok ? Most people don't want you to get better because human nature involves jealousy and laziness. Don't wait... Just do it. I'm rooting for you and so are most of the people here today, but we are not the norm out there.

Life is short. Don't wait.
________________

Women, I feel sorry for you on this planet. I don't care what guys say... there is one thing that drives most guys- sex and power.. Guys will say anything to get laid. I am so sick of seeing men claiming to be spiritual and saying all this flowery stuff just to impress and suck in the women, then move in for the kill and suck them dry . Men are logic-driven efficient machines with an ego, driven by the need to have sex, and compete with other men to be the alpha male.

Women are nurturing intuitive loving beings who need security, love and acceptance.

It's easy to step on a flower. It's also very sad when it happens. The flower dies and weeds grow in it's place.

It's time we stopped that from happening.

If women ran the planet, do you think there would be war, corporate greed, class differences and people dying by the millions of starvation ?

Why do you think ant colonies are so efficient? The workers are all male and who's running the show? The queen. In the animal world- who usually calls the shots? The female.
____________________________

This is Earth's finest hour
and you - every one of you
are the catalyst to make it happen

If you love something- lose no opportunity to make it happen

Be a tornado of love

Come and see what it's like to be living the lifestyle that's changing the world

There is nothing radical about this lifestyle
It's the way we are supposed to live
It's the way our bodies are designed to live

Feel the pain, celebrate the beauty and share your love, as we dance to the bittersweet symphony of life.

We have been given a life in a human body on the planet Earth during it's greatest moment. We are not just here to meditate folks! We are here to DO SOMETHING!

And I am here to say, let's do it. Now.

And let's do it BIG !!!

Gửi bởi: justmevn Apr 2 2011, 10:08 AM

http://www.youtube.com/watch?v=DQDnzZ--sjc&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=4w9wCJOGIto&NR=1

Gửi bởi: justmevn Apr 2 2011, 01:38 PM

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=NRFl4ERBOrs#at=153

Gửi bởi: justmevn Apr 11 2011, 04:39 PM

Xin giới thiệu cuốn The Raw Secrets của Frederic Patenaude tới các bạn, hy vọng nó giúp ích được cho các bạn trên con đường tìm đến sức khỏe như mong muốn.
Tôi sẽ dịch và đưa lên dần dân, sau khi hoàn chỉnh sẽ tạo thành ebook để các bạn tiện đọc.

Đây là phần đầu:



CÁC BÍ MẬT CỦA CHẾ ĐỘ ĂN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Chế độ ăn thực phẩm tươi sống trong thế giới thực
Tác giả: Frédéric Patenaude (www.fredericpatenaude.com)


Từ chối trách nhiệm

Trách nhiệm đối với bất cứ hệ quả nào từ việc làm theo các gợi ý hay thủ tục thực hiện được mô tả từ đây về sau không nằm về phía tác giả, nhà xuất bản và nhà phân phối cuốn sách này. Cuốn sách này không phải là lời khuyên về y tế.
Thông tin bản quyền


Vẽ bìa: Martin Mailloux
Đăng ký bản quyền © 2006 bởi Frédéric Patenaude
Tất cả các quyền đều được bảo hộ
Bản in lần thứ nhất, tháng 10 năm 2002
ISBN 0-9730930-0-5
Bản in lần thứ hai: tháng 04 năm 2006
Nếu bạn muốn xuất bản các phần từ cuốn sách này, xin hãy liên hệ với nhà xuất bản.
Xuất bản bởi:
FredericPatenaude.Com
6595 St-Hubert, CP 59053
Montreal (Quebec)
H2S 3P5, Canada
www.fredericpatenaude.com

Để đăng ký bản sách bạn đang sử dụng này và truy cập các phần tặng thêm, hãy tới trang:
www.rawsecretsbook.com (*trang này hiện không còn sử dụng - ND)


Một số bức thư nhận được kể từ lần xuất bản đầu tiên cuốn
Các bí mật chế độ ăn tươi sống


“Tôi nhận được cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống ngày hôm qua và dành cả ngày hôm nay để đọc nó. Nó hoàn toàn xuất sắc, thế nhưng vẫn giữ được sự đơn giản!
Tôi bắt đầu ăn 100% tươi sống thì hồi tháng giêng. Điều đó đã giải quyết được các vấn đề của hàng năm trời, nhưng chỉ tồn tại như thế được 3 tháng. Rồi sau đó, nhiều vấn đề đã được đề cập trong cuốn sách của anh lò mò xuất hiện…mà tôi không thực sự nhận biết ra được chúng. Tôi biết rằng chế độ ăn này là đúng đắn, nhưng có một cái gì đó sai ở đây… thật là những cảm giác chán nản và hại não!
Tôi cầu nguyện cho Chúa mở mắt cho tôi và dẫn dắt tôi tới được những nguồn thông tin đúng đắn về chủ đề này (vì có quá nhiều thông tin trái ngược mâu thuẫn nhau). Đúng cái ngày đó tôi lướt qua trang web của anh. Sau khi đọc nhiều bài viết, tôi quyết định đặt mua cuốn sách Các bí mật của chế độ ăn tươi sống của anh. Nó rất ấn tượng và gây cảm hứng và là một câu trả lời cho lời nguyện cầu của tôi!
Tôi biết tôi có rất nhiều việc tìm tòi nghiên cứu và trải nghiệm hơn nữa phải làm, nhưng cuốn sách của anh đã giúp tôi rất nhiều trong việc hướng tôi theo một hướng tích cực và đầy hứa hẹn!
Cảm ơn anh rất nhiều vì tất cả những thời giờ anh đã đặt vào trong cuốn sách này! Chúa phù hộ cho những nỗ lực của anh để anh tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và chia sẻ những gì anh biết! Thông tin này được kỳ diệu… chỉ có thể nói thực sự tuyệt vời!”
Erica Ormonde
Baker City, OR USA

“Tôi vừa mới đọc xong cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống và tôi muốn cảm ơn anh vì đã viết ra nó. Anh đã làm được một việc lớn cho phong trào thực phẩm tươi sống đang non trẻ bằng việc chỉ ra những lầm lẫn mắc phải của những người ăn đồ tươi sống và trưng ra những khái niệm sai lầm có thể dẫn họ tới thất bại”.
Nora Lenz
Bellevue, Washington

“Xin chào, tôi có được cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống và hoàn toàn thích thú nó. Tôi đã đọc nó hai lần và tôi ước rằng mình được đọc nó từ lâu rồi. Tôi cố gắng thực hiện chế độ ăn tươi sống được 1 năm rồi và mắc phải tất cả những vấn đề mà anh mô tả trong cuốn sách của mình. Cảm ơn rất nhiều vì đã viết cuốn sách này!”
Leatha Day

“Cuốn sách mới nhất của anh Các bí mật chế độ ăn tươi sống xuất đầu lộ diện thật đúng lúc để dọn quang con đường phía trước cho tôi. Trước đây, tôi thực sự đã chết chìm trong biển thông tin sai lệch”
Tom Szelagowski

“Tôi vừa mới được đọc xong cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống – cuốn sách về thực phẩm tươi sống hay nhất mà tôi được đọc cho tới giờ phút này. Làm tốt lắm! Nóng lòng chờ đợi cuốn sách tiếp theo của anh đấy!”
Joanne Scovill
Middletown

“Đây là cuốn sách hay nhất và thực tiễn nhất về cách sống dựa vào thực phẩm tươi sống mà tôi từng đọc. Bạn gái tôi và tôi đã đọc nó hơn một lần. Tôi sẽ gần như là chắc chắn khuyến nghị nó cho bất cứ ai”.
Brian Dallas
Texas

“Sự mơ hồ trong cộng đồng ăn thực phẩm tươi sống thật là bao la. Tôi xin cảm ơn sự khai thông và nghiên cứu của anh”.
Bill Seaberry
Mt. Shasta, California

“Tôi muốn nói với anh rằng tôi yêu thích cuốn sách của anh nhiều tới mức nào. Tôi nghĩ rằng anh đã đưa vào rất nhiều thông tin rất bổ ích mà tôi chắc hẳn có thể chẳng bao giờ biết tới.”
Shari Vermeulen

“Cuốn sách Các bí mật chế độ ăn tươi sống của anh đã rất hữu ích đối với và tôi muốn nói rằng tôi trân trọng tất cả công trình của anh như thế nào. Lúc đầu, tôi đã thấy nghi ngờ bởi vì anh quá trẻ (tôi đã 55 tuổi rồi) và rồi tôi nhận ra rằng không nghi ngờ gì nữa anh đã làm được hơn nhiều trong lĩnh vực “ăn uống thực phẩm tươi sống” hơn tôi, và vì thế tuổi tác của anh dĩ nhiên không thành vấn đề. Tôi yêu cách ăn uống thực phẩm tươi sống vì tính giản tiện và dễ dàng của nó, nhưng cuốn sách của anh đã cho tôi thêm tự tin và giải thích được rất nhiều sai lầm mà giờ tôi có thể tránh. Địa cầu này cần thêm nhiều người như anh!”
L. Rebecca Perry
Houston, Texas

”Tôi đang đọc cuốn sách mới của anh Các bí mật chế độ ăn tươi sống và thực sự thích thú sự thực tiễn mà anh mang lại cho phong trào thực phẩm tươi sống qua cuốn sách này.”
Mark O’Connor
Berkeley, CA

“Tôi vừa đọc xong cuốn sách của anh, Các bí mật chế độ ăn tươi sống và muốn nói rằng nó là một cuốn sách tuyệt vời không ngờ. Tôi là một người ăn hoa quả/thực phẩm tươi sống đã được khoảng 10 năm nay, và đã phạm nhiều sai lầm trong quá trình đó, có một số lỗi lầm mà cho tới hôm nay còn mắc. Có rất nhiều “A đây rồi” (Eureka) trong cuốn sách của anh đã giải thích được rất nhiều.”
Sidnumber

“Tôi mới vừa đọc xong cuốn sách mới của anh một vài ngày trước, và tôi hoàn toàn yêu thích nó! Nó mang tính rõ ràng là rất khích lệ. Tôi đang thực hành chế độ ăn thực phẩm tươi sống khoảng 3 tháng rồi và mắc phải một số sai lầm anh đã nói đến trong cuốn sách.”
Angela Bresier

“Tôi đã nhận được cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống. Nó đưa ra rất nhiều điều hợp lý và có vẻ như nó đang nói trực tiếp với tôi vậy. Tôi thực sự trân trọng những hiểu biết sâu sắc này. Tôi rất lạc quan với những gì cuốn sách này đã dạy cho tôi tới lúc này.”
Brian

“Tôi vẫn còn đang đọc dở cuốn sách Các bí mật chế độ ăn tươi sống của anh. Tôi phải nói rằng tôi rùng mình vì có ai đó ngoài kia có cùng những trải nghiệm như tôi đã từng có và có can đảm công khai điều đó!”
Karen

“Tôi bắt đầu đọc cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống và ấn tượng với việc anh chia sẻ những điểm yếu và các khó khăn trong quá khứ với việc ăn uống thực phẩm tươi sống của mình. Chỉ điều này thôi cũng đã cung cấp những thông tin vô giá cho các đọc giả của anh rồi.
Tôi đã đang tìm hiểu về ý tưởng ăn thực phẩm tươi sống cũng được khá lâu rồi và gần đây xác định được Bí mật về thực phẩm tươi sống là cuốn sách mà tôi cần để bỏ qua những thứ vớ vẩn và đi vào điểm chính yếu của cái mà tôi cần biết. Như anh đã viết, “Đây là cuốn sách mà tôi ước gì ai đó đã trao cho tôi sáu năm trước đây…” Tôi muốn thể hiện lòng biết ơn đối với anh vì đã viết cuốn Bí mật về thực phẩm tươi sống khiến tôi sẽ không cần phải ước như thế nữa ;-)
Marcus
Montreal, Canada

“Tên tôi là Misgana Isaak, và tôi vừa mới mua cuốn sách của anh, và thấy yêu thích nó ngay. Tôi cảm tưởng rằng anh viết cuốn sách này chỉ dành cho tôi.”
Misgana Isaak

“Tôi thực sự vui sướng vì đã mua cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống của anh. Có rất nhiều lời khuyên thực tiễn và được diễn tả bằng những lời văn mà tôi về mặt bản năng đã luôn cảm nhận được rằng nó rất quan trọng. Nó đúng là phi chính thống nên đôi khi thật khó để tin tưởng vào trực giác bên trong của chính bản thân mình!! Cảm ơn rất nhiều. Một số phần của cuốn sách thật ra tôi đã đọc tới lần thứ ba. Dường như mỗi lần tôi lại tìm ra được những viên ngọc quý.”
Jayne Jubb

“Tôi nhận được cuốn sách của anh ngày hôm qua từ Amazon.com và đã đọc nó. Tuyệt vời. Trong năm vừa rồi tôi đã đọc rất nhiều sách và hiểu được nguyên tắc của việc mua thực phẩm và lên kế hoạch chuẩn bị. Tôi thực sự vui mừng với cuốn sách của anh. Cảm ơn vì đã thực tế, thành thật và trung thực nói ra điều như nó là. Giờ thì tôi biết mình có thể làm được chuyện này. Anh đã khích lệ tôi. Có tiếp tục như thế nhé.”
John Schmidt
Portland


