IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Các bài Pháp cao quí cực ngắn của "Cậu Bé Phật"
Diệu Minh
bài Feb 22 2018, 06:00 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 16,911
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Giáo lý của Guru Hòa Bình Lớn cho thế giới - Cậu bé Phật Nepan

Ngài Maha Sambodhi Dharma Sangha (tên khai sinh là Ram Bahadur Bomjan) sinh ngày 10 tháng 4 năm 1990 ở làng Ratanpur, quận Bara, nước Nepal.

Khi còn là một cậu bé, ngài đã được thầy Som Bahadur ở Sudha, Ward 8 thuộc Ủy bản Phát triển Làng Chitwan chấp nhận cho xuất gia. Sau khi quy y, Ram được đặt tên là “Palden Dorje”.

Có một giai đoạn ngài bị ốm và phải trở về nhà cho gia đình chăm sóc. Sau đó, ngài biến mất khỏi nhà vào đêm 16 tháng 5 năm 2005 để bắt đầu cho một quá trình hành thiền mà không sử dụng bất kỳ thực phẩm hay nước uống nào.

Vào năm 2007, Đài Discovery đã sản xuất một bộ phim tài liệu có tiêu đề “Cậu Bé Với Năng Lực Thần Thông” (The boy with divine powers) về ngài và quá trình hành thiền của ngài, trong đó: "với nỗ lực lần thứ hai, đoàn làm phim có thể quay phim Palden Dorje liên tục 96 giờ, ngày và đêm, trong suốt khoảng thời gian đó ngài không uống bất kỳ chất lỏng hay ăn bất kỳ thực phẩm nào. Theo các nhà khoa học trong bộ phim tài liệu, một người bình thường sẽ có khả năng bị chết do hư thận sau bốn ngày không uống bất kỳ chất lỏng nào. Cậu bé không có triệu chứng suy giảm cơ thể gây ra bởi sự mất nước. Sự kiểm tra gần hơn bởi đoàn làm phim ở khu vực xung quanh cây cối nơi Palden Dorje đang ngồi, cho thấy không có ống dẫn nước hoặc cung cấp thức ăn bị giấu kín."

Vào ngày Buddha Jayanti (17 tháng 5 năm 2011), ngài hoàn thành 6 năm hành thiền của mình từ 16 tháng 05 năm 2005 đến 16 tháng 05 năm 2011.

"Sáu năm Thiền định để tìm ra một phương pháp thanh tịnh nhất cho hoà bình thế giới và giải thoát tất cả chúng sinh đã được hoàn tất": Maha Sambodhi Dharma Sangha Guru

trích dẫn trong "Bài giảng của Đức Di Lặc (Maitriya Sandesh)"

Câu hỏi: Thầy đã rời cuộc sống trần tục và thầy đã hành thiền trong rừng trong thời gian rất lâu. Tại sao thầy làm vậy? Thầy muốn đạt được điều gì?

Maha Sambodhi Dharma Sangha: Thầy muốn giải phóng cả toàn bộ thế giới bằng cách truyền bá Chánh pháp và sự hiểu biết sâu sắc mà thầy tiếp thu được qua sự hành thiền của mình.

Câu hỏi: Thầy đã đạt được giác ngộ chưa?

Maha Sambodhi Dharma Sangha: Đúng. Thầy đã giác ngộ.

Câu hỏi: Việc giảng dạy của thầy dựa trên Phật Giáo hay là các tôn giáo nào khác như Ấn Độ Giáo?

Maha Sambodhi Dharma Sangha: Chánh Pháp (Dharma) thật ra được gọi là Bodhi Dharma (Giáo PhápTừ Bi), nó bao gồm tất cả các tôn giáo, không ngoại trừ một tôn giáo nào. Thầy sẽ bao gồm đến tất cả các tôn giáo đang hiện hữu trên thế giới.

Trích dẫn trong "2010.08.21 (Niranjan Kunwar)"

Và những ai trên con đường không chuẩn bị cho sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thì không bao giờ có thể được gọi là “Chánh Đạo”.

Vào ngày 11 tháng 4 năm 2012, ngài sử dụng lại thực phẩm (cơm) trước các tăng lữ, các tín đồ và các vị khách quốc tế tụ tập ở Halkhoria.

