IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

8 Trang V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Thai giáo quan trọng như thế nào?, Mang Thai và chăm sóc bé theo phương pháp Macrobiotic
Thelast
bài Jul 7 2007, 09:50 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nguyễn Quốc Khánh - Lê Hoàng Long
Phạm thị Ngọc Trâm

biên dịch













Mang Thai và chăm sóc trẻ theo phương pháp Macrobiotic

Thai giáo quan trọng như thế nào?



















Tủ sách Thực Dưỡng


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 09:54 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Mục lục

Phần I: Những sưu tầm về sự mang thai theo Thực Dưỡng và tâm linh

1. Giáo huấn mẹ hiền 5
2. Thức ăn hôn nhân và con thanh quí 8
3. Âm thanh và thai nhi 10
4. Bạn thích con bạn sẽ như thế nào? 15
5. Những bí ẩn về ảnh hưởng của mặt trăng lên quả đất và con người khi mang thai 19
6. Tiến trình hình thành bản ngã 25
7. Cuộc tình tay ba 29
8. Những tai hại về nạn phá thai 32

Phần II: mang thai 35

1. Tại sao cần phải hiểu biết về mang thai? 35
2. Chuẩn bị để mang thai 37
3. Biểu hiện lúc mới mang thai 38
4. Chế độ ăn uống Thực dưỡng và sự mang thai 38
5. Làm thế nào để tránh các cực đoan và sự thái quá 42
6. Những thay đổi về thể chất và cảm xúc trong thời kỳ mang thai 44
7. Những vấn đề khó chịu trong khi mang thai 47
8. Bạn có cần uống sữa hay không? 47
9. Bệnh thiếu máu, chế độ ăn uống Thực dưỡng và thai nghén 48
10. Có thể đi du lịch khi mang thai không? 50
11. Trở thành một tổ ấm 50
12. Tình dục khi mang thai 51
13. Những điều thường xảy ra khi mang thai 51
14. Mục tiêu của Thực dưỡng 53
15. Chuẩn bị cho sinh nở 54
16. Chuẩn bị sinh tại nhà hoặc tại bệnh viện phụ sản 55
17. Những gợi ý 58
18. Những điều cần biết không có trong sách vở 58
19. Sự thay đổi của người mẹ sau khi sinh nở 61
20. Chăm sóc người mẹ sau khi sinh 62
21. Những thay đổi của trẻ sơ sinh khi mới đẻ 64
22. Dấu hiệu của trẻ sau khi sinh 64
23. Chăm sóc trẻ sơ sinh 65
24. Những việc hữu ích khi chăm sóc trẻ sơ sinh 66
- ăn ngũ cốc 68
- ăn rau củ 69
- ăn rong biển 69
- Những thức ăn khác 69
25. Những vấn đề thông thường có thể xuất hiện 70
- Phát ban 70
- Tiêu chảy 71
- Táo bón 71
- Sốt 72
- Vàng da 72
- Mọc răng 72
- Chậm lớn 73

Phần III: Phụ lục

I. Chế độ ăn uống khi mang thai 74
II. Nhu cầu canxi khi mang thai 76
III. Chất sắt cần thiết khi mang thai 77
IV. Bữa ăn hàng ngày nên dúng khi mang thai 78
V. Vitamin và khoáng chất 79
VI. Sự phát triển của bào thai 87
VII. Trạng thái hình thành đầu tiên của bào thai 90
VIII. Cho bú với trẻ ẵm ngửa 91
IX. Chuẩn bị quần áo tã lót 94
X. Cách tắm cho trẻ 95

----------------------------------------------------

Chú ý:

Bạn đọc nên tìm đến sự hướng dẫn của một bác sĩ điều trị và nhà nghiên cứu dinh dưỡng phù hợp trước khi bắt đầu thực hiện việc chăm sóc trẻ theo gợi ý của cuốn sách này.

Cuốn sách này hay bất kỳ cuốn sách nào khác không nên được sử dụng như là một sự thay thế cho việc chăm sóc y tế hay điều trị chuyên khoa.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 10:03 AM
Bài viết #3


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Phần I

Những sưu tầm về mang thai theo Thực Dưỡng và tâm linh


1. Giáo huấn của mẹ hiền

Herman Aihara


Có hai loại giáo dục: một loại thuộc giáo dục thiên về vật chất, loại kia là giáo dục thiên về tinh thần. Giáo dục vật chất trong các trường học hiện tại đang cống hiến kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá và nghệ thuật, thủ công và kỹ nghệ. Vì hầu hết mọi người quan niệm hạnh phúc là đạt được điều gì họ mong muốn, là thực hiện được tiện ích vật chất. Nền giáo dục tân thời hay giáo dục duy vật nhằm tiến tới hạnh phúc đó bằng phương tiện duy vật và bằng tích trữ vật chất được gọi là tiền bạc.

Có một số người nghĩ rằng nền giáo dục hiện hành cũng có nhằm nâng cao tinh thần. Đúng thế, nhưng các lối giáo dục ngày nay, phần lớn là duy vật vì chú tâm truyền dạy kiến thức và kỹ thuật liên hệ đến lạc thú và tiện ích vật chất là yếu tố quan trọng cho hạnh phúc toàn diện. Nhưng không tuyệt đối mà chỉ tương đối thôi. Nói cách khác các thứ hạnh phúc đó sẽ trở thành bất hạnh và bất ổn sớm hay muộn thôi. Vả lại, hạnh phúc của người này là bất hạnh của kẻ khác. Do đó, lối giáo dục hiện tại, nhằm giải quyết hạnh phúc của đa số, nhưng không phải của tất cả, một thứ hạnh phúc trần tục, hạn hẹp, chứ không phải loại hạnh phúc miên viễn.

Giáo dục tinh thần đưa con người đến hạnh phúc tuyệt đối và trường cửu. Loại giáo dục này rất khó truyền dạy và hiếm có người tiếp thu được. Những người lãnh hội được loại giáo dục này luôn luôn trở thành vĩ nhân trong lịch sử loài người.

Vì tinh thần và đức hạnh biểu lộ qua cơ thể và điều kiện sinh lý là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tinh thần. Như vậy một đường lối giáo dục mới bắt đầu - Giáo dục Thực Dưỡng. Giải quyết vần đề làm cho con người hưởng được hạnh phúc vô tận, vui sống với sự sung mãn vật chất và tiện nghi.

Giáo dục Thực Dưỡng cũng có thể chia làm hai phần. Phần thuộc về vật chất, một người Thực Dưỡng phải có hiểu biết và phương pháp như lựa chọn thực phẩm, nấu ăn, cách ăn uống để phòng và chữa trị bệnh tật; giải thích tất cả các hiện tượng và khoa học thông qua nguyên lý âm dương và trật tự vũ trụ. Phần kia là giáo dục Thực Dưỡng thuộc tinh thần. Nó cũng giống như mọi giáo dục tinh thần khác vì chỉ có một giáo dục tinh thần thôi.

Vậy thì giáo dục tinh thần là gì? Giáo dục tinh thần là một giáo dục chỉ cho ta trí phán đoán siêu đẳng như là lòng ngay thật tuyệt đối, lòng tri ân chứ không phải phàn nàn, không kỳ thị, không thù hận căm phẫn.

Làm cách nào và ai có thể giáo dục được các điều ấy? Trong lịch sử loài người, các vĩ nhân thường xuất hiện và dạy ta trí siêu đẳng. Một vài người như Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Lão Tử và gần đây hơn là Bab và Baha’u’llah của đạo Bahai. Làm thế nào các vị đó đã học được lý tánh siêu xuất này? Họ sinh ra đã biết rồi ư? Thực ra, hạt giống đức hạnh này mọi người đều có. Mọi người đều có năng lực tiềm ẩn để trở thành bậc trưởng thượng. Nhưng ít có ai nhận ra được trí siêu đẳng và thánh đức ấy, mà cũng nhận được thì cũng nhờ giáo dục tinh thần? Vậy thì ai truyền cho các bậc thánh thiện đó. Có khi họ không tốt nghiệp trung học hay đại học và có thể không học cả bậc sơ cấp nữa.

Đó là người mẹ. Nhà giáo dục vĩ đại nhất trên trần gian này đã là và sẽ là Mẹ hiền, người có thể chưa từng tốt nghiệp trung hay đại học. Người mẹ có thể không đọc hay viết và làm cho con bà trở thành một con người vĩ đại.

Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của Mỹ, một lần nói với bạn ông ta là Billy Herndon rằng: “Tất cả những điều tôi có được ngày hôm nay là nhờ mẹ tôi, cầu Chúa phù hộ cho bà”. Những điều Lincoln nói gần như không thể tin được bởi vì mẹ ông ta, Nancy Hankss, đã mất khi ông ta mới lên 9 tuổi. Làm sao mà một chú bé 9 tuổi có thể học được đức hạnh và sự công bằng đã làm ông trở thành tổng thống của nước Mỹ tốt nhất trong những nhà chính trị đáng kính trong lịch sử? Lincoln được giáo dục theo hệ chính quy chưa đến một năm. Sau đó, ông ta tự học với sự giúp đỡ của bà mẹ khoảng ba năm cho đến khi bà mất. Lincoln đã học được lòng nhân hậu và óc phán đoán cao - điều đó nói lên rằng: tính chân thành, tính chính trực, lòng nhân hậu và dũng cảm - trong một thời gian rất ngắn. Sao mẹ ông ta đã truyền lại được cho cậu con trai đức hạnh và óc phán đoán cao trong thời gian rất ngắn như vậy? Đây là một ví dụ của sự giáo dục tinh thần không phải từ trường lớp hay ngôn ngữ. Điều này do sự giáo dục của bà mẹ. Bà dạy bằng những ví dụ đơn giản cùng với vài câu nói.

Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo tinh thần không chỉ của dân tộc ấn Độ mà của cả thế giới, sống với bà mẹ cho đến tuổi 18. Khi ông trở về nhà từ Luân Đôn, mẹ ông đã mất. Một điều quan trọng ông học được từ bà mẹ của ông là tính thánh thiện. Ông nói trong tiểu sử của mình: “Cảm tưởng sâu sắc về mẹ tôi đã để lại trong tôi là tính thánh thiện”. Ông đã học được tính thánh thiện của người mẹ mà ông được gọi là Linh hồn của ấn Độ.

Một ví dụ nữa về lối giáo dục của người mẹ được kể lại bởi George Ohsawa, người sáng lập phong trào Thực Dưỡng ở những nước Tây Âu. Một hôm ở Tokyo, vào khoảng năm 1963, tại một cuộc hội thảo, tiên sinh kể với chúng tôi về bà mẹ của mình như một nhà giáo dục trong suốt cuộc đời của tiên sinh:

“Mẹ tôi ly hôn khi bà 25 tuổi, sau năm năm lấy chồng. Sau đó, bà học y tá và đỡ đẻ ở Đại học Do-Shi-Sha (một trường Công giáo ở Tokyo) với sự trợ giúp của gia đình bà. Sau khi tốt nghiệp, bà bận rộn giúp đỡ những kẻ ốm đau và nghèo khó. Bà luôn tận tình làm việc giúp đỡ người nghèo. Quan điểm của bà sau này đã ảnh hưởng đến tôi. Tính cách nổi bật nhất ở bà là chưa bao giờ bà phàn nàn về sự mệt mỏi, sự thiếu vắng chỗ dựa của người chồng hay khó khăn về tài chính của mình… Sau 5 năm làm lụng vất vả mẹ tôi bị bệnh lao và có thể tại vì bà ăn uống kiểu Tây Phương. Lúc bệnh tình đã trầm trọng bà gọi chúng tôi lại cạnh giường và bảo tôi hãy theo nghiệp học hành vì tôi thuộc âm, còn em trai tôi thì quá dương nên hãy theo binh nghiệp. Nằm yên lặng được nửa giờ thì bà lâm chung. Bà không bao giờ khóc hay than van dù rất lo âu về tương lai của hai con, rất căm giận về sự bội bạc của cha tôi, và bận tâm về tài chánh eo hẹp của gia đình. Đó là một đường lối giáo dục. Thiên hạ thường nói nhiều. Vì vậy họ không gây nổi ấn tượng cho người khác vể đức hạnh hay thái độ cao cả. Không dùng lời nói là mẹ tôi đã dạy cho tôi nết hạnh không than trách vào giờ phút mòn mỏi kiệt lực. Nhờ theo cách sử sự như vậy tôi đã hướng dẫn được hàng ngàn người vào phương pháp Thực Dưỡng. Tôi như hiện nay và mong muốn trong tương lai đều do ảnh hưởng của bà, người đã mất khi tôi 10 tuổi”.

Thế thì Lincoln, Gandhi và Ohsawa đều dạy cho ta óc phán đoán tối cao, cái mà họ đã học được từ những bà mẹ của mình. Người Mẹ là nhà giáo dục tinh thần vĩ đại nhất, mà cũng có thể là những tấm gương của tính biếng nhác, không trung thực và sự cẩu thả. Vì vậy tương lai của thế giới - hạnh phúc hay bất hạnh, hoà bình hay chiến tranh, khỏe mạnh hay đau ốm - tuỳ thuộc vào người Mẹ. Bà là nhà giáo dục có ảnh hưởng nhất.

(Ống kính vạn hoa - Aihara)


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 10:14 AM
Bài viết #4


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



3. Âm thanh và thai nhi

Dạy con từ thuở còn là bào thai...


Các nhà khoa học và đặc biệt là các nhà tâm linh đều đã đồng ý một quan niệm rằng vũ trụ được hình thành bởi âm thanh và ánh sáng. Kinh Cựu Ước có ghi: “Khởi thuỷ là lời”. Cao dao dân ca xứ Huế có câu: “Đặt con vào dạ là mạ đi tu”, người phụ nữ khi mang thai đầy ý thức, từ xưa đã biết đến chức năng thiên chức của mình là sinh sản ra một con người, nên họ đã biết rằng khi bụng mang dạ chửa họ đã phải học, phải tu dưỡng, phải kiêng khem hơn khi bình thường rất nhiều. Người xưa đã biết tới sức mạnh của âm thanh bởi vì chính vũ trụ cũng có âm thanh của nó. Năm 1992 người ra đã có khám phá mới về âm thanh mà hài nhi đã nghe qua trong thời gian còn ở trong bụng mẹ. Nhờ các máy móc tinh vi hiện đại, các nhà khoa học đã thu được hình ảnh và âm thanh của hài nhi đang nằm trong bụng mẹ. Các dòng âm thanh được phát sinh đều đều giống như âm thanh mà các nhà phi hành vũ trụ đã cảm nhận trong không gian vậy. Người ta cho rằng chính vì âm thanh ấy mà khi hài nhi chào đời, âm thanh ấy mất, hài nhi không còn nghe được nữa nên chính vì nguyên nhân ấy làm hài nhi khóc. Ngày nay, loại âm thanh huyền diệu ấy đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Nhiều thắc mắc được nêu ra là tại sao âm thanh vũ trụ lại truyền qua bụng người mẹ? Dù muốn dù không, một số nhà khoa học có đầu óc phóng khoáng đã mạnh dạn bước vào lĩnh vực tôn giáo để truy tìm một số nguồn gốc. Đối với Kinh Thánh thì âm thanh vũ trụ chính là âm thanh của Thượng Đế “tiếng nói của Ngài lớn và truyền xa khắp chốn”. Kinh Vệ Đà có câu: “Âm thanh đã phối hợp cùng nhau để tạo nên vũ trụ”. Chính Đức Phật cũng như Đấng Cứu Thế đã qua con đường âm thanh để cứu độ chúng sinh. Sách Yoga ấn Độ cho biết: âm thanh trong vũ trụ có nhiều loại. Mỗi cõi giới có cấp độ khác nhau. ở cõi giới cao hơn, âm thanh sẽ thanh thoát và siêu đẳng hơn. Âm thanh ở cõi giới cao hơn có tác dụng đến cuộc sống và có ý nghĩa, có khả năng mạnh mẽ giải toả mọi xấu xa trở ngại. Các âm thanh siêu đẳng ấy chỉ dành cho những kẻ không còn chấp ngã, không bị cái ta ràng buộc. Cái âm thanh dìu dặt hay loạn cuồng ở cõi thế gian là loại âm thanh phàm tục sơ đẳng, âm thanh ở cõi dục giới (theo quan điểm của tâm linh cõi chúng ta đang sống là cõi dục giới - con người và tất cả đều do dục - sự hấp dẫn của Âm Dương mà sinh ra…), nó còn mang nặng bản ngã của trần thế, loại âm thanh thô tục. So với thời xưa thì âm thanh ngày nay, nhất là các loại nhạc ngày nay loạn động thô tục hơn những bản nhạc thời xa xưa. Một nhà tâm linh học có nói: nếu cho con người nghe những âm thanh cao đẳng của con người như những bản giao hưởng nổi tiếng của Beethoven, những bản sonat của Schubert, Mozart, Chopin…thì con người sẽ có những tính cách anh hùng, đại trượng phu…Còn những bản nhạc thời hiện đại nghe lắm chỉ sinh ra những con người hạn hẹp đầu óc, những kẻ bần tiện, tiểu nhân. Vì ngày xưa các nhạc sĩ sống gần gũi với thiên nhiên và có sự giao cảm với vũ trụ nhiều hơn những nhạc sĩ đời nay…Ngày nay người ta đã làm nhiều cuộc thí nghiệm chữa trị bằng âm thanh hiệu quả khôn lường. Có quả cà chua đã to hẳn so với các quả không được nghe nhạc cổ điển. Thời gian tôi (Ngọc Trâm - người biên soạn phần sách này) mang thai, tôi thường nghe băng tụng kinh Dược Sư, và nhìn ngắm ảnh Chúa Hài Đồng Jesus, bức ảnh ông Thánh bế chúa Hài Đồng mà tôi đã nhìn ngắm không biết chán, bức ảnh này tôi đã quá quen thuộc vì thời tôi còn bé tí ở với ông bà nội tôi theo đạo Công Giáo, nhà có bàn thờ bày rất nhiều tranh các thánh rất đẹp, rất thánh thiện. Tôi thường nhìn ngắm các ảnh thánh, vì có lần tôi đi nghe Giáo Sư Hoàng Phương nói chuyện về ngoại cảm và đọc các sách về tâm linh của hội Thông Thiên Học có nói là khi mang thai người mẹ thường nhìn ngắm ai thì sẽ tạo ra một cái khuôn dĩ thái tức là cái khuôn bằng tư tưởng kết lại, nó cũng là năng lượng tâm thức ở mức vi tế hơn thể vật lý, nếu người mẹ có trí tưởng tượng tốt tức là nếu người mẹ học hình học không gian giỏi thì đứa bé sẽ giống như đúc cái khuông mà bà ta thường nhớ tưởng tới trong khi mang thai. Đó là điều lý giải vì sao có đứa bé giống mẹ hay giống cha như đúc. Và điều này giải thích được dễ dàng vì sao có câu: "Con gái giống cha giầu ba họ con trai giống mẹ khó ba đời "! Đây cũng là nét bí mật về khoa nhân tướng học, chỉ nhìn một người là có thể biết được mẹ người đó trong khi mang thai thường ăn gì, là người có trình độ tâm linh hay không và bà mẹ thường nghĩ tới ai. Nếu bà mẹ nghĩ tới bản thân và yêu thích hình ảnh bản thân mình nhiều thì đứa bé sẽ giống bà và ngược lại. Kết quả, là bé gái tôi sinh ra khi được 6 tháng tuổi khi tôi bế cháu bé vào Sài Gòn chơi người ta tưởng cháu là con lai, và khi được 3,4 tuổi mỗi khi cháu nhìn thấy trên Tivi có quay cảnh đền chùa tự dưng hai bàn tay bé tí của cháu chắp lại làm tôi khá ngạc nhiên. Một lần tôi bế cháu đến chỗ bán sách chùa Quán Sứ, nghe thấy tiếng tụng kinh ở băng cattset là cháu cũng tự chắp hai bàn tay bé tí của cháu lại trông rất là ngộ nghĩnh, làm mọi người kinh ngạc. Nhưng sau này khi lớn lên cháu không còn giữ được “thói quen” lạ lùng không ai dạy đó nữa.

