IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

7 Trang V  « < 2 3 4 5 6 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Phòng chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, mỡ thừa trong máu bằng Thực dưỡng, Michio Kushi
Thelast
bài May 24 2007, 08:12 AM
Bài viết #31


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Các Loại Xúp


Xúp Miso Rau Củ Căn Bản:
8 cm Rong Wakame
1 lít nước suối
01 chén củ hành xắt lát
1 muỗng canh miso

Rửa sạch rong wakame và ngâm trong từ 3 đến 5 phút và xắt nhỏ từng cọng 1cm. Cho rong wakame và củ hành vào rồi cho thêm nước vào, đậy nắp đem hầm trong 20 phút cho nhừ. Giảm nguồn lửa thật thấp, nghiền miso cho tan trong 1/4chén nước rồi cho nước miso vào xúp. Hầm thêm 5 phút rồi đem ra dùng, trang trí với ngò, hành lá, gừng hoặc cải xoong.

Ghi chú : Khi cho miso vào xúp rồi phải đun thật nhỏ lửa để giữ không làm hư hoại enzim trong miso, đừng nêm miso quá mặn.

Đối với các người yếu và bệnh nhân tim mạch thì miso lúa mạch (Barley Miso) đặc biệt được khuyên dùng. Hatcho Miso (100% đậu nành) rất dương nhưng không mặn cũng rất tốt để giữ gìn sức khỏe. Các loại Miso khác như Miso gạo lứt, chỉ nên dùng thỉnh thoảng. Các loại Miso đều có thể dùng quanh năm với lượng thật ít và còn tùy theo mùa và điều kiện sức khỏe phù hợp. Rau củ thì có thể thay đổi đủ loại. Cơ bản phối hợp gồm có:Rong wakame, củ hành, đậu hũ, hành, bắp cải, cà rốt, củ cải daikon và daikon xanh. Nếu sức khỏe bạn cho phép dùng dầu, bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê dầu không tinh lọc (hay ít hơn) vào nồi, tốt nhất là dầu mè và xào rau củ trước, sau đó thêm rong wakame vào nồi.

Xúp Miso + Củ Cải Daikon + Rong Wakame :

1+1/2 chén củ cải daikon
1/2chén Rong Wakame
1 lít nước suối
3 muỗng trà tương Miso

Rửa và xắt lát củ cải daikon thành từng miếng 1cm và thêm nước vào nấu trong 5 phút. Trong khi đó ngâm rong Wakame từ 3 đến 5 phút và xắt thành miếng nhỏ.

Cho thêm rong wakame vào nồi và nấu nhỏ lửa cho đến khi rau củ mềm ra. Pha loãng tương miso xong cho vào chung và hầm trong 3 phút. Trang trí với hành lá thái nhỏ.

Ghi chú : Củ cải daikon hữu ích đặc biệt để tống khứ chất nhầy, mỡ, protêin và nước trong cơ thể. Thời gian nấu rong wakame thì tùy thuộc vào loại rong mềm hay rong cứng .

Xúp miso và kê:
1/2chén hạt kê
1 lít nước suối
1/2chén cần tây
miso vừa đủ
1chén bí butternut
1 lá nori rang

Rửa hạt kê và rang không dầu bằng cách khuấy đều trong 5 đến 10 phút với nguồn lửa thấp cho đến khi kê có màu nâu nhạt, có thể thêm chút hương hạnh nhân nếu có. Xếp vào nồi từng lớp rau củ, trước hết là cần tây, rồi củ hành tây và bí ở trên cùng. Cho hạt kê lên trên cùng các lớp rau củ. Cẩn thận cho thêm nước vào sao cho chỉ vừa ngang với lớp bí. Đem nấu với nguồn lửa vừa, và cho thêm nước vào từ từ và nhớ mực nước phải thấp hơn lớp bí một chút để giữ lớp kê trên mặt, để giữ được từng lớp rau củ không nên khuấy. Sau khi hạt kê đã mềm, giảm nguồn lửa. Pha loãng miso với chút nước xúp và nêm vào xúp vài phút trước khi dùng. Trang trí với rong nori và ngò.