Lời cảm ơn, bản in lần thứ nhất, cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống


Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Albert Mosséri vì cho phép tôi dịch các tác phẩm của ông. Nếu không có sự chấp thuận đó, tác phẩm này đã không thể thực hiện được.
Cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Andrew Durham, người đã biên tập bản in đầu tiên cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống. Cảm ơn rất nhiều vì hiểu biết sâu sắc của anh đã giúp làm sáng sủa nhiều chỗ trong cuốn sách này, và cũng vì sự hỗ trợ liên tục của anh cho dự án này.
Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào sự ra đời của cuốn sách này:
Marianne Moineau vì sự hỗ trợ thường xuyên của cô và niềm tin vào dự án này, các cuộc trao đổi dài và các trải nghiệm của chúng tôi đã giúp tôi định hình sắp xếp các suy nghĩ và ý tưởng của mình, và vì sự giúp đỡ của cô ấy trong việc hiện thực hóa dự án này.
Olivier Magnan vì sự khích lệ và ý tưởng ban đầu đã dẫn tới việc tạo ra cuốn sách này. Đây là ý tưởng của anh ấy! (C’etait ton idée! – Nguyên bản tiếng Pháp - ND)
Fabi Reaume vì việc đọc kiểm rất cần thiết của anh.
Beata Barinbaum cho việc phê bình sau cùng đối với quyển sách và việc đọc kiểm.
Robert Harrison vì đã giúp đọc kiểm cuốn sách.
Gia đình Boutenko cho sự khích lệ không kiểu cách vào những giây phút cuối cùng! Spasibo! (Xin cảm ơn – tiếng Nga – ND)
David Norman vì đã hỗ trợ trong suốt những năm nỗ lực của tôi.
Enrique Candioti vì sự khích lệ chân thành và đã giúp cho tờ tạp chí.

Paul Nison, mà cách tiếp cận của anh với chế độ ăn thực phẩm tươi sống đã giúp tôi trình bày rõ ràng chính xác nhiều chỗ trong cuốn sách này.
Tiến sĩ Doug Graham, mà nghiên cứu của ông đã giúp tôi làm trong sáng suy luận của mình ở nhiều chỗ trong cuốn sách này.
Tiến sĩ Fred Bisci, mà những hiểu biết sâu sắc của ông đã giúp tôi trình bày có hệ thống nhiều chỗ trong cuốn sách này.

Louiselle Houle, vì đã tìm một nơi nghỉ ngơi đóng đô trong thời gian đầu của dự án này. (nguyên bản tiếng Pháp: pour avoir procuré un endroit où rester durant les debuts de ce project)
Réal Patenaude, người luôn luôn là nguồn khích lệ của tôi trong các dự án của tôi (nguyên bản tiếng Pháp: qui m’a toujours encouragé dans mes projects).
Sesbastien Patenaude vì tham gia vào những trải nghiệm theo chế độ thực phẩm tươi sống lần đầu tiên của tôi và vì sự trợ giúp (sự giúp đỡ có được từ anh em một nhà - ça aide d’avoir in frère – nguyên bản tiếng Pháp - ND).

Lời cảm ơn cho lần in thứ hai, cuốn Các bí mật chế độ ăn tươi sống

Rob Miller vì đã giúp biên tập cuốn in lần 2.
Tera Warner vì giúp biên tập cuốn in lần 2, cũng như đã là người cộng tác (và người bạn) tuyệt vời nhất trong công việc mà tôi từng mong ước!
Ela vì đã giúp biên tập bản in lần 2 cuốn sách này. Cảm ơn rất nhiều!
Kathy Raine vì đã giúp biên tập bản sửa cuối cùng của bản in thứ hai này.



Lời giới thiệu
Nằm trong chăn


Các ý tưởng cấp tiến triệt để thì có nhiều sức mạnh hơn lời khuyên chung chung thông thường. Nhưng trong sức mạnh của chúng tiềm ẩn sự nguy hiểm. Giống như một khối thuốc nổ, những ý tưởng triệt để phải được xử lý một cách cẩn thận.

Chế độ ăn chay tươi sống là một ý tưởng như thế. Nó có thể cứu sống đời bạn. Nó có thể giúp xua đuổi những tình huống “không thể cứu chữa” được. Nó có thể giúp bạn cảm thấy tuyệt vời vào mọi lúc. Nó có thể trả lại cho bạn niềm vui sống. Nó có thể đưa ra một hướng đi hoàn toàn khác cho cuộc đời bạn hoặc đảo lộn nó.
Nhưng việc áp dụng trong thực tiễn có thể là sẽ khó khăn. Các cạm bẫy trải dọc trên con đường ăn thực phẩm tươi sống. Nhiều người đã rơi xuống – và họ sẽ còn tiếp tục rơi vào chúng cho tới khi họ biết những cạm bẫy này là gì, và làm cách nào để nhìn cho ra và tránh chúng.

Một số người đang phá hoại sức khỏe của họ bằng việc ăn theo chế độ tươi sống một cách sai lầm. Hầu hết điều này xảy ra là vì họ đã nhận được lời khuyên kém cỏi hoặc mù mờ. Cuốn sách này là liều thuốc giải của tôi với các thông tin sai lệch đang được lan truyền trong phong trào thực phẩm tươi sống, đi tới đâu làm hại người tới đó. Đây là cuốn sách mà tôi ước gì ai đó đã trao cho mình vào năm 1997 khi tôi bắt đầu trên con đường này.

Những cuộc du hành trên con đường ăn uống của tôi đã dẫn tôi tới việc viết cuốn The Raw Secrets - Những bí mật của chế độ ăn tươi sống. Cho dù tôi đã trải nghiệm những lợi ích của việc ăn theo chế độ thực phẩm tươi sống ngay lập tức, thì kinh nghiệm cá nhân của tôi với nó không phải là một câu chuyện thành công ngay tắp lự. Đó là một trong những thứ tích cực nhất tôi từng làm – nhưng nó cũng là một cuộc vật lộn cam go. Vì thế trước khi hé lộ những tìm tòi của mình, tôi mong được chia sẻ với bạn câu chuyện của tôi.

Tôi trở nên nhận thức về mối quan hệ giữa chế độ ăn và vấn đề sức khỏe ở độ tuổi 16, khi mẹ tôi đưa việc ăn chay vào trong gia đình. Bà ấy đã quyết định tạo ra một vài thay đổi trong chế độ ăn của mình để giảm cân. Đột nhiên, bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, đậu phụ/hũ, mì căn và các thứ lạ lùng khác xuất hiện trong tủ lạnh nhà chúng tôi. Thịt dần dần biến mất.

Sự quan tâm của mẹ tôi trong vấn đề dinh dưỡng nhanh chóng lan sang tôi khi tôi bắt đầu đọc những cuốn sách về chủ đề đó mà mẹ mua về. Tôi dần dần trở thành một người ăn chay mà không tự nhận là một người như thế. Một vài năm sau đó, cú hích cuối cùng xảy đến khi tôi đọc cuốn Diet For a New America - Chế độ ăn cho nước Mỹ mới, viết bởi John Robbins. Nó thuyết phục tôi trở thành một người ăn chay và trao cho tôi tất cả những lý do đúng đắn để làm như thế.
Việc ăn chay là một điều thích thú đối với tôi. Tôi nhớ sự phấn khích của việc khám phá ra tất cả những sản phẩm mới này; của việc đi mua đồ ở các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe lần đầu tiên; của việc học làm những đồ ăn mới; và của việc cố gắng gây tác động niềm tin mới của mình lên bạn bè và gia đình bất cứ khi nào có cơ hội. Lúc đó vui thật. Nhưng việc ăn chay đã không thay đổi hoàn toàn thế giới của tôi.

Thực phẩm tươi sống đã làm được điều đó.

Tình cờ tôi tìm thấy một cuốn sách nhỏ viết bởi Herbert Shelton có tên là Food Combining Made Easy - Việc kết hợp thực phẩm thật dễ dàng. Nó tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi. Shelton chỉ ra rằng loài người, giống như các động vật ăn hoa quả khác trên hành tinh, được dành cho việc sống nhờ vào hoa quả, rau, hạt lớn (nut), hạt nhỏ (seed) và không còn gì khác nữa. Đối với một người ăn chay dựa vào cốc loại, lời tuyên bố này đã xuyên một lỗ thủng lớn vào chiếc hộp ăn chay thoải mái, mới tìm ra của tôi. Tôi đã nghĩ mình đã tìm ra một chế độ ăn tột đỉnh. Thế mà cái gã này xuất hiện nói rằng tôi không chỉ nên từ bỏ thịt và sữa, mà cả cốc loại, đậu đỗ, dầu ăn, muối, các gia vị, cũng như mọi thứ được nấu nướng và chế biến! Tôi cảm thấy như bị hành hung, tôi đã nghĩ rằng mình phải tìm hiểu thêm về chuyện này, bởi lẽ nó không thể nào là đúng cho được.

Ở cùng chỗ giá sách nơi tôi tìm thấy các tác phẩm của Shelton, tôi còn bắt gặp một vài cuốn sách nhìn có vẻ kỳ lạ bằng tiếng Pháp viết bởi một quý ông tên là Albert Mosséri. Tôi đã choáng váng khi khám phá ra rằng ông ấy cũng nói điều tương tự. Chế độ ăn tự nhiên của chúng ta phải nên bao gồm hoa quả và rau, và có thể là một chút hạt lớn (nut) và hạt nhỏ (seed).

Ngoài những vấn đề về nội dung và chỉ dẫn đó, các cuốn sách về phép Vệ sinh tự nhiên (Natural Hygiene) này còn nói rằng mỗi chúng ta là người chịu trách nhiệm duy nhất về sức khỏe của anh ta/chị ta. Chúng chỉ ra rằng tất cả những sự ốm yếu mà chúng ta trải qua là kết quả của lối sống sai lầm – chủ yếu là ở chế độ ăn sai trái. Và rằng bằng cách quay trở lại một chế độ ăn thực phẩm tươi sống đơn giản gồm hoa quả và rau, với việc nhịn ăn (nếu thấy cần thiết), chúng ta có thể không chỉ được chữa khỏi tất cả các căn bệnh này, mà chúng ta cũng còn có thể trở về trạng thái tự nhiên ban sơ của mình – không gì thấp hơn một sức khỏe dồi dào.

Vì thế, tôi tiếp tục đọc thêm về phép Vệ sinh Tự nhiên. Tôi nhớ những cảm giác khi tôi nhìn vào bức hình trên bìa cuốn sách của Mosséri. Trong đó có một cái tô đựng hoa quả, một ít hạt dẻ, và một quả bí đỏ (squash) nhìn là lạ. Nó nhìn quá chân phương, thế nhưng vẫn rất thu hút. Tôi nhớ sự xung đột diễn ra trong tôi. “Mình biết điều này là sự thật. Những gì mấy người này nói rất hợp lý. Nhưng thế khi thực sự làm theo những yêu cầu này mình sẽ phải thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình và đi theo một đường hướng khác hoàn toàn với những gì mình đã lên kế hoạch.” Đó là những gì mà một gã trai hai mươi tuổi đời đã phải trải qua ở đâu đó tại Quebec, Canada. Và tôi đã nghĩ rằng mình hoàn toàn đơn độc.

Vì thế tôi tự mình dấn bước vào chuyện này, mà không đạt được nhiều thành công gì lắm. Tôi cứ thụt lùi rồi tiến bước. Chế độ ăn của tôi thật vô trật tự, và có quá nhiều thứ lộn xộn bên trong tôi mà tôi đã không biết cách nào để xử lý. Tôi cần phải gặp gỡ một vài người mới, để thoát khỏi thị trấn quê hương tôi, và tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra ở những nơi khác. Thế rồi một đêm trên internet tôi tìm thấy một cuốn sách tên là Nature’s First Law: The Raw Food Diet – Nguyên lý đầu tiên của Tự nhiên: Chế độ ăn thực phẩm tươi sống, viết bởi Arlin, Dini và Wofle.

Cuốn Nguyên lý đầu tiên của Tự nhiên khích lệ tôi một cách thực sự chuyển sang ăn tươi sống toàn phần. Tôi liên lạc với các tác giả ở San Diego và thu xếp để gặp họ. Tôi đã ăn đồ tươi sống toàn phần trong sáu tháng khi còn ở Canada, kéo được một số người bạn tham gia, và cùng lúc đó làm việc để dành dụm tiền. Rồi tôi gói gém đồ đạc, vì tôi cần phải dùng thời gian để thu thập thấm nhuần tất cả chuyện này, nhảy lên một chuyến xe buýt 72 tiếng đồng hồ, 6 chặng nghỉ giữa đường để tới California.