Cháu gái tôi mang thai vì là tôi ăn gạo lứt trước đó mấy năm và tôi đã làm tất cả những gì có thể làm về tinh thần và thể chất dành cho cháu nên khi cháu phát lộ ra đặc tính thông minh hài hoà hơn cha mẹ, thì tôi càng thấy giá trị của phương pháp Thực Dưỡng, do vậy tôi mong rằng những bà mẹ tương lai sẽ rút kinh nghiệm dành cho con cái những gì tốt nhất trong khả năng của mình. Một cháu bé như vậy khá dễ nuôi dạy. Trong khi tôi thường thấy giáo sư Ohsawa viết trong sách là các cháu bé mà bà mẹ ăn nhiều thịt rất khó dạy.

Giáo sư OHSAWA khi nhìn thấy người phụ nữ đi với đứa con trong một buổi thuyết giảng của ông, thì GS bèn nói là bà đi lấy chồng nhưng khi thai nghén thì vẫn nhớ tới người tình cũ, nên đứa con tuy không mang thai với người tình cũ mà có nét giống hệt người đó. Bà mẹ tái mặt nhận đúng.

Nhiều nhà tâm linh học tầm cỡ trên thế giới biết được giá trị của âm thanh trong đời sống cho nên đã sử dụng âm thanh trong khoa trị liệu cho những bệnh nhân tâm thần, và nhiều chứng bệnh khác của con người gọi là “Âm thanh liệu pháp”, nhiều khi chỉ nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi, những tiếng động trong tự nhiên như tiếng nước suối chảy róc rách…mà bệnh tình cũng tự nhiên tiêu tán. Nhất là ngôn ngữ của tình yêu càng chữa trị các bệnh mau lành. Những câu nựng nịu của bà mẹ với các em bé làm cho các em có những bộ mặt thiên thần. Nhìn một bé thơ, tôi có thể nhận thấy rất nhanh những bé nào được mẹ yêu thương chăm sóc trìu mến hàng ngày.

Riêng các bậc chân sư khi đạt đạo âm thanh của giọng nói của họ cũng có khả năng làm cho người khác khai ngộ, hay làm ấm lòng những ai đang đau khổ. Âm thanh của các ngài rất nhẹ nhàng và trầm hùng… người ta chỉ có thể học những âm thanh cao: thanh nhạc, Opera, thính phòng… nhưng để âm thanh, giọng nói của mình trầm hùng thì chỉ có bậc thánh mới làm được và các ngài không hề điêu luyện giọng nói, họ chỉ công phu thiền tập, thiền vipassana, họ công phu vĩ đại nhất: thiền… khi vào các tầng thánh tiếng nói của họ xuất phát từ đan điền nên đầy nội lực và chỉ nghe thôi có thể đã khoẻ người hết bệnh… các bà bầu, hãy sưu tầm những đĩa tiếng có chứa những âm thanh này và cho cả hai mẹ con đều nghe: hiện nay chúng tôi đang có những đĩa này và mong cho những bà bầu được nghe… xin liên hệ với các cơ sở bán các thực phẩm Thực dưỡng tin cậy…

Nhưng đĩa tiếng chứa những âm thanh lành mạnh khoẻ nhẹ người và nâng cao tầng số tâm linh, chúng tôi sưu tầm được một số đĩa nổi tiếng thế giới, những đĩa tiếng này cứ mở ra cho tất cả nhà nghe, cả phần âm họ cũng thích nghe, gọi “họ” là chúng sinh không thân, đặc biệt tốt cho người bệnh, phụ nữ có thai và thiền nhân vì họ rất nhạy cảm, đó là:

- Kinh Phật, các đĩa giảng Pháp do bác Phạm Kim Khánh đọc dịch,…
- Tụng tâm từ (tụng Kinh từ bi bằng tiếng Pali)
- Tụng Kinh Phật ở Thái Lan.
- Tụng Tam Bảo bằng tiếng Pali
- Đĩa tụng kinh được giải Grammy của Mỹ.
- Đọc tham khảo phần “thông điệp huyền diệu của nước” nằm ở mục thông tin cập nhật trong diễn đàn.
- …

Sau đây là nhận định của Barbara Ann Brennan trong “Bàn tay ánh sáng” trang 274: “Tôi nhận thấy rằng tất cả các loại cơ quan, mô, xương và chất dịch đều đòi hỏi một âm độ và một điều biến khác nhau để tăng cường hoạt động lành mạnh của chúng. Cùng với việc chữa trị bằng âm thanh dưới dạng các âm độ đơn thuần, người ta cần sử dụng các loại âm thanh khác nhau. Các bài giảng cổ truyền ấn Độ đưa ra một chữ tiếng Phạn và một âm thanh riêng cho mỗi luân xa. Tôi chưa thao tác bằng những cái đó nhưng tôi có thể hình dung ra chúng là những hình thái chữa trị rất mạnh mẽ."

“Một vài nhóm nhạc, như nhóm của Robbie Gass, biểu diễn âm nhạc nhằm khai mở các luân xa. Trong buổi hoà nhạc mà tôi (Barbara Ann Brennan) có mặt, Robbie điều khiển đội hợp xướng củamình hát suốt hai giờ liền không nghỉ. Trong cả thời gian đó, các bài hát được chọn lọc đặc biệt để khai mở luân xa theo thứ tự tăng dần, bắt đầu bằng luân xa 1. Vào lúc kết thúc, phần lớn luân xa của số đông cử toạ được khai mở và được nạp năng lượng. Ai cũng trải qua một thời gian kỳ diệu. Âm nhạc chữa trị rất hữu hiệu.”

Theo Kinh điển Phật Giáo (Phổ Môn) thì âm thanh vũ trụ chính là âm thanh phát sinh từ chân lý cuả vũ trụ: “nếu quan sát theo chủ quan thì âm thanh vũ trụ là âm thanh được lưu lại từ Tiên Thiên Nội tại của chúng ta, nên với âm thanh này, ta không thể nghe bằng tai mà bằng tâm, không thể thấy bằng mắt mà bằng tâm để từ đó hiển hiện ra thành ngữ âm của quán âm…(phẩm Phổ Môn - Pháp sư Tinh Vân).

Cái âm thanh vi diệu ấy, cái âm thanh phối hợp để góp phần tạo vũ trụ ấy thật sự chúng ta đã có nghe, đã có liên lạc và giàng buộc ngay lúc còn trong bụng mẹ. Nhưng khi được sinh ra và lớn lên, chúng ta đã mất đi cái âm thanh siêu đẳng đó và quen dần với âm thanh thô tục hơn của thế gian. Tuy nhiên cái âm thanh ấy vẫn tiềm tàng trong ký ức và khi có điều kiện sẽ lại chan hoà. Đó chính là lúc con người đã thoát khỏi sự giàng buộc của nghiệp lực, của bản ngã, đó là lúc con người liên kết được với cái lực lượng đầu tiên, cái âm thanh siêu đẳng của vũ trụ vậy.

Các nhà khoa học Mỹ vừa thực hiện một chương trình nghiên cứu khá độc đáo về giáo dục trẻ em có sự tham gia của 700 người sắp làm bố mẹ. Cái lõi của chương trình thí nghiệm là huấn luyện cho những người này các phương pháp đơn giản để “giao tiếp” với những đứa trẻ con hãy còn nằm trong bụng mẹ bằng cách làm cho thai nhi từ 5 đến 9 tháng có phản xạ đối với các tác động bên ngoài.

Việc dạy cho trẻ chưa sinh bắt đầu thực hiện từ tháng thứ 5. Mỗi ngày hai lần, người bố tương lai vỗ nhẹ vào bụng người mẹ trong vòng 2 phút. Nếu đứa bé trong bụng “trả lời” (tức là bào thai cựa quậy) thì người bố tiếp tục vỗ nhẹ và chờ trả lời. Sau hai tháng, ở thai nhi đã hình thành phản xạ đối với tín hiệu và từ đấy bắt đầu thực hiện việc dạy cho thai nhi những tiếng đầu tiên: Mỗi lần người bố nói mấy tiếng đơn giản kèm theo những tác động nào đó nhất định. Chẳng hạn, vỗ nhẹ, ấn nhẹ hoặc gõ nhẹ ngón tay vào bụng mẹ.

Những thí nghiệm như vậy ở 150 phụ nữ có thai đã cho thấy là con của họ biết nói và viết cách dùng những từ phức tạp rất sớm. Những đứa trẻ này có phản xạ nhanh hơn đối với những tác động từ bên ngoài, dễ thích nghi hơn đối với ngoại cảnh, chịu lắng nghe bố mẹ nói lâu hơn, ít khóc, ít hờn dỗi hơn so với những đứa trẻ khác. Một người tên là R. Da-ni-en-xơ tham gia cuộc thí nghiệm này áp má vào bụng vợ và nói: “Bé ơi, bố đây”. Thai nhi đã “trả lời” bằng cách đạp chân. Đấy là phản xạ trước tiếng nói. Khi đứa trẻ sinh ra, người bố lập tức nói chuyện ngay với đứa bé và vẫn nhắc lại: “Bé ơi, bố đây!”. Nghe câu đó, đứa bé đã quay đầu lại nhìn bố!

Đứa bé phát triển nhanh một cách khác thường. Mới được 4 tháng em đã gọi “mẹ” và “bố”, lên 7 tháng đã bắt đầu biết đi, lên 15 tháng đã biết nói sõi những tiếng phức tạp.