Có thể dùng những loại ngũ cốc khác thay cho hạt kê như : lúa mạch, gạo lứt, kiều mạch, yến mạch. Rau củ cũng có thể thay đổi luân phiên.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:17 AM
Bài viết #32


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Xúp loãng Tamari:

2 tai nấm shitake
2 miếng đậu hũ
8 cm rong biển kombu
2 muỗng canh tamari
4 chén nước suối
1/4chén hành lá xắt nhỏ

Ngâm trước nấm shitake trong 20 phút. Cho rong phổ tai (kombu) và nấm shitake vào nước suối(kể cả nước dùng ngâm nấm) và đem nấu trong 4 phút. Lấy rong phổ tai và nấm ra để dành dùng việc khác. Cho đậu hũ vào nước xúp nấu cho đến khi đậu nổi lên, đừng nấu quá lâu vì đậu hũ sẽ trở nên cứng. Cho thêm tamari vào và hầm trong 2 tới 3 phút. Trang trí với hành lá và rong nori.

Có thể dùng nước xúp này nấu những thứ rau củ khác thay vì đậu hũ. Nấm shitake không bắt buộc dùng nhưng rất tốt cho những bệnh nhân tim quá dương.

Xúp Lentil:

1 chén đậu hoà lan (lentils)
1 lít nước suối
2 củ hành tây xắt con cờ
1/4muỗng cà phê muối
1 củ cà rốt xắt con cờ
1 muỗng canh rau ngò xắt nhỏ
1 miếng nhỏ rễ ngưu bàng

Rửa sạch đậu. Để các lớp rau củ vào nồi, trước hết là củ hành, rồi cà rốt, ngưu bàng và đậu lentils sau cùng. Thêm nước và cho vào một nhúm muối đem nấu, lửa nhỏ, đậy nắp lại và hầm trong 45 phút. Thêm ngò hầm trong 20 phút hay hơn nửa rồi đem dùng. Có thể thêm chút tamari cho có vị thơm.

Ghi chú :
Đối với cá nhân có thể dùng được dầu, có thể xào rau củ trước rồi nấu chung với đậu lentils như nói trên.

Xúp Xích Tiểu Đậu :

3 cm rong phổ tai
1/2chén cà rốt thái mỏng
1 chén xích tiểu đậu
1/4muỗng cà phê muối
1 lít nước biển
chút ít tamrari
1 ít củ hành tây thái lát

Ngâm rong phổ tai trong 5 phút và thái nhỏ. Rửa đậu, cho vào nồi, thêm nước đem nấu, lửa nhỏ và hầm như vậy trong 1 tiểng rưỡi đồng hồ cho đậu mềm. Lấy đậu ra để riêng. Cho củ hành vào nồi trước, rồi đến cà rốt, và đậu, xong cho rong kombu lên trên cùng. Thêm muối, nấu trong khoảng 25 phút cho rau củ mềm. Cuối cùng thêm tamari cho có vị thơm. Trang trí với hành, ngò trước khi dùng.

Ghi chú : có thể thay cà rốt, củ hành bằng bí đông (winter squash). Món này đặc biệt khuyên dùng cho bệnh thận, tụy tạng, lá lách và bệnh gan bị rối loạn.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:20 AM
Bài viết #33


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Thay Đổi Các Loại Xúp:

Chúng ta có thể thay đổi để nấu xúp: xúp bí (squash), hoặc bí đỏ (pumpkins), đậu nhỏ (chick pea) để thay thế cho đậu hoà lan (Lentils) hoặc nấu như một lọai cháo rau củ với ngũ cốc như: lúa mạch (barley), gạo lứt, bắp ngô, kiều mạch (buckwheat) riêng kiều mạch thì không được khuyên dùng đối với những bệnh tim kiêng dùng loại ngũ cốc này.

Xúp Cá Chép Ngưu Bàng (Koi-Koku):

1 con cá chép sống
1 muỗng xúp gừng nạo
Ngưu bàng một lượng tương đương với cá chép
Nước suối và trà Ban cha
½ chén đến 1 chén trà lá và cành (ban cha) gói
(trà cọng) trong túi vải .

Chọn một con cá chép sống và có lòng biết ơn do cần mạng sống của nó. Nhờ người bán cá lấy giùm mật và phần cứng đắng màu vàng ra đồng thời giữ phần còn lại nguyên vẹn gồm cả vảy, xương, đầu và thịt. Đem về nhà thái toàn bộ con cá ra từng lát dày chừng 1,5cm đến 3cm. Bỏ mắt cá đi nếu bạn muốn, trong khi đó cắt mỏng hay thành que hết phần ngưu bàng (với lượng tương đương với lượng cá, lý tưởng hơn là bằng hai hay ba lần lượng cá). Sau khi đã xắt xong, cho hết tất cả ngưu bàng và cá vào nồi áp suất. Cột túi vải đựng trà ban cha lại như cái banh tròn để ủ lên trên cá. Trà sẽ giúp làm mềm xương cá trong khi nấu. Cho thêm nước trà vào đủ để phủ cá và ngưu bàng, khoảng chừng phần nước suối là 2/3 và nước trà là 1/3. Đem nấu trong 1 tiếng đồng hồ. Lấy nồi xuống, để nguội bớt một chút để bớt hơi áp suất, mở nắp, cho miso vào (khoảng 1/2 muỗng trà miso cho một chén xúp cá), cho gừng nạo vào. Hầm thêm 5 phút nữa. Trang trí với hành tăm và dùng nóng.