Ở California, tôi thấy một phong trào thực phẩm tươi sống mới mẻ và trẻ trung, nhưng cũng mù mịt và đầy rẫy những mâu thuẫn. Tôi thấy bản thân mình cuốn theo làn sóng đó, trở thành một phần của những gì đang diễn ra. Trên con đường ấy tôi thu được một ý tưởng rằng chế độ ăn thực phẩm tươi sống là câu trả lời cho mọi thứ. Tôi đã nghĩ rằng nó sẽ không chỉ giải quyết tất cả các vấn đề của tôi, mà còn, về lâu về dài, giải quyết tất cả các vấn đề của nhân loại nữa. Có lẽ sự hăng hái này là cần thiết khiến tôi khởi sự thực hiện (như nhiều người khác, tôi chắc chắn đấy), nhưng đó rõ ràng là mê muội.

Ở California, mặc dù tôi đã cố duy trì một bầu không khí của sự cân bằng và hăng hái, sức khỏe của tôi dần dần tụt dốc. Thật quá tệ đối với một gã trai trẻ như tôi! Tôi thấy mình thường thiếu hụt năng lượng. Thường xuyên tôi cảm thấy mơ hồ, không thể tập trung và không thể tìm đâu ra năng lượng cần thiết để bắt kịp với các hoạt động thông thường hàng ngày. Tôi đã nghĩ mình đang trải qua một đợt thải độc và rằng chuyện này sẽ dừng lại một ngày nào đó – rằng tôi cuối cùng sẽ cảm nhận “sức khỏe thiên đường”. Thật không may, ngày đó chẳng bao giờ tới. Việc “thải độc” đã chẳng bao giờ kết thúc.

Đằng sau cánh gà, các loại hạt nhỏ (seed) và chất béo đang chiếm ngôi trong chế độ ăn của tôi. Thỉnh thoảng tôi ăn năm tới sáu quả lê tàu (avocado) trong một ngày, cũng như ăn rất nhiều hạt lớn (nut) và hạt nhỏ (seed). Để dẹp yên những cơn thèm của mình, tôi bắt đầu sử dụng dầu ăn, đồ gia vị, muối, tỏi và các thứ khác mà trước đây đã kiêng cữ khi tuân theo Natural Hygiene – Vệ sinh tự nhiên - lúc còn ở Canada. Bởi không muốn đụng tới những đồ nấu nướng, tôi chế ra đủ loại thay thế cho các thức ăn nấu nướng mà tôi đang thèm khát. Tôi trở nên không kiểm soát nổi với các công thức tươi sống: bánh tươi, chocolate tươi, lasagna (món nướng làm từ các lớp mì sợi và nước sốt cà chua cho thêm phó mát và đôi khi là thịt) tươi, bạn có thể kể tên được. Tất cả đều tươi sống. Tất cả đều hữu cơ (organic). Tất cả đều lành mạnh… đúng không? Nhưng…

Sau một năm, tôi bệnh thật sự trong một tháng liền. Nhưng tôi không kể cho ai biết, bởi vì tôi là một người ăn thực phẩm tươi sống vĩ đại như thế, đáng lẽ ra tôi phải khỏe mạnh đến không thể tin được ấy chứ. Tôi mặc nhiên không được mắc bệnh như thế. Thế nên tôi trốn trong nhà và nhịn ăn cho tới khi cảm thấy khá hơn.
Sau kinh nghiệm đó, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn. Tôi nhận ra rằng chế độ ăn tươi sống không thể đi theo một cách tùy tiện may rủi. Tôi vẫn còn chưa có một đầu mối nào về việc phải làm gì. Loại trừ các loại hạt lớn (nut) ra khỏi thực đơn trong một thời gian sau đợt nhịn ăn thực sự có tác dụng, nhưng tôi vẫn còn xa mới đạt được “sức khỏe thiên đường”. Đâu rồi cái năng lượng vô biên nhảy múa suốt đêm? Ngọn lửa đó đã đi đâu?

Để hoàn thành tâm nguyện, tôi vào làm tại Nature’s First Law, đầu não của phong trào ăn thực phẩm tươi sống của thế giới. Tại đó tôi khởi sự mục tin thư (newsletter) của riêng mình, Just Eat An Apple – Chỉ cần ăn một quả táo, và sắp viết một cuốn sách về công thức vào bếp, sắp trở thành một đầu bếp giỏi về đồ tươi sống cùng lúc đó.

Trong suốt những năm đầu tiên ấy tôi không phải lúc nào cũng kiệt sức, nhưng với một phần lớn thời giờ của tôi với tư cách một người ăn đồ tươi sống nghiêm ngặt ở California tôi đã cố tìm ra lý do tại sao nó đã không thực sự tác dụng đối với tôi theo cách mà nó đáng lẽ ra phải thế, theo sách vở đã nói. Và không chỉ mình tôi như thế. Tôi đã gặp gỡ nhiều người khác cũng trải qua điều tương tự. Nhưng bị che mắt bởi lý tưởng của chủ nghĩa ăn tươi sống, chúng tôi đã không thể thừa nhận với bản thân mình điều đang diễn ra.

Khi tôi chuyển về lại Canada vào năm 2000, tôi đã hiểu ra. Tôi bắt đầu ăn đồ nấu nướng trở lại, và – đủ để ngạc nhiên – tôi bắt đầu cảm thấy khá hơn. Tôi bắt đầu cảm thấy khá hơn là bởi tôi đã lùi lại khỏi vị trí là một người ăn đồ tươi sống nghiêm ngặt và có thể nhìn chế độ ăn đồ tươi sống như đúng nó là. Tôi thấy nó như một công cụ, mà có thể được sử dụng một cách tệ hại, hoặc có thể được dùng một cách đúng đắn. Tôi chỉ là đã không học được cách sử dụng nó một cách đúng đắn mà thôi.

Bởi lẽ tôi đã đi tới quá độ, tôi tái khám phá lại chế độ ăn đồ nấu nướng cũng đầy đủ khía cạnh như tôi khám phá chế độ ăn tươi sống vậy. Chầm chậm và cẩn thận, tôi kiểm tra thức ăn nấu nướng trên cơ thể mình. Tôi thử ăn bánh mì. Tôi thử ăn phó mát. Vào các cuộc hẹn ở nhà hàng, tôi uống rượu. Tôi cảm giác như thể đặt món bánh sừng bò (croissant) trong một tiệm cà phê giữa Paris vậy. Tôi nhận ra rằng tôi đã biến đổi cơ thể mình rất nhiều bằng việc ăn chế độ tươi sống đến nỗi tôi không còn có thể ăn những thứ mà tôi từng ăn và cảm thấy “bình thường” như “người bình thường” nữa. Cơ thể tôi phản ứng mạnh mẽ và từ chối những loại thức ăn này. Tôi cần phải tìm ra một cái gì đó, và phải thật nhanh, bởi vì tôi biết ăn uống như thế (đồ nấu nướng - ND) không phải dành cho tôi.

Quay trở lại từ đầu, tôi tái khám phá kiến thức về Vệ sinh tự nhiên (Natural Hygiene). Tôi cẩn thẩn đọc lại các cuốn sách của Mosséri và Shelton, những quyển mà trước khi chuyển tới California tôi đã đọc. Những cuốn sách này đã từng đảo lộn cuộc sống của tôi và cho tôi sự can đảm tới sống ở một nơi xa lạ trong hai năm rưỡi với chỉ 600 đô la trong tài khoản.

Thu thập tất cả những kinh nghiệm đó, lần này tôi có thể hoàn toàn nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của sức khỏe được Mosséri phác lên. Tôi có thể trông thấy chúng đang vận hành ở mọi thứ xảy ra với những người khác và với tôi. Tôi đã có thể nhìn ra điều gì sai trái xảy ra với tôi và lý do của nó. Bằng sự hiểu biết mới mẻ này, tôi đã có thể thực sự trải nghiệm được những lợi ích mà những người đứng đầu trước đây của phong trào thực phẩm tươi sống đã hứa hẹn với tôi.

Để quay trở lại với chế độ thực phẩm tươi sống, tôi bắt đầu với những bước nhỏ. Trước tiên, tôi nhận ra rằng điều quan trọng nhất là ăn hầu hết các thức ăn được dành riêng về mặt sinh học cho loài người: hoa quả, rau, và một lượng nhỏ các loại hạt lớn (nut) và hạt nhỏ (seed); và tránh ăn hạt cốc, đậu đỗ và các thức gia vị. Tôi phải chú tâm tới cơn đói, các cách phối hợp thực phẩm, và số lượng chất béo, các hạt lớn (nut) và hạt nhỏ (seed) trong chế độ ăn của mình. Tôi cũng nhận thấy rằng khi ăn những loại củ nướng hoặc các loại rau hấp, tôi cảm thấy khá hơn là khi ăn nhiều hạt lớn (nut), hạt nhỏ (seed) hoặc các công thức đồ tươi sống phức tạp.
Cuốn sách này là một tổng kết các bí mật tôi đã khám phá được về chế độ ăn thực phẩm tươi sống. Mỗi chương chứa đựng một bài học, một thông điệp với bản thân tôi về cái chủ thể đã giúp tôi nhìn thấy lại toàn cảnh bức tranh. Một số chương thì hiếu chiến, phản ánh những vật lộn mà tôi phải trải qua. Một số chương thì tích cực hơn, thể hiện những hiểu biết sâu sắc đã đến với tôi.

Tôi đã hiểu được rằng chế độ ăn thực phẩm tươi sống không đơn giản như thế khi thực hành. Bạn có thể rất dễ dàng phá hoại sức khỏe của mình ăn theo chế độ thực phẩm tươi sống, mà gần như chẳng nhận thức được điều ấy vào lúc đầu. Nếu bạn còn mới mẻ với chế độ ăn này, bạn có thể xem như mình đã may mắn vì tìm thấy cuốn sách này. Có rất nhiều những lời khuyên lầm lẫn ở ngoài kia, và tôi lấy làm vui mừng vì bạn đã tìm ra chỉ dẫn đúng đắn ngay từ đầu.

Vấn đề chính của tôi trong nhiều năm là thiếu năng lượng. Tôi thường cảm thấy đuối sức, cho dù là tôi đã ăn những thực phẩm tốt nhất trên thế giới. Tôi phải mất một thời gian dài để nhận thấy được chuyện gì đang diễn ra. Thật không may, lời khuyên duy nhất tôi nhận được từ những người ăn tươi sống là, “Cứ tiếp tục ăn tươi sống cho tới khi cậu vượt qua giai đoạn Thải độc”.

Tôi đã gặp tất cả các kiểu người thực hành theo chế độ ăn này, từ những người biết phải trái cho tới những người cuồng tín và mọi kiểu nằm lưng lửng ở giữa hai kiểu trên. Tôi đã gặp một số người ăn thứ mà họ gọi là Chế độ Thực phẩm Tươi sống trong nhiều năm và rồi lại quay trở lại ăn bánh mì và thịt. Những người khác, thề thốt nhân danh Sự tươi sống rằng họ sẽ không bao giờ quay trở lại với thức ăn nấu nướng, thì sau đó lại thấy đang thưởng thức món burrito đậu nóng (một món bánh nhân có vỏ làm bằng bột lúa mì, gần giống như các món bánh xèo, sủi cảo, bánh gối… ở VN – ND) mà không thấy có dấu hiệu gì cảm thấy có lỗi. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được?

Một số người có khả năng nhanh chóng tự mình nhìn ra vấn đề. Với họ, chỉ cần mất 4 ngày để nhìn ra cái mà những người như tôi phải mất 4 năm mới rút ra được. Suy luận và trực giác của họ ở một trật tự tuyệt vời. Nhưng những người mất cân bằng hay cực đoan (một số nhiều trong chúng ta) không thấy nó dễ dàng như vậy, đặc biệt là khi những chỉ dẫn duy nhất của chúng ta là một số ít sách vở đầy những lời khuyên sai lầm. Đáng buồn là hầu hết những cuốn sách về chế độ ăn thực phẩm tươi sống phù hợp với mô tả này. Tôi đưa ra The Raw Food Secrets – Những bí mật chế độ ăn thực phẩm tươi sống như một chỉ dẫn tốt lành cho chế độ ăn thực phẩm tươi sống.

Cũng như cuốn Fit For Life – Điều chỉnh vì cuộc sống dẫn người ta đi sai đường nhiều năm trước, khiến người ta tin rằng họ đang thực hành phép Vệ sinh Tự nhiên chỉ vì họ ăn kết hợp bánh mì hoặc thịt gà một cách thích hợp, những người ăn tươi sống hiện tại đang bị dẫn sai lối tới cái suy nghĩ rằng họ đang ăn một chế độ ăn thực phẩm tươi sống lành mạnh chỉ vì những thức ăn họ ăn không bị nấu lên.