Các chuyên gia cho rằng kiểu “giao tiếp” giữa bố mẹ và đứa con từ lúc còn là bào thai góp phần tạo ra bầu không khí rất tốt đẹp trong gia đình.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 02:19 PM
Bài viết #5


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



4. Bạn thích con bạn sẽ như thế nào?

Bạn có thích con bạn có cặp mắt cà cuống to như người ấn Độ hay mắt một mí như người Mông Cổ?

Người ấn Độ sở dĩ có mắt thường to vì hầu hết dân chúng ở đó ăn chay (nhiều đồ âm) từ bé. Còn người Mông Cổ ở xứ lạnh thường ăn thịt, nên có cặp mắt thường bé híp một mí vì sức thu rút của Dương (do ăn thịt) mạnh hơn Âm.

Bạn có thích con bạn răng hô hay răng thưa, hoặc răng quặp vào trong hay trồng chéo lên nhau? Chắc chắn bạn thích con bạn có bộ răng đều đẹp, vậy cái gì quyết định độ đều đẹp của bộ răng? Kết quả do sự quân bình và hài hoà bởi thức ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Bất cứ một người Thực Dưỡng nào cũng có khả năng xem tướng người khác khá cừ, chỉ vì họ nắm vững nguyên lý Âm Dương. Bạn không thể dấu một người Thực Dưỡng sành điệu, toàn bộ gương mặt bạn, thân thể bạn là phản ánh tình trạng mẹ bạn đã ăn gì và như thế nào khi mang thai bạn, và cũng còn là do nghiệp lực của bạn mà bạn có cái thân mình dễ coi hay khó coi ấy nữa.

Trong khi mang thai bà mẹ ăn nhiều thức ăn Âm tính (có tính bành chướng giãn nở…như đường, nước ngọt, khoai tây, cà chua, dưa chuột, cà tím, cà…) thì đứa bé có nguy cơ bị răng hô hay răng thưa. Bà mẹ nào ăn những thức ăn có khuynh hướng ngược lại (trứng vịt lộn, trứng, thịt cá….) nhiều hơn những thức ăn Âm thì đứa bé sẽ có bộ răng quặp vào trong hoặc răng chồng chéo lên nhau. Nếu bà mẹ ăn uống lung tung vô độ thì đứa bé có nhiều nét âm dương chồng chéo trên gương mặt...

Tai cũng vậy, sức thu rút mạnh (dương) thì tai ốp sát mặt, đối diện không thấy tai, sức bành chướng (âm) tăng thì tai vểnh ra…v.v…Chúng ta hãy quan sát tai của mỗi người mà ta gặp, thì thấy một điều rõ ràng rằng tai của những người hiện đại thường bé hơn, thường mỏng hơn và thường không có trái tai hơn các cụ già xưa. Các bạn có liên tưởng điều này liên quan tới cách ăn xưa và nay đã tạo nên một giống người có cái tai "đổi hướng" giông giống tai con thú hơn không? Hoặc mỗi khi có một loạt ảnh những người được bầu vào bộ chính trị đăng trên báo thì bạn có nhận xét gì khi thấy họ đều có tướng "tai to mặt lớn" không?

Bạn muốn mắt con bạn có nét nằm ngang, mắt xếch hay mắt cụp xuống trông thật buồn?

Ngón chân cũng vậy, bà mẹ ăn nhiều thức ăn âm thì ngón chân toè ra và ngược lại. Vì 9 tháng 10 ngày trong bào thai tương đương 280 ngày; có những tháng bà mẹ ăn nhiều thịt hay tháng lạnh thuộc về âm thức ăn phần lớn là dương hơn, thì bào thai trong tháng đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu và món ăn của người mẹ mà hình thành những dấu hiệu trên thân thể tương ứng với sức bành chướng hay co rút của thức ăn mà hình thành những bộ vị dương hay âm. Có thể một người nào đó có thể chất quãng dương quãng âm, (ví dụ có người mũi tẹt - dương, răng hô - âm, nghĩa là từng bộ vị của gương mặt tương đương với từng tháng sinh) vì bà mẹ ăn thức ăn tháng thì nghiêng về âm tháng thì nghiêng về dương… Do vậy bà mẹ nào hiểu biết về lý thuyết âm dương và sự tác động trực tiếp của thức ăn tác động vào thai nhi sẽ giúp thai nhi có được thể chất thế nào sau này. Theo giáo sư OHSAWA thì bà mẹ ăn nhiều thịt sẽ sinh con ngỗ nghịch và khó dạy hơn các cháu bé có bà mẹ ăn chay trong khi mang thai.

Thế còn điều kiện tinh thần? Tại sao xứ ấn độ người ta sinh ra nhiều các bậc thánh nhân? Sự thông minh ngoài những yếu tố vật chất ra còn do năng lượng tinh thần? Vậy làm sao có đứa con thông minh? Người xưa kiêng khem đủ thứ, nên người Huế mới có câu: "Đặt con vào dạ là mạ đi tu". Vì "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Người xưa kiêng rất kỹ lưỡng khi cha mẹ gặp gỡ nhau để dành sự tối ưu cho bé tương lai, vì thế có xem ngày giờ cưới hỏi và nhiều sự kiêng kỵ cha mẹ gặp nhau như kiêng ngày con nước, kiêng sấm sét,... bạn hãy sưu tầm sự kiêng kỵ này nhé, vì tôi được biết là kiêng như thế không những có lợi cho sức khoẻ bố mẹ và kiêng cho ra đời những đứa bé trong tội lỗi và vô minh của cha mẹ.

Sau đây là một số hình ảnh tham khảo:

Sau đây là ý kiến của ông Ngô Thành Nhân về vấn đề này:

"Sống trong thế giới hữu hạn, nhiều nhà có tư tưởng cải tạo xã hội đã đưa ra nhiều phương án hữu hiệu, nhưng chưa hẳn đã là cứu cánh cho Chân Thiện Mỹ: Các nhà tôn giáo, các nhà giáo dục, các nhà cách mạng,... biết bao là lý tưởng! Nhưng tất cả chỉ là kết quả của trí phán đoán thuộc giai đoạn 1,2,3,4,5,6 của vòng xoắn ốc đối số! Không tài nào lên được giai đoạn thứ bảy. Người ta không chú trọng đến chỗ cội rễ làm phương tiện mà hầu hết chỉ quan tâm đến cái ngọn! Và không quan tâm gì nhiều đến việc xây dựng từng cá nhân một ngay từ trong bào thai mẹ nhờ cách dinh dưỡng đúng phép. Vài quyển sách về vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai không đủ để cho ra đời những đứa bé như ý, cho nên vấn đề thai giáo vô cùng quan trọng. Xã hội tiến bộ hay suy thoái nhờ chính vào các bà mẹ. Chín tháng mười ngày nền tảng của đứa con do các bà mẹ cưu mang là nền tảng của xã hội tốt hay xấu ngày sau.

Chúng tôi cùng đồng một nỗi niềm chứa chan hy vọng nơi các bà mẹ."


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 02:22 PM
Bài viết #6


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



5. Những bí ẩn về ảnh hưởng của mặt trăng lên quả đất và con người khi mang thai

Từ ngàn xưa, các nhà chiêm tinh, các nhà sử học, các nhà triết học đều để tâm nghiên cứu về sự liên quan giữa các pha của mặt trăng và các sinh vật sống trên quả đất cũng như các hiện tượng trên qủa đất. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được sự liên quan ấy, dù rằng mặt trăng cách xa quả đất chúng ta ở khoảng 384 400 km. Từ lâu con người đã đặt ra tuần lễ. Tuần lễ quả thật là thần diệu, nó có thể xem như là1/4 phần của chu kỳ giao hội quay của mặt trăng hay của tháng. Mặt trăng bao gồm bốn pha chính, đó là trăng non, trăng đầu, trăng rằm và trăng cuối tháng. Điều kỳ lạ mà khoa nội tiết học đã khám phá mới đây là một số chất nội tiết trong cơ thể thường thay đổi theo nhịp của tuần lễ một cách hết sức chặt chẽ. Sự liên quan ấy theo các nhà nghiên cứu xưa và nay về vấn đề này đều quy vào mặt trăng. Mặt trăng có tác dụng thu hút (hấp lực) mạnh đối với quả đất hơn mặt trời vì mặt trăng gần quả đất hơn. Đối với thủy triều ở biển thì chính mặt trăng đã gây nên thủy triều dâng cao. Sức hút ấy chiếm 70 %(còn mặt trời chỉ 30% thôi).

Ngày nay các nhà khoa học đã phải công nhận rằng quả thật là có nhịp hàng tháng hoặc sự tác động hàng tháng lên cơ thể sinh vật. ở con người, phụ nữ là dễ thấy hơn cả. Từ năm 1890, một vị thầy thuốc dưới thời Nga Hoàng đã phát hiện ra rằng cơ thể phụ nữ có liên hệ mật thiết với mặt trăng và theo chu kỳ hàng tháng. Một thí dụ điển hình là chu kỳ kinh nguyệt xảy ra mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ và chu kỳ này cứ lập đi lập lại tháng này sang tháng nọ. Khi công nhận rằng có nhịp hàng tháng tức là công nhận có sự liên quan ảnh hưởng của mặt trăng lên cơ thể con người.

Năm 1959, hai bác sĩ Hoa Kỳ là Manaker A và ManakerV. đã đưa ra nhận xét rằng những ngày trăng tròn thường phù hợp với sự rụng trứng, sự thụ thai. Hai ông đã theo dõi và phân tích số liêu ngày tháng từ 250 000 ca sinh nở để đi đến kết luận ấy. Năm 1973, các nhà nghiên cứu khác của Hoa Kỳ cũng tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, và để kết quả được khá chính xác hơn, họ phân tích, nghiên cứu và theo dõi hơn nửa triệu ca sinh nở khác ở Hoa Kỳ. Kết luận sau cùng đưa ra là “sự rụng trứng phần lớn trùng vào lúc trăng tròn”.

Mới đây, một số bác sĩ ở tiểu bang Florida đã khám phá ra rằng những ca mổ trùng vào ngày trăng rằm (trăng tròn) thường chảy máu nhiều sau mỗi lần mổ. Xác suất thống kê cho thấy trường hợp này chiếm tỷ lệ rất cao, đến 82%.