Ghi chú : Món koi-koku rất ngon và rất tốt để tăng cường sức khỏe và sinh khí đồng thời nó còn mở những kênh điện từ năng lượng của cơ thể. Thỉnh thoảng có thể dùng cho bệnh nhân tim và những bệnh trần trọng khác, ngay cả đối với những người không dùng thực phẩm động vật. Nó còn tạo sữa cho bà mẹ nuôi cho con bú, làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Tuy nhiên nên nhớ là chỉ ăn ít thôi (một chén hoặc ít hơn) mỗi lần, nếu không bạn sẽ trở nên quá dương và sẽ bị cuốn hút bởi các thức âm như : chất lỏng, trái cây, đường và những thức cực âm. Xúp cá có thể để dành trong tủ lạnh trong một tuần hay nhiều tháng trong tủ lạnh để ăn dần khi cần.

Đối với các bệnh nhân không cần kiêng dầu, có thể xào ngưu bàng với dầu mè trong vài phút trước rồi mới đem nấu với cá. Xúp cá có thể nấu với nồi thường với thời gian từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ cho xương cá mềm và tan ra. Nếu nước bốc hơi hết thì cho thêm nước suối hay nước trà ban cha thêm vào. Nếu không có cá chép, có thể dùng cá quả, cá hồi. Nếu ngưu bàng khó kiếm, có thể thay thế bằng cà rốt hay phân nửa cà rốt, phân nửa ngưu bàng cũng được.

Các loại Nước Hầm :

Chúng ta có thể nấu sẳn các loại nước hầm để dùng trong những công thức hoặc các món ăn khác. Nước hầm nấu bằng rong phổ tai (kombu), nấm shitake, rễ, thân, chóp rau củ, đầu, xương cá. Sau thời gian nấu thì lọc lấy nước hầm nêm tamari để dành dùng. Riêng cho bệnh nhân tim cần kiêng cá thì cũng không nên cho dùng nước hầm từ cá.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:24 AM
Bài viết #34


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



RAU CỦ

Món hầm khô (Nishime):

Dùng một cái nồi có nắp nặng. Ngâm một hay hai lá rong kombu trong 10 phút, hoặc cho đến khi rong mềm, đem xắt thành những đoạn 2cm. Để rong kombu vào đáy nồi Cho rau củ lên trên: cà rốt, củ cải daikon, củ cải turnip, ngưu bàng, củ sen, củ hành, nấm shitake khô, và bắp cải. Tất cả đều cắt khúc khoảng 5cm, thêm nước vào sao cho mực nước thấp hơn lớp rau củ, rắc vài nhúm muối hoặc một ít tương tamari lên trên rau củ. Đậy nắp lại và nấu với nguồn lửa lớn cho đến khi có hơi thì bớt lửa và hầm thêm từ 15 đến 30 phút tùy loại rau củ; nếu nước trong nồi cạn thì thêm nước.

Vào giai đoạn cuối, tắt hết lửa và để rau củ như vậy trong 2 phút. Nước hầm có thể dùng với rau củ và rất ngon.
Ghi chú : Khoảng nấu hầm như trên không có dầu rất tốt cho bệnh nhân tim. Nó giúp phục hồi sức khỏe và sinh khí.

Món Xào :

Có hai phương pháp để làm món xào: Xào với dầu và với nước. Trong cách thứ nhất, cắt rau củ nhỏ như hình que diêm, hình lát mỏng. Cho vào chảo chút dầu mè không tinh chế , đun nóng dầu một chốc đừng cho bốc khói, cho rau củ và một nhúm muối vào để rau củ cho ra vị ngọt tự nhiên của nó. Thỉnh thoảng dùng muỗng hoặc đũa gỗ trộn đều, tuy nhiên đừng khuấy lên. Xào trong 5 phút với lửa vừa và sau đó 10 phút với lửa nhỏ. Nhớ trộn đều đừng để cháy. Nêm tamari rồi xào thêm 3 phút nữa rồi đem dùng .