Có rất nhiều ý tưởng và bài nói nhưng lại thiếu những sự kiện thực và sự thông thái. Rõ ràng có một sự thiếu vắng các nguyên lý cơ bản. Và điều này dẫn tới sự mù mờ lớn. Khi người ta tới dự các lễ hội hay các hội thảo thực phẩm tươi sống, họ trở về rất phấn khích, và đôi khi cũng rất hoang mang. Tại sao? Bởi vì mặc dù tất cả các diễn giả đề cao một chế độ ăn thực phẩm tươi sống, nhưng họ lại bất đồng với nhau về chuyện thực đơn bao gồm cái gì. Một người thì nói rằng hoa quả là tốt nhất trong tất cả các loại thức ăn, một người khác lại nói rằng hoa quả nuôi sống nấm mốc trong cơ thể. Một người đề cao thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, trong khi người khác nói rằng không bao giờ nên sử dụng các thực phẩm này. Một kẻ khuyến nghị nhịn ăn chỉ uống nước, trong khi kẻ khác nói như thế thật nguy hiểm và rằng thay vào đó chúng ta nên uống nước ép. Và cứ thế. Tất cả những sự mơ hồ này tồn tại là bởi hầu hết những người ăn thực phẩm tươi sống – giáo viên và học trò giống nhau một lượt – không nhận thức được các nguyên tắc cơ bản của sức khỏe. Việc thiếu các nguyên lý cơ bản trong bất cứ ngành khoa học nào cũng sẽ dẫn tới sự tan rã của nó. Sự thiếu vắng này đặc biệt dễ thấy trong phong trào ăn thực phẩm tươi sống, mà những người đứng đầu của nó không thể đồng ý với nhau về việc chế độ ăn thực phẩm tươi sống bao gồm những gì.

Thế nhưng, những nguyên tắc cơ bản này có tồn tại. Chúng đã được tái khám phá vào 170 năm trước đây bởi các nhà Vệ sinh Tự nhiên ở nước Mỹ, và bởi những thành viên của phong trào trở-lại-với-tự-nhiên nước Đức. Trong cuốn sách này, tôi sẽ giới thiệu một số các nguyên lý cơ bản của phép Vệ sinh Tự nhiên và chúng được áp dụng vào chế độ ăn thực phẩm tươi sống như thế nào, cũng như phơi bày một số sự thần thoại hóa về chế độ thực phẩm tươi sống.

Đây là vấn đề khá là mới mẻ với hầu hết chúng ta, và chúng ta có xu hướng mắc phải lầm lỗi và đi quá đà, ngay cả với những người cực kỳ kỳ cựu. Nhưng theo sau các sai lầm là một giai đoạn của ngăn nắp và dọn dẹp, và phần trước tiên của việc dọn dẹp chính là lôi ra những rác rưởi.

Đối với nhiều người, chủ nghĩa ăn thực phẩm tươi sống đã trở thành một dạng tôn giáo nơi mà thực phẩm nấu nướng là tội lỗi còn thực phẩm tươi sống là sự cứu rỗi. Rất nhiều cuốn sách đã cường điệu hóa những lợi ích đạt được nhờ chế độ ăn thực phẩm tươi sống mà bỏ qua việc áp dụng thực tế của nó. Một số người ăn thực phẩm tươi sống thậm chí còn nghĩ rằng bất cứ thức ăn tươi sống nào cũng tốt hơn bất cứ thứ gì được nấu lên. Họ nghĩ rằng tất cả những gì họ cần phải làm là ăn các đồ tươi sống và tránh ăn đồ nấu nướng bằng mọi giá. Tuy nhiên, như nhiều người đã khám phá ra một cách khó nhọc, sức khỏe và chế độ ăn tự nhiên đâu phải đơn giản đến thế.

Một câu nói cổ nói thế này, “Cái tốt hơn thường luôn là kẻ thù của cái tốt”. Theo cách nói thông thường, chúng ta nói rằng ai đó “không thể nhìn thấy cây trong cả một rừng cây”. Bằng việc cố gắng trở nên quá hoàn hảo, đôi lúc bạn có thể lú lẫn. Nhiều người ăn thực phẩm tươi sống, bao gồm cả tôi, từng đề cao cái khái niệm mà anh bạn của tôi, Tiến sĩ Doug Graham, gọi là Triết học Tươi sống/Phi tươi sống. Đó là một sự quá đơn giản hóa tất cả các nguyên lý của sức khỏe vào một tiêu chí: “Nó có tươi sống không?” Hơn là tự hỏi, “Cái này có lành mạnh đối với mình không?” hoặc “Mình trải nghiệm thấy điều gì trong cơ thể mình sau khi ăn cái này vào?” Một số người ăn thực phẩm tươi sống chỉ muốn biết, “Nó có tươi sống không?” Với những người ăn chay thì câu hỏi là, “Nó có là đồ chay không?”

Một cái hay đi cùng với Triết học Tươi sống/Phi tươi sống, lấy ví dụ, là cấm cửa rau hấp, nhưng lại sẽ không ngần ngại ăn cả một hũ bơ hạnh nhân tươi trong vòng một tuần, hay thậm chí trong một ngày. Anh ta từ chối tất cả các thức ăn được nấu lên, không bao giờ nghĩ rằng một số thói quen ăn uống “tươi sống” của anh ta có thể gây hại cho mình hơn là một số thực đơn có đồ “nấu”. Một người ăn chay trung thành sẽ tránh tất cả những sản phẩm động vật, nhưng anh ta hoặc chị ta lại có thể sẽ dùng muối, dầu ăn, đường và các thức ăn chế biến ở nhà máy, chỉ cần chúng là “đồ chay”.

Dinh dưỡng tự nhiên đòi hỏi có một sự rõ ràng hơn. Chủ nghĩa ăn thực phẩm tươi sống không phải là một tôn giáo. Bạn ăn như thế nào nên dựa trên các nguyên tắc hợp lý hợp lẽ về lý sinh, chứ không phải một câu thần chú quá giản đơn.

Chủ nghĩa ăn thực phẩm tươi sống và chủ nghĩa ăn chay là đúng đắn, nhưng không phải theo cách mà đôi khi chúng được thực hành, đặc biệt là những ngày này. Trong cuốn sách này, bạn sẽ học ăn một chế độ tươi sống theo một cách có thể duy trì được và mang lại sinh khí cho bạn.

Frédéric Patenaude
Tháng 10 năm 2002, sửa đổi vào tháng 3 năm 2006
Montreal, Quebec, Canada

Gửi bởi: justmevn Apr 11 2011, 04:40 PM

Lưu ý khi ăn các loại rau thuộc họ cải bắp (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoắn, cải brussel): Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết.

Gửi bởi: justmevn Apr 18 2011, 10:22 PM

Chương 1

Làm thế nào để xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta


Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần đặt ra trước khi đi sâu hơn, trước khi nói về thực phẩm tươi sống hay thực phẩm nấu, là câu hỏi sau: Các loại thực phẩm nào là dành riêng cho cơ thể người xét về mặt sinh học?

Câu hỏi này cũng có thể đặt ra theo một cách khác: Đâu là chế độ ăn tự nhiên của chúng ta với tư cách là con người?

Cách tiếp cận sinh học

Các nhà dinh dưỡng học sẽ xác định chế độ ăn của chúng ta theo các phép thử khác nhau, phân tích hóa học và nghiên cứu được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, và rồi xác định thành phần chính xác các dưỡng chất mà chúng ta cần. Sau đó họ sẽ rút ra một công thức với bao nhiêu thiếc mà một người cần mỗi ngày, bao nhiêu canxi, và các thứ khác cũng thế. Cuối cùng một người đi theo cách tiếp cận sinh hóa về dưỡng chất này thành ra sẽ ăn uống tuân theo các biểu đồ. Họ ăn loại thực phẩm này để có canxi, thực phẩm kia để lấy sắt, họ cẩn thận canh chừng mình đưa vào lượng như thế này loại thực phẩm bổ sung đó, trong khi tiêu thụ các loại thuốc viên, thuốc bột khác để yên tâm là đã nhận được mọi thứ họ “cần”. Điều đó dẫn tới cái ý tưởng về “chế độ ăn cân bằng”, chế độ mà không một con vật nào trong tự nhiên đi theo.

Còn hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu khác nhau không đồng thuận với nhau về số lượng chính xác các dưỡng chất cần có và lấy chúng từ đâu. Thành ra, dinh dưỡng trở nên quá phức tạp đến nỗi nó khiến cho tất cả mọi người phải tự hỏi, “Làm thế nào chúng ta biết phải ăn cái gì?” Như thể việc ăn, một hành động tự nhiên nhất, là một cái gì đó quá rắc rối mà chỉ một chuyên gia có bằng cấp nhất định mới có thể bảo cho chúng ta cách thực hiện, dựa trên nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Cứ mỗi khi có ai đó nói với tôi “Dinh dưỡng thật quá phức tạp”, thì tôi trả lời, “Với các con vật hoang dã thì chúng đâu có thấy thế.” Tôi nhắc họ nhớ rằng các con thú hoang không nghĩ về dinh dưỡng là thứ gì đó phức tạp. Chúng đơn giản hóa vấn đề bằng cách chỉ ăn các thức ăn tươi sống, tự nhiên được thiết kế sẵn về mặt sinh học dành cho chúng.

Các cuộc thử nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ không bao giờ có thể xác định được chính xác cái gì chúng ta nên ăn, bởi cách tiếp cận với dinh dưỡng như thế là một sự rời xa hoàn toàn với con đường tự nhiên. Điều mà các nhà vệ sinh tự nhiên trong quá khứ đã làm là thay vào đó sử dụng cách tiếp cận sinh học. Trong cách tiếp cận này, chúng ta gắng xác định vị trí của loài người trong tự nhiên ở lĩnh vực chế độ ăn. Chúng ta cố gắng xác định liệu chúng ta là loài ăn thịt, ăn cỏ, ăn tạp hay đơn giản là ăn hoa quả. Một khi chúng ta hình dung được bản chất chế độ ăn của mình, chuyện xác định các thực phẩm nào cấu thành nên nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho con người sẽ trở nên dễ dàng.

Cách tiếp cận hợp lý với dinh dưỡng, cách mà tôi tuân theo trong cuốn sách này, là như sau:

1) Trước tiên, xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta: Các thực phẩm nào mà chúng ta được thiết kế ra để ăn về mặt sinh học?
2) Thứ hai, để tâm tới tất cả các yếu tố có thể xen vào con đường đi tới dinh dưỡng tối ưu. Đảm bảo ngủ đủ, tham gia các hoạt động thể chất, tránh các thói quen không lành mạnh (cà phê, ma túy, rượu, thuốc men, v.v…)
3) Thứ ba, ăn các loại thức ăn gần với tự nhiên hết mức có thể. Điều này có nghĩa là ăn các thực phẩm tươi sống, không chế biến, không điều vị, toàn phần.

Cách tiếp cận luận lý

Tác giả và nhà nghiên cứu Herbert Shelton mô tả cách mà người đi trước của mình, Tiến sĩ Densmore, đã gắng xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta:

Trong những nỗ lực của mình để thiết lập, với sự thỏa mãn hoàn toàn của mình, chế độ ăn bình thường của con người, Tiến sĩ Emmet Densmore đã theo đuổi một loạt các lý lẽ mà chúng ta có thể xem xét để rút ra lợi ích. Trước tiên ông ấy để ý rằng động vật ở trạng thái tự nhiên của chúng sống dựa vào các thực phẩm được sản xuất tự phát bởi tự nhiên, mà không đòi hỏi phải có sự canh tác. Con người, trái lại, ông ấy ghi, sống dựa trên các thực phẩm được sản xuất bằng việc canh tác. Con người không sống nhờ vào các sản phẩm tự phát của tự nhiên, mà sống một cách nhân tạo.

Cái ý nghĩ sau đó đến với ông ấy là, nếu tự nhiên đã cung cấp thực phẩm tự nhiên cho tất cả các động vật thấp hơn con người, thì có lẽ Người cũng cung cấp một loại thực phẩm tiêu chuẩn cho họ. Ông giả thiết rằng tự nhiên đã sản xuất thức ăn thông thường đối với con người cũng như cỏ đối với loài ăn cỏ, hoặc như thịt đối với loài ăn thịt. Đây là một giả thiết chắc chắn không phải là không hợp lý, mà dựa trên các nguyên lý về tính thống nhất của tự nhiên. Nó dựa trên sự kiện rằng con người, cũng như loài sư tử hay loài hươu nai, đều là con của tự nhiên và rằng, giống như những con thú này, các nhu cầu của họ đều được tìm thấy trong tự nhiên. Nếu con người, giống như các động vật khác trong tự nhiên, được chỉ định cho một loại thức ăn nhất định, thì đâu là thức ăn đó hay loại thức ăn đó là gì? Cái gì, nói cách khác, là thức ăn thông thường của con người? Ông đã tìm kiếm các câu trả lời theo nhiều hướng. Các nhà khoa học đồng ý với nhau rằng quê hương khởi thủy của loài người là ở một nơi có khí hậu ấm áp, hoặc là ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Không có công cụ trong tay, cũng không có lửa, anh ta hẳn phải sống ở khu vực của trái đất nơi mà các sản phẩm tự sinh của tự nhiên có thể được anh ta kiếm được chỉ với các “công cụ” mà anh ta được trang bị về mặt lý sinh và có thể ăn mà không cần sự chuẩn bị nhân tạo.