Nhà khoa học Pháp là Liber và Sherin đã khẳng định rằng: các sinh vật sống trong môi trường luôn luôn bị môi trường tác động nhưng các sinh vật ấy còn bị mặt trăng (và cả mặt trời) tác động lên nữa. ở trẻ sơ sinh, khi chúng bú sữa xong nếu ảnh hưởng của lực tác đụng của mặt trăng lên quả đất mạnh thì dễ gây nên hiện tượng “ọc sữa” vì sức hút của mặt trăng sẽ nâng, hút sữa trong dạ dày đứa bé lên giống như tạo sức hút lên nước biển vậy. Hiện tượng “triều lên”, “triều xuống” ở quả đất ngày nay ai cũng biết là do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng gây nên.

Riêng về sự ion hoá khí quyển cũng như hiện tượng điện từ ngày nay đã cho thấy có sự đổi thay tuỳ theo pha của mặt trăng.

ảnh hưởng của mặt trăng lên quả đất và con người nay đã thấy rõ, nhưng điều làm mọi người lo ngại nhất ấy là vấn đề tội ác. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vũ trụ đã cho rằng: sự hung bạo ở con người thường phát sinh mạnh hơn do tác động của một số hành tinh trong vũ trụ lên cơ thể các sinh vật trên quả đất. Theo A.Liber thì cơ thể con người có đến 80% là nước, khi trăng tròn, lực tác động mạnh của mặt trăng lên lượng nước ấy làm xáo trộn mọi hoạt động sinh lý vả tâm tính ở con người. Vì thế sự suy nghĩ, cân nhắc bị lệch lạc, dễ gây ra những hành động sai lầm. Riêng về não bộ, dịch não tuỷ cũng bị sức hút của mặt trăng tác động khiến cho trung tâm thần kinh dễ bị tổn thương sai lệch. Từ lâu các nhà viết tiểu thuyết thường mô tả những cảnh rùng rợn dưới ánh trăng, có thể đây là một sự trùng hợp. Tuy nhiên qua sự tính toán của cảnh sát Nhật và ở Hoa Kỳ thì bạo lực và tội ác thường xảy ra vào những đêm trăng tròn.

Các dữ kiện khoa học cho thấy việc nghiên cứu những ảnh hưởng chiêm tinh học này (thông qua sự ảnh hưởng của mặt trăng, mặt trời….) rất đáng được các nhà thực vật học cũng như động vật học quan tâm. Hàng ngàn năm nay con người đã nhìn thấy ảnh hưởng của kỳ trăng khuyết và trăng tròn đến cuộc sống của con người và thực vật. Người nguyên thuỷ làm lễ thờ cúng mặt trăng vào thời điểm đó họ tổ chức lễ hội linh đình và nhảy múa cuồng nhiệt. Nhiều điều và những hiện tượng siêu nhiên được coi là có liên quan tới ngày này, hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều nông dân chỉ gieo hạt vào những ngày trăng tròn.

Một giáo viên người Mỹ đã trình bày những bằng chứng qua các thí nghiệm về ảnh hưởng rõ rệt của mỗi tuần trăng không những đối với sự phắt triển của cây cỏ mà còn với sự mắn đẻ của các loài gia súc nữa. ở Tích lan, các nhà chiêm tinh bảo đảm với tôi là nếu một hột xoài được trồng đúng lúc có sự phối hợp hiếm có nào đó của các ảnh hưởng chiêm tinh học (các hành tinh chung quanh chúng ta), hột xoài sẽ mọc thành cây nhanh và sẽ có trái ngay khi chủ mới có ba hay bốn cái lá trên cây xoài non.

Một số hiện tượng sinh học hấp dẫn cũng có thể giải thích bằng chiêm tinh học. Ví dụ, các nhà nghiên cứu về biển tìm thấy một giống trai có hai mùa sinh sản mỗi năm vào kỳ trăng tròn tháng năm và trăng tròn tháng mười một. Một giống san hô ở úc Châu có ba giai đoạn sinh sản, giai đoạn thứ nhất vào lúc trăng non (thượng tuần) của các tháng từ tháng mười hai đến tháng tư, giai đoạn thứ nhì vào lúc trăng tròn của tháng bảy và tháng tám, giai đoạn thứ ba vào kỳ trăng mới chuyển sang tròn của tháng năm và sáu. Loài giun biển Palolo, được người dân đảo Samoa và đảo Fỵi dùng làm thực phẩm, rời quê hương của chúng trong các rặng san hô bơi vào bờ của hai đảo này thành những đàn đông vô kể hai lần mỗi năm, trong tháng mười và trong tháng mười một, và trong hai ngàyliền, “vào bình minh ngày có trăng bán nguyệt hạ tuần và vào bình minh ngày hôm trước.” Trong năm nhuận âm lịch loài giun này cũng biết điều tiết cho đúng tháng dương lịch, và các nhà nghiên cứu không thể giải thích được những điều kỳ lạ này.

Mặt trăng cũng có ảnh hưởng đối với các sinh vật biển khác như loài cá vùng biển sâu đi vào vùng bờ biển cạn hay vùng nước ngọt ở cửa sông và trong sông để sinh sản theo chu kỳ trăng. Chu kỳ sống của các loài động vật khác cũng cho thấy co ảnh hưởng chiêm tinh học. Mỗi năm vào ngày mười chín tháng ba, một loài chim én ở California bay về tổ sau thời gian trú đông ở miền nam, và chúng sẽ bay đi vào ngày hai mươi ba tháng mười.

Loài người và gia súc ít chịu ảnh hưởng hơn các loài thú sống tự nhiên đối với những điều kiện bên ngoài. Sinh vật càng hạ đẳng và môi trường càng sơ khai, như loài trai ngọc, san hô và giun biển, thì sự đáp ứng càng trực tiếp đối với các lực chiêm tinh học.

Loài người này nay không nghi ngờ gì hiệu ứng cuả các vết đen trên mặt trời đối với từ trường và khí hậu trái đất, hay sức hút của mặt trăng gây ra thủy triều và có ảnh hưởng tới mặt đất. Người Phương Đông, cụ thể là người Việt Nam ta đã từ lâu kết luận được sự ảnh hưởng của mặt trăng và chu kỳ con nước tới việc làm ăn và sinh sản thế nào qua lời ca dao:

Phải ai buôn bán trăm nghề
Phải ngày con nước đi về tay không
Phải ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con.


Hay trong câu sau cho thấy việc sinh sản của người bị kỳ trăng tác động sẽ như thế nào:

Trai mùng một, gái hôm rằm
Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này.


Nghĩa là những cô gái chàng trai nào sinh vào ngày mùng một hoặc chính vào ngày rằm thì thường là ghê gớm, đáo để và khó nuôi!

Theo sự nghiên cứu của giáo sư OHSAWA thì những nhà cách mạng hay sinh vào tháng 5. Còn những nhà triết học, tư tưởng hay sinh vào tháng 10.

Người Roman cổ xưa biết rõ rằng bệnh điên thường gây ra bởi mặt trăng “lunancy” (chứng điên rồ) xuất xứ từ tiếng Latinh “luna” (mặt trăng). Các nhà Yoga đã sớm khám phá ra những ngày này gọi là ngày Ekadashi (ba ngày trước khi trăng khuyết và trăng tròn, tức là 3 ngày trước rằm và mùng một), và cho rằng người ta dễ bị rối loạn cảm xúc vào những ngày này. Các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng trong tháng có hai ngày mà sự rung động điện tử của cơ thể thay đổi tận gốc, đó là thời điểm trước trăng tròn và trước trăng mọc ba ngày, hai thời điểm này trong tháng có sự khác biệt rõ rệt về điện lực giữa sự dao động điện tử ở rốn và não. Các nhà khoa học thắc mắc tại sao hai ngày đặc biệt đó lại có sự thay đổi như vậy. Nhưng những bậc thầy Yoga đã hiểu rõ ý nghĩa của những ngày này và thường nhịn ăn vào thời gian đó. Nhiều người trong suốt giai đoạn này có thể bị kích thích, bồn chồn, bực tức, còn những người nhịn ăn không uống nước trong ngày đó sẽ thấy rằng trí não của họ trở lại thăng bằng và bình tĩnh.

Có lần tôi được nghe một bác giỏi về địa lý nhất Hà Nội hiện đã quá cố cũng là người am hiểu về khoa tử vi - chiêm tinh học, tên là bác Nguyễn Trung Quốc nhà ở 58 phố Hà Trung Hà Nội nói chuyện, tôi hỏi vì sao phải xem ngày cưới thì bác trả lời là xem ngày giờ cưới để khỏi bị những ảnh hưởng xấu của các hành tinh chiếu đến làm ảnh hưởng nhiều mặt đến những người nhạy cảm… Nhất là các cụ nhìn xa trông rộng còn tính đến những việc tránh cho ra đời các em bé mà cha mẹ chúng có thể không biết đến những ngày như ngày Ekadashi chẳng hạn. Và ngay cả chính cha mẹ đứa bé cũng bị những ảnh hưởng của các hành tinh trong hệ mặt trời tác động đến… Như vậy con người không những bị ảnh hưởng của đất đai khí hậu (thân thổ bất nhị) môi trường mà còn bị ảnh hưởng của các hành tinh … chính vì thế mà người Phương Đông đã tuyên bố con người chính là tiểu vũ trụ.