Cách thứ nhì là dùng vừa dầu vừa nước: trong cách này rau củ được xắt dày hơn. Xào rau củ với một chút dầu trong 5 phút xong thêm nước vào vừa ngang nửa mức rau củ. Thêm nhúm muối, đậy nắp lại và nấu cho mềm. Khi đã gần được, nêm tamari và nấu thêm trong 3 phút nữa. Mở nắp ra và hầm cho đến khi nước bốc hơi hết.

Ghi chú : Cách dùng dầu để xào không được khuyên dùng với nhiều loại bệnh tim mà bệnh nhân cần kiêng dầu. Tuy nhiên đối với những người có sức khỏe tốt , các món xào có thể dùng hàng ngày. Đối với các bệnh cần kiêng dầu, có thể dùng vài muỗng xúp nước để xào thế dầu.

Chúng ta có thể kết hợp nhiều loại rau củ như ngưu bàng, cà rốt, bắp cải, củ hành tây, nấm hoặc cần tây, súp lơ, đậu hũ, cải xoăn và mì seitan. Các loại rau củ mềm chỉ cần xào 2 phút, còn những loại rễ phải tốn thời gian nhiều hơn. Các loại dầu thực vật không tinh chế đều có thể dùng để xào. Tuy nhiên dầu mè và dầu bắp là hai loại tốt nhất khuyên dùng.

Món Rau củ trụn:

Cho ít nước vào nồi và thêm một nhúm muối. Đem nấu rồi cho thêm rau củ, như thế rau củ sẽ mềm ra nhưng vẫn dòn.

Ghi chú: Để rau củ vẫn còn màu xanh, chỉ nấu chúng trong 1 họặc 2 phút với nguồn lửa lớn, và đừng cho thêm muối sau khi nấu xong. Để có hương vị cho thêm chút tamari.

Để rau củ có vị ngọt đặc biệt, cho một miếng rong kombu độ 8cm vào đáy nồi khi luộc cà rốt hoặc củ cải daikon. Rau củ có thể nêm với miso hoặc tương tamari thay vì muối. Có thể luộc phối hợp nhiều loại rau củ như súp lơ, bắp cải, bắp, đậu hũ, cà rốt, củ hành tây và các loại đậu.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:28 AM
Bài viết #35


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Món luộc:

Cho một ít nước vào trong nồi, cho rau củ vào nồi và rắc lên môt nhúm muối. Đậy nắp lại và đem nấu cho mềm rau nhưng vẫn còn giòn. Rau xanh chỉ tốn 1 hay 2 phút các loại rau củ khác tốn khoảng 5 đến 7 phút tùy loại và tùy kích cỡ.

Ghi chú : món luộc có thể dùng hàng ngày, luộc các loại rau lá xanh, cải xoong, cải xoăn, bắp cải, ngò. Nước luộc rau củ để dành dùng cho các món khác như nấu xúp.

Các loại nấu nướng khác :

Rau củ có thể chuẩn bị bằng nhiều cách nấu nướng khác như : Nướng, nướng vỉ, rán. Tuy nhiên các hình thức nấu nướng này không được khuyên dùng cho hầu hết những người có bệnh tim và hệ tuần hoàn .

Ngoài ra những loại rau củ như càrốt, củ hành, củ cải daikon, củ cải daikon khô, rong phổ tai (kombu), bắp cải. cần tây, cải xoăn (kale), cải xoong (Watercress), bắp cải Trung Quốc, salad còn có thể dùng luộc, trụn, hoặc hấp tùy nhu cầu hoặc chữa bệnh.

Ghi chú : Đặc biệt củ cải daikon tươi luộc mềm được dùng để tống khứ các chất mỡ ứ đọng xung quanh tim, trong động mạch và trong các phần khác của cơ thể (có thể thay thế bằng củ cải daikon khô hoặc củ cải radish đỏ nhưng sức mạnh không bằng củ cải tươi).

Món Kinpura-Ngưu Bàng:

2 miếng tàu hủ ky khô, ngâm
2 chén cà rốt xắt tăm
và cắt thành miếng vuông
Nước suối vừa đủ
1 muỗng dầu mè đen
Tương tamari
1 chén ngưu bàng thái tăm

Trước hết ngâm đậu hũ ky khô vào nước nóng trong 3 phút, rửa sạch trong nước lạnh, vắt ráo và cắt thành hình vuông. Cho dầu mè vào chảo, đun nóng. Cho ngưu bàng vào xào trong 3 phút, thêm cà rốt và đậu hũ ky vào xào thêm 3 phút nữa. Thêm nước xâm xấp. Nêm chút tương tamari vào. Vặn nhỏ lửa, đậy nắp nấu trong 30 phút hoặc cho đến khi nước cạn hết.