“Nếu con người đầu tiên sống ở khí hậu ấm áp,” ông ấy lý luận, “và nếu giống như các động vật khác, anh ta sinh sống dựa vào các thực phẩm được sản xuất tự phát bởi tự nhiên, thì các thực phẩm này phải là những loại mọc hoang dã trong một khí hậu như thế, khá chắc chắn những loại thực phẩm đó giờ vẫn còn được sản xuất tự phát trong các vị trí đới khí hậu như vậy. Các khu rừng ở phía nam, như vẫn hay được biết đến, có dư thừa các loại trái ngọt và quả hạch (nut).”

Chỉ cần nhìn qua loạt các lý lẽ này cũng sẽ dẫn thẳng tới việc hoa trái của cây cối là thực đơn thông thường của con người.

Herbert Shelton, trong Tổng quan về Vệ sinh, tháng 7 năm 1971


Chúng ta hãy thêm vào khám phá thú vị này của Shelton sự kiện rằng các quả hạch (nut) chỉ sẵn có ở một giai đoạn trong năm trong các vùng khí hậu ấm áp. Và chúng sẵn có ở dưới dạng tươi sống chứ không ở dạng khô. Cũng thêm rằng, rau và các thực phẩm thực vật phong phú dư thừa suốt cả năm và chắc hẳn đã được tiêu thụ bởi loài người kể từ khi họ có mặt trên hành tinh này.

Chúng ta hãy xem xét sự kiện rằng, kể từ khởi đầu của nền nông nghiệp, con người đã canh tác – và ăn – các đồ ăn không nhất thiết được thiết kế ra cho con người ăn, đáng chú ý là các hạt cốc. Điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta đã dừng việc hái lượm các loại hoa trái hoang từng là phần lớn nhất tạo nên thực đơn của chúng ta (tức là, chúng ta đã ăn ít chúng đi). Bởi điều này, nếu bạn đi lang thang trong hầu hết các khu rừng nhiệt đới của thế giới, bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng ở đó làm sao lại có ít thức ăn để ăn như vậy!

Dù vậy, cũng có một số nơi, một sự phong phú vô cùng các loại hoa trái kỳ diệu nhất vẫn còn mọc hoang. Những nơi này là các khu rừng ở Đông Nam Á, nơi một số loại vượn lớn sinh sống. Khi các con vật thích một loại quả, hay bất cứ loại thức ăn tự nhiên nào khác, chúng ăn nó và mang các hạt giống đã nuốt vào trong bụng thải ra ở nơi khác, do vậy lan rộng các giống loài của loại quả chúng thích ăn. Vì thế mà chúng tạo ra, sau hàng trăm năm, môi trường thức ăn phù hợp nhất đối với chúng. Do sở thích vị giác của chúng ta vẫn còn rất gần với của chúng, nên chỉ ở duy nhất các khu vực nơi mà các động vật linh trưởng sinh sống chúng ta mới tìm thấy một sự dư thừa các loại hoa trái hoang (mà chúng ta) ăn được.


Đâu là vị trí của chúng ta trong tự nhiên?

Mọi đặc tính về giải phẫu, lý sinh và phôi thai học của con người rõ ràng đặt nó vào lớp động vật ăn hoa quả. Số lượng và cấu trúc của răng, độ dài và cấu trúc của đường tiêu hóa, vị trí của mắt, đặc tính của móng tay, chức năng của bộ da, tính chất của nước bọt, kích thước tương đối của lá gan, số lượng và vị trí của tuyến sữa, vị trí và cấu trúc của cơ quan sinh dục, tính chất của nhau thai và nhiều yếu tố khác, tất cả đều chỉ ra bằng chứng cho sự kiện rằng con người là một loài ăn hoa quả xét về mặt thể tạng.

Do không có loài nào chỉ đơn thuần ăn hoa quả, tất cả các loài ăn quả tự do ăn các loại lá xanh và các bộ phận khác của cây cối, nên con người có thể, cũng vậy, mà không hề vi phạm bản chất thể tạng của mình, ăn một phần cây xanh trong khẩu phần. Các bộ phận của cây cối sở hữu những lợi thế nhất định, như đã được chỉ ra trước đây, mà hoa quả thiếu hụt. Các cuộc thử nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng việc thêm rau xanh vào chế độ ăn hoa quả và quả hạch (nut) cải thiện được chế độ ăn đó.

Shelton, Orthotrophy


Tự nhiên không phải là vô trật tự. Khi chúng ta nhìn vào các loài vật khác nhau trong tự nhiên, chúng ta có thể thấy rằng mỗi loài trong số chúng được thiết kế để ăn một chế độ ăn nhất định – sinh sôi nảy nở với các thức ăn nhất định. Chế độ ăn của các con vật thường giới hạn chỉ trong một số ít thể loại thức ăn mà thôi. Và những thức ăn này là những thứ mà chúng được thiết kế để xử lý được tốt nhất.

Hãy nhìn một chút vào bộ răng của chúng ta. Điều được thừa nhận rộng rãi bởi các nhà sinh vật học là thể thức và hình dạng của bộ răng đóng một vai trò quan trọng to lớn khi phân loại các loài động vật. Thậm chí các động vật linh trưởng, mà chế độ ăn chủ yếu là hoa quả và rau xanh với một lượng nhỏ sản phẩm từ động vật, có bộ răng còn thích hợp hơn của chúng ta trong việc ăn thịt.

Nhưng hãy mở miệng của con chó hay con mèo nhà bạn và để ý tới những chiếc răng nanh dài của chúng. Chúng có dạng hình nón và sắc nhọn. Những chiếc răng nanh này có thể khóa vào nhau, ở mỗi bên của miệng. Giờ hãy nhìn vào răng nanh của chính bạn. Chúng khó có thể nói là đủ sắc để cắn vào một quả táo! Ngay cả khi bạn thử cắn chính ngón tay mình với những chiếc răng nanh này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ không thể tự làm đứt tay và chảy máu mình. Giờ, đừng để con chó của bạn làm điều đó với bạn nhé!

Hàm răng của bạn có thể thực hiện các chuyển động hai bên (trái và phải), là kiểu chuyển động có ích cho việc nhai hoa quả và rau. Nhưng con mèo nhà bạn thì không thể di chuyển hàm dưới của nó sang bên phải. Hàm răng của nó hoạt động tuyệt vời khi cắn vào thịt, xé thịt ra và nuốt trọn. Còn răng của chúng ta hoạt động tuyệt vời khi nhai trái cây và rau.

Các loài ăn thịt có các axit dịch vị dạ dày mạnh mẽ đến mức chúng có thể tiêu hóa cả xương. Chúng nuốt thịt mà thậm chí còn không thèm nhai, rồi tiêu hóa nó. Các dịch vị axit dạ dày của bản thân chúng ta thì lại rất yếu nếu đem so sánh. Nếu bạn không nhai chỉ một hạt hạnh nhân nhỏ hay một hạt hướng dương, điều gì sẽ xảy ra? Bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra rồi đấy. Nó đi thẳng qua (vào sao ra vậy – ND), mà không được tiêu hóa một chút nào hết.

Chỉ cần nhìn vào đôi bàn tay bạn mà xem. Đôi bàn tay đó được dành cho việc nắm và bóc vỏ quả. Các loài ăn thịt và ăn cỏ chỉ có thể sử dụng miệng của chúng để ăn. Ngay cả các loài ăn tạp như lợn/heo, mà nhà sinh học hiện đại của chúng ta muốn phân cùng loại với con người, cũng nuốt toàn bộ hoa quả - với vỏ và mọi thứ. Chúng không có tay cần đến để bóc vỏ một quả cam. Nhưng bây giờ hãy nhìn vào các động vật linh trưởng – thật kỳ diệu khi xem chúng ăn bởi lẽ chúng quá giống với chúng ta. Chúng có tay với 5 ngón, giống như chúng ta, và sử dụng chúng để nắm và bóc vỏ quả. Chúng sẽ bóc chuối và cam y hệt chúng ta. Các con tinh tinh thậm chí sẽ sử dụng một hòn đá để làm vỡ toác các quả hạnh (nut). Đây là một trong hàng tá các quan sát mà chúng ta có thể thực hiện để phân biệt các loại động vật khác nhau trên trái đất và thử tìm xem vị trí mà con người vừa khớp.

Các nhà sinh vật hiện đại muốn tin rằng con người là loài ăn tạp, giống như lợn. Thế có nghĩa là, chúng ta được cho là có thể ăn mọi thứ: hoa quả, rau, thịt, cá, hạt, cỏ - bất kể thứ gì. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà các nhà lý sinh vĩ đại của thế kỷ vừa qua đã khám phá ra. Các nhà lý sinh đã phân loại con người là loài ăn hoa quả. Loài ăn hoa quả là gì? Một loài ăn quả đơn giản là một động vật ăn hầu hết là quả và rau xanh, giống như các động vật linh trưởng.

Chế độ ăn của các loài linh trưởng

Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn chế độ ăn của các loài linh trưởng.

Gorilla – Các con gorilla núi chủ yếu ăn lá xanh (95%), một phần là vì chúng không tìm thấy nhiều các thứ khác trong điều kiện tự nhiên quanh mình. Chúng thi thoảng ăn hoa quả khi vào mùa. Theo Tiến sĩ George Schaller, một nhà nghiên cứu rất nghiêm túc và một nhà linh trưởng học trong lĩnh vực này, và Dian Fossey, một nhà linh trưởng học vĩ đại khác, chúng không ăn bất cứ sản phẩm động vật nào. Trong các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại vườn thú San Diego, các con gorilla được cho chọn lựa những hoa quả và lá xanh. Các kết quả rất thú vị. Các con gorilla trong thử nghiệm thành ra chỉ ăn quả trong quãng thời gian 3 tháng của cuộc thử nghiệm.

Tinh tinh (Chimpanzee) – Các con tinh tinh ăn hầu hết là hoa quả, một số lá xanh, quả hạnh và thỉnh thoảng ăn thịt. Sản phẩm từ động vật chiếm nhỏ hơn 5% thực đơn của chúng.

Đười ươi (Orangutan) – Các con đười ươi ăn hầu hết là hoa quả, một số lá xanh, và một số quả hạnh. Khi hoa quả hiếm hay không sẵn có, chúng ăn nhiều lá xanh và một số côn trùng. Các sản phẩm từ động vật chiếm một lượng nhỏ trong chế độ ăn của chúng. Các con vật này thích ăn một số lượng phong phú các loại quả ngon ngọt, chẳng hạn như chôm chôm, trái sung dại và mít. Chúng đặc biệt thích ăn sầu riêng.

Tinh tinh lùn (Bonobo) – Các con tinh tinh lùn là loại động vật gần gũi nhất với con người. Chúng giống một cách kỳ lạ với chúng ta trong nhiều khía cạnh. Tinh tinh lùn giờ được nhìn nhận như một động vật riêng biệt so với loài tinh tinh. Trong khi tinh tinh có thể là một loài có bản chất hiếu chiến, thì tinh tinh lùn lại điềm đạm hơn và giải tỏa các xung đột một cách khác hẳn (có thể kể ra là bằng việc giao hoan!). Chế độ ăn của chúng cũng gần với chế độ ăn lý tưởng của chúng ta: các con tinh tinh lùn ăn hầu hết là hoa quả cùng với một loại thực vật nhất định tương tự với mía đường, cũng như các loại lá xanh phong phú khác nhau, các mầm non và chồi. Chúng xem ra không ăn một chút quả hạch nào. Chúng ăn một số côn trùng, có thể là cá nhỏ và các động vật nhỏ, nhưng chúng không được mục kích thấy đi săn giống như các con tinh tinh. Các sản phẩm từ động vật có mặt ít hơn 1% trong khẩu phần ăn của chúng.

Rõ ràng chúng ta có những sự tương đồng với chúng, vì thế chế độ ăn tự nhiên của chúng ta cũng nên có những sự tương đồng, nhưng chúng ta không giống một cách chính xác với chúng, vì thế chế độ ăn của chúng ta không thể rập khuôn y hệt của chúng. Để ý rằng khi các con tinh tinh ăn thịt, chúng có thể dồn đuổi con vật đó với tay không và ăn nó tươi sống ngay khi vừa giết. Ai trong số các độc giả của tôi có thể làm y như thế?

Làm thế nào để học từ các con vật

Cách tìm ra chế độ ăn lý tưởng
Mosséri trích dẫn một nhà vệ sinh khác:

Trong những năm tôi ở Trung Mỹ và ở Cuba, tôi đã có cơ hội quan sát phản ứng của các con khỉ khi được đưa cho một loại thức ăn mà chúng chưa từng ăn trước đây. Một cách bản năng, chúng sử dụng ba giác quan để biết liệu thức ăn đó có độc hay không.