Tôi cũng ngạc nhiên thú vị khi biết tin rằng quốc gia ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ li hôn thấp nhất thế giới và đây cũng chính là quốc gia có truyền thống lâu đời về khoa chiêm tinh học. Không như giới khoa học, nhiều triết gia và thi sĩ hàng đầu của Tây Phương như Roger Bacon (triết gia và khoa học gia người Anh, thế kỷ mười ba) và Shakespeare (kịch gia và thi sĩ người Anh. 1564 - 1616) đã rất quan tâm tới chiêm tinh học. Thiên Chúa Giáo cũng không tránh được môn khoa học huyền bí này, như chuyện ba nhà thông thái Đông Phương được ngôi sao hướng dẫn tới Bethlehem để chiêm bái Chúa Hài Đồng cho thấy. Khi Thái Tử Tất Đạt Đa mới ra đời, các nhà chiêm tinh đã lập lá số tử vi cho ngài rồi tiên đoán ngài sẽ trở thành một vị Chuyển Luân Vương, tức vị vua lớn nhất thế gian, hoặc một vị Phật. Và trên thân thể của ngài người ta thấy có ba mươi hai tướng tốt. Là những dấu hiệu có tính cách chiêm tinh học và đã được tích luỹ từ nhiều kiếp trước.

Hiện nay, vấn đề liên quan giữa mặt trăng (chính là khởi đầu của việc nghiên cứu sâu hơn về khoa chiêm tinh) và con người trong vấn đề tội ác và bạo lực vẫn được các nhà khoa học và tâm lý nghiên cứu. Các yếu tố của vũ trụ, trong đó có mặt trăng đã biến đổi theo nhịp, có ảnh hưởng đến chu trình hàng tháng trên cơ thể mỗi con người chúng ta. Từ đó, con người có thể phòng ngừa được các nguyên nhân khởi đầu của bệnh tật, tổ chức được sinh hoạt và đời sống hợp lý và dự báo luôn tình trạng tốt lành hay xấu nhất của cơ thể… để cho ra đời như bé con thanh quí.

Chúng tôi theo dõi những em bé của những cặp vợ chồng biết đến phương pháp OHSAWA và các cặp vợ chồng có ăn chay tu thiền trong gần hai chục năm qua thì đều có một kết quả tương tự: các cháu bé đều thông minh, khoẻ mạnh, đẹp đẽ và ngoan hơn hẳn những cháu bé sinh trước khi cha mẹ biết đến những phương pháp này.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 02:23 PM
Bài viết #7


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



6. Tiến trình hình thành bản ngã

Đại sư OHSO đã miêu tả tiến trình tâm linh của con người từ trong bào thai ra sao, xin các bạn đọc phần tư liệu tham khảo sâu sắc này, để tự tìm ra con đường của mình.

Theo Đại sư OHSO cách tốt nhất cho một hài nhi là bà mẹ thiền định hàng ngày, nhất là khi mang thai, những bé như vậy sẽ khác hẳn về nhiều phương diện với các bé mà bà mẹ không biết đến thiền. Chắc chắn là bà mẹ sẽ không mất nhiều công sức nuôi dạy sau khi bé ra đời như những bé khác. Riêng giáo sư OHSAWA có thể dễ dàng nhận ra những người nào có bà mẹ tôn giáo. Sau đây là những gì đại sư OHSO chia sẻ với chúng ta về đề tài này:

Trong bụng mẹ, mỗi đứa trẻ đều phúc lạc sâu sắc. Tất nhiên nó vô ý thức về điều đó, nó chẳng biết gì về điều đó cả. Nó là một với phúc lạc, phúclạc là con người nó, và không có sự phân biệt giữa người biết và cái được biết. Cho nên tất nhiên là đứa trẻ chẳng nhận biết được rằng nó là niềm phúc lạc. Bạn trở nên nhận biết chỉ khi bạn mất đi cái gì đó.

Mọi đứa trẻ đều trong trạng thái phúc lạc sâu sắc. Các nhà tâm lý đều cũng đồng ý với điều này. Họ nói rằng toàn bộ việc tìm kiếm tôn giáo chẳng là gì khác hơn là cách tìm lại bụng mẹ. Đấy đơn thuần là chân lý, việc tìm khiếm tôn giáo lại là cuộc tìm kiếm bụng mẹ. Cuộc tìm kiếm tôn giáo lại là cuộc tìm kiếm để làm cho toàn bộ tồn tại là bụng mẹ.

Đứa trẻ tuyệt đối hài hoà với người mẹ. Đứa trẻ chẳng bao giờ ra ngoài sự hài hoà với người mẹ. Đứa trẻ không biết rằng nó là tách biệt với người mẹ. Nếu người mẹ mạnh khoẻ thì đứa trẻ mạnh khoẻ, nếu người mẹ ốm yếu thì đứa trẻ ốm yếu. Nếu người mẹ buồn thì đứa trẻ buồn; nếu người mẹ vui thì đứa trẻ vui. Nếu người mẹ nhảy múa thì đứa trẻ nhảy múa; nếu người mẹ ngồi im lặng thì đứa trẻ ngồi im lặng. Đứa trẻ chưa có biên giới của riêng nó. Đây là niềm phúc lạc thuần kiết nhất, nhưng nó phải bị mất đi.

Đứa trẻ được sinh ra, và bỗng nhiên nó được ném ra khỏi trung tâm. Bỗng nhiên nó bị bật gốc rễ khỏi đất, khỏi người mẹ. Nó mất cái neo cố định và nó không biết nó là ai, nên mọi đứa trẻ khi sinh ra khỏi người mẹ đều khóc thét lên! Và một kinh nghiệm quí báu là phải đặt đứa bé mới sinh nằm ngay cạnh người mẹ để chúng khỏi cảm thấy bị mất mối nối, khỏi bị bơ vơ, lạc lõng! Hơn nữa phải quấn tã em bé sơ sinh chặt vừa đủ và ôm bé thì cũng ôm hơi chặt một tí vào lòng để chúng “lấy lại” cảm giác như ở trong bụng mẹ. Khi đặt bé nằm, thì nên chặn thêm cái gối vào bên cạnh, để bé khỏi cảm thấy lỏng lẻo bâng khuâng, mà như thế cũng để bé khỏi bị giật thột mình, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của bé sau này.

Mọi đứa trẻ đều làm một với mẹ nó, nó không cần biết đến điều gì khác, không có sự phân biệt. Thực tại đã không bị phân chia, nó là cái bất nhị thuần khiết nhất.

Nhưng một khi đứa trẻ được sinh ra thì cuống nhau bị cắt đứt và nó bắt đầu thở hơi thở riêng của nó; bỗng nhiên toàn bộ con người nó trở thành cuộc truy tìm để biết nó là ai. Điều ấy là tự nhiên. Bây giờ nó trở nên nhận biết về các giới hạn của mình - thân thể nó, nhu cầu của nó. Đôi khi nó hạnh phúc, đôi khi nó bất hạnh; đôi khi nó thoả mãn, đôi khi nó không thoả mãn; đôi khi nó đói và nó khóc nhưng chẳng thấy dấu hiệu nào của người mẹ ở đâu cả; đôi khi nó ở bên bầu vú mẹ, lại tận hưởng là một với mẹ, cho nên các bé trong khi bú đều có cảm giác khoái lạc đê mê, bé nào cũng lim dim khoái lạc đê mê với người mẹ trong khi bú. Chỉ người mẹ mới thấy được niềm cảm khoái đê mê của bé đến thế, một thứ đê mê vĩnh truyền! Rất tiếc cho những bé mà bà mẹ không đủ sữa cho con bú, ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên trong đời đã bị ngăn cách sớm với người mẹ, thật là một tổn thất lớn lao về tâm thần… Nhưng rồi sẽ có nhiều tâm trạng, nhiều cảm giác nảy sinh…và bé lại cảm thấy bị phân tách, rời ra. Và nó phải tìm ra nó là ai. Trong toàn bộ cuộc đời người ta cứ cố gắng tìm ra mình là ai. Đây là câu hỏi nền tảng nhất.

Trước hết đứa trẻ trở nên nhận biết về “của cháu”, rồi đến “cháu” rồi đến “anh”, rồi đến “tôi”. Đây là cách thức nó xử lý, theo trật tự này: Trước hết nó trở nên nhận biết về cái “của cháu”. Bạn hãy quan sát nó mà xem, vì đây là kết cấu của bạn, cấu trúc bản ngã của bạn. Trước hết đứa trẻ trở nên nhận biết về “của cháu” - đồ chơi này của cháu, mẹ này của cháu. Nó bắt đầu sở hữu. Do đó tất cả các tôn giáo đều nói: Hãy trở thành phi sở hữu, vì với sở hữu thì địa ngục bắt đầu.

Bạn hãy quan sát đứa nhỏ: Rất ghen tị, sở hữu, mỗi đứa đều cố gắng vồ lấy mọi thứ từ mọi người khác và cố bảo vệ đồ chơi của riêng mình. Và bạn sẽ thấy những đứa trẻ rất bạo hành, gần như dửng dưng với nhu cầu của người khác, những đứa bé trai và những đứa bé trong quá trình mang thai bà mẹ ăn nhiều thức ăn huyết nhục, chúng rất bạo hành. Bạn sẽ thấy ngay một Hitler khi một đứa trẻ bị đứa trẻ khác tới khi chúng đang chơi đồ chơi của chúng. Nó sẽ vồ lấy đồ chơi của mình, không cho đụng tới, nó sẵn sàng đánh đấm hay khóc thét lên. Đó là vấn đề lãnh thổ, vấn đề thống trị. Nhìn chúng chơi với mấy bông hoa, chúng chỉ chực ngắt hoa để sở hữu!

Sở hữu vào trước, đó là chất độc cơ bản. Và đứa trẻ bắt đầu nói: “Cái này của cháu”.

Một khi cái ‘của tôi’ đi vào thì bạn là một kẻ cạnh tranh với mọi người. Một khi cái ‘của tôi’ đi vào thì cuộc đời bạn bây giờ là cuộc đời của cạnh tranh, vật lộn, xung khắc, bạo hành, gây gổ.

Bước tiếp sau cái “của tôi” là cái “tôi”. Khi bạn có một cái gì đó tuyên bố là của bạn, thì bỗng nhiên qua tuyên bố đó nảy sinh một ý tưởng rằng bây giờ bạn là trung tâm của những vật sở hữu của mình. Vật sở hữu trở thành lãnh thổ của bạn, và qua những vật sở hữu đó mà nảy sinh một ý tưởng mới: “tôi”.