Ghi chú : Có thể thay ngưu bàng bằng củ sen tươi thái mỏng để có những vị khác nhau. Có thể làm món kinpura khác với củ cải turnip và cà rốt; cà rốt – bắp cải; củ hành – cà rốt - củ cải turnip; cần - ngò. Đậu hũ ky có thể thay bằng đậu hũ tươi. Để dùng cho những bệnh cần kiêng dầu, xào với 2 muỗng xúp nước và nấu với nguồn lửa cao để rau củ vẫn giữ được dòn. Một ít nước xốt sắn dây và tamari cho lên trên cùng sẽ làm món kinpura thêm ngon.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:38 AM
Bài viết #36


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Món Xích Tiểu Đậu + Rong Phổ Tai và Bí:

1 chén Xích tiểu đậu (azuki)
1 trái Bí Đông loại cứng (Winter Squash)
2 miếng rong phổ tai (kombu)
Muối biển

Rửa và ngâm xích tiểu đậu và rong phổ tai. Thái rong phổ tai thành những miếng vuông nhỏ. Đặt rong vào đáy nồi và cắt các loại bí như bí đông (winter squash), hoặc bí đỏ hokkaido đặt lên trên. Trên cùng cho xích tiểu đậu vào, thêm nước vào vànấu với lửa thấp cho đến khi đậu và bí mềm ra. Rắc chút muối biển. Đậy nắp lại và nấu thêm 10 hay 15 phút nữa. Tắt lửa và để nguội vài phút trước khi dùng.

Ghi chú : Món này rất tốt để điều hòa lượng đường trong cơ thể, đặc biệt tốt cho bệnh hypoglycemic. tiểu đường, hoặc rối loạn tụy tạng và gan. Nó có vị ngọt thiên nhiên và ngon làm giảm sự thèm ăn đường, chất ngọt. Mỗi tuần có thể dùng 1 hay 2 lần. Có thể nấu trước đậu azuki cho mềm rồi mới cho lên bí và tiếp tục như trên.

Các Loại nước Xốt :

Để trang trí cho món ăn thêm hương vị hoặc để dễ tiêu hóa, chúng ta có thể làm nhiều loại nước xốt khác nhau như: Nước xốt sắn dây+tamari, dấm gạo+tamari; Chanh+tamari; gừng +miso; umeboshi+củ hành+đậu hũ; umeboshi+dầu mè+hành lá.

Củ cải dầm muối:

2 Củ cải daikon lớn còn cả lá
1 hũ sành nặng
1/4 đến 1/2 chén muối

Rửa củ cải và lá cải thật kỹ, nhất là ở phần lá. Để ráo khô trong 24 tiếng đồng hồ. Thái củ cải thành những miếng tròn. Cho muối vào đáy hũ, sau đó đến lớp lá cải rồi đến các khoanh củ cải, xong rắc thêm muối. Lập lại như vậy cho đến hết phần củ cải. Đặt vào trong hũ và lên trên các lớp củ cải một cái đĩa hay một cái nắp cho vừa khít hũ. Đậy nắp lại và phủ lên trên một lớp vải sạch để tránh bụi. Chẳng mấy chốc nước tự tiết ra và tràn lên mặt đĩa đặt bên trong. Khi đó thay đĩa bằng một vật nhẹ hơn, để vậy trong bóng tối, mát từ 1 đến 2 tuần. Nếu không có nước ứa ra hãy thêm muối vào, phải để cho nước tự ngập hết phần cải nếu không cải sẽ hỏng. Mang ra rửa sạch trước khi dùng.

Ghi chú: Dưa cải dầm dùng giúp tiêu hóa rất tốt và chỉ nên dùng mỗi bữa một ít là đủ. Tuy nhiên những loại dưa cải trên thị trường thường được ngâm bằng dấm và gia vị thì tuyệt đối không được dùng.

Các chế biến khác: Dưa cải có thể làm từ bắp cải Trung quốc, cà rốt, súp lơ và các loại rau củ khác.