. Thị giác
. Khứu giác
. Vị giác

Trước tiên chúng chăm chú nhìn vào thức ăn mới đó. Nếu nó qua được cuộc kiểm tra đầu tiên của thị giác này, chúng tiếp tục cuộc kiểm nghiệm với khứu giác sắc bén của chúng. Chúng đưa mũi lại gần loại thức ăn mới này và ngửi thật kỹ lưỡng. Nếu chúng thấy nó có một mùi dễ chịu, nó sẽ qua được phần kiểm tra này. Cuối cùng, chúng liếm thức ăn đó và nếm một miếng nhỏ. Nếu thích vị của thức ăn đó, chúng bắt đầu ăn nó một cách cẩn trọng.

Trong toàn bộ quá trình này, con vật xử sự theo Luật phổ quát của Khoa ăn uống; đó là, chúng thấy loại thức ăn mới là:

. Dễ chịu/thú vị với việc nhìn
. Dễ chịu/thú vị với việc ngửi
. Dễ chịu/thú vị với việc nếm

Khi nó được ăn vào:

. Trong trạng thái tươi sống
. Không có sự kết hợp (không ăn nhiều loại một lúc – ND)
. Không điều vị (thêm thắt các vị khác – ND)

Luật này được biết tới với tất cả các con vật, những kẻ tuân theo nó… tất cả chỉ trừ con người.

Theofilio de la Torre
Như được trích dẫn bởi Mosseri trong cuốn La Nourriture Idéale – Dinh dưỡng lý tưởng


Với mô tả này của de la Torre, một nhà vệ sinh tự nhiên của thế kỷ 19, chúng ta hãy bổ sung thêm rằng qua tiến trình văn minh hóa, loài người chúng ta đã đánh mất đi nhiều phần bản năng của mình. Chúng ta không thể dựa hoàn toàn vào nó một cách hoàn toàn (sai lầm của “chế độ ăn theo bản năng”). Tất cả mọi người, hơn hoặc kém, đều có một bản năng thui chột. Vì lý do này, nhiều tác giả đã quan sát trẻ con để có thể có những đầu mối về những gì sẽ là chế độ ăn của chúng ta.

Bản năng của trẻ con

T.C Fry thích dựa vào bản năng nguyên sơ của trẻ con để xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta hơn. Ông ấy hình dung ra một chiếc bàn chất tất cả các loại thức ăn: hoa quả, rau, những con thỏ còn sống, cá, quả hạch, hạt nhỏ, v.v… và hỏi: một đứa bé sẽ chọn cái gì? Đây là cách đã dẫn ông ấy tới việc tin rằng chế độ ăn tự nhiên của chúng ta là một chế độ hoa quả, bởi vì một đứa bé sẽ ưu tiên chọn hoa quả so với tất cả các thức ăn tươi sống, tự nhiên khác.

Tiến sĩ Shelton, trong bài viết mà tôi đã trích dẫn ở phần mở đầu, cũng mô tả cách Tiến sĩ Densmore, một nhà nghiên cứu ở thế kỷ trước, đi đến các minh chứng xa hơn rằng hoa quả và quả hạch là các thức ăn tự nhiên của con người.

Ông ta tiếp đó ghi rằng các thức ăn này không cần phụ gia nào, chất làm ngọt, điều vị hay các sự sửa soạn nào, để khêu gợi các giác quan về mùi và vị của con người. “Nếu các món ăn được bày ra trước một bữa tiệc,” ông ta nói, “những thức mà đã được chuẩn bị bởi các đầu bếp thành thục nhất, và là sản phẩm của những sáng chế và sửa soạn tinh tế nhất, được đặt bên cạnh một phần thức ăn gồm hoa quả ngọt và quả hạch như được tạo ra bởi tự nhiên, không thêm thắt hay thay đổi gì, mọi đứa bé và hầu hết đàn ông và đàn bà sẽ xem hoa quả và quả hạch khá ngang bằng nếu không nói là hơn hẳn về mặt tuyệt diệu của vị so với hầu hết các món ăn tìm tòi ra (recherché – nguyên bản tiếng Pháp - ND).

Chúng ta cũng hãy thêm vào rằng rau xanh tạo thành một phần quan trọng của chế độ ăn và cũng thu hút trong trạng thái tự nhiên của chúng, mặc dù không nhiều được như hoa quả.

Việc xác định chế độ ăn tự nhiên với phương pháp này là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào các quan sát về sinh học của chúng ta và các hiểu biết được tích lũy trong suốt hai trăm năm qua của các nhà vệ sinh học để tuyên bố rằng chế độ ăn lý tưởng của chúng ta phải chính yếu, nếu không nói là hoàn toàn, tạo nên từ trái cây và rau tươi, với các lượng nhỏ quả hạch (nut) và hạt nhỏ (seed). Một bàn luận về các thức ăn khác có thể đứng thích hợp ở đâu trong chế độ ăn này sẽ được nói tới trong cuốn sách này.

Nhắc lại lần nữa, cách tiếp cận hợp lý với vấn đề dinh dưỡng, cách mà tôi đi theo trong cuốn sách này, là cách sau đây:

1) Trước tiên, xác định chế độ ăn tự nhiên của chúng ta: Các thực phẩm nào mà chúng ta được thiết kế ra để ăn về mặt sinh học?
2) Thứ hai, để tâm tới tất cả các yếu tố có thể xen vào con đường đi tới dinh dưỡng tối ưu. Đảm bảo ngủ đủ, tham gia các hoạt động thể chất, tránh các thói quen độc hại (uống cà phê, dùng ma túy, tiêu dùng rượu, các loại thuốc men, v.v…)
3) Thứ ba, ăn các loại thức ăn gần với tự nhiên hết mức có thể. Điều này có nghĩa là ăn các thực phẩm tươi sống, không chế biến, không điều vị, toàn phần.

Gửi bởi: justmevn Apr 18 2011, 10:30 PM

Chương 2

Chất béo


Nhu cầu về chất béo của chúng ta

Chất béo vẫn luôn là một đối tượng trong các bàn luận về chế độ ăn. Chất béo tốt cho bạn? Hay là xấu? Chúng ta có nên ăn một chế độ ít béo, hay chỉ sử dụng các “chất béo tốt”? Tôi sẽ đưa ra cho bạn một số chỉ dẫn về việc tiêu thụ chất béo trong chương này, do đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất phải hiểu biết để có thể thành công với chế độ ăn tươi sống (hay bất cứ chế độ ăn nào, về vấn đề này).

Trước tiên, phải hiểu rằng cơ thể của bạn không cần các thực phẩm béo để có thể tích trữ mỡ cho cơ thể. Nó có thể tạo ra mỡ của chính nó từ các thực phẩm không có chất béo mà bạn tiêu thụ. Một chế độ ăn tự nhiên bao gồm hoa quả và rau, với một ít quả hạch và hạt nhỏ hoặc trái bơ (lê tàu), là đủ để cung cấp các axit béo thiết yếu.

Tất cả các thực phẩm thực vật không tinh chế, bao gồm hoa quả và rau, có chứa một tỉ lệ phần trăm chất béo nhất định, đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn. Thậm chí rau xanh cũng có chứa các axit béo thiết yếu. Ngay cả hoa quả cũng vậy, có chứa một lượng nhỏ chất béo. Thêm một lượng nhỏ trái bơ và quả hạch và hạt nhỏ sẽ đảm bảo cung cấp tất cả các axit béo thiết yếu mà bạn cần. Hoàn toàn không cần phải thêm dầu ăn vào thực đơn, do nó là một dạng chất béo có cấu trúc đã bị đứt gãy và quá đậm đặc.

Do bởi cấu trúc phức tạp của chúng, các thực phẩm béo là những loại thức ăn khó tiêu hóa nhất. Người ta đã chỉ ra rằng chỉ một giọt dầu cũng làm chậm quá trình tiêu hóa tới 2 tiếng đồng hồ.

Người ta chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều chất béo, từ các nguồn động vật hay thực vật, góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe sau đây:

- Tiểu đường
- Nhiễm nấm Candida
- Mệt mỏi kinh niên
- Thiếu năng lượng
- Hạ đường huyết
- Và nhiều nữa

Điểm cần phải hiểu ở đây là quá nhiều chất béo, ngay cả từ các nguồn tự nhiên như trái bơ, các loại quả hạch và hạt nhỏ, sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Lý do chính tại sao nhiều người ăn chế độ tươi sống lại thất bại là ở chỗ họ thành ra ăn một chế độ ăn rất nhiều chất béo mà thậm chí còn không nhận ra điều đó, hoặc do nghĩ rằng nó thực sự là một điều tốt bởi họ ăn những “chất béo tốt”.

Các nguyên nhân mà người ta thành ra lại ăn nhiều chất béo khi theo chế độ ăn tươi sống thật dễ hiểu.

1) Chúng ta quen với việc ăn các thức ăn đậm đặc. Chế độ ăn tiêu chuẩn của người Mỹ xét về calorie có tới 45% là chất béo, trong khi hầu hết các tổ chức về sức khỏe khuyến nghị một lượng chất béo đưa vào thấp hơn 25%. Ngay cả những người ăn chay (vegetarian) và thuần chay (vegan) cũng ăn một chế độ ăn có mức chất béo cao.

2) Chất béo là nguồn calorie đậm đặc. Chúng ta quen với việc ăn các thực phẩm đậm đặc chẳng hạn như mì sợi, dầu ăn, bơ, bánh mì, v.v. Ở chế ăn tươi sống, về thực tế thì không có một thực phẩm đậm đặc nào khác ngoài các thực phẩm béo. Do vậy, người ta thường thấy bản thân bù đắp cho sự thiếu năng lượng đưa vào của mình bằng việc ăn các thực phẩm béo đậm đặc.

3) Thay thế duy nhất cho chất béo là hoa quả. Trong một chế độ thực phẩm tươi sống, về cơ bản có hai loại thức ăn cung cấp calorie (năng lượng): hoa quả và chất béo. Rau củ thì cung cấp calorie quá thấp nên không thể tồn tại được nếu chỉ ăn rau. Để có được 2000 calorie, là vừa vặn đủ để đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi người, bạn sẽ cần phải ăn 20 bắp rau diếp cuộn! Với chế độ ăn tươi sống, bạn không ăn các thực phẩm tinh bột (bánh mì, mì sợi, v.v.), là các nguồn chính yếu đường phức trong chế độ ăn tiêu chuẩn bình thường. Vì thế cách thay thế duy nhất để có đủ calorie ngoài việc ăn quá nhiều chất béo chỉ có cách là ăn nhiều hoa quả.

4) Chúng ta không ăn đủ lượng hoa quả. Vấn đề thật dễ hiểu khi bạn nhận ra cần bao nhiêu hoa quả để thực sự cho bạn đủ năng lượng hoạt động trong ngày. Một quả chuối sẽ cung cấp từ 100 tới 140 calorie, tùy thuộc vào kích cỡ. Vì thế nếu bạn cần 2000 calorie, bạn sẽ cần phải từ 15 đến 20 quả chuối một ngày để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của bạn. Do người ta không ăn đủ lượng hoa quả và không học cách để ăn cho đủ, cuối cùng họ đi tới việc bù đắp bằng cách ăn nhiều thêm các thực phẩm béo đậm đặc, chẳng hạn trái bơ, sầu riêng, dầu ăn, quả hạch và các hạt nhỏ.

Bạn phải lấy năng lượng (nhiên liệu) từ một nơi nào đó. Chất béo là một nguồn cung cấp calorie đậm đặc, nhưng nó cũng lấy mất rất nhiều năng lượng để tiêu hóa. Chúng ta cũng biết rằng ăn vào quá nhiều chất béo sẽ dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe. Trái lại, hoa quả lại dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng nhanh chóng, và là loại thức ăn tạo kiềm. Tiến sĩ Doug Graham nói thẳng thắn:

Chế độ SAD (Standard American Diet – Chế độ ăn tiêu chuẩn của người Mỹ) xét trung bình, chứa khoảng 42% chất béo. Nhiều người theo chế độ ăn này ăn vượt quá 50%, thậm chí là 60%, tổng lượng calorie của mình dưới dạng chất béo. Họ đã học được cách thỏa mãn sự ngon miệng của mình bằng chất béo. Tuy nhiên đây không phải là điều mà cơ thể lý sinh của chúng ta được thiết kế dựa vào để sinh trưởng. Một chế độ ăn chiếm phần lớn các carbohydrate đơn giản tìm thấy trong hoa quả đáp ứng gần gũi hơn với các nhu cầu lý sinh của chúng ta. Nhưng khi đi theo con đường thực phẩm tươi sống, hầu hết mọi người vẫn tiếp tục tiêu thụ một chế độ ăn nhiều béo. Khi họ ăn nhiều rau hơn, họ thấy đói hơn và thậm chí ăn nhiều béo hơn nữa để thỏa mãn bản thân. Sự thiếu hụt carbohydrate đơn giản càng dồn lại với hầu hết mọi bữa ăn.

Khi những người theo chế độ tươi sống trong tương lai đi chệch khỏi con đường tươi sống của mình, hầu như họ sẽ luôn thấy mình ăn các loại carbohydrate phức nấu chín. Cho tới khi nào họ học được cách tiêu thụ một lượng cao các hoa quả ngọt để thỏa mãn nhu cầu về carbohydrate của mình thì họ mới không thất bại trong các nỗ lực với chế độ tươi sống để có được sức khỏe của mình.