Một khi bạn đã lắng xuống với “tôi” thì bạn có thấy thấy rõ ràng rằng bạn có một biên giới và những người ngoài biên giới đó là “anh”.

Thế nhưng Vũ trụ là một, nó là một đơn vị. Chẳng có cái gì bị phân chia cả. Mọi thứ đều được nối với mọi thứ khác, đó là việc nối chẳng chịt nhau - trùng trùng duyên khởi!

Bạn được nối với đất, bạn đang ở trên mặt đất…, được nối với trời qua hơi thở, ánh sáng, âm thanh…, bạn được nối với cây cối, bạn được nối với các vì sao, với các con sông, với những rặng núi… Mọi thứ đều tương thuộc nhau, chẳng có gì tách biệt cả, chẳng có gì có thể tách biệt. Tách biệt là không thể được.

Mỗi khoảnh khắc bạn đều đang thở - bạn hít vào, bạn thở ra - một cách liên tục có một cây cầu với sự tồn tại. Bạn ăn, sự tồn tại đi vào trong bạn, bạn ỉa, nó trở thành phân bón - táo trên cây sẽ thành một phần thân thể bạn ngày mai, và một phần trong thân thể bạn sẽ chết và trở thành phân bón, sẽ trở thành thức ăn cho cây cối… một sự cho và nhận liên tục.

Cho nên bạn càng nghĩ ta là tách biệt thì bạn càng ít nhạy cảm, yếu đi, đờ đẫn nhiều hơn. Bạn càng cảm thấy được nối nhiều thì toàn bộ sự tồn tại này lại là một phần của bạn và bạn là một phần của sự tồn tại. Một khi bạn đã hiểu rằng chúng ta là thành viên của lẫn nhau, thì bỗng nhiên cái nhìn thay đổi. Thế thì những cây này không còn xa lạ nữa, chúng liên tục chuẩn bị thức ăn cho bạn. Khi bạn hít vào, bạn lấy ôxi vào, khi bạn thở ra, bạn nhả các bô níc, cây hít vào các bô níc và nhả ra ôxi - có một sự chia sẻ liên tục. Chúng ta trong hoà hợp. Thực tại là một thể thống nhất, còn với ý tưởng “tôi”, “anh” thì chúng ta bị gạt ra ngoài lề thực tại. Và một khi quan niệm sai lắng đọng bên trong thì toàn bộ cái nhìn của bạn trở thành lộn ngược xuống…

“Của cháu”,”cháu”, “anh”, “tôi” - đây là cái bẫy. Và cái bẫy này tạo ra khốn khổ, thần kinh, điên loạn. Cái “tôi” không phải là trung tâm thực của bạn. Nó là trung tâm sai lầm - vị lợi, giả tạo, chỉ do bạn bày đặt ra... Nó chẳng liên quan gì tới trung tâm thực của bạn cả. Trẻ con sinh ra không có một biên giới nào, không có ý tưởng về nó là ai. Bạn là kết tập tất cả những ý tưởng phần lớn là sai lầm. Khi bạn hiểu điều này thì bạn bắt đầu tìm kiếm một kỹ thuật nào đó, một phương pháp nào đó để đi vào con người bên trong của mình, làm sao biết đích xác, thực sự bạn là ai, bạn phải trực tiếp đối mặt với vấn đề này, ngay lập tức, để đi vào bản tính của bạn, để cảm thấy nó có đấy.

Bạn hãy tìm ra giải pháp cho bạn, thiền với cái bụng mang dạ chửa của bạn để tâm tư lắng đọng nhiều nhất cho con bạn. Bạn có muốn con bạn sẽ đi cái hành trình mà bạn đã đi qua. Bạn có muốn bé con của bạn có cuộc sống như bạn đã sống? Hãy trung thực, tất cả những rung động tư tưởng của bạn sẽ tác động trực tiếp vào thai nhi. Và đứa trẻ lớn lên có bạn tham gia trong quá trình hình thành bào thai và toàn bộ cuộc đời bạn phụ thuộc rất nhiều vào sự trưởng thành tâm thức của con bạn. Bé có thể biết ơn hay oán hờn bạn. Bạn hãy cho chúng những món ăn tinh thần và thể chất tốt nhất mà bạn có thể cho chúng. Con người không thể chỉ sống bằng thức ăn thể xác, chúng ta không phải là loài động vật cấp thấp. Con người cần cả thức ăn tinh thần, tâm linh… những rung động vi tế…


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 02:24 PM
Bài viết #8


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



7. Cuộc tình tay ba

Theo đây là một số quan điểm khác về chuyện một hài nhi ra đời. Đây là kiến thức của tổ tiên ông bà mình, nếu mình tin thì tin không tin thì thôi không nên báng bổ tổ tiên. 

Theo kiến thức âm và dương thì thai nhi là bé trai nó sẽ quay lưng ra ngoài mặt nó quay vào với mẹ. Còn thai nhi là gái thì ngược lại. Do vậy nhìn người chửa có thể đoán được là bé gái hay bé trai dễ dàng mà không cần dùng tới máy siêu âm.

Hơn nữa, theo quan điểm tâm linh người ta hoàn toàn tin vào chuyện đầu thai, nghĩa là linh hồn đó muốn làm người và đã xúi đôi nam nữ đó yêu nhau, thọ thai với nhau để linh hồn được ra làm người! Và nếu linh hồn yêu người nam (bố) thì sinh ra là nữ, và người lại nêu linh hồn là nam (yêu người mẹ) thì sinh ra nam. Đây là những hiểu biết khó chứng minh, nhưng trong dân gian ta thì có nhiều người tin tưởng điều này, cho nên vợ chồng lấy nhau cốt ăn ở hiền lành, đạo đức để chiêu cảm các "linh hồn" cao cấp và hiền hậu đến với vợ chồng họ, vì thế mới có chuyện đi cầu tự! Và một số người quan niệm ngày thụ thai chính là một cuộc tình tay ba!

Khi tôi (Ngọc Trâm) háo hức, tìm cách để sau này có được con quí tử thì anh bạn đạo Hoàng Thái bèn nói, đại ý: Muốn có con quí tử thì bản thân mình phải như thế nào, mình chỉ như sân bay là "bãi đỗ" cho các linh hồn muốn đầu thai theo qui luật "đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu".

Theo giáo sư Ohsawa thì các bậc vĩ nhân, các bậc thánh hiền trên thế giới đều có những bà mẹ tuyệt vời. Và chúng ta không thể "chọn" con cái được, mà chúng ta "bị" con cái lựa chọn! Do vậy, chúng ta không bao giờ được oán trách cha mẹ vì chúng ta tự chọn họ cho mình, theo chuỗi nhân quả ân oán vay trả có từ tiền kiếp. Nhìn theo quan điểm này dễ dàng giải thích được vì sao có những bậc cha mẹ hạnh phúc vì con cái có người lại không vì trong tiền kiếp anh đã gieo nhân xấu nên kiếp này các bậc cha mẹ đó đã lãnh quả báo xấu, đẻ ra những đứa con bất hiếu.

Ngoài ra nếu bà mẹ ăn uống và sống thuận theo thiên nhiên thì bao giờ bà ta cũng có đủ sữa cho con bú. Và cho bé bú trong tình mẫu tử trìu mến thì bé đó bao giờ bé cũng sống tình cảm và nhân nghĩa hơn những bé thiếu sữa mẹ, đó là cây cầu liên lạc mẫu tử quí hiếm của đời người, mẹ cho ta bú cả bầu sữa với tình thương yêu trìu mến. Tôi quan sát những bà mẹ miền núi ở xã Nậm Ty tỉnh Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mà tôi có dịp đi thăm cây trà Shan tuyết lâu năm, năm 2000. Bà ta bao giờ cũng địu con trên lưng đi làm rãy và tình cảm mẹ con thắm đượm ngày từ trong thai cho đến khi 2,3 tuồi mà bé vẫn luôn luôn được sống ngay cạnh mẹ, hít hơi thở có lẫn mùi mồ hôi của mẹ. Tôi hỏi anh cán bộ xã trẻ măng ở xã Thông Nguyên cách đó chục km về tình hình những người muộn vợ muộn chồng, sống cô đơn hay tình trạng ly dị, sống độc thân có ở xã anh nhiều không? Anh chàng trẻ măng nhoẻn miệng cười vô tư trả lời chậm chậm theo tiếng Kinh, là ở trong xã anh hoàn toàn không có những trường hợp như tôi nêu ra, chuyện này chắc chỉ có nhiều ở thành phố lớn!

Tôi cũng hỏi về tệ nạn xã hội môt anh cán bộ thôn ở xã Nậm Ty mà mỗi khi chúng tôi đến đó thăm cây trà bao giờ cũng ở nhà của anh; Vì chúng tôi thấy nhà dân họ đi làm nương chẳng bao giờ có khoá cửa và nhà thì không có cổng, ranh giới giữa hai nhà cũng chỉ là ước lệ chung chung, không có đường vạch hay rào chắn, cho ta một cảm giác về một bầu khí chan hoà tình TRờI - Đất - Người, điều mà ở thành phố không bao giờ có được. ở trong vùng không có tệ nạn xã hội, không có trộm cắp, xì ke ma tuý, những chuyện bồ bịch trai gái lung tung, không có gái điếm và các nhà nghỉ! Một xã hội khá lý tưởng ta không phải tìm đâu xa. Không có những người buồn chán, nhất là các cháu bé, chúng ăn 3,4 bát cơm ngon lành gần như không có thức ăn, mà chúng mới có 4 tuổi! Mắt tôi nhìn thấy rõ ràng, chứng kiến cùng mấy người bạn Thực Dưỡng và điều đó đã in đậm trong trái tim chúng tôi về một mô hình sống thiếu văn minh vật chất mà lại dồi dào thứ văn minh tinh thần vì nó còn "nguyên sơ", chưa bị nhà trường "giáo dục đến", trẻ em ở đó rất ít đi học vì chúng thường ở trên núi cao. Tôi thầm nghĩ thà không đi học ở nhà trường còn hơn cái học lệch lạc sai lầm cái học đem con người đến Tham sân si vô độ không biết điểm dừng. Chúng ta có thể học ngay ở chính ông bà và thiên nhiên. Thật tuyệt vời khi tiếp xúc với họ - những người có tâm đơn thuần và dễ dàng cười tươi hồn nhiên đến thế. Chúng ta khó mà gặp những tiếng cười như thế ở thành phố. Thỉnh thoảng tôi nghe mấy người bạn khác phái mà tôi biết, tiếng cười của họ có vài âm thanh hoang dại! Khi họ cười nông cạn, cười vừa vừa, cười hơi sâu thì khó mà có thể nói như thế, nhưng khi họ cười sâu hơn ta bỗng nghe những âm hưởng hoang dại rợn người!