Người ta có thể dùng tương tamari+nước suối để muối dưa cải, hoặc trộn cám+bột mì+muối+nước suối rồi xếp lần lượt xen kẽ với lớp rau củ để làm dưa cải muối cám. Lớp hồ cám này có thể để dành dùng muối dưa trong nhiều năm, chỉ việc cho thêm rau củ và một ít cám và muối vào rồi muối tiếp như trên.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:40 AM
Bài viết #37


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Đậu và Các Món làm từ đậu

Món đậu nành vàng:

Nước ngâm
1 Cọng ngưu bàng thái lát
2 chén đậu nành vàng
1 cọng cần thái nhỏ
2 míếng rong kombu dài 8cm
1 củ cải daikon khô thái mỏng
1 tai nấm shitake
1 muỗng trương tamari
5 miếng lớn củ sen khô
1 muỗng trà sắn dây
6 miếng nhỏ tàu hủ ky
1 củ cà rốt thái mỏng

Ngâm đậu nành với nước lã qua đêm (1 chén đậu 2 chén rưỡi nước). Ngày hôm sau cho đậu vào nồi áp suất nấu. Trong khi đó ngâm phổ tai, nấm, củ sen và tàu hủ ky trong 10 phút. Sau khi nấu đậu chín được khoảng 7 hay 8 phần rồi thì hạ lửa để nguội (hoặc ngâm nồi vào nước lạnh cho nguội, tránh bị bỏng khi mở nắp nồi), mở nắp nồi rồi xếp lên trên từng lớp phổ tai, nấm, củ sen, và tàu hủ ky. Đậy nắp lại và nấu áp suất thêm 10 phút nữa. Lại giảm lửa, để nguội, mở nắp hớt ván bọt nếu có, rồi lấy tất cả ra để lên một cái đĩa. Lấy lớp rong phổ tai đã nấu để vào đáy một chảo lớn, xong cho rau củ đã nấu mềm lên trên; rồi lại cho cà rốt, ngưu bàng, củ sen và cuối cùng là đậu nành (đã nấu) và chút nước còn lại trong nồi áp suất lên trên cùng. Thêm một muỗng hay hơn nước tương tamari, đậy nắp lại nấu khoảng 30 phút. Trước khi nhắc xuống hòa đều sắn dây với nước đổ vào chảo với vài giọt gừng cho thơm. Nấu như thế đậu sẽ rất mềm và ngọt.

Ghi chú : Món ăn này rất giàu dinh dưỡng và khuyên dùng cho bệnh nhân tim. Tuy nhiên đối với những tình trạng âm, cẩn thận không nên dùng quá 1 tai nấm shitake mỗi lần. Đối với tình trạng dương có thể dùng đến 4 hay 5 tai nấm.

Thay Đổi: Chúng ta có thể dùng món đậu nấu không có rau củ như xích tiểu đậu, đậu chim(chick-peas), đậu lăng (lentils), đậu đen (black soybeans). Các loại đậu muốn mau mềm phải ngâm trước khi nấu (trừ đậu lentils) hoặc nấu với một miếng rong phổ tai (kombu). Đậu đen không nên nấu áp suất vì nó làm bít lỗ thông hơi của nồi. Xích tiểu đậu tốt cho thận, đậu đen thì tốt cho cơ quan sinh dục và làm giảm tình trạng quá dương do tiêu thụ quá nhiều thịt hoặc cá.

Tương Đặc Miso: Tương đặc Miso (Đậu nành lên men) được khuyên dùng hàng ngày. Bệnh tim và các bệnh khác, yếu ốm, mệt nhọc nên dùng miso luá mạch (barley miso) loại 3 năm. Hatcho miso (100% đậu nành) và miso gạo lứt nên thỉnh thoảng dùng. Tránh dùng các loại miso dưới 1 năm rưỡi. Loại đóng gói bằng plastic và khử trùng trên thị trường làm giảm đi những đặc tính tốt của men vi sinh (men giúp tiêu hóa) Loại miso tan liền thích hợp khi đi du lịch nhưng không nên dùng hàng ngày. Miso có thể làm tại nhà còn gọi là Koji là loại Miso chứa nhiều vi sinh đặc biệt tốt.

Miso được thường dùng trong món xúp miso, nó còn có thể dùng chung với rau củ như là một đồ gia vị, gia vị cho thơm, hoặc dầm dưa cải thay thế muối. Nếu bạn thích có thể xem thêm quyển Cách nấu ăn với Miso (How to cook with Miso) của tác giả Aveline Kushi .