Thực đơn tươi sống nhiều béo là một công thức dành cho thất bại, cả về sức khỏe và về việc giữ vững chế độ ăn tươi sống toàn phần. Việc sử dụng thực đơn nhiều hoa quả là phương pháp lý tưởng, hợp logic và lành mạnh để đạt được một chế độ ăn ít béo, nhiều carbohydrate mà mọi nhà thực hành về vấn đề sức khỏe trên hành tinh này khuyến nghị.

Tiến sĩ Doug Graham


Mắc nghiện chất béo?

Chúng ta có thể thấy rằng hầu hết những người ăn thực phẩm tươi sống bị lôi kéo tới việc ăn quá lượng thực phẩm béo như quả hạch và các hạt nhỏ bởi lẽ họ không ăn đủ hoa quả để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng của họ, và bởi vì họ đã quen với việc ăn các bữa ăn béo, nấu nướng, nặng nề khó tiêu. Họ có thể sẽ có các vấn đề về “thải độc” không bao giờ chấm dứt (xem Chương 7). Họ cảm thấy mệt mỏi mọi lúc và đổ lỗi cho việc thải độc. Tới một điểm nào đó, họ sẽ được thuyết phục rằng các thực phẩm chức năng sẽ sửa chữa được vấn đề này. Vậy liệu họ có thực sự lớn mạnh?

Tại sao không nhìn trung thực vào chế độ ăn của họ? Một số người ăn 5 trái bơ một ngày. Chỉ một trái bơ thường cũng nặng 300 gram (phần thịt quả), có nghĩa là 1500 gram thịt trái bơ. Với 18% chất béo, thế có nghĩa là 279 gram chất béo, tương đương với hơn một tách (cup) dầu ăn. Hậu quả sẽ ra sao nếu bạn ngồi xuống bàn ăn và uống 16 muỗng canh (hay 48 muỗng trà) dầu ăn?

Bao nhiêu chất béo là tốt nhất?

Đông đảo các tổ chức về sức khỏe trên thế giới – những tổ chức đã tồn tại từ lâu, không phải chỉ những tổ chức khuyến khích các mốt thời thượng mới nhất – khuyến nghị lượng chất béo đưa vào dưới 25%. Họ khuyến nghị mức đó là bởi hầu hết mọi người ăn trên 45% tổng lượng calorie của mình dưới dạng chất béo. Cắt giảm một nửa lượng chất béo đưa vào đã là một vấn đề lớn đối với hầu hết mọi người rồi, vì thế mà họ đi đến với con số 25%.

Tuy vậy, hầu hết các chuyên gia tiến bộ về sức khỏe, những người đã hoạt động lâu trong nghề và vẫn đang khuyến khích đề cử cùng một chương trình năm này sang năm khác, khuyến nghị lượng chất béo đưa vào tầm chừng 15% hoặc ít hơn. Tiến sĩ Graham, một người đứng đầu của phong trào thực phẩm tươi sống đóng đô ở Florida, khuyến nghị 10% hoặc ít hơn.

Điều này phù hợp với nghiên cứu mới nhất được thực hiện trên một số lượng lớn người, chẳng hạn như dự án China Study – Nghiên cứu Trung Hoa. Nghiên cứu Trung Hoa là một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng rộng lớn nhất từng được thực hiện (xin xem cuốn sách cùng tên). Kết luận của nó là chế độ ăn thực vật, ít béo là chế độ ăn tốt nhất. Tổng lượng calorie tới từ chất béo trong chế độ ăn như thế nhỏ hơn 15%.

Những loài linh trưởng tất cả đều ăn một chế độ ăn ít béo. Nghiên cứu gần đây cũng chỉ rằng các tổ tiên của chúng ta cũng ăn một chế độ ăn ít béo.

Bạn tiêu thụ bao nhiêu chất béo?

Chúng ta biết rằng những người ăn theo chế độ SAD tiêu thụ trên 45% tổng lượng calorie của họ từ chất béo. Nhưng nghiên cứu được thực hiện trên những người ăn theo chế độ tươi sống cũng chỉ ra rằng hầu hết người ta lấy trên 65% lượng calorie của họ từ chất béo! Một số thậm chí còn đạt tới con số 80%! Vậy còn có bất cứ thắc mắc nào không về việc tại sao người ta lại gặp phải quá nhiều vấn đề với chế độ ăn này?

Nếu bạn muốn tìm ra bao nhiêu chất béo mà bạn thực sự tiêu thụ, bạn nên phân tích thực đơn của mình với một công cụ chính xác. Tôi đảm bảo rằng bạn sẽ thấy rằng lượng chất béo đưa vào của mình cao hơn nhiều so với hình dung của bạn.

Để tìm xem bao nhiêu chất béo bạn đã ăn, hãy tới trang www.fitday.com. Tạo một tài khoản (miễn phí), và sau đó nhập vào cơ sở dữ liệu của họ các thức ăn mà bạn đã ăn ngày hôm qua, lấy ví dụ như thế. Đừng quên đề cập tới tất cả các loại dầu có thể có trong nước rưới salad, và các dạng chất béo “giấu mình” khác. Tôi đảm bảo rằng hầu hết các độc giả của tôi sẽ ngạc nhiên khi họ thấy rằng chế độ ăn “ít béo” của họ thực ra lại là khá nhiều chất béo!

Cũng phải đề cập tới việc những công cụ như công cụ này không thể chính xác hoàn toàn, do giá trị calorie của các sản phẩm thay đổi tùy thuộc theo kích thước, mức độ chín (của hoa quả), chất lượng, v.v. Tuy nhiên, nó cho bạn một phân tích cơ bản đủ dùng cho mục đích của chúng ta.

Trong thực hành

Trừ phi bạn dị ứng với chúng, tôi không khuyến nghị bạn tránh dùng trái bơ và các quả hạch. Bạn có thể ăn chúng thường xuyên mà vẫn có lợi ích. Các chỉ dẫn sau sẽ giúp cho bạn:

Lý tưởng là giới hạn lượng tiêu thụ chất béo của bạn xuống dưới 15% lượng calorie. Trong thực hành, điều đó có nghĩa là:

. Ăn đủ hoa quả để đáp ứng các nhu cầu về calorie của bạn (có nghĩa là rất nhiều, theo các tiêu chuẩn của hầu hết mọi người!)
. Tránh dùng dầu ăn (bao gồm cả dầu olive, dầu hạt lanh, bơ dừa, v.v.)
. Ăn không nhiều hơn một nửa trái bơ một ngày
. Ăn không nhiều hơn hai ounce (60 gram) quả hạch hoặc hạt nhỏ một ngày. Thay thế vào đó, bạn có thể dùng hai hoặc bốn muỗng canh (tablespoon) bơ quả hạch tươi.
. Ăn trái bơ hoặc quả hạch vào các ngày riêng biệt
. Chỉ ăn đồ béo một lần trong một ngày
. Đừng ngày nào trong tuần cũng ăn thức béo

Một số chỉ dẫn thêm

. Tránh dùng kết hợp quả ngọt với chất béo. Nếu bạn chỉ ăn một quả táo, nó sẽ được tiêu hóa khá nhanh và sớm rời khỏi dạ dày. Nhưng ăn một trái bơ vào cùng lúc đó thì việc tiêu hóa sẽ bị kéo dài ra. Quả ngọt đó sẽ có thời gian để lên men và tạo ra axit. Điều tương tự xảy ra khi bạn trộn quả hạch với quả sấy khô – một sự kết hợp tồi tệ sẽ dẫn tới thối rữa và lên men, trừ phi nó được tiêu thụ với lượng rất nhỏ, chẳng hạn như khi bạn ăn 5 quả hạnh nhân với 5 trái chà là khô.
. Bạn có thể tránh ăn chất béo hoàn toàn trong nhiều tuần vào những khi thời tiết nóng bức, khi cơ thể đòi hỏi những thức ăn giàu nước, chẳng hạn cà chua, dưa chuột/dưa leo, các loại dưa (melon: bao gồm cả các loại bầu bí), đào, v.v

Gửi bởi: justmevn Apr 22 2011, 01:21 PM

Chương 3
Protein


Mọi người đều biết rằng chúng ta cần có một lượng protein nhất định để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, như một kết quả của tuyên truyền, nhiều người xem việc tiêu thụ hàng ngày các thực phẩm giàu protein như thịt và các sản phẩm từ sữa là rất có ích lợi.

Nỗi sợ lớn nhất của người mới ăn chay hay ăn thực phẩm tươi sống là sợ thiếu protein. Những người ăn chay thay thế protein từ thịt bằng đậu phụ/đậu hũ, phó mát, các loại đậu đỗ và các sản phẩm thay thế thịt, trong khi những người ăn tươi sống thích ăn các quả hạch và hạt nhỏ hơn (mà thực ra lại chứa nhiều chất béo hơn là protein).

Quan điểm của các chuyên gia về vấn đề nhu cầu protein hàng ngày của chúng ta biến thiên đáng ngạc nhiên – từ 25 cho tới 200 gram một ngày! Con số trung bình là một gram cho mỗi kg thể trọng.

Cá nhân tôi nghĩ rằng thật không chính xác khi đánh giá nhu cầu protein của chúng ta bằng thể trọng hay số gram tiêu thụ. Sẽ chính xác hơn nếu đánh giá nó theo thành phần phần trăm tổng lượng calorie.

Thế thì, câu hỏi là, chúng ta cần bao nhiêu protein?

Hầu hết mọi người tin rằng chúng ra cần ăn thật nhiều protein để duy trì được sức khỏe. Ít nhất, họ nghĩ rằng những người ăn chay nên ăn các thực phẩm chứa protein đậm đặc như các loại đậu đỗ, đậu phụ/đậu hũ, và tương tự. Khái niệm này, rằng protein là dưỡng chất khó tìm đối với một người ăn chay, thật khác xa với sự thật.

Đây là thực tế: cho tới khi nào bạn còn ăn đủ lượng calorie, thì gần như là không thể có chuyện thiếu hụt protein, ngay cả với một chế độ ăn rất giới hạn.
Lấy ví dụ, giai đoạn nào trong tuổi đời của con người mà trong đó chúng ta đòi hỏi nhiều protein nhất do bởi tốc độ tăng trưởng nhanh đến không ngờ của mình? Đó là thời thơ ấu, đúng không nào? Và thành phần protein của sữa mẹ, loại thức ăn duy nhất mà một đứa bé nên tiêu thụ khi nó cần protein nhất cho sự tăng trưởng của bản thân là gì? Chỉ có 6%.

Thế đấy. Tự nhiên ấn định rằng con người không cần nhiều hơn 6% tổng lượng calorie từ protein, ngay cả trong các giai đoạn tăng trưởng cường độ cao nhất của họ.
Với điều đã được nói ở trên, chúng ta hãy nhìn xem thành phần protein của một số thực phẩm tươi sống.

Thành phần protein của hoa quả

Chuối: 4%
Đu đủ: 7%
Đào: 7%
Trái bơ (lê tàu): 9%
Dưa hấu: 7%

Thành phần protein trung bình của hoa quả: 5%

Thành phần protein của rau

Cà chua: 17%
Dưa chuột/dưa leo: 21%
Rau diếp cuộn: 59%
Cần tây: 25%

Thành phần protein trung bình của rau: 20%

Thành phần protein của quả hạch và hạt nhỏ:

Hạnh nhân: 15%
Bơ mè/vừng (tahini): 12%
Hạt hướng dương: 15%
Hạt bí ngô: 17%

Thành phần protein trung bình của quả hạch và hạt nhỏ: 15%

- Thành phần protein trung bình của chế độ ăn tươi sống ít béo: 7-8%
- Thành phần protein trung bình của sữa người: 6%


Một số người sống với lượng rất nhỏ protein

Trong một chuyến thám hiểm sâu trong khu vực New Guinea, các nhà nghiên cứu Hipsley và Clements của Sidney đã phát hiện ra một bộ lạc thổ dân sống ở vùng núi thuộc đỉnh Hagen mà chế độ ăn bao gồm chủ yếu là các thực vật nhất định, 80% đến 90% chế độ ăn của họ là khoai lang. Phần còn lại bao gồm hầu hết là các chồi non, mía đường, rau xanh, chuối, lõi dừa và nhiều loại quả hạch… Dân số ở đây, bao gồm cả trẻ em và thiếu niên, rõ ràng là có sức khỏe rất tốt, trong khi vẫn làm công việc thể chất nặng nhọc.

Giáo sư H.A.P Oomen… đã khám phá ra rằng lượng tiêu thụ protein hàng ngày của họ là 9,92 gram (dựa vào sự kiện là khoai lang chỉ chứa khoảng 0,5 tới 1,5% là protein). Trong khi đó họ thải ra trong phân khoảng nhiều hơn 15 lần lượng protein họ đưa vào qua chế độ ăn của mình, khoảng giữa 1,4 và 2 kg khoai lang một ngày. Kết luận logic là protein được tổng hợp trong cơ thể theo một tiến trình chưa được biết đến.