Đặc biệt những người sống thuận theo thiên nhiên thường không phải học hiểu lại những kiến thức trong tập sách này, và không bao giờ họ bị ốm nghén và họ đẻ dễ dàng. Nhiều đứa bé lọt lòng mẹ khi mẹ chúng đang ở ngoài đồng. Ngay chính tôi, mẹ tôi cũng sinh ra tôi ở trên xích lô, bà sinh ra tôi dễ dàng không đau đớn và khi tôi vừa sinh ra đời thì hai mắt của tôi mở thao láo và không hề khóc lóc gì! Thật là tuyệt vời khi được chào đời ở ngoài thiên nhiên!

Chúng ta phải có cách nào để con người được ăn những thức ăn thiên nhiên thực sự, phải sống gần gũi thiên nhiên thực sự. Nếu không giống nòi sẽ bị suy thoái. Tôi quan sát mỗi ngày chúng ta đều nạp vào bản thân đủ thứ hoá chất qua gạo (bón phân hoá học, phun thuốc trừ saaup, rau,... ngay thịt cá nếu chúng ta ăn vào người ta cũng nuôi bằng những thức ăn bị nhiễm hoá chất và họ còn sử dụng thuốc tăng trọng... Đó là lý do vì sao tôi thấy người miền núi khoẻ mạnh ít ốm đau bệnh tật như người thành phố.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 7 2007, 02:25 PM
Bài viết #9


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



8. Những tai hại về nạn phá thai

Mang thai, dưỡng thai và dạy con từ thuở còn là bào thai... là điều quan trọng cần thiết đến như thế nào, nhưng có nhiều người trong xã hội chúng ta vì không biết, vì nhiều lý do "chính đáng" đã đi phá thai, thay vì vui sướng bảo dưỡng "nó".

Sau đây là những tư liệu dành cho những người có đức tin về chủ đề này. Nếu ai không có đức tin hãy tự kiểm chứng bằng cách quan sát đời sống của những người đã từng phá thai, và nhất là những người phá thai nhiều lần, tự khắc sẽ có kết luận của riêng mình về lĩnh vực này. Có nhiều điều trong cuộc sống mà tôi không dễ gì tin tưởng. Tôi đành phải tự trắc nghiệm lấy trong cuộc sống của mình.

Giáo sư Ohsawa có lần nói trong sách của ông là những bà mẹ phá thai sẽ bị chịu cảnh đau khổ và ốm đau suốt cả cuộc đời! Tôi lấy làm kinh hãi và nhớ mãi điều này, bèn trắc nghiệm ngay những người sống quanh tôi. Và tôi không ngừng học hỏi ở chính cuộc sống mỗi khi tôi gặp những phụ nữ khốn khổ thân tâm tôi thường hỏi họ có nạo phá thai bao giờ chưa thì thường họ trả lời là "có", thật là ghê sợ thay sự thiếu hiểu biết của con người!

Trong 8 vạn 4 ngàn bộ kinh Phật: "Nhân quả báo ứng kinh", "Trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử Đà La Ni kinh", "Đại thai kinh", đều đề cập đến cái nghiệp do phá thai gây ra.

1. Thứ nhất, những chữ "hương linh" để chỉ hương hồn của những thai nhi bị con người cố tình huỷ diệt. Mọi sinh vật kể cả loài người đều có Phật tính tạo bởi khí thiêng của vũ trụ. Huỷ diệt đời sống quí báu của bào thai trong tử cung là trái với thiên nhiên, không thích hợp đạo đức, và rất có hại cho người mẹ về phương diện y khoa. Ngoài ra đời sống sắp sửa được sinh ra bị biến mất từ bóng tối này sang bóng tối khác, không được thấy ánh sáng. Nó sẽ căm hận và có thể gây thiệt hại và bất hạnh cho người sống có liên hệ tới bào thai.

2. Những quấy nhiễu và khó khăn do thai nhi bị huỷ gây ra:

a. Tại sao chúng gây khó khăn?

Linh hồn thai nhi bỗng nhiên bị đẩy vào bóng tối mà không được thấy ánh sáng của thế gian sẽ choáng váng vì chấn động và ác nghiệp đến độ không tìm được thế giới đạo pháp chân chánh mà chỉ thấy mình bị vây quanh bởi những hồn ma bất hạnh. Chúng mong muốn nhanh chóng được giải thoát khỏi cảnh lang thang trong âm giới và muốn được yên ổn tâm linh. Và do đó chúng hiện ra trong đời sống của những người có nghiệp duyên với chúng dưới hình thức những bất hạnh. Chúng gây ra những phiền nhiễu cho cha mẹ, anh chị và những thân thuộc khác của chúng. Những sự quấy nhiễu này sẽ nặng nề thêm theo thời gian trừ phi lễ cầu siêu được cử hành cho chúng.

b. Những phiền phức chúng gây ra là gì?

Những bệnh tật gây ra bởi những hương linh này có nhiều thứ: Viêm lá lách kinh niên, ung thư vú, ung thư tử cung, đau lưng, cuồng loạn, loạn thần kinh chức năng. Trong số đó, đau lưng, nhức đầu và co thắt khi có kinh phổ biến nhất. Ngoài ra, 80% bất hoà vợ chồng có thể là do hương linh bị phá thai đưa đến, và đôi khi chúng là nguyên nhân gốc rễ của sự phá sản hoặc sự phá hoại gia đình.

Khi đã có chuyện buồn đau này thì người ta phải làm sao: Phải làm lễ cầu siêu và làm tất cả những việc thiện lành có được nhân danh hương linh đó, để cho tiêu trừ bớt nghiệp chướng nặng nề do vô minh gây ra này. Và nhớ rằng: "Giá trị của đời sống không thể lấy toàn vũ trụ mà đổi được" (Lời của Wolha, tôn trưởng tông phái Tào Khê)

Các bạn nên tìm đọc "Các bạn ở đâu trước ngày chào đời " của Ohsawa.

Thể lực bẩm sinh được hình thành và nuôi dưỡng trong bào thai nguồn gốc do thực phẩm của mẹ đã sử dụng, môi trường của người mẹ đang sống và do các cảm xúc trong khi mang thai.

Một phụ nữ sống trong khí hậu lạnh (âm) có thể ăn nhiều thịt và các món dương lúc mang thai, cho nên đứa trẻ có thể lực tráng kiện và một tính khí lấn át người khác. Các bà mẹ sống ở khí hậu ấm áp (dương) có thể hay dùng trái cây hay các thực phẩm âm khi mang thai nên đứa trẻ ra đời với hình hài mảnh mai hơn, và có nhân cách trầm lặng, hướng nội hơn.

Tới đây hết phần chúng tôi sưu tầm trong vòng gần 20 năm và biên soạn. Phần sau là phần dịch từ quyển "macrobiotic Preganancy" của Alice Feinberg do hai anh Nguyễn Quốc Khánh và Lê Hoàng Long dịch. Tôi tin rằng vì cơ duyên mà hai bạn đó lại dịch phần này, chứ hai anh bạn của chúng ta còn chưa hề có người yêu nữa cơ! Vì lẽ đó chắc chắn hai anh bạn này chả có tí kinh nghiệm thực tế hay chuyên môn gì cả, do vậy chắc chắn phần dịch này còn có nhiều sơ sót, trong khi chờ đợi xin xuất bản, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài Jul 9 2007, 08:12 AM
Bài viết #10


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Phần II

Mang thai


Có nhiều cuốn sách đã nói về sự mang thai, sinh đẻ và hướng dẫn cách nuôi con. Một quyển sách tương tự, nhưng là trọng tâm cho những chỉ dẫn căn bản, một cách phổ thông về việc sự mang thai, sinh nở, cách nuôi dưỡng trẻ nhỏ và chăm sóc tại gia đình của những bà mẹ Thực Dưỡng. Cách thực hành mang thai theo ăn uống dưỡng sinh cơ bản này mang tính truyền thống của người Nhật. Cuốn sách là tập hợp những kinh nghiệm từ những người thực hành Thực Dưỡng ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, những người có liên lạc với trung tâm GOMF (Viện Thực dưỡng Ohsawa), những người có được hạnh phúc trong sự thực hành sâu sắc của mình cùng với nhiều người khác. Họ hy vọng rằng sẽ giúp đỡ cho những người giống như họ đang phấn đấu để sáng tạo hạnh phúc và sức khoẻ cho gia đình và xã hội.

Sự chỉ dẫn căn bản này bao gồm những phần trong danh mục chọn lọc giới thiệu những sách Thực Dưỡng đã xuất bản, để giúp bạn có thể hiểu biết một cách sâu sắc về sự mang thai, sinh sản và chăm sóc trẻ nhỏ.

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới George và Lima Ohsawa, Herman và Cornellia Aihara, Micho và Aveline Kushi, Noburo Muramoto, Michel và Claude Abehsera, những người đã cống hiến cuộc đời của họ để mang lại cho chúng ta kiến thức, sự hiểu biết về triết lý và cách thức thực hành Thực Dưỡng. Thêm vô vàn sự cảm ơn tới những người bạn Thực Dưỡng đã quí trọng và chia sẻ những kinh nghiệm kỳ diệu về sự sinh nở của họ cho chúng ta.

Alice Feinberg


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

8 Trang V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th June 2024 - 11:47 PM