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:41 AM
Bài viết #38


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Cách Làm đậu hũ tại nhà:

3 chén đậu nành (không bón phân hóa chất)
6 lít nước suối
4+1/2 muỗng trà muối Nigari

Ngâm đậu qua đêm, lọc và xay trong cối xay điện. Cho 6 lít nước vào đem nấu. Giảm nguồn lửa và nấu trong 5 phút, khuấy đều liên tục. Rảy nước lạnh lên trên đậu nếu thấy có bong bóng xuất hiện. Nấu tiếp và lại rảy nước lên đậu, lặp lại như thế ba lần. Xong lọc qua vải sạch, đó là sữa dậu nành. Túm các góc vải lại để làm thành như là một cái bao và vắt cho ra hết phần nước còn lại. Số bột đậu còn lại trong bao gọi là Okara được để dành làm món ăn khác. Dùng cối đất xay nhỏ Nigari, nó là một loại muối đặc biệt làm từ nước biển (có bán trong các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên). Rắc bột Nigari đã xay lên sữa đậu nói trên. Dùng dầm gỗ rạch một đường chữ X lớn và sâu lên hổn hợp và để yên như thế từ 10 đến 15 phút. Trong thời gian đó sữa bắt đầu đông lại. Bước thứ hai là dùng những cái khuôn làm đậu hũ bằng gỗ hay bằng thép. Lót vải tốt vào các khuôn này và nhẹ nhàng rót sữa vào đó, phủ các đầu vải lại và đậy nắp khuôn lại, đè lên nắp bằng một vật nặng để vậy trong một giờ hay cho đến khi miếng đậu thành hình. Sau đó nhẹ nhàng cho miếng đậu vào nước lạnh ngâm 30 phút để đậu cứng lại. Cứ để đậu trong nước và cho vào tủ lạnh cho đến khi dùng. Đậu hũ có thể để dành trong tủ lạnh nhiều ngày, tuy nhiên phải nhớ thay nước ngâm đậu .

Ghi chú : Đậu hũ ăn sống rất khó tiêu hóa, tốt nhất là nên nấu chín rồi mới dùng. Trong các cửa hàng bán thực phẩm thiên nhiên, chúng ta cũng có thể tìm được loại đậu hũ làm từ đậu nành không bón phân hóa học và cả muối Nigari thiên nhiên. Nếu có thể nên tránh dùng những loại đậu hũ có dùng chất đông nhân tạo.

Đậu hũ thường hút hết hương vị của những thức ăn nấu kèm với nó, nó rất đa dụng tùy theo cách nấu nướng. Dùng thái mỏng, cắt hình khối, ép, hoặc nghiền nhỏ cho vào xúp, xào với rau cu, ngũ cốc hoặc luộc xong thái mỏng rồi trang trí với nước tương tamari, gừng nạo và hành ngò. Phần bột đậu Okara cũng để dùng cho thêm vào xúp hoặc nấu với rau củ.

Món đậu hũ và bắp:

3 muỗng xúp dầu mè
3 chén ngô tươi lấy từ bắp còn lõi
0,5 kg đậu hũ chắc miếng
1/2muỗng trà muối biển
hành xắt tăm

Cho dầu mè vào nồi rồi đun nóng. Bẻ vụn đậu hũ thêm vào nồi, đặt ngô lên trên đậu hũ. Đậy nắp rồi đem nấu với nguồn lửa thấp trong 4 phút hoặc cho đến khi đậu hũ nóng lên và chín ngô. Rắc chút muối lên ngô. Trộn đều rồi dùng. Trước khi dùng cho hành vào và nhắc ngay nồi xuống cho hành vẫn giữ được màu xanh tươi của nó. Đối với bệnh cần kiêng dầu thì dùng 3 muỗng canh nước xào thế dầu. Có thể nấu chung với món ăn này những loại rau củ như ngô cải, củ hành, cà rốt (thái tăm) và nấm. Nếu trụn rau củ trước rồi mới xào thì rau sẽ dòn và có màu tươi hơn.

Tương Tempeh:

Tempeh là một loại tương cổ truyền ở Indonesia làm từ đậu nành lên men. Hiện nay ở Phương Đông cũng như miền Phương Tây đều dùng phổ biến và có bán trong hầu hết các cửa hàng thực phẩm thiên nhiên. Tương Tempeh rất ngon, nhiều chất dinh dưỡng và dùng trong các món hấp, nấu, nướng, xào. Nó có thể nấu chung với ngũ cốc, rau củ, mì nui hoặc xúp, salads, sandwiches. Tương tempeh cần nấu lên trước khi dùng.

Ghi chú : Trong món ngô cải+rong phổ tai+củ hành, người ta cắt tương tempeh thành những khối vuông đem hấp xong cho vào trong lá ngô cải cuốn lại. Cho rong phổ tai và củ hành thái mỏng vào đáy một cái nồi, rồi để ngô cải cuộn tương lên trên. Thêm chút muối và đem nấu cho mềm.