Liên quan đến vấn đề ăn uống, ngài đã chỉ ra trong giới luật số 7 trong 11 giới luật từ tâm của ngài:

7. Từ bỏ cách hành xử hèn nhát như giết hại chúng sinh và bạo lực, sử dụng thực phẩm trong lành.
trích dẫn trong "11 giới luật từ tâm"
Câu hỏi: Cái gì hợp thành Samyak Ahaar (Dinh dưỡng thuần khiết)? Chúng con biết rằng Guru không chấp thuận các sản phẩm từ động vật (đằng sau pranilai hinsa nagarne – không sử dụng bạo lực chống lại động vật) và không sữa, trứng, cá, tỏi, hành…. Nhưng về những gì, ví dụ, gừng thì được, nghệ thì không được. Chúng con nên ăn và không nên ăn những gì và như thế nào?

Maha Sambodhi Dharma Sangha: Khi con đi vào thực hành, con sẽ nhận ra ảnh hưởng của thực phẩm đối với sự thực hành tâm linh. Nó phụ thuộc vào trải nghiệm của chính con xem thực phẩm nào là tốt cho sự thực hành tâm linh và thực phẩm nào là có hại và gây nặng nề cho sự thực hành tâm linh. Chúng ta không thể nói, cái này tốt và cái này xấu, nhưng thông thường con có thể cảm thấy nó.
trích dẫn trong "Phiên hỏi đáp ngày 29 tháng 9 năm 2012"

" Một điều thiết yếu để đạt đến sự Giác Ngộ, Chánh Giác là hãy dùng thực phẩm tinh khiết, lành mạnh. Tại sao con người, có tầng tâm thức cao hơn tất cả mà lại có thể ăn những thực phẩm có hại cho chính mình và kẻ khác? Hãy loại bỏ những thực phẩm độc hại đó bằng cách dùng những thực phẩm lành mạnh, đối với kẻ khác như là đối với chính mình. Kể từ ngày hôm nay, thầy sẽ dùng thực phẩm tinh khiết. "
trích dẫn trong "Diễn văn khai mạc buổi lễ cầu nguyện vì hòa bình và từ tâm cho thế giới vào 21 tháng 3 năm 2012".

Trong thế giới loài người, tàn sát, bạo lực, tham lam, sân hận và chấp ngã đã khiến thế giới không được ngừng nghỉ.
Một cơn bão lớn đã đến giữa thế giới loài người. Bây giờ, có một phương thuốc có thể cứu giúp và đó là Chánh pháp (Dharma)
Khi con người không tuân theo các Giới Luật và Con đường của Chánh Pháp thì thế giới điên cuồng này chắc chắn sẽ bị phá hủy.
trích dẫn trong "Thông điệp hòa bình giữa đêm tối."

Không phải là chưa từng có những hiểu biết về sự thật cao quý vì hạnh phúc của chúng sinh. Các chính sách, truyền thống, tôn giáo đã thay đổi và đang thay đổi bởi các chúng sinh cao quý. Các chính sách, truyền thống, tôn giáo sai lầm đã dẫn dắt tất cả chúng sinh cao quý đến sự chia rẽ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải chấp nhận chính sách đứng đắn, ngừng những truyền thống sai lầm và bảo tồn tất cả các hình thức tôn giáo.
trích dẫn trong Diễn văn khai mạc Đại Lễ 2008

Nếu người nào có thể tạo nên lòng tốt, lòng trắc ẩn, tình yêu thương và tình bạn không chỉ giữa con người với nhau mà còn với các sinh vật di động, bất động và các loài thực vật trên thế giới; có thể uống mật ngọt của tình bạn; có thể giữ thói quen của đời sống hàng ngày ngập tràn trong lòng tốt yêu thương không gì sánh bằng; thì kết quả là sau kiếp này, người đó sẽ đạt được Mukti (giải thoát sau khi chết) và Moksha (giải thoát khỏi tái sinh).

Sát hại chúng sinh, phô diễn các phép lạ, và thực hiện phép thần thông (tantra-mantra) dưới danh nghĩa Chánh pháp chỉ là một cách thỏa mãn sự ích kỷ tạm thời. Chánh pháp chỉ hướng dẫn cho chúng sinh Con đường của tự do và giải thoát mà không có sự phân biệt dựa theo nghiệp (nhân quả).

