IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bệnh XƠ CỨNG BÌ
Vy Duong
bài Nov 30 2008, 03:07 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 31
Gia nhập vào: 26-December 07
Thành viên thứ.: 175



Xin nhờ các vị Tiền bối tư vấn về bệnh này, cách ăn uống như thế nào cho một bệnh nhân đã mắt căn bệnh này từ mấy năm nay, hiện nay vẫ phải dùng thuốc tây. Do uống thuốc tây nhiều nên đã ảnh hưởng đến các khớp ở chân, răng vàng gần như màu nghệ tươi, da bàn tay có màu tím tái và bị co rút lại.


Xin trích bài viết dưới đây về căn bệnh Xơ Cứng Bì.
========================================================
Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận bệnh nhân T.C.N (18 tuổi, ngụ tại tỉnh Sóc Trăng) trong tình trạng bị đau nhức khớp, cơ thể có nhiều mảng da bị xơ cứng… được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng bì (XCB) - một loại bệnh hiếm gặp. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Vũ Hồng Thái - Giám đốc Bệnh viện Da liễu về căn bệnh này.
Bác sĩ Hồng Thái cho biết: XCB là bệnh tương đối hiếm gặp. Bệnh không chỉ có các biểu hiện ngoài da mà còn có nhiều biểu hiện ở nội tạng và toàn thân. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ khu trú ở da, trường hợp nặng thì toàn bộ da bị xơ cứng, các cơ quan nội tạng bị tổn thương dẫn đến tử vong.
Các biểu hiện lâm sàng
Bệnh XCB có hai dạng: khu trú và toàn thân.
Ở dạng XCB khu trú, thương tổn thường chỉ xuất hiện ở da. Cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều mảng da bị xơ cứng, teo, sẹo và có hình dạng như những mảng tròn hay bầu dục (XCB mảng), tròn nhỏ hình giọt nước (XCB giọt), hình băng dài (XCB băng)… Vùng da bệnh có thể có màu trắng (do giảm sắc tố), hồng (do giãn mao mạch) hoặc có màu tím hoa cà.
Dạng XCB toàn thân:
- Dấu hiệu da: Toàn bộ da bị xơ cứng, cứng nhiều nhất là ở mặt, bàn tay, các ngón tay. Da cứng làm bệnh nhân không nhắm kín mắt được, miệng bị giới hạn cử động, không biểu lộ tình cảm được (như mặt nạ). Da bàn tay bị xơ làm các khớp ngón tay bị cứng, giới hạn cử động. Ngón tay bị cong và da dính sát vào xương như cành củi khô.
- Các ngón tay bị đau nhức: Đây là biểu hiện lúc mới phát bệnh, ngón tay đau từng cơn do rối loạn vận mạch tại chỗ, lâu ngày máu đến nuôi ít đi khiến các ngón tay có thể bị tím tái, hoại tử, lở loét và cụt ngón. Mặc dù vậy, da vẫn không bị mất cảm giác, không bị viêm các dây thần kinh.
- Dấu hiệu tiêu hóa: Do ống tiêu hóa bị xơ cứng nên bệnh nhân rất khó nuốt, nuốt nghẹn, nuốt sặc, bị táo bón hoặc tiêu chảy. Lâu ngày bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng.
- Dấu hiệu hô hấp: Do đường hô hấp bị xơ nên bệnh nhân bị khó thở, tím tái, suy hô hấp và lâu ngày cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tim. Trường hợp nặng có thể khiến tim bị loạn nhịp, viêm màng tim, viêm cơ tim hoặc viêm nội tâm mạc.
- Dấu hiệu ở cơ xương khớp: Ở những vùng cạnh khớp có thể bị tích tụ chất vôi tạo thành những cục vôi cứng dưới da khiến bệnh nhân bị viêm, đau nhức các khớp.
Tùy mức độ nặng nhẹ, nếu bệnh nhân bị XCB dạng khu trú thì bệnh diễn tiến dai dẳng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đối với trường hợp bị XCB toàn thân thì bệnh tương đối nặng, các tổn thương ở nội tạng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến bệnh nhân dễ bị tử vong.
Điều trị
Nếu mắc bệnh XCB dạng khu trú, người bệnh có thể đến khám tại chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà. Riêng bệnh nhân bị XCB toàn thân phải nhập viện để được theo dõi điều trị tích cực vì đây là bệnh nặng, có nhiều biểu hiện và diễn tiến bệnh phức tạp. Có nhiều loại thuốc điều trị XCB, đa số là thuốc có độc tính cao, khi dùng phải có chỉ định và có hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ. Hiện y học thế giới vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị bệnh XCB khỏi hoàn toàn.
Ngọc Trang (ghi)
=====================================================================

Go to the top of the page
 
+Quote Post
BAS
bài Nov 30 2008, 07:27 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



Ăn số 5 hoặc 6, ưu tiên các loại rau đắng, rau củ ngâm tương, uống nước sắc từ quả chuối rừng, tránh các thức rang hay nướng. Vấn đề lớn nhất là làm sao giải quyết bản chất cứng nhắc trong nội tâm, tốt nhất là nên ăn chay mãi mãi vì khả năng chuyển hóa khoáng vốn kém bẩm sinh. Dạo này tôi không thích nói dai nói dài, ai tin thì theo, không tin thì thôi, tùy duyên whistling.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Dec 1 2008, 08:57 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,022
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Có một chị bị sơ cứng bì tới nhà tôi cách đây 3,4 năm; chị ấy ăn số 6 và uống canh dưỡng sinh; sau một thời gian tôi gặp lại; thấy thần sắc khác nhiều lắm... chị ấy hỏi thăm về thiền.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Vy Duong
bài Dec 2 2008, 09:51 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 31
Gia nhập vào: 26-December 07
Thành viên thứ.: 175




Xin cám ơn BAS và Cô Trâm nhé.

Ah, Chị này cũng đang tu thiền Vipasana, do một thầy ở Miến qua chỉ dạy tại Quận Thủ Đức. Trước đây Chị bị bệnh này rất nặng và được một vị nào đó tư vấn là phải ăn triệt để theo số 7 và phải bỏ thuốc Tây ngay, nhưng vì lúc đó Chị sống được mỗi ngày là đều nhờ vào thuốc, vậy nên khi buộc phải bỏ thuốc thì Chị đã chọn "Bỏ thực dưỡng", Chị nói rằng "Chị biết cơ thể của mình đang sống nhờ thuốc mà buộc phải bỏ ngang như thế thì sẽ không ổn, nên lúc đó đến bây giờ vẫn chưa có ai tư vấn cho để theo thực dưỡng.
Tình cờ Chị đi cùng một người bạn đến mua Bột Dentie cho Thầy (Thầy dạy Thiền, nhưng bị chứng đau bao tử, mà hay ăn ớt và chanh) tại nhà Tuấn Anh, và được tư vấn cho là nên ăn theo thực dưỡng, không nhất thiết phải bỏ thuốc ngay, nhưng trong quá trình ăn thì có thể giảm dần liều lượng xuống cho đến khi có thể bỏ thuốc được. Chị nghe vậy thấy cũng hợp lý nên hẹn lần sau đến sẽ mua sách về đọc và thực hành theo PP này.

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 24th April 2024 - 10:11 AM