Khi dùng tương tempeh, nhớ đừng cho thêm nước tương tamari hay muối nhất là đối với trẻ em do nó có nhiều năng lượng và có thể làm cơ thể dư muối.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:43 AM
Bài viết #39


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Tương Sổi Natto :

Tương Natto cũng là một sản phẩm làm từ đậu nành lên men, nó giúp cơ thể tiêu hóa tốt và làm mạnh ruột. Có thể mua natto tại cửa hàng hay làm tại nhà, khi dùng thêm một chút nước tương tamari, trộn với cơm hay mì nui kiều mạch.

Các Loại Rong Biển :

Những loại rong biển thường dùng gồm:

Rong Hiziki: dùng trong các món ăn có rau củ như củ sen, củ cải daikon, ngũ cốc hoặc đậu hũ. Đối với bệnh nhân không kiêng dầu có thể dùng nấu chung với chút ít dầu.

Rong Wakame: Thường dùng xen kẽ với rong phổ tai (kombu) trong các món ăn nhất là xúp miso, với củ hành.

Rong kombu: Nấu chung với rau củ. Cho một miếng rong phổ tai 8 cm vào nấu chung với đậu sẽ làm đậu mau mềm. Khi nấu thức ăn với rong kombu thường không dùng dầu.

Rong Nori : Dùng những lá rong Nori để gói cơm nhồi, bánh sushi, còn dùng để trang trí cho món xúp, mì nui và salads. Rong nori rang sơ còn dùng để tráng miệng.

Rong Dulse: Rong dulse có thể rang khô xong xay nhỏ thành bột trong cối đất suribachi để làm đồ gia vị trong các món ăn.

Thạch (Agar Agar): Món tráng miệng ở dạng như keo, có thể nấu chung với trái cây.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Thelast
bài May 24 2007, 08:43 AM
Bài viết #40


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Muối vừng:

Muối vừng dùng cho người lớn thông thường theo tỷ lệ 1 phần muối với 10 đến 12 phần vừng. Đặc biệt đối với người lao động nặng, thì 1 phần muối cho từ 8 đến 10 phần vừng. Đối với trẻ em thì 1 muối với 16 đến 20 phần vừng do trẻ em dương nên dễ bị dư muối phải dùng muối vừng nhạt. Với mỗi chén cơm đầy, từ nửa đến một muỗng muối vừng là vừa cho người lớn và trẻ em.

Muối vừng cho người lớn: 2 +1/2 đến 3 muỗng canh muối biển với một chén hạt vừng.

Muối vừng cho người lao động: 3+1/2 đến 4 muỗng canh muối biển với một chén vừng.

Muối vừng cho trẻ em: 1+1/2 đến 2 muỗng canh muối biển cho 1 chén vừng.

Cách làm: Rửa và đãi thật sạch hạt vừng. Bỏ các hạt lép thường nổi bên trên nước. Rang sơ muối biển trong chảo cho đến khi muối có màu sáng, dùng chảo thép tốt hơn chảo bằng sắt do nó nóng nhanh mà cũng nguội nhanh. Sau đó rang vừng, nhớ rang vừng khi vừng còn ướt như thế sẽ rang dễ hơn. Vừng quá khô lúc rang rất dễ bị cháy, rang với nguồn lửa vừa và đừng rang mỗi lần nhiều vừng quá sẽ không chín đều hoặc bị cháy, nhớ khuấy đều liên tục. Trong khoảng 5 đến 10 phút, vừng chín sẽ vỡ dễ dàng khi ta dùng ngón tay cái và tay trỏ vò nát nó. Đừng rang vừng quá lâu, nếu không nó sẽ có màu nâu, hạt vừng nở phồng và dễ vỡ là đạt. Chúng ta cho vừng vào cối đất Suribachi để giã, hạt vừng còn nóng sẽ dễ xay và luôn nhớ phải xay muối trước rồi mới xay vừng nếu đảo ngược vừng sẽ xám đi. Dùng cái chày gỗ để giã theo vòng tròn và phải giã thật đều cho đến khi hạt vừng bị vỡ ra hơn nửa phần, đừng giã vừng thành bột. Nếu làm khéo, muối vừng sẽ có vị ngọt và khi dùng không cảm thấy vị mặn của muối. Giã vừng quá mạnh và quá mau đều không đúng cách. Để vừng thật nguội rồi cho vào hũ thủy tinh hoặc hũ sành có nắp đậy kín, đừng cho muối vừng còn nóng vào lọ, vừng sẽ mau mềm và chóng mất chất. Muối vừng có thể dành dùng trong nhiều tuần nếu để trong mát và có thể rang sơ lại nếu bị ẩm. Mỗi lần tránh làm nhiều muối vừng quá, chỉ đủ dùng trong một tuần là tốt nhất.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

7 Trang V  « < 2 3 4 5 6 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 29th March 2024 - 05:44 PM