Nhằm xóa bỏ các nghiệp được tích lũy dưới sự chi phối của đam mê dục vọng, lang thang trong vô số cảm xúc; theo Quy luật của Chánh pháp, người đó phải áp dụng Chánh đạo Tôn sư với lòng sùng kính nhất tâm, không bao giờ trệch hướng dù là một thời khắc nhỏ nhất.

Từ bỏ sự dính mắc, khắc phục việc nói “tôi” và “của tôi”, sự tham lam và bản ngã; chỉ bằng cách sống một cuộc đời với cảm giác rất bền vững cho tất cả chúng sinh, thì cuộc sống con người sẽ thành công.
Trích dẫn trong "Thông điệp của Maha Sambodhi Dharma Sangha ở Sindhuli vào ngày 10 tháng 9 năm 2012"

Trong sự hiện hữu này, có nhiều suy nghĩ, nhiều tôn sư và nhiều con đường khác nhau vẫn còn là bí ẩn trên thế giới này.
Theo ý nghĩa quan trọng tột cùng của thời gian, tôi đang chỉ ra Chánh đạo Tôn sư (Guru Marga).
Mặc dù Chánh đạo của tất cả các Tôn sư là như nhau nhưng mỗi người (Tôn sư) đều đưa ra giới luật và quan điểm của chính họ và tùy theo giới luật mà thu hoạch được các kết quả.

Chánh đạo Tôn sư là con đường mà ở đó toàn bộ thế giới, các sinh vật sống và đời sống thực vật, bằng cách đi theo Maitri Marga (Con đường của Lòng tốt yêu thương), thu được mukti (sự giải thoát sau khi chết) và moksha (giải thoát khỏi tái sinh).
Trong thế giới con người, con người có tự do lựa chọn: họ tập trung vào Chánh đạo của Chánh Pháp hoặc tiêu phí cả đời mình vào các hành động tội lỗi.
Ý nghĩa của thế giới này là để phân biệt giữa Chánh pháp và tội lỗi.
Nhưng kết quả được xác định theo nghiệp quả xấu hay tốt do chính con người tạo ra.
Trích dẫn trong Thông điệp của Maha Sambodhi Dharma Sangha Guru ở Patharkot ngày 9 tháng 4 năm 2013

Mặc dù đang nhìn thấy vô số các ngôi sao nhưng bầu trời chỉ là một; theo cùng một cách như vậy, cội nguồn chính của tất cả các tôn giáo và các con đường trong thế giới này rút cục cũng chỉ là một.