Albert Mosséri
La Nourriture Idéal – Dinh dưỡng lý tưởng


Có các nền văn hóa khác ở đó người ta sống với chế độ ăn dựa trên củ và nhận được một lượng trung bình nhỏ hơn 5% tổng lượng calorie từ protein, trong khi vẫn duy trì được sức khỏe tuyệt vời. Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO) chứng minh rằng, xem xét tới sự kiện rằng cơ thể người sử dụng lại hầu hết protein của nó cho nhu cầu của chính nó, 5% là thừa đủ. Tuy nhiên, hầu hết những người ăn chay vẫn sợ sệt việc không có đủ protein. Ngay khi họ cảm thấy thiếu năng lượng, họ liền tự nghĩ, “Có thể nào là thiếu protein hay không?”

Bạn lấy protein ở đâu?

Như chúng ta đã thấy, có vô số protein ở trong các thực phẩm tươi sống. Ngay như hoa quả cũng chứa ít nhất là 5% tổng lượng calorie của chúng là protein. Chỉ cần bạn ăn đủ để đáp ứng nhu cầu calorie của mình (chúng ta sẽ bàn luận điều này nhiều hơn ở phần sau của cuốn sách này), và bạn ăn một lượng phong phú các loại thức ăn, thì hoàn toàn không cần phải sợ thiếu bất cứ protein nào.

Một chế độ tươi sống gồm hoa quả và rau xanh, ngay cả nếu nó không bao gồm nhiều quả hạch và hạt nhỏ, cũng cung cấp khoảng 7-10% là protein một ngày. Như thế là còn nhiều hơn so với lượng mà WHO nói là an toàn. Và còn nhiều protein hơn lượng có trong sữa mẹ nữa.

Bất chấp các sự kiện này, nhiều tác giả lại khuyến nghị ăn quá nhiều protein. Quá nhiều protein thực ra không lành mạnh gì, cũng giống như quá nhiều chất béo vậy.

Về chủ đề này còn có nhiều điều có thể nói đến và trong chương này tôi chỉ mới cho bạn một tổng quan mà thôi. Thông tin thêm về protein sẽ có trong khóa dạy của tôi How to End Confusion About Nutrition – Làm thế nào để chấm dứt sự mù mờ về dinh dưỡng, hiện có trên www.fredericpatenaude.com/starterkit.html

Gửi bởi: justmevn Apr 22 2011, 08:49 PM

Chương 4
Quả hạch và hạt nhỏ


Chế độ ăn của các loài linh trưởng, hay Làm thế nào để biết phải ăn cái gì

Các tác giả đầu tiên viết về việc ăn thực phẩm tươi sống và phép Vệ sinh Tự nhiên đã cố gắng tìm ra đâu là chế độ ăn lý tưởng của loài người. Để tìm được lời giải cho câu đố này, họ đã nghiên cứu chế độ ăn của các loài linh trưởng, được khoa học tuyên bố là “các họ hàng gần gũi nhất” của chúng ta, từ đó hy vọng tìm kiếm trong chế độ của các tạo vật lông lá này thực đơn thích hợp nhất cho con người mong rằng sẽ tương hợp với các luật tắc của Tự nhiên (với chữ cái T in hoa!).

Nhưng xét tới sự kiện là các loài vượn lớn đang ngày càng hiếm thấy, và chi phí cùng những khó khăn của việc đi lại là rất cao, việc tới thăm chúng ở sâu trong rừng là một giải pháp không thực tiễn. Thay vào đó, họ đã khảo sát một số ít nghiên cứu trong vườn thú có vào lúc đó.

Đâu đó trong những cuốn sách này, ai đó đã nói rằng các loài linh trưởng sống nhờ vào hoa quả, rau, quả hạch và các hạt nhỏ. Lời xác nhận này không làm những nhà ăn tươi sống đó của chúng ta ngạc nhiên. Chẳng phải những loại thức ăn này dễ chịu nhất với khẩu vị khi được ăn ở trạng thái tươi sống hay sao? Tất cả những loại thức ăn còn lại (hạt cốc, các sản phẩm từ sữa, thịt, v.v.) phải được điều vị và nấu nướng lên mới thích hợp để ăn. Trái lại, hoa quả, rau, quả hạch và các hạt nhỏ có thể ăn ngon lành mà không cần bất cứ chất điều vị hay việc nấu nướng nào.

Sử dụng lý luận này, những người ăn chay, các nhà vệ sinh tự nhiên và những người ăn tươi sống trước đây đã tuyên bố ở mọi nơi rằng hoa quả, rau, quả hạch và hạt nhỏ, được tiêu thụ ở trạng thái tươi sống của chúng, làm nên chế độ ăn tự nhiên của con người.

Nhưng kể từ đó nhiều thứ đã thay đổi làm rối bức tranh. Chúng ta đã học được rằng các con gorilla ăn hầu hết là lá xanh, hầu như không ăn hoa quả, quả hạch hay các hạt nhỏ. Các con đười ươi, trái lại, lại ăn hầu hết là hoa quả, rất ít quả hạch và một ít lá xanh. Và rồi còn có những con tinh tinh lùn ăn 80% là hoa quả và hầu như không ăn quả hạch và các hạt nhỏ.

Các vấn đề từ việc tiêu thụ thừa lượng quả hạch

Một số tác giả đã bắt đầu đặt câu hỏi với giá trị của các quả hạch trong chế độ ăn tươi sống. Họ làm điều này không phải với lý do khoa học, nhưng là sau khi để ý thấy các vấn đề mà việc ăn quá nhiều quả hạch đem lại, trên bản thân họ và những bệnh nhân của họ.

Nhưng vẫn luôn có những người thích ăn nhiều quả hạch, đặc biệt bởi chúng là những thức ăn giàu protein duy nhất trong chế độ ăn chay tươi sống. Do bởi việc thiếu hụt protein làm chúng ta lo sợ, chúng ta làm yên lòng mình bằng việc tiêu thụ các quả hạch hàng ngày, không nhận ra rằng các quả hạch thậm chí không đậm đặc về protein; chúng đậm đặc chất béo thì đúng hơn.

Herbert Shelton và các nhà ăn thực phẩm tươi sống khác khuyến nghị khoảng 100 tới 120 gram quả hạch một ngày, như thế là khoảng một vốc đầy hạnh nhân (chừng 50-70 hạt). Điều này sẽ mang lại việc tiêu thụ chất béo tổng trong ngày tới khoảng 50-60% tổng lượng calorie. Thế là quá nhiều so với điều được khuyến nghị. Thêm vào đó chỉ ít người là có khả năng tiêu hóa được lượng quả hạch này mỗi ngày. Nhà vệ sinh tự nhiên người Pháp, Albert Mosséri, đã viết:

Tôi đã quan sát thấy các vấn đề không đếm xuể và thậm chí những nạn tai nghiêm trọng khi đi theo việc tiêu thụ các quả hạch kiểu đó: các vấn đề về gan, rối loạn da liễu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm năng lực tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiểu, đi tiểu ra mủ, khai khắm và tiểu nhiều, giảm thị lực, cận thị, nhạy cảm với cái lạnh, nhạy cảm với tắm nắng và ánh sáng, đầu óc mù mờ, thường đầy hơi, v.v. Tôi hiểu ra ngay lập tức, rằng Shelton, với tất cả sự thiên tài và với tất cả sự yêu mến và kính trọng mà tôi dành cho ông nhiều năm, đã phạm phải trong vấn đề này một lỗi lầm nghiêm trọng.

La Nourriture Idéale – Dinh dưỡng lý tưởng


Tuân theo những chỉ dẫn được đưa ra ở chương 2 thì có thể ăn quả hạch mà không rơi vào những vấn đề này.

Trong tự nhiên

Những người ăn thực phẩm tươi sống thích nói về cái gì là tự nhiên với lại cái gì không phải. Thế thì đâu là vị trí của quả hạch trong chế độ ăn tự nhiên của con người? Điều đầu tiên mà tôi nhận ra khi nghĩ lại là quả hạch là một loại thức ăn có theo mùa. Chúng không phải tươi cả năm, mà chỉ hai hoặc ba tháng trong năm. Rồi tôi thấy rằng có một sự khác nhau lớn giữa quả hạch tươi và quả hạch khô. Các quả hạch khô đã mất lượng nước tự nhiên của chúng và làm bạn no hơn bởi độ đậm đặc chất béo và protein của chúng là cao hơn. Nhưng có tự nhiên hay không khi ăn các quả hạch theo kiểu này?

Khi tôi ở Tây Ban Nha tôi đã có cơ may được thưởng thức hạnh nhân tươi hái thẳng từ trên cây xuống. Đúng là một bữa tiệc cực kỳ thỏa mãn – giòn, mịn, và vẫn còn nước, nhưng với một lượng béo nhất định. Tôi đã nghĩ, “Ôi trời, đây mới là cách chúng ta nên ăn quả hạch.” Đem so sánh, những quả hạch chúng ta tìm thấy ở các cửa hàng thức phẩm dành cho sức khỏe đã được làm khô (thường là ở nhiệt độ cao), đông lạnh tại các kho của nhà phân phối, rồi được lưu trữ nhiều tháng liền. Chúng không còn tươi gì nữa.

Những người thích so sánh chúng ta với các động vật ăn hoa quả khác sẽ thấy thú vị khi nghiên cứu chế độ ăn của các loài vượn. Hầu hết chúng sống chủ yếu dựa trên hoa quả và lá xanh, ăn quả hạch khi chúng vào mùa trong một ít tháng trong năm. Các con gorilla không ăn bất cứ quả hạch nào và là loài mạnh nhất trong tất cả. Các con đười ươi hiếm khi ăn quả hạch, và chỉ khi có thể tìm thấy chúng. Tinh tinh lùn hiếm hoi mới ăn quả hạch.

Nhu cầu của trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Trẻ em đang lớn có những nhu cầu khác so với người trưởng thành. Các khuyến nghị của tôi là như sau: bạn có thể bao gồm một số quả hạch vào chế độ ăn của trẻ, trước tiên là dưới dạng các loại sữa quả hạch. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên bú sữa mẹ. Điều này đặc biệt quan trọng trong sáu tháng đầu. Các loại sữa từ quả hạch không có đủ canxi và không thể thay thế cho sữa mẹ. Nếu vì một vài lý do nào đó mà người mẹ không để cho bú, đứa bé nên được cho uống sữa động vật, tốt hơn cả là sữa dê, lý tưởng là sữa tươi.

Trẻ nhỏ có thể dùng một chút quả hạch ngay khi chúng có thể nhai tốt. Chúng cũng có thể được cho ăn các loại bơ quả hạch tươi. Điều cũng quan trọng nữa là trẻ em được cho ăn đủ lượng hoa quả để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng, và đủ lượng rau lá xanh mỗi ngày để đảm bảo chúng có được tất cả những khoáng chất cần thiết.

Các loại rau lá xanh chứa một lượng dồi dào các khoáng chất. Trẻ nhỏ nên dùng các loại sinh tố xanh (xem phụ lục), salad, và salad xay nhuyễn.

Sẽ có ích lợi khi ăn quả hạch với số lượng nhỏ, tùy thuộc vào mỗi người. Lượng tối đa nên ở khoảng 1-2 ounce (30-60 gram), khoảng 15-30 quả hạnh nhân nhỏ. Những vận động viên và người có thể chất khỏe mạnh có thể ăn nhiều hơn một chút. Cuối cùng thì bạn sẽ có thể tự điều chỉnh chuyện này thôi. Chúng ta không cần phải ăn quả hạch và các hạt nhỏ mỗi ngày. Ăn trái bơ và quả hạch vào những ngày khác biệt thì tốt hơn.

SÁCH ĐẶC BIỆT TẶNG THÊM: Nếu bạn tới trang www.rawsecretsbook.com và nhấn chuột vào “Free Book Bonuses”, tôi sẽ trao cho bạn các thông tin thêm về cách cho trẻ nhỏ ăn với chế độ thực phẩm tươi sống, cũng như một cuộc phỏng vấn rất thú vị với một bà mẹ đã nuôi lớn những đứa con cực kỳ khỏe mạnh với chế độ ăn tươi sống, và hé lộ tất cả những bí mật của cô ấy. (trang này không còn hoạt động, chuyển sang http://fredericpatenaude.com - ND)

Gửi bởi: justmevn Apr 24 2011, 07:06 PM

Chương 5 sẽ nói về vấn đề sức khỏe răng miệng

Gửi bởi: evelynn197 Mar 12 2012, 10:35 PM

Bằng chứng sống về raw food: cụ bà 70 tuổi trẻ như gái 30
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/03/cu-ba-70-tuoi-tre-trung-nhu-gai-30/

Bản thân mình từ ngày thêm thêm rau trái sống vào khẩu phần, giảm bớt lượng tinh bột thì thấy sức khỏe tốt lên rõ rệt. Trước đó mình ăn nhiều rau xanh và củ quả, nhưng toàn là đồ nấu chín, không dám đụng đến một thứ trái cây nào luôn, vì sợ Âm.

Sản xuất bởi Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)