Đó sẽ chỉ là trò vui chơi giải trí đơn thuần của thế giới tạm bợ.
Trích dẫn trong Thông điệp của Maha Sambodhi Dharma Sangha Guru ở Chitwan vào ngày 8 tháng 6 năm 2013.
Bước vào Chánh pháp nghĩa là miệt mài trên con đường mukti (tự do sau khi chết) và moksha (giải thoát khỏi luân hồi sinh tử).
Chánh đạo mà không có yếu tố hình thành nền mukti và moksha thậm chí có thể không bao giờ được chấp nhận trong Chánh pháp thật sự như được gọi là Chánh đạo và Chánh pháp không tồn tại trong các nền văn minh có sự phân biệt, đạt được trong sự toàn hảo của hiểu biết Maitri, chiếc cầu nối giữa linh hồn và Paramatma.
Trích dẫn trong Thông điệp của Tôn sư Maitriya Maha Sambodhi Dharma Sangha ở Lamjung vào ngày 22 tháng 2 năm 2014
Thưa Thầy, có điều tốt nào trong bản ngã không?
Đây là adharmic (phi Chánh pháp), hãy chỉ nói về Tình yêu thương.
Thưa thầy, có sự khác biệt nào giữa Bodhi Dharma và Sanatan Dharma do Haidakhan Babaji dạy?
Có nhiều Giáo Pháp (Dharma) đang tồn tại, phần lớn là những bí mật và hãy cứ nên để đó là những bí mật dành riêng cho ai đó, chúng không phải cho đại chúng. Chúng ta không nên nghĩ về quá khứ. Thời gian đã thay đổi, hiện tại là thời điểm của Maitri (Từ Bi) và hãy nên noi theo Những lời dạy Maitri.
Thưa thầy, Ek Bhavana, Mukti và Moksha là gì?
Ek Bhavana là con đường tập trung duy nhất của một Tôn sư Chánh Đạo - Guru Marga. Thời của Đức Phật trước, nó bị giới hạn là nó không bao gồm tất cả các con đường của các tôn giáo – Maitri Dharma/Marga/Bhavana thì có. Mukti là sự giải thoát sau khi chết, Moksha là sự giải thoát khỏi tái sinh.
Trích dẫn trong "Phiên hỏi đáp ngày 14 tháng 4 năm 2013 ở Patharkot"
Bằng từ ngữ, ý tưởng, triết lý và định nghĩa của cái được gọi là Chánh pháp trên khắp thế giới, nó có thể thuyết phục được đám đông và giữ họ trong ảo tưởng cho đến khi chết. Nhưng yếu tố chính (Tatwa) và sự thật (Satya) ở đây, chúng có thể dẫn con người đến sự giải thoát.
Trích dẫn trong "2011.11.04 (Divya Darshan)"
Ở Chánh pháp, điều quan trọng là thu Chánh pháp ở đâu và như thế nào, chúng ta có thể thu được Chánh pháp ở mọi nơi nhưng phải cần những nỗ lực cá nhân rất lớn. Lúc đầu, con sẽ thấy khó khăn bởi vì con không hiểu Chánh pháp, nhưng theo thời gian con sẽ không còn nghi ngờ gì về những lợi ích của sự thực hành của con. Quá trình thanh lọc của sự chấp nhận Chánh pháp cũng có thể khác nhau tùy theo khả năng áp dụng của con.
Khi con đi theo Chánh pháp thật sự, con sẽ không bao giờ tranh luận về những xung đột của các tôn giáo khác nhau. Khi tất cả những vấn đề của con được đặt trong Chánh pháp, chắc chắn con sẽ nhận được cơ hội giải đáp. Chánh pháp này là sự kết hợp học thuyết của tất cả các tôn giáo. Mặc dù con đi theo các tôn giáo khác nhau nhưng chúng sẽ hoạt động như là phương tiện đưa đến Chánh pháp thật sự, nó trông thì khác nhau nhưng đều giống như nhau. Mọi tôn giáo có ngôn từ riêng của nó nhưng nó chỉ mang đến sự xung đột khi chúng ta tranh luận và nói về giáo chủ của chúng. Ở đây, không có chỗ cho sự phân biệt dựa trên đẳng cấp, tôn giáo, màu sắc và không có chỗ cho sự tranh luận.
Tôn giáo thiết thực không bao giờ dẫn đến sự phân chia. Chúng ta đang không làm việc cho bất kì sự phát triển vật lý nào mà chỉ có Dharmic (tâm linh).
Lời duy nhất từ Tôn sư là con đường mà ở đó không có bất kì sự phân biệt nào. Điều quan trọng nhất là niềm tin. Trong số bất kì các đề xuất nào, thầy đề xuất sự biến đổi Dharmic. Con đường quan trọng là con đường không thể được nhìn thấy và không thể hình dung ra dưới bất kì dạng nào. Tranh luận nhiều hơn và sử dụng nhiều lời lẽ chỉ dành cho thế giới vật chất. Điều này không cần thiết trong Chánh pháp. Nếu con có niềm tin vào một từ, thế là đủ. Nếu con bối rối, con có thể đến và hỏi thầy. Đây không phải là nền tảng cho sự xung đột, con có thể đến với bất kỳ trải nghiệm nào con có trên con đường.

Trích dẫn trong "Đối thoại giữa Sambodhi Dharma Sangha và các thành viên của Google Group vào ngày 1 tháng 10 năm 2011".
Tham khảo thêm thông tin về tiểu sử và các bài pháp cũng như phương pháp tu tập của ngài tại trang web chính thức của ngài: https://maitriya.info/vi/

Tại cửa hàng Thực Dưỡng Ngọc Trâm có thêm sách, tài liệu, cập nhật những thông tin mới nhất, tham khảo: http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=6300

Đón đọc: CÁC BÀI PHÁP CAO QUÝ CỦA ‘CẬU BÉ PHẬT’




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 28th March 2024 - 09:10 PM